từ
stringlengths 1
1.45k
⌀ | định nghĩa
stringlengths 3
6.69k
⌀ |
---|---|
bầu trời | dt. 1. Khoảng không gian trên đầu ta: Bầu trời xanh thắm 2. Lĩnh vực rộng: Phải sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ (PhVĐồng). |
bấu | đg. 1 Bám chặt bằng các đầu ngón tay quặp lại để cho khỏi rơi khỏi ngã. Bấu vào kẽ đá để trèo lên. 2 Kẹp da thịt vào giữa các đầu ngón tay quặp lại rồi giật ra làm cho đau. Bấu vào má. 3 (id.). Rứt lấy một ít bằng các đầu ngón tay quặp lại; cấu. Bấu một miếng xôi. |
bây | 1 đt. đphg Mày: Bây không nói tao cũng biết. " 2 tt. thgtục (Làm việc gì) liều càn: biết sai rồi còn cãi bây giữ thói bài bây." |
bây bẩy | 1 trgt. Rung chuyển cả người vì rét: Đứng trước gió run bây bẩy. 2 trgt. Nhất định không chịu nhận: Nó làm hỏng cái máy mà cứ chối bây bẩy. |
bây giờ | đ. Khoảng thời gian hiện đang nói; lúc này. Bây giờ là tám giờ. |
bầy | dt. 1. Đám đông động vật cùng loài quần tụ ở một chỗ: bầy gà bầy gia súc. 2. Đám đông người có chung đặc điểm đáng khinh nào đó; lũ: Một mình chống trả cả bầy du côn bầy kẻ cướp. |
bầy hầy | tt. Bẩn thỉu và không gọn gàng: Nhà cửa bầy hầy. |
bẩy | 1 d. Rầm nghiêng vươn ra khỏi hàng cột ngoài để đỡ mái hiên trong vì kèo. " 2 đg. Nâng vật nặng lên bằng cách đặt một đầu đòn vào phía dưới tì đòn vào một điểm tựa rồi dùng một lực tác động xuống đầu kia của đòn. Bẩy cột nhà. Bẩy hòn đá." 3 (ph.). x. bảy. |
bẫy | I. dt. 1. Dụng cụ thô sơ để bắt giết thú vật hoặc kẻ địch: gài bẫy bẫy chông. 2. Cái bố trí sẵn khôn khéo để đánh lừa người ta mắc: cẩn thận kẻo sa bẫy của chúng nó. II đgt. 1. Bắt hoặc giết bằng cái bẫy: bẫy được con thú. 2. Đánh lừa cho mắc mưu để làm hại: già rồi còn bị chúng nó bẫy bẫy người ta vào tròng. |
bấy lâu | trgt. Từ ngày xa ấy đến nay: Bấy lâu mới được một ngày (K). |
bậy | t. Sai trái không kể gì lề lối khuôn phép. Nói bậy. Vẽ bậy lên tường. |
be | 1 dt. Đồ đựng rượu có bầu tròn cổ dài thường làm bằng sành sứ: be rượu Rượu ngon chẳng quản be sành (cd.). 2 dt. Gỗ tròn nguyên khúc: cạy vỏ be. " 3 dt. Mạn (thuyền tàu thuỷ): be xuồng." " 4 đgt. 1. Dùng tay lấy đất ướt để đắp thành bờ nhỏ: đắp đập be bờ be con chạch. 2. Dùng bàn tay để nâng cao miệng đấu miệng thùng để đong cho được nhiều hơn: Đong bình thường không được be đâu đấy." " 5 đgt. 1. Men theo dọc theo đường biên: Thuyền be theo bờ sông. 2. Di chuyển sát vào: Xuồng be gần bến." 6 (F. beige) tt. Có màu gần như màu cà phê sữa nhạt: vải màu be. " 7 đgt. Nh. Be be." |
be be | đgt. Làm ồn lên: Suốt ngày be be cái mồm. // tht. Tiếng dê kêu: Dê chó cả ngày đêm ăng ẳng be be. |
