Question
stringlengths
0
11.9k
Answer
stringlengths
0
26.8k
Tôi đang giải quyết một vấn đề liên quan đến tranh chấp giữa 1 ngân hàng cổ phần và 1 cá nhân. đầu năm 2011 gia đình ông A có thế chấp cho ngân hàng TMCP X ( sau đây gọi là ngân hàng ) một mảnh đất được định giá 2 tỷ đồng để vay dài hạn 1 khoản 820 triệu đồng. Thời gian trả nợ là 9 năm ( từ năm 2011 đến 2019) lịch trả nợ được chia thảnh 96 kỳ ( 1 tháng 1 lần ) Trong 2 năm đầu gia đình ông A trả nợ rất đầy đủ và đúng hạn. nhưng đến tháng 5/2014 do gặp biến cố trong làm ăn, gia đình ông A vi phạm nghĩa vụ trả nợ ( không trả đủ số tiền như cam kết). Vậy nhờ a chị tư vấn giúp, ngân hàng có quyền tịch thu tài sản đã được thế chấp khi chưa hết thời hạn trả nợ (2019 ) không ( hiện nay ngân hàng đã gửi thông báo cho gia đình ông A đề nghị thu giữ mảnh đất đã thế chấp).Trong khi đó gia đình ông A vẫn muốn đồng hành cùng gia đình để trả ( như chỉ trả được tiền lãi phát sinh vào mỗi tháng ).
Không có hồ sơ chi tiết của toàn bộ giao dịch nên khó xác định cụ thể. Tuy nhiên, qua thông tin bạn nêu và thực tế hoạt động của ngân hàng cho thấy, thông thường khi một nghĩa vụ đến hạn của người vay không thực hiện được thì các nghĩa vụ khác dù chưa đến hạn cũng được coi là đến hạn phải hoàn thành. Vì vậy, ngân hàng có quyền xử lý tài sản bảo đảm và yêu cầu thanh toán tiếp (nếu tài sản bảo đảm không đáp ứng đủ, tùy theo quy định trong hợp đồng vay). Hiện nay pháp luật quy định thuận lợi hơn trước cho ngân hàng trong việc xử lý tài sản bảo đảm nên nếu quy định trong hợp đồng vay, hợp đồng thế chấp không có vấn đề gì gây khó khăn cho ngân hàng thì họ tương đối dễ để xử lý tài sản này. Bạn muốn được tiếp tục thực hiện thỏa thuận và thậm chí chỉ trả tiền lãi phát sing mỗi tháng thì nên chủ động thương lượng với ngân hàng để giải quyết.
Cách đây 2 năm, tôi có đứng ra bảo lãnh cho em tôi vay tiền của ngân hàng bằng quyền sử dụng đất. Em tôi làm ăn thua lỗ nên không có tiền trả. Nay đến hạn và ngân hàng yêu cầu tôi phải trả nợ thay cho em tôi, nếu như tôi không thanh toán thì sẽ phát mại tài sản của tôi. Tôi hỏi tôi không phải là người vay thì có phải trả khoản vay đó không? Ngân hàng có thể phát mại mảnh đất đó của tôi hay không?
Căn cứ Điều 361 BLDS 2005: Điều 361. Bảo lãnh Bảo lãnh là việc người thứ ba (say đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình. Như vậy khi bạn thực hiện bảo lãnh cho em bạn nghĩa là bạn đã cam kết với phía ngân hàng sẽ thực hiện trả nợ thay cho em của bạn nếu như em bạn không thực hiện hoặc thực hiên không đúng nghĩa vụ trả nợ với phía ngân hàng. Vì vậy mặc dù bạn không phải là người vay tiền trực tiếp nhưng bạn là bên bảo lãnh nên bạn có nghĩa vụ như ngân hàng yêu cầu. Vấn đề thứ hai: nếu bạn không thực hiện thì sẽ phát mại quyền sử dụng đất có đúng không? Theo quy định của pháp luật thì bạn là bên bảo lãnh nên bạn có nghĩa vụ thực hiện trả nợ thay cho em của bạn nếu như em bạn không thực hiện hoặc thực hiên không đúng nghĩa vụ trả nợ với phía ngân hàng. Vì vây nếu bạn không thực hiện thì theo quy định tại Điều 369 BLDS: Điều 369. Xử lý tài sản của bên bảo lãnh Trong trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh, mà bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để thanh toán cho bên nhận bảo lãnh. Vì thế việc ngân hàng yêu cầu phát mại tài sản để thực hiện nghĩa vụ là có căn cứ pháp lý.
Cách đây 2 năm mẹ em vay tiền ngân hàng để xây nhà. Nay mẹ em không còn khả năng trả tiền ngân hàng nữa thì sẽ xử lí thế nào? Gửi bởi: Phạm Trần Nhật An
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó phát sinh nghĩa vụ của các bên là: bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Nguyên tắc thực hiện nghĩa vụ là bên có nghĩa vụ dân sự phải thực hiện nghĩa vụ của mình một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác, đúng cam kết, không trái pháp luật, đạo đức xã hội. Hợp đồng vay tiền giữa ngân hàng và mẹ bạn đã phát sinh nghĩa vụ của mẹ bạn đối với ngân hàng là nghĩa vụ trả nợ. Do vậy, mẹ bạn có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đó như đã cam kết. Khi mẹ bạn không có khả năng trả nợ tức là không thực hiện được nghĩa vụ với ngân hàng thì mẹ bạn phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền là ngân hàng và phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại xảy ra. Trong trường hợp này, ngân hàng có quyền yêu cầu mẹ bạn tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trả nợ, hoặc xử lý theo thỏa thuận của các bên và theo quy định của pháp luật. Về các biện pháp xử lý thì khi ký hợp đồng vay tiền, giữa ngân hàng và mẹ bạn có thể đã thỏa thuận và thực hiện các thủ tục cần thiết để sử dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo Điều 318 Bộ luật Dân sự: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh, tín chấp. Như vậy, khi mẹ bạn không còn khả năng trả nợ thì ngân hàng sẽ có các biện pháp xử lý như: - Yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho mẹ bạn (nếu có thỏa thuận). - Xử lý tài sản mà mẹ bạn đã cầm cố, thế chấp (nếu có thỏa thuận). Tài sản bảo đảm sẽ được xử lý theo phương thức do các bên đã thỏa thuận hoặc được bán đấu giá theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ của mẹ bạn. Ngoài ra thì Ngân hàng có quyền khởi kiện mẹ bạn ra Tòa án để yêu cầu mẹ bạn thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng. Do vậy, cách tốt nhất hiện nay là gia đình bạn nên sớm giúp mẹ bạn thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng.
Công ty A vay ngân hàng 2 tỷ đồng và thế chấp bằng quyền sử dụng đất trị giá 3 tỷ đồng , nay đã đến hạn  trả nợ gốc 3 tháng nhưng công ty vẫn không chịu trả nợ , mặc dù công ty vẫn hoạt động bình thường và có tiền trong tài khoản .  Ngân hàng đang tiến hành thủ tục khởi kiện. Hỏi ngân hàng có thể  yêu cầu tòa án phong tỏa các tài khoản của công ty để thu hồi nợ được ko? Rất mong sự hồi âm của LS
Chào bạn ! Nếu hợp đồng vay vốn đã hết hạn mà bên vay không thanh toán, ngân hàng có thể khởi kiện ra Tòa đẩ yêu cầu giải quyết, kèm theo việc khởi kiện, bên kiện cũng có thể yêu cầu Tòa kê biên hoặc phong tỏa tài sản của bên bị kiện để đảm bảo thi hành án và phải đóng một khoản tiền nhằm bảo đảm cho yêu cầu của mình ( thường thì bằng giá trị khởi kiện để tránh trường hợp kiện khống ). Tuy nhiên vì bên vay đã có tài sản đảm bảo cho khoản vay của mình nên việc phong tỏa tài sản khác là không cần thiết, nếu cần, bạn có thể làm đơn xin ngăn chặn việc chuyển dịch tài sản đảm bảo ( dù việc này đương nhiên đã được thực hiện khi ký hết hợp đồng vay và đăng ký giao dịch đảm bảo ), sau khi có kết quả giải quyết của Tòa bên bị kiện sẽ phải thanh toán nợ hoặc bị phát mãi tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Thân ái !!!
Kính chào Quý Luật sư! Xin Luật sư tư vấn giúp dùm em một số vấn đề như sau: - Từ trước năm 2011, Cha tôi là ông Huỳnh Hữu Hạnh có bảo lãnh cho con của ông là Huỳnh Văn Quân vay tiền tại ngân hàng Agribank (Số tiền cụ thể thì không biết). Giá trị tài sản bảo lãnh là giấy quyền sử dụng đất. - Đến năm 2011, ông tôi bị bệnh tai biến mạch máu não (cụ thể là bệnh não bị khô não, gồm các triệu chứng méo miệng không nói chuyện được, tay chân co rút…). - Đến năm 2012, anh của tôi là ông Huỳnh Văn Quân, có đem hồ sơ vay tiền ngân hàng lên cho ông tôi ký tên bảo lãnh (lúc này ông tôi chưa khỏi bệnh) và chưa ký tên được. Nhưng sau đó ngân hàng tiếp tục cho đáo hạn và vay tiền tiếp tục. - Trong khi đó, năm 2010 Cha tôi đã làm tờ di chúc để toàn bộ tài sản lại cho tôi (di chúc có chứng thực đầy đủ, đúng quy định). - Năm 2013, anh của tôi là ông Huỳnh Văn Quân tiếp tục xin đáo hạn để tiếp tục được vay tiền nhưng tôi không chịu và đòi lại giấy quyền sử dụng đất. Ông Huỳnh Văn Quân không chịu trả tiền ngân hàng vay và nói rằng: nếu muốn lấy lại giấy quyền sử dụng đất thì trả số tiền là 130.000.000 đồng thì lấy giấy quyền sử dụng đất về. Lúc nói chuyện cũng có cán bộ ngân hàng trực tiếp làm hồ sơ cho vay và cán bộ ngân hàng này cũng cho là ông Huỳnh Hữu Hạnh phải chịu trách nhiệm trả số tiền mà ông Huỳnh Văn Quân đã vay. (ông Huỳnh Văn Quân vẫn còn có đất đai, nhà cửa, tài sản). - Xin Luật sư tư vấn giúp cho tôi: 1. ông Huỳnh Văn Quân và cán bộ ngân hàng đã đúng hay sai khi tiếp tục cho Cha tôi bảo lãnh vay tiền trong khi Cha tôi không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. 2. Số tiền 130.000.000 là ai phải trả vì hiện nay đây là nợ đã quá hạn. 3. Tôi đứng ra đòi lại giấy quyền sử dụng đất có được không? Xin Quý Luật sư tư vấn giúp! Xin trân thành cám ơn!
Chào bạn 1/ Thế chấp tài sản (là quyền sử dụng đất) là biện pháp nhằm đảm bảo cho nghĩa vụ dân sự. Theo đó, nếu người vay tiền không có khả năng thanh toán khoản vay và lãi suất khi đến hạn thì miếng đất là tài sản thế chấp sẽ được xử lý theo quy định trong hợp đồng bảo lãnh và pháp luật hiên hành nhằm thu hồi nợ cho ngân hàng. Như vậy, nếu quả thật ông Quân là người đi vay không còn tài sản, ko có khả năng thanh toán khoản vay đến hạn thì miếng đất của cha bạn sẽ được xử lý theo quy định tài sản thế chấp. Trường hợp ông Quân vẫn còn nhà cửa, tài sản, có khả năng trả nợ thì không thể nói như ông Quân và cán bộ ngân hàng thế được. 2/ Trường hợp cha bạn bị bệnh não, mất năng lực hành vi dân sự không thể ký vào hồ sơ đáo hạn mà ngân hàng vẫn đáo hạn cho ông Quân vay tiếp là có yếu tố giả mạo, lừa đảo nên bạn có quyền tố cáo ra cơ quan c ông an để điều tra làm rõ. 3/ Nếu cha bạn có lập di chúc cho bạn miếng đất và cha bạn đã mất thì di chúc đã có hiệu lực, cùng với việc giả mạo chữ ký thế chấp nêu trên thì ạn có quyền làm rõ trắng đen sự việc để đòi lại sổ đỏ, hoặc khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết. Thân mến
Theo quy định của pháp luật khi hộ gia đình vay Ngân hàng thì những thành viên trong gia đình từ độ tuổi bao nhiêu sẽ có quyền ký hợp đồng vay nợ Ngân hàng và hợp đồng thế chấp tài sản.
Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định được coi là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự. Theo quy định tại Ðiều 107 Bộ luật Dân sự thì đại diện của hộ gia đình trong các giao dịch dân sự vì lợi ích chung của hộ là chủ hộ (Chủ hộ có thể là cha, mẹ hoặc một thành viên khác đã thành niên trong gia đình). Giao dịch dân sự do người đại diện của hộ gia đình xác lập, thực hiện vì lợi ích chung của hộ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của cả hộ gia đình. Theo quy định này thì khi hộ gia đình vay vốn Ngân hàng thì chủ hộ (với tư cách là người đại diện theo pháp luật của hộ gia đình) hoặc người được chủ hộ ủy quyền có quyền thay mặt hộ gia đình ký hợp đồng vay vốn với ngân hàng. Khi đó, tất cả các thành viên trong hộ gia đình có phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện của hộ gia đình đã xác lập, thực hiện nhân danh hộ gia đình. Về việc thế chấp tài sản của hộ gia đình: Điều 109 Bộ luật Dân sự quy định các thành viên của hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ theo phương thức thỏa thuận. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý. Như vậy, khi hộ gia đình thế chấp tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn (như quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận mang tên hộ gia đình...) để đảm bảo nghĩa vụ dân sự tại Ngân hàng thì các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên có quyền lập và ký kết hợp đồng thế chấp tài sản theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, hiện nay trên thực tế, khi các bên (Ngân hàng và chủ thể hộ gia đình) yêu cầu công chứng hợp đồng thế chấp tài sản tại tổ chức công chứng thì các tổ chức công chứng không những yêu cầu những thành viên trên mười lăm tuổi của hộ gia đình ký vào hợp đồng mà còn yêu cầu phải có sự tham gia của người đại diện cho những thành viên dưới mười lăm tuổi. Đây là biện pháp nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho tất cả các thành viên của hộ gia đình trong việc định đoạt tài sản chung của hộ gia đình.
Gia đình ông Nguyễn Văn Trung được cấp sổ đỏ 1 thửa đất tại Tổ 17, phường Thịnh Đán, TP Thái Nguyên. Ông Trung làm thủ tục thế chấp sổ đỏ để vay vốn ngân hàng, nhưng được trả lời, khu đất này nằm trong dự án quy hoạch khu dân cư. Ông Trung muốn biết quy định cụ thể về vấn đề này.
Về việc thế chấp quyền sử dụng đất nằm trong khu vực quy hoạch, tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định: Tài sản bảo đảm do các bên thoả thuận và thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ hoặc thuộc sở hữu của người thứ ba mà người này cam kết dùng tài sản đó để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ đối với bên có quyền. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có, tài sản hình thành trong tương lai và được phép giao dịch. Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định các điều kiện để quyền sử dụng đất được phép giao dịch bao gồm: “a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này; b) Đất không có tranh chấp; c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; d) Trong thời hạn sử dụng đất”. Về quyền của người sử dụng đất khi đất đai nằm trong vùng quy hoạch, tại Khoản 2 và 3 Điều 49 Luật Đất đai 2013 quy định: Trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Trường hợp đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất trong khu vực phải chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm; nếu người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật. Diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được công bố phải thu hồi để thực hiện dự án hoặc phải chuyển mục đích sử dụng đất mà sau 3 năm chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất phải điều chỉnh, hủy bỏ và phải công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ việc thu hồi hoặc chuyển mục đích đối với phần diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất không điều chỉnh, hủy bỏ hoặc có điều chỉnh, hủy bỏ nhưng không công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ thì người sử dụng đất không bị hạn chế về quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật Đất đai. Như vậy, căn cứ vào quy định của Luật Đất Đai thì việc quyền sử dụng đất nằm trong quy hoạch nếu chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất vẫn được thực hiện quyền của người sử dụng đất bao gồm quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Mong các Luật sư tư vấn giúp. Tại Ngân hàng chúng tôi có nhận tài sản đảm bảo là công trình trên đất (Do đất thuê của nhà nước nhưng trả tiền hàng năm nên theo quy định chúng tôi không nhận đất này làm tài sản đảm bảo cho khách hàng vay tiền). Hiện nay doanh nghiệp muốn rút QSD đất này ra để đăng ký thêm những sở hữu công trình khác còn nằm trên đất.Tuy nhiên phía quy định ngân hàng không thể cho khách hàng rút QSD đất này được khi chưa tất toán vì ảnh hưởng đến tính khả mại của tài sản đang thế chấp (công trình trên đất). Theo tôi được biết trong các quy định của pháp luật có quy định về vấn đề này. Rất mong được Luật sư tư vấn làm cơ sở trả lời khách hàng về việc không được rút GCN QSD đất khi trên đất đang có công trình thế chấp là hợp lý? Trân trọng cám ơn!
Việc Ngân hàng có đồng ý trả lại GCN QSD đất cho chủ SD Đất hay không phụ thuộc vào thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp. Theo quy định của pháp luật thì bên nhận thế chấp là người có quyền quản lý giấy tờ về tài sản thế chấp trong thời gian thế chấp và giám sát việc sử dụng tài sản thế chấp. Nếu muốn thay lấy GCN QSD đất thì phải có tài sản thế chấp khác để thay thế. Nếu Ngân hàng không giao GCN QSD đất cho bên thế chấp để thực hiện thủ tục công nhận QSH tài sản trên đất thì bên thế chấp không thể làm gì được. Bạn có thể căn cứ vào quy định của Bộ luật dân sự về thế chấp, Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch đảm bảo và Hợp đồng thế chấp để giải thích cho khách hàng hiểu quyền và nghĩa vụ của mình.
Luật sư cho em hỏi: Ông A có một mảnh đất hiện đang thế chấp tại ngân hàng. Trong thời gian này, ông A đã ký hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng đất cho ông B nhưng chưa thông báo cho ngân hàng. Như vậy, hợp đồng đặt cọc nêu trên có hợp pháp không ạ?
1. Trước tiên bạn cần xem lại Hợp đồng thế chấp giữa A với Ngân hàng. Nếu hợp đồng đó có quy định là trong thời gian thế chấp, bên thế chấp không được mang tài sản đã thế chấp tham gia giao dịch khác (thông thường hợp đồng thế chấp có quy định như vậy) thì việc ông A ký hợp đồng đặt cọc với bên thứ ba trong thời gian thế chấp là không đúng thỏa thuận giữa hai bên và có thể trái pháp luật (nếu việc chuyển nhượng diễn ra trong thời gian thế chấp). 2. Nếu trong Hợp đồng thế chấp không quy định hạn chế việc bên thế chấp mang tài sản tham gia giao dịch khác. Đồng thời ông A chỉ ký hợp đồng đặt cọc với nội dung: Sau khi ông A trả nợ ngân hàng hoặc thay thế tài sản thế chấp... (giải chấp) thì các bên sẽ ký kết hợp đồng chuyển nhượng thì thỏa thuận đặt cọc đó không vi phạm cam kết với Ngân hàng và không trái pháp luật.
Kính gởi luật sư, Em muốn hỏi khi em thế chấp đất và nhà để vay tiền ngân hàng thì phải đăng ký thế chấp đất và nhà tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Rồi sau đó có phải đăng ký giao dịch đảm bảo với Trung tâm đăng ký giao dịch của Bộ tư pháp nữa hay không? Hay chỉ đăng ký một lần thôi ạ. Em xin cám ơn.
Đăng ký giao dịch bảo đảm là việc cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm ghi vào sổ đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc nhập vào cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm. Đăng ký thế chấp để xác định thứ tự ưu tiên thanh toán cho bên nhận thế chấp là anh đăng ký trước thì được ưu tiên thanh toán trước.Đây là việc đảm bảo quyền lợi của ngân hàng vì vậy thông thường bên ngân hàng sẽ làm thủ tục này.
Tôi có ký hợp đồng thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất để đảm bào cho khoan vay của người em ở ngân hàng, trong hợp đồng có thoả thuận  là các công trình, nhà ở được xây dụng thêm cũng thuộc tài sản thế chấp. Sau đó, tôi có xây dựng thêm một ngôi nhà 3 tầng trên đất. Đến nay em tôi không trả được nợ, tôi muốn hổi khi xử lý tài sản thế chấp liệu tôi có được thanh toán lại tiền xây nhà hay không. Liệu quy định tại bộ luật dân sự và điểm a điều 91 Luật nhà ở có mâu thuẫn với nhau hay không?
