text
stringlengths
201
359k
id
stringlengths
25
31
metadata
dict
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7672:2014 IEC 60968:2012 BÓNG ĐÈN CÓ BALÁT LẮP LIỀN DÙNG CHO CHIẾU SÁNG THÔNG DỤNG - YÊU CẦU VỀ AN TOÀN Self-ballasted for general lighting services - Safety requirements Lời nói đầu TCVN 7672:2014 thay thế TCVN 7672:2007 TCVN 7672:2014 hoàn toàn tương đương với IEC 60968:2012; TCVN 7672:2014 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/E11 Chiếu sáng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. BÓNG ĐÈN CÓ BALÁT LẮP LIỀN DÙNG CHO CHIẾU SÁNG THÔNG DỤNG - YÊU CẦU VỀ AN TOÀN Self-ballasted for general lighting services - Safety requirements 1. Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về an toàn và khả năng lắp lẫn, cùng với các phương pháp và điều kiện thử nghiệm yêu cầu để chứng tỏ sự phù hợp của bóng đèn huỳnh quang dạng ống và các bóng đèn phóng điện trong chất khí khác, có tổ hợp lắp liền để điều khiển khởi động và ổn định làm việc (bóng đèn có balát lắp liền), được thiết kế dùng cho mục đích chiếu sáng trong gia đình và các mục đích thông dụng tương tự, có: - công suất danh định đến 60 W; - điện áp danh định từ 100 V đến 250 V; - đầu đèn xoáy ren Edison hoặc đầu đèn gài. Các yêu cầu của tiêu chuẩn này chỉ liên quan đến thử nghiệm điển hình. Các khuyến cáo đối với thử nghiệm toàn bộ sản phẩm hoặc thử nghiệm theo lô đang được xem xét. Tiêu chuẩn này cũng đề cập đến an toàn quang sinh học theo IEC 62471 và IEC/TR 62471-2. Nguy hiểm về ánh sáng xanh lam và nguy hiểm hồng ngoại thấp hơn mức nguy hiểm đòi hỏi phải có ghi nhãn. 2. Tài liệu viện dẫn Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi. TCVN 6639 (IEC 60238), Đui đèn xoáy ren Edison TCVN 7863 (IEC 60901), Bóng đèn huỳnh quang một đầu đèn - Yêu cầu tính năng TCVN 9900-2-10:2013 (IEC 60695-2-10:2000), Thử nghiệm nguy hiểm cháy - Phần 2-10: Phương pháp thử nghiệm sợi dây nóng đỏ/nóng mờ - Phương pháp thử nghiệm sợi dây nóng đỏ và quy trình thử nghiệm chung TCVN 9900-2-11:2013 (IEC 60695-2-11:2000), Thử nghiệm nguy hiểm cháy - Phần 2-11: Phương pháp thử bằng sợi dây nóng đỏ - Phương pháp thử khả năng cháy của sợi dây nóng đỏ đối với sản phẩm hoàn chỉnh TCVN 9900-2-12:2013 (IEC 60695-2-12:2012), Thử nghiệm nguy hiểm cháy - Phần 2-12: Phương pháp thử bằng sợi dây nóng đỏ - Phương pháp thử chỉ số cháy của sợi dây nóng đỏ (GWFI) đối với vật liệu TCVN 9900-2-13:2013 (IEC 60695-2-13:2012), Thử nghiệm nguy hiểm cháy - Phần 2-13: Phương pháp thử bằng sợi dây nóng đỏ - Phương pháp thử nhiệt độ bắt cháy của sợi dây nóng đỏ (GWIT) đối với vật liệu IEC 60061, Lamp caps and holders together with gauges for the control of interchangeability and safety (Đầu đèn và đui đèn cùng với các dưỡng dùng để kiểm tra khả năng lắp lẫn và an toàn) IEC 60061-1, Lamp caps and holders together with gauges for the control of interchangeability and safety - Part 1: Lamp caps (Đầu đèn và đui đèn cùng với các dưỡng dùng để kiểm tra khả năng lắp lẫn và an toàn - Phần 1: Đầu đèn) IEC 60061-3, Lamp caps and holders together with gauges for the control of interchangeability and safety - Part 3: Gauges (Đầu đèn và đui đèn cùng với các dưỡng dùng để kiểm tra khả năng lắp lẫn và an toàn - Phần 3: Dưỡng) IEC 60360, Standard method of measurement of lamp cap temperature rise (Phương pháp tiêu chuẩn để đo độ tăng nhiệt của đầu đèn) 3. Thuật ngữ và định nghĩa Tron tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa dưới đây. 3.1. Bóng đèn có balát lắp liền (self-ballasted lamp) Khối không thể tháo rời mà không bị hỏng, có sẵn đầu đèn và kết hợp với nguồn sáng và các linh kiện bổ sung cần thiết để khởi động và ổn định làm việc của nguồn sáng. 3.2. Kiểu (type) Bóng đèn, không phụ thuộc vào kiểu đầu đèn, có thông số đặc trưng về quang và điện giống nhau. 3.3. Điện áp danh định (rated voltage) Điện áp hoặc dải điện áp ghi trên bóng đèn. 3.4. Công suất danh định (rated wattage) Công suất ghi trên bóng đèn. 3.5. Tần số danh định (rated frequency) Tần số ghi trên bóng đèn. 3.6. Độ tăng nhiệt của đầu đèn (cap temperature rise) Dts Độ tăng nhiệt bề mặt (cao hơn nhiệt độ môi trường) của đui đèn thử nghiệm tiêu chuẩn có lắp bóng đèn, khi đo theo phương pháp tiêu chuẩn mô tả trong IEC 60360. 3.7. Bộ phận mang điện (live part) Bộ phận dẫn điện có thể gây ra điện giật trong sử dụng bình thường. 3.8. Thử nghiệm điển hình (type test) Thử nghiệm hoặc một loạt thử nghiệm thực hiện trên mẫu thử nghiệm điển hình để kiểm tra sự phù hợp của thiết kế sản phẩm cho trước với các yêu cầu trong tiêu chuẩn liên quan. 3.9. Mẫu thử nghiệm điển hình (type test sample) Mẫu gồm có một hoặc nhiều khối giống nhau do nhà chế tạo hoặc đại lý được ủy quyền cung cấp để thử nghiệm điển hình. 3.10. Công suất UV bức xạ hiệu quả riêng (specific effective radiant UV power) Công suất hiệu quả của bức xạ UV của bóng đèn theo quang thông. Đơn vị: mW/klm. CHÚ THÍCH 1: Công suất UV bức xạ hiệu quả riêng được tính bằng mW/klm. CHÚ THÍCH 2: Công suất hiệu quả của bức xạ UV có được bằng cách lấy trọng số của phân bố công suất phổ của bóng đèn với hàm nguy hiểm UV, SUV (l). Thông tin về hàm nguy hiểm UV liên quan được cho trong IEC 62471. Công suất này chỉ liên quan đến nguy hiểm có thể có về phơi nhiễm UV của con người. Công suất này không đề cập đến ảnh hưởng có thể có của bức xạ quang trên vật liệu, như nguy hiểm về cơ hoặc sự bạc màu. 4. Yêu cầu chung và các yêu cầu thử nghiệm chung 4.1. Bóng đèn có balát lắp liền phải được thiết kế và kết cấu sao cho trong sử dụng bình thường, bóng đèn làm việc tin cậy và không gây nguy hiểm cho người sử dụng hoặc môi trường xung quanh. Thông thường, kiểm tra sự phù hợp bằng cách tiến hành tất cả các thử nghiệm quy định. 4.2. Nếu không có quy định nào khác thì tất cả các phép đo được tiến hành ở điện áp và tần số danh định và trong phòng không có gió lùa ở nhiệt độ (25 ± 1)oC. Nếu bóng đèn được ghi nhãn với dải điện áp thì điện áp danh định là giá trị trung bình của dải điện áp ghi nhãn. 4.3. Bóng đèn có balát lắp liền là khối không thể sửa chữa được, được gắn kín khi chế tạo. Không được mở các bóng đèn này cho bất kỳ thử nghiệm nào. Trong trường hợp có nghi ngờ trên cơ sở kiểm tra bóng đèn và xem xét sơ đồ mạch điện, và có thỏa thuận với nhà chế tạo hoặc đại lý được ủy quyền, bóng đèn được chuẩn bị đặc biệt để có thể mô phỏng điều kiện sự cố phải được cung cấp để thử nghiệm (xem Điều 13). 5. Ghi nhãn 5.1. Bóng đèn phải được ghi nhãn rõ ràng và bền với nội dung bắt buộc dưới đây: a) nhãn xuất xứ (có thể là dưới dạng thương hiệu, tên nhà chế tạo hoặc tên đại lý được ủy quyền); b) điện áp danh định hoặc dải điện áp (ghi nhãn "V” hoặc "vôn"); c) công suất danh định (ghi nhãn "W” hoặc "oát"); d) tần số danh định (ghi nhãn "Hz"). 5.2. Ngoài ra, nhà chế tạo bóng đèn phải nêu các thông tin dưới đây trên bóng đèn hoặc bao gói hoặc trong hướng dẫn lắp đặt. a) dòng điện qua bóng đèn; b) tư thế thắp sáng nếu có hạn chế; c) đối với bóng đèn có khối lượng lớn hơn đáng kể so với bóng đèn mà chúng thay thế, cần chú ý là khi khối lượng tăng lên thì có thể làm giảm sự ổn định cơ học của các đèn điện nhất định. d) các điều kiện hoặc hạn chế đặc biệt phải được tuân thủ đối với hoạt động của bóng đèn, ví dụ, làm việc trong mạch điện có điều khiển độ sáng. Trong trường hợp bóng đèn không thích hợp với mạch điện có điều khiển độ sáng, có thể sử dụng ký hiệu trên Hình 1: Hình 1 - Không cho phép điều chỉnh độ sáng 5.3. Kiểm tra sự phù hợp như sau: a) Kiểm tra có nhãn và độ rõ ràng của nhãn yêu cầu trong 5.1 - bằng cách xem xét bằng mắt. b) Kiểm tra bền của nhãn bằng cách chà xát nhẹ trong 15 s bằng một miếng vải thấm đẫm nước và sau khi làm khô, chà xát bằng miếng vải thấm đẫm hexan trong 15 s nữa. Sau thử nghiệm này, nhãn vẫn phải rõ ràng. c) Kiểm tra tính sẵn có của các thông tin yêu cầu trong 5.2 - bằng cách xem xét bằng mắt. 6. Khả năng lắp lẫn 6.1. Khả năng lắp lẫn phải được đảm bảo bằng việc sử dụng các đầu đèn theo IEC 60061-1. 6.2. Kiểm tra sự phù hợp của việc kết hợp đầu đèn và bóng thủy tinh bằng cách sử dụng dưỡng để kiểm tra kích thước giới hạn khả năng lắp lẫn theo Bảng 1. Các dưỡng có trong tờ rời tiêu chuẩn của IEC 60061-3. 6.3. Bóng đèn có balát lắp liền, khi đầu đèn là B22d hoặc E27, phải có khối lượng không vượt quá 1 kg và không được gây ra mômen uốn ở đui đèn quá 2 Nm. Kiểm tra sự phù hợp bằng phép đo. Bảng 1 - Dưỡng kiểm tra khả năng lắp lẫn và kích thước đầu đèn Đầu đèn Kích thước đầu đèn cần kiểm tra bằng dưỡng Số hiệu tờ rời của dưỡng trong IEC 60061-3 B22d hoặc B15d A lớn nhất và A nhỏ nhất D1 lớn nhất N nhỏ nhất Vị trí đối xứng của các chân Gài vào đui đèn Giữ chặt trong đui đèn 7006-4A 7006-4B E27 Kích thước lớn nhất của ren Đường kính chính nhỏ nhất của ren Tạo tiếp xúc 7006-27B 7006-28A 7006-50 E26 E14 Kích thước lớn nhất của ren Kích thước lớn nhất của ren Đường kính chính nhỏ nhất của ren Tạo tiếp xúc 7006-27D 7006-27F 7006-28B 7006-54 7. Bảo vệ chống điện giật Bóng đèn có balát lắp liền phải có kết cấu sao cho khi không có vỏ bọc bổ sung ở dạng đèn điện thì vẫn không chạm tới được bộ phận kim loại bên trong hoặc bộ phận kim loại mang điện nào của đầu đèn khi bóng đèn được lắp đặt trong đui đèn theo TCVN 6639 (IEC 60238). Nếu cần, kiểm tra sự phù hợp bằng que thử quy định trong Hình 2 với lực bằng 10 N. Bóng đèn với đầu đèn kiểu xoáy ren Edison phải được thiết kế sao cho chúng phù hợp với các yêu cầu về khả năng không chạm tới được đối với bóng đèn chiếu sáng thông dụng (GLS). Kiểm tra sự phù hợp bằng dưỡng theo IEC 60061-3, tờ dữ liệu 7006-51A đối với đầu đèn E27 và tờ dữ liệu 7006-55 đối với đầu đèn E14. CHÚ THÍCH: Các yêu cầu đối với đầu đèn E26 đang được xem xét. Bóng đèn có đầu đèn B22 hoặc B15 cũng phải tuân thủ các yêu cầu như bóng đèn nung sáng bình thường có đầu đèn như vậy. Bộ phận kim loại bên ngoài không phải là bộ phận kim loại mang dòng của đầu đèn thì không được mang điện hoặc trở nên mang điện. Để thử nghiệm, tất cả các vật liệu dẫn điện dịch chuyển được đều phải đặt ở vị trí bất lợi nhất mà không dùng dụng cụ. Kiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm điện trở cách điện và thử nghiệm độ bền điện (xem Điều 8). 8. Điện trở cách điện và độ bền điện sau xử lý ẩm 8.1. Quy định chung Điện trở cách điện và độ bền điện phải đủ giữa các bộ phận kim loại mang dòng của bóng đèn và các bộ phận chạm đến được của bóng đèn. 8.2. Điện trở cách điện Bóng đèn phải được ổn định trong 48 h trong tủ có chứa không khí với độ ẩm tương đối từ 91 % đến 95 %. Nhiệt độ không khí được duy trì ở giá trị thích hợp trong khoảng từ 20oC đến 30oC với dung sai 1oC. Điện trở cách điện phải được đo trong tủ ẩm với điện áp một chiều xấp xỉ 500 V, sau khi đặt điện áp được 1 min. Điện trở cách điện giữa các bộ phận kim loại mang dòng điện của đầu đèn và các bộ phận chạm đến được của bóng đèn (bộ phận chạm đến được của vật liệu cách điện được phủ lá kim loại) không được nhỏ hơn 4 MW. CHÚ THÍCH: Điện trở cách điện giữa vỏ và tiếp điểm của đầu đèn kiểu gài đang được xem xét. 8.3. Độ bền điện Ngay sau thử nghiệm điện trở cách điện, các bộ phận như quy định ở trên phải chịu thử nghiệm điện áp trong 1 min bằng điện áp xoay chiều như dưới đây: - Đầu đèn ES: giữa các bộ phận chạm đến được và các bộ phận của đầu đèn kiểu xoáy ren (bộ phận chạm đến được bằng vật liệu cách điện được phủ lá kim loại): · kiểu HV (220 V đến 250 V): 4 000 V giá trị hiệu dụng · kiểu BV (100 V đến 120 V): 2 U + 1 000 V Giá trị U= điện áp danh định. Trong quá trình thử nghiệm, tai hàn và vỏ của đầu đèn được nối tắt. Ban đầu, đặt điện áp không quá một nửa giá trị quy định. Sau đó, điện áp được tăng dần đến đủ giá trị. Trong quá trình thử nghiệm không được có phóng điện bề mặt hoặc phóng điện đánh thủng. Phải thực hiện các phép đo trong tủ ẩm. CHÚ THÍCH: Khoảng cách giữa lá kim loại và bộ phận mang dòng điện đang được xem xét. - Đầu đèn kiểu gài: giữa vỏ và tiếp điểm (đang xem xét). 9. Độ bền cơ Khả năng chịu mômen xoắn: Khi chịu các mức mômen xoắn liệt kê dưới đây, đầu đèn vẫn phải bám chắc chắn với bóng thủy tinh hoặc bộ phận của bóng đèn dùng để lắp hoặc tháo bóng đèn. B22d...................................... 3 Nm B15d...................................... 1,15 Nm E26 và E27........................... 3 Nm E14........................................ 1,15 Nm Thử nghiệm được thực hiện với đui đèn thử nghiệm chỉ ra trong Hình 3 và Hình 4. Không được đặt đột ngột mômen xoắn mà phải tăng dần từ giá trị "không” đến giá trị quy định. Trong trường hợp đầu đèn không có chất gắn, cho phép có dịch chuyển tương đối giữa đầu đèn và bóng thủy tinh với điều kiện là dịch chuyển này không quá 10o. Sau thử nghiệm độ bền cơ, mẫu thử phải phù hợp với các yêu cầu về khả năng chạm tới được (xem Điều 7). 10. Độ tăng nhiệt của đầu đèn Độ tăng nhiệt của đầu đèn Dts của bóng đèn hoàn chỉnh trong giai đoạn tiền ổn định, ổn định và sau ổn định không được vượt quá các giá trị dưới đây khi đo trong điều kiện quy định ở IEC 60360: B22d...................................... 125oC B15d...................................... 120oC E27...................................... 120oC E14....................................... 120oC E26....................................... đang xem xét Phép đo phải được thực hiện ở điện áp danh định. Nếu bóng đèn được ghi nhãn dải điện áp thì phải đo ở giá trị trung bình của dải, với điều kiện là các giá trị giới hạn của dải điện áp không sai khác quá 2,5 % so với điện áp trung bình. Đối với bóng đèn có dải điện áp rộng hơn, phép đo phải được thực hiện ở giá trị cao nhất của dải. 11. Khả năng chịu nhiệt Bóng đèn có balát lắp liền phải có đủ khả năng chịu nhiệt. Các phần bên ngoài bằng vật liệu cách điện cung cấp bảo vệ chống điện giật, và các phần bằng vật liệu cách điện giữ bộ phận mang điện ở đúng vị trí phải có đủ khả năng chịu nhiệt. Kiểm tra sự phù hợp bằng cách cho các bộ phận này chịu thử nghiệm ép viên bi bằng thiết bị như chỉ ra trong Hình 5. Thử nghiệm được thực hiện trong tủ nhiệt ở nhiệt độ cao hơn (25 ± 5)oC so với nhiệt độ làm việc của phần liên quan theo Điều 10, với nhiệt độ nhỏ nhất là 125oC đối với phần giữ bộ phận mang điện ở đúng vị trí và 80oC1) đối với các phần khác. Bề mặt của phần cần thử nghiệm được đặt ở vị trí nằm ngang và ép viên bi thép đường kính 5 mm lên bề mặt này với một lực bằng 20 N. Tải thử nghiệm và phương tiện đỡ được đặt trong tủ nhiệt trong thời gian đủ dài để đảm bảo rằng chúng có nhiệt độ thử nghiệm ổn định trước khi bắt đầu thử nghiệm. Phần cần thử nghiệm được đặt trong tủ nhiệt, trong thời gian 10 min, trước khi đặt tải. Nếu bề mặt cần thử nghiệm bị võng xuống thì phải đỡ ở phần mà viên bi ép xuống. Đối với mục đích này, nếu không thể thực hiện được thử nghiệm trên mẫu hoàn chỉnh thì có thể cắt lấy một miếng thích hợp. Mẫu phải dày ít nhất là 2,5 mm nhưng nếu không sẵn có độ dày này trên mẫu thì có thể đặt hai hoặc nhiều miếng với nhau. Sau 1 h, lấy viên bi ra khỏi mẫu, sau đó, ngâm mẫu 10 s trong nước lạnh để giảm nhiệt độ xuống xấp xỉ nhiệt độ phòng. Đo đường kính của vết lõm và đường kính này không được lớn hơn 2 mm. Trong trường hợp bề mặt cong, đo trục ngắn hơn nếu vết lõm là hình elip. Nếu có nghi ngờ thì đo chiều sâu của vết lõm và đường kính được tính bằng công thức: , trong đó p là độ sâu của vết lõm. Thử nghiệm này không thực hiện trên vật liệu gốm. 12. Khả năng chịu cháy và chịu mồi cháy Các phần bằng vật liệu cách điện giữ bộ phận mang điện đúng vị trí và các phần bên ngoài bằng vật liệu cách điện cung cấp bảo vệ chống điện giật phải chịu thử nghiệm sợi dây nóng đỏ theo TCVN 9900-2-10 (IEC 60695-2-10), TCVN 9900-2-11 (IEC 60695-2-11), TCVN 9900-2-12 (IEC 60695-2-12) và TCVN 9900-2-13 (IEC 60695-2-13) chi tiết như sau: - Mẫu thử nghiệm là bóng đèn hoàn chỉnh. Có thể phải lấy ra các bộ phận của bóng đèn để thực hiện thử nghiệm nhưng cần cẩn thận để đảm bảo rằng điều kiện thử nghiệm không khác đáng kể so với các điều kiện xuất hiện trong sử dụng bình thường. - Mẫu thử nghiệm được lắp đặt trên giá chuyển động và được ép lên đầu của sợi dây nóng đỏ với lực bằng 1 N vào giữa bề mặt cần thử nghiệm, ưu tiên cách mép trên của mẫu một khoảng bằng 15 mm hoặc lớn hơn. Phần sợi dây nóng đỏ tiến sâu vào mẫu được hạn chế bằng cơ khí ở mức 7 mm. Nếu không thể thực hiện thử nghiệm trên mẫu như mô tả ở trên vì mẫu quá nhỏ thì thử nghiệm được thực hiện với mẫu riêng biệt của cùng vật liệu có hình vuông có kích thước mỗi cạnh bằng 30 mm và với chiều dày bằng với chiều dày nhỏ nhất của mẫu. - Nhiệt độ của đầu sợi dây nóng đỏ là 650oC. Sau 30 s, rút mẫu ra không cho tiếp xúc với đầu của sợi dây nóng đỏ nữa. Nhiệt độ của sợi dây nóng đỏ và dòng điện đốt nóng phải không đổi trong 1 min trước khi bắt đầu thử nghiệm. Cần cẩn thận để bức xạ nhiệt không ảnh hưởng đến mẫu trong quá trình thử nghiệm. Đo nhiệt độ đầu sợi dây nóng đỏ bằng nhiệt ngẫu dây mảnh có vỏ bọc, có kết cấu và được hiệu chuẩn như mô tả trong TCVN 9900-2-10 (IEC 60695-2-10). - Bất kỳ chỗ cháy thành ngọn lửa hay chỗ cháy đỏ nào của mẫu đều phải tự tắt trong vòng 30 s tính từ khi rút sợi dây nóng đỏ ra và các tàn lửa không được gây cháy cho giấy bản trải nằm ngang dưới mẫu và cách mẫu 200 ± 5 mm. Không thực hiện thử nghiệm này trên các phần là vật liệu gốm. 13. Điều kiện sự cố Bóng đèn không được gây ảnh hưởng xấu đến an toàn khi làm việc trong điều kiện sự cố có thể xảy ra trong quá trình sử dụng bóng đèn như dự kiến. Áp dụng lần lượt từng sự cố dưới đây, cũng như các điều kiện sự cố kết hợp khác có thể nảy sinh từ đó theo kết quả lôgic. Tại một thời điểm, chỉ một linh kiện phải chịu một điều kiện sự cố. a) Trong mạch điện khởi động bằng bộ khởi động, cho ngắn mạch bộ khởi động. b) Nối tắt các tụ điện. c) Bóng đèn không khởi động, vì một trong các catốt bị đứt. d) Bóng đèn không khởi động, mặc dù mạch catốt còn nguyên vẹn (bóng đèn mất kích hoạt). e) Bóng đèn làm việc, nhưng một trong các catốt mất kích hoạt hoặc bị đứt (hiệu ứng chỉnh lưu). f) Hở hoặc ngắn mạch các điểm khác trong mạch điện mà sơ đồ mạch điện chỉ ra rằng điều kiện sự cố này có thể gây ảnh hưởng đến an toàn. Kiểm tra bóng đèn và sơ đồ mạch điện thường chỉ ra các điều kiện sự cố cần áp dụng. Các điều kiện này được áp dụng lần lượt theo thứ tự thuận lợi nhất. Nhà chế tạo hoặc đại lý được ủy quyền phải cung cấp bóng đèn được chuẩn bị riêng với điều kiện sự cố liên quan, có thể đưa điều kiện sự cố vào bằng cách tác động cơ cấu đóng cắt ở bên ngoài bóng đèn. Các linh kiện hoặc thiết bị không thể xảy ra ngắn mạch thì không được nối tắt. Tương tự, các linh kiện hoặc thiết bị không thể xảy ra hở mạch thì không được ngắt mạch. Nhà chế tạo hoặc đại lý được ủy quyền phải đưa ra bằng chứng rằng các linh kiện làm việc theo cách không làm giảm an toàn, ví dụ, bằng cách chỉ ra sự phù hợp với quy định liên quan. Trong trường hợp áp dụng điều kiện sự cố a), b) hoặc f), kiểm tra sự phù hợp bằng cách cho mẫu làm việc ở nhiệt độ phòng mà không đốt nóng và ở điện áp từ 90 % đến 110 % điện áp danh định hoặc điện áp trung bình, trong trường hợp dải điện áp, cho đèn khi đạt đến các điều kiện ổn định, sau đó đưa điều kiện sự cố vào. Trong trường hợp áp dụng điều kiện sự cố c), d) hoặc e), áp dụng điều kiện làm việc như trên nhưng điều kiện sự cố được đưa vào tại thời điểm bắt đầu thử nghiệm. Sau đó, mẫu được thử nghiệm thêm 8 h nữa. Trong quá trình thử nghiệm không được có cháy, hoặc sinh ra khí dễ cháy và các bộ phận mang điện không được trở nên tiếp cận được. Để kiểm tra xem các khí thoát ra từ các phần linh kiện là dễ cháy hay không thì thực hiện thử nghiệm với máy phát tia lửa tần số cao. Để kiểm tra xem các bộ phận tiếp cận được có trở nên mang điện không thì thực hiện thử nghiệm theo Điều 7. Kiểm tra điện trở cách điện (xem 8.2) bằng điện áp một chiều xấp xỉ 1 000 V. Kích thước thẳng tính bằng milimét Dung sai các kích thước khi không quy định dung sai: Kích thước góc: Kích thước thẳng: đến 25 mm: trên 25 mm: ± 0,2 Vật liệu của que thử: ví dụ, thép nhiệt luyện. Cả hai khớp nối của que thử có thể gập một góc bằng , nhưng chỉ theo một hướng và cùng hướng. Việc sử dụng chân và rãnh chỉ là một trong các phương pháp có thể để hạn chế góc uốn đến 90o. Do đó, không nêu kích thước và dung sai của các chi tiết trong bản vẽ. Thiết kế thực phải đảm bảo góc uốn bằng 90o với dung sai từ 0 đến +10o. Hình 2 - Que thử tiêu chuẩn Kích thước E14 E26 E27 Dung sai C 20,0 32,0 32,0 Nhỏ nhất K 11,5 11,0 11,0 ± 0,3 O 12,0 23,0 23,0 ± 0,1 S 7,0 12,0 12,0 Nhỏ nhất Bản vẽ chỉ nhằm minh họa các kích thước thiết yếu của đui đèn Ren cần phù hợp với các ren của đui đèn trong IEC 60061. Hình 3 - Đui đèn dùng cho thử nghiệm mômen xoắn với đầu đèn kiểu xoáy ren Kích thước B15 mm B22 mm Dung sai mm A 15,27 22,27 + 0,03 B 19,0 19,0 Nhỏ nhất C 21,0 28,0 Nhỏ nhất D 9,5 9,5 Nhỏ nhất E 3,0 3,0 + 0,17 G 18,3 24,6 ± 0,3 H 9,0 12,15 Nhỏ nhất K 12,7 12,7 ± 0,3 R 1,5 1,5 Xấp xỉ CHÚ THÍCH: Bản vẽ minh họa các kích thước thiết yếu của đui đèn và chỉ cần kiểm tra nếu có nghi ngờ từ việc áp dụng thử nghiệm. Các rãnh này phải đối xứng qua đường tâm. Hình 4 - Đui đèn dùng cho thử nghiệm mômen xoắn có đầu đèn kiểu gài Hình 5 - Thiết bị thử nghiệm ép viên bi 14. Bức xạ UV Công suất bức xạ UV hiệu quả riêng do bóng đèn phát ra không được lớn hơn giá trị 2 mW/klm. Đối với các bóng đèn phản xạ, công suất này không được lớn hơn 2 mW/(m2×klx). CHÚ THÍCH: Trong IEC 62471, các giới hạn phơi nhiễm được cho là các giá trị độ chiếu xạ hiệu quả (đơn vị W/m2) và đối với phân loại nhóm rủi ro, các giá trị dùng cho bóng đèn chiếu sáng thông dụng được ghi lại ở mức độ rọi là 500 lx. Đường biên của nhóm rủi ro là 0,001 W/m2 tại mức độ rọi là 500 lx. Điều này có nghĩa là giá trị riêng, liên quan đến độ rọi, bằng 0,001 chia cho 500 W/(m2×lx), bằng 2 mW/(m2×klx). Vì lx = lm/m2 nên công suất UV riêng bằng 2 mW/klm. Kiểm tra sự phù hợp bằng cách đo phổ bức xạ, trong các điều kiện giống như với đặc tính điện và quang của bóng đèn cho trong TCVN 7863 (IEC 60901).
1695233506329.15.parquet/268102
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506329.15.parquet", "ppl": 258, "token_count": 27187, "url": "https://luatvietnam.vn/cong-nghiep/tieu-chuan-viet-nam-tcvn-7672-2014-bo-khoa-hoc-va-cong-nghe-158070-d3.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Số hiệu: 67/2006/QĐ-UBND Ngày đăng công báo: Đang cập nhật Loại văn bản: Quyết định Người ký: Võ Thanh Tòng Ngày ban hành: 17/08/2006 Ngày hết hiệu lực: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Áp dụng: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: Văn hóa-Thể thao-Du lịch tải Quyết định 67/2006/QĐ-UBND Quyết định 67/2006/QĐ-UBND ZIP (Bản Word) LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam. Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ -------- Số: 67/2006/QĐ-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Cần Thơ, ngày 17 tháng 8 năm 2006 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 ------------------------- ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003; Căn cứ Luật Du lịch; Căn cứ Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 17/02/2005 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Căn cứ Nghị quyết số 67/2006/NQ-HĐND ngày 21/7/2006 của Hội đồng nhân dân thành phố về việc thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch thành phố Cần Thơ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư và Giám đốc Sở Du lịch, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch thành phố Cần Thơ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, với các nội dung cơ bản sau: 1. Phạm vi quy hoạch: Trên địa bàn thành phố Cần Thơ. 2. Quan điểm phát triển: - Phát triển du lịch Cần Thơ nhanh, tương xứng với tiềm năng, nguồn lực phát triển du lịch thành phố và trở thành trung tâm du lịch cũng như trung tâm phân bố khách du lịch của tiểu vùng du lịch Tây Nam Bộ và là thành phố du lịch cửa ngõ của cả vùng hạ lưu sông MêKông; - Phát triển du lịch phải gắn với việc bảo đảm an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội; - Phát triển du lịch trong sự phát triển kinh tế xã hội ổn định và bền vững; - Phát triển du lịch dựa trên sự phát huy nội lực, sức mạnh tổng hợp của các ngành, các thành phần kinh tế, tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài để ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho ngành du lịch nhằm phát huy các tiềm năng, lợi thế của thành phố; - Phát triển du lịch gắn với việc gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; - Phát triển du lịch Cần Thơ phải đặt trong mối quan hệ với sự phát triển du lịch các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là mối quan hệ với thành phố Hồ Chí Minh nhằm tạo nên những sản phẩm du lịch đặc thù hấp dẫn khách du lịch. 3. Mục tiêu phát triển: 3.1. Mục tiêu chung: Phát triển du lịch để tăng mức đóng góp vào thu nhập của địa phương cũng như thu nhập thực tế của người dân trên địa bàn, góp phần nâng cao đời sống nhân dân và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phấn đấu để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của thành phố như Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nghị quyết 45-NQ/TW của Bộ Chính trị và định hướng chiến lược phát triển của Thành ủy, Ủy ban Nhân dân thành phố. 3.2. Mục tiêu cụ thể: - Giai đoạn 2006 - 2010: + Tổng số khách du lịch đến thành phố năm 2010 đạt 2.020.000 người, trong đó, khách quốc tế đạt 220.000 người, chiếm 10,89% tổng số khách đến thành phố, khách nội địa là 800.000 người; + Tổng thu nhập du lịch năm 2010 là 1.048,1 tỷ đồng. + Đầu tư phát triển du lịch tại cụm nội đô gồm: . Đầu tư hoàn thành cầu Cần Thơ, đưa sân bay Trà Nóc vào khai thác các đường bay nội địa; . Tăng cường kết nối du lịch với các tỉnh lân cận và thành phố Hồ Chí Minh bằng đường thủy; . Đầu tư nâng cấp hệ thống công trình phục vụ các hoạt động triển lãm, giới thiệu sản phẩm, giao lưu kinh tế, viễn thông, các công trình phục vụ hội nghị, hội thảo; . Đầu tư xây dựng quảng trường, công viên và tượng đài theo hướng công viên văn hóa gắn với các hoạt động vui chơi giải trí,… . Tiến hành xây dựng một tổ hợp du lịch có sân golf, 01 khách sạn 5 sao, hoàn thành cơ bản các khu du lịch cồn Cái Khế, cồn Khương; . Đầu tư tôn tạo làng cổ Bình Thủy; . Nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ du khách như: Khách sạn, nhà hàng; đồng thời, nâng cao chất lượng dịch vụ, phù hợp với nhu cầu của du khách đến từ các thị trường khác nhau; . Đầu tư khôi phục và phát triển làng nghề để tạo sản phẩm du lịch và quà lưu niệm; đồng thời, khôi phục các hoạt động văn hóa dân gian và văn hóa dân tộc,… . Đầu tư xây dựng Trường nghiệp vụ du lịch Cần Thơ. + Cụm du lịch Phong Điền: Đầu tư chỉnh trang nâng cấp tuyến du lịch lộ vòng cung như: hệ thống làng du lịch, làng hoa, làng du lịch Mỹ Khánh, hoạt động chợ nổi Phong Điền, khai thác tuyến đường thủy Xà No - Vị Thanh. + Cụm du lịch Thốt Nốt: Đầu tư nâng cấp tuyến đường thủy tới vườn cò Bằng Lăng, hệ thống công trình dịch vụ tại Thốt Nốt, khai thác tuyến xe đạp thể thao, xây dựng và phát triển tổng thể du lịch cù lao Tân Lộc, đầu tư khôi phục và phát triển làng nghề để tạo sản phẩm du lịch và quà lưu niệm, khôi phục các hoạt động văn hóa dân gian và văn hóa dân tộc,… + Cụm du lịch Ô Môn - Cờ Đỏ: Đầu tư nâng cấp tuyến tỉnh lộ 922, phát triển hệ thống cơ sở vật chất tại trung tâm Ô Môn, Thới Lai, thị trấn Cờ Đỏ,… Giai đoạn 2011-2020: + Tổng số khách du lịch đến thành phố năm 2015 đạt 3.140.000 người, trong đó, khách quốc tế đạt 440.000 người, chiếm 14,01% tổng số khách đến thành phố, khách nội địa là 1.500.000 người. + Tổng thu nhập du lịch năm 2015 là 2.490,4 tỷ đồng. + Đầu tư phát triển du lịch đến năm 2020 gồm: . Cụm du lịch nội đô: tiếp tục đầu tư nâng cấp mở rộng không gian và nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng sản phẩm du lịch, văn hóa ẩm thực; . Mở các đường bay quốc tế từ sân bay Trà nóc; . Kết nối du lịch Cần Thơ với các quốc gia thuộc tiểu vùng sông Mê Kông bằng đường thủy; . Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh các dự án, tổ hợp du lịch tại cồn Khương, cồn Ấu, cồn Cái khế; + Đến năm 2020 tổng số khách du lịch đến thành phố đạt 4.800.000 người, trong đó, khách quốc tế đạt 800.000 người, chiếm 16,67% tổng số khách đến thành phố, khách nội địa là 2.600.000 người. + Tổng thu nhập du lịch năm 2020 là 5.995 tỷ đồng. + Đầu tư phát triển du lịch gồm: . Cụm du lịch nội đô: Tiếp tục đầu tư nâng cấp mở rộng không gian và nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng sản phẩm du lịch, văn hóa ẩm thực; mở các đường bay quốc tế; kết nối du lịch Cần Thơ với các quốc gia thuộc tiểu vùng sông Mê Kông bằng đường thủy; đầu tư xây dựng hoàn chỉnh các dự án, tổ hợp du lịch tại cồn Khương, cồn Ấu, cồn Cái Khế. . Cụm du lịch Phong Điền: Tiếp tục nâng cấp mở rộng không gian và nâng cấp chất lượng dịch vụ và đa dạng sản phẩm du lịch và văn hóa ẩm thực, phát triển mạnh hoạt động du lịch kết nối với tỉnh Hậu Giang. . Cụm du lịch Thốt Nốt: Tiếp tục đầu tư nâng cấp mở rộng không gian, chất lượng dịch vụ và đa dạng sản phẩm du lịch,… cải tạo bến phà và đội phà phục vụ cù lao Tân Lộc, phát triển mạnh du lịch sinh thái và cộng đồng tại cù lao Tân Lộc. . Cụm du lịch Ô Môn - Cờ Đỏ: Phát triển mạnh chương trình du lịch nông trại dựa vào cộng đồng dân cư. Hoàn chỉnh hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tại Thới Lai - Ô Môn, dịch vụ ở Cờ Đỏ, phát triển du lịch về hướng Vĩnh Thạnh. 4. Cơ chế chính sách và giải pháp: 4.1. Cơ chế chính sách: - Chính sách thuế: Trên cơ sở các chính sách về thuế của nhà nước, UBND thành phố chỉ đạo các ngành chức năng nghiên cứu vận dụng chính sách ưu đãi đầu tư phù hợp với quy định pháp luật; - Chính sách về huy động vốn: Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư như doanh nghiệp trong và ngoài nước được đầu tư 100% vốn, liên doanh liên kết; ngân sách hỗ trợ bằng cơ chế chính sách, pháp luật hiện hành; - Thực hiện cải cách thủ tục hành chính: Đơn giản hóa thủ tục nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước; đồng thời tiếp tục nghiên cứu xây dựng một số cơ chế ưu đãi đối với các nhà đầu tư vào Cần Thơ nói chung và ngành du lịch nói riêng theo quy định pháp luật. 4.2. Các giải pháp chủ yếu: - Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch: + Tham mưu, đề xuất việc thành lập các cơ quan chuyên trách nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về phát triển du lịch. Đối với các dự án phát triển các khu du lịch, công trình quan trọng cần thành lập Ban quản lý dự án có năng lực, hoạt động có hiệu quả; + Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản pháp luật về du lịch (quy chế quản lý các khu du lịch trong thành phố, quy chế quản lý quy hoạch, quy chế xây dựng các công trình du lịch...) nhằm tạo cơ sở pháp lý thuận lợi để quản lý và khuyến khích phát triển du lịch trên địa bàn; + Đầu tư xây dựng và hoàn thành một số quy hoạch chi tiết tại các khu du lịch trọng điểm để làm cơ sở cho việc đầu tư và kêu gọi vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước; + Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực về quản lý nhà nước, đội ngũ cán bộ trong hoạt động sản xuất kinh doanh du lịch có năng lực để đáp ứng với yêu cầu mới, nhất là tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế; + Tăng cường phối hợp liên kết, liên ngành và liên vùng (đặc biệt với các tỉnh Vĩnh Long, Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang và TP. Hồ Chí Minh) trong việc thực hiện Quy hoạch dưới sự chỉ đạo thống nhất của UBND thành phố để quản lý phát triển du lịch như đầu tư phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá du lịch, bảo vệ môi trường, bảo tồn khai thác tài nguyên tự nhiên, quản lý sử dụng đất, cơ sở hạ tầng, ngăn ngừa, kiểm soát dịch bệnh. - Đầu tư và phát triển du lịch: + Tập trung đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước (cả trung ương và địa phương) theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm làm cơ sở kích thích phát triển du lịch trên địa bàn toàn thành phố, trước mắt ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng tại các trọng điểm phát triển du lịch, các khu du lịch, các điểm du lịch mũi nhọn của thành phố; + Thực hiện xã hội hóa phát triển du lịch, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch dưới các hình thức khác nhau; thực hiện xã hội hóa đầu tư, bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh, các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch. Tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế quản lý đầu tư, tạo môi trường thông thoáng về đầu tư phát triển du lịch, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tư để thu hút các nhà đầu tư. Tạo sự bình đẳng giữa đầu tư trong nước và nước ngoài, giữa tư nhân với nhà nước, mở rộng các hình thức thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước như các hình thức BOT, BTO, BT,… - Đa dạng hóa sản phẩm du lịch: Ngoài sản phẩm du lịch mũi nhọn, thành phố Cần Thơ cần đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch bổ trợ; các sản phẩm bổ sung này vừa có tác dụng nâng cao sức cạnh tranh, sức hấp dẫn của sản phẩm chủ đạo còn có tác dụng thu hút thêm các thị trường mới, nhằm đa dạng hóa thị trường, đảm bảo tính bền vững, ổn định, tăng cường khả năng chống đỡ với các diễn biến phức tạp của thị trường du lịch. - Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế: + Tăng cường nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch, xây dựng các chiến lược về thị trường - sản phẩm du lịch Cần Thơ, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch đảm bảo các chỉ tiêu đã đề ra trong quy hoạch, tiến tới công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngành du lịch và tạo khả năng hội nhập của du lịch trong nước, khu vực và trên thế giới; + Khuyến khích ứng dụng khoa học - công nghệ, kết hợp với việc nâng cao ý thức của khách du lịch nhằm các mục tiêu tiết kiệm năng lượng, nước sạch, hạn chế rác thải... góp phần bảo vệ môi trường như việc xây dựng và khuyến khích áp dụng mô hình “khách sạn xanh” (khách sạn tiêu thụ ít điện năng và nước sạch, sử dụng vật liệu tự nhiên, vật liệu địa phương, hạn chế tối đa rác thải, tăng cường tái chế, tái sử dụng...); + Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ du lịch; + Hướng dẫn, khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch trực tiếp tham gia nghiên cứu khoa học để phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao; nghiên cứu để nâng cao năng lực cạnh tranh lành mạnh trên thị trường; + Tăng cường tính chủ động trong việc hội nhập và hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ nguồn lực bên ngoài, tăng nguồn khách, nguồn vốn đầu tư và kinh nghiệm góp phần đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu đã đề ra trong quy hoạch. - Tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch: + Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về ngành kinh tế du lịch trong các cấp, các ngành và nhân dân, tạo lập và nâng cao hình ảnh du lịch Cần Thơ trong cả nước, khu vực và trên thế giới để qua đó thu hút khách du lịch và nguồn vốn đầu tư vào du lịch; + Xây dựng hệ thống các trung tâm hướng dẫn và cung cấp thông tin về du lịch Cần Thơ, về tiềm năng - đất nước và con người Cần Thơ cho khách du lịch ở những đầu mối giao thông quan trọng, đặc biệt là ở khu vực Ninh Kiều, Thốt Nốt, tiến tới kết hợp mở văn phòng đại diện du lịch tại các thị trường trọng điểm trong và ngoài nước; + Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, phối hợp các cơ quan thông tin đại chúng, các lực lượng thông tin đối ngoại, đặt các văn phòng xúc tiến du lịch tại các thị trường trọng điểm, tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế để xúc tiến quảng bá du lịch Cần Thơ có hiệu quả. - Đào tạo nguồn nhân lực: Là nhóm giải pháp mang tính toàn diện, không chỉ là những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, về môi trường sinh thái đối với cán bộ quản lý và kinh doanh du lịch mà cần phải được du khách và cộng đồng dân cư địa phương hưởng ứng, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc giáo dục thường xuyên thành ý thức đối với mọi thành viên trong tổ chức, bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch cho phát triển bền vững. Trước mắt, khẩn trương đưa Trường trung học nghiệp vụ du lịch Cần Thơ đi vào hoạt động, đây là một thuận lợi lớn cung cấp nguồn nhân lực có trình độ chuyên ngành du lịch cho thành phố cũng như các địa phương khác trong khu vực đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài. - Bảo vệ tài nguyên - môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững của du lịch: + Mọi phương án khai thác tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đều phải được cân nhắc kỹ trên cơ sở những luận cứ khoa học vững chắc có tính đến mối quan hệ với các ngành kinh tế có liên quan và các tác động đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội của khu vực. + Thực hiện nghiêm túc Luật Bảo vệ môi trường và các qui định khác về bảo vệ môi trường của nhà nước; quy định bắt buộc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với mọi dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng. + Đối với các điểm có tiềm năng du lịch lớn song môi trường luôn đe dọa bởi các sự cố ô nhiễm, cần thiết phải xây dựng các phương án phòng chống sự cố và khắc phục hậu quả để có thể giảm tối đa những tác động tiêu cực các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. + Bằng các hình thức tuyên truyền qua các phương tiện truyền thông đại chúng như đài báo, truyền hình, về lợi ích của việc bảo vệ môi trường đối với đời sống sinh hoạt và sức khỏe cộng đồng sẽ dần dần được nâng cao trong nhận thức của người dân. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau mười ngày và đăng Báo Cần Thơ chậm nhất là năm ngày, kể từ ngày ký. Sở Du lịch là cơ quan quản lý quy hoạch, xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện và chỉ đạo triển khai thực hiện quy hoạch nhằm hoàn thành các chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển du lịch theo quy hoạch đã đề ra. Các Sở, Ban, ngành, UBND quận, huyện căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm phối hợp với Sở Du lịch trong quá trình thực hiện quy hoạch nhằm đảm bảo sự thống nhất giữa Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố đến năm 2020 với các quy hoạch ngành, các lĩnh vực của địa phương. Điều 3. Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc Sở Du lịch, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư và Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan Ban, ngành thành phố, Chủ tịch UBND quận, huyện có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
1695233506329.15.parquet/288023
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506329.15.parquet", "ppl": 85.1, "token_count": 23506, "url": "https://luatvietnam.vn/van-hoa/quyet-dinh-67-2006-qd-ubnd-uy-ban-nhan-dan-tp-can-tho-94519-d2.html" }
Thông thường, người tham gia giao thông chỉ quan tâm đến 2 màu đèn tín hiệu là đèn đỏ (dừng xe) và đèn xanh (được đi) mà ít ai biết rằng mức xử phạt khi vượt đèn vàng cũng “ngang ngửa” mức phạt vượt đèn đỏ. Ý nghĩa của đèn tín hiệu màu vàng Theo Điều 10 Luật Giao thông đường bộ và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ số QCVN 41:2016/BGTVT, tín hiệu đèn giao thông có ba màu: xanh, đỏ, vàng. Trong đó, tín hiệu đèn vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; Nếu nơi đặt đèn tín hiệu vàng không có vạch sơn “Vạch dừng xe”, thì phải dừng phía trước đèn tín hiệu theo chiều đi. Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường. Tín hiệu đèn vàng nhấp nháy thường được áp dụng vào những khung giờ hoặc những địa điểm có ít xe cộ đi lại, những nơi không nhất thiết phải dừng xe, nhường đường nhưng cần giảm tốc độ và quan sát kỹ khi di chuyển. Vượt đèn vàng bị phạt bao nhiêu tiền? (Ảnh minh họa) Mức phạt khi vượt đèn vàng Theo Nghị định 46 của Chính phủ về xử phạt vi phạm giao thông trong lĩnh vực đường bộ, khi tham gia giao thông nếu vượt đèn vàng sẽ bị xử phạt như vượt đèn đỏ vì đều là hành vi không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông. Mức phạt đối với từng loại phương tiện cụ thể như sau: - Người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ: Phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 2.000.000 đồng; - Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng; - Người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng vi phạm quy tắc giao thông đường bộ: Phạt tiền từ 400.000 đồngđến 600.000 đồng; - Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác: Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng. - Người đi bộ, người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo: Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng. Có thể thấy, mức độ xử lý “cảnh cáo” chỉ được áp dụng cho người đi bộ, người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo. Các đối tượng còn lại đều bị phạt tiền với mức xử phạt cao nhất là 2.000.000 VNĐ. Khi Nghị định 46/2016/NĐ-CP được ban hành, đã có nhiều ý kiến của người dân phản đối về việc không phân biệt mức xử phạt giữa vượt đèn vàng và vượt đèn đỏ. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng cho rằng đây là quy định hợp lý và có tính răn đe cao. Thực tế, đèn vàng tuy có tính cảnh báo thấp hơn đèn đỏ nhưng rất cần thiết để người tham gia giao thông chuẩn bị sẵn sàng dừng lại, tránh trường hợp phanh gấp gây va chạm.
1695233506329.15.parquet/295216
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506329.15.parquet", "ppl": 189.1, "token_count": 11967, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-phap-luat/vuot-den-vang-bi-phat-bao-nhieu-tien-230-16494-article.html" }
Tết Nguyên đán đang đến gần, việc biếu tiền tết cho cha mẹ chồng như thế nào cũng là vấn đề khiến các nàng dâu đau đầu. Dưới góc độ pháp luật thì đây có được coi là nghĩa vụ bắt buộc hay không? Con dâu có phải biếu tiền Tết cho cha mẹ chồng không? Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình, con dâu không có nghĩa vụ phải biếu tiền Tết cho cha mẹ chồng cũng như con rể cũng không có nghĩa vụ phải biếu tiền Tết cho cha mẹ vợ. Bởi theo quy định tại Điều 80 Luật Hôn nhân và Gia đình, khi con dâu, con rể sống cùng với cha mẹ chồng hoặc cha mẹ vợ thì phải có quyền, nghĩa vụ như sau: Trong trường hợp con dâu, con rể sống chung với cha mẹ chồng, cha mẹ vợ thì giữa các bên có các quyền, nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ nhau theo quy định tại các Điều 69, 70, 71 và 72 của Luật này. Theo đó, quyền, nghĩa vụ của con dâu, con rể với cha mẹ chồng, cha mẹ vợ gồm: - Được yêu thương, tôn trọng, học tập, giáo dục… - Phải yêu quý, biết ơn, hiếu thảo, kính trọng, phụng dưỡng cha mẹ… - Khi sống với cha mẹ phải tham gia công việc gia đình, sản xuất, tạo thu nhập. - Phải đóng góp vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình… Theo quy định này, con dâu không phải biếu tiền tiêu Tết cho cha mẹ chồng (một dạng của tặng cho tiền) nhưng trong việc sắm Tết - những khoản chi tiêu cho Tết của cả gia đình thì con dâu hoặc con rể khi sống cùng cha mẹ đều phải đóng góp phù hợp với khả năng của mình. Tuy nhiên, mặc dù pháp luật không quy định nhưng mỗi dịp Tết đến xuân về, con cái thường sẽ biếu Tết cha mẹ chồng, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ đẻ để thể hiện sự hiếu thảo, quan tâm, chăm sóc của mình đến cha mẹ cũng như tình cảm và lòng tôn kính của con cái với cha mẹ. Về bản chất, đây cũng giống như một khoản tiền lì xì ngày Tết với ngụ ý chúc cha mẹ nhiều điều may mắn trong cuộc sống, khoẻ mạnh, vui vẻ, hạnh phúc. Thông thường, việc biếu tiền hay quà vào dịp Tết cho cha mẹ hai bên gia đình sẽ do các cặp vợ chồng thoả thuận, căn cứ vào khả năng thực tế của gia đình. Ép con phải cho tiền tiêu Tết, cha mẹ có bị phạt? Thực tế, việc biếu quà Tết cho cha mẹ là thông tục tốt đẹp của người dân Việt Nam và theo quy định tại Luật Hôn nhân và Gia đình, đây không phải yêu cầu bắt buộc. Và pháp luật cũng không xử phạt cha mẹ trong trường hợp ép con phải đưa tiền Tết. Dù pháp luật không quy định nhưng có thể thấy, hành vi này là hành động không đẹp, đáng bị lên án trong cuộc sống hằng ngày. Khi sống chung với cha mẹ, con cái phải góp tiền cho mục đích chi tiêu sinh hoạt gia đình tuỳ theo khả năng về kinh tế của mình. Đồng nghĩa, cha mẹ hay bất cứ ai cũng không được có hành vi “ép buộc con cái phải đưa tiền tiêu Tết” cho mình. Mà việc đóng góp tiền để chi tiêu hàng ngày trong đó có những ngày Tết là trách nhiệm, nghĩa vụ của con cái khi sống chung với cha mẹ và cũng là một trong các biểu hiện của sự hiếu thảo của con cái dành cho cha mẹ mình. Về hành vi ép con đưa tiền, cả Luật Phòng chống bạo lực gia đình đang có hiệu lực và sắp có hiệu lực từ 01/7/2023 đều quy định đây là một trong các hành vi bạo lực gia đình nếu: Cưỡng ép thành viên gia đình học tập, lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát tài sản, thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng lệ thuộc về mặt vật chất, tinh thần hoặc các mặt khác; Tuy nhiên, quy định này chỉ đặt ra nếu cha mẹ ép con đóng góp tiền tiêu Tết quá khả năng của con thì mới bị xem là bạo lực gia đình. Đồng thời, hiện Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực gia đình không đề cập đến mức phạt của hành vi này mà Điều 58 Nghị định này chỉ quy định:
1695233506329.15.parquet/298131
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506329.15.parquet", "ppl": 134.8, "token_count": 13169, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-phap-luat/con-dau-phai-bieu-tien-tet-bo-me-chong-230-18807-article.html" }
Cụ thể, lãi suất tính lãi được quy đổi theo lãi suất năm, 01 năm được xác định là 365 ngày, thay cho quy định 01 năm là 360 ngày như trước đây. Đồng thời, cho phép tổ chức tín dụng được thỏa thuận với khách hàng về thời hạn tính lãi và thời điểm xác định số dư để tính lãi theo một trong hai cách đã nêu tại Thông tư này. Về yêu cầu minh bạch phương pháp tính lãi và mức lãi suất tính lãi, đối với các khoản tiền gửi, cấp tín dụng sử dụng hợp đồng theo mẫu hoặc điều kiện giao dịch chung trong giao kết thỏa thuận nhận tiền gửi, cấp tín dụng, tổ chức tín dụng phải: Thực hiện minh bạch thông tin về hợp đồng theo mẫu hoặc điều kiện giao dịch chung theo quy định pháp luật về nhận tiền gửi và cấp tín dụng; Phải niêm yết công khai thông tin về phương pháp tính lãi tại trụ sở và đăng tải trên trang thông tin điện tử của tổ chức tín dụng (nếu có). Trước khi thực hiện giao dịch, tổ chức tín dụng phải cung cấp đầy đủ thông tin cho khách hàng về phương pháp tính lãi và mức lãi suất tính lãi. Trường hợp có thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng về phương pháp tính lãi trước ngày 01/01/2018, được tiếp tục thực hiện theo các thỏa thuận đã ký kết phù hợp với quy định pháp luật tại thời điểm ký kết.
1695233506329.15.parquet/298450
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506329.15.parquet", "ppl": 88.4, "token_count": 10198, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-van-ban-moi/lai-suat-ngan-hang-tinh-theo-nam-365-ngay-186-7673-article.html" }
Xin hỏi LuatVietnam: Tôi đang có một khoản vay tín chấp với 1 ngân hàng. Vậy, trong trường hợp, tôi không có khả năng trả nợ, và cũng không có bất kỳ 1 tài sản nào khác có thể bán để trả nợ, thì khoản nợ đó sẽ được xử lý như thế nào ạ? Xin cảm ơn! Trả lời: Hợp đồng vay tín chấp giữa bạn và ngân hàng được coi là hợp đồng vay tài sản có kỳ hạn theo quy định tại Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.” Do đó, khi hợp đồng vay đến hạn thì bạn phải có nghĩa vụ trả nợ, nếu bạn không trả nợ thì đã vi phạm quy định cua pháp luật dân sự về “nghĩa vụ trả nợ của bên vay” quy định tại Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể như sau: “Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay 1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn, nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. […] 4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. 5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau: a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này; b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.” Như vậy, theo quy định pháp luật hiện nay thì chưa có nội dung nào đề nghị về việc truy cứu trách nhiệm hình sự với khách hàng vay vốn tín chấp mà không hoàn trả được nợ do khó khăn về tài chính. Vì vậy, nếu khách hàng không trả nợ cho ngân hàng thì sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm dân sự. Đồng thời, đến thời điểm trả nợ mà bên vay không trả nợ hoặc hoàn trả không đầy đủ thì bên vay sẽ phải trả khoản lãi đối với khoản vay bị chậm trả theo lãi suất cơ bản được quy định bởi tổ chức tín dụng. Trường hợp này, để buộc khách hàng phải hoàn trả đầy đủ số tiền vay và lãi phát sinh nếu có thì phía ngân hàng có thể sẽ khởi kiện bạn ra Tòa án theo trình tự tố tụng dân sự. Sau khi Tòa án có phán quyết về trách nhiệm dân sự của người vay thì ngân hàng có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án tại địa phương thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với người vay như kê biên tài sản, niêm phong, phong tỏa tài sản, phát mãi tài sản mà người vay sở hữu để thu hồi khoản vay. Vì vậy, để hạn chế được lãi phát sinh hoặc tránh việc bị ngân hàng khởi kiện tại Tòa án thì bạn nên trình bày với phía ngân hàng nơi bạn vay tín chấp để ngân hàng biết được tình trạng của bạn, nắm được tình hình và hướng giải quyết phù hợp.
1695233506339.10.parquet/16424
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506339.10.parquet", "ppl": 179.7, "token_count": 10183, "url": "https://luatvietnam.vn/luat-su-tu-van/vay-tin-chap-khong-co-kha-nang-tra-no-thi-giai-quyet-nhu-the-nao-147972-faqs.html" }
Giấy ra viện là một trong những giấy tờ quan trọng khi làm thủ tục hưởng chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH), cơ quan BHXH sẽ căn cứ vào giấy tờ này để giải quyết chế độ cho người lao động. Dưới đây là mẫu Giấy ra viện chuẩn nhất. Mục lục bài viết [Ẩn] 1. Giấy ra viện dùng để làm gì? 2. Mẫu Giấy ra viện chuẩn hiện nay (mẫu 01/BV-01) 3. Hướng dẫn điền mẫu Giấy ra viện đúng chuẩn 4. Bị mất, hỏng Giấy ra viện có xin cấp lại được không? 1. Giấy ra viện dùng để làm gì? Giấy ra viện là giấy tờ do các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn được phép điều trị nội trú cấp cho bệnh nhân dùng để xác nhận tình trạng bệnh nhân đã được điều trị xong và có đủ điều kiện xuất viện. Đây là giấy tờ quan trọng để làm căn cứ giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội liên quan đến ôm đau, cơ quan BHXH sẽ căn cứ vào các thông tin trên giấy để xác định tình trạng bệnh từ đó xác định mức hưởng BHXH. Mẫu Giấy ra viện mới nhất và hướng dẫn cách ghi đúng chuẩn (Ảnh minh họa) 2. Mẫu Giấy ra viện chuẩn hiện nay (mẫu 01/BV-01) Mẫu Giấy ra viện hiện nay được quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT Tải về Sửa/In biểu mẫu …………….. BV:…………. Khoa:……….. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- MS: 01/BV-01 Số lưu trữ:………….. Mã Y tế …../…./…./….. GIẤY RA VIỆN - Họ tên người bệnh:....................................... Tuổi: ………..Nam/Nữ….. - Dân tộc: ………………………………….Nghề nghiệp: - Mã số BHXH/Thẻ BHYT số: ...................................... - Địa chỉ:...................................... - Vào viện lúc:………….giờ………phút, ngày……tháng……năm - Vào viện lúc:………….giờ………phút, ngày……tháng……năm - Chẩn đoán:...................................... - Phương pháp điều trị:...................................... - Ghi chú: ...................................... Ngày....tháng......năm..... Ngày....tháng......năm..... Thủ trưởng đơn vị Trưởng khoa (Ký tên, đóng dấu) Họ tên…………………………… 3. Hướng dẫn điền mẫu Giấy ra viện đúng chuẩn - Phần Mã số BHXH/Thẻ BHYT: Ghi số sổ BHXH hoặc mã số BHXH. Việc ghi mã số BHXH chỉ áp dụng khi cơ quan BHXH chính thức có thông báo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số sổ BHXH. - Phần chẩn đoán: + Phải mô tả cụ thể về tình trạng sức khỏe hoặc ghi tên bệnh. Trường hợp mắc bệnh cần chữa trị dài ngày thì ghi mã bệnh; trường hợp chưa có mà bệnh thì ghi đầy đủ tên bệnh. + Trường hợp đình chỉ thai nghén: Ghi rõ nguyên nhân đình chỉ thai nghén. - Phần phương pháp điều trị: Ghi chỉ định điều trị, trường hợp phải đình chỉ thai nghén: + Dưới 22 tuần tuổi: Căn cứ tình trạng thực tế để ghi phương pháp điều trị theo một trong các trường hợp như sảy thai, nạo thai, hút thai, mổ lấy thai, (trừ trường hợp giảm thiểu thai trong quá trình thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm); + Từ 22 tuần tuổi trở lên: Ghi rõ là đẻ thường, đẻ thủ thuật hay mổ đẻ. Trường hợp người bệnh phải đình chỉ thai nghén vì lý do bệnh lý thì ghi rõ chẩn đoán theo hướng dẫn chuyên môn đồng thời ghi cụm từ "(phá thai bệnh lý)" ngay sau phần chẩn đoán. Ví dụ: Chửa ngoài tử cung (phá thai bệnh lý). - Phần ghi chú: Ghi lời dặn của thầy thuốc: + Trường hợp người bệnh cần nghỉ để điều trị bệnh hoặc để ổn định sức khỏe sau khi điều trị nội trú: Ghi rõ số ngày mà người bệnh cần nghỉ để điều trị ngoại trú sau khi ra viện. Việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày. + Trường hợp lao động nữ cần nghỉ để dưỡng thai thì sau khi ghi số ngày nghỉ phải ghi rõ là "để dưỡng thai". Ví dụ: Số ngày nghỉ: 10 ngày để dưỡng thai. Việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày. + Trường hợp người có thai từ 22 tuần tuổi trở phải đình chỉ thai nghén thì ghi là đẻ non, con chết. + Trường hợp đẻ non ghi rõ số con và tình trạng con sau sinh. + Trường hợp người mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc trẻ em dưới 16 tuổi phải ghi đầy đủ họ, tên của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người bệnh. - Ngày, tháng, năm và chữ ký: Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ có 01 người có đủ thẩm quyền khám và ký giấy ra viện thì người đó chỉ cần ký và đóng dấu vào phần người thủ trưởng đơn vị. 4. Bị mất, hỏng Giấy ra viện có xin cấp lại được không? Theo khoản 5 Điều 26 Thông tư 56/2017, Giấy ra viện đã cấp mà có sai sót thông tin sẽ được cơ sở khám, chữa bệnh cấp lại hoặc sửa đổi, bổ sung nội dung. Cụ thể: - Cấp lại nếu thuộc một trong các trường hợp: + Bị mất, bị hỏng. + Người ký giấy ra viện không đúng thẩm quyền. + Việc đóng dấu trên giấy ra viện không đúng quy định. + Có sai sót về thông tin được ghi trên giấy ra viện. Giấy ra viện được cấp lại sẽ được đóng dấu “Cấp lại”. - Bổ sung, sửa đổi nội dung trong trường hợp có sai sót về thông tin được ghi trên giấy ra viện. Như vậy, trường hợp bị mất, hỏng Giấy ra viện, người lao động hoàn toàn có thể quay lại bệnh viện nơi mình đã điều trị để xin cấp lại. Trên đây là mẫu Giấy ra viện chuẩn của Bộ Y tế. Nếu vẫn còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam hỗ trợ giải đáp.