bè | 1 d. 1 Khối hình tấm gồm nhiều thân cây (tre nứa gỗ v.v.) được kết lại tạo thành vật nổi ổn định để chuyển đi hoặc dùng làm phương tiện vận chuyển trên sông nước. Thả bè trôi sông. Chống bè. Bè thì bè lim sào thì sào sậy (tng.). 2 Đám cây cỏ kết lại nổi trên mặt nước. Bè rau muống. 3 Nhóm người kết với nhau thường để làm việc không chính đáng. Kết bè với nhau. ...Chẳng thèm chơi với những bè tiểu nhân (cd.). 4 Phần nhạc dùng cho một hoặc nhiều nhạc khí cùng loại trong dàn nhạc hay cho một hoặc nhiều giọng cùng loại trong dàn hợp xướng. Biểu diễn một bản nhạc ba bè. 2 t. Có bề ngang rộng quá mức bình thường (thường nói về thân thể hoặc bộ phận của thân thể). Dáng người hơi bè. Cằm vuông bè. Ngang to bè bè. |
bẻ | đgt. 1. Gập lại làm cho đứt gãy: bẻ gãy chiếc thước kẻ. |
bẽ | tt. Ngượng ngùng vì không được như ý và cảm thấy bị chê cười: Đi vay bị từ chối bẽ quá. |
bẽ bàng | t. Đáng phải lấy làm hổ thẹn vì cảm thấy bị người ta cười chê. Duyên số bẽ bàng. |
bé | I. tt. 1. Có kích thước thể tích không đáng kể hoặc kém hơn những cái cùng loại: Quả nào cũng bé cá lớn nuốt cá bé (tng.). |
bé tí | tt. Bé lắm: Mẩu bánh bé tí đứa con còn bé tí. |
bẹ | 1 d. Bộ phận xoà rộng ra ở gốc lá của một số loại cây như ngô chuối cau v.v. thường ôm lấy thân cây. Bẹ ngô. Bẹ cau. 2 d. (ph.). Ngô. |
bẻm | tt. Hay phát biểu ý kiến: Anh chàng ấy bẻm lắm. |
bèn | p. (dùng phụ trước đg.). (Làm việc gì) liền ngay sau một việc nào đó nhằm đáp ứng một yêu cầu chủ quan hay khách quan. Giận quá bèn bỏ đi. Ưng ý bèn mua ngay. Thấy không khí nặng nề quá anh ta bèn nói đùa một câu. |
bẽn lẽn | tt. Rụt rè thẹn thùng và có vẻ ngượng ngập: tính hay bẽn lẽn bẽn lẽn như con gái bẽn lẽn như gái mới về nhà chồng (tng.). |
bén | 1 tt. Nói dao sắc Bén như dao cau. 2 đgt. 1. Bắt lửa: Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén (tng) 2. Có tác dụng đến: Đào tiên đã bén tay Phàm (K) 3. Quen với: Mùi thiền đã bén muối dưa (K) 4. Bắt đầu biết: Quen hơi bén tiếng 5. Dính vào: Quần bén bùn. |
bén mảng | đg. (kng.). Lại gần nơi nào đó không phải là nơi để cho mình đến (hàm ý khinh). Hắn không dám bén mảng tới đây. |
bén mùi | đgt. 1. Quen mùi ưa hợp mùi. 2. Quen thích cái gì đó. |
bẹn | dt. Chỗ nếp gấp giữa đùi và bụng dưới: Đường lội phải xắn quần đến tận bẹn. |
beo | 1 d. Thú dữ gần với báo nhưng nhỏ hơn có bộ lông màu đỏ như lửa. 2 (ph.). x. véo. " 3 t. (kết hợp hạn chế). Gầy tóp lại và nhăn nhúm. Bụng ỏng đít beo." |
bèo | dt. Cây sống nổi trên mặt nước rễ bung thành chùm có nhiều loại khác nhau thường dùng làm thức ăn cho lợn hoặc làm phân xanh: thả bèo băm bèo nấu cám nước chảy bèo trôi ao cạn bèo xuống đất rẻ như bèo. |
