từ
stringlengths
1
1.45k
định nghĩa
stringlengths
3
6.69k
bịch
1 dt. 1. Đồ đựng đan bằng tre nứa có hình trụ to hơn bồ: bịch thóc Thóc đầy bồ đầy bịch. 2. đphg Túi bao bọc: bịch kẹo. " 2 I. tt. Tiếng rơi tiếng đập của vật nặng vào bề mặt thường là mềm: nhảy bịch một cái đấm bịch một cái. II. đgt. Đấm mạnh vào người: bịch vào ngực bịch cho một trận."
biếc
tt. Xanh thẫm: Rừng thu từng biếc chen hồng (K).; Một dòng nước biếc cảnh leo teo (HXHương).
biếm
đgt. Giáng chức (cũ): Nguyễn Công Trứ là một ông quan đã từng bị biếm.
biếm họa
biếm hoạ d. Tranh châm biếm gây cười. Bức biếm hoạ.
biên
1 dt. Phần sát cạnh một số bề mặt: Bóng ra ngoài biên trọng tài biên biên vải. " 2 (F. bielle) dt. Bộ phận máy nối pít-tông với trục động cơ nhiệt dùng để truyền một chuyển động hoặc biến đổi một chuyển động thẳng tuần hoàn thành chuyển động tròn." " 3 đgt. Viết ghi chép: biên địa chỉ."
biên bản
dt. (H. biên: ghi; bản: bản viết) 1. Giấy ghi chép quá trình xảy ra hoặc kết quả điều tra một sự việc: Công an đã lập biên bản 2. Tờ ghi chép quá trình diễn biến của một buổi họp hoặc của một hội nghị: Ban thư kí đã ghi biên bản buổi thảo luận.
biên giới
d. Chỗ hết phần đất của một nước và giáp với nước khác. Biên giới Việt - Lào.
biên lai
dt. Giấy mà người nhận ghi lại cho người giao nộp để xác nhận số tiền vật nào đó đã được giao: biên lai thu thuế biên lai nhận hàng quyển biên lai viết biên lai.
biên tập
đgt. (H. biên: ghi; tập: thu thập) 1. Thu thập tài liệu để biên soạn: Dày công biên tập trước khi viết bộ sử 2. Sửa soạn các bài đăng báo: Bài báo đã được biên tập công phu Ban biên tập Tập thể người phụ trách việc biên tập một tờ báo hay một tạp chí: Ban biên tập báo Nhân dân.
biền biệt
t. Không để lại không có tin tức gì cả. Đi biền biệt. Tin tức cứ biền biệt.
biển
1 dt. 1. Vùng nước mặn rộng lớn trên bề mặt Trái Đất: rộng như biển cá biển biển bạc rừng vàng. 2. Phần đại dương ven lục địa được ngăn cách bởi đảo hay đất liền: biển Đông biển Đen. 3. Khối lượng nhiều đông đảo ví như biển: chìm trong biển lửa Biển người dự mít tinh chiến lược biển người. " 2 dt. 1. Tấm gỗ sắt hay bằng vật liệu nào đó trên có chữ hoặc hình vẽ đặt ở chỗ mọi người dễ thấy: biển quảng cáo biển xe thuê kẻ biển. 2. Phiến gỗ mỏng hình chữ nhật có khắc chữ do vua ban: cờ biển cân đai."
biển lận
tt. (H. biển: hẹp; lận: hà tiện) Keo kiệt và gian tham: Con người biển lận ấy làm gì có bạn.
biển thủ
đg. Lấy cắp tài sản công mà mình có trách nhiệm coi giữ. Tội biển thủ công quỹ.
biến
I. đgt. 1. Thay đổi khác đi thay đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác: biến sắc mặt biến không thành có Nước biến thành hơi. 2. Đột nhiên không thấy nữa không để lại dấu vết gì: ông bụt biến mất Chiếc đồng hồ biến mất lúc nào. II. pht. Với mức độ rất nhanh không thấy không hay biết được: chạy biến đi giấu biến mất chối bay chối biến. III. dt. 1. Việc bất ngờ thường là không hay: đề phòng có biến lúc gặp biến phải bình tĩnh. 2. Đại lượng có thể lấy giá trị bất kì dùng để xác định trạng thái của một hệ vật lí: biến thay đổi làm cho hàm thay đổi theo.
biến chất
tt. (H. biến: thay đổi; chất: phẩm chất) 1. Không còn giữ được nguyên chất: Rượu đã biến chất 2. Không còn giữ được phẩm chất tốt: Tẩy trừ những phần tử xấu những phần tử biến chất (Trg-chinh).