1695233506339.10.parquet/285138
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506339.10.parquet", "ppl": 141.8, "token_count": 13753, "url": "https://luatvietnam.vn/bieu-mau/mau-giay-ra-vien-571-89918-article.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Áp dụng: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: TÓM TẮT VĂN BẢN Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau! tải Thông tư 10-BYT/TT Thông tư 10-BYT/TT ZIP (Bản Word) LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam. Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết THÔNG TƯ SỐ 10-BYT/TT NGÀY 8-4-1988 HƯỚNG DẪN VIỆC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NGOẠI TỆ DO CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ TÀI TRỢ ĐỂ HỢP TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, LÀM DỊCH VỤ, MỞ CÁC LỚP HỌC, HỘI THẢO TRONG NGÀNH Y TẾ Để việc sử dụng số ngoại tệ hàng năm được các Tổ chức Quốc tế tài trợ cho các chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học làm các dịch vụ và tổ chức các lớp học, hội thảo (gọi tắt là hội thảo) trong ngành Y tế mang lại hiệu quả thiết thực, trong khi chờ Nhà nước ban hành quy định chính thức, Bộ Y tế tạm thời hướng dẫn việc quản lý và sử dụng số ngoại tệ nói trên như sau: I. NGUYÊN TẮC CHUNG 1. Số ngoại tệ do các Tổ chức Quốc tế chuyển cho ngành Y tế để tổ chức các cuộc hội thảo là một nguồn ngoại tệ của Nhà nước giao cho Bộ Y tế sử dụng để nhập thuốc men, hoá chất, máy móc, dụng cụ y tế, xây dựng và sửa chữa để duy trì các cơ sở của ngành. 2. Các đơn vị được sử dụng ngoại tệ phải quản lý và điều hành theo quy định thống nhất của Nhà nước và Bộ Y tế, chấp hành đúng chế độ dự toán và báo cáo quyết toán. II. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NGOẠI TỆ ĐƯỢC TÀI TRỢ A. CÁC KHOẢN NGOẠI TỆ MANG TÍNH CHẤT THÙ LAO CHẤT XÁM Đà ĐƯỢC BỘ Y TẾ CHO PHÉP VÀ CÓ THÔNG BÁO CỦA CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ 1. Các khoản ngoại tệ được các Tổ chức Quốc tế tài trợ mang tính chất thù lao chất xám cho các đề tài, bài viết, bài giảng của cá nhân, tập thể, trước mắt được hưởng theo quy định tại các văn bản số 446-V7 ngày 4-2-1986 và số 3157-V7 ngày 18-7-1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. 2. Các khoản ngoại tệ của các đề tài nghiên cứu khoa học hợp tác với các Tổ chức Quốc tế được sử dụng như sau: - 50% số ngoại tệ được bổ sung cho vốn sự nghiệp để nhập thuốc, máy móc thiết bị củng cố cơ sở vật chất của đơn vị chuyển đổi ra tiền Việt Nam theo tỷ giá kiều hối để chi phí phục vụ đề tài nghiên cứu khoa học. - 20% số ngoại tệ được đổi ra giá kiều hối để chi cho các cá nhân hoặc tập thể tác giả và những người có công nghiên cứu. - 30% đổi ra tiền Việt Nam theo tỷ giá kiều hối để cải thiện đời sống cho cán bộ công, nhân viên của cơ sở nơi đăng cai phục vụ đề tài. B. CÁC KHOẢN NGOẠI TỆ TÀI TRỢ LÀM DỊCH VỤ, MỞ CÁC HỘI THẢO. 1. Khi nhận được nguồn ngoại tệ tài trợ, các đơn vị đăng cai làm các dịch vụ tổ chức hội thảo làm thủ tục chuyển trực tiếp toàn bộ số ngoại tệ trên vào tài khoản ngoại tệ của Công ty xuất nhập khẩu y tế (Vimedimex) đồng thời gửi dự toán chi tiêu bằng tiền Việt Nam để Bộ Y tế duyệt. 2. Căn cứ vào dự toán chi tiêu của đơn vị đã được Bộ Y tế duyệt, Vimedimex có nhiệm vụ chuyển đổi hoặc tạm ứng ngay một phần hoặc toàn bộ số tiền Việt Nam tương đương số ngoại tệ được sử dụng theo tỷ giá kiều hối cho các đơn vị đăng cai tổ chức hội thảo, làm dịch vụ... 3. Trường hợp các đơn vị có nhu cầu nhập một số nguyên liệu, vật tư, thiết bị, thuốc, hoá chất... để củng cố cơ sở vật chất, hoặc để phục vụ người bệnh; đơn vị phải lập đơn hàng và dự trù số ngoại tệ cần dùng sau khi được lãnh đạo Bộ duyệt thì ký hợp đồng với Vimedimex để Công ty này làm dịch vụ nhập khẩu theo đơn hàng của đơn vị. Trường hợp đặc biệt đơn vị muốn dùng số ngoại tệ được tài trợ để xây dựng, sửa chữa cơ sở, phải được lãnh đạo Bộ duyệt cho phép. 4. Để tập trung được ngoại tệ nhập thuốc hoá chất và trang bị xây dựng cơ sở vật chất cho ngành, các đơn vị đăng cai làm dịch vụ, tổ chức hội thảo tuyệt đối không được dùng ngoại tệ trực tiếp mua vật tư, hàng tiêu dùng; không chuyển ngoại tệ cho đơn vị ở ngoài ngành hoặc địa phương khác; không được mua đi bán lại lấy chênh lệch giá hoặc phân phối nội bộ. 5. Hàng tháng, Vimedimex phải báo cáo về Bộ Y Tế tình hình thu, chi, số dư của các khoản ngoại tệ đã được các Tổ chức Quốc tế các đơn vị chuyển đến cho Công ty. 6. Để bảo đảm đủ kinh phí phục vụ các đề tài hợp tác nghiên cứu khoa học, các hội thảo, dịch vụ... Vimedimex sẽ kiến nghị cụ thể với Bộ mức tỷ giá thanh toán khuyến khích từng tháng; vừa bảo đảm đủ kinh phí phục vụ đơn vị, vừa không đưa giá thành những sản phẩm có sử dụng nguyên liệu nhập khẩu do ngành Y tế sản xuất lên quá cao. 7. Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch) có trách nhiệm thông báo cho Liên hiệp các xí nghiệp Dược Việt Nam , Vimedimex các khoản ngoại tệ mà các Tổ chức Quốc tế dự kiến tài trợ cho ngành trong năm để Vimedimex có thể chủ động lập kế hoạch nhập khẩu. III. QUY ĐỊNH VỀ CHI TIÊU A. CHI TIÊU PHỤC VỤ CÁC ĐỀ TÀI HỢP TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÁC DỊCH VỤ LÀM CHO TỔ CHỨC QUỐC TẾ. 1. Căn cứ vào mục đích, yêu cầu và nội dung chương trình của đề tài hợp tác nghiên cứu khoa học, dịch vụ đã được ký, đơn vị lập dự toán cụ thể trình Bộ duyệt, xác định các khoản chi cần thiết cho: - Công tác phí đi thực địa lấy tư liệu, điều tra thực tế. - Tiền bồi dưỡng làm thống kê số liệu, bồi dưỡng làm nghiên cứu viết tổng kết, vẽ tranh, biểu mẫu... - Các chi phí làm dịch vụ, xăng, xe, giấy, mực, công in, hoá chất, hao mòn máy móc... - Tiền thuê nhân công, thuê ô-tô, máy chuyên dùng... - Tiếp đón đại diện các Tổ chức Quốc tế, cán bộ khoa học nước ngoài sang công tác nghiên cứu... không được lấy tiền trong kinh phí sự nghiệp của Bộ cấp mà phải chi trong số tiền nghiên cứu khoa học được cấp. 2. Trong phạm vi số tiền Việt Nam được Bộ Y tế chi do Vimedimex chuyển (hoặc bằng nguồn kinh phí tự có để phục vụ đề tài nghiên cứu khoa học) đơn vị đăng cai quản lý việc chi tiêu trên nguyên tắc hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả. B. CÁC LỚP HỌC HỘI THẢO. 1. Đối với khách nước ngoài. Khách nước ngoài được mời hoặc do các Tổ chức Quốc tế cử đến sẽ tự đài thọ tiền vé máy bay đi, về và tiền ăn, ở trong thời gian dự hội thảo, lấy trong số tiền cấp cho hội thảo, nếu chiêu đãi hoặc cấp cho họ tiền ăn, đi lại, ở, trong thời gian hội nghị. Không lấy tiền sự nghiệp chiêu đãi khách hoặc cấp tiền ăn, ở, đi lại cho khách. 2. Đối với khách mời, giảng viên, đại biểu và học viên trong nước. a. Tổng mức khoán toàn bộ chi tiêu bằng tiền Việt Nam theo tỷ giá kiều hối do Vimedimex chuyển đổi trong khoảng 2-2,5 USD/ngày cho khách mời, đại biểu chính thức và cán bộ tổ chức nhân viên phục vụ hội thảo (không kể tiền tàu xe đi về của giảng viên, đại biểu học viên, cán bộ tổ chức). b) Trong phạm vi mức khoán chi tiêu trên, đơn vị đăng cai chủ động tính toán chi tiền ăn, thuê khách sạn, ô-tô, phương tiện nghe nhìn thí nghiệm, trang trí, công in, dịch và biên soạn tài liệu, bồi dưỡng giảng viên, bữa ăn tổng kết ... sao cho sát với thực tế, tránh tình trạng phô trương, lãng phí không cần thiết. c) Giảng viên, khách mời, đại biểu, học viên đến dự họp nếu không ăn, không ngủ theo bố trí của Ban tổ chức và có báo trước thì sẽ được thanh toán lại 100% mức tiền ăn thực hiện trong hội nghị (không được thanh toán tiền ở). d) Đại biểu người địa phương, khách mời từng buổi (phóng viên, vô tuyến truyền hình địa phương), giảng viên được mời giảng từng buổi, lái xe của đại biểu, học viên sẽ được mời cơm bữa trưa theo mức ăn chung của hội nghị. Nếu không ăn sẽ được hưởng 100% mức tiền ăn trưa được đài thọ. e) Tiền tàu xe đi về của giảng viên, đại biểu, khách mời, cán bộ tổ chức, học viên do Ban tổ chức đài thọ theo quy định của Nhà nước. Khoản chi này được dự trù cụ thể riêng trong dự toán, không tính vào tổng mức chi tiêu quy định ở điểm a, mục 2, phần III. IV. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN LỢI CỦA ĐƠN VỊ ĐĂNG CAI 1. Đơn vị đăng cai tổ chức hội thảo, hợp tác nghiên cứu khoa học, làm dịch vụ có trách nhiệm xem xét chặt chẽ số người mời tham dự, bảo đảm đúng đối tượng, tiêu chuẩn, thành phần và báo cáo với Bộ Y tế (các Vụ chủ quản) trực tiếp xét duyệt. 2. Đơn vị đăng cai có nhiệm vụ lập dự toán đúng thời hạn trình Bộ Y tế duyệt, đồng thời làm các thủ tục để tiếp nhận ngoại tệ. Sau khi bản dự toán chi đã được Bộ duyệt, nếu trong quá trình tổ chức hội thảo, nghiên cứu khoa học, làm dịch vụ chi tiêu tiết kiệm, đơn vị sẽ được thưởng 30% số tiền Việt Nam đã tiết kiệm được để sử dụng vào quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi; còn lại 70% sử dụng vào việc mở các hội thảo, tiến hành nghiên cứu các đề tài khoa học tiếp theo hoặc bổ sung kinh phí cho đơn vị. 3. Sau khi kết thúc hội thảo, hoàn thành đề tài nghiên cứu, làm xong dịch vụ 15 ngày, đơn vị phải báo cáo quyết toán chi về Bộ Y tế để Bộ xác định quyết toán và tổng hợp báo cáo Nhà nước. 4. Để thuận tiện cho việc giải quyết kịp thời kinh phí phục vụ hội thảo, khi làm việc với các Tổ chức Quốc tế, các đơn vị chú ý yêu cầu các tổ chức này chuyển số tiền ngoại tệ chi cho hội thảo về Vimedimex trước khi khai mạc 30 ngày. 5. Hiện nay các hội nghị, hội thảo tổ chức ở phía Nam (thành phố Hồ Chí Minh) đều phải sử dụng cơ sở ăn, ở hội trường của Viện Vệ sinh - Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh để tiết kiệm chi. Chỉ được tổ chức ở cơ sở khác nếu Viện này thiếu chỗ. 6. Số tiền tiết kiệm còn lại sau khi tổ chức hội thảo, hợp tác nghiên cứu khoa học, làm dịch vụ phải hạch toán toàn bộ vào hệ thống sổ sách tài khoản kế toán sự nghiệp của đơn vị (Tài khoản 07-08-24.2). Các loại tài sản, vật tư, trang thiết bị mua sắm bằng tiền tiết kiệm trong chi tiêu mở hội thảo, hợp tác nghiên cứu khoa học, làm dịch vụ hoặc bằng nguồn ngoại tệ được tài trợ nhất thiết phải được thể hiện trên tài khoản 01, 22 (nếu là tài sản cố định) 02 (nếu là vật tư) 03 (nếu là vật rẻ tiền mau hỏng) tương ứng với nguồn vốn tự có ghi bổ sung trên TK 24.2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký; các quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
1695233506399.24.parquet/15509
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506399.24.parquet", "ppl": 262.5, "token_count": 16829, "url": "https://luatvietnam.vn/linh-vuc-khac/thong-tu-10-byt-tt-bo-y-te-1650-d1.html" }
Ban hành Nghị định mới hướng dẫn Luật Doanh nghiệp (SMS: 33/NQ-CP) - Ngày 03/9/2010, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 33/NQ-CP về phiên họp thường kỳ tháng 8/2010. Tại kỳ họp này, Chính phủ cũng đã nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình dự thảo nghị định thay thế Nghị định 139/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp. Thực tiễn thi hành Luật Doanh nghiệp gần 5 năm qua và quá trình thực hiện Nghị định 139/2007/NĐ-CP đã xuất hiện một số trở ngại đối với việc thực hiện nhất quán một số nội dung của Luật mà Nghị định 139/2007/NĐ-CP hướng dẫn chưa đủ rõ, cụ thể và chưa phù hợp với thực tiễn hoặc chưa được đề cập đến trong Nghị định. Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh dự thảo nghị định thay thế Nghị định 139/2007/NĐ-CP, trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành. Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục bám sát mục tiêu và các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội; tập trung kiểm soát cung cầu hàng hóa, bình ổn giá cả thị trường; tăng cường kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, phấn đấu hoàn thành tốt những nhiệm vụ của năm 2010. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát lại quy hoạch các ngành, nghiên cứu, khẩn trương đề xuất đổi mới, chấn chỉnh việc phân cấp quản lý đầu tư, tăng cường quản lý nhà nước theo quy hoạch thống nhất, đặc biệt là đối với các lĩnh vực như sản xuất thép, xi măng, khoáng sản, điện, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Xóa nợ vay tín dụng quốc tế cho người hồi hương (SMS: 1646/QD-TTg) - Tại Quyết định số 1646/QĐ-TTg ngày 01/9/2010, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xóa nợ cho các đối tượng còn nợ vay của Chương trình tín dụng quốc tế Cộng đồng Châu Âu tái hòa nhập người hồi hương (ECIP) và Chương trình hỗ trợ người hồi hương (RAP) tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam đến hết ngày 15/5/2009 (thời điểm 02 Ngân hàng thực hiện khoanh nợ để xử lý xóa nợ). Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến từng hộ vay nợ về việc xóa nợ vay của hai Chương trình ECIP, RAP, làm thủ tục xóa nợ cho đối tượng vay nợ; đối chiếu số liệu các chi phí quản lý và chi phí giải ngân của 02 Chương trình ECIP, RAP; chuyển toàn bộ số tiền đã thu hồi được từ 02 Chương trình ECIP, RAP sau khi bù trừ các chi phí quản lý và chi phí giải ngân về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Thời gian hoàn thành chậm nhất là ngày 31/12/2010. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành. Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy (SMS: 1634/CT-TTg) - Để khắc phục những yếu kém và bất cập còn tồn tại, nhằm thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, ngày 31/8/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 1634/CT-TTg yêu cầu thủ trưởng các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định về phòng cháy, chữa cháy tại các bộ, ngành, địa phương, đơn vị, cơ sở, nhất là công tác phòng cháy, chữa cháy tại các nhà chung cư cao tầng, khu đô thị, chợ, trung tâm thương mại, khu công nghiệp, khu chế xuất, cơ sở dịch vụ, khu dân cư, các khu rừng dễ cháy, các kho tàng, cơ sở sản xuất và các công trình trọng điểm khác có nhiều nguy cơ cháy, nổ. Phát hiện và khắc phục ngay các sai phạm, sơ hở thiếu sót có thể gây cháy lan, cháy lớn. Đối với nhà cao tầng, nơi tập trung đông người cần kiểm tra kỹ và thực hiện đầy đủ các điều kiện an toàn về thoát nạn cho người và chống cháy lan, cháy lớn. Người đứng đầu các cấp, ngành, đơn vị cơ sở phải chịu trách nhiệm về việc để xảy ra cháy, nổ trong phạm vi phụ trách. Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và thủ trưởng các bộ, ngành, đoàn thể chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra cháy, nổ lớn gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản tại đơn vị, địa phương. Quy hoạch mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường đến 2020 (SMS: 1636/QD-TTg) - Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1636/QĐ-TTg ngày 31/8/2010 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia đến năm 2020 nhằm mục tiêu xây dựng mạng lưới quan trắc và cảnh bảo phóng xạ môi trường quốc gia bảo đảm kịp thời phát hiện diễn biến bất thường về bức xạ trên lãnh thổ Việt Nam và hỗ trợ việc chủ động ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân; cung cấp cơ sở dữ liệu về phóng xạ môi trường phục vụ công tác quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử và an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân. Lộ trình của Quy hoạch này là giai đoạn 2010-2015 sẽ xây dựng và đưa vào hoạt động trung tâm điều hành, kiện toàn đồng bộ 4 trạm vùng và 6 trạm địa phương; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quan trắc và phân tích phóng xạ môi trường; xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật và chỉ tiêu quan trắc, phân tích phóng xạ môi trường; xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về phóng xạ môi trường. Nguồn vốn thực hiện Quy hoạch này được xác định trên cơ sở tổng hợp kinh phí của từng dự án, nhiệm vụ cụ thể được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành của pháp luật. Nhà nước dành một phần kinh phí sự nghiệp môi trường, sự nghiệp khoa học và công nghệ và kinh phí đầu tư phát triển để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành. Phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học (SMS: 92/2010/ND-CP) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 92/2010/NĐ-CP ngày 30/8/2010 quy định chi tiết thi hành Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm và bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm. Nghị định này quy định về phân loại vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm và phòng xét nghiệm theo cấp độ an toàn sinh học; điều kiện bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm; thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục cấp mới, cấp lại và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học; kiểm tra an toàn sinh học; phòng ngừa, khắc phục và xử lý sự cố an toàn sinh học. Phòng xét nghiệm vi sinh vật lây bệnh truyền nhiễm được phân loại theo 4 cấp độ an toàn sinh học: cấp I, II, III và IV. Giám đốc sở y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thẩm định, cấp mới, cấp lại và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học đối với các phòng xét nghiệm cấp I, cấp II trên địa bàn được giao quản lý, trừ các cơ sở xét nghiệm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng. Bộ trưởng Bộ Y tế thẩm định, cấp mới, cấp lại và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học đối với các phòng xét nghiệm cấp III và cấp IV, trừ các cơ sở xét nghiệm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải tổ chức thẩm định và cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học; trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học của phòng xét nghiệm cấp I có thời hạn 05 năm, của phòng xét nghiệm cấp II có thời hạn 03 năm, của phòng xét nghiệm cấp III và IV có thời hạn 01 năm, kể từ ngày cấp. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01/11/2010. Các phòng xét nghiệm đã hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực phải cải tạo để đến hết ngày 31/12/2010 đáp ứng đủ các điều kiện an toàn sinh học phù hợp với từng cấp độ theo quy định tại Nghị định này. Năm 2015, 100% cơ quan nhà nước có cổng thông tin điện tử (SMS: 1605/QD-TTg) - Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 - 2015 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010. Ba mục tiêu cụ thể của Chương trình này là: xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin, tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử; ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ cơ quan nhà nước và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp. Đến năm 2015, 100% các cơ quan nhà nước từ cấp quận, huyện, sở, ban, ngành hoặc tương đương trở lên có cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử cung cấp đầy đủ thông tin theo Điều 28 của Luật Công nghệ thông tin, cung cấp tất cả các dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và hầu hết các dịch vụ công cơ bản trực tuyến tối thiểu mức độ 3 tới người dân và doanh nghiệp; 50% hồ sơ khai thuế của người dân và doanh nghiệp được nộp qua mạng; 90% cơ quan hải quan các tỉnh, thành phố triển khai thủ tục hải quan điện tử; tất cả kế hoạch đấu thầu, thông báo mời thầu, kết quả đấu thầu, danh sách nhà thầu tham gia được đăng tải trên mạng đấu thầu quốc gia; 100% hộ chiếu được cấp cho công dân Việt Nam phục vụ công tác xuất, nhập cảnh là hộ chiếu điện tử; 30% công dân Việt Nam đủ độ tuổi theo quy định được cấp chứng minh nhân dân sản xuất trên dây chuyền hiện đại, với một số chứng minh nhân dân duy nhất không trùng lặp, chống được làm giả và 30% số hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng được nộp qua mạng. Theo Quyết định này, sẽ triển khai thí điểm hình thức hợp tác Nhà nước – Doanh nghiệp (PPP) đối với một số dự án trọng điểm trong Chương trình, bao gồm: hệ thống thư điện tử quốc gia; hệ thống thông tin quản lý văn bản tích hợp trong toàn quốc cho các cơ quan Chính phủ; mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước (giai đoạn 3) kết nối tới cấp xã, phường và đơn vị trực thuộc các cơ quan Trung ương. Khuyến khích việc huy động các nguồn kinh phí ngoài ngân sách trung ương để triển khai các nội dung của Chương trình này. Dự kiến kinh phí từ ngân sách trung ương và ngân sách địa phương dành cho các dự án, nhiệm vụ có quy mô quốc gia của Chương trình là khoảng 1.700 tỷ đồng. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Quy hoạch giao thông vận tải Hà Nội đến 2030 (SMS: 1587/QD-TTg) - Ngày 25/8/2010, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1587/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Phạm vi lập quy hoạch trong phạm vi hành chính Thủ đô Hà Nội với tổng diện tích 3.344,47 km2 và dân số khoảng 6,23 triệu người và vùng phụ cận của Hà Nội. Quan điểm của quy hoạch này là phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, bền vững, hiện đại và dịch vụ vận tải nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và sử dụng thuận tiện; đảm bảo tính khoa học, hợp lý và khả thi, đáp ứng được các yêu cầu trước mắt và định hướng lâu dài; ưu tiên phát triển giao thông công cộng, nhất là loại hình vận tải có khối lượng trung bình góp phần giải quyết ách tắc giao thông, tai nạn giao thông trên địa bàn Thủ đô Hà Nội. Cơ quan chủ đầu tư lập quy hoạch là UBND thành phố Hà Nội, Bộ Xây dựng là cơ quan thẩm định và trình duyệt quy hoạch để Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Thời gian lập quy hoạch là 09 tháng sau khi nhiệm vụ quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. UBND thành phố Hà Nội được giao nhiệm vụ bố trí nguồn vốn và phê duyệt dự toán chi phí lập quy hoạch. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành. BỘ CÔNG THƯƠNG Tăng cường sử dụng vật tư, hàng hóa trong nước (SMS: 21/CT-BCT) - Nhằm thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 494/CT-TTg ngày 20/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước, góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước và hạn chế nhập siêu, ngày 25/8/2010 Bộ trưởng Bộ Công thương đã ra Chỉ thị số 21/CT-BCT về việc thực hiện các biện pháp tăng cường sử dụng máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước sản xuất được trong công tác đấu thầu. Tại Chỉ thị này, Bộ trưởng Công thương yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty, công ty trong ngành công thương thực hiện và chỉ đạo các chủ đầu tư dự án xem xét trong quá trình lập kế hoạch đấu thầu, lập hồ sơ mời thầu trên nguyên tắc hình thành những gói thầu sử dụng máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước sản xuất được hoặc điều kiện về việc phải sử dụng máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước sản xuất được, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước tham gia đấu thầu hoặc cung ứng. Chỉ thị cũng yêu cầu các cơ quan nói trên rà soát tình hình nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên vật liệu trong thời gian qua, báo cáo nhu cầu nhập khẩu trong thời gian tới đối với các dự án đang và sẽ triển khai. Trên cơ sở đó, chỉ đạo việc nhập khẩu hợp lý, không gây tồn đọng và sử dụng vào mục đích khác. Đồng thời đăng ký nhu cầu sử dụng các loại máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu sản xuất trong nước theo Danh mục đã được công bố tại Quyết định 2840/QĐ-BCT ngày 28/5/2010 để các doanh nghiệp sản xuất có kế hoạch đáp ứng và đưa các loại máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu này để tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định thầu trong nước. THANH TRA CHÍNH PHỦ Quy trình xử lý đơn khiếu nại, tố cáo (SMS: 04/2010/TT-TTCP) - Quy trình này được ban hành theo Thông tư số 04/2010/TT-TTCP ngày 26/8/2010 của Thanh tra Chính phủ. Theo đó, đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo (gọi chung là đơn) được tiếp nhận từ các nguồn: do cơ quan, tổ chức trực tiếp gửi đến; do đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận, các cơ quan báo chí và các cơ quan khác chuyển đến; được gửi đến qua dịch vụ bưu chính. Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước có trách nhiệm xử lý đơn tiếp nhận được từ các nguồn nói trên trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn. Việc xử lý đơn phải tuân theo quy định của pháp luật, đảm bảo tính khoa học, khách quan, trung thực, chính xác, kịp thời. Đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết và đủ điều kiện thụ lý theo quy định thì cán bộ xử lý đơn đề xuất thủ trưởng cơ quan thụ lý để giải quyết. Đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết nhưng không đủ điều kiện thụ lý theo quy định thì cán bộ xử lý đơn đề xuất thủ trưởng cơ quan trả lời cho người khiếu nại biết rõ lý do không được thụ lý. Đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết thì cán bộ xử lý đơn trình thủ trưởng cơ quan hướng dẫn người khiếu nại gửi đơn khiếu nại đến cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền để được giải quyết theo quy định của pháp luật; đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp dưới nhưng quá thời hạn theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo mà chưa được giải quyết thì cán bộ xử lý đơn đề xuất với thủ trưởng cơ quan ra văn bản yêu cầu cấp dưới giải quyết vụ việc khiếu nại đó. Trường hợp đơn khiếu nại có kèm theo giấy tờ, tài liệu gốc không được thụ lý để giải quyết thì cơ quan nhận được đơn sau khi xử lý xong đơn phải trả lại người khiếu nại giấy tờ, tài liệu đó; nếu được thụ lý để giải quyết thì việc trả lại được thực hiện ngay sau khi ban hành quyết định giải quyết khiếu nại. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/10/2010. LIÊN BỘ Quy định về công khai giá cước vận tải bằng xe ô tô (SMS: 129/2010/TTLT-BTC-BGTVT) - Ngày 27/8/2010, liên Bộ Tài chính-Giao thông vận tải ban hành Thông tư số 129/2010/TTLT-BTC-BGTVT hướng dẫn thực hiện giá cước vận tải đường bộ và giá dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ. Thông tư này hướng dẫn về kê khai giá cước, niêm yết giá cước vận tải bằng xe ô tô; giá dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ; quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong quản lý và thực hiện giá cước vận tải đường bộ và giá dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ. Theo Thông tư này, kê khai giá cước vận tải bằng xe ô tô (bao gồm kê khai lần đầu và kê khai lại) là việc đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện công khai giá cước vận tải bằng xe ô tô do đơn vị cung cấp theo từng loại hình vận tải với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận kê khai; đơn vị kinh doanh vận tải có trụ sở đóng tại địa phương nào thì thực hiện kê khai giá cước với cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận kê khai tại địa phương đó. Tất cả các đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải thực hiện niêm yết giá cước (công khai giá cước với khách hàng); việc niêm yết giá cước vận tải được thực hiện theo các hình thức: thông báo công khai tại nơi bán vé, nơi giao dịch, mặt ngoài hoặc bên trong phương tiện, thuận tiện cho việc quan sát của khách hàng; khuyến khích đơn vị thông báo giá cước vận tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đối với vận tải hành khách theo tuyến cố định bắt buộc phải niêm yết giá cước tại nơi bán vé, ở mặt ngoài thành xe phía bên trái gần cánh cửa trước và bên trong xe nơi hành khách dễ quan sát; đối với vận tải hành khách bằng xe buýt bắt buộc phải niêm yết giá cước ở mặt ngoài thành xe phía bên trái gần cánh cửa trước và bên trong xe nơi hành khách dễ quan sát; đối với vận tải hành khách bằng taxi bắt buộc phải niêm yết giá cước ở mặt ngoài cánh cửa xe và bên trong xe phía dưới vị trí gắn đồng hồ tính tiền. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký. Bãi bỏ điểm 2, 3, 4 và 5 mục II Thông tư liên tịch số 86/2007/TTLT-BTC-BGTVT ngày 18/7/2007.
1695233506399.24.parquet/19131
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506399.24.parquet", "ppl": 69.5, "token_count": 21617, "url": "https://luatvietnam.vn/diem-tin-van-ban-moi/so-352010-493-ngay-07-09-2010-220-5368-article.html" }
Liên quan đến sự việc một học sinh của trường phổ thông liên cấp quốc tế Gateway tử vong trên xe đưa đón của trường, nhiều người đang đặt câu hỏi về trường quốc tế là gì? Tiêu chuẩn nào cho trường quốc tế tại Việt Nam? Không hề có quy định về trường quốc tế! Dù đã có rất nhiều các ngôi trường quốc tế được thành lập và được giới thiệu là một môi trường học tập tiên tiến, hiện đại với mức học phí cao ngất, nhưng trong các văn bản pháp luật hiện nay, không hề có quy định nào về trường quốc tế. Theo đó, cũng không có tiêu chuẩn cụ thể nào cho những ngôi trường này. Theo Điều 48 của Luật Giáo dục hiện hành, các loại hình nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân chỉ bao gồm: - Trường công lập: Do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên; - Trường dân lập: Do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động; - Trường tư thục: Do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí bằng vốn ngoài ngân sách. Trong Luật Giáo dục 2019 (có hiệu lực từ 01/7/2020) cũng quy định 03 loại hình nhà trường tương tự như trên. Hiện nay, các trường quốc tế hầu như được hoạt động dưới mô hình là các trường tư thục. Những trường này được gắn thêm tên “quốc tế” do có yếu tố nước ngoài; thường là có vốn đầu tư nước ngoài, hoặc liên kết đào tạo với nước ngoài, hoặc cả hai. Pháp luật không hề quy định về trường quốc tế (Ảnh minh họa) Yêu cầu đối với các trường có yếu tố nước ngoài Hiện nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục. Trong đó có quy định, tên các trường có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm các yếu tố cấu thành được sắp xếp theo trật tự: “Trường”, “Cấp học hoặc trình độ đào tạo” và tên riêng.
1695233506399.24.parquet/36090
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506399.24.parquet", "ppl": 79.2, "token_count": 12014, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-phap-luat/tu-vu-truong-gateway-phap-luat-khong-he-quy-dinh-ve-truong-quoc-te-230-21928-article.html" }
Mới đây, Bộ Nội vụ đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định về mức lương cơ sở với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang từ ngày 01/7/2020. *Lưu ý: Bài viết này được đăng tải ở thời điểm Quốc hội chưa thông qua Nghị quyết 122 về chưa tăng lương cơ sở từ 01/7/2020 do những tác động tiêu cực của dịch Covid-19. Từ 01/7/2020 lương cơ sở tăng lên 1.600.000 đồng/tháng Điều 3 dự thảo Nghị định nêu rõ: Từ ngày 01/7/2020, mức lương cơ sở là 1.600.000 đồng/tháng Nội dung này hoàn toàn phù hợp với tinh thần của Nghị quyết 86/2019/QH14 về Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020 vừa được Quốc hội thông qua ngày 12/11/2019. Trong đó, nội dung của Nghị quyết cũng nêu rõ, điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.600.000 đồng/tháng. Qua đó, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng.... Thời điểm thực hiện từ ngày 01/7/2020. Như vậy, trong năm 2020, lương, phụ cấp, mức hoạt động phí, sinh hoạt phí, các khoản trích và các chế độ khác được hưởng theo mức lương cơ sở sẽ được tính theo 02 giai đoạn:
1695233506399.24.parquet/41934
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506399.24.parquet", "ppl": 158.4, "token_count": 11496, "url": "https://luatvietnam.vn/du-thao/ai-duoc-tang-luong-tu-ngay-1-7-2020-628-23473-article.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! tải Tiêu chuẩn ngành 10TCN 831:2006 Tiêu chuẩn ngành 10TCN 831:2006 DOC (Bản Word) Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết TIÊU CHUẨN NGÀNH 10TCN 831:2006 QUY TRÌNH CHẾ BIẾN BỘT MÁU LÀM NGUYÊN LIỆU THỨC ĂN CHĂN NUÔI The processing procedure of blood meal for animal feed ingredient (Ban hành kèm theo Quyết định số 4099/QĐ/BNN-KHCN ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng Máu của động vật sau khi giết mổ được làm khô và nghiền thành bột, bột máu chỉ dùng làm nguyên liệu phối chế trong khẩu phần ăn của gia súc, gia cầm và động vật dưới nước. Quy trình này áp dụng cho các cơ sở chế biến bột máu làm thức ăn chăn nuôi trong toàn quốc. 3. Thuyết minh các bước trong sơ đồ 3.1. Thu gom máu nguyên liệu Máu dùng làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi được thu gom ngay từ cơ sở giết mổ. Không được bổ sung muối và nước. Máu thu gom được làm lạnh (nếu có điều kiện) và đưa đến cơ sở chế biến càng nhanh càng tốt, và chậm nhất trong ngày giết mổ. 3.2. Xử lý máu nguyên liệu ban đầu 3.2.1. Xử lý bằng luộc chín Cho nước vào máu với tỷ lệ 1:1 theo thể tích. Máu đông phải được làm tan trước khi luộc và liên tục khuấy đến khi máu trở thành dạng sệt đen. Máu được đun sôi tối thiểu 30-35 phút. Phần nước có thể tiếp tục cho vào máu của mẻ luộc sau đó, hoặc trộn với thức ăn chăn nuôi. Tách cục máu chín ra khỏi nước. Tách bớt nước ra khỏi tảng máu bằng cách ép hoặc treo cho đến khi độ ẩm còn khoảng 40%. Sản phẩm này cần được sấy ngay. Nước ép có thể trộn với nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi.
1695233506399.24.parquet/94907
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506399.24.parquet", "ppl": 333.2, "token_count": 9965, "url": "https://luatvietnam.vn/nong-nghiep/tieu-chuan-nganh-10tcn-831-2006-quy-trinh-che-bien-bot-mau-lam-nguyen-lieu-thuc-an-chan-nuoi-191651-d3.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Số hiệu: 05/2007/CT-BYT Ngày đăng công báo: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Loại văn bản: Chỉ thị Người ký: Nguyễn Quốc Triệu Ngày ban hành: 09/11/2007 Ngày hết hiệu lực: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Áp dụng: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe TÓM TẮT VĂN BẢN Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau! tải Chỉ thị 05/2007/CT-BYT Chỉ thị 05/2007/CT-BYT ZIP (Bản Word) LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam. Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết BỘ Y TẾ<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> Số: 05/2007/CT-BYT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT <?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 09 tháng 11 năm 2007 CHỈ THỊ Về tăng cướng công tác y, dược học cổ truyền Thời gian qua công tác y dược học cổ truyền (YDHCT) đã đạt được một số kết quả tốt: Mạng lưới khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền (YHCT) được mở rộng: 51/64 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có bệnh viện YHCT; khoảng 93% bệnh viện đa khoa có khoa hoặc tổ YHCT; 58,8% số trạm y tế xã, phường có hoạt động khám, chữa bệnh bằng YHCT; chỉ tiêu tuyển sinh trung học, cao đẳng, đại học và sau đại học về YHCT được tăng cường; các cơ sở khám, chữa bệnh bằng YHCT được đầu tư nâng cấp về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và trình độ chuyên môn, số người bệnh đến khám và điều trị bằng YHCT ngày càng tăng; thuốc YHCT lưu hành trên thị trường ngày càng nhiều, chất lượng tốt hơn, từng bước đáp ứng được nhu cầu phòng và chữa bệnh bằng YHCT của nhân dân; công tác nghiên cứu ứng dụng YDHCT và nghiên cứu kết hợp với y dược học hiện đại (YDHHĐ) được quan tâm, nhiều đề tài nghiên cứu đã được ứng dụng rộng rãi; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực YDHCT được mở rộng. Tuy nhiên, việc triển khai các hoạt động về YDHCT còn một số tồn tại: Hệ thống tổ chức khám, chữa bệnh bằng YHCT chưa đồng bộ, 13 tỉnh chưa có bệnh viện YHCT; 41,2% số trạm y tế xã, phường chưa có hoạt động khám, chữa bệnh bằng YHCT; chất lượng khám, chữa bệnh và chất lượng dược liệu chưa thật tốt; đội ngũ cán bộ YDHCT chuyên sâu và cán bộ YDHCT cho cộng đồng còn thiếu; việc kết hợp YDHCT với YDHHĐ chưa thực sự có hiệu quả nên chưa phát huy được tiềm năng của YDHCT phục vụ cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Để triển khai có hiệu quả Quyết định số 222/2003/QĐ-TTg ngày 03 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chính sách quốc gia về y dược học cổ truyền đến năm 2010” và khắc phục những tồn tại trên, Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu lãnh đạo các vụ, cục có liên quan; Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Sở Y tế tỉnh) khẩn trương thực hiện một số công việc trọng tâm sau: 1. Về xây dựng mạng lưới a. Sở Y tế tỉnh bố trí cán bộ có trình độ đại học về YHCT để chuyên trách theo dõi công tác YDHCT, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tiến tới thành lập Phòng quản lý YDHCT; Phòng Y tế quận, huyện, thị xã (sau đây gọi chung là huyện) có cán bộ theo dõi công tác YDHCT. b. Các tỉnh chưa có bệnh viện YHCT, Sở Y tế tỉnh khẩn trương xây dựng đề án thành lập bệnh viện trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. c. Các bệnh viện Y học hiện đại (YHHĐ) từ trung ương đến địa phương phải củng cố, thành lập khoa YHCT theo quy định tại Thông tư số 02/1997/TT-BYT ngày 28/02/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và tổ chức khoa YHCT trong bệnh viện YHHĐ. d. Trạm Y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là trạm y tế xã) có bộ phận khám, chữa bệnh bằng YHCT do một thầy thuốc có trình độ y sỹ YHCT hoặc lương y của trạm phụ trách. 2. Về tạo nguồn nhân lực y dược học cổ truyền a. Vụ Khoa học và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức Cán bộ và Vụ Y học cổ truyền tổng hợp nhu cầu cán bộ YHCT để xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực YHCT. b. Các trường đại học, cao đẳng và trung học Y, Dược phối hợp chặt chẽ với bệnh viện YHCT củng cố bộ môn YHCT để tăng cường năng lực đào tạo cán bộ YHCT. c. Sở Y tế tỉnh xây dựng kế hoạch và chỉ đạo tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ y tế của địa phương, nâng cao trình độ YHCT cho cán bộ YHHĐ và trình độ YHHĐ cho cán bộ YHCT để thực hiện có hiệu quả việc ứng dụng YHCT và kết hợp YHCT với YHHĐ trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. d. Vụ Khoa học và Đào tạo làm đầu mối đề xuất với Bộ Giáo dục và Đào tạo mở các mã ngành đào tạo các bậc, ngành học thuộc YDHCT theo Luật giáo dục. Chỉ đạo các sơ sở đào tạo hoàn thiện giáo trình, chương trình cho các bậc học, ngành học thuộc lĩnh vực y dược học cổ truyền và đào tạo liên tục cho cán bộ y tế, bao gồm cả lương y. 3. Về nâng cao chất lượng điều trị a. Vụ Y học cổ truyền làm đầu mối phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng và trình lãnh đạo Bộ ban hành các quy trình kỹ thuật chuyên môn về YDHCT, kết hợp YHCT với YHHĐ; danh mục thuốc YHCT chủ yếu; danh mục trang thiết bị chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện YHCT, khoa YHCT trong bệnh viện YHHĐ, bộ phận YHCT trong trạm y tế xã; b. Sở Y tế tỉnh chủ trì, phối hợp với các ban, ngành của địa phương báo cáo Hội đồng nhân dân, UBND cấp tỉnh tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực, phấn đấu đến năm 2010 bệnh viện YHCT đạt bệnh viện đa khoa YHCT hạng hai. 4. Về phát triển dược liệu và sản xuất thuốc Đông y a. Vụ Y học cổ truyền làm đầu mối phối hợp với Cục quản lý Dược Việt Nam tổ chức nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy chế quản lý thuốc Đông y; Quy trình bào chế chuẩn các loại dược liệu và quy trình sản xuất các loại thuốc từ dược liệu thường dùng trình lãnh đạo Bộ ban hành; b. Viện Dược liệu nghiên cứu, đề xuất với Bộ Y tế kế hoạch phát triển công nghiệp chế biến và sản xuất thuốc có nguồn gốc từ dược liệu theo các nội dung quy định tại Quyết định số 43/2007/QĐ-TTg ngày 29/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Phát triển công nghiệp Dược và xây dựng mô hình hệ thống cung ứng thuốc của Việt Nam giai đoạn 2007 – 2015 và tầm nhìn đến năm 2020”; c. Sở Y tế tỉnh kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc chỉ sản xuất, kinh doanh những thuốc Đông y đã được Bộ Y tế cho phép lưu hành; tổ chức phát triển dược liệu theo hướng bền vững, chú trọng trồng những loại dược liệu là thế mạnh của địa phương, đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu; d. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh dược liệu và thuốc từ dược liệu cần tiếp tục củng cố cơ sở vật chất, chú trọng hiện đại hóa trang thiết bị, đổi mới công nghệ nhằm từng bước thực hiện lộ trình thực hành tốt sản xuất thuốc từ dược liệu. 5. Về công tác quản lý hành nghề y, dược cổ truyền a. Sở Y tế tỉnh hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho những thầy thuốc YDHCT có đủ tiêu chuẩn và điều kiện quy định được tham gia hành nghề YDHCT theo quy định hiện hành; b. Sơ Y tế tỉnh tăng cường quản lý các cơ sở hành nghề YDHCT tư nhân theo đúng quy định hiện hành. 6. Về công tác nghiên cứu khoa học Các đơn vị cần tăng cường công tác nghiên cứu kế thừa, nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu kết hợp YDHCT với YDHHĐ nhằm tìm ra bài thuốc, phương pháp phòng, chữa bệnh có hiệu quả nhất để phổ cập cho các cơ sở ứng dụng. Sở Y tế tỉnh chủ trì và phối hợp với Sở Khoa học Công nghệ nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền tăng cường đầu tư ngân sách thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực YDHCT tại địa phương.
1695233506399.24.parquet/97386
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506399.24.parquet", "ppl": 168, "token_count": 16678, "url": "https://luatvietnam.vn/y-te/chi-thi-05-2007-ct-byt-bo-y-te-33830-d1.html" }
Tiền ở đâu để người lao động trang trải cuộc sống khi thôi việc, mất việc làm? Chắc hẳn trợ cấp thất nghiệp sẽ thực sự hữu ích trong những trường hợp này. Tuy nhiên có phải lần nào nghỉ việc người lao động cũng được hưởng trợ cấp thất nghiệp? Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp Theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm 2013, người lao động chỉ được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi đáp ứng đủ 04 điều kiện: - Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật; đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; - Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên: + Trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động xác định thời hạn/không xác định thời hạn; + Trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng - Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm; - Chưa tìm được việc sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ, trừ trường hợp thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an; đi học có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cai nghiện bắt buộc; bị tạm giam, phạt tù; ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc chết. Như vậy, nếu mỗi lần nghỉ việc mà người lao động có đủ các điều kiện nêu trên thì sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp, đặc biệt lưu ý về thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Xem thêm: Hướng dẫn nhận tiền trợ cấp thất nghiệp lần 2 Mỗi lần nghỉ việc đều được hưởng trợ cấp thất nghiệp? (Ảnh minh họa) Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp Hiện nay, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ căn cứ vào mức đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thất nghiệp. Cụ thể theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH: Mức hưởng hàng tháng = Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp x 60% Mức hưởng này tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động. Lưu ý, theo khoản 2 Điều 50 Luật Việc làm 2013, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp:
1695233506399.24.parquet/109399
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506399.24.parquet", "ppl": 151.3, "token_count": 12131, "url": "https://luatvietnam.vn/bao-hiem/moi-lan-nghi-viec-deu-duoc-huong-tro-cap-that-nghiep-563-21905-article.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! tải Tiêu chuẩn ngành 22TCN 311:2003 Tiêu chuẩn ngành 22TCN 311:2003 DOC (Bản Word) Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết TIÊU CHUẨN NGÀNH 22TCN 311:2003 PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ ĐÈN BÁO ĐỖ LẮP TRÊN XE CƠ GIỚI - YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ HÀ NỘI 2003 Lời nói đầu Tiêu chuẩn 22 TCN 311 - 03 được biên soạn trên cơ sở Quy định ECE 77-00/S4 Cơ quan đề nghị và biên soạn: Cục Đăng kiểm Việt Nam Cơ quan trình duyệt: Vụ Khoa học Công nghệ - Bộ Giao thông vận tải Cơ quan xét duyệt và ban hành: Bộ Giao thông vận tải 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với đèn báo đỗ (sau đây gọi tắt là đèn) lắp trên xe cơ giới (sau đây gọi tắt là xe). Tiêu chuẩn này được áp dụng trong kiểm tra chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật các loại xe cơ giới (kiểm tra chứng nhận kiểu loại xe). 2. Tiêu chuẩn trích dẫn TCVN 6973:2001 Phương tiện giao thông đường bộ - Đèn sợi đốt trong các loại đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu của phương tiện cơ giới và moóc - Yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu. TCVN 6978:2001 Phương tiện giao thông đường bộ - Lắp đặt đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu trên phương tiện cơ giới và moóc - Yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu. 22 TCN 290-02 Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ - Các loại đèn mô tô, xe máy - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử 3. Thuật ngữ, định nghĩa Các thuật ngữ được áp dụng trong Tiêu chuẩn này bao gồm: 3.1. Các thuật ngữ được định nghĩa trong TCVN 6978:2001. 3.2. Các thuật ngữ sau đây được định nghĩa để áp dụng trong phạm vi của Tiêu chuẩn này: 3.2.1. Đèn báo đỗ (Parking lamp): đèn được sử dụng để báo hiệu có xe đang đỗ cho người điều khiển phương tiện khác biết. 3.2.2. Kiểu loại đèn báo đỗ (Parking lamp type): các đèn báo đỗ cùng kiểu loại trong Tiêu chuẩn này là các đèn có cùng các đặc điểm chủ yếu sau đây: - Tên hoặc nhãn hiệu thương mại (nhãn hiệu hàng hoá); - Đặc tính quang học; - Loại đèn sợi đốt. 4. Tài liệu kỹ thuật và mẫu thử 4.1. Tài liệu kỹ thuật 4.1.1. Bản tóm tắt thông số kỹ thuật ghi rõ loại đèn sợi đốt được sử dụng, trừ các đèn không thay thế được nguồn sáng (nguồn sáng là đèn sợi đốt hoặc loại đèn khác). Loại đèn sợi đốt phải là loại đèn được quy định trong TCVN 6973:2001. 4.1.2. Bản vẽ phải thể hiện được kiểu loại đèn, loại đèn và có ghi: - Vị trí lắp đèn trên xe; - Trục chuẩn (góc nằm ngang H=00, góc thẳng đứng V = 00) và tâm chuẩn trong quá trình thử. 4.2. Mẫu thử - Hai đèn mẫu. Đối với loại đèn có thể chỉ để lắp ở cùng một bên phải hoặc trái của xe thì hai đèn mẫu có thể giống hệt nhau và lắp được chỉ ở cùng một bên xe. - Trên đèn mẫu phải có các thông tin sau: + tên hoặc nhãn hiệu thương mại của nhà sản xuất; + loại đèn sợi đốt, trừ các đèn không thay thế được nguồn sáng; + Điện áp danh định và công suất danh định của đèn sợi đốt lắp trong các đèn không thay thế được nguồn sáng. Các thông tin này phải rõ ràng, không thể xoá được. 5. Yêu cầu kỹ thuật chung 5.1. Các đèn mẫu phải phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật được quy định tại mục 6 và mục 7 dưới đây. 5.2. Các đèn phải được thiết kế và chế tạo bảo đảm hoạt động bình thường trong điều kiện sử dụng thông thường (kể cả khi có rung động) và duy trì được các đặc tính kỹ thuật được quy định trong Tiêu chuẩn này. 6. Cường độ sáng 6.1. Cường độ sáng theo hướng trục chuẩn của đèn phải thoả mãn các yêu cầu trong bảng 1 dưới đây. Bảng 1. Giới hạn cường độ sáng của đèn Loại đèn Cường độ sáng (cd) Nhỏ nhất Lớn nhất Đèn trước 2 60 Đèn sau 2 30 Cường độ sáng của đèn đơn có nhiều hơn một nguồn sáng phải luôn thoả mãn các yêu cầ trong bảng 1 dù đèn chỉ hoạt động với một nguồn sáng. 6.2. Cường độ sáng của đèn ở vùng bên ngoài trục chuẩn và trong phạm vi góc phân bố ánh sáng quy định tại phụ lục 1 phải thoả mãn các yêu cầu sau: 6.2.1. Tỷ lệ phần trăm giữa cường độ sáng đo được theo từng hướng tương ứng với các điểm trong hình 2.1 của phụ lục 2 so với cường độ sáng nhỏ nhất quy định trong bảng 1 không được nhỏ hơn các giá trị tương ứng với các điểm đó được ghi trong hình 2.1. Phương pháp đo được quy định trong phụ lục 2. 6.2.2. Cường độ sáng theo mọi hướng trong vùng có thể nhìn thấy đèn không được vượt quá cường độ sáng lớn nhất quy định trong bảng 1. 6.2.3. Tuy nhiên, cường độ sáng của các đèn sau tổ hợp với đèn ở bên dưới một mặt phẳng nghiêng xuống phía dưới 50 so với mặt phẳng nằm ngang có thể bằng 60 cd. 6.2.4. Ngoài ra cường độ sáng của đèn còn phải thoả mãn các yêu cầu sau: 6.2.4.1. Cường độ sáng trong phạm vi góc phân bố ánh sáng được mô tả trong các hình của phụ lục 1 không được nhỏ hơn 0,05 cd. 6.2.4.2. Thoả mãn các yêu cầu quy định tại mục 2.2 của phụ lục 2 về sự thay đổi cường độ sáng cục bộ. 7. Mầu của ánh sáng phát ra Mầu của ánh sáng phát ra phải ở trong các giới hạn của các toạ độ mầu quy định trong phụ lục 3. 8. Phương pháp thử 8.1. Tất cả các phép đo phải được thực hiện đối với đèn sợi đốt chuẩn không màu được quy định dùng cho đèn báo đỗ tương ứng. Điện áp được điều chỉnh để đạt được quang thông chuẩn quy định đối với các loại đèn sợi đốt đó. 8.2. Tất cả các phép đo đối với đèn không thay thế được nguồn sáng (đèn sợi đốt hoặc loại đèn khác) phải được thực hiện lần lượt tại các điện áp 6,75V và 13,5V hoặc 28V. Trong trường hợp nguồn sáng được cung cấp bởi một nguồn điện đặc biệt, các điện áp thử ở trên phải được đặt vào các điện cực đầu vào của nguồn điện đó. Phòng thử nghiệm có thể yêu cầu các nhà sản xuất cung cấp nguồn điện đặc biệt đó. 9. Yêu cầu kỹ thuật đối với kiểu loại đèn sửa đổi Mọi sửa đổi về kiểu loại đèn phải không gây ảnh hưởng bất lợi tới đặc tính của đèn. Đèn phải luôn thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật quy định tại các mục 6 và 7. 10. Yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm cùng kiểu loại trong sản xuất 10.1. Các đèn thuộc kiểu loại đã được cấp giấy chứng nhận theo Tiêu chuẩn này và được sản xuất tiếp theo phải thoả mãn các yêu cầu quy định tại các mục 6 và 7. 10.2. Các yêu cầu tối thiểu đối với việc kiểm tra sự phù hợp tiêu chuẩn trong sản xuất được quy định trong phụ lục 2, chương 9, 22TCN 290-02 10.3. Các yêu cầu tối thiểu đối với việc lấy mẫu được quy định trong phụ lục 3, chương 9, PHỤ LỤC 1 Yêu cầu đối với góc phân bố ánh sáng nhỏ nhất trong không gian (1) Đối với mọi trường hợp, góc phân bố ánh sáng nhỏ nhất trong không gian là 150 bên trên và 150 bên dưới so với phương nằm ngang. Hình 1.1. Góc phân bố ánh sáng nhỏ nhất (1)Góc phân bố nhỏ nhất trên hình 1.1 phù hợp với đèn lắp bên phải của xe. Các mũi tên hướng theo chiều tiến về phía trước của xe. PHỤ LỤC 2 ĐO CƯỜNG ĐỘ SÁNG 1. Phương pháp đo 1.1. Khi đo cường độ sáng, phải tránh ảnh hưởng của các tia phản xạ gây nhiễu bằng biện pháp che chắn thích hợp. 1.2. Trong trường hợp các kết quả đo không đủ tin cậy, các phép đo phải được thực hiện lại theo phương pháp thoả mãn các yêu cầu sau đây: 1.2.1. Khoảng cách đo phải được chọn theo luật tỷ lệ nghịch bình phương khoảng cách. 1.2.2. Thiết bị đo phải đảm bảo sao cho góc mở của thiết bị thu sáng nhìn từ tâm chuẩn của đèn nằm trong khoảng 10' đến 10. 1.2.3. Yêu cầu về cường độ sáng đối với một hướng quan sát cụ thể được coi là thoả mãn nếu yêu cầu đó được thoả mãn tại hướng không lệch quá 15' so với hướng quan sát đó. 2. Bảng phân bố cường độ sáng tiêu chuẩn 2.1. Phương H=00 và V=00 trùng với phương trục chuẩn (trên xe kiểm tra, trục này nằm ngang, song song với mặt phẳng trung tuyến dọc của xe và hướng đến phương cần quan sát). Trục này đi qua tâm chuẩn. Các giá trị trong hình 2.1 ở trên cho biết, đối với các hướng đo khác nhau, tỷ lệ phần trăm cường độ sáng nhỏ nhất đo được so với cường độ sáng nhỏ nhất quy định trong bảng 1 theo phương H=00 và V=00. 2.2. Trong phạm vi góc phân bố ánh sáng tại hình 2.1 ở trên, được mô tả theo hệ thống lưới toạ độ, chùm sáng phải đồng nhất tới mức sao cho cường độ sáng theo từng hướng của một phần góc phân bố ánh sáng được tạo thành các đường lưới ít nhất cũng đạt được giá trị phần trăm nhỏ nhất được ghi trên các đường lưới toạ độ bao quanh hướng đang xét. 3. Đo cường độ sáng của đèn có nhiều nguồn sáng Cường độ sáng phải phải được kiểm tra như sau: 3.1. Đối với đèn không thay thế được nguồn sáng (đèn sợi đốt hoặc loại đèn khác): Kiểm tra bằng các nguồn sáng hiện tại của đèn theo mục 8.2 của Tiêu chuẩn này. 3.2. Đối với đèn sợi đốt có thể thay thế được: Khi lắp bằng các đèn sợi đốt sản xuất hàng loạt và đo ở các điện áp 6,75V và 13,5V hoặc 28,0V thì cường độ sáng phải nằm trong phạm vi giới hạn lớn nhất và giới hạn nhỏ nhất được quy định trong Tiêu chuẩn này, giới hạn nhỏ nhất này được tính tăng lên theo sai lệch quang thông cho phép đối với kiểu loại đèn sợi đốt đã lựa chọn theo quy định trong TCVN 6973:2001 về sản xuất đèn sợi đốt. Một đèn sợi đốt chuẩn có thể được sử dụng lần lượt ở từng vị trí riêng, với thông lượng chuẩn, giá trị các phép đo theo từng vị trí riêng được cộng với nhau. PHỤ LỤC 3 MẦU CỦA CHÙM SÁNG PHÁT RA - HỆ TOẠ ĐỘ 3 MẦU Mầu đỏ: Giới hạn đối với mầu vàng (1) Y ≤ 0,335 Giới hạn đối với mầu tím (2) Z ≤ 0,008 Mầu trắng: Giới hạn đối với mầu xanh (3) X ≥ 0,310 Giới hạn đối với mầu vàng X ≤ 0,500 Giới hạn đối với mầu xanh lá cây (4) Y ≤ 0,150 + 0,640 X Giới hạn đối với mầu xanh lá cây Y ≤ 0,440 Giới hạn đối với mầu tím Y ≥ 0,050 + 0,750 X Giới hạn đối với mầu đỏ (5) Y ≥ 0,382 Mầu hổ phách: Giới hạn đối với mầu vàng Y ≤ 0,429 Giới hạn đối với mầu đỏ Y ≥ 0,398 Giới hạn đối với mầu trắng (6) Z ≤ 0,007 Để kiểm tra các đặc tính về màu này, có thể sử dụng một nguồn sáng có nhiệt độ mầu 2854K (tương ứng với nguồn sáng A của ủy ban quốc tế về chiếu sáng (CIE)). Tuy nhiên, đối với đèn có nguồn sáng không thay thế được (đèn sợi đốt và loại đèn khác) đặc tính mầu phải được xác định với nguồn sáng hiện tại của đèn theo mục 8.2 của Tiêu chuẩn này.
1695233506399.24.parquet/120803
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506399.24.parquet", "ppl": 304.1, "token_count": 15795, "url": "https://luatvietnam.vn/cong-nghiep/tieu-chuan-nganh-22tcn-311-2003-den-bao-do-lap-tren-xe-co-gioi-191578-d3.html" }
Do con nhỏ ốm đau cần người chăm sóc, nhiều lao động nữ đã chọn phương án xin nghỉ việc trong thời gian nghỉ thai sản. Vậy theo quy định, người lao động có được nghỉ việc theo ý nguyện không? Nếu nghỉ thì có ảnh hưởng đến chế độ thai sản không? Mục lục bài viết [Ẩn] 1. Xin nghỉ việc trong thời gian nghỉ thai sản có được không? 2. Đang nghỉ thai sản, nghỉ việc luôn có được nhận tiền bảo hiểm? 3. Nghỉ việc trong thời gian nghỉ thai sản có được tiền dưỡng sức? 1. Xin nghỉ việc trong thời gian nghỉ thai sản có được không? Theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước hạn mà không cần có lý do cụ thể, miễn sao đáp ứng thời gian báo trước cho người sử dụng lao động biết. Cụ thể thời gian báo trước được quy định như sau: Loại hợp đồng lao động Thời gian báo trước Đối với ngành, nghề, công việc đặc thù: - Thành viên tổ lái tàu bay; nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay, nhân viên sửa chữa chuyên ngành hàng không; nhân viên điều độ, khai thác bay; - Người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; - Thuyền viên thuộc thuyền bộ làm việc trên tàu Việt Nam đang hoạt động ở nước ngoài; thuyền viên được doanh nghiệp Việt Nam cho thuê lại làm việc trên tàu biển nước ngoài; - Trường hợp khác do pháp luật quy định. Hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng trở lên Ít nhất 120 ngày Hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng Ít nhất bằng một phần tư thời hạn của hợp đồng Đối với ngành, nghề, công việc khác Hợp đồng lao động không xác định thời hạn Ít nhất 45 ngày Hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng Ít nhất 30 ngày Hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng Ít nhất 03 ngày làm việc Như vậy, nếu muốn nghỉ việc trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ chỉ cần báo trước cho doanh nghiệp biết trước theo thời hạn nêu trên. Khi kết thúc thời hạn báo trước, người lao động đương nhiên chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động. 2. Đang nghỉ thai sản, nghỉ việc luôn có được nhận tiền bảo hiểm? Theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, lao động nữ mang thai và sinh con sẽ được hưởng chế độ thai sản nếu đáp điều kiện về thời gian đóng BHXH như sau: - Trường hợp sinh con thông thường: Phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. - Trường hợp thai yếu phải nghỉ dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ: Phải đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên, trong đó có từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Thậm chí, khoản 4 Điều 31 Luật BHXH 2014 cũng nói rõ, người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định mà chấm dứt hợp đồng lao động hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con thì vẫn được hưởng chế độ thai sản. Có thể thấy, việc nghỉ hưởng chế độ thai sản chỉ phụ thuộc vào thời gian đóng BHXH trước khi sinh con chứ không căn cứ vào việc người lao động nghỉ việc hay còn làm việc. Do đó, dù nghỉ việc trong thời gian nghỉ thai sản nhưng đã đáp ứng đủ các điều kiện về thời gian đóng BHXH thì người lao động vẫn được thanh toán tiền trợ cấp thai sản. 3. Nghỉ việc trong thời gian nghỉ thai sản có được tiền dưỡng sức? Căn cứ Điều 41 Luật BHXH năm 2014, lao động nữ sinh con sẽ được nhận thêm tiền dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản nếu có đủ các điều kiện sau: - Đã nghỉ hết thời gian hưởng chế độ thai sản là 06 tháng (tính cả trước và sau sinh) đối với trường hợp sinh 01, trường hợp sinh đôi trở lên thì thêm mỗi con tính thêm 01 tháng. - Đã quay trở lại làm việc tại doanh nghiệp. - Trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi. Nếu có thỏa mãn các điều kiện trên, lao động nữ sẽ được giải quyết nghỉ dưỡng sức từ 05 - 10 ngày (bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết và ngày nghỉ hằng tuần). Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi sinh con từ cuối năm trước chuyển tiếp sang năm sau thì thời gian nghỉ được tính cho năm trước. Theo phân tích trên, lao động nữ phải quay trở lại doanh nghiệp làm việc thì mới được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi sinh con do người sử dụng lao động chi trả. Do đó, trường hợp nghỉ việc luôn từ lúc đang nghỉ thai sản thì người lao động sẽ không được thanh toán tiền dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi sinh con. Trên đây là thông tin quan trong liên quan đến vấn đề xin nghỉ việc trong thời gian nghỉ thai sản. Nếu còn vấn đề vướng mắc về chế độ thai sản, bạn đọc có thể liên hệ ngay tổng đài 1900.6192 của LuatVietnam để được các chuyên gia pháp lý của chúng tôi tư vấn chi tiết.
1695233506399.24.parquet/121755
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506399.24.parquet", "ppl": 187.8, "token_count": 13434, "url": "https://luatvietnam.vn/lao-dong-tien-luong/xin-nghi-viec-trong-thoi-gian-nghi-thai-san-562-91439-article.html" }
Khi chuẩn bị nghỉ sinh con, lao động nữ cần tiến hành bàn giao công việc, gửi thông báo cho Giám đốc, người phụ trách và các phòng ban về thời gian nghỉ để bố trí công việc. Sau đây là mẫu đơn xin nghỉ thai sản cần thiết cho bà bầu. Sinh con được nghỉ bao nhiêu ngày? Theo Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014: 1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng. Như vậy, thông thường, lao động nữ sinh con được nghỉ 06 tháng. Tuy nhiên, họ cũng có thể nghỉ ít hơn con số này. Đó là trường hợp muốn đi làm sớm, thì họ phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau: - Đã nghỉ ít nhất được 04 tháng. - Người lao động phải báo trước, được người sử dụng lao động đồng ý. - Có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động. Còn đối với người người mang thai hộ, họ chỉ được hưởng chế độ khi sinh con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng không vượt quá thời gian quy định nêu trên. Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Thời điểm nộp đơn xin nghỉ thai sản Hiện nay, Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 chỉ quy định thời gian lao động nữ được nghỉ khi sinh con. Tuy nhiên, người lao động không được tùy ý lựa chọn thời gian nghỉ mà chỉ được nghỉ hưởng chế độ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng. Về thời hạn thông báo trước việc nghỉ sinh, trong các quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và các văn bản hướng dẫn hiện nay vẫn chưa có bất cứ quy định nào. Tại Bộ luật Lao động 2019 cũng chỉ mới nhắc đến thời gian báo trước cho người sử dụng lao động khi nghỉ việc chứ không đề cập đến khoảng thời gian cần báo trước trước khi lao động nữ nghỉ sinh. Vì vậy, người lao động chuẩn bị nghỉ sinh con không có nghĩa vụ phải báo trước cho người sử dụng lao động về thời gian này.
1695233506399.24.parquet/142386
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506399.24.parquet", "ppl": 161.6, "token_count": 13186, "url": "https://luatvietnam.vn/bieu-mau/mau-don-xin-nghi-thai-san-571-23731-article.html" }
Cũng giống cán bộ, công chức, buộc thôi việc là một trong những hình thức xử lý kỷ luật viên chức. Vậy khi nào viên chức bị buộc thôi việc? Viên chức bị buộc thôi việc khi vi phạm những điều sau Theo Điều 15 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, buộc thôi việc là hình thức kỷ luật áp dụng với cả viên chức không giữ chức vụ quản lý và viên chức quản lý. Theo đó, viên chức bị kỷ luật buộc thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị; - Nghiện ma túy có xác nhận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền. - Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thuộc một trong các trường hợp sau: Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp, đã được cấp có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản; Vi phạm quy định của pháp luật về thực hiện chức trách, nhiệm vụ của viên chức; kỷ luật lao động; quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản; Lợi dụng vị trí công tác nhằm mục đích vụ lợi; xác nhận hoặc cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện; Có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp; Không chấp hành quyết định phân công công tác của cấp có thẩm quyền; không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng; gây mất đoàn kết trong đơn vị; Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tội phạm; phòng, chống tệ nạn xã hội; trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bảo vệ bí mật Nhà nước; khiếu nại, tố cáo; phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới… - Viên chức quản lý vi phạm một trong các trường hợp sau: Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng gồm không thực hiện đúng trách nhiệm, để viên chức thuộc quyền quản lý vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp; Không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công mà không có lý do chính đáng. Bị kỷ luật cách chức: Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bổ nhiệm chức vụ; Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo mà còn tái phạm… - Viên chức không giữ chức vụ quản lý bị kỷ luật cảnh cáo mà tái phạm: Đã bị khiển trách mà còn tái phạm; vi phạm lần đầu các hành vi bị khiển trách nhưng gây hậu quả nghiêm trọng như có thái độ hách dịch, cửa quyền, lợi dụng vị trí công tác để vụ lợi… Việc xem xét kỷ luật buộc thôi việc viên chức căn cứ vào mức độ vi phạm theo nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, thái độ tiếp thu và sửa chữa, việc khắc phục khuyết điểm, vi phạm, hậu quả đã gây ra… Đặc biệt, khi viên chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng sẽ nhận được quyết định kỷ luật buộc thôi việc trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Khi nào viên chức bị buộc thôi việc? (Ảnh minh họa) Bị buộc thôi việc, viên chức vẫn được thi công chức? Đây là nội dung đáng chú ý nêu tại điểm c khoản 1 Điều 40 Nghị định 112/2020 nêu trên. Cụ thể, sau 12 tháng kể từ ngày quyết định buộc thôi việc có hiệu lực, viên chức được quyền đăng ký dự tuyển vào cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước. Tuy nhiên, nếu viên chức bị buộc thôi việc do tham nhũng, tham ô hoặc vi phạm đạo đức công vụ thì không được đăng ký dự tuyển vào vị trí công tác có liên quan đến nhiệm vụ đã đảm nhiệm. Ngoài ra, viên chức bị buộc thôi việc thì không được hưởng chế độ thôi việc nhưng được xác nhận thời gian làm việc đã đóng bảo hiểm xã hội để thực hiện các chế độ theo quy định. Không chỉ vậy, nếu có yêu cầu, viên chức đã bị buộc thôi việc hoàn toàn được đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp bảo sao hồ sơ lý lịch và nhận xét quá trình công tác có xác nhận. Riêng trường hợp sau khi bị buộc thôi việc, được kết luận là oan, sai mà vị trí việc làm cũ đã bố trí cho người khác thay thế thì người này sẽ được bố trí vào vị trí công tác phù hợp. Trên đây là quy định về việc viên chức bị buộc thôi việc. Nếu còn thắc mắc gì khác về viên chức và các hình thức kỷ luật đối tượng này, độc giả liên hệ 1900 6192 để được hỗ trợ.
1695233506399.24.parquet/147525
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506399.24.parquet", "ppl": 90.1, "token_count": 12994, "url": "https://luatvietnam.vn/can-bo-cong-chuc/khi-nao-vien-chuc-bi-buoc-thoi-viec-566-27533-article.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Số hiệu: 52/2013/QH13 Ngày đăng công báo: Đang cập nhật Loại văn bản: Nghị quyết Người ký: Nguyễn Sinh Hùng Ngày ban hành: 21/06/2013 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật Áp dụng: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: Hành chính TÓM TẮT VĂN BẢN Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau! tải Nghị quyết 52/2013/QH13 Nghị quyết 52/2013/QH13 PDF (Bản có dấu đỏ) Nghị quyết 52/2013/QH13 ZIP (Bản Word) LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam. Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết QUỐC HỘI --------- Nghị quyết số: 52/2013/QH13 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------------------- Hà Nội, ngày 21 tháng 06 năm 2013 NGHỊ QUYẾT VỀ CHẤT VẤN VÀ TRẢ LỜI CHẤT VẤN TẠI KỲ HỌP THỨ 5, QUỐC HỘI KHÓA XIII -------------------------------- QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10; Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội số 05/2003/QH11; Nghị quyết số 07/2002/QH11 ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội; Trên cơ sở kết quả chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII, QUYẾT NGHỊ: I. Quốc hội cơ bản tán thành báo cáo của Chính phủ và các bộ, ngành về kết quả bước đầu trong tổ chức thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp thứ 2, 3 và 4; yêu cầu Chính phủ, các Bộ trưởng, Trưởng ngành tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 6. Quốc hội nhận thấy phiên chất vấn được tiến hành dân chủ, công khai, trách nhiệm, có tranh luận, đối thoại với tinh thần xây dựng. Các đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi thẳng thắn, đúng trọng tâm, tập trung vào những vấn đề bức xúc được cử tri cả nước quan tâm. Các Phó Thủ tướng Chính phủ và các Bộ trưởng, Trưởng ngành với trách nhiệm của mình cơ bản giải đáp được các vấn đề mà đại biểu Quốc hội đã nêu và đưa ra được một số giải pháp cụ thể để giải quyết. II. Quốc hội ghi nhận các giải pháp mà các Phó Thủ tướng thay mặt Chính phủ và các vị Bộ trưởng, Trưởng ngành đã cam kết trước Quốc hội. Quốc hội yêu cầu: 1. Đối với lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn: - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các bộ, ngành hữu quan tiến hành các giải pháp để tiếp tục thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện, bền vững. Tập trung làm tốt công tác quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, gắn quy hoạch nông nghiệp với quy hoạch công nghiệp và quy hoạch các ngành kinh tế khác, bảo đảm phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương và cả nước để phát triển nông nghiệp. Tiến hành tái cơ cấu ngành, sản phẩm, gắn với mô hình sản xuất nông nghiệp, xây dựng mô hình cần thiết để nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản, rừng...; đưa khoa học-công nghệ vào sản xuất nông nghiệp để tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa, sản phẩm nông nghiệp; thực hiện liên kết giữa các ngành trong sản xuất nông nghiệp và với các ngành khác. Tiếp tục hoàn thiện tổ chức và quy trình sản xuất - kinh doanh trong nông nghiệp, từ giống đến sản xuất, chế biến, lưu thông, phân phối trên thị trường, tiêu thụ nông sản, thủy sản, ổn định giá thu mua lúa; kiểm soát chặt chẽ quá trình sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y và các vật tư nông nghiệp khác. Khắc phục tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, thực phẩm không an toàn; thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật. Tập trung xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam, phấn đấu để có nhiều sản phẩm nông nghiệp được công nhận là sản phẩm sạch, chất lượng cao, có giá trị xuất khẩu và được người tiêu dùng ưa chuộng. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông dân, nông thôn, bao gồm đầu tư công, tín dụng, bảo hiểm, thuế và các lĩnh vực khác, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp bền vững, hiệu quả; đặc biệt quan tâm đến chính sách cho ngư dân vùng biển gắn với chiến lược biển. - Rà soát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; việc giao rừng, đất nông trường, lâm trường gắn với việc sắp xếp nông, lâm trường và hoàn thiện cơ chế khoán trồng và bảo vệ rừng; cắm mốc phân loại các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; khắc phục nạn phá rừng, chống cháy rừng; ban hành chính sách đặc thù cho người dân vùng lòng hồ thủy điện tái định cư; sớm hoàn thành và tổ chức thực hiện Đề án trồng bù diện tích rừng chuyển sang xây dựng các công trình thủy điện; khẩn trương xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch về ứng phó với biến đổi khí hậu của cả nước và từng địa phương. - Sơ kết việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới; thực hiện các giải pháp đồng bộ để phát triển sản xuất nông nghiệp, giáo dục, y tế, văn hóa, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ở nông thôn. 2. Đối với lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các bộ, ngành hữu quan, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và chính quyền địa phương các cấp trong việc: - Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm động lực phát triển đất nước; giải quyết những tồn tại, bất cập trong quản lý lĩnh vực văn hóa, trước hết là những biểu hiện xuống cấp về văn hóa, suy thoái về đạo đức xã hội, đạo đức học đường, đạo đức trong gia đình và trong các quan hệ xã hội khác; tuyên truyền, giáo dục lối sống lành mạnh trong thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên; thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này. - Có giải pháp tích cực để giữ gìn, phát huy truyền thống văn hóa, lịch sử của dân tộc. Chấn chỉnh hoạt động sáng tác, biểu diễn nghệ thuật; bảo đảm giữ gìn thuần phong mỹ tục, khuyến khích các loại hình văn hóa, nghệ thuật truyền thống; củng cố các thiết chế văn hóa ở cơ sở. Khẩn trương xây dựng quy hoạch duy tu, bảo dưỡng và bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, nhất là các cơ sở đã xuống cấp. Tăng cường quản lý nhà nước về tổ chức lễ hội, bài trừ mê tín, dị đoan, hủ tục lạc hậu. - Nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm du lịch. Xúc tiến quảng bá các sản phẩm du lịch Việt Nam. Áp dụng các tiêu chuẩn trong phát triển và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về việc phát triển du lịch. Gắn phát triển du lịch với bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa. Đẩy mạnh xã hội hóa, nhân rộng các mô hình liên kết, có cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các hiện tượng tiêu cực; phối hợp chặt chẽ các lực lượng bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại các khu du lịch, điểm du lịch. Phấn đấu đến năm 2020 du lịch Việt Nam trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế; sau 2020, có vị trí xứng đáng trong khu vực. - Có cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển rộng khắp phong trào thể thao quần chúng, thể thao thành tích cao, nhất là trong thanh niên, thiếu niên nhằm nâng cao thể chất con người Việt Nam và thành tích thi đấu tại các giải trong nước và quốc tế. Phát huy, sử dụng có hiệu quả các công trình thể thao hiện có. Sớm khắc phục có hiệu quả những hạn chế, tiêu cực trong ngành thể thao. 3. Đối với lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội: - Rà soát, sắp xếp, quy hoạch lại các cơ sở đào tạo hướng nghiệp, đào tạo nghề và giáo dục thường xuyên; nâng cao chất lượng cơ sở đào tạo nghề, bảo đảm chất lượng dạy nghề; định hướng phát triển ngành, nghề phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và thị trường lao động, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ. Mở rộng hình thức đào tạo nghề theo hợp đồng với doanh nghiệp. Đẩy mạnh xã hội hóa, hợp tác quốc tế và các hình thức liên kết trong công tác đào tạo nghề. Hỗ trợ đào tạo để chuyển đổi nghề đối với đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo ở các vùng đặc biệt khó khăn; ưu tiên đào tạo nghề, hỗ trợ giải quyết việc làm đối với người dân bị thu hồi đất. - Quản lý doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị quản lý trong nước, đơn vị sử dụng lao động ngoài nước và người lao động. Cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về chính sách, chế độ, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của người lao động. Tăng cường đào tạo, giáo dục nâng cao tay nghề, ngoại ngữ, kiến thức pháp luật và văn hóa của nước sở tại, ý thức kỷ luật lao động cho người lao động. Nghiên cứu, xúc tiến mở rộng thị trường xuất khẩu lao động, nhất là các thị trường ổn định, chi phí thấp, quyền lợi của người lao động được bảo đảm; ưu tiên lao động thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, ở vùng sâu, vùng xa. - Khẩn trương triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về người có công đã được ban hành. Đẩy nhanh tiến độ xét duyệt hồ sơ còn tồn đọng, hướng dẫn lập hồ sơ đối với các trường hợp mất hồ sơ gốc, bảo đảm giải quyết đúng chế độ, chính sách đối với người có công với cách mạng. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm. - Thực hiện tốt chính sách, pháp luật về an sinh xã hội và xóa đói, giảm nghèo; bổ sung, sửa đổi chính sách, chương trình mục tiêu chưa phù hợp. Thực hiện mục tiêu giảm nghèo, góp phần rút ngắn khoảng cách giàu, nghèo. - Tiếp tục thực hiện lộ trình điều chỉnh lương tối thiểu theo quy định của pháp luật về lao động. 4. Đối với hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân: - Thực hiện các giải pháp được xác định tại Nghị quyết số 37/2012/QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Quốc hội về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện kiểm sát nhân dân, của Tòa án nhân dân và công tác thi hành án năm 2013, góp phần bảo đảm hoạt động tư pháp thực sự tuân thủ pháp luật, xây dựng nền tư pháp Việt Nam ngày càng trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, phục vụ nhân dân, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 6. - Nâng cao chất lượng kiểm sát các hoạt động tư pháp, bảo đảm kiểm sát 100% số vụ án hình sự ngay từ khi khởi tố; kiểm sát chặt chẽ hoạt động điều tra, kịp thời đề ra yêu cầu điều tra, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; kịp thời khắc phục những tiêu cực, tồn tại trong ngành kiểm sát. - Nâng cao chất lượng công tác truy tố, bảo đảm truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, đúng thời hạn, không để tồn đọng kéo dài; tăng cường vai trò chủ động, tích cực và nâng cao chất lượng hoạt động tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên tòa. Bảo đảm chất lượng các kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân. - Thực hiện các đề án theo chương trình cải cách tư pháp thuộc trách nhiệm của ngành kiểm sát; phấn đấu đến năm 2015, cán bộ ngành kiểm sát đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng, có năng lực, trình độ và phẩm chất vững vàng. - Khẩn trương tổng kết việc thi hành để kịp thời sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân sau khi Quốc hội thông qua sửa đổi Hiến pháp năm 1992. III. Quốc hội giao Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các cơ quan, tổ chức hữu quan, các ngành, các cấp trong quá trình triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội tập trung giải quyết, trả lời 1724 ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước gửi đến Quốc hội tại kỳ họp này và các ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến các kỳ họp trước chưa được giải quyết, trả lời. Quốc hội giao Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét những vấn đề bức xúc, được các vị đại biểu Quốc hội quan tâm và cử tri kiến nghị để tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội; tổ chức giải trình tại phiên họp Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội. IV. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan, tổ chức hữu quan, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện Nghị quyết này. Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát việc thực hiện Nghị quyết này. Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2013.
