Question
stringlengths
0
11.9k
Answer
stringlengths
0
26.8k
Tôi có con với một người đàn ông đã có gia đình (năm nay cháu đã 8 tuổi rồi). Vì không muốn phá vỡ hạnh phúc gia đình anh nên tôi đã quyết định ra đi. Một thời gian sau tôi nghe tin anh mất trong một vụ tai nạn nên mẹ con tôi đã tìm tới nhà và thắp hương cho anh. Vì muốn cho con biết bố của nó là ai, đồng thời tôi muốn con trai cũng phải được hưởng một phần di sản thừa kế giống như các con riêng của anh ấy. Liệu con tôi có được hưởng di sản của anh ấy để lại không?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 687 Bộ luật Dân sự 2005: “trong trường hợp đã phân chia di sản mà xuất hiện người thừa kế mới thì không thực hiện việc chia lại di sản bằng hiện vật, nhưng những người thừa kế đã nhận di sản phải thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế tương ứng với phần di sản đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Con chị muốn được hưởng thừa kế thì phải chứng minh nó là con của người đã mất. Khi đã có chứng cứ chứng minh con trai chị là con đẻ của người để lại di sản thì tất cả mọi người nằm trong hàng thừa kế thứ nhất của người đó cùng bàn bạc, thỏa thuận để đưa ra phần tài sản mỗi người nhận được như thế nào. Nếu không thỏa thuận được thì làm theo quy định của pháp luật. Chị không nói rõ anh ấy mất có để lại di chúc hay không, nên cần phải xác định: Trường hợp có di chúc: trong di chúc hoàn toàn không nhắc đến con trai chị nên cháu không được người đã khuất để lại cho một phần nào. Tuy nhiên, con trai chị vẫn thuộc đối tượng được hưởng thừa kế không cần phụ thuộc vào nội dung di chúc. Tại Điều 669 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó: Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; con đã thành niên mà không có khả năng lao động”. Cháu bé là con của chị với người đã mất, năm nay mới 8 tuổi được xem là trẻ chưa thành niên. Do đó, cháu bé được hưởng 2/3 suất của người thừa kế theo pháp luật. Trường hợp không có di chúc: khối di sản sẽ được chia theo pháp luật. Căn cứ vào Khoản 2 Điều 676 BLDS 2005: “Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản di sản bằng nhau”, mà con chị và con của vợ hợp pháp của người đã mất cùng nằm trong hàng thừa kế thứ nhất. Những đứa con này phải được nhận một phần di sản bằng nhau, không phân biệt con của vợ hay người tình. Con chị chắc chắn sẽ được hưởng di sản nếu cháu bé là con ruột của người để lại di sản. Phần thừa kế được bao nhiêu phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Không tiến hành chia lại di sản bằng hiện vật mà người thừa kế mới sẽ nhận một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế tương ứng với phần di sản đã nhận.
ố tôi mất từ năm 2002, có để lại một ngôi nhà, hiện nay em trai tôi đang ở ngôi nhà đó, nhà tôi có 4 anh chị em. Xin hỏi, có phải sau 10 năm là hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế không? Nếu 4 anh chị em chúng tôi muốn chia thừa kế thì theo luật sư phải làm thế nào?
Theo quy định của Bộ Luật dân sự thời hạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự, được miễn trừ nghĩa vụ dân sự hoặc mất quyền khởi kiện vụ án dân sự, quyền yêu cầu giải quyết việc dân sự là thời hiệu. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế được quy định tại Điều 645 Bộ Luật dân sự như sau: “Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế”. Theo đó, sau 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế (tức là từ thời điểm người để lại di sản chết), người thừa kế không còn quyền khởi kiện thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác; và sau thời hạn là 3 năm, cá nhân, tổ chức không còn quyền khởi kiện yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại. Tuy nhiên, thực tế có nhiều trường hợp sau thời điểm mở thừa kế hơn 10 năm, người thừa kế mới có ý định chia di sản thừa kế,để giải quyết vấn đề này, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 và hướng dẫn chia di sản thừa kế khi hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế như sau: - Trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau: + Nếu có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thoả thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc. + Nếu không có di chúc mà các đồng thừa kế thỏa thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ. Khi không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung. Như vậy, nếu 4 anh chị em của anh muốn chia thừa kế tài sản mà bố anh để lại thì phải gửi đơn đến tòa án với nội dung là yêu cầu giải quyết việc chia tài sản chung của các đồng thừa kế. Lưu ý là việc yêu cầu giải quyết việc chia tài sản chung của các đồng thừa kế bắt buộc phải có sự thừa nhận của các đồng thừa kế về việc tài sản là do bố anh để lại và chưa được chia
Bố tôi là thành viên hợp tác xã, vài tháng trước vì tai nạn xe máy nên bố tôi đột ngột qua đời. Xin Luật sư tư vấn tôi là con đẻ của ông thì có được thừa kế phần vốn góp của bố tôi trong hợp tác xã không và pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này?
Việc thừa kế vốn góp của anh từ bố mình được quy định tại Điều 18 về trả lại, thừa kế vốn góp. Cụ thể: “1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trả lại vốn góp cho thành viên, hợp tác xã thành viên khi chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc trả lại phần vốn vượt quá mức vốn góp tối đa khi vốn góp của thành viên, hợp tác xã thành viên vượt quá mức vốn tối đa quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 17 của Luật này. 2. Trường hợp thành viên là cá nhân chết thì người thừa kế nếu đáp ứng đủ điều kiện của Luật này và điều lệ, tự nguyện tham gia hợp tác xã thì trở thành thành viên và tiếp tục thực hiện các quyền, nghĩa vụ của thành viên; nếu không tham gia hợp tác xã thì được hưởng thừa kếtheo quy định của pháp luật. Trường hợp thành viên là cá nhân bị Tòa án tuyên bố mất tích, việc trả lại vốn góp và quản lý tài sản của người mất tích được thực hiện theo quy định của pháp luật. 3. Trường hợp thành viên là cá nhân bị Tòa án tuyên bố bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì vốn góp được trả lại thông qua người giám hộ. 4. Trường hợp thành viên là pháp nhân, hợp tác xã thành viên bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, phá sản thì việc trả lại, kế thừa vốn góp được thực hiện theo quy định của pháp luật. 5. Trường hợp vốn góp của thành viên là cá nhân không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kếthì vốn góp được giải quyết theo quy định của pháp luật. 6. Trường hợp người thừa kế tự nguyện để lại tài sản thừa kế cho hợp tác xã thì vốn góp đó được đưa vào tài sản không chia của hợp tác xã. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 Luật hợp tác xã thì anh sẽ được thừa kế phần vốn góp của bố mình nếu như đáp ứng đủ điều kiện của Luật hợp tác xã và Điều lệ thành lập hợp tác xã mà bố anh đã tham gia. Theo đó, anh có thể căn cứ vào những quy định kể trên và đáp ứng đầy đủ điều kiện theo pháp luật thì anh sẽ được thừa kế phần vốn góp của bố mình.
Mẹ tôi được ông bà ngoại giao cho quản lý di sản của mình là nhà, đất từ năm 1982. Sau đó, năm 1985 và năm 1987 ông bà tôi lần lượt qua đời mà không để lại di chúc. Tôi nghe nói: Nếu người quản lý tài sản 30 năm trở lên (không có sự tranh chấp) thì được công nhận chủ sở hữu? Nếu các bác và dì tôi (bên ngoại) khởi kiện chia thừa kế, thì Tòa án có giải quyết như thế nào? Trường hợp nào mẹ tôi được sở hữu nhà đất đó?
Theo thông tin bạn cung cấp: ông bạn mất vào năm 1985 và bà bạn mất năm 1987 mà nhà đất là của ông bà bạn thì việc mẹ bạn được giao quản lý khối tài sản trước khi ông bà bạn mất không phải là "quản lý di sản" này từ năm 1982. Do đó, quy định về việc "Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu" không được áp dụng trong trường hợp này. Trường hợp phát sinh tranh chấp giữa những người thừa kế thuộc hàng thứ nhất, mà khởi kiện đề nghị phân chia di sản thừa kế thì thời hiệu khởi kiện (10 năm, tính từ ngày bà bạn mất) đã hết, Toà án sẽ không thụ lý hồ sơ. Tuy nhiên, Toà án có thể thụ lý để giải quyết phân chia tài sản chung trong trường hợp như sau: Các con của ông bà bạn không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều công nhận nhà đất nói trên là di sản của ông bà ngoại bạn để lại và chưa phân chia thì khi người khởi kiện xuất trình được các căn cứ nêu trên và đề nghị Toà án chia tài sản chung. Khi xét xử, Toà án có thể căn cứ công sức duy trì và tôn tạo khối tài sản cho mẹ bạn và có thể quyết định giao nhà đất cho mẹ bạn sở hữu và sử dụng nhưng mẹ bạn sẽ phải thanh toán phần giá trị tài sản cho những người còn lại.
Nhà của ông bà ngoại, nhưng ông ngoại đã mất chỉ còn lại bà ngoại và các cậu, dì ( trong đó có mẹ của tôi). Vậy tôi là cháu thì có được quyền ở căn nhà đó không? Mẹ tôi đã chuyển đi chỗ khác ở.
Thông tin của bạn không đề cập đến việc ông bà của bạn có di chúc hay không. Trong trường hợp ông, bà ngoại của bạn có di chúc hợp pháp thì căn nhà đó sẽ chia theo di chúc. Trường hợp ông bà ngoại không có di chúc chung và ông ngoại bạn cũng không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp thì phần di sản của ông ngoại bạn sẽ được chia theo pháp luật. Bộ luật dân sự hiện hành quy định hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ con nuôi của người chết. Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. Đối chiếu với quy định trên thì bạn thuộc hàng thừa kế thứ hai. Pháp luật quy định: Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Căn cứ theo quy định trên và thực tế vẫn còn những người ở hàng thừa kế trước (thứ nhất) thì bạn không có quyền nhận phần di sản của ông ngoại bạn. Trường hợp mẹ bạn không ở căn nhà đó (đã chuyển đi nơi khác) thì bạn có thể ở căn nhà đó nếu được các đồng thừa kế hàng thứ nhất đồng ý.
Gia đình tôi có 03 chị em, tôi là út là con trai nên Mẹ tôi có dự định viết di chúc cho tôi và các chị giái trong gia đình (Mẹ tôi đã viết di chúc bằng tay). Tôi xin hỏi Luật sư và nhờ Luật sư tư vấn giúp: 1.Viết di chúc như thế nào là hợp pháp? Có mẫu hay viết bằng tay? (mẹ tôi viết tay có phù hợp không?) 2.Sau khi có di chúc thì cần phải làm gì tiếp theo?  3.Có cần phải có sự đồng ý của các Chị gái thì bản di chúc do Mẹ tôi viết mới có hiệu lực hay không? Xin Luật sư tư vấn giúp? Xin cảm ơn nhiều.
Để một bản di chúc hợp pháp cần đáp ứng nhiều điều kiện, các điều kiện này được quy định tại Điều 652 BLDS. Di chúc hợp pháp 1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép; b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật. 2 . Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. 3 . Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực. 4 . Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này. 5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực. ' Vì vậy, bạn đối chiếu lại di chúc của mẹ mình nhé . Di chúc chỉ có hiệu lực kể từ khi mở thừa kế (mẹ bạn mất) Việc lập di chúc không cần phải có sự đồng ý của ai cả, không cần phải cho ai biết...Vì đó là quyền dân sự
Xin chào luật sư, Tình trạng của em là sổ đỏ nhà em khi xưa do ba và mẹ em cùng đứng tên (nhưng ba xếp trên), nhưng sau đó thì ba em bị tai nạn đột ngột qua đời. Em xin hỏi là em muốn chuyển chủ sở hữu đất qua cho mẹ em thì cần phải làm thủ tục gì? Và lệ phí thế nào? Cả 5 anh chị em trong gia đình đều đồng ý chuyển qua chủ sở hữu cho em luôn để tiện sau này, nhưng không biết là thủ tục và lệ phí có cao không? Xin chân thành cảm ơn luật sư.
Các bạn đến công chứng làm thủ tục khai nhận di sản và có thể cả tặng cho phần thừa kế của mình (công chứng sẽ hướng dẫn thủ tục cần thiết) và sau đó đến UBND huyện làm thủ tục sang tên. Các loại phí, lệ phí tính đều do Nhà nước quy định chung và phần nhiều dựa vào giá trị tài sản nên không có chuyện cao hay thấp (bạn muốn làm thì phải chịu các loại phí đó). Riêng phí công chứng, nếu bạn không an tâm với công chứng tư thì đến phòng công chứng của Nhà nước.
Xin chào luật sư. Cho hỏi luật sư vấn đề sau đây: Để tòa thụ lý về việc chia tài sản chung thì phải có văn bản kèm đó tài sản chung của hộ gia đình và chưa chia. Nếu 1 người không đồng ý kí vào văn bản đó.Thì tòa không thụ lý như vậy có dúng không? Vì đã hết thời hiệu kiện thừa kế và không có di chúc.
Căn cứ quy định tại tiểu mục 2.4 mục 2 Phần I Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 02/2004/QĐ-HĐTP ngày 10-8-2004 hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình như sau: "2.4. Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế a) Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Tòa án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau: a. 1) Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thỏa thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc. a. 2) Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thỏa thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thỏa thuận của họ. a. 3) Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thỏa thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung". Như vậy, theo quy định tại tiết a.3 điểm a tiểu mục 2.4 mục 2 Phần I Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 02/2004/QĐ-HĐTP ngày 10-8-2004 hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình nêu trên thì chỉ cần các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Việc thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia có thể được thể hiện lời nói hoặc bằng văn bản trong quá trình giải quyết vụ án. Để làm rõ vấn đề này, trong quá trình giải quyết thì Tòa án lấy lời khai của đương sự, tiến hành đối chất giữa các đương sự với nhau. Vì vậy, khi có đơn khởi kiện của đương sự yêu cầu chia tài sản chung thì Tòa án phải có trách nhiệm thụ lý vụ án trên của bạn.
Thừa kế là gì?
Căn cứ pháp lý: Bộ luật dân sự 2005 Thừa kế là sự chuyển dịch tài sản của người chết cho người còn sống. Thừa kế luôn gắn với sở hữu. Sở hữu là yếu tố quyết định thừa kế và thừa kế là phương tiện để duy trì, củng cố quan hệ sở hữu. Pháp luật quy định hai hình thức thừa kế: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
Thưa luật sư. Gia đình tôi có 2 thổ đất đã làm bìa đỏ. Đứng tên 2 bố mẹ tôi. Bố tôi nay đã mất và còn vợ cả cùng 2 người con trước. Theo như tôi biết thì phần đất này được chia cho 2 người vợ, 2 người anh con của vợ cả và tôi. Vậy phần đất đó được chia đôi cho mẹ đẻ (người cùng đứng tên trong bìa đỏ) và bố tôi, còn phần của bố tôi chia đều cho 2 vợ và các con hay phần đất này được chia đều cho 2 vợ và các con? Cám ơn luật sư!
02 thửa đất là tài sản chung của bố mẹ bạn, bố bạn mất không để lại di chúc thì phần quyền sử dụng đất của bố bạn có trong 02 thửa đất thuộc về những người thừa kế theo pháp luật của bố bạn, thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 676 Bộ Luật Dân sự năm 2005: "Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau". Trong trường hợp quan hệ hôn nhân giữa người vợ trước với bố bạn đã chấm dứt bằng một Bản án hoặc Quyết định ly hôn của Tòa án thì người vợ trước không được thừa kế phần di sản của bố bạn để lại.
Kính chào Luật sư! Sự việc của gia đình tôi như sau: Ông bà Nội tôi sinh được 5 người con, 3 trai, 2 gái. Người con trai trưởng đã hy sinh trong khi chưa lập gia đình, vì thế mà Bố tôi là con trai thứ nhưng phải thay lên làm trưởng. Bố mẹ tôi đã chăm lo, gánh vác gia cho đình hơn 30 năm qua. Bố tôi tuy còn đang đi công tác nhưng do mắc bệnh hiểm nghèo nên đã qua đời vào tháng 9/2012. Khi mất Bố tôi không kịp để lại di chúc, mà chỉ di nguyện lại cho gia đình. Bố mẹ tôi lấy nhau và sinh được 4 người con gái, chính vì thế mà trước khi mất Bố tôi dặn lại rằng: nhà đất của ông cha mẹ con tôi cứ ở đến hết đời rồi giao lại cho con trai nhà Chú tôi. Vậy mà chưa được 50 ngày của Bố tôi, ông Chú tôi, cùng Bác gái và bà Cô tôi đã xúi dục bà Nội tôi chuyển quyền sử dụng đất sang cho Chú tôi, với lý do là Bố mẹ tôi không có con trai, nhà Chú tôi có con trai. (em gái út nhà tôi năm nay 19 tuổi như vậy việc Bố mẹ tôi không có con trai là sự thật mà mười mấy năm qua đã biết, chứ đâu phải Bố tôi chết đi họ mới biết mà lấy lí do đó?) Theo phong tục, truyền thống ở quê tôi thì nhà đất của ông cha chỉ để lại cho con trai trưởng. Chính vì thế mà ngày trước khi ông Nội tôi còn sống, đã mua đất cho Chú Thím tôi ở chỗ khác, còn nhà đất hiện giờ là cho Bố mẹ tôi. Bố mẹ tôi không nhờ là có chuyện như ngày hôm nay, nên suốt bao nhiêu năm qua không đi chuyển quyền sử dụng đất sang tên vợ chồng. Năm 1994, ông Nội tôi mất, không có chia tài sản thừa kế, vì thừa hiểu là nhà đất đó là của Bố mẹ tôi. Tôi cũng không rõ là tại sao bà Nội tôi lại được đứng tên trên bìa đỏ nhà đất hiện giờ. Anh em ruột thịt mà họ ăn cướp trắng trợn, không nghĩ đến đạo lí làm người, đẩy mẹ con tôi ra ngoài, có nhà mà không được về. Họ nói là ở thì cứ ở nhưng bìa đỏ phải chuyển tên cho ông Chú tôi. như vậy là quá vô lí, Bố tôi nói là sau này mẹ con tôi chết đi thì mới cho con nhà ông ý chứ có phải cho ông ý đâu? họ ức hiếp người quá đáng. Ông Chú tôi cậy có ông anh rể của Vợ làm cán bộ địa chính xã và anh trai ruột của Vợ làm cán bộ huyện,  nên đã nhanh chóng làm thủ tục gửi lên phòng tài nguyên và môi trường huyện xin chuyển quyền sử dụng đất và đã được cấp bìa đỏ mang tên ông Chú tôi. trong khi đó mẹ con tôi không đồng ý và không được biết việc phòng tài nguyên môi trường huyện đi xác minh mảng đất đó. Thật quá bất công mẹ con tôi không chấp nhận nên đã gửi đơn khiếu nại lên huyện và 3 tháng rồi mà không thấy huyện trả lời. Giờ mẹ con tôi không biết làm gì nữa để đòi lại quyền lợi của mình. Tôi xin hỏi Luật sư là mẹ con tôi phải làm những gì và gửi đơn đến những cơ quan có thẩm quyền nào để được giải quyết ạ? Việc phòng tài nguyên và môi trường huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chú tôi đã đúng trình tự pháp luật chưa?  Rất mong được Luật sư giúp đỡ mẹ con tôi, tôi xin chân thành cảm ơn.
Nhà đất có nguồn gốc do các cụ để lại cho ông bà nội bạn, ông bà nội bạn là chủ sử dụng ngôi nhà và thửa đất trên. Năm 1994, ông nội bạn mất không để lại di chúc chia tài sản của mình cho người thừa kế nên tài sản của ông nội bạn có 50% trong khối tài sản chung của ông bà nội bạn thuộc về những người thừa kế theo pháp luật của ông nội bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất (gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của ông nội bạn). Bố bạn là một trong những người thừa kế của ông nội bạn, tháng 9/2012 bố bạn mất nên mẹ và 4 chị em bạn là những người thừa kế của bố bạn có quyền tiếp tục quản lý sử dụng nhà đất từ đó. Theo quy định tại Điều 645 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về Thời hiệu khởi kiện về thừa kế: "Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế" . Như vậy, thời hiệu khởi kiện để mẹ hoặc 4 chị em bạn yêu cầu chia thừa kết di sản của ông nội bạn đã hết nên mẹ con bạn không còn quyền khởi kiện. Tuy nhiên, bạn không nói rõ về việc thửa đất trên của ông bà nội bạn đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở chưa? nếu đã được cấp thì cấp vào thời điểm nào, cấp cho ai? Bạn hãy cũng cấp thêm thông tin, Luật sư sẽ tư vấn thêm cho bạn. Thân!
Nếu GCNQSD đất cấp cho hộ gia đình thì khi bố hoặc mẹ mất thì những người trong gia đình sẽ được thừa kế như thế nào nếu như người chét không để lại di chúc?
- Nếu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho "hộ gia đình" trong đó có bố mẹ mà bố mẹ qua đời không để lại di chúc thì "phần" di sản của bố mẹ trong khối tài sản chung của "Hộ gia đình" sẽ được phân chia theo pháp luật cho ông bà(nếu còn sống) và các con - trừ trường hợp các thừa kế có thỏa thuận khác. Cụ thể những người thừa kế được quy định tại Điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005 như sau: " Ðiều 676. Người thừa kế theo pháp luật 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."
Trong giấy phép sử dụng đất có tên bố mẹ tôi, tuy nhiên đất thuộc sở hữu của gđ tôi bây giờ là do mẹ tôi được cấp từ năm 1990 và bố mẹ tôi ko có đăng kí kết hôn do bố đã có 1 người vợ trước mẹ tôi. Vậy nếu bây giờ bố hoặc mẹ tôi mất thì sẽ chia tài sản như thế nào?? Những người con riêng của bố tôi có được thừa kế không? Mẹ tôi sinh được 2 người con gái. Hãy tư vấn giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn!