biến chứng
I d. Hiện tượng bệnh lí mới phát sinh thêm trong quá trình mắc bệnh làm cho bệnh phức tạp và nặng hơn. Viêm phổi thường là biến chứng của cúm. II đg. Gây ra . Bệnh thấp khớp đã biến chứng vào tim.
biến cố
dt. 1. Sự kiện xảy ra gây ảnh hưởng lớn và có tác động mạnh đến đời sống xã hội cá nhân: biến cố lịch sử gây những biến cố lớn. 2. Việc xảy ra có tính ngẫu nhiên: đề phòng các biến cố trong quá trình vận hành.
biến động
đgt. (H. biến: thay đổi; động: hoạt động) Thay đổi lớn có ảnh hưởng đến môi trường chung quanh: Cuộc sống muôn màu muôn vẻ luôn luôn biến động (Trg-chinh). // dt. Sự thay đổi lớn: Có thể có những biến động lớn (VNgGiáp).
biến thể
d. Thể đã biến đổi ít nhiều so với thể gốc. Biến thể của âm vị. Thơ lục bát biến thể.
biến thiên
1 dt. Sự thay đổi lớn lao: những biến thiên trong lịch sử. 2 đgt. (Các biến trong toán học) thay đổi giá trị.
biện bạch
đgt. (H. biện: xét rõ; bạch: rõ ràng) Trình bày rành mạch mọi lẽ để thanh minh hoặc bào chữa: Anh ấy đã biện bạch để người ta khỏí hiểu lầm; Quyết ngay biện bạch một bề (K).
biện chứng
t. 1 Hợp với quy luật khách quan của sự vật là luôn luôn vận động và phát triển. Sự phát triển biện chứng. 2 Hợp với phép biện chứng dựa trên phép biện chứng. Hiểu một cách biện chứng. Cách lập luận rất biện chứng.
biện hộ
đgt. 1. Bênh vực bào chữa cho đương sự ở trước toà án. 2. Bênh vực bào chữa cho cái đang bị lên án: biện hộ cho hành động sai trái của mình càng biện hộ càng bộc lộ bản chất xấu xa của mình.
biện minh
đgt. (H. biện: xét rõ; minh: sáng) Giải thích cho rõ ràng phải trái: Có đủ lí lẽ để biện minh cho hành động của mình.
biện pháp
d. Cách làm cách giải quyết một vấn đề cụ thể. Biện pháp hành chính. Biện pháp kĩ thuật. Có biện pháp đúng.
biếng
tt. 1. Lười trễ nải không chịu làm: biếng học. 2. Không thiết làm việc gì đó do mệt mỏi hay chán chường: Thằng bé biếng ăn Nó mệt hay sao mà biếng chơi lắm.
biếng nhác
tt. Lười: Làm việc thì lờ mờ học hành thì biếng nhác (HCM).
biết
đg. 1 Có ý niệm về người vật hoặc điều gì đó để có thể nhận ra được hoặc có thể khẳng định được sự tồn tại của người vật hoặc điều ấy. Biết mặt nhưng không biết tên. Báo cho biết. Ăn chưa biết ngon. Thức lâu mới biết đêm dài... (cd.). 2 Có khả năng làm được việc gì đó có khả năng vận dụng được do học tập luyện tập hoặc có khi do bản năng. Biết bơi. Biết nhiều nghề. Biết tiếng Pháp. Biết cách ăn ở. Trẻ sinh ra đã biết bú. 3 Nhận rõ được thực chất hoặc giá trị để có được sự đối xử thích đáng. Biết người biết của*. Đường dài mới biết ngựa hay (tng.).
biết ơn
đgt. Hiểu sâu sắc và ghi nhớ công ơn của người khác đối với mình: tỏ lòng biết ơn biết ơn người đã cứu giúp mình qua cơn nguy biến.
biết ý
đgt. Hiểu được ý định làm gì của ai: Tôi biết ý anh ấy muốn đến phỏng vấn ông.
biệt
I đg. (id.; thường vch.). Rời lìa người hoặc nơi nào đó có quan hệ gắn bó thân thiết để bắt đầu sống xa nhau. Ra đi biệt xóm làng. Tạm biệt*. " II t. Không để lại dấu vết hoặc tin tức gì cả. Đi một năm không có thư về. Từ dạo ấy biệt tin. Giấu biệt đi. ...Gửi thư thư biệt gửi lời lời bay (cd.). // Láy: biền biệt (x. mục riêng)."