bèo bọt | tt. Nhỏ mọn và lênh đênh: Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau (K). |
béo | 1 (ph.). x. véo. " 2 t. 1 (Cơ thể động vật) có nhiều mỡ; trái với gầy. Béo như con cun cút. Vỗ lợn cho béo. 2 Có tính chất của mỡ của dầu thực vật. Chất béo*. 3 (Thức ăn) có nhiều chất béo. Món xào béo quá. 4 (kng.). (Đất) có nhiều màu mỡ. Đất béo. 5 (kng.; kết hợp hạn chế). Có tác dụng nuôi béo. Chỉ béo bọn con buôn (b.). // Láy: beo béo (ý mức độ ít)." |
béo bở | tt. Dễ mang lại nhiều lợi dễ sinh lợi: món hàng béo bở chẳng béo bở gì. |
bép xép | đgt. Hay nói những điều cần giữ kín: Cán bộ quân sự tuyệt đối không được bép xép. |
bẹp | t. 1 (Vật có hình khối) bị biến dạng và thể tích nhỏ hẳn đi do tác động của lực ép. Quả bóng bẹp hết hơi. Cái nón bẹp. Vê tròn bóp bẹp (tng.). 2 (dùng hạn chế trong một số tổ hợp). Ở tình trạng mất hết khả năng vận động tựa như bị ép chặt vào một nơi. Bị ốm nằm bẹp ở nhà. Đè bẹp cuộc nổi loạn (b.). |
bét | 1 tt. thgtục 1. Mạt hạng thấp kém nhất trong sự phân loại đánh giá: đứng bét lớp Bét ra mỗi tháng cũng được vài trăm ngàn đồng. 2. Tồi tệ hết mức: Bài làm sai bét Công việc nát bét. 2 tt. (kết hợp hạn chế) Nát đến mức cao nhất: nát bét. |
bét nhè | tt. Nói say đến mức nói lung tung lè nhè: Hơi đâu mà tiếp chuyện anh bét nhè ấy. |
bê | 1 d. Bò con. " 2 đg. 1 Mang (thường là vật nặng) bằng hai tay đưa ra phía trước không nhấc cao lên. Bê tảng đá. 2 (kng.). Đưa nguyên cái có sẵn vào trong nội dung của bài viết hay của bất kì công việc gì một cách sống sượng không suy nghĩ. Bê khẩu hiệu vào thơ." |
bê tha | I. đgt. Ham chơi bời bậy bạ đến mức mất hết nhân cách: bê tha cờ bạc bê tha rượu chè trai gái. II. tt. Bệ rạc không đứng đắn: ăn mặc bê tha sống bê tha. |
bê trễ | đgt. Để công việc ứ đọng kéo dài: Việc xây dựng bị bê trễ vì những người phụ trách thiếu tinh thần trách nhiệm. |
bề | d. 1 Khoảng cách giữa hai cạnh hai mặt hoặc hai đầu đối nhau của một hình một vật định khuôn khổ của hình hoặc vật ấy. Bề cao. Bề dày. Mỗi bề đo được bảy mét. Phong trào vừa có bề rộng vừa có bề sâu (b.). 2 Một trong các phía xung quanh giới hạn phạm vi của một vật. Ba bề là nước. Bốn bề lặng ngắt. 3 (kết hợp hạn chế). Khía cạnh phương diện của sự việc. Khổ cực trăm bề. Đời sống có bề dễ chịu hơn. Tiện bề làm ăn. Liệu bề khuyên bảo nó. |
bề bộn | tt. Nhiều và lộn xộn: nhà cửa bề bộn Trong đầu bề bộn những dự tính bề bộn ngổn ngang bao tâm sự lo toan. |
