từ
stringlengths
1
22
định nghĩa
stringlengths
4
2.23k
bảo trợ
đgt. trợ giúp đỡ đầu: bảo trợ học đường các nhà bảo trợ.
bảo vệ
đgt. (h. bảo: giữ; vệ: che chở) 1. giữ gìn cho khỏi hư hỏng: ta phải giáo dục cho học trò ý thức bảo vệ thiên nhiên (phvđồng) 2. giữ gìn an toàn cho một cơ quan hay một nhân vật: thành lập ban bảo vệ nhà máy 3. bênh vực bằng lí lẽ xác đáng: bảo vệ ý kiến của mình trong hội nghị 4. trình bày luận án của mình trước một hội đồng và giải đáp những lời phản biện: bảo vệ luận án tiến sĩ về sinh học. // dt. người phụ trách giữ gìn an toàn cho một cơ quan hay một nhân vật: người bảo vệ đi theo thủ tướng.
bão
1 d. gió xoáy trong phạm vi rộng trong một vùng có áp suất không khí giảm xuống rất thấp thường phát sinh từ biển khơi có sức phá hoại dữ dội do gió lớn mưa to. cơn bão to. 2 d. chứng đau bụng xuyên ra sau lưng quặn từng cơn. đau bão.
bão tuyết
đgt. bão cuốn theo tuyết tại các vùng thảo nguyên hàn đới.
báo
1 dt. (động) loài thú cùng họ với hổ lông có những đốm nhỏ màu sẫm: báo chết để da người ta chết để tiếng (tng). " 2 dt. xuất bản phẩm có định kì đăng tin tức bài viết tranh ảnh để thông tin tuyên truyền vận động nghiên cứu nghị luận đấu tranh tư tưởng: báo hằng ngày; báo hằng tuần; báo khoa học." 3 đgt. 1. nói cho biết: báo tin mừng 2. cho nhà chức trách biết một việc đã xảy ra: báo công an về một vụ trộm. 4 đgt. đáp lại; đền lại; báo ơn. 5 đgt. tỏ ra bằng dấu hiệu gì: bông đào chợt đã báo chừng nửa xuân (nđm). " 6 đgt. làm phiền làm hại: chẳng làm ăn gì chỉ báo cha mẹ. // trgt. bám vào người khác: nó chỉ ăn báo chú nó."
báo cáo
i đg. 1 trình bày cho biết tình hình sự việc. báo cáo công tác lên cấp trên. báo cáo tình hình sản xuất. nghe báo cáo về thời sự. 2 (kng.). từ dùng để mở đầu khi nói với cấp trên; thưa (thường dùng trong quân đội). báo cáo thủ trưởng liên lạc đã về! ii d. bản . viết báo cáo. báo cáo của chính phủ trước quốc hội. đọc báo cáo khoa học.
báo chí
dt. các loại báo và tạp chí nói chung: công tác báo chí vai trò của báo chí trong công cuộc đổi mới xã hội.
báo động
đgt. (h. báo: cho biết; động: không yên) báo cho biết tình hình nguy ngập: có những tiếng súng báo động tầu bay (ngtuân). // tt. đáng lo ngại đáng quan tâm: suy thoái về đạo đức đến mức báo động ở một số người (vnggiáp).
báo hiếu
đg. 1 (cũ; id.). đền đáp công ơn cha mẹ. 2 (cũ). lo việc ma chay chu đáo khi cha mẹ chết.
báo hiệu
đgt. 1. báo cho biết bằng tín hiệu dấu hiệu riêng: bắn một phát súng báo hiệu vỗ tay báo hiệu. 2. báo cho biết điều gì xảy ra bằng dấu hiệu tự nhiên: ráng mỡ gà báo hiệu sắp có bão chim én bay về báo hiệu mùa xuân đến.
báo hỷ
(id.). x. báo hỉ.
báo oán
đgt. trả thù một cách đích đáng kẻ trước đây đã làm hại mình: báo ơn báo oán phân minh.
báo ơn
đg. (id.). đền ơn bằng việc làm tương xứng.
báo thức
đgt. đánh thức người đang ngủ dậy theo đúng giờ đã định: đồng hồ báo thức kẻng báo thức.