1695233506399.24.parquet/161401
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506399.24.parquet", "ppl": 74.5, "token_count": 19987, "url": "https://luatvietnam.vn/hanh-chinh/nghi-quyet-52-2013-qh13-quoc-hoi-79399-d1.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: Giao thông TÓM TẮT VĂN BẢN Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau! tải Quyết định 6-CT Quyết định 6-CT ZIP (Bản Word) LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam. Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 6-CT NGÀY 3-1-1990 VỀ VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 203-HĐBT NGÀY 21-12-1982 VỀ ĐIỀU LỆ BẢO VỆ ĐƯỜNG BỘ ĐỐI VỚI CÁC QUỐC LỘ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG Do nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội đối với các quốc lộ, nhất là quốc lộ I (từ biên giới tỉnh Lạng Sơn đến Cà Mau thuộc tỉnh Minh Hải, dài 2.300 kilômét) đang từng bước cải tạo, củng cố nhằm đáp ứng sự lưu thông Bắc - Nam; Để bảo đảm an toàn trên các quốc lộ hiện nay và để tránh gây thiệt hại cho Nhà nước và nhân dân khi mở rộng đường,
1695233506399.24.parquet/162360
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506399.24.parquet", "ppl": 535.3, "token_count": 14154, "url": "https://luatvietnam.vn/giao-thong/quyet-dinh-6-ct-chu-tich-hoi-dong-bo-truong-2022-d1.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Số hiệu: 258/TCHQ-GSQL Ngày đăng công báo: Đang cập nhật Loại văn bản: Quyết định Người ký: Phan Văn Dĩnh Ngày ban hành: 16/12/1994 Ngày hết hiệu lực: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Áp dụng: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: Xuất nhập khẩu , Hải quan TÓM TẮT VĂN BẢN Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau! tải Quyết định 258/TCHQ-GSQL Quyết định 258/TCHQ-GSQL ZIP (Bản Word) LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam. Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết QUYẾT ĐỊNH CỦA TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 258/TCHQ-GSQL NGÀY 16 THÁNG 12 NĂM 1994 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY TRÌNH LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT, NHẬP KHẨU MẬU DỊCH TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN - Căn cứ Điều 6, Điều 12 Pháp lệnh hải quan ngày 20-2-1990. - Căn cứ Điều 3, Điều 4 Bản quy định thủ tục hải quan và lệ phí hải quan ban hành kèm theo Nghị định số 7171/HĐBT ngày 27-5-1991 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ). - Căn cứ Nghị định 16/CP ngày 7-3-1994 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Tổng cục hải quan. - Xét đề nghị của đồng chí Cục trưởng Cục giám sát, quản lý về hải quan. QUYẾT ĐỊNH Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này quy trình làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu mậu dịch. Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký. Điều 3: Các quy trình trước đây trái với quy trình này đều bãi bỏ. Điều 4: Các ông Cục trưởng Cục giám sát, quản lý về hải quan, thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục, Cục trưởng Cục hải quan các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này. QUY TRÌNH LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU MẬU DỊCH (Ban hành kèm theo quyết định số 258/TCHQ-GSQL ngày 16 tháng 12 năm 1994) NGUYÊN TẮC: 1- Hàng hoá xuất nhập khẩu có thể được làm đầy đủ thủ tục hải quan theo quy trình này tại hải quan cửa khẩu hoặc hải quan tỉnh, thành phố. Trường hợp làm thủ tục hải quan ở cửa khẩu, Cục trưởng hải quan tỉnh, thành phố phải có văn bản quy định rõ việc phân cấp đó. 2- Việc làm thủ tục hải quan phải đảm bảo: - Chặt chẽ, đúng chính sách, pháp luât. - Nhanh chóng, thuận tiện. - Không phiền hà, tiêu cực. 3- Việc luân chuyển hồ sơ giữa các bộ phận là công việc nội bộ của hải quan, tuyệt đối không được giao chủ hàng làm. Việc giao nhận phải đảm bảo nhanh chóng, chặt chẽ, xác định rõ được trách nhiệm giữa các bộ phận, cá nhân đối với hồ sơ. 4- Các khâu tính thuế, làm giá tuyệt đối không được trực tiếp tiếp xúc với chủ hàng. Địa điểm làm việc của các bộ phận này phải được bố trí cách ly phù hợp với yêu cầu đó. 5- Bước thủ tục sau không được tự động sửa chữa kết quả làm thủ tục của bước trước. Nếu có phát hiện các vấn đề sai sót của khâu trước cần sửa thì phải trao đổi với bộ phận làm thủ tục ở khâu trước để thống nhất sửa chữa. 6- Các ý kiến khác nhau giữa hải quan và chủ hàng do Trưởng (phó) hải quan cửa khẩu, Trưởng (phó) phòng giám quản hoặc phòng kiểm tra, thu thuế xuất nhập khẩu giải quyết hoặc xin ý kiến cấp trên để giải quyết. 7- Ưu tiên làm thủ tục nhanh cho các loại hàng xuất nhập khẩu không có thuế hoặc thuế xuất bằng 0%. Những nơi có lưu lượng hàng lớn (Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hà Nội ...) cần bố trí những bộ phận riêng làm thủ tục cho các lô hàng này. Thời gian làm thủ tục cho các lô hàng này đảm bảo tối đa bằng 1/2 thời gian làm thủ tục cho các lô hàng có thuế. Bước 1: Đăng ký tờ khai: Bước này gồm các khâu: khai báo, tiếp nhận và đăng ký tờ khai. Bước này rất quan trọng vì nó là cơ sở để áp dụng chính sách và tiến hành các thủ tục kiểm tra, giám sát và thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của các bước tiếp theo. Vì vậy, cán bộ làm việc ở khâu này phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: - Nắm chắc chính sách, pháp luật về xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài, về chính sách mặt hàng, phân loại hàng hoá, về giá tính thuế, về thuế xuất nhập khẩu, về chính sách đối ngoại và các chính sách liên quan khác. - Nắm chắc nghiệp vụ kiểm tra, giám sát hải quan. - Biết ít nhất một ngoại ngữ (Anh văn). - Có phẩm chất, đạo đức tốt, thái độ vui vẻ, hoà nhã, lịch sự. 1- Khai báo. 1.1- Chủ hàng có trách nhiệm khai báo hàng hoá xuất nhập khẩu theo mẫu tờ khai do Tổng cục hải quan phát hành. 1.2- Phải khai đầy đủ các cột, mục in sẵn trong tờ khai hàng, phần dành cho chủ hàng. Đặc biệt phải khai chính xác và đầy đủ tên hàng, mã số, số lượng, đơn giá, trị giá của hàng hoá đó. Nếu khai thiếu, không chính xác, hải quan không được cho đăng ký tờ khai. 2- Tiếp nhận bộ chứng từ: 2.1- Tổ chức, cá nhân khi đến hải quan tỉnh, thành phố hoặc hải quan cửa khẩu làm thủ tục khai báo để xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hoá phải nộp và xuất trình cho hải quan các giấy tờ sau: a) Giấy tờ phải nộp: 1- Tờ khai hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu: 2 tờ. 2- Giấy phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu hoặc giấy phép chuyên ngành hoặc bản sao văn bản duyệt kế hoạch xuất nhập khẩu của Bộ thương mại (đối với loại hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu quy định phải có các giấy tờ đó): 2 bản. 3- Bản kê chi tiết về hàng hoá: 2 tờ. 4- Lệnh giao hàng của người vận tải: 2 bản. 5- Hợp đồng mua bán ngoại thương (bản photocopy có chữ ký xác nhận và đóng dấu của người đứng đầu tổ chức xuất nhập khẩu): 1 bản. 6- Bản sao vận tải đơn (nếu là hàng nhập): 1 tờ. 7- Đối với hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu với nước có ký kết điều khoản ưu đãi trong quan hệ buôn bán với Việt Nam phải nộp thêm giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá: 1 bản. 8- Trường hợp có thay đổi về chính sách, để được hưởng quy định tại chính sách cũ chủ hàng phải nộp các chứng từ liên quan theo quy định của chính sách và hướng dẫn của Tổng cục hải quan, Bộ Tài chính, Bộ thương mại 1 bản. b) Giấy tờ phải xuất trình: 1- Văn bản cấp hạn ngạch xuất nhập khẩu hoặc duyệt kế hoạch xuất nhập khẩu (bản chính) để đối chiếu với bản sao. 2- Vận tải đơn (bản Original) để đối chiếu với bản sao. 3- Giấy chứng nhận quy cách phẩm chất (nếu trong hợp đồng có quy định). 4- Giấy chứng nhận kiểm dịch nếu hàng nhập khẩu, xuất khẩu yêu cầu phải có kiểm dịch theo quy định. 5- Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp (loại 7 số), nếu là loại hàng được miễn giấy phép xuất nhập khẩu chuyến. 2.2- Kiểm tra bộ chứng từ: - Kiểm tra việc khai báo của chủ hàng. Nếu chưa đúng, chưa đủ thì chưa cho đăng ký tờ khai, yêu cầu chủ hàng bổ sung, sửa chữa. - Kiểm tra sự đồng bộ của bộ hồ sơ: số lượng chứng từ và sự thống nhất về nội dung giữa các chứng từ. - Nếu có dấu hiệu giả mạo chứng từ, sửa chữa bất hợp pháp những nội dung quan trọng của chứng từ thì lập biên bản vi phạm hành chính để làm cơ sở cho xử lý sau này. 3- Đăng ký tờ khai: - Thời điểm chấp nhận cho đăng ký tờ khai theo quy định tại văn bản 1292/TCHQ ngày 13-10-1994. - Sau khi tiến hành kiểm tra, đối chiếu các chứng từ với nhau, nếu đã đầy đủ, hợp pháp, hợp lý và tổ chức xuất nhập khẩu không có tên trong danh sách nợ thuế quá 90 ngày thì cho đăng ký khai hàng. - Đóng dấu "đã tiếp nhận tờ khai" theo đúng thứ tự khai báo đã được chấp nhận. Ghi ngày và số đăng ký vào tất cả các tờ khai hàng. Mẫu số đăng ký tờ khai do Tổng cục hải quan phát hành. Trên cơ sở những chứng từ quy định tại điểm a trên, lập thành một bộ hồ sơ hoàn chỉnh (8 chứng từ) và một bộ hồ sơ không hoàn chỉnh (gồm 4 chứng từ 1, 2, 3, 4) chuyển toàn bộ cho bộ phận kiểm hoá. Bước II: Kiểm tra hàng hoá xuất nhập khẩu Căn cứ vào bộ hồ sơ đã được đăng ký để kiểm hoá. Nguyên tắc, quy trình về kiểm hoá thi hành theo quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 189/TCHQ-GSQL ngày 07-10-1994. Phải đảm bảo nguyên tắc hai cán bộ hải quan kiểm hoá một lô hàng, không được vận dụng một người kiểm hoá nhưng hai người ký xác nhận. Kiểm hoá phải xác định đầy đủ, chính xác nội dung hàng hoá, đặc biệt phải xác định chính xác mã hàng khai báo với hàng hoá thực tế, số lượng, trọng lượng từng mặt hàng. Sau khi ghi đầy đủ, chính xác kết quả kiểm hoá, chuyển toàn bộ hồ sơ cho bộ phận tính và thông báo thuế. Nếu lô hàng được làm thủ tục hải quan ở hải quan tỉnh, thành phố thì trước khi chuyển hồ sơ cho bộ phận tính thuế, lãnh đạo Phòng giám quản phải duyệt lại kết quả các bước nghiệp vụ số 1, 2. Trường hợp có vướng mắc về thủ tục hải quan, kết quả kiểm hoá, chính sách, chế độ xuất nhập khẩu thì Trưởng (Phó) Phòng giám quản cũng phải giải quyết trước khi chuyền hồ sơ cho bộ phận tính thuế. Bước III: Tính và thông báo thuế Căn cứ vào kết quả kiểm hoá để xác định áp giá và áp thuế suất chính xác để tính và thông báo thuế. Những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất giữa cán bộ kiểm hoá và cán bộ tính thuế, chỉ được bàn bạc thống nhất trong nội bộ hải quan. Cán bộ tính thuế tuyệt đối không được trực tiếp với chủ hàng. Sau khi viết thông báo thuế, chuyển toàn bộ hồ sơ (kèm thông báo thuế) cho bộ phận kiểm tra, phúc tập kết thúc thủ tục hải quan để trả cho chủ hàng.
1695233506399.24.parquet/188217
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506399.24.parquet", "ppl": 324.7, "token_count": 17903, "url": "https://luatvietnam.vn/xuat-nhap-khau/quyet-dinh-258-tchq-gsql-tong-cuc-hai-quan-3146-d1.html" }
Khi vay vốn ngân hàng, nhân viên ngân hàng thường tư vấn khách hàng mua thêm bảo hiểm khoản vay kèm theo, thậm chí vì áp lực KPI, có nhân viên còn nói với khách rằng việc mua bảo hiểm khoản vay là do pháp luật quy định. Vậy thực chất bảo hiểm khoản vay là gì? Có bắt buộc mua không? Mục lục bài viết [Ẩn] 1. Bảo hiểm khoản vay là gì? 2. Có buộc phải mua bảo hiểm khi vay tiền ngân hàng? 3. Mức phí bảo hiểm khoản vay là bao nhiêu? 4. Ép khách hàng mua bảo hiểm khi vay vốn, ngân hàng có bị phạt? 1. Bảo hiểm khoản vay là gì? Bảo hiểm khoản vay là một loại sản phẩm bảo hiểm được ra đời nhằm mục đích bảo đảm khả năng thanh toán cho khoản vay trong trường hợp người vay mất khả năng trả nợ. Khi bên đi vay mất tích, bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn khiến bản thân mất đi khả năng tạo ra thu nhập để trả nợ, nghĩa vụ trả nợ không bị chấm dứt mà tiếp tục tồn tại cho đến khi bên đi vay trả hết nợ cho bên cho vay. Thậm chí, trường hợp bên đi vay không may tử vong, nghĩa vụ trả nợ sẽ chuyển sang cho những người thừa kế của bên đi vay trong phạm vi di sản thừa kế bởi theo khoản 8 Điều 658 Bộ luật Dân sự 2015 “các khoản nợ đối với cá nhân, pháp nhân” là một trong những nghĩa vụ tài sản liên quan đến thừa kế cần được thanh toán. Khi xảy ra các sự kiện trên, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ thay mặt khách hàng hoặc người thân của khách hàng thanh toán các khoản nợ mà người đó vay tại ngân hàng. Các ngân hàng thường khuyến nghị khách hàng mua bảo hiểm khoản vay cho tất cả các hợp đồng tín dụng, đặc biệt là các khoản vay tín chấp như vay tiêu dùng, khoản vay với số tiền vay cao và thời hạn dài như vay mua nhà. Việc mua bảo hiểm khoản vay thậm chí còn là một trong những tiêu chí quan trọng để các ngân hàng xét duyệt khoản vay cho khách hàng. 2. Có buộc phải mua bảo hiểm khi vay tiền ngân hàng? Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, các loại bảo hiểm bắt buộc bao gồm: - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách. - Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật; - Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; - Bảo hiểm cháy, nổ. Mặt khác, Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng cũng không có điều khoản nào bắt buộc về bảo đảm khoản vay. Do đó, việc mua bảo hiểm khoản vay chỉ là thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng. Có mua bảo hiểm khoản vay hay không là hoàn toàn tự nguyện trên cơ sở nhu cầu và khả năng tài chính của khách hàng chứ không phải quy định bắt buộc của pháp luật. Hiện nay, lợi nhuận từ việc bán bảo hiểm đang là nguồn thu nhập rất lớn của ngân hàng và nhân viên của họ. Doanh số bán bảo hiểm cũng là 1 phần chỉ tiêu áp cho nhân viên ngân hàng. Do đó, khi khách vay tiền, mặc nhiên nhân viên ngân hàng sẽ chào mời khách mua bảo hiểm. Trên thực tế, nhiều nhân viên ngân hàng cũng không giải thích rõ ràng với khách hàng về lợi ích của các sản phẩm bảo hiểm kèm theo khoản vay, thậm chí có trường hợp nhân viên ngân hàng vì để ăn hoa hồng còn nói với khách đây là khoản bảo hiểm bắt buộc để được duyệt nhanh hồ sơ. Điều này đã gây tâm lý khó hiểu, bức xúc cho khách hàng. 3. Mức phí bảo hiểm khoản vay là bao nhiêu? Tùy từng ngân hàng và khoản tiền theo nhu cầu vay của khách hàng mà mức phí bảo hiểm khoản vay sẽ là khác nhau. Cụ thể, cách tính bảo hiểm khoản vay như sau: Phí bảo hiểm khoản vay = Mức bảo hiểm khoản vay x Tổng số tiền vay của hợp đồng Thông thường mức phí bảo hiểm sẽ được tính dựa trên khoản vay được ngân hàng hoặc tổ chức giải ngân, dao động từ 3 - 6% tùy từng ngân hàng, tổ chức tín dụng. Ví dụ: Một khách hàng vay 200 triệu tại ngân hàng với mức bảo hiểm khoản vay 4% thì bảo hiểm tiền vay được xác định như sau: 200 triệu đồng x 4% = 8 triệu đồng Tiền phí bảo hiểm khoản vay sẽ được ngân hàng trừ trực tiếp vào khoản vay khi giải ngân hoặc sẽ được cộng thêm vào số nợ gốc. 4. Ép khách hàng mua bảo hiểm khi vay vốn, ngân hàng có bị phạt? Mặc dù không có điều khoản nào trong hợp đồng vay giữa ngân hàng và khách có nội dung bắt buộc mua bảo hiểm song thực tế ở nhiều ngân hàng, việc tự nguyện mua bảo hiểm chỉ mang tính hình thức. Nếu không mua gói bảo hiểm khoản vay thì ngân hàng sẽ không xét duyệt và giải ngân gói vay đó. Vì vậy, để được vay, nhiều khách hàng đành phải ngậm ngùi tham gia gói bảo hiểm khoản vay một cách không tự nguyện. Việc ép khách hàng mua bảo hiểm khi vay vốn là hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm. Do đó, nếu cố tình vi phạm, ngân hàng có thể bị phạt vi phạm hành chính theo điểm đ khoản 2 Điều 17 Nghị định 98/2013/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 48/2018/NĐ-CP như sau:
1695233506399.24.parquet/207228
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506399.24.parquet", "ppl": 163.3, "token_count": 13838, "url": "https://luatvietnam.vn/linh-vuc-khac/bao-hiem-khoan-vay-la-gi-883-91329-article.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng , Chính sách tải Nghị quyết 05/NQ-HĐND Nghị quyết 05/NQ-HĐND DOC (Bản Word) Nghị quyết 05/NQ-HĐND PDF LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam. Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ________ Số: 05/NQ-HĐND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _______________________ Hà Nội, ngày 06 tháng 7 năm 2020 NGHỊ QUYẾT Về nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế, xã hội, thu chi ngân sách 6 tháng cuối năm 2020 của thành phố Hà Nội __________ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI KHÓA XV, KỲ HỌP THỨ 15 (Từ ngày 06/7 đến ngày 07/7/2020) Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Xét các báo cáo của UBND Thành phố, Tòa án nhân dân Thành phố, Viện kiểm sát nhân dân Thành phố; báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND Thành phố; ý kiến của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố; ý kiến thảo luận và kết quả biểu quyết của các đại biểu HĐND Thành phố, QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Tán thành nội dung đánh giá kết quả công tác phòng, chống đại dịch Covid-19, tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán thu - chi ngân sách 6 tháng đầu năm và thông qua nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2020 của thành phố Hà Nội như báo cáo của UBND Thành phố trình. HĐND Thành phố nhấn mạnh, trong bối cảnh nguy cơ dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, kinh tế toàn cầu đứng trước suy thoái nghiêm trọng, cân tập trung cao hơn cho các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội. Trong đó, cùng với việc tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp của năm đã được xác định trong nghị quyết số 22/NQ-HĐND ngày 04/12/2019 của HĐND Thành phố và các giải pháp, nhiệm vụ đã được UBND xác định tại các báo cáo với HĐND Thành phố, cần đặc biệt quan tâm một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của 6 tháng cuối năm 2020 như sau: 1. Thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế theo các chỉ đạo của Chính phủ trong tình hình mới, phấn đấu cao nhất hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch năm 2020 và 5 năm 2016-2020. Trước mắt thực hiện ngay các giải pháp nhằm đảm bảo sự ổn định cung - cầu của thị trường hàng hóa và dịch vụ, đẩy mạnh liên kết vững chắc trong các khâu từ khai thác tài nguyên và cung ứng nguyên-nhiên-vật liệu, lưu thông sản phẩm, quan tâm các giải pháp kích cầu, đặc biệt là kích thích tăng nhu cầu tiêu dùng nội địa, tạo tiền để vững chắc để tiến tới sản xuất và tiêu dùng bền vững. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến quảng bá hình ảnh thành phố Hà Nội thân thiện, an toàn, có trách nhiệm gắn với các kết quả tích cực trong phòng, chống đại dịch Covid-19, có giải pháp cụ thể khôi phục nhanh thị trường khách du lịch nội địa. Tập trung cao hơn cho nhiệm vụ tháo gỡ khó khăn vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư (cả dự án đầu tư công và dự án ngoài ngân sách), nhất là các dự án đã được phê duyệt chủ trương điều chỉnh và đầu tư mới được xác định tại Hội nghị Hà Nội 2020-Hợp tác đầu tư phát triển vừa qua, coi đây là đòn bẩy quan trọng cho tăng trưởng và tạo dư địa cho tăng thu ngân sách. Chuẩn bị tốt các điều kiện để thu hút và đón làn sóng đầu tư nước ngoài. 2. Quan tâm mở rộng và chống xói mòn cơ sở thuế thông qua các giải pháp tăng cường quản lý và khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh hiệu quả. Rà soát, cải cách và rút gọn thủ tục hành chính để góp phần giảm bớt chi phí và thời gian chấp hành của người nộp thuế, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào ngân sách, phấn đấu thực hiện nhiệm vụ thu NSNN được Bộ Tài chính và Thành phố giao ở mức cao nhất. Quản lý tốt chi ngân sách, tiếp tục có phương án điều hành ngân sách chủ động, linh hoạt, đảm bảo đủ nguồn và kịp thời bố trí dự toán cho các khoản chi đầu tư, chi thường xuyên cấp thiết (chi về lương và các khoản phụ cấp, chi cho con người, chi thực hiện các chính sách an sinh xã hội...), các nhiệm vụ quan trọng của các cấp, các ngành theo dự toán được giao trên cơ sở thực tế tồn quỹ của các cấp ngân sách và dự phòng cho việc phòng chống dịch bệnh, thiên tai. Khẩn trương nghiên cứu, hiện thực hóa các cơ chế tài chính ngân sách đặc thù của Thành phố mà Quốc hội đã cho phép, trình HĐND Thành phố quyết nghị các cơ chế, biện pháp quản lý tài chính và thu-chi ngân sách địa phương theo thẩm quyền phù hợp với thực tế của Thủ đô và yêu cầu của tình hình mới. 3. Chăm lo, đảm bảo các chính sách an sinh xã hội, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với người có công, đối tượng bảo trợ xã hội và người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm nợ bảo hiểm xã hội, mở rộng diện bao phủ, phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, các giải pháp thu hồi nợ đọng bảo hiểm xã hội. Thực hiện hiệu quả các giải pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19; kiểm soát dịch bệnh mùa hè, không để bùng phát dịch bệnh trong thời gian chuyển mùa, nắng nóng hoặc mưa lũ. Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 và xây dựng chuẩn nghèo giai đoạn 2021-2025. Xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 theo chỉ đạo của Trung ương. Có giải pháp tập trung nguồn lực đầu tư, xây dựng hoàn thành toàn bộ các nhà văn hóa thôn, làng. Tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử, di tích cách mạng kháng chiến, trọng tâm là 150 di tích đã xếp hạng, di tích cách mạng kháng chiến có giá trị tiêu biểu xuống cấp tại 22 quận, huyện, thị xã. Tổ chức tốt lễ kỷ niệm 1010 năm Thăng Long Hà Nội, 60 năm Hà Nội - Huế - Sài Gòn, 90 năm ngày truyền thống MTTQ Việt Nam, các hoạt động năm Việt Nam là Chủ tịch ASEAN và các hoạt động văn hóa, thể thao trong “trạng thái bình thường mới”. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án trưng bày Bảo tàng Hà Nội. Chuẩn bị tốt cơ sở vật chất cho SEA Games 31 và Para Games 11 năm 2021. Tổ chức rà soát, kiểm tra, đánh giá thực trạng cơ sở vật chất hệ thống trường học; hoàn thành chỉ tiêu xây dựng mới và công nhận lại trường chuẩn quốc gia năm 2020. Chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ kỳ thi trung học phổ thông quốc gia, tuyển sinh các lớp đầu cấp; tiếp tục thực hiện các dịch vụ trực tuyến trong công tác tuyển sinh đầu cấp và tuyển sinh vào lớp 10. Triển khai tốt bộ chương trình sách giáo khoa mới. Rà soát trình độ đội ngũ giáo viên các cấp mầm non, phổ thông để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng chuẩn mới theo Luật Giáo dục 2019. Tăng cường quản lý thông tin trên báo điện tử, mạng xã hội để kịp thời giải quyết các vấn đề báo chí phản ánh và dư luận quan tâm. Thực hiện kế hoạch chuyển đổi IPv6 cho cơ quan nhà nước; đẩy mạnh lắp đặt wifi công cộng phục vụ thu hút du lịch và phát triển kinh tế, xã hội. Nâng cao chất lượng tuyển chọn các nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Rà soát, hoàn thiện và ban hành mới Quy chế quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Triển khai thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. 4. Tiếp tục triển khai hoàn thành các quy hoạch phân khu nội đô; các quy hoạch phân khu đô thị vệ tinh; quy hoạch phân khu sông Hồng, sông Đuống; quy hoạch cải tạo, xây dựng lại các khu chung cư cũ. Đôn đốc các huyện hoàn thành rà soát, điều chỉnh quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới. Tập trung giải quyết dứt điểm vi phạm trật tự xây dựng tại công trình 8B-Lê Trực và các vi phạm trật tự xây dựng tồn đọng, các khiếu nại, tranh chấp quản lý, vận hành chung cư. Phối hợp đưa vào vận hành tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Hoàn thành đầu tư xây dựng các dự án trạm xử lý nước thải trong cụm công nghiệp. Đôn đốc đẩy nhanh tiến độ các dự án cấp nước sạch, các dự án nhà máy xử lý rác thải, các công trình trọng điểm, các công trình thủy lợi trọng yếu đảm bảo tiêu thoát nước trong mùa mưa lũ. Tiếp tục trồng cây xanh; triển khai thực hiện kế hoạch đợt 5 về hạ ngầm đường dây trên các tuyến phố, lập danh mục các tuyền hạ ngầm đợt 6 năm 2020. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; tăng cường kiểm tra hoạt động của các bên, bãi khai thác cát, sỏi; tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với các điểm mỏ đã được phê duyệt. Nghiên cứu các cơ chế, chính sách đặc thù về cải tạo xây dựng lại các khu chung cư; xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025; chương trình phát triển đô thị trình cấp thẩm quyền phê duyệt.Thực hiện có hiệu quả và đảm bảo tiến độ kế hoạch xây dựng nông thôn mới năm 2020, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu có thêm 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 10 xã nông thôn mới nâng cao. 5. Đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối các sự kiện chính trị, văn hóa, lễ hội trên địa bàn, đặc biệt an ninh, an toàn Đại hội Đảng bộ các quận, huyện, thị xã, Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII. Đẩy mạnh đấu tranh phòng chống các loại tội phạm băng nhóm có tổ chức, nhất là các loại tội phạm tín dụng đen, ma túy, xâm hại phụ nữ, trẻ em, tội phạm môi trường. Tăng cường hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các hộ gia đình, khu dân cư thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống cháy nổ; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy. Chú trọng đảm bảo an ninh trật tự khu vực nông thôn, các khu chung cư đô thị, không để xảy ra điểm nóng. Đảm bảo công tác quốc phòng, củng cố lực lượng, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc; triển khai hiệu quả công tác phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn; thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, đền ơn đáp nghĩa. 6. Tổ chức triển khai thực hiện tốt các Nghị quyết của Quốc hội về Thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội. Chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành Trung ương trong những vấn đề liên quan đến cơ chế, chính sách đặc thù của Thành phố. Rà soát phương án phân cấp quản lý kinh tế - xã hội theo ngành, lĩnh vực giữa Thành phố với các quận, huyện, thị xã đảm bảo tuân thủ chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 24/6/2020. Chuẩn bị xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 đảm bảo chất lượng và bền vững. Điều 2. Phân bổ chi tiết dự toán ghi thu, ghi chi nguồn tiền sử dụng đất đối ứng cho 04 dự án đầu tư theo hình thức BT với tổng kinh phí 3.000 tỷ đồng (có Phụ lục kèm theo). Cập nhật, bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020 và bố trí 30 tỷ đồng kế hoạch vốn năm 2020 từ nguồn vốn dự phòng đầu tư công năm 2020 cho Dự án đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Tuy - Giai đoạn 2. Điều 3. Tổ chức thực hiện 1. Giao UBND Thành phố xây dựng kế hoạch, biện pháp cụ thể, phân công rõ trách nhiệm các cơ quan thực hiện, thời gian hoàn thành để tập trung tổ chức thực hiện trong 6 tháng cuối năm 2020, hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế-xã hội năm 2020 và 5 năm 2016-2020 theo Nghị quyết HĐND Thành phố. 2. Giao Thường trực HĐND, các Ban HĐND, các Tổ đại biểu, đại biểu HĐND Thành phố giám sát thực hiện Nghị quyết. 3. Đề nghị Ủy ban MTTQ Thành phố phối hợp tuyên truyền, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội thực hiện tốt công tác phòng, chống đại dịch Covid-19 và các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế-xã hội; tham gia giám sát việc thực hiện Nghị quyết. HĐND Thành phố kêu gọi các tầng lớp Nhân dân, các lực lượng vũ trang, các cấp, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã hội, xã hội nghề nghiệp nỗ lực phấn đấu thi đua hoàn thành thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, thu - chi ngân sách năm 2020 và 5 năm 2016-2020 của thành phố Hà Nội. Nghị quyết này đã được HĐND thành phố Hà Nội khoá XV, Kỳ họp thứ 15 thông qua ngày 06/7/2020 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
1695233506399.24.parquet/213619
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506399.24.parquet", "ppl": 93.8, "token_count": 20471, "url": "https://luatvietnam.vn/tai-chinh/nghi-quyet-05-nq-hdnd-ha-noi-nhiem-vu-phat-trien-kinh-te-6-thang-cuoi-nam-2020-187104-d2.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 3907:2011 TRƯỜNG MẦM NON - YÊU CẦU THIẾT KẾ Kindergarten - Design requirements Lời nói đầu TCVN 3907 : 2011 thay thế TCVN 3907 : 1984 và TCXDVN 260 : 2002 TCVN 3907 : 2011 do Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. TRƯỜNG MẦM NON - YÊU CẦU THIẾT KẾ Kindergarten - Design requirements 1. Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế khi xây dựng mới hoặc cải tạo các loại hình nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non (sau đây gọi chung là trường mầm non). Tiêu chuẩn cũng có thể được áp dụng cho nhà trẻ, nhóm trẻ và lớp mẫu giáo độc lập. 2. Tài liệu viện dẫn Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng theo phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có). TCVN 2622 : 1995[1]), Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế. TCVN 4474 : 19871), Thoát nước bên trong. Tiêu chuẩn thiết kế. TCVN 4513 : 19881), Cấp nước bên trong. Tiêu chuẩn thiết kế. TCVN 5687 : 2010, Thông gió, điều hòa không khí - Tiêu chuẩn thiết kế. TCVN 6772 : 2000, Chất lượng nước. Nước thải sinh hoạt - Giới hạn ô nhiễm cho phép. TCVN 7114-1 : 2008, Ecgônômi. Chiếu sáng nơi làm việc. Phần 1: Trong nhà TCVN 7114-3 : 2008, Ecgônômi. Chiếu sáng nơi làm việc. Phần 3: Yêu cầu chiếu sáng an toàn và bảo vệ tại những nơi làm việc ngoài nhà TCVN 8052-1 : 2009, Tấm lợp bi tum dạng sóng- Phần 1- Yêu cầu kỹ thuật. TCVN 8053 : 2009, Tấm lợp dạng sóng- Yêu cầu thiết kế và hướng dẫn lắp đặt. TCVN[2]) : Công trình dân dụng - Nguyên tắc cơ bản xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng. TCXD 16 :19861), Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng. TCXD 25 : 19911) - Đặt đường dây dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng- Tiêu chuẩn thiết kế. TCXD 27 :19911) - Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng - Tiêu chuẩn thiết kế. TCXD 29 : 19911) - Chiếu sáng tự nhiên trong công trình dân dụng. Tiêu chuẩn thiết kế. TCXDVN 46 : 20071), Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống. TCXDVN 394: 20071), Tiêu chuẩn thiết kế, lắp đặt trang thiết bị điện trong các công trình xây dựng - Phần an toàn điện. 3. Quy định chung 3.1. Chỉ tiêu quy hoạch trường mầm non được xác định theo quy định tối thiểu 50 chỗ học cho 1.000 dân (50 chỗ/1000 dân) để thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi. 3.2. Số lượng trẻ được phân chia thành nhóm trẻ - lớp mẫu giáo theo độ tuổi: a) Đối với nhóm trẻ có độ tuổi từ 3 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi. Số trẻ tối đa trong một nhóm trẻ quy định như sau: - Nhóm trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi: 15 trẻ; - Nhóm trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi: 20 trẻ; - Nhóm trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi: 25 trẻ. b) Đối với lớp mẫu giáo có độ tuổi từ ba tuổi đến sáu tuổi. Số trẻ tối đa trong một lớp mẫu giáo quy định như sau: - Lớp mẫu giáo 3 đến 4 tuổi: 25 trẻ; - Lớp mẫu giáo 4 đến 5 tuổi: 30 trẻ; - Lớp mẫu giáo 5 đến 6 tuổi: 35 trẻ. CHÚ THÍCH: 1) Trường mầm non, nhà trẻ phải có từ 3 nhóm trẻ,lớp mẫu giáo trở lên với số lượng không ít hơn 50 trẻ và có không nhiều hơn 20 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo. 2) Nếu số lượng trẻ trong mỗi nhóm, lớp không đủ 50% số trẻ tối đa thì được tổ chức thành nhóm trẻ ghép hoặc lớp mẫu giáo ghép. 3) Đối với các trường ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, tùy điều kiện cụ thể, có thể tổ chức thêm các nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo trên các địa bàn khác nhau (gọi là điểm trường). 3.3. Tỷ lệ giữa các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tùy thuộc quy mô và yêu cầu thực tế nơi xây dựng và các quy định có liên quan. 3.4. Trường mầm non được thiết kế với cấp công trình theo quy định trong văn bản về phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị [1]. 3.5. Trong một trường được phép thiết kế xây dựng các hạng mục có cấp công trình khác nhau, nhưng phải ưu tiên cấp công trình cao nhất cho khối nhà học. 3.6. Các yêu cầu đảm bảo an toàn sinh mạng, sức khoẻ và phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ phải tuân thủ các quy định trong văn bản vê àn toàn sinh mạng, sức khỏe trong nhà và công trình [2]. 3.7. Khi thiết kế, xây dựng trường mầm non phải tính đến nhu cầu tiếp nhận trẻ khuyết tật và tuân theo quy định trong TCVN2): - Công trình dân dụng - Nguyên tắc cơ bản xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng. 4. Yêu cầu về khu đất xây dựng và quy hoạch tổng mặt bằng 4.1. Yêu cầu về khu đất xây dựng 4.1.1. Khu đất xây dựng trường mầm non phải đáp ứng các yêu cầu sau: a) Phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt và quy hoạch mạng lưới trường trên địa bàn; b) Thuận tiện, an toàn về giao thông; c) Địa thế cao, bằng phẳng, thoát nước tốt; d) Đảm bảo các quy định về an toàn và vệ sinh môi trường; e) Không gần các nguồn gây ồn thường xuyên và nguồn chất thải độc hại; f) Đảm bảo có nguồn cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc từ mạng lưới cung cấp chung. 4.1.2. Trường mầm non phải thuận lợi cho trẻ em đến trường/lớp. Bán kính phục vụ cần đảm bảo các quy định sau: - Đối với khu vực thành phố, thị xã, thị trấn, khu công nghiệp, khu tái định cư, khu vực ngoại thành, nông thôn: không lớn hơn 1,0 km; - Đối với miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa: không lớn hơn 2,0 km. 4.1.3. Diện tích khu đất xây dựng trường mầm non gồm: diện tích xây dựng; diện tích sân chơi; diện tích cây xanh, đường đi. Diện tích sử dụng đất bình quân tối thiểu 12 m2/trẻ đối với khu vực nông thôn và miền núi; 8m2 /trẻ đối với khu vực thành phố và thị xã. 4.1.4. Khu đất xây dựng trường mầm non phải có tường bao hoặc hàng rào ngăn cách với bên ngoài, đảm bảo mỹ quan, phù hợp với cảnh quan xung quanh. 4.2. Yêu cầu về quy hoạch tổng mặt bằng 4.2.1. Trường mầm non bao gồm các khối chức năng sau : - Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo; - Khối phòng phục vụ học tập; - Khối phòng tổ chức ăn; - Khối phòng hành chính quản trị; - Sân vườn. 4.2.2. Tổng mặt bằng các khối công trình trong trường mầm non cần đảm bảo quy định sau: a) Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo cần được đặt ở vị trí ưu tiên: trực tiếp đón gió mát về mùa hè, tránh gió lùa và hạn chế gió lạnh về mùa đông; Có biện pháp tránh mưa hắt, tránh bức xạ mặt trời trực tiếp hướng Tây; b) Sân chơi có đủ nắng, tạo được môi trường không gian phù hợp đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ; c) Bố trí các khối công trình rõ ràng, đáp ứng nhu cầu sử dụng và quản lý; đảm bảo giao thông nội bộ an toàn và hợp lý. 4.2.3. Diện tích sử dụng đất cần đảm bảo quy định sau: - Diện tích xây dựng công trình: không lớn hơn 40 %; - Diện tích sân vườn, cây xanh: không nhỏ hơn 40 %; - Diện tích giao thông nội bộ: không nhỏ hơn 20 %. CHÚ THÍCH: Trường hợp sửa chữa, cải tạo, nâng cấp nhà trường cho phép tăng diện tích xây dựng công trình nhưng phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 4.2.4. Trường mầm non không nên thiết kế, xây dựng lớn hơn 3 tầng. Nhóm trẻ ở độ tuổi nhà trẻ nên bố trí ở tầng một. Đối với trường mầm non chuyên biệt chỉ nên xây tối đa là 2 tầng. CHÚ THICH: Trường hợp thiết kế trên 3 tầng cần bảo đảm an toàn, thuận tiện cho sinh hoạt của trẻ cũng như việc thoát nạn khi có sự cố và phải được sự chấp thuận của cấp có thẩm quyền. 4.2.5. Khoảng cách giới hạn cho phép từ công trình đến chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng tuân thủ điều lệ quản lý quy hoạch của khu vực. 4.2.6. Các chỉ tiêu về quy hoạch khác phải tuân thủ quy định trong văn bản về quy hoạch xây dựng [3]. 5. Nội dung công trình và yêu cầu giải pháp thiết kế kiến trúc 5.1. Yêu cầu chung 5.1.1. Bố trí các không gian chức năng trong công trình cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Độc lập giữa các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo với khối phòng phục vụ học tập; - Đảm bảo an toàn và yêu cầu giáo dục với từng độ tuổi; - Đảm bảo lối thoát hiểm khi có sự cố và hệ thống phòng cháy chữa cháy; - Đảm bảo cho trẻ em khuyết tật tiếp cận sử dụng. CHÚ THÍCH: Nguyên lý bố cục mặt bằng chung và sơ đồ dây chuyền hoạt động của trường mầm non tham khảo các hình vẽ trong phụ lục A của tiêu chuẩn này. 5.1.2. Chiều cao thông thuỷ của các phòng trong trường mầm non được quy định trong Bảng 1. Bảng 1 - Chiều cao thông thuỷ của các phòng trong trường mầm non Kích thước tính bằng mét Tên phòng Chiều cao thông thuỷ 1. Các phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, các phòng tổ chức ăn, các phòng hành chính quản trị 3,30 2. Các phòng phục vụ học tập 3,60 - 3,90 3. Phòng vệ sinh, kho 2,70 4. Hành lang, hiên chơi, nhà cầu 2,40 CHÚ THÍCH: Chiều cao thông thủy là chiều cao tính từ sàn đến trần đã hoàn thiện. Đối với diện tích hạn chế cho phép lấy theo chiều cao từ sàn tới sàn. 5.1.3. Hành lang trong trường mầm non có chiều rộng thông thủy không nhỏ hơn 2,10 m. 5.1.4. Thiết kế cầu thang trong trường mầm non cần đảm bảo các yêu cầu sau: a) Độ dốc từ 220 đến 240; b) Chiều rộng của vế thang không nhỏ hơn 1,20 m; c) Độ cao bậc thang không lớn hơn 120 mm; d) Bố trí tay vịn cho trẻ cao từ 0,5 m đến 0,6 m (tính từ mặt bậc thang đến tay vịn); e) Lan can cầu thang không được thấp hơn 900 mm. Lan can phải có chấn song chắc chắn. Sử dụng các thanh đứng với khoảng cách giữa hai thanh không lớn hơn 0,10 m. Không được phép làm các thanh phân chia ngang. CHÚ THÍCH: Cầu thang bộ có bậc hở thì khe hở không được cao quá 100 mm. 5.1.5. Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, khối phục vụ học tập, và khu sân chơi phải đảm bảo cho trẻ khuyết tật ở độ tuổi mẫu giáo tiếp cận sử dụng. Nếu có sự thay đổi độ cao phải thiết kế đường dốc, vệt dốc hoặc sử dụng các thiết bị nâng. Tiêu chuẩn thiết kế đường dốc phù hợp với quy định của TCVN2)- Công trình dân dụng - Nguyên tắc cơ bản xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng. CHÚ THÍCH: Độ dốc phù hợp với trẻ khuyết tật dùng xe lăn là 1/22 và độ dài đường dốc từ 3 m đến 5 m. 5.1.6. Giải pháp thiết kế kiến trúc và thiết kế nội thất trong trường mầm non cần đảm bảo an toàn, phù hợp hợp với yêu cầu giáo dục với từng độ tuổi, phù hợp với đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ và tuân theo các tiêu chuẩn hiện hành có liên quan. 5.2. Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo 5.2.1. Các phòng trong khối nhóm trẻ, lớp mẫu giáo gồm các phòng sau: - Phòng sinh hoạt chung; - Phòng ngủ; - Phòng vệ sinh; - Hiên chơi. 5.2.2. Số lượng các phòng trong khối nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được xây dựng tương ứng số nhóm, lớp theo các độ tuổi của từng trường, đảm bảo yêu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. 5.2.3. Các phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ, phòng vệ sinh, chỗ để mũ áo của nhóm trẻ và lớp mẫu giáo cần thiết kế thành đơn nguyên sinh hoạt chung sử dụng độc lập, có lối ra vào riêng. 5.2.4. Đối với lớp mẫu giáo phòng sinh hoạt chung được tổ chức làm nơi ăn, ngủ. Trường hợp có nhu cầu tiếp nhận trẻ dưới 18 tháng tuổi thì cần bố trí thêm chỗ pha sữa, chỗ cho bú. 5.2.5. Khi thiết kế phòng sinh hoạt chung cần đáp ứng các yêu cầu sau: - Đảm bảo tiêu chuẩn diện tích: từ 1,50 m2/trẻ đến 1,80 m2/trẻ nhưng không được nhỏ hơn 24 m2/phòng đối với nhóm trẻ và 36 m2/phòng đối với lớp mẫu giáo; - Liên hệ trực tiếp với phòng nhận trẻ, phòng vệ sinh, hiên chơi; - Đảm bảo được chiếu sáng và thông gió tự nhiên; - Được trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ học tập và vui chơi của trẻ; - Chiều cao bàn, ghế cần phù hợp với chiều cao trẻ. Khoảng cách giữa chiều cao bàn và mặt ghế ngồi không thấp hơn 220 mm và không cao hơn 270 mm. CHÚ THÍCH: 1) Diện tích phòng sinh hoạt chung của nhóm trẻ không được nhỏ hơn 36 m2; đối với lớp mẫu giáo không nhỏ hơn 54m2. 2) Không được bố trí các phòng sinh hoạt chung của trẻ ở tầng ngầm, tầng nửa ngầm, nơi nhiều tiếng ồn, bụi, thiếu ánh sáng, thiếu không khí và nóng bức. 3) Danh mục Đồ chơi - thiết bị tối thiểu phục vụ thí điểm chương trình đổi mới Giáo dục mầm non được lấy theo quy định trong Thông tư 02/2010/TT-BGD&ĐT ngày 11/2/2010. 5.2.6. Phòng ngủ cần đáp ứng các yêu cầu sau: a) Đảm bảo tiêu chuẩn diện tích từ 1,20 m2/trẻ đến 1,50 m2/trẻ nhưng không được nhỏ hơn 18 m2/phòng đối với nhóm trẻ và 30 m2/phòng đối với lớp mẫu giáo; b) Yên tĩnh, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông; c) Được trang bị đầy đủ đệm, chiếu, tủ, kệ, giá đựng các đồ dùng. CHÚ THÍCH: 1) Đối với lớp mẫu giáo có thể kết hợp phòng sinh hoạt chung với phòng ngủ, nhưng cần đảm bảo tiêu chuẩn diện tích tối thiểu 1,50 m2/trẻ và diện tích phòng không nhỏ hơn 80 % tổng diện tích hai phòng gộp lại. 2) Cần bố trí phòng xếp đệm, chiếu trực tiếp với phòng sinh hoạt chung với diện tích từ 10 m2 đến 12 m2 để thuận tiện phục vụ ngủ trưa của trẻ. 5.2.7. Phòng vệ sinh cần đảm bảo các yêu cầu sau: a) Xây dựng khép kín với phòng sinh hoạt và phòng ngủ hoặc liền kề với nhóm lớp, thuận tiện cho sử dụng và dễ quan sát; b) Tiêu chuẩn diện tích từ 0,40 m2/trẻ đến 0,60 m2/trẻ nhưng không nhỏ hơn 12 m2/phòng; c) Có vách ngăn cao 1,20 m giữa chỗ đi tiểu và bồn cầu; d) Kích thước mỗi ô đặt bệ xí 0,8 m x 0,7 m; e) Bố trí từ 2 đến 3 tiểu treo dùng cho trẻ em nam và từ 2 xí bệt đến 3 xí bệt dùng cho trẻ em nữ; f) Khu vực rửa tay của trẻ được bố trí riêng với tiêu chuẩn từ 8 trẻ/chậu rửa đến 10 trẻ/chậu rửa; g) Trang bị các thiết bị vệ sinh được lắp đặt phù hợp với độ tuổi. CHÚ THÍCH: 1) Đối với trẻ dưới 24 tháng tuổi thì trung bình 4 trẻ có một ghế ngồi bô. 2) Trung bình 10 trẻ ở độ tuổi mẫu giáo cần thiết kế một xí bệt. 3) Đối với trẻ mẫu giáo cần bố trí nhà vệ sinh riêng cho trẻ em trai, trẻ em gái. 5.2.8. Hiên chơi cần đảm bảo các yêu cầu sau: a) Thuận tiện cho các sinh hoạt của trẻ khi mưa, nắng; b) Tiêu chuẩn diện tích từ 0,50 m2/trẻ đến 0,70 m2/trẻ; c) Chiều rộng thông thủy không nhỏ hơn 2,10 m; d) Xung quanh hiên chơi cần có lan can với chiều cao không nhỏ hơn 1.000 mm. Sử dụng các thanh đứng với khoảng cách giữa hai thanh không lớn hơn 0,10 m. CHÚ THÍCH: Hiên chơi có thể được kết hợp làm nơi ăn trưa của trẻ. 5.3. Khối phòng phục vụ học tập 5.3.1. Khối phòng phục vụ học tập gồm: - Phòng giáo dục thể chất; - Phòng giáo dục nghệ thuật hoặc - Phòng đa chức năng. 5.3.2. Khối phòng phục vụ học tập nên bố trí cạnh khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và không đặt lẫn với khối phòng tổ chức ăn. Khi đặt riêng lẻ nên dùng hành lang cầu nối với khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo. 5.3.3. Diện tích phòng giáo dục thể chất và phòng giáo dục nghệ thuật được thiết kế với chỉ tiêu diện tích không nhỏ hơn 2,0 m2/trẻ nhưng không nhỏ hơn 60 m2/phòng. Đối với trường có quy mô dưới 5 nhóm- lớp cho phép thiết kế một phòng chung. CHÚ THÍCH: 1) Có thể xây dựng phòng đa năng cho các hoạt động trên và hoạt động chung của nhà trường. 2) Đối với trường mầm non tiếp nhận các trẻ có yêu cầu chăm sóc đặc biệt (trẻ có dị tật bẩm sinh, nuôi dạy trẻ kết hợp phục hồi chức năng...) cần có các phòng phục hồi chức năng cho trẻ. 5.4. Khối phòng tổ chức ăn 5.4.1. Khối phòng tổ chức ăn gồm: - Nhà bếp: khu giao nhận thực phẩm, khu sơ chế, khu chế biến thực phẩm, khu nấu ăn, khu chia thức ăn; - Nhà kho. 5.4.2. Nhà bếp cần đảm bảo các yêu cầu sau: a) Độc lập với khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và sân chơi; b) Dây chuyền hoạt động một chiều, hợp vệ sinh; c) Tiêu chuẩn diện tích từ 0,30 m2/trẻ đến 0,35 m2/trẻ; d) Khu sơ chế và chế biến thực phẩm đủ ánh sáng, thông thoáng, ngăn cách với khu nấu ăn và khu chia thức ăn; e) Khu chia thức ăn có cửa mở trực tiếp với hành lang chung để tới các phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo. CHÚ THÍCH: 1) Khi sử dụng máy gia công lương thực thực phẩm, cần tăng thêm diện tích sử dụng của khu sơ chế và chế biến để phù hợp với yêu cầu sử dụng. 2) Tuỳ theo loại nhiên liệu sử dụng có thể bố trí và tăng giảm diện tích sử dụng cho phù hợp. 5.4.3. Nhà kho cần đảm bảo các yêu cầu sau: a) Phân chia riêng biệt kho lương thực và kho thực phẩm; b) Có lối nhập, xuất hàng thuận tiện và độc lập; c) Diện tích kho lương thực từ 12 m2 đến 15 m2; d) Diện tích kho thực phẩm từ 10 m2 đến 12 m2 và phân chia khu vực cho từng loại thực phẩm. 5.5. Khối phòng hành chính quản trị 5.5.1. Các phòng trong khối hành chính quản trị gồm các phòng sau: - Phòng hiệu trưởng; - Phòng phó hiệu trưởng; - Văn phòng; - Phòng hành chính quản trị; - Phòng Y tế; - Phòng thường trực, bảo vệ; - Phòng dành cho nhân viên; - Khu vệ sinh cho giáo viên, cán bộ, nhân viên; - Khu để xe cho giáo viên, cán bộ, nhân viên; - Khu để xe cho khách và phụ huynh học sinh. 5.5.2. Phòng làm việc của hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng được đặt ở vị trí thuận tiện cho yêu cầu quản lý của nhà trường. Diện tích làm việc (chưa kể diện tích tiếp khách) của Hiệu trưởng từ 12,0 m2 đến 15,0 m2, Phó Hiệu trưởng từ 10 m2 đến 12 m2. CHÚ THÍCH: Phòng làm việc của Hiệu trưởng được bố trí độc lập. 5.5.3. Văn phòng trường có diện tích không nhỏ hơn 30 m2. CHÚ THÍCH: Đối với trường đạt chuẩn quốc gia cần có thêm hội trường để phục vụ các hoạt động chung của nhà trường, diện tích tối thiểu 72 m2. 5.5.4. Phòng hành chính quản trị có diện tích không nhỏ hơn 15 m2. 5.5.5. Phòng Y tế cần có vị trí thuận tiện cho công tác sơ cứu, cấp cứu và có diện tích không nhỏ hơn 10 m2. 5.5.6. Phòng thường trực, bảo vệ đặt ở gần lối ra vào của trường, có vị trí quan sát thuận lợi có diện tích không nhỏ hơn 6 m2/phòng. CHÚ THÍCH: Phòng thường trực bảo vệ có yêu cầu trực đêm được tính với tiêu chuẩn diện tích 9 m2/chỗ trực. 5.5.7. Phòng dành cho nhân viên có tiêu chuẩn diện tích từ 5,0 m2/người đến 6,0 m2/người nhưng phải đảm bảo diện tích phòng không nhỏ hơn 16 m2. 5.5.8. Khu vệ sinh cho giáo viên, cán bộ, nhân viên bố trí nam nữ riêng biệt, có buồng tắm riêng với diện tích không nhỏ hơn 9 m2/khu vệ sinh. CHÚ THÍCH: Khu vệ sinh dùng cho giáo viên, nhân viên nên tập trung ở một nơi hoặc phải ngăn chia riêng trong khu vệ sinh dùng cho trẻ. 5.5.9. Khu để xe cho giáo viên, cán bộ, nhân viên cần có mái che và tính đủ chỗ cho 100% cán bộ của trường. Khu để xe cho khách và phụ huynh học sinh cần tính đủ chỗ cho 70% số học sinh trong trường. Tiêu chuẩn diện tích một chỗ để xe được quy định như sau: - Xe ôtô : 25 m2/xe; - Xe máy: 2,5 m2/xe; - Xe đạp: 0,9 m2/xe. Đối với trường mầm non có cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu giặt đồ cho trẻ có thể áp dụng trong hai loại sau: a) Giặt tập trung; b) Giặt theo nhóm/lớp. 5.5.11. Bộ phận giặt tập trung phải đảm bảo các yêu cầu sau: a) Cửa giao nhận quần áo, tã lót sạch và bẩn của nhóm/lớp phải riêng biệt; b) Cửa nhận quần áo, tã lót bẩn không được mở ra hành lang chung; c) Liên hệ trực tiếp với sân chơi. 5.5.12. Chỗ giặt theo nhóm/lớp bố trí trong phòng vệ sinh của nhóm/lớp đó với diện tích quy định như sau: a) Chỗ giặt từ 1,2 m2 đến 1,5 m2; b) Chỗ phơi từ 2,0 m2 đến 2,5 m2. CHÚ THÍCH: 1) Chỗ phơi quần áo của trẻ trong nhóm/lớp cần trực tiếp với ánh sáng tự nhiên nhưng không được kết hợp với hiên chơi. 2) Nội dung và diện tích các phòng trong bộ phận giặt tham khảo phụ lục B. 5.6. Sân vườn 5.6.1. Sân vườn trong trường mầm non gồm: - Sân chơi chung; - Sân chơi của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo; - Vườn cây, bãi cỏ. 5.6.2. Sân vườn trong trường mầm non được tổ chức thành các khu chức năng cơ bản sau: - Khu chơi các trò chơi vận động và thể dục; - Khu chơi các trò chơi giao thông; - Khu sân khấu ngoài trời. 5.6.3. Tiêu chuẩn diện tích sân chơi chung không nhỏ hơn 3,0 m2/trẻ ( không tính đối với trẻ dưới 12 tháng). CHÚ THÍCH: 1) Sân chơi chung ngoài trời bao gồm đường chạy dài 30 m (rộng từ 1,2 m đến 1,5 m), hố cát, chậu rửa tay, bể vầy nước có độ sâu không quá 0,3 m. 2) Sân tập thể dục có tiêu chuẩn diện tích từ 0,5 m2/trẻ đến 0,8 m2/trẻ nhưng không lớn hơn 120 m2. 3) Đường chạy của trẻ không được cắt qua sân tập thể dục hay chỗ chơi và không được bố trí kết hợp với đường giao thông nội bộ trong công trình. 5.6.4. Mỗi nhóm trẻ hay lớp mẫu giáo nên bố trí một sân chơi riêng. Diện tích sân chơi riêng được tính từ 1,0 m2/trẻ đến 1,5 m2/trẻ (đối với nhà trẻ) và từ 2 m2/trẻ đến 2,5 m2/trẻ (đối với lớp mẫu giáo) và được bố trí theo từng nhóm- lớp. 5.6.5. Sân trường, bãi tập phải bằng phẳng, không trơn trượt, mấp mô. Đường đi lại phải bằng phẳng. 5.6.6. Trong sân vườn của trường mầm non có thể bố trí một khu đất để trẻ tập trồng trọt, chăm sóc với tiêu chuẩn diện tích từ 0,3 m2/trẻ đến 0,5 m2/trẻ. 5.6.7. Trong sân vườn của trường mầm non trồng các hàng cây thấp hay dải cỏ, lùm cây, giàn leo hoặc các tiểu cảnh để tạo bóng mát, chắn bụi, giảm tiếng ồn. Các trang thiết bị, đồ chơi ngoài trời phải phù hợp với các trò chơi có tính giáo dục và phù hợp với trẻ về hình dáng và màu sắc. 5.6.8. Nghiêm cấm trồng các cây có nhựa độc, có gai sắc, có quả vỏ cứng hay có hoa quả thu hút ruồi muỗi. 6. Yêu cầu thiết kế hệ thống kỹ thuật 6.1. Hệ thống cấp thoát nước 6.1.1. Hệ thống cấp nước phải đảm bảo các quy định trong tiêu chuẩn TCVN 4513: 1988 và đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng nước ăn uống theo quy định của Bộ Y tế [4], [5]. 6.1.2. Mạng lưới phân phối của đường ống cấp nước bên trong phải được đặt ngầm trong tường hoặc trong hộp kỹ thuật. Các van đặt trong rãnh ngầm hoặc hộp kỹ thuật phải có cửa kiểm tra để thuận tiện cho việc quản lý và sửa chữa. 6.1.3. Phải bố trí chỗ rửa tay chân cho trẻ trước khi vào lớp, nhất là khi trẻ ra chơi ở sân vườn, hoặc các khu chức năng. 6.1.4. Lựa chọn loại thiết bị vệ sinh và giải pháp thiết kế cần phù hợp nhu cầu công năng của từng phòng và nhân trắc của trẻ, thuận tiện cho công tác chăm sóc của cô giáo. Chiều cao lắp đặt các thiết bị vệ sinh được quy định trong Bảng 2. 6.1.5. Các thiết bị, ống dẫn nước nóng bố trí ngầm và đặt ở độ cao không nhỏ hơn 1,5m so với mặt sàn. 6.1.6. Trong mọi khả năng cấp nước đều phải bố trí bể nước dự trữ chung cho toàn trường ở vị trí thuận tiện để phục vụ cho các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo. Giếng nước, bể nước, chum, vại nước cần phải có nắp đậy , độ cao phải đảm bảo an toàn cho trẻ khi sử dụng. Bảng 2. Chiều cao lắp đặt các thiết bị vệ sinh trong trường mầm non Tên thiết bị Chiều cao (m) Ghi chú Trong nhóm trẻ: - Chậu rửa tay 0,40 - Chiều cao quy định từ mặt sàn đến mép trên của thiết bị. - Bệ xí 0,20- 0,25 - Bể dội nước, không thấp hơn 0,75 Trong lớp mẫu giáo: - Chiều cao quy định từ mặt sàn đến mép trên của thiết bị. - Chậu rửa tay 0,45 - Bệ xí 0,25- 0,30 - Có lắp đặt tay vịn ở độ cao từ 0,5 m đến 0,6 m. - Bể dội nước 0,65 - Tiểu treo 0,30 CHÚ THÍCH: Chiều cao chậu rửa dành cho trẻ khuyết tật lớp mẫu giáo có độ cao từ 0,35 m đến 0,40 m. 6.1.7. Phải thiết kế hệ thống thoát nước, cống thu gom kết hợp rãnh có nắp đậy đảm bảo quy định trong tiêu chuẩn TCVN 4474 :1987. 6.1.8. Hệ thống xử lý nước thải phải được thiết kế đảm bảo chất lượng nước thải theo quy định của tiêu chuẩn TCVN 6772 : 2000 trước khi chảy vào hệ thống thoát nước của khu vực. 6.1.9. Toàn bộ hệ thống thoát nước thải nên đặt ngầm và được nối với hệ thống thoát nước chung của khu vực. Trường hợp dùng mương, rãnh thoát nước phải có nắp đậy. 6.1.10. Đảm bảo việc thu gom và xử lí các chất thải đúng quy định. Mỗi phòng học, phòng làm việc phải bố trí đủ các phương tiện, dụng cụ có nắp đậy để phân loại, chứa đựng rác tạm thời. Khu vực sân vườn phải có thùng chứa rác. Vị trí thu gom, xử lý, vận chuyển rác chung của toàn trường phải bố trí cách biệt với các khu vực khác và có lối ra vào riêng, cách khối nhà học không dưới 25 m và nằm ở cuối hướng gió. 6.2. Hệ thống chiếu sáng, chống ồn, cách âm, kỹ thuật điện và thiết bị điện nhẹ 6.2.1. Thiết kế chiếu sáng tự nhiên cho trường mầm non phải tuân theo quy định trong tiêu chuẩn TCXD 29 :1991. Hệ số chiếu sáng tự nhiên của các loại phòng phải lấy theo yêu cầu để tính toán khi thiết kế. 6.2.2. Trong trường mầm non, các phòng sau đây cần thiết kế chiếu sáng tự nhiên trực tiếp: - Phòng sinh hoạt chung; - Phòng tắm rửa, vệ sinh; - Hiên chơi; - Nhà bếp. 6.2.3 Thiết kế chiếu sáng nhân tạo cần tuân theo quy định trong tiêu chuẩn TCXD 16:1986. 6.2.4. Tỷ lệ giữa diện tích cửa sổ với diện tích sàn của phòng lấy ánh sáng bên được quy định trong Bảng 3. Bảng 3 - Tỷ lệ giữa diện tích cửa sổ với diện tích sàn Tên các phòng Tỷ lệ cho phép Phòng sinh hoạt chung, phòng giáo dục thể chất hoặc phòng đa chức năng, phòng giáo dục nghệ thuật, 1/5 Phòng ngủ, phòng y tế 1/6 Các phòng khác 1/8 CHÚ THÍCH: 1) Trường hợp lấy ánh sáng một phía thì tỷ lệ giữa chiều dài phòng và độ cao từ mép trên ô cửa sổ đến sàn nhà không lớn hơn 2,5 lần. 2) Trường hợp phòng sinh hoạt chung lấy ánh sáng 1 phía thì chiều dài phòng không lớn hơn 6,60 m. Phòng sinh hoạt chung của các nhóm/lớp trên gác nên có sân trời hoặc ban công nhưng không được che nắng của các phòng ở tầng dưới. 6.2.5. Chỉ tiêu độ rọi tối thiểu và chất lượng chiếu sáng trong trường mầm non phù hợp với TCVN 7114-1 : 2008, TCVN 7114-3 : 2008 và qui định trong Bảng 4. Bảng 4 - Chỉ tiêu độ rọi tối thiểu và chất lượng chiếu sáng trong trường mầm non Loại phòng Độ rọi (lux) Mật độ công suất tối đa (W/m2) Chỉ số chói lóa (URG) Chỉ số hiện màu (Ra) Ghi chú Phòng sinh hoạt chung 300 12 19 80 Độ rọi ngang trên mặt bàn làm việc Chiếu sáng chung 300 12 19 80 Phòng họp 300 12 19 80 Phòng giáo viên 300 12 22 80 Phòng giáo dục thể chất, phòng giáo dục nghệ thuật, phòng đa chức năng 300 12 22 80 Hành lang, cầu thang 100 4 22 80 6.2.6. Đèn sử dụng cho các phòng cần tránh ánh sáng chói, loá. 6.2.7. Phòng sinh hoạt chung, phòng trẻ bú, phòng giáo dục thể chất, phòng giáo dục nghệ thuật, phòng đa chức năng, phòng y tế, nên dùng đèn chiếu sáng có nguồn ánh sáng tương đương với ánh sáng ban ngày. Các phòng khác có thể dùng đèn nung sáng. Khi dùng đèn huỳnh quang, nên hạn chế và giảm ảnh hưởng của hiệu ứng nhấp nháy. 6.2.8. Thiết kế mạng điện trong trường mầm non cần đảm bảo các yêu cầu sau: a) Hệ thống điện trong lớp học phải đảm bảo an toàn; b) Dây dẫn, thiết bị phải được đi ngầm; c) Các ổ cắm điện, ăng-ten tivi, cầu chì, công tắc... các phòng trẻ sinh hoạt phải đặt ở độ cao không nhỏ hơn 1,50 m tính từ mặt sàn và phải có hộp hay lưới bảo vệ; d) Ngoài công tắc, cầu chì, trong bảng điện từng phòng cần có thêm 1 hoặc 2 ổ cắm điện để sử dụng khi cần thiết. 6.2.9. Các phòng sinh hoạt chung, phòng giáo dục thể chất, phòng giáo dục nghệ thuật hoặc phòng đa chức năng tuỳ theo nhu cầu sử dụng có thể lắp sẵn ổ cắm dây ăng-ten tivi và ổ cắm điện ở độ cao không nhỏ hơn 1,50 m và có tiếp đất. 6.2.10. Trong điều kiện cho phép có thể thiết kế hệ thống điện thoại nội bộ và chuông điện. 6.2.11. Hệ thống đường dây dẫn điện phải được thiết kế độc lập với các hệ thống khác và phải đảm bảo dễ dàng thay thế, sửa chữa khi cần thiết. Lắp đặt đường dây dẫn điện và thiết bị điện phải tuân theo quy định trong tiêu chuẩn TCXD 25 :1991, TCXD 27 :1991 và TCXDVN 394 :2007. 6.2.12. Hệ thống chống sét cần tuân theo quy định trong tiêu chuẩn TCXDVN 46 :2007. 6.3. Hệ thống sưởi ấm, điều hoà không khí 6.3.1. Khi thiết kế thông gió, điều hòa không khí cần triệt để tận dụng thông gió tự nhiên và tuân theo các quy định trong tiêu chuẩn TCVN 5687: 2010. 6.3.2. Kết cấu bao che phải giữ được nhiệt, tránh gió lạnh về mùa đông, đảm bảo thông thoáng, tận dụng thông gió tự nhiên, gió xuyên phòng về mùa hè, đảm bảo giới hạn tiện nghi vi khí hậu bên trong công trình. 6.3.3. Phòng học cần bố trí hệ thống thông gió nhân tạo như quạt trần, quạt thông gió... 6.3.4. Bếp, phòng vệ sinh cần lắp đặt hệ thống thông gió, hút mùi riêng biệt, không gây ảnh hưởng đến các phòng khác. 6.4. Hệ thống phòng cháy chống cháy 6.4.1. Khi thiết kế phòng chống cháy phải tuân theo các quy định trong tiêu chuẩn TCVN 2622:1995 và phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép. 6.4.2. Trong trường hợp thiết kế hợp khối thì sàn của các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và tường ngăn cách giữa các phòng phải làm bằng vật liệu có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 45 min. 6.4.3. Chiều rộng cần thiết của lối đi, hành lang, cửa đi, vế thang trên đường thoát nạn được qui định trong Bảng 5. Bảng 5. Chiều rộng của các lối đi trên đường thoát nạn Kích thước tính bằng mét Lối đi Chiều rộng cho phép Nhỏ nhất Lớn nhất - Lối đi 1,20 Theo tính toán - Hành lang 2,10 Theo tính toán - Cửa đi 1,00 2,40 - Vế thang 1,20 2,40 6.4.4. Phải có bể nước dự trữ và có bơm đảm bảo áp lực nước chữa cháy tại những điểm xa nhất trong trường hợp không có nguồn nước cung cấp hoặc nguồn nước cung cấp không bảo đảm lưu lượng và áp suất. Lượng nước cần thiết để tính toán căn cứ vào lượng nước chữa cháy lớn nhất trong 3h. 7. Yêu cầu về công tác hoàn thiện 7.1. Công tác hoàn thiện phải được chú trọng cả trong và ngoài công trình cũng như sân vườn, tường rào và cổng trường. Biển hiệu tên trường tuân thủ theo quy định của Điều lệ Trường Mầm non [6). 7.2. Các chi tiết kiến trúc, mép tường, cạnh cột... không được làm cạnh vuông, góc sắc nhọn. Trong khoảng độ cao nhỏ hơn 1,20 m tính từ mặt sàn (trong khoảng tầm với của trẻ) không được lắp kính có cạnh sắc hoặc dễ vỡ. 7.3. Các cửa đi, cửa sổ của các phòng sinh hoạt chung, phòng của nhóm trẻ/lớp mẫu giáo phải có móc gió giữ các cánh cửa gấp vào tường. Cửa sổ phải có cửa chớp, cửa kính để che ánh sáng và cản mưa, gió lạnh thổi vào. Chấn song cửa phải chắc chắn và an toàn. 7.4. Cầu thang phải có tay vịn, có cửa chắn ở đầu hoặc cuối cầu thang. Lan can cầu thang phải chắc chắn. Khoảng cách giữa các thanh đứng đảm bảo trẻ không chui qua được. 7.5. Những nơi trẻ thường xuyên qua lại cần thiết kế cửa phù hợp và đảm bảo an toàn với các yêu cầu hoạt động của trẻ. Hai mặt cửa phải nhẵn phẳng, không có góc cạnh. Không được làm ngưỡng cửa và cửa lò xo tại các cửa ra vào. 7.6. Mặt tường ngoài nhà ở độ cao 1,30 m trở xuống nơi trẻ hay tiếp xúc không được nhám, gồ ghề. Mặt tường trong nhà dùng vật liệu nhẵn phẳng, dễ làm sạch. Trần và sàn nhà phải được làm nhẵn, ít gờ chỉ, giật cấp. Ở độ cao cách mặt sàn từ 0,5 m đến 0,6 m nên lắp thêm tay nắm chuyên dụng cho trẻ. 7.7. Trong khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo cần ốp chân tường bằng vật liệu dễ cọ rửa, không thấm nước, độ cao ốp được quy định như sau: a) Phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ: từ 0,12 m đến 0,20 m; b) Phòng tắm, phòng vệ sinh, chia cơm: không nhỏ hơn 1,20 m. 7.8. Sàn phòng vệ sinh phải đảm bảo: a) Có độ dốc từ 1 % đến 2 % về phía hố thu hoặc lỗ thoát nước ở chân tường, sát mặt sàn; b) Lát bằng vật liệu không trơn trượt, không thấm nước, dễ cọ rửa. 7.9. Vật liệu hoàn thiện cần đảm bảo yêu cầu về độ bền, không gây nguy hiểm, độc hại, dễ làm sạch, hạn chế sự mài mòn, không bị biến dạng, đảm bảo yêu cầu mỹ thuật và phù hợp với điều kiện khí hậu. Có biện pháp phòng chống mối mọt cho công trình. 7.10. Giải pháp thiết kế phần mái phải đảm bảo yêu cầu chống nóng, chống ồn, chống thấm, chống ăn mòn, chống mưa hắt và chịu được gió bão. Khi sử dụng tấm lợp cho các khu vực ở đô thị, nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng ven biển, vùng có gió bão và lốc xoáy, phải tuân theo các yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu thiết kế và hướng dẫn lắp đặt được quy định trong TCVN 8052-1 : 2009 và TCVN 8053 : 2009. 7.11. Khi hoàn thiện sân vườn phải đảm bảo: a) Vườn cây bãi cỏ, sân phơi phải đúng vị trí, yêu cầu sinh hoạt chung của trẻ; b) Đúng loại cây cỏ đã được quy định và có chất lượng tốt; c) Trang thiết bị (ghế bành, cầu trượt, đu quay...) phải được chống ẩm, chống mối mọt, có kết cấu an toàn. d) Bề mặt sân, bãi tập không được ghồ ghề, trơn trượt 7.12. Đường giao thông nội bộ phải đảm bảo: a) Đúng vị trí, kích thước theo quy định; b) Đúng yêu cầu và chức năng sử dụng; c) Thuận tiện liên hệ và phù hợp kiến trúc cảnh quan của công trình. 7.13. Phải thường xuyên duy tu, bảo dưỡng công trình và các thiết bị (nhất là các thiết bị ngoài trời). Thường xuyên kiểm tra phát hiện và khắc phục các yếu tố có nguy cơ thương tích. Chăm sóc vườn hoa, cây xanh để duy trì môi trường giáo dục xanh, sạch, đẹp. PHỤ LỤC A (tham khảo) Sơ đồ dây chuyền hoạt động chung trong trường mầm non Hình A.1 - Dây chuyền hoạt động của nhóm trẻ Hình A.2 - Dây chuyền hoạt động của lớp mẫu giáo Hình A.3 - Dây chuyền hoạt động của bộ phận giặt Hình A.4 - Dây chuyền hoạt động của khối bếp Hình A.5 - Dây chuyền hoạt động của khối y tế PHỤ LỤC B (tham khảo) Bộ phận giặt Nội dung và diện tích các phòng của bộ phận giặt tập trung trong trường mầm non theo loại và quy mô công trình được quy định trong Bảng sau: Bảng B.1. Diện tích của các phòng trong bộ phận giặt tập trung Tên các phòng Diện tích thiết kế (m2) dưới 5 nhóm/lớp 6 - 9 nhóm/lớp 10 - 20 nhóm/lớp Phòng giặt 9 9 - 12 18 Phòng sấy và là 9 9 9 Kho quần áo sạch 6 9 12 Sân phơi có mái 18 30 35 PHỤ LỤC C (tham khảo) Một số điểm lưu ý về nội dung và trang thiết bị trong trường mầm non C.1 Nội dung và trang thiết bị trong trường mầm non phải đảm bảo an toàn, có tính sư phạm và thẩm mỹ đáp ứng yêu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. C.2 Nội dung của trang thiết bị cần được sắp xếp, trang trí gọn gàng, trật tự, thuận lợi và phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ. Về hình thức cần tạo dáng, mầu sắc tươi vui, hấp dẫn phù hợp với tính hiếu động của trẻ. Trang trí cần thay đổi theo từng chủ điểm, thu hút trẻ và treo vừa tầm với của trẻ. C.3 Phải có đủ các trang thiết bị , đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho giảng dạy của cô và vui chơi, học tập của trẻ theo Thông tư 02/2010/TT-BGDĐT ngày 11/02.2010 “Danh mục đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non”, bao gồm: Đồ dùng trong lớp, đồ gỗ dùng vệ sinh, đồ dùng lao động, đồ dùng giảng dạy cho cô và học tập cho trẻ, đồ chơi phục vụ các loại trò chơi, tài liệu, sổ sách cho cô và sách học, sách tranh... cho trẻ.
1695233506399.24.parquet/228860
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506399.24.parquet", "ppl": 271.2, "token_count": 37977, "url": "https://luatvietnam.vn/xay-dung/tieu-chuan-tcvn-3907-2011-yeu-cau-thiet-ke-truong-mam-non-161865-d3.html" }
Nhắc đến di chúc là mọi người nghĩ ngay đến những người lớn tuổi, những người bị bệnh nặng… muốn để lại tài sản của mình cho con, cháu khi họ qua đời. Nhưng liệu có ai từng đặt câu hỏi những người dưới 18 tuổi có được lập di chúc không? Theo quy định tại Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015 thì cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình sau khi chết. Theo đó, luật cũng quy định các đối tượng được lập di chúc bao gồm:
1695233506399.24.parquet/232706
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506399.24.parquet", "ppl": 70.1, "token_count": 11058, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-phap-luat/nguoi-duoi-18-tuoi-co-duoc-lap-di-chuc-khong-230-18920-article.html" }
Tại Thông tư này, Bộ Công an quy định không được dừng xe để kiểm soát, xử lý hành vi "Không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định"; mà chỉ có thể thông qua công tác đăng ký, cấp biển số; điều tra, giải quyết tai nạn giao thông; các trường hợp phương tiện vi phạm bị tạm giữ theo quy định và qua điều tra các vụ án hình sự. Trường hợp phát hiện người mua hoặc người bán không làm thủ tục sang tên, di chuyển, thay đổi đăng ký xe theo quy định, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xác minh, xác định rõ và xử phạt các trường hợp quá thời gian 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ mua, bán xe nhưng chưa làm thủ tục sang tên. Bên cạnh đó, Thông tư cũng chỉ rõ tại thời điểm kiểm soát mà người điều khiển phương tiện xe mô tô, xe gắn máy không xuất trình được Giấy đăng ký xe; Giấy phép lái xe; Chứng chỉ điều khiển và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường thì sẽ bị cảnh sát giao thông (CSGT) lập biên bản vi phạm hành chính và tạm giữ phương tiện theo quy định.