Trước hết luật sư có thể khẳng định giữa bộ luật dân sự năm 2005 và luật nhà ở không có sự xung đột nào liên quan đến điều luật bạn nêu. Về nguyên tắc khi tài sản đã được thế chấp để thực hiện các nghĩa vụ tài chính, sau thời điểm thế chấp mọi thay đổi đều phải được sự đồng ý của bên nhận thế chấp do đó việc bạn dựng nhà 3 tầng ngân hàng cũng phải đồng ý bạn mới được phép xây dựng. Tài sản được hình thành trên đất đó cũng phải được đưa vào làm giá trị tài sản thế chấp trường hợp ngân hàng có phát mại tài sản của bạn thì bạn có quyền yêu cầu phải công nhận giá trị phần xây dựng.
Tôi là nhân viên ngân hàng, hiện tôi đang xử lý hồ sơ thế chấp của một khách hàng như sau: ông A vay vốn thế chấp bằng bất động sản đứng tên bố mẹ mình là ông B và bà C. Ông B đã mất mà không để lại di chúc. Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông B (bao gồm cả bà C và ông A) đã làm thủ tục phân chia di sản thừa kế với nội dung để lại toàn bộ tài sản cho bà C. Bà C có toàn quyền sở hữu, sử dụng và định đoạt . Bà C không thực hiện đính chính thông tin trên GCN (sang bìa) mà đề nghị được thế chấp tài sản trên với chủ thể ký hợp đồng thế chấp là bà C. Vậy cho tôi hỏi: 1. Hợp đồng thế chấp trên có hiệu lực và phù hợp quy định không? 2. Nếu có, mong dẫn ra các quy định hay hướng dẫn làm cơ sở pháp lý để tôi có thể tiến hành các thủ tục nhận tài sản trên?
Theo quy định của khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai năm 2013 thì: Người sử dụng đất được thực hiện quyền thế chấp quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận. Trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Do vậy, đối với trường hợp bạn hỏi, bà C (là người nhận thừa kế quyền sử dụng đất theo thỏa thuận giữa những người đồng thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông B) được quyền thế chấp quyền sử dụng đất nếu có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai năm 2013 nói trên. Việc xác định hiệu lực của hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất trong trường hợp này được thực hiện theo quy định của Điều 122 Bộ luật Dân sự năm 2005 và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Trong quá trình làm việc, hiện tôi đang vướng mắc một trường hợp như sau: Hợp tác xã (HTX) A được nhà nước nước cho thuê đất 50 năm và trả tiền thuê đất hàng năm (đã có Hợp đồng thuê đất và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). HTX A đã được đồng ý cấp phép xây dựng tòa nhà 9 tầng trên khu đất thuê nêu trên. Tính đến thời điểm hiện tại, toàn nhà bắt đầu thi công và chưa hoàn thiện. Vậy: HTX A có được thế chấp tài sản là công trình trên đất đó không? Cơ quan có thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tài sản này là cơ quan nào?
Theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 175 Luật Đất đai 2013 thì tổ chức kinh tế (hợp tác xã) được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm có quyền “Thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam”. Cũng theo quy định tại Điều 147 Luật nhà ở 2015 thì “Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở được thế chấp dự án hoặc nhà ở xây dựng trong dự án tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để vay vốn cho việc đầu tư dự án hoặc xây dựng nhà ở đó” và “Tổ chức xây dựng nhà ở hình thành trong tương lai trên thửa đất ở hợp pháp của mình được thế chấp nhà ở này tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để vay vốn phục vụ cho xây dựng nhà ở đó”. Do vậy, HTX A được thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê (cụ thể trong trường hợp này là tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai) tại các tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tài sản này là “Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh) nơi có đất, tài sản gắn liền với đất” theo quy định tại Khoản 1Điều 5 Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18/11/2011 hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất quy định thẩm quyền đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
Chào Luật sư! Tôi có vấn đề muốn hỏi: Trường hợp hộ gia đình thế chấp QSD đất cấp cho hộ gia đình năm 2000, sổ hộ khẩu năm 2000 gồm 4 thành viên > 15 tuổi, đến năm 2010 có một thành viên tách hộ, còn lại 03 thành viên trong hộ. Vậy năm 2013 hộ gia đình ký hợp đồng thế chấp QSD đất để đảm bảo nghĩa vụ vay tại Ngân hàng, thì gồm bao nhiêu thành viên ký Hợp đồng thế chấp?
Thông thường việc xác định các thành viên nào trong hộ gia đình được cấp GCN QSD đất (đồng sở hữu tài sản) thường căn cứ vào những người có tên trong hộ khẩu tại thời điểm được cấp GCN QSD đất. Tuy nhiên, có một số trường hợp phải căn cứ vào hộ gia đình thời điểm giao đất, chia đất... Ví dụ: Hộ gia đình được giao đất trong thời kỳ cải cách ruộng đất (chia đất theo nhân khẩu); Hộ gia đình khai hoang; Hộ gia đình được giao đất... Do vậy, việc xác định những ai trong hộ gia đình là đồng sở hữu bất động sản đó không phải khi nào cũng căn cứ vào những người có tên trong hộ khẩu tại thời điểm cấp GCN QSD đất. Nếu bạn là bên cho vay tài sản thì cần tìm hiểu thêm về nguồn gốc thửa đất đó. Nếu không có thông tin gì khác thì phải yêu cầu tất cả các thành viên trong hộ gia đình có tên trong hộ khẩu thời điểm cấp GCN QSD đất ký hợp đồng, trừ các thành viên dưới 15 tuổi tính cho đến thời điểm ký hợp đồng thế chấp.
Bà S có vay mượn tiền của Ông B bên ngoài , nhưng nhưng vì bị bệnh nặng bà S không có khả năng chi trả và hứa sẽ trả khi hết bệnh. Ông B không chịu làm đơn khởi kiện về việc tranh chấp hợp đồng vay mượn tiền đồng thời Ông B có đơn yêu cầu tòa án phong tỏa tài sản là căn nhà của Bà S, tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa 1 phần tài sản là căn nhà của Bà S, nhưng căn nhà của Bà S hiện đang thế chấp tại ngân hàng như vậy việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời  của tòa án có đúng luật không ?
Trên cơ sở có đơn yêu cầu của ông B về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là phong tỏa một phần căn nhà và dĩ nhiên ông B cũng đã nộp một khoản tiền để đảm bảo cho yêu cầu của mình là có cơ sở và chịu trách nhiệm về yêu cầu đó thi tòa án đã chấp thuận và áp dụng phong tỏa. Tuy nhiên, trong trường hợp này thì tòa án cần thông báo cho ngân hàng được biết vì căn nhà bà S đang được thế chấp nên ngàn hàng là bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan và dĩ nhiên ngân hàng sẽ tham gia tố tụng với tư các là người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Các vấn đề này được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự bạn nhé.
Tôi có sở hữu một căn nhà và đang cho một công ty thuê làm trụ sở văn phòng. Do muốn mở cửa hàng, cần nhiều vốn nên tính đem căn nhà này thế chấp vay tiền ngân hàng thì luật có cho phép không?
Theo Điều 345 Bộ luật Dân sự năm 2005, quy định tài sản đang cho thuê cũng có thể được dùng để thế chấp. Hoa lợi, lợi tức thu được từ việc cho thuê tài sản thuộc tài sản thế chấp, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. Như vậy, vợ chồng bạn có thể thế chấp căn nhà đang cho thuê để vay tiền ngân hàng làm ăn. Tuy nhiên bạn cần thông báo cho ngân hàng biết về tình trạng căn nhà hiện đang cho thuê.
Gia đình em có cho 1 doanh nghiệp mượn sổ đỏ để thế chấp ngân hàng. Vì doanh nghiệp đó mất khả năng thanh toán với ngân hàng thì sổ đỏ đó của gia đình em như thế nào ạ?
Trường hợp của gia đình em cũng xảy ra rất nhiều trên thực tế, hiện tại thường thì doanh nghiệp là bên vay tiền còn người có tài sản đứng ra bảo lãnh với tư cách là bên thứ 3, ngân hàng, bên vay và bên thế chấp tài sản để bảo lãnh cho nghĩa vụ trả nợ. Trường hợp bên vay không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ của mình theo quy định của hợp đồng tín dụng và ngân hàng khởi kiện để yêu cầu người vay thực hiện nghĩa vụ, nếu người vay không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên có tài sản thế chấp - bên bảo lãnh sẽ phải sử dụng tài sản của mình để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Khi đó có thể các bên tự thỏa thuận bán, chuyển nhượng tài sản để thực hiện nghĩa vụ đó hoặc thông qua cơ quan thi hành án để thực hiện việc phát mãi tài sản bằng bán đấu giá. Sau khi bán đấu giá xong và thanh toán các khoản nợ nếu giá trị tài sản nhiều hơn nghĩa vụ thì người có tài sản thế chấp đó sẽ được nhận lại phần chênh lệch này.
Theo quy định hiện tại, việc Thế chấp Quyền tài sản phát sinh từ Hợp đồng mua bán nhà ở hoặc Nhà ở hình thành trong tương lai để đảm bảo cho nghĩa vụ vay vốn của chủ tài sản hoặc bên thứ 3 mà mục đích vay vốn không phải là để mua chính căn hộ/nhà ở đó thì có được hay không? Trường hợp này nên nhận tài sản theo hình thức như nào để đảm bảo đúng quy định.
Khoản 1 điều 342 Bộ luật dân sự có quy định: Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp. Trong trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Tài sản thế chấp cũng có thể là tài sản được hình thành trong tương lai. Về hình thức thế chấp tài sản thì bạn thực hiện theo quy định tại điều 343 Bộ luật dân sự nhé: Việc thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản thế chấp phải được công chứng, chứng thực hoặc đăng ký.
Kính gửi các Anh/ Chị: Em có một trường hợp ký hợp đồng thế chấp khi vay vốn tại ngân hàng như sau: GCN QSD đất là đất Hộ gia đình được cấp ngày 08/05/2006, Hộ khẩu gia đình cấp năm 1995 có 4 thành viên,trong đó có 2 con trai sinh năm 1991 và năm 1995. Như vậy khi ký hợp đồng thế chấp thì tất cả các thành viên từ 15 tuổi có trong sổ hộ khẩu sẽ ký tên lên HĐTC. Vậy có thể hiểu thành viên 15 tuổi trở lên tính đến thời điểm ký HĐTC hay tính đến thời điểm cấp GCN QSD đất? Và căn cứ vào điều luật nào ạ?
Giấy chứng nhận QSDĐ của giấy chứng nhận QSDĐ cấp cho hộ gia đình, vì thế đó là tài sản chung hợp nhất của tất cả thành viên trong gia đình. Khi định đoạt tài sản trên, phải có sự đồng ý và ký tên của tất cả thành viên trong gia đình. Theo quy định định của bộ luật dân sự 2005 con chưa thành niên thì bố mẹ là người giám hộ đương nhiên, vì thế nếu con chưa thành niên tức đủ 15 tuổi thì bố mẹ sẽ là người ký thay cho con trong giao dịch trên. Xác định con chưa thành niên căn cứ vào thời điểm ký kết hợp đồng.
Nhà tôi có một mảnh đất 90 mét vuông . Nhà tôi gồm bố tôi , mẹ tôi và  hai anh em tôi , và cùng sống trong mảnh đất trên , bố tôi là chủ sở hữu . Năm 2013 Bố tôi làm ăn kinh doanh cần có vốn nên cả gia đình nhất trí để bố tôi đi cầm sổ đỏ tại ngân hàng để vay 600 triệu . Khi làm thủ tục ở phòng công chứng, Nhân viên công chứng có hỏi là có chia cho các con hay vợ không , nếu không chia thì vợ và các con phải làm thủ tục từ chối di sản thừa kế là mảnh đất 90 mét vuông ở trên thì mới vay được . Gia đình tôi đã chọn phương án là mẹ tôi và 2 anh em tôi làm thủ tục từ chối di sản thừa kế . Cho đến tháng 8 năm 2014 bố tôi tự nhiên đột ngột qua đời , không có di chúc  . Tôi rất lo lắng việc mẹ tôi và hai anh em tôi có được hưởng thừa kế như bình thường không ? và các hàng thừa kế khác có quyền thừa kế không (Tại vì bố tôi còn có 3 cô chú là em ruột và các chú ruột của bố tôi vẫn còn sống )? và các thủ tục cần thiết nếu được thừa kế .
1. Theo quy định của pháp luật thì chủ sở hữu tài sản có toàn quyền định đoạt đối với tài sản của mình. Nếu ngôi nhà đó là tài sản riêng của bố bạn thì chỉ cần mình bố bạn ký vào hợp đồng thế chấp là có thể thực hiện thủ tục vay vốn ngân hàng được rồi. Nếu ngôi nhà đó là tài sản chung của bố mẹ bạn thì chỉ cần bố mẹ bạn ký hợp đồng thế chấp là được. Nếu tài sản chung của hộ gia đình thì mới đòi hỏi có chữ ký, ý kiến của các anh, chị em bạn. 2. Theo quy định của pháp luật thì thừa kế là việc chuyển dịch quyền sở hữu tài sản đối với tài sản của người đã chết cho cá nhân còn sống hoặc chuyển dịch cho tổ chức. Khi chủ sở hữu tài sản còn sống thì vấn đề thừa kế chưa được đặt ra, người có di sản có thể lập di chúc nhưng di chúc đó cũng chưa có hiệu lực (đến khi người có di chúc chết). Vì vậy, việc cán bộ ngân hàng yêu cầu gia đình bạn phải thực hiện các thủ tục về thừa kế khi vay vốn là không đúng pháp luật, không cần thiết và không có giá trị pháp lý. 3. Vấn đề từ chối di sản, khước từ di sản được quy định tại Điều 642 Bộ luật dân sự năm 2005. Theo đó, "thời hạn từ chối di sản là 6 tháng, kể từ ngày mở thừa kế" (ngày người có di sản chết). Vì vậy, khi bố bạn chưa chết mà anh chị em bạn đã từ chối nhận di sản là chưa có giá trị pháp lý. Nếu nay bố bạn qua đời không để lại di chúc thì di sản của bố bạn thuộc về hàng thừa kế thứ nhất (ông bà bạn, mẹ bạn và các anh, chị, em bạn ) theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005.
Bên đấu giá nhà thế chấp ngân hàng quy định thế nào?
Ngôi nhà là tài sản thế chấp trong giao dịch với ngân hàng, khi không trả được tiền vay, theo quy định về thế chấp tài sản, tài sản của bạn sẽ được xử lý để trả khoản nợ. Khoản 6 Điều 2 Nghị định 17/2010/NĐ-CP quy định về người có tài sản bán đấu giá gồm: chủ sở hữu tài sản, người được chủ sở hữu ủy quyền bán tài sản, người có trách nhiệm chuyển giao tài sản để bán đấu giá hoặc cá nhân, tổ chức có quyền bán tài sản của người khác theo quy định của pháp luật. Điều 10 Thông tư 23/2010/TT-BTP quy định người có tài sản bán đấu giá bao gồm: 1. Chủ sở hữu tài sản, người được chủ sở hữu ủy quyền bán tài sản; 2. Người có trách nhiệm chuyển giao tài sản để bán đấu giá là cơ quan quyết định tịch thu sung quỹ nhà nước đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; 3. Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý sử dụng hoặc chủ trì xử lý tài sản nhà nước; 4. Ngân hàng, tổ chức tín dụng đối với tài sản bảo đảm; 5. Chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự, cá nhân, tổ chức khác có thẩm quyền xử lý tài sản của người khác thông qua bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật; Trường hợp của bạn, do đã đem tài sản thế chấp để vay tiền và đồng ý cho ngân hàng bán đấu giá tài sản. Do vậy, ngân hàng chính là “người có tài sản bán đấu giá”. Theo quy định tại khoản 2 điều 37 Nghị định 17/2010/NĐ-CP, khi đã hết thời hạn đăng ký tham gia đấu giá tài sản mà chỉ có một người đăng ký mua tài sản bán đấu giá hoặc có nhiều người đăng ký tham gia đấu giá nhưng chỉ có một người trả giá bằng giá khởi điểm thì tài sản được bán cho người đó, nếu người có tài sản bán đấu giá đồng ý. Việc bán tài sản được tiến hành sau khi thực hiện việc niêm yết, thông báo công khai, trưng bày tài sản và không có khiếu nại liên quan đến trình tự, thủ tục cho đến khi quyết định bán tài sản.
Tôi đang thế chấp nhà tại Ngân hàng, nay muốn bán ngôi nhà đó thì tôi phải làm thế nào?
Theo quy định Bộ Luật dân sự 2005, bên nhận thế chấp được giữ giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở trong thời gian nhận thế chấp, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Muốn bán ngôi nhà đang thế chấp tại ngân hàng, anh có thể thỏa thuận với bên mua nộp thay cho anh phần tiền mà anh còn nợ ngân hàng và giải chấp, sau đó nhận giấy chủ quyền để tiến hành thủ tục mua bán sang tên theo quy định. Hoặc theo quy định tại khoản 4 Điều 718 Bộ luật dân sự, đối với nhà đất đang thế chấp tại ngân hàng, bên thế chấp có quyền chuyển nhượng, nếu được sự đồng ý của bên nhận thế chấp. Điều này có nghĩa là, anh có thể bán ngôi nhà đang thế chấp tại ngân hàng, nếu được sự đồng ý của ngân hàng. Trình tự thực hiện như sau: Bên mua và bên bán cùng với ngân hàng nhận thế chấp tài sản lập một thỏa thuận ba bên liên quan đến việc thanh toán tiền mua nhà giữa bên bán và bên mua cũng như việc thanh toán tiền nợ vay của bên bán đối với ngân hàng. Theo thỏa thuận này, bên mua sẽ nộp một khoản tiền bằng với tiền mua nhà vào một tài khoản tại ngân hàng nhận thế chấp (loại tài khoản không tự ý rút tiền). Ngay khi anh và bên mua đã thực hiện thủ tục công chứng mua bán nhà theo quy định thì ngân hàng, nơi nhận thế chấp tài sản, sẽ trích từ tài khoản của bên mua như đã nói trên một khoản tiền bằng với số tiền bên bán nợ ngân hàng (khoản này được xem là bên mua thanh toán tiền mua nhà cho bên bán). Sau khi đã hoàn tất việc thanh toán nợ cho ngân hàng, các bên sẽ thỏa thuận tiến độ thanh toán đối với số tiền mua bán nhà còn lại. Các bên có thể thỏa thuận việc thanh toán số tiền này ngay khi các bên đã hoàn tất thủ tục nộp thuế như thuế thu nhập cá nhân đối với bên bán (nếu có), lệ phí trước bạ đối với bên mua hoặc ngay sau khi bên mua đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà.
Ba mẹ em mượn nợ Ngân Hàng Agribank là 600tr -  Giờ không có khả năng chi trả vậy hình thức xử lý sẽ ra sao? Có đến mức bị phạt ngồi tù hay không? Nếu bỏ trốn thì có lệnh truy nã hay không. Khi vay có thế chấp ngân hàng 1 sổ đỏ của căn nhà và kho bãi (1000m2), giấy tờ xe tải 1 tấn rưỡi Libero. Nhưng sáng nay, Công An đến lập biên bản, vậy lập biên bản để làm gì?  Tịch thu tài sản hay chuyển qua hình sự?
Việc vay tiền của Ngân hàng có thế chấp tài sản là quan hệ dân sự. Nếu gia đình bạn vi phạm hợp đồng tín dụng và đồng ý để Ngân hàng phát mại tài sản thì Ngân hàng sẽ phát mại tài sản để thu hồi nợ. Nếu gia đình bạn không đồng ý phát mại tài sản thì Ngân hàng sẽ khởi kiện để Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Nếu người vay tiền gian dối hoặc bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản thì mới bị xử lý theo Điều 140 BLHS. Nếu công an đến gia đình bạn để lập biên bản thì chứng tỏ Ngân hàng đã có đơn tới công an trình báo mẹ bạn phạm tội (bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản). Còn nếu mẹ bạn không bỏ trốn thì không có lý do gì để công an vào cuộc và xử lý mẹ bạn về hình sự.
Tôi có vay của Ngân Hàng 2 tỷ theo 2 HĐTD và thế chấp bằng 1 ô tô + Nhà đất định giá là 5 tỷ. Do khó khăn nên không thanh toán và Ngân hàng đã khởi kiện. Tòa án đã xử chấp nhận đơn khởi kiện của Ngân hàng buộc tôi phải trả số tiền trên. Cơ quan thi hành án đã ra quyết định thi hành án theo yêu cầu của Ngân hàng. Trong thời gian này tôi đã nhiều lần xin kéo dài thời gian thi hành án chủ động và được Cơ quan thi hành án đồng ý. Do thiếu tiền chữa bệnh nên tôi đã bán chiếc ô tô với giá 200 triệu. Hiện nay Cơ quan thi hành án đang yêu cầu tôi mang ô tô đến để phát mại. Giờ tôi đang rất lo lắng. Bên công an đã liên lạc với tôi hỏi về vấn đề này.   Xin hỏi các luật sư việc tôi bán ô tô như vậy có vi phạm pháp luật không? Tôi phải làm gì trong tình huống này?