bề thế | dt. Thế lực lớn lao: Bề thế cách mạng bắt đầu xây trên những chân vạc mới (TrBĐằng). // tt. Quan trọng có ảnh hưởng lớn: Một công trình điêu khắc bề thế (NgTuân). |
bề trên | d. 1 Địa vị cấp trên về mặt có uy quyền đối với cấp dưới. Lên giọng bề trên. Thái độ của người bề trên. 2 (thường viết hoa). Chúa Trời theo cách gọi của người theo Kitô giáo tỏ ý tôn kính. Nhờ ơn Bề Trên. |
bể | 1 dt. cũ Biển: bể bạc rừng vàng Rủ nhau xuống bể mò cua Đem về nấu quả mơ chua trên rừng (cd.). 2 dt. Vật xây dựng có thể tích lớn để chứa chất lỏng: xây bể nước bể xăng. " 3 đgt. đphg 1. Vỡ: bể chén Gương bể tan đập bể Bát bể đánh con sao đành (tng.) 2. Hư hỏng đổ vỡ: làm ăn kiểu này chắc bể." |
bể bơi | dt. Nơi chứa nước để bơi lội: Xây bể bơi ngay trong khách sạn. |
bể dâu | d. (cũ; vch.). Bãi biển biến thành ruộng dâu; dùng để ví sự thay đổi của cuộc đời. Cuộc bể dâu. |
bễ | dt. Dụng cụ có ống thụt hơi vào lò cho lửa cháy: thụt bễ kéo bễ thổi lò. |
bế | đgt. Mang trên tay một đứa trẻ hay một con vật nhỏ: Con bế con bồng con dắt con mang (cd); Cháu bế con mèo đi đâu rồi?. |
bế mạc | đg. (trtr.). Kết thúc hội nghị khoá học v.v. Lễ bế mạc. Diễn văn bế mạc. Hội nghị đã bế mạc. |
bế tắc | tt. Bị ngừng trệ bí không có lối thoát không có cách giải quyết: Công việc đang bế tắc tư tưởng bế tắc thoát khỏi tình trạng bế tắc. |
bệ | 1 dt. Chỗ xây cao bằng đất bằng gạch bằng đá để đặt vật gì đáng giá như pho tượng như cỗ máy: Chưa nặn Bụt đã nặn bệ (tng). 2 đgt. 1. Mang từ chỗ này sang chỗ khác một vật gì khá nặng: Bệ chậu hoa đào từ trong nhà ra sân 2. Đem một cái có sẵn áp dụng vào một trường hợp không thích đáng: Bệ nguyên xi một học thuyết lỗi thời vào trong giáo trình trường đại học. |
bệ hạ | d. Từ dùng để gọi vua một cách tôn kính khi nói với vua. |
bệ rạc | tt. Lôi thôi thiếu quy củ nền nếp lộ rõ sự thiếu nhân cách trong lối sống: sống bệ rạc Nhà cửa quá bệ rạc. |
bệ vệ | tt. Có bộ dạng oai nghiêm quan cách: Cứ bệ vệ ra vẻ ta đây (Ng-hồng). |
bệch | t. (Màu trắng) nhợt nhạt. Nước da bệch. Mặt trắng bệch ra. // Láy: bềnh bệch (ý mức độ ít). |
bên | dt. 1. Một trong hai nơi đối với nhau: bên phải bên trái mâu thuẫn bên trong. 2. Người hay tập thể ở về một phía phân biệt với người hay tập thể ở phía khác: bên nội bên ngoại bên nguyên Hai bên cùng tồn tại. 3. Mặt phương diện phân biệt với mặt khác phương diện khác: bên nghĩa bên tình Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn (Truyện Kiều). 4. Nơi kề cạnh gần sát: làng bên ở bên sông. 5. (Cạnh mặt) không phải cạnh đáy mặt đáy của một hình: cạnh bên của tam giác mặt bên của lăng trụ. |
bên bị | dt. Người bị cáo trong cuộc tố tụng: Tòa án đã đòi bên bị đến để điều tra. |