biệt danh
dt. Tên riêng khác với tên vốn có: gọi theo biệt danh có nhiều biệt danh khác nhau.
biệt hiệu
dt. (H. hiệu: tên gọi) Tên riêng không giống tên gọi hằng ngày: Cụ Phan Bội Châu có biệt hiệu là Sào-nam.
biệt kích
I d. Người thuộc lực lượng vũ trang đặc biệt được biên chế và trang bị gọn nhẹ hoạt động phân tán chuyên làm nhiệm vụ lọt vào vùng của đối phương để hoạt động phá hoại quấy rối. Tung gián điệp biệt kích. " II đg. Đánh bất ngờ vào vùng của đối phương nhằm phá hoại quấy rối. Đề phòng địch tập kích."
biệt tài
dt. Tài năng đặc biệt hiếm thấy: có biệt tài biệt tài về âm nhạc.
biệt thự
dt. (H. thự: nhà ở nông thôn) Nhà riêng ở bãi biển ở trên núi hoặc ở nông thôn dùng làm nơi nghỉ ngơi: Xây khu biệt thự nay là khu các sứ quán (HgĐThuý).
biệt xứ
t. Xa hẳn xứ sở của mình. Đi đày biệt xứ.
biểu
1 I. dt. Bảng ghi hạng mục số hiệu hay những thông số khác: lập biểu biểu thuế. II. dt. Bài văn của thần dân dâng lên vua để chúc mừng tạ ơn hoặc bày tỏ nguyện vọng viết theo lối văn tứ lục biền ngẫu mỗi câu ngắt thành hai đoạn 4-6 hoặc 6-4 và có vế đối ở từng cặp câu: dâng biểu biểu trần tình sớ biểu. " 2 đgt. đphg Bảo: Ba đã biểu rồi mà con không chịu nghe lời."
biểu diễn
đgt. (H. biểu: bày ra ngoài; diễn: trình bày) 1. Trình bày văn nghệ trước quần chúng: Biểu diễn một điệu múa 2. Ghi bằng hình vẽ hoặc kí hiệu: Biểu diễn hàm số bằng đồ thị.
biểu hiện
I đg. 1 Hiện rõ hoặc làm hiện rõ ra bên ngoài (nói về cái nội dung trừu tượng bên trong). Hành động biểu hiện phẩm chất con người. Mâu thuẫn biểu hiện dưới nhiều hình thức. 2 Làm cho thấy rõ bằng phương tiện nghệ thuật. Âm nhạc dùng âm thanh để biểu hiện cuộc sống. Phương pháp biểu hiện của văn học. II d. Cái ra ở bên ngoài. Coi thường chi tiết là biểu hiện của bệnh sơ lược. Biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân.
biểu lộ
đgt. Thể hiện ra ngoài để lộ ra ngoài: biểu lộ tình cảm biểu lộ sự đồng tình đồng ý.
biểu ngữ
dt. (H. biểu: tỏ ra; ngữ: lời) Tấm băng có viết khẩu hiệu căng ở nơi công cộng hoặc đem đi biểu tình: Trước cổng trường có căng biểu ngữ: "Tiên học lễ hậu học văn".
biểu quyết
đg. Tỏ ý kiến để quyết định một công việc chung nào đó trong hội nghị bằng cách bỏ phiếu hoặc giơ tay ... Đại hội biểu quyết tán thành. Đại biểu dự thính không có quyền biểu quyết. Lấy biểu quyết (lấy ý kiến biểu quyết bằng tay).
biểu tình
đgt. Tụ họp với nhau lại hoặc diễu hành trên đường phố để biểu thị ý chí nguyện vọng hoặc biểu dương lực lượng thường nhằm mục đích gây sức ép gì đó: biểu tình đòi chấm dứt chiến tranh biểu tình chống khủng bố.
biếu
đgt. Tặng một cách lịch sự hoặc lễ phép: Tôi biếu chị quyển sổ chép bài hát của tôi (NgĐThi).
bìm bìm
d. Cây leo hoa hình phễu màu trắng hoặc tím xanh thường mọc leo ở các bờ rào.
bịn rịn
tt. Dùng dằng lưu luyến không dứt ra được vì nặng tình nặng nghĩa giữa kẻ ở người đi: phút chia tay bịn rịn Cũng đừng bịn rịn lôi thôi Mẹ con sớm liệu về nơi quê nhà (Nhị độ mai).