1695233506399.24.parquet/249056
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506399.24.parquet", "ppl": 115.1, "token_count": 11595, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-van-ban-moi/csgt-khong-duoc-dung-xe-kiem-tra-chinh-chu-186-6271-article.html" }
Ngày 20/7 vừa qua, Văn phòng Chính phủ đã phát đi Thông báo 256/TB-VPCP trong đó cho biết Hà Nội sẽ là nơi đăng cai tổ chức Đại hội Thể thao Đông Nam Á (Sea Games 31) vào năm 2021. TP. Hồ Chí Minh xin rút, Hà Nội nhận đăng cai Được biết, ban đầu, Sea Games 31 năm 2021 sẽ do Campuchia tổ chức, sau đó, Việt Nam sẽ tổ chức Sea Games 32 vào năm 2023 nhưng do chưa chuẩn bị đủ điều kiện nên đổi lại, Campuchia đề nghị được đăng cai tổ chức Sea Games 32. Đầu năm 2018, UBND TP. Hồ Chí Minh đã có Tờ trình về Đề án đăng cai Sea Games 31 và Paragames 11 năm 2021 với tổng kinh phí khoảng 15.612 tỷ đồng. Tuy nhiên, vào khoảng tháng 7 năm nay, TP Hồ Chí Minh xét thấy điều kiện cơ sở vật chất hiện có của TP. Hồ Chí Minh như các nhà thi đấu, trung tâm thể dục thể thao… chưa đáp ứng được khả năng tổ chức sự kiện thể thao lớn nhất Đông Nam Á nên xin rút đề nghị đăng cai. Hơn 3 năm là khoảng thời gian không đủ để Thành phố này gấp rút nâng cấp, xây dựng các công trình phục vụ Sea Games 31. Trong khi đó, Hà Nội được đánh giá là cơ bản đáp ứng về cơ sở vật chất để tổ chức SEA Games 31. Bởi vậy, Thủ tướng đã thống nhất chọn Hà Nội là địa phương đăng cai tổ chức Sea Games 31 và Para Games 11 năm 2021. Sự kiện này được nhấn mạnh là trách nhiệm và là vinh dự của Việt Nam, góp phần thúc đẩy phong trào thể thao trong nước, quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam với bạn bè quốc tế. 3 năm nữa, Sea Games 31 sẽ diễn ra tại Hà Nội (Ảnh minh họa) Hà Nội cần chuẩn bị gì cho Sea Games 31? “Tiết kiệm - An toàn và Hiệu quả” là chủ trương của Chính phủ khi yêu cầu tổ chức Sea Games 31. Cụ thể, tại Thông báo 256, Thủ tướng yêu cầu Hà Nội cần tận dụng tối đa cơ sở vật chất sẵn có, hạn chế xây dựng và mua sắm mới, tăng cường mạnh mẽ xã hội hóa nguồn lực. Với chủ trương trên, Hà Nội có thể sẽ không cần phải xây dựng công trình thể thao lớn như lần tổ chức trước đây vào năm 2003 (Sea Games 22), bởi hiện Thủ đô đã có sẵn hai công trình thể thao lớn, có thể đáp ứng được nhu cầu các môn thi đấu trong khuôn khổ Sea Games là Khu liên hợp thể thao Mỹ Đình và Cung thể thao dưới nước. Dự kiến, chi phí cải tạo các cơ sở vật chất hiện có của Hà Nội để phục vụ Sea Games 31 chỉ khoảng 70 - 80 tỷ đồng; toàn bộ kinh phí tổ chức Sea Games 31 khoảng 2000 - 2.500 tỷ đồng, trong khi với Sea Games 22, Việt Nam đã chi khoảng 5000 tỷ đồng, riêng xây dựng sân vận động Mỹ Đình đã “ngốn” khoảng 1000 tỷ đồng.
1695233506399.24.parquet/252238
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506399.24.parquet", "ppl": 89.2, "token_count": 11220, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-phap-luat/ha-noi-can-chuan-bi-gi-cho-sea-games-31-230-17147-article.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: TÓM TẮT VĂN BẢN Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau! tải Chỉ thị 95-CT Chỉ thị 95-CT ZIP (Bản Word) LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam. Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết CHỈ THỊ CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 95-CT NGÀY 12-3-1984 VỀ VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HÈ CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG, TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP VÀ DẠY NGHỀ. Để bảo đảm tính liên tục của quá trình giáo dục và rèn luyện học sinh trong thực tế sản xuất và xã hội, theo đề nghị của Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, sau khi đã trao đổi với Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp, Tổng cục Dạy nghề, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chỉ thị:
1695233506399.24.parquet/275192
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506399.24.parquet", "ppl": 413, "token_count": 12900, "url": "https://luatvietnam.vn/linh-vuc-khac/chi-thi-95-ct-chu-tich-hoi-dong-bo-truong-7531-d1.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Số hiệu: 1451/TCHQ-GSQL Ngày đăng công báo: Đang cập nhật Loại văn bản: Công văn Người ký: Đặng Văn Tạo Ngày ban hành: 16/04/2001 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật Áp dụng: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: Hải quan tải Công văn 1451/TCHQ-GSQL Công văn 1451/TCHQ-GSQL ZIP (Bản Word) Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết CÔNG VĂN CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 1451/TCHQ-GSQL NGÀY 16 THÁNG 4 NĂM 2001 VỀ VIỆC THỰC HIỆN THÔNG TƯ 07/2000/TT-TCHQ Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố Thời gian vừa qua, Tổng cục Hải quan nhận được ý kiến của Hải quan một số địa phương nêu một số vướng mắc khi thực hiện Thông tư 07/2000/TT-TCHQ ngày 02/11/2000. Để Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện được thống nhất, Tổng cục hải quan có một số ý kiến như sau: 1- Đối với những lô hàng do Hải quan cửa khẩu xuất/nhập chịu trách nhiệm kiểm hóa trên cơ sở bộ hồ sơ đã được Hải quan nơi khác đăng ký (qui định tại điểm 3.2 phần I Thông tư 07/2000/TT-TCHQ), khi kiểm hóa, kiểm hóa viên cũng phải lấy mẫu nguyên phụ liệu (đối với hàng nhập) và đối chiếu mẫu (đối với hàng xuất). 2- Tại điểm 5 phần I Thông tư 07/2000/TT-TCHQ qui định: "Số lượng hàng mẫu cho một mã hàng là đơn chiếc. Trường hợp một hợp đồng gia công phải gia công ở nhiều địa điểm khác nhau cần số lượng hàng mẫu nhiều hơn, thì doanh nghiệp phải có văn bản giải trình gửi Hải quan nơi theo dõi hợp đồng gia công, Hải quan sẽ xem xét, giải quyết cho phù hợp nhưng tối đa không quá 05 chiếc cho một mã hàng". Tuy nhiên, đối với trường hợp gia công tại một địa điểm nhưng sản phẩm gia công là sản phẩm có mẫu mã mới, phức tạp, trải qua nhiều công đoạn sản xuất khác nhau, doanh nghiệp cần số lượng hàng mẫu nhiều hơn 01 chiếc thì Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố căn cứ vào tình hình thực tế để xem xét, giải quyết. 3- Biện pháp quản lý đối với hợp đồng gia công của thương nhân không phải là doanh nghiệp (qui định tại điểm 1, Mục A, phần II): Để quản lý đối tượng này khi làm thủ tục tiếp nhận hợp đồng gia công, Hải quan yêu cầu đối tượng nộp bản sao và xuất trình bản chính Giấy đăng ký mã số thuế (phần mã số doanh nghiệp ghi trên tờ khai ghi mã số thuế). 4- Chỉ dẫn nơi sản xuất (Made in...) người sản xuất (Made by...) không phải là nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ hàng hóa như qui định tại điểm 3 Thông tư 07/2000/TT-TCHQ. Việc bắt buộc ghi chỉ dẫn xuất xứ hàng hóa được qui định tại Quy chế ghi nhãn hàng hóa ban hành kèm theo Quyết định 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ. Vấn đề ghi chỉ dẫn nơi sản xuất đối với hàng gia công, Tổng cục sẽ trao đổi thêm với các Bộ, ngành liên quan và sẽ hướng dẫn bổ sung sau. 5- Việc lấy mẫu phụ liệu qui định tại tiết c, điểm 2.1, mục A, phần III: Hải quan địa phương căn cứ vào từng hợp đồng cụ thể để quyết định việc lấy mẫu. Chỉ cần lấy mẫu những phụ liệu dễ bị lợi dụng thay thế để trốn lậu thuế (như vải lót...). 6- Về việc bán sản phẩm gia công cho doanh nghiệp Việt Nam: Các dạng sản phẩm gia công được bán cho doanh nghiệp Việt Nam thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Thương mại nêu tại điểm 3 văn bản số 1723/TM-ĐT ngày 28/4/1999. Điểm 3.4, mục A phần III Thông tư 07/2000/TT-TCHQ chỉ hướng dẫn về thủ tục hải quan. Sản phẩm gia công ở đây là nguyên liệu hoặc bán thành phẩm để sản xuất hàng xuất khẩu hoặc tiêu thụ nội địa, chứ không phải là sản phẩm hoàn chỉnh để tiêu dùng trực tiếp. 7- Vấn đề sử dụng bản định mức để đối chiếu khi kiểm hóa sản phẩm xuất khẩu: Về nguyên tắc, nếu không có sự điều chỉnh lại định mức thì định mức nguyên phụ liệu cho từng mã hàng doanh nghiệp chỉ cần đăng ký với cơ quan Hải quan một lần. Việc đăng ký định mức doanh nghiệp có thể thực hiện trước hoặc cùng với thời điểm làm thủ tục xuất khẩu cho lô hàng đầu tiên của mã hàng đó. Để tránh gian lận, khi kiểm hóa sản phẩm gia công xuất khẩu kiểm hóa viên phải có bảng đăng ký định mức để đối chiếu với sản phẩm thực tế xuất khẩu. Tuỳ theo từng điều kiện cụ thể, để có bảng định mức này Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện một trong hai cách sau:
1695233506420.84.parquet/21850
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506420.84.parquet", "ppl": 389.8, "token_count": 14340, "url": "https://luatvietnam.vn/hai-quan/cong-van-1451-tchq-gsql-tong-cuc-hai-quan-11762-d6.html" }
Xe hỏng không sử dụng được; Xe bị mất cắp, chiếm đoạt không tìm được; Xe hết niên hạn sử dụng; Xe đã đăng ký, cấp biển số nền màu xanh, chữ và số màu trắng… thuộc diện bị thu hồi Giấy đăng ký xe trong năm 2018. Điều 58 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định, khi điều khiển phương tiện, người lái xe phải mang theo các giấy tờ gồm: Đăng ký xe; Giấy phép lái xe; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới; Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Căn cứ vào quy định nêu trên có thể thấy, Giấy đăng ký xe là một trong những loại giấy tờ bắt buộc phải có khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Trường hợp nào phải thu hồi giấy đăng ký xe? Tuy nhiên, luật cũng quy định, cơ quan công an có quyền và trách nhiệm thu hồi Giấy đăng ký xe, biển số xe. Vậy những trường hợp nào phải thu hồi Giấy đăng ký xe, biển số xe? Thông tư số 64/2017/TT-BCA có hiệu lực từ ngày 12/02/2018 đã bổ sung thêm một trường hợp phải thu hồi Giấy đăng ký xe, biển số xe, nâng số trường hợp bị thu hồi Giấy đăng ký xe, biển số xe lên 08 trường hợp thay vì 07 trường hợp như quy định tại Thông tư 15/2014/TT-BCA. Theo đó, 08 trường hợp phải thu hồi Giấy đăng ký xe, biển số xe từ ngày 12/02/2018 bao gồm: - Xe hỏng không sử dụng được hoặc xe bị phá hủy do nguyên nhân khách quan. - Xe tháo máy, khung để thay thế cho xe khác. - Xe tạm nhập của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tái xuất hoặc chuyển nhượng tại Việt Nam. - Xe được miễn thuế nhập khẩu, nay chuyển nhượng sang mục đích khác. - Xe đăng ký tại các khu kinh tế - thương mại đặc biệt hoặc khu kinh tế cửa khẩu quốc tế theo quy định của Chính phủ khi tái xuất hoặc chuyển nhượng vào Việt Nam. - Xe bị mất cắp, chiếm đoạt không tìm được, chủ xe đề nghị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe. - Xe hết niên hạn sử dụng; xe không được phép lưu hành theo quy định của pháp luật; xe có kết luận của cơ quan có thẩm quyền bị cắt hàn cả số máy và số khung hoặc chỉ cắt hàn số máy hoặc số khung. - Xe đã đăng ký, cấp biển số nền màu xanh, chữ và số màu trắng; xe biển số ký hiệu 80 nền màu trắng, chữ và số màu đen khi có quyết định điều chuyển, bán, tặng, cho xe. Từ 2018, có 8 trường hợp phải thu hồi Giấy đăng ký xe, biển số xe (Ảnh: Internet) Về thủ tục thu hồi Giấy đăng ký xe, biển số xe, Thông tư 15/2014/TT-BCA cũng đã có hướng dẫn rất chi tiết. Theo đó, thủ tục thu hồi bao gồm: Giấy khai thu hồi đăng ký, biển số xe; Nộp lại giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe. Chủ xe không phải mang xe đến cơ quan đăng ký xe. Trường hợp bị mất Giấy chứng nhận đăng ký xe hoặc biển số xe thì phải có đơn trình báo và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật (đối với cá nhân) và công văn đề nghị (đối với tổ chức). Trong một số trường hợp cụ thể, thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe được thực hiện theo quy định của pháp luật.
1695233506420.84.parquet/45025
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506420.84.parquet", "ppl": 189, "token_count": 12063, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-phap-luat/8-truong-hop-phai-thu-hoi-giay-dang-ky-xe-trong-nam-2018-230-15811-article.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Áp dụng: Đang cập nhật Tình trạng hiệu lực: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: TÓM TẮT VĂN BẢN Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau! tải Quyết định 162-HĐBT Quyết định 162-HĐBT ZIP (Bản Word) LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam. Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 162-HĐBT NGÀY 14-12-1984 VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT TRONG KINH TẾ HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG Để thực hiện việc đổi mới kế hoạch hoá theo xu hướng mở rộng quyền chủ động sản xuất, kinh doanh của đơn vị cơ sở, xây dựng và tổng hợp kế hoạch từ cơ sở lên; Để nâng cao hiệu quả của phương thức liên kết kinh tế giữa các đơn vị sản xuất, kinh doanh nhằm phát huy tốt mọi tiềm năng phát triển của từng đơn vị và nền kinh tế nói chung nhằm khắc phục khó khăn về điều kiện vật chất, tăng cường khả năng cân đối cho kế hoạch Nhà nước; sắp xếp lại các ngành sản xuất, kinh doanh theo hướng đi lên sản xuất lớn và thực hiện chế độ hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa; Để bước đầu thể chế hoá chủ trương liên kết kinh tế, làm căn cứ hướng dẫn các cơ sở, các ngành, các địa phương hoạt động đúng hướng, mang lại kết quả thiết thực, ngăn ngừa các biểu hiện lệch lạc trong quá trình thực hiện cũng như tăng cường trách nhiệm của các cơ quan quản lý các cấp trong việc chỉ đạo.
1695233506420.84.parquet/54985
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506420.84.parquet", "ppl": 279.9, "token_count": 15853, "url": "https://luatvietnam.vn/linh-vuc-khac/quyet-dinh-162-hdbt-hoi-dong-bo-truong-7635-d1.html" }
Thông tư này hướng dẫn giao dịch điện tử trong đăng ký thuế (không áp dụng đối với trường hợp đăng ký thuế theo quy định tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp), giao dịch điện tử trong khai thuế và giao dịch điện tử trong nộp thuế và không điều chỉnh giao dịch điện tử về thuế đối với hàng hóa ở khâu xuất khẩu, nhập khẩu. Người nộp thuế thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế phải đảm bảo các điều kiện sau: có chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp và đang còn hiệu lực; có khả năng truy cập và sử dụng mạng internet và có địa chỉ thư điện tử liên lạc ổn định với cơ quan thuế. Để đăng ký sử dụng hình thức khai thuế điện tử, người nộp thuế lập tờ khai theo mẫu ban hành kèm Thông tư này và gửi đến cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế hoặc gửi bản giấy đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ khai đăng ký sử dụng hình thức khai thuế điện tử của người nộp thuế, cơ quan thuế quản lý trực tiếp thông báo về việc đăng ký khai thuế điện tử cho người nộp thuế qua địa chỉ thư điện tử của người nộp thuế. Kể từ khi được cơ quan thuế chấp thuận sử dụng hình thức khai thuế điện tử đến khi ngừng sử dụng hình thức khai thuế điện tử, người nộp thuế không thực hiện thủ tục khai thuế bằng các hình thức khác. Thời điểm nộp hồ sơ thuế điện tử là thời điểm được ghi trên Thông báo xác nhận nộp hồ sơ thuế điện tử của cơ quan thuế. Cơ quan thuế gửi Thông báo xác nhận đã nhận được hồ sơ thuế điện tử đến địa chỉ thư điện tử của người nộp thuế hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế (gọi tắt là dịch vụ T-VAN) trong trường hợp sử dụng dịch vụ này, chậm nhất 15 phút sau khi người nộp thuế hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN hoàn thành việc gửi hồ sơ thuế điện tử. Trường hợp do lỗi của cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế thì người nộp thuế không bị phạt chậm nộp hồ sơ khai thuế nếu người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế. Việc lưu trữ chứng từ điện tử trong lĩnh vực thuế được thực hiện theo thời hạn do pháp luật quy định như đối với chứng từ giấy. Trường hợp chứng từ điện tử hết thời hạn lưu trữ theo quy định nhưng có liên quan đến tính toàn vẹn về thông tin của hệ thống thông tin và các chứng từ điện tử đang lưu hành thì tiếp tục được lưu trữ cho đến khi việc hủy chứng từ điện tử hoàn toàn không ảnh hưởng đến các giao dịch điện tử khác thì mới được tiêu hủy.
1695233506420.84.parquet/70042
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506420.84.parquet", "ppl": 95.3, "token_count": 13174, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-van-ban-moi/nop-to-khai-thue-dien-tu-duoc-thuc-hien-24h-trong-ngay-186-5444-article.html" }
Quy trình chi trả các chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe được quy định tại Mục 4 Quy định quản lý chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 828/QĐ-BHXH ngày 27/05/2016. Theo đó, chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe được cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả thông qua đơn vị sử dụng lao động hoặc chi trả trực tiếp cho người lao động thông qua tài khoản cá nhân. Trong bài viết này, LuatVietnam làm rõ về quy trình chi trả chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức thông qua đơn vị sử dụng lao động. Quy trình chi trả trợ cấp ốm đau, thai sản tại doanh nghiệp (Ảnh minh họa) Phải chi trả chế độ thai sản cho người lao động trong 3 ngày Sau khi nhận được tiền từ cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH), đơn vị sử dụng lao động chuyển tiền chế độ vào tài khoản cá nhân của người lao động (không yêu cầu người lao động ký nhận); Nếu người lao động không có tài khoản cá nhân thì được nhận các chế độ này bằng tiền mặt (phải ký nhận). Thời hạn chi trả: 03 ngày làm việc đối với chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức sau ốm đau, thai sản; 05 ngày làm việc đối với trợ cấp dưỡng sức sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, kể từ khi nhận được tiền do cơ quan BHXH chuyển đến. Người lao động không kịp lĩnh chế độ ở doanh nghiệp cần làm gì? Trường hợp người lao động chưa nhận chế độ và đơn vị sử dụng lao động đã chuyển trả cơ quan BHXH số tiền chưa chi thì đơn vị sử dụng lao động viết Giấy giới thiệu người lao động đến cơ quan BHXH để nhận chế độ. Khi người lao động mang Giấy giới thiệu này đến, cơ quan BHXH thực hiện chuyển tiền chế độ vào tài khoản cá nhân cho người lao động; Nếu không có tài khoản cá nhân thì viết phiếu chi tiền mặt chi trả ngay khi người lao động đến nộp Giấy giới thiệu. Khi đến làm việc, người lao động phải xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh. Trường hợp đơn vị sử dụng lao động chiếm dụng tiền chế độ của người lao động, không thực hiện chi trả đúng thời gian quy định, chi không đầy đủ chế độ đã được cơ quan BHXH xét duyệt cho người lao động phải chịu trách nhiệm bồi hoàn đầy đủ cho người lao động hoặc hoàn trả quỹ BHXH, đồng thời tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
1695233506420.84.parquet/71321
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506420.84.parquet", "ppl": 742.9, "token_count": 11766, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-phap-luat/quy-trinh-chi-tra-tro-cap-om-dau-thai-san-tai-doanh-nghiep-230-16766-article.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: Hành chính tải Thông báo 148/TB-VPCP Thông báo 148/TB-VPCP DOC (Bản Word) Thông báo 148/TB-VPCP PDF Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ _______ Số: 148/TB-VPCP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ______________________ Hà Nội, ngày 08 tháng 4 năm 2020 THÔNG BÁO KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NGUYỄN XUÂN PHÚC TẠI HỘI NGHỊ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY CHẾ PHỐI HỢP CÔNG TÁC CỦA CHÍNH PHỦ VÀ BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH NĂM 2020 __________ Ngày 25 tháng 03 năm 2020, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Quy chế phối hợp công tác của Chính phủ và Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh năm 2019. Tham dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Lê Quốc Phong, đại diện lãnh đạo các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo, Tư pháp, Khoa học và Công nghệ. Sau khi nghe đồng chí Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết liên tịch số 01/NQLT-CP-BCHTWĐTN, kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại phiên làm việc với Trung ương Đoàn năm 2019 và một số kiến nghị, đề xuất; phát biểu của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và lãnh đạo các Bộ, Thủ tướng Chính phủ kết luận như sau: I. ĐÁNH GIÁ CHUNG Kinh tế - xã hội nước ta năm 2019 tiếp tục tăng trưởng nhanh, đạt 7,02%, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, thuộc nhóm các nước có mức tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới. Lạm phát được kiểm soát, bội chi ngân sách thấp hơn mức kế hoạch đề ra; tỷ lệ nợ công giảm mạnh. An sinh xã hội được bảo đảm, đời sống nhân dân được nâng lên; chính sách người có công được quan tâm thực hiện. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm tiếp tục được đẩy mạnh, năng suất lao động được cải thiện; tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị giảm; cơ cấu lao động chuyển dịch tích cực. Quốc phòng, an ninh tiếp tục được tăng cường. An ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững. Hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Trong những thành tựu chung của cả nước có sự đóng góp tích cực của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và lực lượng thanh niên cả nước. Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ biểu dương, đánh giá cao sự nỗ lực phấn đấu và kết quả đạt được của cán bộ, đoàn viên thanh niên các cấp, đứng đầu là Ban Bí thư, Ban chấp hành Trung ương Đoàn. Việc triển khai thực hiện Nghị quyết liên tịch số 01/NQLT-CP-BCHTWĐTN ngày 29 tháng 12 năm 2017 về “Quy chế phối hợp công tác của Chính phủ và Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2017-2022” có nhiều điểm mới và sáng tạo, đạt những kết quả tích cực trên nhiều mặt. Tính từ đầu năm 2019 đến nay, Trung ương Đoàn đã ban hành 10 Đề án trọng điểm tham gia phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2017 - 2022. Công tác phối hợp giữa chính quyền và đoàn thanh niên ở địa phương thực chất hơn, đã có 54/63 tỉnh, thành phố ký Quy chế phối hợp giữa Ủy ban nhân dân với Ban Chấp hành tỉnh, thành đoàn. Chính phủ và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã phối hợp chặt chẽ bằng nhiều hoạt động cụ thể thiết thực. Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo các Bộ, ngành luôn dành thời gian gặp gỡ, trao đổi, đối thoại với thanh niên và tham dự các hoạt động của Trung ương Đoàn. Đã phối hợp chặt chẽ trong xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách pháp luật đối với thanh niên, công tác thanh niên và cán bộ Đoàn, Hội, Đội; nhất là xây dựng và góp ý đối với dự thảo Luật Thanh niên (sửa đổi). Năm 2019, với chủ đề công tác “Năm Thanh niên tình nguyện”, Đoàn đã triển khai nhiều hoạt động sôi nổi, mạnh mẽ để giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống đẹp cho thanh niên; số lượt thanh niên tham gia các hoạt động tình nguyện trong năm 2019 tăng gấp 3 lần so với năm 2018; tích cực tham gia xây dựng Hệ tri thức Việt số hóa, khơi dậy khát vọng, niềm đam mê khoa học công nghệ của thanh niên; việc sử dụng mạng xã hội để nắm tình hình thanh niên được thực hiện ở tất cả các cấp bộ đoàn. Công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên được chú trọng và thực chất như an toàn giao thông; phòng chống tệ nạn xã hội và cảm hóa, giáo dục thanh thiếu niên chậm tiến. Trung ương Đoàn là đơn vị đầu tiên hoàn thành việc quy hoạch và sắp xếp báo chí theo Quyết định 362/QĐ-QĐ-TTg ngày 03 tháng 4 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt trong bối cảnh đại dịch toàn cầu COVID-19 đang diễn ra, các cấp bộ đoàn đã có nhiều hoạt động xung kích, thực hiện “chống dịch như chống giặc”, tổ chức các mô hình hay có ý nghĩa thiết thực như xây dựng các “Điểm rửa tay”, phát nước rửa tay, khẩu trang miễn phí, Đội phản ứng nhanh phòng chống dịch Covid-19, sinh viên ngành y tình nguyện đăng ký tham gia công tác phòng, chống dịch tại các địa bàn trọng điểm.... Các báo, tạp chí của Đoàn, trang thông tin điện tử của các cấp bộ Đoàn, Hội, Đội thường xuyên cập nhật tin bài, đăng tải kịp thời, chính xác về công tác phòng, chống dịch Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phối hợp giữa Trung ương Đoàn và các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, với chính quyền địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao có thời điểm chưa chặt chẽ, một số nội dung chưa được giải quyết dứt điểm. Công tác giáo dục đạo đức, lối sống, pháp luật cho thanh thiếu niên còn bất cập, hiệu quả chưa cao, đặc biệt là một bộ phận thanh niên suy giảm về đạo đức, lối sống, thậm chí vi phạm pháp luật. Việc phát huy vai trò xung kích của thanh niên chưa thật sự hiệu quả; giải quyết việc làm, hỗ trợ lập nghiệp, khởi nghiệp cho thanh niên còn hạn chế... II. VỀ TRỌNG TÂM CÔNG TÁC PHỐI HỢP NĂM 2019 Năm 2020 là năm đặc biệt - Năm diễn ra nhiều sự kiện có ý nghĩa trọng đại như kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 75 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; năm Đại hội Đảng các cấp hướng đến Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Với phương châm hành động của năm 2020 là "Kỷ cương, liêm chính, hành động, trách nhiệm, sáng tạo, hiệu quả", Đoàn Thanh niên cần phát huy vai trò tiên phong, bản lĩnh, nhiệt huyết, vượt qua khó khăn, thử thách, có hoài bão, ý chí, khát vọng vươn lên, có sức sáng tạo mới, cống hiến phục vụ nhân dân, đất nước để cùng toàn Đảng, toàn dân nỗ lực phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ đã đề ra cho năm 2020. Đoàn thanh niên tiếp tục làm tốt hơn nữa một số nhiệm vụ trọng tâm công tác phối hợp sau: 1. Đổi mới phương thức tổ chức hoạt động của Đoàn, Hội phù hợp với điều kiện phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Huy động mạnh mẽ sự vào cuộc của đoàn viên, thanh niên tham gia các hoạt động phòng, chống, khống chế dịch, nhân rộng các mô hình hay, cách làm hiệu quả; vận động nguồn lực xã hội để hỗ trợ phòng chống Covid-19. Phát động chương trình 6,3 triệu Đoàn viên, thanh niên khai báo y tế, tổ chức các đội hình thanh niên, sinh viên tình nguyện “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, hỏi từng công dân" vận động, hướng dẫn, giúp đỡ người dân khai báo y tế để giúp phân loại được người già, người có bệnh nền, người yếu thế. Phát huy các sáng kiến của đoàn viên, thanh niên (đặc biệt là đội ngũ trí thức trẻ) tham gia phòng chống dịch bệnh bằng các giải pháp công nghệ mới, phù hợp. Xây dựng phương án hỗ trợ những người cao tuổi, người tàn tật, người bệnh, người nghèo, các đối tượng dễ bị tổn thương cũng như các em học sinh..., những người bị ảnh hưởng nặng nề sau đại dịch Covid-19. 2. Tiếp tục xây dựng hình mẫu thanh niên trong thời kỳ mới với năng lực, phẩm chất, bản lĩnh đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh hội nhập toàn cầu và trước những thách thức đối với đất nước “càng khó khăn, thanh niên càng phải cố gắng vượt qua”; chú trọng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật trong thanh thiếu niên, nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật. Đấu tranh trên không gian mạng, nhất là đối với các tin giả, thông tin độc hại, xuyên tạc. 3. Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong các nhiệm vụ chung của đất nước, nhất là tham gia lao động, xây dựng phát triển kinh tế, văn hóa, giữ vững ổn định chính trị xã hội; củng cố quốc phòng, an ninh; mở rộng các hoạt động đối ngoại, góp phần đổi mới công tác đối ngoại nhân dân, tăng cường sự hiểu biết, đoàn kết với các tổ chức thanh niên các nước trong khu vực và trên thế giới; có nhiều hình thức hoạt động phong phú, đa dạng, phù hợp với tuổi trẻ, lôi cuốn thanh niên tham gia tích cực các phong trào cách mạng, nhất là trên các lĩnh vực, các địa bàn còn nhiều khó khăn, thể hiện rõ vai trò xung kích theo tinh thần “đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”. 4. Tăng cường phối hợp, chăm lo tốt hơn nhu cầu, lợi ích của thanh niên. Tập trung hỗ trợ, tạo cơ hội thuận lợi cho thanh niên tiếp cận cơ hội học tập, hình thành môi trường thuận lợi cho thanh niên phát triển năng lực, làm việc. Trong đó, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, chính quyền các cấp cần quan tâm vấn đề việc làm, hoạt động hướng nghiệp cho thanh niên sau đại dịch Covid-19. Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí lành mạnh cho thanh niên, nhất là ở các khu công nghiệp, vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Nâng cao hiệu quả các nội dung công tác phối hợp giữa Chính phủ với Trung ương Đoàn. Trong đó, các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục cụ thể hóa Quy chế phối hợp vào chương trình công tác hằng năm, các nghị quyết, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Các Bộ, ngành tăng cường phối hợp, hỗ trợ Đoàn Thanh niên đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình, nhiệm vụ được giao. Hoàn thành việc ký quy chế phối hợp giữa Ủy ban nhân dân các tỉnh với Ban Chấp hành Đoàn cùng cấp ở các địa phương còn lại. III. VỀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT 1. Về việc không sáp nhập các cung thiếu nhi, nhà thiếu nhi với các đơn vị sự nghiệp có chức năng không tương đồng: Để bảo đảm tính thống nhất trong việc sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc khối Đảng, Đoàn thể quản lý, Trung ương Đoàn báo cáo Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn việc sắp xếp cung thiếu nhi, nhà thiếu nhi để đảm bảo phù hợp với quy định tại Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị Trung ương 6 Khóa XII. 2. Về sửa đổi Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ theo hướng đảm bảo sự thông suốt từ Trung ương tới cơ sở theo điều lệ của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam: Bộ Nội vụ khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 126/TB-VPCP ngày 05 tháng 4 năm 2019, có văn bản trả lời Trung ương Đoàn. 3. Về ban hành Chương trình tín dụng ưu đãi hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp qua các ngân hàng thương mại: Trung ương Đoàn và các cơ quan liên quan thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 426/VPCP-KTTH ngày 15 tháng 01 năm 2020. 4. Về áp dụng cơ chế đặc thù sử dụng Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của Báo Thanh niên để đầu tư xây dựng Trung tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp: Trung ương Đoàn báo cáo cụ thể về cơ cấu nguồn vốn và tính khả thi của phương án huy động nguồn kinh phí từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước, cơ sở pháp lý của việc đề xuất sử dụng Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của Báo Thanh niên, bổ sung hoàn thiện Đề án, gửi Bộ Tài chính để chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. 5. Về phê duyệt Đề án “Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh thiếu nhi trên không gian mạng” và Đề án “Phòng, chống ma túy trong thanh thiếu niên”: Trung ương Đoàn khẩn trương hoàn thiện hồ sơ Đề án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. 6. Về việc Tổng kết chiến lược phát triển thanh niên giai đoạn 2011-2020 và Ban hành chiến lược phát triển thanh niên giai đoạn 2021-2030: Giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan và Trung ương Đoàn, Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam chuẩn bị tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược trong năm 2020; xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021-2030. 7. Về tổng kết 05 năm thực hiện Đề án tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 - 2020: Giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Trung ương Đoàn và các bộ, ngành tổ chức Hội nghị tổng kết 05 năm thực hiện Đề án tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 - 2020. 8. Về xây dựng Đề án “Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện nhiệm vụ đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em giai đoạn 2020 - 2030”: Trung ương Đoàn xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em và giám sát việc thực hiện quyền trẻ em theo quy định của Luật Trẻ em năm 2016. 9. Về đề nghị trong mục chi ngân sách nhà nước của Đại sứ quán Việt Nam có mục chi cho các hoạt động hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam, nhất là cho công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên Việt Nam ở nước ngoài: Đồng ý về chủ trương; giao Bộ Tài chính nghiên cứu, xử lý kiến nghị, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. 10. Về chủ trương thành lập Chương trình Sáng kiến thanh niên vì cộng đồng: Trung ương Đoàn phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện lồng ghép với các hoạt động hiện nay, đồng thời, khai thác các nguồn kinh phí (ngân sách nhà nước, nguồn kinh phí huy động...) để thực hiện theo quy định. 11. Về bố trí nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 để đầu tư hệ thống huấn luyện kỹ năng, thực hành xã hội và hoạt động dã ngoại cho thanh thiếu niên Việt Nam; các bộ, ngành và các địa phương tăng cường hỗ trợ trang thiết bị, nâng cấp cơ sở vật chất cho các đơn vị có chức năng về huấn luyện kỹ năng, thực hành xã hội và hoạt động dã ngoại cho thanh thiếu niên hiện đang hoạt động: Căn cứ nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2025 được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Trung ương Đoàn xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xem xét, tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền theo quy định. 12. Về kéo dài thời gian miễn thuế ở mức thích hợp hoặc áp dụng thuế suất ưu đãi cho doanh nghiệp khởi nghiệp; xây dựng chính sách ưu đãi thuế hỗ trợ gián tiếp cho khởi nghiệp thông qua ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc thu nhập cá nhân cho nhà đầu tư khi tham gia đầu tư vào khởi nghiệp. Chính sách thuế này có thể áp dụng riêng cho thanh niên tham gia khởi nghiệp (từ 30 tuổi trở xuống): Giao Bộ Tài chính chủ trì, làm việc với Trung ương Đoàn để làm rõ các nội dung kiến nghị cụ thể trong lĩnh vực thuế; trên cơ sở đó xem xét, xử lý theo quy định; trường hợp vượt thẩm quyền báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. 13. Về xây dựng chính sách riêng biệt cho dòng vốn đầu tư khởi nghiệp sáng tạo: Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu ý kiến của Trung ương Đoàn, hoàn thiện dự thảo Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị giai đoạn 2021 - 2025, khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. 14. Về đề nghị lấy ý kiến trực tiếp từ cộng đồng khởi nghiệp nhằm sửa đổi, hoàn thiện các quy định trong Nghị định 38/2018/NĐ-CP để ra đời các Quỹ hỗ trợ vốn mồi hỗ trợ trực tiếp cho các dự án có kỳ vọng Kỳ Lân: Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan và Trung ương Đoàn rà soát các quy định tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, Nghị định số 38/2018/NĐ-CP và các văn bản pháp luật liên quan để xem xét, có hướng xử lý phù hợp, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của các nhà đầu tư cá nhân, trình các cấp có thẩm quyền theo quy định. 15. Về nghiên cứu hoàn thiện khung pháp lý về thành lập, vận hành cơ sở ươm tạo; xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi khuyến khích thành lập và phát triển vườn ươm, nhất là các chính sách hỗ trợ về tài chính. Đẩy mạnh, mở rộng mạng lưới liên kết các đơn vị tham gia vườn ươm; lồng ghép có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế tư nhân, doanh nghiệp với các chương trình phát triển vườn ươm: Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan liên quan, trong quá trình xây dựng Nghị định quy định cơ chế, chính sách ưu đãi và khuyến khích đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia, trong đó chú trọng các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các Trung tâm đổi mới sáng tạo, cơ sở ươm tạo, các ngành, lĩnh vực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, phát triển công nghệ, báo cáo Chính phủ theo quy định. 16. Về đề nghị đào tạo khởi nghiệp như môn học tự chọn trong trường (từ lớp 7): Giao Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, xây dựng tài liệu giáo dục, hoạt động liên quan đến giáo dục khởi nghiệp, quản lý tài chính phù hợp với tâm lý, nhận thức học sinh, lồng ghép trong một số môn học trong nhà trường. 17. Về đề nghị Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam là cơ quan tham mưu cho Chính phủ các vấn đề liên quan đến thanh niên và công tác thanh niên: Ủy ban quốc gia về Thanh niên Việt Nam và Bộ Nội vụ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội để hoàn thiện dự án Luật Thanh niên (sửa đổi) theo hướng phân định rõ nội dung về quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ với Ủy ban quốc gia về Thanh niên Việt Nam, đảm bảo điều kiện tốt nhất để chăm lo, phát huy vai trò của thanh niên trong các lĩnh vực đời sống xã hội; giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Trung ương Đoàn nghiên cứu, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bảo đảm phù hợp với các chủ trương của Đảng và Nghị quyết của Quốc hội khi hoàn thiện dự thảo Luật Thanh niên (sửa đổi) trình Quốc hội. Văn phòng Chính phủ thông báo để Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các Bộ, ngành, cơ quan liên quan, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương biết, thực hiện./.
1695233506420.84.parquet/87925
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506420.84.parquet", "ppl": 83.5, "token_count": 25476, "url": "https://luatvietnam.vn/hanh-chinh/thong-bao-148-tb-vpcp-2020-ket-luan-ket-qua-phoi-hop-giua-chinh-phu-voi-trung-uong-doan-185838-d6.html" }
Đó là một trong những nội dung từ dự thảo Luật Quảng cáo của Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch được bàn đến nhiều trong Hội nghị lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Luật Quảng cáo hôm 26/11.<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> Được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định phân công cho chủ trì soạn thảo dự án Luật, Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Bộ Tư pháp, Bộ Công thương, Bộ Thông tin và Truyền thông thành lập ban soạn thảo xây dựng ra bộ Luật này. Với mục đích tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người quảng cáo và được quảng cáo, dự thảo mới của Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch đưa ra đã có nhiều điểm thay đổi đáng chú ý. Cụ thể, dự thảo đã đưa ra một số quy định mới đối với quảng cáo trên báo điện tử như: Tất cả các quảng cáo sẽ không được đăng trên trang chủ (trang nhất); Quảng cáo không được vượt quá 10% diện tích, trừ chuyên trang quảng cáo; Diện tích quảng cáo chỉ được đặt ở bên trái hoặc bên phải khuôn hình của báo, không được vượt quá 10% khuôn hình các chuyên trang của báo. Nếu cơ quan báo chí có nhu cầu quảng cáo vượt quá 10% diện tích phải xin phép ra chuyên trang quảng cáo. Cùng với những quy định về quảng cáo trên báo điện tử, dự thảo còn đưa ra những quy định về việc quảng cáo trên báo nói, báo hình. Theo đó, báo nói, báo hình sẽ được quảng cáo không quá 5% thời gian phát sóng của 1 kênh phát thanh, 1 kênh truyền hình trong 1 ngày trừ kênh hệ chuyên quảng cáo; Các chương trình không được quảng cáo xen giữa là: Chương trình thời sự; các chương trình có thời lượng phát sóng dưới 15 phút; Các chương trình có thời lượng phát sóng từ 15 đến 30 phút được quảng cáo 1 lần, đến 60 phút được quảng cáo hai lần và từ trên 60 phút được quảng cáo 3 lần với mỗi lần không quá 5 phút… Ngoài ra, dự Luật còn đưa ra nhiều quy định về những hành vi bị nghiêm cấm quảng cáo một số hàng hoá, dịch vụ như:Thuốc lá; rượu có độ còn từ 30 độ trở lên; đánh bạc hoặc các trò chơi có thưởng dưới hình thức đánh bạc; các sản phẩm thay thế sữa mẹ, bình bú và vú ngậm giả dùng cho trẻ từ khi sinh cho đến sáu tháng tuổi… Ngoài những quy định trên, hội thảo còn lấy ý kiến về những quy định về hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo; các phương tiện được quảng cáo; quy định về vần đế xoá bỏ cấp phép thực hiện quảng cáo đối với phương tiện bảng, biển, băng rôn và những quy định đảm bảo cho việc hậu kiểm một cách hiệu quả; quy định về hoạt động quảng cáo có yếu tố nước ngoài. Tất cả những vấn đề được nêu trên sẽ được Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch tiếp tục đem ra lấy ý kiến chung để góp phần sửa đổi hoàn thiện và trình lên Quốc hội vào tháng 5/2009.
1695233506420.84.parquet/116099
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506420.84.parquet", "ppl": 136.4, "token_count": 12634, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-van-ban-moi/du-thao-luat-quang-cao-bao-dien-tu-khong-duoc-dang-quang-cao-tren-trang-chu-186-4781-article.html" }
Không chỉ có căn cước công dân mà mới đây còn xuất hiện cả căn cước thú cưng. Với hơn 100.000 đồng các “sen” đã có ngay một chiếc thẻ căn cước cho “boss” của mình. Làm căn cước thú cưng có vi phạm pháp luật? Chỉ với một vài thao tác đơn giản là có thể tìm được một địa chỉ nhận làm căn cước thú cưng cho chó, mèo, rùa… Chiếc thẻ này rất giống với thẻ Căn cước công dân, cũng có đầy đủ các thông tin: Họ và tên; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Quốc tịch; Đặc điểm nhận dạng… nhưng là của thú cưng. Theo Điều 3 Luật Căn cước công dân 2014, căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhận dạng của công dân được cấp cho công dân Việt Nam theo trình tự, thủ tục quy định. Thẻ Căn cước công dân được triển khai cấp thay thế cho chứng minh nhân dân trước đây. Đây là một loại giấy tờ quan trọng sẽ theo mỗi công dân suốt cả cuộc đời, tại khoản 7 Điều 7 Luật Căn cước công dân nghiêm cấm hành vi làm sai lệch nội dung thẻ Căn cước công dân. Căn cước thú cưng - Làm cho vui coi chừng bị phạt thật (Ảnh minh họa) Có thể thấy tấm thẻ căn cước thú cưng đang làm sai lệch nội dung thẻ Căn cước công dân bởi những lý do sau: Thay đổi quốc huy của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, xung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khoản 2 Điều 13 Hiến pháp năm 2013). Những tấm thẻ căn cước thú cưng thay hình đầu con vật vào vị trí của Quốc huy. Sử dụng hình ảnh thú cưng thay cho hình ảnh công dân Theo Điều 18 Luật Căn cước công dân, Quốc huy và ảnh của công dân được in màu trực tiếp trên mặt trước thẻ Căn cước công dân. Do đó, việc sử dụng ảnh con vật gắn trên thẻ căn cước thú cưng là hành vi làm sai lệch nội dung thẻ căn cước công dân. Làm căn cước thú cưng có bị xử phạt? Việc làm căn cước thú cưng đơn thuần xuất phát từ tình yêu thương động vật của các “sen”, xem thú cưng như một thành viên của gia đình mà không lường trước được hệ quả của hành vi đó. Đây là một hành vi trái pháp luật nhưng hiện nay chưa có văn bản quy định mức xử phạt đối với hành vi làm căn cước cho thú cưng. Tuy nhiên, nếu hành vi này được thực hiện nhằm mục đích cố ý xúc phạm Quốc huy thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 351 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 về Tội xúc phạm Quốc huy.
1695233506420.84.parquet/116424
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506420.84.parquet", "ppl": 133.7, "token_count": 12192, "url": "https://luatvietnam.vn/hanh-chinh/can-cuoc-thu-cung-570-21814-article.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Số hiệu: 649/QĐ-TTg Ngày đăng công báo: Đang cập nhật Loại văn bản: Quyết định Người ký: Hoàng Trung Hải Ngày ban hành: 06/05/2014 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật Áp dụng: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: Chính sách TÓM TẮT VĂN BẢN Năm 2050, Thành phố Huế là 1 trong 6 đô thị cấp quốc gia Nhằm xây dựng Thành phố Huế và khu vực định hướng phát triển, mở rộng đô thị trở thành khu vực đô thị trung tâm của đô thị Thừa Thiên Huế trong tương lai, sao cho đến năm 2050, phát triển Thành phố Huế thành 01 trong 06 đô thị cấp quốc gia trong hệ thống đô thị Việt Nam, là 01 trong 03 thành phố di sản của Đông Dương với tư cách là “Thành phố Festival, trung tâm du lịch văn hóa đặc sắc của châu Á”..., ngày 06/05/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 649/QĐ-TTg phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Huế đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Phạm vi lập điều chỉnh quy hoạch bao gồm Thành phố Huế hiện có (70,99 km2) và khu vực định hướng phát triển, mở rộng đô thị thuộc phạm vi của các thị xã Hương Thủy, Hương Trà và một phần huyện Phú Vang (thị trấn Thuận An và các xã lân cận) với diện tích khoảng 348,54 km2.
1695233506420.84.parquet/125398
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506420.84.parquet", "ppl": 176.5, "token_count": 47712, "url": "https://luatvietnam.vn/chinh-sach/quyet-dinh-649-qd-ttg-thu-tuong-chinh-phu-86562-d1.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 6686-2:2007 ISO 13366-2:2006 SỮA – ĐỊNH LƯỢNG TẾ BÀO XÔMA – PHẦN 2: HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH MÁY ĐẾM HUỲNH QUANG ĐIỆN TỬ Milk – Enumeration of somatic cells –Part 2: Guindance on the operation of fluoro-opto-electronic counters Lời nói đầu TCVN 6686-2:2007 thay thế TCVN 6686-2:2000; TCVN 6686-2:2007 hoàn toàn tương đương với ISO 13366-2:2006; TCVN 6686-2:2007 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F 12 Sữa và sản phẩm sữa biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. TCVN 6686 (ISO 13366) Sữa – Định lượng tế bào xôma bao gồm các phần sau: - TCVN 6686 – 1: 2000 (ISO 13366-1: 1997) Phương pháp dùng kính hiển vi (Phương pháp chuẩn); - TCVN 6686 – 2: 2007 (ISO 13366-2:2006) Hướng dẫn vận hành máy đếm huỳnh quang điện tử. SỮA – ĐỊNH LƯỢNG TẾ BÀO XÔMA – PHẦN 2: HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH MÁY ĐẾM HUỲNH QUANG ĐIỆN TỬ Milk – Enumeration of somatic cells –Part 2: Guindance on the operation of fluoro-opto-electronic counters 1. Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn này đưa ra hướng dẫn về điều kiện vận hành máy đếm tế bào xôma trong sữa nguyên liệu và sữa được bảo quản bằng hóa chất, sử dụng máy đếm tế bào xôma huỳnh quang điện tử, trong đó sử dụng kỹ thuật đĩa quay hoặc đo mật độ lưu lượng tế bào trong vùng đếm. Hướng dẫn này có thể áp dụng để đếm tế bào xôma trong sữa bò nguyên liệu. Hướng dẫn này cũng có thể áp dụng cho sữa nguyên liệu được lấy từ các loại động vật khác như dê, cừu và trâu, nếu đáp ứng được các qui định. 2. Tài liệu viện dẫn Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi. TCVN 6686-1 (ISO 13366-1) Sữa – Định lượng tế bào xôma – Phần 1: Phương pháp dùng kính hiển vi (Phương pháp chuẩn). ISO 8196-1, Milk – Definition and evaluation of the overall accuracy of indirect methods of milk analysis – Part 1: Analytical attributes of indirect methods (Sữa – Định nghĩa và đánh giá độ chính xác tổng thể của các phương pháp phân tích gián tiếp – Phần 1: Thuộc tính phân tích của các phương pháp gián tiếp) ISO 8196-2, Milk – Definition and evaluation of the overall accuracy of indirect methods of milk analysis – Part 2: Calibration and quality control in the dairy laboratory (Sữa – Định nghĩa và đánh giá độ chính xác tổng thể của các phương pháp phân tích gián tiếp – Phần 2: Hiệu chuẩn và kiểm tra chất lượng trong phòng thử nghiệm sữa). ISO Guide 34, General requirements for the competence of reference material producers (ISO Hướng dẫn 34, Yêu cầu chung về năng lực của các nhà sản xuất mẫu chuẩn). ISO Guide 34-1, Proficiency testing by interlaboratory comparisions – Part 1: Development and operation of proficiency testing schemes (ISO Hướng dẫn 43-1, Phần 1: Xây dựng và thực hiện kế hoạch thử nghiệm thành thạo). 3. Thuật ngữ và định nghĩa Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong ISO 8196-1, ISO 8196-2 và các thuật ngữ, định nghĩa sau đây: 3.1. Phương pháp chuẩn (Reference method) Phương pháp được mô tả trong TCVN 6686-1 (ISO 13366-1) về đếm tế bào xôma. 3.2. Tế bào xôma (Somatic cells) Các tế bào cho thấy có cường độ huỳnh quang mạnh hơn do việc nhuộm ADN trong nhân tế bào. CHÚ THÍCH: Số lượng tế bào xôma được biểu thị bằng số tế bào trong một mililit. 4. Nguyên tắc Các máy đếm huỳnh quang điện tử có các chức năng hấp thu thuốc thử và mẫu thử, vùng trộn và vùng đếm. Trong vùng trộn, mẫu thử được trộn với dung dịch đệm và dung dịch thuốc nhuộm. Một phần của hỗn hợp tạo thành được chuyển sang vùng đếm và đặt vào tấm tiêu điểm. Mỗi một hạt đã nhuộm màu được quan sát bằng kính hiển vi huỳnh quang tạo ra xung điện, được lọc, khuếch đại và ghi lại. Sự phân bố chiều cao xung tạo ra được xử lý điện tử, nhờ đó mà phân biệt được sự khác nhau giữa các tín hiệu ồn và các xung tạo ra do các tế bào xôma đã nhuộm. Mức độ phân biệt có thể ổn định hoặc không ổn định. Trong vùng trộn mẫu, các thể tích mẫu thử và dung dịch đệm/dung dịch nhuộm màu được lấy theo liều lượng được kiểm soát chặt. Việc trộn có thể được thực hiện trong cốc, khoang trộn, ly tâm, ống mẫu hoặc ống dẫn vào cuvet dòng chảy. Trong vùng đếm, có thể sử dụng cách đếm đĩa hoặc đếm lưu lượng. Trong trường hợp đếm đĩa, một lớp màng mỏng hỗn hợp được đưa qua ống phun vào đỉnh đĩa quay theo phương thẳng đứng. Đối với kính hiển vi huỳnh quang thì bề mặt quay này hoạt động giống như tấm tiêu điểm chuyển động. Khi sử dụng cách đo lưu lượng tế bào, thì phần hỗn hợp được đặt vào dòng dịch lỏng bao quanh trong cuvet với tốt độ cao. Do gia tốc quay mà hỗn hợp tạo thành một sợi dây mà trong đó các tế bào xôma hội tụ và xếp thành hàng thẳng. Sợi này sau đó được đi qua vật kính hiển vi huỳnh quang. Trong một số thiết bị, trong vùng đếm có hai kênh. Về mặt đảm bảo chất lượng phân tích, thì tình huống như thế cần được coi là tương đương với hai bộ phận riêng rẽ, nên khi đánh giá cần thực hiện riêng biệt cho từng kênh. 5. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phép đo 5.1. Chai đựng mẫu Chai đựng mẫu phải phù hợp với mục đích sử dụng, nghĩa là vận chuyển các mẫu thử từ điểm lấy mẫu đến phòng thử nghiệm mà không làm thất thoát hoặc hư hỏng. Chú ý sao cho chia đựng mẫu phải kín và có thể tích trống thích hợp phía trên chai. Thể tích trống quá lớn có thể tạo cream; thể tích trống quá nhỏ có thể gây khó khăn khi trộn. 5.2. Lấy mẫu 5.2.1. Khái quát Dụng cụ lấy mẫu (nghĩa là chai đựng mẫu, cốc có mỏ và dụng cụ lấy mẫu) phải khô và sạch. Khi sử dụng dụng cụ lấy mẫu tự động, thì chúng phải được đánh giá thích hợp. Tốt nhất là sau khi lấy mẫu, mẫu thử được làm lạnh ngay đến nhiệt độ từ 0 °C đến 6 °C và giữ ở nhiệt độ này cho đến khi bắt đầu đếm (xem 5.4) hơn là bảo quản. Tránh làm kết đông. Nếu cần thiết phải bảo quản, thì các phương pháp thích hợp để bảo quản mẫu thử bằng hóa chất được mô tả trong 5.3. 5.2.2. Mẫu sữa gộp chung Trộn kỹ mẫu sữa nguyên liệu gộp chung. Khi khuấy trộn không đủ thì các tế bào xôma sẽ tập trung ở các lớp phía trên và các lớp phía dưới. 5.2.3. Mẫu sữa từ các động vật riêng lẻ Việc giải phóng các tế bào xôma trong quá trình lấy sữa là không đều. Để có kết quả đếm đại diện cho toàn bộ quá trình lấy sữa, thì điều cơ bản là phải thu được mẫu đại diện. Để chẩn đoán, thì có thể chỉ cần đến mẫu của một công đoạn lấy sữa. 5.3. Bảo quản Nếu cần phải bảo quản mẫu thử bằng hóa chất, thì bảo quản (5.2.1) càng sớm càng tốt, nhưng phải trong vòng 24 h sau khi lấy mẫu. Trong mọi trường hợp, mẫu thử phải được giữ lạnh (0 °C đến 6 °C) cho đến khi được bổ sung chất bảo quản. Các chất bảo quản thích hợp như sau: a) Axit boric: nồng độ cuối cùng có trong mẫu không được vượt quá 0,6 g/100 ml. Các mẫu được bảo quản như thế có thể bảo quản tiếp 24 h ở 6 °C đến 12 °C. b) Natri azit: nồng độ cuối cùng có trong mẫu không được vượt quá 0,024 g/100 ml. Các mẫu được bảo quản như thế có thể bảo quản tiếp 72 h ở 2 °C đến 10 °C. c) Bronopol (2-bromo-2-nitro-1,3-propandiol): nồng độ cuối cùng có trong mẫu không được vượt qúa 0,05 g/100 ml. Các mẫu được bảo quản như thế có thể bảo quản tiếp 6 ngày ở 2 °C đến 12 °C. d) Kali dicromat: nồng độ cuối cùng có trong mẫu không được vượt quá 0,2 g/100 ml. Các mẫu được bảo quản như thế có thể bảo quản tiếp 6 ngày ở 2 °C đến 12 °C. Các vết màu đi kèm cho thấy thích hợp là: - Parent Blue V, có nồng độ cuối cùng trong mẫu thử đến 0,15 mg/100 ml, - Yellow Orange S (E110), có nồng độ cuối cùng trong mẫu thử đến 1 mg/100 ml và - Hỗn hợp của Patent Blue V và Eosin B, có nồng độ cuối cùng trong mẫu thử đến 0,03 mg/100 ml và 0,45 mg/100 ml, tương ứng. Có thể sử dụng các chất bảo quản và các vết màu khác với điều kiện là tính hiệu lực và các điều kiện sử dụng đã được đánh giá đầy đủ. Trong mọi trường hợp, trước khi sử dụng cần đánh giá đúng sự có mặt chất gây nhiễu thiết bị đếm. Trong các trường hợp khi các máy đếm tế bào huỳnh quang điện tử được kết hợp với máy phân tích sữa để đo các thành phần mẫu thử khác, thì chú ý rằng các chất bảo quản và các vết màu không ảnh hưởng đến kết quả đếm. 5.4. Bảo quản và vận chuyển mẫu Các mẫu thử chưa bảo quản cần được giữ ở 0 °C đến 6 °C và phải được đếm trong 96 h sau khi lấy mẫu. Không làm kết đông mẫu thử. Bảo quản ở nhiệt độ cao hơn và/hoặc lâu hơn khoảng thời gian đã định có thể cho các số đếm không đại diện. Việc đo các mẫu sau khi cấp đông và rã đông có thể làm cho số đếm thấp đi (10 % đến 20 %). Thời gian các mẫu để ở trạng thái đóng băng và kiểu rã đông có thể ảnh hưởng đến kết quả đếm. 5.5. Chất gây nhiễu Tránh sử dụng các chất gây nhiễu trong khi đếm. Các chất được biết là gây nhiễu thiết bị đếm là: a) Các chất bảo quản và các vết màu ở nồng độ cao hơn qui định trong 5.3 và b) Xanh metylen ở nồng độ cao, ví dụ: > 0,06 mg/100 ml. 5.6. Chất lượng mẫu phân tích Việc phá vỡ các tế bào xôma (phân giải) sẽ làm tăng các mảnh tế bào nhỏ hơn. Mật độ thấp hơn của huỳnh quang sau khi nhuộm các hạt này gây nên thay đổi phân bố chiều cao xung sang bên trái. Điều này cản trở việc phân biệt các xung tiếng ồn và dẫn đến số đếm thấp đi. CHÚ THÍCH: Trong một số kiểu loại thiết bị, có sẵn các điểm đặc trưng để đánh giá vị trí và hình dạng phân bố chiều cao xung. Xem các hướng dẫn có liên quan và chỉ dẫn của nhà sản xuất. Sau khi xử lý các mẫu có vấn đề, cần kiểm tra và làm sạch đường dòng chảy. Cần kiểm tra chức năng của thiết bị trước khi sử dụng tiếp. Các mẫu thử có vấn đề có thể là: a) các mẫu sữa lấy từ vú động vật bị nhiễm bệnh nặng, nghĩa là có vón cục, b) các mẫu sữa có tạp chất bẩn, c) các mẫu sữa có số lượng hồng cầu cao, d) sữa non, e) sữa ở cuối thời kì tiết sữa và f) sữa bị chua. Tránh phân tích các mẫu có vấn đề, nếu có thể. 5.7. Hóa chất được sử dụng Tất cả các thuốc thử được sử dụng phải là loại phân tích và có chất lượng dùng cho phân tích vi sinh. Nước được sử dụng phải là nước đã loại khoáng (độ dẫn điện < 10 µS/cm) hoặc nước có độ tinh khiết tương đương. Chuẩn bị các dung dịch làm việc, thời gian bảo quản tối đa và các yêu cầu về bảo quản theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Các điều kiện liên quan đến sử dụng và thải bỏ các hóa chất đã sử dụng và nước thải phải tuân thủ quy định. 5.8. Điều kiện thiết bị 5.8.1. Các điểm chung cần lưu ý là: a) chức năng của máy trộn và máy khuấy, b) khả năng nhiễu tại điểm lấy mẫu và trong hệ thống dòng chảy do sự cản trở của tạp chất, các mảng hoặc khối tắc nghẽn trong máy trộn và trong bộ phận ủ ấm và c) điều kiện và chức năng nguồn ánh sáng và bộ phận nhân bản, kết quả thu được và chất lượng tín hiệu. 5.8.2. Với máy đếm đĩa tế bào, các điểm cụ thể cần chú ý là: a) vị trí màng trên đĩa quay, b) độ sạch của tấm tiêu điểm và chức năng của miếng xốp làm sạch; thay miếng xốp đúng lúc là cần thiết và c) xả hết bình thu nhận dịch đã tráng rửa đúng cách. 5.8.3. Điểm chú ý cụ thể đối với các máy đếm dòng tế bào là sự khác nhau về đặc điểm của sợi mẫu trong cuvet dòng và dòng chất lỏng bao quanh. Một số nhà sản xuất thiết bị đưa ra chương trình đặc biệt để kiểm tra điều này, do đó phải chỉ rõ các giải pháp hợp lý trong trường hợp sai lệch. 5.9. Hệ số làm việc Hệ số làm việc là số lượng mà qua đó số lượng tế bào xôma thực tế đếm được bằng thiết bị được nhân lên để đạt được số đếm tế bào xôma của mẫu thử. Về lý thuyết, các đặc trưng về độ chụm và độ đúng cần thu được từ hệ số làm việc thấp hơn. 5.10. Thể tích thử nghiệm Tỷ lệ đúng giữa thể tích dung dịch đệm/dung dịch thuốc nhuộm và thể tích mẫu thử là yếu tố cần thiết cho việc đếm đúng. 6. Hiệu chuẩn 6.1. Chất chuẩn 6.1.1. Khái quát Các chất chuẩn cần được tạo ra trong các điều kiện được kiểm soát nghiêm ngặt; nghĩa là thực hiện với hệ thống đảm bảo chất lượng và thực hiện các yêu cầu được liệt kê trong ISO Guide 34. Các chất chuẩn có thể là: a) các chất chuẩn đã được chứng nhận (CRMs) do tổ chức chính thức được công nhận cung cấp, b) các chất chuẩn thứ cấp (SRMs) do nhà cung cấp bên ngoài cung cấp, hoặc c) các chất chuẩn nội bộ (IRMs) do phòng thử nghiệm tự tạo, do đó việc truy nguyên được tuân theo CRMs, SRMs hoặc theo các nghiên cứu thành thạo liên phòng thử nghiệm, CHÚ THÍCH: Các CRMs để đếm tế bào xôma là không có sẵn. Các ví dụ của các nhà sản xuất thích hợp về chuẩn bị IRMs được liệt kê dưới đây. Các IRMs có thành phần càng giống với thành phần của sữa tự nhiên càng tốt. 6.1.2 Chuẩn bị các mẫu hiệu chuẩn 6.1.2.1 Chuẩn bị bằng cách thêm huyền phù bạch cầu bò a) Trộn 1000 ml sữa tiệt trùng hoặc sữa xử lí bằng UHT có số đếm tế bào xôma thấp với 1 ml polypropylen 2000 và 0,4 g bronopol. b) Thêm một lượng cần thiết huyền phù bạch cầu thích hợp vào các phần khác nhau của hỗn hợp để thu được một phạm vi đếm thích hợp. 6.1.2.2. Chuẩn bị bằng vi lọc a) Thu lấy sữa tươi và thêm bronopol đến phần khối lượng cuối cùng là 0,02 %. b) Tách chất béo của sữa trong bộ tách cream đến khi thu được chất béo nhỏ hơn 0,1 % phần khối lượng. c) Cô đặc sữa đã tách chất béo 20 lần bằng cách sử dụng vi lọc trên màng có cỡ lỗ 0,8 µm, tạo ra một phần có hàm lượng tế bào cao (HCM) và một phần có hàm lượng tế bào thấp (LCM). d) Trộn cream, HCM và LCM theo các lượng cần thiết để thu được 5 phần đến 8 phần sữa với chất béo chiếm 3,5 % phần khối lượng và có các mức khác nhau của số đếm tế bào bao trùm phạm vi đếm quan tâm. 6.1.2.3. Chuẩn bị bằng ly tâm a) Thu lấy sữa tươi và bronopol đến phần khối lượng cuối cùng là 0,02 %. b) Lọc dung dịch sữa thu được qua bộ lọc bằng kim loại có cỡ lỗ 0,5 mm. c) Tách chất béo sữa đã lọc bằng cách cho ly tâm ở gia tốc quay 40 g trong 10 min để thu được cream, sữa gầy và một viên nhỏ. d) Trộn sữa gầy và viên nhỏ theo các lượng cần thiết để thu được 5 phần đến 8 phần sữa có các mức khác nhau về số đếm tế bào bao trùm phạm vi đếm cần quan tâm. e) Bổ sung cream sao cho thu được các phần có chất béo là 3,3 % ± 0,3 % phần khối lượng, nếu cần. f) Tách các phần thu được thành các mẫu riêng lẻ và gia nhiệt ở 120 °C và áp suất 105 Pa trong 3 min. 6.1.3. Chỉ định các giá trị đối chứng Các giá trị đối chứng cần được xác định bằng phân tích kép sử dụng phương pháp chuẩn qui định trong TCVN 6686-1 (ISO 13366-1), tốt nhất là thực hiện trong hai phòng thử nghiệm khác nhau. Việc đếm kép đồng thời với các mẫu hiện chuẩn bằng phương pháp đo bằng máy, được hiệu chuẩn chính xác bằng bộ mẫu hiệu chuẩn trước vẫn còn hiệu lực, có thể đóng vai trò hỗ trợ có giá trị trong việc ngăn chặn các dao động trong các mức đếm qua thời gian. Sự tương hợp hoàn toàn cần có được thường xuyên; đó là chênh lệch tối đa giữa các kết quả của phương pháp chuẩn và số đếm thu được bằng máy đối với các mẫu hiệu chuẩn riêng lẻ nhỏ hơn 10 %. Khi đó, các giá trị thu được bằng phương pháp chuẩn và các số đếm được bằng máy có thể kết hợp, do đó kết quả của phương pháp chuẩn cần phải tính đến cả hệ số trọng lượng ít nhất 0,5 trong giá trị đối chứng đã chỉ định. Trong trường hợp kết quả đếm mẫu thử được sử dụng để kiểm tra các giới hạn chính thức, thì việc phê chuẩn từ cơ quan có thẩm quyền cần hướng tới qui trình chỉ định các giá trị đối chứng. 6.1.4. Điều kiện bảo quản và thời gian lưu giữ Điều kiện bảo quản và thời gian lưu giữ chất chuẩn đã chuẩn bị phải được đánh giá đúng. Thời hạn một tháng được coi là tối thiểu. Khi được bảo quản bằng hóa chất, việc chỉ định cần tìm ra chủng loại và nồng độ chất bảo quản dùng cho các mẫu thử (xem 5.3). 6.2. Qui trình hiệu chuẩn 6.2.1. Hiệu chuẩn Trước khi hiệu chuẩn, cần chắc chắn rằng thiết bị được vận hành đúng và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu liên quan đến kiểm tra mẫu trắng (9.1), ảnh hưởng của việc mang sang (9.2), tỷ lệ thể tích (9.3) và độ lặp lại (9.6). Tính chất hồi qui tuyến tính có thể được áp dụng cho các mục đích hiệu chuẩn. Áp dụng qui trình hiệu chuẩn theo ISO 8196-2, sử dụng ít nhất năm mẫu hiệu chuẩn bao trùm phạm vi các số đếm tế bào xôma có liên quan. Các giá trị biểu thị về các phạm vi đếm tế bào xôma có liên quan của các mẫu hiệu chuẩn được đưa ra trong bảng 1. Bảng 1 – Các giá trị biểu thị về các phạm vi hiệu chuẩn có liên quan Loại sữa Phạm vi Tế bào/ml Sữa bò (của cả đàn) Từ 100000 đến 1000000 Sữa bò (của từng con vật) Từ 100000 đến 2000000 Sữa dê Từ 200000 đến 2000000 Sữa cừu Từ 100000 đến 2000000 Sữa trâu Từ 100000 đến 2000000 Việc hiệu chuẩn cần được kiểm tra ít nhất một tháng một lần. 6.2.2. Kiểm tra độ tuyến tính Mối liên quan giữa các số đọc của thiết bị và các giá trị đối chứng cần phải tuyến tính trong phạm vi đo có liên quan của số đếm tế bào xôma. Sai lệch khỏi tuyến tính có thể xuất phát từ các tín hiệu không đặc thù và tác động ngẫu nhiên. Trước hết là kiểm tra độ tuyến tính theo bề ngoài bằng cách sử dụng các con số thích hợp sao cho thu được một bức tranh rõ nét về hình đạng của mối quan hệ. Khi có bằng chứng về sự trệch khỏi tuyến tính, thì sử dụng thông số định lượng như phép kiểm tra để nhận dạng mà không quan tâm đến chiều hướng quan sát được có thể chấp nhận được hay không. Để thực hiện điều đó, có thể sử dụng sữa có số đếm tế bào cao đã được pha loãng hàng loạt với sữa có số đếm thấp, tạo thành một dãy ít nhất năm mẫu bao trùm dải nồng độ. Đo sữa có số đếm cao và sữa có số đếm thấp theo điều 8 ít nhất là bốn lần giống nhau và tính kết quả trung bình cho từng mẫu. Tính các giá trị đối với mẫu trung gian từ tỷ lệ hỗn hợp trên mẫu đã dùng đưa đến giá trị mong đợi đối với mỗi mẫu. sau đó, đo tất cả các mẫu theo điều 8 ít nhất là bốn lần giống nhau và tính kết quả trung bình cho từng mẫu, tương đương với giá trị đo được đối với một mẫu. Sử dụng hồi qui tuyến tính với các giá trị dự đoán trên mẫu trên trục x và các giá trị đo được trên mẫu trên trục y. Tính ei = yi – (bxi + a) từ đường hồi qui. Dựng đồ thị các giá trị ei (trục y) và các giá trị dự đoán (trục x). Việc kiểm tra bằng mắt thường các điểm thường sẽ cho đủ thông tin về độ tuyến tính của tín hiệu. Mọi điểm nằm ngoài sẽ dẫn đến loại bỏ kết quả và tính toán lại trước khi thử nghiệm tiếp. Khi được quan sát, độ cong có thể được biểu thị bằng tỷ số, rc, sử dụng công thức sau đây: Trong đó emax là giá trị số dư tối đa từ đường hồi qui; emin là giá trị số dư tối thiểu từ đường hồi qui; Mmax là giá trị trên đo được đối với loạt mẫu liên quan; Mmin là giá trị dưới đo được đối với loạt mẫu liên quan. Tỷ lệ rc, phải nhỏ hơn 2 %. Nếu giá trị này bị loại bỏ, thì có thể thu được hiệu suất tốt hơn bằng cách thực hiện các phép hiệu chuẩn riêng rẽ đối với các phạm vi đếm riêng biệt. CHÚ THÍCH: Nhìn chung, có thể kết hợp việc kiểm tra tuyến tính qui định với việc hiệu chuẩn. 7. Lấy mẫu Mẫu được gửi đến phòng thử nghiệm phải là mẫu đại diện. Mẫu không bị hư hỏng hoặc thay đổi chất lượng trong quá trình vận chuyển hoặc bảo quản. Các điểm cụ thể được liệt kê trong 5.2 đến 5.6. Việc lấy mẫu không qui định trong tiêu chuẩn này. Nên lấy mẫu theo TCVN 6400 (ISO 707). 8. Cách tiến hành Trước khi phân tích, mẫu thử (5.2.2 hoặc 5.2.3) cần được làm nóng từ từ đến 40 °C ± 3 °C và cần được trộn bằng cách đảo chiều hộp chứa mẫu. Mẫu thử có thể được giữ ở nhiệt độ phòng cho đến khi thử nghiệm, với điều kiện là các mẫu đó được thử nghiệm trong vòng 30 min khi đã đạt tới 40 °C ± 3 °C. Mẫu cần được trộn kỹ lại ngay trước khi thử nghiệm. Đo mẫu thử theo hướng dẫn của nhà sản xuất thiết bị. CHÚ THÍCH: Đối với một vài loại thiết bị, việc kéo dài thời gian đếm là tùy ý, trùng khớp với việc làm giảm hệ số làm việc (xem 5.9). Điều này có thể tăng độ lặp lại và độ chính xác của phép đo. 9. Kiểm tra hiệu suất trong vận hành thông thường 9.1. Kiểm tra mẫu trắng Kiểm tra mẫu trắng có nghĩa là kiểm tra sự nhiễm bẩn của đường ống trong toàn bộ thiết bị. Trước khi bắt đầu, cần kiểm tra mẫu trắng ít nhất năm lần. Giá trị trung bình không được vượt quá 3000 tế bào/ml và tất cả các kết quả riêng lẻ cần phải nhỏ hơn 8000 tế bào/ml. Trong phép thử thông thường, tối đa là sau 100 mẫu hoặc cứ sau 2 h cần tiến hành kiểm tra mẫu trắng. 9.2. Ảnh hưởng của việc mang sang Phần mẫu thử được lấy từ một mẫu thử có thể ảnh hưởng đến kết quả của mẫu tiếp sau đó. Ảnh hưởng của việc mang sang đó cần được kiểm tra ít nhất mỗi tháng một lần bằng cách đo ít nhất năm dãy mẫu thử có số đếm tế bào xôma ít nhất 750000/mililit, tiếp theo là hai mẫu trắng. Tính giá trị mang sang, CO bằng phần trăm, theo công thức sau đây: Trong đó B1 là số đọc được của mẫu trắng thứ nhất; B2 là số đọc được của mẫu trắng thứ hai; M là số đọc được của mẫu thử. Ảnh hưởng của việc mang sang phải nhỏ hơn 2 %. Nhìn chung, giá trị ảnh hưởng của việc mang sang tính được có thể được bù tự động khi thử nghiệm các mẫu thông thường. CHÚ THÍCH: Trong một vài loại thiết bị, ảnh hưởng của việc mang sang có thể xuất hiện giữa các mẫu không liên tiếp, ví dụ khi sử dụng bánh xe có các cốc ủ ấm. 9.3. Tỷ lệ giữa thể tích thuốc thử và thể tích mẫu thử Để đếm đúng, cần có một tỷ lệ thích hợp giữa các thể tích dung dịch đệm/thuốc nhuộm và mẫu sữa thử nghiệm. Điều này cần được kiểm tra thường xuyên đối với máy đếm tế bào đĩa quay. Đối với phép thử này, có thể sử dụng các chai hoặc các ống đã biết trước khối lượng chứa các thể tích dung dịch đệm/thuốc nhuộm và mẫu thử. Sau khi cân, tỷ lệ này có thể tính được. Tỷ lệ này cần thống nhất với giá trị qui định trong khoảng ± 5 %. 9.4. Kiểm tra thí điểm 9.4.1. Khái quát Phép đo các mẫu thí điểm với các giá trị sữa thí điểm ấn định là để kiểm tra sự ổn định của thiết bị trong thời gian ngắn. Sử dụng mẫu sữa thí điểm với các số đếm tế bào xôma trung bình và cao (> 2 x trung bình) trong phạm vi đếm có liên quan. 9.4.2. Sữa thí điểm Để thu được sữa thí điểm thích hợp, thì có thể áp dụng qui trình chuẩn bị chất chuẩn (xem 6.1). Một qui trình thay thế là lựa chọn các mẫu thử thích hợp từ các mẻ được phân tích thường lệ và chuẩn bị tiếp theo của các loại sữa đã gộp lại có bổ sung chất bảo quản thích hợp (xem 5.3). Bảo quản các mẫu này ở nhiệt độ từ 0 °C đến 6 °C cho đến khi sử dụng. Tránh làm đông lạnh các mẫu sữa thí điểm. Cũng cần phải ghi lại thời gian sử dụng các mẫu chưa bảo quản thường được giới hạn từ một đến hai ngày sau khi chuẩn bị. 9.4.3. Chỉ định các giá trị sữa thí điểm Phân tích ít nhất 10 mẫu thí điểm hai lần giống nhau trên thiết bị đã hiệu chuẩn. Tính giới hạn lặp lại r từ các kết quả thu được theo ISO 8196-2. Với điều kiện là giá trị tính được thấp hơn giá trị độ lặp lại mục tiêu trong 11.1, tính giá trị trung bình của các kết quả thu được và chỉ định giá trị này là giá trị thí điểm. 9.4.4. Sử dụng các mẫu sữa thí điểm Cần kiểm tra thí điểm ngay trước ngày làm việc và tiếp theo ít nhất một giờ ba lần trong khi phân tích các mẫu thường lệ. Các mẫu sữa thí điểm phải đại diện cho sữa cần phân tích và cần tuân theo cùng một qui trình xử lý sơ bộ mẫu và phân tích như đối với các mẫu thử nghiệm. Đối với việc kiểm soát sự ổn định thiết bị, có thể sử dụng đồ thị kiểm soát theo ISO 8196-2. Do đó, giá trị chỉ định đối với sữa thí điểm được coi như giá trị chuẩn. Cần có hành động thích hợp nếu một hoặc nhiều giá trị thu được nằm ngoài các giới hạn đối với kết quả riêng lẻ hoặc giá trị trung bình. 9.5. Giám sát thêm thiết bị Một số nhà sản xuất thiết bị cung cấp các mẫu hạt nhân tạo để hỗ trợ trong việc giám sát thiết bị hàng ngày. 9.6. Độ lặp lại Trước mỗi ngày làm việc cần kiểm tra độ lặp lại theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Có thể sử dụng các mẫu sữa thí điểm. Khi kiểm tra thường lệ các lượng lớn mẫu thử bằng thiết bị có công suất cao, thì khi bắt đầu nên thực hiện 10 phép xác định lặp lại hai lần trong mẫu thí điểm. Vả lại, nên kiểm tra 20 mẫu thử riêng lẻ khác nhau hai lần giống hệt nhau trong các mẻ chạy liên tiếp tại các khoảng đều đặn, ví dụ: mỗi tuần một lần. Độ lệch chuẩn tương đối lặp lại cần được tính theo ISO 8196-2. Cần có hành động thích hợp nếu giá trị thu được lớn hơn giá trị qui định trong 11.1. 9.7. Độ tái lập trong phòng thử nghiệm Đối với các thiết bị cần cùng một hệ thống hiệu chuẩn, điển hình là trong một phòng thử nghiệm có một vài thiết bị, thì độ tái lập (11.2) trong phòng thử nghiệm cần được kiểm tra. Thuật ngữ “độ tái lập trong phòng thử nghiệm” liên quan đến phép phân tích được thực hiện trong cùng một phòng thử nghiệm, sử dụng cùng phương pháp thực hiện trên vật liệu thử giống hệt nhau, do các người khác nhau phân tích, sử dụng các thiết bị khác nhau tại các thời điểm khác nhau (trong vài giờ). Có thể dùng các kết quả sữa thí điểm riêng lẻ có sẵn từ việc kiểm tra độ lặp lại (xem 9.6) để kiểm tra độ tái lập trong phòng thử nghiệm. Cần có hành động thích hợp nếu giá trị thu được lớn hơn giá trị qui định trong 11.2. 9.8. So sánh bên ngoài Sự tham gia trong các nghiên cứu liên phòng thử nghiệm theo ISO Guide 43-1 ít nhất hai lần trong một năm như là một phần của hệ thống đảm bảo chất lượng đối với việc đếm tế bào xôma bằng huỳnh quang điện tử. Số lượng các đơn vị tham gia cần nhỏ hơn 10. Phạm vi đếm liên quan cần bao trùm ít nhất 10 mẫu, được cung cấp cho phép phân tích lặp lại hai lần, hai mẫu được lấy từ mỗi chai mẫu. 10. Nhận xét cụ thể về sử dụng sữa từ các loài khác nhau 10.1. Khái quát Nên kiểm tra việc không bị ảnh hưởng đáng kể của chất béo và protein, ví dụ: bằng cách cho thêm cream và phần còn lại sau khi siêu lọc. Nếu quan sát thấy có ảnh hưởng đáng kể, thì chỉnh thiết bị và/hoặc qui trình đếm theo hướng dẫn của nhà sản xuất thiết bị. Có thể cần phải điều chỉnh như sau: a) pha loãng sơ bộ mẫu thử; b) sử dụng thuốc nhuộm màu đậm đặc hơn; c) điều chỉnh lượng dung dịch đệm/dung dịch thuốc nhuộm; d) thay đổi nhiệt độ mẫu thử; e) kéo dài thời gian đi qua cuvet dòng; f) điều chỉnh việc xử lý chính xác phân bố chiều cao xung thu được. 10.2. Sữa bò Đối với các giống bò cho sữa có hàm lượng chất béo và protein cao, thì kiểm tra khả năng gây cản trở cho việc đếm tế bào xôma. 10.3. Sữa dê Lượng tế bào xôma trong sữa dê nhỏ hơn nhiều so với sữa bò. Tế bào bổ sung, như các hạt dạng tế bào chất có thể tạo thêm tạp. Điều này cần chú ý đặc biệt để phân biệt đúng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào thiết bị và nếu hàm lượng chất rắn tổng số không quá cao, thì sữa dê có thể được phân tích sử dụng máy đếm huỳnh quang điện tử dùng đường hiệu chuẩn của sữa bò, với điều kiện là phạm vi số đếm tế bào xôma có liên quan đã bao trùm trong dây hiệu chuẩn [4]. Số đếm tế bào xôma trong sữa dê và sự biến thiên của chúng, ví dụ, giai đoạn lấy sữa, nhìn chung cao hơn so với sữa bò và ít bị ảnh hưởng bởi tình trạng sức khỏe của động vật cho sữa.
