từ
stringlengths
1
1.45k
định nghĩa
stringlengths
3
6.69k
bưu chính
dt. (H. bưu: chuyển thư; chính: việc công) Bộ phận ngành bưu điện phụ trách việc chuyển thư từ báo chí tiền bạc bưu kiện: Đến phòng bưu chính lĩnh bưu kiện.
bưu cục
d. Cơ sở hoạt động và giao dịch của bưu điện.
bưu điện
dt. 1. Phương thức thông tin liên lạc bằng thư từ điện báo do một cơ quan chuyên môn đảm nhiệm: ngành bưu điện kĩ thuật bưu điện. 2. Cơ quan chuyên lo việc chuyển thư từ điện báo chí tiền hàng: gửi tiền qua bưu điện đến bưu điện gửi thư.
bưu kiện
dt. (H. kiện: đồ vật) Gói đồ hòm đồ do bưu điện chuyển đi: Phải đem chứng minh thư đi lĩnh bưu kiện.
bưu phí
d. Tiền phải trả về việc gửi qua bưu điện.
bưu tá
dt. Nhân viên bưu điện có nhiệm vụ đưa phát thư từ báo chí: Các bưu tá len lỏi các ngõ phố để đưa thư từ cho người nhận trang bị phương tiện đi lại cho các bưu tá.
bưu thiếp
(H. thiếp: tấm thiếp) Tấm thiếp bưu cục bán sẵn để viết điền vào thay thư: Trong thời gian miền Nam bị tạm chiếm đồng bào miền Bắc phải gửi bưu thiếp vào trong đó.
ca
1 d. 1 Đồ đựng dùng để uống nước có quai thành đứng như thành vại. Rót nước vào ca. Uống một ca nước. 2 Dụng cụ đong lường có tay cầm dung tích từ một phần tư lít đến một hai lít. " 2 d. 1 Phiên làm việc liên tục được tính là một ngày công ở xí nghiệp hoặc cơ sở phục vụ. Một ngày làm ba ca. Làm ca đêm. Giao ca*. 2 Toàn thể những người cùng làm trong một ca nói chung. Năng suất của toàn ca." " 3 d. 1 (cũ). Trường hợp. 2 (chm.). Trường hợp bệnh trong quan hệ với việc điều trị. Ca cấp cứu. Mổ hai ca." " 4 I đg. Hát (thường nói về những điệu cổ truyền ở miền trung Trung Bộ và Nam Bộ). Ca một bài vọng cổ. Ca khúc khải hoàn (hát mừng thắng trận trở về khi chiến tranh kết thúc)." " II d. 1 Điệu hát dân tộc cổ truyền ở một số địa phương trung Trung Bộ Nam Bộ. Huế*. Bài ca vọng cổ. 2 Bài văn vần ngắn thường dùng để hát hoặc ngâm." Kí hiệu hoá học của nguyên tố calcium (canxi). " Công an viết tắt."
ca cao
ca-cao (F. cacao) dt. 1. Loại cây cao to quả có nhiều khía như quả khế chứa nhiều dầu và đạm: trồng . 2. Tinh bột được tán từ quả ca cao để làm sô-cô-la hoặc để pha nước uống: mua mấy lạng ca cao uống ca cao với sữa.
ca dao
dt. (H. ca: hát; dao: bài hát) Câu hát truyền miệng trong dân gian không theo một điều nhất định: Những bài ca dao hay đủ sánh được với các bài thơ trong Kinh Thi (DgQgHàm).
ca khúc
d. Bài hát ngắn có bố cục mạch lạc. Ca khúc dân gian.
ca kịch
dt. Kịch hát phân biệt với kịch nói: vở ca kịch ca kịch dân tộc.
ca kỹ
x. ca kĩ.
ca lô
ca-lô (F. calot) dt. Mũ bằng vải hoặc bằng dạ không có vành bóp lại ở trên giống như cái mào của con chim chào mào: đội ca lô đội lệch.
ca ngợi
đgt. Tỏ lời khen và quí trọng: Những trang bất hủ ca ngợi cuộc chiến đấu oanh liệt của nhân dân ta (PhVĐồng).
ca nhạc
d. Nghệ thuật biểu diễn bằng tiếng đàn và giọng hát. Buổi phát thanh ca nhạc.
ca nô
ca-nô (F. canot) dt. Thuyền máy cỡ nhỏ mạn cao có buồng máy buồng lái dùng chạy trên quãng đường ngắn: dùng ca-nô để đẩy phà ca-nô áp vào mạn tàu lái ca-nô.
