Question
stringlengths
0
11.9k
Answer
stringlengths
0
26.8k
Em chào luật sư, em là Hải, em co một thắc mắc muốn xin luật sư tư vấn giúp! Nhà em có muốn mua một mảnh đất thổ cư thuộc diện dang chờ cấp sổ đỏ và đang muốn làm một hợp đồng đặt cọc để được quyền mua mảnh đất đó khi hoàn thành việc cấp sổ đỏ (giống như dạng mua lúa non vậy). Vậy trong hợp đông đặt cọc về phần mục đích đặt cọc thì em cần phải cài những quyền gì để có lợi cho bên em. Em muốn được ủy quyền lam thủ tục cấp sổ đỏ và quyện đại diện nhận tiền giải phóng mặt bằng nếu đất thuộc diện phải giải phóng mặt bằng và ngoài ra còn một số quyền khác có lợi cho mình để đề phòng mọi bất chắc có thể xảy ra  như: bên bán không bán nữa....(vì em muốn mua mảnh đất này), sau khi mình hoàn thành việc xin cấp sổ đỏ cho đất của họ. Và trong điều khoản phạt vi phạm hợp đồng thì mức phạt bao nhiêu thì hợp lý và các văn bản quy định về vấn đề này.  Em rất mong luật sư tạo điều kiện tư vần giúp em
Gia đình bạn đang muốn mua một mảnh đất thổ cư thuộc diện đang chờ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, gia đình bạn muốn làm hợp đồng đặt cọc giữa hai bên về phần mục đích thì gia đình bạn yêu cầu bên nhận đặt cọc(tức bên bán đất) cam kết chuyển quyền sử dụng đất và làm các thủ tục pháp lý sau này. Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng mua bán đất với gia đình bạn thì phải hoàn trả cho gia đình bạn một khoản tiền tương đương với số tiền đã đặt cọc. Gia đình bạn có thể thỏa thuận điều khoản phạt hợp đồng bao nhiêu % là do hai bên tự thỏa thuận. Gia đình bạn có thể thỏa thuận với bên bán đất làm giấy ủy quyền cho bố thay mặt/đại diện cho bên bán nhận tiền bồi thường GPMB và làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Ngày 10/11/2001 tôi có mua của Bà B một phần đất có chiều ngang 5m để làm đường đi chung cho Tôi và các hộ dân, việc mua bán này hai Bên thực hiện bằng giấy tay mà không thông qua các thủ tục công chứng hay chứng thực theo quy định và tôi đã thanh toán xong. Tuy nhiên vào khoảng năm 2003 bà B đã xây một căn nhà ngay đầu đường tôi đã mua và chỉ chừa con đường này còn 1.5m khiến cho con đường ở tình trạng "thắt nút cổ chai" (từ trong ra 5m nhưng chỉ còn 1.5m ngay đầu đường). Vì vậy, tôi có làm đơn khởi kiện để yêu cầu bà B tháo dỡ căn nhà, trả lại hiện trạng lối đi chung có chiều ngang 5m như trước đây, sau nhiều năm vụ việc chưa được giải quyết khiến tôi rất mệt mỏi và chán nản. Do mục đích mua đất để mở rộng đường đi không đạt được và xác định giao dịch trên có cơ sở để yêu cầu tòa án tuyên bố vô hiệu vì không tuân thủ các quy định về hình thức theo điều 134 Bộ luật Dân sự (2005), nay tôi đang làm hồ sơ khởi kiện để yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu, vậy tôi xin hỏi: 1. Thời hiệu để tôi yêu cầu tòa án  tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng (giấy tay) đất trên còn hay   không và căn cứ vào văn bản nào? 2. Nếu tôi nộp hồ sơ khởi kiện đến tòa án yêu cầu bà B tiếp tục thực hiện hợp đồng chuyển nhượng đất nêu trên thì có phải qua thủ tục hòa giải tranh chấp đất tại xã, phường hay không? Vì đây là tranh chấp về hợp đồng chứ không phải tranh chấp quyền sử dụng đất (do phần đất tôi mua bằng giấy tay để làm đường đi chưa chuyển quyền sử dụng đất cho tôi)
Theo quy định của Bộ luật dân sự thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu về hình thức là 2 năm kể từ khi Hợp đồng được ký kết. Tuy nhiên, quy định đó chỉ áp dụng với những hợp đồng "chỉ" vô hiệu về hình thức. Còn hợp đồng mà bạn nêu có thể vô hiệu cả về nội dung, hình thức và thủ tục... Do vậy, nếu các bên có tranh chấp thì Tòa án vẫn giải quyết. Luật Đất đai năm 2003 cũng như Nghị định số 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ mới chỉ quy định tranh chấp đất đai phải qua hòa giải tại UBND cấp xã, nhưng chưa quy định cụ thể bắt buộc phải hòa giải đối với những tranh chấp đất đai thuộc loại nào. Căn cứ vào quan hệ pháp luật về tranh chấp có thể phân loại: tranh chấp về quan hệ pháp luật đất đai (tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất); tranh chấp về các hợp đồng dân sự như: chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; tranh chấp tài sản chung (quyền sử dụng chung về đất đai); tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất. Vậy, theo quy định của Luật Đất đai, có phải tất cả các dạng tranh chấp trên đều phải thông qua việc hòa giải tại cấp xã hay không ? Cho đến nay, việc giải quyết tranh chấp đất đai, việc xác định loại tranh chấp nào bắt buộc phải qua hòa giải ở cấp xã vẫn chưa có sự thống nhất. Về vấn đề này, hiện nay đang tồn tại hai quan điểm trái ngược nhau. Quan điểm thứ nhất cho rằng, tất cả các tranh chấp đất đai, như tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất; tranh chấp hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại, quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất; tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất và tranh chấp tài sản chung là quyền sử dụng đất, đều bắt buộc phải qua hòa giải tại cấp xã thì đương sự mới có quyền khởi kiện đến Toà án. Ngược lại, quan điểm thứ hai cho rằng, chỉ có tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mới phải qua hòa giải tại cấp xã, còn tranh chấp liên quan đến các hợp đồng mà quyền sử dụng đất chỉ là đối tượng của hợp đồng, tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất và tranh chấp tài sản chung là quyền sử dụng đất thì không bắt buộc phải qua hòa giải tại cấp xã. Quan điểm này hợp lý hơn, bởi các lý do sau: Thứ nhất: Theo các văn bản pháp luật về đất đai, thường gặp hai thuật ngữ là “tranh chấp liên quan đến đất đai” và “tranh chấp đất đai”. Đây là hai thuật ngữ có nội hàm khác nhau. Tranh chấp liên quan đến đất đai có phạm vi rộng hơn, bao gồm tranh chấp về các quan hệ hợp đồng, quan hệ sở hữu, quan hệ thừa kế mà quyền sử dụng đất là loại tài sản thuộc đối tượng của quan hệ pháp luật đó. Còn tranh chấp đất đai có phạm vi hẹp hơn, là tranh chấp ai có quyền sử dụng đất. Khoản 26 Điều 4 Luật Đất đai giải thích từ ngữ “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”. Điều 25 Bộ luật Tố tụng dân sự cũng phân định rất rõ giữa tranh chấp về quyền sử dụng đất và các loại tranh chấp về hợp đồng dân sự, tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, tranh chấp về thừa kế tài sản. Trở lại quy định của Luật Đất đai, tại các Điều 135 và 136 dùng thuật ngữ “tranh chấp đất đai” chứ không dùng thuật ngữ “tranh chấp liên quan đến đất đai”. Thứ hai: Các quy định của pháp luật về quan hệ hợp đồng, quan hệ thừa kế và quan hệ sở hữu rất phức tạp. Do đó, với trình độ của cán bộ cấp xã, khó có thể xác định được một hợp đồng có hiệu lực hay hợp đồng vô hiệu; khó xác định diện, hàng thừa kế, quan hệ tài sản chung… Mặt khác, mục đích của việc hòa giải là sự thỏa thuận của các đương sự. Vậy khi hòa giải đương sự thỏa thuận để thực hiện một hợp đồng lẽ ra phải bị tuyên bố vô hiệu, hoặc thỏa thuận được việc chia thừa kế, nhưng bỏ sót những người lẽ ra phải được hưởng thừa kế, xác định không đúng di sản thừa kế… thì cán bộ cấp xã có khả năng nhận biết không?… Nếu giao các loại tranh chấp này cho UBND cấp xã hòa giải rất có thể sẽ vi phạm pháp luật. Việc có bắt buộc hòa giải đối với tất cả các tranh chấp liên quan tới quyền sử dụng đất hay không phụ thuộc vào thực tiễn xét xử của từng địa phương và quan điểm của các Lãnh đạo...
Em chào các luật sư ah! các luật sư cho em hỏi vấn đề. Nhà em mua đất năm 2006 của gia đình chưa được cấp GCN. Khi nhà em đi  kê khai làm sổ đỏ thì cán bộ địa chính nói nhà e mua năm 2006 sau thời điểm 01/7/2004 luật đất đai có hiệu lực nên không đủ điều kiện cấp GCN. cán bộ nói vậy có đúng không ạ? Và điều đó được quy định tại điều nào? khoản nào? Văn bản nào? Các luật sư có thể trả lời giúp em câu hỏi này được không ạ? Em xin chân thành cảm ơn!
Theo khoản 2 Điều 50 Luật đất đai 2003 (có hiệu lực thi hành vào ngày 01/07/2004). Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất. Trường hợp của bạn chuyển nhượng vào năm 2006, trong khi đất chưa được cấp giấy chứng nhận nên Nhà nước không cấp giấy trực tiếp cho bạn. Mà phải cấp giấy cho chủ cũ, rồi sau khi có giấy chứng nhận thì chủ cũ sẽ ra công chứng hoặc UBND xã chứng thực hợp đồng chuyển nhượng sang cho gia đình bạn, đóng thuế thu nhập cá nhân (nếu có), lệ phí trước bạ và đăng bộ, sang tên.
Tôi mua đất và nhà theo Hợp đồng chuyển nhượng sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất vào ngày 27/8/2007 nhưng chưa sang tên đổi chủ. Xin hỏi hiện giờ hợp đồng đó còn hiệu lực hay không, hay phải công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo luật hiện hành?
Trường hợp của bạn sử dụng đất do nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trước ngày 1/7/2014 mà chỉ có hợp đồng về chuyển quyền sử dụng đất thì hợp đồng chuyển nhượng của bạn vẫn còn hiệu lực theo quy định tại khoản 2 Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai. “Trường hợp người đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trước ngày 1/7/2014 mà bên nhận chuyển quyền sử dụng đất chỉ có Giấy chứng nhận của bên chuyển quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng, giấy tờ về chuyển quyền sử dụng đất theo quy định thì thực hiện theo quy định như sau: a) Người nhận chuyển quyền sử dụng đất nộp đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và các giấy tờ về quyền sử dụng đất hiện có; b) Văn phòng đăng ký đất đai thông báo bằng văn bản cho bên chuyển quyền và niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã nơi có đất về việc làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người nhận chuyển quyền. Trường hợp không rõ địa chỉ của người chuyển quyền để thông báo thì phải đăng tin trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương ba số liên tiếp (chi phí đăng tin do người đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trả); c) Sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo hoặc đăng tin lần đầu tiên trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương mà không có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp thì Văn phòng đăng ký đất đai lập hồ sơ để trình cơ quan có thẩm quyền quyết định hủy Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp không nộp Giấy chứng nhận để làm thủ tục đồng thời cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mới cho bên nhận chuyển quyền. Trường hợp có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp thì Văn phòng đăng ký đất đai hướng dẫn các bên nộp đơn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo quy định. Lưu ý hợp đồng chuyển nhượng phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của Luật Đất đai. Bạn có thể tiến hành đăng ký sang tên theo quy định.
Tháng 9.2012 tôi có mua bán đất ở có ‘sổ đỏ’ (cấp tháng 03 năm 1994). Hợp đồng có công chứng. Sau đó tôi đi công tác và tưởng mọi việc đã xong. Đến tháng 8/2013, được biết phải làm thêm thủ tục nữa, tôi liền đến phòng tài nguyên môi trường để sang tên quyền sử dụng đất thì được trả lời là đất cấp cho hộ gia đình. Trong hộ khẩu chỉ có 3 người (người chồng và 2 con). Người vợ có hộ khẩu nơi khác. Cán bộ văn phòng đăng ký nhà đất hướng dẫn tôi về văn phòng công chứng làm giấy ủy quyền để các người con trong hộ khẩu ủy quyền cho người mẹ. Nhưng văn phòng công chứng lại lại tư vấn cho tôi làm lại hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Về trường hợp của bạn luật sư dân sự Công ty luật Thái An tư vấn như sau. Quyền sử dụng đất được cấp cho hộ gia đình nên việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải tuân theo quy định tại Ðiều 109 Bộ luật Dân sự về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của hộ gia đình: - Các thành viên của hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ theo phương thức thỏa thuận. - Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý. Như vậy, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của hộ gia đình thì phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên trong hộ gia đình. Ở nước ta, việc xác định chủ sở hữu tài sản chung của hộ gia đình được căn cứ “sổ hộ khẩu” gia đình. Điều này có nghĩa là, những thành viên có tên trong sổ hộ khẩu gia đình tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền đất mang tên “Hộ gia đình” sẽ là những người có quyền sở hữu/sử dụng chung tài sản đó. Với trường hợp của bạn, sổ hộ khẩu gia đình chỉ có 3 người là bố và 2 con thì cả 3 người này sẽ là chủ sử dụng thửa đất chung đó. Tuy nhiên, mặc dù vợ không đứng tên trong sổ hộ khẩu gia đình, nhưng vợ chồng đã kết hôn và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp năm 1994 nên quyền sử dụng đất này được coi là tài sản chung vợ chồng, do đó, người vợ cũng là một trong các đồng chủ sử dụng thửa đất của hộ gia đình. Bởi thế, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất hộ gia đình thì cả bố, mẹ và các con đều phải ký vào hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Hợp đồng chuyển nhượng được lập từ năm 2012 không có đầy đủ các thành viên trong hộ gia đình ký vào nên không thể coi là hợp đồng hợp pháp. Bạn phải lập lại hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mới để tất cả các thành viên trong hộ gia đình cùng ký, sau đó mới có thể tiến hành thủ tục đăng ký sang tên tại cơ quan có thẩm quyền (Văn phòng đăng ký nhà đất) theo quy định của pháp luật.
Tôi thấy cán bộ tư pháp phường xã nơi tôi làm việc tiếp nhận hồ sơ chuyển nhượng, tặng cho giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có sơ đồ thửa đất thì cán bộ tư pháp nói không cần qua địa chính nữa. Cán bộ tư pháp đó tự soạn thảo hợp đồng theo văn phòng công chứng và cho 2 bên mua bán ký nhận vào hợp đồng soạn thảo đó (thửa đất đó chuyển nhượng cả thửa). Sau đó cán bộ đi trình lãnh đạo, không cần qua địa chính nữa. Vậy cho tôi hỏi tư pháp phường tiếp nhận hồ sơ sau đó trả kết quả luôn mà không cần qua cán bộ chuyên môn vậy có đúng không? Thẩm quyền của tư pháp phường có như công chứng viên không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 và Điều 6 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã như sau: “Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.” “6. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền của người sử dụng đất được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà.” Thông tư 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT quy định việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản về bất động sản như sau: “Hợp đồng, văn bản về bất động sản mà bên có bất động sản là hộ gia đình, cá nhân thì hộ gia đình, cá nhân đó được lựa chọn hình thức công chứng tại Phòng Công chứng hoặc chứng thực tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có bất động sản” (điểm 2.2...). “3. Hợp đồng, văn bản về bất động sản 3.1. Các bên giao kết hợp đồng hoặc xác lập văn bản về bất động sản có thể tự soạn thảo hoặc yêu cầu Phòng Công chứng, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn, Ban quản lý soạn thảo hợp đồng, văn bản. 3.2. Nội dung hợp đồng, văn bản về bất động sản phải bảo đảm không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. 3.3. Việc soạn thảo hợp đồng, văn bản về bất động sản có thể tham khảo các mẫu hợp đồng, văn bản ban hành kèm theo Thông tư này. 4. Trách nhiệm của các bên giao kết hợp đồng hoặc xác lập văn bản về bất động sản Các bên giao kết hợp đồng hoặc xác lập văn bản về bất động sản phải chịu trách nhiệm về: 4.1. Tính hợp pháp của các giấy tờ do mình xuất trình; 4.2. Bảo đảm các nguyên tắc giao kết hợp đồng hoặc xác lập văn bản theo quy định của pháp luật về dân sự. 5. Trách nhiệm của Công chứng viên, Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn 5.1. Khi thực hiện công chứng, chứng thực thì Công chứng viên, Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải chịu trách nhiệm về: a) Thời điểm, địa điểm công chứng, chứng thực; b) Năng lực hành vi dân sự của các bên giao kết hợp đồng hoặc xác lập văn bản về bất động sản tại thời điểm công chứng, chứng thực; c) Nội dung thoả thuận của các bên giao kết hợp đồng hoặc nội dung văn bản về bất động sản không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; d) Chữ ký của các bên giao kết hợp đồng hoặc xác lập văn bản về bất động sản.” Căn cứ quy định trên, việc cán bộ tư pháp nhận hồ sơ và chuyển Chủ tịch UBND xã phường chứng thực là đúng quy định pháp luật.
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là gì?
Căn cứ pháp lý: Luật đất đai 2013 Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là Người sử dụng đất chuyển giao đất và quyền sử dụng đất đó cho người được chuyển nhượng (gọi là bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất) sử dụng. Bên chuyển giao đất và quyền sử dụng đất được nhận số tiền tương đương với giá trị quyền sử dụng đất theo sự thỏa thuận của các bên
Mẹ Tôi qua đời để lại một miếng đất thổ cư ,cùng với ngôi nhà xây dựng trên đó.Nhà Tôi có ba chị em,mẹ Tôi qua đời bà không để lại di chúc.Nay chúng Tôi thống nhất là chuyển quyền sử dụng đất sang cho người em út sỡ hữu vậy có được không và thủ tục trình tự thực hiện chuyển nhượng như thế nào ,mong luật sư tư vấn giúp.Và khi thực hiện việc chuyển nhượng chúng tôi sẽ phải đóng những khoản thuế và lệ phí nào?
Nếu nhà đã có sổ thì 3 chị em đi làm thủ tục kê khai di sản, nếu nhà chưa có sổ thì 3 chị em thỏa thuận giao cho người em út đại diện làm sổ, sau đó khai trình thừa kế sang tên của người em út. Chi phí khia di sản tùy thuộc mỗi nơi
Xin luật sư cho hỏi là hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được bên mua, bên bán ký tên và công chứng thì bên mua có được làm thủ tục thế chấp tại các tổ chức tín dụng không? (trong trường hợp bên mua chưa nhận được giấy chứng nhận quyền sư dụng đất của bên bán). Trong trường hợp chỉ với hợp đồng chuyển nhượng mà bên mua được làm thủ tục vay tại tổ chức tín dụng nào đó và khi có tranh chấp xảy ra giữa các bên thì tổ chức tín dụng có được quyền phát mãi tài sản của bên bán ko?
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là tài sản phải đăng ký theo quy định của Bộ luật Dân sự do đó chỉ khi nào được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đăng ký trước bạn sang tên người mua thì người mua mới là chủ sử dụng hợp pháp quyền sử dụng đất này. Theo quy định của Bộ luật Dân sự thì Thế chấp là việc một bên dùng tài sản của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bên có quyền là bên nhận thế chấp, do đó chỉ khi là tài sản của mình mới có thể thế chấp được. Do đó Nếu chưa sang tên thì không thể thế chấp được, vì thế chấp ở đây là thế chấp quyền sử dụng đất chứ không phải thế chấp hợp đồng. Việc vay tiền tại các tổ chức tín dụng phải có tài sản bảo đảm, tài sản bảo đảm được ký kết bằng hợp đồng thế chấp. Theo quy định của Bộ luật Dân sự thì hợp đồng thế chấp chỉ có hiệu lực khi được đăng ký, do đó tài sản bảo đảm sẽ được bảo đảm để thi hành án, cưỡng chế kê biên và bán đấu giá. Tài sản không bảo đảm thì không có nghĩa vụ đương nhiên phải thực hiện việc phát mại, lúc đó khoản nợ này coi như không có tài sản bảo đảm.
