từ
stringlengths
1
22
định nghĩa
stringlengths
4
2.23k
áo quần
d. như quần áo.
áp
1 đgt. 1. đặt sát vào: bà bế áp mặt nó vào ngực (ng-hồng) 2. ghé sát vào: áp thuyền vào bờ. 2 gt. 1. gần đến: mấy ngày áp tết 2. ngay trước: người con áp út; một âm áp chót.
áp bức
đg. đè nén và tước hết mọi quyền tự do. ách áp bức.
áp dụng
đgt. đưa vào vận dụng trong thực tế điều nhận thức lĩnh hội được: áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất áp dụng kinh nghiệm tiên tiến.
áp đảo
đgt. (h. áp: ép; đảo: đánh đổ) đè bẹp khiến không thể ngoi lên được: hoả lực ta áp đảo hoả lực địch. // tt. hơn hẳn: đa số áp đảo.
áp đặt
đg. dùng sức ép bắt phải chấp nhận (một chế độ chính trị hình thức chính quyền v.v.).
áp giải
đgt. đi kèm phạm nhân trên đường để giải: áp giải tù binh về trại.
áp lực
dt. (h. áp: ép; lực: sức) sức ép: áp lực không khí áp lực của cuộc đấu tranh.
áp suất
d. đại lượng vật lí có trị số bằng áp lực trên một đơn vị diện tích. áp suất khí quyển.
áp tải
đgt. đi kèm (các phương tiện giao thông) để bảo vệ hàng chuyên chở: áp tải hàng.
át
1 d. tên gọi của con bài chỉ mang có một dấu quy ước trong cỗ bài tulơkhơ thường là con bài có giá trị cao nhất. con át chủ. 2 đg. làm cho che lấp và đánh bạt đi bằng một tác động mạnh hơn. nói át giọng người khác. át cả tiếng sóng. mắng át đi.
au
(aurum) dt. kí hiệu hoá học của nguyên tố vàng. " tt. có màu đỏ vàng tươi ửng lên hoặc sáng óng: hai má đỏ au da đỏ au trái cam vàng au."
áy náy
đgt. có ý lo ngại không được yên tâm: mẹ không áy náy gì về con đâu (tô-hoài).
ăm ắp
t. x. ắp (láy).
ẵm
đgt. 1. bế (trẻ nhỏ): ẵm em đi chơi. 2. ăn cắp lấy trộm: kẻ trộm vô nhà ẵm hết đồ đạc.
ăn
đgt. 1. cho vào cơ thể qua miệng: ăn có nhai nói có nghĩ (tng) 2. dự bữa cơm bữa tiệc: có người mời ăn 3. ăn uống nhân một dịp gì: ăn tết 4. dùng phương tiện gì để ăn: người âu-châu không quen ăn đũa 5. hút thuốc hay nhai trầu: ông cụ ăn thuốc bà cụ ăn trầu 6. tiếp nhận tiêu thụ: xe này ăn tốn xăng; lò này ăn nhiều than 7. nhận lấy để chở đi: ô-tô ăn khách; tàu ăn hàng 8. phải nhận lấy cái không hay: ăn đòn; ăn đạn 9. nhận để hưởng: ăn thừa tự; ăn lương; ăn hoa hồng 10. thông với hợp vào: sông ăn ra biển 11. được thấm vào dính vào: giấy ăn mực; sơn ăn từng mặt (tng); hồ dán không ăn 12. phụ vào thuộc về: ruộng này ăn về xã tôi 13. giành lấy về phần mình: ăn giải 14. có tác dụng: phanh này không ăn 15. tương đương với: một cân ta ăn 600 gam 16. ngang giá với: hôm nay một đô-la mĩ ăn mười ba nghìn đồng việt-nam.
ăn bám
đg. có sức lao động mà không làm việc chỉ sống nhờ vào lao động của người khác. sống ăn bám. không chịu đi làm ăn bám bố mẹ.
ăn bận
đgt. ăn mặc: ăn bận gọn gàng.
ăn bớt
đg. lấy bớt đi để hưởng một phần lợi dụng việc mình nhận làm cho người khác. nhận làm gia công ăn bớt nguyên vật liệu.