ca ri
ca-ri dt. (ấn-độ: curry) Bột gia vị gồm ớt và nghệ: Thịt gà xốt bột ca-ri.
ca trù
d. Ca khúc dùng trong các buổi tế lễ hội hè thời trước (nói khái quát). Hát nói là một loại ca trù.
ca tụng
đgt. Nêu lên để ca ngợi tỏ lòng biết ơn kính phục: ca tụng công đức các vị anh hùng dân tộc.
ca vũ
dt. (H. vũ: múa) Hình thức văn nghệ có hát và múa: Đi xem ca vũ ở nhà hát lớn.
1 d. Cây thân cỏ có nhiều loài lá có lông hoa màu tím hay trắng quả chứa nhiều hạt thường dùng làm thức ăn. Màu tím hoa cà. Cà dầm tương. " 2 d. Tinh hoàn của một số động vật (như gà v.v.)." 3 đg. 1 Áp một bộ phận thân thể vào vật khác và đưa đi đưa lại sát bề mặt. Trâu cà lưng vào cây. 2 (kết hợp hạn chế). Cọ xát vào vật rắn khác nhằm làm cho mòn bớt đi. Tục cà răng. 3 (kng.). Gây sự cãi cọ. Cà nhau một trận.
cà chua
dt. 1. Cây thân lá có lông thấp xẻ chân vịt hoa vàng quả to chín đỏ hoặc vàng mọng vị chua dùng nấu canh hoặc xào với các loại rau cỏ khác: trồng cà chua Sương muối làm hỏng cà chua hết. 2. Quả cà chua và các thức chế từ loại quả này: mua cân cà chua Su hào xào với cà chua.
cà độc dược
dt. (thực) Loài cây cùng họ với cà hoa to màu trắng quả có gai mềm nhựa có chất độc: Hoa và lá cà độc dược có thể dùng làm thuốc.
cà kheo
d. Đồ dùng làm bằng một cặp cây dài có chỗ đặt chân đứng lên cho cao thường dùng để đi trên chỗ lầy lội chông gai. Đi cà kheo. Chân như đôi cà kheo (cao và gầy).
cà khịa
đgt. 1. Cố ý gây sự để cãi vã đánh đấm nhau: Chỉ tại nó cà khịa mà nên chuyện tính hay cà khịa. 2. Xen vào chuyện riêng người khác: Chớ có cà khịa vô chuyện riêng của người ta.
cà lăm
đgt trgt. Nói lắp: Nó có tật cà lăm.
cà nhắc
đg. Từ gợi tả dáng đi bước cao bước thấp do có một chân không cử động được bình thường. Chân đau cứ phải cà nhắc. Trâu què đi cà nhắc.
cà phê
cà-phê (F. café) dt. 1. Cây trồng ở nhiều vùng Việt Nam nhiều nhất là Tây Nguyên thân nhỡ cành có cạnh nâu đen tròn màu sám lá hình trái xoan mặt trên màu lục bóng mặt dưới nhạt hoa trắng quả nạc hạt rang xay pha để uống có vị thơm ngon: trồng . 2. Hạt quả cà phê và các sản phẩm làm từ loại hạt này: mua vài lạng cà phê pha cà phê uống kẹo cà phê.
cà rá
dt. Từ miền Nam chỉ cái nhẫn: Hôm cưới bà cụ cho cháu gái một cái cà rá vàng.
cà rem
cà-rem (F. crème) đphg Nh. Kem.
cà sa
dt. áo nhà sư mặc khi làm lễ may bằng nhiều mụn vải ghép lại: Đi lễ Phật mặc áo cà sa đi với ma mặc áo giấy (tng).
cà vạt
(cũ; id.). x. cravat.
cả
I. tt. 1. To lớn: đũa cả con cả nghĩa cả. 2. Thường xuyên với mức độ mạnh mẽ: cả ăn cả ghen. 3. Tất cả không trừ một cá thể nào: Cả vùng đều biết tin này Cả nước một lòng Mưa cả ngày cả đêm. II. trt. Bao trùm lên hết không sót không khuyết: Không ai biết cả Chưa ai đến cả.
cả gan
tt trgt. Táo bạo không sợ nguy hiểm: Khiến cho cán bộ cả gan nói (HCM).
cả nể
t. Dễ nể nang không muốn làm phật ý người khác. Tính cả nể. Vì cả nể nên không đấu tranh.
cả quyết
Nh. Quả quyết.
cả thảy
trgt. Tất cả; Tổng cộng: Chúng tôi có cả thảy ba anh em (Tô-hoài).