báo ứng
đgt. (h. báo: cho biết; ứng: hợp với) đáp lại việc thiện việc ác do một sức thiêng liêng theo mê tín: xem cơ báo ứng biết tay trời già (lvt).
bạo
1 (ph.). x. bậu1 (bậu cửa). " 2 t. có cử chỉ hành động tỏ ra là không rụt rè không e ngại. người nhát nát người bạo (tng.). cử chỉ rất bạo. bạo miệng." " 3 t. (cũ hoặc ph.). khoẻ mạnh."
bạo bệnh
dt. bệnh mới phát dữ dội hoặc đột phát nguy cấp.
bạo chúa
dt. (h. bạo: hung dữ; chúa: vua chúa) vua chúa hung ác: lấy nhân nghĩa thắng hung tàn bạo chúa (tố-hữu).
bạo động
đg. (hoặc d.). dùng bạo lực nổi dậy nhằm lật đổ chính quyền. đàn áp cuộc bạo động.
bạo hành
dt. hành vi bạo ngược.
bạo lực
dt. (h. bạo: dữ; lực: sức) sức mạnh dùng để trấn áp kẻ địch: dùng bạo lực để lật đổ chính quyền phản động.
bạo ngược
t. tàn ác một cách hết sức ngang ngược bất chấp công lí đạo lí. những hành động bạo ngược của một bạo chúa.
bạo phát
đgt. xẩy ra một cách đột ngột dữ dội: cơn bệnh bạo phát.
bát
1 dt. 1. đồ dùng để đựng thức ăn thức uống: có bát sứ tình phụ bát đàn (tng) 2. lượng chứa trong một bát: cơm ba bát áo ba manh (tng) 3. đồ dùng trong bữa ăn: ăn xong rửa bát 4. lương thực hằng ngày nói chung: có bát ăn bát để (tng). " 2 dt. bát phẩm nói tắt: từ ngày được lĩnh bằng bát phẩm ông ấy được gọi là ông bát." " 3 dt. quân bài tổ tôm hay bất trên đó có ghi chữ bát (nghĩa là tám): bát văn bát vạn bát sách là một phu." " 4 đgt. lái cho thuyền đi về phía phải (trái với cạy): một con thuyền cạy bát bến giang (cd)."
bát âm
d. tám thứ âm sắc do tám loại nhạc khí tạo nên dùng trong âm nhạc cổ truyền (nói tổng quát).
bát hương
dt. vật có hình trụ hoặc như hình chiếc bát dùng để cắm hương ở bàn thờ.
bát ngát
tt trgt. rộng mênh mông: đồng quê bát ngát xôn xao (hcận).
bát nháo
t. (kng.). hết sức lộn xộn lung tung. đồ đạc để bát nháo. nói bát nháo.
bạt
1 (f. bâche) dt. vải dày cứng thô thường dùng che mưa nắng: che bạt làm rạp vải bạt. 2 x. não bạt. 3 (baht) dt. đơn vị tiền tệ của thái lan. " 4 đgt. 1. san bằng: bạt mô đất bạt núi ngăn sông. 2. dạt đi bật khỏi: mỗi người bạt đi một nơi." 5 đgt. (dùng tay) đánh mạnh vào tai hay gáy: bạt một cái vào tai.
bạt mạng
tt trgt. liều lĩnh quá (thtục): ăn chơi bạt mạng.
bạt ngàn
t. nhiều vô kể và trên một diện tích rất rộng. rừng núi bạt ngàn. lúa tốt bạt ngàn.
bàu
dt. chỗ sâu trũng như ao vũng thường ở ngoài đồng: bàu sen cá bàu ngon hơn cá đồng tháng năm tát cá dưới bàu nắng ơi là nắng dãi dầu vì ai (cd.).
báu vật
d. vật quý.
bay
1 dt. 1. dụng cụ có lưỡi bằng sắt hoặc thép mỏng cán tròn dùng để xây trát miết cho phẳng: dùng bay trát nhà bay thợ xây. 2. dao mỏng hình lá trúc dùng để cạo sơn dầu khi vẽ. 3. dụng cụ có thân tròn hai đầu mỏng vát dùng để gọt khoét khi nặn tượng. " 2 i. đgt. 1. di chuyển trên không trung: chim bay máy bay đang bay trên trời. 2. phất phơ chuyển động theo làn gió: cờ bay trên đỉnh tháp. 3. di chuyển chuyển động hết sức nhanh: đạn bay vèo vèo. 4. đi bằng máy bay: nghe tin ấy anh vội bay về nhà. 5. phai nhạt biến mất: áo bay màu rượu bay hết mùi. ii. pht. một cách dễ dàng nhanh chóng: chối bay cãi bay việc này nó làm bay." 3 dt. mày: tụi bay uống dữ quá mẹ con nhà bay.