binh
1 dt. Quân lính: Binh hùng tượng mạnh (tng) 2. Việc quân sự: Việc binh quí ở thần tốc. 2 đgt. (cn. bệnh) Che chở và đứng hẳn về phía người nào: Mẹ cứ binh con chằm chặp.
binh bị
d. Các thứ vũ khí trang bị và khí tài dùng vào mục đích chiến tranh (nói tổng quát). Tăng cường binh bị. Tài giảm binh bị.
binh biến
dt. Cuộc nổi dậy vũ trang của một tập đoàn sĩ quan và binh sĩ hoặc một số đơn vị quân đội chống lại chính quyền hay người chỉ huy nhằm thực hiện một mục đích chính trị nhất định có ý nghĩa tiến bộ hay phản động tuỳ thuộc vào tính chất và mục đích của lực lượng nổi dậy đó: Lính giặc làm binh biến Cuộc binh biến bị thất bại.
binh chủng
dt. (H. chủng: loại) Từng loại tổ chức bộ đội có nhiệm vụ đặc biệt: Các quân chủng binh chủng của quân đội nhân dân (VNgGiáp).
binh lực
d. Số quân trực tiếp tham gia chiến đấu. Tập trung binh lực. Ưu thế binh lực.
binh pháp
dt. Hệ thống tri thức về những vấn đề lí luận quân sự nói chung và phương pháp tác chiến nói riêng.
binh sĩ
dt. (H. sĩ: sĩ quan) Binh lính và sĩ quan; Quân đội nói chung: Trần Hưng-đạo rất mực thương yêu binh sĩ.
binh xưởng
Nh. Binh công xưởng.
bình
1 dt. Đồ dùng bằng sứ bằng sành bằng thuỷ tinh hay bằng kim loại để đựng chất lỏng: Dẫu sao bình đã vỡ rồi (K). 2 dt. Bình phong nói tắt: Vâng lời ra trước bình the vặn đàn (K). " 3 tt. Trung bình dưới dạng ưu trên hạng thứ: Thi đỗ hạng bình." 4 tt. Thái bình nói tắt: Thời bình. " 5 đgt. Nói một tập thể bàn bạc cân nhắc để xét giá trị và lựa chọn: Đưa ra bình để bầu chiến sĩ thi đua." 6 đgt. Đọc một bài văn trước một số đông để mọi người thưởng thức: Buổi bình văn trong nhà trường nho giáo (HNĐ)
bình an
(cũ). x. bình yên.
bình dân
I. dt. 1. Người dân thường: phân biệt giữa kẻ quyền quý và bình dân. 2. Bình dân học vụ nói tắt: lớp bình dân. II. tt. 1. Của tầng lớp bình dân dành cho tầng lớp bình dân: văn chương bình dân quán cơm bình dân. 2. Giản dị không sang trọng kiểu cách: tác phong bình dân một con người rất bình dân. " (xã) tên gọi các xã thuộc h. Kim Thành (Hải Dương) h. Vân Đồn (Quảng Ninh)."
bình đẳng
tt. (H. bình: đều nhau; đẳng: thứ bậc) Ngang hàng nhau về địa vị về quyền lợi: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng (HCM).
bình định
đg. Dẹp yên giặc giã hoặc những cuộc nổi dậy.
bình luận
đgt. Bàn và nhận xét đánh giá về vấn đề gì đó: bài bình luận bình luận thời sự quốc tế bình luận sâu sắc.
bình minh
dt. (H. bình: yên ổn; minh: sáng) Lúc mặt trời mới mọc: Rộn rịp bình minh một chuyến phà (Huy Cận).
bình nguyên
d. (cũ). Đồng bằng.
bình phục
1 đgt. (Cơ thể) trở lại bình thường như cũ sau trận ốm đau hoặc thương tích: Sức khoẻ đã bình phục chưa biết bao giờ bình phục. " 2 (xã) h. Thăng Bình t. Quảng Nam."
bình thản
tt. (H. bình: yên ổn; thản: bằng phẳng) Tự nhiên như thường không bối rối không nao núng: ở trong chiến hào hay ở trên mâm pháo người chiến sĩ hồn nhiên bình thản vui vẻ phấn khởi (PhVĐồng).
bình thường
t. 1 Không có gì khác thường không có gì đặc biệt. Sức học bình thường. Thời tiết bình thường. 2 (dùng làm phần phụ trong câu). Thường ngày. Bình thường anh ta vẫn dậy sớm.