Tôi có một thắc mắc muốn hỏi như sau: Quy định hiện nay về tiền đặt cọc trong đấu giá quyền sử dụng đất như thế nào? Theo tìm kiếm, tại quyết định số  216/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ thì tiền đặt cọc trước không quá 5% mức giá khởi điểm. Nhưng hiện nay, hầu hết các tỉnh thành đều để mức tiền đặt trước vào khoảng 12%, 13%. Vậy, cho tôi hỏi đã có văn bản mới về vấn đề này hay chưa và mức quy định tối đa hiện nay như thế nào?  Xin cảm ơn!
Mức đặt cọc không quá 5% mức giá khởi điểm quy định tại điều 9 Quy chế đấu giá QSD đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất ban hành kèm quyết định 216/2005/NĐ-CP đã bị bãi bỏ và thay thế bằng Điều 29 NĐ 17/2010/NĐ-CP, theo đó có quy định: "Khoản tiền đặt trước do tổ chức bán đấu giá tài sản và người có tài sản bán đấu giá thỏa thuận quy định nhưng tối thiểu là 1% và tối đa không quá 15% giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá. Khoản tiền đặt trước được nộp cho tổ chức bán đấu giá tài sản". Căn cứ quy định này, việc UBND các tỉnh, thành để mức tiền đặt trước vào khoảng 12%, 13% là không trái pháp luật
Tôi khai hoang được một lô đất và sử dụng ổn định đã nhiều năm. Nay muốn làm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải làm những thủ tục gì?
Đương sự làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN QSDĐ) phải kê khai hồ sơ theo mẫu sau: Đơn đề nghị xác minh quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (kể cả đất nông nghiệp); Phiếu chuyển thông tin địa chính để xác minh nghĩa vụ tài chính; Tờ khai tiền sử dụng đất; Biên bản xác nhận không tranh chấp của các hộ lân cận; Tờ khai lệ phí trước bạ nhà, đất; Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Sơ đồ trích lục thực trạng nhà và đất; Đơn đề nghị ghi nợ tiền sử dụng đất, thuế chuyển quyền và lệ phí trước bạ (nếu đất sử dụng sau ngày 15-10-1993). Mẫu hồ sơ này có bán tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất với giá 5.000 đồng/bộ (đối tượng đi làm GCN QSDĐ có thể làm theo mẫu này không nhất thiết phải đi mua). Sau khi có ý kiến xác nhận của UBND phường (xã) nơi tọa lạc lô đất, đối tượng đến nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất TP.Pleiku, địa chỉ 59 Đinh Tiên Hoàng-TP.Pleiku (nếu cấp huyện chưa có Văn phòng này thì nộp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường) để được kiểm tra thông tin nghĩa vụ nộp thuế trong thời gian không quá 10 ngày. Sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính, đối tượng nộp hồ sơ lại cho Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất để được cấp GCN QSDĐ (bìa đỏ) trong thời gian khoảng 28 ngày không kể ngày nghỉ (kể cả đất ở).
Con 5 tuổi có được đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không?
Theo quy định tại Điều 14 và điều 15, Bộ Luật dân sự 2005, cá nhân có năng lực pháp luật dân sự (năng lực pháp luật dân sự có từ khi người đó sinh ra cho đến khi người đó chết đi) thì có quyền sở hữu tài sản, quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó. Đồng thời, Luật đất đai 2013 cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành không có quy định nào đề cập đến tuổi tối thiểu hay tối đa để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Điều 21, Bộ Luật dân sự 2005 quy định: Người chưa đủ sáu tuổi không có năng lực hành vi dân sự. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. Ngoài ra, theo quy định của pháp luật, khi tặng cho quyền sử dụng đất, hai bên phải thực hiện kí kết hợp đồng tặng cho tại văn phòng công chứng nơi có đất. Khoản 2 Điều 8 Luật Côocirc;ng chứng quy định: “Người yêu cầu công chứng phải có năng lực hành vi dân sự, xuất trình đầy đủ các giấy tờ cần thiết liên quan đến việc công chứng và chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính hợp pháp của các giấy tờ đó” Như vậy, từ quy định trên có thể thấy con trai bạn 5 tuổi là đối tượng được xác lập quyền sở hữu tài sản được hình thành từ thừa kế tặng cho, chuyển nhượng...và hoàn toàn có thể đứng trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu tài sản. Tuy nhiên, thủ tục để đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải tiến hành thông qua người đại diện theo pháp luật. Đối với trường hợp này cha, mẹ là đại diện theo pháp luật đối với con chưa thành niên (Điều 141, Bộ luật dân sự).
Xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi một người đang ở nước ngoài?
Mảnh đất là tài sản do nhà nước bồi thường cho gia đình bạn khi có diện tích đất và nhà bị thu hồi để giải phóng mặt bằng. Vì vậy, muốn biết mảnh đất thuộc quyền sử dụng của ai thì cần phải xem trong Quyết định cấp đất và các giấy tờ, tài liệu liên quan đến việc cấp đất của cơ quan có thẩm quyền. Việc đăng ký quyền sử dụng đất là tài sản riêng của mẹ bạn thì phải xét xem trong hồ sơ cấp đất, cơ quan có thẩm quyền xác định đối tượng được bồi thường chỉ là mẹ bạn hay còn có những thành viên khác nữa. Về quyền của cha bạn đối với mảnh đất thì sẽ có hai khả năng như sau: Thứ nhất, Cha bạn cũng là một trong những thành viên thuộc diện được bồi thường do giải phóng mặt bằng. Trong trường hợp này, cha bạn cũng có quyền làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đối với khu đất tái định cư do nhà nước cấp. Nếu không muốn phải nhiều lần liên hệ với cha bạn trong việc thực hiện các thủ tục liên quan đến mảnh đất này thì gia đình có thể yêu cầu cha bạn lập văn bản ủy quyền, ủy quyền cho mẹ bạn toàn quyền quyết định các vấn đề liên quan (làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai và văn bản hướng dẫn). Theo Điều 65 Luật Công chứng về việc công chứng của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thì cha bạn có thể đến cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài để yêu cầu công chứng. Thứ hai, cha bạn không thuộc diện được bồi thường giải phóng mặt bằng. Như vậy, mẹ bạn và những thành viên thuộc diện được bồi thường khác có quyền đăng ký quyền sử dụng mảnh đất cũng như thực hiện các quyền của người sử dụng đất mà không cần có sự đồng ý của cha bạn.
Không có giấy tờ gì có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 101 Luật đất đai 2013 quy định về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất như sau: 1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất. Với những thông tin bạn đưa ra, gia đình bạn đã sử dụng đất một cách ổn định từ năm 1991 đến bây giờ và có hộ khẩu thường trú tại địa phương nhưng bạn lại không có bất cứ giấy tờ gì về mảnh đất đó thì trường hợp này bạn vẫn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà không phải nộp tiền sử dụng đất.
Hai bên mua bán đất giấy tay, ngoài giấy tờ nói trên người sử dụng đất không có giấy tờ gì khác. Trường hợp này muốn đăng ký xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì thủ tục như thế nào?
Trường hợp nói trên coi như người sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp này được thực hiện theo Điều 101 Luật Đất đai năm 2013 như sau: 1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất. 2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Tôi có mua 1 lô đất của ông Nguyễn Văn Tý năm 2007, giấy tờ viết tay giữa vợ chồng tôi và vợ chồng ông Nguyễn Văn Tý ký từ năm 2007 tôi đã xây dựng nhà ở. Từ năm 2007 đến nay tôi đã nộp thuế sử dụng đất hàng năm. Nay tôi làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên vợ chồng tôi có được không? Trân trọng!
Vì câu hỏi Ông nêu nội dung không cụ thể (như: nguồn gốc đất, thời điểm sử dụng, các giấy tờ liên quan…) nên chưa có căn cứ để trả lời, nhưng thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận lần đầu thuộc UBND cấp huyện. Đề nghị Ông liên hệ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện nơi có đất để được hướng dẫn giải quyết./.
Tôi tên là Trần Văn Lộc, hiện thường trú tại số nhà 10/33, đường Thánh Gióng, phường Tây Lộc, thành phố Huế. Gia đình tôi đang sử dụng thửa đất số 76, tờ bản đồ số 08, phưòng Tây Lộc, diện tích theo bản đồ là 193 m2. Hiện trên thửa đất có hai ngôi nhà của tôi và ông Dương Sinh đang sinh sống. Nguyên thửa đất đó trước đây do mẹ tôi là bà Trần Thị Mai sử dụng trước năm 1993 (có biên lai nộp thuế nhà đất vào năm 1992). Nay mẹ tôi đã mất và tôi là con trai duy nhất. Quá trình sử dụng tôi có bán cho ông Nguyễn Dũng khoảng 93 m2 đất theo hình thức sang tay, sau đó ông Nguyễn Dũng lại bán cho ông Dương Sinh cũng theo hình thức sang tay và hiện nay ông Dương Sinh đã xây dựng nhà ở trên đó (không được cấp phép xây dựng). Diện tích mà gia đình tôi hiện đang sử dụng khoảng 100 m2. Tôi xin hỏi: Với nguồn gốc và diện tích đất mà gia đình tôi đang sử dụng như trên, gia đình tôi có đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không. Nếu được thì cấp theo hình thức nào và phải nộp các khoản phí và lệ phí nào theo quy định của Nhà nước hay không. Hiện nay, ngôi nhà của tôi đã xuống cấp nghiệm trọng, muốn có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để cấp phép xây dựng và xây lại ngôi nhà kiên cố hơn nhằm hạn chế thiệt hại cho gia đình trong mùa mưa bão sắp đến. Kính mong thông tin phản hồi của quý cấp, trong lúc chờ đợi, gia đình tôi xin thành thật cảm ơn.
1. Theo nội dung trình bày của Ông thì thửa đất số 76, tờ bản đồ 08, phường Tây Lộc là thửa đất của Ba, mẹ ông để lại và sử dụng trước 15/10/1993 đồng thời có biên lai thuế từ năm 1992 và sử dụng liên tục từ đó đến nay, không có tranh chấp nên thửa đất của Ông có đủ điều kiện để được cấp Giấy CNQSD đất. 2. Trường hợp này cấp theo hình thức lập hồ sơ thừa kế theo pháp luật. Tuy nhiên phải lập hồ sơ cho cả thửa đất mà ông và ông Dương đang xử dụng (tức là thửa số 76, tờ bản đồ số 08, phưòng Tây Lộc, diện tích theo bản đồ là 193 m2) 3. Các khoảng phí và lệ phí bao gồm: + Tiền lệ phí trước bạ đất nộp là: 0,5% nhân với giá đất quy định của UBND tỉnh nhân với diện tích đất được cấp. + Tiền Lệ phí trước bạ nhà nộp là: 0.5% nhân với diện tích nhà được chứng nhận nhận với đơn giá quy định. + Lệ phí đo đạc. Ông có thể đến UBND phường Tây Lộc hoặc đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Huế (tại số 01 Phạm Hồng Thái, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế) để được hướng dẫn lập Hồ sơ .
Năm 1980 gia đình được hợp tác xã cấp đất thổ cư. Đến năm 1993 gia đình tôi làm nhà ở. Hằng năm gia đình tôi nộp thuế nhà đất đầy đủ. hiện trên sổ sao kê hợp tác xã số thữa và diện tích tôi đang sữ dụng có đầy đủ. Nhiều lần tôi làm đơn đến UBND Huyện xin được cấp GCNQSDĐ nhưng vẫn chưa được giải quyết. Vậy tôi phải làm gì?
Vì bạn chưa trình bày rõ hiện nay gia đình bạn có những giấy tờ gì để chứng minh gia đình bạn là chủ sở hữu quyền sử dụng đất trên nên mình sẽ tư vấn cho bạn như sau: Trường hợp một, bạn có giấy tờ chứng minh gia đình bạn là chủ sở hữu quyền sử dụng đất trên Tại khoản 1 Điều 100 Luật đất đai 2013 quy định: “ 1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất: a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993; c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất; d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993; đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật; e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất; g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ”. Tại Điều 15 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT quy định: “Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất quy định tại Điểm e khoản 1 Điều 100 của Luật đất đai bao gồm: 1. Bằng khoán điền thổ; 2. Văn tự đoạn mãi bất động sản (gồm nhà ở và đất ở) có chứng nhận của cơ quan thuộc chế dộ cũ; 3. Văn tự mua bán nhà ở, tặng cho nhà ở, đổi nhà ở, thừa kế nhà ở mà gắn kiền với đất ở có chứng nhận của cơ quan thuộc chế độ cũ; 4. Bản di chúc hoặc giấy chứng nhận tương phân di sản về nhà ở được cơ quan chế độ cũ công nhận; 5. Giấy phép cho xây cất nhà ở hoặc giấy phép hợp thức hóa kiến trúc của cơ quan thuộc chế độ cũ; 6. Bản án của cơ quan Tòa án của chế độ cũ đã có hiệu lực thi hành; 7. Các loại giấy tờ khác chứng minh việc tạo lập nhà ở, đất ở nay được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất công nhận”. Tại Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định: “Các giấy tờ lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 100 Luật Đất đai có tên người sử dụng đất, bao gồm: 1. Sổ mục kê đất, sổ kiến điền lập trước ngày 18 tháng 12 năm 1980; 2. Một trong các giấy tờ được lập troong quá trình thực hiện đăng ký ruộng đất theo Chỉ thị số 299-TTg ngày 10 tháng 11 năm 1980 của Thủ tướng chính phủ về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký thống kê ruộng đất trong cả nước do cơ quan nhà nước đang quản lý, bao gồm: a) Biên bản xét duyệt của Hội đồng đăng ký ruộng đất cấp xã xác định người đang sử dụng đất là hợp pháp; b) Bản tổng hợp các trường hợp sử dụng đất hợp pháp do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Hội đồng đăng ký ruộng đất cấp xã hoặc cơ quan quản lý đất đai cấp huyện, tỉnh lập; c) Đơn xin đăng ký quyền sử dụng ruộng đất đối với trường hợp không có giấy tờ quy định tại điểm a và điểm b khoản này. 3. Dự án hoặc danh sách hoặc văn bản về việc di dân đi xây dựng khu kinh tế mới, di dân tái định cư được Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan nhà nước có thểm phê duyệt. 4. Giấy tờ của nông trường, lâm trường quốc doanh về việc giao đất cho người lao động trong nông trường để làm nhà ở (nếu có). 5. Giấy tờ có nội dung về quyền sở hữu nhà ở, công trình; về việc xây dựng, sửa chữa nhà ở, công trình được Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cớ quan quản lý nhà nước về nhà ở, xây dựng chứng nhận hoặc cho phép. 6. Giấy tờ tạm giao đất của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh; Đơn đề nghị sử dụng đất được Ủy ban nhân dân cấp xã, hợp tác xã nông nhiệp phê duyệt, chấp nhận trước ngày 01 tháng 07 năm 1980 hoặc được Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh phê duyệt, chấp thuận. 7. Giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc giao đất cho cơ quan, tổ chức để bố trí đất cho cán bộ, công nhân viên tự làm nhà ở hoặc xây dựng nhà ở để phân (câp) cho cán bộ, công nhân viên bằng vốn không thuộc ngân sách nhà nước hoặc do cán bộ, công nhân viên tự đóng góp xây dựng. Trường hợp xây dựng nhà ở bằng vốn ngân sách nhà nước thì phải bàn giao quỹ nhà ở đó cho cơ quan quản lý nhà ở của địa phương để quản lý, kinh doanh theo quy định của pháp luật 8. Bản sao giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và các giấy tờ quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành cấp huyện, cấp tỉnh đối với trường hợp bản gốc giấy tờ này đã bị thất lạc và cơ quan nhà nước không còn lưu giữ hồ sơ quản lý việc cấp loại giấy tờ đó”. Nếu gia đình bạn đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ trên thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Việc chứng minh sử dụng đất ổn định bạn có thể tham khảo ở trường hợp hai). Trường hợp hai, gia đình bạn không có giấy tờ chứng minh gia đình bạn là chủ sở hữu quyền sử dụng đất trên Tại khoản 2 Điều 101 Luật Đất đai 2013 quy định: “Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”. Tại Điều 21 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định căn cứ xác định việc sử dụng đất ổn định: “1. Sử dụng đất ổn định là việc sử dụng đất liên tục vào một mục đích chính nhất định kể từ thời điểm bắt đầu sử dụng đất vào mục đích đó đến thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc đến thời điểm quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp chưa cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận). 2. Thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định được xác định căn cứ vào thời gian và nội dung có liên quan đến mục đích sử dụng đất ghi trên một trong các giấy tờ sau đây: a) Biên lai nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất; b) Biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc sử dụng đất, biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc xây dựng công trình gắn liền với đất; c) Quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực thi hành, quyết định thi hành bản án của cơ quan Thi hành án đã được thi hành về tài sản gắn liền với đất; d) Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực thi hành; biên bản hòa giải tranh chấp đất đai có chữ ký của các bên và xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất; đ) Quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có liên quan đến việc sử dụng đất; e) Giấy tờ về đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú dài hạn tại nhà ở gắn với đất ở; Giấy chứng minh nhân dân hoặc Giấy khai sinh, giấy tờ nộp tiền điện, nước và các khoản nộp khác có ghi địa chỉ nhà ở tại thửa đất đăng ký; g) Giấy tờ về việc giao, phân, cấp nhà hoặc đất của cơ quan, tổ chức được Nhà nước giao quản lý, sử dụng đất; h) Giấy tờ về mua bán nhà, tài sản khác gắn liền với đất hoặc giấy tờ về mua bán đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên liên quan; i) Bản đồ, sổ mục kê, tài liệu điều tra, đo đạc về đất đai qua các thời kỳ; k) Bản kê khai đăng ký nhà, đất có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã tại thời điểm kê khai đăng ký. 3. Trường hợp thời điểm sử dụng đất thể hiện trên các loại giấy tờ quy định tại Khoản 2 Điều này có sự không thống nhất thì thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định được xác định theo giấy tờ có ghi ngày tháng năm sử dụng đất sớm nhất. 4. Trường hợp không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Khoản 2 Điều này hoặc trên giấy tờ đó không ghi rõ thời điểm xác lập giấy tờ và mục đích sử dụng đất thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về thời điểm bắt đầu sử dụng đất và mục đích sử dụng đất trên cơ sở thu thập ý kiến của những người đã từng cư trú cùng thời điểm bắt đầu sử dụng đất của người có yêu cầu xác nhận trong khu dân cư (thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố) nơi có đất”. Vậy tuy gia đình bạn không có giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, gia đình bạn có thể liên hệ với Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Bố và mẹ tôi lấy nhau năm 1989, và được ông nội cho một mành đất ra ở riêng vào năm 1993 lúc này đất ở chưa có bìa đỏ. năm 1995 bố tôi có làm đăng ký để làm sổ đỏ, với số tiền là 1.260.000 đồng, có biên lai thu phí và lệ phí do xã viết vào ngày 6/3/1995 (mẫu do bộ taqì chính  số 0002755 , quyển số không thấy ghi quyển mấy), có đóng dấu treo. trên tờ biên lai có ghi rõ ''Lệ phí giao đất cấp đất theo NĐ 87 của chính phủ", sau đó bố tôi có nộp thêm 50.000 đồng với lý do lệ phí nhận bìa (khoản thu này không có biên lai) và kể từ đó đến nay bố tôi không được nhận sổ đỏ. vậy luạt sư cho tôi hỏi nếu bây giờ chúng tôi làm đơn đề nghị xã cấp lại sổ đỏ có được không? hoặc nếu đất bị giải tỏa làm đường thì chúng tôi có được đền bù như trường hợp chúng tôi có sổ đỏ hay không? cám ởn Luật sư!
Trước hết hiện tại gia đình bạn chưa có giấy chứng nhận quyền sư dụng đất thì nên yêu cầu các cấp chính quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng cho gia đình bạn. Trường hợp thửa đất bị giải phóng mặt bằng thì với thông tin bạn nêu và quá trình sử dụng đất của gia đình bạn thì có thể căn cứ Điều 75 Luật Đất đai 2013 để yêu cầu được bồi thường. Điều 75 quy định như sau: Điều 75. Điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng 1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp. 2. Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng đang sử dụng đất mà không phải là đất do Nhà nước giao, cho thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp. 3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp. 4. Tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận thừa kế quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp, tiền nhận chuyển nhượng đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp. 5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp. 6. Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc bán kết hợp cho thuê; cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp. Về trình tự thu hồi đất và quy trình thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện theo Nghị định số 47/2014/NĐ- CP và quy định cụ thể của địa phương bạn nơi đang có thửa đất.