Trường hợp bạn nêu, đất được hiểu là tài sản chung của hai người, nếu không xác định được theo phần thì nguyên tắc chung là mỗi người 1/2 khi chia. Di sản của mỗi người là 1/2 tài sản này cùng những tài sản khác của họ (nếu có). Như vậy, nếu có di chúc thì chia di sản theo di chúc. Nếu không có di chúc, di sản của người nào thì các đồng thừa kế (bao gồm cả con riêng) của người đó được hưởng. Người nào là con chung của 2 người đó thì được hưởng phần di sản của cả 2 người. Hai người này không phải vợ chồng nên không được thừa kế theo pháp luật đối với vợ chồng.
Thưa Luật sư Vấn đề của tôi nó hơi rối một chút. Mong Luật sư nhiệt tình tư vấn giúp. Ông bà nội tôi có hai con trai là bố và chú tôi. Tất cả gia đình đều ở chung ngôi nhà của ông bà tôi. Sau đó bố tôi mất sớm, rồi ông nội tôi cũng mất. Còn lại bà nội, chú tôi và tôi vẫn tiếp tục ở đó. Đến năm 2000 do chật chội gia đình quyết định bán nhà đang ở và mua đất xây nhà nơi khác. Do bà tôi già nên mọi giao dịch mua bán đều do chú tôi đứng tên. Khi chuyển về nhà mới do chưa có sổ đỏ nên gia đình tôi (gồm bà, chú và tôi) vẫn dùng hộ khẩu ở địa chỉ cũ. Rồi bà tôi mất, và cũng như ông tôi, không để lại di chúc. Sau đó tôi có hỏi chú tôi về tình hình làm sổ đỏ để chuyển hộ khẩu thì ông nói chưa làm được. Gần đây tôi mới phát hiện ra chú tôi đã lấy sổ đỏ về, không cho tôi biết và sổ không có tên tôi. Tuy hiện tại tôi vẫn ở cùng chú tôi tại ngôi nhà đó nhưng tôi cũng hơi lo lắng. Vậy nhờ Luật sư tư vấn giúp mấy câu hỏi sau: - Trong trường hợp này tôi có được coi là người đồng thừa kế tài sản của ông bà nội tôi theo phần của bố tôi không? - Nếu có thì tôi có thể làm gì để bảo về quyền lợi? Biết rằng tôi ở tại cả 2 ngôi nhà cùng gia đình từ lúc mới sinh cho đến giờ. Họ hàng, hàng xóm và chính quyền đều biết. Tôi và chú tôi vẫn dùng chung hộ khẩu của địa chỉ cũ. - Do chú tôi đã dùng sổ đỏ để thế chấp vay ngân hàng (không cho tôi biết) vậy nếu ngân hàng siết nợ nhà liệu tôi có bị buộc phải ra đường không? Rất mong Luật sư trả lời giúp. Xin trân trọng cảm ơn.
Trường hợp này do ông bà nội bạn không để lại di chúc về nguyên tắc di sản của ông bà nội sẽ được chia theo quy định pháp luật. Hàng thừa kế của ông bà nội bạn gồm bố bạn và chú bạn, tuy nhiên bố bạn đã mất vì vậy bạn có thể được hưởng phần di sản do ông bà nội để lại theo diện thừa kế thế vị được quy định tại Điều 677 Bộ luật Dân sự năm 2005. Nội dung của điều luật như sau: Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống. Luật sư không rõ ai là người hiện đang đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà chú bạn đã thế chấp tại ngân hàng, nếu chỉ mình chú bạn đứng tên khi không có sự đồng ý của anh em ruột của bạn thì được coi là không hợp pháp, bạn có quyền yêu cầu được hưởng phần di sản nếu bố bạn còn sống được hưởng. Hiện tại chú bạn đã thế chấp giấy chứng nhận đó tại ngân hàng, nếu đến hạn thanh toán chú bạn không có khả năng thanh toán rất có thể tài sản này sẽ được phát mại theo quy định khi đó quyền và lợi ích hợp pháp của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Nếu có thể bạn nên thực hiện quyền quyền tài sản của mình ngay lúc này không nên đợi tới thời điểm ngân hàng xử lý tài sản thế chấp.
Thừa kế có nhân tố nước ngoài là gì?
Thừa kế có nhân tố nước ngoài là trường hợp trong đó: ít nhất có một người bên để lại di sản hoặc bên nhận thừa kế có quốc tịch nước ngoài, thường trú ở nước ngoài; tài sản thừa kế tồn tại ở nước ngoài; di chúc được lập ở nước ngoài.
Mở thừa kế là gì?
Căn cứ pháp lý: Bộ luật dân sự 2005 Mở thừa kế là Việc bắt đầu hình thành trên thực tế quan hệ thừa kế. Mở thừa kế là một trong các quy định cơ bản của pháp luật về thừa kế gồm các quy định về thời điểm mở thừa kế và địa điểm mở thừa kế. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Đối với người bị Tòa ántuyên bố là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày mà Tòa án xác định là người đó đã chết; nếu không xác định được ngày đó thì thời điểm mở thừa kế là ngày mà quyết định của Tòa án tuyên bố người đó là đã chết có hiệu lực pháp luật. Các quan hệ pháp luật về thừa kế chỉ phát sinh từ thời điểm mở thừa kế.
Ống cố em có 1 căn nhà, ông có 1 người con và 5 đứa cháu nội, giấy tờ nhà do đứa cháu thứ 3 đứng đại diện thừa kế, vậy cho em hỏi là con dâu của ông cố em có quyền làm di chúc cho bất cứ ai mà không cần thông qua các con không? Tức nguoi đứng đại diện không? Và bây giờ ông cố em lại có thêm 1 người nửa thì người này đứng ra tranh chấp thì có được thừa hưởng không?
- Nếu căn nhà đó có GCN QSH nhà ở mà đứng tên đại diện thừa kế (của ai đó) thì nhà đất đó là tài sản chung của các thừa kế. Việc định đoạt tài sản đó phải được sự đồng thuận của tất cả các đồng sở hữu. - Nếu không tìm được sự đồng thuận thì phải thực hiện việc phân chia tài sản chung thì các đồng sở hữu mới có thể định đoạt được phần quyền sở hữu của mình; - Nếu một trong các đồng sở hữu tài sản lập di chúc thì chỉ được lập di chúc đối với phần tài sản của mình trong khối tài sản chung theo tỷ lệ thuộc phần sở hữu của người đó.
Xin tư vấn giúp em về vấn đề quyền thừa kế nhà ở như thông tin sau: - Gồm 3 thế hệ: Ông bà nội=> 7 người con (ba em thứ 5) => các cháu (em và chị gái) - Tất cả anh em của ba em đều ở nước ngoài và định cư, duy nhất chỉ có ba em là ở VN được ủy quyền sử dụng nhà -1992 ông nội của em (chủ sở hữu nhà) ủy quyền sử dụng nhà ở VN cho ba của em không ghi rõ thời hạn ủy quyền - 6/8/2003 ông nội qua đời - 15/7/2004 bà nội qua đời Đến những ngày gần đây ba em cũng mất Ông bà nội của em không để lại bất cứ di chúc nào cho các con. Xin luật sư cho em hỏi là căn nhà ở VN có thuộc quyền sở hữu của ba em chưa? Và khi đó nếu các anh chị bên nước ngoài về tranh chấp có hợp tình hợp luật không ạ? Và khi đó thì căn nhà này được giải quyết như thế nào ạ. Mong nhận được hồi âm của luật sư
Ông bà nội bạn là chủ sở hữu căn nhà và chỉ ủy quyền cho cha bạn sử dụng nhà. Như vậy, tài sản này vẫn thuộc quyền sở hữu của ông, bà bạn. Khi ông, bà bạn mất thì nó là di sản thừa kế của các con. Vì vậy, các con của ông, bà nội bạn phải tiến hành khai di sản và phân chia di sản thừa kế. Việc cha bạn mất sau ông, bà bạn mất thì hàng thừa kế thứ 1: Mẹ bạn và anh, chị, em bạn sẽ hưởng phần thừa kế của cha bạn.
Thưa luật sư! Nhà tôi có 2 thửa đất một đứng tên bố tôi,một đứng tên cả bố và mẹ tôi. bố tôi đã mất được 2 năm và không để lại di chúc.Giờ mẹ tôi muốn chia 2 thửa đất đó cho 4 anh em chúng tôi.xin hỏi luật sư đầu tiên phải làm những thủ tục gì? về thủ tục xác nhận quyền thừa kế như thế nào? Thủ tục chia đất tách sổ đỏ? Rất mong được sự giúp đỡ của luật sư! Xin cảm ơn!
Hai thửa đất (một mang tên bố bạn và một mang tên cả bố lẫn mẹ bạn) nếu là tài sản chung trong hthời gian hôn nhân thì là tài sản chung của cả bố lẫn mẹ bạn nên sau khi bố bạn mất không để lại di chúc thì hai thửa đất này sẽ chia đôi: một nữa là tài sản của mẹ bạn và một nữa là di sản thừa kế của bố bạn để lại được chia đều cho 5 người (gồm mẹ bạn và 4 ngươi con mỗi người một phần bằng nhau). Đó là nguyên tắc chia theo quy định của pháp luật thừa kế và các đồng thừa kế của bố bạn cần tiến hành khai nhận di sản thừa kế tại cơ quan công chứng và đăng bộ, trước bạ quyền sử dụng đất để sang tên người được nhận. Trong trường hợp các thành vên trong gia đình thống nhất chia cả hai thửa đất thành 4 phần đều nhau cho 4 người con thì cần phải có ý kiến đồng ý của mẹ bạn và tiến hành thủ tục phân chia, cho nhận tại cơ quan công chứng và làm các thủ tục đăng ký quyền sử dụng, nghĩa vụ tài chính với nhà nước như trên đã nêu. Thân mến
Gia đình tôi có 4 chị em. Năm 1990 cha mẹ tôi có mua 1 căn nhà không có giấy tờ ( chỉ có giấy viết tay ) và cả gia đình sinh sống trên căn nhà đó. Đến năm 1995 cha mẹ tôi qua đời mà không để lại di chúc và gia đình tôi cho thuê căn nhà đến nay. Năm 1999 khi nhà nước yêu cầu kê khai nhà đất thì chị cả nhà tôi là người đứng ra kê khai trên giấy tờ, đến năm 2014 nhà nước có chủ trương giải phóng mặt bằng để làm đường và đền bù thì chỉ có tên chị của tôi là chủ tài sản trong giấy tờ và nhận tiền đền bù. Chị tôi xem đây là tài sản riêng vì nhà nước ghi trên giấy tờ đền bù và không chia phần thừa kế cho tôi và 2 người chị khác. Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này tôi và các đồng thừa kế khác có thể khởi kiện để nhận phần thừa kế của cha mẹ hay không ?
Nếu căn nhà trên do cah mẹ bạn mua thì các chị em bạn có quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án chia tài sản chung nói trên, Tuy nhiên chị cần cung cấp chính xác thông tin về giấy mua bán tay và các giấy tờ liên quan khác
Mẹ em đứng tên sổ đỏ và đã mất, em và ba em đã làm lại bìa đỏ 2 người cùng đứng tên ( ba em đã có vợ và có 2 em nhỏ, hiện nay đang ở nhà riêng). Cho em hỏi  trong trường hợp này quyền lợi của em và ba em có như nhau hay không? ba em hiện nay đang bệnh, nếu ba em mất đi thì em có phải là người sơ hữu hoàn toàn hay không?
Trường hợp như bạn nêu là cùng đứng tên trên sổ đỏ nhưng chưa xác định giá trị tài sản của mỗi đồng sở hữu trong tài sản chung cùng đứng tên. - Trường hợp tài sản đó là riêng của mẹ bạn thì hai người có quyền ngang nhau (tương đương mỗi người 1/2 với điều kiện ngoài bạn và bố bạn không còn người thừa kế khác). - Trường hợp tài sản đó là của chung bố mẹ bạn thì bố bạn hưởng 3/4 và bạn là 1/2 giá trị tài sản. Như vậy, khi bố bạn mất thì ngoài bạn ra còn những người khác có quyền thừa kế đối với phần tài sản bố bạn đáng ra hoặc thực tế được hưởng nên bạn không có quyền hoàn toàn
Ô ng Bà ngoại tôi có 1 thửa đất và vật kiến trúc trên đất là 1 ngôi nhà cấp 4, và có 6 người con 2 trai, 4 gái. Năm 2010 Ông bà có họp gia đình cho 4 người con gái, có chữ ký của ông bà và xác nhận của UBND xã. Đến năm 2012 Bà Ngoại qua đời 2 người con trai và họ hàng đòi làm nhà thờ nhưng ông ngoại không đồng ý và vẫn cho 4 cô con gái. Năm 2013; 4 cô con gái mang giấy tờ cho tặng để làm thủ tục sang tên thửa đất, thì được chính quyền giải thích là không có hiệu lực pháp lý. Vì không công chứng 1 cửa, mà chỉ có xác nhận của địa phương. nên không sang tên thửa đất cho 4 người con gái được. Chính quyền bảo về họp gia đình và làm lại giấy tờ, nhưng 2 người con trai không đồng ý. Vậy xin hỏi luật sư giúp gia đình tôi phải tiến hành những bước gì để phân chia phần thừa kế của bà ngoại tôi?.
Nếu tất cả những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bà (đã chết) gồm chồng và các con thỏa thuận được thì tới cơ quan công chứng để làm thủ tục kê khai di sản thừa kế. Nếu ít nhất 1 trong số những người trên không đồng ý thì không thể tiến hành thủ tục này được. Nếu muốn giải quyết vụ việc thì chỉ còn cách là khởi kiện ra tòa án.
Ba mẹ tôi có 7 người con. Anh cả đã tách hộ khẩu. Hiện tại, tên người chú thứ 10 vẫn còn nằm trong hộ khẩu của gia đình (chú đã có gia đình riêng). Ba tôi mời vừa mất. Không có để lại di chúc. Mẹ không được hưởng quyền thừa kế do tên trong giấy CMND (Phạm Thanh Hương) không trùng với tên trong hộ khẩu (Phạm Thị Hương); trong giấy khai sinh của anh em tôi, 4 Phạm Thanh Hương, 3 Phạm Thị Hương. Bây giờ chú 10 mún giành quyền thừa kế. Xin được giải đáp: 1. Chú 10 có được hưởng thừa kế. 2. Làm thế nào để mẹ tôi được thừa kế và làm chủ hộ. 3. Nếu các con đều được hưởng thừa kế, vậy anh cả có được hưởng thừa kế hay không.
Nếu đăng ký hợ khẩu sai thì điều chỉnh lại cho đúng. Nếu mẹ bạn có đăng ký kết hôn và các anh chị em là con ruột của cha bạn thì nếu cha bạn mất quyền thừa kế theo pháp luật của mẹ em và các anh em em là không ai có thể từ chối được cho dù ông chú muốn tước quyền hưởng thừa kế cũng không được.
Ba tôi mất để lại 1 miếng đất còn nợ tiền chuyển mục đích sử dụng, vậy gia đình tôi có cần phải đóng phần tiền nợ đó rồi mới được thừa kế không, hay vẩn được thừa kế bình thường ( tiền nợ đó được trả góp mỗi năm ) Việc thừa kế phải làm 1 lượt hay có thể chia ra nhiều lần để làm, vì gia đình tôi chưa có đủ tiền để đóng nợ tiền mục đích sử dụng nên muốn để miếng đất đó lại sau này làm Còn 1 miếng đất do bà ngoại tôi mua lúc ba tôi chưa kết hôn với me tôi, vào thời điểm đó hầu như ai cũng chỉ có giấy viết tay thôi. Ba tôi ở rễ. Năm 1993 thì mẹ tôi mất. đến năm 2001 thì bà ngoại tôi mất. năm 2002 thì ba tôi hợp thức hóa miếng đất ấy. đến năm 2005 thì ba tôi kết hôn với vợ sau, gia đình tôi vẫn ở chung ( ông ngoại ruột của tôi cũng ở chung) . đến năm nay thì ba tôi cũng mất. vậy tôi muốn thừa kế miếng đất đó thì cần những giấy tờ gì. Tôi có nhờ người làm dùm, người ta yêu cầu giấy kết hôn của ba mẹ tôi, giấy chứng tử của mẹ và bà ngoại tôi, điều đó có cần thiết không
Nếu thửa đất đứng tên ba bạn còn ghi nợ tiền sử dụng đất thì gia đình bạn phải nộp hết tiền sử dụng đất thì mới thực hiện được quyền khai nhận hoặc phân chia di sản thừa kế. Việc khai nhận, phân chia di sản thừa kế phải thực hiện một lần chứ không thể thực hiện làm nhiều lần theo yêu cầu của bạn được. Thửa đất thứ hai theo bạn trình bày là đứng tên bố bạn và có trước thời kỳ hôn nhân với vợ hai của bố bạn nên theo quy định pháp luật sẽ là tài sản riêng của bố bạn và sẽ được chia thừa kế.
Cụ tôi mất, viết di chúc để toàn bộ cho con GÁI ruột của cụ, nhưng ngoài ra cụ có người con trai đã hi sinh trong kháng chiến, và mẹ tôi là con ruột của ông. Vậy mẹ tôi có quyền đòi lại từ đường để thờ Bà nội và Cha đẻ của mình không ?
Theo qui định của pháp luật về thừa kế thì Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Quyền của người để lại di chúc được qui định như sau: Người lập di chúc có các quyền sau đây: 1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; 2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế; 3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng; 4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế; 5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản. Trong trường hợp nội dung di chúc có thể hiện phần di chúc để lại nhằm thờ cúng tổ tiên ông bà thì: 1. Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng. Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lý di sản thờ cúng. Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật. 2. Trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng. Như vậy, căn cứ vào các qui định trên nếu di chúc có để lại phần nhằm thờ cúng ông bà tổ tiên thì phần di sản đó sẽ không được chia thừa kế. Khi đó mẹ bạn cũng có quyền trong việc giám sát việc thực hiện thờ cúng ông bà, tổ tiên. Ngược lại nếu di chúc không để lại phần di sản để thờ cúng ông bà thì người được chỉ định trong di chúc không phải thực hiện công việc đó và nếu có thực hiện thì đó cũng chỉ là sự tự nguyện của họ chứ pháp luật không thể qui định hay can thiệp được.
Mẹ của bố tôi có 6 người còn và đã chia đất cho mấy anh em của bố tôi, do hồi đó gia đình tôi và 2 người anh em của bố tôi chưa có tách ra được, bà của tôi có viết di chúc chia đất cho bố tôi và 2 người anh em chưa tách ra và bà của tôi đã mất được nhiều năm. Nay nhà tôi và mấy anh của bố tôi muốn tách ra riêng giờ phải làm như thế nào.
1. Nếu nhà đất đó là tài sản riêng của bà nội bạn thì bà nội bạn mới có toàn quyền quyết định. Nếu là tài sản chung của hộ gia đình hoặc tài sản chung vợ chồng thì bà bạn chỉ được quyết định phần của mình trong khối tài sản chung đó. Vì vậy, bạn cần xem lại giấy tờ về quyền sử dụng đất để xác định quyền lập di chúc của bà bạn đổi với nhà đất đó. 2. Nếu di chúc của bà bạn hợp pháp theo quy định pháp luật (tuân thủ về nội dung và hình thức của di chúc) thì di sản của bà bạn sẽ chia theo di chúc. Nếu di chúc của bà bạn không đảm bảo về nội dung và hình thức theo quy định pháp luật thì di sản sẽ được chia theo pháp luật (Di sản được chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 676 Bộ luật dân sự 2005). trong trường hợp di chúc không hợp pháp thì bắt buộc phải có sự nhất trí của tất cả các cô, chú, bác của bạn thì thửa đất đó mới sang tên được cho bố bạn. Nếu vụ việc có tranh chấp thì tòa án sẽ giải quyết.
Mẹ tôi là con một, đã mất năm 1989; bà ngoại tôi mất năm 1996. Nay anh em tôi muốn nhận thừa kế và chuyển quyền sử dụng đất ngôi nhà do bà ngoại tôi để lại thì cần làm những thủ tục gì, liên hệ với cơ quan nào. Vì thời gian đã lâu và thời điểm bà mất anh em tôi còn nhỏ, lại thay đổi chỗ ở nên hầu hết giấy tờ đều bị thất lạc, chỉ còn giấy khai sinh của anh em tôi.
Trong trường hợp này các bạn khai thực hiện khai nhận di sản thừa kế tại tổ chức công chứng hoặc Ủy ban (nếu ở đó không có công chứng) nơi có di sản để lại. Hồ sơ gồm các giấy tờ về quyền thừa kế (quan hệ giữa các con với mẹ, giữa mẹ với bà ngoại, giấy chứng tử), giấy tờ có liên quan đến tài sản của bà ngoại trước khi mất. Nơi công chứng/chứng thực sẽ hướng dẫn các bạn thủ tục về khai nhận thừa kế theo yêu cầu của họ và trên cơ sở ý kiến của các đồng thừa kế. Vì các đồng thừa kế ở các nơi khác nhau nên tốt nhất người nào gần nơi công chứng/chứng thực tham khảo thủ tục cụ thể rồi thông báo cho người khác để đỡ mất công đi lại.