ăn cánh
đgt. hợp lại thành phe cánh: giám đốc và kế toán trưởng rất ăn cánh với nhau.
ăn cắp
đgt. lấy vụng tiền bạc đồ đạc của người ta khi người ta vắng mặt: ăn cắp quen tay ngủ ngày quen mắt (tng).
ăn chay
đg. ăn cơm chay để tu hành theo đạo phật và một số tôn giáo khác. ăn chay niệm phật. ăn chay ngày rằm và mồng một. ăn mặn nói ngay còn hơn ăn chay nói dối (tng.).
ăn chơi
đg. tiêu khiển bằng các thú vui vật chất (nói khái quát).
ăn cướp
đgt. dùng vũ lực để đoạt tiền của người khác: vừa ăn cướp vừa la làng (tng).
ăn giải
đgt. được phần thưởng trong một cuộc đua: nếu không được ăn giải thì chí ít cũng hấp dẫn cảm tình người xem (ngtuân).
ăn gian
đg. (kng.). cố ý tính sai làm sai đi để thu lợi về mình. chơi bài ăn gian. nó đếm ăn gian mất mấy trăm.
ăn hại
đg. chỉ ăn và gây tốn kém thiệt hại cho người khác không làm được gì có ích. sống ăn hại xã hội. đồ ăn hại! (tiếng mắng).
ăn hiếp
đgt. buộc trẻ con hoặc người yếu thế hơn phải làm theo ý mình bằng bắt nạt doạ dẫm: người lớn mà lại ăn hiếp trẻ con.
ăn hỏi
đgt. đến nhà người con gái để xin cưới: mới ăn hỏi được mấy hôm đã tổ chức lễ cưới.
ăn hối lộ
đg. nhận tiền của hối lộ.
ăn không
đgt. 1. ăn tiêu mà không làm ra tiền của cải: cứ ngồi nhà ăn không thì của núi cũng hết. 2. lấy không của người khác bằng thủ đoạn mánh khoé: kiểu kí kết như thế này thì quả là làm để cho chủ ăn không.
ăn khớp
đgt. 1. rất khít vào với nhau: mộng ăn khớp rồi 2. phù hợp với: kế hoạch ấy không ăn khớp với tình hình hiện tại.
ăn kiêng
đgt. tránh ăn những thứ mà người ta cho là độc: ông lang khuyên người ốm phải ăn kiêng thịt gà.
ăn mày
đgt. 1. đi xin để sống: đói cơm rách áo hoá ra ăn mày (cd) 2. nói khiêm tốn một sự cầu xin: ăn mày cửa phật.
ăn nằm
đg. 1 (id.). ăn và nằm (nói khái quát). chỗ ăn nằm sạch sẽ. 2 (kng.). chung đụng về xác thịt.
ăn năn
đgt. cảm thấy day dứt giày vò trong lòng về lỗi lầm đã mắc phải: tỏ ra ăn năn hối lỗi biết ăn năn thì sự tình đã quá muộn màng.
ăn nhịp
đgt. hòa hợp với: lời ca ăn nhịp với đàn.
ăn nói
đg. nói năng bày tỏ ý kiến. có quyền ăn nói. ăn nói mặn mà có duyên.
ăn ở
đgt. 1. nói vợ chồng sống với nhau: ăn ở với nhau đã được hai mụn con 2. đối xử với người khác: cha mẹ thói đời ăn ở bạc (trtxương); lấy điều ăn ở dạy con (ghc).
ăn sương
đgt. 1. ăn trộm: nó là một tên quen ăn sương người ta đã quen mặt 2. làm đĩ: đoán có lẽ là cánh ăn sương chi đây (ngcghoan).
ăn tạp
đg. ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau cả thức ăn thực vật lẫn động vật. lợn là một loài ăn tạp.
ăn thề
đg. cùng thề với nhau một cách trang nghiêm trong buổi lễ. uống máu ăn thề. làm lễ ăn thề.
ăn thua
đgt. 1. giành giật cho bằng được phần thắng: có tư tưởng ăn thua trong thi đấu thể thao chơi vui không cốt ăn thua. 2. đạt kết quả hoặc có tác dụng nhất định nhưng thường chỉ dùng với ý phủ định nghi vấn hoặc sẽ xẩy ra trong điều kiện cho phép): cố gắng mãi mà chẳng ăn thua gì mới thế đã ăn thua gì còn phải cố gắng nhiều.