1 d. Động vật có xương sống ở nước thở bằng mang bơi bằng vây. Cá nước ngọt. Câu cá. Ao sâu tốt cá (tng.). " 2 d. 1 Miếng gỗ để giữ chặt mộng khi lắp ghép. Cá áo quan. 2 Miếng cứng cài vào cạnh đứng của răng trong bộ bánh cóc làm cho bánh răng chỉ quay được một chiều. Cá líp xe đạp. Xe bị sập cá." 3 d. Miếng sắt đóng vào đế giày da để chống mòn. " 4 đg. (ph.). Cuộc đánh cuộc."
cá biệt
tt. Riêng lẻ không phổ biến không điển hình: trường hợp cá biệt Cậu ấy là một học sinh cá biệt.
cá bống
dt. Cá nước ngọt nhỏ mình tròn xương mềm: Ta về ta sắm cần câu câu lấy cá bống nấu rau tập tàng (cd).
cá chép
d. Cá nước ngọt thân dày lưng cao và thường có màu sẫm lườn và bụng trắng vảy to vây và đuôi rộng.
cá đuối
dt. Cá biển cùng họ với cá nhám thân dẹp hình đĩa vây ngực rộng xoè hai bên đuôi dài.
cá gỗ
dt. Dựa theo câu chuyện hài hước về anh hà tiện dùng con cá gỗ để ăn cơm: Đừng hòng anh cá gỗ ấy bỏ tiền ra để giúp người khác.
cá hộp
dt. Cá đóng hộp: Đi cắm trại đem theo bánh mì và cá hộp.
cá kho
dt. Món ăn là cá nấu khan với mắm muối: Cơm hẩm ăn với cá kho chồng xấu vợ xấu những lo mà gầy (cd).
cá mập
d. Cá nhám cỡ lớn rất dữ; thường dùng để ví tư bản rất lớn thôn tính các tư bản nhỏ. Tư bản cá mập.
cá mè
dt. Cá nước ngọt cùng họ với cá chép thân dẹp đầu to vẩy nhỏ trắng: cá mè một lứa (tng.) cá mè đè cá chép (tng.).
cá mòi
dt. Cá biển thân giẹp lắm xương thường dùng làm mắm: Đem biếu một lo mắm cá mòi.
cá ngựa
1 d. cn. hải mã. Cá biển đầu giống đầu ngựa thân dài có nhiều đốt đuôi thon nhỏ và cong có thể dùng làm thuốc. 2 I đg. Đánh cuộc ăn tiền trong các cuộc đua ngựa. II d. Trò chơi gieo súc sắc tính điểm để chạy thi quân ngựa gỗ. Chơi .
cá nhân
I. dt. Con người cá thể riêng lẻ: ý kiến cá nhân II. tt. ích kỉ chỉ chú trọng tới lợi ích cho riêng mình: tính toán cá nhân tư tưởng cá nhân.
cá ông
dt. (ở một số địa phương dân chài thờ cá voi nên gọi là ông) Cá voi: Đền thờ cá ông ở gần bãi biển.
cá sấu
d. Bò sát lớn tính dữ hình dạng giống thằn lằn mõm dài đuôi khoẻ thường sống ở các sông lớn vùng nhiệt đới.
cá thể
I. dt. Từng cơ thể sống từng vật riêng lẻ phân biệt với chủng loại với loài hoặc chi. II. tt. Riêng lẻ không phải tập thể: nông dân cá thể làm ăn cá thể.
cá thu
dt. Loài cá biển mình dài thịt nhiều nạc: Cơm nắm ăn với cá thu.
cá tính
d. Tính cách riêng biệt vốn có của từng người phân biệt với những người khác. Hai người có những cá tính trái ngược nhau. Cô gái rất có cá tính (có tính cách bản lĩnh riêng).
cá trê
dt. Cá nước ngọt thường sống dưới bùn da trơn đầu bẹp mép có râu vây ngực có ngạnh cứng: Cá trê chui ống (tng.) (Quá rụt rè nhút nhát khép nép đến mức sợ sệt).
cạ
1 dt. Phu bài gồm ba con bài đánh chắn cùng loại gồm hàng văn hàng sách hàng vạn: Năm chắn ba cạ. 2 đgt. Cọ vào: Con trâu cạ lưng vào đống rơm.