Tôi năm nay 50 tuổi, hiện là cán bộ ngành Thuế. Chồng tôi trước khi mất là Bí thư xã và mang căn bệnh ung thư. Trong thời gian điều trị bệnh chồng tôi không ở nhà mà ở nhà của ba mẹ ruột. Lý do chồng tôi có người tình riêng và muốn ở bên nhà ba mẹ sẽ tiện liên lạc với cô này. Hơn nữa anh chị em bên chồng của tôi không thấy việc ngoại tình của chồng tôi là sai trái mà còn ủng hộ. Họ lén lút quan hệ trong thời gian dài nhưng do tôi thương chồng con, lại ngại ra tòa vì tâm lý ái ngại cho bản thân là công chức nhà nước. Tôi nhiều lần khuyên nhủ xin chồng trở về nhà để mẹ con tôi trông nom nhưng anh ấy cương quyết không đồng ý. Đến khi chồng tôi sắp mất thì anh ấy có ý định quay về nhưng người tình cấu kết với anh em chồng tôi không cho chồng tôi về. Lúc diễn ra tang lễ mẹ con tôi vẫn đến nhà của ba mẹ chồng chịu tang cũng như hoàn thành mọi nghĩa vụ nhưng toàn bộ số tiền chế độ và tiền phúng điếu đã vào tay nhà chồng. Mẹ con tôi không đụng chạm gì đến số tiền đó vì nghĩ rằng coi như thưởng công cho họ đã chăm lo cho chồng tôi trong khoảng 3 tháng điều  trị bệnh tại nhà họ. Đến khi tôi được thông báo về số tiền bảo hiểm tử tuất thì tôi mới phát hiện chị chồng tôi đang giữ quyển sổ bảo hiểm của chồng tôi. Họ không trả lại cho tôi mà còn bắt buộc tôi phải chi trả cho chị chồng 153 triệu đồng. Tôi hỏi đó là tiền gì? có chứng từ hay không? thì chị ấy bảo là tiền vay để mua thuốc cho chồng tôi uống và không hề có chứng từ xác nhận.  Nay tôi xin hỏi luật sư tôi muốn lấy lại quyển sổ bảo hiểm của chồng tôi có được không? Cơ quan nào sẽ hỗ trợ tôi? Nhà chồng tôi nhiều lần hăm dọa tại nhà cũng như đến cơ quan tôi làm việc để bêu rếu tôi, lăng mạ uy tín danh dự của tôi. Nay tôi không muốn giải quyết số tiền mà họ đưa ra có được không?
Theo luật thì sổ bảo hiểm là tài sản của chồng bà (chết) để lại. Do vậy tài sản trên sẽ chia đều cho các đồng thừa kế gồm vợ, con và cha mẹ. chị có thể nhờ UBND xã can thiệp, nếu không thể giải quyết được thì tiếp tục khởi kiện ra tòa án để giải quyết. Đối vơi số tiền bị đòi 153 triệu nếu không có chứng cứ thì không thể trả
1.Trường hợp mở thừa kế trên QSDĐ gồm 4 thửa đất.nhưng thửa đất ở đang tranh chấp với 1 người khác vậy có thể mở thừa kế 3 thửa kia không mở thừa kế thửa đất ở được không? Văn Phòng ĐKQSDĐ yêu cầu thửa đất ở đang tranh chấp phải có văn bản đề nghị của UBND xã xác nhận thửa đất ở đang tranh chấp và kiến nghị cho mở thừa kế 3 thửa đất kia.vậy UBND xã không đồng ý xác nhận và nói là thửa đất ở đang tranh chấp trên QSDĐ gồm 4 thửa có cả thửa đất ở vậy có được k ak.
Những người thừa kế có thể khai nhận di sản thừa kế là 3 thửa đất không tranh chấp trước,còn thửa đất tranh châp với người khác nếu không hòa giải được thì các đồng thừa kế có thể khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình và sau đó sẽ phân chia di sản này.
1. Vào năm 2009, chồng em do nóng nảy mâu thuẫn trong gia đình (do người con rể sắp xếp ) đã lên UBND viết giấy từ chối quyền thừa kế (nhưng cũng không nhớ nội dung viết trong giấy từ chối là gì, chỉ biết về nhà ãnh có nói lại là không dính dáng tới căn nhà hiện nay) 2. Ba chồng đã mất 23 năm nay, giấy tờ nhà hợp thức ra sổ hồng tên mẹ chồng đứng. 3. Nhà hiện nay có 5 người con (2 trai và 3 người con gái, trong đó một người con gái hiện đang ở Canada) 4. Người con rể hiện nay đang làm áp lực với mẹ chồng em để bắt bà chia nhà. Giờ mẹ chồng em muốn lập di chúc cho 3 người con (2 trai và con gái bên Canada) vì 2 người con gái kia bà đã cho 2 căn nhà rồi nên bà không chia cho nữa 5. Em có một thắc mắc: nếu mẹ chồng em viết di chúc như thế thì chồng em có được hưởng phần tài sản này hay không (do lúc 2009 đã từ chối) 6. Nếu muốn  phần tài sản này thì chồng em phải làm những thủ tục gì? 7. Và khi chồng em đã từ chối thì bây giờ có hủy được hay không? Thủ tục ra sao?
Theo quy định của pháp luật thì chỉ có từ chối nhận di sản thừa kế và việc từ chối nhận di sản thửa kề phải được thực hiện trong vòng 6 tháng kể từ khi người có di sản chết, quy định tại Bộ luật dân sự năm 2005: Điều 642. Từ chối nhận di sản 1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. 2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản; người từ chối phải báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng hoặc ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản. 3. Thời hạn từ chối nhận di sản là sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế. Sau sáu tháng kể từ ngày mở thừa kế nếu không có từ chối nhận di sản thì được coi là đồng ý nhận thừa kế. Do đó chồng bạn có lập văn bản từ chối nhận di sản vào năm 2009 là không đúng pháp luật. Nếu năm 2009 các đồng thừa kế đồng ý tặng cho mẹ chồng bạn và mẹ chồng bạn đã đứng tên nhà đất này thì mẹ chồng bạn có quyền tặng cho hoặc di chúc cho bất kỳ ai. Chồng bạn không bị hạn chế gì hết.
Thưa luật sư, xin giải đáp giúp em vấn đề sau: Gia đình em chỉ có 4 người. Cách đây 10 năm, ba em qua đời, đề lại là ngôi nhà do ba mẹ đứng tên chung. Nhưng sau vài năm, mẹ đã ra phòng công chứng và dẫn tụi em bắt ký tên là ngôi nhà chỉ do một mình mẹ đứng tên, sau này không tranh chấp gì về tài sản này nữa, tụi em không nghĩ gì nên cũng ký luôn. Nhưng nếu như mẹ em có đời chồng thứ 2, thì tài sản đó có còn là tài sản trước hôn nhân ko? Tụi em có quyền gì về phần tài sản mà phần cha em để lại không? Kính mong luật sư giải đáp giúp em.
Khi ba em qua đời mà không có để lại di chúc gì thì giá trị 1/2 ngôi nhà là tài sản của ba em sẽ được chia đều cho mẹ và các anh chị em của em mỗi phần bằng nhau. Hiện nay, ngôi nhà do một mình mẹ em đứng tên (tôi nghĩ là anh chi em của em đã thỏa thuận từ chối nhận di sản để mẹ đứng tên một mình). Do vậy, hiện nay ngôi nhà là tài sản riêng của mẹ em. Nếu mẹ em kết hôn một lần nữa thì tài sản này là tài sản riêng của mẹ em, trừ khi mẹ em đồng ý nhập vào làm tài sản chung với người chồng sau. Nếu anh chị em của em đã từ chối nhận di sản để mẹ em đứng tên ngôi nhà thì anh chị em của em không còn quyền gì về phần di sản được hưởng, trừ khi mẹ em có thỏa thuận khác.
Cho tôi hỏi: Khi người chồng đã ra công chứng để làm giấy cam kết căn nhà cả 2 vợ chồng đang ở chung là tài sản riêng của vợ thì khi người vợ đội ngột qua đời không để lại di chúc, người chồng có quyền hưởng 1/3 thừa kế từ căn nhà (là tài sản riêng của vợ) không? Vì người vợ còn mẹ  ruột và 1 đứa con. Chân thành cám ơn!
- Nếu chồng đã làm cam kết tài sản riêng của vợ, xét về quan hệ sở hữu tài sản giữa vợ chồng thì đây là tài sản riêng của vợ, không còn là tài sản chung của vợ chồng. - Trong quan hệ thừa kế - thừa kế theo pháp luật (người vợ không để lại di chúc) khi đó những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người vợ gồm có: Cha mẹ đẻ; chồng và các con. Như vậy, nếu người vợ qua đời không để lại di chúc thì di sản sẽ chia cho Mẹ ruột, chồng và con. Các đồng thừa kế trong cùng hàng thừa kế sẽ được hưởng kỷ phần (phần thừa kế) bằng nhau.
Anh trai tôi là công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam kết hôn với chị dâu tôi mang quốc tịch Úc nhưng sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Xin hỏi luật sư là pháp luật Việt Nam được áp dụng như thế nào đối với các tài sản chung của anh chị tôi trên Việt Nam. Cách đây 2 tháng anh chị tôi ( chưa có con)  bị tan nạn và qua đời không để lại di chúc, tài sản hiện có là một căn nhà ở TP.HCM, Tài khoản ở Ngân Hàng Sacombank và một trang trại bò sữa ở Úc Xin hỏi luật sư là việc giải quyết tài sản này như thế nào? Áp dụng luật pháp Việt Nam hay là luật pháp nước Úc. Cảm ơn luật sư!
Theo nội dung bạn trình bày thì tôi nghĩ chị dâu bạn cũng là người VN. Trong trường hợp này, Pháp luật VN sẽ được áp dụng để giải quyết vấn đề tài sản chung của anh chị bạn tại VN theo hướng như sau: Do anh chị của bạn qua đời vì tai nạn ko để lại di chúc nên toàn bộ tài sản chung của anh chị bạn tại VN sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật VN. Cụ thể: 1/2 tài sản đó sẽ là di sản thừa kế của anh trai bạn chia đều cho những đống thừa kế của anh trai bạn . 1/2 tài sản đó là di sản thừa kế của chị dâu bạn chia đều cho những đồng thừa kế của chị dâu bạn.
Rất mong các luật sư tư vấn giúp tôi vấn đề sau: Bố mẹ tôi sinh được 5 người con, bao gồm 4 con gái, 1 con trai. Bố mẹ tôi đều ở chung với vợ chồng tôi cùng 3 người con trên mảnh đất 1600m2, và cùng có tên trong sổ hộ khẩu mang tên tôi. Năm 1993 nhà nước chia đất nông nghiệp theo nhân khẩu cho từng hộ gia đình thì nhà tôi được thêm 4000m2 đất nông nghiệp nữa. Năm 2003 nhà tôi làm GCNQSD đất trong đó có ghi Hộ (ông, bà) và ghi tên lại là bố tôi với tổng diện tích 5600m2. Năm 2008 bố tôi mất, 4 người con gái về đòi thừa kế, và đòi chia đều đất trong GCNQSD đất của hộ gia đình chúng tôi. Vậy xin hỏi luật sư trong trường hợp này, đất trong GCNQSD đất sẽ chia như thế nào? Bố tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất ấy, nhưng chưa được cấp GCNQSD đất bao giờ, năm 2003 là GCNQSD đất được cấp đầu tiên. Rất mong các luật sư tư vấn thật nhanh chóng và chính xác ạ! Tôi xin chân thành cảm ơn các luật sư trước!!!
Trên cơ sở thông tin bạn nêu thì gia đình bạn có 5 người (2 vợ chồng và 3 người con), ở chung và cùng trong 01 sổ hộ khẩu với bố mẹ bạn, tất cả là 7 người. GCNQSDĐ cấp cho hộ gia đình (7 người), có nghĩa 7 người là đồng sở hữu (bố, mẹ bạn mỗi người 1/7, nếu không có thỏa thuận hay quy định nào khác). Bố bạn mất thì tài sản này (1/7 giá trị sổ đỏ) của bố bạn là di sản để lại được chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất (gồm bố, mẹ, vợ và các con người đã mất). Như vậy, những người kia đòi chia thừa kế là có cơ sở và nếu các bên không tự thỏa thuận được thì tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Lưu ý: trường hợp có di chúc thì chia theo di chúc.
Tôi kết hôn 25 năm sinh được 2 con trai, lớn 21 tuổi nhỏ 13 tuổi. Tôi và các con chưa tách tên trong hộ khẩu về nhà chồng. Nay ba,mẹ chồng và chồng tôi đều mất chỉ còn chị chồng đứng chủ hộ trong gia đình vậy tôi và các con có thể chuyển hộ khẩu về nhà chồng được không ?Nếu chị chồng tôi không đồng ý tôi có chuyển được không? Ba chồng tôi mất năm 2000 ko lặp di chúc. Mẹ chồng tôi mất năm 2010 ko lập di chúc nhưng có sang tên toàn bộ tài sản cho chị chồng tôi đứng tên. Vậy cho tôi hỏi tài sản đó thuộc tài sản chung của cha mẹ để lại hay của riêng chị chồng tôi?Chồng tôi có thể hưởng thừa kế trong đó không?Chồng tôi mất vậy tôi và các con có được hưởng phần tài sản đó không? Nếu được tôi phải làm như thế nào để lấy được vì sau khi chồng tôi mất họ đã tìm cớ chưởi bới đánh đập đuổi toi ra khỏi nhà.
Về chuyển hộ khẩu thì có thể không được vì bạn không cư trú ở đó. Về tài sản thừa kế thì phải xem xét như sau: Nếu nhà đất này có nguồn gốc chung là của cả bố mẹ chồng bạn thì chắc chắn chồng bạn sẽ được hưởng thừa kế từ bố chồng và việc mẹ sang tên đất cho con gái là có vấn đề. Hơn nữa cũng cần xác định: Nếu chồng bạn chết trước bố chồng thì con bạn có thê được hưởng thừa kế, còn nếu chồng bạn chết sau thì có thể cả bạn cũng được hưởng thừa kế. bạn cần xác định rõ nguồn gốc đất này và xem có khuất tất gì trong việc xin cấp Giấy chứng nhận nhà đất cho chị chồng hay không?
Cô tôi đang sở hữu một căn nhà và đất. Cô tôi không có chồng, con nên muốn lập di chúc để lại toàn bộ tài sản trên cho một người cháu ruột đang định cư ở Mỹ. Khi đến một số Văn phòng công chứng thì họ nói cô tôi chỉ có thể thể lập di chúc để lại tài sản cho con ruột hoặc cháu nội (ngoại) mà thôi, còn đối với những người cháu khác thì phải làm thủ tục sang, bán. Như vậy có hợp lý đúng không?
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 (BLDS) thì người lập di chúc có các quyền sau: - Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; - Phân định phần dư sản cho từng người thừa kế; - Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng; - Giao nghĩa vụ cho người thừa kế; - Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, phân chia di sản. Căn cứ theo quy định của BLDS thì cô bạn hoàn toàn có quyền lập di chúc để để lại tài sản cho người cháu ruột của cô bạn. Trong trường hợp cô bạn lập di chúc cho người cháu của mình thì gia đình bạn cần lưu ý rằng pháp luật có quy định về những trường hợp được hưởng thừa kế mà không phụ thuộc vào di chúc. Điều 669 BLDS quy định: “Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này: 1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; 2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.” Như vậy, mặc dù cô bạn lập di chúc để lại toàn bộ tài sản cho cháu ruột nhưng nhưng cha, mẹ của cô bạn vẫn có quyển hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc cô bạn lập.
Lúc trước nhà em có sổ đỏ mang tên ba và mẹ. Sau khi ba mất vào 2004, năm 2007 nhà em ký tên để chuyển tên sổ đỏ sang Hộ bà: tên mẹ em để tiện làm ăn. Nay gia đình em muốn cho em ngôi nhà đó. Khi mẹ và các anh chị em đến công chứng tỉnh làm công chứng hợp đồng thì công chứng viên chỉ làm hợp đồng cho tặng bất động sản. Bên cho tặng là mẹ và các anh chị (không có tên em), còn bên nhận là em. Như vậy là không làm thủ tục phân chia thừa kế phần tài sản của ba em trong ngôi nhà đó, vậy có hợp lý, đúng luật không, có ảnh hưởng đến quyền lợi của em không.
Năm 2007 nhà em ký tên để chuyển sang tên mẹ em. Như vậy là lúc đó đã làm thủ tục khai nhận và chia di sản rồi đó em. Do đó, nếu bây giờ cả gia đình muốn tặng cho lại em thì không phải làm thủ tục khai nhận di sản lần nữa đâu em
Ông bà nội tôi chết, để lại một căn nhà. Gồm 11 người con, 6 người con lớn là con riêng của bà nội tôi. Bà nội sau là 5 người con. Ba tôi chết trước bà nội tôi, nay các bác tôi đòi chia tài sản căn nhà này. Toàn án đã định giá 1 tỷ 200 triệu, nhưng trong giấy tờ toà án xử không có tên ba tôi. Nay, tôi xin hỏi luật sư. Tôi là con của ba tôi có được hưởng quyền thừa kế của ba tôi không? Và tôi có được quyền làm đơn khởi kiện các bác của tôi vì đã tước quyền thừa kế của tôi.
- Bạn có quyền thừa kế thế vị theo Bộ luật dân sự như trích dẫn dưới đây: Điều 677. Thừa kế thế vị Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống. Vì vậy, việc tòa không triệu tập đầy đủ đương sự là vi phạm quy định tố tụng. - Không ai, kể cả bác bạn có quyền tước quyền thừa kế của bạn nên bạn không kiện được người bác. Trường hợp tòa phán quyết sai thì bạn thực hiện thủ tục kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hoặc cân nhắc tố cáo theo pháp luật tố cáo (nếu có căn cứ và bạn muốn như vậy).
Em có số điều chưa rõ muốn hỏi luật sư. Nhà em có số tài sản đất đai Ông bà để lại ban đầu. Diện tích đất mặt tiền  68.5m Rộng  57.8m Dài 57m Sau khi Ba mẹ em bán đi con lại: Mặt tiền : 24.5m Rộng : 21.5m Dài: 57m Ông Nội mất thời kháng chiến chỉ còn Bà Nội Gia đình chỉ có Ba em là Con Trai duy nhất nuôi dưỡng Bà  và  4 Cô thì ở xa Số đất trước khi bán chỉ mình Ba em hưởng Trước khi Bà Nội mất đã cho tặng hai anh em như sau: (9mx25m) mỗi người Ba mẹ em chỉ có hai anh em trai Anh trai em làm anh khá giả nên ủy quyền cho em toàn bộ số tài sản để lại Cuối cùng em được 18mx25m đã làm sổ Hồng tên Em Cho em hỏi các Luật sư Đất hiện tại em đứng tên ( Số Hồng)  3 Cô có quyền kiện tụng gì không? (1 Cô vừa qua đời) Số đất còn lại 3 Cô có quyền gì không? Nếu Ba em làm Nhà Thờ hay bán đi Ghi chú: Đất trên là đất Ông Bà để lại.               Còn số đất đai Ông Bà mua thì như thế nào? ( đất nông nghiệp) Mong Các Luật sư tư vấn gửi trả lời qua Gmail giúp em. Em xin chân thành cảm ơn ./.
- Như bạn kể thì đất đó là của ông bà và ông đã mất nên bà được hưởng 3/4 diện tích, phần 1/4 là di sản của ông để lại. Tuy nhiên, do ông bạn đã mất từ kháng chiến và bố bạn, bà bạn trực tiếp quản lý, sử dụng, sau đó là bạn được cấp sổ đỏ (bao gồm cả việc bà nội cho) thì theo khoản 1 Điều 247 Bộ luật dân sự, gia đình bạn có cơ sở để chứng minh quyền sở hữu của mình đối với di sản của ông nói riêng và của bà nội (phần cho) nói chung. - Mảnh đất còn lại hiện nay đứng tên bạn thì bạn là người duy nhất có quyền định đoạt. Ba bà cô có thể tranh chấp (kể cả kiện tụng) vì đó là quyền của họ và khi họ có căn cứ. Mặc dù vậy, như trên đã phân tích, phía bạn có nhiều cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi của mình. Dĩ nhiên, việc trong gia đình tốt nhất nên giải quyết trên cơ sở thương lượng và kết quả kiện tụng tại tòa không thể khẳng định trước một cách chắc chắn tuyệt đối.
Xin chào các Luật sư, Tôi là Tuấn, 24 tuổi. Mong các Luật sư tư vấn giúp tôi trong trường hợp như sau: Bố tôi và mẹ kế của tôi có 3 người con, trong đó: tôi là con riêng của bố tôi, 1 em gái là con riêng của mẹ kế, 1 em gái là con chung. Trước khi kết hôn mẹ kế tôi có 1 mảnh đất riêng (rộng 14m), sau khi kết hôn với bố 8 năm thì 2 vợ chồng xây được 1 căn nhà trên 1 phần của miếng đất đó (rộng 5m). Ngoài ra, 2 vợ chồng còn có 4 miếng đất khác đứng tên chung, nhiều khoản tiền để chơi phường (hụi) mà tôi không nắm rõ  và 1 khoản nợ ngân hàng 650 triệu. Nay bố tôi bị ung thư và không còn sống được bao lâu, và nếu bố tôi chết mà không để lại di chúc thì việc phân chia tài sản thừa kế như thế nào? Thực sự thì trước đây tôi không quan tâm đến việc thừa kế tài sản, nhưng mẹ kế tôi sống quá tệ, chẳng quan tâm chăm sóc gì bố tôi, tôi đã phải bỏ việc để về nhà chăm sóc cho bố, hiện tại tôi không có thu nhập gì. Rất mong nhận được sự tư vấn của Luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nếu không có di chúc thì tất cả tài sản của bố bạn gồm cả nhà đất, tiền, sổ tiết kiệm và các tài sản khác nếu có đều được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm: 1. Bố đẻ, bố nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi của bố bạn (bạn gọi là ông/bà); 2. Vợ; 3. Con (Con đẻ, con nuôi) Mỗi người trong hàng thừa kế được hưởng phần bằng nhau.
chào luật sư! Gia đình tôi có tổng cộng 6 người con (4 nam, 2 nữ). Ba và mẹ tôi tự lập mua và có 2 căn nhà . nay ba tôi vừa mất không để lại di chúc, mẹ tôi có ý muốn bán căn nhà mà vợ chồng tôi đang ở. Vậy xin hỏi luật sư, nếu mẹ tôi bán căn nhà này mà tôi không đồng ý ký (tôi là con trai trưởng) vậy có bán được hay không? Mẹ tôi có quyền làm di chúc căn nhà này cho người con khác không? Thành thật cảm ơn luật sư.