Gia đình tôi có 3 thửa đất, tôi muốn hỏi, tôi có thể xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho mỗi thửa được không? Nếu có nhiều người chung một thửa đất thì những người đó có được đứng tên chung trên một giấy chứng nhận không?
Trên thực tế, việc sử dụng đất rất đa dạng, cùng với đó là việc ghi tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng rất đa dạng. Để tạo điều kiện cho người sử dụng đất, Luật Đất đai quy định rất rõ về nguyên tắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Cụ thể, Khoản 1 Điều 98 Luật Đất đai quy định: "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo từng thửa đất. Trường hợp người sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã, phường, thị trấn mà có yêu cầu thì được cấp một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chung cho các thửa đất đó”. Như vậy, mỗi thửa đất của gia đình bạn sẽ được cấp riêng một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Về việc ghi tên người sử dụng đất trên giấy chứng nhận, Khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai quy định: “Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người một giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một giấy chứng nhận và trao cho người đại diện”. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 98, sau khi gia đình bạn hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước theo quy định, gia đình bạn sẽ được nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu bạn không thuộc đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, hoặc thuộc trường hợp được miễn, được ghi nợ nghĩa vụ tài chính hoặc trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì được nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngay sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp.
Năm 2007 kết hôn có ĐKKH, năm 2009 bố chồng có chia cho vợ chồng tôi 6m 2 đất mặt đường để xây nhà (cho bằng miệng, không  có giấy tờ gì cả) Đế năm 2011 anh trai của chồng tôi đã xây nhà ngay trên mành đất liền kề (do bố chồng cho mỗi người là 6m 2 đất mặt đường) lấn 1/2 diện tích đất bố tôi chia cho vợ chồng tôi. - Đất chưa có GCNQSDĐ. - Nguồn gốc đất là bố mẹ tôi nhận chuyển nhượng từ rất lâu rồi và chưa có GCNQSDĐ. - Hiện nay bố chồng tôi đã lấy vợ khác và sống ở tỉnh khác rất hiếm khi về đây. Vậy trường hợp tôi phải làm sao?
Việc bố bạn cho bạn đất mà chưa có hợp đồng công chứng chứng thực thì cũng chưa phát sinh quyền sử dụng đất của bạn trên quy định của pháp luật nên bạn không thể đòi lại được đất do anh chị bạn lấn chiếm. Trường hợp này nếu bạn muốn đòi lại đất thì phải liên hệ với bố chồng bạn, xác nhận lại việc tặng cho quyền sử dụng đất và chứng minh thời gian sử dụng ổn định lâu dài của gia đình để yêu cầu anh chị trả lại đất và làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với phần đất được tặng cho trước đây. Hoặc bạn liên hệ với bố chồng và đề nghị bố viết cho hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất sau đó bạn mang giấy tờ đó đi công chứng chứng thực, lấy đó làm căn cứ để yêu cầu anh chị trả lại diên tích đã lấn chiếm.
Tôi tên là Phạm Như Liễu, hiện tai sống tại quận 9. Từ năm 1996 cô ruột( chị của ba) cho một miếng đất khoảng 110m2 bằng miệng và  không có giấy tờ gì hết. Năm 2002 gia đình tôi được phường xây cho một ngôi nhà tình thương và sống cho đến bây giờ. Nay gia đình tôi định xây lại nhà mới, đập bỏ nhà cũ nhưng không có sổ đỏ để hoàn tất giấy phép xây dựng nhà ở. Vậy tôi phải làm sao để có giấy chứng nhận quyền sử dụng  đất nhà ở và xây dựng nhà mới?  Xin cám ơn!
Thứ nhất: Việc tặng cho quyền sử dụng đất giữa cô bạn và ban không lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực là sai quy định. Pháp luật quy định đói với loại hợp đồng này bắt buộc phải lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực và phải làm thủ tục đăng ký lại quyền sử dụng đất. Vì vậy, về mặt pháp lý mảnh đất trên vấn thuộc quyền sử dụng của cô bạn. Thứ hai: do không có tranh chấp giữa cô bạn và bạn vì vậy chỉ cần hợp thức hóa thủ tục là bạn có thể đăng ký quyền sử dụng đất cho mình. Trong trường hợp này, theo tôi bạn và cô bạn nên lập lại một hợp đồng tặng cho đúng theo quy định sau đó bạn đến văn phòng quản lý nhà đất cấp huyện đển làm thủ tục sang tên quyền sử dụng đất cho mình. Bạn phải nộp lệ phí trước bạ. Sau khi làm xong thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì bạn làm thủ tục xin cấp phép xây dựng. Với kinh nghiệm của mình tôi thấy việc hợp thức hóa mảnh đất của bạn là cần thiết tránh những bất trắc sau này. Đặc biệt khi cô bạn mất.
Đề nghị Luật sư giúp chúng tôi tìm hiểu xem việc chúng tôi in giấy chứng nhận, ký giấy chứng nhận trước khi công dân thực hiện nghĩa vụ tài chính là đúng hay sai và theo quy định nào (giấy chứng nhận in và ký vào năm 2008)
Điều 135 Nghị định 181/2004/NĐ-CP hướng dẫn luật đất đai năm 2003 quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất tại xã, thị trấn như sau: 1. Hộ gia đình, cá nhân nộp tại Ủy ban nhân dân xã, thị trấn nơi có đất một (01) bộ hồ sơ gồm có: a) Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; b) Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có); c) Văn bản uỷ quyền xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có). 2. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định như sau: a) Ủy ban nhân dân xã, thị trấn có trách nhiệm thẩm tra, xác nhận vào đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất về tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất; trường hợp người đang sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai thì thẩm tra, xác nhận về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất, sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt; công bố công khai danh sách các trường hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, thị trấn trong thời gian mười lăm (15) ngày; xem xét các ý kiến đóng góp đối với các trường hợp xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường; b) Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; xác nhận vào đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và ghi ý kiến đối với trường hợp không đủ điều kiện; trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; gửi hồ sơ những trường hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất kèm theo trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính đến Phòng Tài nguyên và Môi trường; c) Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp được Nhà nước cho thuê đất; d) Thời gian thực hiện các công việc quy định tại các điểm a, b và c khoản này không quá năm mươi lăm (55) ngày làm việc (không kể thời gian công bố công khai danh sách các trường hợp xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thời gian người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính) kể từ ngày Ủy ban nhân dân xã, thị trấn nhận đủ hồ sơ hợp lệ cho tới ngày người sử dụng đất nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 3. Đối với trường hợp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho trang trại thì trước khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải thực hiện rà soát hiện trạng sử dụng đất theo quy định tại Điều 50 của Nghị định này. Như vậy, theo quy định trên thì công dân phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính thì mới được cấp (trao GCN QSD đất) do vậy thời điểm in và ký GCN QSD đất của UBND cấp có thẩm quyền là thời điểm sau khi công dân thực hiện nghĩa vụ tài chính (nộp các khoản thuế, phí). Nếu UBND cấp có thẩm quyền in và ký GCN QSD đất trước khi công dân thực hiện nghĩa vụ tài chính. Nhưng sau đó Công dân không thực hiện nghĩa vụ, cũng không thuộc trường hợp được miễn thuế, phí.. thì cũng chưa thế trao GCN QSD đất cho công dân được. Nội dung quy định trên được chính quyền từng địa phương ban hành văn bản quy định cụ thể, chi tiết.
Trước đây tôi và chồng có mua một mảnh đất. Vì một số lí do nên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chúng tôi thống nhất chỉ ghi tên chồng tôi là Hoàng Văn Mạnh. Giờ chúng tôi muốn thay đổi nội dung ghi trên giấy này, cụ thể là thêm cả tên tôi vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì có được không? Và thủ tục thực hiện như thế nào?
Theo quy định của pháp luật đất đai, trong trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người. Trong trường hợp của bạn, 2 vợ chồng đã thỏa thuận ghi tên 1 người. Nếu muốn ghi tên cả 2 vợ chồng thì bạn cần thực hiện thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cụ thể thủ tục như sau: Trước hết bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau: - Đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (theo mẫu) - Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp. Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên, bạn tiến hành nộp hồ sơ trên tại văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện. Trong thời gian 3 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm thông báo với người nộp nếu hồ sơ chưa hợp lệ và hướng dẫn sửa đổi, bổ sung. Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận ghi đầy đủ thông tin vào sổ tiếp nhận hồ sơ và trao phiếu tiếp nhận cho người nộp. Kết quả giải quyết thủ tục được trả cho người sử dụng đất trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết.
Con trai tôi năm nay được 16 tuổi, tôi dự định cho cháu một căn nhà và đất ở tỉnh Bình Dương để cháu có nơi ăn ở, học tập và làm việc sau này, nhưng cháu chưa đủ tuổi thành niên nên một mình cháu không đứng tên trong hợp đồng và trong giấy tờ nhà đất được mà phải có người giám hộ cùng đứng tên, đó là lời giải thích của cán bộ công chứng và nhà đất. Cha cháu đã mất, ông, bà nội ngoại cũng mất hết, cháu không có anh, chị, tôi vừa là người giám hộ vừa là người tặng cho nhà đất như vậy tôi có thể đứng tên để quản lý tài sản cho cháu trong hợp đồng tặng cho và trong giấy tờ nhà đất được không? Xin được tư vấn, tôi chân thành cảm ơn!
Khoản 1 Điều 20 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác”. Khoản 2 Điều 77 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định việc định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự như sau: “Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ”. Phạm vi đại diện được quy định tại khoản 1 Điều 144 BLDS 2005 như sau: “Người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Tuy nhiên, bạn không thể tham gia một giao dịch dân sự với nhiều tư cách pháp lý: vừa là bên tặng cho, vừa là người đại diện cho bên nhận tặng cho, bởi theo quy định tại khoản 5 Điều 144 Bộ luật Dân sự, người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó. Vậy bạn nên tìm một người có đủ tư cách pháp lý để đại diện cho con trai bạn theo quy định của pháp luật. Nếu ông bà đã mất, nếu không có ai trong số người thân thích có đủ điều kiện làm giám hộ thì bác, cô, chú, dì là người giám hộ. Khi đã tìm được người đại diện hợp pháp cho con trai bạn, bạn cần làm những công việc sau: - Lập hợp đồng tặng cho ngôi nhà có công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Có người đại diện cho con bạn kí tên xác nhận việc nhận tài sản tặng cho con bạn. Việc tặng cho nhà phải đáp ứng các điều kiện luật định như căn nhà tặng cho không có tranh chấp, không đang bị kê biên để đảm bảo thi hành án và đã có giấy chứng nhận đối với quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất. - Đối với người dưới 16 tuổi vẫn có thể được đứng tên trên giấy chứng nhận, nhưng kèm theo đó phải có tên của người đại diện hoặc người giám hộ; hoặc người đại diện hay người giám hộ sẽ đứng tên và trong giấy chứng nhận sẽ ghi rõ là đại diện cho người chưa thành niên.
Tôi là M.T.Hưng, sinh năm 1940, chồng tôi chết năm 2005. Trước đây vợ chồng tôi được ông bà để lại một miếng đất, vợ chồng tôi canh tác trên 20 năm, đến năm 1998 vợ chồng tôi cho thuê đất, nhưng hiện nay con trai tôi ngăn chặn, không cho thuê vì nói là sổ đỏ đứng tên mình. Đến nay tôi mới biết sổ đỏ đứng tên con trai tôi. Năm 2003 con trai tôi tự đi khai làm sổ mà vợ chồng tôi không biết, trong hồ sơ xin cấp sổ con trai tôi khai là cha mẹ cho từ tháng 10/1999 nhưng vợ chồng tôi không hề có giấy tờ cho tặng. Việc cấp sổ đỏ cũng không được niêm yết công khai nên vợ chồng tôi không biết, trong sổ đỏ phần ghi thêm khai là đất cha mẹ để lại từ tháng 10/1999. Nay tôi phải làm cách nào để lấy lại miếng đất trên. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Điều 204 Luật Đất đai năm 2013 quy định: - Người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai. - Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính. Nếu quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho con trai bác là không đúng, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của bác thì bác có quyền khiếu nại quyết định hành chính đó. * Trình tự khiếu nại (Điều 7 Luật Khiếu nại): - Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính. - Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Bộ trưởng quản lý ngành, lĩnh vực hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần hai của Bộ trưởng hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính. * Hình thức khiếu nại (Điều 8 Luật Khiếu nại): - Việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp. - Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ. - Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Xin chào Luật sư! Gia đình tôi có 3 anh em (tôi, em trai, em gái), năm 1996 bố mẹ chúng tôi qua đời không để lại di chúc. Tài sản còn lại của bố mẹ chúng tôi là 01 mảnh đất. Vào thời điểm bố mẹ qua đời, mảnh đất này đang do em trai tôi (đã có gia đình) sử dụng và chưa được cấp GCNQSDĐ. Đồng thời, tôi và em gái đã có gia đình và sống ở địa phương khác. Lúc bố mẹ mất, 3 anh em chúng tôi không nói gì tới việc phân chia mảnh đất đó, nhưng thống nhất để cho em trai tôi sử dụng có thời hạn (nhưng không sở hữu) và sau đó lấy một phần của mảnh đất này để xây nhà thờ. Do tin tưởng nên chúng tôi không làm giấy tờ nào thể hiện sự thống nhất đó. Năm 2011, em trai tôi xây nhà trên mảnh đất này. Đến nay - năm 2013, tôi và em gái mới được biết em trai tôi đã được cấp GCNQSDĐ toàn bộ mảnh đất đó, và giấy này đứng tên cả vợ và chồng. Tôi và em gái hoàn toàn phản đối, bởi việc làm GCNQSDĐ này sẽ gây khó khăn cho chúng tôi sau này khi muốn tách 1 phần mảnh đất đó ra để xây nhà thờ. Vậy có cách nào để giải quyết vấn đề này và thủ tục như thế nào? Xin chân thành cảm ơn.
Theo quy định pháp luật thừa kế thì thời hiệu khởi kiện về thừa kế là 10 năm nên kể từ thời điểm bố mẹ bạn mất (năm 1996) đến nay, thời hiệu này đã kết thúc, vì vậy vụ việc sẽ không được tòa án thụ lý giải quyết mà các bên phải tự thương lượng. Trong thông tin của bạn có nêu, các bên "thống nhất" để người em trai sử dụng có thời hạn. Nếu bạn có căn cứ về thông tin này thì bạn có thể khôi phục thời hiệu khởi kiện. Đối với di sản (mảnh đất), trong trường hợp bạn nêu thường có 02 cách giải quyết là: Yêu cầu ủy ban hủy sổ đỏ đã cấp hoặc yêu cầu chia di sản thừa kế. Điều lưu ý rất quan trọng là, bạn phải cân nhắc hết sức kỹ khi chọn phương án giải quyết vì mỗi phương án đều có những lợi thế và bất lợi nhất định về mặt pháp lý. Nếu cần thì nên tham khảo tư vấn trực tiếp vì chỉ người trực tiếp nghiên cứu hồ sơ mới có khả năng nhìn nhận vụ việc một cách toàn diện nhất.
Gia đình tôi có mảnh đất thổ cư bố mẹ để lại thuộc thành phố Hà Nội, nhưng do sinh sống ở thành phố Hồ Chí Minh nên tôi chưa làm thủ tục xin cấp “sổ đỏ” được. Vậy, xin hỏi tôi phải đăng ký xin cấp giấy chứng nhận ở đâu, thời gian bao lâu và tôi cần chuẩn bị những loại giấy tờ gì? Xin chân thành cảm ơn!
Theo qui định của UBND TP Hà Nội, để làm thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản, người có yêu cầu cần nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành chính và nhận phiếu hẹn trả kết quả TTHC của UBND xã, phường, thị trấn nơi có thửa đất xin cấp giấy chứng nhận. Giấy tờ phải nộp gồm: + Đơn xin cấp giấy chứng nhận (theo mẫu); + Bản photo hộ khẩu thường trú, CMND. Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có bảo sao giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở tại Việt Nam; + Bản sao một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất đã có chứng thực hoặc công chứng theo quy định của pháp luật; + Bản sao giấy tờ về tài sản gắn liền với đất đã có chứng thực hoặc công chứng theo quy định của pháp luật; + Sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng; + Văn bản ủy quyền nộp hồ sơ hoặc nhận giấy chứng nhận (nếu có); + Bản sao các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau để xuất trình: Bản chính Hộ khẩu, CMND; Bản chính các loại giấy tờ có liên quan đến nhà, đất. Số lượng hồ sơ phải nộp là 03 bộ. Thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản sẽ được UBND cấp xã giải quyết trong thời hạn không quá 30 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ và không phải nộp lệ phí.
Bà Sen có thửa đất do ông cố để lại từ trước năm 1975. vào thời kỳ chính quyền sài gòn dồn dâ lập ấp thì thửa đất bỏ hoang. đến năm 1975 thì ông Pháp về khai phá và sử dụng. đền năm 1978 ông Pháp để lại thửa đất của mình cho người em là ông Hòa quản lý và sử dụng. bà SEN do sau khi giải phóng đã ở lại thành phố làm việc nên không về sử dụng mảnh đất này. ông hòa sử dụng đến năm 1992 thì ông hòa bị bắt ở tù. vợ ông hòa tiếp tục sử dụng đến năm 1995 thì và về quê ở với mẹ đẻ, nên đất bỏ trống. năm 1995 ông Hòa ra tù và tiếp tục quản lý. Năm 2004 ông Hòa định bán mảnh đất thì bị gia đình nhà bàn Sen ngăn cản nên phát sinh tranh chấp, vụ việc được ủy ban nhân dân xã tổ chức hào giải nhưng không thành. năm 2005 ông Hòa xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng dất. năm 2006 ủy ban nhân dân huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Hòa. năm 2007 ông Hòa lập thủ tục tặng toàn bộ thửa đất cho bà Sang (là em của ông Hòa) và đã được ủy ban nhân dân cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 2010 ủy ban nhân dân huyện ra quyết định thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà Sang với lý do cấp sai luật định vì đất còn tranh chấp. ngày 29-11-2010 ủy ban nhân dân xã tổ chức hòa giải giải quyết tranh chấp giữa bàn Sen với ông Hòa nhưng không thành. 2011 ủy ban nhân dân huyện ban hành quyết định 6379 giải quyết tranh chấp giữa bà SEN và ông HÒA, với nội dung công nhận cho ông HÒA tiếp tục sử dụng thửa đất đang tranh chấp. bà SEN không đồng ý nên đã có đơn khiếu nại nên ủy ban nhân dân tỉnh. ủy ban nhân dân tỉnh bác đơn khiếu nại của bà SEN. bà sen không đồng ý nên đã khởi kiện quyết định hành chính 6379.  Theo luật sư vụ này nên giải quyết như thế nào.
Đây là vụ án hành chính giữa người khởi kiện là bà Sen, bên bị kiện là UBND huyện; người liên quan là ông Hòa; đối tượng bị khởi kiện là quyết định hành chính 6379. Với tình tiết bạn nêu thì theo quan điểm cá nhân tôi việc công nhận quyền sử dụng đất cho ông Hòa là có cơ sở. Vì ông Hòa sử dụng ổn định, lâu dài hơn 30 năm. Mặc dù nguồn gốc đất là của bà Sen trước năm 1975 nhưng sau đó ông Pháp mới là người chiếm hữu, sử dụng sau này. Theo Khoản 2, Điều 2 của Luật Đất đai năm 1993 quy định: “Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã giao cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nay quy định này được quy định tiếp tại Khoản 2, Điều 10 của Luật Đất đai năm 2003: “Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Cũng theo khoản 1 điều 4 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật Đất đai đã quy định: "Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất và không xem xét việc giải quyết khiếu nại về việc đòi lại đất mà Nhà nước đã giao cho người khác sử dụng theo các chính sách ruộng đất trước ngày 15/10/1993 trong các trường hợp sau: a. Đất bị tịch thu, trưng thu, trưng mua khi thực hiện cải cách ruộng đất ở miền Bắc; chính sách xoá bỏ triệt để tàn tích chiếm hữu ruộng đất và các hình thức bóc lột thực dân phong kiến ở miền Nam; b. Đất đã hiến tặng cho Nhà nước, cho hợp tác xã và tổ chức khác, cho hộ gia đình, cá nhân; c. Đất đã góp vào hợp tác xã nông nghiệp theo quy định của Điều lệ hợp tác xã nông nghiệp bậc cao; d. Đất thổ cư mà Nhà nước giao cho người khác để làm đất ở; đất ở và đất vườn đã giao lại cho hợp tác xã để đi khai hoang; ruộng đất đã bị thu hồi để giao cho người khác hoặc điều chỉnh cho người khác khi giải quyết tranh chấp ruộng đất; đ. Đất đã chi cho người khác khi hưởng ứng cuộc vận động san sẻ bớt một phần ruộng đất để chia cho người không có ruộng và thiếu ruộng tại Miền Nam sau ngày giải phóng".