bình tĩnh
tt. Luôn giữ được thái độ bình thường làm chủ được hành động không hốt hoảng không luống cuống không nóng vội: luôn luôn bình tĩnh trước nguy hiểm tỏ ra rất bình tĩnh thái độ bình tĩnh.
bỉnh bút
đgt. (H. bỉnh: cầm; bút: bút) Cầm bút: Lỗi đó không phải do người bỉnh bút. // dt. Biên tập viên của một tờ báo: Ông ấy là một nhà bỉnh bút nổi danh.
bịnh
(ph.). x. bệnh.
bịp
đgt. Dùng những mánh khoé gian xảo để đánh lừa người khác: bị chúng nó bịp mất hết tiền cờ gian bạc bịp (tng.) không bịp được ai.
bít
1 dt. (Anh: bit) Từ tin học chỉ đơn vị thông tin nhỏ nhất: Bít chỉ có thể có một trong hai giá trị 0 hoặc 1. " 2 đgt. 1. Nhét vật gì vào một cái khe: Bít khe cửa cho khỏi có gió lọt vào 2. Làm cho tắc không thông: Thương nhau sao bít đường đi lối về (cd)."
bít tất
d. Đồ dệt hoặc đan bằng sợi len nylon v.v. dùng mang ở chân.
bịt
đgt. 1. Làm cho chỗ hở trở nên kín lại: lấy vải bịt miệng hũ bịt lỗ rò. 2. Làm cho mất hết đầu mối không còn sơ hở để giấu kín sự việc không cho lộ ra: bịt dư luận giết các nhân chứng để bịt đầu mối. 3. Dùng kim khí để bọc viền xung quanh: bịt răng vàng đầu gậy bịt bạc. 4. Chít trùm phủ khăn cho kín: bịt khăn lên đầu cho ấm.
bịt bùng
tt. Kín mít: Hơi độc bịt bùng mây núi Ngự (PhBChâu).
bìu
d. Phần lồi mềm ở mặt ngoài cơ thể (thường là ở phía trước cổ người bị bệnh bướu cổ).
bìu dái
dt. Bọc chứa tinh hoàn.
bĩu môi
đgt. Như Bĩu: Hễ nói đến việc gả chồng là nó bĩu môi; một cái bĩu môi kín đáo in trên mép dày của người thiếu nữ (NgHTưởng).
bíu
đg. Bám vào bằng cách nắm chặt lấy. Bíu cành cây để khỏi ngã.
1 dt. Động vật to chân cao có hai móng sừng tròn và ngắn lông thường màu vàng nuôi để kéo cày kéo xe lấy sữa ăn thịt: nuôi bò chăn bò yếu trâu còn hơn khoẻ bò (tng.) Đồng chiêm xin chớ nuôi bò Ngày đông tháng giá bò dò làm sao (cd.). " 2 dt. Đơn vị đong lường trong dân gian có lượng hạt rời vừa đầy một hộp sữa bò; bơ: vay vài bò gạo." " 3 đgt. 1. (Động vật) di chuyển thân thể áp xuống bề mặt bằng cử động toàn thân hoặc chân rất nhỏ: rắn bò lổm ngổm như cua bò. 2. (Người) di chuyển ở tư thế nằm sấp bằng cử động cả chân lẫn tay: Ba tháng biết lẫy bẩy tháng biết bò Chưa tập bò đã lo tập chạy (tng.). 3. (Cây) vươn dài trên bề mặt hoặc vật gì: Mướp bò lên giàn Dây bìm bìm bò lên bờ giậu. 4. Di chuyển một cách chậm chạp ì ạch: Chiếc xe bò lên dốc."
bò cạp
dt. (động) Loài tri thù thân gồm ba phần phần cuối dài thành hình đuôi năm đốt có gai nhọn chứa nọc độc: Bị bò cạp đốt rất đau.
bò sát
d. Lớp động vật có xương sống thân phủ vảy thở bằng phổi chuyển dịch bằng cách bò sát đất gồm rùa thằn lằn rắn cá sấu v.v.