bay bướm
tt. 1. nhẹ nhàng và bóng bảy: lời văn bay bướm 2. nhẹ và mỏng: những tà áo nâu mềm mại bay bướm (ng-hồng).
bay hơi
đg. (chất lỏng) chuyển thành hơi ở lớp bề mặt. nước bay hơi.
bay nhảy
đgt. đi đây đi đó tham gia vào các việc khác nhau theo ý thích riêng để thi thố với đời không yên một chỗ: tuổi trẻ thích bay nhảy.
bày
1 đgt. 1. sắp xếp theo một thứ tự nào đó: bày đồ hàng để bán bày tranh triển lãm 2. đặt ra trên bàn trên chiếu trên mâm: thì trân thức thức sẵn bày (k) 3. hiện rõ ra: cảnh tranh giành bày ra trước mặt. 2 đgt. chỉ vẽ cho: bày cho cách tiến hành. " 3 đgt. tìm cách thực hiện một mục đích: thua cuộc này bày cuộc khác (trg-chinh)." 4 đgt. tỏ ý kiến: sự mình nàng mới gót đầu bày ngay (k). 5 đgt. tổ chức: chưa xong tiệc rượu lại bày trò chơi (k). " 6 đgt. bày vẽ nói tắt: đương lúc khó khăn bày ra ăn uống làm gì."
bày biện
đg. 1 sắp đặt đồ đạc cho đẹp mắt. bày biện đồ đạc. trong nhà bày biện đơn giản. 2 bày thêm ra đặt thêm ra những cái không cần thiết để phô trương. đừng bày biện ra lắm thứ.
bày đặt
đgt. 1. đặt ra chuyện không có với ý không tốt: người hay bày đặt nói xấu người khác. 2. đặt ra nhiều thứ không cần thiết: đừng bày đặt thêm nữa có gì ăn nấy.
bày tỏ
đgt. trình bày tâm sự một cách thân tình: bày tỏ những thắc mắc của mình.
bảy
d. số tiếp theo số sáu trong dãy số tự nhiên. bảy chiếc. hai trăm lẻ bảy. bảy ba (kng.; bảy mươi ba). hai vạn bảy (kng.; bảy trăm chẵn). một mét bảy (kng.; bảy tấc). tầng bảy.
bắc
1 dt. 1. một trong bốn hướng chính của địa bàn ở về phía bên trái của người đứng ngoảnh mặt về phía mặt trời mọc: bán cầu bắc. 2. miền bắc của nước việt nam: cháu công tác ở ngoài bắc vào nam ra bắc. " 2 (f. bac) dt. cũ phà: qua bắc bắc mĩ thuận." " 3 (f. bac baccalauréat) dt. cũ khng. bằng tú tài bằng tốt nghiệp trung học thời pháp tjhuộc: đỗ bắc." " 4 đgt. 1. đặt một vật lên chỗ cao hơn: bắc ghế lên bàn đứng quét trần. 2. nhấc ra khỏi hoặc đặt lên bếp: bắc nồi cơm xuống bắc nồi canh lên. 3. đặt gác một vật lên hai điểm cách nhau: bắc thang leo lên nóc nhà bắc thang lên hỏi ông trời (bất lực chẳng còn hi vọng vào ai chẳng biết dựa vào người nào để bày tỏ giải quyết điều bất công vô lí: biết là vô lí là bất công nhưng chúng tôi thân cô thế cô có bắc thang lên hỏi ông trời cũng thế)." 5 đgt. gieo (mạ): bắc mạ.
bắc bán cầu
dt. (h. bắc: phương bắc; bán: một nửa; cầu: hình cầu) nửa trái đất từ xích đạo đến bắc cực: phần lớn lục địa ở bắc bán cầu.