1695233506420.84.parquet/135464
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506420.84.parquet", "ppl": 213, "token_count": 33987, "url": "https://luatvietnam.vn/khoa-hoc/tieu-chuan-quoc-gia-ve-dinh-luong-te-bao-xoma-trong-sua-186974-d3.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8048-12:2009 GỖ - PHƯƠNG PHÁP THỬ CƠ LÝ - PHẦN 12: XÁC ĐỊNH ĐỘ CỨNG TĨNH Wood - Physical and mechanical methods of test - Part 12: Determination of static hardness 1. Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ cứng tĩnh của gỗ. 2. Tài liệu viện dẫn Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có). TCVN 8044 : 2009 (ISO 3129 : 1975) Gỗ - Phương pháp lấy mẫu và yêu cầu chung đối với các phép thử cơ lý. TCVN 8048-1 : 2009 (ISO 3130 : 1975) Gỗ - Phương pháp thử cơ lý - Phần 1: Xác định độ ẩm cho các phép thử cơ lý.
1695233506420.84.parquet/151804
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506420.84.parquet", "ppl": 627, "token_count": 10326, "url": "https://luatvietnam.vn/nong-nghiep/tieu-chuan-tcvn-8048-12-2009-xac-dinh-do-cung-tinh-cua-go-167417-d3.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Số hiệu: 1658/TCT/DNK Ngày đăng công báo: Đang cập nhật Loại văn bản: Công văn Người ký: Phạm Văn Huyến Ngày ban hành: 07/06/2004 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật Áp dụng: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí , Chính sách tải Công văn 1658/TCT/DNK Công văn 1658/TCT/DNK ZIP (Bản Word) Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết <?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT <?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />NAM Tổng cục Thuế Độc lập - Tự do - Hạnh phúc <?xml:namespace prefix = v ns = "urn:schemas-microsoft-com:vml" /> -------------------------------------- Số: 1658/TCT/DNK Hà nội, ngày 7 tháng 6 năm 2004 V/v thực hiện đề án mở rộng UNT đối với UBND phường, xã. Kính gửi: Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Thời gian qua thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Thuế về việc thực hiện uỷ nhiệm cho UBND phường, xã thu một số loại thuế và phí phát sinh trên địa bàn, nhiều địa phương đã tích cực, chủ động phối hợp với các ngành có liên quan xây dựng đề án triển khai ở địa phương trình UBND tỉnh, thành phố thông qua và báo cáo Tổng cục Thuế cho triển khai thực hiện. Theo tổng hợp của Tổng cục Thuế, đến nay đã có 22 địa phương thực hiện. Qua thực hiện đã phát huy tác dụng nhiều mặt như góp phần chống thất thu về đối tượng nộp thuế, về doanh thu tính thuế, thúc đẩy thu nộp thuế nhanh gọn và hạn chế nợ đọng...v.v. Qua triển khai uỷ nhiệm thu tạo cho chính quyền phường, xã chủ động hơn trong việc thu chi tài chính, quan tâm hơn đến công tác thuế...Nhiều địa phương công tác triển khai đạt hiệu quả, có bước đi thích hợp đánh giá sơ kết, tổng kết để tiếp tục mở rộng diện triển khai trong toàn tỉnh. Qua kiểm tra và nắm tình hình thực hiện uỷ nhiệm thu những tháng đầu năm 2004, có một số địa phương năm 2003 đã triển khai có hiệu quả, nhưng năm 2004 vì lý do không bố trí được kinh phí chi trả thù lao đã không thực hiện tiếp. Có địa bàn cơ quan thuế thiếu kiểm tra giám sát phát sinh hiện tượng uỷ nhiệm thu tuỳ tiện cho hộ kinh doanh được chậm nộp thuế, hoặc đã thu thuế nhưng chậm nộp ngân sách.... Qua nắm tình hình cũng cho thấy một số địa phương lãnh đạo cơ quan thuế chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc triển khai uỷ nhiệm thu, chưa chủ động tích cực xây dựng đề án trình UBND tỉnh, thành phố cho thực hiện. Triển khai uỷ nhiệm cho UBND phường, xã thu một số loại thuế và phí là một chủ trương lớn của Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế nhằm thực hiện cải cách hành chính thuế, đồng thời tập trung nguồn nhân lực cán bộ vào việc quản lý các nguồn thu lớn chóng thất thu có hiệu quả. Thực tế triển khai thí điểm ở một số địa phương đã phát huy tác dụng nhiều mặt như đã được đánh giá và khẳng định. Với mục tiêu của đề án, Tổng cục Thuế đề nghị các Cục Thuế phải quán triệt tư tưởng đổi mới quản lý, tiếp tục triển khai tốt một số nội dung theo hướng sau:
1695233506420.84.parquet/160692
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506420.84.parquet", "ppl": 372.4, "token_count": 16185, "url": "https://luatvietnam.vn/thue/cong-van-1658-tct-dnk-tong-cuc-thue-21694-d6.html" }
Nếu như sau khi biết thi THPT quốc gia 2018, thí sinh cần nắm được lịch thay đổi nguyện vọng xét tuyển đại học, thủ tục phúc khảo… thì sau khi biết điểm chuẩn do các trường đại học công bố, thí sinh cũng cần lưu ý một số thủ tục tuyển sinh. Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Công văn 899/BGDĐT-GDĐH hướng dẫn Quy chế tuyển sinh đại học 2018, trước 17h ngày 6/8/2018, các trường đại học phải công bố kết quả trúng tuyển đợt 1. Trong tuần này, tất cả các trường đại học sẽ công bố điểm trúng tuyển vào trường (điểm chuẩn) và danh sách thí sinh trúng tuyển. Hiện nay đã có một số trường rục rịch công bố điểm chuẩn. Vậy, thí sinh cần làm gì sau khi biết điểm chuẩn đại học 2018? Trước 17h ngày 6/8/2018, các trường sẽ công bố điểm chuẩn đại học 2018 (Ảnh minh họa) 1. Với thí sinh đã trúng tuyển Thí sinh có điểm thi bằng hoặc cao hơn điểm chuẩn vào trường, có tên trong danh sách trúng tuyển vào trường thì làm thủ tục xác nhận nhập học trước ngày 17h ngày 12/08/2018. Quá thời gian này mà không làm thủ tục xác nhận nhập học, thí sinh được coi là từ chối nhập học. Khi làm thủ tục xác nhận nhập học, thí sinh phải nộp bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi cho trường (nộp trực tiếp tại trường hoặc qua đường bưu điện).
1695233506420.84.parquet/174412
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506420.84.parquet", "ppl": 226.9, "token_count": 11417, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-phap-luat/thi-sinh-can-lam-gi-sau-khi-biet-diem-chuan-dai-hoc-2018-230-17171-article.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Số hiệu: 13/2006/NQ-CP Ngày đăng công báo: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Loại văn bản: Nghị quyết Người ký: Nguyễn Tấn Dũng Ngày ban hành: 07/07/2006 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật Áp dụng: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: Chính sách TÓM TẮT VĂN BẢN Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau! tải Nghị quyết 13/2006/NQ-CP Nghị quyết 13/2006/NQ-CP ZIP (Bản Word) LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam. Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết NGHỊ QUYẾT CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 13/2006/NQ-CP NGÀY 07 THÁNG 7 NĂM 2006 PHIÊN HỌP CHÍNH PHỦ THƯỜNG KỲ THÁNG 6 NĂM 2006 Trong hai ngày 30 tháng 6 và 01 tháng 7 năm 2006, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 6 để đánh giá tình hình kinh tế - xã hội và kiểm điểm sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ 6 tháng đầu năm; bàn nhiệm vụ và chương trình công tác 6 tháng cuối năm 2006. 1. Sáu tháng qua, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo thực hiện Chương trình công tác đã ban hành, thể chế hoá và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, đối ngoại và cải cách hành chính; tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; đẩy mạnh huy động vốn đầu tư phát triển, nâng cao hiệu quả đầu tư, chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng; đẩy mạnh xã hội hoá các mặt công tác xã hội; đồng thời, ứng phó kịp thời và có hiệu quả những biến động bất lợi về giá cả thị trường, thiên tai và dịch bệnh; tiếp tục thực hiện Chương trình cải cách hành chính nhà nước, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tập thể Chính phủ, Thủ tướng và các thành viên của Chính phủ đã nêu cao tinh thần trách nhiệm và quyết tâm chỉ đạo điều hành, xử lý có hiệu quả các lĩnh vực công tác; thực hiện tốt các Nghị quyết của Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ, bảo đảm sự chỉ đạo điều hành toàn diện, thống nhất, có trọng tâm, trọng điểm, vừa ổn định các cân đối vĩ mô, vừa giải quyết có hiệu quả, kịp thời các vấn đề phát sinh đột xuất, cấp bách. Quan hệ phối hợp công tác giữa Chính phủ với các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân được tiếp tục duy trì và ngày càng có nội dung thiết thực, đồng bộ và hiệu quả. Với phong cách làm việc cụ thể, sâu sát, điều hành quyết liệt, gắn với việc tăng cường kiểm tra giám sát, sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ đã đạt được những kết quả đáng kể. Nền kinh tế vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng (GDP) tương đối cao (ước đạt 7,4%), giá trị sản xuất công nghiệp tiếp tục duy trì tăng trưởng ở mức cao. Mặc dù gặp nhiều khó khăn do thời tiết diễn biến bất thường và dịch bệnh cây trồng, gia cầm, gia súc nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn ổn định. Kim ngạch xuất khẩu đạt tốc độ tăng trưởng cao. Các hoạt động dịch vụ tiếp tục phát triển. Vốn đầu tư xã hội cho phát triển và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng. Thu ngân sách nhà nước đạt khá, chi ngân sách nhà nước cơ bản đáp ứng nhu cầu đặt ra. Hoạt động tiền tệ, tín dụng ổn định. Chỉ số giá tiêu dùng tính chung 6 tháng đầu năm 2006 tăng 4%, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2005 và vẫn trong tầm kiểm soát (cùng kỳ năm 2005 tăng 5,2%). Việc chuẩn bị gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và hội nhập kinh tế quốc tế chuyển biến thuận lợi. Một số mặt hoạt động xã hội có tiến bộ: văn hoá - thông tin, giáo dục và đào tạo, khoa học - công nghệ có bước phát triển; bảo vệ môi trường có chuyển biến tích cực; giải quyết việc làm, thực hiện xoá đói giảm nghèo và phòng, chống dịch bệnh tiếp tục được đẩy mạnh. Quốc phòng an ninh được tăng cường, chính trị - xã hội ổn định. 2 Tuy vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) 6 tháng đầu năm thấp hơn cùng kỳ năm trước (7,6%) và thấp hơn mục tiêu kế hoạch đề ra (8,0%). Để hoàn thành kế hoạch tăng trưởng cả năm là 8% thì 6 tháng cuối năm phải phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng trên 8,6%. Sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng thấp. Chi phí sản xuất trong nhiều ngành công nghiệp còn cao làm cho sức cạnh tranh của nhiều sản phẩm yếu. Thị trường trong nước còn tiềm ẩn những yếu tố gây biến động giá, nhất là giá xăng dầu và những vật tư đầu vào chủ yếu của sản xuất kinh doanh. Nền kinh tế tăng trưởng vẫn chủ yếu là về bề rộng, chưa bền vững, chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh thấp; cơ chế quản lý vốn đầu tư xây dựng còn nhiều sơ hở. Một số vấn đề về xã hội còn nhiều khó khăn gay gắt, nhất là về giải quyết việc làm, đáp ứng nhu cầu lao động có tay nghề cao cho các khu công nghiệp, khu chế xuất và xuất khẩu lao động; yêu cầu về cải thiện điều kiện lao động; công tác an toàn vệ sinh thực phẩm; phòng chống dịch bệnh và tai nạn lao động; tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội và tai nạn giao thông vẫn diễn biến phức tạp. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân một số nơi vẫn còn bức xúc. Kết quả hoàn thành các đề án trong Chương trình công tác 6 tháng đầu năm đạt thấp, chất lượng nhiều đề án chuẩn bị chưa cao. Công tác xây dựng thể chế còn rất chậm, số lượng các văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh đã có hiệu lực pháp luật tồn đọng lớn, một số văn bản có các nội dung quy định mâu thuẫn, bất cập nhưng chưa được xử lý kịp thời. 3. Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, khó khăn thách thức đặt ra cho 6 tháng cuối năm là rất lớn, đòi hỏi sự phấn đấu quyết liệt của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Vì vậy, nhiệm vụ trọng tâm trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ 6 tháng cuối năm là tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp lớn đã được đề cập trong Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết số 01/2006/NQ-CP của Chính phủ, đồng thời, phát huy những thành tích đã đạt được trong sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ 6 tháng đầu năm, tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại và cải cách hành chính, cụ thể là: 3.1. Đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế. Khẩn trương ban hành đầy đủ, đồng bộ các văn bản hướng dẫn và tổ chức thực hiện tốt Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình doanh nghiệp. Tiếp tục rà soát, loại bỏ ngay các quy định không phù hợp, gây cản trở cho các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh, nhất là các "giấy phép con". Đẩy mạnh tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà nước. Tập trung tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp ngoài quốc doanh để thúc đẩy phát triển. Kịp thời xử lý các vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp. Coi trọng hoạt động đào tạo nghề, chấp hành pháp luật lao động, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp. Thực hiện các giải pháp cần thiết để đẩy mạnh sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản. Tăng cường các biện pháp để phòng chống dịch bệnh trong sản xuất nông nghiệp, trước hết là dịch lở mồm long móng gia súc, chủ động ngăn chặn tái phát dịch cúm gia cầm, đồng thời tiếp tục khuyến khích chuyển hướng sang chăn nuôi tập trung, khôi phục đàn gia súc, gia cầm sau dịch. Chủ động dự báo, phòng chống thiên tai, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra đối với sản xuất và đời sống nhân dân. Rà soát các phương án bảo vệ đê điều, tu bổ hồ, đập chứa nước và các công trình ven sông; củng cố đê điều ở những nơi xung yếu, đặc biệt là hệ thống đê sông Hồng, đê biển Bắc bộ và Bắc Trung bộ. Ban hành các cơ chế, chính sách thích hợp, thúc đẩy phát triển đa dạng và khai thác thế mạnh của các ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ tài chính, bảo hiểm, tín dụng, du lịch, vận tải để tạo bước phát triển mới, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa và quốc tế. 3.2. Tập trung chỉ đạo đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là đối với các mặt hàng đang có thế mạnh và có thị trường. Làm tốt hơn nữa công tác xúc tiến thương mại, mở rộng các thị trường truyền thống; đồng thời, tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới. Đẩy mạnh công tác dự báo xu thế thị trường, đặc biệt là ở những thị trường lớn. Các Bộ, ngành chức năng đẩy mạnh việc cung cấp thông tin thị trư­ờng, trợ giúp xúc tiến th­ương mại cho các doanh nghiệp. Ban hành và phổ biến rộng rãi các thỏa thuận đã ký kết song phương với Hoa Kỳ và các nước, nêu rõ những thuận lợi, khó khăn sẽ nảy sinh sau khi gia nhập WTO để các doanh nghiệp chủ động trong việc khai thác các điều kiện thuận lợi cho sản xuất, xuất khẩu, đề ra giải pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế. Thúc đẩy, vận động tiêu chuẩn hóa và công nhận lẫn nhau về các tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm và hệ thống kiểm dịch giữa Việt Nam và các đối tác thương mại nước ngoài, đặc biệt là đối với những bạn hàng lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản... 3.3. Đẩy mạnh đầu tư phát triển và nâng cao hiệu quả đầu tư là giải pháp quyết định tốc độ tăng trưởng. Tổ chức thực hiện giải ngân nhanh nguồn vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước, vốn ODA, tín dụng nhà nước, trái phiếu chính phủ, công trái giáo dục. Tháo gỡ ngay mọi phát sinh gây ách tắc, cản trở các hoạt động đầu tư, cả về cơ chế, chính sách và tâm lý. Tăng cường phân cấp trong việc cấp giấy phép và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thực hiện đơn giản hoá, công khai, minh bạch các thủ tục hành chính trong đầu tư, nhất là các quy định về đất đai, xây dựng, hải quan, thuế... nhằm đạt mục tiêu giảm chi phí đầu tư, nâng cao tính cạnh tranh của môi trường đầu tư, qua đó tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi để tạo nên làn sóng đầu tư nước ngoài mới hướng vào Việt Nam sau khi gia nhập WTO. Đẩy mạnh việc đổi mới công tác quản lý đầu tư xây dựng; bổ sung, hoàn thiện các cơ chế chính sách, đồng bộ các văn bản hướng dẫn thi hành các luật, nghị định về đầu tư xây dựng. Tổ chức lại các Ban quản lý dự án; hoàn thiện và ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của các Ban quản lý dự án ODA theo hướng thiết thực, hiệu quả và tinh gọn; xây dựng và thực hiện lộ trình chống khép kín trong đầu tư và xây dựng; tăng cường công tác giám sát, thanh tra chất lượng xây dựng, đặc biệt chú trọng quản lý chất lượng xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng nhằm ngăn chặn có hiệu quả tình trạng tham nhũng, lãng phí, nâng cao chất lượng công trình. Quy định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tư vấn thiết kế, giám sát thi công và nhà thầu khi tham gia xây dựng công trình. 3.4. Chủ động, tích cực chuẩn bị gia nhập WTO và thực hiện các cam kết quốc tế có hiệu quả. Rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách bảo đảm môi trường kinh doanh bình đẳng, thống nhất cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, không phân biệt doanh nghiệp trong nước và ngoài nước. Tiếp tục thực hiện các lộ trình giảm thuế, nghiên cứu các cơ chế, chính sách để hỗ trợ sản xuất trong nước một cách hợp lý trong khuôn khổ các cam kết quốc tế; xây dựng đề án nâng cao năng lực cạnh tranh, tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức khi trở thành thành viên của WTO. Tổ chức thành công Hội nghị cấp cao APEC cùng với việc đón các nguyên thủ quốc gia APEC thăm chính thức Việt Nam, qua đó nâng cao vị thế đất nước ta trong khu vực và quốc tế, đồng thời thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác song phương với các đối tác lớn trong APEC. 3.5. Ổn định các cân đối vĩ mô của nền kinh tế, điều hành thị trường trong nước bảo đảm bình ổn thị trường, kiểm soát tốc độ tăng giá thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP; không để sốt hàng, sốt giá; tăng c­ường công tác quản lý thị trường, ngăn chặn và xử lý nghiêm khắc hiện t­ượng lợi dụng việc biến động giá thế giới để tăng giá các sản phẩm không hợp lý, hạn chế tác động dây chuyền của việc tăng giá xăng dầu. Tổ chức tốt hệ thống đại lý, gắn đại lý với các nhà sản xuất, các nhà phân phối lớn để bảo đảm kiểm soát đư­ợc giá. Đồng thời, thực hiện các biện pháp tiết kiệm, giảm chi phí tiêu hao vật tư­, nguyên liệu. Kiểm soát chặt chẽ việc định giá, chi phí giá thành đối với các sản phẩm độc quyền và có tính độc quyền, nhất là đối với các vật tư­ nguyên liệu quan trọng. Bảo đảm việc điều hành chính sách tài khóa gắn với chính sách tiền tệ, ổn định các cân đối vĩ mô. Thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt và thận trọng; tăng cư­ờng sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ, phục vụ tốt các mục tiêu tăng trư­ởng kinh tế và kiềm chế lạm phát. Điều hoà ổn định tỷ giá, lãi suất và cân đối ngoại tệ; bảo đảm cung ứng đủ ngoại tệ để nhập khẩu các vật tư­ nguyên liệu quan trọng, nhất là xăng dầu, sắt thép và một số vật tư­, hóa chất chủ yếu khác. Thực hiện các biện pháp chống buôn lậu, gian lận thư­ơng mại và hàng giả, chống thất thu thuế và các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nư­ớc. Kiểm soát chặt chẽ chi tiêu ngân sách nhà nư­ớc, khắc phục tình trạng chi v­ượt dự toán, ứng trước, vay để chi tiêu nh­ưng không có nguồn trả, nhất là trong xây dựng cơ bản. 3.6. Giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội bức xúc: Tăng cường phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là các dịch bệnh trong mùa hè và dịch bệnh mới phát sinh. Thực hiện tốt các nội dung đổi mới giáo dục - đào tạo, kiên quyết khắc phục các hiện tượng tiêu cực trong lĩnh vực này; tổ chức tốt kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp; thực hiện tốt chương trình kiên cố hoá trường lớp học; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, đào tạo và dạy nghề; hoàn thiện hệ thống dạy nghề gắn với thị trường lao động và lập nghiệp của thanh niên, từng bước đáp ứng nguồn lao động kỹ thuật cao cho các khu công nghiệp, khu chế xuất và xuất khẩu lao động. Đẩy mạnh công tác xoá đói giảm nghèo, đặc biệt đối với đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa; ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ để người nghèo phấn đấu vươn lên thoát nghèo một cách bền vững. Tiếp tục kiểm soát và hạn chế các cuộc đình công trong các doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất. Tăng cường thực hiện các giải pháp về kiềm chế gia tăng, tiến tới giảm dần tai nạn và ùn tắc giao thông, lập lại trật tự kỷ cương, trật tự an toàn giao thông; quyết liệt trong phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội. 3.7. Tiếp tục thực hiện Chương trình cải cách hành chính; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng đang là đòi hỏi bức thiết. Các Bộ, ngành và địa phương tiến hành các hoạt động cụ thể trong Chương trình hành động thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí với những cơ chế phòng ngừa hữu hiệu, xử lý nghiêm minh, công khai, tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động ở mọi cấp, mọi ngành và toàn xã hội. Chính phủ khẳng định quyết tâm đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, trước hết là trong các lĩnh vực quản lý đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý vốn, tài sản của Nhà nước và doanh nghiệp nhà nước. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị từ Trung ương đến địa phương phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tổ chức phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, về thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của công chức, viên chức thuộc quyền. Bộ Công an khẩn trương hoàn thành kết luận điều tra những vụ án tham nhũng đang gây bức xúc trong dư luận, đưa ra xét xử theo pháp luật. Các Bộ, ngành và địa phương có kế hoạch cụ thể để nâng cao chất lượng tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức; xử lý nghiêm minh, kịp thời những cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để nhũng nhiễu, gây phiền hà cho dân và doanh nghiệp, loại trừ khỏi bộ máy những cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất, tham nhũng, tiêu cực. Trong 6 tháng cuối năm, tiến hành việc rà soát, đánh giá đầy đủ, toàn diện về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của các tổ chức có chức năng tư vấn, phối hợp liên ngành; đề xuất phương án sắp xếp, điều chỉnh cơ bản các tổ chức này, nhất là các tổ chức liên ngành do Thủ tướng và các Phó Thủ tướng đứng đầu, kiên quyết thực hiện nguyên tắc tinh giản, hiệu quả, thiết thực; chỉ duy trì những tổ chức thực sự cần thiết có thể giúp Thủ tướng tập trung nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những vấn đề lớn, quan trọng, liên ngành vượt quá thẩm quyền của Bộ trưởng. Theo nguyên tắc tương tự như vậy, mỗi Bộ, ngành, địa phương cũng phải khẩn trương rà soát, sắp xếp lại các tổ chức liên ngành đang tồn tại thuộc Bộ, cơ quan. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải đặt nhiệm vụ cải cách hành chính gắn với phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác chỉ đạo, điều hành của mình.
1695233506420.84.parquet/185763
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506420.84.parquet", "ppl": 79, "token_count": 25238, "url": "https://luatvietnam.vn/chinh-sach/nghi-quyet-13-2006-nq-cp-chinh-phu-18879-d1.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8257-8:2009 TẤM THẠCH CAO - PHƯƠNG PHÁP THỬ- PHẦN 8: XÁC ĐỊNH ĐỘ THẨM THẤU HƠI NƯỚC Gypsum boards - Test methods - Part 8: Determination of water vapor transmission 1. Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ thẩm thấu hơi nước của tấm thạch cao có lớp phủ tráng kim. 2. Tài liệu viện dẫn Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm các bản sửa đổi, bổ sung (nếu có). TCVN 8257-1 : 2009, Tấm thạch cao - Phương pháp thử - Phần 1: Xác định kích thước, độ sâu của gờ vuốt thon và độ vuông góc của cạnh. TCVN 8257-2 : 2009, Tấm thạch cao - Phương pháp thử - Phần 2: Xác định độ cứng của cạnh, gờ và lõi. 3. Nguyên tắc Độ thẩm thấu hơi nước được xác định bằng khối lượng hơi nước truyền qua một đơn vị diện tích bề mặt của vật liệu trong một đơn vị thời gian dưới điều kiện nhiệt độ và độ ẩm xác định ở hai bề mặt vật liệu. 4. Lấy mẫu Theo Điều 2 của TCVN 8257-1 : 2009. 5. Thiết bị và dụng cụ 5.1. Dụng cụ thử: Được làm từ vật liệu không bị ăn mòn, không bị thấm nước hoặc hơi nước, có dạng hình khay vuông. Dụng cụ có miệng hở kích thước (254 x 254) mm và chiều sâu 19 mm. Trên miệng dụng cụ thử có đường viền rộng 19 mm, cuối viền có gờ cao hơn mẫu thử không vượt quá 6 mm khi mẫu được đặt vào (xem Hình 1). Kích thước tính bằng milimét Hình 1 - Dụng cụ thử độ thẩm thấu hơi nước 5.2. Buồng thử, có khả năng điều chỉnh được nhiệt độ nằm trong khoảng (27 ± 2) °C và độ ẩm ở (65 ± 5) %. 5.3. Cân, có độ nhạy nhỏ hơn 1 % của sự thay đổi khối lượng trong suốt giai đoạn ổn định. 5.4. Chất hút ẩm: Sử dụng CaCI2 khan với kích thước hạt không lớn hơn 2,36 mm và không nhỏ hơn 600 mm, hoặc có thể dùng Silicagel đã được hoạt hóa ở 200 °C và khả năng hút ẩm trong suốt quá trình thử nghiệm phải nhỏ hơn 4 %. Cả hai loại chất hút ẩm trên khi sử dụng bắt buộc phải được sấy khô ở 200 °C. 5.5. Chất trám: Có thể sử dụng nhựa đường hoặc parafin nóng chảy để gắn mẫu thử vào khay thử. 6. Chuẩn bị mẫu thử Cắt 4 mẫu thử vuông có kích thước cạnh (289 ± 1) mm. 7. Điều kiện ổn định mẫu thử Theo Điều 7 của TCVN 8257-2 : 2009. 8. Cách tiến hành Cân mẫu thử trước khi gắn vào dụng cụ thử. Cân và đổ đầy chất hút ẩm vào dụng cụ thử sao cho cách bề mặt mẫu thử khoảng 6 mm. Gắn mẫu thử vào dụng cụ thử bằng chất trám (và kẹp nếu cần thiết). Sau đó đưa vào buồng thử với nhiệt độ nằm trong khoảng (27 ± 2) °C và độ ẩm ở (65 ± 5) %. Cân dụng cụ thử có gắn mẫu thử theo khoảng thời gian định sẵn (thường khoảng 8 đến 10 lần trong suốt thời gian thử). Ghi lại chính xác thời gian của các lần cân, nếu việc cân được tiến hành hàng giờ ghi lại thời gian chính xác 30 s, nếu việc cân tiến hành hàng ngày ghi lại thời gian chính xác 15 min. Tại lần cân đầu khối lượng có thể thay đổi nhanh chóng, sau đó sự ổn định sẽ đạt được tới khi tốc độ thay đổi khối lượng là không đổi. Khi sự thay đổi khối lượng giữa các lần cân gần như không đổi hoặc khối lượng chất hút ẩm vượt quá 10 % so với ban đầu thì ngừng cân. Sự thay đổi khối lượng này ký hiệu là G. Độ thẩm thấu hơi nước (W) tính bằng ng/Pa.s.m2 lấy chính xác tới 1 đơn vị, được xác định theo công thức sau:
1695233506420.84.parquet/215656
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506420.84.parquet", "ppl": 362.1, "token_count": 10435, "url": "https://luatvietnam.vn/linh-vuc-khac/tcvn-8257-8-2009-xac-dinh-do-tham-thau-hoi-nuoc-cua-tam-thach-cao-166004-d3.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Số hiệu: 10/2001/NQ-CP Ngày đăng công báo: Đang cập nhật Loại văn bản: Nghị quyết Người ký: Phan Văn Khải Ngày ban hành: 31/08/2001 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật Áp dụng: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: Chính sách TÓM TẮT VĂN BẢN Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau! tải Nghị quyết 10/2001/NQ-CP Nghị quyết 10/2001/NQ-CP ZIP (Bản Word) LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam. Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết NGHỊ QUYẾT CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 10/2001/NQ-CP NGÀY 31 THÁNG 8 NĂM 2001 PHIÊN HỌP CHÍNH PHỦ THƯỜNG KỲ THÁNG 8 NĂM 2001 Trong hai ngày, 29 và 30 tháng 8 năm 2001, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 8, thảo luận và quyết nghị các vấn đề sau đây: 1. Chính phủ nghe Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện trình bày "Chiến lược phát triển bưu chính - viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020". Trong những năm đổi mới, đặc biệt là trong mấy năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều quyết sách chiến lược, định hướng cho việc phát triển ngành bưu chính, viễn thông. Ngành đã có bước phát triển nhanh, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tuy nhiên cũng bộc lộ một số tồn tại cần khắc phục và đổi mới như chưa thực sự quan tâm đào tạo nguồn nhân lực, giá dịch vụ cao, chất lượng phục vụ còn hạn chế, chưa tạo ra sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Trong giai đoạn tới, việc xây dựng và phát triển bưu chính, viễn thông Việt Nam cần phải đáp ứng các yêu cầu về công nghệ hiện đại, bảo đảm khả năng cạnh tranh ngang tầm về công nghệ và giá cả với các nước trong khu vực, tạo tiền đề cho việc thực hiện thành công những mục tiêu, chủ trương của Đảng và Nhà nước về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin nói riêng và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia nói chung. Chiến lược phát triển bưu chính - viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 cần phải có các giải pháp cụ thể để phát huy mọi nguồn lực của đất nước, của các thành phần kinh tế, đó là các giải pháp về vốn, nguồn nhân lực... để phát triển nhanh, nâng cao năng suất và chất lượng, giảm giá dịch vụ. Giao Tổng cục Bưu điện chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan, tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh dự thảo quyết định "Chiến lược phát triển bưu chính - viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020", trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt trong tháng 9 năm 2001. 2. Chính phủ thông qua Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2002 của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp trình. Giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan, tiếp thu ý kiến đóng góp của các thành viên Chính phủ, rà soát lại tiến độ, chất lượng và đánh giá tính khả thi của từng dự án; cần xác định thứ tự ưu tiên cho các dự án luật xây dựng mới, trước hết là các dự án nhằm thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tiếp đến là các dự án cần có để phục vụ quá trình hội nhập quốc tế. Sau khi hoàn chỉnh, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. 3. Chính phủ nghe Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ báo cáo về Dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Dự án Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân (sửa đổi), Dự án Luật Bầu cử Hội đồng nhân dân (sửa đổi) và đã thảo luận cho ý kiến về 3 Dự án Luật này. Chính phủ giao Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành liên quan, tiếp thu ý kiến đóng góp của các thành viên Chính phủ, chỉnh lý và hoàn thiện các Dự án Luật nêu trên, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội. 4. Chính phủ nghe Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ trình bày Báo cáo tổng kết chính sách tiền lương và trợ cấp xã hội. Chính phủ thống nhất đánh giá, từ năm 1993 đến nay, chính sách tiền lương và trợ cấp xã hội đã được điều chỉnh một bước, thực hiện phân phối công bằng hơn, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả công tác. Tuy nhiên, chính sách tiền lương vẫn bộc lộ nhiều tồn tại, dẫn đến tình trạng thu nhập ngoài lương ngày càng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng thu nhập của một bộ phận cán bộ, công chức, công nhân viên; chênh lệch về thu nhập ngoài lương giữa các ngành, các cơ quan, đơn vị rất lớn...Chính sách bảo hiểm xã hội và chính sách ưu đãi người có công cũng còn những mặt cần xem xét, điều chỉnh cho phù hợp hơn. Giao Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, tiến hành điều tra, nghiên cứu, đánh giá tình hình một cách khoa học và có hệ thống, hoàn chỉnh Báo cáo và chuẩn bị tham gia xây dựng đề án cải cách tiền lương, thu nhập, việc làm thời kỳ 2001 - 2005, trình Hội nghị Trung ương. Trước mắt, tập trung thực hiện một số biện pháp sau: tách rõ khu vực hành chính với sự nghiệp để có cơ chế quản lý và chính sách cho phù hợp; thực hiện phân cấp quản lý biên chế, giao quyền tự chủ cho cơ sở; thực hiện khoán biên chế và chi phí hành chính. 5. Sau khi xem xét Tờ trình của Văn phòng Chính phủ về một số vấn đề liên quan đến quản lý chất lượng và kiểm tra chất lượng, trong đó có vấn đề kiểm tra chất lượng mũ bảo hiểm người đi xe máy, Chính phủ quyết định: mũ bảo hiểm người đi xe máy là loại hàng hoá bắt buộc phải áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam; Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thực hiện quản lý nhà nước về chất lượng mũ bảo hiểm người đi xe máy; việc giám định tiêu chuẩn chất lượng mũ bảo hiểm là hoạt động dịch vụ...Chính phủ giao Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan, tổ chức triển khai thực hiện. 6. Tại phiên họp này, Bộ trưởng Bộ Thương mại báo cáo Chính phủ một số tình hình về xuất khẩu gạo năm 2001. Trong 8 tháng đầu năm 2001, xuất khẩu gạo tăng hơn cùng kỳ năm 2000 cả về lượng và giá trị. Tuy nhiên, tình hình buôn bán gạo trên thị trường thế giới vẫn tiếp tục trầm lắng, giá gạo cải thiện không đáng kể. Tình hình này sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của nước ta trong những tháng cuối năm 2001. Đối với chủ trương mua gạo tạm trữ của Chính phủ, tính đến 30/4/2001 các doanh nghiệp được Chính phủ giao trách nhiệm mua gạo tạm trữ đã mua đạt yêu cầu, cả về số lượng cũng như thời gian. Chính phủ quyết định không kéo dài thêm 6 tháng thời gian tạm trữ gạo xuất khẩu trong năm 2001; mức xuất khẩu gạo năm 2001 khoảng 3,5 triệu tấn nhằm tiêu thụ hết lúa hàng hoá, với giá có lợi cho nông dân. Chính phủ lưu ý các cơ quan thông tin đại chúng rút kinh nghiệm trong việc đưa tin, đặc biệt là các thông tin liên quan đến thương mại, tránh gây ảnh hưởng không tốt cho công tác quản lý và chỉ đạo của Chính phủ, hoạt động của các doanh nghiệp, tâm lý và lợi ích của nhân dân. 7. Tại phiên họp này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ "Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2001". Trong tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2001, mặc dù chúng ta đã đạt được một số tiến bộ như thu ngân sách khá, sản xuất công nghiệp vẫn duy trì được nhịp độ tăng trưởng cao, thực hiện khối lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản và tạo việc làm có tiến bộ... Tuy nhiên, một số lĩnh vực vẫn trong tình trạng khó khăn về sản xuất, tiêu thụ như dệt may, da giày, sản xuất phân bón...; nhịp tăng của hầu hết các chỉ tiêu thực hiện đều thấp hơn so với cùng kỳ năm 2000, nhất là tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu. Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, các cấp chính quyền địa phương, trong những tháng còn lại của năm 2001 cần tiếp tục triển khai mạnh mẽ các giải pháp đã được nêu trong Nghị quyết số 05/2001/NQ-CP của Chính phủ nhằm thực hiện tốt các chỉ tiêu chủ yếu đã đề ra.
1695233506420.84.parquet/223498
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506420.84.parquet", "ppl": 84.3, "token_count": 15280, "url": "https://luatvietnam.vn/chinh-sach/nghi-quyet-10-2001-nq-cp-chinh-phu-12287-d1.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7699-2-7:2013 IEC 60068-2-7:1983 WITH AMENDEMENT 1: 1986 THỬ NGHIỆM MÔI TRƯỜNG - PHẦN 2-7: CÁC THỬ NGHIỆM - THỬ NGHIỆM GA VÀ HƯỚNG DẪN: GIA TỐC, TRẠNG THÁI ỔN ĐỊNH Basic environmental testing procedures - Part 2-7: Tests - Test Ga and guidance: Acceleration, steady state Lời nói đầu TCVN 7699-2-7:2013 hoàn toàn tương đương với IEC 60068-2-7:1983 và sửa đổi 1:1986; TCVN 7699-2-7:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/E3 Thiết bị điện tử dân dụng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. THỬ NGHIỆM MÔI TRƯỜNG - PHẦN 2-7: CÁC THỬ NGHIỆM - THỬ NGHIỆM GA VÀ HƯỚNG DẪN: GIA TỐC, TRẠNG THÁI ỔN ĐỊNH Basic environmental testing procedures - Part 2-7: Tests - Test Ga and guidance: Acceleration, steady state 1. Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn này nhằm chứng minh sự phù hợp của kết cấu và tính năng phù hợp của linh kiện, thiết bị và sản phẩm kỹ thuật điện khác, sau đây gọi là “mẫu”, khi cho mẫu chịu lực được sinh ra bởi môi trường gia tốc ổn định (khác với gia tốc trọng trường) ví dụ như xuất hiện trên các phương tiện vận chuyển, đặc biệt là trên máy bay, các bộ phận chuyển động quay và đầu đạn, và nhằm cung cấp thử nghiệm về tính toàn vẹn về kết cấu cho các linh kiện nhất định. 2. Quy định chung Thiết bị, linh kiện và các sản phẩm kỹ thuật điện khác được thiết kế để lắp đặt trên phương tiện di chuyển sẽ chịu các lực gây ra bởi gia tốc ổn định. Về bản chất, môi trường như vậy là rõ rệt nhất trong các phương tiện bay và máy quay, mặc dù trong một số điều kiện gia tốc trong các phương tiện mặt đất có thể có độ lớn đáng kể. Nói chung, gia tốc thường gặp trong dịch vụ có các giá trị khác nhau dọc theo mỗi trục chính của vật thể chuyển động và, ngoài ra, thường có các giá trị khác nhau theo các hướng đối diện của mỗi trục. Nếu tư thế của mẫu không cố định đối với vật thể chuyển động, thì quy định kỹ thuật liên quan cần quy định một mức có thể áp đặt dọc theo mỗi trục chính và hướng của mẫu, có tính đến gia tốc lớn nhất theo các trục khác nhau của vật thể chuyển động. Tiêu chuẩn này được sử dụng cùng với TCVN 7699-1 (IEC 60068-1), thử nghiệm môi trường - Phần 1: Quy định chung và hướng dẫn. 3. Điều kiện thử nghiệm 3.1. Đặc tính của thiết bị thử nghiệm 3.1.1. Quy định chung Điều kiện gia tốc được đặt vào bằng một máy ly tâm có gia tốc hướng tâm của hệ thống quay. Tuy nhiên, trong một số trường hợp riêng biệt, mẫu có thể nhạy với cặp hồi chuyển, và chỉ có thể thực hiện thử nghiệm bằng cách sử dụng máy có khả năng cung cấp gia tốc tuyến tính, thì trong trường hợp đó quy định kỹ thuật liên quan phải nêu rõ yêu cầu này. 3.1.2. Gia tốc tiếp tuyến Khi tăng tốc độ quay của máy ly tâm từ zero đến giá trị cần thiết để đạt được gia tốc qui định, hoặc khi giảm về zero, máy phải được khống chế sao cho mẫu không phải chịu giá trị gia tốc tiếp tuyến lớn hơn 10 % gia tốc qui định. 3.1.3. Độ dốc gia tốc Các kích thước của máy ly tâm liên quan đến mẫu phải sao cho không có phần nào của mẫu, ngoài các cụm dây dẫn phải chịu giá trị gia tốc nằm ngoài dung sai cho trong 3.1.4. 3.1.4. Dung sai gia tốc Nếu các kích thước thẳng của mẫu nhỏ hơn 10 cm, gia tốc trên tất cả các bộ phận của mẫu (ngoài các dây dẫn) không được lệch khỏi gia tốc ở trạng thái ổn định quy định quá ± 10 %. Trong các trường hợp khác, dung sai trên gia tốc ở trạng thái ổn định quy định là -10 % đến +30 %. 3.2. Lắp đặt Mẫu phải được lắp đặt trên trang bị thử nghiệm theo yêu cầu của IEC 60068-2-47: Quy trình thử nghiệm môi trường cơ bản. Phần 2: Các thử nghiệm - Lắp đặt linh kiện, thiết bị và các hạng mục khác đối với thử nghiệm động học bao gồm cả xóc (Ea), va chạm (Eb), rung (Fc và Fd) và gia tốc trạng thái ổn định (Ga) và hướng dẫn. CHÚ THÍCH: Vì lý do an toàn, cần cẩn thận để tránh các mẫu thử nghiệm bị xé rách nếu cơ cấu lắp đặt bị vỡ nhưng cơ cấu an toàn bất kỳ nào được sử dụng không được tạo ra hạn chế bổ sung trong quá trình thử nghiệm. 4. Mức khắc nghiệt Quy định kỹ thuật liên quan phải quy định giá trị gia tốc cho thử nghiệm, được chọn, nếu có thể, từ các giá trị tiêu chuẩn dưới đây. Phải quy định góc liên quan đến các trục của mẫu, để đặt gia tốc này, nếu cần thiết (Điều A.1, A.2 và B.2). CHÚ THÍCH: Giá trị quy định đối với gia tốc phải tính đến mục đích của thử nghiệm, để kiểm tra tính toàn vẹn về kết cấu của mẫu hoặc đánh giá khả năng mẫu chịu được các lực xuất hiện trên phương tiện vận chuyển hoặc máy quay. Các mức tiêu chuẩn của thử nghiệm là: Gia tốc m/s2 30 50 100 200 500 1 000 2 000 5 000 10 000 20 000 50 000 100 000 200 000 300 000 500 000 CHÚ THÍCH: Chú thích này được đưa vào đem lại lợi ích cho những ai có thể vẫn còn mong muốn cho các giá trị gia tốc trong thuật ngữ “gn” hoặc chưa được thông qua “g” gn được xác định là gia tốc tiêu chuẩn nhờ có trọng lực của trái đất mà bản thân nó thay đổi theo kinh độ và vĩ độ địa lý. Đối với mục đích của tiêu chuẩn này, giá trị của gn được làm tròn đến gần nhất là 10 m/s2. 5. Phép đo ban đầu Mẫu phải được kiểm tra bằng mắt, kiểm tra về kích thước và kiểm tra chức năng mô tả trong quy định kỹ thuật liên quan. 6. Chịu thử: qui trình thử nghiệm với máy ly tâm 6.1. Nếu không có quy định trong quy định kỹ thuật liên quan, chịu thử của gia tốc phải được áp dụng trong cả hai hướng quay ngược chiều nhau của ba trục vuông góc với nhau và là ba trục chính. 6.2. Máy ly tâm phải được quay ở tốc độ cần thiết để đạt mức qui định. 6.3. Tốc độ quay cần thiết phải được duy trì không nhỏ hơn 10 s hoặc trong khoảng thời gian nêu trong quy định kỹ thuật liên quan. 6.4. Quy định kỹ thuật liên quan phải quy định điều kiện nào trong các điều kiện sau đây để hoạt động hay tồn tại phải được thỏa mãn và mức gia tốc tương ứng (Điều A.2): 1) Mẫu hoạt động trong các giới hạn tính năng cho trong quy định kỹ thuật liên quan. 2) Mẫu hoạt động, nhưng không nhất thiết trong các giới hạn tính năng nhưng mà không bị trục trặc vĩnh viễn. 3) Mẫu không bị trục trặc vĩnh viễn, nhưng không cần phải hoạt động. 4) Mẫu không bị long ra, mặc dù nó có thể hỏng hoặc bị trục trặc vĩnh viễn. 6.5. Quy định kỹ thuật liên quan phải mô tả trình tự theo đó các thử nghiệm trong 6.4 được áp dụng (Điều A.2). 7. Phép đo kết thúc Mẫu phải được kiểm tra bằng mắt, kiểm tra về kích thước và kiểm tra chức năng mô tả trong quy định kỹ thuật liên quan. 8. Thông tin phải nêu trong quy định kỹ thuật liên quan Khi thử nghiệm này được đề cập trong quy định kỹ thuật liên quan, các nội dung dưới đây phải được nêu trong chừng mực mà chúng có thể áp dụng: Điều a) Kiểu của thiết bị thử nghiệm 3.1 b) và c) Phương pháp lắp đặt mẫu 3.2 d) Các mức gia tốc (Điều A.2 và B.2) 4 e) Trục và hướng của gia tốc (Điều A.1) 4, 6 f) Phép đo ban đầu 5 g) Khoảng thời gian chịu thử 6.3 h) Điều kiện hoạt động hoặc tồn tại (Điều B.1) 6.4 i) Trình tự kiểm tra 6.5 j) Phép đo kết thúc 7 Phụ lục A (qui định) Hướng dẫn A.1. Hướng của mẫu cho thử nghiệm Trong nhiều ứng dụng, đặc biệt là máy bay, các lực trên vật thể chuyển động để tăng tốc nhanh nhất định là phức tạp, nhưng có thể được xem xét, ở thời điểm nào đó, là một lực đơn duy nhất có thể được mô tả theo hướng tạo bởi vị trí góc của nó tương ứng với ba trục chính của vật thể chuyển động. Đối với mục đích thiết kế, các mức gia tốc lớn nhất cho từng vật thể chuyển động riêng biệt được tính toán và quy định ứng với từng trục chính của vật thể chuyển động. Nếu mỗi mẫu có một tư thế cố định liên quan đến vật thể chuyển động đã cho, và trong trường hợp cần thiết để mô phỏng đồng thời ba thành phần của gia tốc, chúng có thể kết hợp và mẫu chịu một gia tốc duy nhất tương đương về độ lớn và hướng là kết quả của ba mức thành phần. Hoạt động như vậy sẽ đòi hỏi phải có đồ gá lắp khá phức tạp, để định hướng cho mẫu liên quan tới máy thử nghiệm theo cách gia tốc được hướng sát theo đường kết quả của sự tổng hợp. Trừ khi nó là quan trọng để duy trì tỉ lệ góc giữa gia tốc tổng hợp và mẫu, một cách đơn giản hơn và thường thích hợp là đặt gia tốc tạo thành dọc theo trục chính của mẫu có mức thành phần quy định cao nhất trong ba thành phần; trong các trục còn lại, đặt mức gia tốc thành phần thích hợp. Trong trường hợp chưa biết tư thế tương đối của mẫu so với phương tiện thì mức tổng hợp lớn nhất cho mỗi vật thể chuyển động cụ thể sẽ được áp dụng theo từng hướng lần lượt dọc theo từng trục trong ba trục chính của mẫu. A.2. Mức gia tốc Một số giá trị của gia tốc được liệt kê tại Điều 4 đại diện cho môi trường thực tế và các giá trị khác, đặc biệt là ở các mức cao hơn, đại diện cho môi trường nhân tạo được sử dụng cho việc thử nghiệm tính toàn vẹn của kết cấu của một số linh kiện điện tử. Lưu ý các giá trị gia tốc cao có thể xảy ra trong máy quay, các mức thực tế đối với một số mục đích có thể bao trùm lên các mức nhân tạo đối với các mục đích khác. Việc phê chuẩn thiết kế đối với các thiết bị bay đòi hỏi thiết bị được kiểm tra lần lượt cho các hoạt động và sự tồn tại ở các cấp độ khác nhau của gia tốc. Các yêu cầu về hoạt động và tồn tại liên quan đến nhau bởi một thông số xác định, được nêu trong các yêu cầu thiết kế đối với các thiết bị bay. Thông thường có bốn điều kiện cần được thỏa mãn: 1) Mức chịu đựng được hoặc mức hoạt động - thông thường, mẫu được yêu cầu để hoạt động ở mức này, mà không bị suy giảm tính năng vượt ra ngoài giới hạn qui định. 2) Một mức cao hơn bổ sung có thể được quy định cho phép mẫu hoạt động mặc dù không nhất thiết phải nằm trong giới hạn được nêu. 3) Mức kết cấu hoặc mức cuối cùng - mức cao hơn của gia tốc để kiểm tra khả năng chịu được biến dạng của kết cấu. 4) Ngoài ra, việc ổn định gia tốc có thể được yêu cầu như một phương tiện để kiểm tra khả năng của mẫu có thể duy trì số gắn kết vững chắc với cơ cấu lắp đặt để không bị nới lỏng trong điều kiện khẩn cấp theo cách có thể tạo ra mối nguy hiểm cho nhân viên, hoặc trực tiếp hoặc bởi sự cản trở với lối ra khẩn cấp, v.v.. Quy định kỹ thuật liên quan phải nêu rõ những điều kiện nào trong các điều kiện này cần được đáp ứng, các mức gia tốc được áp dụng, và điều kiện vận hành được thỏa mãn (xem Điều 6.4 và Điều 6.5). Trong một số ứng dụng, người viết quy định kỹ thuật liên quan có thể không phải luôn luôn quy định các mức riêng rẽ tương ứng từ điểm 1) đến điểm 4) ở trên và thay vào đó có thể công bố một mức duy nhất, mà liên quan bởi một yếu tố an toàn theo thỏa thuận đến giá trị lớn nhất của gia tốc đo được hoặc tính được đối với vật thể chuyển động liên quan. Khi yêu cầu thử nghiệm như vậy, thì quy định liên quan được nêu rõ loại tính năng yêu cầu (xem 6.4 và 6.5). Khi lựa chọn mức khắc nghiệt của gia tốc để áp dụng, quy định kỹ thuật liên quan cần tính đến một thực tế là trong một hướng cho trước, gia tốc lớn nhất có thể khác nhau đáng kể giữa các vị trí khác nhau trong vật thể chuyển động. Các linh kiện nhất định, đặc biệt là từ ngành công nghiệp bán dẫn, được kiểm tra tính toàn vẹn về cấu trúc (lắp ráp cơ khí hoàn chỉnh) bằng việc đặt gia tốc rất cao. Mặc dù mức độ như vậy không có mối tương quan thực tế với các điều kiện dịch vụ thực tế, các thử nghiệm được sử dụng như là một phương tiện đơn giản áp dụng cho ứng suất cao, để phát hiện điểm yếu về kết cấu có thể có. Khi thử nghiệm linh kiện hoặc thiết bị có chứa bộ phận quay, ví dụ con hồi chuyển, một số khó khăn có thể phát sinh khi sử dụng một máy ly tâm, do các khớp nối kết giữa việc quay của một bộ phận và việc quay của máy ly tâm. Trong trường hợp như vậy, quy định kỹ thuật liên quan sẽ đưa ra phương pháp thử phù hợp, và chỉ ra các điều kiện hoạt động thích hợp và các thay đổi chấp nhận được trong dung sai hoạt động cho mẫu trong quá trình ổn định. Phụ lục B (qui định) Hướng dẫn bổ sung B.1. Mục đích của thử nghiệm Mục đích của thử nghiệm gia tốc trạng thái ổn định là để tạo ra các ảnh hưởng gia tốc ổn định trong các linh kiện và thiết bị tương tự các ảnh hưởng mà chúng phải chịu khi lắp đặt trong các phần quay, vật phóng, và các phương tiện chuyển động, đặc biệt là phương tiện vận chuyển trong không gian. Các thử nghiệm này cũng được sử dụng như một phương tiện để thiết lập thiết kế thỏa đáng và chế tạo linh kiện, liên quan đến sự toàn vẹn cấu trúc. Việc mẫu hoạt động trong thời gian thử nghiệm hoặc chỉ đơn thuần trong điều kiện tồn tại của gia tốc ổn định, thì cần phải được nêu rõ trong quy định kỹ thuật liên quan. Trong cả hai trường hợp, quy định kỹ thuật liên quan luôn luôn quy định dung sai chấp nhận được trong tính năng và/hoặc tình trạng trục trặc cho phép, như yêu cầu của 6.4, cho phép mẫu được xem là đạt yêu cầu. B.2. Lựa chọn mức khắc nghiệt của thử nghiệm (xem Điều 4, Điều 6 và Điều 8 điểm d) và điểm g)) Xem các mức thử nghiệm ở Điều A.2 của Phụ lục A. Người viết quy định kỹ thuật mô tả thử nghiệm này nên tham khảo Điều 8 để đảm bảo rằng tất cả các thông tin này đã đưa vào quy định kỹ thuật liên quan. Bất cứ nơi nào có thể, mức khắc nghiệt của thử nghiệm áp dụng cho mẫu cần liên quan đến các điều kiện mong đợi mà mẫu phải chịu trong vận chuyển hoặc hoạt động. Nếu thông tin này có sẵn, mức khắc nghiệt thích hợp có thể lựa chọn từ các giá trị được cho trong Điều 4. Khi mức khắc nghiệt của môi trường không có sẵn, mức khắc nghiệt phù hợp nhất nên được lựa chọn từ Bảng I trong đó liệt kê các ví dụ về mức khắc nghiệt phù hợp với mẫu dành cho các ứng dụng khác nhau. CHÚ THÍCH: Tham khảo TCVN 7921 (IEC 60721): Phân loại điều kiện môi trường, cho thấy rằng các phần khác nhau của tiêu chuẩn này có liên quan đến giá trị của gia tốc trạng thái ổn định gặp phải trong thực tế, trong khi mục đích của tiêu chuẩn này là tiêu chuẩn hóa giá trị để thử nghiệm, mà có khả năng tạo ra ảnh hưởng tương tự như môi trường sống thực tế.
1695233506420.84.parquet/232639
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506420.84.parquet", "ppl": 149.5, "token_count": 20866, "url": "https://luatvietnam.vn/cong-nghiep/tieu-chuan-tcvn-7699-2-7-2013-thu-nghiem-moi-truong-co-gia-toc-on-dinh-doi-voi-thiet-bi-linh-kien-dien-tu-159622-d3.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe TÓM TẮT VĂN BẢN Sử dụng huyết thanh kháng độc tố bạch hầu ngay khi nghi ngờ mắc bệnh Ngày 10/7/2020, Bộ Y tế đã ra Quyết định 2957/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu. Theo đó, thời gian ủ bệnh của bạch hầu họng từ 2-5 ngày, không có triệu chứng lâm sàng; Thời kỳ khởi phát, người bệnh thường sốt 37,5o - 38oC, đau họng, khó chịu, mệt, ăn kém, da hơi xanh, sổ mũi một bên hoặc 2 bên có thể lẫn máu; Vào ngày thứ 2-3 của bệnh, người bệnh sốt 38o - 38,5o, nuốt đau, da xanh tái, mệt nhiều, chán ăn, mạch nhanh, huyết áp hơi hạ;… Bên cạnh đó, nguyên tắc điều trị bao gồm: Phát hiện sớm, cách ly khi phát hiện ca bệnh; Sử dụng kháng độc tố bạch hầu (SAD) và kháng sinh ngay (penicillin G, erythromycin, azithromycin) để ngăn chặn các biến chứng để giảm tử vong; Theo dõi, phát hiện sớm và xử lý kịp thời các biến chứng; Chăm sóc toàn diện cho người bệnh. Cụ thể, sử dụng huyết thanh kháng độc tố bạch hầu (SAD) ngay khi nghi ngờ mắc bệnh. Liều lượng phụ thuộc vào mức độ nặng của bệnh, không phụ thuộc vào lứa tuổi và cân nặng. Cần test trước khi tiêm, nếu dương tính thì áp dụng phương pháp giải mẫn cảm (Besredka);… Ngoài ra, tất cả người bệnh nghi bạch hầu phải được vào viện để cách ly cho đến khi có kết quả xét nghiệm vi khuẩn hai lần âm tính. Mỗi mẫu bệnh phẩm được lấy cách nhau 24 giờ và không quá 24 giờ sau khi điều trị kháng sinh; Nếu không có điều kiện làm xét nghiệm thì phải cách ly bệnh nhân sau 14 ngày điều trị kháng sinh;… Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Xem chi tiết Quyết định 2957/QĐ-BYT tại đây tải Quyết định 2957/QĐ-BYT Quyết định 2957/QĐ-BYT DOC (Bản Word) LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam. Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết BỘ Y TẾ -------- Số: 2957/QĐ-BYT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2020 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ BỆNH BẠCH HẦU ----- BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Y tế; Xét biên bản họp ngày 09/7/2020 của Hội đồng chuyên môn sửa đổi, bổ sung hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh Bạch hầu;
1695233506420.84.parquet/244128
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506420.84.parquet", "ppl": 191.3, "token_count": 19818, "url": "https://luatvietnam.vn/y-te/quyet-dinh-2957-qd-byt-huong-dan-chan-doan-dieu-tri-benh-bach-hau-187143-d1.html" }
Tiếp nối bài viết “Điều kiện bảo lãnh tại ngoại cho bị can”, LuatVietnam tiếp tục đề cập đến biện pháp nộp tiền để được tại ngoại khi bị tam giam. Biện pháp nộp tiền để tại ngoại là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam được quy định tại Điều 122 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015. Biện pháp này đã được quy định trước đây trong Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 và được hướng dẫn tại Thông tư liên tịch 17/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC. Nộp tiền để tại ngoại được áp dụng khi: - Bị can, bị cáo phạm tội lần đầu; có nơi cư trú rõ ràng; thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải - Bị can, bị cáo có khả năng về tài chính để đặt bảo đảm theo quy định. Đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần mà không có hoặc không đủ tiền để đặt bảo đảm thì xem xét đến khả năng tài chính của người đại diện hợp pháp của họ. - Có căn cứ xác định, sau khi được tại ngoại, bị can, bị cáo sẽ có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng và không tiêu huỷ, che giấu chứng cứ hoặc có hành vi khác cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử. - Việc cho bị can, bị cáo tại ngoại không gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự. Bị can được nộp tiền để tại ngoại khi đáp ứng một số điều kiện nhất định (Ảnh minh họa) Không áp dụng biện pháp nộp tiền để tại ngoại nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Bị can, bị cáo phạm một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia; các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh; - Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; - Bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người; phạm tội rất nghiêm trọng thuộc loại tội phạm về ma túy, tham nhũng, xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; các tội cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cướp giật tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản; - Bị tạm giam trong trường hợp bị bắt theo lệnh, quyết định truy nã; - Bị can, bị cáo là người phạm tội có tính chất chuyên nghiệp; - Bị can, bị cáo là người nghiện ma tuý; - Bị can, bị cáo là người tổ chức trong trường hợp phạm tội có tổ chức; - Hành vi phạm tội gây dư luận xấu trong nhân dân. Tiền được đặt để bảo đảm là tiền mặt Việt Nam đồng, thuộc sở hữu hợp pháp của bị can, bị cáo hoặc của người đại diện hợp pháp của họ. Không được đặt tiền đang có tranh chấp, tiền đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác, tiền có nguồn gốc bất hợp pháp để bảo đảm. Mức tiền đặt để đảm bảo do cơ quan có thẩm quyền quyết định nhưng không dưới: 20 triệu đồng đối với tội phạm ít nghiêm trọng; 80 triệu đồng đối với tội phạm nghiêm trọng; 200 triệu đồng đối với tội phạm rất nghiêm trọng. Các trường hợp bị can, bị cáo thuộc hộ nghèo, bị cáo là người chưa thành niên… thì có thể được quyết định mức tiền phải đặt thấp hơn nhưng không dưới 1/2 mức nêu trên. Nghĩa vụ cam đoan, thời hạn được đặt tiền bảo đảm và thẩm quyền quyết định đặt tiền bảo đảm tương tự như biện pháp bảo lĩnh. Bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan thì bị tạm giam, số tiền đã đặt bị tịch thu, nộp ngân sách Nhà nước. Bị can, bị cáo chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đã cam đoan thì được trả lại số tiền đã đặt.
1695233506420.84.parquet/259888
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506420.84.parquet", "ppl": 475.8, "token_count": 12259, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-phap-luat/khi-nao-bi-can-duoc-nop-tien-de-tai-ngoai-230-16622-article.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: Doanh nghiệp , COVID-19 tải Thông báo 272/TB-VPCP Thông báo 272/TB-VPCP DOC (Bản Word) Thông báo 272/TB-VPCP PDF Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ ____________ Số: 272/TB-VPCP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2021 THÔNG BÁO Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị trực tuyến Thủ tướng Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp và các địa phương về các giải pháp tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh dịch COVID-19 __________________ Ngày 26 tháng 9 năm 2021, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị trực tuyến Thủ tướng Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp và các địa phương về các giải pháp tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh dịch COVID-19. Tham dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành; Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên (dự trực tuyến tại đầu cầu thành phố Hồ Chí Minh) và Lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Công an, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Công Thương, Y tế, Khoa học và Công nghệ, Xây dựng, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp và lãnh đạo các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp. Tại điểm cầu các địa phương có Lãnh đạo Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, lãnh đạo các sở, ban ngành liên quan và các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn. Sau khi nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) báo cáo; ý kiến của các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, lãnh đạo các bộ, cơ quan, địa phương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kết luận như sau:
1695233506420.84.parquet/281683
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506420.84.parquet", "ppl": 86.6, "token_count": 20458, "url": "https://luatvietnam.vn/doanh-nghiep/thong-bao-272-tb-vpcp-2021-ket-luan-ve-cac-giai-phap-tiep-tuc-ho-tro-doanh-nghiep-trong-boi-canh-covid-19-211390-d6.html" }
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng dự thảo Nghị định quy định chế độ trợ cấp đối với giáo viên nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu. Những giáo viên nào sẽ được hưởng trợ cấp? Theo Điều 3 của dự thảo, những đối tượng giáo viên đáp ứng các điều kiện sau đây sẽ được hưởng trợ cấp. - Có thời gian trực tiếp giảng dạy, giáo dục, hướng dẫn thực hành tại các cơ sở giáo dục công lập và có thời gian giảng dạy ở các cơ sở ngoài công lập; có đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 05 năm; - Nghỉ hưu trong khoảng thời gian từ năm 1994 đến ngày 31/5/2011. - Đang hưởng lương hưu tại thời điểm 01/01/2012. So với quy định trước đây tại Quyết định 52/2013/QĐ-TTg, dự thảo này đã mở rộng các đối tượng được hưởng trợ cấp là cả những người đã từng có thời gian giảng dạy ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập. Về mức trợ cấp, dự thảo vẫn giữ nguyên như quy định cũ, cụ thể: Số tiền trợ cấp = (lương hưu tháng x 10%) x số năm được tính trợ cấp. Trong đó: - Lương hưu tháng là mức lương đang được hưởng tại thời điểm Nghị định này có hiệu lực - Số năm được tính trợ cấp là tổng thời gian trực tiếp giảng dạy, giáo dục, hướng dẫn thực hành. Nhiều giáo viên nghỉ hưu được hưởng thêm trợ cấp (Ảnh minh họa) Giáo viên đã từ trần, thân nhân được hưởng trợ cấp Đây là một nội dung hoàn toàn mới được đưa vào dự thảo. Theo đó, nếu giáo viên đủ điều kiện hưởng trợ cấp theo quy định nêu trên nhưng chưa được giải quyết mà từ trần từ ngày 01/01/2012 trở đi thì một trong những thân nhân sẽ được hưởng trợ cấp. Thân nhân của người từ trần được hưởng thay theo thứ tự: Vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi; Bố đẻ, mẹ đẻ; Hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp. Căn cứ để tính trợ cấp đối với thân nhân giáo viên là mức lương hưu của giáo viên đang hưởng tại tháng liền kề trước khi từ trần. Hiện nay dự thảo Nghị định này đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến. LuatVietnam sẽ cập nhật nhanh nhất nội dung Nghị định khi được chính thức thông qua.