bên nguyên | d. Phía người đưa đơn kiện trước toà án trong quan hệ với phía người bị kiện (gọi là bên bị). |
bền | tt. 1. Chắc chắn lâu hỏng: vải bền ăn chắc mặc bền (tng.) Của bền tại người (tng.). 2. Kiên định khó thay đổi do hoàn cảnh tác động từ bên ngoài: chỉ sợ lòng không bền ăn ở với nhau không bền bền gan quyết chí. |
bền chí | tt. Kiên nhẫn dù khó khăn cũng không nản không lùi không nao núng: Toàn dân bền chí kháng chiến đến thắng lợi. |
bền vững | t. Vững chắc và bền lâu. Bền vững như bức thành đồng. Tình hữu nghị bền vững. |
bến đò | dt. Nơi dò ngang đỗ để lấy khách: Bước xuống bến đò lòng càng luyến tiếc. |
bến tàu | d. 1 Nơi trong cảng có các công trình và thiết bị cho tàu thuỷ đỗ hành khách lên xuống xếp dỡ hàng hoá hoặc làm các việc phục vụ kĩ thuật cho tàu. 2 Cảng nhỏ. |
bến xe | dt. Công trình xây dựng ở các đầu mối giao thông dùng cho xe khách đỗ để đón trả khách có các dịch vụ phục vụ hành khách. |
bện | đgt. 1. Kết nhiều sợi thành thứ cần dùng: Bện thừng Bện võng 2. Quấn quít ở bên: Đứa bé bện mẹ nó. |
bênh | 1 đg. 1 Làm cho vật nặng được nâng chếch lên. Dùng đòn bênh hòn đá. 2 Chếch lên vì mất cân bằng. Một đầu phiến gỗ bênh lên. 2 đg. Đứng về cùng phía để che chở hoặc chống chế. Mẹ bênh con. Bênh nhau chầm chập. |
bênh vực | đgt. Đứng về cùng phía với ai để che chở bảo vệ chống lại sự công kích sự buộc tội hay sự xâm phạm từ phía khác kẻ khác: bênh vực cán bộ cấp dưới của mình bênh vực người bị nạn bênh vực cho lẽ phải. |
bềnh bồng | đgt. Trôi nổi và nhấp nhô: Bềnh bồng mật nước chân mây (Tản-đà). |
bếp | 1 d. 1 Dụng cụ để đun nấu. Bếp lò. Bếp điện. Nhóm bếp. 2 Gian nhà làm nơi đặt bếp để nấu ăn. 3 Người đàn ông đi ở hoặc làm thuê chuyên việc nấu ăn thời trước. Làm bồi làm bếp. Đầu bếp*. 4 (cũ). Đơn vị gia đình riêng lẻ ăn cùng một bếp; hộ. Nhà này có hai bếp. 2 d. 1 (id.). Lính trong quân đội thời phong kiến (hàm ý coi trọng). 2 Binh nhất trong quân đội thời thực dân Pháp. |
bếp núc | dt. 1. Nơi nấu ăn nói chung: bếp núc sạch sẽ. 2. Công việc nấu ăn nói chung: lo chuyện bếp núc việc bếp núc. 3. Việc chuẩn bị tạo cơ sở với thủ thuật tiểu xảo nhất định cho một nghề một công việc nào đó: bếp núc của nhà văn trong bếp núc của công tác dịch thuật. |
bết | tt. 1. Có thứ gì dính vào thành một lớp khá dày: Giày bết bùn 2. Bận bịu nhiều công việc: Trong vụ mùa chị ấy bết lắm. |
bệt | 1 (ph.). x. bết1. " 2 p. (Ngồi hoặc nằm) sát xuống đất xuống sàn không kê lót gì ở dưới. Ngồi bệt xuống bãi cỏ." |