bắc cực
d. cực phía bắc của trái đất. khí hậu miền bắc cực. sao bắc cực*.
băm
1 dt. thgtục ba mươi: băm mấy rồi mà vẫn chưa chịu lập gia đình ở tuổi băm rồi hà nội băm sáu phố phường (cd.). " 2 đgt. chặt liên tiếp làm cho nát vụn ra: băm bèo thái khoai băm thịt nướng chả."
bặm
đgt. mím lại: hoài-văn bặm môi vì tức giận (ng-hồng).
băn khoăn
t. không yên lòng vì đang có những điều bắt phải nghĩ ngợi. băn khoăn chưa biết nên làm như thế nào. tâm trạng băn khoăn day dứt.
bắn
1 đgt. 1. dùng lực đẩy để phóng viên đạn mũi tên đến một đích nào đó: bắn súng bắn cung hai bên bắn nhau. 2. dùng lực bẩy một vật nặng chuyển dời: bắn hòn đá tảng ra vệ đường. 3. tung toé văng ra: bùn bắn vào quần áo. 4. gạt sang chuyển sang chuyển qua: bắn nợ bắn khoản tiền đó sang tháng sau. 5. đưa tin đến cho đối tượng khác biết qua người trung gian: bắn tin cho nhau. 6. bật nẩy người: điện giật bắn người.
băng
1 d. nước đông cứng trong thiên nhiên ở nơi có khí hậu lạnh. đóng băng. tảng băng. tàu phá băng. 2 d. nhóm trộm cướp có người cầm đầu. băng cướp. " 3 i d. 1 đoạn vải hoặc giấy... dài và hẹp dùng vào việc gì nhất định. băng báo. băng khẩu hiệu. băng tang. cắt băng khánh thành nhà máy. 2 băng vải dùng để làm kín vết thương; hoặc nói chung tất cả những thứ cần thiết để che giữ cho vết thương. thay băng. cuộn băng dính. 3 băng vải tẩm mực quấn thành cuộn dùng để đánh máy chữ. máy chữ đã thay băng. 4 băng từ (nói tắt). thu tiếng vào băng. xoá băng. 5 (chm.). khoảng tần số hoặc bước sóng tương đối xác định. băng sóng trung. máy thu ba băng." ii đg. làm kín vết thương bằng . băng cho thương binh. băng vết thương. 4 d. băng đạn (nói tắt). lắp đạn vào băng. bắn một băng tiểu liên. " 5 i đg. 1 vượt qua bằng con đường ngắn hơn không theo lối đi sẵn có. băng qua vườn. 2 vượt thẳng qua bất chấp trở ngại. vượt suối băng rừng. băng mình qua lửa đạn." " ii t. (hay p.). 1 (dùng phụ sau đg.). thẳng một mạch theo đà bất chấp trở ngại. nước lũ cuốn đi. dòng thác chảy băng băng. 2 (dùng phụ sau t. kết hợp hạn chế). đạt mức độ hoàn toàn như thế trên khắp phạm vi được nói đến như chẳng có gì ngăn cản nữa. cánh đồng ngập trắng băng. thẳng băng*." 6 đg. (id.). chết (nói về vua). vua băng.
băng bó
đgt. băng cho kín vết thương: băng bó vết thương.
băng ca
băng-ca dt. (pháp: brancard) cán dùng để khiêng người ốm hay người bị nạn: đặt nạn nhân lên băng-ca.
băng hà
1 dt. (địa) (h. băng: nước đá; hà: sông) nước đóng băng di chuyển từ núi cao xuống như một dòng sông: băng hà đã bào mòn sườn núi. 2 đgt. (h. băng: sụp đổ; hà: xa) nơi vua chết: tiếc thay vua quang-trung sớm băng hà.
băng huyết
đg. (hiện tượng) chảy máu nhiều một cách bất thường từ cơ quan sinh dục nữ. sẩy thai bị băng huyết.
băng sơn
nh. băng đảo.