Cháu quê Bắc Kạn, cháu mới mua 01 mảnh đất từ tháng 6/2014. Cháu đã hoàn thiện được mọi thủ tục và nộp thuế vào Ngân sách nhà nước đầy đủ. Cháu đã nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào cuối tháng 7/2014 và có được văn phòng ĐKQSD đất của thị xã Bắc Kạn viết giấy hẹn đầu tháng 8/2014 trả kết quả nhưng đến nay vẫn chưa trả. Cháu có lên gặp cả phó chủ tịch thì được trả lời do họp hành nhiều quá chưa có thời gian ký quyết định và được phó chủ tịch trả lời sẽ ký ngay nhưng đến nay đã 02 tuần vẫn chưa có quyết định cấp giấy chứng nhận QSD đất. Cho cháu hỏi Luật sư: UBND thị xã Bắc Kạn nêu lý do như vậy có đúng không? Thời gian mà UBND thị xã giải quyết có đảm bảo theo quy định không?. Hiện nay cháu rất cần giấy chứng nhận để xin cấp phép và làm thủ tục vay thêm kinh phí để xây nhà.
Nếu hồ sơ của bạn đã đầy đủ, đã nộp tiền sử dụng đất thì chắc chắn bạn sẽ được cấp giấy, tuy nhiên do thời gian tháng 7/ 2014, một số quy định của Luật đất đai có hiệu lực và có văn bản hướng dẫn cụ thể nên các cơ quan có một số thay đổi trong trình tự, thủ tục cấp giấy, dẫn đến có sự chậm trễ trong quá trình thực hiện, tuy nhiên bạn có thể yêu cầu cơ quan nhận hồ sơ ghi cụ thể ngày hẹn để tiện theo dõi, trong trường hợp hẹn nhiều lần mà vẫn chưa có, bạn có thể khiếu nại đến lãnh đạo của cơ quan nhận hồ sơ để được xem xét.
Tôi có một vụ án hành chính như sau: Cô A đến cơ quan đăng ký QSDĐ để nộp bộ hồ sơ đề nghị cấp lại GCN QSDĐ do bị mất. Bộ hồ sơ là đầy đủ, hợp lệ. Nhưng cơ quan đăng ký QSDĐ không chịu nhận hồ sơ vì đòi phải có xác nhận đã đăng tin mất GCN QSDĐ trên phương tiện thông tin đạu chung (pháp luật không quy định cá nhân, hộ gia đình phải đăng). Cô A kiện ra toà yêu cầu toà tuyên bố hành vi đó là trái pháp luật. Toà xử bác yêu cầu của cô A vì theo toà thì hành vi hành chính trên là hành vi hành chính chưa đúng pháp luật (hoặc chưa phù hợp pháp luật, hoặc chưa hợp lý... nhưng không trái pháp luật). Trong Luật TTHC, Điều 163 khoản 2 điểm a, quy định HĐXX có quyền "Bác yêu cầu khởi kiện, nếu yêu cầu đó không có căn cứ pháp luật;", mà rõ ràng cô A không tìm được căn cứ pháp luật để chứng minh hành vi hành chính của cơ quan đăng ký QSDĐ là trái pháp luật, nên bị bác là hoàn toàn phù hợp Luật TTHC (mặc dù theo quy định của pháp luật thì cô A không làm điều gì sai cả, hồ sơ hoàn toàn hợp lệ, không có quy định nào bắt buộc cá nhân hoặc hộ gia đình phải đăng tin mất trên phương tiện thông tin đại chúng) Vậy như thế nào thì mới gọi là trái pháp luật ?
Luật sư trao đổi nội dung trong phạm vi vụ việc này như sau: Nếu Luật có quy định rằng: khi người sử dụng đất nộp hồ sơ xin cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vì bị mất không phải đăng thông tin về việc mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lên phương tiện thông tin đại chúng mà cơ quan tiếp nhận hồ sơ giải quyết lại yêu cầu người dân phải đăng thông tin là hành vi trái pháp luật. Đây là cơ sở để người dân khởi kiện chính cơ quan đó ra tòa án vì đã tự ý đặt ra yêu cầu trái luật buộc người dân phải thực hiện.
Sau khi nhà nước thực hiện dự án tái định cư theo chương trình 193/2006/QĐ-TTg, có lấy một phần đất của gia đình tôi và có bồi thường. Gia đình tôi có nguyện vọng được bố trí lại một ô đất tái định cư và đã được dự án bố trí cho một ô đất. Khi bố trí đất dự án có trừ tiền giao đất một ô đất tại khu tái định cư của gia đình tôi vào tiền bồi thường bằng giá đất ở quy định tại thời điểm thực hiện dự án nhân với số diện tích đất ở được giao (Việc trừ tiền giao đất ở mới được thể hiện trong hồ sơ bồi thường giải phóng mặt bằng của gia đình tôi). Đúng ra gia đình tôi phải được nhận số tiền bồi thường là 500 triệu đồng, nhưng trừ đi 100 triệu đồng tiền sử dụng đất một ô được bố trí tại khu tái định cư, nên gia đình tôi chỉ nhận được số tiền bồi thường là 400 triệu đồng). Sau hai năm hoàn thành dự án, UBND xã, huyện mới tiến hành lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ tái định cư, trong đó có gia đình tôi. Vậy cho tôi hỏi khi cấp giấy chứng nhận gia đình tôi còn phải nộp tiền sử dụng đất nữa không? vì gia đình tôi đã nộp rồi.
Trường hợp gia đình bạn đã nộp tiền sử dụng đất là 100 triệu theo quy định trong quá trình thực hiện dự án thì bạn và gia đình sẽ không phải nộp tiền sử dụng đất nữa mà chỉ phải nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định chung.
Tôi mua nhà đất , có đầy đủ sổ đỏ và giấy mua bán chuyển nhượng đất đai giữa hai bên bán và mùa mua kí và cả người làm chứng thứ 3 kí tên ( người làm chứng là xóm trưởng ở khu vực đấy). Khi đến nhận đất và nhà chúng tôi không thấy có đường nào đi qua nhà mình để lên nương của người khác ở đắng sau nhà tôi. Tôi tu sửa nhà cửa xây cổng và tường rào. Nay có người trong xóm kiện tôi là đã bịt đường lên nương của họ. Vậy tôi xin luật sư tư vấn giúp tôi nên làm gì?
- Quyền và nghĩa vụ của người mua được các bên thỏa thuận trong hợp đồng và pháp luật có liên quan quy định. Như bạn nêu thì có lẽ bạn chỉ mua qua hồ sơ, giấy tờ mà không xem xét thực tế, đó là thiếu sót của bạn. - Nếu sổ đỏ chưa sang tên bạn thì bạn yêu cầu người bán đứng ra chịu trách nhiệm giải quyết. - Nếu sổ đỏ đã sang tên bạn thì bạn phải theo kiện và chứng minh thực tế đúng như những gì bạn nêu. Dĩ nhiên việc khó khăn nhất là thuyết phục tòa án vì vậy bạn cần thu thập đầy đủ chứng cứ, tài liệu liên quan phục vụ việc bảo vệ quyền lợi cho mình. Trường hợp không tự tin là tự mình đảm đương được thì nên tư vấn trực tiếp về pháp lý hoặc thuê tư vấn pháp lý vì các tranh chấp về đất đai thường phức tạp, nhất là cần những kỹ năng và kiến thức nhất định trong quá trình tố tụng
Theo bằng khoán điền thổ năm 1966 do Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cấp, ông A có khu đất rộng 100m 2 , tại xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn. Phía sau khu đất của ông A là phần đất trống, trong quá trình sử dụng ông A mở rộng khu đất phía sau thêm 50m 2 , đến thời điểm 2001 ông A vẫn chưa lập thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tháng 10/2014, ông A bán bằng giấy tay khu đất này cho ba tôi bằng giấy tay. Đến tháng 11/2014 ông A mất. Tháng 12/2014, ba tôi liên hệ Ủy ban nhân dân huyện Hóc Môn để lập thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp này ba tôi có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không? Khu đất thuộc quyền sử dụng của ai? Để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ba tôi có phải nộp nghĩa vụ tài chính hay không, số tiền phải nộp bao nhiêu và cần phải làm thủ tục gì để được cấp giấy?
Việc mua bán bằng giấy tay vào tháng 10/2014 là không đúng theo quy định. Vì vậy đất trên vẫn thuộc quyền sở hu4u của ông A. . do vậy ba em phải nhờ con ông a kê khai di sản thừa kế, sau khi ra sổ mang tên con ông A, lúc đó họ chuyển nhượng lại cho ba em. Nếu trong sổ bộ địa phương 50m2 xác lập sau 10/1993 thì sẽ bị đóng thuế.
Chúng tôi là công ty TNHH 2 TV trở lên, thành lập theo các quy định Luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn. Công ty có một thành viên góp vốn là người nước ngoài (sở hữu 49% vốn điều lệ) được Điều lệ và Giấy chứng nhận ĐKDN của công ty quy định là người đại diện theo pháp luật của công ty. Hiện nay công ty chúng tôi có nhu cầu chuyển nhượng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ cá nhân, tổ chức khác, vậy người đại diện theo pháp luật của công ty trong trường hợp nêu trên có được đại diện ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của công ty hay không? Nếu có, thì thủ tục công chứng trong trường hợp này như thế nào?
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là người đứng đầu doanh nghiệp, được doanh nghiệp uỷ quyền, thay mặt doanh nghiệp thực hiện các giao dịch vì lợi ích của doanh nghiệp, với đối tác, khác hàng và với cơ quan Nhà nước. Quyền, nghĩa vụ và chức danh của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được quy định trong điều lệ doanh nghiệp, các giấy tờ giao dịch phải ghi rõ điều đó. Công ty của bạn có người đại diện là người có quốc tịch nước ngoài nhưng vẫn có quyền ký kết, thực hiện các giao dịch, hợp đồng với đối tác nhân danh công ty và vì lợi ích công ty. Do đó có quyền đại diện cho công ty ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định bắt buộc phải được công chứng. Việc công chứng HĐ này được công chứng viên thực hiện tại phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng.
Người dân đến UBND xã lập thủ tục cấp GCNQSD đất trong trường hợp đất nhận chuyển nhượng sau ngày 15/10/1993 đến trước ngày 01/7/2004 (năm 2000) bằng Giấy tay, có chử ký của các bên, đất sử dụng ổn định, không tranh chấp, do lâu ngày nên bị mất Giấy tay mua bán. Khi UBND xã lập thủ tục xét duyệt xong, người dân chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký QSD đất nộp thì bị từ chối nhận hồ sơ. Lý do: không có Giấy tay. Sau đó VP.ĐKQSD đất không nhận và không giải quyết cho người dân.
Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất bằng giấy tay tuy không đúng hình thức theo quy định của pháp luật (vì đất chưa có sổ đỏ) nhưng cũng là chứng cứ quan trọng để chứng minh quan hệ giao dịch về chuyển nhượng giữa hai bên. Do vậy, nếu nay đã làm mất giất tay mua bán thì có thể nhờ bên bán ký giấy xác nhận lại để bổ túc hồ sơ cấp sổ đỏ.
Gia đình tôi có 4 anh chị em cùng chung sống trong gia đình ở Thành phố Hà Tĩnh.  Gia đình tôi có sở hữu quyền sử dụng đất với diện tích là 1150m2 (trong đó đất ở 470m2, còn lại là đất vườn).  Hiện nay bố mẹ chúng tôi muốn tách diện tích này cho 4 người con (tức chia ra 4 Giấy CNQSDĐ) thì cần phải làm những thủ tục gì ? những mẫu văn bản nào phải làm theo mẫu hành chính ? lệ phí ?
Muốn tách đất cho con thi cần tiến hành hợp đồng tặng cho quyên sử dụng đất cho 4 người con có công chứng hay chứng thự theo đúng hinh thức quy định. Sau đó, tiến hành đăng bộ trước bạ để cơ quan chức năng tách thành 4 sổ cho 4 người con được cho đất. Lưu ý là phải đảm bảo diện tích tách thửa tối thiểu theo quy định của địa phương bạn nhé.
Chào luật sư Luật sư làm ơn tư vấn giúp em trường hợp sau: Mẹ em có 3 người con, hiện nay em có một mảnh đất 930m do em mua lại, nhưng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là tên của mẹ em. Nay em muốn cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên em thì em cần làm những thủ tục, giấy tờ liên quan như thế nào? Mong luật sư tư vấn giùm em.
Như bạn trình bày, bạn là người bỏ tiền ra mua trong khi quyền sử dụng đất lại đứng tên mẹ bạn, như vậy, bạn trao đổi với mẹ của mình để tiến hành sang tên lại cho bạn bằng hình thức ký hợp đồng tặng cho giữa hai mẹ con. Việc tặng cho quyền sử dụng đất giữa mẹ và con không bị mất thuế cũng như lệ phí trước bạ. Trình tự thực hiện như sau: - Ký hợp đồng chuyển nhượng: Bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm: + Bản sao chứng thực giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và xuất trình bản gốc để cán bộ công chứng đối chiếu; + Chứng minh nhân dân/hộ khẩu của hai bên tặng cho; + Giấy khai sinh (để chứng minh quan hệ mẹ con) - Thực hiện thủ tục sang tên tại Phòng Tài nguyên Môi trường, bạn cần chuẩn bị hồ sơ: + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bản gốc; + Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất đã được công chứng; + Chứng minh nhân dân/hộ khẩu của hai bên tặng cho; + Giấy khai sinh của bạn; + Tờ khai đăng ký biến động/đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; + Tờ khai thuế TNCN và tờ khai lệ phí trước bạ. Bạn nộp hồ sơ nói trên tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất - Phòng Tài nguyên Môi trường nơi có đất, thời gian thực hiện trên thực tế giao động khoảng 30 đến 45 ngày.
Năm 1985  chị A được Công ty cho 01 lô đất (không giấy tờ) đến năm 2000 chị A cho lại em trai B lô đất này (có giấy viết tay giữa hai bên k chứng thực) đến năm 2001 anh B nộp các loại thuế, năm 2004 anh B lập gia đình với chị C đến 2009 ly hôn về tài sản tự thỏa thuận. Chị C sau khi ly hôn đã bỏ đi nơi khác. Vậy giờ Cơ quan chức năng có thể cấp GCNQSD Đ và tài sản trên đất cho anh B được không?
Việc có cấp cho anh B hay không còn phụ thuộc vào hồ sơ có trong địa chính xã, vì vậy em liên hệ UBND xã để được hướng dẫn và biết chính xác
Năm 2003 GĐ tôi được cấp GCNQSDĐ mang tên hộ ông D(bố đẻ tôi), cùng năm đó bố tôi có gửi chú tôi giữ hộ GCNQSDĐ đó. Đến năm 2007 bố tôi mất mà chú tôi vẫn chưa trả lại GCNQSDĐ của GĐ tôi. Từ đó đến nay, tôi đã đến nhà chú tôi để đòi lại GCNQSDĐ đó nhưng chú tôi không chịu trả lại. Vậy xin luật sư tư vấn giúp tôi phải làm như thế nào để có thể đòi lại được GCNQSDĐ đó ?
Bạn có quyền gửi Đơn lên Cơ quan Công an có thẩm quyền trình báo về việc chú bạn có ý chiếm giữ GCNQSDD của gia đình bạn. Nếu cần tham vấn hoặc hỗ trợ về mặt pháp lý, bạn có thể liên hệ với tôi để cùng trao đổi.
Thưa luật sư. Tôi muốn hỏi hiện nay gia đình tôi có nhiều anh chị em. Bố tôi có đất đai nên chia cho các con làm ăn từ năm 1975. Phần đất của ai người đó canh tác từ thời điểm đó. Năm 1996 tất cả các anh chị em đều tiến hành làm sổ đỏ và không có tranh chấp gì. Đến năm 1999, bố tôi qua đời có viết lại di chúc chia tài sản như trước đây đã cho các con canh tác. Tất cả các anh em đều không có tranh chấp gì. Đến năm 2013, người con út làm ăn thua lỗ nên quay về đòi tài sản như di chúc, đồng thời yêu cầu hủy quyền sử dụng đất của tất cả anh em trong nhà. Vì theo như người em út thì việc cấp sổ đỏ của chính quyền là sai do mở thừa kế trước thời hạn. Luật sư cho tôi hỏi việc cấp sổ đỏ như vậy có đúng hay không? Và việc yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có được chấp nhận hay không? (Phần đất trong sổ đỏ của các anh chị em không bao gồm phần đất thừa kế của người em út). Xin chân thành cảm ơn luật sư!
Theo thông tin dữ liệu bạn cung cấp thì trước đây bố bạn đã cho các con mỗi người 1 phần đất từ năm 1975 đến năm 1996 tất cả các anh chị em bạn đã tiến hành các thủ tục để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không có ai tranh chấp gì. Như vậy về mặt pháp lí thì các chị em bạn đã là chủ sở hữu hợp pháp của mảnh đất do mình được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chứ không còn thuộc quyền sở hữu của bố bạn nữa. Do vậy, việc bố bạn lập di chúc (năm 1999) để lại các phần đất đã cho trước đây sẽ không có giá trị và không cần thiết nữa nên việc người em út yêu cầu hủy các giấy tờ trên với lí do " mở thừa kế trước thời hạn" là không đúng. Bởi lẽ, các chị em bạn đứng tên chủ sở hữu quyền sử dụng đất trên không phải là thừa kế theo di chúc mà là được cho ở và sử dụng ổn định lâu dài không tranh chấp nên đã được pháp luật công nhận quyền sở hữu hợp pháp.
Gia đình em chuẩn bi mua một căn nhà cấp 4, có các thông tin như sau: 1. Giấy chứng nhận QSDĐ đứng tên bên bán (chỉ có đất, không có tài sản gắn liền trên đất); 2. Diện tích sử dụng là 30.3 m2 Hiện tại bên bán đã xây dựng một căn nhà cấp 4 trên diện tích đất đó. Nay em mua căn nhà này nhưng có một số thắc mắc chưa rõ mong các luật sư giúp đỡ: 1. Em mua cả nhà lẫn đất vậy khi chuyển nhượng sang tên sổ đỏ thì trên sổ đỏ sẽ ghi như thế nào vậy ạ? Chuyển nhượng cả đất lẫn tài sản gắn liền với đất hay là chuyển nhượng mỗi QSDĐ thôi ạ? Trong trường hợp ghi mỗi chuyển nhượng QSDĐ thì sau này có rắc rối gì với căn nhà cấp 4 em đã mua không? 2. Em mua căn  nhà đã hoàn thiện nhưng bến bán không có giấy phép xây dựng, công tơ điện, công tơ nước sạch vẫn đứng tên chủ cũ (bên bán đã mua lại một mảnh đất và chia ra làm 4 mảnh nhỏ để bán, hiện tại đồng hồ điện nước vẫn mang tên một chủ ban đầu). Vậy em có gặp rắc rối gì trong quá trình sử dụng không a?  Rất mong các luật sư giải đáp giúp, kính chúc các luật sư và gia đình luôn  mạnh khỏe hạnh phúc và thành đạt!
1/ Nhà và đất bạn đang tìm hiểu chỉ có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn nhà cấp 4 xây trên đất chưa được cập nhật biến động vào giấy đất vi việc xây dụng chưa có giấy phép, chủ đất chưa tiến hành các thủ tục pháp lý để đăng ký cập nhận căn nhà vào giấy đất. Do vậy, khi mua bán thì hai bên chỉ được tiến hành công chứng việc chuyển nhượng quyên sử dụng đất và sang trên trước bạ đối với đất vì nhà chưa được công nhận, chưa cập nhật vào giấy đất. 2/ Đồng hồ điện nước vẫn đứng tên của chủ cũ chứ chủ hiện tại chưa tiến hành sang tên vì ko có ý định ở lâu dài và chuyển nghĩa vụ đó cho người mua đó bạn. Do vậy, để mua được nha và đất này thì chủ hiện tại phải tiến hành các thủ tục cập nhật căn nhà vào giấy đất thì mới đảm bảo quyền lợi cho người mua tiếp theo.