bêu | I. đgt. 1. Bày ra trước đông đảo mọi người để đe doạ hoặc làm nhục: Giặc giết người rồi bêu đầu ở chợ. 2. Làm lộ ra điều đáng xấu hổ: Càng nói nhiều càng tự bêu mình. II. tt. Đáng xấu hổ đáng nhục nhã: rõ bêu cái mặt Việc làm ấy bêu quá. |
bêu xấu | đgt. Làm cho người thân phải xấu hổ hay mang tiếng vì hành vi xấu xa tội lỗi của mình: Tên phản quốc đã bêu xấu cha mẹ nó. |
bệu | t. Nhão thịt không chắc thịt. Đứa bé bệu không khoẻ. Béo bệu. // Láy: bều bệu (ý mức độ ít). |
bi | 1 dt. Viên hình cầu bằng chất cứng dùng trong máy móc trong trục quay hoặc làm đồ chơi trẻ con: mua bi xe đạp Trục quay bị trờn bi mua cho thằng bé mấy viên bi. " 2 tt. 1. Thương cảm: Vở kịch vừa bi vừa hùng. 2. Bi quan nói tắt: Cậu ấy nhìn đời bi lắm." Kí hiệu hoá học của nguyên tố bít-mút (bismuth). |
bi ai | tt. (H. bi: thương xót; ai: thảm thương) Buồn thảm gợi lòng thương xót: Không có những giọng bi ai những câu rên rỉ (ĐgThMai). |
bi ca | d. (vch.). Thơ trữ tình thể hiện nỗi buồn thảm xót thương. Khúc bi ca. |
bi đát | tt. ở tình trạng hết sức đáng buồn: Tình hình thật là bi đát Hoàn cảnh của nó vô cùng bi đát. |
bi kịch | dt. (H. bi: thương xót; kịch: vở kịch) 1. Vở kịch tả nỗi đau thương của nhân vật: Những bi kịch của Corneille 2. Cảnh đau thương: Những bi kịch trong lịch sử hiện thời (ĐgThMai). |
bi quan | t. 1 Có cách nhìn nặng nề về mặt tiêu cực không tin ở tương lai. Thái độ bi quan. Nhìn đời bằng cặp mắt bi quan. 2 (kng.). (Tình hình) khó cứu vãn tuyệt vọng. Tình hình rất bi quan. |
bi tráng | tt. Vừa bi ai vừa hào hùng: bài ca bi tráng khúc nhạc bi tráng. |
bì | 1 dt. Bao để đựng: Bì gạo. " 2 dt. 1. Mô bọc ngoài cơ thể động vật 2. Da của một số súc vật như lợn bò có thể dùng làm thức ăn: Giò bì; Luộc bì làm nem." 3 dt. (thực) 1. Lớp ngoài của vỏ một số quả: Bì quả phật thủ 2. Vỏ của một vài thứ cây: Bì cây xoan. " 4 dt. 1. Đồ chứa vật phải cân: Thùng dầu cân được 26 ki-lô kể cả bì 2. (lí) Vật nặng đặt trên đĩa cân để được thăng bằng: Bì thay thế quả cân." 5 tt. Nói da mặt dày ra: Mặt cứ bì ra. 6 đgt. So sánh: Tài của anh ấy thì không ai bì kịp. |
bì bõm | đg. Từ mô phỏng tiếng lội nước tiếng đập nước nhẹ và liên tiếp. Lội bì bõm. Bì bõm suốt ngày ngoài đồng. // Láy: bì bà bì bõm (ý mức độ nhiều). |
bỉ | đgt. Khinh để: Giỏi hơn ai mà dám bỉ người ta. |
bỉ mặt | đgt. Khinh coi không ra gì: làm bỉ mặt bạn bè. |
bí | 1 dt. (thực) Loài cây song tử diệp cùng họ với bầu quả dùng nấu canh và làm mứt: Hoa bí bò leo nở cánh vàng (Huy Cận); Cắt dây bầu dây bí chẳng ai cắt dây chị dây em (cd). " 2 tt. 1. Tắc không thông: Bí tiểu tiện 2. Khó khăn không có lối gỡ được: Cờ tiên nước bí thơ tiên túng vần (BNT)." |