ăn tiền
đgt. 1. ăn hối lộ: kẻ ăn tiền của dân 2. có kết quả tốt (thtục): làm thế mới ăn tiền.
ăn tiêu
đg. chi tiêu cho đời sống hằng ngày. ăn tiêu dè sẻn.
ăn trộm
đgt. lấy của người khác một cách lén lút vào lúc đêm hôm hoặc lúc vắng người: đang đêm có kẻ lẻn vào nhà ăn trộm.
ăn uống
đgt. 1. ăn và uống nói chung: ăn uống đơn sơ nên ít bệnh (hgđthuý) 2. bày vẽ cỗ bàn: cưới xin không ăn uống gì.
ăn vạ
đg. ở ỳ nằm ỳ ra để đòi cho kì được hoặc để bắt đền. không vừa ý thằng bé nằm lăn ra ăn vạ.
ăn vụng
đgt. ăn giấu không để cho người khác biết: ăn vụng không biết chùi mép (tng.) những người béo trục béo tròn ăn vụng như chớp đánh con suốt ngày (cd.). // ăn vụng không biết chùi mép không biết che đậy giấu giếm những hành vi xấu hoặc sai trái của mình. ăn vụng khéo chùi mép biết cách giấu giếm che đậy những hành vi xấu hoặc sai trái của mình. ăn vụng như chớp chuyên ăn vụng và ăn vụng rất sành khó lòng bắt quả tang.
ăn xổi
đgt. 1. nói cà dưa mới muối đã lấy ăn: cà này ăn xổi được 2. sử dụng vội vàng chưa được chín chắn: thực hiện kế hoạch đó phải có thời gian không nên ăn xổi.
ăn ý
đg. hợp ý với nhau tạo ra sự nhất trí trong hành động. chuyền bóng rất ăn ý. có sự phối hợp ăn ý.
ắp
đgt. đầy hết mức không còn chứa thêm được nữa: ruộng ắp nước.
ắt
trgt. chắc hẳn nhất định phải: thân đã có ắt danh âu phải có (ngcgtrứ).
âm
1 i d. 1 một trong hai nguyên lí cơ bản của trời đất (đối lập với dương) từ đó tạo ra muôn vật theo một quan niệm triết học cổ ở phương đông. 2 (vch. hoặc chm.). từ dùng để chỉ một trong hai mặt đối lập nhau (thường coi là mặt tiêu cực; mặt kia là dương) như đêm (đối lập với ngày) mặt trăng (đối lập với mặt trời) nữ (đối lập với nam) chết (đối lập với sống) ngửa (đối lập với sấp) v.v. cõi âm (thế giới của người chết). chiều âm của một trục. " ii t. (chm.). 1 (sự kiện) mang tính chất tĩnh lạnh hay (sự vật) thuộc về nữ tính hoặc về huyết dịch theo quan niệm của đông y. 2 bé hơn số không. -3 là một số . lạnh đến âm 30 độ." 2 i d. 1 cái mà tai có thể nghe được. thu âm. máy ghi âm*. 2 đơn vị ngữ âm nhỏ nhất. các âm của tiếng việt. " ii đg. (id.). vọng dội. tiếng trống vào vách núi." " iii t. ( thanh) không to lắm nhưng vang và ngân. lựu đạn nổ những tiếng âm."
âm ấm
tt. x. ấm
âm cung
d. (cũ). cung điện dưới âm phủ; âm phủ.
âm đạo
dt. ống cơ cấu tạo đơn giản có khả năng co giãn nằm giữa bọng đái và ruột thẳng xuất phát từ tử cung và thông ra bên ngoài có ở đa số động vật có vú giống cái để tiếp nhận cơ quan giao phối của con đực khi giao phối.
âm điệu
dt. (h. âm: tiếng; điệu: nhịp điệu) nhịp điệu cao thấp của âm thanh trong thơ ca trong âm nhạc: tiếng nói hằng ngày tự nhiên có âm điệu (hgđthuý).
âm hộ
d. bộ phận ngoài của cơ quan sinh dục nữ và thú giống cái.