Sự việc của bạn đã trở lên rắc rối lớn nếu xe oto của bạn cũng là tài sản thế chấp thì bạn không thể bán được, hợp đồng bán xe của bạn bị vô hiệu hoặc nếu bạn có dấu hiệu tạo lập hồ sơ xe giả bạn sẽ có nguy cơ đối mặt với án lừa đảo chiểm đoạt tài sản. Bạn phải lấy lại chiếc xe đồng nghĩa với việc bạn phải trả lại người đã mua xe của bạn số tiền bạn đã nhận khi bán chiếc xe đó.
Gia đình tôi đang cần gấp một tỉ đồng . Chúng tôi có 1 quyển sổ đỏ đứng tên mẹ tôi . Vì mẹ tôi đã 78 tuổi nên khi đi vay các ngân hàng đều không chấp nhận . Sau đó có một người giới thiệu đến một công ty để công ty này vay hộ với điều kiện phải cho công ty đó vay ké thêm 1 tỉ . Chúng tôi chấp nhận nhưng sau đó mãi không thấy công ty đó đưa tiền trong khi ngân hàng đã giải ngân từ tháng 7 năm 2011 . Sau đó giám đốc công ty cho biết là số tiền 2 tỉ chuyển khoản nhờ qua công ty khác và đã bị lấy mất . Đến nay đã  gần 3 năm, công ty vẫn chưa trả sổ đỏ cho gia đình tôi . Ngân hàng vẫn thông báo suốt gần 2 năm qua, công ty chưa trả 1 đồng  lãi và gốc nào . Bây giờ cả lãi và gốc đã lên đến 3 tỉ . Vậy gia đình tôi phải làm gì để lấy lại quyển sổ đỏ . Chúng tôi vẫn thường xuyên ra công ty dòi trả sổ nhưng giám đốc chỉ hứa và lại để đấy . Xin luật sư cho biết trường hợp của chúng tôi nên làm thế nào để lấy lại sổ . Chúng tôi đã bị lừa ?
Trường hợp này có dấu hiệu lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nên phải làm đơn tố giác tội phạm gởi đến cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận/huyện và Viện kiểm sát nhân dân quận huyện nơi công ty đó đóng trụ sở để yêu cầu điều tra làm rõ sự việc và xử lý theo quy định.
Gia đình tôi được UBND cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với 2000m2 đất với mục đích sản xuất kinh doanh, đất thuê trả tiền hàng năm. Tôi đã xây dựng nhà xưởng trên thửa đất này. Nay tôi có nhu cầu thế chấp tài sản gắn liền với đất để vay vốn ngân hàng. Vậy tôi có bắt buộc phải ghi nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trước khi đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tài sản này hay không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 95 Luật Đất đai 2013 thì “…đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu”. Theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 179 Luật Đất đai 2013 thì hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm có quyền “Thế chấp bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật”. Như vậy, việc chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là không bắt buộc mà được thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu tài sản. Trong trường hợp bạn muốn thế chấp tài sản gắn liền với đất, thì theo Điều 22 Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18/11/2011 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất đã hình thành nhưng chưa được chứng nhận trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì nếu tài sản gắn liền với đất có đầy đủ điều kiện để chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện đồng thời thủ tục chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất với thủ tục đăng ký thế chấp.
Gia đình tôi có vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn 70 triệu đồng. Và đã hết hạn, gia đình tôi không đủ khả năng chi trả nên xin gia hạn,nhưng không được gia hạn, theo luật thì có được gia hạn hay không. Và thời gian gia hạn là bao nhiêu,cần điều kiện gì không. Nhân viên ngân hàng đến và thu nhà tôi 5tr, họ nói là sẽ gia hạn và xem xét,nhưng sau 3 ngày họ quay trở lại và nói là không được. Vậy chúng tôi cần phải làm gì, cảm ơn!
Hợp đồng vay mượn tiền của gia đình bạn và ngân hàng NNPTNT là giao dịch dân sự, do đó khi giao kết hợp đồng sẽ căn cứ vào sự thỏa thuận của hai bên và trên hợp đồng sẽ có những qui định về việc chấm dứt hợp đồng hay gia hạn trên hợp đồng . Vì vậy bạn nên xem lại hợp đồng có qui định những trường hợp sẽ được gia hạn hay không bạn nhé. Nếu không có bạn cần thương lượng với phía ngân hàng để nhận được sự chia sẻ vì khi đó quyền quyết định sẽ thuộc về phía ngân hàng.
Ngày 19/12/2010 tôi đứng thế chấp cho vợ chông người bạn ký hợp đồng vay vốn ngân hàng, trả góp với số tiền là 2.000.000 triệu hai trăm triệu đồng). Mỗi tháng trả góp cho ngân hàng là 6.000.000 (sáu triệu đồng) thời hạn 4 năm nhưng đến ngày 12/9/2013 vợ chồng người bạn tôi không đóng tiếp. Ngân hàng đã giữ Thông Báo xử lý tài sản của tôi.  Luật sư cho tôi hỏi tôi phải làm gì và kiếu kiện 2 vợ chồng đó như thế nào?
Bạn phải xem lại hợp đồng bảo lãnh mà mình đã ký kết với Ngân hàng như thế nào mà giải quyết. Về nguyên tắc, sau khi bên nhận bảo lãnh (Ngân hàng) xử lý tài sản của bên bảo lãnh (bạn) để giải quyết hợp đồng tín dụng với bên được bảo lãnh (vợ chồng bạn của bạn) do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Thì trên cơ sở xử lý tài sản của Ngân hàng, bạn có quyền khởi kiện vợ chồng kia để yêu cầu thanh toán lại phần mà bạn đã thực hiện thay cho họ. Bạn khởi kiện trên cơ sở những gì Ngân hàng đã xử lý tài sản của bạn.
Gia Đình tôi có 1 quyển sổ đỏ mang tên chủ sở hữu là của bà nội tôi Bà tôi có 6 người con. hiện nay người con cả và con út mang quyển sổ ấy đi thế chấp ngân hàng lấy 1 số tiền.nhưng chưa được sự đồng ý của những người còn lại trong gia đình.. biết rằng hiện tại khi thời điểm mang đi thế chấp đó bà tôi mất năng lực về nhận biết nên không trao quyền thừa kế tài sản cho 1 cá nhân nào... bây giờ gia đình tôi muốn lấy lại quyển sổ đỏ ấy... thì muốn hỏi luật sư cho ý kiến nên làm thế nào?nếu chúng tôi đưa sự việc này ra tòa án thì chúng tôi sẽ có khả năng thắng kiện không ?
Trước hết thửa đất thuộc quyền sử dụng của bà nội bạn nên về nguyên tắc bà nội bạn có toàn quyền định đoạt thửa đất đó. Tuy nhiên như bạn cung cấp bà nội bạn đã bị mất năng lực hành vi nên khi thực hiện các hành vi pháp luật thì bà nội bạn phải có người giám hộ đây là quy định bắt buộc của Bộ luật Dân sự năm 2005 Điều 58. Giám hộ 1. Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức (sau đây gọi chung là người giám hộ) được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự (sau đây gọi chung là người được giám hộ). 2. Người được giám hộ bao gồm: a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu; b) Người mất năng lực hành vi dân sự. 3. Người chưa đủ mười lăm tuổi được quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và người được quy định tại điểm b khoản 2 Điều này phải có người giám hộ. 4. Một người có thể giám hộ cho nhiều người, nhưng một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp người giám hộ là cha, mẹ hoặc ông, bà theo quy định tại khoản 2 Điều 61 hoặc khoản 3 Điều 62 của Bộ luật này. Điều 62. Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự 1. Trong trường hợp vợ mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ. 2. Trong trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo là người giám hộ. 3. Trong trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ. Điều 67. Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ mất năng lực hành vi dân sự Người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự có các nghĩa vụ sau đây: 1. Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ; 2. Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự; 3. Quản lý tài sản của người được giám hộ; 4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ. Trường hợp có quyết định về việc bà bạn bị mất năng lực hành vi dân sự thì phải có quyết định của cơ quan có thẩm quyền, khi bà nội bạn bị mất năng lực hành vi dân sự thì bác lớn của em sẽ là người được giám hộ đương nhiên và bố em cùng các anh chị em khác có quyền giám sát bác em trong việc thực hiện giám hộ. Nếu bác em có sai phạm thì bố em và các anh chị em của mình mới có quyền khiếu kiện, thậm chí là khởi kiện vụ án dân sự theo quy định của pháp luật.
Cách đây 2 năm gia đình tôi có thế chấp sổ đỏ để vay ngân hàng 400 triệu,khi đó ngân hàng định giá thửa đất đó 900 triệu Gia đình đã trả lãi hàng tháng đầy đủ và 50 triệu tiền gốc.Nay đến hạn trả 70 triệu tiền gốc nữa nhưng gia đình mất khả năng thanh toán(vay 400 triệu từ tháng 7  trả gốc dần từng năm đến tháng 7 năm 2016 phải trả hết) Xin hỏi Luật Sư gia đình tôi phải làm gì để thiệt hại nhỏ nhất,có thể ngân hàng hóa giá nhà theo giá 900 triệu được không hay la ngân hàng sẽ định giá lại tài sản đấy theo giá thợi điểm?
- Quy định chung đối với thời gian áp dụng cho giá trị định giá tài sản bảo đảm như trường hợp bạn nêu là 12 tháng, nghĩa là sau 12 tháng phải định giá lại. Tuy nhiên thực tế ngân hàng (hay tổ chức tín dụng nói chung) có thể áp dụng khác tùy quyết định của họ. - Khi xử lý tài sản bảo đảm ngân hàng có thể vận dụng nhiều phương án khác nhau, ví dụ bán đấu giá, khi đó giá trị thu được sẽ khác 900 triệu đồng; thỏa thuận với bên bạn để mua lại hoặc để người khác mua (giá có thể 900 triệu đồng hoặc khác);... - Trong mọi trường hợp bạn nên giữ liên lạc với ngân hàng để chủ động về thông tin. Để giảm thiểu thiệt hại bạn có thể thỏa thuận lại về khoản vay (điều chỉnh tiến độ trả, mức lãi suất, thời hạn vay,...) hoặc tìm người mua lại tài sản của mình hay phương án khác mà bạn thấy hữu ích.
Hiện nay tôi có một mảnh đất diện tích 100m2(đã sử dụng một phần để xây nhà ở, đóng thuế đất đầy đủ)mua của hợp tác xã nhưng chưa có sổ đỏ. Theo dự tính năm 2015 Hơpj tác xã sẽ cấp sổ đỏ nếu như nộp vào đó khoảng 30-50 triệu, nhưng vì điều kiện kinh tế không đủ khả năng nên tôi không có tiền làm sổ đỏ, do đó tôi muốn vay ngân hàng 1 phần số tiền đó để làm sổ đỏ, như vậy tôi có cần thế chấp gì để vay số tiền từ ngân hàng hay không? Mảnh đất hiện thời có được dùng làm vật thế chấp không vì gia đình tôi không còn tài sản nào khác có giá trị lớn? - Số tiền vay là bao nhiêu thì không cần thế chấp đất đai? - Nếu gia đình tôi thuộc diện cận nghèo thì chúng tôi được vay vốn bao nhiêu để làm sổ đỏ hoặc kinh doanh? T
Bạn có thể liên hệ với ngân hàng chính sách để được xem xét, hỗ trợ vay vốn. Ngân hàng có nhiều gói dịch vụ tín dụng trong đó có cả tín chấp. Mỗi ngân hàng lại có những quy định khác nhau về việc cho vay và đối tượng được vay... vì vậy bạn có thể liên hệ trực tiếp với ngân hàng chính sách hoặc một ngân hàng nào đó trên địa phương để biết thông tin cụ thể về điều kiện vay vốn và đối tượng vay vốn....
Tôi có mua căn hộ chung cư (đang thi công, chưa bàn giao) có hỗ trợ vay vốn của ngân hàng (hợp đồng mua bán với CĐT ngân hàng giữ) vậy sau này khi bàn giao nhà, tôi sẽ làm sổ đỏ như thế nào? Trong trường hợp sau này tôi tự làm sổ đỏ (không qua chủ CĐT) có được không?
Vấn đề là ở chỗ bạn đã ký hợp đồng mua bán với chủ đầu tư song bạn dùng chính căn hộ này để thế chấp vào ngân hàng và lấy tiền tiếp tục trả tiền mua nhà cho những đợt trả tiền tiếp theo. Như vậy, bạn thế chấp tài sản của minh, sau này bạn phải hoàn thành nghĩa vụ với ngân hàng, trả hết tiền họ, xoá thế chấp thì bạn mới lấy hợp đồng mua bán mới có thể làm sổ được. Sổ đỏ là do chính các bạn đi làm vì bạn là chủ tài sản chứ không phải chủ đầu tư. Bạn chỉ cần trả hết nợ cho ngân hàng lấy giấy tờ tài sản về và đi làm sổ đỏ, còn phần chủ đầu tư người ta sẽ cung cấp cho bạn hồ sơ về dự án để bản làm sổ đỏ
Xin chào anh/chị, Tôi có mua chung cư (đang xây dựng, chưa bàn giao) có hỗ trợ vay vốn ngân hàng (hợp đồng mua bán với CĐT ngân hàng cầm). Vậy sau này bàn giao nhà với CĐT tôi có thể làm sổ đỏ được không? Nếu tôi không làm sổ đỏ ngay mà sau này tự làm(không qua CĐT) có được không? Xin cám ơn các anh/chị.
- Về phía ngân hàng: Ngân hàng hỗ trợ vốn thì họ sẽ kiểm soát chặt căn hộ vì đó là tài sản bảo đảm cho khoản vay và vì vậy khi nào nghĩa vụ đối với khoản vay được hoàn thành thì mới có thể được cấp giấy chứng nhận liên quan đến căn hộ, trừ khi ngân hàng có thỏa thuận khác với bạn. - Về CĐT: Thường trường hợp như bạn nêu, CĐT có nghĩa vụ hoàn thành giấy chứng nhận liên quan đến căn hộ cho bạn. Khi CĐT yêu cầu người mua phối hợp làm thủ tục để cấp giấy chứng nhận mà người mua quyết định sau này tự làm thì người mua không có cơ sở để khiếu nại gì CĐT, kể cả khi gặp khó khăn trong quá trình làm sổ sau này. Theo tôi, khi bạn quyết định tự làm sổ thì nhiều khả năng CĐT sẽ không ngăn cản, còn việc bạn làm được sổ hay không thì phụ thuộc vào mức độ hồ sơ đáp ứng đối với các yêu cầu của chính quyền.
Hiện tôi đang có một tài khoản tiết kiệm trong ngân hàng nông nghiệp và phát truyển nông thôn chi nhánh Biên Hòa. Tôi muốn làm giấy ủy quyền cho vợ tôi thực hiện các giao dịch với ngân hàng như nộp tiền, rút lãi, rút cả gốc. Vậy thủ tục làm giấy ủy quyền như thế nào? Có phải xin dấu xác nhận của chính quyền địa phương không? Gửi bởi: lê ngọc hiệp
Thủ tục làm giấy ủy quyền của bạn khá đơn giản, bạn không phải xin dấu xác nhận của chính quyền địa phương. Bạn chỉ cần đến ngân hàng nơi bạn mở tài khoản để yêu cầu làm giấy ủy quyền và khai báo các thông tin liên quan đến tài khoản, chủ tài khoản, thông tin về người được ủy quyền theo mẫu và lấy dấu xác nhận của ngân hàng là đủ. Sau đó, khi vợ bạn khi thực hiện các giao dịch qua ngân hàng, cô ấy phải mang kèm theo giấy ủy quyền đã có dấu xác nhận của ngân hàng nêu trên.
Hiện tôi đang có một tài khoản tiết kiệm trong ngân hàng nông nghiệp và phát truyển nông thôn chi nhánh Biên Hòa. Tôi muốn làm giấy ủy quyền cho vợ tôi thực hiện các giao dịch với ngân hàng như nộp tiền, rút lãi, rút cả gốc. Vậy thủ tục làm giấy ủy quyền như thế nào? Có phải xin dấu xác nhận của chính quyền địa phương không?
Thủ tục làm giấy ủy quyền của bạn khá đơn giản, bạn không phải xin dấu xác nhận của chính quyền địa phương. Bạn chỉ cần đến ngân hàng nơi bạn mở tài khoản để yêu cầu làm giấy ủy quyền và khai báo các thông tin liên quan đến tài khoản, chủ tài khoản, thông tin về người được ủy quyền theo mẫu và lấy dấu xác nhận của ngân hàng là đủ. Sau đó, khi vợ bạn khi thực hiện các giao dịch qua ngân hàng, cô ấy phải mang kèm theo giấy ủy quyền đã có dấu xác nhận của ngân hàng nêu trên. Nguồn:
Cách đây khoảng 3 tuần ngày 09/10/2014 em có ra ngân hàng vietcombank thực hiện chuyển tiền, nhưng e đã chuyển nhầm tài khoản khác, e đã nhờ ngân hàng và tự liên hệ với chủ tài khoản trên để lấy lại tiền nhưng bên chủ tài khoản không hợp tác .Em nghĩ là bên kia có ý định lừa em để quỵt số tiền đó.Luật sư cho em hỏi là giờ em muốn kiện người kia về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có được không ạ,nếu được thì em phải làm những thủ tục gì ạ?liệu khi em kiện thì các sếp công ty em có phải bận tâm tới việc này không ạ.Em đang rất bối rối mong các luật sư tư vấn giúp em với ạ.Mọi tư vấn giúp đỡ mong bác tư vấn giúp em với ạ
Bộ luật dân sự có quy định về các trường hợp làm phát sinh quyền sở hữu của cá nhân đối với tài sản/tiền. Theo đó, việc chuyển nhầm tiền vào tài khoản không phải là căn cứ để người chủ tài khoản được quyền sở hữu/sử dụng số tiền đó. Khi chủ tài khoản bạn chuyển nhầm tiền được lợi về tài sản không có căn cứ thì theo khoản 1 điều 599, Bộ luật Dân sự 2005 quy định thì phải hoàn trả cho người chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp. Trường hợp không tìm được chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản đó thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. " Điều 599. Nghĩa vụ hoàn trả 1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản đó thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này." Như vậy, trường hợp này nếu chủ tài khoán đó đã được bạn và ngân hàng liên hệ để lấy lại tiền, mà chủ tài khoản này cố tình không trả lại tiền thì người đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo điều 141, Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009: “Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hoá bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm” Như vậy, với trường hợp này nếu người chủ tài khoản cố tình không trả tiền, bạn có thể đến cơ quan công an trình báo để được giúp đỡ.
Hiện tại gia đình tôi đang đứng trước nguy cơ mất nhà. Chuyện là như sau : Tháng 3/2012. ông ngoại của tôi vì tin tưởng họ hàng là em dâu (tức là vợ của ông trẻ) và Ông A là giám đốc công ty tư nhân vay tiền, ông ngoại tôi vì tin họ hàng đồng ý để em dâu đứng ra làm trung gian để mang sổ đỏ của gia đình ra thế chấp ngân hàng cho Ông A vay tiền là 200.000.000, và ông ngoại tôi được nhận lãi là 2 triệu đồng một tháng. Sự việc này xảy ra Ông ngoại tôi giấu gia đình vợ con để cho vay, mà không hỏi bất cứ thành viên nào trong nhà. Tháng 1/2013 Vụ việc vỡ lở ra khi chẳng may ông ngoại bị tai nạn, nguy kịch và mất. Và chính bà em dâu, đến khi ông tôi mất mới nói ra sự việc thế chấp sổ đỏ. Ông tôi trước khi mất có nói là cho Ông A vay 200.000.000tr, xong do ra đi quá đột ngột mà ông ko thể trăn trối thêm gì nữa . Gia đình cũng không tìm thấy bất cứ giấy tờ gì giữa ông ngoại tôi và Ông A về sự việc thế chấp sổ đỏ. Gia đình tôi rất bất ngờ, ngay lập tức gặp Ông A thì Ông nói rằng hiện nay không thể trả đc số tiền đã vay của ngân hàng là 200.000.000 tr. Ông A xin gia hạn với ngân hàng là 1 năm tức là ngày đáo hạn là trong tháng 3/2013, gia đình tôi đã đồng ý và bắt Ông A viết lại BÁN CAM KẾT hứa với gia đình sẽ trả tiền cho ngân hàng vào tháng 3/2014 cùng với chữ kí của gia đình tôi, Ông A và bà em dâu. Hứa là sẽ trả lãi như lúc ông ngoại tôi còn sống là 2trieu. Nhưng sau đó gia đình tôi tìm hiểu được Ông A vay ngân hàng với số tiền là 700.000.000 tr chứ không phải là 200.000.000 như đã nói. . Gia đình tôi cũng đưa sự việc trên ra công an, nhưng công an cũng không giải quyết đc họ chỉ có khả năng đốc thúc ông A trả lại sổ đỏ thôi. Đến ngày hôm nay ngày 19/2/2014, ngân hàng đến nhà tôi nói rằng Ông A không trả lãi cho ngân hàng từ tháng 10/2013 rồi. Ngân hàng đến thông báo nếu không trả lãi và trả tiền cho ngân hàng gia đình tôi sẽ bị tịch thu lại nhà. Gia đình tôi có gọi điện thúc giục thì Ông A có thái độ không hợp tác và tắt máy. Bây giờ gia đình tôi phải làm sao? Sắp đến tháng 3 rồi nếu Ông A không trả tiền cho ngân hàng thì ngân hàng sẽ đến tịch thu nhà. Mong luật sư tư vấn giúp gia đình tôi với
Với thông tin bạn nêu căn cứ Bộ luật Dân sự, Luật Ngân Hàng, Luật Đất Đai và các văn bản hướng dẫn thực hiện, Luật sư tư vấn cho bạn như sau: Hiện tượng này cũng thường xuyên xảy ra trên thực tế, về quan hệ pháp luật ở đây ông Ngoại bạn là người đứng ra thế chấp quyền sử dụng đất thuộc quyền sử dụng của mình cho Hợp đồng tín dụng của ông A với Ngân hàng. Thực hư giá trị thế chấp như thế nào sẽ còn phải căn cứ Hợp đồng tín dụng và Hợp đồng thế chấp của ông Ngoại bạn với ngân hàng và hợp đồng của ông A với Ngân hàng. Về nguyên tắc nếu ông Ngoại bạn chỉ thế chấp quyền sử dụng đất của mình cho khoản vay có giá trị 200.000.000 đồng thì tài sản đã thế chấp chỉ được sử dụng để trả số tiền 200.000.000 đồng và lãi suất của số tiền này. Trường hợp thứ hai là ông ngoại bạn ký hợp đồng bão lãnh, hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất cho toàn bộ khoản vay 700.000.000 đồng khi đó thửa đất thế chấp sẽ có thể bị xử lý để thanh toán số nợ gốc và lãi của 700.000.000 đồng. Một vấn đề nữa cũng cần quan tâm là thửa đất đó là tài sản riêng của ông Ngoại bạn hay là tài sản chung của ông, bà ngoại bạn? Nếu là tài sản chung của ông bà ngoại bạn thì căn cứ đề mẹ bạn cùng các bác, các rì các cậu của mình giữ lại thửa đất đó. Theo quy định tại Điều 676 Bộ luật Dân sự về hàng thừa kế, những người trên thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông ngoại bạn.