bằng
1 dt. loài chim lớn có sức bay xa theo truyền thuyết: cánh chim bằng chín vạn vẫn chờ mong (tản-đà). 2 dt. 1. giấy cấp cho người thi đỗ: bằng tốt nghiệp 2. giấy khen người có công lao: bằng danh dự. " 3 dt. cái dựa vào để làm tin: có giấy làm bằng. // đgt. dựa vào căn cứ vào: anh bằng vào đâu mà phán đoán như thế?." 4 tt. có thanh không hoặc thanh huyền: ba và bà là vần bằng. " 5 tt. phẳng không lồi lõm: đất bằng bỗng rắc chông gai (cd)." " 6 đgt. có cùng lượng cùng kích thước hoặc cùng giá trị: một cân ta bằng 600 gam; chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài (k). // trgt. như nhau: hai chị em cao bằng nhau." " 7 gt. 1. với vật liệu gì: nồi bằng nhôm 2. với phương tiện gì: giết nhau bằng cái âu sầu độc chưa (cgo) 3. cho đến kết quả: làm bằng được." " 8 tt. nếu; ví như: bằng nay bốn bể không nhà theo càng thêm bận biết là đi đâu (k); bằng nay chịu tiếng vương thần thênh thang đường cái thanh vân hẹp gì (k)."
bằng an
(id.). x. bình yên.
bằng chứng
dt. cái để chứng minh cho điều gì đó là đúng là có thật: tìm bằng chứng có bằng chứng cụ thể.
bằng hữu
dt. (h. bằng: bè bạn; hữu: bạn) bè bạn: nghĩa bằng hữu bậc trung trinh thấy hoa mai bỗng động tình xót ai (nđm).
bằng lòng
đg. trong lòng cho là ổn là được. bằng lòng cho mượn. không bằng lòng với những thành tích đã đạt được.
bẵng
tt. 1. vắng bặt im bặt trong thời gian khá lâu: bẵng tin. 2. quên hẳn hoàn toàn không nghĩ tới trong một thời gian dài: quên bẵng bỏ bẵng.
bắp
1 dt. 1. vật có hình thuôn ở hai đầu phần giữa phình ra: bắp thịt 2. bắp chân nói tắt: mua thịt bắp. " 2 dt. (thực) 1. bộ phận ra quả của cây ngô gồm một lõi có nhiều hàng hạt: giống ngô này mỗi cây có đến năm bắp 2. ngô: ăn bắp thay cơm; xôi bắp."
bắp cải
d. x. cải bắp.
bắp chân
dt. bắp thịt ở phía sau cẳng chân.
bắp đùi
dt. bắp thịt ở đùi: nhờ tập thể dục nên bắp đùi nở nang.
bắt
đg. 1 nắm lấy giữ lại không để cho tự do hoạt động hoặc cử động. bắt kẻ gian. mèo bắt chuột. bị bắt sống. thả con săn sắt bắt con cá rô (tng.). 2 tiếp nhận vật từ nơi khác đến và thu lấy vào trong phạm vi tác động hoặc sử dụng của mình. bắt quả bóng. bắt được thư nhà. bắt được của rơi. radar bắt mục tiêu. bắt sóng một đài phát thanh. 3 bám chặt hoặc để cho bám chặt lấy cái này tác động trực tiếp vào cái kia. vải ít bắt bụi. bột không bắt vào tay. da bắt nắng. bắt mùi. dầu xăng bắt lửa. 4 phát hiện sự việc đáng chê trách của người khác và làm cho phải chịu trách nhiệm. bắt lỗi chính tả. kẻ trộm bị bắt quả tang. 5 khiến phải làm việc gì không cho phép làm khác đi. chĩa súng bắt giơ tay hàng. điều đó bắt anh ta phải suy nghĩ. bắt đền*. bắt phạt (bắt phải chịu phạt). bắt phu (bắt người đi phu). 6 làm cho gắn cho khớp với nhau khiến cái này giữ chặt cái kia lại. các chi tiết máy được bắt chặt với nhau bằng bulông. bắt đinh ốc. 7 nối thêm vào một hệ thống đã có sẵn. bắt điện vào nhà. bắt vòi nước. con đường bắt vào quốc lộ. cho người đến để bắt liên lạc. bắt vào câu chuyện một cách tự nhiên.
bắt bẻ
đgt. vặn vẹo làm khó dễ vạch tìm chỗ thiếu sót để vặn hỏi buộc phải thừa nhận: bắt bẻ từng câu từng chữ không thể nào bắt bẻ được.