Thưa luật sư: gia đình tôi có mua mảnh đất giáp tỉnh lộ ( nay thuộc đất giao trái thẩm quyền ạ) sau khi mở rộng đường và trừ hành lang (15m70 từ tim đường) thì mảnh đất chỉ còn chiều sâu là 3m, chiều mặt đường là 20m. Vậy gia đình tôi có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở không ạ, đất thuộc vùng đất ở nông thôn, giấy tờ giao đất năm 2003, thuộc tỉnh Bắc Giang ạ. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư ạ Rất mong sớm nhận được câu trả lời của luật sư!
Chào bạn. Việc có được cấp chủ quyền sử dụng đất hay không trong trường hợp này cần xem xét các vấn đề: 1/ Về nguồn gốc đất theo bạn nói là đất giao trái thẩm quyền nên rất khó trong việc xem xét cấp chủ quyền sử dụng đất. 2/ Diện tích đất chỉ còn 3 x 20 = 60 m2 thì bạn phải xem quy định ở địa phương bạn diện tích tối thiểu là bao nhiêu thì mới đ0ược tách thửa. Thân mến
Nhà tôi ở trong xóm, lúc nhận sổ đỏ (qsd đất) nó sai tên chủ hộ, để hiệu chỉnh tên chủ hộ nhưng gặp khó khăn do người hàng xóm không ký. Có điều luật nào để tên người chủ hộ đúng với tên trên qsđ không?
Việc ghi sai tên chủ hộ (người đứng tên) trong sổ đỏ của của gia đình bạn thì không liên quan gì đến người hàng xóm nên không cần họ phải ký. Bạn chỉ cần làm đơn gửi cơ quan đã cấp sổ đỏ cho gia đình bạn yêu cầu họ đính chính lại cho đúng tên gia đình mình là được theo quy định tại khoản 1 Điều 106 Luật đất đai 2013: "Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm đính chính Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót trong các trường hợp sau đây: a) Có sai sót thông tin về tên gọi, giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân, địa chỉ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất so với giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận của người đó; b) Có sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan đăng ký đất đai kiểm tra xác nhận"
Vợ chồng anh T nhận cháu A là con của vợ chồng chị H làm con nuôi và đã được UBND cấp xã trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi. Nay anh chị muốn thay đổi họ, tên và các thông tin cá nhân của cha mẹ đẻ cháu A bằng họ, tên và các thông tin cá nhân của anh chị trong phần khai về cha mẹ trong Giấy khai sinh của cháu A, thì có được giải quyết không?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi: “Trường hợp có sự thỏa thuận giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi, sự đồng ý của con nuôi từ 9 tuổi trở lên về việc thay đổi phần khai về cha mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh của con nuôi, thì UBND cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh cho trẻ em đăng ký khai sinh lại cho con nuôi và thu hồi Giấy khai sinh cũ; tại cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ là cha mẹ nuôi”. Theo quy định trên, thì nguyện vọng của vợ chồng anh T muốn thay đổi họ, tên và các thông tin cá nhân của cha mẹ đẻ cháu A bằng họ, tên và các thông tin cá nhân của anh chị trong phần khai về cha mẹ trong Giấy khai sinh của cháu A sẽ được giải quyết nếu có sự thỏa thuận giữa vợ chồng anh T và vợ chồng chị H, sự đồng ý của cháu A nếu cháu A từ 9 tuổi trở lên.
Tôi muốn hỏi luật sư không có giấy đkkh thì làm thủ tục cấp giấy khai sinh cho con như thế nào?
Khi em đi đăng ký kết hôn thì cùng lúc người cha của đứa trẻ đứng ra nhận con, như thế sẽ có tên cả cha và mẹ trong khai sinh
Xin chào Luật sư, Tôi có thắc mắc nhờ Luật sư tư vấn giúp cho tôi, tôi chân thành cảm ơn Luật sư trước. Tôi có 2 vấn đề muốn hỏi là: Vấn đề 1: Chồng tôi ở Biên Hòa - Đồng Nai, tôi ở Hóc Môn - TP.HCM,  vậy khi đăng ký kết hôn ở TP.HCM nơi tôi cư ngụ thì chồng tôi có cần phải cắt hộ khẩu dưới Biên Hòa - Đồng Nai không và ngược lại.  Vấn đề 2: Khi chồng và vợ không sát nhập chung hộ khẩu vậy lúc sinh con ra, đứa bé có thể mang họ ba mà vẫn được nằm ở hộ khẩu bên mẹ không? Hay bắt buộc mang họ ba thì đứa bé sẽ phải ở hộ khẩu bên ba? Hay là dựa theo giấy đăng ký kết hôn ở đâu thì con sát nhập hộ khẩu bên đó vậy, thưa Luật sư?
- Vấn đề 1: khi đăng ký kết hôn thì 2 bạn xin giấy chứng nhận độc thân tại UBND xã/ phường nơi mình có hộ khẩu thường trú, sau đó tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn tại UBND xã/phường của 1 trong 2 bên mà không cần ai phải cắt hộ khẩu. - Vấn đề 2: nếu 2 vợ chống không cùng hộ khẩu, thì đứa bé sinh ra có thể mang họ ba và có thể đăng ký hộ khẩu thường trú cùng hộ khẩu với mẹ, khi nhập hộ khẩu cho con thì xuất trình giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, và có sự đồng ý cho nhập hộ khẩu của chủ hộ là được.
Chào luật sư! Em hiện giờ là sinh viên năm nhất, do trước kia ở nhà em với anh con bác ruột em đều có tên riêng ở nhà, đều gọi bằng biệt danh tới giờ. Nên khi đi khai sinh bố với bác em không biết là đặt tên trùng nhau, mà 2 anh em lại cùng tuổi nhau. Vậy giờ em muốn đổi tên trong giấy khai sinh caanf làm thủ tục gì ạ?. Còn học bạ cấp 1, 2, 3 và bằng tốt nghiệp phải sửa lại hết ạ hay như thế nào? Em thật sự băn khoăn nên mong các anh, chị giúp đỡ em với ạ. Em xin chân thành cảm ơn!
Điều 27 Bộ luật Dân sự quy định cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp sau đây: - Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó. Việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó. Việc thay đổi họ, tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ, tên cũ. Theo như bạn trình bày thì nguyên nhân bạn muốn đổi tên là do trùng tên với anh họ, với lý do này thì việc sử dụng họ, tên này chưa đến mức gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của bạn. Vì thế có thể bạn sẽ không được cán bộ tư pháp đồng ý cho đổi tên. Hơn nữa theo tôi việc hai anh em họ trùng tên là chuyện bình thường nên nếu không có vấn đề gì quá nghiêm trọng khi sử dụng tên này, bạn không nên làm thủ tục đổi tên vì kéo theo nó việc thay dổi các giấy tờ khác cũng rất phức tạp.
Giấy khai sinh là gì?
Căn cứ pháp lý: Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định
Gia đình tôi được cấp đất ở vào cụm dân cư theo chương trình chống lũ Đồng bằng sông Cửu Long. Nay tôi muốn hỏi, khi gia đình xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì được miễn giảm như thế nào? Trong thời gian bao lâu thì được quyền chuyển nhượng nhà đất?
Căn cứ vào Quyết định số 48/2012/QĐ-TTg ngày 1/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 204/2005/QĐ, điều chỉnh, bổ sung cơ chế vay vốn xây dựng nhà ở được quy định như sau: Miễn tiền sử dụng đất và lệ phí trước bạ phải nộp ngân sách Nhà nước đối với phần diện tích đất được giao trong hạn mức giao đất ở để bố trí tái định cư hoặc giao cho các hộ gia đình, cá nhân trong các cụm, tuyến dân cư vùng ngập lũ. Đối với phần diện tích đất được giao vượt hạn mức (nếu có) phải nộp tiền sử dụng đất và lệ phí trước bạ theo quy định của pháp luật. Ngoài tiền sử dụng đất và lệ phí trước bạ được miễn theo quy định tại Quyết định này, các chi phí giải phóng mặt bằng, tôn nền, đắp bờ bao, chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng và chi phí đầu tư xây dựng nhà không được miễn và tiếp tục thực hiện trả chậm theo quy định tại Quyết định số 204/2005/QĐ-TTg, các hộ gia đình, cá nhân có quyền sở hữu về cơ sở hạ tầng và tài sản trên đất theo quy định của pháp luật. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất ở được miễn tiền sử dụng đất và lệ phí trước bạ theo quy định, trong thời hạn 10 năm kể từ ngày bàn giao đất, nhà để ở, hộ gia đình, cá nhân không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Sau 10 năm hộ gia đình, cá nhân có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất; khi chuyển nhượng phải nộp 50% tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ theo quy định tại thời điểm chuyển nhượng. Trình tự, thủ tục và thẩm quyền quyết định miễn tiền sử dụng đất và lệ phí trước bạ thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về phí, lệ phí. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013. Đối với các trường hợp miễn tiền sử dụng đất theo Quyết định số 33/2011/QĐ-TTg ngày 10/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về miễn tiền sử dụng đất ở cho hộ dân làng chài, dân sống trên sông nước, đầm phá di chuyển đến định cư tại các khu, điểm tái định cư thì việc sử dụng đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất được thực hiện theo Quyết định này (thay cho quy định tại Điều 3 Quyết định số 33/2011/QĐ-TTg ngày 10/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ). Trên đây, luật gia đã nêu những quy định chung để ông vận dụng vào trường hợp của gia đình mình.
Nội tôi có một miếng đất vườn ở Bình Tân, đứng tên nội tôi. Nếu cho tôi miếng đất này, nội tôi có phải đóng lệ phí trước bạ không?
Căn cứ nghị định 45/2011/NĐ-CP về lệ phí trước bạ, thông tư 124/2011/TT-BTC và thông tư 34/2013/TT-BTC hướng dẫn về lệ phí trước bạ Quy định về các trường hợp không phải nộp lệ phí trước bạ, trong đó có: Nhà, đất thừa kế, hoặc là quà tặng giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu. Trường hợp này, khi khai lệ phí trước bạ, người nhận tài sản phải xuất trình cho cơ quan thuế các giấy tờ hợp pháp chứng minh mối quan hệ với người thừa kế, cho, tặng hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người cho hoặc nhận tài sản thường trú về mối quan hệ trên. Nên nếu bạn được nội bạn tặng cho miếng đất trên lần đầu thì không phải nộp thuế trước bạ.
Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài là 9 triệu đồng/trường hợp?
“Mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước là 400.000 đồng/trường hợp, lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài là 9.000.000 đồng/trường hợp” là qui định của Dự thảo Nghị định qui định lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp giấy phép tổ chức con nuôi nước ngoài, đang được Chính phủ tổ chức lấy ý kiến đóng góp. Theo Dự thảo Nghị định, mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước là 400.000 đồng/trường hợp, do UBND cấp xã thu khi thực hiện đăng ký nuôi con nuôi. Tương tự, lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài là 9.000.000 đồng/trường hợp, do Cục Con nuôi thu. Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi với trường hợp người nước ngoài thường trú tại Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi là 400.000 đồng/trường hợp, do Sở Tư pháp thu. Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện ngoại giao là 3.000.000 đồng/trường hợp, do Cơ quan đại diện ngoại giao thu và mức lệ phí này được đổi ra đồng đô la Mỹ hoặc đồng tiền của nước sở tại theo tỷ giá qui đổi do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm nộp lệ phí. Việc miễn lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước được thực hiện với các trường hợp: Cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, dì, chú, bác, cậu ruột nhận cháu làm con nuôi; Nhận các trẻ em là trẻ tàn tật, trẻ bị nhiễm HIV, trẻ bị các bệnh về máu, trẻ bị mắc bệnh cần điều trị cả đời… và trẻ em ở các xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn làm con nuôi. Cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô dì, chú, bác, cậu ruột nhận cháu làm con nuôi được giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài. Trường hợp nhận hai trẻ em trở lên là anh chị em ruột làm con nuôi thì từ trẻ thứ hai trở đi được giảm 50% lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài. Dự thảo cũng qui định cơ quan thu lệ phí phải nộp 100% số tiền thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho việc thu lệ phí do ngân sách bố trí trong dự toán của cơ quan thu theo chế độ, định mức chi ngân sách do luật định.
Sắp tới em dự định cưới và đăng ký kết hôn tại phường của chồng em, nhưng vừa rồi trong giấy chứng nhận độc thân của em đã được ubnd phường em ký xác nhận sau đó em xem lại mới thấy ở mục (3) em có ghi sai 1 số chi tiết và đã tẩy xóa để sửa lại. Vậy giấy chứng nhận đó của em có còn hợp pháp khi đi đăng ký kết hôn không?
Đối với các giấy tờ mà cơ quan nhà nước đã xác nhận thì việc bạn tẩy xóa sẽ không còn giá trị đối với văn bản đó. Do vậy, để tiết kiệm thời gian bạn cần liên hệ với UBND phường đã cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân trước đó để yêu cầu họ cấp lại nhé.
Con muốn làm giấy độc thân để kết hôn với người malaisia. Nhưng con không làm kết hôn ở việt nam. Con chỉ cần xác nhận độc thân thôi ạ. Bạn trai con có về việt nam và có phỏng vấn không?
Giấy xác nhận độc thân là cấp cho bạn chứ ko phải cấp cho bạn trai bạn nên bạn trai bạn ko cần có mặt để phỏng vấn. Tuy nhiên, hiện nay khi cấp giấy xác nhận độc thân cán bộ phường xã sẽ hỏi kỹ mục đích xin giấy xác nhận độc thân. Nếu sử dụng cho mục đích kết hôn với người nước ngoài thì trong giấy sẽ ghi chú là cấp để làm thủ tục đăng ký kết hôn tại sở tư pháp.
Luật sư cho em hỏi 1 vấn đề là em có anh đã sang Đức sống và làm việc được gần 20 năm nay, hiện giờ muốn xin một giấy chứng nhận độc thân trong thời gian ở Việt Nam. Cho em hỏi là sắp tới có người từ Đức về nước cầm theo hộ chiếu, giấy ủy quyền để làm thay anh thì đã đủ quyền để xin giấy chưa ạ? Trước đó anh cũng có 1 giấy chứng nhận độc thân nhưng đã bị mất thì có cần những giấy tờ gì khác không? Mong luật sư giải đáp giúp em những giấy tờ cần thiết để làm thủ tục này ạ. Em cảm ơn!
Thủ tục xin xác nhận tình trạng hôn nhân có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền thuộc Sở tư pháp tỉnh thành phố trực thuộc trung ương nơi người đó có hộ khẩu thường trú. Nếu đã ủy quyền thì giấy ủy quyền phải lập đúng theo quy định của pháp luật, trường hợp lập ở nước ngoài thì phải có xác nhận của đại sứ quán hoặc lãnh sự quán Việt Nam tại nước sở tại. Chào bạn
Xin luật sư cho tôi hỏi: Năm 1994 tôi có mua một mảnh đất khoảng 200 m2 để làm nhà ở, nhưng do không hiểu biết, gia đình tôi đã ghi trong giấy tờ mua bán viết tay là đất vườn để làm nhà và canh tác, có xác nhận của UBND xã vào giấy viết tay.mảnh đất này người chủ cũ đã được cấp GCN QSD đất năm 1993 với diện tích là 465 m2 là đất thổ cư theo bản đồ 299 (tôi mua 200m2). Năm 2003 đo bản đồ địa chính, thì phần diện tích tôi mua tăng lên 417m2, còn của ông chủ cũ tăng lên 558 m2.  Đến năm 2008 tôi có nộp quyển sổ bìa đỏ của ông chủ cũ và tờ giấy viết tay ra xã để làm thủ tục sang tên cho tôi thì cán bộ địa chính xã nói căn cứ vào tờ giấy viết tay trên thì không cần lập hợp đồng chuyển nhượng, chỉ cần lập biên bản kiểm tra và đơn xin cấp GCNQSD đất cho tôi là 200 m2 đát ở nông thôn và 217 m2 là đất cây lâu năm khác. Sau khi làm đầy đủ thủ tục tại xã tôi mang nộp tại VPĐK QSD đất huyện, thì VPĐK QSD đất huyện trả lời tôi là phải nộp 50% tiền sử dụng đất để cấp GCN QSD 200 m2 là đất ở, vì giấy tờ mua bán viết tay là đất vườn. VPĐK QSD đất huyện trả lời tôi như vậy có đúng không ? Xin luật sư tư vấn giúp tôi.
Chào bạn, Người ta đã tư vấn cho bạn theo cách của họ và đúng theo cách này (giấy tay, đơn đề nghị cấp sổ đỏ,...) thì bạn sẽ phải nộp tiền sử dụng đất là đất ở. Bạn đã có thể tránh được phiền toái này nếu đơn giản là làm hợp đồng chuyển nhượng từ chủ cũ. Theo tôi, bạn hãy cố gắng giải trình với UB về bản chất của sự việc và đề nghị họ không thu thêm tiền. Trân trọng!
Vợ chồng tôi có mua một căn nhà cùng đất ở.da viết giấy tay , giữa bên mua và bên bán đã đồng ý kí tên. Và đã có 3 người làm nhân chứng xác nhận là bên mua đã thanh toán đủ hết số tiền mà bên bán đã đưa ra nhưng chưa đưa ra phòng công chứng xác nhận. Sau đó, bên bán không chịu sang tên cho bên mua.Vậy vợ chồng tôi có quyền yêu cầu bên bán trả tiền lại không? Nếu bên bán không trả lại tiền thì vợ chồng tôi có quyền khởi kiện bên bán với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không?
Công ty Luật Vinabiz xin trả lời câu hỏi như sau: Điều 450 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về hình thức hợp đồng mua bán nhà ở: Hợp đồng mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Ngoài ra, tại khoản 3 Điều 93 Luật nhà ở 2005 cũng quy định: Điều 93. Trình tự, thủ tục trong giao dịch về nhà ở “3. Hợp đồng về nhà ở phải có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp huyện đối với nhà ở tại đô thị, chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã đối với nhà ở tại nông thôn, trừ các trường hợp sau đây: a) Cá nhân cho thuê nhà ở dưới sáu tháng; b) Bên bán, bên cho thuê nhà ở là tổ chức có chức năng kinh doanh nhà ở; c) Thuê mua nhà ở xã hội; d) Bên tặng cho nhà ở là tổ chức. Như vậy, theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 tại Điều 450 và các văn bản pháp luật có liên quan về hình thức hợp đồng mua bán nhà ở thì hợp đồng phải được lập thành văn bản, có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của UBND cấp có thẩm quyền. Hợp đồng mua bán nhà không thỏa mãn các điều kiện kiện sẽ bị coi là vô hiệu. Theo quy định tại Điều 137 về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên phải hoàn trả nhau những gì đã nhận: Bên mua trả lại nhà, bên bán trả lại tiền nhà đã nhận. Bên nào có lỗi trong việc làm cho hợp đồng bị vô hiệu sẽ phải bồi thường thiệt hại cho bên kia. Điều 137. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu 1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập. 2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường. Do vậy, trong trường hợp của bạn vừa nêu, nếu gia đình bạn không muốn bán căn nhà đó thì không nên công chứng hợp đồng mua bán nhà ở. Tuy nhiên nếu việc không hoàn thiện hình thức của hợp Như vậy, việc mua bán nhà đất chỉ có giấy viết tay là không hợp pháp và chứa đựng rất nhiều rủi ro. Nếu có tranh chấp phát sinh, trong trường hợp bị kiện, người mua có khả năng mất trắng. Bởi lẽ, mua bán trao tay khi ra Tòa sẽ không được chấp nhận là hình thức mua bán hợp pháp. Do đó, sẽ bị coi là giao dịch vô hiệu, mà theo quy định của BLDS “Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận…”. Nếu trả lại nhà, đất thì trong bất cứ trường hợp nào thiệt thòi cũng thuộc về người mua. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn quý độc giả đã gửi câu hỏi về cho chuyên mục! Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/ Nguoiduatin.vn
Tôi mua của người anh họ một thửa đất và không lập hợp đồng công chứng, mà chỉ có giấy tờ viết tay. Nay, tôi muốn khởi kiện để giải quyết việc tranh chấp mua bán đất với người anh họ, nhưng tôi nghe nói nếu khởi kiện, tòa án sẽ tuyên bố việc mua bán này không có hiệu lực, vì việc mua bán đất không được lập thành hợp đồng, không được công chứng viên chứng nhận. Vậy xin hỏi như thế nào thì bị coi là giao dịch dân sự vô hiệu? Hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu là gì?