các
1 d. 1 Thẻ ghi nhận một giá trị một tư cách nào đó. Các điện thoại (các dùng để gọi điện thoại). Tấm các nhà báo (kng.). Mua các đi xe tháng. 2 (kng.). Danh thiếp. " 2 d. (dùng phụ trước d.). Từ dùng để chỉ số lượng nhiều được xác định gồm tất cả sự vật muốn nói đến. Các nước Đông Dương. Các thầy giáo trong trường." " 3 đg. Bù trong việc đổi chác. Các thêm tiền. Các vàng cũng không làm (kng.; bù thêm cho thêm vàng cũng không làm; nhất định không làm)."
cách
1 I. dt. 1. Lối phương thức diễn ra một hoạt động: phải có cách tiến hành hợp lí không còn cách nào nữa cách điệu cung cách phong cách phương cách. 2. Phạm trù ngữ pháp liên quan đến hình thức biến dạng của các từ loại trong một số ngôn ngữ: Tiếng Nga có 6 cách. " 2 đgt. 1. Ngăn tách ra hai bên bằng một vật hoặc khoảng trống làm cho không tiếp liền nhau: Hai làng cách nhau một con sông Hai nhà cách nhau một bức trường. 2. Không để âm điện nhiệt... truyền qua: cách âm cách điện cách nhiệt cách thuỷ." 3 Có âm thanh như tiếng hai vật đụng vào nhau: rơi đánh cách một cái. " 4 đgt. Cách chức nói tắt: nhận chức chưa được bao lâu đã bị cách."
cách biệt
tt. (H. cách: ngăn ra; biệt: chia rời) Xa cách hẳn: Cấp trên với cấp dưới không cách biệt nhau.
cách chức
đg. Không cho giữ chức vụ đang làm nữa.
cách ly
x. cách li.
cách mạng
dt. 1. Cuộc biến đổi lớn trong xã hội lật đổ chế độ cũ xây dựng chế độ mới tiến bộ hơn: cách mạng tư sản Pháp 1789. cách mạng xã hội chủ nghĩa. 2. Cuộc đấu tranh nhằm làm biến đổi sâu sắc xã hội: tham gia cách mạng. 3. Cuộc biến đổi nhằm làm thay đổi lớn theo chiều hướng tiến bộ trong lĩnh vực nào đó: cách mạng khoa học -- kĩ thuật một cuộc cách mạng trong sinh vật học. 4. Cách mạng tháng Tám nói tắt: trước Cách mạng sau Cách mạng.
cách ngôn
dt. (H. cách: phép tắc; ngôn: lời) Lời nói lưu truyền coi như phép tắc nên theo: Nhiều câu nói của Hồ Chủ tịch đã trở thành cách ngôn.
cách thức
d. Hình thức diễn ra của một hành động; cách (nói khái quát). Cách thức ăn mặc. Cách thức học tập.
cai
1 dt. 1. Người chỉ huy một cơ lính trong quân đội cũ (phong kiến thực dân): cai khố đỏ cai cơ cai đội. 2. Người trông coi trong các công trường nhà tù thời phong kiến: cai tuần cai ngục cai tù. 3. Cai tổng (chánh tổng) nói tắt: ông cai tổng. " 2 đgt. Từ bỏ không dùng đến những thứ quen dùng: cai thuốc phiện cai thuốc lá cai sữa."
cai quản
đgt. (H. cai: trông coi; quản: trông nom) Trông coi và điều khiển về mọi mặt: Một bọn trẻ con không có người cai quản.
cai trị
đg. Sử dụng điều khiển bộ máy hành chính nhằm thống trị áp bức. Chính sách cai trị của thực dân.
cài
đgt. 1. Giắt vào làm cho vật nhỏ mắc vào vật khác: cài huy hiệu. 2. Sắp đặt bố trí xen vào một cách bí mật: cài bẫy cài người vào hàng ngũ địch.
cải
1 dt. Cây rau có hoa bốn cánh thành hình chữ thập có nhiều loại: Gió đưa cây cải về trời (cd). 2 đgt. Làm thành hoa hay chữ trong khi dệt hay đan: Tấm lụa cải hoa. 3 đgt. Đổi khác đi: Đời Lê Thánh-tông có hai lần cải niên hiệu.
cải biên
đg. Sửa đổi hoặc biên soạn lại (thường nói về vốn nghệ thuật cũ) cho hợp với yêu cầu mới. Cải biên tuồng cổ.