​1. Theo thông tin bạn nêu thì tài sản chung của cha mẹ bạn là 02 căn nhà. Do vậy, theo quy đinh của bộ luật dân sự, luật hôn nhân và gia đình thì tài sản vợ chồng được chia đôi. Mẹ bạn có quyền định đoạt 1/2 giá trị tài sản, còn lại 1/2 giá trị tài sản thuộc về cha bạn. Nếu tài sản của cha mẹ bạn chưa chia, cha bạn qua đời không để lại di chúc hợp pháp thì phần di sản của cha bạn để lại như đã nêu ở trên thuộc về các thừa kế của cha bạn: Ông bà nội (nếu còn sống); mẹ bạn và các anh, chị em bạn. Trong trường hợp này, việc định đoạt tài sản phải có sự đồng thuận của tất cả những người thừa kế của cha bạn thì việc định đoạt mới hợp pháp. 2. Nếu di sản của cha bạn để lại không có di chúc, chưa chia mà gia đình bạn không thống nhất được với nhau về việc phân chia thừa kế thì có thể gửi đơn tới Tòa án để được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Thưa luật sư, luật sư cho tôi hỏi. Ông bà nội tôi có 2 ng con trai là bố tôi và bác tôi. Hiện ông bà đã mất. Ông bà có 1 mảnh đất ở và 4 sào ruộng. Khi còn sống ông bà bảo chia đôi mảnh đất ở cho 2 anh em nhưng chưa tách sổ đỏ. Do khó khăn nên bác tôi đã bán 17m2 cho bố mẹ tôi. Chỉ có giấy tờ viết tay có ng làm chứng và dấu tay của bà nội tôi. Nhưng sổ đỏ thì vẫn mang tên ông nội tôi cho đến hiện nay. Nếu sau này bố tôi mất đi mà để lại di chúc là cho các cháu là con trai bác tôi thì mẹ tôi có được thừa kế gì trên mảnh đất đang ở ko? Cảm ơn luật sư!
Tùy từng trường hợp cụ thể thì mới biết được kết quả như thế nào. Ví dụ: - Bố bạn xác định toàn bộ tài sản có được đề là tài sản chung thì mẹ bạn được hưởng một phần trong số tài sản đó. Khi đó, mảnh đất nào cũng phải có sự đồng ý của mẹ bạn mới giao dịch được. - Nếu mảnh đất là của riêng bố bạn (do được thừa kế) thì bố bạn có toàn quyền quyết định. - Riêng diện tích 17m2 thì về mặt pháp lý nằm trong sổ đỏ màng tên ông nội bạn nên giao dịch giữa hai bên chưa phù hợp với pháp luật, song giấy tờ mua bán vẫn là bằng chứng xác định diện tích đó bố bạn không có quyền quyết định toàn bộ, bao gồm cả việc di chúc cho con người bác.
Cháu có được hưởng thừa kế từ ông nội?
Nếu bố bạn để lại di chúc thì những người được chỉ định trong di chúc sẽ có quyền hưởng di sản của bố bạn là ngôi nhà. Và cháu nội đích tôn của bố bạn có thể được hưởng di sản đó khi được bố bạn chỉ định trong di chúc. Nếu bố bạn không để lại di chúc; di chúc không hợp pháp; những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế; hoặc những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản (theo Điều 675 Bộ luật Dân sự) thì di sản được chia thừa kế theo pháp luật. Những người thừa kế theo pháp luật được xác định theo Điều 676 Bộ luật Dân sự và được quy định theo thứ tự sau đây: - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; - Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Theo quy định nêu trên và theo những thông tin mà bạn cung cấp thì di sản của bố bạn sẽ được chia cho những người con thuộc hàng thừa kế thứ nhất, và những người khác thuộc hàng thừa kế thứ nhất (nếu có). Cháu nội thuộc hàng thừa kế thứ hai nên không được hưởng di sản do ông nội để lại.
Những ai đương nhiên được hưởng thừa kế dù trong di chúc không đề cập việc chia thừa kế cho họ
Có ba đối tượng sẽ vấn được hưởng thừa kế mà không phụ thuộc vào bản di chúc đó là: Con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động; cha mẹ, vợ chồng. Điều này đã được pháp luật quy định tại Điều 669 Bộ luật Dân sự 2005 số 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005 “Điều 669. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản đượfc chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này: 1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; 2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.”
Tôi là người khiếm thính thì tôi có được hưởng thừa kế không? Có sự phân biệt gì vì tôi là người khiếm thính không?
Tại Điều 631 Bộ luật Dân sự 2005 số 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005 quy định về sự bình đẳng thừa kế cá nhân thì mọi người đều có quyền được hưởng cũng như có quyền để lại phần tài sản của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật “Điều 632. Quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhân Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật” Do đó bạn hoàn toàn có quyền được hưởng phần di sản mà bạn được thừa kế mà không có sự phân biệt nào cả. Quyền lợi này của bạn đã được pháp luật quy định và bảo vệ.
Vừa qua, cậu tôi bị tai nạn và mất (không để lại di chúc). Tôi sống với cậu từ nhỏ, và cậu chưa có vợ. Vậy xin hỏi, trường hợp này, tôi có được hưởng di sản thừa kế của cậu tôi hay không?
Căn cứ theo Điều 675, 676 Bộ luật Dân sự hiện hành thì do người chết không có di chúc nên di sản của ông ấy sẽ được chia theo pháp luật và theo thứ tự sau đây: 1. Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; 2. Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; 3. Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Lưu ý, những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Như vậy, bạn là cháu nên bạn thuộc hàng thừa kế thứ ba và bạn chỉ được hưởng thừa kế khi không có ai ở hàng thừa kế thứ nhất, thứ hai hoặc những người thừa kế ở hàng thừa kế này không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Sau khi con trai tôi mất 2 năm, con dâu tôi xin dọn ra riêng để có chồng khác. Nay, con dâu này đã kết hôn với người khác và còn quay về đề nghị chia thừa kế tài sản của con trai tôi. Giờ cô ấy đã là vợ của người khác, chúng tôi có phải chia thừa kế tài sản của con tôi cho cô ấy không?
Nếu tại thời điểm con trai ông mất, cô dâu ấy vẫn đang là vợ của con trai ông thì giờ đây dù cô ấy đã kết hôn với người khác, cô ấy vẫn được thừa kế di sản của con trai ông. Theo quy định tại khoản 3 Điều 680 Bộ luật Dân sự: Người đang là vợ, chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản. Nếu con trai ông không có di chúc, di sản của con trai ông sẽ được chia thừa kế theo quy định của pháp luật. Trong đó, cha, mẹ, vợ, các con của con trai ông (là những người cùng hàng thừa kế) sẽ được chia phần bằng nhau.
Tôi có câu hỏi nhờ TVPL tư vấn giúp như sau: Anh tôi chết trước cha tôi. Anh tôi có vợ còn sống và một con 6 tuổi. Theo quy định của pháp luật, con của anh tôi sẽ được quyền hưởng thừa kế thế vị suất của anh tôi (mẹ cháu không được quyền hưởng). Vừa rồi, gia đình tôi ra Văn phòng công chứng phân chia tài sản thừa kế của cha tôi. Vì con của anh tôi chưa thành niên nên mẹ của cháu (là người đại diện theo pháp luật của cháu) đại diện cháu thỏa thuận phân chia tài sản thừa kế với những người thừa kế khác. Tuy nhiên, người mẹ lại không đồng ý nhận thừa kế tài sản mà lẽ ra cháu được nhận theo quy định của pháp luật mà để lại cho chú bác hưởng, mặc dù chú, bác vẫn muốn cho cháu hưởng. Cho tôi hỏi, người mẹ đại diện theo pháp luật cho con chưa thành niên có quyền từ chối nhận tài sản mà con được hưởng thừa kế hay không? Nếu có thì căn cứ quy định nào của pháp luật, nếu không thì căn cứ vào quy định nào của pháp luật? Xin cám ơn.
Theo quy định tại Điều 21 Bộ luật dân sự 2005. . Người không có năng lực hành vi dân sự Người chưa đủ sáu tuổi không có năng lực hành vi dân sự. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. Trường hợp này người mẹ là đại diện theo pháp luật của con vì thế có toàn quyền quyết định các giao dịch liên quan đến quyền, nghĩa vụ của con.
Mong anh tư vấn giúp e trường hợp sau: 2 Vợ chồng có chung 1 mảnh đất ở được cấp 2002, rộng trước mặt tiền 17m, rộng sau là 13m, dài đều 19m. Đến năm 2006 người chồng chết không có di chúc, người chồng có bố đẻ đã chết 1984 mẹ đẻ đã chết 2012. Các anh chị ruột của người chồng còn sống và đã có gia đình riêng, và 1 số anh đã chết trước người chồng, vậy cho em hỏi các anh chị ruột còn sống và các con ruột cùng vợ của người anh ruột đã chết  có đươc hưởng phần thừa kế trong phần tài sản của người chồng không ạ? Và Người vợ có được quyền tự ý bán 1 phần trong tài sản này không. Nếu người vợ bán như sau có đươc đúng quy định và các văn bản hướng dẫn của pháp luật không, rộng trước mặt tiền 8m, rộng sau là 8m, dài đều 19m,  Mong được anh tư vấn.
Người chồng chết vào năm 2006 không có di chúc, bố đẻ chồng chết 1984, mẹ chết năm 2012 thì người bố chết trước người con nên không có quyền thừa kế tài sản của con. Người mẹ chết sau nên được thừa kế tài sản của người con theo quy định của pháp luật về Thừa kế. "Điều 675. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật 1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây: a) Không có di chúc; b) Di chúc không hợp pháp; c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế; d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản. 2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây: a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc; b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật; c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế. Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản." Như vậy, anh, chị em của người chồng không có quyền thừa kế tài sản của người chồng vì những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất vẫn còn. Người vợ có quyền bán phần tài sản trong khối tài sản chung vợ chồng thuộc về mình khi chồng chết đi. Về nguyên tắc, khối tài sản chung vợ chồng sẽ được chia đôi khi một người chết đi, một nửa thuộc về người đang sống và một nửa trở thành di sản thừa kế của người chết và đưa ra để chia di sản thừa kế.
Do vợ chồng thường xuyên mâu thuẫn nên chúng tôi có thoả thuận phân chia tài sản chung là mảnh đất 100m2 và gửi đơn lên toà án yêu cầu ly hôn. Trong khi chờ toà án giải quyết thì chồng tôi bị tai nạn chết. Gia đình chồng tôi đã tự ý phân chia tài sản của chồng tôi là 50m2 đất cho các thành viên trong gia đình và nói tôi không có quyền gì đối với tài sản của chồng tôi vì tài sản chung của 2 vợ chồng đã được chia và đã xin ly hôn. Vậy tôi muốn hỏi trong trường hợp này tôi có được thừa kế tài sản của chồng tôi không?
Luật Hôn nhân và Gia đình quy định vợ, chồng có thể thoả thuận phân chia tài sản chung khi hôn nhân đang tồn tại và có quyền thừa kế tài sản cảu nhau theo quy định của pháp luật về thừa kế trong trường hợp vợ hoặc hồng chết. Việc thừa kế tài sản giữa vợ, chồng trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung, đang xin ly hôn được quy định tại Điều 680 BLDS 2005, cụ thể: - Trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản. - Trong trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được toà án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản. Đối chiếu với quy định trên, vợ chồng chị đã chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân; đang làm thủ tục xin ly hôn thì chồng chị chết, chị vẫn có quyền hưởng di sản do chồng chị để lại. Tài sản chồng chị để lại là 50 m2 đất sẽ được chia đều cho những người thừa kế thuộc hang thừa kế thứ nhất của chồng chị gồm bố, mẹ chồng chị, chị và các con chị. Để bảo vệ quyền lợi của mình, chị có thể làm đơn khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế gửi Toà án nhân dân huyện để được giải quyết.
Chồng tôi mất ngày 22/12/2013 không để lại di chúc, lúc đó tôi đang mang thai con anh ấy Xin hỏi luật sư theo quy định của pháp luật con tôi có được hưởng thừa kế không?
Điều 635 Bộ Luật dân sự quy định về người thừa kế như sau: “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức thì phải là cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời điểm mở thừa kế”. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết (Điều 633), tức là thời điểm chồng chị mất. Theo đó, vào thời điểm chồng chị mất, chị đang mang thai cháu, thì nếu khi cháu sinh ra và còn sống thì cháu sẽ được hưởng thừa kế tài sản của chồng chị để lại theo quy định của pháp luật.
Ông bà nội tôi có 4 người con, 2 nam, 2 nữ. Bố tôi là con cả. Chú và các cô tôi đều đã có gia đình và ở riêng. Ông bà nội tôi đều đã mất hơn 10 năm,khi mất ông bà không để lại di chúc, hiện tại bố mẹ tôi đang ở trên mảnh đất ông bà để lại, GCN QSDĐ mang tên bố tôi. Xin hỏi luật sư, nếu chú tôi đòi chia quyền thừa kế có đúng không? Và nếu chia thì chia như thế nào?
Bạn chưa trình bày rõ về nguồn gốc GCN QSDĐ của gia đình bạn đứng tên cha bạn là có nguồn gốc từ đâu. Vì nếu như khi ông bà bạn chết không để lại di chúc thì tài sản do ông bà bạn để lại phải chia theo pháp luật. Theo quy định tại điều 676 bộ luật dân sự 2005 thì các cô, chú của bạn đều được quyền hưởng phần di sản ngang bằng cha bạn. Tuy nhiên tôi không hiểu là tại sao mảnh đất hiện tại lại thuộc QSD của cha bạn. Nếu khi còn sống ông bà bạn đã tặng cho riêng cha bạn mảnh đất đó và cha bạn đã làm hồ sơ xin cấp giấy CNQSDĐ như trên thì các cô, chú bạn không có quyền tranh chấp. Còn nếu cha bạn không chứng minh được như thế thì tài sản đó phải được chia cho các đồng sở hữu theo nguyên tắc chia tài sản chung.
Ông em có với bà cả 4 con, có với bà hai (bà em) 2 con. Nay cả ông lần hai bà đều mất, tài sản được đưa ra tranh luận là mảnh đất được nhà nước cấp riêng cho bà em hồi xưa còn sống (hồi đó thì các con đều ở riêng, có mỗi ông và bà hai ở với nhau thôi, bà cả thì mất sớm rồi). Nay với miếng đất và 6 người con, cả ông và bà đều không để lại di chúc, vậy theo pháp luật thì với 6 người con trên (4 con bà cả, 2 con bà hai), mà đất là tài sản của bà hai. Thì đất trên theo được chia cho ai, theo tỉ lệ nào? Ông không đứng tên trong giấy tờ nhà đất ạ. Em xin cảm ơn!
Theo thông tin bạn trình bày thì mảnh đất này được chính quyền địa phường cấp riêng cho bà hai khi bà còn sống. Như vậy đây là tài sản riêng của bà nên di sản của bà chỉ được chia thừa kế theo pháp luật cho những người ở hàng thừa kế thứ nhất là : bố mẹ đẻ, chồng và các con của bà hai bằng mỗi phần bằng nhau. Đối với 04 người con của bà cả sẽ không được hưởng thừa kế của bà hai vì họ không phải là con của bà hai, họ chỉ được hưởng nếu chồng của bà hai (cha của 4 người con trước) chết sau bà hai. Khi đó phần di sản của chồng bà hai sẽ được chia đều thành 06 phần (06 người con) bằng nhau.
Chào các anh chị luật sư, tôi có một vấn đề rất mong các anh chị luật sư quan tâm và giải đáp. Ông Đào Văn H. lấy bà Nguyễn Thị M. sinh ra 4 người con: Đào Thị Bé 2, Đào Thị Bé 3, Đào Thị Bé 4, Đào Thị Bé 5 Ông H. hy sinh trong thời kì chống Mỹ ( liệt sĩ ). Bà M. hoạt động bị lộ dẫn theo Bé 4 lên Sài gòn lấy ông Trần Văn Y. sinh ra 5 người con: Trần Kim L, Trần Kim H, Trần Hữu T, Trần Công T, Trần Kim H. Và đổi họ Đào Thị Bé 4 nhập chung lại thành con chung - Trần Thị Bé 4. Ông Trần Văn Y. có 3 người con riêng là Trần Hữu T, Trần Hữu C, Trần Kim C (đã chết) Ông Trần Văn Y. và bà M. có khối tài sản gồm 3 căn nhà và 900m đất mặt $. Nay ông bà làm di chúc chia tài sản như sau: Con riêng của ông Trần Văn Y. là Trần Hữu T: 1 căn nhà  Trần Hữu C: 100m đất ( có nhà đang ở trên đất ) Về 5 người con chung của ông bà chia mỗi người 100m đất và hiện có nhà đang ở trên đất, riêng Trần Hưũ T và Trần Công T mỗi người được thêm 1 căn nhà. Sau khi ông bà chết, con chung của ông bà là Trần Hữu T và Trần Kim H được hưởng phần đất hương hòa 299m còn lại đất mặt $. Riêng cô Bé 4 không được chia gì cả cũng k được hưởng chế độ con liệt sĩ. Hỏi cô Bé 4 có được hưởng tài sản mà người cha và mẹ chia cho tất cả các con mà chừa cô Bé 4 ra? Luật pháp có quy định nào khi tất cả các con chung + riêng đều được chia tài sản của cha mẹ mà chỉ có 1 đứa con không được chia, mà lý do rất đơn giản người con đó là đứa con riêng của vợ mà tất cả quyền quyết định đều thuộc về người cha dượng? Luật pháp có quy định nào để bảo về quyền lợi của 1 đứa con có cha là liệt sĩ nhưng k được hưởng tiêu chuẩn con liệt sĩ vì đã đổi sang họ người cha dượng trong khi chia tài sản tất cả các con riêng + chung đều có phần, chỉ riêng đứa con theo họ dượng lại k được chia....
Vấn đề bạn hỏi liên quan đến việc thừa kế và quyền lợi của người con liệt sĩ khi mà người con này đã đổi sang họ của người cha dượng chứ không còn mang họ của cha đẻ mình? Theo quy định của pháp luật hiện nay, muốn bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình như quyền thừa kế, quyền hưởng chế dộ ưu đãi của con liệt sĩ...thì cá nhân có yêu cầu phải chứng minh mình thuộc đối tượng được hưởng những quyền lợi đó theo quy định của pháp luật. Đây là nguyên tắc nhằm đảm bảo đối tượng được hưởng các quyền lợi là đúng quy định và cá nhân thuộc đối tượng tự mình hoặc yêu cầu cơ quan chức năng giải quyếtt các quyền lợi liên quan cho mình theo đúng quy định. Như vậy, cô Bé 4 gì đó phải chứng minh mình đúng là con của liệt sĩ du cho hiện nay đã đổi sang mang họ cha dượng nhưng ko phải là con ruột của ông này. Khi đã chứng minh được mình là con của liệt sĩ thì sẽ yêu cầu giải quyết vấn đề quyền thừa kế, quyền lợi con liệt sĩ theo quy định của pháp luật hiện hành. Trường hợp cần thiết có thể khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết
Chồng tôi là con riêng của bố tôi. Chồng tôi đã ở với mẹ kế từ năm 2 tuổi. Tôi lấy chồng và vợ chồng tôi vẫn ở cùng với bố chồng và mẹ kế. Mẹ kế và chồng tôi quan tâm chăm sóc như mẹ con. Bố chồng tôi với mẹ kế đẻ thêm 2 người con là con gái và đều đã đi lấy chồng. Bố chồng mất cách đây 2 năm. Mẹ chồng tôi mới mất. Bố mẹ chồng tôi có một căn nhà đứng tên ông bà, trị giá khoảng 3 tỷ. Bố mẹ chồng tôi chết không để lại di chúc, ông bà đẻ ra bố, mẹ tôi cũng đã mất. Cho tôi hỏi chồng tôi có quyền hưởng thừa kế từ tài sản của mẹ kế của chồng tôi không?
Vì bố mẹ bạn không để lại di chúc vì vậy si sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luât. Theo quy định tại Ðiều 676 Bộ Luật dân sự quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau: 1.Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2.Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3.Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Theo quy định trên thì chồng bạn không thuộc hàng thừa kế tài sản từ mẹ kế. Tuy nhiên theo quy định tại Điều 679 Bộ Luật Dân sự 2005 quy định: “Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được hưởng thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 676 và thừa kế thế vị”. Chồng bạn ở mẹ kế từ nhỏ, chồng bạn với mẹ kế đã có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như mẹ con. Như vậy, chồng bạn sẽ được hưởng quyền thừa kế từ mẹ kế bạn.
Năm 2009 bố tôi đăng ký quyền sử dụng đất co 257m2 sử dụng riêng. Đến năm 2010 chia cho tôi và em trai tôi, mỗi người 100m2, còn lại lai để làm ngõ đi.nhưng khi tách bìa thì không thấy thể hiện phần diện tích này. Tôi xin hỏi các luật sư bây giờ chúng tôi muốn bổ sung phần diện tích này thì phải làm thế nào, phần diện tích này có phải la diện tích sử dụng chung được ghi vào giấy chứng nhận sở hữu đất không ạ. Ngoài ra đình tôi và em tôi ra thi có ai được phep sử dụng làm ngõ chung này nữa không ạ.bố tôi hiện tại đã mất. Chúng tôi ở thị xã.
Bố bạn đã mất thì diện tích đất còn lại (57m2) là di sản của bố bạn để lại và thuộc quyền thừa kế của các đồng thừa kế hàng thứ nhất (bố-mẹ, vợ, con của bố bạn), trừ khi bố bạn có di chúc với ý khác. Mọi giao dịch về diện tích đất đó phải được sự đồng ý của tất cả các đồng thừa kế và các đồng thừa kế có quyền như nhau đối với diện tích đất đó.
Hàng thừa kế là gì?