Xin chào Luật Sư! Cho tôi hỏi một vấn đề liên quan đến việc vay thế chấp tại ngân hàng. Tôi có người bạn hiện đang vay thế chấp bằng bìa đỏ nhà và đất ở tại ngân hàng với số tiền là 1,1 tỉ. Gía trị tài sản hiện có lớn hơn  2.5 tỉ, ngân hàng định giá 1.9 tỉ và cho vay 1.1 tỉ. Gỉa sử người đó không đủ khả năng thanh toán khoản nợ và báo cho ngân hàng chuyển đổi hẳn tài sản hiện có cho ngân hàng thì có được nhận lại giá trị còn lại của tài sản hay không? Nếu được nhận lại thì số tiền lài bao nhiêu? Xin cảm ơn Luật sư!
Trường hợp này tạm được xác định như sau: Người có tài sản Ông A, Người vay vốn ông B, Người cho vay Ngân hàng Như bạn nói thì đây là hợp đồng vay có bảo đảm, có nghĩa là người vay vốn ông B bảo đảm bằng tài sản của ông A nếu ông B không trả hoặc trả không đầy đủ thì tài sản bảo đảm sẽ được đem đi xử lý để thu hồi vốn vay cho ngân hàng. Nghĩa vụ bảo đảm thông thường là toàn bộ bao gồm cả khoản tiền gốc, tiền lãi, tiền phạt vi phạm... Việc xử lý tài sản có thể được xác định: Thông qua thỏa thuận giữa chủ tài sản và ngân hàng hoạc Bán đấu giá bảo đảm thi hành án. Nếu sau khi xử lý tài sản thế chấp, trừ các nghĩa vụ đi, vẫn còn thừa lại sẽ thuộc quyền của chủ tài sản, nếu tài sản không đủ bảo đảm nghĩa vụ thì người vay sẽ phải trả số tiền còn thiếu.
Kính chào Luật sư, Vợ chồng tôi có 01 căn nhà & cả 2 vợ chồng đang cùng đứng tên là chủ sở hữu của căn nhà này. Nay, tôi muốn từ bỏ quyền sở hữu căn nhà, đồng thời chuyển toàn bộ quyền sở hữu căn nhà cho duy nhất chồng tôi đứng tên. Hỏi: 1) Tôi phải tiến hành các thủ tục gì ? Chúng tôi phải liên hệ với cơ quan chức năng nào để tiến hành các thủ tục cần thiết ? 2) Cảm phiền Luật sư cho xin các biểu mẫu có liên quan. Chân thành cảm ơn & trân trọng kính chào. Nguyễn Thị Bích Huyền.
Để chuyển quyền sở hữu nhà từ vợ sang chồng trong khối tài sản chung, chị có thể tiến hành dưới hình thức hợp đồng tặng, cho nhà. Trong trường hợp này được miễn thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ A. Trường hợp tặng cho nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở: 1. Về hồ sơ chuyển dịch quyền sở hữu nhà ở do tặng cho bao gồm: - Hợp đồng tặng cho có chứng nhận của công chứng Nhà nước (có thể tự soạn hoặc làm theo mẫu); - Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở của bên tặng cho (như quy định trong mua bán nhà ở); - Bản khai nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất và Bản khai nộp lệ phí trước bạ nhà, đất (do cơ quan quản lý nhà ở cung cấp tại nơi tiếp nhận hồ sơ); - Bản sao Giấy khai sinh nếu các bên tặng cho có quan hệ gia đình để làm cơ sở miễn thuế chuyển quyền sử dụng đất. 2. Về trình tự, thủ tục - Bước 1: Các bên tặng cho đến lập hợp đồng mua bán tại cơ quan công chứng (không phân biệt địa bàn), kèm theo giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở và chứng minh thư nhân dân. Hợp đồng có thể được soạn sẵn hoặc do công chứng viên soạn. - Bước 2: Bên nhận tặng cho nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện (nếu là cá nhân), cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh (nếu là tổ chức). Trường hợp tặng cho một phần nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở thì phải có bản vẽ sơ đồ diện tích nhà ở, đất ở có thẩm tra của của cơ quan quản lý nhà ở nếu tại đô thị, có xác nhận của UBND cấp xã nếu tại nông thôn. - Bước 3: Căn cứ vào hồ sơ, cơ quan quản lý nhà ở sẽ kiểm tra, xác định vị trí thửa đất và gửi cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có); - Bước 4: Sau khi có thông báo của cơ quan thuế, cơ quan quản lý nhà ở sẽ gửi thông báo nộp thuế để chủ nhà đi nộp nghĩa vụ tài chính tại cơ quan thuế (nếu chủ nhà không thuộc diện phải nộp hoặc được miễn nộp nghĩa vụ tài chính thì không có bước này). - Bước 5: Sau khi đã nộp thuế, chủ nhà nộp biên lai thu thuế, lệ phí trước bạ cho cơ quan quản lý nhà ở để nhận Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Thời gian làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho người mua tối đa là 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Thời gian này không tính vào thời gian chủ nhà đi nộp các nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước. B. Tặng cho nhà ở không có quyền sử dụng đất ở 1. Về hồ sơ tặng cho nhà ở bao gồm: - Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở được cấp theo quy định của Luật Nhà ở (chỉ có quyền sở hữu nhà ở trên đất của người khác như xây dựng nhà ở trên đất thuê, đất mượn); - Hợp đồng tặng cho nhà ở có chứng nhận của công chứng Nhà nước; - Bản kê khai nộp lệ phí trước bạ nhà ở. 2. Về trình tự, thủ tục Trình tự, thủ tục tặng cho nhà ở trong trường hợp này được thực hiện như quy định đối với trường hợp tặng cho nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở nêu tại phần A trên đây.
Gia đình tôi có chiếc bình cổ từ thời vua Càn Long đã được đăng ký theo quy định của pháp luật di sản văn hóa, thời gian gần đây có người đến hỏi mua với giá rất cao và chúng tôi cũng có ý định bán. Được tin chúng tôi có ý định bán chiếc bình cổ đó thì đại diện chính quyền địa phương đến yêu cầu gia đình tôi không bán chiếc bình cổ vì chiếc bình cổ đó có giá trị đối với công tác bảo tồn di sản văn hóa của Nhà nước, nếu gia đình tôi bán thì sẽ bán cho Nhà nước, Nhà nước có quyền ưu tiên mua. Tôi được biết việc mua bán cổ vật được nhà nước cho phép, vậy việc làm của đại diện chính quyền địa phương như vậy có đúng với quy định của pháp luật hay không? Nhà nước có quyền ưu tiên mua hay không?
Việc làm của chính quyền địa phương là đúng với quy định của pháp luật. Nhà nước có quyền ưu tiên mua cổ vật. Theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Di sản văn hóa năm 2001 thì cá nhân có quyền bán cổ vật thuộc sở hữu tư nhân theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều 199 Bộ luật Dân sự 2005 và khoản 2 Điều 43 Luật Di sản văn hóa thì Nhà nước được ưu tiên mua cổ vật. Theo thông tin mà bạn cung cấp thì chiếc bình cổ đó có giá trị trong công tác bảo tồn di sản văn hóa của Nhà nước, đối chiếu với quy định trên thì Nhà nước có quyền ưu tiên mua chiếc bình cổ của gia đình bạn
Ông nội tôi có thửa đất ở đứng tên Ông Nguyễn Văn A, sinh năm 1931. Thửa đất do ông bà nội tôi tạo lập. Bà nội tôi mất năm 1982; ông tôi có 9 người con, 2 người con đã chết, trong đó: người thứ nhất chết lúc 9 tuổi, người thứ hai chết có vợ và 7 người con. Ông nội tôi tách thửa được ba sổ, ông cho cháu 2 sổ. Vậy để người cháu làm sổ mang tên mình, gia đình tôi cần làm như thế nào và chuẩn bị những thủ tục gì. Kính mong quý cấp giúp đỡ! Hiện sức khỏe ông nội không được tốt, nên chúng tôi rất mong sự phản hồi từ quý cấp.
Trường hợp bạn hỏi không rõ bà nội bạn khi chết có để lại di chúc hay không. Nếu bà nội bạn khi chết không để lại di chúc thì để người cháu làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dung đất mang tên mình trước hết phải làm thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất. Thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất trong trường hợp này phải có sự đồng ý của các đồng sở hữu và phải được công chứng tại một trong các tổ chức hành nghề công chứng (Phòng công chứng, Văn phòng công chứng) trên địa bàn tỉnh. Về hồ sơ: 01 bộ, gồm: - Phiếu yêu cầu công chứng (Mẫu số 01/PYC); - Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu; - Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; - Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất (trường hợp tự soạn thảo). - Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có (hồ sơ tách thửa…). Bản sao nêu trên là bản chụp, bản in, bản đánh máy hoặc bản đánh máy vi tính nhưng phải có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải có chứng thực. Khi nộp bản sao thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu./.
Tổ chức, cá nhân không phải là chủ thể quyền sở hữu công nghịêp có quyền yêu cầu xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghịêp không?
Tổ chức, cá nhân không phải là chủ thể quyền sở hữu công nghiệp, nhưng phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp chỉ có thể yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền xử lý trong trường hợp thoả mãn hai điều kiện; Thứ nhất hàng hoá, tem nhãn, vật phẩm mang dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý. Gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội.
Tôi có một số tài sản nằm trên đất quy hoạch, trong đó có một căn nhà, nay sắp hư hỏng, tôi muốn cất lại. Nhưng nghe nói căn nhà và số tài sản của tôi sẽ không được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu. Điều này có đúng không?
Nếu như đất đã quy hoạch mà chị lại cất nhà và xây dựng các công trình khác thì chị sẽ không được chứng nhận quyền sở hữu… Theo quy định tại khoản 4 Điều 35 Nghị định số 43/NĐ-CP (quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai), tài sản gắn liền với đất không được chứng nhận quyền sở hữu khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi thuộc một trong những trường hợp sau: nhà ở, công trình được xây dựng sau thời điểm công bố cấm xây dựng; xây dựng lấn, chiếm mốc giới bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử văn hóa đã xếp hạng; tài sản gắn liền với đất được tạo lập từ sau thời điểm quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mà tài sản được tạo lập đó không phù hợp với quy hoạch được duyệt tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Kính chào luật sư! Trước đây em có mua một chiếc xe may ở nghệ an của một người quen, em cũng chưa làm thủ tục chuyển quyền sở hữu và cũng chẳng có hợp đồng mua bán, bây giờ em cũng không biết người đó ở đâu nữa, hiện nay em đang làm việc ở TPHCM, sau khi Nghị định 71 ra đời, em muốn chuyển quyền sở hữu thì en phải làm như thế nào? Xin LS giúp đỡ em. Em xin chân thành cảm ơn nhiều!
Bạn phải liên hệ với người đứng tên và địa chỉ ghi trong cà vẹt xe để nhờ họ ký giúp bạn tờ giấy bán xe có xác nhận của UBND phường/xã nơi người đó cư trú. Sau đó, bạn về cơ quan cảnh sát đăng ký xe và cơ quan thuế nơi bạn thường trú để làm thủ tục sang tên trước bạ và chuyển tên chủ phương tiện. Trường hợp bạn không thể liên hệ với chủ xe như nêu trên thì thông qua người vừa bán xe cho bạn bạn hỏi thông và tìm liên hệ với chủ xe nhé.
Em chào luật sư ạ, em đang có 1 số vấn đề thắc mắc xin luật sư giải đáp giúp em với ạ. Gia đình em có bán đất năm 2008, hai bên mua bán với nhau bằng giấy viết tay, S: 1000 m2, trị giá: 100 triệu, bên mua đã giao 50 triệu, đất chưa giao quyền sử dụng và chưa làm sổ. Em ko mún bán nữa vì bên mua không đàng hoàng cho nên em mún lấy lại đất. gia đình e đã kiện ra tòa thì gia đình e đã lấy lại được đất. Nhưng mảnh đất họ đã lấy xe ủi sang bẳng hết số cà phê, nên em mún hỏi luật sư nếu bây giờ e kiện để họ bồi thường lại thiệt hại liệu có được ko ak.
Thông tin em nêu chưa được rõ vậy luật sư chia hai tình huống như sau em tham khảo nhé. Thứ nhất nếu việc san lấp được thực hiện ngay khi ký hợp đồng và lỗi để hợp đồng vô hiệu thuộc về người mua thì gia đình em cần yêu cầu họ bồi thường ngay tại thời điểm giải quyết vụ việc và vì vậy giờ không thể khởi kiện họ được. Thứ hai nếu sau khi bản án có hiệu lực họ san lấp gây thiệt hại cho gia đình em thì gia đình em có quyền khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Trước đây ba mẹ tôi có mua nhà bằng giấy tay và sau có làm hộ khẩu và ba của tôi dứng tên chủ hộ,vì ba mẹ lớn tuổi và tôi cũng là con út trong nhà nên ba mẹ muốn tôi đứng tên căn nhà dồng thời làm chủ hộ. Sau đó tôi làm giấy tờ đứng tên quyền sở hữu nhà và ba mẹ tôi cũng biết điều đó và đó cũng là ý chí của ba mẹ tôi.Vậy hỏi luật sư, các đồng thừa kế có dược chia thừa kế không nếu ba hoặc mẹ tôi mất?
Về mặt pháp luật nếu căn nhà do bạn đứng tên chủ sở hữu thì pháp luật thừa nhận bạn là chủ sở hữu căn nhà chứ không phải là ai khác (kể cả cha mạ bạn). Vì vậy, căn nhà là tài sản của bạn mặc dù nguồn gốc có thể do cha mẹ bạn tạo lập. Trừ khi có cơ sở xác định rằng bạn chỉ đứngt ên hộ chứ căn nhà không phải là của ab5n thì nếu có tranh chấp, người nào xuất trình được bằng chứng về việc bạn đứng tên hộ thì tòa án sẽ xem xét và giải quyết. Trường hợp khi cha mẹ bạn mất thì vì căn nhà là tài sản của bạn nên các đồng thừa kế của cha mẹ bạn không thể yêu cầu bạn chia nhà. Tuy nhiên, nếu có tranh chấp phát sinh thì căn cứ vào các chứng cứ xuất trình như đã nói trên về việc bạn chỉ đứng tên dùm thì tòa án sẽ xem xét giải quyết.
Kính gửi Quý Luật Sư, Hiện nay gia đình chúng tôi vướng về thủ tục làm sổ đỏ nhận thừa kế như sau: 1. Ông bà ngoại tôi chết không có di chúc có để lại 1 căn nhà và đất tại huyện Bình Chánh. 2. Ông bà ngoại chỉ có 1 mình má tôi là con. 3. Quyết định cấp đất của nhà tôi năm 1999, ngày ký trong quyết định là năm 2001. 4. Hiện nay nhà tôi làm thủ tục nhận thừa kế di sản thì:      - Má tôi đã ra phòng Công chứng làm thủ tục nhận thừa kế di sản: Phòng công chứng đã công chức và hoàn tất thủ tục.     - Về xã thì xã không cấp sổ đỏ với lý do:                * Thời điểm cấp sổ đỏ cho ông bà ngoại tôi trong hộ khẩu có tên chị tôi là cháu ngoại của ông bà ngoại tôi nên bây giờ muốn làm Sổ đỏ đứng tên thì phải có ý kiến của Chị Tôi.                * Nhưng vì lúc ông bà ngoại đã nuôi chị tôi thời chiến tranh, ông bà không biết chữ nên trong hộ khẩu khai tên chị tôi không đúng với khai sinh, cũng như ngày tháng năm sinh cũng không đúng.         => Vì vậy, bây giờ xã yêu cầu gia đình tôi phải xác nhận sao đó chứng minh tên người trong hộ khẩu trước đây với tên chị tôi hiện nay là 1 người. Tôi đi khắp nơi không ai chịu xác nhận. Vậy, kính mong Luật sư giúp giùm là:           1. Xã yêu cầu gia đình tôi muốn làm sổ đỏ căn nhà phải có sự đồng ý của chị tôi là đúng không? vì thiết nghĩ trong hộ khẩu thời điểm đó quan hệ chị tôi và ông bà ngoại ghi là cháu ngoại, thì việc hưởng thừa kế căn nhà này là của mẹ tôi chứ sao đòi xác nhận của chị tôi nữa?           2. Nếu phần 1 như tôi nêu trên là xã đúng thì bây giờ tôi làm cách nào để xác nhận được chị tôi và tên người trong hộ khẩu trước đây là 1.
Vì vấn đề bạn nêu ra không rõ ràng nên tôi không thể tư vấn cụ thể cho bạn được. Tuy nhiên tôi có một số ý kiến sau, bạn có thể tham khảo thêm: Theo quy định của pháp luật thì nếu nhà và đất mà bạn nêu trên thuộc của hộ gia đình thì nhà và đất đó sẽ là tài sản chung của các thành viên trong hộ gia đình và việc chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ phải được thực hiện theo phương thức thoả thuận. Vì vậy nếu đất và nhà thuộc trường hợp vừa nêu thì yêu cầu của xã đối với gia đình bạn là hợp lý. Về việc xác nhận tên chị gái bạn trên sổ hộ khẩu và tên, năm sinh chị gái bạn trên thực tế là một thì bạn nên liên hệ với cơ quan hộ tịch để được hướng dẫn xác nhận như thế nào cho phù hợp quy định, từ đó mà bạn căn cứ để tiến hành việc xác nhận hai tên là một.
Ngày 5/9/2015 tôi đi đánh cá và có vớt được một chiếc bát cổ, vậy luật sư cho tôi hỏi liệu tôi có thể xác lập quyền sở hữu đối với vật chìm đắm là chiếc bát cổ đó không? Nếu không chiếc bát đó sẽ được xử lý như thế nào?