bỏ
đgt. 1. Để vào đâu với mục đích nào đó: bỏ mì chính vào canh bỏ tiền vào ống. 2. Đưa ra dùng với mục đích nào đó: bỏ vốn kinh doanh bỏ nhiều công sức. 3. Để vào trạng thái không hay: bỏ quên chiếc mũ ruộng bỏ hoang công trình bỏ dở. 4. Để rời ra không mang trên người: bỏ mũ ra bỏ giày dép mà lội. 5. Cho rơi xuống buông xuống với mục đích nào đó: Máy bay bỏ bom bỏ màn đi ngủ. 6. Lìa ra rời hẳn ra: Bỏ quê ra đi bỏ của chạy lấy người (tng.). 7. Không thu nhận loại ra coi như không có giá trị: bỏ hạt lép ra vứt bỏ. 8. Thôi hẳn không còn tiếp tục nữa: bỏ thuốc lá bỏ rượu Do hoàn cảnh khó khăn nhiều em phải bỏ học. 9. Không quan tâm nữa cắt đứt quan hệ: bỏ vợ bỏ bạn trong cơn hoạn nạn. 10. Chết theo cách nói né tránh sự đau thương: Sao anh nỡ bỏ em đi lúc còn trẻ như thế!
bỏ bê
đgt. Không trông nom gây kết quả xấu: Bỏ bê công việc.
bỏ dở
đgt. Đương làm việc gì bỗng không làm nữa: Người đàn bà bỏ dở câu chuyện (Ng-hồng).
bỏ hoang
đg. (Ruộng đất) bỏ không trồng trọt không sử dụng đến trong một thời gian dài. Ruộng đất bị bỏ hoang.
bỏ lỡ
đgt. Không lợi dụng được một dịp may: Ta bỏ lỡ cơ hội đánh địch (VNgGiáp).
bỏ phiếu
đg. Dùng phiếu tỏ sự lựa chọn hay thái độ của mình trong cuộc bầu cử hoặc biểu quyết. Bỏ phiếu cho người xứng đáng.
bỏ tù
đgt. Tống vào tù; tống giam: bị bắt bỏ tù.
1 dt. 1. Người đầy tớ già (cũ): Người bõ già của Trần Quốc Toản 2. Người coi sóc nhà thờ Thiên chúa giáo: Ông bõ luôn luôn quan tâm đến đời sống của linh mục. 2 đgt. Bù lại; Đáng với: Vinh hoa bõ lúc phong trần (K).
bõ công
đgt. Đền bù lại công sức: Bõ công rày viếng lại mai thăm (PhBChâu); Lấy chồng cho đáng tấm chồng bõ công trang điểm má hồng răng đen (cd).
I đg. 1 Làm cho nhiều vật rời được giữ chặt lại với nhau bằng dây buộc. Lúa đã bó xong. 2 Bọc chặt. Chiếc áo bó sát lấy thân. 3 Buộc và cố định chỗ xương bị gãy. Bó bột (thạch cao). 4 (kết hợp hạn chế). Bao thành một vành xung quanh. Hàng gạch bó hè. Thềm nhà bó đá. 5 Giữ lại kìm lại trong phạm vi chật hẹp không cho tự do hoạt động. Cái khó bó cái khôn (tng.). Bó cẳng*. II d. Toàn bộ nói chung những vật rời được lại với nhau. Một bó hoa. Bó đuốc.
bó buộc
đgt. Kìm giữ trong phạm vi hạn hẹp không được tự do hành động: hoàn cảnh bó buộc.
bó gối
trgt. Như bó giò: Ngồi bó gối lưng tựa vào vách (Ng-hồng).
bó thân
đgt. Chịu phải phục tòng: Bó thân về với triều đình hàng thần lơ láo phận mình ra sao (K).
bọ
1 d. (ph.). Cha (chỉ dùng để xưng gọi). 2 d. 1 Sâu bọ ở dạng trưởng thành. Giết bọ cho chó. 2 Giòi. Mắm có bọ.
bọ chét
dt. Bọ thân dẹp sống kí sinh trên mình một số loài thú như chó mèo chuột.
bọ hung
dt. (động) Bọ có cánh cứng to bằng ngón chân cái màu đen: Bọ hung thường sống trong các đám phân trâu bò.
bọ ngựa
d. Bọ màu xanh biết bay bụng to và có hai càng giống như hai lưỡi hái sống trên cây ăn sâu bọ.
bọ rầy
dt. Bọ hại lúa gây tác hại nghiêm trọng chích hút trực tiếp làm lúa chết khô và là môi giới truyền bệnh vi rút hại lúa.
bóc
đgt. 1. Bỏ vỏ ngoài đi: Bóc quả cam 2. Xé phong bì: Bóc thư 3. Tháo đi: Bóc đường ray tàu điện. // tt. Không còn vỏ nữa: Trắng như trứng gà bóc.