Thạc sĩ, Luật sư Phạm Ngọc Minh - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời: Theo quy định tại Điều 127 Luật Đất đai 2003, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được lập thành hợp đồng; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của công chứng nhà nước; trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất. Theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Dân sự 2005, trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu. Điều 124 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định, hình thức giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể... Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó. Căn cứ các quy định của các pháp luật nêu trên, do giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà với người anh họ của bà không có sự chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất, nên là giao dịch dân sự vô hiệu về hình thức. Trong trường hợp bà khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp, Toà án sẽ quyết định buộc bà và người anh họ của bà cùng làm lại các thủ tục theo đúng quy định về hình thức của giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất; nếu một trong hai bên cố tình không làm lại các thủ tục đó thì tòa án mới tuyên bố giao dịch này vô hiệu và bên cố tình không làm lại các thủ tục đó là bên có lỗi. Căn cứ quy định tại Điều 137 Bộ luật Dân sự 2005, hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu là: không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập; các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền… Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.
Tháng 1 năm 2011 tôi có mua 01 phần đất trên mảnh đất (thỏa thuận là đất thổ cư) bằng giấy tờ viết tay. và có một bản cam kết là đến 31/12/2011 không làm sổ đỏ tách hộ cho tôi thì bên bán sẽ hoàn trả lại số tiền cả gốc và lãi. Đến tháng 01/2014 bên bán vẫn trả tiền cho chúng tôi mà hứa là sẽ tách sổ đỏ trả cho tôi. Tôi xin hỏi Luật sư: Bên bán vi phạm hợp đồng, giờ đây tôi muốn lấy lại số tiền trên thì cần đến cơ quan nào giải quyết nhanh chóng nhất.
Bạn có thể khởi kiện ra tòa án để giải quyết tranh chấp về hợp đồng, hợp đồng của bạn có nhiều yếu tố dẫn đến vô hiệu do đó các bên sẽ hoàn trả cho nhau những gì đã nhận và bên Mua sẽ trả lại số tiền đã nhận của bạn.
Năm 2003 mẹ chồng tôi mua manh dat 5X27m, nhưng chưa làm giấy tờ mà chỉ có 1 mảnh giấy viết tay của bà chủ bán đất ký, không có xác nhận của địa phương. Mảnh đất này là đất khai hoang mà có. Sau đó, mẹ tôi khômg sử dụng mảnh đất này tới bây giờ. Hiện tại không có tranh chấp. Nay tôi muốn làm giấy tờ hợp pháp đứng tên mẹ chồng tôi để sau này không xảy ra tranh chấp thì phải tiến hành thủ tục như thế nào? Trình tự chi tiết các bước thực hiện ra sao? Hồ sơ bao gồm những mẫu giấy tờ gì? Và khi thực hiện cần đóng những khoản chi phí gì? Nếu tôi đi làm các thủ tục thay mẹ chồng tôi thì có được không? Rất mong nhận được sự tư vấn tận tình từ luật sư! Tôi xin chân thành cảm ơn!
Theo như bạn trình bày thì đất này do chưa có giấy tờ công nhận quyền sử dụng nên hai bên đã chuyển nhượng bằng giấy viết tay. Nay nếu không có tranh chấp, quá trình sử dụng liên tục, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế cho nhà nước và phù hợp quy hoạch sử dụng thì có thể được giải quyết cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng. Đề nghị bạn nên liên hệ phòng tài nguyên môi trường nơi có đất tọa lạc để liên hệ thủ tục và được hướng dẫn
Năm 2013 tôi có mua 1 mảnh đất rộng 200m2. Mảnh đất này có sổ đỏ mang tên của ông Nguyên văn A. ông A đã cho anh B ( là con của ông A) mảnh đất này  nên khi tôi mua mảnh đất này thì làm hợp đồng viết tay với anh B. Trong hợp đồng có người thứ  làm chứng và nêu rõ đất không có tranh chấp gì. Luật sư cho tôi hỏi về tính pháp lý của hợp đồng trên. Giờ tôi phải làm gì để đảm bảo về mặt pháp lý của mảnh đất đó
Việc mua bán như bạn nêu phải được công chứng/chứng thực thì mới được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Tuy A cho B nhưng chưa xong thủ tục thì B chưa phải chủ sở hữu nên giao dịch giữa bạn với B là chưa phù hợp quy định pháp luật. Vì vậy, ít nhất bạn cũng phải có hợp đồng mua bán được công chứng/chứng thực thì mới có cơ sở pháp lý cho việc giao dịch. Phải đến thời điểm bạn đứng tên trên giấy chứng nhận QSD đất hoặc bạn chưa thanh toán gì cho B thì về mặt pháp lý quyền lợi của bạn mới ít bị ảnh hưởng
Xin anh chi luật sư tư vấn chi em.em có mua 1 mảnh đất 100m2 đất người đồng bào mua năm 2003 đã chồng tiền đay đủ. 2 bên thoả thuận giấy viết tay.tin tưởng người bên bán đất làm công an. Bây giờ em hỏi giấy tờ đất nông nghiệp đê lấy đi làm nhà làm sổ đỏ.nhưng bên kia họ nói la giấy tờ để trên phường chưa lấy được.xin hỏi giờ làm nhà co bị ảnh hưởng gì không và muốn pháp lý với bên kia để họ giao sổ đất nông nghiệp để đi chuyển đổi thì phải làm sao.khi minh viết giấy mua bán = tay. Chỉ có 2 bên gia đình và hàng xóm làm chứng. Xin cảm ơn!
- Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất với hợp đồng viết tay, không có công chứng chứng thực là chưa tuân thủ quy định của pháp luật. Bạn cần yêu cầu bên chuyển nhượng thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng và đăng ký sang tên cho bạn thì bạn mới có quyền thực hiện các quyền của người sử dụng đất. - Sau khi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên bạn mà thửa đất đó nằm trong khu vực quy hoạch là đất ở thì bạn mới có thể thực hiện được thủ tục xin chuyển đối mục đích sử dụng đất theo quy định pháp luật. - Nếu thủ tục chuyển nhượng không được thực hiện thì bạn có thể khởi kiện để đòi lại tiền và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
(PLO)- Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được. Tôi kiện ra tòa đòi bà B phải bồi thường thiệt hại danh dự, uy tín 25 triệu đồng vì bà ấy nói xấu tôi. Tòa thông báo sẽ mở phiên hòa giải nếu bà B không đến thì tòa có mời tiếp nữa không? Tôi nghe nói có những vụ án tòa không được hòa giải có đúng vậy không, đó là những vụ án nào? Bich Loan([email protected])
Theo khoản 1 Điều 180 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, quy định trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 181, 182 của bộ luật này. Tại Điều 181 bộ luật này quy địnhnhững vụ án dân sự không được hòa giải gồm: 1. Yêu cầu đòi bồi thường gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước. 2. Những vụ án dân sự phát sinh từ giao dịch trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội. Còn những vụ án dân sự không hòa giải được theo Điều 182 bộ luật trên như sau: 1. Bị đơn đã được tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt. 2. Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng. 3. Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự. Như vậy, bạn có thể tham khảo các quy định nêu trên để áp dụng cho trường hợp của mình.
Ông Phong là hòa giải viên thôn K, cho biết, tại địa phương có trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình ông Khánh và ông Khang. Trường hợp này đã được Ủy ban nhân dân xã hòa giải thành, tuy nhiên qua thực địa lại có thay đổi hiện trạng về ranh giới. Ông Phong đề nghị cho biết quy định của pháp luật trong trường hợp này như thế nào để tư vấn giúp Khánh và ông Khang?
Khoản 5 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 quy định: Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác. Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Căn cứ quy định trên, ông Phong giải thích cho các bên tranh chấp được rõ và yên tâm, trong trường hợp này sẽ được Phòng Tài nguyên và Môi trường xem xét, giải quyết theo quy định.
Tôi và anh trai là bị đơn của một vụ kiện dân sự. Tại buổi hòa giải, tôi không tham gia và cũng không có đơn đề nghị vắng mặt, nhưng Tòa án vẫn tiến hành hòa giải và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Đề nghị Luật sư tư vấn, Tòa án tiến hành hòa giải vắng mặt tôi và ra quyết định như vậy có đúng không? (Trường Giang – Bắc Giang)
Luật gia Nguyễn Mỹ Linh - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời: Chúng tôi trích dẫn một số quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2011 (BLTTDS) để anh (chị) tham khảo, như sau: “Thành phần phiên hòa giải: Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự: Trong một vụ án có nhiều đương sự, mà có đương sự vắng mặt trong phiên hoà giải, nhưng các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành hoà giải và việc hoà giải đó không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì Thẩm phán tiến hành hoà giải giữa các đương sự có mặt; nếu các đương sự đề nghị hoãn phiên hoà giải để có mặt tất cả các đương sự trong vụ án thì Thẩm phán phải hoãn phiên hoà giải” (khoản 3 Điều 184) “Ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự: Trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 184 của Bộ luật này mà các đương sự có mặt thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì thoả thuận đó chỉ có giá trị đối với những người có mặt và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt. Trong trường hợp thoả thuận của họ có ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì thoả thuận này chỉ có giá trị và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu được đương sự vắng mặt tại phiên hoà giải đồng ý bằng văn bản” (khoản 3 Điều 187) Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp anh (chị) vắng mặt tại buổi hòa giải, Tòa án vẫn sẽ tiến hành hòa giải nếu các đương sự còn lại đồng ý hòa giải và việc hòa giải đó không ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của anh (chị). Trường hợp các bên tại phiên hòa giải thỏa thuận được thì thỏa thuận đó chỉ có giá trị đối với những người có mặt và không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của anh (chị), nếu thỏa thuận đó có ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của anh (chị) thì chỉ có giá trị và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu được anh (chị) đồng ý bằng văn bản.
Chào các luật sư, Tôi có 1 thắc mắc về đất đai muốn hỏi các luật sư. Ông nội  tôi sinh năm 1911 và có 2 vợ, ông lấy bà cả, ông nội và vợ cả sống trên mảnh đất mà cụ nội tôi để lại (mảnh đất số 01) và sinh ra 4 người con, một con trai (bác cả), 3 con gái. Sau khi bà vợ cả mất  ông lấy vợ 2 (bà nội tôi) và vẫn ở trên mảnh đất đó (mảnh đất 01), bà nội tôi sinh được 3 người con trai, bác 2, bố tôi và chú út. Các bác, các cô của bà cả  đều lấy vợ và lấy chồng. Bác cả tôi và vợ đều ở cùng ông nội tôi, bà nội tôi và các em trai. Các cô lấy chồng thì ở nhà chồng. Khi bác cả tôi lấy vợ thì gia đình ông tôi có 3 cặp vợ chồng nên dược cấp thêm 1 mảnh đất (mảnh đất số 02). Sau đó do mâu thuẫn với bác cả  tôi nên ông nội tôi và bà tôi cùng 3 người con trai của bà tôi ra làm nhà và ở mảnh đất số 02, nhường lại mảnh đất số 01 cho bác cả tôi. Sau đó bố tôi lấy mẹ tôi và ở cùng ông bà ở mảnh đất số 02..Năm 1984 ông nội tôi mất mà không để lại di chúc hoặc giấy tờ  gì cả. Năm 1986 gia đình tôi mua mảnh đất số 03 (lúc dó mua đất chỉ mất tiền lệ phí thôi). Năm 1988 bà nội tôi cho bố mẹ tôi ra ở riêng và ở mảnh đất số 03. Năm 1989 chú út tôi lấy vợ và đi ở dể ở quê vợ. Năm 1997 bà nội tôi mất mà cũng không để lại di chúc hoặc giấy tờ gi cả. Đầu năm nay 2010 cả  3 mảnh đất của gia đinh tôi đều được cấp sổ  đỏ. Mảnh đất số 01 mang tên bác cả, mảnh đất số 02 mang tên bác hai, còn mảnh đất số 03 mang tên bố tôi. Vừa rồi chú út tôi có về và đòi quyền thừa kế đất ở mảnh đất số 02 (do có mâu thuẫn với bác Hai tôi nên chi đòi quyền thừa kế đất ở mảnh số 02). Bác cả tôi và bố tôi đồng ý cho chú Út một phần đất của mình ở mảnh đất số 01 và 03 nhưng chú không nhận, mà chỉ đòi quyền thừa kế ở mảnh số 02. Chú định làm đơn ra tòa. Vậy tôi xin hỏi các luật sư chú tôi có được quyền thừa kế hay không. Vụ viêc này nếu đưa ra pháp luật sẽ được giải quyết như thế nào.Tôi muốn các luật sư trả lời sớm cho tôi để tôi có thể thuyết phục chú tôi và bác Hai giải quyết tình cảm. Vì tôi không muốn việc này phải đưa ra pháp luật.
Chào bạn. Căn cứ vào các thông tin dữ liệu bạn cung cấp, trường hợp của bạn tôi trao đổi như sau: Ông bà nội bạn đã mất để lại ba mảnh đất hiện đã đứng tên người trong gia đình bạn, tôi cũng không biết nguồn gốc khi họ sang tên cho những người đang đứng tên mà bạn đã nêu ở trên là như thế nào. Nhưng tôi có thể đưa ra hai trường hợp như sau: Trường hợp thứ nhất: Nếu đây là tài sản có nguồn gốc tặng cho thì chú bạn không có quyền khởi kiện vụ việc này được. Trường hợp thứ hai: Tài sản có nguồn gốc từ Ông bà nội bạn để lại không có di chúc thì khối tài sản trên sẽ được chia theo pháp luật thừa kế. Hàng thứa kế thứ nhất theo quy định tạị điểm a, khoản 1, điều 676 Bộ Luật Dân Sự 2005 gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Các đồng thừa kế được hưởng mỗi phần bằng nhau. Nếu chú bạn ở trường hợp thứ hai này thì chú bạn toàn quyền khởi kiện, tuy nhiên thời hiệu khởi kiện về thừa kế đã hết thì chú bạn cũng không thể yêu cầu chia tài sản thừa kế mà chú bạn có thể yêu cầu chia tài sản chung của ông bà nội bạn. Vụ việc của bạn có thể các bên tự thỏa thuận với nhau là tốt nhất để mọi người còn giữ tình cảm anh em trong gia đình với nhau, còn nếu đem ra giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền thì nó sẽ rất phức tạp và mất đi tình nghĩa anh em trong gia đình. Nếu bạn có gì thắc mắc bạn có thể liên hệ trực tiếp với tôi Trân trọng.
Kính chào luật sư, Hiện tôi muốn ly hôn với chồng của tôi, vậy chúng tôi có phải bắt buộc hòa giải tại cơ sở không, theo luật thì khuyến khích nhưng con gái của chúng tôi bảo giáo viên dạy nó việc hòa giải tại cơ sở là thủ tục bắt buộc Xin luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi cảm ơn luật sư!
Khi bạn nộp đơn tại tòa án để ly hôn thì cho dù là thuận tình ly hôn hay đơn phương ly hôn thì việc hòa giải luôn tiến hành và xem đây như là quy trình bắt buộc của thủ tục tố tụng dân sự. Việc hòa giải là do tòa án tiến hành sau khi đã thụ lý vụ việc và khi hòa giải ko thành, có đủ cơ sở để giải quyết ly hôn thì tòa án sẽ giải quyết ly hôn
Tôi có người em vợ tên là N. đã lấy chồng và có 1 con gái 8 tuổi. Do cuộc sống không hạnh phúc, em vợ tôi bỏ về nhà bố mẹ đẻ và viết đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân huyện xin được ly hôn và được Tòa án yêu cầu nộp các thủ tục sau: - Giấy đăng ký kết hôn (bản sao); - Sổ hộ khẩu (bản sao); - Giấy khai sinh của con gái. Tuy nhiên do anh chồng không đồng ý ly hôn nên giữ con gái ở nhà không cho đi gặp mẹ và không giao cho các giấy tờ nêu trên. Em dì tôi đã đến UBND xã để xin cấp bản sao các giấy tờ nêu trên, thì cán bộ xã giải thích trường hợp em vợ tôi chưa qua Hòa giải ở thôn nên không được làm đơn khởi kiện lên tòa và không cấp bản sao các giấy tờ theo yêu cầu. Xin hỏi luật sư: - Giải thích của đại diện chính quyền xã như vậy là đúng hay sai? - Em vợ tôi cần phải làm gì tiếp theo để được ly hôn?
Đúng như vậy, việc ly hôn và sao y chứng thưc là hai lãnh vực khác nhau. Bạn hướng dẫn chị bạn nộp đơn ly hôn tại Tòa án thì việc giải quyết do nơi đó chứ UBND không cung cấp chứng mnh nhân dân, hộ khẩu người ly hôn mà Tòa án sẽ mời đương sự cung cấp.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là gì?
Căn cứ pháp lý: Điều 3 Luật Căn cước công dân 2014 Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là tập hợp thông tin cơ bản của tất cả công dân Việt Nam được chuẩn hóa, số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin để phục vụ quản lý nhà nước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Bà Việt Phương đề nghị hướng dẫn chế độ nhận con nuôi khi chế độ nghỉ thai sản đã được điều chỉnh theo quy định của Bộ luật Lao động từ ngày 1/5/2013.
Theo quy định tại Điều 159 Bộ luật Lao động năm 2012 thì thời gian nghỉ việc khi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý, thực hiện các biện pháp tránh thai, chăm sóc con dưới 7 tuổi ốm đau, nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi, lao động nữ được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Như vậy, lao động nữ nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi.
Vợ chồng tôi đang làm việc tại cơ quan nhà nước và đang có ý định nhận con nuôi, tôi muốn hỏi Luật BHXH quy định thời gian hưởng chế độ thai sản khi nhận nuôi con nuôi được quy định như thế nào?
Luật BHXH năm 2014 quy định: Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ.
Điều kiện và thời gian hưởng chế độ thai sản khi nhận nuôi con nuôi như thế nào?
Điều kiện: (Điều 31 Luật BHXH) + Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi + Phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi nhận nuôi con nuôi. - Thời gian: (Điều 36 Luật BHXH) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ.
Mức hưởng chế độ thai sản khi sinh con, nhận nuôi con nuôi được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 38, Điều 39 Luật BHXH: - Mức hưởng chế độ thai sản khi sinh con, nhận nuôi con nuôi: bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản nhân với số tháng được nghỉ việc do sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. - Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi.
Tôi là nữ, mới được ký hợp đồng lao động từ tháng 6/2015 và được đóng bảo hiểm xã hội từ ngày ký hợp đồng. Vợ chồng tôi hiếm muộn, tháng 2/2016 tôi nhận một cháu mới để làm con nuôi. Cho tôi hỏi, tôi mới tham gia đóng bảo hiểm xã hội như vậy có đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản không? Thời gian nghỉ chế độ thai sản như thế nào?
Căn cứ Điều 159 Bộ Luật lao động quy định: “Thời gian nghỉ việc của lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý, thực hiện các biện pháp tránh thai, chăm sóc con dưới 7 tuổi ốm đau, nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi, được hưởng trợ cấp theo quy định của pháp luật BHXH”. Theo quy định tại Điều 36 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2016 thì thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi như sau: Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật này thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ. Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau: Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản 1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Lao động nữ mang thai; b) Lao động nữ sinh con; c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi; đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản; e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con. 2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Do bạn đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 6/2015. Như vậy, đến tháng 2/2016 bạn đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội được 8 tháng. Vì vậy, khi bạn nhận nuôi con nuôi, bạn đủ điều kiện được hưởng chế độ thai sản. Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội về thời gian hưởng chế độ khi sinh con như sau: 1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng. 2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau: a) 05 ngày làm việc; b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi; c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc; d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con Như vậy, bạn sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản là 06 tháng. Nếu chồng bạn đang đóng Bảo hiểm xã hội thì sẽ được nghỉ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản là 05 ngày làm việc.