Theo điều 240 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về việc xác lập quyền sở hữu đối với vật bị chôn giấu, bị chìm đắm dược tìm thấy như sau: Vật bị chôn giấu, bị chìm đám được tìm thấy mà không xác định được ai là chủ sở hữu thì sau khi trừ chi phí tìm kiếm, bảo quản, quyền sở hữu đối với vật đó được xác định như sau: - Vật được tìm thấy là di tích lịch sử, văn hóa thì thuộc Nhà nước; người tìm thấy vật đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật. - Vật được tìm thấy không phải là di tích lịch sử văn hóa mà có giá trị đến mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì thuộc sở hữu của người tìm thấy; nếu vật được tìm thấy có giá trị lớn hơn 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì người tìm thấy được hưởng giá trị bằng mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc Nhà nước Như vậy, để xác định quyền sử hữu đối với vật chìm đắm là chiếc bát cổ thì cần xét đến việc chiếc bát đó có thuộc danh mục di tích lịch sử, văn hóa hay không, nếu chiếc bát là di tích lịch sử, văn hóa thì bạn không có quyền sở hữu đối với chiếc bát đó và chỉ được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật và ngược lại nếu chiếc bát không phải di tích lịch sử văn hóa thì quyền sở hữu đối với chiếc bát đó được xác định theo quy định tại khoản 2 điều 240 BLDS đã trích ở trên. Khi tìm được chiếc bát cổ, bạn cần bàn giao vật cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn chờ xử lý chiếc bát đó theo quy định tại điều 9 Nghị định 96/2009/NĐ-CP của Chính phủ về việc xử lý tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được phát hiện hoặc tìm thấy thuộc đất liền, các hải đảo và vùng biển Việt Nam. Điều 9 Nghị định 96 quy định như sau: “Điều 9. Tiếp nhận, quản lý và bảo quản tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy 1. Tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm hoặc tổ chức, cá nhân tổ chức khai quật, trục vớt tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm có trách nhiệm quản lý tài sản được tìm thấy và bàn giao cho cơ quan nhà nước quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này để bảo quản trong thời gian chờ xử lý theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 2. Trường hợp có đầy đủ cơ sở để xác định được loại tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy thì tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện việc giao tài sản cho các cơ quan, đơn vị sau đây tiếp nhận, bảo quản: a) Bảo tàng cấp tỉnh, đối với tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật; b) Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, đối với tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia và tài sản trong khu vực quân sự; c) Cảng vụ hàng hải nơi gần nhất, đối với tài sản bị chìm đắm làm cản trở hoặc gây nguy hiểm cho hoạt động hàng hải, tài nguyên biển; đe dọa tính mạng và sức khỏe con người hoặc gây ô nhiễm môi trường được tìm thấy; d) Sở Tài chính, đối với tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy không thuộc phạm vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này. 3. Trường hợp không có đủ cơ sở để xác định được loại tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy thì Sở Tài chính trực tiếp tiếp nhận, bảo quản. Nếu tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy nhỏ lẻ, có giá trị thấp (ước tính dưới 01 tỷ đồng) thì Sở Tài chính có thể ủy quyền việc tiếp nhận, bảo quản tài sản cho cơ quan tài chính cấp huyện. 4. Các cơ quan, đơn vị có nhiệm vụ tiếp nhận, bảo quản tài sản quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này có thể thuê tổ chức có chức năng thực hiện nhiệm vụ bảo quản tài sản.” Căn cứ pháp lý: - Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2005 - Nghị định 96/2009/NĐ-CP của Chính phủ về việc xử lý tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được phát hiện hoặc tìm thấy thuộc đất liền, các hải đảo và vùng biển Việt Nam
Tôi có nhặt được tài sản do người khác bỏ quên không xác định được chủ của tài sản là ai. Theo quy định của pháp luật thì khi nào tài sản đó là của tôi? Tôi có phải báo công an không?
Do không được nói rõ về tài sản nhặt được nên chúng tôi tư vấn những quy định của pháp luật về vấn đề xác lập quyền sở hữu với tài sản nhặt được đến bạn để bạn đối chiếu và trường hợp của mình. Theo quy định của pháp luật dân sự thì có hai trường hợp: - Nếu người nhặt được vật do người khác đánh rơi hoặc bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại vật cho người đó; - Nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Về thời hiệu xác lập quyền sở hữu: Sau một năm, kể từ ngày thông báo công khai về vật nhặt được mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận, nếu vật có giá trị đến mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì vật đó thuộc sở hữu của người nhặt được; nếu vật có giá trị lớn hơn mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc Nhà nước. - Nếu vật bị đánh rơi, bị bỏ quên là di tích lịch sử, văn hoá mà sau một năm, kể từ ngày thông báo công khai, không xác định được chủ sở hữu hoặc không có người đến nhận thì vật đó thuộc Nhà nước; người nhặt được vật đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật. Như vậy khi nhặt được tài sản bỏ quên nếu không xác định được người bỏ quên thì bạn được quyền tạm thời chiếm giữ và thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất. Sau 1 năm thì việc xác lập quyền sở hữu đối với tài sản bị bỏ quên hoặc hưởng tiền thưởng đối với tài sản đó được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Vợ chồng tôi có 1 con gái sinh năm 2005, chúng tôi đã li hôn năm 2009. Khi li hôn chúng tôi có thỏa thuận với nhau là mảnh đất và nhà đang ở chung không chia tài sản mà để lại cho con. Hiện nay chúng tôi muốn sang tên sở hữu nhà đất cho con gái. Xin hỏi luật sư là việc sang tên cho con có thực hiện được không? Có quy định gì về tuổi của cháu khi nhận tài sản trên không?  Thủ tục sang tên như thế nào? (Hiện nay cô ấy và con đang ở ngôi nhà đó, giấy tờ mang tên chung 2 người, tôi thì dã chuyển chỗ ở đi nơi khác không thể trực tiếp sang tên)
Khi ly hôn hai người thỏa thuận xử lý tài sản chung là để lại cho con là sự tự nguyện của hai người , tuy nhiên cháu còn bé theo quy định của pháp luật cháu chưa đủ điều kiện để đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất( vì bố mẹ là người giám hộ đương nhiên sẽ chồng chéo trong trường hợp cụ thể này) . Do đó việc sang tên cho cháu lúc này là chưa thể thực hiện được, đến khi cháu đủ điều kiện theo quy định của pháp luật dân sự: 1. Về tính hợp pháp của việc tặng cho nhà Theo quy định của Bộ luật dân sự 2005, người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên (điều 18). Tuy nhiên, người chưa thành niên vẫn có năng lực pháp luật dân sự, là khả năng có quyền và nghĩa vụ dân sự từ khi người đó sinh ra (điều 14) và năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế (điều 16). Một trong những nội dung của năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là quyền sở hữu, quyền thừa kế và các quyền khác đối với tài sản (điều 15). Do đó, một cá nhân 14 tuổi vẫn có quyền sở hữu tài sản với một trong những nguồn gốc xác lập là được tặng, cho tài sản. Đối với con chưa thành niên, cha mẹ vừa là người đại diện theo pháp luật vừa là người giám hộ (điều 58 và điều 141). Tuy nhiên, người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó (khoản 5 điều 144). Đối với trường hợp của bạn, con là người chưa thành niên, vợ chồng bạn không thể tham gia với nhiều tư cách pháp lý: vừa là bên tặng cho, vừa là người đại diện và giám hộ cho bên nhận tặng cho. Như vậy, để không vi phạm quy định của pháp luật, trong hợp đồng tặng cho nhà cho hai con, tuy hợp đồng thể hiện tên của hai người con, nhưng người con đã thành niên sẽ đồng thời là người đại diện cho người em chưa thành niên của mình để nhận tặng cho nhà từ cha mẹ. Hoặc, để thay thế cho hợp đồng tặng cho, vợ chồng bạn có thể thực hiện tặng cho thông qua văn bản (giấy) cam kết tặng cho nhà cho hai con. Hợp đồng tặng cho nhà hay văn bản cam kết tặng cho nhà phải được chứng thực bởi ủy ban nhân dân có thẩm quyền hoặc được chứng nhận bởi tổ chức hành nghề công chứng theo quy định pháp luật. Việc tặng cho nhà phải đáp ứng các điều kiện luật định như căn nhà tặng cho không có tranh chấp, không đang bị kê biên để đảm bảo thi hành án và đã có giấy chứng nhận đối với quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất, đồng thời cả hai vợ chồng bạn phải đồng ý ký tên trong văn bản hay hợp đồng tặng cho. Pháp luật đất đai và nhà ở không có quy định cụ thể về việc người chưa thành niên (cụ thể là người dưới 16 tuổi) có được đứng tên trên giấy chứng nhận đối với quyền sở hữu, sử dụng bất động sản hay không. Tuy nhiên, thông qua các quy định pháp luật dân sự nêu trên, có thể thấy quyền đối với tài sản của người chưa thành niên là không thể phủ nhận. Bên cạnh đó, qua khảo sát thực tế cấp giấy chứng nhận tại nhiều địa phương, người từ 16 tuổi trở lên đã có thể được đứng tên trên giấy chứng nhận. Đối với người dưới 16 tuổi vẫn có thể được đứng tên trên giấy chứng nhận, nhưng kèm theo đó phải có tên của người đại diện hoặc người giám hộ; hoặc người đại diện hay người giám hộ sẽ đứng tên và trong giấy chứng nhận sẽ ghi rõ là đại diện cho người chưa thành niên. Như vậy, việc tên và cách ghi tên của người chưa thành niên được thể hiện trong giấy chứng nhận như thế nào là tùy thuộc cơ quan có thẩm quyền từng địa phương.
Lúc trước ba mẹ em có mua 1 lô đất của gia đình người hàng xóm, nhưng chưa tách sổ vì chưa có điều kiện! Nay gia đình người hàng xóm đó đã chuyển quyền sở hữu đất cho người con trai, và gia đình em cũng muốn ra sổ, vậy luật  sư cho em hỏi trên giấy tờ ba mẹ em là người mua nhưng khi tách sổ em có thể đứng tên được không ạ?
1. Nếu ba mẹ bạn đã hoàn tất các thủ tục mua bán theo quy định và chỉ còn một việc là tách sổ thì sổ được tách không thể mang tên bạn, vì đất đã thuộc quyền sở hữu của ba mẹ bạn. Vì vậy, nếu muốn ra tên bạn thì ba mẹ bạn phải làm thêm thủ tục tặng cho bạn lô đất đó. 2. Nếu ba mẹ bạn chưa thực hiện các thủ tục mua bán theo quy định và bây giờ mới thực hiện để tách sổ thì có thể các giấy tờ hợp đồng chuyển nhượng để tên của bạn thì sổ đỏ được tách sẽ mang tên bạn.
Tôi có thỏa thuận mua của gia đình ông B 1 con bò cái giá 30 triệu đồng. Tôi có đặt cọc trước 10 triệu, hẹn 1 tuần sau đưa thêm 20 triệu và nhận bò về. 1 tuần sau tôi quay lại đưa tiền thì con bò đẻ 1 con bò con cách đó 3 ngày. Vậy cho tôi hỏi con bò con đó là của ai?
Khoản 1 Điều 358 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về đặt cọc như sau: “Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.” Theo quy định này thì đặt cọc chỉ là một biện pháp bảo đảm để thực hiện hợp đồng mua bán, nên trong thời gian bạn đặt cọc tiền, con bò vẫn đang thuộc quyền sở hữu của gia đình ông B. Quyền sở hữu con bò được chuyển giao ở thời điểm bạn hoàn thành việc thanh toán tiền mua bán và nhận được con bò theo quy định tại khoản 2 điều 168 Bộ luật Dân sự 2005: “Việc chuyển quyền sở hữu đối với động sản có hiệu lực kể từ thời điểm động sản được chuyển giao, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.” Và điều 234 Bộ luật dân sự 2005: “Người được giao tài sản thông qua hợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi, cho vay có quyền sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm chuyển giao tài sản, nếu các bên không có thoả thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác.” Như vậy, trong thời gian con bò đẻ bê con thì nó vẫn đang thuộc quyền sở hữu của gia đình ông B nên con bê con cũng sẽ thuộc quyền sở hữu của gia đình ông B theo quy định tại điều 234 Bộ luật dân sự 2005: “Chủ sở hữu, người sử dụng tài sản có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật, kể từ thời điểm thu được hoa lợi, lợi tức đó.”
Bố tôi trước đây làm việc bên bất động sản, hiện tại bố tôi có đứng tên chủ sở hữu 3 mảnh đất khi ông qua đời để lại cho mẹ và 4 anh chị em chúng tôi. Mỗi người chúng tôi đều đã lập gia đình và điều kiện kinh tế rất tốt. Vì vậy, số tài sản mà bố tôi để lại, anh chị em chúng tôi thống nhất chuyển hết phần mà chúng tôi được hưởng sang cho mẹ tôi. Vậy Luật sư có thể giải đáp cho chúng tôi biết trình tự thủ tục phải làm như thế nào?
Thứ nhất, về thủ tục chuyển quyền sở hữu là di sản thừa kế cho mẹ anh. Những người có liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu này sẽ đến cơ quan công chứng để lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế và anh chị sẽ nộp hồ sơ yêu cầu công chứng bao gồm: - Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu; - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; - Giấy chứng tử của bố anh; - Giấy tờ tùy thân của các thừa kế; - Những giấy tờ khác (như: giấy khai sinh, giấy kết hôn …). Hồ sơ hợp lệ thì cơ quan công chứng tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân phường nơi bố anh đăng ký thường trú. Sau 15 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thừa kế. Anh chị có thể lập văn bản thỏa thuận để mẹ anh trở thành chủ sở hữu duy nhất của toàn bộ di sản thừa kế (Điều 49 Luật Công chứng). Thứ hai, về thủ tục sang tên mẹ anh trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Mẹ anh sẽ nộp bộ hồ sơ đăng ký sang tên tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp quận nơi có đất. Hồ sơ gồm: bản chính văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế có công chứng; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giấy tờ khác (giấy tờ tùy thân của mẹ anh, giấy chứng tử của bố anh …). Văn phòng đăng ký nhà đất sau khi nhận hồ sơ sẽ thẩm tra hồ sơ, làm trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có); chỉnh lý giấy chứng nhận đã cấp hoặc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận; Sau khi mẹ anh thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký nhà đất có trách nhiệm trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà cho mẹ anh. Như vậy, gia đình anh sẽ căn cứ vào những quy định pháp luật kể trên để làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản là di sản thừa kế sang cho mẹ anh.
Xác lập quyền sở hữu là gì?
Xác lập quyền sở hữu là việc tạo lập nên quyền sở hữu của một chủ thể nhất định đối với tài sản. Việc xác lập quyền sở hữu phải dựa trên những căn cứ dopháp luật quy định. Điều 170 Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 quy định các trường hợp xác lập quyền sở hữu đối với tài sản.
Quyền sở hữu là gì?
Căn cứ pháp lý: Bộ luật dân sự 2005 Quyền sở hữu là phạm trù pháp lý phản ánh các quan hệ sở hữu trong chế độ sở hữu nhất định; Tổng hợp các quy phạm pháp luật về vấn đề sở hữu tồn tại trong xã hội tại thời điểm lịch sử nhất định; Quyền của chủ thể đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. Là chế định pháp luật dân sự, là quan hệ pháp luật dân sự trong đó các yếu tố cấu thành gồm chủ thể, khách thể, nội dung.
Quyền sở hữu rừng sản xuất là gì?
Căn cứ pháp lý: Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004 Quyền sở hữu rừng sản xuất là Rừng trồng mà chủ rừng được chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với cây trồng, vật nuôi, tài sản gắn liền với rừng trồng do chủ rừng tự đầu tư trong thời hạn được giao, được thuê để trồng rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Hư quyền sở hữu là gì?
Hư quyền sở hữu là quyền còn lại của chủ sở hữu đối với một tài sản mà họ cho người khác được hưởng hoa lợi. Người này có quyền khai thác tài sản, hưởng hoa lợi nhưng phải bảo quản, giữ nguyên bản chất của tài sản. Chủ sở hữu hư quyền vẫn có quyền bán, thế chấp tài sản, khởi kiện hoặc là người bị khởi kiện về quyền sở hữu đối với tài sản đó
Cho em hỏi: vườn em là vườn độc lâp, tức là 4 phía không giáp vườn của ai cả. Vậy cho em hỏi:  1. Bờ vườn thuộc quyền sở hữu của em không? (Tại vì khi đo vườn thì không đo cả bờ vườn và hiện nay thì có hộ gia đình khác đến trồng cây lên bờ đó, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như nhiều vấn đề khác). 2. Và cho em hỏi: Mình được phép kè bờ vườn của mình bao nhiêu mét?
Bạn phải xem lại diện tích, kích thước thửa đất của gia đình bạn trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất so với hiện trạng sử dụng đất. Về mặt pháp lý thì gia đình bạn được sử dụng đất trong giới hạn diện tích đất trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất. Nếu phần bờ đó không thuộc sự quản lý của gia đình bạn, không nằm trong phần đất ghi trong giấy tờ về quyền sử dụng đất của gia đình bạn thì gia đình bạn khó có thể ngăn cản người đó sử dụng đất và ngược lại.
Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp là gì?
Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp là Thỏa thuận bằng văn bản, theo đó, các bên chuyển giao quyền sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp theo trình tự, thủ tục luật định. Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp phải được thể hiện bằng văn bản. Mọi thỏa thuận miệng, công văn, thư từ, điện báo đều không có giá trị pháp lý. Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế nếu hợp đồng có yếu tố nước ngoài.
Đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản chung của vợ chồng là gì?
Đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản chung của vợ chồng là Công nhận và chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với tài sản nhằm xác định về mặt pháp lý tài sản đó thuộc sở hữuchung của vợ chồng.
Đăng ký quyền sở hữu là gì?
Đăng ký quyền sở hữu là (Cơ quan nhà nước có thẩm quyền) công nhận và chứng thực về phương diện pháp lý các quyền của chủ sở hữu đối với tài sản trong quan hệ dân sự.
Chấm dứt quyền sở hữu là gì?
Căn cứ pháp lý: Bộ luật dân sự 2005 Chấm dứt quyền sở hữu là Kết thúc quyền sở hữu của chủ thể đối với tài sản nhất định. Khi có sự kiện pháp lý là căn cứ làm chấm dứt quyền sở hữu thì quyền sở hữu của chủ thể đối với tài sản đó không còn nữa.
Giới hạn quyền sở hữu là gì?
Giới hạn quyền sở hữu là Phạm vi mà pháp luật xác định cho chủ sở hữu trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình. Phụ thuộc vào mỗi hình thức sở hữu mà pháp luật quy định giới hạn quyền sở hữu của các chủ sở hữu khác nhau. Giới hạn quyền sở hữu còn thể hiện trong nguyên tắc phải tôn trọng lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng và quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Trên đường đi học, con tôi (năm nay cháu 11 tuổi) vô tình nhặt được một bọc tiền. Xin cho hỏi, nếu như không xác định được của ai thì số tiền đó có thuộc quyền sở hữu của con tôi hay không?
Theo quy định tại Điều 170 Bộ luật Dân sự năm 2005, quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong các trường hợp sau đây: Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp; Được chuyển giao quyền sở hữu theo thoả thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Thu hoa lợi, lợi tức; Tạo thành vật mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến; Được thừa kế tài sản; Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với vật vô chủ, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên; Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai phù hợp với thời hiệu quy định của pháp luật và các trường hợp khác do pháp luật quy định. Theo khoản 2 Điều 239 Bộ luật Dân sự năm 2005, việc xác lập quyền sở hữu đối với vật không xác định được chủ sở hữu quy định như sau: Người phát hiện vật không xác định được ai là chủ sở hữu phải thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại..Việc giao nộp phải được lập biên bản, trong đó ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người giao nộp, người nhận, tình trạng, số lượng, khối lượng tài sản giao nộp. Uỷ ban nhân dân hoặc công an cơ sở đã nhận vật phải thông báo cho người phát hiện về kết quả xác định chủ sở hữu. Trong trường hợp vật không xác định được ai là chủ sở hữu là động sản thì sau một năm, kể từ ngày thông báo công khai, mà vẫn không xác định được ai là chủ sở hữu thì động sản đó thuộc sở hữu của người phát hiện theo quy định của pháp luật; nếu vật là bất động sản thì sau năm năm, kể từ ngày thông báo công khai vẫn chưa xác định được ai là chủ sở hữu thì bất động sản đó thuộc Nhà nước; người phát hiện được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật. Như vậy, trường hợp vô tình nhặt được tiền, thì theo quy định nêu trên, con bạn phải giao nộp cho UBND cấp xã hoặc Công an cấp xã. Nếu sau 1 năm kể từ ngày các cơ quan này công bố công khai mà vẫn không xác định được chủ sở hữu, thì số tiền này mới thuộc quyền sở hữu của con bạn.
Tôi làm ở Tổ chức tín dụng. Hiện đang cho vay công trình xây dựng (nhà xưởng sản xuất). Đất nhà xưởng đã có sổ đỏ. Xin hỏi hiện nay công trình đã xây dựng xong, đã có hồ sơ hoàn công, bản vẽ hoàn công. Trước khi cho vay bên tôi (TCTD) đã ký với khách hàng hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai (nhà xưởng và mmtb của dự án). Vậy khi tài sản hình thành có quy định nào bắt buộc Khách hàng phải đăng ký thêm quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (nhà xưởng) trên sổ đỏ không? Nếu không có quy định bắt buộc và khách hàng không đăng ký thì việc ký phụ lục hợp đồng thế chấp tài sản sau khi hình thành này có chặt chẽ cho TCTD không?
Về nguyên tắc, sau khi công trình xây dựng hoàn công đầy đủ thì chủ đầu tư phải tiến hành thủ tục để được công nhận quyền sở hữu đối với công trình xây dựng trên đất. Đều này đảm bảo cho chủ đầu tư về quyền sở hữu công trình xây dựng trên đất và chắc chắn chủ đầu tư nào cũng phải tiến hành thủ tục này cho dù công trình có thế chấp hay ko có thế chấp. Về gốc độ bên cho vay, bạn nên xem lại trách nhiệm của bên đi vay về vấn đề này được quy định như thế nào trong hợp đồng vay tín dụng để yêu cầu thực hiện cho đúng thỏa thuận. Nếu trách nhiệm quy định là phải tiến hành đăng ký để được công nhận công trình xây dựng mà họ không thực hiện thì khi nếu có phát mãi tài sản để trả nợ vay nhưng công trình xây dựng chưa được công nhận quyền sở hữu thì rõ ràng sẽ ảnh hưởng đến bên cho vay.