Căn cứ pháp lý: Bộ luật dân sự 2005 Hàng thừa kế là Diện những người có quan hệ gần gũi đối với người để lại di sản thừa kế và cùng được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật. Theo quy định của pháp luật, có ba hàng thừa kế. Việc hưởng di sản thừa kế sẽ được ưu tiên theo hàng thừa kế, những người cùng hàng thừa kế được hưởng phần thừa kế ngang nhau. Chỉ khi nào trong hàng thừa kế thứ nhất không có hoặc không còn hoặc có nhưng không có quyền nhận, bị truất quyền nhận thừa kế hay từ chối nhận di sản thì những người ở hàng thừa kế thứ hai mới được nhận di sản và tương tự chỉ khi hàng thứ nhất và thứ hai không có hoặc không còn ai nhận di sản thì hàng thứ ba mới được nhận di sản thừa kế.
Chào Luật sư! Tôi có một việc xin nhờ Luật sư tư vấn giúp. Gia đình Tôi có 3 chị em gái, bố tôi là Liệt sỹ hi sinh năm 1961. Mẹ tôi ở vạy nuôi ba chị em tôi khôn lớn, đến năm 2011 mẹ tôi mất vì tuổi già. Bố, mẹ tôi có diện tích đất thổ cư rộng hơn 900m2, vậy mà khi mẹ tôi mất thì diện tích đó được sang tên cho em gái tôi và cháu ngoại (con em gái) trong khi đó tôi và chị lớn không hề hay biết. Khi chúng tôi tìm được mộ bố tôi và đưa ông về quê hương thì mới biết diện tích đó đã được sang tên và làm bìa đỏ cho em gái tôi và cháu ngoại. Xin Luật su cho hỏi: 1. Việc lập di chúc và sang tên diện tích đó khi chị em tôi không hề hay biết liệu có đúng pháp luật ko? vì Luật quy định hàng thừa kế thứ nhất phải là con sau đó mới đến cháu. Vậy mà một phần diện tích đất lấy tên em gái tôi, một phần lại được sang tên cho cháu ngoại (con em gái) trong khi chị em tôi không được bàn bạc và hay biết.  Mong Luật sư sớm trả lời giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Có hai hình thức thừa kế gồm: Thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc. Bạn cần xem lại một số vấn đề như sau: - Bất động sản thuộc quyền sử dụng chung của Bố mẹ hay riêng mẹ bạn? - Mẹ bạn có di chúc không và nếu có thì hình thức (có chứng thực, có công chứng, có người làm chứng và di chúc miệng được hai người chứng kiến ghi lại), nội dung di chúc như thế nao? Xem hiểu kỹ những yêu cầu nêu trên và liên hệ lại với chúng tôi để được tư vấn chính xác về quyền của bạn và những người liên quan.
Tháng 9-1996, cha mẹ tôi lập di chúc để lại nhà đất cho bốn người con. Sau đó, người con út đã bán phần tài sản của mình và cam kết sẽ không tranh chấp. Nay người chị ở nước ngoài ủy quyền cho người em út tranh chấp thừa kế di sản trên. Người chị và người em út có quyền làm vậy không?
Nếu di chúc nêu trong thư hợp pháp thì nhà đất của cha mẹ ông chết để lại được phân chia theo di chúc. Nếu người chị đang định cư ở nước ngoài cũng là một trong những người được chỉ định trong di chúc thì bà ấy cũng được quyền thừa kế nhà đất. Trường hợp không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam hoặc được sở hữu hạn chế về số lượng nhà ở tại Việt Nam thì bà ấy chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó (theo khoản 6 Điều 65 Nghị định số 90 ngày 6-9-2010 của Chính phủ). Ngược lại, nếu di chúc đó không hợp pháp thì di sản của người chết được phân chia cho những người thừa kế theo pháp luật. Bấy giờ, với tư cách là một trong những người thừa kế thuộc hàng thứ nhất của người chết, người chị có quyền ủy quyền cho người ở trong nước khởi kiện để tranh chấp thừa kế. Việc trước đó đã cam kết không tranh chấp không làm ảnh hưởng đến việc nhận ủy quyền của người em út. //CONTENT
Xin chào luật sư! Tôi có việc cần được luật sư tư vấn hướng giải quyết như sau: Hiện ông Nguyễn Văn A có khai phá 3 khu đất (ông A có 3 người con gồm: Tâm, Thảo, Ngọc). Khi ông A chết, phần đất trên do ông Tâm sử dụng (ông Tâm có 3 người con gồm: Quyền, Thiện, Nhân). Đến khi ông Tâm chết thì để lại cho những người sau đây sử dụng: + Khu 1: do ông Thiện sử dụng, ông Thiện chết để lại con là ông Bảnh tiếp tục sử dụng đến nay. + Khu 2: do ông Quyền sử dụng, ông Quyền chết để lại cho con là ông Biền tiếp tục sử dụng đến nay. + Khu 3: do cháu nội (con ông Nhân) tên là Ái sử dụng. ông Ái sử dụng khu đất trên từ năm 1984 (do ông Ái sống với ông Nội từ nhỏ). Đến năm 2003 thì bà B và ông Tám (con ông Thảo và cháu nội bà Ngọc) yêu cầu ông Ái chia đất, vì bà B và ông Tám cho rằng đất này của ông bà để lại (chỉ chia phần đất của ông Ái sử dụng từ năm 1984 đến nay). Sau đó được Ban lãnh đạo ấp lập thành biên bản việc chia đất trên thành 5 phần gồm: ông Ái, ông Bảnh, ông Biền, bà B, ông Tám.  Cũng có ông Ái ký tên vào biên bản nêu trên. Nhưng đến năm 2011 ông Ái làm đơn khiếu nại, không đồng ý chia phần đất trên. Vậy xin hỏi luật sư: Biên bản được Ban lãnh đạo ấp lập năm 2003 là có căn cứ pháp lý để giải quyết hay không? ông Ái làm đơn khiếu nại là đúng hay sai? (vì ông Ái ký tên vào biên bản năm 2003). việc chia thừa kế như vậy là có phù hợp hay không? Rất mong được sự tư vấn của luật sư. Xin cảm ơn luật sư!
Theo luật thì ông A chết (không để di chúc) thì tài sản chia đều cho 03 người con là Tâm, Thảo, Ngọc. Do vậy con cháu của ông Thảo, Ngọc nếu thấy bất công có quyền khởi kiện để yêu cầu chia thừa kế tất cả tài sản trên chứ không riêng gì thừa đất ông Ái đang sử dụng!
Xin chào Ls, xin Ls tư vấn giúp về việc tranh chấp di sản thừa kế QSDĐ. Năm 85 ông nội tôi có đi ĐKRĐ và có tên trong sổ địa chính ủy ban xã, nhưng mãi đến năm 2002 Vẫn chưa được cấp sổ đỏ, đến 2003 1 cô trong gia đình mới xin cấp sổ đỏ đại diện đứng tên (HỘ GĐ) ghi trong sổ đỏ lúc đó ông tôi đã già 80 tuổi. Đến 2009 cô HĐCN toàn bộ diện tích cho tôi. Năm 2010 tôi HĐCN 1/2 cho chi tôi 2011 tôi xây lại nhà thì 1cô có chồng không có trong hộ khẩu về tranh chấp. Và mới đây tòa án sơ thẩm tuyên việc cấp sổ cho cô tôi là không đúng pháp luật tuyên hủy sổ và tuyên vô hiệu luôn 2 sổ của tôi và chi tôi. Tòa nói cô tôi tự ý đi làm sổ không có sự ủy quyền của ông tôi nên tuyên hủy như vậy cóđúng không? Cô tôi nói mặc dù Ông tôi đã Đk nhưng 18 không được cấp sổ vì ông ĐK trên đất thuê nên cô tôi đại diện xin cấp sổ cho cả hộ mà đâu có cấp cho cá nhân cô, trong hộ có cả ông nội mà. Tòa án buộc trả lại cho ông khi cng đã chết đễ chia thừa kế cho 3 ngừời con và không chia cho 2 ngừời con riêng bà nội. Trong khi chia cho hộ thì phải chia tói 8 thành viên. Vậy xin hỏi LS tòa chia như vậy có đúng không, xin thành thật cám ơn luật sư Tòa có nói chủ đất cũ có nhiều giấy tờ chứng minh. Nhưng chũ cũ có đi ĐĂNG KÝ ĐẤT chưa? Vậy tôi biết chủ cũ có ĐK chưa thì phải làm sao. Tôi có hỏi bà thì bà không biết.
1. Thửa đất của gia đình bạn cấp cho cá nhân ông nội bạn hay cấp cho hộ gia đình bạn phụ thuộc vào nguồn gốc sử dụng đất. Nếu thửa đất đó do khai hoang hoặc được chính quyền giao cho hộ gia đình sử dụng thì mới là tài sản chung của hộ gia đình và cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình. Nếu thửa đất đó do ông bà bạn tạo lập trong thời kỳ hôn nhân (nhận chuyển quyền sử dụng đất, được giao đất cho hai vợ chồng) thì là tài sản chung của ông bạn và bà bạn. 2. Việc đăng ký quyền sử dụng đất đúng pháp luật là căn cứ để công nhận quyền sử dụng đất. Nếu bạn không đồng ý với nội dung bản án đó thì bạn có thể kháng cáo để Tòa án xem xét lại theo thủ tục phúc thẩm.
Xin chào luật sư! Em là Hương, hiện gia đình em nhận được giấy triệu tập đương sự của toàn án kèm theo thông báo về việc thụ lý vụ án liên quan đến TRANH CHẤP THỪA KẾ. Gia đình ngoại em có 5 người con, 4 gái và 1 trai, nhưng hiện giờ ngoại em đã mất và để lại căn nhà trên miếng đất của ngoại em, nhưng ngoại không làm di chúc để lại cho ai. Mẹ em và cậu em sống gần ngoại nhưng không sống chung nhà với ngoại, nhưng giờ ngoại mất thì mẹ em chăm sóc nhà thờ đó và cúng tổ tiên giỗ tết, và chỉ giữ đế thờ phụng mà không có ý định bán. Nhưng bây giờ 3 người dì còn lại của em muốn bán và chia căn nhà và miếng đất đó, UBND không hòa giải được và họ đã khởi kiện lên TAND  với yêu cầu cụ thể: - Yêu cầu cậu và mẹ em chia di sản thừa kế của cha mẹ để lại là căn nhà và đất. - Giá trị tài sản yêu cầu chia là 300.000.000 cho 3 người. 1. Em muốn hỏi là nếu mình làm văn bản nêu lên ý kiến của mình đối với yêu cầu đó thì mình làm thế nào? (hình thức) và nên có những ý kiến nào? 2. tại sao giá trị tài sản yêu cầu là 300.000.000 (ý nghĩa, lý do), nó có bao gồm trong tài sản thừa kế cần chia cho mỗi phần thừa kế không 3. Liệu mẹ và cậu em có thể tiếp tục chăm sóc và quản lý nhà thờ không?, bằng cách nào? 4. Nhà em và nhà ngoại ngăn cách nhau là 1 con đường hẻm những chỉ là đường đi trong 2 nhà chứ không phải đi chung, mẹ em cho nhà trọ của nhà em đi trên con đường đó thì có vi phạm không? ( mẹ em chỉ sử dụng đường đi, còn khu trọ là thuộc đất nhà em).
- Nếu giấy tờ nhà đất đứng tên ông bà ngoại bạn thì là di sản của ông bà ngoại bạn để lại cho thừa kế theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 676 BLDS năm 2005. - Nếu cả ông ngoại bạn và bà ngoại bạn đều chết chưa quá 10 năm thì toàn bộ nhà đất đó sẽ được chia đều cho các thừa kế (nếu các cụ chết trước ông bà thì di sản chia 5 phần cho 5 người con). - Nếu một người (ông hoặc bà) đã chết quá 10 năm thì chỉ có 1/2 di sản được chia thừa kế, còn 1/2 di sản (phần di sản hết thời hiệu khởi kiện) sẽ do người đang quản lý tiếp tục được quản lý, sử dụng. - Văn bản của mẹ bạn có thể gi là bản tự khai, văn bản giải trình, bản ý kiến... Nội dung văn bản có thể nêu các nội dung cơ bản sau đây: + Nguồn gốc nhà đất: + Quan hệ huyết thống của gia đình mẹ bạn; + Ngày tháng năm ông, bà ngoại bạn qua đời? Có để lại di chúc không? + Hiện trạng nhà đất và người đang quản lý? + Mẹ bạn có đồng ý với nội dung khởi kiện không? - Gia đình bạn chỉ có thể giữ lại ngôi nhà đó làm nơi thờ cúng (tài sản chung) nếu có sự đồng thuận của tất cả các anh chị em trong nhà. Nếu không thỏa thuận được việc phân chia di sản thì Tòa án sẽ phân chia: Có thể chia đều là hiện vật cho cả 5 người con (nếu tài sản có thể chia được và các con đều có nhu cầu nhận hiện vật). Người nào không có nhu cầu chia bằng hiện vật thì sẽ được chia giá trị. Nếu Tòa án giao di sản cho 1 người sở hữu thì người đó sẽ có trách nhiệm thanh toán phần giá trị cho các người khác. - Nếu mẹ bạn và cậu bạn muốn giữ ngôi nhà đó làm nhà thờ thì phải thanh toán giá trị cho các thừa kế khác theo phần mà họ được hưởng.
Kính gửi Luật sư: Lô đất tôi đang ở có diện tích khoảng 1500m2 do ông Tổ 5 đời của tôi (không có gia phả để lại) đứng tên có bản sao trích luc địa chính từ thời Bảo Đại năm thứ 6. Trích lục địa chính này trước đây đã được thế chấp và cha tôi đã chuộc lại và giao cho anh em tôi giữ. Từ trước năm 1975 đến nay hai phía gia đình ông bác ruột của tôi và cha tôi là cháu 4 đời của ông Tổ nêu trên ở lô đất này. Những người con và cháu của ông Tổ trên hàng cha tôi đều được chia đất ở những nơi khác (những người này  không có trích lục để lại). Ngoài ông bác ruột của tôi nêu trên, tôi còn 3 người chú và 3 người cô cùng cha khác mẹ với bác tôi và cha tôi. Những người này đã đi xa Huế sinh sống từ khi còn nhỏ, và nay họ đã chết, chỉ còn lại những người con của họ đồng hàng với tôi. Những người này cũng đang ở xa và ổn định.  Vì thế từ trước đây không có người con cháu nào của ông Tổ nêu trên tranh chấp về lô đất mà hai gia đình ông bác ruột  của tôi và cha tôi đã và đang ở. Ông bác ruột của tôi và cha tôi đều đã qua đời hơn 60 năm rồi. Ông bác tôi có hai người con trai đều đã mất, và có nhiều cháu nội. Cha tôi có hai người con trai là anh ruột tôi và tôi, cũng có nhiều cháu nội. Hiện tại ở trên lô đất này, phía gia đình của cha tôi đã sử dụng 380 m2 nhà ở, phía gia đình ông bác tôi sử dụng 420m2 nhà ở, một nhà thờ Phái/Nhánh đã xây dựng từ trước năm 1975 chiếm 200m2, còn lại khoảng 500m2 đê trống chưa xây dựng và sử dụng. Năm 2010 cháu nội của ông bác tôi, năm 1990 vào Nam làm ăn sinh sống, trở về quê đòi xây dựng nhà ở trên phần đất 500m2 này. Phía gia đình tôi và anh tôi nghĩ đây là đât hương hỏa nên không phản đối nhiều và yêu cầu tất cả mọi người từ hai phía gia đình sau đó phải hội đàm để thỏa thuận về việc sử dụng phần đất chung còn lại này. Nhưng dần dần cháu nội của ông bác tôi đòi chiếm đoạt toàn bộ phần đất còn lại 500m2 này, lấy lý do là những người con trai của các ông chú cùng cha khác mẹ với bác và cha tôi đồng ý viết giấy nhượng lại phần đất 500 m2 này, mà theo họ đây là đất hương hỏa thuộc về phần của họ, cho con cháu thuộc gia đinh bác tôi sở hữu.       Từ sau 1975 đến nay tôi quản lý trực tiếp lô đất trên và hằng năm tôi đã đóng thuế đất ở cho nhà nước. Bên cạnh đó hằng năm tôi cũng đã chăm lo hương khói, cúng giỗ tổ tiên chung của hai phía gia đình. Vậy xin Luật sư cho tôi dược hỏi: - Đây có phải là đất hương hỏa của ông nội tôi để lại không, trong khi không có giấy tờ gì để lại từ ông nội tôi liên quan đến sự sở hữu lô đất 1500m2 này làm chững minh? Những người anh em chú bác đồng hàng với tôi (con của những ông chú cùng cha khác mẹ với cha tôi như được nêu ở trên) có quyền tranh chấp phần đất 500m2 này không? - Nếu có, một người trong số họ có quyền thay mặt cho toàn bộ anh em của họ (con của 3 ông chú và 3 người cô cùng cha cùng mẹ với cha họ) đề viết chúc thư nhượng quyền sử dụng đất cho gia đinh của bác tôi? Trong trường hợp đó thì thủ tục hành chính là gì? - Nếu không, tôi có quyền làm đơn khiếu nại, đề giành một phần đất trong số 500m2 cho phía mình? Kinh chào và cám ơn luật sư.
Theo tôi đây chưa phải là đất hương hỏa mà là đất đai được hưởng thừa kế cho các hàng thừa kế theo luật quy định: Hàng thừa kế thứ nhất: cha, me, con, vơ, chồng... Nếu những người này đã mất thì hàng cháu, bác ruột, cô ruột là ngưới thừa kế tiếp theo... Sau đó khi phát sinh quyền thừa kế các bên có liên quan phải ra UBND phường xã thị trấn khai báo để được hưởng di sản thừa kế. Các bên có thể thỏa thuận dành một phần đất này làm đất hương hỏa làm nơi thờ cúng ông bà cha mẹ chú bác... Gia đình em nên làm các bước : - Họp gia đình để xác định quyền hưởng thừa kế của hàng thừa kế thứ nhất, thứ hai - Khai nhận di sản thừa kế. - Trích các phần được hưởng di sản thừa kế làm đất hương hỏa và lập bản thỏa thuận giữa các bên trong đó chỉ định ai có nghĩa vụ coi sóc, chăm sóc phần đất này.
Tôi có quốc tịch Mỹ, muốn lập di chúc để lại cho con gái có quốc tịch Việt Nam, đang sống tại Tp.HCM, một căn hộ tại Mỹ đã được cấp giấy chủ quyền. Việc này có thực hiện được không? Thủ tục như thế nào? (Nguyen Ly – USA)
Hiện nay ông (bà) là người có quốc tịch Mỹ, là công dân của Mỹ nên ông (bà) cần tuân thủ pháp luật Mỹ khi thực hiện các quyền của mình. Tài sản ông (bà) để lại là bất động sản cũng ở Mỹ nên phải chịu sự điều chỉnh của luật pháp Mỹ. Ông cần liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền của Mỹ để được hướng dẫn, giải thích, cho biết các quyền năng của ông (bà) trong việc lập di chúc, định đoạt bất động sản tại Mỹ cho công dân quốc tịch Việt Nam; cùng các thủ tục cần thiết có liên quan đến quyền năng mà ông (bà) được thực hiện. //CONTENT
Tôi xin trình bày như sau: Nguồn gốc thửa đất: Nguyên trước năm 1970, vợ chồng bố tôilà Trần Đốm(đã chết năm 1994)và Trương Thị Á có tạo lập được một thửa đất, được Uỷ ban nhân dân huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 1991, Giấy CNQSDĐ mang tên Trần Đốm, vào thời điểm năm 1991 pháp luật quy định chủ hộ(chồng)được đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà thôi không ghi đồng sở hữu như pháp luật hiện nay. Bố tôi có 2 người vợ, hai người vợ hiện nay còn sống, tôi Sinh năm 1970 là con của người vợ kế. Hiện nay mẹ đích tôi có nguyện vọng làm hợp đồng tặng cho QSDĐ cho tôi một phần đất và Khi làm thủ tục có hai người mẹ gồm mẹ đích, mẹ kế ký vào hợp đồng tặng cho có được không và những người con khác được thừa kế ký vào giấy thoả thuận cho đất mà không cần làm thủ tục thừa kế như vậy có được không? Tôi xin chân thành cám ơn!
Bố ông và Mẹ (bà Trương Thị Á ”mẹ chính”) tạo lập được mảnh đất và đượcCấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 1991, đến năm 1994 Bố ông chết không để lại di chúc, do vậy tài sản của bố mẹ ông là tài sản chung của cả hai vợ chồng, khi người để lại không có di chúc thì tài sản chung đó được chia theo luật, cụ thể như sau: (Ghi chú: chỉ trả lời phần tài sản là đất theo yêu cầu của ông hỏi) Tài sản là mảnh đất sau đây gọi là (mảnh đất) được cấp giấy chứng nhận đó được chia như sau: ½ diện tích của mảnh đất là của mẹ chính. ½ diện tích còn lại được chia theo hàng thừa kế thứ nhất. Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: Cha, mẹ, vợ (không kể vợ hầu bởi luật pháp Việt Nam không thừa nhận vợ hầu) hoặc chồng, con đẻ và con nuôi (còn một số trường hợp đặc biệt khác Ông không nêu do vậy tôi không dẫn thêm mà xin trả lời cụ thể ý của ông hỏi ( như có con bị bệnh tâm thần, các bệnh khác dẫn đến không có khả năng lao động…thì được chia hình thức khác): Phần mảnh đất đó khi thực hiện việc chuyển nhượng (tặng cho quyền sử dụng đất) thì trước hết phải làm thủ tục phân chia thừa kế trước, sau đó mới thực hiện việc tặng cho….; do ông không cung cấp đủ các giấy tờ về đất nên chúng tôi không thể cung cấp được cho ông đầy đủ nội dung được; đề nghị ông đến tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất của huyện để được hướng dẫn các thủ tục cụ thể./.