bắt bí
đgt. 1. buộc người đương gặp khó khăn phải nhận điều kiện này nọ: vì cần tiền nên bị bắt bí phải trả lãi cao 2. nói nhà hàng đòi giá cao vì thứ hàng đương hiếm: nó bắt bí thế thì không mua nữa.
bắt bớ
đg. bắt giữ người (nói khái quát và thường hàm ý chê). bắt bớ người vô tội. bị cảnh sát bắt bớ nhiều lần.
bắt buộc
đgt. buộc phải làm theo phải chấp nhận: bắt buộc phải làm như vậy chẳng bắt buộc ai cả điều kiện bắt buộc.
bắt chước
đgt. làm theo cách của người khác: cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu (thế-lữ); chớ bắt chước người đời xỏ chân lỗ mũi (lqđôn).
bắt cóc
đg. bắt người một cách đột ngột và đem giấu đi. bắt cóc để tống tiền.
bắt đầu
i. dt. chỗ khởi đầu chỗ xuất phát trong không gian thời gian: bắt đầu từ đây là địa phận hà tây. ii. pht. mở đầu bước vào giai đoạn đầu tiên của một công việc quá trình trạng thái: bắt đầu học từ tuần sau lúa bắt đầu chín. iii. đgt. đã xảy ra đã có: cuộc họp đã bắt đầu bắt đầu tuần sau là tôi chuyển công tác.
bắt nạt
đg. cậy thế cậy quyền doạ dẫm để làm cho phải sợ. bắt nạt trẻ con. ma cũ bắt nạt ma mới (tng.).
bắt rễ
đgt. 1. nói cây mới trồng đã đâm rễ: cây mới bắt rễ phải tưới hằng ngày 2. đi sâu vào quần chúng: bắt rễ vào bần cố nông.
bắt tay
đg. 1 nắm bàn tay người khác để chào hay để biểu lộ tình cảm. bắt tay chào tạm biệt. 2 đặt quan hệ hợp tác để cùng làm việc gì. bắt tay với nhau thành lập một mặt trận. 3 (thường dùng trước vào). bắt đầu bỏ sức lao động ra để tiến hành công việc gì. bàn xong bắt tay ngay vào việc.
bắt vạ
đgt. bắt phải nộp phạt vì làm trái với lệ làng thời xưa: ngày xưa con gái chưa chồng mà chửa thì bị làng bắt vạ rất nặng.
bặt
đgt. im hẳn: đứa bé bặt ngay tiếng khóc (ng-hồng). // trgt. không còn tí tiếng nào: nó đương khóc bỗng im bặt.
bặt tăm
đg. như biệt tăm.
bặt thiệp
tt. lịch sự khéo léo thông thạo trong cách giao thiệp: ăn nói bặt thiệp.
bấc
dt. 1. loại cây thân cỏ mọc thành bụi thân có lõi xốp: cây bấc thường mọc ven bờ ao 2. lõi cây bấc dùng để thắp đèn dầu thảo mộc: đêm qua rót đọi dầu đầy bấc non chẳng cháy oan mày dầu ơi (cd) 3. sợi vải tết lại dùng để thắp đèn: khêu bấc đèn đầu tây.
bậc
d. 1 chỗ đặt chân để bước lên xuống. bậc thang. 2 hạng thứ xếp theo trình độ cao thấp trên dưới. công nhân bậc bốn. giỏi vào bậc thầy. tiến bộ vượt bậc. tột bậc*. 3 từ dùng để chỉ người thuộc hàng đáng tôn kính. bậc anh hùng. bậc tiền bối. bậc cha mẹ. 4 toàn bộ nói chung các lớp đại học hay các cấp học phổ thông trong hệ thống giáo dục. bậc đại học. các cấp của bậc phổ thông. 5 (chm.). vị trí của âm trong thang âm.
bầm
1 dt. đphg mẹ: bầm ra ruộng cấy bầm run chân lội dưới bùn tay cấy mạ non (tố hữu). " 2 tt. 1. thâm tím hơi sẫm đen: áo nâu bầm. 2. thâm tím hơi tấy sưng: bầm da."
bẩm
đgt. trình thưa một việc gì với cấp trên: cậu cứ mà bẩm quan (ngcghoan).
bẩm sinh
t. vốn có từ lúc mới sinh ra. tật bẩm sinh.