Bố tôi có 5 thửa ruộng , chia cho 5 người gồm có 3 anh em tôi và 2 thửa còn lại thuộc về bố mẹ tôi. Trong bìa đỏ thì 5 thừa đó đều đứng tên bố tôi. Nay bố tôi đã mất vào 2010, hiện tại phần ruộng của bố tôi đang được người anh cả làm. Nay mẹ tôi muốn lấy lại phần ruộng của bố tôi, nhưng ra xã thì họ lại không cho phép lấy lại và bảo phần ruộng của bố phải chia cho tất cả các con, mẹ tôi không được hưởng. Luật sư cho tôi hỏi xã trả lời có đúng không
Theo như bạn trình bày thì trước đây bố bạn có phân chia 5 thửa ruộng cho 5 thành viên trong gia đình là bộ mẹ bạn và 3 anh chị em bạn mỗi người một thửa ruộng. Nếu việc phân chia này được các thành viên trong gia đình (đăc biệt là mẹ bạn) đồng ý và đã hoàn tất các thủ tục pháp lý liên quan để đứng tên quyên sử dụng đất thì khi bố bạn chết không để lại di chúc. Phần ruộng của bố bạn sẽ chia đều cho mẹ bạn và 3 anh chị em bạn mỗi người một phần bằng nhau vì là những đồng thừa kế của bố bạn.
Tháng 1/2015 tôi có mua 1 chiếc tivi tại 1 trung tâm điện tử trị giá 12 triệu và tôi được trung tâm đó đưa cho mã số tham gia trương trình bốc thăm trúng thưởng tổ chức vào tháng 3/2015 .Nhưng do tôi ở xa và không tiện cho việc bảo hành nên trên phiếu mua hàng và bảo hành không ghi tên tôi mà ghi tên người họ hàng của tôi(  người này đi mua cùng tôi và đồng ý việc ghi tên trên phiếu mua hàng). Hiện tại chiếc tivi là do gia đình tôi sử dụng. Mấy ngày trước trung tâm có tổ chức chương trình bốc thăm trúng thưởng, người họ hàng này đã gọi điện cho gia đình tôi bảo gửi các giấy tờ lúc mua tivi để tham gia chương trình do gia đình tôi ở xa nơi tham dự nên gia đình tôi  đã gửi hết giấy tờ cho người này đi tham gia hộ,ban tổ chức chương trình đã bốc thăm đúng mã số tham gia lúc mua tivi trung tâm đưa cho tôi và giành được giải thưởng là 1 chiếc tivi trị giá 60 triệu. Người họ hàng này chỉ thông báo cho tôi biết về việc trúng thưởng, anh ta đi đóng thuế và mang chiếc tivi về sử dụng vì cho rằng phiếu mua hàng ghi tên anh ta và anh ta là người đi tham dự chương trình bốc thăm trúng thưởng nên giải thưởng phải là của anh ta. Chiếc tivi trị giá 60 triệu thuộc quyền sở hữu của tôi hay của người họ hàng đó?
Nếu số tiền mua chiếc ti vi 12 triệu làm do bạn bỏ ra và mua ti vi là bạn mua nhưng vì điều kiện ở xa không tiện bảo hành và tham gia khuyến mại nên bạn có nhờ người họ hàng đi mua cùng bạn đứng tên dùm trên phiếu thu tiền và giấy bảo hành thì người đó chỉ là đứng tên dùm chứ không phải bỏ tiền ra mua tivi (thực tế là tivi hiện do gia đình bạn sử dụng) nên khi bạn đưa giấu tờ cho người đó đến tham dự bốc thăm và may mắn trúng thưởng chiếc ti vi 60 triệu thì đúng ra người đứng tên dùm phải mang chiếc tivi trúng thưởng gởi cho bạn và bạn phải trả công cho người đó vì họ đã giúp bạn làm các thủ tục như tham dự bốc thăm và nhận giải thưởng. Nay nếu người đó muốn chiếm đạot luôn chiếc tivi mà bạn không đồng ý thì bạn có quyền khởi kiện để tòa án giải quyết.
Gửi các anh, các bác em có một vấn đề băn khoăn thế này mong các bác tư vấn : Hiện tại anh A và 2 người bạn cùng góp tiền mua một máy xúc tỉ lệ mỗi người 1/3. Trong hợp đồng thì có thể 3 người đứng tên hợp đồng nhưng trong giấy đăng ký thì theo em được biết luật hiện tại chỉ có một người đứng tên đăng ký giả sử là anh A. Vậy sau khi đăng ký xác định tài sản của anh A, nếu anh A bán con máy xúc cho người khác thì hai người còn lại phải làm thế nào? Làm thế nào đảm bảo quyền lợi được của cả 3 người và không có người nào tự ý quyết định bán được với tài sản chung đó ạ?
Do ba người cùng góp tiền mua máy xúc nên chiếc máy xúc sẽ là tài sản thuộc sở hữu chung theo phần theo quy định tại Điều 216 BLDS: 1. Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung. 2. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Như vậy anh A chỉ có quyền sở hữu và định đoat đối với 1/3 giá trị của chiếc máy xúc. Theo Khoản Điều 223 BLDS về định đoạt tài sản chung: 3. Trong trường hợp một chủ sở hữu chung bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua. Trong thời hạn ba tháng đối với tài sản chung là bất động sản, một tháng đối với tài sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác. Trong trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu Toà án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại. Trường hợp anh A bán chiếc máy xúc, hai đồng sở hữu còn lại có thể khởi kiện yêu cầu Toà án tuyên giao dịch vô hiệu. Khi đó, các bên sẽ phải trả lại cho nhau những gì đã nhận.
Quyền sở hữu trí tuệ trong tư pháp quốc tế là gì?
Quyền sở hữu trí tuệ trong tư pháp quốc tế là Các quyền sở hữu bao gồm quyền sở hữu tác giả và quyền sở hữu công nghiệp có yếu tố nước ngoài liên quan tới: các tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học; việc trình diễn của các nghệ sĩ, các chương trình phát và truyền thanh, phát và truyền hình; các sáng chế thuộc mọi lĩnh vực sáng tạo của con người; các phát minh khoa học; các kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, các thương hiệu và chỉ dẫn thương mại, bảo vệ chống cạnh tranh không lành mạnh và mọi quyền khác là kết quả của hoạt động trí tuệ trong các lĩnh vực công nghệ, khoa học, văn học, nghệ thuật.
Toà án có vai trò gì trong hoạt động xác lập và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp?
Toà án có vai trò xét xử các vụ kiện dân sự, hình sự và hành chính liên quan đến sở hữu công nghiệp như sau: Toà hành chính: Xét xử các vụ kiện hành chính liên quan đến quyết định hành chính trong việc xác lập, huỷ bỏ văn bằng bảo hộ quyền và vụ kiện đối với quyết định xử phạt hành chính hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Toà dân sự: Xét xử theo thủ tục tố tụng dân sự các vụ kiện xâm phạm quyền sở hữu đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp. Toà hình sự: Xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự các vụ án xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý có dấu hiệu tội phạm (Điều 200.2 Luật SHTT).
Quyền sở hữu công nghiệp trong tư pháp quốc tế là gì?
Quyền sở hữu công nghiệp trong tư pháp quốc tế là Quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân nước ngoài đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa,quyền sử dụng đối với tên gọi, xuất xứ hàng hóa và quyền sở hữu đối với các đối tượng khác do pháp luật quy định.
Thời hạn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là gì?
Thời hạn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là thời hạn do pháp luật quy định trong đó Nhà nước bảo hộ quyền của chủ sở hữu, quyền của tác giả đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ. Thời hạn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp được tính từ ngày nộp đơn hợp lệ.
Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là gì?
Căn cứ pháp lý: Luật sở hữu trí tuệ 2005 Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là Bảo hộ sản phẩm trí tuệ, quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể quyền sở hữu công nghiệp. Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp có thể là các tác giả, chủ văn bằng bảo hộ hoặc người sử dụng hợp pháp đối tượng quyền sở hữu công nghiệp. Là chế định của Bộ luật dân sự về việc nhà nước công nhận quyền sở hữu của tác giả các sáng tác trong lĩnh vực công nghiệp bằng việc cấp văn bằng bảo hộ về các quyền, lợi ích, nghĩa vụ đối với sáng tác của mình trong thời gian bảo hộ. Các đối tượng sở hữu công nghiệp được nhà nước bảo hộ gồm: a) Sáng chế: giải pháp kĩ thuật mới so với trình độ kĩ thuật trên thế giới, có trình độ sáng tạo, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế xã hội. b) Giải pháp hữu ích: giải pháp kĩ thuật mới so với trình độ kĩ thuật thế giới, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội. c) Kiểu dáng công nghiệp: hình dáng bên ngoài của sản phẩm với đường nét hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp của các yếu tố ấy, có tính cách mới đối với thế giới và dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp. d) Nhãn hiệu hàng hoá: những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. đ) Tên gọi xuất xứ hàng hóa: tên địa phương, nơi sản xuất ra một mặt hàng được lấy để đặt tên cho mặt hàng. Thông thường, một số mặt hàng được gọi theo tên nơi sản xuất, Các đối tượng sáng tác trái với lợi ích xã hội, trật tự công cộng, nguyên tắc nhân đạo và các đối tượng khác mà pháp luật về sở hữu công nghiệp quy định không được bảo hộ.
Yếu tố vi phạm quyền sở hữu công nghiệp là gì?
Yếu tố vi phạm quyền sở hữu công nghiệp là Dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá đang được bảo hộ; Dấu hiệu, chỉ dẫn vi phạm quy định về chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, nghĩa vụ sở hữu công nghiệp; Bộ phận sản phẩm, sản phẩm hoặc quy trình sản xuất sản phẩm đồng nhất với bộ phận sản phẩm, sản phẩm hoặc quy trình sản xuất đang được bảo hộ là sáng chế, giải pháp hữu ích; Bộ phận sản phẩm, sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp hoặc có chứa một hoặc các bộ phận là thành phần tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ.
Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của chủ thể nước ngoài tại Việt Nam là gì?
Căn cứ pháp lý: Luật sở hữu trí tuệ 2005 Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của chủ thể nước ngoài tại Việt Nam là Bảo vệ khỏi sự xâm hại quyền sở hữu công nghiệp của cá nhân, pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam.
Tôi sinh trưởng tại Việt Nam, di dân sang Úc từ năm 1992. Tôi đã có quốc tịch Úc. Nay tôi muốn mua một căn nhà riêng tại Quận 7 TP HCM, tôi có quyền sở hữu nhà và quyyền sử dụng đất trên căn nhà tôi mua hay không? Nếu được, tôi phải làm những giấy tờ gì? Xin chân thành cảm ơn!
Theo quy định hiện hành về quyền đứng tên nhà của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, trường hợp của bạn muốn đứng tên nhà ở Quận 7 cần chuẩn bị hồ sơ: - Giấy khai sinh do các cơ quan chính quyền Việt Nam cấp; - Văn bản Đăng ký giữ quốc tịch, xác nhận gốc Việt Nam (do Hộ chiếu Việt Nam của bạn đã hết hiệu lực pháp luật); - Hiện tại bạn chỉ được đứng tên sở hữu 1 căn nhà khi tạm trú từ 3 tháng trở lên. //CONTENT
Cha tôi chết từ năm 1972, khi đó tôi mới 12 tuổi, em tôi 3 tuổi. Mẹ tôi ở vậy nuôi các con. Tơi năm 1993, Mẹ tôi cùng chúng tôi mua 01 căn hộ tập thể bằng số tiền mà Mẹ và chúng tôi đã dành dụm trong nhiều năm. Tới năm 2004, khi làm giấy tờ căn hộ đó, do không hiểu rõ thủ tục, Mẹ tôi đã ghi tên cha tôi cùng với Bà đứng tên chủ sở hữu căn hộ đó. Nay, chúng tôi muốn chỉnh sửa lại giấy chứng nhận quyền sở hữu că hộ đó cho đúng thì phải làm thế nào.
Theo như thông tin ông/bà nêu thì trường hợp này mẹ ông/bà có thể làm đơn xin thay đổi thông tin trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà. Người sử dụng đất có nhu cầu đăng ký biến động về SDĐ nộp một (01) bộ hồ sơ tại VPĐKQSDĐ cấp huyện, gồm có: a) Đơn xin đăng ký biến động về SDĐ b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. c) Các giấy tờ pháp lý khác có liên quan đến việc đăng ký biến động về SDĐ gồm:Giấy chứng tử, giấy tờ mua bán năm 1993, xác nhận của chính quyền địa phương,..
Chào Luật sư! Xin Luật sư tư vấn giúp tôi với nội dung như sau Ngày 24/10/2012 con trai tôi ký hợp đồng mua 1 căn nhà ở thành phố Yên Bái với chủ hộ tên là Vũ Thị Bích Hằng với giá 185 triệu đồng, sau khi ký hợp đồng (viết tay 2 bên) tôi nộp tiền đặt cọc là 5 triệu đồng nhưng về giấy tờ nhà đất thì Bà Hằng cắm tại quỹ tín dụng xã nên hai ben thống nhất con trai tôi phải ứng tiếp 162 triệu để trả cho quỹ tín dụng thay cho bà Hằng và giữ laya hồ sơ nhà đất gồm 1 hợp đồng công chứng mua bán giữa Bà Hằng và chủ cũ là Bà Chinh; 1 sổ đỏ mang tên Bà Chinh. Hai bên cam kết sẽ thanh toán nốt phần còn lại 20 triệu đồng sau khi hoàn chỉnh giấy tờ hợp đồng mua bán công chứng, và thời gian hoàn thành bàn giao nhà chậm không quả 1 tháng kể từ khi ký hợp đồng. Khi ký hợp đồng chỉ có Bà Hằng ký không có chữ ký của chồng với lý do chồng ốm nặng nằm viện đã ủy quyền (miệng) cho vợ bán nhà. Đến nay sau khi trả được tiền nợ tại quỹ tín dụng xã, Bà Hằng lấy lý do chồng ốm nặng nên trì hoãn không làm giấy tờ chuyển quyền sở hữu nhà và không thực hiện bàn giao ngôi nhà cho con tôi. Xin hỏi luật sư việc ký kết hợp đồng mua bán nhà giữa con tôi và Bà Hằng như vậy có gì sai? Tôi có thể kiện Bà Hằng ra tòa với tội lợi dụng tín nhiệm để lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân được không? Và tôi phải làm gì để thu lại được số  tiền. Rất mong trả lời của Luật sư, xin cám ơn
Trường hợp này chưa đủ các yếu tố cấu thành để tố cáo bà Hằng, để giải quyết vụ việc này cần khởi kiện theo quy định của luật Tố tụng dân sự. Khi có bản án hoặc quyết định giải quyết vụ việc của tòa án thì bạn có quyền yêu cầu thi hành án đề lấy lai tài sản của minh.
Kính chào các luật sư! Em có một vấn đề cần sự tư vấn của các luật sư như sau: Ngôi nhà mà gia đình em đang ở là thuộc quyền sở hữu của dì em (sổ hồng chỉ ghi tên của dì) nhưng trên thực tế thì ngôi nhà đó là do mẹ em và dì cùng góp tiền mua cách đây rất lâu. Em nghe mẹ nói vì hồi đó mẹ chưa tới tuổi đứng tên nên giấy tờ chỉ ghi có một mình dì cho tới nay. Hiện nay dì không ở với gia đình em nhưng hộ khẩu vẫn còn. Nay mẹ em sợ sau này sẽ có thể xảy ra tranh trấp với các con của dì (nếu như dì qua đời) nên mẹ em muốn thêm tên của mình vô sổ hồng. Em cũng nghe nói là có thể kêu dì em lập sẵn một di chúc xác nhận là mẹ em có phần sở hữu ngôi nhà này. Em không rõ cách nào sẽ đảm bảo quyền lợi sau này của mẹ em hơn hoặc có cách nào khác để giải quyết vần đề này ngoài hai phương án trên. Em rất mong sớm nhận được lời tư vấn từ các luật sư. Xin cảm ơn!
1. Nếu ngôi nhà đó là tài sản chung của mẹ bạn và dì bạn, đồng thời mẹ bạn muốn cùng được đứng tên hoặc chia tài sản chung thì có thể lập hợp đồng có công chứng để cùng đứng tên hoặc chia nhà đất theo quy định của pháp luật. 2. Nếu chỉ để phòng ngừa tranh chấp khi dì bạn qua đời thì có thể yêu cầu dì bạn lập di chúc để định đoạt phần giá trị của mẹ bạn trong ngôi nhà đó cho mẹ bạn hoặc cho bạn. Bạn lưu ý là nếu dì bạn lập di chúc để lại một phần di sản cho mẹ bạn nhưng mẹ bạn lại chết trước dì bạn thì phần di chúc đó vô hiệu.
Kính chào Luật sư! Rất mong Luật sư tư vấn dùm tôi về việc chuyển quyền sở hữu nhà dưới hình thức cho tặng với nội dung như sau: Căn nhà tôi đang ở hiện nay là thuộc quyền sở hữu của ba mẹ tôi, cả hai người đồng đứng tên trên sổ hồng. Mẹ tôi đã mất cách nay 7 năm và ba tôi muốn cho tôi căn nhà tôi đang ở. Như vậy để chuyển quyền sở hữu trên sổ hồng sang cho tôi đứng tên thì thủ tục như thế nào ạ? Có vấn đề gì khó khăn không khi người đồng sở hữu tài sản trên là mẹ tôi nay đã mất. Với lại ba mẹ tôi có đến hơn mười người con trong đó có tôi. Việc ba tôi cho riêng tôi căn nhà nói trên có gặp có khăn gì không nếu có một vài anh chị của tôi không đồng ý. Và nếu như chuyển quyền sở hữu được thì tôi có nộp thuế hay phí gì không? Rất mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe!
Theo thông tin bạn nêu thì căn nhà này thuộc quyền sở hữu của cha và mẹ bạn. Theo quy định của Pháp luật về Hôn nhân và Gia đình thì mẹ bạn có quyền tài sản là 1/2 căn nhà. Mẹ bạn mất, bạn không nêu là có di chúc hay không! Trường hợp mẹ bạn không để lại di chúc thì phần tài sản này sẽ được chia theo pháp luật. Những người đồng thừa kế của mẹ bạn bao gồm: Ông bà ngoại (nếu còn sống), cha của bạn, bạn và các anh chị em của bạn (con đẻ hoặc con nuôi của mẹ bạn). Theo đó, Cha bạn muốn cho bạn căn nhà trên thì phải tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế và phải được các đồng thừa kế đồng ý cho bạn hoặc từ chối nhận di sản thừa kế. Hoặc, cha bạn chỉ cho bạn phần nhà thuộc quyền sở hữu của cha bạn. Trường hợp mẹ bạn để lại di chúc thì tiến hành phân chia di sản theo di chúc mẹ bạn để lại. Di chúc chia chi ai thì người đó được hưởng hoặc từ chối nhận di sản. Trường hợp chuyển quyền sở hửu nhà, quyền sử dụng đất thì việc tặng cho giữa cha mẹ cho con, anh em cho nhau thì không phải đóng thuế Thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, phải đóng Lệ phí trước bạ sang tên là 0.5% giá trị.
Do sơ suất nên tôi bị mất giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Xin toà soạn cho biết thủ tục xin cấp lại chứng nhận quyền sở hữu nhà?
Thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở do bị mất được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 77 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/4/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai 2013. Cụ thể: - Hộ gia đình và cá nhân, cộng đồng dân cư phải khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất về việc bị mất Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa hoạn. - Sau 30 ngày, kể từ ngày niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trường hợp của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người bị mất Giấy chứng nhận nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận. - Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa trích đo địa chính thửa đất; lập hồ sơ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 37 của Nghị định này ký quyết định hủy Giấy chứng nhận bị mất, đồng thời ký cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Chứng nhận quyền sở hữu nhà ở được pháp luật quy định như thế nào?