Hiện tại, gia đình bên vợ tôi có: mẹ vợ 03 anh trai của vợ, bố vợ mất. Mẹ vợ tôi có một căn nhà đang ở gắn liền với đất, mẹ và các anh vợ muốn cho vợ tôi căn nhà và toàn bộ diện tích đất đó. Vậy Luật sư tư vấn giúp các thủ tục thừa kế và các khoản phí, lệ phí phải nộp nhà nước. Trân trọng.
Nếu như mẹ vợ và cả gia đình đều đồng ý cho vợ bạn cả đất và nhà thì bạn nên làm thủ tục tặng cho tài sản, bạn bảo mẹ và các anh trai vợ bạn mang giấy chứng nhận quyền sư dụng đất và chứng minh thư hộ khẩu ra phòng công chứng họ sẽ làm hợp đồng tặng cho tài luôn, vì hợp đồng này sẽ có hiệu lực ngay sau khi ký, còn nếu làm di chúc để cho vợ bạn thừa kế, thì chỉ phát sinh hiệu lưc sau khi người cho di sản mất. Nếu bạn làm hợp đồng tặng cho ko phải đóng thuế bạn nhé.
Con riêng có được hưởng phần di sản thừa kế bằng con chung?
Theo Luật hôn nhân gia đình thì tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra; thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được cho - tặng chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung. Khi người chồng chết thì căn nhà (tài sản chung của hai vợ chồng), theo quy định được chia làm hai phần khi chia di sản thưà kế, một phần thuộc quyền sở hữu sử dụng của người chồng, phần còn lại thuộc quyền sử dụng của người vợ. Phần của ngươì chồng được đem chia cho những người thừa kế theo pháp luật thuộc hàng thừa kế thứ nhất, gồm: ông, bà, cha, mẹ đẻ của chồng (nếu còn sống), con riêng của chồng, con đẻ của người vợ với người chồng mỗi ngươì một phần ngang nhau theo điêu 678, 679 Bộ Luật Dân sự. Như vậy, khi phân chia di sản của người chồng, người con riêng sẽ được hưởng một phần ngang với các đối tượng khác cùng hàng thừa kế, trong đó có con chung.
Mẹ tôi qua đời không để lại di chúc, hiện bố tôi đã đăng ký kết hôn với người khác. Đề nghị Luật sư tư vấn, khi thực hiện việc phân chia di sản thừa kế của mẹ tôi, người vợ kế của bố tôi có được hưởng thừa kế hay không, bởi tôi được biết những tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng? Minh Tuấn – Phú Thọ
Chúng tôi trích dẫn các quy định của pháp luật có liên quan để anh tham khảo như sau: Bộ luật Dân sự 2005 (BLDS) quy định: “Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây: a) Không có di chúc” (điểm a khoản 1 Điều 675) “Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết” (điểm a, khoản 1 Điều 676) Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 (Luật HN&GĐ) quy định: “Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng” (khoản 1 Điều 43) Căn cứ các quy định nêu trên, mẹ anh mất không để lại di chúc, áp dụng thừa kế theo pháp luật, trong đó, những người hưởng di sản thừa kế với các suất thừa kế bằng nhau tại hàng thứ nhất gồm: cha anh, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của mẹ anh, con đẻ, con nuôi của mẹ anh. Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật HN&GĐ, tài sản được thừa kế riêng là tài sản riêng của vợ, chồng. Do đó, người vợ kế của cha anh sẽ không được hưởng di sản thừa kế của mẹ anh, mặc dù, tài sản này được hình thành trong thời kỳ hôn nhân giữa cha anh và người vợ kế.
Bố mẹ chúng tôi đều đã già cả và mới mất vào năm ngoái. Hai cụ có để lại cho các con một căn nhà. Hiện căn nhà trên do anh cả tôi đứng tên đại diện trên giấy tờ nhà đất. Cả bốn anh em chúng tôi đều không khá giả gì, anh cả muốn chia nhà làm bốn phần để mỗi người có một ít vốn làm ăn. Nếu chúng tôi muốn chia cho anh cả phần nhiều hơn thì có được không?
Theo Bộ luật Dân sự năm 2005 (BLDS) Điều 675 BLDS di sản của người chết được chia thừa kế theo pháp luật trong trường hợp người chết không để lại di chúc; có di chúc nhưng không hợp pháp; những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế; những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản. Nếu gia đình bạn có di sản thuộc một trong các trường hợp trên thì di sản sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Theo đó, áp dụng quy định tại Điều 627, Điều 685 BLDS thì anh em bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất và di sản sẽ được chia đều cho bốn anh em. Nên, anh em bạn không thể thỏa thuận chia di sản cho anh cả của bạn phần nhiều hơn. Tuy nhiên, sau khi đã chia di sản thừa kế và khai nhận di sản xong, anh em bạn có thể thỏa thuận tặng cho hoặc nhượng lại phần giá trị tài sản của mình cho anh cả dưới hình thức là các giao dịch dân sự.
Cha tôi có 3 người chị và 1 người anh ruột, ông bà nội tôi thì đã mất. Nay 1 người chị của cha tôi (tôi gọi bằng côNăm) vừa mất vì bệnh ung thư, cô Năm cũng không có chồng con. Khi ngã bệnh cô có nhờ cha mẹ tôi chăm sóc, và có nói ai chăm sóc cô thì sau này sẽ ở 1 trong 2 căn nhà của cô để thờ cúng ông bà nội và cô, giờ cô mất nhưng không ai tìm được giấy tờ tùy thân, hộ khẩu, đất đai hay di chúc của cô, cha mẹ tôi thì vẫn ở nhà cô thờ cúng chờ xã tang cô đến hết 100 ngày, giờ qua 100 ngày, anh chị của cha tôi muốn chia tài sản của cô tôi gồm 2 căn nhà. Vậy cha tôi có thể làm gì nếu muốn giữ lại 1 căn nhà hay quyền lợi gì cho mình? Cha tôi là con út trong gia đình vẫn chưa có nhà cửa trong khi anh chị của cha tôi đều khá và đã có nhà cửa.
Thứ nhất, về việc phân chia di sản thừa kế. Do khi chết cô bạn không để lại di chúc (thỏa thuận miệng không được coi là di chúc vì không có người làm chứngvà ghi chép lại), nên di sản của cô sẽ được chia theo quy định tại điều 676 Bộ luật dân sự 2005 về thừa kế theo pháp luật: “1. Những người thừa kế theo phá p luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”. Do cô không còn những người thừa kế hàng thứ nhất nên di sản thừa kế của cô sẽ được những người thừa kế hàng thứ 2 thừa hưởng là ông, bà, anh, chị, em ruột của người để lại di sản thừa kế. Thứ hai, về thứ tự ưu tiên thanh toán di sản thừa kế quy định tại điều 683 Bộ luật dân sự 2005: “Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây: 1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng; 2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu; 3. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ; 4. Tiền công lao động; 5. Tiền bồi thường thiệt hại; 6. Thuế và các khoản nợ khác đối với Nhà nước; 7. Tiền phạt; 8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác; 9. Chi phí cho việc bảo quản di sản; 10. Các chi phí khác”. Khoản tiền mà bố mẹ bạn đã bỏ ra để nuôi dưỡng cô bạn (người để lại di sản thừa kế) không phải là khoản chi phí được ưu tiên thanh toán được quy định cụ thể theo quy định trên. Nếu tranh chấp được giải quyết tại Tòa án thì khoản tiền này cũng có thể được xem xét để hoàn trả lại cho gia đình bạn 1 phần và khi đó khoản tiền này được coi là chi phí khác quy định tại khoản 10 điều 683 BLDS.
Tôi muốn lập di chúc để lại căn nhà (tài sản riêng của tôi) cho con gái tôi hiện đang định cư tại nước ngoài. Xin Ban biên tập cho biết, di chúc của tôi có lập được không, lập ở đâu và con gái tôi ở nước ngoài có nhận được?
Theo điều 646 Bộ luật Dân sự, “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”. Như vậy ông có quyền tự lập di chúc để lại tài sản của mình cho bất kỳ người nào, không phân biệt người đang định cư ở nước ngoài hay người trong nước. Khi chuẩn bị đầy đủ thủ tục, ông có thể đến UBND phường xã, thị trấn hoặc Phòng Công chứng để chứng thực việc lập di chúc của ông. Sau khi ông qua đời, di chúc phát sinh hiệu lực thì con gái ông ở nước ngoài được nhận di sản do ông để lại. Tuy nhiên, do con gái ông là người Việt Nam định cư tại nước ngoài nên bị hạn chế một số quyền và chỉ được nhận phần giá trị trên di sản mà ông để lại. Trường hợp con gái ông muốn đứng tên trên căn nhà này thì phải làm thủ tục theo quy định pháp luật Việt Nam đối với trường hợp người định cư tại nước ngoài đứng tên sở hữu nhà ở tại Việt Nam
Do có mâu thuẫn với các anh tôi nên trước khi chết bố tôi có để lại toàn bộ tài sản thừa kế là một ngôi nhà trị giá 300 triệu đồng cho tôi nhưng việc thừa kế này sẽ gây ra sự chia rẽ, sứt mẻ tình cảm anh em trong nhà nên tôi không muốn nhận. Vậy tôi có thể từ chối nhận di sản thừa kế của bố tôi để lại hay không?
Khoản 1 Điều 642 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác” Pháp luật chỉ có trừ trường hợp việc từ chối nhận di sản nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác thì không được từ chối nhận di sản. Do đó, nếu bạn không muốn nhận toàn bộ di sản thừa kế của bố bạn thì bạn hoàn toàn có quyền từ chối nhận di sản trên. Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày mở thừa kế bạn phải thực hiện các thủ tục để từ chối nhận di sản. Nếu quá thời hạn này mà bạn không có từ chối nhận di sản thì bạn đương nhiên được coi là đồng ý nhận di sản thừa kế. Việc từ chối nhận di sản sản phải được lập thành văn bản; bạn phải báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban Nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế, về việc từ chối nhận di sản.
Bố mẹ tôi mất đã 15 năm nay, bố mẹ tôi có 4 người con, hai chị gái tôi đã đi lấy chồng, tôi là em út, lớn lên ra nước ngoài mưu sinh, nay tôi trở về nước, ngôi nhà cũ của bố mẹ tôi khi tôi vắng nhà người anh cả đã phá đi xây nhà mới, sau đó ông đã được cấp GCN QSD đất. Anh em chúng tôi mâu thuẫn, tôi làm đơn khởi kiện đòi chia tài sản thừa kế. Tôi xin hỏi yêu cầu của tôi có đúng pháp luật không? Nếu không khởi kiện thì giải quyết như thế nào cho đúng luật? (Vũ Đăng – Hải Dương)
Căn cứ theo Điều 645 - Bộ luật Dân sự quy định về thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Trường hợp bố, mẹ bạn đã mất cách đây 15 năm, như vậy thời hiệu khởi kiện để chia tài sản thừa kế đã hết, tòa án không áp dụng thời hiệu khởi kiện về Căn cứ khoản 1, điểm a, Điều 676 quyền thừa kế mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung. - Bộ luật Dân sự, xác định tài sản thừa kế thuộc về những người ở hàng thừa kế thứ nhất gồm có bốn anh chị em bạn nếu như bố mẹ bạn không có người con nuôi nào khác. - Quyền sử dụng đất được xác định là tài sản chung, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi đang là tài sản chung chưa chia, nếu các đồng thừa kế khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung, tòa án thụ lý, xem xét thấy có căn cứ xác định việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có vi phạm tòa án sẽ có quyết định yêu cầu cơ quan cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thu hồi, hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Điều 21, Nghị định 84/2007) chia di sản đó theo từng phần mà các thừa kế được hưởng. - Trong trường hợp các đồng thừa kế không muốn khởi kiện có thể thỏa thuận đưa ra các yêu cầu, các bên chấp nhận thể hiện bằng văn bản có cơ quan công chứng chứng thực, sau đó xin thay đổi tên người sử dụng đất ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; để làm tài sản chung của tất cả đồng thừa kế hoặc chia hoặc thanh toán bằng tiền cho nhau vẫn đúng luật, đỡ tốn kém tiền bạc, cơ quan nhà nước không phải giải quyết. //CONTENT
Bố mẹ tôi mất năm 1996, không để lại di chúc. Bố mẹ tôi có để lại cho hai anh em tôi một căn nhà có diện tích là 150 m2. Do điều kiện công tác xa, nên tôi đã để cho người em trai tôi quản lý nhà đất đó. Hiện nay, tôi đã chuyển về quê làm việc nên muốn em trai tôi chia cho tôi 1 phần nhà đất trên, để làm nơi sinh sống nhưng em trai tôi không đồng ý. Do đó, tôi đã làm đơn lên UBND xã đề nghị UBND xã buộc em tôi phải chia đất cho tôi. Tại các cuộc họp hòa giải của UBND xã, hai anh em tôi đều thừa nhận là đồng thừa kế đối với nhà đất do bố mẹ tôi để lại và nhà đất đó cũng chưa được chia cho tôi dưới bất kỳ hình thức nào. Tuy nhiên, em trai tôi vẫn không chấp nhận chia đất cho tôi. Xin cho hỏi pháp luật quy định như thế nào về trường hợp của tôi? (Bùi Văn Thành – xã Hương Sơn, Lạng Giang, Bắc Giang)
Theo Điều 645 Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định: “Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế” . Và khoản 1, Điều 633 Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định: “1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết...” . Do vậy, bố mẹ bạn chết năm 1996 đến nay (năm 2009) là đã trên mười năm, tức là thời hiệu khởi kiện chia thừa kế đối với di sản thừa kế của bố mẹ bạn đã hết. Tuy nhiên, theo điểm a, tiểu mục 2.4, Mục I Nghị Quyết số 02/2004/NQ-HĐTP, ngày 10/08/2004 của Hội đồng thẩm phán hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình quy định về việc không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế: “...Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết” . Và cần phân biệt như sau: “…a.3. Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung” . Căn cứ vào quy định trên, do hai anh em bạn đã cùng nhau thừa nhận nhà đất trên là di sản thừa kế của bố mẹ bạn và hai anh em bạn cùng là đồng thừa kế, nên nhà đất trên sẽ được coi là tài sản chung của hai anh em bạn. Vì vậy, nếu hai anh em bạn không tự thoả thuận được với nhau về việc phân chia nhà đất trên, thì bạn có quyền khởi kiện ra Toà án áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết cho bạn. //CONTENT
Ông ngoại tôi muốn để lại di sản thừa kế cho một người con. Tuy nhiên khi đến phòng công chứng để lập di chúc thì được trả lời là phải có sự đồng ý và chữ ký của tất cả các con, như vậy có đúng không?
Để trả lời câu hỏi của bạn cần xác định rõ tài sản của ông ngoại bạn là tài sản riêng hay tài sản chung và ý định của ông ngoại bạn về việc định đoạt tài sản. Vì chúng tôi không có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu về tài sản của ông ngoại bạn nên chúng tôi không thể trả lời cụ thể được vấn đề của bạn. Xin lưu ý một số vấn đề sau: Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết (Điều 649 Bộ Luật Dân sự). Do đó, nếu có tài sản thuộc quyền sở hữu và sử dụng riêng của ông ngoại bạn, thì ông ngoại bạn có quyền lập Di chúc định đoạt toàn bộ tài sản đó mà không cần có sự đồng ý của các con Trường hợp tài sản đó được hình thành trong thời kỳ hôn nhân (trừ trường hợp tài sản đó được cho riêng, được thừa kế) thì tài sản đó là tài sản thuộc quyền sở hữu chung của cả hai vợ chồng. Nếu ông ngoại bạn muốn lập di chúc định đoạt tòan bộ tài sản thì phải có sự đồng ý của bà ngoại bạn (nếu bà ngoại bạn còn sống), nếu bà ngoại bạn đã chết thì cần có sự thỏa thuận của tất cả những người được hưởng thừa kế đối với phần di sản của bà ngoại bạn để lại, còn nếu ông ngoại bạn lập di chúc định đoạt phần giá trị sở hữu riêng của ông ngoại bạn trong khối tài sản chung đó thì không cần ý kiến của các thừa kế.
Khi cha mẹ tôi mất có để lại căn nhà (không có di chúc). Chúng tôi muốn bán đi để chia cho 5 người con ở hàng thừa kế thứ nhất. Vậy cháu nội đích tôn có được chia phần hay không?
Những người thừa kế theo pháp luật được xác định theo Điều 676 Bộ luật Dân sự và được quy định theo thứ tự sau đây: - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; - Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Vì vậy, theo quy định nêu trên và theo những thông tin mà bạn cung cấp thì di sản của cha mẹ bạn sẽ được chia cho 5 người con thuộc hàng thừa kế thứ nhất, và những người khác thuộc hàng thừa kế thứ nhất (nếu có). Cháu nội thuộc hàng thừa kế thứ hai nên không được hưởng di sản do ông bà nội để lại.
Năm 2014, bố mẹ tôi tai nạn qua đời mà không lập di chúc gì. Hiện tại căn nhà và mảnh đất tôi đang ở đứng tên bố tôi. Xin hỏi luật sư trong trường hợp này tôi, con tôi sau này cứ mặc định ở mà không làm thủ tục hưởng di sản thừa kế có vi phạm pháp luật không?
Theo các quy định của pháp luật hiện hành về thừa kế thì không có quy định nào bắt buộc người hưởng di sản thừa kế phải làm thủ tục hưởng di sản thừa kế; do đó, việc không làm thủ tục hưởng di sản thừa kế không bị coi là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, đối với những tài sản pháp luật bắt buộc phải đăng ký quyền sở hữu khi người để lại di sản thừa kế chết thì những người được hưởng thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật phải thực hiện các thủ tục pháp lý để được xác lập quyền tài sản của mình. Nếu người hưởng di sản thừa kế không làm thủ tục hưởng di sản thừa kế thì không thể thực hiện được các thủ tục sang tên đối với những di sản phải đăng ký quyền sở hữu mà người chết để lại. Theo quy định tại Điều 168 Bộ luật dân sự năm 2005 có quy định về thời điểm chuyển quyền sở hữu như sau: “Điều 168. Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với tài sản 1. Việc chuyển quyền sở hữu đối với bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sở hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 2. Việc chuyển quyền sở hữu đối với động sản có hiệu lực kể từ thời điểm động sản được chuyển giao, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Như vậy, đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu nếu bạn không phải là chủ sở hữu được pháp luật công nhận thì bạn không thể thực hiện các giao dịch, chuyển nhượng,… đối với tài sản đó. Vì vậy, gia đình bạn nên làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế để từ đó có thể xác lập quyền sở hữu của mình đối với di sản thừa kế do cha bạn để lại. Trình tự, thủ tục khai nhận di sản thừa kế như sau: • Hồ sơ: - Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu; - Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; - Giấy chứng tử của bố mẹ bạn; - Giấy tờ tùy thân của các thừa kế; - Những giấy tờ khác (như: giấy khai sinh, giấy kết hôn …). • Thủ tục: Sau khi kiểm tra hồ sơ thấy đầy đủ, phù hợp quy định của pháp luật, cơ quan công chứng tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú trước đây của người để lại di sản; trong trường hợp không có nơi thường trú, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi tạm trú có thời hạn của người đó. Nếu không xác định được cả hai nơi này, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi có bất động sản của người để lại di sản. Sau 15 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thừa kế. Các đồng thừa kế có thể lập Văn bản khai nhận di sản thừa kế. Sau khi công chứng văn bản thừa kế, người được hưởng di sản thực hiện thủ tục đăng ký quyền tài sản tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Gia đình em hiện đang rất băn khoăn về vấn đề tài sản thừa kế, nên em muốn hỏi anh chị cho em vài ý kiến. Chuyện như sau: Ông bà nội em có 4 người con (3 trai,1 gái) , trong đó có 1 người là con riêng của bà nội với chồng trước. Ông bà em có một căn nhà. Trước đây thì cả 4 người con đều ở chung. Sau này mọi người lập gia đình thì anh cả của bố (là con riêng của bà nội) ra ở riêng, bố em là út cũng ở riêng. Chỉ có anh của bố cùng vợ và con cái thì ở nhà đó cùng với chị của bố (độc thân) và ông nội (bà nội em mất năm 1983). Đến năm 1997 thì ông nội mất. Họ đã ở căn nhà từ rất lâu, từ lúc ông bà nội còn sống đến bây giờ. Cách đây vài tháng (sau 15 năm ông nôi em mất )thì bố em và Bác cả có lên nhà nói là đòi bán để chia tài sản của ông bà, vì bố em muốn có ít tiền để dưỡng già. Nhưng họ không đồng ý. Họ nói đây là nhà của tổ tiên, họ muốn ở để thờ cúng. Nhưng thực tế là họ muốn chiếm luôn.  Khi đưa ra phường để giải quyết hòa giải, thì có điều bất ngờ là gia đình của anh bố em nói là có  di chúc của ông nộ i để lại nói chia 1/2 căn nhà cho cháu nội đích tôn là con của anh bố em.  Tờ di chúc có rất nhiều điều làm gia đình em khó nghĩ. em xin đưa ra như sau: di chúc đánh văn bản từ đầu đến cuối rồi cuôi cùng chỉ là chỉ là chữ ký nguệch ngoạc của ông nội ở mặt trước, mặt sau tờ di chúc thì là phần công chứng của bà phó chủ tịch phường xác nhận là ông nội còn minh mẫn sáng suốt. Tờ di chúc làm ngày 22/11/1997. Nhưng trên thực tế ông nội em trong thời gian đó rất mệt vì bị bệnh về phổi và tuyến tiền liệt thì làm sao có đủ sức khỏe. Ngày 24/12/1997 thì ông nội chết.  Cho em hỏi: vậy bây giờ phân chia tài sản này sẽ như thế nào? để tranh chấp tài sản này thì phải làm những gì?. Xin giúp em. em rất cần sự đóng góp ý kiến của anh chị am hiểu pháp luật. Em xin chân thành cảm ơn.