âm hồn
dt. hồn người chết.
âm hưởng
dt. (h. âm: tiếng; hưởng: tiếng dội lại) 1. tiếng vang (nghĩa đen và nghĩa bóng): âm hưởng của tiếng súng từ trong rừng vọng ra; lời tuyên bố chẳng có âm hưởng gì 2. sự truyền âm của một căn phòng: âm hưởng của rạp chiếu bóng.
âm ỉ
t. ngấm ngầm không dữ dội nhưng kéo dài. lửa cháy âm ỉ. đau âm ỉ.
âm lượng
dt. số đo cường độ của cảm giác mà âm thanh gây ra trên tai người.
âm mưu
dt. (h. âm: ngầm; mưu: mưu mẹo) mưu kế ngầm: kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân pháp (hcm). // đgt. có mưu kế ngầm: đế quốc mĩ âm mưu xâm lược (ngtuân).
âm nang
d. bìu dái.
âm nhạc
dt. (h. âm: tiếng; nhạc: nhạc) nghệ thuật dùng âm thanh để diễn đạt tình cảm: âm nhạc có tác dụng lớn lắm (phvđồng).
âm phủ
d. cõi âm thế giới của linh hồn người chết. chết xuống âm phủ.
âm sắc
dt. 1. phẩm chất của âm thanh phụ thuộc vào mối tương quan về cao độ và cường độ của thanh chính và thanh phụ. 2. sắc thái âm thanh đặc trưng cho từng giọng nói hay từng nhạc khí.
âm thầm
tt. lặng lẽ: đêm thanh những âm thầm với bóng (bnt). // trgt. ngấm ngầm không nói ra: đau đớn âm thầm.
âm thoa
d. thanh kim loại dễ rung hình chữ u khi gõ phát ra một âm đơn có tần số nhất định thường dùng để lấy âm chuẩn.
âm u
tt. (h. âm: kín; u: vắng vẻ) tối tăm vắng vẻ lặng lẽ: một vùng trời đất âm u đêm hiu hắt lạnh ngày mù mịt sương (x-thuỷ).
ầm
t. 1 từ mô phỏng tiếng động to và rền. súng nổ ầm. cây đổ đánh ầm một cái. máy chạy ầm ầm. 2 to tiếng và ồn ào. cười nói ầm nhà. đồn ầm cả lên.
ầm ĩ
tt. (âm thanh) ồn ào hỗn độn náo loạn gây cảm giác khó chịu: quát tháo ầm ĩ khóc ầm ĩ khua chiêng gõ mõ ầm ĩ lũ trẻ nô đùa ầm ĩ.
ẩm
tt. thấm nước hoặc chứa nhiều nước: thóc ẩm; quần áo ẩm.
ẩm thấp
t. 1 có chứa nhiều hơi nước; ẩm (nói khái quát). khí hậu ẩm thấp. 2 không cao ráo. nhà cửa ẩm thấp.
ẩm thực
nh. ăn uống.
ấm
1 dt. 1. đồ dùng để đun nước đựng nước uống pha chè sắc thuốc: bếp đun một ấm đất nấu nước mưa (ng-hồng) 2. lượng nước chứa đầy một ấm: uống hết cả ấm chè 3. lượng chè đủ pha một ấm: xin anh một ấm chè. 2 dt. 1. ân trạch của ông cha truyền lại: phúc nhà nhờ ấm thông huyên (bckn) 2. ấm sinh nói tắt: người ta thường gọi thi sĩ tản-đà là ông ấm hiếu 3. từ chỉ một người con trai một cách bông đùa hay chế giễu: ba cậu ấm nhà bà ta đều ghê gớm cả. " 3 tt. 1. nóng vừa và gây cảm giác dễ chịu: hôm nay ấm trời 2. giữ nóng thân thể: áo ấm 3. nói giọng hát trầm và êm: giọng hò khu tư trầm và ấm (vnggiáp) 4. đã ổn thoả: sao cho trong ấm thì ngoài mới êm (k) 5. nói cây mọc thành khóm dày: cây khô nảy nhị cành thêm ấm chồi (cd); như tre ấm bụi (tng) 6. yên ổn: cao nấm ấm mồ (tng) 7. cảm thấy dễ chịu: mỗi bước đi thấy lòng ấm lại (vnggiáp)."