Theo Nghị định số 43/2014/NĐ-CPquy định chi tiết thi hành một số điều, khoản của Luật Đất đai số 45/2013/QH13 thì chứng nhận quyền sở hữu nhà ở được quy định như sau: “Điều 31. Chứng nhận quyền sở hữu nhà ở Chủ sở hữu nhà ở thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở và có giấy tờ chứng minh việc tạo lập hợp pháp về nhà ở thì được chứng nhận quyền sở hữu theo quy định sau đây: 1. Hộ gia đình, cá nhân trong nước phải có một trong các loại giấy tờ sau: a) Giấy phép xây dựng nhà ở đối với trường hợp phải xin giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng. Trường hợp nhà ở đã xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng được cấp thì phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng xác nhận diện tích xây dựng không đúng giấy phép không ảnh hưởng đến an toàn công trình và nay phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; b) Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định tại Nghị định số 61/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở hoặc giấy tờ về thanh lý, hóa giá nhà ở thuộc sở hữu nhà nước từ trước ngày 05 tháng 7 năm 1994; c) Giấy tờ về giao hoặc tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết; d) Giấy tờ về sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ mà nhà đất đó không thuộc diện Nhà nước xác lập sở hữu toàn dân theo quy định tại Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội khóa XI về nhà đất do Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991, Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02 tháng 4 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định việc giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991; đ) Giấy tờ về mua bán hoặc nhận tặng cho hoặc đổi hoặc nhận thừa kế nhà ở đã có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Trường hợp nhà ở do mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 thì phải có văn bản về giao dịch đó theo quy định của pháp luật về nhà ở. Trường hợp nhà ở do mua của doanh nghiệp đầu tư xây dựng để bán thì phải có hợp đồng mua bán nhà ở do hai bên ký kết; e) Bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật; g) Trường hợp người đề nghị chứng nhận quyền sở hữu nhà ở có một trong những giấy tờ quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ và e Khoản này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác thì phải có một trong các giấy tờ về mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 có chữ ký của các bên có liên quan và phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; trường hợp nhà ở do mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 mà không có giấy tờ về việc đã mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có chữ ký của các bên có liên quan thì phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận về thời điểm mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở đó. Trường hợp người đề nghị chứng nhận quyền sở hữu nhà ở có một trong những giấy tờ quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ và e Khoản này mà hiện trạng nhà ở không phù hợp với giấy tờ đó thì phần nhà ở không phù hợp với giấy tờ phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận như quy định tại Điểm h Khoản này; h) Trường hợp cá nhân trong nước không có một trong những giấy tờ quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ và e Khoản này thì phải có giấy tờ xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhà ở đã hoàn thành xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2006, được xây dựng trước khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng hoặc phải phù hợp quy hoạch đối với trường hợp xây dựng sau khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn theo quy định của pháp luật. Trường hợp nhà ở hoàn thành xây dựng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 trở về sau thì phải có giấy tờ xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhà ở không thuộc trường hợp phải xin giấy phép xây dựng và đáp ứng điều kiện về quy hoạch như trường hợp nhà ở xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2006; trường hợp nhà ở thuộc đối tượng phải xin phép xây dựng mà không xin phép thì phải có giấy tờ của cơ quan quản lý về xây dựng cấp huyện chấp thuận cho tồn tại nhà ở đó. 2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam phải có các giấy tờ sau: a) Giấy tờ về mua bán hoặc nhận tặng cho hoặc nhận thừa kế nhà ở hoặc được sở hữu nhà ở thông qua hình thức khác theo quy định của pháp luật về nhà ở; b) Một trong các giấy tờ của bên chuyển quyền quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều này. 3. Tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài phải có giấy tờ theo quy định sau: a) Trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở để kinh doanh thì phải có một trong những giấy tờ về dự án phát triển nhà ở để kinh doanh (quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư hoặc giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư); b) Trường hợp mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở hoặc được sở hữu nhà ở thông qua hình thức khác theo quy định của pháp luật thì phải có giấy tờ về giao dịch đó theo quy định của pháp luật về nhà ở; c) Trường hợp nhà ở đã xây dựng không phù hợp với giấy tờ quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này thì phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng xác nhận diện tích xây dựng không đúng giấy tờ không ảnh hưởng đến an toàn công trình và nay phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (nếu có). 4. Trường hợp chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là người sử dụng đất ở thì ngoài giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu nhà ở theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này, phải có hợp đồng thuê đất hoặc hợp đồng góp vốn hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc văn bản chấp thuận của người sử dụng đất đồng ý cho xây dựng nhà ở đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật và bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.”.
Vợ chồng tôi được bố mẹ di chúc lại cho căn hộ tập thể đã có Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Trong một lần trộm đột nhập đã lấy đi toàn bộ tiền và giấy tờ trong tủ và tôi đã trình báo lên cơ quan công an. Xin hỏi tôi muốn xin lại Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở thì cần những điều kiện và thủ tục gì?
Thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở do bị mất được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 77 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/4/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai 2013. Cụ thể như sau: - Hộ gia đình và cá nhân, cộng đồng dân cư phải khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất về việc bị mất Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa hoạn. - Sau 30 ngày, kể từ ngày niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trường hợp của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người bị mất Giấy chứng nhận nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận. - Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa trích đo địa chính thửa đất; lập hồ sơ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 37 của Nghị định này ký quyết định hủy Giấy chứng nhận bị mất, đồng thời ký cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã. Gia đình bạn cần liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền để được hướng dẫn thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật đối với trường hợp cụ thể của gia đình mình. Những người thừa kế của bố mẹ bạn có thể lập văn bản thỏa thuận để cử một người đại diện thực hiện các thủ tục này.
Chào luật sư. Mình muốn xưng hô vầy cho thân thiện. Mình tên Cường trong gia đình là cháu nội (mình có 2 người anh và 2 người chị). Ông Bà Nội mình có căn nhà ngay trung tâm TP. Mỹ Tho. Ông Bà Nội có 4 người con (Cô 4- sống độc thân, Ba mình- thứ 5, Chú 7- quốc Tịch Úc và Cô Út- có gia đình). Trước năm 1975, Ông Nội mình mất nên quyền sở hữu nhà do Bà Nội đứng tên và giấy tờ này là trước năm 1975. Đến năm 1996 thì Ba mình mất, quyền sở hữu nhà này vẫn là của bà Nội mình. Do không hiểu biết về pháp luật nên giấy tờ nhà này vẫn thuộc chế độ cũ. Đến năm 2000 thì bà Nội mình mất, bà nội không để di chúc cho ai cả. Ghi chú: Nhà này là nhà thờ từ xưa đến giờ. Và Ba Mình, 5 anh chị em mình, Cô Út và gia đình Cô Út điều nhập hộ khẩu ở Xã Tân Mỹ Chánh. Đến năm 2005 hay 2006 gì đó mình không nhớ rõ, lúc đó mình đi học ở TPHCM thì nhà có gọi điện về để chứng giấy tờ nhà, lúc đó được 02 người Cô và Chú giải thích do giấy tờ nhà chế độ cũ nên nếu thời gian này không làm giấy tờ mới sẽ bị Nhà nước tịch thu nhà, vì vậy kêu 5 anh em mình ký vô hợp đồng cho tặng nhà gì đó. Với Nội dung là toàn bộ quyền sở hữu nhà đất sẽ do Cô 4- sống độc thân đứng tên sở hữu , trong đó có Cô Út ký tên đồng ý cho Cô 4 đứng tên sở hữu (trong hợp đồng đó có kêu lăn tay và ghi vài chữ là trong tình trạng tỉnh táo). Sau khi thủ tục hoàn tất thì chỉ có Cô 4- độc thân 1 mình đứng tên sở hữu, kể cả Sổ hộ khẩu. Đến năm 2008 có 1 người con của Cô Út vì muốn học trường PTTH ở TP. Mỹ Tho, nên đã xin Cô 4- độc thân cho nhập hộ khẩu để dễ đi học. vì vậy Cô 4- độc thân đã cho nhập Hộ khẩu. Và nhập từ đó cho đến nay. Vì vậy xin Luật Sư vài câu hỏi: 1/ Sau này Cô 4 muốn bán nhà này đi thì 5 anh em mình có quyền can thiệp hay không? Nếu không thì sau khi bán nhà xong Cô 4 mình có phải chia tài sản này cho 5 anh em mình không? 2/ Sau này nếu Cô 4 mình mất (mà không để lại di chúc) thì ai sẽ được quyền sở hữu căn nhà này. Nếu không có di chúc thì người con của Út có tên trong Hộ Khẩu cùng với Cô 4 có phải là người thừa kế nhà này không? 3/ Và Chú 7- quốc Tịch Úc có được quyền sở hữu căn nhà này không? chỉ nghe người ta nói là căn nhà này sau khi Cô 4 mất là của chú 7, chứ không của ai cả, như vậy có đúng không? Sau này muốn bán thì 5 anh em mình có quyền can thiệp hay được chia tài sản không? Mình rất mong được luật sư tư vấn. Xin chân thành cảm ơn.
1/ Việc 5 anh em bạn đã ký tên tặng cho toàn bộ quyền được thừa kế di sản hợp pháp của mình cho cô Út đã làm chấm dứt quyền được sở hữu hợp pháp của anh em bạn. Do vậy, nếu sau này cô Út bạn có bán nhà thì không phải xin phép hay phải chia chác gì đối với anh em bạn. 2/ Nếu sau này cô Út bạn mất không để lại di chúc thì di sản của cô bạn sẽ được chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất, nếu không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất thì di sản sẽ chia đều cho hàng thừa kế thứ hai Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Căn hộ chung cư em mua đang phải làm các thủ tục để được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu (Sổ hồng) ạ. Em đã thế chấp Hợp đồng mua bán + phiếu thu (gốc) cho Ngân hàng BIDV. Em đã làm công văn xin mượn lại Hợp đồng mua bán + phiếu thu các đợt (gốc) để hoàn thiện hồ sơ pháp lý cho việc làm Sổ hồng ( Nhân viên ngân hàng mang hồ sơ đó đi cùng các nhân em đến Chủ đầu tư) nhưng Ngân hàng trả lời em rằng: Ngân hàng sẽ chỉ cung cấp cho Chủ đầu tư hồ sơ gốc để chủ đầu tư trực tiếp làm sổ hồng và thu phí khoảng 5tr cho việc chủ đầu tư bỏ thời gian để đi làm. Anh/ chị cho em hỏi có điều luật nào quy định là em không được mượn hồ sơ gốc từ ngân hàng để trực tiếp đi làm sổ hồng mà phải để chủ đầu tư trực tiếp đi làm và phải trả phí cho họ (Ngân hàng nói đó là quy trình của ngân hàng đã thống nhất với Chủ đầu tư ạ)?
Pháp luật ko cấm, và việc thảo thuận giữa ngân hàng và chủ đầu từ về việc cho vay và đảm bảo thanh toán là hoàn toàn không sai luật nhằm đảm bảo thu hồi vốn-nợ, do vậy ngân hàng ko cho em tự ý cầm sổ khi em đang vay ngân hàng la 2đúng
Thưa Luật sư Tôi quê ở Hưng Yên. Tháng 10/2011 bố mẹ tôi có mua 1 căn nhà diện tích 27m2 ở Quận Hai Bà Trưng, do diện tích không đủ 30m, nên không được cấp sổ đỏ, tôi đứng tên trên hợp đồng mua bán. Mua bán được viết tay.  Khi ra Phường tôi có nhờ người làm sổ hộ khẩu, giờ tôi đã có sổ hộ khẩu. Hiện nay em trai tôi lên đây học T8/2014 tôi muốn hỏi, sau này tôi muốn chuyển quyền sở hữu nhà cho em trai được không? và em tôi có cần đủ thời hạn tạm trú bao lâu mới được chuyển quyền sở hữu nhà sang. Đất nhà tôi có làm sổ đỏ được không . Xin luật sư giải đáp giúp, xin chân thành cảm
Hiện tại không có quy định nào về việc công dân phải thường trú hoặc tạm trú có thời hạn tại các tỉnh thành phố trong một thời gian nhất định mới được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tại thủ đô Hà Nội cũng vậy. Có nghĩa là ngay từ lúc này bạn cũng có thể chuyển quyền sở hữu nhà sang cho em trai bạn. Tuy vậy trường hợp này của bạn hiện tại cũng đang có sự vướng mắc nhất định về diện tích tối thiểu do chưa đủ 30 met nên thời điểm này chưa đủ điều kiện để lập hợp đồng chuyển nhượng có công chứng theo quy định nên bạn muốn lập hợp đồng chuyển nhượng cho em bạn cũng sẽ khá khó khăn. Thời gian vừa qua cũng có những ý kiến về việc triển khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà cho các trường hợp đất không đủ 30 m vuông nhưng đã xây dựng nhà trên đó. Tuy nhiên quy định này vẫn chưa được chính thức thông qua. Do vậy chị em bạn có thể đợi tới lúc được cấp giấy chứng nhận rồi thực hiện việc chuyển nhượng hoặc thực hiện từ lúc này nhưng sẽ không thể công chứng hợp đồng đó được.
Kính gửi Luật sư Năm 2014 tôi có mua căn hộ và đứng tên. Tôi có thể sang nhượng cho chị ruột của tôi với lý do là biếu tặng được không? Tôi có phải chịu thuế thu nhập cá nhân không ? Nếu tôi vẫn đứng tên đồng thời uỷ quyền cho chị tôi được phép sử dụng và cho thuê căn hộ ... thì có được không, để giấy uỷ quyền có hiệu lực về mặt pháp lý chúng tôi phải ra công chứng đúng không ah? Rất mong luật sư tư vấn
Chào bạn! 1. Luật nhà ở 2014 quy định : "Điều 118. Điều kiện của nhà ở tham gia giao dịch 1. Giao dịch về mua bán, cho thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn bằng nhà ở thì nhà ở phải có đủ điều kiện sau đây: a) Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này; b) Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn; c) Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; d) Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền. Các điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản này không áp dụng đối với trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai. 2. Giao dịch về nhà ở sau đây thì nhà ở không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận: a) Mua bán, thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai; b) Tổ chức thực hiện tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; c) Mua bán, thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở để phục vụ tái định cư không thuộc sở hữu nhà nước; bán nhà ở quy định tại khoản 4 Điều 62 của Luật này; d) Cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; đ) Nhận thừa kế nhà ở; e) Chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại được xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở bao gồm cả trường hợp đã nhận bàn giao nhà ở từ chủ đầu tư nhưng chưa nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó. Các giấy tờ chứng minh điều kiện nhà ở tham gia giao dịch quy định tại khoản này thực hiện theo quy định của Chính phủ. 3. Trường hợp nhà ở cho thuê thì ngoài các điều kiện quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này, nhà ở còn phải bảo đảm chất lượng, an toàn cho bên thuê nhà ở, có đầy đủ hệ thống điện, cấp, thoát nước, bảo đảm vệ sinh môi trường. Điều 119. Điều kiện của các bên tham gia giao dịch về nhà ở 1. Bên bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở phải có điều kiện sau đây: a) Là chủ sở hữu nhà ở hoặc người được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về dân sự; trường hợp chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải là người đã mua nhà ở của chủ đầu tư hoặc người đã nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở; b) Nếu là cá nhân thì phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự; nếu là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân, trừ trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương. 2. Bên mua, thuê, thuê mua nhà ở, bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, nhận đổi, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận thế chấp, mượn, ở nhờ, được ủy quyền quản lý nhà ở là cá nhân thì phải có điều kiện sau đây: a) Nếu là cá nhân trong nước thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện các giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự và không bắt buộc phải có đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch; b) Nếu là cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật Việt Nam, phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này và không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch. 3. Bên mua, thuê, thuê mua nhà ở, bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, nhận đổi, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận thế chấp, nhận góp vốn, được ủy quyền quản lý nhà ở là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân và không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh, nơi thành lập; trường hợp là tổ chức nước ngoài thì phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này; nếu tổ chức được ủy quyền quản lý nhà ở thì phải có chức năng kinh doanh dịch vụ bất động sản và đang hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản. Điều 120. Trình tự, thủ tục thực hiện giao dịch về nhà ở 1. Các bên tham gia giao dịch nhà ở thỏa thuận lập hợp đồng mua bán, cho thuê, thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở hoặc văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại (sau đây gọi chung là hợp đồng về nhà ở) có các nội dung quy định tại Điều 121 của Luật này; trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương thì chỉ cần lập văn bản tặng cho. 2. Các bên thỏa thuận để một bên thực hiện nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó; trường hợp mua, thuê mua nhà ở của chủ đầu tư dự án thì chủ đầu tư có trách nhiệm làm thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho bên mua, bên thuê mua, trừ trường hợp bên mua, bên thuê mua tự nguyện làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận. 3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thực hiện cấp Giấy chứng nhận cho bên mua, bên thuê mua, bên nhận tặng cho, nhận đổi, nhận góp vốn, nhận thừa kế nhà ở cùng với nhận chuyển quyền sử dụng đất ở hợp pháp có nhà ở đó thì đồng thời công nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho bên nhận quyền sở hữu nhà ở. Điều 121. Hợp đồng về nhà ở Hợp đồng về nhà ở do các bên thỏa thuận và phải được lập thành văn bản bao gồm các nội dung sau đây: 1. Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên; 2. Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó. Đối với hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua căn hộ chung cư thì các bên phải ghi rõ phần sở hữu chung, sử dụng chung; diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng; diện tích sàn xây dựng căn hộ; mục đích sử dụng của phần sở hữu chung, sử dụng chung trong nhà chung cư theo đúng mục đích thiết kế đã được phê duyệt ban đầu; 3. Giá trị góp vốn, giá giao dịch nhà ở nếu hợp đồng có thỏa thuận về giá; trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở mà Nhà nước có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó; 4. Thời hạn và phương thức thanh toán tiền nếu là trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở; 5. Thời gian giao nhận nhà ở; thời gian bảo hành nhà ở nếu là mua, thuê mua nhà ở được đầu tư xây dựng mới; thời hạn cho thuê, cho thuê mua, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; thời hạn góp vốn; 6. Quyền và nghĩa vụ của các bên; 7. Cam kết của các bên; 8. Các thỏa thuận khác; 9. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng; 10. Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng; 11. Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký. Điều 122. Công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở 1. Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng. 2. Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu. Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng. 3. Văn bản thừa kế nhà ở được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự. 4. Việc công chứng hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng; việc chứng thực hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà ở. ". Như vậy, theo quy định pháp luật trên thì bạn có thể thực hiện các quyền tặng cho, chuyển nhượng, ủy quyền... quản lý sử dụng đất theo quy định. 2. Nếu bạn tặng cho ngôi nhà và thửa đất đó thì sau khi thủ tục sang nhượng hoàn tất, ngôi nhà và thửa đất đó sẽ thuộc toàn quyền sở hữu của người tặng cho và chấm dứt quyền lợi của bạn. Còn đối với giao dịch ủy quyền thì bạn chỉ chuyển quyền quản lý, sử dụng nhà có thời hạn, quyền sở hữu vẫn thuộc về bạn, bạn vẫn có thể đòi lại nhà đất. 3. Nếu bạn chuyển quyền cho chị gái ruột lần thứ nhất thì bạn được miễn thuế, phí theo quy định.
Hiện Công ty chúng tôi có nhu cầu vay vốn gói 30.000 tỷ để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, xin Sở Xây dựng hướng dẫn hồ sơ, thủ tục để vay?
Đối với doanh nghiệp là chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội ngoài đảm bảo đáp ứng các điều kiện vay vốn theo quy định của Thông tư số 11/2013/TT-NHNN ngày 15 tháng 5 năm 2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ, còn phải đảm bảo có đủ các điều kiện sau: - Có dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật; - Có văn bản chấp thuận đầu tư của cấp có thẩm quyền; - Đã có đất sạch và giấy phép xây dựng, trừ trường hợp được miễn giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Hiện nay, Nhà nước có chính sách ưu đãi lãi suất vay mua nhà ở xã hội. Tôi là công chức nhà nước, tôi muốn vay để mua nhà. Vậy, đối tượng vay phải đáp ứng tiêu chí gì?
Theo quy định tại Thông tư số 11/2013/TT-NHNN ngày 15/5/2013 của Ngân hàng Nhà nước quy định về cho vay hỗ trợ nhà xã hội ở theo Nghị quyết số 02/2013/NQ-CP quy định: Đối với khách hàng cá nhân vay mua, thuê mua nhà ở xã hội và thuê, thuê mua nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70m2, giá bán dưới 15.000.000 đồng/m2 thì điều kiện vay như sau: - Có hợp đồng thuê, thuê mua nhà ở xã hội; hợp đồng thuê, mua nhà ở thương mại với chủ đầu tư; - Co mục đích vay vốn để trả khoản tiền chưa thanh toán mua, thuê mua nhà ở xã hội; thuê mua, mua nhà ở thương mại theo quy định; - Có đề nghị vay vốn để mua, thuê mua nhà ở xã hội, thuê mua nhà ở thương mại và cam kết khách hàng và các thành viên trong hộ gia đình của khách hàng chưa được vay vốn hỗ trợ tại ngân hàng để mua, thuê mua nhà ở; - Có đủ vốn để tham gia vào phương án vay theo quy định.
Đối với người dân có nhu cầu mua nhà ở xã hội, có cần đăng ký vay vốn với Bộ Xây dựng hay không?