Tôi làm việc tai công ty giấy everbest vietnam. Ngày 10/12/2014 tôi xin nghỉ để đăng ký kết hôn. Nhưng không được sự đồng ý. Đến ngày 15/12/2014 công ty tôi trả lương cho người công nhân nhưng tôi không được trả và bị sa thải do nghỉ 5 ngày vô lý do. Vậy nghỉ đăng ký kết hôn theo pháp luật cũng là vô lý do sao. Tôi cũng đã nộp bản sao giấy đăng ký kết hôn nhưng không được chấp nhận. Trong khi công ty tôi quy định nghỉ kết hôn được nghỉ 3 ngày. Luật sư có thể giúp tôi giải quyết trường hợp này được không
Theo quy định tại Điều 116 Bộ luật lao động 2012 thì: "1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây: a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày; b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;.." Như vậy nếu trường hợp này bạn xin nghỉ với lý do để kết hôn thì công ty phải giải quyết cho bạn nghỉ 3 ngày hưởng nguyên lương. Công ty không giải quyết cho bạn nghỉ trong trường hợp này là trái quy định của pháp luật. Như vậy, trong trường hợp này bạn chỉ nghỉ 2 ngày không có lý do, vì vậy căn cứ theo Điều 126 bộ luật lao động 2012 thì công ty không đủ căn cứ để sa thải bạn. Vì công ty có hành vi không giải quyết cho bạn nghỉ kết hôn và sa thải bạn trái pháp luật nên công ty phải chịu trách nhiệm như sau: Điều 42. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật 1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động. 2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này. 3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động. 4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động. 5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
Xin hỏi luật sư - Ngày công chứng hợp đồng thế chấp tài sản có khi nào được ghi 2 ngày liền kề trên 1 hợp đồng ko? Có văn bản nào quy định điều này ko? VD: 1 hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất được công chứng viên ghi ngày tháng công chứng là ngày 20 và 21 tháng 01 năm 2010. Như vậy có hợp lệ ko? - Một người ly hôn tháng 5/2008 đến tháng 9/2008 chuyển đến địa phương khác nhập hộ khẩu thường trú và trong thời gian sau ly hôn có mua 1 bất động sản, đến thời điểm hiện tại đem tài sản đó đi thế chấp Ngân hàng. Địa phương nơi người đó đang thường trú xác nhận trình trạng hôn nhân như sau: dã ly hôn theo quyết định ly hôn ...ngày .. tháng 5/2008. Thường trú tại địa phương từ ngày... tháng 9/2008 đến nay chưa đăng ký kết hôn lần 2. Xác nhận như vậy có đủ chứng minh trình trạng pháp lý của tài sản nêu trên ko? Khoảng thời gian từ ngày... tháng 5/2008 đến ngày... tháng 9/2008 có cần địa phương nơi người đó từng thường trú phải xác nhận ko? Xin cám ơn luật sư!
1/ Ngày công chứng hợp đồng mà ghi hai ngày liên tiếp thì luật sư chưa thấy bao giờ vì có thể công chứng viên thụ lý hồ sơ trước đó để xem xét, xác minh nhưng ngày công chứng thì chỉ ghi 1 ngày (là ngày tiến hành công chứng vào hợp đồng). 2/ Nếu bất động sản được người đó tạo lập sau ly hôn nhưng cụ thể là sau thời điểm tháng 9/2008 thì việc xác nhận tình trạng như trên là ổn. Nhưng nếu được tạo lập từ thời điểm tháng 5/2008 đến tháng 9/2008 thì việc xác nhận như bạn nêu chưa đủ mà cần phải có sự xác nhận của địa phương nơi thường trú trước.
Cho e hỏi trường hợp đi công chứng hợp đồng tặng cho QSDĐ,bên nhận tặng cho chưa có gia đình thì có cần phải đem giấy xác nhận độc thân theo không. Còn  có gia đình thì có cần mang giấy đăng kí kết hôn theo không
Họ là người nhận tặng cho nên chẳng phải ràng buộc điều kiện gì, ngay trong luật hôn nhân và gia đình cũng quy định tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản được tặng cho riêng.
Chào luật sư,  Em có một số vấn đề xin luật sư tư vấn giúp em Thứ nhất: như một số bài viết về xin giấy xác nhận độc thân, em có thấy viết là đến cơ quan xã hoặc thị trấn để xin. Khi đi xin cần mang theo giấy chứng minh nhân dân và hộ khẩu. Vậy khi đến xã phường hoặc thị trấn để xin có cần phải đến sở tư pháp để xác nhận nữa không ạ?  Vì bên cạnh nhà em cũng có người đến xin giấy cho con họ, thấy họ bảo là rất nhiều thủ tục và giấy tờ, đi xin hết cơ quan này đến cơ quan khác. tại vì con của họ chuẩn bị kết hôn với người nước ngoài  Thứ hai: Năm sau em và bạn trai em kết hôn, anh ấy đang làm thủ tục bảo lãnh em sang Mỹ, không biết em cần phải chuẩn bị những giấy tờ cần thiết nào ạ? Mong luật sư tư vấn cho em ah Chân thành cảm ơn!
1/ Giấy xác nhận độc thân cấp cho người có nhu cầu xác nhận độc thân để lập gia đình. Giấy này do UBND cấp xã/phường nơi đương sự đang cư trú cấp thông qua quá trình rà soát tính trạng hôn nhân và lý lịch tại địa phương. Nếu có phức tạp về mặt thủ tục là do không biết liên hệ cơ quan nào, ai chỉ đâu cũng đi hoặc bản thân cư trú nhiều nơi khó xác định kết quả. 2/ Bạn muốn xuất cảnh sang Mỹ thì trước nhất phải đăng ký kết hôn với người bên Mỹ tại Sở tư pháp nơi bạn thường trú. Sau đó làm passport, hồ sơ phỏng vấn xin visa đi Mỹ và dĩ nhiên phải có sự bảo lãnh của chồng bạn.
Xin chào luật sư, e tên Trung, e muốn hỏi luật sư về giấy xác nhận hôn nhân, e và vợ e mới cưới nhau, giấy xác nhận độc thân của e thì ko có gì, nhung ma về phía bên vợ e muốn xin giấy độc thân ko được ,nhưng trước kia vợ e qua nước ngoài làm việc ,đã đăng ký giấy xác nhận độc thân o việt nam để qua bên nước ngọai làm việc trong vòng 3 năm, khi về viet nam ,giấy xác nhận hôn nhân còn bên đó, và đã về tới trung ương ở Hà Nội rồi, e và vợ e tới nơi cư trú của vợ e xin giấy xác nhận, nhưng xã ko xác nhận cho vợ e và nói với vợ e khi nào có giấy xác nhận bên đó gửi về thì mới xác nhận giấy độc thân. Vậy xin hỏi luật sư có cách nào giải quyết nhanh cho vợ e xin giấy xác nhận độc thân ko, xin chân thành cảm ơn.....
Theo tôi được biết, đối với những người đi làm việc ở nước ngoài (xuất khẩu lao động) thì trong hợp đồng ký với chủ sử dụng nước ngoài (hợp đồng ngoại) thì người lao động không được phép kết hôn trong thời gian làm việc ở nước ngoài, nếu vi phạm sẽ bị trục xuất về nước. Nếu vợ bạn về nước đúng thời hạn, hoàn thành hợp đồng thì vợ bạn có thể xuất trình hợp đồng ký với chủ sử dụng, giấy xác nhận về nước đúng thời hạn để xác định rằng vợ bạn không đăng ký kết hôn với ai trong thời gian làm việc ở nước ngoài và đề nghị xã xác nhận tình trạng hôn nhân.
Em muốn hỏi tòa án có thể xử vắng mặt em được không, khi em là người nộp đơn? Chuyện là vì có nhiều mâu thuẫn nên em quyết định nộp đơn yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn cho vợ chồng em. Nhưng đến ngày ra tòa thì em lại có chuyến công tác đột xuất ở nước ngoài nên không thể tham dự được. Vậy tòa có thể xử vắng mặt em được không? Mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập ngân hàng hỏi đáp pháp luật. Chân thành cảm ơn!
Nếu bạn là nguyên đơn mà vắng mặt lần thứ nhất thì có thể làm đơn đề nghị xét xử vắng mặt, tòa án sẽ xem xét giải quyết mà không có sự tham gia của bạn, hoặc bạn có thể nhờ người đại diện để tham dự phiên tòa. Trường hợp lần thứ nhất vắng mặt mà không có người đại diện hoặc không có đơn xin xét xử vắng mặt thì tòa sẽ được hoãn. Nếu lần thứ 2 tòa triệu tập mà bạn vẫn không có mặt thì coi như bạn từ bỏ vụ kiện và tòa sẽ tuyên đình chỉ vụ án. Vấn đề này được quy định cụ thể tại Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau: 1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa. 2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau: Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật tố tụng dân sự 2015 để nắm rõ hơn quy định này. Trân trọng!
Thông tin về các bất động sản được đưa vào kinh doanh được quy định như thế nào trong Luật kinh doanh bất động sản năm 2014?
Căn cứ quy định tại Điều 6 của Luật kinh doanh bất động sản năm 2014 thì Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có trách nhiệm công khai thông tin về bất động sản theo các hình thức sau đây: – Công khai trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản; – Công khai tại trụ sở Ban Quản lý dự án đối với các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản; – Công khai tại sàn giao dịch bất động sản đối với trường hợp kinh doanh qua sàn giao dịch bất động sản. Các nội dung thông tin phải công khai về bất động sản bao gồm: – Loại bất động sản; – Vị trí bất động sản; – Quy mô của bất động sản; – Thông tin về quy hoạch có liên quan đến bất động sản; – Hồ sơ, giấy tờ về quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng, quyền sử dụng đất và giấy tờ có liên quan đến việc đầu tư xây dựng bất động sản; hợp đồng bảo lãnh, văn bản cho phép cho thuê, bán mua của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai; – Đặc điểm, tính chất, công năng sử dụng, chất lượng của bất động sản; thông tin về từng loại mục đích sử dụng và phần diện tích sử dụng chung đối với bất động sản là tòa nhà hỗn hợp nhiều mục đích sử dụng, nhà chung cư; – Các hạn chế về quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản (nếu có); – Thực trạng các công trình hạ tầng, dịch vụ liên quan đến bất động sản; – Giá bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản. Các quy định này của Luật kinh doanh bất động sản năm 2014 có hiệu lực từ ngày 01/07/2015.
Bố mẹ tôi trước khi mất có lập di chúc giao cho Anh trai tôi quản lý nhà đất, để sử dụng vào việc thờ cúng bố mẹ và ông bà tổ tiên. Tuy nhiên, hiện nay, vì lý do tài chính, Anh trai tôi muốn bán nhà đất trên. Xin cho hỏi Anh trai tôi có quyền chuyển nhượng nhà đất trên hay không? Và tôi nên làm gì để ngăn cản Anh trai tôi thực hiện việc chuyển nhượng nhà đất dùng vào việc thờ cúng?
Căn cứ Điều 670 BLDS năm 2005 quy định: Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng. Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lý di sản thờ cúng. Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật. Đối với trường hợp của Bạn thì Anh trai Bạn không có quyền chuyển nhượng căn nhà nêu trên vì đây là di sản dùng vào việc thờ cúng. Do vậy, trong trường hợp này, Bạn và các đồng thừa kế khác có quyền yêu cầu Anh trai Bạn không được thực hiên việc chuyển nhượng nhà đất được dùng vào việc thờ cúng theo quy định trên đây. Trong trường hợp Anh trai Bạn vẫn tiếp tục thực hiện việc chuyển nhượng nhà đất trên, Bạn và các đồng thừa kế khác có quyền thỏa thuận giao lại nhà đất đó cho người khác quản lý. Nếu việc thỏa thuận không có kết quả, Bạn có thể nhờ UBND cấp xã nơi có căn nhà nêu trên hòa giải. Trường hợp hòa giải không thành, Bạn có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết.
Năm 2007 tôi mua một căn nhà cấp 4 của ông A. Căn nhà này và căn nhà hộ liền kề là của cùng một chủ sở hữu được chia làm hai phần, ông A mua phần phía trong, khi tôi mua lại của ông A thì con ngõ nhỏ đi qua nhà hộ liền kề đã hình thành và tôi tiếp nhận toàn bộ hệ thống cấp thoát nước, thông tin liên lạc đi qua nhà hộ liền kề. Nay tôi sửa sang lại nhà thì xảy ra mâu thuẫn và hộ liền kề không cho tôi sử dụng lối đi, hệ thống cấp, thoát nước, thông tin liên lạc, họ yêu cầu tôi muốn tiếp tục sử dụng phải trả tiền đền bù theo giá đất thị trường. Vậy họ yêu cầu đền bù như vậy có đúng không?
Khi anh mua nhà của ông A thì lối đi đã hình thành từ trước nên anh có toàn quyền sử dụng lối đi đó. Theo quy định tại khoản 3 điều 275 - Bộ luật Dân sự (BLDS) nêu: Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên mà không phải đền bù. Như vậy khi anh mua nhà phía trong lối đi này đã được hình thành và người chủ trước khi bán đã cắt lối đi cho nhà ông A là đúng pháp luật và anh sử dụng nó là đương nhiên mà không phải đền bù. Việc hộ liền kề không cho anh tiếp tục sử dụng hệ thống cấp, thoát nước, đường dây điện, thông tin liên lạc… đi qua nhà họ là không đúng. Theo điều 273 - BLDS về quyền sử dụng hạn chế bất động ản liền kề thì “chủ sở hữu nhà người sử dụng đất có quyền sử dụng bất động sản liền kề thuộc sở hữu của người khác để đảm bảo các nhu cầu của mình về lối đi, cấp, thoát, nước, đường dây tải điện thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý, nhưng phải đền bù, nếu không có thỏa thuận”. Tuy nhiên, khi anh mua căn nhà này thì tất cả các hệ thống nói trên đã hình thành và được sử dụng từ chủ cũ. Do đó, theo quy định tại điều 274 khoản 2 - BLDS nêu rõ: “trong trường hợp quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề đã được xác lập cho chủ sở hữu nhà, quyền sử dụng đất thì người được chuyển giao nhà, quyền sử đất cũng được hưởng quyền đó”. Theo đó, anh được tiếp tục sử dụng hệ thống cấp, thoát, nước, đường dây tải điện thông tin liên lạc… mà không phải đền bù cho hộ liền kề.
Những trường hợp nào thì chấm dứt việc cầm cố tài sản?
Việc cầm cố tài sản chấm dứt trong các trường hợp sau đây: 1. Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt. 2. Việc cầm cố tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác. 3. Tài sản cầm có đã được xử lý. 4. Theo thỏa thuận của các bên.
Bên nhận cầm cố tài sản có nghĩa vụ và quyền gì?
1. Về nghĩa vụ: Bên nhận cầm cố tài sản có các nghĩa vụ sau đây: a) Bảo quản giữ gìn tài sản cầm cố, nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố. b) Không được bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố, không được đem tài sản cầm cố để bảo đảm nghĩa vụ khác. c) Không được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố nếu không được bên cầm cố đồng ý. d) Trả lại tài sản cầm cố khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác. 2. Về quyền: Bên nhận cầm cố tài sản có các quyền sau đây: a) Yêu cầu người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó. b) Yêu cầu sử lý tài sản cầm cố theo phương thức đa thỏa thuận. c) Được khai thác công dụng tài sản cầm cố và được hưởng hoa lợi, lợi tức tài sản cầm cố, nếu có thỏa thuận. d) Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố
Bên cầm cố tài sản có nghĩa vụ và quyền gì?
1. Về nghĩa vụ: Bên cầm cố tài sản có các nghĩa vụ sau đây: a) Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thỏa thuận. b) Báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố, nếu có, trong trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền hủy hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố. c) Thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 2. Về quyền: Bên cầm cố tài sản có các quyền sau đây: a) Yêu cầu bên nhận cầm cố đình chỉ việc sử dụng tài sản cầm cố trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 333 của Bộ Luật dân sự, nếu sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị. b) Được bán tài sản cầm cố nếu bên nhận cầm cố đồng ý. c) Được thay thế bằng tài sản cầm cố bằng tài sản khác có thỏa thuận. d) Yêu cần bên nhận cầm cố giữ tài sản cầm cố trả lại tài sản cầm cố khi có nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt. đ) Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố.
Cầm cố tài sản là gì?
1. Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự (Ví dụ: A vay B số tiền 10.000.000đ và A giao cho B chiếc xe gắn máy để cầm cố). 2. Việc cầm cố tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. 3. Việc cầm cố tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố. 4. Thời hạn cầm cố tài sản do các bên thỏa thuận. Trong trường hợp không có thỏa thuận thì thời hạn cầm cố được tính cho đền khi chấm dứt nghĩa vụ hoặc được bảo đảm bằng cầm cố. Lưu ý: Trong trường hợp cầm cố nhiều tài sản để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ dân sự thì mỗi tài sản được xác định bảo đảm thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. Tuy nhiên các bên cũng có thể thỏa thuận là mỗi tài sản chỉ bảo đảm thực hiện một phần nghĩa vụ. Việc cầm cố bị hủy bỏ, nếu bên nhận cầm cố đồng ý.
Tôi nhận cầm cố tài sản cho em gái tôi để thực hiện nghĩa vụ với ngân hàng. Vậy tôi có nhưng quyền và nghĩa vụ gì?
Pháp luật dân sự tại Ðiều 332 đã quy định rất rõ về nghĩa vụ của bên nhận cầm cố tài sản. Theo đó, nếu bạn là bên nhận cầm cố tài sản thì bạn sẽ có các nghĩa vụ sau đây: 1. Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố; 2. Không được bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố; không được đem tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác; 3. Không được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu không được bên cầm cố đồng ý; 4. Trả lại tài sản cầm cố khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác. Cùng với những nghĩa vụ trên, bạn có các quyền của bên nhận cầm cố tài sản. Đó là: 1. Yêu cầu người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó; 2. Yêu cầu xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ; 3. Ðược khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thỏa thuận; 4. Ðược thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố. Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/ Nguoiduatin.vn
Nhờ Luật sư hướng dẫn trường hợp như sau: Có một việt kiều tên Liên về nước và mua được 02 thửa đất nhưng nhờ người thân tên Sương đứng tên chủ sở hữu đồng thời bà Liên và bà Sương ra công chứng Nhà nước tỉnh Sóc Trăng thỏa thuận bà Sương chỉ đại diện chủ sở hữu không được sang bán hay cầm cố cho người khác, nhưng một thời gian sau đó bà Sương lại bán cho ông Hợp và được UBND phường xác nhận là chuyển nhượng hợp lệ nhưng khi ông Hợp đi sang tên QSD đất thì bà Sương có đơn ngăn cản không cho ông Hợp hợp thức hóa QSD đất. vậy hành vi ngăn cản của bà Sương có đúng qui định pháp luật không, thẩm quyền giải quyết khiếu nại của ông Hợp thuộc cơ quan Nhà nước nào? Cám ơn!
Chào anh/chị, Về vụ việc của anh/chị, tôi xin có ý kiến như sau: Việc mua bán đất của bà Sương (thay bà Liên) có hợp pháp không ? Bà Sương đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa? Nếu bà Sương có giấy CNQSDĐ thì bà có toàn quyền đối với việc chuyển nhượng. Trên thực tế, Việt kiều chưa được đứng tên chủ quyền đất nên bà Liên và bà Sương có thỏa thuận cho bà Sương đứng tên chủ quyền. Do khi bà Sương chuyển nhượng thì phải hoàn trả số tiền này cho bà Liên. Đó mới là hợp tình và hợp lý. Câu hỏi của anh chị làm tôi thấy khó hiểu quá. Bà Sương đã bán đất cho ông Hợp rồi sao còn ngăn cản không cho ông Hợp hợp thưc hóa? Việc làm của bà Sương là vi phạm hợp đồng chuyển nhượng. Nếu vì một lý do nào đó (do nhà đất lên giá) mà bà Sương viện lý do là bà chỉ đứng tên giùm nên không chuyển nhượng nữa là không hợp lý vì thực tế hợp đồng chuyển nhượng của hai bên đã xác lập và đã được chứng thực tại UBND phường. Ông Hợp nên nộp đơn yêu cầu Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Thân chào
Thưa Quý Luật sư, Rất mong Quý Luật sư tư vấn giúp tôi vấn đề như sau: Khu vực tôi đang ở chủ đất là ông Đức. ông Đức tự ý phân lô rồi bán lại cho nhiều người, trong đó có ông Viện. ông Viện xây nhà rồi bán lại cho tôi vào 08/2010. Do thiếu hiểu biết, nên khi mua bán chỉ làm hợp đồng tay và ký trực tiếp với ông Đức, còn ông Viện thì làm người làm chứng (ông Viện nói là để thuận tiện trong việc chuyển tên hợp thức hóa nhà sau này). và cam kết là đến tháng 10/2010 sẽ hoàn tất việc chuyển tên và hợp thức hóa cho tôi. Khi dọn về ở (có đăng ký tạm trú tại địa phương) tôi mới biết trước khi ký hợp đồng tay bán nhà cho tôi, ông Đức đã cầm cố thế chấp QSDĐ ở bên ngoài rồi. Đến tháng 10/2010 ông Đức bỏ trốn khỏi địa phương. Hiện tại, người cầm QSDĐ của ông Đức bằng mối quan hệ gì đó đã chuyển tên QSDĐ từ tên ông Đức thành tên người nhà của mình là ông Thịnh. Cùng hoàn cảnh như tôi còn có 6 hô gia đình khác. Hiện tại chúng tôi rất lo lắng không biết phải làm gì để tự bảo vệ mình. Thông thường trường hợp như chúng tôi cơ quan pháp luật sẽ giải quyết ra sao? Rất mong được sự tư vấn, chỉ bảo của Quý Luật sư. Xin chân thành cảm ơn.