cải cách
đgt. Sửa đổi cho hợp lí cho phù hợp với tình hình mới: cải cách giáo dục cải cách tiền tệ.
cải chính
đgt. (H. cải: thay đổi; chính: đúng) Sửa lại cho đúng: Cải chính một tin đưa sai trên báo.
cải dạng
đg. Thay đổi bộ dạng cách ăn mặc v.v. để người khác khó nhận ra. Cải dạng làm ông già.
cải danh
I. đgt. Đổi tên: Sau vụ ấy nó cải danh và chuyển đi nơi khác. II. dt. Phương thức tu từ trong đó người ta dùng một tên riêng thay cho một tên chung thường gặp là những tên riêng trong văn học và lịch sử.
cải hóa
cải hoá đgt. (H. cải: thay đổi; hoá: biến thành) Đổi khác hẳn đi: Cải hoá phong tục.
cải hối
đg. (id.). Hối cải.
cải táng
đgt. Bốc hài cốt đưa chôn ở nơi khác: định ngày cải táng cho cụ.
cải tạo
đgt. (H. cải: thay đổi; tạo: dựng lên) Sửa đổi để tốt hẳn lên: Chủ nghĩa Mác-Lênin không chỉ giải thích thế giới mà còn cải tạo thế giới (Trg-chinh).
cải tiến
đg. Sửa đổi cho phần nào tiến bộ hơn. Cải tiến kĩ thuật. Cải tiến quản lí xí nghiệp. Công cụ cải tiến.
cải tổ
đgt. 1. Tổ chức lại thay đổi cho khác trước thường nói việc sắp xếp tổ chức cơ cấu chính quyền: cải tổ chính phủ cải tổ nội các. 2. Thay đổi mọi mặt khác một cách căn bản với trước nhằm khắc phục sai lầm đưa xã hội tiến lên: cải tổ nền kinh tế chính sách cải tổ.
cải tử hoàn sinh
ng. (H. cải: thay đổi; tử: chết; hoàn: trả lại; sinh: sống) Làm cho người đã chết sống lại (thường dùng với nghĩa bóng): Bàn tay cách mạng ôi kì diệu! Cai tử hoàn sinh cả cuộc đời (X-thuỷ).
cãi
đg. 1 Dùng lời lẽ chống chế bác bỏ ý kiến người khác nhằm bảo vệ ý kiến hoặc việc làm của mình. Đã làm sai còn cãi. Cãi nhau suốt buổi mà chưa ngã ngũ. 2 Bào chữa cho một bên đương sự nào đó trước toà án; biện hộ. Trạng sư cãi cho trắng án.
cãi bướng
đgt. Cãi bừa cãi liều chẳng có lí lẽ cơ sở gì: Đừng có cãi bướng.
cãi lộn
đgt. Như Cãi nhau: Sao anh em cứ hay cãi lộn thế?.
cái
1 I d. 1 (cũ). Mẹ. Con dại cái mang (tng.; con dại thì mẹ phải chịu trách nhiệm). Nàng về nuôi cái cùng con... (cd.). 2 (kng.; dùng trước tên người). Từ dùng để gọi người con gái ngang hàng hoặc hàng dưới một cách thân mật. Cháu rủ cái Hoa đi học. 3 Giống để gây ra một số chất chua. Cái mẻ. Cái giấm. 4 Vai chủ một ván bài một đám bạc hay một bát họ. Nhà cái*. Làm cái. Bắt cái*. 5 Phần chất đặc thường là phần chính trong món ăn có nước. Ăn cả cái lẫn nước. Khôn ăn cái dại ăn nước (tng.). " II t. 1 (Động vật) thuộc về giống có thể đẻ con hoặc đẻ trứng. Chó . Cá cái. 2 (Hoa) không có nhị đực chỉ có nhị cái hoặc cây chỉ có hoa như thế. Hoa mướp cái. Đu đủ cái. 3 (dùng phụ sau d. trong một số tổ hợp). Thuộc loại to thường là chính so với những cái khác loại phụ hoặc nhỏ hơn. Cột cái. Rễ cái. Ngón tay cái. Sông cái*. Đường cái*." " 2 I d. 1 Từ dùng để chỉ cá thể sự vật sự việc với nghĩa rất khái quát; vật sự điều. Đủ cả không thiếu cái gì. Lo cái ăn cái mặc. Phân biệt cái hay cái dở. Cái bắt tay. Cái không may. 2 (thường dùng phụ trước d.). Từ dùng để chỉ từng đơn vị riêng lẻ thuộc loại vật vô sinh. Cái bàn này cao. Hai cái nhà mới. 3 (cũ). (dùng trước d.). Từ dùng để chỉ từng cá thể động vật thuộc một số loại thường là nhỏ bé hoặc đã được nhân cách hoá. Con ong cái kiến. 4 (thường dùng phụ sau d. số lượng). Từ dùng để chỉ từng đơn vị riêng lẻ động tác hoặc quá trình ngắn. Ngã một cái rất đau. Nghỉ tay cái đã (kng.). Loáng một cái đã biến mất (kng.). Đùng một cái*." " II tr. (dùng trước d.). Từ biểu thị ý nhấn mạnh về sắc thái xác định của sự vật mà người nói muốn nêu nổi bật với tính chất tính cách nào đó. cây bưởi ấy sai quả lắm. Cái đời tủi nhục ngày xưa."