1695233506420.84.parquet/283295
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506420.84.parquet", "ppl": 192.9, "token_count": 10798, "url": "https://luatvietnam.vn/can-bo-cong-chuc/nhieu-giao-vien-nghi-huu-duoc-huong-them-tro-cap-566-21951-article.html" }
Hiện nay, dự thảo Quyết định về việc ban hành Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật đang được lấy ý kiến. Theo đó, quy tắc ứng xử của nghệ sĩ đặt ra vấn đề minh bạch trong từ thiện? Nghệ sĩ cũng như các hành vi, ứng xử của nghệ sĩ sẽ có sức ảnh hưởng khá lớn trong người hâm mộ, đặc biệt là ảnh hưởng với giới trẻ hiện nay. Tuy nhiên, thời gian qua, xuất hiện nhiều lùm xùm xung quanh việc không minh bạch khi nghệ sĩ làm từ thiện; nghệ sĩ phát ngôn không “chuẩn mực” trên facebook, zalo… hay nghệ sĩ quảng cáo thực phẩm chức năng “sai sự thật” ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
1695233506420.84.parquet/285318
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506420.84.parquet", "ppl": 86.9, "token_count": 11483, "url": "https://luatvietnam.vn/du-thao/quy-tac-ung-xu-cua-nghe-si-628-33313-article.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Số hiệu: 11/CT-NH17 Ngày đăng công báo: Đang cập nhật Loại văn bản: Chỉ thị Người ký: Hoàng Đình Cầu Ngày ban hành: 04/12/1995 Ngày hết hiệu lực: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Áp dụng: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng TÓM TẮT VĂN BẢN Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau! tải Chỉ thị 11/CT-NH17 Chỉ thị 11/CT-NH17 ZIP (Bản Word) LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam. Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết CHỈ THỊ CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNH NHÀ NƯỚC SỐ 11 /CT-NH17 NGÀY 04 THÁNG 12 NĂM 1995 VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC THÍ ĐIỂM THÀNH LẬP QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN Thời gian qua, công tác thí điểm thành lập Quỹ tín dụng Nhân dân theo kế hoạch mở rộng đã được triển khai tích cực và đạt kết quả tốt ở nhiều tỉnh, thành phố. Tính đến 31/10/1995 cả nước có 412 Quỹ tín dụng cơ sở, tăng 233 quỹ so với đầu năm, 5 Quỹ khu vực và Quỹ tín dụng TW đã đi vào hoạt động. 29 trong số 41 tỉnh, thành phố thí điển, trong đó 15 tỉnh, thành phố thí điểm mở rộng đã thành lập QTDND; 13 tỉnh, thành phố có số quỹ tín dụng cơ sở từ 20 đến 57 quỹ; số thành viên và vốn hoạt động của quỹ tín dụng tăng đáng kể so với đầu năm. Tuy nhiên, việc triển khai thí điểm thành lập QTDND đang nổi lên một số tồn tại, yếu kém cần được nhanh chóng khắc phục. Đáng chú ý nhất là: Tiến độ triển khai chậm ở nhiều tỉnh, thành phố; do chưa được chỉ đạo tích cực và chặt chẽ, hiện tượng vị phạm các quy chế an toàn và chạy theo lợi nhuận xảy ra ở nhiều quỹ; công tác thanh tra, giám sát của NHNN tuy có được tăng cường một bước, nhưng đang là khâu yếu, bất cập hiện nay. Nhằm đáp ứng những yêu cầu mới của chương trình thí điểm thành lập QTDND, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Trưởng ban Chỉ đạo TW Thí điểm Thành lập QTDND lưu ý Ban Chỉ đạo các cấp và Giám đốc Chi nhánh NHNN có biện pháp thiết thực, triển khai thực hiện tốt công tác thí điểm thành lập QTDND, bảo đảm nội dung, yêu cầu như được đề ra đầu năm; Trước mắt, chú trọng những vấn đề dưới đây:
1695233506420.84.parquet/286934
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506420.84.parquet", "ppl": 383.4, "token_count": 16638, "url": "https://luatvietnam.vn/tai-chinh/chi-thi-11-ct-nh17-ngan-hang-nha-nuoc-viet-nam-3337-d1.html" }
Quyết định 26/2002/QĐ-BKHCNMT của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về việc phê duyệt "Chương trình nâng cao nhận thức đa dạng sinh học giai đoạn 2001- 2010" Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Số công báo: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Số hiệu: 26/2002/QĐ-BKHCNMT Ngày đăng công báo: Đang cập nhật Loại văn bản: Quyết định Người ký: Phạm Khôi Nguyên Ngày ban hành: 08/05/2002 Ngày hết hiệu lực: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Áp dụng: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: Khoa học-Công nghệ TÓM TẮT VĂN BẢN Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau! tải Quyết định 26/2002/QĐ-BKHCNMT Quyết định 26/2002/QĐ-BKHCNMT ZIP (Bản Word) LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam. Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG ----------- Số: 26/2002/QĐ-BKHCNMT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------- Hà Nội , Ngày 08 tháng 05 năm 2002 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT "CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO NHẬN THỨC ĐA DẠNG SINH HỌC GIAI ĐOẠN 2001- 2010" ------------------------------------------ BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 22 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và bộ máy tổ chức của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Căn cứ Quyết định số 845/TTg ngày 22 tháng12 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Kế hoạch Hành động Đa dạng sinh học của Việt Nam; Căn cứ công văn số 6287/VPCP-KG ngày 24 tháng 12 năm 2001 của Văn phòng Chính phủ gửi Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thông báo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác bảo vệ môi trường; Theo đề nghị của ông Cục trưởng Cục Môi trường, ông Vụ trưởng Vụ Pháp chế, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt "Chương trình nâng cao nhận thức Đa dạng sinh học giai đoạn 2001- 2010". Điều 2. Giao cho Cục Môi trường làm đầu mối phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan tổ chức thực hiện Chương trình. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Điều 4. Các ông Cục trưởng Cục Môi trường, Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Vụ trưởng Vụ Tài chính Kế toàn và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Phạm Khôi Nguyên CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO NHẬN THỨC ĐA DẠNG SINH HỌC GIAI ĐOẠN 2001-2010 (Đã được phê duyệt tại Quyết định số: 26/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 8/05/2002 của Bộ Trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường) Đa dạng sinh học là cơ sở của sự sống, sự thịnh vượng và bền vững của loài người cũng như của trái đất nói chung. Tuy nhiên, con người đã và đang khai thác nguồn tài nguyên này một cách quá mức. dẫn tới sự suy thoái các hệ sinh thái, làm nghèo kiệt nguồn đa dạng sinh học (ĐDSH), thậm chí hủy diệt nguồn tài nguyên quý giá đó để đáp ứng cho nhu cầu ngày càng tăng của mình. Bảo vệ môi trường, bảo tồn ĐDSH phục vụ cho cuộc sống là trách nhiệm của mọi người và đã trở thành những vấn đề nóng bỏng trong xã hội, tác động trực tiếp đến từng cá nhân cũng như toàn thể cộng đồng loài người trên khắp hành tinh. Những vấn đề môi trường, bảo tồn ĐDSH vừa có tính Nhà nước, vừa mang tính xã hội cao. Việc giải quyết những vấn đề bảo vệ môi trường, bảo tồn ĐDSH hiện nay cũng như mai sau phụ thuộc vào trình độ nhận thức của những người hoạch định chính sách, cũng như phụ thuộc vào trình độ dân trí, thái độ và hành vi của mọi tầng lớp trong xã hội. ở Việt Nam, Kế hoạch hành động ĐDSH đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quyết định số 845/TTg, tháng 12 năm 1995 đã khẳng định phải nâng cao nhận thức về giá trị của ĐDSH trong đời sống xã hội, cung cấp các thông tin cần thiết về ĐDSH cho các cấp lãnh đạo, tăng cường tiềm lực, đào tạo cán bộ, xây dựng mạng lưới cơ sở dữ liệu quốc gia về ĐDSH. Chỉ thị 36/CT - TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng đã khẳng định phải: "Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và phong trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trường". Chương trình Nâng cao nhận thức về ĐDSH cho giai đoạn 2001 - 2010 nhằm cụ thể hoá các hoạt động về nâng cao nhận thức ĐDSH được xác định trong "Kế hoạch hành động Đa dạng sinh học của Việt Nam" và Chỉ thị 36/CT - TW nói trên. I. NHẬN THỨC VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ XU THẾ. 1.1. Tình hình nhận thức về ĐDSH. Từ sau năm 1990, vấn đề bảo tồn ĐDSH đã bắt đầu được quan tâm ở Việt Nam. Nhiều văn bản pháp quy, chương trình hành động liên quan đến bảo tồn ĐDSH đã được ban hành. Công tác giáo dục nâng cao nhận thức cùng các hoạt động bảo tồn ĐDSH đã đạt được những kết quả và tiến bộ nhất định. Các hoạt động bảo tồn và nghiên cứu ĐDSH ngày càng được đẩy mạnh ở các cơ quan trung ương và địa phương, đặc biệt là các cơ quan chức năng có liên quan. Nhiều tổ chức quốc tế đã quan tâm và tài trợ cả về kỹ thuật lẫn tài chính cho công tác bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam cũng như công tác nâng cao nhận thức ĐDSH Tuy nhiên về nhận thức ĐDSH và bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam cũng còn nhiều hạn chế do các nguyên nhân chính sau đây: - Việc giáo dục nâng cao nhận thức ĐDSH tuy được nhiều cơ quan, tổ chức thực hiện nhưng không đồng bộ, không liên tục mà chủ yếu phụ thuộc vào các điều kiện ngoại cảnh (có dự án, có tiềm lực và có sự quan tâm của ngành, của lãnh đạo). - Chưa có cơ quan đầu mối ở cấp quốc gia về giáo dục bảo tồn ĐDSH nên thiếu sự tổ chức chỉ đạo, dẫn đến hiệu quả giáo dục thấp, lãng phí tài chính. - Thiếu sự chỉ đạo tập trung và phối hợp giữa các cơ quan chức năng của Nhà nước nên tài liệu giáo dục nâng cao nhận thức ĐDSH thiếu tính pháp lý, chất lượng khoa học không được quản lý chặt chẽ. - Giáo dục nâng cao nhận thức ĐDSH chưa hoặc tiếp cận hạn chế với các cộng đồng dân cư vùng sâu vùng xa, nơi rất cần tăng cường nhận thức về ĐDSH. - Phương pháp và hình thức giáo dục chưa phong phú, chưa phù hợp với các đối tượng, đặc biệt là đối với cộng đồng các dân tộc ít người vùng sâu vùng xa. 1.2. Khó khăn và thuận lợi của nâng cao nhận thức về ĐDSH ở Việt Nam đến năm 2010. 1.2.1. Khó khăn: - Nghèo đói: Chưa giải quyết được đói nghèo thì cơ hội nâng cao trình độ học vấn của cộng đồng dân cư vùng sâu, vùng xa chậm được cải thiện và khó khăn cho công tác giáo dục nâng cao nhận thức cũng như thay đổi hành vi đối với ĐDSH; - Sức ép của sự gia tăng dân số: là áp lực quan trọng đến bảo tồn ĐDSH; - Nạn du canh, du cư, di dân tự do: chưa được ngăn chặn triệt để; phương thức canh tác nương rẫy lạc hậu vẫn tồn tại, diện tích nương rẫy vẫn không ngừng gia tăng; - Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh đã tạo ra sự không đồng đều đối với sự phân tầng xã hội về kinh tế, văn hóa và xã hội; Trước những thách thức nêu trên và hạn chế trong giáo dục nâng cao nhận thức về ĐDSH đã làm cho các hoạt động thực tiễn, kể cả các chương trình, dự án bảo tồn ĐDSH cũng bị hạn chế về kết quả. ĐDSH vẫn tiếp tục bị suy thoái, các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến ĐDSH vẫn tiếp diễn, có khi rất gay gắt. 1.2.2. Thuận lợi: - Một trong những thuận lợi quan trọng nhất là sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Phải nói rằng, chưa bao giờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp bảo tồn ĐDSH lại sâu sắc như hiện nay. Ngoài những chủ trương quan trọng về bảo vệ tài nguyên, môi trường, Đảng và Nhà nước đã có kế hoạch và những biện pháp cụ thể thực hiện việc bảo vệ tài nguyên, môi trường. - Các cơ quan nghiên cứu khoa học và cơ quan quản lý khoa học đã có ý thức và hành động tập trung vào nghiên cứu bảo tồn thông qua các đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và hợp tác quốc tế về ĐDSH, về các nhóm sinh vật có ý nghĩa bảo tồn. - Sự tăng trưởng về kinh tế, những tiến bộ về khoa học kỹ thuật là cơ hội quan trọng để giúp thực hiện các chủ trương của Nhà nước đề ra. Đó cũng là nền tảng quan trọng giúp cải thiện đời sống các cộng đồng dân tộc ở mọi miền đất nước và tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho công tác giáo dục, nâng cao nhận thức về ĐDSH. - Trình độ học vấn của cộng đồng được tăng lên đáng kể, đến nay đã có 96,24% số xã phường đạt tỉ lệ phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù. - Sự giúp đỡ của nước ngoài, của các tổ chức quốc tế đối với Việt Nam ngày càng tăng. Ngày càng có nhiều dự án lớn với nhiều phương thức tiếp cận tốt nên đạt hiệu quả hơn (đáng chú ý là các dự án phối hợp phát triển và bảo tồn - ICDPs). - Nhận thức về giá trị của ĐDSH của cộng đồng dân cư ngày càng cải thiện. Thái độ của cồng đồng đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường ngày càng tỏ ra có trách nhiệm hơn. ý thức bảo tồn ĐDSH ngày càng cao hơn thể hiện qua các biện pháp tiết kiệm trong các hoạt động khai thác và sử dụng ĐDSH. - Sự tham gia của cộng đồng, các tổ chức xã hội ở các địa phương ngày càng nhiều, tích cực và hiệu quả hơn. Đặc biệt đáng quan tâm là các Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Những người Cao tuổi và các đoàn thể thanh, thiếu niên, các trường học. - Sự phối hợp các cơ quan ban, ngành từ Trung ương đến địa phương ngày càng tỏ ra chặt chẽ hơn, các hình thức giáo dục phong phú và hiệu quả hơn. Tóm lại, xu thế của việc nâng cao nhận thức ĐDSH trong những năm qua ở Việt Nam đã có những bước tiến bộ và chúng ta đã thu được những kết quả nhất định nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhận thức về ĐDSH chưa trở thành vấn đề của toàn xã hội. Điều này đã nói lên sự cần thiết phải xây dựng và thực hiện Chương trình nâng cao nhận thức ĐDSH ở Việt Nam. Tuy có những thách thức không nhỏ, nhưng với những thuận lợi cơ bản nêu trên và với quyết tâm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân, việc xây dựng và triển khai Chương trình nâng cao nhận thức đa dạng sinh học giai đoạn 2001 - 2010 hoàn toàn có thể đạt đực mục tiêu, yêu cầu của mình. II. MỤC TIÊU, NGUYÊN TẮC, NỘI DUNG, BIỆN PHÁP CỦA CHƯƠNG TRÌNH VỀ NÂNG CAO NHẬN THỨC ĐA DẠNG SINH HỌC GIAI ĐOẠN 2001 - 2010. 2.1. Mục tiêu lâu dài: Góp phần nâng cao nhận thức, kiến thức của toàn xã hội về vai trò của ĐDSH trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội bền vững, về bảo vệ ĐDSH, làm cho bảo vệ ĐDSH trở thành một trong những ý niệm đạo đức của thời đại, thành nguồn lực cho sự phát triển xã hội. Xây dựng chuẩn mực về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên và môi trường để cải thiện được chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững. Chuẩn mực này thể hiện ở tinh thần trách nhiệm đối với tất cả các dạng sống, trong đó có con người khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và phát triển nhưng không được làm xói mòn nguồn gen, làm tổn hại đến các loài, các hệ sinh thái và đến tài nguyên ĐDSH của các thế hệ mai sau. 2.2. Mục tiêu trước mắt: Giáo dục và truyền thông cho mọi thành viên trong xã hội nhằm: - Nâng cao hiểu biết chung về ĐDSH, về ý nghĩa quan trọng của ĐDSH và hiện trạng ĐDSH ở nước ta; - Biết thế nào là sử dụng một cách bền vững ĐDSH; và - Sự cần thiết phải tham gia vào công cuộc bảo tồn ĐDSH, có thái độ và hành động phù hợp để giải quyết các vấn đề có liên quan đến bảo tồn ĐDSH. 2.3. Các nguyên tắc: Chương trình về nâng cao nhận thức ĐDSH được xây dựng dựa trên những nguyên tắc sau: - Phù hợp với các quy định tại Điều 13 Công ước Đa dạng sinh học về các hành động nâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng. - Phù hợp với nguồn lực kinh tế - xã hội, trình độ và tập quán của nhân dân Việt Nam trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước; - Phục vụ việc xây dựng và thực hiện đường lối và chủ trương về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Chỉ thị 36 - CT/TW); - Phù hợp với Chiến lược Bảo vệ Môi trường Quốc gia giai đoạn 2001-2010; - Phù hợp với các văn bản pháp lý và các công ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam đã tham gia; - Tiếp thu một cách có chọn lọc các kinh nghiệm tốt của các tổ chức quốc tế và nước ngoài; - Thu hút sự tham gia rộng rãi và tích cực của nhân dân, của cán bộ chính quyền các cấp; - Kết hợp việc giáo dục, nâng cao nhận thức với việc thực thi các hành động cụ thể về bảo tồn ĐDSH. 2.4. Nội dung và biện pháp: Chương trình về nâng cao nhận thức ĐDSH có các nội dung sau: 2.4.1. Cung cấp các kiến thức từ đơn giản đến phức tạp về đặc điểm, hiện trạng ĐDSH ở Việt Nam và ở từng vùng, 2.4.2. Tạo điều kiện để mọi tầng lớp nhân dân có sự hiểu biết về vai trò của ĐDSH trong cuộc sống hàng ngày; 2.4.3. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để tổ chức việc giáo dục nâng cao nhận thức ĐDSH tại mọi vùng của đất nước; 2.4.4. Phối hợp chặt chẽ giáo dục ĐDSH trong nhà trường và ngoài nhà trường; 2.4.5. Đào tạo đội ngũ cán bộ có hiểu biết về ĐDSH cho cơ sở ở tỉnh, thành phố, quận, huyện, phường, xã làm cán bộ nòng cốt cho công tác giáo dục nâng cao nhận thức về ĐDSH phù hợp với từng vùng; 2.4.6. Xây dựng chương trình và triển khai công tác nâng cao nhận thức về ĐDSH phù hợp theo các nhóm đối tượng: cộng đồng dân cư các vùng, các doanh nghiệp khai thác và sử dụng sản phẩm ĐDSH, cán bộ làm việc tại các khu bảo tồn, lực lượng vũ trang, văn hóa, thông tin, giáo dục và đào tạo; 2.4.7. Xã hội hóa công tác nâng cao nhận thức về ĐDSH, huy động mọi cá nhân, mọi ngành, mọi cấp cùng hợp tác tham gia quản lý bảo tồn ĐDSH; 2.4.8. Đào tạo đội ngũ chuyên gia về nghiên cứu, quản lý và giáo dục ĐDSH; 2.4.9. Nâng cao nhận thức cho các nhà hoạch định chính sách, các cán bộ quản lý nhà nước các cấp. 2.5. Những vấn đề ưu tiên. 2.5.1. Giáo dục trong nhà trường: Nội dung giáo dục môi trường, trong đó có ĐDSH nhất thiết phải được đưa vào chương trình đào tạo ở các trường dạy nghề, các trường trung học chuyên nghiệp và các trường đại học, đặc biệt là các trường sư phạm các cấp, các trường nội trú ở các tỉnh miền núi. Do tính chất liên ngành mà nội dung ĐDSH có thể lồng ghép vào nội dung của nhiều môn học khác như sinh học, địa lý, hóa học, văn học, giáo dục công dân, sinh hoạt ngoại khóa. Học sinh, sinh viên khi có được nhận thức sẽ có thái độ, hành vi, đạo đức mới về ĐDSH trong các hoạt động ở ngoài nhà trường. Nội dung giáo dục cần phải làm cho học sinh, sinh viên nhận thức được và có thái độ, hành vi đúng đắn về: - Vai trò của ĐDSH trong việc bảo đảm nhu cầu hàng ngày của mọi người và của các cộng đồng dân cư; - Vai trò của ĐDSH trong việc bảo đảm môi trường sống trong lành; - Mối liên quan mật thiết giữa ĐDSH với phát triển kinh tế và xã hội; và - Phải làm gì để bảo tồn ĐDSH. Để cho học sinh, sinh viên dễ tiếp thu, chương trình và nội dung giảng dạy phải sát với tình hình thực tế của từng địa phương, từng vùng, từng dân tộc. Tại các trường tiểu học, cần xây dựng vườn trường kết hợp với tham quan các bảo tàng, vườn thú, khu bảo tồn thiên nhiên, vườn thực vật, các cơ sở sản xuất để giáo dục cho học sinh ngay từ nhỏ. Đào tạo đội ngũ thầy giáo có đủ trình độ để thực hiện việc giáo dục ĐDSH trong các trường phổ thông. Soạn thảo tài liệu giảng dạy, tài liệu học tập phù hợp, tài liệu hướng dẫn giáo viên giảng dạy ĐDSH. 2.5.2. Giáo dục ngoài nhà trường: Vấn đề giáo dục, nâng cao nhận thức ĐDSH nhất thiết phải được đẩy mạnh ngoài phạm vi nhà trường mà đối tượng là quảng đại quần chúng, các cộng đồng dân cư, nhất là những người sống chủ yếu dựa vào việc khai thác các nguồn tài nguyên sinh học. Cần tăng cường sự hợp tác giữa các vườn thú, vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn với các trường đại học, các viện nghiên cứu về công tác nâng cao nhận thức ĐDSH cho cộng đồng. Trong một cộng đồng dân cư, cần phân biệt các nhóm đối tượng đó bao gồm: - Các ủy viên Hội đồng Nhân dân, những người tham gia công tác lãnh đạo chính quyền các cấp; - Những người tham gia hoạt động sản xuất, các hoạt động kinh tế, khai thác, chế biến, nuôi trồng, buôn bán, kinh doanh các sản phẩm sinh học, nông dân, ngư dân, nghề rừng, thu lượm các sản phẩm từ rừng, biển, bờ biển, đất ngập nước... - Lực lượng vũ trang; - Các cán bộ ngành thuế vụ, quản lý thị trường, hải quan, công an, kiểm lâm; - Những người tiêu thụ sản phẩm sinh học; - Những người sống lệ thuộc vào việc khai thác các loại tài nguyên sinh học. Các phương tiện truyền thông về kiến thức bảo tồn ĐDSH là các phương tiện truyền thông đại chúng như: phát thanh, truyền hình, báo chí, phim ảnh, hát, pano, áp phích, tờ rơi, kịch, nói chuyện và các hình thức văn nghệ quần chúng khác cùng các cuộc thi vẽ, thi ảnh, v.v... Một số dự án như các dự án quản lý vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia đã có những hình thức giáo dục, truyền thông bảo vệ ĐDSH khá hấp dẫn. Cần phát huy và mở rộng các hình thức này. Việc giáo dục và truyền thông bảo vệ ĐDSH phải được thực hiện một cách liên tục, đều đặn và có kế hoạch lâu dài để nội dung được thấm sâu vào ý thức của mọi người và dần dần tạo thành một thứ đạo đức, một nét sống đẹp, nét văn hóa mới của dân tộc. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 3.1. Các yêu cầu cụ thể: Bảo tồn ĐDSH là trách nhiệm của toàn xã hội, một trong những biện pháp chiến lược tốt là tăng cường giáo dục ĐDSH cho mọi người dân, cộng đồng, các doanh nghiệp, các nhà ra quyết định và các cán bộ của các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp; Tăng cường giáo dục nhận thức ĐDSH trong các cấp học. Chương trình về nâng cao nhận thức ĐDSH giúp cho mọi thành viên của cộng đồng: - Nhận thức được tình hình ĐDSH cùng những vấn đề của nó ở từng địa phương và ở cả Việt Nam. - Có được những kiến thức cơ bản về bảo tồn ĐDSH và kỹ năng phù hợp để tham gia vào việc cải thiện, phục hồi ĐDSH ở Việt Nam. - Có thái độ và hành động phù hợp để góp phần giải quyết có hiệu quả các vấn đề bảo tồn ĐDSH và ngăn ngừa những vấn đề có thể xảy ra trong tương lai. 3.2. Cách thức tiến hành: Nội dung và phương pháp thực hiện nâng cao nhận thức ĐDSH phải đơn giản, dễ hiểu, dễ tiếp thu và phù hợp với từng đối tượng, từng lĩnh vực ở từng vùng lãnh thổ. - Tổ chức phổ biến rộng rãi Chương trình về nâng cao nhận thức ĐDSH đến các bộ, ngành, địa phương và các tổ chức xã hội trong nước, sau khi đã được Nhà nước thông qua; - Tổ chức tuyên truyền Chương trình về nâng cao nhận thức ĐDSH đến quảng đại quần chúng nhân dân thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng; - Lồng ghép các chương trình nâng cao nhận thức ĐDSH với các chương trình truyền thông môi trường khác; - Phổ cập các kiến thức về tầm quan trọng của ĐDSH đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, đối với sức khoẻ và sự thịnh vượng của cộng đồng, các biện pháp kỹ thuật cần thiết phục vụ cho bảo tồn ĐDSH. - Tiếp thu có chọn lọc và phổ biến áp dụng kiến thức bản địa vào việc bảo tồn các bản sắc văn hóa truyền thống và tập quán của các dân tộc, của các địa phương, vào công tác bảo tồn ĐDSH; - Động viên, lôi cuốn sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân, các tổ chức chính quyền các cấp, các tổ chức xã hội trong công tác bảo tồn ĐDSH; - Tôn trọng và phát huy mọi sáng kiến của cá nhân, tập thể trong công tác giáo dục và truyền thông về bảo tồn ĐDSH và sử dụng hợp lý tài nguyên sinh vật; - Phối hợp chặt chẽ giữa trung ương và địa phương, giữa các ngành và khi có điều kiện hợp tác với các tổ chức quốc tế trong quá trình thực hiện các nội dung của Chương trình về nâng cao nhận thức về ĐDSH. 3.3. Các hình thức thực hiện: Xây dựng các chương trình thông tin, tuyên truyền cùng các thông điệp truyền thông về nhận thức ĐDSH. Giáo dục nâng cao kiến thức và nhận thức cho cán bộ. Đưa nội dung bảo vệ ĐDSH vào chương trình chính khóa hoặc lồng ghép với các môn học khác trong chương trình giảng dạy của các trường thuộc các cấp đào tạo và các trường dạy nghề. Tổ chức các hội thảo quốc gia, khu vực và quốc tế về giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng nhằm chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực ĐDSH Biên soạn các tài liệu giảng dạy và tài liệu tham khảo về ĐDSH. Tái bản có sự biên tập và bổ sung bản Kế hoạch Hành động Đa dạng Sinh học; biên soạn, xuất bản cuốn kế hoạch hành động ĐDSH "phổ thông, đơn giản"... Xây dựng kế hoạch Quốc gia về đào tạo nâng cao năng lực của Việt Nam trong việc thực hiện Kế hoạch Hành động quốc gia về ĐDSH cũng như thực hiện những điều khoản của các công ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam tham gia. Phát động các phong trào, nâng cao vai trò của các tổ chức quần chúng như Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, các tổ chức tự nguyện, tôn giáo tham gia bảo tồn và quản lý ĐDSH. 3.4. Hành động ưu tiên. Các hành động của Chương trình về nâng cao nhận thức ĐDSH gồm các chương trình hành động ưu tiên được xác định trên cơ sở lựa chọn các vấn đề có tính bức xúc và có khả năng giải quyết trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 3.4.1. Nâng cao nhận thức ĐDSH cho các cán bộ chính quyền các cấp: - Đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức về ĐDSH và bảo tồn thiên nhiên. - Trao đổi kinh nghiệm giữa các tổ chức ở trong và ngoài nước đã có nhiều thành tựu trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ ĐDSH. - Đưa thông tin về nhận thức và hành vi của cộng đồng đối với ĐDSH vào báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia hàng năm. 3.4.2. Giáo dục nâng cao nhận thức ĐDSH cho quần chúng nhân dân: - Tuyên truyền giáo dục nhận thức ĐDSH thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng; - Tổng kết các mô hình phát triển kinh tế gắn với bảo tồn ĐDSH, thành lập, thực hiện các chương trình bảo tồn dựa vào cộng đồng. 3.4.3. Tăng cường giáo dục nhận thức ĐDSH trong nhà trường: - Phối hợp với dự án giáo dục môi trường VIE/98/018 đưa nội dung giáo dục nâng cao nhận thức về ĐDSH vào các cấp học; - Tổ chức các lớp ngoại khóa dã ngoại cho học sinh, sinh viên thăm và học để nâng cao nhận thức về ĐDSH; - Tổ chức các lớp tập huấn về chính sách, luật pháp, quy hoạch và quản lý bảo tồn ĐDSH cho các cán bộ các khu bảo tồn, các cán bộ quản lý Nhà nước có liên quan đến bảo tồn ĐDSH; - Tổ chức diễn đàn ĐDSH để đối thoại giữa các tổ chức quần chúng, đoàn thể, với các cơ quan quản lý Nhà nước để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng đối với công tác bảo tồn tài nguyên sinh vật. 3.5. Tài chính, nguồn và đa dạng hoá đầu tư nâng cao nhận thức ĐDSH: Để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nội dung và chương trình hành động xếp theo thứ tự ưu tiên được nêu trong Chương trình về nâng cao nhận thức về ĐDSH cho Việt Nam giai đoạn 2001-2010, ước tính khoản kinh phí trung bình mỗi năm là khoảng 20 tỉ đồng. Ngân sách dành cho Chương trình ngoài một phần lấy từ vốn ngân sách Nhà nước do Bộ Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hàng năm xem xét cân đối, phần còn lại cần được huy động từ đối tượng hưởng lợi nhờ vào tài nguyên sinh học, chẳng hạn như các đối tượng sử dụng không vì mục đích sinh sống, các ngành kinh doanh, các ngành công nghiệp, từ các tổ chức trong, ngoài nước và trong cộng đồng dân cư... Các loại thuế tài nguyên sinh vật đối với các hoạt động khai thác hợp pháp vì mục đích thương mại; Thu hút tài trợ quốc tế như sự trợ giúp của các nhà tài trợ, các nguồn vốn ODA, Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF), của các hợp tác quốc tế đa phương, song phương. Tăng cường cơ chế phối hợp thông qua các nhà tài trợ như Chương trình Phát triển Liên Hiệp quốc (UNDP), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu á (ADB), Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN), Quỹ Quốc tế về Bảo vệ Thiên nhiên (WWF), các dự án ĐDSH. 3.6. Thực hiện cụ thể: Theo tinh thần Quyết định 845/TTg ngày 22/12/1995 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động ĐDSH của Việt Nam: - Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường là đầu mối phối hợp cùng các Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Thủy sản cũng như các bộ, ngành và địa phương liên quan, các tổ chức quần chúng cùng tổ chức thực hiện Chương trình nâng cao nhận thức ĐDSH của Việt Nam theo từng thời kỳ nhằm đạt các mục tiêu đã đề ra với các chỉ tiêu và kế hoạch cụ thể. - Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hàng năm dựa theo tình hình thực tế để quy định các chỉ tiêu cần đạt theo từng giai đoạn thực hiện Chương trình và hòa nhập các kế hoạch hành động của Chương trình với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Quốc gia. 3.7. Giám sát và đánh giá thực hiện chương trình: Hàng năm Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường xem xét và đánh giá việc thực hiện Chương trình được theo các mục tiêu, nội dung đã được phê duyệt và có thể chia giai đoạn thực hiện cũng như đánh giá Chương trình thành 3 giai đoạn: 2001-2005, 2006-2008 và 2009-2010. Từng bộ, ngành có liên quan, các địa phương, hàng năm phải gửi bản báo cáo đánh giá kết quả thực hiện các dự án trong khuôn khổ của Chương trình cho Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, đồng thời kiến nghị điều chỉnh, bổ sung kế hoạch thực hiện. PHỤ LỤC 1. DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH ƯU TIÊN VỀ PHƯƠNG PHÁP BIÊN SOẠN TÀI LIỆU CHO CÁC HÀNH ĐỘNG NÂNG CAO NHẬN THỨC ĐDSH TT Chương trình Cấp ưu tiên Nội dung Mục tiêu cần đạt Các cơ quan chủ trì và đối tác đề xuất Cách tiếp cận Chương trình với truyền thông về ĐDSH C Xây dựng chương trình, kế hoạch truyền thông (đối tượng mục tiêu, các thông điệp, các cách tiếp cận) Thúc đẩy hiệu quả nhận thức và hỗ trợ về ĐDSH trong nhóm là đối tượng chính Bộ KHCN&MT Lồng ghép chương trình giảng dạy ở trường phổ thông Xem xét lại chương trình giảng dạy và xây dựng chương trình giảng dạy mới phù hợp Thúc đẩy nhận thức về ĐDSH trong học sinh Bộ Giáo dục và Đào tạo Các tài liệu tham khảo về ĐDSH bằng tiếng Việt C Dịch các tài liệu tham khảo quan trọng; soạn thảo bản kế hoạch hành động ĐDSH đơn giản; đưa ra các hướng dẫn ĐDSH ngành bằng tiếng Việt Khuyến khích nhận thức cho công chúng và cho những người không phải là chuyên gia về các dịch vụ và giá trị của ĐDSH Bộ KHCN&MT Thông tin về ĐDSH cho ngành du lịch C Phát triển các tài liệu thông tin cho ngành du lịch trên toàn quốc. Thiết lập các trung tâm thông tin về các khu du lịch sinh thái Tăng cường nhận thức về ĐDSH cho ngành du lịch Tổng cụ Du lịch, các UBND Tỉnh, Bộ Thủy sản, Bộ NN&PTNT Tái bản kế hoạch hành động ĐDSH P In lại kế hoạch hành động ĐDSH có cải tiến về cách trình bày, tham chiếu và các bản đồ in màu Kế hoạch hành động ĐDSH dễ tham khảo với hình thức thu hút, dễ đọc Bộ KHCN&MT Đào tạo cán bộ của Bộ NN&PTNT, Bộ Thủy sản; Bộ KHCNMT và Trung tâm KHTN và CNQG, Trung tâm KHXH và Nhan văn Quốc gia P Xây dựng kế hoạch đào tạo quốc gia về ĐDSH sau khi đã đào tạo cho các cán bộ ở trung ương và tỉnh về thực hiện các quy định luật pháp về ĐDSH; về các phương pháp giám sát và kiểm kê, đánh giá ĐDSH; về nguyên tắc phân loại; về quản lý khu bảo vệ; và về bảo tồn có sự tham gia của cộng đồng. Bảo tồn và sử dụng bền vững ĐDSH; tăng cường năng lực cấp ngành; thu thập thông tin đầy đử hơn; Thực hiện bảo tồn có sự tham gia của công đồng.
1695233506421.14.parquet/222628
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506421.14.parquet", "ppl": 123.5, "token_count": 37108, "url": "https://luatvietnam.vn/khoa-hoc/quyet-dinh-26-2002-qd-bkhcnmt-bo-khoa-hoc-cong-nghe-va-moi-truong-102835-d1.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Số hiệu: 7211/QĐ-UBND Ngày đăng công báo: Đang cập nhật Loại văn bản: Quyết định Người ký: Nguyễn Quốc Hùng Ngày ban hành: 29/12/2016 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật Áp dụng: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: Đất đai-Nhà ở tải Quyết định 7211/QĐ-UBND Quyết định 7211/QĐ-UBND ZIP (Bản Word) LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam. Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ------- Số:7211/QĐ-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2016 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2017 HUYỆN HOÀI ĐỨC ---------------------- ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Đất đai năm 2013; Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai 2013; Căn cứ Nghị quyết số 19/NQ-HĐND ngày 06/12/2016 của HĐND Thành phố thông qua danh mục các dự án thu hồi đất năm 2017; dự án chuyển mục đích đất trồng lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng năm 2017 thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội; Căn cứ Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 9532/TTr-STNMT ngày 30 tháng 9 năm 2016 và Báo cáo số 12033/BC- STNMT-CCQLĐĐ ngày 12 tháng 12 năm 2016,
1695233506421.14.parquet/246873
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506421.14.parquet", "ppl": 258.2, "token_count": 14077, "url": "https://luatvietnam.vn/dat-dai/quyet-dinh-7211-qd-ubnd-uy-ban-nhan-dan-tp-ha-noi-116397-d2.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 1694:2009 ISO 8213:1986 SẢN PHẨM HÓA HỌC SỬ DỤNG TRONG CÔNG NGHIỆP - KỸ THUẬT LẤY MẪU - SẢN PHẨM HÓA HỌC RẮN Ở DẠNG HẠT TỪ BỘT ĐẾN TẢNG THÔ Chemical products for indistrial use - Sampling techniques - Solid chemical products in the form of particles varyling from powders to coarse lumps Lời nói đầu TCVN 1694 : 2009 thay thế cho TCVN 1694 - 75. TCVN 1694 : 2009 hoàn toàn tương đương với ISO 8213 : 1986. TCVN 1694 : 2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC47 Hóa học biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. SẢN PHẨM HÓA HỌC SỬ DỤNG TRONG CÔNG NGHIỆP - KỸ THUẬT LẤY MẪU - SẢN PHẨM HÓA HỌC RẮN Ở DẠNG HẠT TỪ BỘT ĐẾN TẢNG THÔ Chemical products for indistrial use - Sampling techniques - Solid chemical products in the form of particles varyling from powders to coarse lumps 1. Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn này mô tả kỹ thuật chung để lấy mẫu và chuẩn bị mẫu với mục đích đánh giá chất lượng lô sản phẩm hóa học dạng rắn, sử dụng chung với kế hoạch lấy mẫu đã được thiết lập trước (ví dụ, như đã nêu trong ISO 6063 hoặc ISO 6064). Tiêu chuẩn này áp dụng đối với các sản phẩm hóa học dạng rắn, dạng hạt, bao gồm dạng bột đến tảng thô có kích thước lớn nhất 100 mm, được bao gói trong vật chứa (ví dụ, 25 kg, 50 kg hoặc 100 kg) hoặc để rời. Tiêu chuẩn này không đề cập đến mảng thô và chất rắn trong chất dẻo. CHÚ THÍCH: Tiêu chuẩn này được sử dụng cùng với từ vựng quy định trong ISO 6206. 2. Tài liệu viện dẫn Các tài liệu sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi. TCVN 2230 (ISO 565), Sàng thử nghiệm - Sàng lưới thép đan và tấm kim loại đục lỗ - Kích thước lỗ danh nghĩa. TCVN 5454 (ISO 607), Chất hoạt động bề mặt và chất tẩy rửa - Phương pháp chia mẫu. TCVN 4828-1 (ISO 2591-1), Phương pháp sàng thử nghiệm - Phần 1: Sử dụng sàng thử nghiệm loại thép đan và tấm kim loại đục lỗ. TCVN 7289 (ISO 3165), Lấy mẫu sản phẩm hóa sử dụng trong công nghiệp - An toàn trong lấy mẫu. ISO 6206, Chemical products for industrial use - Sampling - Vocabulary (Sản phẩm hóa học sử dụng trong công nghiệp - Lấy mẫu - Từ vựng). 3. Nguyên tắc Lấy số lượng nhất định các mẫu đơn từ lô được lấy mẫu. Trộn các mẫu đơn để tạo thành mẫu đống hoặc một vài mẫu sơ cấp, phụ thuộc vào mục đích lấy mẫu. Chuẩn bị bằng cách chia mẫu lặp lại, từ mẫu đống hoặc từ mỗi mẫu ban đầu, của mẫu được chia, sau đó của một vài mẫu phòng thử nghiệm, trong từng trường hợp trộn, nếu cần, nghiền và rây sản phẩm trước mỗi giai đoạn phân chia. 4. Thiết bị, dụng cụ CHÚ Ý - Tất cả các thiết bị, dụng cụ mô tả dưới đây phải được làm từ vật liệu không có phản ứng với sản phẩm được lấy mẫu. Ngoài ra, thiết bị dụng cụ không gây ra nhiễm bẩn, chia tách hoặc hao hụt sản phẩm. 4.1. Thiết bị, dụng cụ để lấy mẫu và thành phần mẫu Chú ý rằng dụng cụ lấy mẫu chỉ gây ra lỗi nhỏ trong hệ thống. Có thể sử dụng bốn loại dụng cụ chính, phù hợp với các điều kiện: 4.1.1. Thìa lấy mẫu Có thể sử dụng thìa có hình dạng và kích thước thích hợp, phụ thuộc vào bản chất của sản phẩm được lấy mẫu, như sau: - Khi vật liệu là đồng nhất, lấy mẫu đơn tại một điểm dễ tiếp cận trong đơn vị mẫu; - Khi vật liệu không đồng nhất, lấy mẫu theo phương pháp được gọi là "phân chia xen kẽ"; - Khi vật liệu đang chuyển động (trong máng hở hoặc trên băng chuyền), lấy mẫu tại chỗ hoặc mẫu cắt ngang. Thìa lấy mẫu được chỉ ra trong Hình 1. 4.1.2. Que thăm lấy mẫu Có một số loại que thăm lấy mẫu như được chỉ ra từ Hình 2 đến Hình 12. Chiều dài của ống phải sao cho việc rút mẫu ra được thực hiện đúng đáy của thùng chứa hoặc đúng đống và kết cấu của que thăm phải thích hợp với kích cỡ hạt lớn nhất của vật liệu đang được lấy mẫu. Đối với sản phẩm dạng rời, để giảm thiểu sự thay đổi tính chất sản phẩm, cần sử dụng vít lấy mẫu Archimede (Ac-si-met) (ví dụ dụng cụ chỉ ra trong Hình 9). Vít Archimede được vặn từ từ trong khi ống bên ngoài, được tiếp tuyến với vít, được đẩy mạnh vào sản phẩm. 4.1.3. Dụng cụ lấy mẫu loại chia nhỏ mẫu Những dụng cụ này được sử dụng để nhận được mẫu bằng các chia nhỏ đơn vị mẫu tổng. Loại chia này có thể là - Chia tĩnh (tất cả các phần của dụng cụ được cố định), hoặc - Chia động (một phần của dụng cụ có thể chuyển động theo trục thẳng đứng hoặc trục ngang). Các ví dụ về dụng cụ lấy mẫu loại chia tĩnh chỉ ra trong Hình 13, 14, 15 và 16. Trong số các loại phổ biến hơn là những loại chia làm hai phần bằng nhau, những loại này được chỉ ra trong Hình 14 và 16: Những dụng cụ lấy mẫu này bao gồm một loạt các rãnh, có hoặc không có đường gờ cùng kích thước, được đặt theo hướng song song, nhưng lần lượt định vị bên phải và bên trái, để chia thành hai phần bằng nhau. Các dụng cụ này đơn giản và hữu ích, nhưng mặt khác nó có thể bị hư hại; sự biến dạng ít của rãnh hoặc đường gờ có thể liên quan đến sai số hệ thống. Hơn nữa, để giảm các sai số hệ thống, sản phẩm rõ ràng phải được phân bố đồng đều trên tất cả các rãnh hoặc trên toàn bộ đường gờ. Loại chia hình côn cố định [xem Hình 15 (a hoặc b)] dựa trên nguyên tắc giống nhau nhưng các rãnh được sắp xếp trên đường tròn. Hình 17, 18 và 19 đưa ra các ví dụ về loại chia mẫu quay để lấy phần nhất định của vật liệu được lấy mẫu. Loại chia động thành chia mẫu thành 4, 6, 8 hoặc 10 phần bằng nhau, và có - Dãy phần nhận được sắp xếp theo hình tròn và quay dưới một hoặc vài phễu cố định, hoặc - Phễu có thể chuyển động quay trên phần nhận cố định. Miễn là kết cấu của dụng cụ và phương pháp sử dụng nó cho phép cung cấp liên tục và đều đặn, loại lấy mẫu chia quay luôn luôn có chút ít sai số hệ thống và sẽ tốt hơn loại chia tĩnh. Nên lựa chọn loại chia quay và chia tĩnh sao cho chiều rộng của các rãnh hoặc phần nhận ít nhất 3 hoặc 4 lần kích thước lớn nhất của các hạt. Loại chia bằng chất dẻo có thể gây ra sự chia tách sản phẩm vì hiện tượng tĩnh điện. 4.1.4. Dụng cụ lấy mẫu tự động Hình 20, 21 và 22 chỉ ra các ví dụ về dụng cụ lấy mẫu tự động (lấy mẫu liên tục hoặc gián đoạn trong dòng vật liệu). 4.2. Thiết bị khác 4.2.1. Máy nghiền và máy xay Tùy theo mục đích được yêu cầu, có thể sử dụng bốn loại thiết bị sau. 4.2.1.1. Máy nghiền tảng (ví dụ, máy nghiền móc, cối xay) Những máy này được sử dụng để nghiền từng phần các sản phẩm dạng tảng. 4.2.1.2. Máy nghiền thô (ví dụ, máy nghiền nhai, máy nghiền côn, máy nghiền nén) Những máy này thông thường được sử dụng để nghiền sơ bộ các sản phẩm thô. Nói chung, các máy nghiền cho kích cỡ hạt trong dải từ 10 mm đến 300 mm và có thể sử dụng trong khu khai thác. 4.2.1.3. Máy nghiền hạt và máy cán nghiền (ví dụ, máy nghiền búa, máy nghiền lăn và máy nghiền đĩa, v.v…) Những máy này thích hợp để giảm các kích cỡ hạt từ khoảng 25 mm đến nhỏ hơn 1 mm. Chúng có thể được sử dụng trong khu khai thác, nhưng nếu mẫu được xử lý có kích cỡ nhỏ tương đối thì tốt nhất là sử dụng cối nghiền phòng thử nghiệm. 4.2.1.4. Máy nghiền phòng thử nghiệm Máy nghiền phòng thử nghiệm tương tự như các thiết bị đề cập trong 4.2.1.2 và 4.2.1.3 nhưng nhỏ hơn, ngăn được sự nhiễm bẩn và có thể nghiền được mịn hơn, ví dụ - Máy nghiền nhai: kích cỡ hạt từ 2 mm đến 25 mm; - Máy nghiền búa: kích cỡ hạt từ 300 m đến 20 mm; - Máy nghiền lăn: kích cỡ hạt từ 200 m đến 2 mm; - Máy nghiền đĩa: kích cỡ hạt từ 75 m đến 2 mm. 4.2.1.5. Nghiền thủ công Đối với nghiền thủ công, có thể sử dụng cối và chày hoặc phễu và đĩa lấy mẫu. 4.2.2. Máy trộn Đối với trộn cơ học, có nhiều loại thiết bị. Máy trộn loại V hoặc loại hai côn mở hoàn toàn là thích hợp, ví dụ, loại hai côn mở hoàn toàn được đổ đến không quá 1/3 dung tích. Đối với trộn thủ công, có thể sử dụng thìa đối với số lượng tương đối lớn, tấm nhựa đối với số lượng nhỏ. 4.2.3. Thiết bị rây Sử dụng bộ sàng thử nghiệm tiêu chuẩn [xem TCVN 2230 (ISO 565)] và các qui trình đã cho trong TCVN 4828-1 (ISO 2591-1). 5. Cách tiến hành 5.1. Giới thiệu Khi tiến hành lấy mẫu, cần thiết phải: - Biết đơn vị lấy mẫu; - Biết kế hoạch lấy mẫu; - Lấy các mẫu đơn và xử lý các mẫu đó phù hợp. 5.2. Chú ý chung Thao tác lấy mẫu phải tuân thủ theo yêu cầu kỹ thuật về lấy mẫu với quy định chặt chẽ về số lượng mẫu lấy và đảm bảo không được làm nhiễm bẩn mẫu. Người ta khuyến nghị rằng, đối với các sản phẩm, lấy mẫu được tiến hành trong vùng được bảo vệ khỏi độ ẩm, bụi và không khí không có hơi khói, tránh gia nhiệt và khô nhanh, để các tính chất của vật liệu đang được đánh giá không bị ảnh hưởng trong khi lấy mẫu. Trong trường hợp lấy mẫu để đo kích thước hạt, tỷ lệ phân bố thành phần cỡ hạt của mẫu được giữ nguyên so với mẫu ban đầu, do vậy cần phải lấy mẫu với lượng lớn. Trong trường hợp lấy mẫu để phân tích hóa học, có thể giảm kích thước các hạt và do vậy để chia nhỏ, lượng mẫu lấy có thể ít hơn. Về an toàn trong lấy mẫu, TCVN 7289 (ISO 3165) có các đề phòng đặc biệt phải tuân thủ trong trường hợp các sản phẩm liên quan đến rủi ro nào đó. Trước khi quyết định lựa chọn thiết bị lấy mẫu, cần kiểm tra mức độ phù hợp của thiết bị bằng cách lấy mẫu sơ bộ trên mỗi loại sản phẩm (kiểm tra độ tái lập và độ chệch của một vài mẫu đơn). 5.3. Xác định đơn vị lấy mẫu 5.3.1. Sản phẩm được đóng gói trong vật chứa (túi, thùng…) Đơn vị lấy mẫu là vật chứa mẫu, nếu có thể lấy được tại thời điểm lấy mẫu. Trường hợp ngược lại, xem 5.3.3. 5.3.2. Sản phẩm dạng rời, trong khi chất hàng hoặc dỡ hàng Nếu việc vận chuyển được thực hiện bằng thiết bị xúc (ví dụ cần trục gàu ngoạm hoặc gàu múc tự động), đơn vị lấy mẫu được xác tương ứng với một thao tác xúc. Khi thực hiện thao tác này, phần nhỏ nhất theo thiết bị liên tục (băng chuyền, thiết bị khí nén…), thì đơn vị lấy mẫu được xác định bằng cách cân lượng sản phẩm nhất định (ví dụ: 50 kg) được di chuyển trong khi tiến hành. 5.3.3. Sản phẩm dạng rời, trong khi vận chuyển (bằng tàu biển, tàu hỏa, xe tải, container…) hoặc được chất đống Đơn vị lấy mẫu được giả thuyết là giữ nguyên. Lô được chia thành số nhất định của các đơn vị lấy mẫu có khối lượng xác định (ví dụ, 200 kg). Với phần phía trong của lô hàng, nếu thao tác lấy mẫu gặp khó khăn hoặc không thể thực hiện lấy mẫu theo cách thông thường, khuyến nghị nên lấy mẫu ở dạng rời ngay tại thời điểm bốc dỡ hàng (5.3.2). 5.4. Kế hoạch lấy mẫu Kế hoạch lấy mẫu chỉ số lượng đơn vị lấy mẫu, số lượng và khối lượng các mẫu đơn và trường hợp phát sinh, số lượng các mẫu ban đầu được tạo thành bởi nhóm các mẫu đơn phù hợp, được thiết lập trên cơ sở thống kê. Tất cả các thông số này phụ thuộc vào tính đồng nhất của sản phẩm, phụ thuộc vào độ chụm lấy mẫu được yêu cầu và vào mục đích của việc lấy mẫu. 5.5. Lựa chọn đơn vị lấy mẫu Sự lựa chọn này được thực hiện ngẫu nhiên, ví dụ bằng cách sử dụng bảng các số ngẫu nhiên (xem Phụ lục A). Ngoại lệ: Ngoại lệ trong trường hợp lô hàng nhỏ gồm chỉ một số lượng giới hạn, cần phải bổ sung kế hoạch lấy mẫu để tăng số lượng các đơn vị. 5.5.1. Sản phẩm đóng gói trong vật chứa (bao, thùng…) Bắt đầu bằng cách đánh số tất cả các vật chứa trong lô: 1, 2, 3, 4…, sau đó lấy ngẫu nhiên số của vật chứa N được lấy mẫu 5.5.2. Sản phẩm dạng rời, trong khi chất hàng hoặc dỡ hàng Biết khối lượng của lô và khối lượng của đơn vị lấy mẫu (ví dụ, 50 kg), bắt đầu bằng cách tính tổng số lượng các đơn vị lấy mẫu có trong lô. Số các đơn vị lấy mẫu theo trật tự thời gian tạo thành thực tế (thiết bị pick-up) hoặc tạo thành ảo (thiết bị liên tục). Trong trường hợp theo trật tự thời gian tạo thành ảo, điều này liên quan đến việc đánh số khoảng thời gian, có tính đến tốc độ dòng của thiết bị. Chọn ngẫu nhiên đơn vị lấy mẫu N. Trong trường hợp thiết bị pick-up, lấy ra và để sang bên các đơn vị lấy mẫu N được lấy mẫu. Nếu thiết bị liên tục (dòng vật liệu) có liên quan, tạo các đơn vị lấy mẫu N có khối lượng nhất định (ví dụ, 50 kg) bằng cách lấy mẫu mặt cắt ngang, và gom chúng riêng rẽ. Trong trường hợp nhánh dây chuyền, dừng thiết bị để thời gian cần thiết lấy mẫu ra. Thiết bị lấy mẫu tự động (4.1.4) cho phép mẫu đống được nhận trực tiếp từ dòng vật liệu trong cầu mở hoặc cầu kín hoặc trên nhánh dây chuyền. 5.5.3. Sản phẩm dạng rời, trong khi vận chuyển (bằng tàu, tàu hỏa, xe tải, container…) hoặc được chất đống Chia lô thành các đơn vị lấy mẫu giả thiết có khối lượng nhất định (ví dụ, 200 kg) hoặc các phần bằng nhau, đánh số và lấy ra ngẫu nhiên số đơn vị lấy mẫu. 5.6. Lấy mẫu từ đơn vị lấy mẫu Theo nguyên tắc, một mẫu nên nhận được trên một đơn vị lấy mẫu, mục đích là để tạo ra mẫu có thể đại diện cho đơn vị mẫu. Các mẫu nên có khối lượng xấp xỉ như nhau. 5.6.1. Sản phẩm được đóng gói trong vật chứa (túi, thùng…) 5.6.1.1. Sản phẩm ở dạng bột, hạt và tinh thể Chắc chắn rằng sản phẩm không bị đông kết thành tảng, bằng cách làm rỗng hoàn toàn vật chứa. Trong trường hợp này nên bắt đầu bằng cách đập vụn các tảng, tránh nghiền các hạt. Lấy mẫu từ mỗi vật chứa, chọn như trong 5.5.1, tiến hành như sau: a) sử dụng thiết bị chia (xem 5.6.6). b) nếu không thể sử dụng thiết bị chia, sử dụng phương pháp chia tư (xem 5.6.7). CHÚ THÍCH: Cả hai qui trình này đều cho mẫu là đại diện nhất của vật chứa được lấy. Nếu các phương pháp này là không thể c) sử dụng que thăm vít (lấy mẫu định hướng) (xem 5.6.5) hoặc một vài loại thiết bị khác mà việc thiếu độ chệch của nó đã được xác định trước. d) trong trường hợp sản phẩm được phân bố đồng đều, lấy mẫu đơn bằng thìa (xem 5.6.4). Nếu có thể, nên lấy một số mẫu đơn rời rạc từ hai hoặc ba chỗ dễ tiếp cận trọng vật chứa và sau đó gom các mẫu này cùng với nhau để tạo thành mẫu của vật chứa (mẫu tại chỗ). 5.6.1.2. Sản phẩm thô và sản phẩm tảng Sản phẩm ở dạng các hạt thô và tảng không đập được dễ dàng và các sản phẩm thô nhất có thể có kích cỡ trong phạm vi 100 mm được đề cập như sau. Nếu không cần giữ sản phẩm ở trạng thái ban đầu, nghiền sản phẩm trong mỗi vật chứa được lấy mẫu bằng cách rây sản phẩm qua rây có kích cỡ thích hợp. Sau khi qua rây và trộn, tiến hành theo 5.6.1.1. Nếu cần giữ sản phẩm ở trạng thái ban đầu, tiến hành lấy mẫu trực tiếp như trong 5.6.1.1, mà không sử dụng que thăm lấy mẫu có thể làm thay đổi kích cỡ hạt. 5.6.2. Sản phẩm dạng rời, trong khi chất hàng hoặc dỡ hàng Đơn vị lấy mẫu được lựa chọn và nếu cần, gom riêng rẽ theo chỉ dẫn trong 5.5.2, tiến hành lấy mẫu theo cách như nhau trong 5.6.1. 5.6.3. Sản phẩm dạng rời, trong lúc vận chuyển (bằng tàu, tàu hỏa, xe tải, container,…) hoặc chất thành đống Đơn vị lấy mẫu giả thiết được lựa chọn như chỉ dẫn trong 5.3, đặt chúng trong xe băng tải hoặc trong đóng và lấy mẫu đơn bằng que thăm có chiều dài thích hợp (xem 5.6.5). 5.6.4. Lấy mẫu bằng thìa 5.6.4.1. Sản phẩm được biết là đồng nhất Ấn mạnh thìa (4.1.1) vào nơi yêu cầu (mẫu tại chỗ) trong đơn vị lấy mẫu, rút ra và gạt bằng đến gờ của thìa. Nếu cần, lặp lại thao tác hai hoặc ba lần tại các điểm khác để nhận được mẫu có khối lượng yêu cầu (xem kế hoạch lấy mẫu). 5.6.4.2. Qui trình phân chia khác Phương pháp này có thể được sử dụng trong những trường hợp nhất định, đặc biệt trong trường hợp chuẩn bị mẫu, từ mẫu đống, để xác định độ ẩm, khi các phương pháp khác dẫn đến sự hấp thụ hoặc hao hụt nước đáng kể. Tiến hành theo cách như sau (xem hình 23). a) Rải mẫu đống lên đĩa phẳng, mịn, không bị hấp thụ ẩm để tạo hình chữ nhật phẳng, đồng đều chiều dày là hàm của kích cỡ lớn nhất của sản phẩm. b) Chia hình chữ nhật, ví dụ thành 5 phần chiều dài bằng nhau và 4 phần chiều rộng bằng nhau (nếu kế hoạch lấy mẫu cần 20 phần). c) Sử dụng thìa đáy phẳng (xem Hình 1) có kích thước thích hợp, là hàm của kích cỡ lớn nhất của sản phẩm, lấy thìa của mẫu đống từ mỗi phần nhận được trong b) (ví dụ lấy mẫu được lựa chọn ngẫu nhiên trong mỗi phần) và trộn 20 thìa để tạo mẫu yêu cầu. Trong thao tác trên, thìa phải được ấn vào mặt cắt của nền bằng cách trượt trên bề mặt, gom toàn bộ chiều dày của lớp rải bằng một động tác đơn. Đĩa kim loại nên được ấn mạnh chiều cao của lớp rải và được nhấn thẳng đứng trên bề mặt, phía trước của thìa làm di chuyển tịnh tính theo chiều ngang. 5.6.4.3. Vật liệu đang chuyển động Trong trường hợp vật liệu chảy tự do trong dòng chảy, đặt thìa (4.1.1) có kích cỡ vừa đủ để lấy số lượng mẫu theo yêu cầu không bị tràn quá, đảo lộn dòng chảy, quay phải mặt trên và gom mẫu tại chỗ hoặc mẫu mặt cắt ngang, tùy thuộc vào trường hợp, và nhanh chóng lấy thìa ra khỏi dòng chảy (xem Hình 24). Nếu chiều rộng và độ sâu của dòng chảy cùng lớn hơn chiều rộng của thìa, mẫu mặt cắt ngang được lấy theo cách sau. Chia chiều rộng hoặc độ sâu của dòng chảy thành n phần, chuyển thìa từ phía trước sang phía sau của dòng chảy (hoặc ngược lại) hoặc từ cạnh đến cạnh trong mỗi phần và sau đó kết hợp các mẫu của các phần để có mẫu mặt cắt ngang. Tốc độ di chuyển của thìa qua dòng chảy phải đồng đều qua phần bất kỳ của dòng chảy và phải như nhau trong mỗi phần. Toàn bộ thao tác phải được tiến hành càng nhanh càng tốt sao cho sự thay đổi của vật liệu với thời gian không bao gồm trong mẫu mặt cắt ngang. Trong trường hợp vật liệu đang chuyển động trong băng chuyền, dừng băng chuyền và lấy mẫu tại chỗ bằng thìa có kích thước thích hợp hoặc mẫu mặt cắt ngang. Nếu chiều rộng của nhánh không thể lấy mẫu mặt cắt ngang trong thao tác này, có thể đặt khung hình chữ nhật thích hợp qua băng chuyền, và đổi chỗ vuông góc với trục của băng chuyền để thu được mặt cắt ngang hoàn toàn của vật liệu trong vật chứa. 5.6.5. Lấy mẫu bằng que thăm vít Lấy một mẫu đơn hoặc nhiều mẫu đơn xem lấy mẫu "đường giờ" qui định trong tiêu chuẩn liên quan đến sản phẩm. Đối với mỗi mẫu đơn (mẫu tại chỗ), ấn mạnh que thăm (4.1.2) vào đơn vị lấy mẫu, vặn vít sao cho que thăm đâm vào sản phẩm không nén nó vào đằng trước que thăm. Trong trường hợp vật chứa, ấn mạnh que thăm xuống đáy (lấy mẫu định hướng). Trộn các mẫu đơn cùng nhau. Nếu cần, lặp lại thao tác hai hoặc ba lần để nhận được mẫu có khối lượng cần thiết (xem kế hoạch lấy mẫu). Trong trường hợp này, đường dẫn của que thăm phải đặt chéo, nếu có thể. 5.6.6. Lấy mẫu bằng thiết bị chia Sử dụng bất kỳ thiết bị chia mẫu đáp ứng yêu cầu giảm thiểu sai số, vật liệu được chia không bám vào thiết bị trong quá trình hoạt động, cần chia chậm nhưng liên tục vài thao tác đúng quy cách. 5.6.6.1. Thiết bị chia mẫu động Khởi động thiết bị chia, khi thiết bị chia chạy với vận tốc đều, cho thiết bị chia qua toàn bộ đơn vị lấy mẫu. Nếu khối lượng của các phần khác nhau nhận được không thích hợp (xem kế hoạch lấy mẫu), chạy lại một trong những phần hoặc một vài phần trước khi kết hợp vào thiết bị chia. Bằng việc chia và sắp xếp lại liền kề, mẫu có khối lượng yêu cầu thu được cuối cùng. Cách khác, trong trường hợp quyết định nhận được từ khối lượng ban đầu của sản phẩm số lượng n của các phần đại diện bằng nhau [ví dụ trường hợp chuẩn bị các mẫu phòng thử nghiệm n từ mẫu đã chia (xem 5.9)], n là cao hơn hoặc thấp hơn số lượng nhận của thiết bị chia, cũng có thể nhận được bởi dãy phân chia và sắp xếp lại phù hợp. Trong một số trường hợp toàn bộ đơn vị lấy mẫu sẽ được sử dụng để tạo thành các phần nhỏ cuối cùng; trong những trường hợp khác sẽ là phần còn lại nhỏ. Quá trình tiếp theo phải tiến hành sao cho sự hao hụt là nhỏ nhất. Ví dụ, Hình 25 đưa ra biểu đồ phân chia và kết hợp trong trường hợp nhận được 10 phần nhỏ đại diện bằng nhau, với dụng cụ chia 8. 5.6.6.2. Thiết bị chia mẫu tĩnh Khởi động thiết bị chia, khi thiết bị chia đạt tốc độ ổn định, cho thiết bị chia qua toàn bộ đơn vị lấy mẫu. Tốt nhất là sử dụng thiết bị lấy mẫu chia thành 2 (ví dụ, thiết bị chỉ ra trong Hình 14) vì với loại thiết bị chia này có thể giảm sai số hệ thống, bằng cách vận hành theo phương pháp bù mô tả dưới đây. Phương pháp này bao gồm thực hiện một giai đoạn chia nhiều hơn các phần cần thiết và kết hợp theo qui luật nhất định. Ví dụ, Hình 26 chỉ biểu đồ phải theo trong trường hợp chia thành 8 phần nhỏ đại diện bằng nhau (23 = 8 phần nhỏ). Các phần riêng lẻ được chọn bởi sự hoán vị của các số 1 và 2. Số 1 cho biết tại giai đoạn của quá trình phân chia sản phẩm đã được gom về phía bên phải và số 2 cho biết sản phẩm được gom về phía bên trái. Do vậy, mã số 2.1.2 cho biết phần nhỏ đã được gom về phía: - Bên trái (2), khi phân chia lần thứ nhất; - Bên phải (1), khi phân chia lần thứ hai; - Bên trái (2), khi phân chia lần thứ ba. Biểu đồ của sự phân chia có một trục đối xứng: A - A. Sau giai đoạn phân chia thứ tư, các phần nhỏ 2 được sắp xếp đối xứng theo trục A - A được phối hợp. Như vậy, ví dụ, phần nhỏ 1.2.2.1 với phần nhỏ 2.1.1.2. Phương pháp này cho phép bù phần lớn sai số lũy tích hệ thống, tuy nhiên, không khử các sai số. Các phần nhỏ khác nhau nhận được không có giá trị giống nhau đối với mẫu đại diện: sự giảm sai số đối với các phần nhỏ ở gần trục đối xứng ảnh hưởng nhiều hơn đối với các phần nhỏ ở xa hơn. Để lấy mẫu từ toàn bộ đơn vị lấy mẫu, hoặc để chia mẫu, tiến hành theo qui trình tương tự như đã chỉ ra trong ví dụ trên, nhưng sau khi phân chia lần thứ nhất thành các phần nhỏ 1 và 2, tiến hành từng phần chia liên tiếp bằng việc sử dụng một trong những phần nhỏ nhận được và loại bỏ phần khác. Cuối cùng vẫn giữ lại phần nhỏ gần trục đối xứng nhất trong biểu đồ. Trong ví dụ trên, các phần nhỏ 1.2.2.2 và 2.1.1.1 được giữ lại và sau đó được kết hợp để nhận được mẫu đại diện có khối lượng bằng 1/8 khối lượng ban đầu. 5.6.7. Lấy mẫu bằng cách chia tư Đặt toàn bộ đơn vị lấy mẫu được sắp xếp trong đống hình nón, trên bề mặt phẳng và cứng. Chắc chắn rằng đống hoàn toàn cân đối. Làm phẳng đỉnh của hình nón bằng tấm kim loại được giữ theo chiều ngang và tạo ra chuyển động hình tròn. Chia đống theo cách đó nhận được 4 phần bằng nhau bằng 2 con dao lớn hoặc 2 thanh gỗ lớn, dọc theo 2 đường vuông góc với nhau phân cắt tại tâm của đống. Tách riêng từng một phần tư. Tiếp tục loại bỏ 2 phần tư đối diện, trộn đều 2 phần tư khác và tạo thành hình nón mới. Tiếp tục chia nhỏ theo cách tương tự cho đến khi nhận được mẫu có khối lượng cần thiết (xem kế hoạch lấy mẫu). Như trong trường hợp sử dụng thiết bị chia mẫu thành 2 (5.6.6.2), có thể giảm sai số vốn có của thao tác bằng cách thực hiện một giai đoạn chia cần thiết hơn và kết hợp các phần nhỏ cuối theo nguyên tắc nhất định. Hình 27 đưa ra biểu đồ cách tiến hành phân chia và sắp xếp lại; bốn phần tư của hình nón nhận được tại phần kết thúc của qui trình; từng phần tư đã có khối lượng cần thiết, được chia nhỏ riêng rẽ để có 16 phần nhỏ, cấu tạo từ 4 x 4 phần như mô tả trong biểu đồ (Hình 27). Theo cách khác, số lượng nhất định n của các phần nhỏ đại diện (n bằng 2) có thể nhận được từ khối lượng ban đầu nhất định theo nguyên tắc giống nhau như đã mô tả trong 5.6.6.2 trong trường hợp chia thành 8 phần nhỏ (23 = 8 phần nhỏ). 5.6.8. Bảo quản mẫu Trong tất cả các trường hợp, đặt mẫu trong vật chứa sạch, khô, chống nhiễm bẩn và kín. 5.7. Chuẩn bị mẫu đống và mẫu ban đầu 5.7.1. Số lượng mẫu được chuẩn bị, N’ Cho kế hoạch lấy mẫu Nếu N’ = 1, chuẩn bị mẫu đống. Nếu N’ > 1, chuẩn bị một vài mẫu ban đầu. 5.7.2. Chuẩn bị mẫu đống Gom tất cả các mẫu đơn vào một vật chứa sạch, khô, được gắn kín hoàn toàn. Lượng chứa trong vật chứa này là mẫu đống. 5.7.3. Chuẩn bị mẫu ban đầu Số các mẫu đơn được gom lại để nhận được một mẫu ban đầu là bằng Trong đó N' là số lượng mẫu ban đầu, N" là tổng số các mẫu đơn được lấy từ đơn vị lấy mẫu. ( được làm tròn vì vậy k là số nguyên) Mẫu đơn N" nên được tập hợp lại theo cách như nhận được các mẫu ban đầu. Tiến hành như sau. Số lượng vật chứa mẫu đơn 1, 2, 3… Chuẩn bị vật chứa N' sạch, khô, được đóng kín mít. Trong vật chứa thứ nhất, đặt các mẫu đơn được đánh số 1 đến k; sau đó trong vật chứa thứ hai, đặt các mẫu đơn được đánh số (k + 1) đến 2k; và trong vật chứa thứ ba, đặt các mẫu đơn được đánh số (2k + 1) đến 3k, vv… Lượng chứa trong từng vật chứa này là một trong những mẫu ban đầu. 5.8. Chuẩn bị mẫu chia Mẫu đống hoặc mẫu ban đầu phải được chia cho đến khi nhận được khối lượng giới hạn như xác định bởi kế hoạch lấy mẫu và như yêu cầu đối với - Các phép thử vật lý (ví dụ phân bố kích cỡ hạt) (trong trường hợp sản phẩm được kiểm tra phải được giữ ở trạng thái ban đầu, không nghiền); - Hoặc phép thử hóa học; CHÚ THÍCH: Đối với phép thử vật lý mẫu luôn luôn lớn hơn đối với phép thử hóa học. Đối với phép thử vật lý mẫu phải được giữ như ban đầu, trong khi đối với phép thử hóa học mẫu sẽ được phân chia và có thể chia cho đến khi nhận được khối lượng giới hạn của mẫu. - Hoặc xác định độ ẩm CHÚ THÍCH: Mẫu xác định độ ẩm là cần thiết để xác định độ ẩm của sản phẩm nhất định tại thời điểm lấy mẫu. Xác định độ ẩm này được thực hiện từ "mẫu độ ẩm" được lấy bằng cách chia mẫu chia hoặc thậm chí từ mẫu trước khi chia, không nghiền. Cần chú ý để tránh hấp thụ hoặc hao hụt độ ẩm. Trong trường hợp tăng mẫu độ ẩm có thể nhận được bởi phương pháp chia khác (5.6.4.2). Trước khi chia mẫu (mẫu đống hoặc mẫu ban đầu), bằng thiết bị (4.2.2) trộn càng kỹ càng tốt hoặc nếu không có thiết bị thì trộn bằng tay. Thực hiện chia bằng cách sử dụng thiết bị chia (xem 5.6.6) hoặc bằng phương pháp chia tư (xem 5.6.7). Sau khi tách riêng mẫu cần thiết cho phép thử vật lý, tiếp tục chia, trước mỗi lần chia tỷ lệ chắc chắn rằng vật liệu ở dạng hạt đã nghiền mịn (… được chấp nhận theo khối lượng của phần được chia) (xem kế hoạch lấy mẫu). Ngoài ra, để chia các hạt của sản phẩm đến kích cỡ yêu cầu bằng cách nghiền sau đó rây (không giữ lại). Theo nguyên tắc, trừ khi được chỉ ra bằng kế hoạch lấy mẫu, kích cỡ hạt mẫu đống hoặc các mẫu ban đầu không vượt quá 1 mm và khi việc chia kết thúc không vượt quá 0,2 mm, sau khi tách ra khỏi mẫu để thử vật lý. Mẫu hoặc các mẫu đã chia phải được vận chuyển và bảo quản trong thùng chứa rất sạch, khô, chống nhiễm bẩn và phải được đóng kín hoàn toàn. 5.9. Chuẩn bị mẫu phòng thử nghiệm Sử dụng thiết bị chia không nghiêng, chia một trong những mẫu đã chia thành nhiều mẫu phòng thử nghiệm theo yêu cầu. Đặt các mẫu trong thùng chứa sạch và khô. Gắn kín và ghi nhãn các thùng chứa này. 6. Báo cáo lấy mẫu Báo cáo lấy mẫu phải có các thông tin sau. a) Các chi tiết cần thiết để xác nhận hoàn toàn mẫu (tên và mô tả sản phẩm, nhà cung cấp, nơi và ngày lấy mẫu, số lượng và xác định đơn vị lấy mẫu, kích cỡ tàu chở,v.v…); b) Số lượng đơn vị lấy mẫu; c) Số lượng và khối lượng các mẫu đơn; d) Số lượng và loại mẫu được chuẩn bị (mẫu đống, các mẫu ban đầu, các mẫu chia, các mẫu phòng thử nghiệm); e) Bản chất và loại thiết bị được sử dụng; f) Đặc biệt bất thường bất kỳ như: ngoại quan bất thường, sự ô nhiễm, hình dáng của các đống; g) Các thao tác bất kỳ không qui định trong tiêu chuẩn này hoặc trong tiêu chuẩn được viện dẫn, hoặc tùy ý, cũng như việc tình cờ xảy ra có khả năng ảnh hưởng đến lấy mẫu. Phụ lục A (Quy định) Bảng các số ngẫu nhiên - Phương pháp sử dụng để lấy mẫu Để nhận được n số lấy ra ngẫu nhiên, trong dãy N của các số nguyên: 1, 2, 3, …, N, tiến hành như sau, sử dụng bảng. a) Nếu N ≤ 9 Lấy các số xuất hiện trong cột đơn bất kỳ hoặc dòng đơn bất kỳ trong bảng, loại bỏ chúng ra khỏi dãy N hoặc đã lấy, tiếp tục cho đến khi nhận được n con số. VÍ DỤ: 5, 9, 4, 2, 1, v.v… cột xác định bất kỳ 1, 9, 4, 2, 8, v.v… dòng xác định bất kỳ b) Nếu 10 ≤ N ≤ 99 Lấy các số có chữ số (số đầu tiên có thể là 0) xuất hiện trong cột đơn bất kỳ hoặc dòng đơn bất kỳ trong bảng, loại bỏ chúng ra khỏi dãy N hoặc đã lấy, tiếp tục cho đến khi nhận được n con số. VÍ DỤ: 01, 53, 92, 41, 24, 18, v.v… cột xác định bất kỳ 01, 10, 91, 40, 28, 04, 80, 46, v.v… dòng xác định bất kỳ Nếu số các số đọc trong cột bất kỳ (hoặc dòng bất kỳ) nhỏ hơn n, tiếp tục các số đọc theo cùng cách ở cột khác (hoặc dòng khác). Luôn luôn cẩn thận chọn các cột hoặc các dòng trước đó chưa sử dụng. c) Nếu 100 ≤ N ≤ 999 hoặc 1 000 ≤ N ≤ 9999 Tiến hành như trước, nhưng lấy những số có ba chữ số (hai số đầu tiên có thể là 0) cho đến 999, và các số có bốn chữ số (ba số đầu tiên có thể là 0) cho đến 9999. Bảng A.1 (phần 1) - Các số lấy mẫu ngẫu nhiên 0110 9104 2804 8046 7142 6277 6210 8627 3209 6845 5327 3946 6289 6117 0060 2827 6546 2738 8760 6604 5373 8259 4956 8185 0135 8640 7410 6335 0831 2774 9244 9452 8324 8062 9817 9853 7479 9559 4264 6919 4148 3948 5399 8687 3568 4046 4558 0705 5075 4440 2403 4351 8240 3554 3568 4701 7494 6036 7735 4082 1828 1956 1646 1370 9096 0738 8015 0513 6969 0949 7249 9634 4263 4345 0567 1272 5302 3352 7389 9976 7116 9731 2195 3265 9542 2808 1720 4832 2553 7425 6659 8200 4135 6116 3019 6223 7323 0965 8105 4394 2267 0362 5242 0261 7990 8886 0375 7577 8422 5230 9460 9813 8325 6031 1102 2825 4899 1599 1199 0909 2985 3541 6445 7981 8796 9480 2409 9456 7725 0183 4313 0666 2179 1031 7804 8075 8187 6575 0065 2170 6930 5368 4520 7727 2536 4166 7653 0448 2560 4795 8910 3585 5655 1904 0681 6310 0568 3718 3537 8858 8439 1052 5883 9283 1053 5667 0572 0611 0100 5190 4691 6787 4107 5073 8503 6875 7525 8894 7426 0212 1034 1157 5888 0213 2430 7397 7204 6893 7017 7038 7472 4581 3837 8961 7931 6351 1727 9793 2142 0816 2950 7419 6874 1128 5108 7643 7335 5303 2703 8793 1312 7297 3848 4767 5386 7361 2079 3197 8904 4332 8734 4921 6201 5057 9228 9938 5104 6662 1617 2323 2907 0737 8496 7509 9304 7112 5528 2390 7736 0475 1294 4883 2536 2351 5860 0344 2595 4880 5167 5370 Bảng A.1 (phần 2) - Các số lấy mẫu ngẫu nhiên 0430 5819 7017 4512 8081 9198 9786 7388 0704 0138 5632 0752 8287 8178 8552 2264 1658 2336 4912 4268 7960 0067 7837 9890 4490 1619 6766 6148 0370 8322 5138 6660 7759 9633 0924 1094 5103 1371 2874 5400 8615 7292 1010 9987 2993 5116 7876 7215 9714 3906 4968 8420 5016 1391 8711 4118 3881 9840 5843 0751 9228 3252 5804 8004 0773 7886 0146 2400 6957 8968 9657 9617 1033 0469 3564 3799 2784 3815 3611 8362 9270 5743 8129 8655 4769 2900 6421 2788 4858 5335 8206 3008 7396 0240 0524 3384 6518 4268 5988 9096 1562 7953 0607 6254 0132 3860 6630 2865 9750 9397 1528 4342 5173 3322 0026 7513 1743 1299 1340 6407 5697 9273 8609 8442 1780 1961 7221 5630 8036 4029 3186 0656 3248 0341 9308 9853 5129 3956 4717 7594 3275 7697 1415 5573 9661 0016 4090 2384 7698 4588 7931 1949 1739 3437 6157 2128 6026 2268 5247 2987 5956 2912 2698 5721 1703 2321 8880 3288 7420 2121 1866 7901 4279 4751 9741 2674 7148 8392 2497 8018 2673 7071 4948 8100 7842 8208 3256 3217 8331 7256 7824 5427 0957 6076 2914 0336 3466 0631 5249 7289 2251 0864 0373 7808 1256 1144 4152 8262 4998 3315 7661 8813 5810 2612 3237 2829 3133 4833 7826 1897 6651 6718 1088 2972 0673 8440 3154 6962 0199 2604 2917 4989 9207 4484 0916 9129 6517 0889 0137 9055 5970 3582 2346 8356 0780 4899 7204 1042 8795 2435 Bảng A.1 (phần 3) - Các số lấy mẫu ngẫu nhiên 1564 8048 6359 8802 2860 3546 3117 7357 9945 5739 6022 9676 5768 3388 9918 8897 1119 9441 8934 8555 8418 9906 0019 0550 4223 5586 4842 8786 0855 5650 5948 1652 2545 3981 2102 3523 7419 2359 0381 8457 6945 3629 7351 3502 1760 0550 8874 4599 7809 9474 0370 1165 8035 4415 9812 4312 3524 1382 4732 2303 6702 6457 2270 8611 8479 1419 0835 1866 1307 4211 3740 4722 3002 8020 0182 4451 9389 1730 3394 7094 3833 3356 9025 5749 4780 6042 3829 8458 1339 6948 8683 7947 4719 9403 7863 0701 9245 5960 9257 2588 6794 1732 4809 9473 5893 1154 0067 0899 1184 8630 5054 1532 9498 7702 0544 0087 9602 6259 3807 7276 1733 6560 9758 8586 3263 2532 6668 2888 1404 3887 6609 6263 9160 0600 4304 2784 1089 7321 5618 6172 3970 7716 8807 6123 3748 1036 0516 0607 2710 3700 9504 2769 0534 0758 9824 9536 7825 2985 3824 3449 0668 9636 6001 9372 8746 1579 6102 7990 4526 3429 4364 0606 4355 2395 2070 8915 8461 9820 6811 5873 8875 3041 7183 2261 7210 6072 7128 0825 8281 6815 4521 3391 6695 5986 2416 7979 8106 7759 6379 2101 5066 1454 9642 8675 8767 0582 0410 5515 2697 1575 9138 5003 8633 2670 7575 4021 0391 0118 9493 2291 0975 1836 7629 5136 7824 3916 0542 2614 6567 3015 1049 9925 3408 3029 7244 1766 1013 0221 8492 3801 0682 1343 7454 8600 8598 9953 5773 6482 4439 6708 Bảng A.1 (phần 4) - Các số lấy mẫu ngẫu nhiên 0263 4909 9832 0627 1155 4007 0446 6988 4699 1740 2733 3398 7630 3824 0734 7736 8465 0849 0459 8733 1441 2684 1116 0758 5411 3365 4489 6241 6413 3615 5014 5616 1721 8772 4605 0388 1399 5993 7459 4445 3745 5956 5512 8577 4178 0031 3090 2296 0124 5896 8384 8727 5567 5881 3721 1896 3758 7236 6860 1740 9944 8361 7050 8783 3815 9768 3247 1706 9355 3510 3045 2466 6640 6804 1704 8665 2539 2320 9831 9442 5939 5741 7210 0872 3279 3177 6021 2045 0163 3706 4294 1777 5386 7182 7238 8408 7674 1719 9068 9921 3787 2516 2661 6711 9240 5994 3068 5524 0932 5520 4764 2339 4541 5415 6314 7979 3634 5320 5400 6714 0292 9574 0285 4230 2283 5232 8830 5662 6404 2514 7876 1662 2627 0940 7839 3741 3217 8824 7393 7306 3490 3071 2967 4922 3658 4333 6452 9149 4420 6091 3670 8960 6477 3671 9318 1317 6355 4982 6815 0814 3665 2367 8144 9663 0990 6155 4520 0294 7504 0223 3792 0557 8489 8446 8082 1122 1181 8142 7119 3200 2618 2204 9433 2527 5744 9330 0721 8866 3695 1081 8972 8829 0962 5597 8834 5857 9800 7375 9209 0630 7305 8852 1688 3571 3393 2990 9488 8883 2476 9136 1794 4551 1262 4845 4039 7760 4565 4745 1178 8370 3179 1304 7767 4769 7373 5195 5013 6894 5734 5852 2930 3828 7172 3188 7487 2191 1225 7770 3999 0006 8418 9627 7948 6243 1176 9393 2252 0377 9798 8648 Phụ lục B (Quy định) Hình vẽ và ví dụ về thiết bị, dụng cụ lấy mẫu Hình B.1 - Thìa lấy mẫu (xem 4.1.1) Kích thước tính bằng milimet Hình B.2 - Cây xiên lấy mẫu một đầu hở Kích thước tính bằng milimet Hình B.3 - Cây xiên lấy mẫu một đầu kín Hình B.4 - Hình phác thảo của các cây xiên lấy mẫu một đầu hở Đối với các dụng cụ chỉ ra trong các Hình 2, 3 và 4: Áp dụng: Để lấy các chất rắn dạng hạt (hoặc dạng bột) Phương pháp sử dụng: Ấn mạnh cây xiên tại một góc trong vật liệu với mặt mở phía dưới và cho nó quay hai hoặc ba lần. Với mặt hở phía trên, cẩn thận rút cây xiên ra sao cho cây xiên lấy được đầy mẫu, sau đó đổ vào thùng chứa mẫu. Kích thước tính bằng milimet Hình B.5 - Cây xiên lấy mẫu có thể đóng kín Áp dụng: Các chất rắn chảy tự do, không dùng cho các vật liệu chảy tự do hỗn loạn, không dùng cho mẫu được sử dụng để đo kích cỡ hạt. Phương pháp sử dụng: Kiểm tra cây xiên sạch, nếu cần dùng "cây kéo". Cho ống bên trong vào ống bên ngoài và kiểm tra các ống có thể quay tương đối với nhau mà không khó khăn. Quay ống bên trong cho đến khi tất cả các rãnh khít với nhau (nếu mẫu đại diện hoặc mẫu định hướng được yêu cầu) hoặc hai đường rãnh phía dưới khít với nhau (nếu mẫu tại chỗ được yêu cầu). Kiểm tra các dấu chuẩn trên vòng đai tương ứng. Sau đó quay ống bên trong cho đến khi các tay cầm vuông góc với nhau; ở vị trí này các đường rãnh được đóng kín. Lắp cây xiên vững chắc vào vị trí cần thiết trong vật liệu được lấy mẫu, vặn xoắn nhẹ nhàng để nới lỏng đường đi của cây xiên. Tốt nhất là lắp cây xiên theo phương nằm ngang hoặc nghiêng so với phương thẳng đứng, với các rãnh trong ống bên ngoài trên bề mặt phía trên. Quay ống bên trong cho đến khi các dấu chuẩn thích hợp trên các vòng đai trùng nhau, khi đó mở các rãnh. Mở một đầu của ống, để ống rút vật liệu chảy vào các rãnh. Quay ống bên trong cho đến khi các tay cầm lại vuông góc để đóng các rãnh và rút cây xiên ra. Làm rỗng cây xiên bằng cách đẩy nhẹ mẫu từ đầu tay cầm mở của ống. Rút ống bên trong ra khỏi ống bên ngoài, làm sạch nếu cần và lặp lại quy trình cho mẫu tiếp theo. Nếu các hạt của vật liệu bị mắc kẹt giữa hai ống và cản trở sự quay giữa các ống với nhau, tháo bỏ ống bên trong và thay thế bằng đũa kim loại hoặc gỗ cứng có chiều dài khoảng 150 mm thích hợp rộng hơn ống bên ngoài. Đẩy đũa vào ống bên ngoài. Lắp ống bên ngoài vào vị trí cần thiết trong vật liệu cần lấy mẫu. Từ từ rút đũa ra khỏi ống, hoàn toàn đối với mẫu đại diện hoặc mẫu định hướng, hoặc cục bộ đối với mẫu tại chỗ, để nguyên liệu chảy vào các rãnh. Rút cây xiên và làm rỗng như trước. Quy trình này có thể được sử dụng chỉ khi cây xiên ở vị trí nghiêng đáng kể so với phương thẳng đứng.