1. Trong sự việc của bạn có dấu hiệu lừa đảo do vậy bạn cần có đơn trình báo sự việc với công an để xem xét hành vi của ông Đức và ông Viện. 2. Bạn cần kiểm tra lại thủ tục pháp lý đối với GCN đứng tên ông Thịnh để xem việc chuyển quyền sử dụng đất từ ông Đức sang ông Thịnh có hợp pháp không? 3. Nếu việc chuyển quyền sử dụng đất từ ông Đức sang ông Thịnh mà không hợp pháp thì thửa đất đó vẫn thuộc về ông Đức và bạn có thể yêu cầu ông Đức phải sang tên diện tích đất đó cho bạn. 4. Nếu thửa đất đó đã sang tên ông Thịnh hợp pháp, không phải vì mục đích tẩu tán tài sản thì bạn cần tìm hiểu xem ông Đức và ông Viện còn tài sản không để yêu cầu họ liên đới bồi thường thiệt hại.
Ba em có cầm bằng  khoán đất vườn cho chú mượn vói số tiền là 150 triệu đồng. không có giấy tờ mượn nợ. cũng  đã 2 nam. chú đi dóng lãi nhưng khoản 8 tháng nay chú không có đóng lãi, bị ngân hàng xuống xiết nợ ba em. nhưng chuyện nầy me em và em không ai biết ,vì hai ngừơi tự đi và giã mạo chữ ký của mẹ, và nhân viên ngân hàng đã nhận tiền hối lộ của chú nên được vai trót lọt,  vụ việc tới lúc ngân hàng xuống gia đình em mới biết  , giờ phía ngân hàng xuống mấy lần mà chú không có tiền đóng lãi ,nên đã trình báo với ủy ban xã nơi em ở , nhưng chưa có động tĩnh gì . chú thi cứ hẹn lần lượt vói ba em và phía ngân hàng nhưng tới giờ vân chưa đóng lãi .khả năng của chú thì không đóng lãi được nữa. ma nói chuyện như không có liên quan tới mình. không lẽ gia đình em phải mất đất.  xin cho em một lòi khuyên phải làm gì?
Hồ sơ vay tiền tuy có giả mạo chữ ký của mẹ em nhưng là do ba em tiến hành chứ cũng ko phải người bên ngoài nên làm sao nói ba em lừa đảo được? Hơn thế nữa, ba em vẫn thừa nhận với ngân hàng trách nhiệm trả nợ và lãi của mình. Tuy nhiên, ba em cầm sổ đỏ vay tiền là để cho chú em mượn và thống nhất chú em phải trả lãi mà chẳng có tờ giấy ghi nhận nào nên chú em mới có thái độ thờ ơ coi như không phải chuyện của mình như vậy. Nay ko trả lãi thì ngân hàng đòi xiết đất trả nợ vì miếng đất đó đã được thế chấp để bảo lãnh cho khoản vay. Luật sư nghĩ rằng trong nhà nên bàn bạc cách thống nhất giải quyết, kêu gọi trách nhiệm của chú em về khoản tiền đã mượn và lãi chưa trả. Tuy nhiên, dù thế nào đi nữa thì ba em vẫn chịu trách nhiệm chính nếu sự việc đưa đến cơ quan pháp luật nên càng phải khéo léo giải quyết dứt điểm.
Cha mẹ tôi có tất cả 07 người con . Lúc sinh thời, cha mẹ tôi là chủ sở hữu 8.500 m2 đất +nhà  ( bao gồm đất vườn + ruộng và nhà nông thôn) , được nhà nước cấp giấy CN,QSDĐ  từ trước năm 1993 . Cha tôi mất năm 1995 và mẹ tôi mất năm 1982. Không để lại di chúc. trước đó, năm 1994, cha tôi có trích ra miếng đất có DT 2.475 m2 cho anh trai cả của chúng tôi và chưa tách sổ. Năm 1997, anh cả của chúng tôi tự ý kê khai sang tên toàn bộ diện tích đất này và tất cả anh em chúng tôi không hề hay biết. UBND huyện cấp sổ tháng 05/1997, tuy nhiên tôi là người trực tiếp nộp thuế đất hàng năm cho đến nay. Khi có sổ đỏ, anh tôi cầm cố nhưng không có khả năng chuộc lại, tôi phải bỏ tiền ra chuộc lại và anh cả đồng ý viết giấy tay ( có người làm chứng + UB xã xác nhận sao y giấy bán đất này ). Năm 1998 anh cả của tôi mất. phần đất trên vẫn do tôi canh tác cho đến nay. Đến năm 2011 thì xảy ra tranh chấp. Vợ của anh cả tôi là nguyên đơn kiện đòi đất theo nội dung của sổ đỏ mà UBND huyện cấp 1997. Lý do " Đất thuộc sở hữu của chồng đứng tên " ; anh em chúng tôi làm đơn khiếu nại thì UB huyện ra thông báo hủy giấy CN đã cấp với lý do " cấp không đúng đối tượng và yêu cầu nguyên đơn giao nộplại sổ đỏ để điều chỉnh" , nhưng chị dâu tôi không chấp hành. Tòa án đã xét xử , phán cho chị dâu tôi thắng án. Đến cấp phúc thẩm tối cao, Tòa án tối cao tuyên hủy bản án để xét xử lại. Nại lý do không có đủ nhân chứng , tòa tuyên hoản và việc này đã kéo dài gần 02 năm không thể xét xử. Hỏi : việc tòa án xét xử không công bằng và không xem xét các văn bản của cơ quan UBND huyện theo như nội dung nêu trên , có vi phạm luật tố tụng không?
Nếu chỉ căn cứ vào lời trình bày của bạn mà chưa xem xét hết tất cả các hồ sơ, chứng cứ của vụ việc và nội dung án sơ thẩm đã tuyên thì không thể vội vã kết luận việc tòa án cấp sơ thẩm có xử sai hay không. Tuy nhiên, việc tòa cấp phúc thẩm tuyên hủy bản án sơ thẩm để đưa về sơ thẩm xử lại cũng phần nào cho thấy tòa cấp sơ thẩm đả xem xét và giải quyết vụ án chưa khách quan, toàn diện, hoặc áp dụng pháp luật chưa đúng, có vi phạm tố tụng... Vì thế, bạn và gia đình cần xem xét kỹ nội dung bản án phúc thẩm để tiếp tục tranh tụng lại ở cấp so thẩm nhé.
Khoảng 6 tháng trước, em cho bạn mượn laptop rồi người đó mang đi cầm đồ. Người bạn đó không trả lại máy cho em mà trốn luôn. Vậy có phải lừa đảo không và em cần những gì để nhờ pháp luật giải quyết? Bạn đọc ở Hà Nam
Khoản 1 Điều 139 BLHS (sửa đổi năm 2009) quy định: “Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.” Về mặt hành vi: Dấu hiệu bắt buộc của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. - Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động … (ví dụ: Kẻ phạm tội nói là mượn xe đi chợ nhưng sau khi lấy được xe đem bán lấy tiền tiêu xài không trả xe cho chủ sở hữu) và bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản. - Chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Đặc điểm của việc chiếm đoạt này là nó gắn liền và có mối quan hệ nhân quả với hành vi dùng thủ đoạn gian dối. Về giá trị tài sản chiếm đoạt: Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ hai triệu đồng trở lên. Nếu dưới hai triệu đồng thì phải thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì người thực hiện hành vi nêu trên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này. Như vậy, trường hợp của bạn phải xác định giá trị tài sản bị chiếm đoạt. Nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì bạn có thể tố cáo hành vi phạm tội đến cơ quan công an. Trường hợp không cấu thành tội phạm hình sự, bạn có thể kiện dân sự để đòi lại tài sản của mình.
"xin cho hỏi nếu người chồng nói khi ra tòa không hòa giải được thì sẽ đòi bắt con, nhưng người chồng thực chất không có khả năng nuôi con, đặt biệt người chồng còn có 2 đứa con riêng nhưng không nuôi dưỡng không chăm sóc không cấp dưỡng, vậy trong trường hợp này sẽ như thế nào"
Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau: 1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan. 2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. 3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Chỉ căn cứ vào Điều luật đã trích dẫn trên thì câu nói của chồng bạn "khi ra tòa không hòa giải được thì sẽ đòi bắt con" là không có căn cứ. Vì quyền chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con sau ly hôn luôn được Tòa án chú trọng, lưu tâm xem xét dựa trên rất nhiều yếu tố: kinh tế, tài chính, đạo đức của bố mẹ, tâm lý của trẻ em... Vì câu hỏi của bạn chưa được rõ ràng nên Luật sư chưa thể tư vấn cụ thể được. Để được tư vấn chi tiết hơn, bạn có thể liên hệ với luật sư theo số điện thoại đã được lưu trong email.
Xin chào luật sư! Hiện tại tôi và chồng không có cách nào có thể hàn gắn lại tình cảm trong thời gian kết hôn. Chính vì vậy tôi đang muốn tiến hành thủ tục xin ly hôn. Tuy nhiên vấn đề vướng mắc nhất lại là quyền nuôi con.  Chúng tôi có một con trai được 5 tuổi và tôi đang mang thai được 4 tháng. Vậy sau khi ly hôn tôi có được quyền nuôi cả hai con không?. Nếu chồng tôi nhất quyết đòi nuôi đứa con trai lớn, thì có cách nào để tôi được quyền nuôi cả hai con?. Nếu chứng minh được người chồng có đánh đập, chửi mắng và thiếu tôn trọng gia đình vợ thì có thể được coi là ảnh hưởng đến quyền nuôi con và bị tước quyền nuôi con của người chồng? Trong thời gian kết hôn chúng tôi có xây nhà, với trị giá 300 triệu và một số tài sản riêng khác. Dù là trên đất của cha mẹ chồng chưa chia sổ đỏ, liệu tôi có được chia số tài sản này? Tôi có thu nhập ổn định. Rất mong luật sư giúp tôi giải đáp vướng mắc này Tôi xin chân thành cảm ơn!
Căn cứ nội dung bạn trình bày, thì về con chung theo quy định của Luật HNGĐ thì khi ly hôn con chung dưới 36 tháng thì giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Đối với con chung đã 5 tuổi bạn phải chứng minh điều kiện kinh tế, thu nhập,điều kiện nuôi dưỡng để được hưởng quyền nuôi con. Đối với đất hiện nay đang đứng tên của của cha mẹ bạn thì nếu cha mẹ bạn không có văn bản tặng cho quyền SDĐ thì khi ly hôn vợ chồng bạn phải hoàn trả cho cha mẹ chồng bạn. Đối với căn nhà và các tài sản khác là tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân, khi ly hôn thì chia đôi có xem xét công sức đóng góp của hai bên.
Tôi 30 tuổi, lấy chồng và có 1 bé trai 6 tuổi. Trong thời gian chung sống, chúng tôi đã sinh nhiều bất đồng quan điểm, thêm vào đó chồng tôi ngoại tình bỏ đi lúc con tôi 2 tuổi, sau 1 năm lại về, tôi cũng nghĩ vì con nên cứ dửng dưng mà không hề nghĩ tới việc ly hôn, do đó tôi ở nhà ngoại còn chồng tôi ở nhà nội, thi thoảng chồng tôi lên chơi với con và có chút ít tiền trợ cấp.  Bây giờ cuộc sống hôn nhân ngày càng trở nên căng thẳng và tôi muốn chấm dứt vì con tôi ngày càng lớn và cháu càng nhận biết được mọi chuyện xảy ra giữa chúng tôi. Nhưng có chút khó khăn trong việc thỏa thuận ly hôn như sau: chồng tôi không chấp nhận ly hôn, luôn lấy con tôi ra đe dọa '' ko cho nuôi con, ko cho gặp con, bế con đi xa......." tôi rất hoang mang và sợ mình sẽ không được ở với con. Không thỏa thuận được với chồng về việc nuôi con và cung cấp giấy tờ cá nhân nên tôi vẫn chưa thể ly hôn được. Tôi và chồng lấy nhau nhưng ai ở hộ khẩu nhà đấy chỉ có con là theo hộ khẩu mẹ, và bây giờ tôi phải làm gì để có đầy đủ được giấy tờ cá nhân của chồng ?  Chồng tôi làm nghề tự do (có thu nhập), còn tôi làm kế toán cho 1 DN tư nhân và khi ra tòa con sẽ được tòa xử do ai nuôi dưỡng, và nếu tôi được quyền nuôi con nhưng chồng 1 mặt ở tọa ưng thuận nhưng 1 mặt lại ko thực thi thì sao? Và tôi nuôi con thì chồng có phải chịu cấp dưỡng tiền nuôi con ko?
Bạn cứ đơn phương nộp đơn xin ly hôn, Tòa án sẽ xem xét đơn và hồ sơ kèm theo trong đó bạn cần nói rõ hiện giấy đăng ký kết hôn, giấy tờ tùy thân chồng bạn đang giữ và không cung cấp. Tòa sẽ triệu tập chồng bạn yêu cầu nộp bổ sung. Trường hợp khi giải quyết bạn muốn nuôi con thì phải chứng minh khả năng chăm sóc và nuôi dưỡng con của bạn là tốt nhất. Khi đó chồng bạn có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con đến khi trưởng thành.
Tôi và vợ tôi có 1 con chung, cháu sinh ngày 20/12/2012, do mẫu thuẫn gia đình vợ tôi đã bế con về nhà ngoại ở đã được gần 1 tháng và cũng đang có ý định ly hôn với tôi. Theo như tôi được biết thì con dưới 36 tháng tuổi thì  quyền nuôi con thuộc về mẹ. Nhưng trong trường hợp của tôi, vợ tôi có bằng Đại học nhưng chưa có công việc và thu nhập ởn định, mọi chi phí từ trước đều do tôi và gia đình bên nội lo, còn tôi là kỹ sư Điện có công việc ổn định (có hợp đồng không xác định thời hạn) với 1 tập đoàn kinh tế thu nhập bình quân >6 triệu/tháng, làm việc 8h/1ngày và 5 ngày/1 tuần, có thể xin nghỉ 1 ngày rất dễ dàng, hiện nay tôi ở với bố mẹ tôi (tôi là con trai duy nhất, tôi có 1 chị gái đã lấy chồng và có nhà riêng). Bây giờ vợ tôi đang xin việc làm công nhân tại khu CN, cách chỗ ở của mẹ vợ tôi khoảng 20km thu nhập khoảng >4 triệu/ tháng, làm việc 6 ngày/ tuần, có 5 ngày làm việc 8h + 1 ngày làm việc 12 tiếng, hiện tại vợ tôi đang ở cùng mẹ vợ và vợ chồng anh trai vợ (mẹ vợ tôi đã ly hôn từ lâu và buôn bán tự do) nhưng sau khi đi làm thì có thể vợ tôi phải ở trọ. Gia đình vợ tôi ở thành phố, còn gia đình tôi ở nông thôn, Bố tôi là cán bộ quan đội về hưu, hiện đang là Đảng viên, tôi và chị gái tôi đều tốt nghiệp Đại Học. Vậy vói những điều kiện như vậy tôi có giành được quyền nuôi con sau khi ly hôn không? tỉ lệ giành được quyền nuôi con là bao nhiêu phần trăm?
Đã là nguyên tắc thì không làm khác được trừ phi: - Vợ bạn đồng ý để bạn nuôi con hoặc - Vợ bạn bị hạn chế một số quyền hoặc có những hành vi ngược đãi con (điều này rất ý và rất khó chứng minh)
Chào luật sư! Em và chồng đăng ký kết hôn 2012 có 1 bé gái được 16tháng tuổi. Khoảng 9 tháng nay em và chồng luôn xảy ra tranh cãi, không hạnh phúc. Chồng em không ở chung với mẹ con em từ lúc cháu mới sinh. Viện lý do con còn nhỏ phải sống bên ngoại, chồng phải đi làm ăn. Chồng em từng có tiền án 12 năm tù về tội giết người và dự trữ vũ khí trái phép. Anh năn nỉ em giúp anh hoàn lương. Trước đây em công tác ở ngân hàng. Từ khi sinh con vì muốn kiếm tiền mà không cần bỏ sức anh tụ tập theo bạn bè em nói ra là cãi nhau. Chồng em nói sẽ đơn phương ly dị em và chờ con 3 tuổi sẽ bắt con về nuôi. Chồng em ko hề đánh đập, hành hạ em. Vì thế em vẫn muốn anh quay về làm photo với mẹ anh , vợ chồng em ko muốn ly dị. Em sợ anh đi như vậy sẽ bị bắt nhưng anh ko nghe. Giấy đăng kí kết hôn và khai sinh của con em đều giữ bản chính. Vậy xin hỏi, tòa có giải quyết cho chồng em không?
Theo qui định của pháp luật về hôn nhân gia đình thì trong trường hợp này chồng bạn vẫn có quyền đơn phương xin ly hôn. Tuy nhiên, vần đề xin ly hôn đó có được tòa án xem xét và chấp nhận hay không lại là vấn đề khác nếu như chồng bạn không chứng minh được 3 điểm sau: mâu thuẫn trầm trọng, mục đích hôn nhân không đạt được và đời sống chung không thể kéo dài. thì khi đó tòa án sẽ không chấp nhận yêu cầu xin ly hôn của chồng bạn. Về phần giành quyền nuôi con, do hiện nay cháu dưới 36 tháng tuổi nên theo qui định của pháp luật tòa án sẽ giao đứa bé cho mẹ nuôi nếu hai vợ chồng không có thỏa thuận khác.
Gia đình tôi đang có những vướng mắc trong giao dịch dân sự qua người đại diện và có cả việc giao dịch của người đại diện vượt quá phạm vi đại diện. Tuy nhiên đến thời điểm này vụ việc đang được hai bên bàn bạc cùng tháo gỡ mà chưa đến mức yêu cầu Toà án giải quyết. Vì vậy tôi rất mong được luật sư tư vấn về quy định của pháp luật trong trường hợp hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện và trường hợp người đại diện thực hiện vượt quá thẩm quyền.
Bộ luật Dân sự quy định: Đại diện là việc một người nhân danh và vì lợi ích của người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện. Cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện; quan hệ đại diện được xác lập theo pháp luật hoặc theo uỷ quyền; người được đại diện có quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự do người đại diện xác lập. Khi giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh, quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người đại diện hoặc người được đại diện đồng ý. Người giao dịch với người không có quyền đại diện phải thông báo cho người được đại diện hoặc người đại diện của người đó để trả lời trong thời hạn ấn định; nếu hết thời hạn này mà không trả lời thì giao dịch đó không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, nhưng người không có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện. Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc huỷ bỏ giao dịch dân sự đã xác lập và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch. Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp người được đại diện đồng ý hoặc biết mà không phản đối; nếu không được đồng ý thì người đại diện phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện. Người đã giao dịch với người đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc huỷ bỏ giao dịch dân sự đối với phần vượt quá phạm vi đại diện hoặc toàn bộ giao dịch dân sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch. Trong trường hợp người đại diện và người giao dịch với người đại diện cố ý xác lập thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện và gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại. Trên đây là những điểm cơ bản của pháp luật quy định về người đại diện và các giao dịch dân sự do người đại diện thực hiện, chị vận dụng vào trường hợp cụ thể của gia đình.
Tôi có người bạn bị tâm thần nhẹ đang được điều trị tại nhà ( bệnh viện khoa tâm thần xác nhận là bạn tôi bị tâm thần phân liệt đang điều trị ở giai đoạn ổn định ), vậy xin được hỏi bạn tôi có được yêu cầu chính quyền địa phương xác nhận tình trạng hôn nhân cho được không? ( mục đích là để bán nhà). Xin cảm ơn sự tư vấn của Luật sư!
Trường hợp của bạn thì bạn bạn đang bị hạn chế về năng lực hành vi dân sự, hạn chế thực hiện các giao dịch dân sự. Mặc dù đang điều trị ở trạng thái ổn định nhưng người bệnh vẫn có thể phát bệnh bất cứ lúc nào và không thể hiện được ý trí của mình nên trường hợp của bạn thì Chính quyền địa phương sẽ không xác nhận tình trạng hôn nhân cho bạn bạn. Đây là một vấn đề phức tạp, nếu rảnh bạn có thể đến Công ty chúng tôi để được tư vấn trực tiếp rõ ràng hơn.