ấm áp
t. ấm và gây cảm giác dễ chịu (nói khái quát). nắng xuân ấm áp. giọng nói ấm áp. thấy ấm áp trong lòng.
ấm cúng
tt. có cảm giác thoải mái dịu êm và rất dễ chịu trong ý nghĩ tình cảm trước một hiện thực nào đó: gian phòng ấm cúng gia đình ấm cúng hạnh phúc.
ấm no
tt. đủ ăn đủ mặc: liệu cả gia đình này có được ấm no không (ng-hồng).
ân
d. (kết hợp hạn chế). ơn (nói khái quát). ân sâu nghĩa nặng.
ân ái
đgt. nh. ái ân.
ân cần
trgt. (h. ân: chu đáo; cần: gắn bó) niềm nở và chu đáo: dưới đèn ghé đến ân cần hỏi han (k).
ân hận
đg. băn khoăn day dứt và tự trách mình trước việc không hay đã để xảy ra. ân hận vì đã làm mẹ buồn. không có điều gì phải ân hận.
ân huệ
dt. ơn to lớn ở trên ban xuống: ban ân huệ được hưởng ân huệ.
ân nghĩa
dt. (h. ân: ơn; nghĩa: nghĩa) tình nghĩa đằm thắm do mang ơn lẫn nhau: ăn ở có ân nghĩa với nhau.
ân nhân
d. người làm ơn trong quan hệ với người mang ơn.
ân oán
dt. ân nghĩa và thù oán: chút còn ân oán đôi đường chửa xong (truyện kiều).
ân tình
dt. (h. ân: ơn; tình: tình nghĩa) tình cảm sâu sắc do có ơn đối với nhau: như keo sơn gắn chặt ân tình (x-thuỷ). // tt. có tình nghĩa và ơn huệ của nhau: nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung (tố-hữu).
ân xá
đg. tha miễn hình phạt cho phạm nhân đã bị kết án coi đó là một đặc ân của nhà nước. ra lệnh ân xá một số phạm nhân.
ẩn
1 đgt. đẩy mạnh nhanh một cái; ẩy: ẩn cửa bước vào. " 2 i. đgt. 1. giấu mình kín đáo vào nơi khó thấy: ngôi nhà ẩn dưới lùm cây bóng người lúc ẩn lúc hiện. 2. lánh đời về ở nơi vắng vẻ ít người biết đến: từ quan về ở ẩn. ii. dt. cái chưa biết trong một bài toán một phương trình."
ẩn dật
tt. (h. ẩn: kín; dật: yên vui) yên vui ở một nơi hẻo lánh. vân tiên nghe nói mới tường: cũng trang ẩn dật biết đường thảo ngay (lvt).
ẩn náu
đg. lánh ở nơi kín đáo để chờ dịp hoạt động. toán cướp ẩn náu trong rừng.
ẩn ý
dt. ý kín đáo ở bên trong lời nói câu viết được hiểu ngầm mà không được nói rõ ra: câu nói đầy ẩn ý.
ấn
1 dt. con dấu của vua hay của quan lại: rắp mong treo ấn từ quan (k). " 2 đgt. 1. dùng bàn tay ngón tay đè xuống gí xuống: ấn nút chai 2. nhét mạnh vào: ấn quần áo vào va-li 3. ép người khác làm việc gì: ấn việc giặt cho vợ."
ấn định
đg. định ra một cách chính thức để mọi người theo đó mà thực hiện. ấn định nhiệm vụ. ấn định sách lược đấu tranh.
ấn hành
đgt. in ra và phát hành: ấn hành báo chí.
ấn loát
đgt. (h. ấn: in; loát: chải) in tài liệu: phụ trách việc ấn loát.
ấn tín
dt. (h. ấn: con dấu; tín: tin) con dấu của quan lại; cách mạng nổi lên tên tuần phủ gian tham bỏ cả ấn tín mà chạy trốn.
ấn tượng
d. trạng thái của ý thức ở giai đoạn cảm tính xen lẫn với cảm xúc do tác động của thế giới bên ngoài gây ra. gây ấn tượng tốt. để lại nhiều ấn tượng sâu sắc.