1695233506421.14.parquet/282706
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506421.14.parquet", "ppl": 212, "token_count": 40560, "url": "https://luatvietnam.vn/cong-nghiep/tieu-chuan-viet-nam-tcvn-1694-2009-bo-khoa-hoc-va-cong-nghe-151514-d3.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Số hiệu: 13/2003/NQ-CP Ngày đăng công báo: Đang cập nhật Loại văn bản: Nghị quyết Người ký: Phan Văn Khải Ngày ban hành: 05/11/2003 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật Áp dụng: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: Xuất nhập khẩu , Chính sách TÓM TẮT VĂN BẢN * Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 - Ngày 05/11/2003, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 13/2003/NQ-CP, về phiên họp thường kỳ tháng 10. Chính phủ nhận định: trong bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới có nhiều khó khăn phức tạp, nền kinh tế nước ta vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, quy mô phát triển kinh tế vẫn còn nhỏ bé, khả năng cạnh tranh thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm và chưa mang yếu tố vững chắc... Do vậy, cần phải tiếp tục đẩy mạnh sản xuất mở rộng thị trường trong và ngoài nước, giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ sản phẩm, tích cực tìm các giải pháp giảm chi phí sản xuất... Về mục tiêu trước mắt, cần ưu tiên tập trung sức lực, tài chính cho việc triển khai công tác chuẩn bị tổ chức SEAGAMES 22 thật tốt để góp phần nâng cao vị thế nước ta trong khu vực và trên thế giới... Xem chi tiết Nghị quyết 13/2003/NQ-CP tại đây tải Nghị quyết 13/2003/NQ-CP Nghị quyết 13/2003/NQ-CP ZIP (Bản Word) LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam. Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết NGHỊ QUYẾT PHIÊN HỌP CHÍNH PHỦ SỐ 13/2003/NQ-CP NGÀY 05 THÁNG 11 NĂM 2003 THƯỜNG KỲ THÁNG 10 NĂM 2003 Ngày 31 tháng 10 năm 2003, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 10, bàn và quyết nghị những vấn đề sau: 1. Chính phủ nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình bày Báo cáo kiểm điểm 3 năm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm năm (2001-2005). Trong 3 năm (2001-2003), mặc dù trong bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới có nhiều khó khăn phức tạp, nền kinh tế nước ta vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, năm sau cao hơn năm trước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, chất lượng tăng trưởng đã có nhiều cải thiện, bước đầu đã phát huy được những lợi thế của từng vùng, từng ngành và quốc gia. Các cân đối chủ yếu trong nền kinh tế được duy trì; lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, giá trị đồng tiền tương đối ổn định. Tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước vượt mức so với kế hoạch; chi ngân sách nhà nước vào các lĩnh vực đầu tư phát triển, giáo dục, y tế và xoá đói giảm nghèo tăng. Cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng kinh tế, xã hội được tăng cường; đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của dân cư được cải thiện, chính trị và xã hội ổn định; an ninh quốc phòng được giữ vững. Tuy nhiên, quy mô phát triển kinh tế những năm qua còn nhỏ bé, khả năng cạnh tranh thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm và chưa mang yếu tố vững chắc; công tác quy hoạch còn nhiều yếu kém; nguồn lực của nền kinh tế chưa được khai thác tốt, sử dụng chưa có hiệu quả cao, còn xảy ra hiện tượng đầu tư dàn trải, lãng phí, thất thoát; tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản chưa được xử lý dứt điểm. Công tác cải cách hành chính tiến hành chậm. Một số vấn đề xã hội còn bức xúc, trong đó có chất lượng giáo dục; quan liêu, tham nhũng và tệ nạn xã hội chưa giảm; tai nạn giao thông giảm nhưng chưa vững chắc. Chính phủ nhận định, tuy còn có những mặt tồn tại, một số chỉ tiêu có khả năng không hoàn thành kế hoạch nhưng ba năm qua chúng ta đã tạo ra được nền tảng vật chất, cơ sở hạ tầng và nền tài chính theo hướng đổi mới. Những kết quả đạt được, nhất là tăng trưởng kinh tế gắn với xoá đói giảm nghèo là hết sức to lớn, thể hiện sự nỗ lực của các cấp, các ngành và nhân dân cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự chỉ đạo quyết tâm, sát sao của Chính phủ. Báo cáo kiểm điểm cần thể hiện rõ hơn những sáng tạo, những chủ trương cụ thể, có hiệu quả được triển khai trong 3 năm qua của các cấp, các ngành, tổng kết thành bài học kinh nghiệm, đồng thời chỉ rõ những yếu kém và đề ra những giải pháp triển khai quyết liệt hơn trong những năm tới, phấn đấu hoàn thành mục tiêu kế hoạch đề ra. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan, tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh báo cáo; trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, trình Bộ Chính trị. 2. Chính phủ nghe Bộ trưởng Bộ Thương mại trình dự án Pháp lệnh về chống bán phá giá đối với hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam; nghe Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ báo cáo tổng hợp ý kiến của các thành viên Chính phủ về dự án Pháp lệnh nói trên. Cơ chế điều hành xuất nhập khẩu của nước ta ngày càng được đơn giản hoá và mang tính dài hạn nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và phù hợp với thông lệ quốc tế. Các hàng rào phi thuế quan đang từng bước được thay thế bằng thuế nhập khẩu. Chính sách mở cửa thị trường của ta đã đáp ứng nhu cầu mở rộng buôn bán với các nước. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực cũng không tránh khỏi những tác động tiêu cực do cạnh tranh không lành mạnh thông qua giá hàng hoá, ảnh hưởng đến sản xuất trong nước. Vì vậy, việc ban hành Pháp lệnh Chống bán phá giá là hết sức cần thiết nhằm tạo ra hành lang pháp lý hạn chế những tác động tiêu cực do việc bán phá giá gây ra. Giao Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh dự thảo Pháp lệnh; giao Bộ trưởng Bộ Thương mại thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội dự án Pháp lệnh này. 3. Về kết quả triển khai công tác chuẩn bị tổ chức SEAGAMES 22 trong thời gian qua và nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, Chính phủ đã xem xét báo cáo do Bộ trưởng, Chủ nhiệm ủy ban Thể dục thể thao trình. Thời gian qua, các Bộ, ngành và địa phương đã tích cực, phối hợp với Ban tổ chức SEAGAMES 22 triển khai các công việc chuẩn bị đồng bộ và khẩn trương. Cho tới nay, phần lớn các việc trọng tâm chuẩn bị cho SEAGAMES 22 đã hoàn thành đúng tiến độ. Tổ chức thành công SEAGAMES 22 có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần nâng cao vị thế nước ta trong khu vực và trên thế giới. Thời gian để chuẩn bị cho ngày khai mạc SEAGAMES 22 đã đến gần, công tác chuẩn bị đòi hỏi rất khẩn trương. Giao Uỷ ban Thể dục thể thao chủ trì, phối hợp với Ban tổ chức SEAGAMES 22, các Bộ, ngành và địa phương liên quan khẩn trương hoàn tất công việc chuẩn bị cho tổ chức SEAGAMES 22 theo đúng tiến độ; tăng cường công tác tuyên truyền, phát động sự hưởng tích cực của đông đảo quần chúng nhân dân, tổ chức thành công Đại hội thể thao lớn nhất khu vực lần đầu tiên do nước ta đăng cai tổ chức. 4. Về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo quý III năm 2003, Chính phủ đã xem xét báo cáo do Tổng Thanh tra Nhà nước trình. Quý 3 năm 2003, tình hình khiếu kiện của công dân có chiều hướng giảm, bớt tính chất gay gắt. Nhiều vụ việc đã được các cấp, các ngành giải quyết dứt điểm. Thanh tra Nhà nước theo thẩm quyền đã kiểm tra, xác minh, phát hiện và giải quyết được nhiều vụ việc quan trọng. Tuy nhiên, tình trạng đơn thư trùng lắp; gửi khiếu nại, tố cáo nhiều lần, vượt cấp, không đúng thẩm quyền, nặc danh, không rõ địa chỉ... vẫn còn chiếm tỷ lệ đáng kể. Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương tiếp tục tập trung xem xét, xác minh, giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại tố cáo tồn đọng; tăng cường công tác tiếp dân; tiếp tục thực hiện tốt công tác kiểm tra theo kế hoạch số 05/KH-TW ngày 10 tháng 9 năm 2003 của Bộ Chính trị về kiểm tra đầu tư xây dựng, quản lý và sử dụng đất đai. 5. Về báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2003, Chính phủ đã xem xét báo cáo do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình. Trong tháng 10 và 10 tháng năm 2003, nền kinh tế nước ta phải đương đầu với nhiều khó khăn và thách thức, nhưng vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng. Kim ngạch xuất khẩu tiếp tục tăng, nhập siêu có xu hướng giảm; vốn đầu tư phát triển huy động khá, nhiều công trình được đẩy nhanh tiến độ, nhất là các công trình trọng điểm, công trình phục vụ SEAGAMES 22. Thu ngân sách nhà nước tiếp tục tăng, cơ bản đảm bảo được các khoản chi; giá cả thị trường ổn định. Các lĩnh vực xã hội như văn hoá, giáo dục, y tế, xoá đói giảm nghèo... đều có tiến bộ; nạn ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông giảm. Để hoàn thành thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2003, Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương tiếp tục đẩy mạnh sản xuất mở rộng thị trường trong và ngoài nước, giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ sản phẩm; tích cực tìm các giải pháp giảm chi phí sản xuất, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình xây dựng cơ bản, nhất là các công trình có vốn đầu tư lớn; tập trung hoàn thành công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, lực lượng vận động viên, lực lượng phục vụ SEAGAMES 22 và tổ chức tốt SEAGAMES 22; chủ động phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, nhất là các tỉnh miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long.
1695233506423.70.parquet/43282
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506423.70.parquet", "ppl": 103, "token_count": 16483, "url": "https://luatvietnam.vn/xuat-nhap-khau/nghi-quyet-13-2003-nq-cp-chinh-phu-15638-d1.html" }
Với giá thành phải chăng, ô tô cũ đã qua sử dụng được khá nhiều khách hàng lựa chọn. Vậy ngoài số tiền trả cho chủ cũ, người mua cần bỏ ra chi phí bao nhiêu để làm thủ tục sang tên xe? Tương tự như trường hợp sang tên xe máy cũ, người mua ô tô cũ muốn sang tên xe cũng phải trả 02 khoản tiền sau: 1. Lệ phí trước bạ Theo Điều 6 và điểm b khoản 4 Điều 8 Nghị định 10/2022/NĐ-CP, mức thu lệ phí trước bạ khi sang tên xe ô tô cũ được tính theo công thức sau: Lệ phí trước bạ = Giá tính lệ phí trước bạ x 2% Trong đó: - Giá tính lệ phí trước bạ được xác định như sau: Giá tính lệ phí trước bạ = Giá trị tài sản mới x Tỷ lệ % chất lượng còn lại + Giá trị tài sản mới là giá được công bố tại Quyết định 618/QĐ-BTC năm 2019, được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 1112/QĐ-BTC năm 2019, Quyết định 2064/QĐ-BTC năm 2019, Quyết định 452/QĐ-BTC năm 2020, Quyết định 1238/QĐ-BTC năm 2020. + Tỷ lệ % chất lượng còn lại của ô tô cũ áp dụng theo điểm b khoản 3 Điều 3 Thông tư 13/2022/TT-BTC như sau: Thời gian đã sử dụng Tỷ lệ (%) chất lượng còn lại Tài sản mới 100% Trong 1 năm 90% Từ trên 1 đến 3 năm 70% Từ trên 3 đến 6 năm 50% Từ trên 6 đến 10 năm 30% Trên 10 năm 20% (Thời gian sử dụng của tài sản được tính từ năm sản xuất đến năm kê khai lệ phí trước bạ) - Mức thu lệ phí trước bạ 2% được áp dụng thống nhất trên toàn quốc đối với tất cả các loại ô tô khi làm thủ tục sang tên xe cũ. Ví dụ: Chị A đang sở hữu một chiếc ô tô VIOS G sản xuất năm 2019. Năm 2022, chị A bán lại xe cho anh B. Lệ phí trước bạ phải nộp khi anh B đi làm thủ tục sang tên xe sẽ được tính như sau: - Giá trị tài sản mới tại Quyết định 618/QĐ-BTC năm 2019 của xe VIOS G = 487.000.000 đồng. - Do đã sử dụng 03 năm: Phần trăm chất lượng còn lại của ô tô = 70%. => Giá tính lệ phí trước bạ = 487.000.000 đồng x 70% = 340.900.000 đồng. => Lệ phí trước bạ = 340.900.000 đồng x 2% = 6.818.000 đồng. 2. Lệ phí cấp đổi giấy đăng ký, biển số xe Lệ phí cấp đổi giấy đăng ký xe, biển số xe hiện đang được áp dụng theo quy định tại Thông tư 229/2016/TT-BTC: * Trường hợp sang tên ô tô cũ khác tỉnh: Theo Thông tư 58/2020/TT-BCA, khi sang tên ô tô cũ khác tỉnh, người mua phải đổi cả giấy đăng ký và biển số xe. Lệ phí cấp đổi giấy đăng ký xe kèm theo biển số xe như sau: - Ô tô (trừ ô tô con không hoạt động kinh doanh vận tải hành khách di chuyển từ khu vực có mức thu thấp về khu vực có mức thu cao): 150.000 đồng/lần/xe. - Sơ mi rơ móc đăng ký rời, rơ móc: 100.000 đồng/lần/xe. - Riêng trường hợp xe ô tô cũ chuyển từ khu vực phải nộp lệ phí thấp về khu vực phải nộp lệ phí cao thì áp dụng mức phí sau: Đơn vị tính: đồng/lần/xe Stt Chỉ tiêu Khu vực I Khu vực II Khu vực III 1 Ô tô (trừ ô tô con không hoạt động kinh doanh vận tải hành khách tại điểm 2 mục này) 150.000 - 500.000 150.000 150.000 2 Ô tô con không hoạt động kinh doanh vận tải hành khách 2.000.000 - 20.000.000 1.000.000 200.000 3 Sơ mi rơ móc, rơ móc đăng ký rời 100.000 - 200.000 100.000 100.000 * Trường hợp sang tên ô tô cũ cùng tỉnh: Người mua không bắt buộc phải đổi biển số, chỉ cần làm thủ tục cấp đổi giấy đăng ký xe với lệ phí là 30.000 đồng/lần/xe. Trên đây là thông tin chi tiết về chi phí sang tên đổi chủ xe ô tô cũ. Nếu gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình sang tên, bạn đọc gọi ngay tổng đài 1900.6192 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam tư vấn chi tiết.
1695233506423.70.parquet/64695
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506423.70.parquet", "ppl": 389.7, "token_count": 12157, "url": "https://luatvietnam.vn/giao-thong/chi-phi-sang-ten-doi-chu-xe-o-to-cu-863-88925-article.html" }
Đảng viên hiện được phân thành Đảng viên chính thức và Đảng viên dự bị. Vậy Đảng viên dự bị là ai? Những đối tượng này có được bỏ phiếu không? Đảng viên dự bị là ai? Điều 1 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam định nghĩa Đảng viên như sau: Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng. Như vậy, chỉ khi đáp ứng các điều kiện được kết nạp Đảng thì quần chúng sẽ được đứng trong hàng ngũ Đảng viên. Tuy nhiên, không phải mọi Đảng viên đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên đều được trở thành Đảng viên chính thức. Theo khoản 1 Điều 5 Điều lệ Đảng, người được kết nạp vào Đảng phải trải qua thời kỳ dự bị 12 tháng tính từ ngày được tổ chức lễ kết nạp từ chi bộ. Trong thời gian này, Đảng viên dự bị phải tiếp tục rèn luyện và được chi bộ giáo dục, phân công Đảng viên chính thức giúp đỡ Đảng viên dự bị tiến bộ. Như vậy, có thể hiểu, Đảng viên dự bị là người được kết nạp vào Đảng nhưng chưa được đứng trong hàng ngũ Đảng viên chính thức mà sẽ có mười hai tháng “thử thách” để rèn luyện tiến bộ. Hết thời gian dự bị 12 tháng này, Đảng viên dự bị mới được xem xét, biểu quyết để kết nạp. Đặc biệt, không phải Đảng viên dự bị nào cũng có thể được kết nạp. Theo khoản 2 Điều 5 Điều lệ Đảng, nếu Đảng viên dự bị không đủ tư cách Đảng viên thì chi bộ sẽ đề nghị lên cấp có thẩm quyền xoá tên người này trong danh sách Đảng viên dự bị. Đảng viên dự bị có được bỏ phiếu không? Mặc dù chưa phải là Đảng viên chính thức nhưng trong sinh hoạt, theo Điều 3 Điều lệ Đảng, Đảng viên dự bị cũng có các quyền sau đây: - Được thông tin, thảo luận các vấn đề liên quan đến Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, cương lĩnh chính trị. - Được đề cử các cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng. - Được phê bình, chất vấn về các hoạt động của tổ chức Đảng cũng như Đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức. Đồng thời, Đảng viên cũng được báo cáo, kiến nghị cơ quan có trách nhiệm cũng như có thể yêu cầu được cơ quan này trả lời. Đặc biệt, khoản 4 Điều 3 Điều lệ Đảng khẳng định: Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng. Theo quy định này, có thể thấy, Đảng viên không có quyền biểu quyết cũng như ứng cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng mà chỉ có các quyền như đã nêu ở trên. Đồng nghĩa, Đảng viên dự bị không được bỏ phiếu trong các cuộc họp chi bộ, tổ chức Đảng. Trên đây là giải đáp về vấn đề: Đảng viên dự bị có được bỏ phiếu không? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.
1695233506423.70.parquet/72428
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506423.70.parquet", "ppl": 98.4, "token_count": 11763, "url": "https://luatvietnam.vn/can-bo-cong-chuc/dang-vien-du-bi-co-duoc-bo-phieu-566-90945-article.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Số hiệu: 30/2009/TT-BLĐTBXH Ngày đăng công báo: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Loại văn bản: Thông tư Người ký: Nguyễn Thị Kim Ngân Ngày ban hành: 09/09/2009 Ngày hết hiệu lực: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Áp dụng: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề , Lao động-Tiền lương TÓM TẮT VĂN BẢN Từ ngày 15/02/2021, Thông tư này hết hiệu lực bởi Thông tư 22/2020/TT-BLĐTBXH. Xem chi tiết Thông tư 30/2009/TT-BLĐTBXH tại đây tải Thông tư 30/2009/TT-BLĐTBXH Thông tư 30/2009/TT-BLĐTBXH PDF (Bản có dấu đỏ) LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam. Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ---------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ------------ Số: 30/2009/TT-BLĐTBXH Hà Nội, ngày 09 tháng 09 năm 2009 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC TIẾNG ANH GIẢNG DẠY CHO HỌC SINH HỌC NGHỀ TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006; Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Căn cứ Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề; Căn cứ kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định và đề nghị của Tổng cục Dạy nghề về việc ban hành chương trình môn học Tiếng Anh giảng dạy cho học sinh học nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng; Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chương trình môn học Tiếng Anh dùng để giảng dạy cho học sinh học nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng như sau: Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng Thông tư này quy định chương trình môn học Tiếng Anh dùng để áp dụng đối với các trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề và các trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học có đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng sử dụng tiếng Anh giảng dạy cho môn học ngoại ngữ chung theo Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (nội dung Chương trình được ban hành kèm theo thông tư này). Điều 2. Tổ chức thực hiện 1. Tổng cục Dạy nghề có trách nhiệm sau: a) Tổ chức biên soạn giáo trình, sách bài tập và sách hướng dẫn giảng dạy để sử dụng chung trên toàn quốc; b) Tổ chức tập huấn về phương pháp giảng dạy môn học Tiếng Anh; c) Hướng dẫn triển khai thực hiện chương trình môn học Tiếng Anh giảng dạy cho học sinh học nghề trình độ trung cấp và trình độ cao đẳng. 2. Các trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề, các trường trung cấp chuyên nghiệp, các trường cao đẳng, trường đại học có đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng có trách nhiệm sau đây: a) Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, giáo trình và các tài liệu giảng dạy khác để triển khai thực hiện chương trình; b) Tổ chức tập huấn hoặc cử giáo viên tham gia các khóa tập huấn về phương pháp giảng dạy tiếng Anh; c) Tổ chức học tiếng Anh ngoại khóa cho học sinh chưa đủ khả năng theo học cấp độ quy định trong chương trình giảng dạy cho trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng. d) Tổ chức các khóa học nâng cao trình độ sử dụng tiếng Anh cho học sinh theo các cấp độ của chương trình theo nhu cầu của người học và yêu cầu, đòi hỏi của thị trường lao động Điều 3. Điều khoản thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký. 2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục Dạy nghề, các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học có đăng ký hoạt động dạy nghề và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này ./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Cơ quan TW của các đoàn thể; - HĐND, UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); - Công báo; Website Chính phủ; - Trung tâm Thông tin (để đăng trên Website); - Lưu VP, TCDN (20b) BỘ TRƯỞNG Nguyễn Thị Kim Ngân CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC TIẾNG ANH GIẢNG DẠY CHO HỌC SINH HỌC NGHỀ TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT-BLĐTBXH ngày 09 tháng 9 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) I. MỤC TIÊU Môn học Tiếng Anh giảng dạy ở các trường trung cấp nghề; các trường cao đẳng nghề nhằm hình thành và phát triển các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh giúp cho người học nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng phát triển năng lực sử dụng tiếng Anh đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thị trường lao động trong quá trình hội nhập quốc tế. II. YÊU CẦU Người học sau khi học môn học tiếng Anh phải đạt được các kỹ năng chủ yếu sau: 1. Khả năng NÓI và diễn đạt để người khác hiểu được trong giao tiếp thông thường và trong môi trường làm việc; 2. Khả năng NGHE và hiểu thông tin người khác diễn đạt trong giao tiếp thông thường và trong môi trường làm việc; 3. Khả năng ĐỌC và hiểu thông tin trong giao tiếp thông thường và trong môi trường làm việc; 4. Khả năng VIẾT và diễn đạt để người khác hiểu trong giao tiếp thông thường và trong môi trường làm việc. Các khả năng chủ yếu nói trên tương ứng với từng cấp độ sử dụng tiếng Anh dựa trên thang điểm TOEIC được quy định chi tiết trong nội dung chương trình. III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ THỜI GIAN GIẢNG DẠY Chương trình môn học tiếng Anh được thiết kế theo các cấp độ kĩ năng sử dụng ngôn ngữ từ cấp độ không có khả năng sử dụng tiếng Anh đến cấp độ sử dụng cao dựa trên thang điểm TOEIC như sau: - Cấp độ 1: khoảng điểm TOEIC 10 – 95; - Cấp độ 2: khoảng điểm TOEIC 100 – 145; - Cấp độ 3: khoảng điểm TOEIC 150 – 245; - Cấp độ 4: khoảng điểm TOEIC 250 – 295; - Cấp độ 5: khoảng điểm TOEIC 300 – 345; - Cấp độ 6: khoảng điểm TOEIC 350 – 395; - Cấp độ 7: khoảng điểm TOEIC 400 – 495; - Cấp độ 8: khoảng điểm TOEIC 500 – 545; - Cấp độ 9: khoảng điểm TOEIC 550 – 595; 1. Chương trình 1 a) Chỉ áp dụng cho những người chưa học môn học tiếng Anh ở các cấp học, bậc học phổ thông hoặc chưa đủ điều kiện đầu vào để học môn học tiếng Anh áp dụng cho khóa học nghề trình độ cao trung cấp hoặc trình độ cao đẳng. b) Thời gian giảng dạy: 30 giờ theo Cấp độ 1. 2. Chương trình 2 a) Áp dụng cho khóa học nghề trình độ trung cấp theo quy định tại Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. b) Thời gian giảng dạy 60 giờ được phân bổ như sau: - 30 giờ theo Cấp độ 2; - 30 giờ theo Cấp độ 3. 3. Chương trình 3 a) Áp dụng cho khóa học nghề trình độ cao đẳng theo quy định tại Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. b) Thời gian giảng dạy 120 giờ được phân bổ như sau: - 30 giờ theo Cấp độ 2; - 30 giờ theo Cấp độ 3; - 60 giờ theo Cấp độ 4. 4. Chương trình 4 a) Áp dụng đối với giảng dạy nâng cao trình độ sử dụng tiếng Anh theo nhu cầu của người học hoặc có thể sử dụng để giảng dạy đối với những nghề mà tiếng Anh là môn học chuyên nghề hoặc những nghề đòi hỏi người lao động phải có trình độ sử dụng tiếng Anh ở mức độ phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu của công việc trong môi trường lao động có yếu tố nước ngoài. b) Thời gian giảng dạy 120 giờ được phân bổ như sau: - 40 giờ theo Cấp độ 5; - 40 giờ theo Cấp độ 6; - 40 giờ theo Cấp độ 7. 5. Chương trình 5 a) Áp dụng để giảng dạy nâng cao trình độ sử dụng tiếng Anh theo nhu cầu của người học nghề trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp nhằm đáp ứng yêu cầu của một số nghề, công việc đòi hỏi người lao động phải có trình độ sử dụng tiếng Anh ở mức độ cao. b) Thời gian giảng dạy 80 giờ được phân bổ như sau: - 40 giờ theo Cấp độ 8; - 40 giờ theo Cấp độ 9; 6. Miêu tả kỹ năng và độ chính xác chi tiết theo từng cấp độ: Phụ lục 1 kèm theo. 7. Các cấu trúc ngữ pháp cơ bản dùng cho các cấp độ: Phụ lục 2 kèm theo. 8. Giải thích thuật ngữ sử dụng trong chương trình: Phụ lục 3 kèm theo. IV. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ 1. Kế hoạch thực hiện chương trình a) Các trường phái tổ chức bồi dưỡng ngoại khóa Chương trình 1 cho tất cả người học nghề trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp có trình độ sử dụng tiếng Anh chưa đạt yêu cầu đầu vào của Chương trình 2 hoặc chương trình 3 (trình độ sử dụng tiếng Anh thấp hơn 100 điểm TOEIC). b) Chương trình 2 bắt buộc áp dụng đối với các khóa học nghề trình độ trung cấp, sử dụng tiếng Anh là môn học ngoại ngữ chung theo quy định tại Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. c) Chương trình 3 bắt buộc áp dụng đối với các khóa học nghề trình độ cao đẳng, sử dụng tiếng Anh là môn học ngoại ngữ chung theo quy định tại Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. d) Chương trình 4 và Chương trình 5 được sử dụng giảng dạy ngoại khóa để nâng cao trình độ sử dụng tiếng Anh của người học hoặc sử dụng giảng dạy chính khóa như môn học tiếng Anh chuyên ngành trong các nghề phù hợp. đ) Kế hoạch giảng dạy theo từng cấp độ - Đối với chương trình có các cấp độ từ 1-3 (với khoảng điểm TOEIC: từ 10 đến 245) nên áp dụng kế hoạch giảng dạy 2 giờ học một ngày, 3-5 ngày một tuần - Đối với chương trình có các cấp độ từ 4 và 5 (với khoảng điểm TOEIC: từ 250 đến 345) cũng nên áp dụng kế hoạch giảng dạy 2 giờ học một ngày, 3-5 ngày một tuần. Ngoài ra nếu các giờ học bình thường khác được giảng dạy bằng tiếng Anh sẽ giúp người học nâng cao hiệu quả học tiếng Anh và giúp họ sẵn sàng cho các bài kiểm tra, đánh giá. - Đối với chương trình có các cấp độ 6 và 7 (với khoảng điểm TOEIC: từ 350 đến 495) có thể áp dụng kế hoạch giảng dạy là 1 giờ một ngày, 5 ngày một tuần hoặc khoảng thời gian tương đương như vậy cho một ngày. Với một môi trường học tập và rèn luyện tiếng Anh thường xuyên như vậy, người học sẽ được hưởng rất nhiều lợi ích bởi nó giúp người học nâng cao khả năng học tiếng Anh đồng thời cũng giúp họ sẵn sàng để vượt qua các kỳ kiểm tra sát hạch. - Đối với chương trình có các cấp độ 8 và 9 (với khoảng điểm TOEIC: từ 500 đến 595 điểm), người học cần có cơ hội để có thể phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ của mình trong một môi trường học thực sự mà ở đó họ không chỉ có khả năng thu nhận thêm kiến thức ngôn ngữ mà còn cả kinh nghiệm thực tế trong việc sử dụng chúng. e) Thời gian học bổ trợ - Ngoài giờ học cần tăng cường thêm thời gian học bổ trợ kĩ năng cho những đối tượng người học có trình độ tiếng Anh còn kém so với yêu cầu và tiêu chuẩn của từng cấp độ, những giờ học này nên do các giáo viên tiếng Anh đào tạo chuyên ngành giảng dạy. - Khuyến khích các trường tổ chức các khóa học tiếng Anh bổ trợ theo các cấp độ của chương trình hoặc tăng thời lượng giảng dạy từng cấp độ để nâng cao trình độ sử dụng tiếng Anh theo nhu cầu của người học; sử dụng các cấp độ thích hợp của chương trình môn học tiếng Anh để đưa vào chương trình đào tạo đối với các nghề mà môn học tiếng Anh là môn học chuyên nghề. 2. Yêu cầu đối với người học Tất cả đối tượng người học trước khi học đều phải làm bài kiểm tra đánh giá trình độ sử dụng tiếng Anh. Kết quả kiểm tra sẽ được sử dụng nhằm mục đích phân chia trình độ và xếp lớp cho học sinh. Ở mỗi một cấp độ, sự tiến bộ của mỗi người học đều sẽ được theo dõi qua các bài đánh giá năng lực cơ bản, hoặc kiểm tra xem người học có đạt được yêu cầu của từng cấp độ hay không. Kết thúc mỗi khóa học, người học sẽ làm một bài kiểm tra để xác định việc họ có khả năng theo học ở cấp độ tiếp theo cao hơn hay không. 3. Yêu cầu đối với giáo viên a) Trình độ giáo viên Giáo viên được yêu cầu ít nhất phải có bằng cử nhân hoặc bằng cấp tương đương tính theo kinh nghiệm dạy học trước đó. Một yêu cầu không bắt buộc khác là giáo viên nên có chứng chỉ Giảng dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ (TEFL – Teaching English as a Foreign Language) Bên cạnh đó, khuyến khích tất cả giáo viên tham gia các khóa tập huấn sử dụng và áp dụng bộ chương trình này. b) Nguồn lực đào tạo Những nguồn lực sau đây được khuyến khích sử dụng để bổ trợ những phương pháp giảng dạy đề xuất: - Cuốn hướng dẫn dành cho giáo viên: được biên soạn và trình bày trong các khóa tập huấn đào tạo giáo viên; - Cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy: Lớp học nên được chia tối thiểu thành 2 nhóm nhỏ. Tổ chức càng nhiều hoạt động làm việc theo nhóm càng tốt để hỗ trợ cho nội dung mỗi bài học; - Sách, giáo trình và tài liệu tham khảo; - Kế hoạch giảng dạy và giáo án chi tiết của giáo viên đóng vai trò tài liệu chính được sử dụng trong quá trình giảng dạy. c) Phương pháp đào tạo Giáo viên cần phải biết được những đặc điểm của người học, trên cơ sở đó xây dựng và phát triển bài giảng không những phát huy được cả điểm mạnh mà còn đáp ứng được cả nhu cầu của họ. Ví dụ như một số người chỉ có chút ít kiến thức cơ bản, nhưng khả năng nói tiếng Anh cơ bản là khá tốt. Ngược lại, có những người khác nắm rất chắc về ngữ pháp, tuy nhiên lại không thể hiểu được người nói tiếng Anh bản ngữ trong những tình huống giao tiếp thực tế. Do đó nếu giáo viên thấy được sự khác biệt này trong trình độ của người học thì họ có thể thiết kế bài giảng dựa trên điểm mạnh và chú trọng vào nhu cầu của từng đối tượng học viên. Để có thể làm được như vậy, việc đánh giá và phân loại trình độ của người học ngay lúc đầu vào và trong cả quá trình học là hết sức cần thiết và phải được thực hiện một cách nghiêm túc. Ngoài ra, sau khi đã thực hiện phân loại xếp lớp đối tượng người học, phương pháp và tài liệu giảng dạy cũng phải được lựa chọn và áp dụng phù hợp dựa trên nghiên cứu kĩ lưỡng về nhu cầu và phương pháp học tập cũng như trình độ giáo dục cơ bàn, tuổi tác, nền tảng văn hóa, sở thích và kinh nghiệm sống của họ. Điều quan trọng là giáo viên biết áp dụng và kết hợp nhiều chiến lược giảng dạy để giúp tất cả người học thuộc mọi đối tượng có những tiến bộ nhất định nào đó. d) Phương pháp giảng dạy Các kĩ năng ngôn ngữ sẽ được phát triển tốt nhất khi gắn liền với các hoạt động có ý nghĩa. Nhưng đối tượng còn kém về những kĩ năng này sẽ thấy dễ dàng và hiệu quả hơn khi họ tham gia vào những bài học thú vị và gần gũi với nhu cầu cũng như những chủ đề mà họ quan tâm. Các chương trình được thiết kế dựa trên thang cấp độ, trước khi theo học các cấp độ tiếp theo, người học phải chứng minh họ đã đạt được yêu cầu tối thiểu của cấp độ thấp hơn trước đó qua một bài kiểm tra đầu vào. Do các chương trình đã được tách ra theo các trình độ thành thạo khác nhau nên không nên tổ chức các lớp học gồm nhiều đối tượng với những trình độ kiến thức không đồng đều. Có rất nhiều phương pháp đa dạng có thể áp dụng trong quá trình giảng dạy bao gồm: + Bài tập nghe + Bài tập lớn + Các bài tập mô phỏng + Hoạt động trong lớp + Bài tập theo tình huống + v.v... + Giảng giải + Thảo luận theo nhóm + Bài tập đóng vai + Làm việc theo cặp, nhóm nhỏ và nhóm lớn + Đối thoại Lưu ý trong quá trình giảng dạy ở bất cứ trình độ nào, giáo viên cũng nên sử dụng những hướng dẫn giảng dạy dựa trên nội dung bài giảng đã được cung cấp. đ) Họp, thảo luận giáo viên Các cuộc họp trao đổi, thảo luận giữa đội ngũ giáo viên giảng dạy tiếng Anh nên thường xuyên được tổ chức theo một thời khóa biểu được lên lịch sẵn cho cả năm học. Nếu có thể, hàng tuần nên tổ chức họp giữa tất cả các giáo viên dạy ở mọi trình độ để có thảo luận và trao đổi được lịch trình giảng dạy trong từng lớp và những tiến bộ mà người học đạt được. 4. Kiểm tra đánh giá người học a) Các tiêu chí và phương pháp kiểm tra đánh giá Kiểm tra đánh giá là một quá trình liên tục nhằm mục đích đối chiếu quá trình học tập với mục tiêu đặt ra ban đầu và nền kiến thức sẵn có của người học, đây là một quá trình phức tạp đòi hỏi sự hợp tác giữa người học và giáo viên, bao gồm tư duy phê phán, khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề và phản ánh những tình huống trong chính cuộc sống hàng ngày của họ. Việc kiểm tra đánh giá sẽ cho biết khả năng thực hiện tốt đến đâu một kĩ năng nhất định tại một thời điểm nào đó của một người học. Kiểm tra đánh giá sẽ giúp xác định rõ, miêu tả cụ thể và đưa ra những minh chứng xác thực về trình độ của người học. Bên cạnh đó, nhờ có kiểm tra đánh giá mà người học cũng tự nhận thấy được mình đã thu nhận được những gì hay đạt được mục tiêu nào trong quá trình học tập. Người học cần phải hiểu rằng họ đã đạt được một mục tiêu nhất định dựa trên những tiêu chí đánh giá đã được xác định từ trước. Một khung chương trình kiểm tra đánh giá chung sẽ giúp cả người dạy và người học “có chung một thứ ngôn ngữ”. Đối với giáo viên, việc kiểm tra đánh giá sẽ giúp họ xây dựng được kế hoạch giảng dạy cho phù hợp đối với mỗi người học. Kiểm tra đánh giá có rất nhiều mục đích và nó đặc biệt quan trọng khi đóng vai trò như một công cụ hỗ trợ người học nhìn nhận được quá trình học tập của mình. Ở đây cụ thể là nó giúp người học thấy rõ được những gì họ chưa biết và những gì chưa làm được trong môi trường Anh ngữ. Việc kiểm tra đánh giá phải chỉ ra được sự tiến bộ của người học (chuyển biến dần từ việc làm một việc khó khăn đến dễ dàng hơn hoặc thay đổi theo ngữ cảnh hoặc tình huống). Nhìn chung, đối với những người học có trình độ ngôn ngữ thấp thì quá trình kiểm tra đánh giá và xác định trình độ là tương đối khó khăn. Khi đánh giá bất cứ một tiêu chuẩn nào đó, điều quan trọng là phải chắc chắn rằng các công cụ đánh giá đó có phù hợp với nội dung được đánh giá. Nếu như vậy việc đánh giá chú trọng vào mức độ truyền đạt thông tin và độ trôi chảy (cả bằng hình thức nói và viết) thì công cụ đánh giá không chỉ dừng ở việc kiểm tra độ chính xác (về ngôn ngữ, cấu trúc và kết cấu). Bản thân một số tiêu chuẩn đánh giá đã giúp cho việc đánh giá trở nên đơn giản hơn so với các tiêu chuẩn khác. b) Kiểm tra đánh giá quá trình Trong quá trình giảng dạy nên kết hợp cả hai phương pháp kiểm tra đánh giá quá trình (hay kiểm tra đánh giá thường xuyên) và kiểm tra đánh giá kết thúc (kiểm tra đánh giá tổng kết). Kiểm tra đánh giá quá trình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo sự thành công của chương trình đào tạo Anh ngữ này bởi tất cả các chương trình đều được xây dưng một cách có hệ thống dựa vào thang các cấp độ và sự phát triển trình độ ngôn ngữ từ mức sơ cấp tới mức cao. Giáo viên nên thực hiện việc đánh giá trong suốt quá trình học để xác định mức độ người học đáp ứng các yêu cầu hay tiêu chuẩn đề ra trong chương trình đào tạo. Không chỉ thế phương pháp kiểm tra đánh giá này cũng hết sức thiết yếu đối với bất cứ một chương trình đào tạo nào dựa trên năng lực sử dụng ngôn ngữ. Lý do giải thích ở đây là người học sẽ có những tiến bộ nhất định theo từng cấp trình độ, vì vậy giáo viên cần phải đảm bảo rằng người học thật sự đáp ứng được những yêu cầu đối với trình độ đó. c) Các phương pháp kiểm tra đánh giá bổ sung Trên thực tế có rất nhiều phương pháp kiểm tra đánh giá khác nhau, trong chương trình đào tạo này việc kiểm tra đánh giá người học nên áp dụng các phương pháp sau: 1. Người học tự đánh giá; 2. Giáo viên và người học cùng đánh giá; 3. Đánh giá thông qua các tình huống thực tế (hay mô phỏng thực tế) mà ở đó đòi hỏi người học phải giao tiếp. Kết hợp cả 3 phương pháp đánh giá này có thể đưa ra kết quả phức tạp hơn và mang tính cá nhân hơn về những nội dung mà học sinh có thể làm và biết. Người học thường có khả năng làm được nhiều hơn những gì mong muốn (hoặc cho phép) nếu như họ có động cơ học tập cao và nhận được sự ủng hộ của giáo viên cũng như của bạn bè. Vì vậy, công cụ đánh giá cần được xem xét một cách kĩ lưỡng để xác định nó thể hiện được bao nhiêu và đến mức độ nào khả năng của người học có thể sử dụng kiến thức (sử dụng tiếng Anh) một cách độc lập; cũng như cho phép người học chứng minh được họ có thể làm được gì khi nhận được những khuyến khích hay hỗ trợ khác nhau. Đặc biệt một số người theo quan điểm khác còn yêu cầu sử dụng những công cụ đánh giá hay thay thế khác để xác định một cá nhân có thể thực hiện được những gì theo một tiêu chuẩn nhất định đã đề ra. Việc đánh giá những kĩ năng phi ngôn từ có thể bao gồm các phương pháp như bài tập đóng vai hay giao việc trên điện thoại hoặc môi trường xung quanh. Với những phương pháp đánh giá này đòi hỏi người học phải thật sự trải nghiệm cả khó khăn, thuận lợi lẫn xác định lý do thực hiện các hoạt động đó. Ví dụ về công cụ tự kiểm tra đánh giá: - Nhật ký hàng ngày, hàng tuần – Người học sẽ ghi lại quá trình học tập và những nhận xét về tiến bộ của bản thân; - Mẫu tự đánh giá – Người học đánh giá về sự tiến bộ của họ theo từng khả năng hay kỹ năng cụ thể; - Bản kiểm tra danh sách mục tiêu học tập – Người học rà soát lại mục tiêu học tập mà họ đã đề ra, xem xét mục tiêu nào đã đạt được, chưa đạt và cần phải đạt được. Ví dụ về công cụ đánh giá qua các tình huống thực tế: - Danh sách những việc có thể làm – Người học đánh giá mức độ khó dễ của các công việc thuộc những lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống hàng ngày (công việc, sinh hoạt, giao tiếp xã hội); - Bài tập đóng vai/ mô phỏng – Người học dựng và tập những cảnh/ tình huống trong lớp học tập trung vào những kĩ năng khác nhau; - Ghi hình và ghi âm – Người học ghi hình và ghi âm lại những kinh nghiệm trong quá trình sử dụng ngôn ngữ ngoài lớp học, từ đó phân tích điểm yếu, điểm mạnh và những khó khăn của mình; - Tham quan, dã ngoại - Hoạt động này cho phép học viên sử dụng ngôn ngữ và kỹ năng mà họ đã học. Ví dụ về công cụ giáo viên và học viên cùng đánh giá: - Nhật kí đối thoại – Người học lập một bản ghi chép về việc học của họ và động viên hoặc/và sự gợi ý của giáo viên; - Họp giữa giáo viên và học viên – Giáo viên gặp riêng từng học viên để thảo luận sự tiến bộ của họ và xác định những kĩ năng cần phải cải thiện; - Danh mục lưu trữ kết quả học tập – Giáo viên và học viên cùng nhau xác định nên lưu trữ những gì để làm dẫn chứng cho tiến bộ trong quá trình học; - Thông báo tình hình học tập trực tiếp – Giáo viên và các học viên cùng thảo luận những kiến thức đã học được trong một trong khoảng thời gian nhất định nào đó, nhận xét về những tiến bộ đã đạt được cũng như nội dung cần xem lại hoặc học sâu hơn; d) Kiểm tra đánh giá kết thúc Chương trình này được thiết kế dựa trên thang điểm của bài thi Toeic. Đến kỳ kiểm tra đánh giá kết thúc các khóa học, người học đều phải tham gia làm bài thi đánh giá cho 2 kỹ năng Nghe hiểu và Đọc hiểu. Ở mức trình độ thấp (từ cấp độ 1-5) việc bổ sung thêm các phần kiểm tra liên quan đến hai kỹ năng Nói và Viết sẽ không có nhiều tác dụng. Trái lại, khi lên cấp trình độ cao hơn (từ cấp độ 6-9) việc bổ sung thêm các phần thi đã được tiêu chuẩn hóa bao gồm kỹ năng Nói và Viết sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho người học. 5. Các hoạt động ngoại khóa Khuyến khích tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong quá trình giảng dạy tiếng Anh giúp người học có cơ hội sử dụng tiếng Anh trong các hoạt động mô phỏng hoặc hoạt động giao tiếp và làm việc thực tế. Một số ví dụ về các hoạt động ngoại khóa như: - Lập các nhóm chủ trì: Phương pháp này giúp người học phát triển được kĩ năng thuyết trình và thực hành khả năng diễn thuyết bằng tiếng Anh trước đám đông; - Lập các nhóm phụ trách tiếng Anh chuyên ngành cho từng lĩnh vực ngành nghề: Phương pháp này cho phép người học luyện tập khả năng sử dụng ngôn ngữ trong môi trường công việc, đem lại lợi ích thực sự cho người học sau khi tốt nghiệp; - Lập các nhóm sưu tầm những tài liệu tiếng Anh kỹ thuật: Khi áp dụng phương pháp này, người học có thể cùng nhau đọc các bài viết, tài liệu hay các bài báo liên quan đến những lĩnh vực ngành nghề mà họ theo học hoặc ưa thích; hay thậm chí còn giúp người học tập hợp ngân hàng thuật ngữ tiếng Anh; - Tổ chức các chuyến tham quan, dã ngoại đến những môi trường làm việc thực tế có sử dụng tiếng Anh. Tại đây người học sẽ được tìm hiểu cách thức sử dụng tiếng Anh trong công việc thực tế. Qua đó giúp họ nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của tiếng Anh trong chuyên môn công việc của họ sau này và tạo động lực cho quá trình học tập; - Tổ chức những cuộc giao lưu giữa người học với những người nói tiếng Anh bản ngữ với nội dung về những chủ đề mà người học yêu thích. Những vị khách đặc biệt này sẽ được mời theo mong muốn của người học, có thể đến từ những ngành nghề liên quan, những lĩnh vực giải trí, hay các tổ chức phi chính phủ./. PHỤ LỤC II CÁC CẤU TRÚC NGỮ PHÁP CƠ BẢN THEO CÁC CẤP ĐỘ I. CẤP ĐỘ TỪ 1-3 (KHOẢNG ĐIỂM TOEIC TỪ 10 - 245) Ở các cấp trình độ này, người học phụ thuộc rất nhiều vào trí nhớ hoặc khả năng học thuộc lòng vì vậy việc đưa ra những chỉ số xác định về khả năng sử dụng cấu trúc ngữ pháp cơ bản và độ chính xác sẽ không đảm bảo hiệu quả. Nhìn chung những gì người học thu nhận được ở các cấp độ này còn rất hạn chế chủ yếu dựa trên việc vận dụng các đoạn, các câu ngắn, rời rạc, phạm vi giao tiếp hầu như chỉ giới hạn trong các công việc đơn giản cần ít Tiếng Anh. Người học sẽ chủ yếu được làm quen với việc đặt ra hay trả lời những câu hỏi đơn giản, cụ thể và dễ nhớ hay thu nhận thêm vốn từ vựng thông dụng trong công việc cũng như đời sống hàng ngày. Cụ thể hơn đó là người học sẽ có khả năng cung cấp thông tin liên quan đến cá nhân, tham gia vào các giao tiếp hay các hoạt động xã hội tối thiểu. II. CẤP ĐỘ TỪ 4-7 (KHOẢNG ĐIỂM TOEIC TỪ 250 - 495) 1. Câu đơn + Trật tự từ trong các câu đơn: - Chủ ngữ - động từ - tân ngữ (subject-verb-object), ví dụ: She likes apples; - Chủ ngữ - động từ - trạng ngữ (subject-verb-adverb), ví dụ: He speaks slowly; - Chủ ngữ - động từ - tính từ (subject-verb-adjective), ví dụ: My bag is heavy; - Chủ ngữ - động từ - cụm giới từ (subject-verb-prepositional phrase), ví dụ: He lives in London. + Trật tự từ trong các câu mệnh lệnh thức, ví dụ: Keep left. + Cấu trúc There is/are + noun (+ prepositional phrase) + Câu hỏi dạng Có/không (yes/no questions), ví dụ: Do you know the address? + Câu hỏi Wh (Wh- questions), ví dụ: What time is it? + Các từ để hỏi như what/who/where/how much/how many. + Dạng rút gọn của động từ. + Mệnh lệnh thức, ví dụ: Stop! Don’t touch! 2. Cụm danh từ + Danh từ dạng số nhiều có quy tắc và bất quy tắc, ví dụ: days, books, men, women… + Danh từ không đếm được, ví dụ: weather, traffic… + Danh từ chỉ tên riêng. + Đại từ chỉ định, ví dụ: this/that/these/those. + Từ hạn định chỉ số lượng, ví dụ: some/a lot of. + Mạo từ hạn định a/an sử dụng với danh từ đếm được số ít, ví dụ: an apple, a pen… + Mạo từ hạn định the, ví dụ: the floor, the door… + Từ chỉ sở hữu: my/your/his/her, v.v.. 3. Các thì của động từ và từ chỉ thời gian trong câu khẳng định, nghi vấn, phủ định và các dạng câu ngắn + Thì hiện tại đơn giản của: - Động từ to be/have/do: I am from Vietnam; - Động từ thường: He works in the evening/Do you like music? - Động từ Have got chỉ sở hữu: I’ve got a car. +Thì hiện tại tiếp diễn của: - Động từ thường: watching TV. + Dạng rút ngắn của: - Chủ ngữ và trợ động từ: They’re having lunch. - Trợ động từ và từ phủ định: We don’t eat meat. + Động từ tình thái: - can + động từ nguyên thể để diễn đạt khả năng, ví dụ: He can drive; - would + like để yêu cầu, ví dụ: She’d like some tea; - sử dụng cùng các giới từ on, off, in, out, ví dụ: Switch the light off/ Way out. 4. Tính từ + Tính từ thường đứng sau động từ “to be”, ví dụ: hot/ cold/ young/ new/ old/ good/ bad. 5. Trạng từ và cụm giới từ + Trạng từ và cụm giới từ thường dùng để chỉ địa điểm như: at home, on the left, on the table. + Trạng từ đơn giản chỉ địa điểm, phương thức và thời gian, ví dụ: here, there, now, slowly. + Sử dụng cùng từ chỉ cường độ very. 6. Từ nối + Từ nối – then, next. III. CẤP ĐỘ TỪ 8-9 (KHOẢNG ĐIỂM TOEIC TỪ 500 - 595) 1. Câu đơn và câu ghép + Trật tự từ trong câu ghép, ví dụ: - Chủ ngữ-động từ-(tân ngữ) + và/nhưng + chủ ngữ-động từ-(tân ngữ); (subject-verb-(object)+ and/but + subject-verb-(object); - I work in a shop but my friend works in an office. + Cấu trúc there was/were/there is going to be. + Mệnh đề được nối bởi liên từ and/but/or. + Động từ thường + đuôi ing. + Động từ nguyên thể + to hoặc không có to, ví dụ: - We went shopping yesterday; - I want to buy some fruit; - I heard him come in. + Câu hỏi bắt đầu với Wh. + Câu hỏi so sánh. + Câu hỏi lựa chọn. + Các từ để hỏi từ để hỏi when, what time, how often, why, how và cách diễn đạt, - Ví dụ: Can you tell me… + Câu khẳng định với câu hỏi đuôi, sử dụng các thời chính, ví dụ: - You arrived last year, didn’t you 2. Cụm danh từ + Danh từ đếm được và không đếm được, - Ví dụ: roads, trees, houses; happiness, water, information… + Cụm danh từ đơn giản, ví dụ: a large red box. + Tân ngữ và đại từ phản thân, ví dụ: - I gave him my book. + Từ hạn định về số lượng – any, many, ví dụ: - Have you any oranges? We haven’t many left. + Cách sử dụng mạo từ gồm: - Mạo từ xác định và không có mạo từ sử dụng với danh từ không đếm được, ví dụ: i) Water is important for life; ii) The traffic is bad today. - Mạo từ xác định ở cấp so sánh hơn nhất, ví dụ: the best example… - Sở hữu cách “s” và đại từ sở hữu, Ví dụ: mine, yours. 3. Các dạng động từ và từ chỉ thời gian trong câu khẳng định, câu nghi vấn, câu phủ định và các dạng câu ngắn 4. Thì hiện tại đơn giản + Nội động từ và ngoại động từ thường với trạng từ chỉ tần suất và nhóm từ chỉ tần suất, ví dụ: - The children often eat apples; - They always go to school; - I see her every day. + Thời quá khứ đơn giản của động từ thường và động từ bất qui tắc với từ chỉ thời gian như ago, ví dụ: - We went to the cinema yesterday; - I saw her two weeks ago. + Thời tương lai thể hiện bằng: - Hiện tại tiếp diễn, ví dụ: going to; - Sử dụng trạng từ chỉ thời gian, ví dụ: next week, in two days’ time,… Ví dụ: We are meeting him at 6 o’clock. I’m going to wash my hair tonight. 5. Động từ khuyết thiếu và các dạng của nó với ý nghĩa tương đương: - “must” diễn tả sự bắt buộc; - “mustn’t” diễn tả sự cấm; - “have to” “had to” – diễn tả sự cần thiết; - “could” diễn tả yêu cầu, ví dụ: Could you? - “couldn’t” diễn tả sự không thể. + Cách sử dụng trạng từ chỉ tình thái đơn giản: possibly, probably, perhaps… + Những cụm động từ phổ biến nhất, ví dụ: get on/off/up/down… 6. Tính từ + Tính từ và trật tự tính từ, ví dụ: - A large black horse, a new red coat… + So sánh hơn, các dạng bất qui tắc điển hình, ví dụ: good, better, wet, wetter, dark, darker… 7. Trạng từ và cụm giới từ + Giới từ và cụm từ giới từ chỉ thời gian, địa điểm, ví dụ: until tomorrow, by next week, by the river, at midnight, at once… + Trạng từ và cụm trạng từ đơn giản bao gồm: - chỉ thứ tự: after that… - chỉ thời gian và địa điểm: in the morning, at the bus stop… - chỉ tần suất: always, sometimes… - chỉ cách thức: carefully, quickly… + Trật tự từ của trạng từ và cụm trạng từ, ví dụ: He always brought food to our house early in the morning. + Sử dụng từ nhấn mạnh, ví dụ: really, quite, so… 8. Liên từ + Trạng từ chỉ thứ tự, ví dụ: first, finally… + Sử dụng những từ thay thế, ví dụ: I think so, I hope so… + Những từ liên kết ngôn ngữ nói, ví dụ: Right. Well…/. PHỤ LỤC III GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ Ám chỉ mang tính văn hóa – Những hàm ý về một nền văn hóa cụ thể; thông tin ẩn dụ chỉ phổ biến trong một môi trường văn hóa nhất định. Âm – Cảm giác chung hoặc sự ảnh hưởng của cường độ, giai điệu, âm lượng. Âm vị - Đơn vị nhỏ nhất của âm thanh trong một từ đề phân biệt một từ này với một từ khác; Ví dụ: fat vs. bat [f] and [b] are phonemes. Biến tố/Chuyển điệu – Thay đổi trong âm điệu hoặc độ cao của giọng nói; thay đổi trong dạng thức của một từ thể hiện các đặc điểm ngữ pháp như số, ngôi hay thời. Biệt ngữ - Ngôn ngữ chuyên ngành của một lĩnh vực cụ thể. Các số - Các con số. Các dấu hiệu của âm vị - Dựa vào mẫu hình phát âm cũng như trọng âm và ngữ hình âm điệu của các từ và câu. Các chức năng ngôn ngữ - Cách thức ngôn ngữ được sử dụng, ví dụ như chào hỏi, mô tả, đưa ra chỉ dẫn, thể hiện cảm xúc, giải thích, kiểm tra, xin lỗi. Câu hỏi đuôi – Từ để hỏi được đặt ở cuối câu, nhằm xác nhận lại thông tin đưa ra là đúng hay không (Ví dụ “He is from Mexico, isn’t he?”) Câu ghép – Câu bao gồm 2 câu đơn được nối với nhau bằng một liên từ, ví dụ như Either you will it now or you will learn in a year from now (Hoặc là anh học nó ngay bây giờ hoặc là anh học nó trong năm sau). Câu điều kiện – Câu diễn đạt nguyên nhân và hậu quả của một sự kiện hoặc hành động, diễn đạt một sự việc xảy ra sẽ dẫn đến một kết quả cụ thể nào đó. Câu điều kiện ở Hiện tại/Tương lai hay câu điều kiện loại 1 được sử dụng khi hành động trong mệnh đề If có thể xảy ra trong hiện tại hoặc tương lai. Cấu trúc: If + động từ ở thời hiện tại, will + động từ nguyên thể. If it rains, I will go home early (Nếu trời mưa thì tôi sẽ về nhà sớm). Câu điều kiện không có thực ở Hiện tại hay câu điều kiện loại 2 được sử dụng khi hành động trong mệnh đề If không thể xảy ra. Cấu trúc: If + động từ ở thời quá khứ, would (could, should) + động từ nguyên thể. Ví dụ: If I had a million dollars, I would quit my job. (Nếu tôi có 1 triệu đôla, tôi sẽ bỏ việc). Câu điều kiện không có thực trong quá khứ hay câu điều kiện loại 3 được sử dụng khi hành động trong mệnh đề If không thể xảy ra trong quá khứ. Cấu trúc: If + động từ thời quá khứ hoàn thành, would have + phân từ 2 Ví dụ: If I had grown to 10 feet, I would have had a lucrative NBA contract (Nếu như tôi cao đến 10 feed nữa thì tôi đã có thể kí kết hợp đồng béo bở này với NBA). Câu phức – Câu bao gồm hơn một mệnh đề, trong đó có một mệnh đề độc lập, ví dụ như “The man who is walking down the street is my father”. (Người đàn ông đang đi dưới phố là bố tôi). Cấu trúc cơ bản của một văn bản – Những phần khác nhau trong một quyển sách, bao gồm: tiêu đề, nội dung, giải thích từ vựng, phụ lục. Cấu tạo từ bất quy tắc – Các dạng cấu tạo từ không tuân theo các quy tắc chung. Câu hỏi phức – Câu hỏi được bắt đầu với “Do you know …” “Could you tell me…”. Câu chứa câu hỏi phức sẽ thay đổi trật tự từ. Ví dụ: Do you know when the movie starts? (Anh có biết khi nào bộ phim bắt đầu không?) Could you tell me where the bank is? (Bạn có thể chỉ cho tôi ngân hàng nằm ở đâu không?) Chất liệu sát thực – Dạng chất liệu (âm thanh, nói, viết, hình ảnh) được sử dụng trong một tình huống thực tế, thường giống với chất liệu người bản xứ sử dụng (đơn từ, mẩu báo, bài báo, chương trình đài phát thanh, các bản tin truyền hình). Chi tiết hỗ trợ - Những ví dụ giải thích thêm cho ý chính. Chuỗi – Một dãy các từ được tạo theo một quy luật, trong đó có mối quan hệ xác định giữa từ này và từ kia, giữa mỗi từ và vị trí của nó trong dãy đó… Chuỗi sự kiện – Một chuỗi những sự kiện độc lập xảy ra với một kết quả duy nhất. Chữ số - Một trong những ký hiệu trong hệ con số, các ký hiệu phổ biến nhất là ký hiệu 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9. Giá trị của chữ số thay đổi phụ thuộc vào vị trí của các con số này. Có tính giải thích – Nhằm giải thích, chuyển tải thông tin; giải thích cách làm việc gì đó; giải thích mục đích. Cốt truyện – Nội dung chính của một câu chuyện. Cụm động từ - Là động từ gồm có một động từ chính kết hợp với một giới từ. Có 2 loại: a. Cụm động từ 2 từ, ví dụ: get up, look out, drop off; b. Cụm động từ 3 từ, ví dụ: catch up with, brush up on, come down with. Cường độ - Độ cao và thấp của âm thanh. Dạng động từ nghi vấn – Dạng câu hỏi nghi vấn, ví dụ như: Are you married? (Anh đã kết hôn chưa?) Do you eat pizza? (Bạn có ăn pizza không?). Dạng khẳng định của động từ - Thường xuyên hoặc dạng chủ động (I eat pizza. He eats tacos). Dạng động từ phủ định – Các dạng động từ thể hiện ý nghĩa là ‘Không’ (ví dụ như: don’t eat tacos – Đừng có ăn món tacos. He didn’t eat pizza – Anh ta đã không ăn pizza). Danh động từ - Dạng –ing của động từ, được sử dụng như một danh từ (ví dụ như: sitting, eating, talking). Danh từ - Là từ chỉ người, địa điểm, sự vật, sự việc hoặc một khái niệm nào đó a.) danh từ đếm được (ví dụ: dog, dogs), khi để dạng số nhiều dùng với many b.) danh từ không đếm được, chỉ dùng với động từ dạng số ít hoặc khi để dạng số nhiều mà dùng với much (ví dụ: The air is humid. The water is cold. This tea has too much sugar). c.) danh từ tập hợp để chỉ toàn thể hoặc một nhóm người hoặc sự vật cùng loại, có thể ở dạng số ít hoặc số nhiều (ví dụ: family/families, band/bands, team, public. The team is on its way to victory – Cả đội đang tiến gần đến với chiến thắng. This family has four members – Gia đình này có 4 thành viên. The families of the team members are at the airport – Gia đình của các thành viên trong đội đang có mặt tại sân bay). Dễ hiểu – Miêu tả thông tin, chủ đề và tài liệu mà người học thường gặp trong công việc, học tập hoặc những hoạt động khác của họ. Diễn đạt lại – Sử dụng những từ khác để viết, nói lại một ý nào đó Dữ liệu – Thông tin mang bản chất về số lượng bao gồm các phép tính toán và đo lường. Dạng số nhiều: data, số ít: datum. Đại từ - Là từ được sử dụng để thay thế một danh từ: a) Đại từ nhân xưng chủ ngữ: I, you, he, she, it, we, they; b) Đại từ nhân xưng tân ngữ: me, you, him, her, it, us, them; c) Tính từ sở hữu – mine, yours, his, her, ours, theirs; d) Từ chỉ định – this, that, these, those; đ) Từ vô định – all, any, both, each, either, everyone, many, none, several; e) Đại từ phản thân – myself, yourself, himself, herself, itself, ourselves, themselves. Đại từ nhân xưng – xem phần ĐẠI TỪ Đoạn văn – Một phần trong một bài văn, tài liệu Đoạn văn chức năng – Một đoạn văn bản có mục đích cụ thể Đoạn văn mô tả - Một đoạn văn ngắn tường thuật, mô tả một sự vật, sự việc nào đó. Đoạn văn cung cấp thông tin – Đoạn văn bản cung cấp thông tin nhất định cho người đọc. Đóng kịch – Hoạt động tình huống mà mỗi người học được giao cho một vai để đóng, thường là những vai sau: sinh viên, người bán hàng, phóng viên hoặc những vai cụ thể như: Michael Jackson, John Wayne, Madonna… Đơn giản – Là một tính từ áp dụng cho số, thông tin, biểu đồ… không yêu cầu cao đối với người đọc. Đơn giản hóa – Là giảm sự phức tạp; sử dụng những từ dễ hơn, phổ biến và ngắn hơn. Độ trôi chảy – Mức độ thuần thục khi sử dụng một ngôn ngữ; khả năng nói một cách tự nhiên, uyển chuyển, nhanh; đọc và/hoặc viết một cách tự nhiên, dễ dàng, ngôn ngữ thể hiện dễ hiểu. Đối thoại – Thường là hội thoại trực tiếp hoặc chính thức sử dụng một loại ngôn ngữ và dựa trên những tình huống nhất định. Đối thoại là quá trình dạy cả kĩ năng nói/nghe, đọc, viết, chức năng và các quy tắc sử dụng từ ngữ, ngữ pháp cho những đối tượng sử dụng tiếng Anh như một ngoại ngữ. Đồng hồ kim – Loại đồng hồ chia làm 12 phần bằng quanh chu vi/ đường tròn, đánh số từ 1 đến 12 thể hiện giờ và 60 phần thể hiện cho phút. ESL/ESOL – Viết tắt của từ English as a Second Language hoặc English for Speakers of Other Languages (Anh ngữ dành cho người nói ngôn ngữ khác). Chương trình ESOL sẽ xác định rõ người học là đối tượng nào. Giải mã – Sử dụng nhiều phương pháp khác nhau (như ngữ âm, ngữ cảnh hoặc nội dung, từ gốc…) để tìm ra nghĩa hoặc cách phát âm của một từ. Người đọc sẽ dựa vào mối quan hệ giữa chữ viết – âm thanh để tìm ra cách phát âm và ý nghĩa của từ. Giải thích – Thu thập chính xác thông tin từ các nguồn, giải thích và hiểu một tài liệu nào đó. Giải nghĩa âm – Sử dụng thông tin phù hợp của âm thanh/biểu tượng để hiểu và phát âm một từ mới trong quá trình đọc. Giám sát – Theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn, quan sát và trợ giúp. Giới từ - Từ nối: là từ dùng để chỉ mối liên hệ giữa một danh từ hay một đại từ với những từ còn lại trong câu. a) Giới từ chỉ thời gian – in, on, at. Ví dụ: I’ll see you at 3:00 on the first Sunday in May (Tôi sẽ gặp anh vào lúc 3 giờ chiều ngày chủ nhật đầu tiên của tháng Năm). b) Giới từ chỉ địa điểm – in, on, at, between, under, over, v.v… The book is on the table, between the lamps (Quyển sách nằm trên bàn và giữa 2 cái đèn). Gợi ý ngữ cảnh – Thông tin bổ trợ có tác dụng giải thích rõ nghĩa của một từ hoặc một cụm từ. Gốc từ - Cấu tạo của một từ từ một từ gốc có liên quan hoặc việc xác định nguồn gốc hình thành của một từ. - Là gốc của một từ. Ví dụ: mean, meaning, meaningful, meaningfulness… Hậu tố - Phụ tố thêm vào cuối của một từ và làm thay đổi nghĩa của từ đó (ví dụ: blissful). Hoạt động trước khi đọc bài – Những hoạt động giúp học sinh hiểu được bài đọc thông qua việc giải thích nghĩa từ vựng, trao đổi về những ý chính của bài, xem xét các yếu tố ngữ pháp, quan điểm của tác giả… Hoạt động trước khi vào bài giảng – Giáo viên giảng cho học sinh về các từ vựng trong bài, cấu trúc ngữ pháp hoặc vấn đề cần chú ý trong bài trước khi cho học sinh làm bài. Hoạt động chính – Hoạt động bao gồm nhiều nhiệm vụ liên quan đến nhau, trong đó kết quả của một nhiệm vụ sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện các nhiệm vụ khác. Học nhóm/học theo cặp đôi – Hình thức người học làm việc theo cặp đôi hoặc trong các nhóm nhỏ để thực hành các kĩ năng, ví dụ như hội thoại, mô tả sự vật, hỏi đáp thông tin. Hỗ trợ - Giúp học sinh khi bắt đầu nói hay viết hoặc sửa lỗi phát âm bằng cách chỉ ra những lỗi sai và/hoặc đưa ra gợi ý. Hội thoại ngắn – Hội thoại xã giao hàng ngày như là hỏi thăm sức khỏe, công việc, trường học, gia đình, thời tiết và thể thao. Khung cảnh – Nơi mà câu chuyện xảy ra, có bối cảnh và quang cảnh. Liên từ - Từ dùng để nối các ý với nhau, ví dụ như: and, but, or,however Lời nói gián tiếp – Được sử dụng để nhắc lại lời nói của ai đó. Ví dụ: She said that she watched TV every night (Cô ấy nói rằng tối nào cô ấy cũng xem tivi). Mạo từ - Là hư từ có chức năng làm cụ thể hóa danh từ đứng sau nó là hạn định (dùng mạo từ the) hay bất hạn định (dùng mạo từ a, an). Mệnh lệnh thức – Xem phần THÌ Mức độ so sánh – Sử dụng tính từ và trạng từ kết hợp với các phụ từ bổ nghĩa như er, hoặc more/less để chỉ mức độ gia tăng hoặc tụt giảm, hơn hoặc kém khi so sánh 2 sự vật cụ thể với nhau (ví dụ: He is bigger than she. She is more talkative than her friend. He drives more quickly than others). Những tình huống thiết yếu – Những tình huống đòi hỏi sử dụng ngôn ngữ để trình bày ý muốn, nhu cầu và mong ước ví dụ như nói chuyện với chủ nhà, giáo viên, người bán hàng, giám đốc công ty, đồng nghiệp, dịch vụ cấp cứu, bác sĩ. Ngữ điệu – Việc sử dụng các cung bậc âm độ khác nhau trong khi nói. Ngữ âm – Môn học nghiên cứu mối liên hệ giữa các từ và âm của chúng. Nhận thức âm vị – Khả năng nghe, phân biệt và sử dụng âm thanh của cá nhân trong lời nói. Nhân vật – Một người trong một câu chuyện, sự kiện. Nhịp điệu – Tần suất nổi bật của một số âm tiết trong quá trình nói. Nói loanh quanh – Việc dùng quá nhiều từ để diễn đạt một ý kiến, tìm cách diễn đạt khác, nói quanh co luẩn quẩn về một chủ đề. Phiên âm – Để giãi mã âm của từ. Phổ biến – Tính từ miêu tả đơn vị, công cụ, biện pháp, đơn vị tính ngày tháng, v.v… được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày, trong mọi ngữ cảnh. Phụ tố - Dạng có nghĩa đi kèm một từ để tạo thành từ phức (un + kind + ness); Một phần của từ để bổ sung vào từ gốc làm thay đổi nghĩa của từ; cả tiền tố và hậu tố đều là phụ tố. Quá khứ theo thói quen – xem phần THÌ Quen thuộc – Kiến thức học sinh đã biết, đã được học, trái với những chủ đề, kiến thức mới, chưa học, chưa biết. Ranh giới từ/câu – là khoảng trống giữa các từ hoặc dấu chấm câu để đánh dấu nơi bắt đầu và kết thúc của các từ hay các câu trong văn bản viết. Số đếm – Số dùng để đếm, ví dụ như: one (một), two (hai), three (ba), v.v.. Số đồng hồ - Số đồng hồ thường thể hiện 24 giờ trong một ngày; thể hiện giờ và phút tính đến thời điểm nửa đêm: ví dụ như 4.30 chiều thường được hiển thị là 16:30. Số - Ký hiệu dùng để chỉ một con số. Số thứ tự - Từ để miêu tả thứ hạng của một người, vật theo một trật tự nhất định, ví dụ như: thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ 20, v.v.. Sở hữu cách – Một từ trong đó chỉ sự sở hữu: a) Tính từ sở hữu – my, your, his, her, their, its; b) Đại từ sở hữu – mine, your, his, hers, theirs, its; c) Sở hữu cách dùng cho danh từ ‘s – John’s, the cat’s. Suy luận – Suy đoán, phỏng đoán, dự đoán, đưa ra một kết luận nào đó. Sự phân chia thành âm tiết – Sự phân chia của từ thành các âm tiết; sự phân chia của một từ thành các phần nhỏ. Không phụ thuộc vào nghĩa. So sánh cấp cao nhất – the, -est, or - most/least – Sự hình thành từ chỉ ra mức độ cao nhất (hoặc thấp nhất) trong ba vật hoặc nhiều hơn. Ví dụ: She is the most talkative student in the class (Cô ta là người nói nhiều nhất trong lớp học). He drives the fastest of all the racers (Anh ấy là tay đua cự phách nhất). Thập phân – Liên quan đến cơ số mười. Thường được sử dụng dưới dạng phân số thập phân; con số đi sau dấu chấm thập phân thể hiện hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, v.v.. Thất bại ban đầu – Người học bắt đầu nói nhưng dừng lại và cố gắng nói lại với việc sử dụng từ ngữ một cách chính xác hơn. Thành ngữ - Là những cụm từ không diễn đạt ý hiển ngôn mà thường chỉ có nghĩa trong một môi trường văn hóa, ngôn ngữ và nhóm người cụ thể (ví dụ như: kick the bucket = die = chết). Thể bị động – Được dùng để nhấn mạnh vào hành động được thực hiện hơn là chủ thể của hành động (ví dụ: John built the house in 1955 – John đã xây ngôi nhà này vào năm 1955 (câu chủ động) vs. This house was built in 1955 – Ngôi nhà này được xây dựng vào năm 1955 (câu bị động). Mary can solve the problem – Mary có thể giải quyết được vấn đề đó vs. The problem can be solved – Vấn đề đó có thể được giải quyết). Câu bị động được cấu tạo từ việc dùng động từ “to be” và phân từ 2 trong quá khứ của động từ chính. Thể tích/ Dung tích – Lượng không gian mà một vật chiếm (không gian 3 chiều), thường áp dụng với chất lỏng, hoặc các chất có thể đong đo được. Đơn vị đo lường là centimet khối (cm3) hoặc mét khối (m3). THÌ CỦA ĐỘNG TỪ - Đặc tính của động từ khi chia trong các hoàn cảnh thời gian khác nhau. Thì tương lai – Thì tương lai diễn tả một hành động sẽ xảy ra trong tương lai. Người ta dùng “WILL” - để đề nghị hoặc nói về một sự việc không chắc chắn – Maybe I will go to Hawaii on my next vacation (Có thể tôi sẽ tới Hawaii vào kỳ nghỉ tới). Người ta dùng GOING TO – khi muốn nói đến một hành động có kế hoạch, dự định từ trước – I am going to Hawaii in June with my family (Tôi dự định sẽ tới Hawaii vào tháng sáu cùng với gia đình mình). Thì tương lai hoàn thành – Diễn tả một hành động hoàn thành trước một thời điểm trong tương lai (Ví dụ: I will have been in Phoenix for 35 years in May – Tính đến tháng 5 tới, tôi đã ở Phoenix được 35 năm rồi). Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn – Diễn tả một hành động đang diễn ra và hoàn thành trước một điểm trong tương lai (Ví dụ: I will have been sleeping for 2 hours by the time he gets home – Khi anh ta về nhà thì tôi sẽ ngủ được 2 giờ rồi đấy). Thì tương lai tiếp diễn – Diễn tả hành động đang xảy ra tại một thời điểm cụ thể trong tương lai (Ví dụ: At 10:30 tomorrow he will be working – Vào thời điểm 10:30 ngày mai, anh ta đang làm việc). Thì quá khứ thường – Diễn tả một hành động xảy ra và kết thúc trong quá khứ (Ví dụ: I ate the pizza yesterday. He went to the movies last night – Tôi đã ăn pizza ngày hôm qua. Tối qua, anh ta đi tới rạp chiếu phim). Thì quá khứ hoàn thành – Diễn tả một hành động xảy ra trước một hành động khác trong quá khứ (Ví dụ: When I arrived, they had already eaten – Khi tôi đến, anh ta đã ăn xong rồi.) Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn – Diễn tả một hành động đang xảy ra trong một khoảng thời gian cụ thể trước một hành động khác trong quá khứ (Ví dụ: They had been playing for 30 minutes when the storm hit – Khi cơn bão đổ bộ, họ đã chơi được 30 phút rồi). Thì quá khứ tiếp diễn – Diễn tả một hành động đang xảy ra tại một thời điểm xác định trong quá khứ (Ví dụ: I was eating when you called. They were working at 2:30 yesterday afternoon – Khi bạn gọi điện, tôi đang ăn. Lúc 2:30 chiều ngày hôm qua, họ đang làm việc). Thì hiện tại – Diễn tả hành động lặp đi lặp lại thường xuyên, như một thói quen hàng ngày (Ví dụ: He often eats tacos – Anh ta thường ăn bánh thịt chiên giòn). Thì hiện tại hoàn thành – Diễn tả hành động xảy ra trong quá khứ, mà kết quả còn kéo dài đến hiện tại (Ví dụ: I have lived in Canada since 1964. He has been in class for two months – Chúng tôi đã sống ở Canada từ năm 1964. Anh ta đã học trong lớp được hai tháng rồi). Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn – Diễn tả một hành động: diễn tả khoảng thời gian mà hành động xảy ra trong quá khứ, kết quả còn liên quan đến hiện tại (Ví dụ: I have been sitting here since 7. I’ve been thinking of you all day – Tôi đã ngồi ở đây từ lúc 7 giờ. Tôi đã nghĩ về bạn cả ngày hôm nay). Thì hiện tại tiếp diễn – Diễn tả một hành động đang xảy ra tại một thời điểm xác định hoặc một khoảng thời gian trong hiện tại (Ví dụ: I am typing right now. I am reading a book about world languages – Tại thời điểm này, tôi đang đánh máy. Tôi đang đọc một cuốn sách về các ngôn ngữ trên thế giới). Thói quen trong quá khứ - Diễn tả một hành động đã từng xảy ra thường xuyên trong quá khứ, nhưng bây giờ không còn xảy ra nữa. Sử dụng cả used to và would (Ví dụ: I used wake up late. I would wake up late every day - Tôi đã từng dậy rất muộn). Thông tin cá nhân cơ bản – Bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, tuổi tác, quốc tịch, tình trạng hôn nhân, số chứng minh thư nhân dân. Thức – Các trợ từ mô tả phương thức hoặc khả năng (ví dụ như: can, could, may, might, should, will, would, must, ought). Các động từ khuyết thiếu thường được dùng để diễn đạt các ý như khả năng, dự định, sự bắt buộc và sự cần thiết. Thức mệnh lệnh (Sit down! – Ngồi xuống!). Tính từ - Từ miêu tả một danh từ; thường trả lời cho câu hỏi “Loại gì…” “What kind of _____?” (The big dog.) Tính xấp xỉ - Kết quả không chính xác, chỉ gần đúng với thực tế. Động từ: approximate, trạng từ: approximately. Tiền tố - Bộ phần thêm vào phía trước của một từ làm biến đổi nghĩa của từ. Ví dụ: unhappy. Tiếng 1. Âm thanh phát ra khi có sự rung động của dây thanh; ví dụ phát âm chữ [b] thì là âm hữu thanh; nhưng chữ [p] thì là âm vô thanh. 2. Từ dùng để diễn dạt ý kiến của một cá nhân Tiểu sử - Lý lịch về cuộc đời của một cá nhân được người khác kể hoặc viết lại Tóm tắt – Nêu ý chính hoặc chủ đề một cách ngắn gọn. Trọng âm – Độ nhấn của âm khi phát ra. Âm tiết có thể có trọng âm hoặc không có trọng âm theo mức độ khác nhau. Trạng từ - Từ miêu tả một động từ, tính từ hoặc một trạng từ; có một số loại sau: Trạng từ chỉ: a. tần suất (frequency) – always, usually, often, sometimes, seldom, never; b. phương thức (manner) – slowly, quickly, carefully, happily, sadly; c. thời gian (time) – after, before, when, while, since, until… Trợ động từ - Động từ theo sau một động từ khác và được sử dụng để thể hiện ngôi (person), số (number), thức (mood) hoặc thời (tense) (ví dụ như: is, were, can, do, doesn’t, should, have). Trợ từ - Động từ hoặc các trợ động từ như will, shall, may, might, can, could, must, ought to, should, would, used to, need được dùng với động từ chính để diễn tả thời và thức. Từ chỉ định – Từ dùng để xác định cụ thể một vật hoặc nhiều vật ở gần hoặc xa; thường bao gồm các loại như tính từ chỉ định (ví dụ: this girl, those apples) hoặc đại từ chỉ định (ví dụ: this, that, these, those). Từ đồng chữ - Những từ có cách viết giống nhau nhưng ý nghĩa và phát âm khác nhau (ví dụ như: danh từ conduct và động từ conduct; hoặc danh từ lead và động từ lead) Từ đồng âm, đồng chữ - Những từ viết và phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau (ví dụ như: pool (kết hợp, liên kết) và pool (bể trong từ bể bơi). Từ đồng âm, không đồng chữ - Những từ có cách phát âm giống nhau nhưng khác nghĩa và cách viết (ví dụ như: son/sun; ewe/you).