Ðiều 679 BLDS quy định: " Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Ðiều 676 và Ðiều 677 của Bộ luật này.". Như vậy, nếu ông bà bạn nuôi bác cả từ nhỏ thì bác cả cũng là thừa kế của ông bạn theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 676 BLDS. Trong trường hợp này, kể cả di chúc của ông nội bạn không hợp pháp thì các cô,chú bạn và bố bạn cũng không thể đòi chia thừa kế được nữa bởi đã hết thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế. Theo bạn trình bày thì ông bạn có di chúc có chứng thực của UBND xã. Nếu gia đình bạn không chứng minh được di chúc đó lập không đúng thủ tục, ông bạn không minh mẫn thì mặc nhiên di chúc đó có hiệu lực pháp luật. Đến nay, cả phần di sản của ông bạn và bà bạn đểu đã hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế nên cơ hội yêu cầu chia thừa kế, chia tài sản chung của bố bạn và các cô chú là khó có thể thực hiện được: Trừ trường hợp bác cả của bạn không đủ điều kiện hưởng di sản thừa kế của ông bạn theo Điều 679 BLDS và Di chúc của ông bạn không hợp pháp.
Ông cháu hạ sinh được 6 người con, 2 trai, 4 gái.. Do vấn đề về sức khỏe ông nội cháu đã mất cách đây 1 năm. Ông nội cháu mất đẫ để lại cho gia đình 1 mảnh đất gồm 350m2 nhưng ko để lại di chúc chỉ họp gia đình và công bố chia cho 2 người con trai là bác trưởng và bố cháu.. Từ trước tới nay gia đình cháu có phong tục chỉ chia đất cho con trai ko bao giờ chia cho con gái vì quan niệm con gái đi lấy chồng là không có quyền chia đất.. Quan niệm đó đã tồn tại trong gđ cháu 3 đời nay mà ko xảy ra xích mích vì mọi người đều nhất trí và thông qua. Nhưng trong thời gian này bá dâu trưởng đang có ý định muốn chiếm mảnh đất của ông cháu nên đã làm bìa đỏ chui đứng tên Bác trưởng cháu và sắp đặt mọi thứ xúi giục bác trưởng cháu làm theo. Bá dâu trưởng có ý định chia mảnh đất làm 6 phần cho cả trai,và gái mà bác bá sinh ra. Điều này khiến gia đình cháu cùng các cô bác chú gì rất phẫn nộ vì từ trước tới nay khong bao giờ chia đất cho con gái .. Vả lại trước khi mất  ông nội cháu đã dặn dò để lại mảnh đất cho  bố cháu và bác trưởng trước sự chứng kiến của toàn thể các con cháu trong gia đình Vậy cháu xin hỏi ý kiến luật sư rằng trong chuyện này Bá dâu trưởng nhà cháu có quyền đứng ra chia đất cho con cái họ ko - Bố mẹ cháu và mọi người trong gia đình có quyền đòi hỏi và khởi kiện ko?
Theo thông tin bạn nêu thì ông bà của bạn chết không để lại di chúc, căn cứ quy định tại điều 676 Bộ luật Dân sự Hàng thừa kế thứ nhất của ông bà bạn gồm là 6 người con (2 trai, 4 gái). Mỗi người sẽ được hưởng 1 phần bằng nhau. Bác dâu trưởng của bạn là người không nằm trong hàng thừa kế đã nêu do đó không có quyền hưởng tài sản thừa kế cho nên không được quyền chia đất cho con cái họ. Bố bạn và những người cô là những người thuộc hàng thừa kế, có quyền nhận hoặc từ chôi nhận di sản thừa kế. Bố bạn và các cô có quyền yêu cầu và khổi kiện.
Gia đình tôi đang sống chung trong 1 căn nhà do bà tôi đứng tên, có 4 hộ sống chung. Lúc bà tôi bệnh nặng, mẹ tôi trực tiếp chăm sóc bà, sau đó bà có giao lại cho bố mẹ tôi giấy tờ nhà. 4 tuần trước bà tôi mất, nay cô chú đòi kiện bố mẹ tôi vì tội ép buộc bà tôi giao giấy tờ nhà, từ đó tước quyền thừa kế hợp pháp của bố mẹ tôi, trong khi bố mẹ tôi không hề ép buộc bà giao giấy tờ nhà. Bà giao giấy tờ nhà cho bố tôi, vì bố tôi là con trai lớn trong nhà, bố tôi cũng không chiếm đoạt, mà chỉ giữ giấy giờ, lúc cả gia đình họp bàn bán nhà, thì các cô chú lại doạ kiện bố mẹ tôi. Xin hỏi luật sư, trong trường hợp này, gia đình tôi phải giải quyết thế nào. Vì gia đình tôi không muốn kiện tụng, mất hoà khí anh chị em trong nhà. Cám ơn luật sư!!
Trường hợp của gia đình bạn, các cô chú bạn muốn khởi kiện bố bạn để truất quyền hưởng di sản của người thừa kế hoặc xác định bố bạn là người không được quyền hưởng di sản, nếu các cô chú bạn có căn cứ và thuộc một trong các trường hợp sau đây: * Theo quy định tại Điều 643 Bộ Luật dân sự năm 2005 về người không được quyền hưởng di sản: "1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản: a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó; b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản; c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng; d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản. 2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc". * Theo quy định tại khoản 1 Điều 648 Bộ Luật dân sự năm 2005 về quyền của người lập di chúc: "Người lập di chúc có các quyền sau đây: Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế". Trong trường hợp này gia đình bạn nên hoà giải, thương lượng để đạt được mục đích. Nếu không thương lượng được thì các cô chú bạn phải có căn cứ chứng minh hành vi của bố bạn thì Toà án mới chấp thuận.
Xin hỏi: Ông A sinh năm 1930, chết năm 1994 để lại tài sản 16020m2 đất (không để lại di chúc). Đến nay đã hết thời hiệu khởi kiện chia thừa kế, nhưng vợ con ông yêu cầu UBND xã làm văn bản phân chia di sản thừa kế. Trong trường hợp này di sản đã thành tài sản chung của các đồng thừa kế. Vậy có làm văn bản phân chia di sản không?
Do ông A mất mà không để lại di chúc nên phần di sản của ông A sẽ được chia theo pháp luật, tuy nhiên hiện nay đã hết thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế theo quy định tại điều 645 BLDS 2005 do vậy khi có tranh chấp và yêu cầu tòa án giải quyết thì tòa án sẽ áp dụng pháp luật về tài sản chung để chia phần di sản của cha bạn để lại (căn cứ tiểu mục 2.4 mục 2 phần I nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP) khi đáp ứng các điều kiện: 1) Các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế; 2) Và đều thừa nhận di sản của người chết để lại chưa chia. Tuy nhiên, cũng tại quy định này thì khi áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết cần phải phân biệt: Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ. Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung. Vợ và các con của ông A liên hệ phòng công chứng để thực hiện lập Văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung.
Bố mẹ tôi có tài tài sản chung là hơn 1 hecta đất nông nghiệp và một ngôi nhà. Bố tôi đã mất vào tháng 3 năm 2013 và không để lại di chúc. Bố mẹ tôi chỉ có mình tôi là con ruột và một người con nuôi. Người con nuôi này đã bỏ nhà đi từ lâu, không có liên lạc và bị Tòa án tuyên bố mất tích. Người con nuôi này còn có vợ và hai người con. Việc phân chia di sản thừa kế của bố tôi sẽ được thực hiện như thế nào?
Do bố bạn chết không để lại di chúc nên di sản thừa kế của bố bạn sẽ được chia theo pháp luật. Căn cứ Điều 676 Bộ luật dân sự 2005 bạn, mẹ bạn cùng ở hàng thừa kế thứ nhất. Bố mẹ bạn có nhận một người làm con nuôi, từ thông tin bạn trình bày tôi cho rằng thủ tục nhận con nuôi là hợp pháp. Trước khi bố bạn chết, người con nuôi này đã bị Tòa án tuyên bố là mất tích. Vì vậy,theo quy định của pháp luật, người con nuôi của bố mẹ bạn cũng là đồng thừa kế với bạn và mẹ bạn. Điều kiện để cả bạn, mẹ bạn và người con nuôi của bố mẹ bạn đều phải không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 643 Bộ luật dân sự năm 2005 dưới đây: Người không được quyền hưởng di sản: a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó; b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản; c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng; d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc. Trong trường hợp này, di sản thừa kế mà bố bạn để lại sẽ được chia đều cho ba người là bạn, mẹ bạn và người con nuôi của bố mẹ bạn. Tại thời điểm này, người con nuôi đã bị Tòa án tuyên bố mất tích thì theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 75 Bộ luật dân sự năm 2005, bạn và mẹ bạn có thể yêu cầu Tòa án giao phần di sản thừa kế mà người con nuôi đó được hưởng để quản lý. - Trường hợp người con nuôi đó trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích. Người đó trở về được nhận lại tài sản do người quản lý tài sản là bạn và mẹ bạn chuyển giao sau khi đã thanh toán chi phí quản lý. - Trường hợp sau ba năm (kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật) mà vẫn không có tin tức xác thực người con nuôi của bố mẹ bạn còn sống thì bạn và mẹ bạn có thể yêu cầu tòa án ra quyết định tuyên bố người con nuôi đó đã chết theo quy định tại Điều 81 Bộ luật dân sự năm 2005. Khi đó, phần tài sản của người con nuôi này sẽ trở thành di sản của người chết và được chia thừa kế theo quy định pháp luật.
Ông ngoại tôi có bốn người con, mẹ tôi là con thứ ba. Ông ngoại mất và không để lại di chúc nên tài sản của ông để lại được chia làm bốn phần bằng nhau. Nhưng đang trong tiến trình phân chia di sản thì mẹ tôi mất. Hai dì và cậu cho rằng mẹ tôi mất rồi nên tài sản của ông sẽ được chia lại chỉ gồm ba phần thôi. Việc hai dì và cậu tôi quyết định như thế có đúng pháp luật không?
Người ông mất không để lại di chúc nên phần di sản sẽ được chia theo pháp luật. Tại Điểm a Khoản 1 Điều 676 Bộ luật Dân sự 2005 quy định:“người thừa kế theo pháp luật ở hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”. Căn cứ vào quy định trên thì mẹ bạn, hai dì và cậu đều ở trong một hàng thừa kế nên được hưởng phần di sản bằng nhau. Thời điểm mở thừa kế mẹ bạn vẫn còn sống nên vẫn được hưởng phần thừa kế trên và sẽ được cộng vào làm tài sản riêng của bà ấy. Pháp luật cho phép hưởng thừa kế kể cả lúc chết trước hoặc chết sau thời điểm mở thừa kế. Nếu người được hưởng chết trước thời điểm mở thừa kế thì con của người đó sẽ được nhận. Pháp luật gọi đó là thừa kế thế vị, được quy định tại Điều 677 Bộ luật Dân sự 2005: “trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”. Nếu chết sau thời điểm mở thừa kế thì về mặt pháp lý người đó đã được nhận và phần tài sản đó sẽ được cộng vào khối tài sản riêng của họ. Việc các dì và cậu bạn cho rằng mẹ bạn mất trong tiến trình phân chia di sản nên di sản của ông sẽ được chia lại làm ba phần là hoàn toàn không đúng pháp luật.
Khi bố tôi mất, hai anh em tôi tổ chức đám tang cho bố và tiền phúng viếng nhận được là 120 triệu đồng Xin hỏi luật sư số tiền đó có phải là di sản thừa kế không và được chia thừa kế theo di chúc hay chia thừa kế theo pháp luật.
Căn cứ vào Điều 634 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về di sản: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”. Tài sản riêng của người đã chết là tài sản người đó có được bằng thu nhập hợp pháp lúc còn sống như tiền lương, tiền thưởng; tài sản được tặng cho, được hưởng thừa kế, trúng số; tài sản là tư liệu sinh hoạt, tư trang, vốn đầu tư kinh doanh, nhà ở, quyền tài sản phát sinh sau khi người đó chết và chết do sự kiện đó (như một người tham gia bảo hiểm nhân thọ nếu chết trong trường hợp không nêu rõ người thụ hưởng là ai thì số tiền bảo hiểm sẽ là tài sản của người này và được chia thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc). Tài sản chung của người chết trong khối tài sản chung với người khác là tài sản có trong trường hợp người đó hợp tác kinh doanh, lao động sản xuất, làm ăn, đầu tư chung hoặc tài sản của vợ chồng được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân. Căn cứ vào Điều 633 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định thời điểm mở thừa kế: “Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết”. Theo đó, tiền phúng viếng không phải là tài sản riêng của người đã chết để lại, cũng không phải tài sản chung với người khác. Tiền phúng viếng phát sinh sau thời điểm người có tài sản chết, tức là phát sinh sau thời điểm mở thừa kế nên không phải là tài sản của người chết để lại. Do đó, tiền phúng viếng không phải là di sản thừa kế. Như vây, số tiền phúng viếng sau đám tang của bố anh là 120 triệu không phải là di sản thừa kế. Việc phân chia số tiền phúng viếng sau đám tang sẽ do anh em bạn tự thỏa thuận, phân chia.
Vì một số lý do, tôi đã vượt biên sang nước ngoài làm ăn nhiều năm. Tuy nhiên, tôi không hoàn toàn cắt đứt liên lạc với gia đình. Tôi vẫn liên lạc với em trai tôi. Hiện nay, tôi đã bị trục xuất về nước và phát hiện em trai tôi đã yêu cầu Tòa án tuyên bố là tôi đã chết. Tòa án ra quyết định tuyên bố tôi đã chết và cho em tôi thừa kế 2 mảnh đất đứng tên tôi. Bây giờ tôi muốn lấy lại 2 mảnh đất của tôi có được không?
Khoản 3 Điều 83 BLDS quy định: “Người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn". Trong trường hợp người thừa kế của người bị tuyên bố là đã chết biết người này còn sống mà cố tình giấu giếm nhằm hưởng thừa kế thì người đó phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã nhận, kể cả hoa lợi, lợi tức; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Theo như thông tin bạn cung cấp thì bạn vẫn liên lạc với em trai. Do đó, có cơ sở để khẳng định em trai bạn hoàn toàn biết việc bạn còn sống. Tuy nhiên, em trai bạn đã cố tình giấu giếm nhằm hưởng thừa kế của bạn. Chính vì vậy, trong trường hợp này bạn hoàn toàn có quyền đòi lại toàn bộ tài sản mà em trai bạn đã được nhận
Bố tôi  sinh năm 1902 có 03 bà vợ: + Bà cả sinh năm 1911 mất năm 1988 sinh được 1 mình tôi ( kết hôn năm 1947 ) + Bà hai  sinh năm 1924 mất năm 2009 không có con ( lấy năm 1949 không đăng ký ) + Bà ba  sinh năm 1918  mất năm 2004 có 2 người con là bà A sinh năm 1957 và bà B sinh năm 1959 Bố tôi mất năm 1971 không để lại di chúc, các mẹ tôi cũng không có di chúc Khi chết bố tôi để lại 600 m2 đất tại Thị trấn. Nguồn gốc mảnh đất này là do bố tôi nguyên canh trên đất của địa chủ và ở lại luôn. Năm 1976 bà A chuyển về sống trên mảnh đất này còn tôi đi lấy chồng xa. Đến năm 2010 tôi được biết bà A đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên vợ chồng bà A. Tôi đã có đơn kiến nghị lên UBND thị trấn và Phòng tài nguyên môi trường huyện. UBND thị trấn đã hòa giải nhưng bà A không đồng ý chia đất cho tôi, mà bảo rằng bố tôi đã cho bà A từ khi còn sống ( nói miệng ). Nay tôi muốn chia phần di sản của bố tôi để lại thì phải làm như thế nào? Tôi được biết đã hết thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế. Nhưng nếu khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung theo NQ 02  thì bà A sẽ không công nhận di sản chưa chia. Như thế Tòa án sẽ không thụ lý đơn. Mong các luật sư tư vấn cho tôi. Xin chân thành cám ơn.
Pháp luật đã quy định thời hiệu hởi kiện chia thừa kế là 10 năm kể từ thơi điểm mở thừa kế, hết thời hiệu này thì không còn quyền khởi kiện. Việc quy định như vậy nhằm đảm bảm cho người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan thực hiện quyền của mình theo phạm vi thời gian nhất định, không thể khởi kiện nếu hết thời hiệu nhằm đảm bảo trật tự xã hội. Trong trường hợp khởi kiện chia tài sản chung thì đòi hỏi yếu tố người đang quản lý khối tài sản phải thừa nhận là tài sản chung chưa chia nhưng ở đây chắc chắn là không được vì bà A dời nào lại công nhận như thế để tòa án chia tài sản cho bạn. Như vậy thì bạn đã biết rồi, vụ việc rất khó lòng giải quyết và chẳng có kết quả tốt đẹp nào cho bạn vì bạn đã từ bỏ quyền khởi kiện trong hạn định của mình.
Mẹ tôi có 01 người con riêng. Bố tôi có 02 người con riêng. Tôi là con chung của hai người và chỉ có 01 người con riêng của bố tôi là ở cùng với bố mẹ tôi từ khi anh ấy được 6 tuổi đến nay đã được 14 năm. Bố tôi mất cách đây được 3 năm. Mẹ tôi hiện đang trong tình trạng nguy kịch sợ cũng không qua khỏi. Hiện bố và mẹ tôi có 01 ngôi nhà mang tên chung, một chiếc xe ô tô, 01 mảnh đất. Ông bà nội ngoại hai bên chúng tôi đều đã mất. Cho tôi hỏi nếu bố tôi mất mà không để lại di chúc thì quyền được hưởng thừa kế của tôi về khối tài sản chung đó như thế nào? Người con riêng của bố, mẹ tôi được hưởng thừa kế như thế nào? Hiện người con riêng của mẹ tôi đã đi biệt tích mấy năm nay được thì việc phân chia di sản thừa kế thực hiện như thế nào?
Trong trường hợp bố mẹ bạn mất mà không để lại di chúc thì di sản do bố mẹ bạn để lại sẽ được chia theo pháp luật. Theo quy định tại Điều 676 Bộ luật dân sự về người thừa kế theo pháp luật thì: "1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản". Như vậy, di sản do bố mẹ bạn để lại sẽ được chia đều cho những người thừa kế của bố mẹ bạn. Trường hợp của bạn vì bố mẹ bạn có con chung, con riêng nên di sản thừa kế sẽ được chia như sau: Vì bố bạn mất trước nên trong khối tài sản chung của bố mẹ bạn thì 1/2 khối tài sản chung là di sản của bố bạn để lại còn 1/2 khối tài sản chung là tài sản riêng của mẹ bạn. Phần di sản của bố bạn sẽ được chia đều thành 4 phần, gồm những người thừa kế của bố bạn bao gồm: mẹ bạn, bạn và 02 người con riêng của mẹ bạn. Mỗi người sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau. Trong trường hợp mẹ bạn mất mà không để lại di chúc thì phần di sản của mẹ bạn bao gồm phần tài sản riêng của mẹ bạn là ½ khối tài sản chung và phần tài sản thừa kế từ bố bạn sẽ được chia đều cho những người thừa kế bao gồm: bạn và người con riêng của mẹ bạn. Theo Điều 679 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế: “Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 676 và Điều 677 của Bộ luật dân sự”. Như vậy, 01 người con riêng của bố bạn (ở cùng với bố mẹ bạn) cũng có thể được hưởng thừa kế từ di sản của mẹ bạn nếu mẹ bạn và người con riêng đó có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như mẹ con. Trong trường hợp mẹ bạn mất, bạn thì có thể đề nghị Tòa án làm thủ tục tuyên bố người đó mất tích để tiến hành chia di sản thừa kế của mẹ bạn. Theo quy định Điều 687 BLDS cũng có quy định như sau: "1. Trong trường hợp đã phân chia di sản mà xuất hiện người thừa kế mới thì không thực hiện việc phân chia lại di sản bằng hiện vật, nhưng những người thừa kế đã nhận di sản phải thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác. 2. Trong trường hợp đã phân chia di sản mà có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế thì người đó phải trả lại di sản hoặc thanh toán một khoản tiền tương đương với giá trị di sản được hưởng tại thời điểm chia thừa kế cho những người thừa kế, trừ trường hợp có thoả thuận khác". Tuy nhiên sau khi Tòa án phân chia di sản thừa kế , nếu sau này người con riêng mẹ bạn bị tuyên bố mất tích mà quay về thì bạn và người con riêng của bố bạn được hưởng thừa kế của mẹ bạn (nếu có quan hệ như mẹ con) phải thanh toán cho người con riêng của mẹ bạn một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận.
Sau khi bố tôi mất, căn nhà chúng tôi đang ở được mẹ tôi làm sổ hồng - sổ chứng nhận quyền sở hữu đất, nhà ở và tài sản gắn liền trên đất mang tên của 5 người gồm tên bố tôi, mẹ tôi, bà nội, và hai anh em tôi. Nay mẹ tôi muốn bán căn nhà trên nhưng anh em chúng tôi chưa đồng ý. Chúng tôi muốn hỏi xem phần của Mẹ chúng tôi trên tài sản này là như thế nào? Bố tôi mất đến nay mới đc 3 năm, không để lại di chúc.