cái ghẻ
dt. Động vật chân đốt rất nhỏ sống kí sinh trên da người và động vật gây bệnh ghẻ.
cam
1 dt. (thực) Loài cây cùng họ với bưởi quả bé hơn quả bưởi vỏ mỏng khi chín thường có màu hồng nhạt múi có tôm thường mọng nước ngọt hoặc hơi chua: Có cam phụ quít có người phụ ta (cd). " 2 dt. Từ chung chỉ nhiều bệnh của trẻ em thường do suy dinh dưỡng: Thuốc cam; Cam răng." " 3 đgt. 1. Được bằng lòng: Đào tiên đã bén tay phàm thì vin cành quít cho cam sự đời (K) 2. Đành chịu: Phận hèn vâng đã cam bề tiểu tinh (K)."
cam chịu
đg. Bằng lòng chịu vì cho là không thể nào khác được. Cam chịu sống nghèo khổ. Không cam chịu thất bại.
cam đoan
đgt. Khẳng định điều mình nói là đúng và hứa chịu trách nhiệm nếu sai sự thật: giấy cam đoan xin cam đoan điều đã khai trong lí lịch này là đúng sự thật.
cam kết
đgt. (H. cam: đành chịu; kết: thắt buộc lại) Cam đoan là thế nào cũng làm như đã hứa: Cam kết tôn trọng những quyền dân tộc bất khả xâm phạm (HCM).
cam lòng
đg. 1 (cũ). Thoả lòng cảm thấy tự bằng lòng làm việc gì hoặc trước việc gì. Đền đáp được ơn sâu thì mới cam lòng. 2 (id.). Cảm thấy vẫn tự bằng lòng được khi làm điều thừa biết là xấu xa nhục nhã; cam tâm. Cam lòng bỏ rơi bạn lúc hoạn nạn.
cam phận
đgt. Cam chịu chấp nhận với cuộc sống số phận của mình do không tin ở khả năng thay đổi cải thiện: cam phận nghèo hèn cam phận lẽ mọn.
cam thảo
dt. (H. cam: ngọt; thảo; cỏ) Loài cây thuộc họ đậu rễ có vị ngọt dùng làm thuốc: Ngọt bùi thiếp nhớ mùi cam thảo (HXHương).
cam tuyền
(xã) h. Cam Lộ t. Quảng Trị.
cảm
1 đgt. Nói cơ thể bị thời tiết tác động đột ngột sinh ra khó chịu: Bị cảm; Cảm nắng Cảm lạnh. " 2 đgt. 1. Có ý thức về những gì xảy ra trong lòng mình hay chung quanh mình: Nghĩ sự đời thêm cảm nỗi phù du (NgCgTrứ); Được nghỉ ngơi cảm thấy thoải mái 2. Làm cho xúc động: Cử chỉ cao đẹp ấy cảm được lòng người."
cảm động
đg. (hoặc t.). 1 Có sự rung động trong lòng trong tình cảm trước sự kiện hoặc cử chỉ tốt. Cảm động đến rơi nước mắt. 2 Có tác dụng làm cảm động. Hình ảnh rất cảm động.
cảm giác
dt. Hình thức nhận thức bằng cảm tính cho biết những thuộc tính riêng lẻ của sự vật hiện tượng tác động vào con người.
cảm hóa
cảm hoá đgt. (H. hoá: biến thành) Làm cho người ta cảm phục cái hay cái tốt của mình mà bỏ cái xấu để theo gương mình: Lòng Hồ Chủ tịch rộng như biển cả bao dung cảm hoá tất cả mọi người (PhVĐồng).