Đối với người dân có nhu cầu vay vốn từ gói 30.000 tỷ để mua nhà ở xã hội thì không cần phải đăng ký vay vốn với Bộ Xây dựng mà chỉ cần liên hệ với 01 trong 05 Ngân hàng thương mại quy định tại Thông tư số 11/2013/TT-NHNN ngày 15/5/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đồng thời phải đáp ứng các điều kiện vay vốn theo quy định tại Công văn số 1250/BXD-QLN ngày 25/6/2013 của Bộ Xây dựng.
Điều kiện, trình tự thủ tục cụ thể để doanh nghiệp vay vốn ưu đãi nhà ở xã hội theo cơ chế ưu đãi của Chính phủ tại Thông tư số 07/2013/TT-BXD và Thông tư số 11/2013/TT-NHNN ngày 15/5/2013 quy định về việc cho vay hỗ trợ nhà ở và hướng dẫn việc xác định các đối tượng được vay vốn hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Nghị quyết số 02/NQ-CP, ngày 07/01/2013 của Chính phủ?Để tạo thuận lợi cho việc triển khai gói tín dụng hỗ trợ nhà ở, ngày26/05/2013, Bộ Xây dựng ban hành Công văn số 1250/BXD-QLN hướng dẫn xác định đối tượng, điều kiện và trình tự thủ tục khi vay vốn theo Thông tư số 07/2013/TT-BXD của Bộ Xây dựng và Thông tư số 11/2013/TT-NHNN ngày 15/5/2013 của Ngân hàng Nhà nước. Nội dung cụ thể như sau: 1. Đối tượng: a) Doanh nghiệp là chủ đầu tư nhà ở xã hội theo quy định tại Nghị định số 71/2010/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở; doanh nghiệp là chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại được chuyển đổi công năng sang dự án nhà ở xã hội theo quy định tại Thông tư số 02/2013/TT-BXD ngày 08/3/2013 của Bộ Xây dựng. b) Doanh nghiệp là chủ đầu tư các dự án nhà ở sinh viên, nhà ở công nhân khu công nghiệp, nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị theo quy định tại Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 20/4/2009 và các Quyết định số 65, 66, 67/2009/QĐ-TTg ngày 24/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên, công nhân lao động tại các khu công nghiệp và nguời thu nhập thấp tại khu vực đô thị. 2. Điều kiện: - Có dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật; - Có văn bản chấp thuận đầu tư của cấp có thẩm quyền; - Đã có đất sạch và giấy phép xây dựng, trường hợp được miễn giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng thì có văn bản xác nhận của Sở Xây dựng địa phương nơi có dự án. - Có mục đích vay vốn để trả các chi phí chưa thanh toán phát sinh từ ngày 07/01/2013 (không bao gồm chi phí thuế) để thực hiện các dự án nhà ở xã hội, dự án nhà ở thương mại được chuyển đổi công năng sang dự án nhà ở xã hội nêu tại khoản 1 trên đây. 3. Trình tự, thủ tục: Doanh nghiệp trực tiếp hoặc thông qua UBND cấp tỉnh gửi hồ sơ đáp ứng các điều kiện nêu trên, kèm theo nhu cầu lượng vốn cần vay về Bộ Xây dựng để kiểm tra, thẩm định và tổng hợp gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng; doanh nghiệp liên hệ trực tiếp tới với 1 trong 5 ngân hàng quy định tại Thông tư số 11/2013/TT-NHNN ngày 15/5/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để được xem xét cho vay vốn.
Để tạo thuận lợi cho việc triển khai gói tín dụng hỗ trợ nhà ở, ngày26/05/2013, Bộ Xây dựng ban hành Công văn số 1250/BXD-QLN hướng dẫn xác định đối tượng, điều kiện và trình tự thủ tục khi vay vốn theo Thông tư số 07/2013/TT-BXD của Bộ Xây dựng và Thông tư số 11/2013/TT-NHNN ngày 15/5/2013 của Ngân hàng Nhà nước. Nội dung cụ thể như sau: 1. Đối tượng: a) Doanh nghiệp là chủ đầu tư nhà ở xã hội theo quy định tại Nghị định số 71/2010/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở; doanh nghiệp là chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại được chuyển đổi công năng sang dự án nhà ở xã hội theo quy định tại Thông tư số 02/2013/TT-BXD ngày 08/3/2013 của Bộ Xây dựng. b) Doanh nghiệp là chủ đầu tư các dự án nhà ở sinh viên, nhà ở công nhân khu công nghiệp, nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị theo quy định tại Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 20/4/2009 và các Quyết định số 65, 66, 67/2009/QĐ-TTg ngày 24/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên, công nhân lao động tại các khu công nghiệp và nguời thu nhập thấp tại khu vực đô thị. 2. Điều kiện: - Có dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật; - Có văn bản chấp thuận đầu tư của cấp có thẩm quyền; - Đã có đất sạch và giấy phép xây dựng, trường hợp được miễn giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng thì có văn bản xác nhận của Sở Xây dựng địa phương nơi có dự án. - Có mục đích vay vốn để trả các chi phí chưa thanh toán phát sinh từ ngày 07/01/2013 (không bao gồm chi phí thuế) để thực hiện các dự án nhà ở xã hội, dự án nhà ở thương mại được chuyển đổi công năng sang dự án nhà ở xã hội nêu tại khoản 1 trên đây. 3. Trình tự, thủ tục: Doanh nghiệp trực tiếp hoặc thông qua UBND cấp tỉnh gửi hồ sơ đáp ứng các điều kiện nêu trên, kèm theo nhu cầu lượng vốn cần vay về Bộ Xây dựng để kiểm tra, thẩm định và tổng hợp gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng; doanh nghiệp liên hệ trực tiếp tới với 1 trong 5 ngân hàng quy định tại Thông tư số 11/2013/TT-NHNN ngày 15/5/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để được xem xét cho vay vốn.
Tôi có hộ khẩu thường trú tại Ba Vì, Hà Nội. Năm 2014, tôi đã thi đỗ công chức tuyển dụng của thành phố Hà Nội và làm việc tại cơ quan hành chính cấp Sở của thành phố Hà Nội. Hiện tôi đã được bố mẹ cho một căn nhà chung cư nhỏ 30 m2 tại khu đô thị Xa La, Hà Đông nhưng giấy tờ vẫn đứng tên bố mẹ tôi. Hiện lương của tôi khoảng 3.000.000đ/01 tháng . Tôi thấy cơ quan thông báo về việc đăng ký mua nhà ở xã hội của thành phố. Cho tôi hỏi tôi có thuộc đối tượng được mua nhà ở xã hội hay không?
Theo quy định tại Điều 49 của Luật Nhà ở năm 2014 về đối tượng được hưởng chính sách về nhà ở xã hội như sau: - Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; - Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn; - Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu; - Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị; - Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp; - Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân; - Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức; - Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 5 Điều 81 của Luật này; - Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập; - Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở. Theo quy định tại khoản a Điều 51 Luật Nhà ở năm 2014, đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức phải đáp ứng các điều kiện nhà ở, cư trú, thu nhập sau đây mới được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội: - Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực; - Phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội; trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố này - Phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân Bạn hiện là đã là công chức, có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, nhà của bố mẹ bạn cho nhưng vẫn đứng tên bố mẹ bạn có nghĩa bạn vẫn chưa có nhà thuộc sở hữu của mình, thu nhập của bạn không diện chịu thuế thu nhập cá nhân là 9.000.000 đ/tháng vì lương hiện của bạn khoảng 3.000.000 đ/tháng. Như vậy, căn cứ vào các quy định trên thì bạn đủ điều kiện để mua nhà ở xã hội.
Nhà ở xã hội là gì?
Căn cứ pháp lý: Điều 3 Luật Nhà ở 2014 Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định
Hỏi: Một người chủ căn hộ “nhà ở dành cho người có thu nhập thấp”, đã nộp tiền mua nhà nhưng chưa trả hết, nay cần tiền muốn bán lại, tôi đã đi xem thực tế, tôi ưng ý, giá cả thấy hợp lý, nhưng tôi đắn đo về tính pháp lý nên xin hỏi để luật sư cho lời tư vấn. Trần Văn Ba (Hà Đông, Hà Nội)
Căn cứ, Thôngtư số 36 Bộ Xây dựng, Quyết định 34 năm 2010 của UBND thành phố Hà Nội thìnhững trường hợp mua nhà ở thu nhập thấp phải có một số điều kiện được tínhtheo thang điểm, để xác định người được ưu tiên bốc thăm mua trước, theo đó ngườimua có một số quyền và nghĩa vụ phải chấp hành một số qui định khi tham giamua. Trường hợp của bạn, tôi cung cấp một số thông tin để bạn cân nhắc. Đối với nhữngngười đã mua nhà ở thu nhập thấp chỉ được phép bán, cho thuê nhà ở đó sau khiđã trả hết tiền cho chủ đầu tư và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhàở nhưng phải bảo đảm thời gian tối thiểu là 10 năm kể từ thời điểm ký hợp đồng muabán nhà ở thu nhập thấp. Trong trườnghợp đã trả hết tiền mua nhà, nhưng chưa đủ 10 năm kể từ thời điểm ký Hợp đồngmua bán nhà ở thì người mua nhà ở thu nhập thấp chỉ được bán nhà ở đó (nếu cónhu cầu) cho Cơ quan quản lý nhà ở của địa phương hoặc chủ đầu tư dự án để báncho đối tượng được mua nhà ở thu nhập thấp (theo giá bán không được vượt quá mứcgiá nhà ở thu nhập thấp cùng loại tại thời điểm bán). Các tổ chức, cánhân có hành vi gian dối về đối tượng, điều kiện để được mua, thuê, thuê muanhà ở thu nhập thấp thì ngoài việc bị xử phạt theo quy định về xử phạt vi phạmhành chính trong quản lý và phát triển nhà ở, còn bị buộc phải trả lại nhà đãmua, thuê, thuê mua. Như vậy chủ cănhộ đó chưa đủ điều kiện để chuyển nhượng, bạn cần xem xét khi mua lại nhà ở cóthu nhập thấp trong trường hợp này để tránh những vướng mắc pháp lý không cầnthiết khi bỏ tiền ra mua. Cafeland.vn - Theo ANTĐ
Tôi có thửa đất diện tích 1.254m2, đã được cấp sổ đỏ, nằm trong khu quy hoạch nhưng Nhà nước chưa có quyết định thu hồi. Nay tôi có được phép chuyển nhượng hay không?
Theo Chỉ thị 30 ngày 24-12-2003 của UBND TPHCM, nếu vị trí nhà đất trong khu vực Nhà nước quy hoạch thu hồi đất để xây dựng các công trình công cộng hoặc giao, cho thuê để các tổ chức, cá nhân thực hiện dự án đầu tư theo quy hoạch, nhưng chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền, người dân vẫn được xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật hiện hành; được thực hiện các quyền về sở hữu nhà, quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật hiện hành; được phép sửa chữa nhà và các công trình xây dựng nhưng không làm thay đổi quy mô, kết cấu công trình; không được xây dựng mới, xây dựng kiên cố và tăng thêm tầng cao. Như vậy, theo quy định trên, thửa đất của bà được phép làm thủ tục chuyển nhượng đất. Bà cần liên hệ với Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện để được hướng dẫn thủ tục cụ thể. Theo SGĐTTC
Tôi có bán cho 1 người một thửa đất và tài sản gắn liền với đất. Nay họ mới đặt cọc cho tôi một phần tiền, số tiền còn lại họ bảo khi nào có giấy chứng nhận tên của họ thì sẽ trả hết. Vậy xin hỏi khi tôi làm thủ tục sang tên cho họ xong mà họ không trả tôi hết tiền thì lúc đó tôi phải làm gì để yêu cầu họ phải trả hết số tiền còn lại cho mình?
Vấn đề bạn hỏi liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ dân sự theo hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Theo hợp đồng đã ký thì bên nhận chuyển nhượng có nghĩa vụ thanh toán toàn bộ số tiền nhận chuyển nhượng theo đúng thời hạn, phương thức thỏa thuận giữa hai bên. Việc thực hiện nghĩa vụ phải tuân thủ nguyên tắc thực hiện nghĩa vụ dân sự theo Ðiều 283 Bộ luật Dân sự: Bên có nghĩa vụ dân sự phải thực hiện nghĩa vụ của mình một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác, đúng cam kết, không trái pháp luật, đạo đức xã hội. Nếu bên nhận chuyển nhượng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bạn. Bạn có quyền yêu cầu bên nhận chuyển nhượng thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ đối mình. Pháp luật Việt Nam luôn khuyến khích các bên tự thương lượng, thỏa thuận để giải quyết những tranh chấp phát sinh. Trong trường hợp không thể tự giải quyết được thì bạn có quyền gửi đơn khởi kiện đến tòa án nhân dân có thẩm quyền để được giải quyết theo quy định của pháp luật. Trong đơn, bạn phải nêu rõ nội dung chính theo quy định tại Điều 164 Bộ luật Tố tụng dân sự, cụ thể như sau: - Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện; - Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện; - Tên, địa chỉ của người khởi kiện; - Tên, địa chỉ của người có quyền và lợi ích được bảo vệ, nếu có; - Tên, địa chỉ của người bị kiện; - Tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nếu có; - Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; - Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có. Kèm theo đơn khởi kiện bạn phải có các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp (ví dụ như Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng đặt cọc, giấy hẹn trả tiền nhận chuyển nhượng …).
Tôi và chị D có thỏa thuận mua bán 1 ngôi nhà. Tôi đã trả chị 2/3 số tiền theo giao ước. Trong giao ước bằng lời nói và giấy tờ, tôi sẽ thanh toán toàn bộ số tiền khi chị D giao sổ đỏ. Đến nay đã 6 tháng, chị D chỉ giao cho tôi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên chị D và đòi tôi thanh toán hết tiền trước khi làm hợp đồng công chứng. Như vậy đúng hay sai? Tôi nên làm gì?
Theo như giao ước giữa bạn và chị D thì bạn sẽ phải thanh toán cho chị D toàn bộ số tiền nhận chuyển nhượng khi chị D giao cho bạn Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bạn không nêu rõ là hai bên có chỉ định chính xác thời điểm bàn giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không (bàn giao trước hay sau khi công chứng hợp đồng chuyển nhượng) nhưng thực tế thì chị D đã bàn giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bạn nên việc chị D yêu cầu bạn thanh toán toàn bộ số tiền nhận chuyển nhượng là phù hợp với giao ước của hai bên. Hơn nữa, trong giao dịch dân sự, các bên có thể tự do thỏa thuận, không bên nào được áp đặt bên nào, thỏa thuận được đưa ra trên tinh thần tự nguyện và được sự nhất trí của hai bên. Đây là các nguyên tắc cơ bản mà Bộ luật Dân sự đã quy định tại chương II. Việc chị D đưa ra yêu cầu đối với bạn là sự thể hiện ý chí của chị D, không có ý nghĩa áp đặt hay bắt buộc bạn phải tuân thủ. Bạn có thể thương lượng với chị D để đưa ra phương án giải quyết tối ưu cho cả hai bên. Khi thỏa thuận, bạn có thể vận dụng các quy định của pháp luật có liên quan để đưa ra những lập luận cho ý kiến đề xuất của mình. - Trước hết, bạn nên nêu rõ với chị D: việc chị D giao cho bạn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không có giá trị pháp lý gì trong việc chuyển giao quyền sử dụng đất thửa đất đó cho bạn. Chị D vẫn là chủ sử dụng của thửa đất đó, chứ không phải là bạn nên việc bạn thanh toán hết toàn bộ số tiền nhận chuyển nhượng sẽ là bất lợi lớn cho bạn. - Thứ hai, Quyền sử dụng đất chỉ được chuyển giao tại thời điểm đăng ký sang tên quyền sử dụng đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền (theo khoản 1 Điều 168 Bộ luật Dân sự). Cụ thể: Khi bạn và chị D thỏa thuận về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì hai bên phải lập hợp đồng có công chứng, chứng thực (theo Khoản 2 Điều 689 Bộ luật Dân sự). Sau khi công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì bạn phải làm thủ tục đăng ký sang tên tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Và tại thời điểm đăng ký, hợp đồng chuyển nhượng đó mới có hiệu lực (khoản 4 Điều 146 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 hướng dẫn thi hành luật đất đai) và bạn được công nhận là chủ sử dụng của mảnh đất đó. - Thứ ba, từ việc dẫn chứng quy định về trình tự, thủ tục và thời điểm chuyển quyền sử dụng đất như nêu trên, bạn có thể đề xuất với chị D về phương thức thanh toán một cách hợp lý. Ví dụ như: Trước khi công chứng hợp đồng chuyển nhượng, bạn sẽ thanh toán một phần tiền chuyển nhượng; ngay sau khi công chứng, bạn sẽ thanh toán thêm một phần tiền nữa; và ngay sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký sang tên quyền sử dụng đất và nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên bạn, bạn sẽ thanh toán nốt phần tiền còn lại. Đây là một trong những phương án mà các bên có thể lựa chọn hoặc bạn và chị D có thể thương lượng để đưa ra phương án tối ưu và đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên. - Thứ tư, trong trường hợp giữa hai bên không thể thống nhất được phương thức thanh toán dẫn đến không tiếp tục giao kết hợp đồng thì bạn có thể yêu cầu chị D hoàn trả số tiền đã nhận. Việc bạn và chị D có viết giấy giao ước và việc bạn trả chị D 2/3 số tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo giao ước chính là hình thức của hợp đồng đặt cọc. Theo Khoản 2 Điều 358 Bộ luật Dân sự thì: Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác . Theo quy định này thì khi không tiếp tục giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nữa thì bạn có thể thỏa thuận với chị D về việc hoàn trả số tiền đã nhận trong một thời gian hợp lý. Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/ Nguoiduatin.vn
Năm 2003, ông Nam bán mảnh đất lại cho tôi. Hai bên có lập giấy chuyển nhượng, có chữ ký hai bên. Từ đó tới nay, gia đình tôi nhiều lần nộp hồ sơ xin cấp làm sổ đỏ, nhưng cơ quan nhận hồ sơ trả về và trả lời: Giấy chuyển nhượng tới nay đã hết giá trị pháp lý, vì thời gian 2 bên ký quá dài”. Đề nghị Luật sư tư vấn, Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất có giới hạn giá trị pháp lý không? (Thanh Lan - Quốc Oai)
Luật gia Dư Hồng Nhung - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời: Chúng tôi trích dẫn một số quy định của pháp luật để chị tham khảo, như sau: - Hình thức chuyển quyền sử dụng đất: "Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.” (khoản 2 Điều 689 - Bộ luật Dân sự năm 2005). - “Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau: Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;” (điểm a khoản 3 Điều 167 - Luật Đất đai năm 2013). Theo thông tin chị cung cấp, giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được hai bên ký, nhưng chị không nhắc tới sự có mặt của cơ quan có thẩm quyền, mà để giấy chuyển quyền sử dụng đất có giá trị hiệu lực thì phải được công chứng hoặc chứng thực trừ trường hợp luật quy định khác căn cứ khoản 2 Điều 689 BLDS và điểm a khoản 3 Điều 167 LĐĐ. Vì vây, sẽ xảy ra 2 trường hợp như sau: + Chưa có công chứng, chứng thực của cơ quan có thẩm quyền thì giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Nam và chị sẽ có thể không có giá trị hiệu lực. + Đã có công chứng, chứng thực của cơ quan có thẩm quyền thì giấy chuyển nhượng quyền sử đụng đất giữa ông Nam và chị có hiệu lực không có giới hạn về giá trị pháp lý trừ thỏa thuận khác.
Tôi cùng 2 người bạn tôi là anh A và anh B góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 3 thành viên đã được 12 tháng nay tôi và một người bạn là anh A muốn chuyển nhượng toàn bộ số vốn đã góp cho anh B thì thục làm chuyển nhượng như nào. Tôi xin trân thành cảm ơn!
Chào bạn, Trường hợp của bạn, công ty này sẽ không thể tồn tại được nữa vì không đủ số thành viên tối thiểu. Vì vậy, giải pháp là, hoặc là giải thể hoặc là chuyển đổi sang mô hình công ty TNHH 1 thành viên. Hồ sơ chuyển đổi bao gồm: a) Giấy đề nghị chuyển đổi; b) Điều lệ công ty chuyển đổi; c) Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp, hoặc thỏa thuận về việc nhận góp vốn đầu tư bằng phần vốn góp. Hồ sơ gửi đến Phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch đầu tư để giải quyết.
Tôi đang tiến hành một dự án nhà máy ở vùng ven nông thôn, tất cả đang trong giai đoạn mua lại đất của người dân địa phương khu vực đó. Có một số người biết được, chủ động muốn bán đất cho tôi nhưng đó là đất ruộng, trồng lúa và hoa màu xen canh. Không biết tôi có thể mua đất đó rồi chuyển mục đích sử dụng được không?
Căn cứ Luật đất đai năm 2013 (LĐĐ). Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 191 LĐĐ, theo đó tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng sử dụng đât trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa. Vì vậy, theo trường hợp của bạn không trực tiếp sản xuất nông nghiệp, nếu diện tích đất nông nghiệp đó không thuộc trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì bạn không thể mua rồi chuyển mục đích sử dụng được.