Theo bạn trình bày thì đây là tài sản chung của 5 người. Vì vậy, khi định đoạt thì cả 5 người cùng đồng ý Nếu mẹ bạn muốn bán phần của bà thì khó, vì phải phân chia trước rồi mới thực hiện việc chuyển nhượng sau. (Phân chia rõ ràng tài sản của từng người)
Nhà tôi có 6 anh chị em, ba mẹ mất từ lâu mẹ mất năm 1990 và ba mất 20/6/2006 không để lại di chúc. Mẹ tôi Nguyễn Thi A là người đứng tên mua nhà (nhà không sổ đỏ và chỉ có giấy viết tay có xác nhận) với diện tích là dài 8m ngang 2,5m nhà bằng lá, nhà sàn. Trong nhà hiện giờ chỉ có tôi và con gái sống, anh chị em của tôi đã ra ở riêng từ lâu và chuyển hộ khẩu đi nơi khác. Tôi là người đứng tên chủ hộ trong sổ hộ khẩu và con gái tôi là nhân khẩu trong sổ. Sau này tôi có sửa chửa nhà 3lần và nới rộng diện tích nhà ra dài 15m và ngang 4,5m nhà xây lại bằng gạch,đổ nền giả, 1 gác lửng (nhà ven sông). Nay anh chị em của tôi thấy nhà khang trang và có giá nên có ý dòm ngó muốn tranh chấp và chia đều tài sản làm 6 phần bằng nhau. Anh trai thứ 6 của tôi vì nghĩ rằng có tên trong hộ khẩu sẽ dễ chia tài sản hơn nên muốn nhập hộ khẩu về lại đây,tôi kiên quyết không cho và không chịu ký tên bảo lãnh. Anh tôi đòi nộp đơn kiện, nếu bị kiện tôi có bị buộc phải cho anh của tôi nhập hộ khẩu hay không? Về phần phân chia tài sản thừa kế không có di chúc thì sẽ chia theo diện tích nhà cũ 8-2,5m hay chia theo diện tích nhà mà tôi đã sửa chữa 15-4,5? Và tôi có được lấy lại số tiền mà mình đã bỏ ra xây lại nhà hay không? + Còn một chuyện quan trọng là trong giấy khai sinh của tôi họ và tên của mẹ là Nguyễn Thị B (vợ chánh của ba tôi)và bà cũng đã mất. Nhưng mẹ tôi lại là Nguyễn Thị A người đứng tên mua ngôi nhà này (mấy anh chị em của tôi cũng vậy chỉ riêng anh thứ 6 của tôi là đúng họ tên của mẹ Nguyễn Thị A) nhưng không ai biết việc này vì tôi là người giữ hết tất cả giấy tờ trong nhà. Mong luật sư có thể giải đáp thắc mắc của tôi. Trong giấy khai sinh bị như vậy thì tôi có được chia thừa kế cũng như là mấy người còn lại hay chỉ riêng người anh thứ 6 của tôi la được hưởng? Khi tranh chấp có cần sử dụng đến giấy khai sinh hay không? Xin cảm ơn đã đọc tâm sự của tôi. Thân...
Theo luật cư trú thì muốn nhập hộ khẩu, đăng ký nhân khẩu phải được sự đồng ý chủ hộ. Thừa kế di sản do cha mẹ để lại thì các bên phải khai di sản thừa kế và thỏa thuận phân chia di sản này. Nếu không thỏa thuận được thì một trong các bên có quyền khởi kiện yêu cầu tòa án nơi có di sản yêu cầu phân chia di sản thừa kế. Khi Tòa án giải quyết có xem xét công sức đóng góp nâng cấp sửa chữa căn nhà do anh bỏ ra . Giấy khai sanh chỉ là căn cứ chứ tòa sẽ xem xét ai là đối tượng hưởng di sản thừa kế theo luật gồm các con ngoài ra còn xem xét chồng của mẹ (nếu tài sản chung thì có một nữa là đồng sở hữu do cha em ) là đối tượng được hưởng thừa kế . Nếu mẹ bạn mua căn nhà này riêng thì phải có nghĩa vụ chứng minh đó là tài sản riêng của bà.
Tại thời điểm mở thừa kế, xác định được 1 người hưởng thừa kế là hàng thứ III (chị của người để lại di sản). Tuy nhiên đến khi làm thủ tục khai nhận thừa kế thì người chị được thừa kế này cũng chết. Vậy con của người chị được thừa kế (đã chết) có được đứng ra làm thủ tục khai nhận thừa kế cho mẹ mình không.
Được, những người thừa kế của người này được quyền khai nhận si sản thừa kế mà đáng ra họ còn sống được hưởng vì trước khi chết họ có tài sản chính là tài sản được hưởng thừa kế từ người khác một cách hợp pháp.
Năm 2005 ông nội tôi có làm di chúc để lại một lô đất thổ cư 5m*30m , trên lô đất này có một căn nhà gỗ lợp tôn. Lô đất này được chia cho bố tôi 2m*30m và người cô của tôi 3m*30m.lúc này bố tôi đã ra ở riêng còn người cô vẫn ở trong căn nhà này để chăm sóc ông nội tôi. Sau đó người cô tôi đã bỏ tiền ra xây lại một căn nhà cấp 4 trên lô đất này ( diện tích nhà 5m*30m).Năm 2006 ông tôi qua đời và di chúc đã được đọc . hiện giờ bố tôi muốn thực hiện di chúc thì bố tôi được hưởng 2m*30m đất thổ cư hay là 2m*30m căn nhà cấp 4 này .
Điều quan trọng của việc thừa hưởng di sản thừa kế của người chết để lại là phải xác định tài sản nào thuộc tài sản của người chết để lại và di sản lúc để lại còn bao nhiêu so với lúc lập di chúc. Theo bạn trình bày thì ông bạn có di chúc cho bố bạn, và bạn cần xác định tài sản lúc ông chết để lại là gì? mảnh đất hay cả đất và nhà, những nội dung bạn cung cấp cho thấy ông bạn chỉ để lại tài sản là đất, còn nhà do cô bạn bỏ tiền xây. Do đó cơ sở để xác định di sản mà bố bạn được hưởng chỉ là diện tích quyền sử dụng đất, nếu thỏa thuận được chia thì tốt, nếu không phải giải quyết tranh chấp tại tòa án. Trong trường hợp này có thể bố bạn sẽ được giá trị bằng tiền tương đương với số diện tích đất.
Ông A có vợ và 5 người con, ông A chết không để lại di chúc. Di sản để  lại là một phần đất nông nghiệp 50.000 m2, ông A là người đứng tên  trên GCN QSDĐ. Tất cả người thừa kế hàng thứ nhất của ông A (vợ, các  con ruột) đến UBND xã yêu cầu chứng thực văn bản phân chia di sản thừa kế.  Trong văn bản thống nhất để lại toàn bộ quyền sử dụng đất phần đất nêu  trên cho anh B (con cả). Trong quá trình niêm yết văn bản trong 30  ngày trước khi chứng thực, UBND xã nhận được đơn yêu cầu của tập thể 10 chủ nợ của anh C  (con út) yêu cầu không chứng thực văn bản trên với lý do hiện anh C  thiếu nợ họ số tiền 500 triệu đồng và không có khả năng trả nợ, việc anh  C từ chối không nhận phần di sản trên là trốn tránh trách nhiệm trả  nợ. UBND xã đã cử cán bộ xác minh, việc anh C thiếu nợ số tiền trên và hiện nay anh C không có khả năng trả  là đúng sự thật. Do đó UBND xã đã từ chối chứng thực  văn bản phân chia di sản trên căn cứ vào khoản 1 điều 642 Luật dân sự 2005. Vậy việc t ừ chối chứng thực  văn bản phân chia di sản của UBND xã có đúng pháp luật hay không?
Về nguyên tắc nếu chứng minh được việc C từ chối nhận di sản là để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ thì việc từ chối chứng thực văn bản khai nhận di sản thừa kế là có căn cứ. Trong trường hợp này C sẽ buộc phải nhận phần di sản mình được hưởng tức là khi đó mẹ C cùng các anh chị em của C phải thực hiện việc phân chia lại di sản thừa kế - là quyền sử dụng đất cha C để lại.
Vào tháng 03-2009 bà nội tôi mất có để lại một căn nhà và một thửa ruộng. Trong lúc hấp hối bà tôi có để lại Di trúc miệng là số đất trên cho cháu nội (3 đứa) mỗi đứa 2 công, còn lại bao nhiêu thì để thờ cúng ông bà tổ tiên tất cả các con của nội tôi đều nghe. Nhưng số đất trên không biết sau người cô út tôi đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nhưng sau đócô cũng mất vào tháng 11- 2009. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được đăng ký vào năm 1994 do tập đoàn trả lại, nhưng vào thời điểm 1993 Cô tôi do có chữa hoang nên bi bà nội tôi đuổi ra khỏi nhà không cho về nhà, đến năm 1996 cho về nhưng không cho ở chung. Từ sau khi nội tôi mất 2009 thì Cha tôi là người Canh tác số đất trên. Giờ con của cô tôi đòi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và số đất trên.
Việc bà nội hấp hối có " di chúc miệng" cho các cháu nội là 3 cháu mỗi đứa 2 công đất chưa xác lập theo đúng thủ tục công chứng nhà nước thì chưa có giá trị pháp lý. Do vậy , chiếu theo Luật dân sự 2005 chưa có di chúc hợp pháp nên Di sản thừa kế của ông bà nội sẽ chia theo luật cho các hàng thừa kế: - Hàng thừa kế thứ nhất : con ruột bao gồm cha mẹ ruột , các cô chú nếu còn sống. Trường hợp những người hàng thừa kế thứ nhất đều không còn thì mới chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ hai trong đó cháu ruột. Do đó, việc Giấy chứng nhận đứng tên ai cần xác định rõ nếu của ông bà nội thì phải đứng tên ông bà nội thì mới phát sinh chia thừa kế theo luật. Các cháu con cô đòi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì cũng không giải quyết được gì vì Giấy do tập đoàn phân cho hộ nông dân canh tác thì phải xem hộ bao gồm bao nhiêu người do ai đại diện đứng tên.
1. Ông Bà tôi có 9 nguoi con , Ong Ba mất 1995 không để lại di chúc , để lại căn nhà hiện giờ. và 2 nguoi con xuất ngoại năm 1989 . Còn 1 ng xuất ngoại năm 2005 Vậy 3 ng này có đuoc phân chia tài sản khi bán nhà? 2. Căn nhà này đuoc xây dưng lại năm 1992 do người con Thứ 9 bỏ tiền ra xây dựng nhưng k ở , để cho Ông Bà ở. Đến năm 1995 thì nguoi con thứ 6 độc thân dọn về ở và dùng nhà làm kinh doanh , trong thời gian ở tới nay , nguoi này có bỏ tiền ra tu bổ nhà cửa. Và thời gian gần đây Nhà nuoc có cho làm sổ Hồng mới đồng loạt cho các Hộ , thì nguoi này tự kê khai , đóng thuế , và đứng tên trên sổ Hồng nhà , trong gia đinh Khong ai biet , trên sổ ghi nguoi Đại Diện . Hiện nay, nguoi này vẫn ở và kinh doanh, từ xưa tới giờ, không nguoi anh em nào đuoc hưởng từ phẩn kinh doanh.y Bây giờ, 1 vài nguoi trong gia đình đòi bán nhà chia cho công bằng và tính lại phần kinh doanh . Nếu trong số 6 nguoi , có 3 nguoi đồng ý bán , còn lại không. Thì có cách nào giải quyet , để đuoc chia tài sản cho đúng quyền lợi. Và nhờ luat sư hướng dẫn thủ tục hay văn phòng luật sư nào giúp chúng tôi về việc trên. Thời gian bao lâu , kinh phí có nhiều khong ?
Ông bà mất từ năm 1995 không để lại di chúc thì di sản sẽ được chi theo quy định của pháp luật vê thừa kế nhưng ngặt nỗi vì từ khi ông bá chế đến nay đã quá 10 năm nên các đồng thừa kế cũng không còn quyên khởi kiện choa thừa kế nữa. Nay nếu trong nội bộ anh chị em không tự thỏa thuận được thì khởi kiện yêu cầu chi tài sản chung do chưa chia theo quy định của pháp luật.
Chào luật sư, Ba tôi mất năm 2011, gia đình gồm mẹ tôi và 7 anh chị em.Năm 2014, gia đình chúng tôi ra phòng công chứng, làm giấy tờ khai nhận di sản thừa kế để chuyển quyền sử dụng đất từ cha tôi sang cho mẹ, nhưng sau đó phát sinh một số vấn đề như sau: Ba tôi mất không để lại di chúc. Gia đình chúng tôi họp lại với nhau, đồng ý thỏa thuận phân chia di sản theo luật định, trong đó: 2 người đồng ý nhận di sản; 1 người nói không nhận di sản, không tranh chấp nhưng kí tên chuyển quyền thì không kí, 4 người còn lại đồng ý chuyển di sản thừa kế của họ qua cho mẹ tôi. Thêm một vấn đề nữa, ông bà tôi cho ba mẹ tôi đất này, nhưng từ xưa đến giờ ba tôi đều khai là đất hộ gia đình nên xuất hiện các đồng sở hữu khác là 3 người cháu ngoại và 2 con dâu. Gia đình chúng tôi đã họp lại với nhau và đã đồng ý thỏa thuận phân chia tài sản giữa các đồng sở hữu cũng như các đồng thừa kế thứ nhất như luật pháp quy định NHƯNG có 1 người chị gái (người chị này không đứng cùng hộ khẩu, không là đồng sở hữu tài sản, chỉ là hàng thừa kế thứ nhất) nói rằng chị ấy không nhận di sản thừa kế nhưng gọi chị ấy về kí tên không nhận di sản và chuyển quyền qua cho mẹ tôi đứng tên thì chị ấy không về kí. Vậy  gia đình chúng tôi phải làm sao khi tất cả đồng ý chia di sản thừa kế như luật pháp quy định và đồng ý chia cho chị ấy phần di sản thừa kế theo quy định pháp luật nhưng chị ấy nói chị ấy nói không nhận, không ký gì hết? Câu 2. Trên phần đất này có nhà thờ do mẹ tôi và các chị bỏ tiền ra xây dụng nên,ngôi nhà này chưa được đăng ký quyền sở hữu dưới tên của cha tôi. Nay, mẹ tôi muốn đăng ký đứng tên sở hữu ngôi nhà này, vậy có hợp pháp hay không? Nếu có thì phải đăng kí như thế nào? Nếu không thì phải làm sao? Xin chân thành cám ơn và mong sớm nhận được hồi âm.
- Trường hợp không biết một người cũng được hưởng thừa kế, mà các bên đã làm thủ tục khai nhận thừa kế bình thường, nếu sau này người ấy xuất hiện thì các bên trích trả bằng tiền cho người ấy nhưng do các bên đã biết chị ấy được hưởng thừa kế nên sẽ khó khăn hơn. - Không hiểu vì lý do gì mà người chị gái ấy không nhận di sản và cũng không chịu về ký? Bạn đã yêu cầu chị ấy viết đơn từ chối nhận di sản chưa?nếu chị ấy viết đơn từ chối nhận di sản thì không cần ký cũng được. Trường hợp chị ấy không chịu hợp tác thì có lẽ phải chờ, hoặc là dùng phương án khởi kiện để thông qua Tòa án có thể phân chia di sản theo quy định pháp luật. Đây chỉ là phương thức cuối cùng giải quyết vấn đề chứ không phải các thành viên tranh chấp với nhau mà phải khởi kiện nhau ra Tòa. - Với câu hỏi thứ 2 của bạn thì cũng phải được sự đồng ý của tất cả các thành viên, trong đó có người chị gái nên vẫn phải sử dụng phương án như trên.
Ông bà tôi có ba người con trai, bố tôi là con cả. Do mâu thuẫn nội bộ trong gia đình, ông bà nội tôi từ mặt bố và chú kế bố tôi, không nhận làm con nữa, nhưng chỉ tuyên bố trước cả nhà chứ không có giấy tờ xác định. Bố và chú tôi cũng đi làm xa nên một thời gian dài không về nhà. Nay ông bà tôi mất, để lại di chúc cho cháu nội là con trai của chú út tôi toàn bộ mảnh đất ông bà đang ở. Vậy xin hỏi luật sư bố và chú tôi có quyền được hưởng mảnh đất đó không?
Thứ nhất: Điều kiện di chúc hợp pháp. Điều 652 BLDS quy định: “1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép; b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật. 2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. 3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực. 4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này. 5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.” Nếu di chúc của ông bà nội thỏa mãn những điều kiện trên thì “Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc” (Điều 684 BLDS). Do đó, bố và chú bạn không được quyền hưởng mảnh đất đó. Thứ hai: Nếu di chúc không hợp pháp Nếu di chúc của ông bà không đáp ứng những quy định trên thì bố và chú bạn vẫn được hưởng mảnh đất đó theo quy định về thừa kế theo pháp luật.Theo quy định tại Điều 675 BLDS thì thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong các trường hợp sau: a. Không có di chúc: Trường hợp không có di chúc là trường hợp người để lại thừa kế không để lại di chúc miệng hay di chúc bằng văn bản đối với phần tài sản của mình, do đó phần tài sản này sẽ được phân chia cho những người được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật. b. Di chúc không hợp pháp: Thừa kế theo pháp luật trong trường hợp di chúc không hợp pháp xảy ra khi di chúc của người để lại thừa kế không đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật về di chúc tại Điều 652 BLDS, do đó di chúc trở nên vô hiệu.
Bố mẹ em có một ngôi nhà rộng 400m2. Nay bố mẹ em đã mất không để lại di chúc. Em muốn hỏi khi chia thừa kế thì những người con hiện đang ở trong chính căn nhà đó từ trước có được chia nhiều hơn những người con đã trưởng thành và chuyển ra ngoài sinh sống không?
Khoản 2 Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau”. Theo quy định này thì những người con hiện đang ở trong chính căn nhà đó không được chia nhiều hơn những người con đã trưởng thành và chuyển ra ngoài sinh sống. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, hàng thừa kế thứ nhất của cha mẹ bạn bao gồm cả ông bà nội ngoại của bạn (nếu họ còn sống vào thời điểm cha mẹ bạn chết); các con gồm cả con đẻ và con nuôi. Tất cả những người này được hưởng phần di sản bằng nhau.
Việc chia thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp nào?
Các trường hợp để được thừa kế theo pháp luật được quy định tại Khoản 1 Điều 675 - Bộ luật Dân sự 2005 số 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005 gồm: “1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây: a) Không có di chúc; b) Di chúc không hợp pháp; c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế; d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có
Anh em chúng tôi phân chia thừa kế thửa đất do cha mẹ để lại và đang gặp trở ngại, vì khi chia làm 3 phần thì sẽ có một phần bị thiếu 1,5m chiều ngang theo quy định. Chúng tôi định thương lượng với người có đất kế bên nhượng lại một ít đất cho đủ. Nếu họ đồng ý thì chúng tôi có thể phân chia và tách thửa?
Bạn có thể thực hiện theo cách đó để đảm bảo đủ điều kiện về diện tích và kích thước thửa đất theo quy định được phép tách thửa. Nghị định số 43/2014 của Chính phủ, tại Điều 29 về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu đã quy định như sau: 1. Thửa đất đang sử dụng được hình thành từ trước ngày văn bản quy định của UBND cấp tỉnh về diện tích tối thiểu được tách thửa có hiệu lực thi hành, diện tích thửa đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của UBND cấp tỉnh nhưng có đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì người đang sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 2. Không được công chứng, chứng thực, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không được làm thủ tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất đối với trường hợp tự chia tách thửa đất đã đăng ký, đã được cấp giấy chứng nhận thành hai hoặc nhiều thửa đất, trong đó có ít nhất một thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của UBND cấp tỉnh. 3. Trường hợp người sử dụng đất xin tách thửa đất thành thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu, cùng với việc xin được hợp thửa đất đó với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng, hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu được tách thửa thì được phép tách thửa, đồng thời với việc hợp thửa và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho thửa đất mới.
Xin cho tôi hỏi một vấn đề như sau: Hiện nay tôi đang ở một căn nhà tập thể cùng với vợ,con,và mẹ đẻ tôi. Căn nhà này bố mẹ tôi được cơ quan phân cho từ năm 1986. Nay mẹ tôi già yếu nên có ý định sang tên cho tôi vì trước sổ đỏ đứng tên bố và mẹ tôi.tôi có hai chi gái ruột đã có gia đình và sẵn sàng ký từ chối quyền thừa  kế để cho tôi đứng tên trên quyển sổ đỏ. Theo như văn phòng tư vấn cho tôi thì khi làm thông báo niêm yết tai địa phương nơi cư trú trong vòng 1 tháng không có tranh chấp khiếu nại gì thì có thể bắt đầu làm thủ tục. Ba chị em tôi sẽ nhượng hết phần thừa kế sang cho mẹ sau đó mẹ tôi sẽ trao quyền thừa kế lại cho tôi để đứng tên tôi trong sổ đỏ. Hiện nay hồ sơ đã hoàn tất nhưng lai phát sinh một việc như sau.bố đẻ của tôi lâm bệnh mất năm 2003, sau đó ông Nội tôi mất năm 2005, văn phòng tư vấn lại yêu cầu tôi tập hợp hồ sơ giấy tờ (chứng minh thư, hộ khẩu photo công chứng) của các cô chú bác (con ruột của ông Nội) và tập trung mọi người tại văn phòng công chứng để đồng ý ký việc sang tên sổ đỏ cho tôi. Tôi xin hỏi theo luật thì việc đó có phải thực hiện không? Theo tôi hiểu thì căn nhà này được cơ quan phân cho bố mẹ tôi không liên quan gì đến tài sản chung của ông Nội và các cô chú bác (bố mẹ tôi thoát ly lên Hà Nội để làm việc từ khi học xong đại học). Căn cứ vào điều khoản nào mà xác định số con của ông Nội phải có mặt để đồng ý ký sang tên sổ đỏ cho tôi.
Căn cứ nội dung bạn trình bày thì năm 2003 bố bạn chết theo quy định tại khoản 1 Điều 676 BLDS 2005 thì hàng thừa kế của bố bạn là: 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Như vậy ông nội và bà nội bạn là người cùng hàng thừa kế thứ nhất với bạn, mẹ ban đối với tài sản do bố bạn để lại. Vì năm 2005 ông nội bạn chết vì thế lại phát sinh quan hệ thừa kế thứ 2 giữa các con của ông nội bạn. Vì thế văn phòng công chứng yêu cầu như thế là đúng quy định của pháp luật.