bẩm tính
dt. (h. bẩm: sinh ra đã có; tính: tính nết) tính nết vốn có từ khi mới sinh: bẩm tính đã quen giữ nết ương (ngcghoan).
bấm
đg. 1 ấn đầu ngón tay hoặc móng tay hay đầu ngón chân xuống vật gì. bấm nút điện. bấm phím đàn. bấm chân cho khỏi trượt. 2 ấn ngón tay một cách kín đáo vào người khác để ngầm ra hiệu. bấm nhau cười khúc khích.
bấm bụng
đgt. cố nén chịu không để lộ ra cho người khác biết: bấm bụng cho khỏi bật cười bấm bụng cho khỏi đau.
bần
1 dt. (thực) loài cây ở vùng nước lợ có rễ mọc nhô lên khỏi mặt bùn: rễ cây bần dùng làm nút chai. 2 tt. 1. nghèo: cờ bạc là bác thằng bần (tng) 2. keo kiệt (thtục): cho ít thế thì bần quá.
bần cùng
t. 1 nghèo khổ đến cùng cực. cảnh sống bần cùng. 2 (kng.). ở vào thế cùng thế bí không có cách nào khác. bần cùng lắm mới phải vay tiền anh ta.
bần thần
tt. kém sắc khí tinh anh có nét mặt biểu hiện sự mệt mỏi hoặc đang băn khoăn lo nghĩ: ngồi bần thần mặt bần thần không nói không rằng.
bần tiện
tt. (h. bần: nghèo; tiện: thấp hèn) 1. nghèo hèn (cũ): bần tiện song le tính vốn lành (ngcgtrứ) 2. keo kiệt hèn hạ: bần tiện thờ ơ dạ bạc đen (trtxương).
bẩn
t. 1 có nhiều bụi bặm rác rưởi cáu ghét hoặc bị hoen ố; trái với sạch. tay bẩn. dây mực làm bẩn vở. ở bẩn. nhà cửa ngổn ngang trông bẩn mắt (b.; kng.). 2 (kết hợp hạn chế). xấu đến mức đáng khinh. người giàu tính bẩn. con người bẩn bụng.
bấn
tt. 1. khó khăn vướng mắc trong công việc do thiếu nhân lực hoặc thì giờ không sao giải quyết được: nhà bấn người dạo này bấn quá. 2. rối bời không biết giải quyết ra sao trước công việc dồn dập tắc ứ: lo bấn lên cả nhà cứ bấn lên cuống quýt chạy ra chạy vào. 3. túng thiếu quá khó khăn trong kinh tế: nhà ông ta càng ngày càng bấn.
bận
1 dt. phen lần lượt: một ngày ba bận trèo cồn còn gì mà đẹp mà giòn hỡi anh (cd). 2 tt. mắc vào công việc: vì bận không thể đi xem kịch được. 3 đgt. như mặc áo: bận áo bà ba. " 4 đgt. 1. vướng víu: theo càng thêm bận biết là đi đâu (k) 2. có quan hệ đến: việc ấy có bận gì đến anh."
bận lòng
t. để tâm lo lắng suy nghĩ không thể yên lòng. nghĩ đến chỉ thêm bận lòng. đừng bận lòng vì nó.
bâng khuâng
tt. buồn nhớ lâng lâng không rõ ràng xen lẫn với ý nghĩ luyến tiếc ngẩn ngơ: bâng khuâng kẻ ở người đi bâng khuâng trong dạ.
bâng quơ
trgt. không nhằm đối tượng cụ thể nào: tính anh ấy hay nói bâng quơ.
bấp bênh
t. 1 dễ mất thăng bằng dễ nghiêng lệch vì không có chỗ tựa vững chắc. tấm ván kê bấp bênh. 2 dễ thay đổi thất thường vì không có cơ sở vững chắc. cuộc sống bấp bênh. địa vị bấp bênh. 3 dễ nghiêng ngả dễ dao động. lập trường bấp bênh. // láy: bấp ba bấp bênh (ý mức độ nhiều).
bập bẹ
tt. (nói năng) chưa rõ chưa sõi chưa thành lời thành câu rạch ròi: đứa trẻ đang bập bẹ nói bập bẹ vài câu tiếng nước ngoài.