bí ẩn | t. (hoặc d.). (Bên trong) có chứa đựng điều gì kín đáo khó hiểu. Nụ cười bí ẩn. Khám phá bí ẩn của thiên nhiên (d.). |
bí quyết | dt. 1. Cái có được nhờ kinh nghiệm có tác dụng đặc biệt ít người biết được: bí quyết nghề nghiệp. 2. Cái quan trọng hàng đầu có tác dụng quyết định: Bí mật bất ngờ là bí quyết của thắng lợi. |
bí thư | dt. (H. bí: kín; thư: viết) 1. Thư kí riêng của một cán bộ cao cấp: Làm bí thư cho bộ trưởng 2. một người trong ban bí thư của một đảng: Hiện nay ông ấy là một bí thư của đảng cộng sản Việt-nam 3. Cán bộ ngoại giao ở một sứ quán dưới tham tán: Anh ấy là bí thư thứ nhất của sứ quán ta ở Pháp Ban bí thư Tập thể những người đứng đầu ban chấp hành một đảng chính trị hoặc một tổ chức chính trị: Ban bí thư Đảng cộng sản Việt-nam. |
bị | 1 d. Đồ đựng đan bằng cói hay lác có quai xách. Bị gạo. " 2 I đg. Từ biểu thị chủ thể chịu sự tác động của việc không hay hoặc là đối tượng của động tác hành vi không lợi đối với mình. Bị tai nạn. Bị mất cắp. Nhà bị dột. Bị người ta chê cười." " II d. (kết hợp hạn chế). Bên (nói tắt). Nguyên nói nguyên phải bị nói bị hay (tng.). Xui nguyên giục bị*." |
bị chú | đgt. Giải thích thêm cho đầy đủ và rõ hơn: phần bị chú đọc các dòng bị chú. |
bị động | đgt tt. Để cho tình thế lôi cuốn mà không biết cách phản ứng lại: Tránh khỏi bị động thiếu sót và sai lầm (HCM). |
bị thịt | d. (thgt.). Ví người to xác mà đần độn. Đồ bị thịt (tiếng mắng). |
bị thương | đgt. (Cơ thể) không còn lành lặn nguyên vẹn mang thương tích do tác động từ ngoài: Bom nổ làm nhiều người chết và bị thương. |
bia | 1 dt. Đích dùng để tập bắn: Nữ dân quân tập bắn bia. " 2 dt. 1. Tấm đá có khắc công đức của một người hoặc kể lại một sự việc quan trọng trong nước hay ở một địa phương: Bia đá hay mòn nghĩa chẳng mòn (Nguyễn Trãi) 2. Tấm đá ghi tên họ chức vụ ngày sinh và ngày chết của một người: Đi thăm mộ tô lại cái bia của bố." " 3 dt. (Pháp: bière) Thứ rượu nhẹ chế bằng mộng lúa và hoa bia: Trong nước đã sản xuất nhiều bia thế mà người ta còn nhập bia ngoại." |
bia miệng | d. Tiếng xấu để lại ở đời. Trăm năm bia đá thì mòn Nghìn năm bia miệng hãy còn trơ trơ (cd.). |
bìa | dt. 1. Tờ giấy dày hoặc vật nào đó đóng ngoài quyển sách vở: Sách đóng bìa cứng bọc bìa cẩn thận. 2. Giấy dày khổ lớn dùng để làm bìa sách vở vỏ hộp v.v.: mua mấy tấm bìa. 3. Phần ngoài cây gỗ rọc để loại đi: Gỗ bìa thì dùng làm củi đun. 4. Từng tấm đậu phụ: mua mấy bìa đậu. 5. Phía ngoài mép ngoài: bìa làng bìa rừng. |
bịa | đgt. Đặt ra một chuyện không có thực: Bịa chuyện nói xấu người khác. |
bích ngọc | d. (cũ; id.). Ngọc bích. |