1695233506423.70.parquet/98731
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506423.70.parquet", "ppl": 203.5, "token_count": 54619, "url": "https://luatvietnam.vn/giao-duc/thong-tu-30-2009-tt-bldtbxh-bo-lao-dong-thuong-binh-va-xa-hoi-45765-d1.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Số hiệu: 257/2002/QĐ-BTP Ngày đăng công báo: Đang cập nhật Loại văn bản: Quyết định Người ký: Nguyễn Đình Lộc Ngày ban hành: 10/07/2002 Ngày hết hiệu lực: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Áp dụng: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: Tư pháp-Hộ tịch TÓM TẮT VĂN BẢN Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau! tải Quyết định 257/2002/QĐ-BTP Quyết định 257/2002/QĐ-BTP ZIP (Bản Word) LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam. Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP SỐ 257/2002/QĐ-BTP NGÀY 10 THÁNG 7 NĂM 2002 VỀ VIỆC THÀNH LẬP QUỸ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ VIỆT NAM BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP - Căn cứ Nghị định số 38/CP ngày 04 tháng 6 năm 1993 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Tư pháp; - Căn cứ Quyết định số 734/TTg ngày 06 tháng 9 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách; - Căn cứ Công văn số 5856/VPCP-PC ngày 30 tháng 11 năm 2001 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập quỹ trợ giúp pháp lý; - Căn cứ ý kiến của Bộ Tài chính (Công văn số 3142/BTC-CSTC ngày 02 tháng 4 năm 2002) và Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (Công văn số 89/BTCCBCP-TCCB ngày 22 tháng 3 năm 2002) về việc ban hành các văn bản về quỹ trợ giúp Pháp lý Việt Nam; - Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo. QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Thành lập quỹ trợ giúp pháp lý Việt Nam (sau đây gọi tắt là Quỹ) trực thuộc Cục Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp. Quỹ có tư cách pháp nhân, có trụ sở đặt tại Hà Nội, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng. Quỹ có tên gọi tiếng Anh là VIET NAM LEGAL AID FUND và viết tắt là VILAF. Điều 2. Quỹ có chức năng huy động, tiếp nhận các nguồn tài chính đóng góp, cấp phát để hỗ trợ cho hoạt động trợ giúp pháp lý trên toàn quốc. Điều 3. Quỹ có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: 1. Tiếp nhận nguồn tài chính từ ngân sách Nhà nước; 2. Tiếp xúc, khai thác, vận động các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đóng góp, xây dựng Quỹ theo quy định; 3. Thực hiện hỗ trợ tài chính cho hoạt động trợ giúp pháp lý trong phạm vi toàn quốc theo quy định của pháp luật; 4. Thông tin tuyên truyền trao đổi kinh nghiệm, phổ biến rộng rãi về hoạt động của Quỹ; 5. Sử dụng mạng lước cộng tác viên ở Trung ương và địa phương để góp phần tạo nguồn cho Quỹ và triển khai các hoạt động của Quỹ theo quy định; 6. Quản lý nguồn tài chính của Quỹ theo quy định; 7. Đề xuất việc khen thưởng đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân có thành tích trong việc tham gia xây dựng và phát triển Quỹ. Điều 4. Bộ máy tổ chức của Quỹ có Giám đốc Quỹ, các Phó Giám đốc Quỹ, Kế toán chuyên trách và bộ phận giúp việc kiêm nhiệm. Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Tư pháp thành lập các Ban chuyên môn của Quỹ theo đề nghị của cục trưởng Cục trợ giúp pháp lý và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo. Điều 5. Cục trưởng Cục trợ giúp pháp lý chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc quản lý tổ chức và hoạt động của Quỹ.
1695233506423.70.parquet/120747
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506423.70.parquet", "ppl": 179, "token_count": 11910, "url": "https://luatvietnam.vn/tu-phap/quyet-dinh-257-2002-qd-btp-bo-tai-chinh-13968-d1.html" }
Đơn yêu cầu cấp dưỡng sau ly hôn được gửi đến cơ quan thi hành án để yêu cầu người cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ khi người này trốn tránh hoặc không muốn thực hiện. https://cdn.luatvietnam.vn/uploaded/Others/2020/11/24/don-yeu-cau-cap-duong_2411183116.doc Ly hôn, ai là người phải cấp dưỡng? Theo quy định tại Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cha mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng và tài sản để tự nuôi minh. Theo đó, khi cha mẹ ly hôn, Tòa án sẽ quyết định việc con cái sẽ do ai trực tiếp nuôi dựa vào việc hai vợ chồng tự thỏa thuận, xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên… Và người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Mức cấp dưỡng sẽ do hai bên tự thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ ra quyết định dựa vào tình hình tài chính thực tế và khả năng của người phải cấp dưỡng. Ngoài ra, các đương sự được Tòa án khuyến khích tự nguyện thi hành việc cấp dưỡng sau khi đã có bản án hoặc quyết định của Tòa án. Nếu không thực hiện thì có thể bị cưỡng chế thi hành. (Điều 9 Luật thi hành án dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014). Không cấp dưỡng liệu có bị phạt? Việc cấp dưỡng cho con sau khi vợ chồng ly hôn là quyền, cũng là nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con. Việc cấp dưỡng góp một phần vào việc san sẻ, chăm sóc, tạo điều kiện tốt nhất cho con cái. Do đó, với người trốn tránh không chịu cấp dưỡng, hành vi không cấp dưỡng có thể bị xử phạt hành chính và chịu trách nhiệm hình sự tùy vào mức độ, tính chất và hậu quả của việc không thực hiện cấp dưỡng. Theo khoản 3 Điều 52 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính lĩnh vực thi hành án dân sự thì sẽ bị phạt tiền từ 03 triệu đồng đến 05 triệu đồng nếu:
1695233506423.70.parquet/154994
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506423.70.parquet", "ppl": 157.9, "token_count": 13878, "url": "https://luatvietnam.vn/bieu-mau/mau-don-yeu-cau-cap-duong-sau-khi-ly-hon-571-21442-article.html" }
Hành vi cho vay vượt quá mức lãi suất tối đa có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Mục lục bài viết [Ẩn] Lãi suất vay tối đa 20%/năm Trường hợp nào thì phạm Tội cho vay nặng lãi? Làm sao để kiện người cho vay nặng lãi? Các công ty tài chính cho vay tiêu dùng trên 20%/năm có phạm luật? Lãi suất vay tối đa 20%/năm Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất trong hợp đồng vay dân sự như sau: 1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. 2. Trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ. Như vậy, lãi suất giới hạn trong hợp đồng vay dân sự là không được vượt quá 20%/năm (tức 1,67%/tháng) của khoản tiền vay. Xem thêm: Tính lãi vay tiền như thế nào? Những điều cần biết về cho vay nặng lãi (Ảnh minh họa) Trường hợp nào thì phạm Tội cho vay nặng lãi? Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự quy định tại Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 như sau: 1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 2 Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Theo quy định trên, nếu thực hiện hành vi cho vay với lãi suất trên 100%/năm và thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng trở hoặc lên đã bị phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị xử lý hình sự. Trong đó, tùy mức độ vi phạm, người phạm có thể bị phạt tiền đến 01 tỷ đồng hoặc phạt tù đến 03 năm. Xem thêm Những điều cần biết về cho vay nặng lãi (Ảnh minh họa) Làm sao để kiện người cho vay nặng lãi? Theo phân tích ở trên, nếu cho vay với số lãi vượt quá 20%/năm thì số lãi vượt quá đó sẽ không có hiệu lực. Do đó, bên vay có thể làm đơn khởi kiện, yêu cầu Tòa án tuyên bố phần lãi suất vượt quá vô hiệu. Để khởi kiện bên cho vay, người vay phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau: - Đơn khởi kiện; - Bản sao hợp đồng vay tiền, giấy vay tiền… - Bản sao chứng thực giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân, hộ chiếu, căn cước công dân, sổ hộ khẩu… của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan… - Các tài liệu, chứng cứ khác. Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ nêu trên, người khởi kiện có thể nộp đến Tòa án có thẩm quyền thông qua cách nộp trực tiếp tại Tòa, gửi theo đường bưu điện hoặc gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử thông qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có). Xem thêm: Kiện người cho vay lãi suất “cắt cổ” được không? Các công ty tài chính cho vay tiêu dùng trên 20%/năm có phạm luật? Như đã phân tích, lãi suất giới hạn trong hợp đồng vay dân sự là không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Tuy quy định này thường chỉ áp dụng với các cá nhân, tổ chức không phải ngân hàng hay tổ chức tín dụng. Ngân hàng và các tổ chức tín dụng là những đối tượng đặc biệt chịu sự điều chỉnh của các luật chuyên ngành. Cụ thể, lãi suất cho vay tiêu dùng của công ty tài chính được quy định tại Điều 9 Thông tư 43, sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 12 Điều 1 Thông tư số 18/2019/TT-NHNN như sau: 1. Lãi suất cho vay tiêu dùng của công ty tài chính thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. 2. Công ty tài chính ban hành quy định về khung lãi suất cho vay tiêu dùng áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống trong từng thời kỳ, trong đó bao gồm mức lãi suất cho vay cao nhất, mức lãi suất cho vay thấp nhất đối với từng sản phẩm cho vay tiêu dùng. 3.Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung khung lãi suất cho vay tiêu dùng, công ty tài chính phải gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính cho Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi công ty tài chính đặt trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, điểm giới thiệu dịch vụ báo cáo về khung lãi suất cho vay tiêu dùng theo Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này. Pháp luật không có quy định cụ thể mức lãi suất trần và mức lãi suất tối đa của hình thức cho vay tiêu dùng qua các công ty tài chính. Tuy nhiên, lãi suất cho vay tiêu dùng do Công ty tài chính tự điều chỉnh phải được Ngân hàng Nhà nước thông qua và cho phép áp dụng. Như vậy, mặc dù trên thực tế các công ty tài chính thường cho vay tiêu dùng với lãi suất khá cao, trên mức lãi suất tối đa Bộ luật Dân sự quy định là 20%/năm nhưng điều đó được coi không vi phạm pháp luật. Trên đây là những điều cần biết về Tội cho vay nặng lãi. Nếu có thêm thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài trực tuyến của LuatVietnam: 1900.6192.
1695233506423.70.parquet/179903
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506423.70.parquet", "ppl": 124.4, "token_count": 14213, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-phap-luat/toi-cho-vay-nang-lai-230-31808-article.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe , COVID-19 tải Công văn 2292/UBND-VX Công văn 2292/UBND-VX DOC (Bản Word) Công văn 2292/UBND-VX PDF LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam. Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------- Số: 2292/UBND-VX V/v hướng dẫn triển khai Công văn số 2279/UBND-VX ngày 08 tháng 7 năm 2021 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 7 năm 2021 Kính gửi: - Thủ trưởng các Sở, ngành Thành phố; - Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện. Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Công văn số 2279/UBND-VX ngày 08 tháng 7 năm 2021 nhằm thực hiện mạnh mẽ hơn các biện pháp phòng, chống dịch trong giai đoạn cao điểm hiện nay; trong đó có yêu cầu tạm dừng một số các hoạt động kinh doanh dịch vụ không thiết yếu với mong muốn người dân Thành phố cùng điều chỉnh các hành vi, sinh hoạt thường ngày và hạn chế tối đa việc di chuyển, tập trung đông người, góp phần kiểm soát phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn Thành phố; Tuy nhiên, trên thực tế, có một bộ phận người dân gặp khó khăn từ việc tạm dừng các dịch vụ ăn uống mang về trong vòng 15 ngày, kể từ 00 giờ 00 ngày 09 tháng 7 năm 2021; để kịp thời giải quyết khó khăn trên, đồng thời triển khai nghiêm túc nội dung Công văn số 2279/UBND-VX; Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo:
1695233506423.70.parquet/211569
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506423.70.parquet", "ppl": 207, "token_count": 11729, "url": "https://luatvietnam.vn/y-te/cong-van-2292-ubnd-vx-tp-hcm-huong-dan-trien-khai-cong-van-2279-ubnd-vx-2021-205163-d2.html" }
Như vậy, Chính phủ đã chính thức bỏ 03 loại: Trái phiếu công trình Trung ương; Trái phiếu đầu tư; Trái phiếu ngoại tệ ra khỏi danh sách các loại trái phiếu Chính phủ. Cũng theo Nghị định thì chủ thể phát hành trái phiếu Chính phủ sẽ là Bộ Tài chính mà không phải là Chính phủ như quy định trước đây. Trái phiếu Chính phủ được phát hành theo 04 phương thức là: đấu thầu; bảo lãnh phát hành; đại lý phát hành và bán lẻ trái phiếu. Để phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế, ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định trong Luật Quản lý nợ công còn phải có đề án phát hành trái phiếu được Chính phủ phê duyệt. Giá trị phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế phải nằm trong tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài của Chính phủ hàng năm và phù hợp với chiến lược quản lý nợ công, chương trình quản lý nợ trung hạn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ngoài ra, Nghị định này còn quy định về trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương. Trong đó đáng chú ý là chủ thể phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh là doanh nghiệp thực hiện chương trình, dự án được xem xét cấp bảo lãnh; tổ chức tài chính, tín dụng, ngân hàng chính sách của Nhà nước thực hiện chương trình tín dụng có mục tiêu của Nhà nước. Bộ Tài chính là cơ quan cấp bảo lãnh thanh toán cho trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh. Mức bảo lãnh thanh toán tối đa bằng 100% giá trị gốc, lãi trái phiếu phát hành theo đề án phát hành trái phiếu đã được Thủ tướng phê duyệt… Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/02/2011 và thay thế Nghị định số 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 và các quy định về phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế tại Nghị định số 53/2009/NĐ-CP ngày 04/6/2009. Theo thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng số vốn trái phiếu chính phủ kế hoạch năm 2010 là 56.000 tỷ đồng, trong đó, Trung ương quản lý 20.200 tỷ đồng, địa phương quản lý 35.800 tỷ đồng. Tính đến 30/11/2010, giải ngân nguồn vốn này đạt 80,7% kế hoạch, dự kiến cả năm đạt kế hoạch đề ra. Chính vì thế mà nguồn vốn từ trái phiếu Chính phủ năm 2011 dự kiến phân bổ 45.000 tỷ đồng (giảm 11.000 tỷ đồng so với năm 2010), ưu tiên cho hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi.
1695233506423.70.parquet/236453
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506423.70.parquet", "ppl": 82.4, "token_count": 12655, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-van-ban-moi/chinh-thuc-bo-03-loai-trai-phieu-chinh-phu-186-5495-article.html" }
Ngày 26/12/2019, Bộ Y tế ban hành Kế hoạch 1510/KH-BYT học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh, người dân. Lắp camera giám sát việc khám chữa bệnh tại bệnh viện (Ảnh minh họa) Theo Kế hoạch này, trong năm 2020, các cơ sở y tế trong toàn ngành sẽ đồng loạt lắp đặt hệ thống camera tự động để kiểm tra, giám sát các hoạt động khám, chữa bệnh nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh, người dân. Song song với đó là cải cách thủ tục hành chính, áp dụng công nghệ thông tin, ứng dụng phát số khám tự động, bảng số điện tử; rà soát, thay đổi quy trình giải quyết công việc, tạo thuận lợi, giảm phiền hà cho người dân. Đặc biệt lưu ý đến thủ tục ra, vào viện, chuyển viện, cấp phát thuốc, thanh toán viện phí, bảo hiểm y tế. Ngoài ra, để nhận được sự hài lòng của người bệnh, các cơ sở y tế cần tập trung hơn nữa trong triển khai công tác tập huấn nâng cao kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho cán bộ y tế và tăng cường xây dựng phong cách, thái độ phục vụ văn minh, thân thiện, không có tiêu cực. Và hơn hết, mỗi cán bộ, y, bác sĩ, người lao động trong ngành đều nghiêm túc thực hiện tốt khẩu hiệu “Người bệnh đến đón tiếp niềm nở, người bệnh ở chăm sóc tận tình, người bệnh về dặn dò chu đáo”.
1695233506423.70.parquet/243281
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506423.70.parquet", "ppl": 121.1, "token_count": 10311, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-van-ban-moi/lap-camera-giam-sat-viec-kham-chua-benh-tai-benh-vien-186-23444-article.html" }
Trước khi ly hôn, nhiều cặp vợ chồng đã chọn ly thân và một trong hai vợ chồng chuyển đi nơi khác sống với con và không cho người còn lại thăm, gặp con. Vậy trường hợp này có vi phạm pháp luật không? Người kia muốn gặp con phải làm thế nào? Vợ cấm chồng gặp con dù chưa ly hôn có phạm luật không? Khi hai vợ chồng chưa có quyết định hoặc bản án ly hôn của Toà án có hiệu lực pháp luật thì quan hệ vợ chồng vẫn tồn tại bởi theo khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình nêu rõ: 14. Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Theo đó, khi hai người vẫn là vợ chồng thì vẫn vẫn có quyền, nghĩa vụ ngang nhau, phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi sống mình và mất năng lực hành vi dân sự. Thậm chí, cho dù có ly hôn, người vợ được Toà án giao nuôi dưỡng con thì vợ cũng không được cấm chồng gặp con theo quy định tại khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình: Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó. Do đó, khi chưa ly hôn, dù hai vợ chồng đã ly thân, mỗi người ở một địa điểm khác nhau thì không ai có quyền ngăn cấm quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng con của người còn lại. Đồng nghĩa, hành vi cấm chồng gặp con khi chưa ly hôn của người vợ là hành vi vi phạm pháp luật. Nếu vi phạm, theo Điều 56 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, nếu ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa cha mẹ và con thì người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng. Phải làm sao khi vợ không cho gặp con dù chưa ly hôn? Như phân tích ở trên, việc cấm chồng gặp con là hành vi bị cấm. Đồng thời, theo quy định hiện nay, Luật Hôn nhân và Gia đình mới chỉ quy định về việc giành quyền nuôi con khi ly hôn mà khi hai vợ chồng chưa ly hôn thì Luật chỉ quy định hai người có quyền ngang nhau trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc con. Do đó, nếu chồng bị vợ cấm gặp con thì trước hết nên thoả thuận lại với người vợ bởi hiện nay chưa có quy định về việc giành quyền nuôi con khi chưa ly hôn. Nếu thoả thuận không được, người chồng có thể yêu cầu các cơ quan liên quan đến hôn nhân gia đình như cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, trẻ em, hội liên hiệp phụ nữ... để các cơ quan này thực hiện hoà giải cũng như yêu cầu người vợ phải cho chồng thăm nom con cái. Nếu cả hai biện pháp này đều không thực hiện được, người chồng có thể làm đơn yêu cầu Toà án giải quyết vụ việc theo thủ tục sau đây: Hồ sơ - Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự. - Giấy tờ nhân thân: Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hạn, sổ hộ khẩu. - Giấy khai sinh của con. - Giấy tờ, chứng cứ chứng minh đã hoà giải nhưng không thành, người vợ vẫn ngăn cấm không cho chồng gặp con. Toà án có thẩm quyền Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định, Toà án nhân dân cấp huyện nơi người yêu cầu Toà án cư trú, làm việc có quyền yêu cầu Toà án giải quyết yêu cầu khác liên quan đến hôn nhân và gia đình. Trên đây là quy định về việc vợ cấm chồng gặp con dù chưa ly hôn. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.
1695233506423.70.parquet/250478
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506423.70.parquet", "ppl": 149.1, "token_count": 12195, "url": "https://luatvietnam.vn/dan-su/vo-cam-chong-gap-con-khi-chua-ly-hon-568-35677-article.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: TÓM TẮT VĂN BẢN Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau! tải Quyết định 292-CT Quyết định 292-CT ZIP (Bản Word) LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam. Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết QUYẾT ĐỊNH CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 292-CT NGÀY 17-11-1988 VỀ VIỆC LẬP CHỨNG TỪ MUA, BÁN HÀNG VÀ CUNG ỨNG DỊCH VỤ THU TIỀN CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG Để thi hành Pháp lệnh kế toán và thống kê ngày 10-5-1988; Nhằm tăng cường quản lý kinh tế - tài chính, bảo vệ tải sản xã hội chủ nghĩa, bảo hộ các hoạt động kinh doanh và hợp pháp và lợi ích của người tiêu dùng, chống những hành vi kinh doanh phi pháp; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1 Tất cả các tổ chức kinh tế của Nhà nước của tập thể, các đơn vị lực lượng vũ trang, các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể nhân dân và các hộ tư nhân hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ mỗi khi mua, bán hàng, cung ứng dịch vụ hoặc thực hiện chức năng thu tiền cho ngân sách Nhà nước đều phải lập chứng từ hợp lệ và giao cho khách hàng. Khách hàng có quyền đòi chứng từ hợp lệ khi trả tiền. Các tổ chức kinh tế quốc doanh phải chấn chỉnh tổ chức và cải tiến nghiệp vụ, từng bước trang bị các phương tiện tính giá, thu tiền để việc lập chứng từ thu tiền được nhanh chóng, tránh làm mất thì giờ của khách hàng. Điều 2 Các chứng từ nói ở điều 1 do Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê quy định phù hợp với các hoạt động kinh doanh, dịch vụ và các trường hợp thu tiền cho ngân sách Nhà nước: Các chứng từ đó là: a) Biên lai thu tiền, b) Vé thu tiền, c) Hoá đơn, d) Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho hoặc kiêm phiếu vận chuyển vật tư, hàng hoá, Chứng từ do các tổ chức kinh tế tự in phải được đăng ký tại cơ quan thuế trước khi sử dụng. Điều 3 Theo sự hướng dẫn của Bộ Tài chính, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương quy định các trường hợp có thể không phải lập chứng từ như: a) Bán những mặt hàng lặt vặt. b) Cung ứng những dịch vụ lặt vặt. c) Nông dân và kinh tế gia đình ở thành thị trực tiếp bán lẻ hàng của mình sản xuất cho người tiêu dùng. Các tổ chức kinh tế quốc doanh, tập thể, cá thể được phép không phải lập chứng từ trong các trường hợp a và b nói trên phải ghi chép cập nhật doanh số bán hàng, cung ứng dịch vụ của mình vào sổ sách hợp lệ; và nếu có yêu cầu của khách hàng thì phải lập chứng từ. Điều 4 Việc lập, ghi chép, quản lý, sử dụng, bảo quản, lưu trữ chứng từ phải theo đúng Pháp lệnh kế toán và thống kê. Tất cả hàng hoá thuộc diện phải lập chứng từ khi vận chuyển trên đường không có chứng từ kèm theo thì coi là vi phạm pháp luật và bị xử lý theo pháp luật.
1695233506423.70.parquet/287812
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506423.70.parquet", "ppl": 237.1, "token_count": 10552, "url": "https://luatvietnam.vn/linh-vuc-khac/quyet-dinh-292-ct-chu-tich-hoi-dong-bo-truong-1773-d1.html" }
Từ giữa tháng 11/2007, quyết định của Bộ Tài chính về việc sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với ô tô chở người bắt đầu có hiệu lực, theo đó, mức thuế giảm từ 70% xuống 60%. Quyết định 85/2007/QĐ-BTC ngày 22/10 quy định mức thuế nhập khẩu mới sẽ được áp dụng cho các loại ô tô chở 10 người trở lên kể cả lái xe, ô tô và các loại xe khác có động cơ được thiết kế chủ yếu để chở người kể cả xe chở người có khoang hành lý riêng như xe ô tô chơi golf (golf car), xe tang lễ, xe chở tù, xe cứu thương, xe loại nhà tự hành (mortor - homes) và ô tô đua.
1695233506423.70.parquet/290596
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506423.70.parquet", "ppl": 102.8, "token_count": 10874, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-van-ban-moi/giam-thue-nhap-khau-o-to-tu-16-11-186-4505-article.html" }
Trong đó, Công ty QLTS sẽ tiến hành mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng thông qua 02 phương thức: Theo giá trị ghi sổ bằng trái phiếu đặc biệt do Công ty QLTS phát hành hoặc theo giá trị thị trường bằng nguồn vốn không phải trái phiếu đặc biệt. Theo phương thức thứ nhất, trái phiếu đặc biệt được phát hành dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử (theo phương án phát hành đã được NHNN chấp thuận), với mệnh giá (đồng Việt Nam) có giá trị bằng giá mua của khoản nợ xấu; có thời hạn tối đa 5 năm, lãi suất 0% và được sử dụng để vay tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước.
1695233506429.78.parquet/22049
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506429.78.parquet", "ppl": 121.3, "token_count": 12055, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-van-ban-moi/thu-mua-no-xau-cua-to-chuc-tin-dung-bang-trai-phieu-dac-biet-186-6335-article.html" }
Rượu, bia là nguyên nhân gây ra hàng loạt các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt không tốt cho trẻ em. Quy định cấm bán rượu cho người dưới 18 tuổi đã được nhắc đến trong một số văn bản, đặc biệt mới đây lại được đề cập đến tại Nghị định 105/2017/NĐ-CP. Việc thực hiện quy định này liệu có dễ dàng? Bán rượu cho người dưới 18 tuổi là vi phạm pháp luật Tại Nghị định số 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu có hiệu lực từ ngày 01/11/2017, Chính phủ có quy định bán rượu cho người dưới 18 tuổi là hành vi vi phạm pháp luật. Đây không phải là lần đầu tiên vấn đề này được đề cập đến trong văn bản pháp luật. Trước đây, tại Nghị định 40/2008/NĐ-CP và Nghị định 94/2012/NĐ-CP (đã hết hiệu lực), quy định này cũng đã được nhắc đến. Theo đó, người nào vi phạm, bán rượu cho đối tượng dưới 18 tuổi sẽ bị pháp luật xử lý. Điều 45 Nghị định 185/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/01/2014 quy định, phạt tiền từ 500.000 - 01 triệu đồng đối với hành vi bán rượu cho người chưa đủ 18 tuổi. Ngoài bị phạt tiền, đối tượng vi phạm sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ sản phẩm rượu từ 01 - 03 tháng. Độ tuổi uống bia, rượu ở Việt Nam ngày càng trẻ hóa Tình trạng sử dụng bia, rượu ở Việt Nam hiện đang ở mức báo động. Một báo cáo trước đây của Bộ Y tế cho thấy, mức độ tiêu thụ bia rượu của người Việt Nam trong 10 năm trở lại đây đã tăng gấp đôi. Dự báo đến năm 2025, sẽ tăng lên 07 lít/người/năm. Việt Nam là một trong những quốc gia tiêu thụ rượu, bia nhiều nhất thế giới. Nguy hiểm hơn nữa, độ tuổi sử dụng bia, rượu tại Việt Nam đang có xu hướng trẻ hóa khi có trên 30% người từ 14 - 17 tuổi đã sử dụng bia, rượu. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, rượu, bia là một trong những nguyên nhân gây tử vong sớm và tàn tật trên thế giới. Rượu, bia là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 loại bệnh và nguyên nhân gián tiếp của hơn 200 loại bệnh tật, chấn thương khác. Đối với người chưa thành niên, tiếp xúc với bia, rượu quá sớm sẽ gây ra những hậu quả khôn lường đối với sức khỏe. Đây cũng là nguyên nhân của các hành vi như tình dục không an toàn, tai nạn giao thông, bạo lực… Người bắt đầu uống rượu trước tuổi 15 có thể phát sinh các vấn đề về bia rượu cao gấp 5 lần những người đợi đến 21 tuổi mới uống. Cụ thể, khả năng nghiện ngập tăng gấp 4 lần, khả năng tham gia bạo lực thể chất tăng gấp 6 lần, khả năng tai nạn xe cộ tăng gấp 6 lần… Trên thực tế, hàng loạt vụ đánh nhau gây thương tích, giết người, hiếp dâm mà hung thủ là người dưới 18 tuổi được phản ánh thời gian qua, nguyên nhân một phần cũng là do bia, rượu. Hình ảnh minh họa …Ai cũng có thể mua Rượu có rất nhiều tác hại, nhưng việc mua, bán, sử dụng rượu vẫn diễn ra thiếu kiểm soát. Ở nước ta, rất dễ dàng để mua được một chai rượu. Người tiêu dùng có thể mua rượu trong siêu thị, trong chợ, các cửa hàng tạp hóa hoặc thậm chí là các quán nước, trà đá vỉa hè. Ai cũng có thể mua được rượu, ngay cả trẻ em. Chỉ cần có nhu cầu, có tiền thì người bán sẵn sàng đáp ứng. Đặc biệt, với sự ra đời của hàng loạt các quán xá, nhà hàng, karaoke… việc kiểm soát mặt hàng này lại càng khó khăn. Áp dụng quy định cấm bán rượu cho người dưới 18 tuổi là đúng đắn. Tuy nhiên, việc xác định tuổi của khách hàng trước khi bán rượu cũng là một vấn đề nan giải hiện nay. Tại một số quốc gia trên thế giới, việc bán rượu cho người dưới 18 tuổi được quy định rất nghiêm ngặt. Nếu có nhu cầu mua rượu, khách hàng phải xuất trình thẻ căn cước hoặc giấy tờ hợp pháp chứng minh đủ 18 tuổi trở lên. Do đó, để quy định nêu trên thực sự đi vào thực tiễn, có ích với cộng đồng, các cơ quan chức năng, các tổ chức, trường học cần đẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền về tác hại của bia, rượu đối với sức khỏe con người, đồng thời tăng cường phổ biến kiến thức pháp luật liên quan đến kinh doanh bia, rượu tới người dân. Với những hành vi cố ý bán rượu, bia cho người dưới 18 tuổi, cần có chế tài xử phạt nghiêm khắc để răn đe, hạn chếvi phạm.
1695233506429.78.parquet/48157
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506429.78.parquet", "ppl": 3120.5, "token_count": 13687, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-phap-luat/cam-ban-ruou-cho-nguoi-duoi-18-tuoi-lieu-co-de-thuc-hien-230-7700-article.html" }
Qua các phương tiện thông tin đại chúng, hàng nghìn sản phẩm đến với người tiêu dùng mỗi ngày với thông điệp “hàng đầu thế giới”, “số 1 Việt Nam”… Pháp luật hiện hành quy định việc dùng từ "nhất", "số 1" trong quảng cáo là hành vi cấm trừ một số trường hợp nhất định. Dùng từ “nhất”, “số 1” trong quảng cáo khi có tài liệu hợp pháp Khoản 11 Điều 8 Luật Quảng cáo 2012 quy định rằng quảng cáo có sử dụng các từ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định là hành vi bị cấm. “Tài liệu hợp pháp” được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn tại Điều 2 Thông tư 10/2013/TT-BVHTTDL bao gồm: - Kết quả khảo sát thị trường của các tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp có chức năng nghiên cứu thị trường. Cụ thể, đó là những công ty, tổ chức đăng ký hoạt động trong Nhóm ngành Nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận, mã số: M - 73 - 732 - 7320 - 73200 ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg với chức năng theo luật định là: + Điều tra thị trường tiềm năng, sự chấp nhận, tính liên quan của sản phẩm và thói quen mua sắm của người tiêu dùng cho mục đích xúc tiến bán và phát triển những sản phẩm mới, bao gồm kết quả phân tích thống kê; + Điều tra thu thập ý kiến của công chúng về những sự kiện chính trị, kinh tế và xã hội, bao gồm kết quả phân tích thống kê. - Giấy chứng nhận hoặc các giấy tờ tương tự tại các cuộc thi, triển lãm có quy mô khu vực hoặc toàn quốc bình chọn và công nhận các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đó là “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc các từ ngữ có ý nghĩa tương tự. Dùng từ “nhất”, “số 1” trong quảng cáo khi có tài liệu hợp pháp (Ảnh: Nguồn Internet) Thời gian sử dụng tài liệu hợp pháp chứng minh từ “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc các từ ngữ có ý nghĩa tương tự trên các sản phẩm quảng cáo là 01 năm kể từ ngày tổ chức, cá nhân được cấp giấy chứng nhận hoặc nhận kết quả khảo sát thị trường. Trên sản phẩm quảng cáo phải thể hiện đầy đủ, rõ ràng, chính xác tên tài liệu hợp pháp theo quy định trên. Tự ý dùng từ “nhất”, “số 1” trong quảng cáo bị phạt đến 100 triệu đồng Khoản 2 Điều 51 Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định hành vi quảng cáo có sử dụng các từ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10 - 20 triệu đồng. Cá nhân, tổ chức vi phạm buộc phải tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo. Bên cạnh đó, việc sản phẩm không có tài liệu hợp pháp chứng minh về chất lượng “số một” mà tổ chức, cá nhân vi phạm cố tình quảng cáo gian dối để lừa gạt người tiêu dùng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể: Tại Điều 197 Bộ luật Hình sự 2015 quy định người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 05 - 50 triệu đồng, cấm làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm. Như vậy, chỉ khi đáp ứng các yêu cầu trên thì tổ chức, cá nhân mới được dùng từ “nhất”, “số 1” trong quảng cáo. Các công ty, doanh nghiệp cần nắm chắc điều này để không vi phạm các quy định pháp luật.
1695233506429.78.parquet/50857
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506429.78.parquet", "ppl": 756.2, "token_count": 13015, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-phap-luat/khi-nao-duoc-dung-tu-nhat-so-1-trong-quang-cao-230-18080-article.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Số hiệu: 17/CT-BCT Ngày đăng công báo: Đang cập nhật Loại văn bản: Chỉ thị Người ký: Hồ Thị Kim Thoa Ngày ban hành: 17/11/2015 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật Áp dụng: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: Hành chính TÓM TẮT VĂN BẢN Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau! tải Chỉ thị 17/CT-BCT Chỉ thị 17/CT-BCT ZIP (Bản Word) LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam. Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết BỘ CÔNG THƯƠNG -------- Số: 17/CT-BCT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Hà Nội, ngày 17 tháng 11 năm 2015 CHỈ THỊ VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG Trong thời gian qua công tác cải cách hành chính (CCHC) luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo góp phần xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển đất nước; tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, minh bạch nhằm giảm thiểu chi phí về thời gian và kinh phí của các doanh nghiệp trong việc tuân thủ thủ tục hành chính (TTHC); xây dựng cơ quan hành chính hiện đại, hiệu lực, hiệu quả; bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước. Dưới sự chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, công tác CCHC của Bộ Công Thương đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần phải khắc phục để công tác CCHC đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn hiện nay và sắp tới. Để đẩy mạnh hơn nữa công tác CCHC trong thời gian tới, cải thiện vị trí xếp hạng Chỉ số CCHC của Bộ Công Thương trong năm 2016; nâng cao ý thức vai trò, trách nhiệm của cán bộ, công chức trong nhận thức và hành động về CCHC, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương; tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, minh bạch nhằm giảm thiểu chi phí về thời gian và kinh phí của các doanh nghiệp trong việc tuân thủ TTHC, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu: 1. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ phải trực tiếp chỉ đạo việc tổ chức thực hiện công tác CCHC của đơn vị mình. Nghiêm túc triển khai thực hiện nhiệm vụ trong từng vị trí, lĩnh vực công tác; chịu trách nhiệm về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao trong lĩnh vực đơn vị mình quản lý, phụ trách. 2. Mỗi cán bộ, công chức phải đề cao trách nhiệm cá nhân, thể hiện tinh thần chủ động, tích cực trên từng cương vị, trách nhiệm công tác để góp phần đẩy mạnh CCHC tại Bộ Công Thương. 3. Thủ trưởng các đơn vị tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ sau đây: a) Đảm bảo hoàn thành 100% kế hoạch CCHC năm 2015. Các kế hoạch liên quan đến công tác CCHC của năm sau phải được ban hành đầy đủ trong Quý IV năm trước. Kế hoạch phải chi tiết, cụ thể và có tính khả thi. b) Đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) hàng năm theo kế hoạch. c) Kiểm soát chặt chẽ các TTHC, đảm bảo chỉ ban hành những TTHC thực sự cần thiết; rà soát đơn giản hóa TTHC hàng năm và bãi bỏ các TTHC không cần thiết. Hạn chế tối đa việc phát sinh số lượng TTHC. Kịp thời trả lời, giải quyết dứt điểm các phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp về TTHC. Cập nhật, công bố TTHC lên Cơ sở dữ liệu quốc gia (http://csdl.thutuchanhchinh.vn) đúng thời hạn quy định. d) Phối hợp chặt chẽ với Thanh tra Bộ đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch, đảm bảo hoàn thành 100% kế hoạch đặt ra; các vấn đề phát hiện qua thanh tra, kiểm tra phải được xử lý hoặc có kiến nghị xử lý. e) Triển khai thực hiện tốt cơ chế khoán biên chế và kinh phí hành chính; cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại các đơn vị sự nghiệp công lập và cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại các tổ chức khoa học và công nghệ công lập. Bố trí đầy đủ kinh phí cho công tác CCHC. g) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước tại các đơn vị. Tăng cường ứng dụng các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4. h) Gắn thi đua – khen thưởng với công tác CCHC. Kịp thời động viên, khen thưởng những tập thể, cá nhân làm tốt công tác CCHC. 4. Giao Vụ Tổ chức cán bộ Đôn đốc các đơn vị khẩn trương hoàn thành các nhiệm vụ đã đăng ký trong Quyết định số 12000/QĐ-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch CCHC năm 2015. Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan, quán triệt những nội dung trong Quyết định số 5733/QĐ-BCT ngày 13 tháng 8 năm 2013 ban hành kế hoạch đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức của Bộ Công Thương giai đoạn 2013 – 2015; trọng tâm là công tác tuyển dụng công chức, viên chức; đánh giá rà soát cơ cấu tổ chức tại các đơn vị thuộc Bộ để đề xuất sắp xếp lại cơ cấu tổ chức các đơn vị thuộc Bộ theo hướng tinh giản, gọn nhẹ. Tăng cường công tác kiểm tra tại các đơn vị trực thuộc Bộ, kịp thời báo cáo Lãnh đạo Bộ những tồn tại, vướng mắc và đề xuất phương hướng giải quyết. 5. Giao Vụ Pháp chế Đôn đốc các đơn vị liên quan đẩy mạnh triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động kiểm soát TTHC năm 2015 ban hành kèm theo Quyết định số 11970/QĐ- BCT ngày 29 tháng 12 năm 2014. Công khai, minh bạch TTHC theo quy định; tiếp nhận và kịp thời giải đáp những vướng mắc, xử lý phản ánh, kiến nghị về TTHC. Tập trung nghiên cứu, lựa chọn và đề xuất nhóm TTHC có tác động lớn đến người dân, doanh nghiệp để tiếp tục đẩy mạnh đơn giản hóa. Phối hợp với các báo, đài trong và ngoài ngành tăng cường công tác truyền thông những kết quả đạt được trong công tác cải cách TTHC. Ban hành các kế hoạch liên quan đến công tác CCHC của năm sau trong Quý IV năm trước. Kịp thời công bố danh mục VBQPPL hết hiệu lực theo quy định. Tăng cường kiểm tra công tác kiểm soát TTHC tại các đơn vị thuộc Bộ, báo cáo Lãnh đạo Bộ kết quả kiểm tra và đề xuất phương hướng, giải pháp để đẩy mạnh cải cách TTHC trong thời gian tới. Nghiên cứu, đề xuất những sáng kiến trong hoạt động kiểm soát TTHC của Bộ. 6. Giao Vụ Tài chính Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện lập dự toán đầy đủ nguồn ngân sách đảm bảo phân bổ đúng, đủ, kịp thời ngân sách cho hoạt động của các đơn vị. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc phân bổ, sử dụng ngân sách nhà nước đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm; báo cáo Lãnh đạo Bộ những khó khăn, vướng mắc, tồn tại và đề xuất phương hướng xử lý. Nghiên cứu đề xuất giải pháp đổi mới cơ chế sử dụng kinh phí nhà nước theo hướng cấp ngân sách dựa trên kết quả và chất lượng hoạt động, hướng vào kiểm soát đầu ra, chất lượng chi tiêu theo mục tiêu, nhiệm vụ được giao. 7. Giao Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin Đảm bảo đến cuối năm 2015 có ít nhất 13 dịch vụ công cung cấp trực tuyến ở mức độ 3 và 8 dịch vụ công cung cấp trực tuyến ở mức độ 4, có 100% dịch vụ công cung cấp trực tuyến mức độ 1 và 2 trở lên được công nhận trong Báo cáo đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin do Bộ Thông tin truyền thông công bố. Chú trọng đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các giao dịch điện tử của Bộ Công Thương. Đẩy mạnh công tác bảo mật hệ thống, tổ chức đảm bảo an toàn thông tin và đề xuất đào tạo, bổ sung nguồn nhân lực cho ứng dụng công nghệ thông tin. 8. Giao Thanh tra Bộ Tăng cường đôn đốc, giám sát các đơn vị hoàn thành kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo đúng tiến độ. Báo cáo Lãnh đạo Bộ những đơn vị chậm tiến độ hoặc không triển khai thực hiện theo kế hoạch. 9. Giao Văn phòng Bộ Phối hợp với Vụ Khoa học Công nghệ đẩy mạnh công tác đánh giá nội bộ hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO tại các đơn vị thuộc Bộ. Thực hiện nghiêm chỉnh việc niêm yết TTHC tại Bộ phận một cửa; quán triệt đến từng công chức phụ trách công tác một cửa trong quá trình giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp phải nhanh chóng, chính xác, tuyệt đối không sách nhiễu, gây phiền hà. 10. Giao Vụ Thi đua – Khen thưởng Chủ trì xây dựng tiêu chí để kịp thời động viên, khen thưởng những đơn vị, cá nhân làm tốt công tác CCHC. Đưa tiêu chí hoàn thành kế hoạch CCHC vào nội dung bình xét thi đua khen thưởng hàng năm của các đơn vị thuộc Bộ. 11. Các đơn vị khác Phối hợp chặt chẽ với Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Pháp chế, Vụ Tài chính, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, Vụ Khoa học và Công nghệ, Văn phòng Bộ và các đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác CCHC của Bộ Công Thương. Nghiên cứu, đề xuất các sáng kiến đẩy mạnh công tác CCHC tại Bộ Công Thương trong thời gian tới. Thủ trưởng các đơn vị theo chức năng khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị này; định kỳ hàng Quý, các đơn vị thuộc Bộ báo cáo tình hình triển khai thực hiện về Vụ Tổ chức cán bộ kèm theo báo cáo công tác CCHC Quý để Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ. Vụ Tổ chức cán bộ chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc tình hình thực hiện Chỉ thị, định kỳ hàng Quý tổng hợp báo cáo kịp thời Lãnh đạo Bộ./.
1695233506429.78.parquet/71154
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506429.78.parquet", "ppl": 153.6, "token_count": 16908, "url": "https://luatvietnam.vn/hanh-chinh/chi-thi-17-ct-bct-bo-cong-thuong-100393-d1.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Số hiệu: 1971/1999/QĐ-BKHCNMT Ngày đăng công báo: Đang cập nhật Loại văn bản: Quyết định Người ký: Chu Tuấn Nhạ Ngày ban hành: 10/11/1999 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật Áp dụng: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường TÓM TẮT VĂN BẢN Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau! tải Quyết định 1971/1999/QĐ-BKHCNMT Quyết định 1971/1999/QĐ-BKHCNMT ZIP (Bản Word) LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam. Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG SỐ 1971/1999/QĐ-BKHCNMT NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 1999 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ TIÊU HUỶ HOẶC TÁI SỬ DỤNG XYANUA BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG Căn cứ Luật bảo vệ Môi trường ngày 27 tháng 12 năm 1993; Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 20 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ khoa học, Công nghệ và Môi trường; Căn cứ Chỉ thị số 29/1998/CT-TTg ngày 25 tháng 8 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và các chất hữu cơ gây ô nhiễm khó phân huỷ; Theo kết luận tại biên bản ngày 17 tháng 12 năm 1998 của Hội đồng khoa học (thành lập theo Quyết định số 2312/QĐ-BKHCNMT của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ngày 1 tháng 12 năm 1998) nghiệm thu đề tài "Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ xử lý một số chất độc tồn đọng gây ô nhiễm môi trường"; Để thực hiện việc thu gom, tiêu huỷ các loại hoá chất độc còn tồn đọng nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường; Xét đề nghị của ông Cục trưởng Cục Môi trường, QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình công nghệ tiêu huỷ hoặc tái sử dụng Xyanua. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Điều 3. Cục trưởng Cục Môi trường có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quy trình ban hành kèm theo Quyết định này. Điều 4. Cục trưởng Cục Môi trường, Giám đốc các Sở khoa học, Công nghệ và Môi trường và các tổ chức cá nhân thực hiện việc thu gom, tiêu huỷ các hoá chất độc xyanua chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Trong qua trình thực hiện quy trình công nghệ này, nếu phát sinh những khó khăn, vướng mắc, các tổ chức, cá nhân kịp thời phản ảnh về Bộ khoa học, Công nghệ và Môi trường để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho thích hợp. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ TIÊU HUỶ HOẶC TÁI SỬ DỤNG XYANUA (Ban hành kèm theo Quyết định số 1971/1999/QĐ-BKHCNMT ngày 10 tháng 11 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường) MỞ ĐẦU: Axit xyanhydric và các muối xyanua tan của nó là chất độc rất mạnh, chỉ cần lượng chừng 50 mg là có thể giết chết một người. Tuy nhiên các muối kim loại của Axit xyanhydric lại có vai trò rất lớn trong nhiều ngành công nghiệp: - Công nghiệp mạ vàng, bạc, đồng hoặc các kim loại khác. - Công nghiệp khai thác vàng-lấy vàng bằng phương pháp xyanua hoá. - Công nghiệp sản xuất các pigmen mầu dùng cho ngành công nghiệp sơn, bột vẽ, dệt nhuộm cần các muối xyanua làm nguyên liệu. - Công nghiệp sản xuất thuốc trừ sâu: xyanit canxi để diệt rệp và côn trùng trong nhà ở. Trong y dược, axit xyanhydric được dùng ở dạng muối như Hg(CN)2 hay ở thể kết hợp như nước anh đào với tỷ lệ 1% HCN. Xyanua là một chất loại cực độc nhưng nó lại được sử dụng phổ biến trong sản xuất, vì vậy nếu không có những quy chế chặt chẽ và có tính khả thi trong các khâu nhập khẩu, lưu thông phân phối, bảo quản, sử dụng và kiểm soát ô nhiễm, xyanua có thể gây tác hại lớn cho môi trường và sức khoẻ con người. Hàng năm, ở nước ta đã xảy ra rất nhiều vụ ngộ độc xyanua như: sử dụng xyanua đầu độc nhau, do làm việc ở nơi có nồng độ HCN, (CN)2 cao mà không có phương tiện bảo hộ hoặc do không thận trọng. Mặt khác, những vùng khai thác, đào đãi vàng bừa bãi trái phép, các cơ sở mạ thủ công là những nơi thải chất độc xyanua vào đất, nước gây ô nhiễm môi trường, huỷ diệt các loài sinh vật. Do đó việc xây dựng và ban hành một quy trình công nghệ xử lý tiêu huỷ hoặc tái sử dụng xyanua là một việc làm cấp bách đáp ứng yêu cầu thực tế. Quy trình bao gồm các nội dung sau: - Tính chất lý, hoá học và độc tính của axit xyanhydric và xyanua. - Các phương pháp kiểm nghiệm axit xyanhydric và xyanua. - Nguồn gốc sự tồn đọng xyanua gây ô nhiễm môi trường trong khai thác vàng. - Các phương pháp tiêu huỷ xyanua - Quy trình công nghệ tiêu huỷ hoặc tái sinh xyanua để sử dụng lại. I. TÍNH CHẤT LÝ, HOÁ HỌC VÀ ĐỘC TÍNH CỦA AXIT XYANHYDRIC VÀ XYANUA 1. Tính chất lý học - Axit xyanhydric (hay nitrifocmic) có công thức hoá học HCN, trọng lượng phân tử 27. Ở thể khan là chất lỏng rất linh động, tỷ trọng d=0,696. Nhiệt độ sôi ở 200C, đông đặc ở -140C, có mùi hạnh nhân, vị rất đắng, hoà tan rất dễ trong nước và rượu, là một chất axit yếu có pK~9,4. Hơi của HCN có tỷ trọng d=0,968. - Các muối xyanua kiềm như NaCN, KCN là các muối tinh thể trắng, dễ bị phân huỷ trong không khí bởi hơi nước, Co2, SO2..., tan rất tốt trong nước, ít tan trong rượu, tan trong dung dịch nước rượu. Dung dịch nước của các muối này có tính kiềm mạnh. - Muối xyanua của các kim loại kiềm thổ tan nhiều trong nước, xyanua của các kim loại khác tan ít hơn. - Muối xyanua thuỷ ngân Hg(CN)2 tan trong nước nhưng là chất điện ly yếu. - Xyanua ở trạng thái tự do CN rất độc (gọi chung là nhân ngôn) nhưng khi nó liên kết bền trong phức, thí dụ phức Fe[Fe(CN)6] thì lại không độc. Vì sự phân ly của phức quá nhỏ nên trong dung dịch nồng độ CN không đủ để gây độc. - Đixyan (CN)2 là chất khí độc không màu, mùi hạnh nhân, tan tốt trong H2O và rượu, (CN)2 hình thành do nhiệt phân một số muối xyanua như Hg(CN)2 hay oxy hoá CuCN bằng FeCl3. (CN)2 kém bền, do bị thuỷ phân. 2. Tính chất hoá học - Axit xyanhydric và các xyanua bị oxy hoá bởi oxy trong không khí chuyển thành xianat: 2CN - + O2 2CNO- - Ở dung dịch loãng 1:5000 trong 5 tháng HCN bị phân huỷ hết HCN + 2H2O HCOONH4 (ammonium foocmic) 2HCN + 2H2S + O2 2HCNS + 2H2O (axit sunfoxyanhydric) - Các muối xyanua kim loại kiềm bị dioxyt cacbon trong không khí phân huỷ tạo thành HCN. 2NaCN + CO2 + H2O 2HCN + Na2CO3 Vì vậy phải bảo quản muối kim loại xyanua trong thùng kín, để ở chỗ mát. - Các muối xyanua tan trong nước dễ tạo với các xyanua không tan thành các ion phức. - Axit nitric tác dụng với các chất hữu cơ như axit malic, xitric, ancaloit, tanin cũng tạo nên HCN. Qua đó cắt nghĩa việc tạo nên các glucosit xyanhydric ở một số thực vật. - Các aldehyt, đường cũng phá huỷ được HCN C6H12O6 + HCN C7H13O6N - Trong một số các cây cối, thực vật có chứa các dẫn xuất hữu cơ của Axit xyanhydric, ví dụ: hạnh nhân đắng, nhân quả mận, lá trúc anh đào, rễ sắn, măng tre nứa, nấm, các hạt lá và cành loại đậu phaseolus lunatus. Dầu hạnh nhân đắng có chứa amogdalis C20H27NO11 do tác dụng của men emulsin hay synaptase sẽ bị thuỷ phân và giải phóng HCN: C20H27NO11 + 2H2O C7H6O + 2C6H12O6 + HCN Trong dầu hạnh nhân đắng cứ 1,5g dầu thì có 0,24g HCN. Lượng HCN chứa trong năm, sáu hạt hạnh nhân đủ giết chết một em bé. Trong hạt đậu có chất phaseolumatin C10H17NO6 do tác dụng của men phaseosaponin sẽ thuỷ phân và giải phóng HCN: C10H17NO6 + H2O C6H12O6 + CH3 - CO - CH3 + HCN 3. Độc tính của axit xyanhydric và các xyanua tan 3.1. Độc tính - Axit xyanhydric tác dụng lên quá trình hô hấp tế bào bằng cách làm tê liệt các men sắt của xyto erom oxydaza hoặc men đỏ vacbua (Warburg). Do thiếu oxy nên máu trong tĩnh mạch có mầu đỏ thẫm và có những triệu trứng ngạt. - Axit xyanhydric gây độc nhanh qua đường hô hấp, với liều lượng 0,3mg/1kg trọng lượng cơ thể đã có thể gây chết ngay. Nồng độ từ 0,12 - 0,15mg/l gây chết từ 30 phút đến 1 giờ. Qua đường tiêu hoá: liều lượng gây tử vong là 1mg/1 kg trọng lượng cơ thể đối với các muối như KCN, NaCN. - Axit xyanhydric có thể thâm nhập vào cơ thể rồi gây ngộ độc bằng cách thấm qua các vết thương ngoài da. Nồng độ cho phép tiếp xúc nhiều lần trong không khí là 10ml/m3 hoặc 11mg/m3 không khí ở 200. 3.2. Triệu trứng lâm sàng - Ngộ độc cấp: Xảy ra khi hít phải hay uống phải liều cao HCN. Ngộ độc xảy ra rất nhanh chóng, các trung tâm hành tuỷ bị tê liệt, người bị nạn bất tỉnh, co giật và các cơ bị cứng. Sự hô hấp bị ngắt quãng và dừng lại, tim đập rất nhanh và không đều, nạn nhân chết sau 1 - 2 phút. - Ngộ độc bán cấp: Các hiện tượng thường gặp là chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, các niêm mạc hô hấp bị kích thích. Nạn nhân sợ hãi, lo lắng nhưng vẫn còn sáng suốt, sau đó xuất hiện rối loạn thần kinh, co giật, dãn đồng tử, cứng hàm, hiện tượng ngạt bắt đầu, nạn nhân chết sau 20 phút. Nếu cấp cứu kịp thời, nạn nhân không chết nhưng tổn thương tim, tê liệt bộ phận. - Ngộ độc thường diễn: Xảy ra đối với những người làm việc thường xuyên ở nơi có khí HCN bốc lên. Các hiện tượng rõ rệt là đau đầu, chóng mặt, nôn và mệt nhọc. 3.3. Cách cấp cứu, điều trị - Nếu bị ngộ độc bằng đường hô hấp: đưa bệnh nhân ra khỏi vùng nhiễm độc, người làm cấp cứu phải đeo mặt nạ đề phòng. Tiến hành ngay hô hấp nhân tạo, cho thở ô xy hoặc cacbongen để loại nhanh chất độc qua đường phổi. Tiêm các thuốc trợ tim như Caphein campho, niketamit. Nếu đã truỵ tim, tiêm thẳng vào tim ubain. Đồng thời với việc làm các cấp cứu, vãn hơi, hô hấp tế bào cần tiến hành: + Tiêm tĩnh mạch glutation liều 0,01 + Tiêm các chất tạo nên methemoglobin. Cũng có thể điều trị bằng các chất tạo nên methemoglobin khác: + Tiêm tĩnh mạch 5-10ml dung dịch 2-3% natrinitrit sau đó tiêm tiếp vài lần nữa (liều không quá 1-1,5g) + Tiêm tĩnh mạch 50ml dung dịch xanh metylen. Ngoài ra có thể dùng các thuốc chuyển HCN thành chất không độc như tiêm natri tiosunphat (20ml dung dịch 25% vào tĩnh mạch) có thể tới 200ml. - Nếu ngộ độc qua đường tiêu hoá thì dùng với apomocphin để gây nôn. Rửa dạ dày với dung dịch 2% KMnO4, hoặc với pehyrol và cấp cứu như đã nêu trên. II. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN VÀ XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG XYANUA Ô NHIỄM 1. Phương pháp định tính Để phát hiện xyanua ta dùng các phản ứng sau - Tạo thành màu xanh beclin Fe2+ + 6CN - [Fe (CN)6]4- 4Fe3+ + 2 [Fe(CN)6]4- Fe4[Fe(CN)6]2 xanh beclin Lấy vào ống nghiệm 1ml dung dịch nghiên cứu có chứa CN - , tiếp thêm vài giọt NaOH, một vài giọt muối sắt 2(FeSO4), đun nóng hỗn hợp, sau đó axit hoá hỗn hợp bằng HCl và thêm một vài giọt dung dịch Fe3+(Fe2(SO4)3.H2SO4). - Phản ứng Chinha hay picrosodic: OH OH O2N NO2 O2N NO2 + 3 HCN NC CN + HCNO NO2 NO2 Lấy một băng giấy lọc, lần lượt nhúng vào dung dịch bão hoà axit picric, xong nhúng vào dung dịch 10% Na2CO3, ép khô bằng giấy lọc và phơi trong tối (giấy có màu vàng). Khi có HCN tác dụng vào, giấy chuyển sang mầu vàng cam rõ rệt của isopurprin. Để tăng độ nhận biết sau khi chuẩn bị giấy thử trên, tiếp tục nhúng một nửa băng giấy vào axit axetic 10% để trung hoà cacbonat (vùng này trở nên có tính axit sẽ không nhạy với HCN). Khi có HCN tác dụng băng giấy có hai màu rõ rệt. Phương pháp này để phát hiện HCN trong không khí, trong kho tàng sau khi phun thuốc chống rệp có còn HCN không. 2. Phương pháp định lượng Để xác định lượng xyanua trong nguồn nước, đất ta dùng phương pháp đơn giản và dễ thực hiện nhất là chuẩn độ thể tích. Để chuẩn độ thể tích xyanua dùng phương pháp chuẩn độ iot hoặc chuẩn độ bạc. 2.1. Phương pháp chuẩn độ iot Phản ứng chuẩn độ CN - + I2 + H2O CNO- + 2I - + 2H+ Khi hết CN - thì I2 + tinh bột màu xanh Trung hoà dung dịch chứa CN - bằng natri hydrocacbonat bão hoà, tốt nhất là dùng thẳng vài gam NaHCO3 bột, chuẩn độ dung dịch bằng dung dịch I2 0,1 N cho tới khi xuất hiện màu xanh của chỉ thị hệ tinh bột với I2. 1ml dung dịch I2 0,1 N tương đương với 0,00135g HCN 2.2. Phương pháp chuẩn độ bạc nitrat Phản ứng chuẩn độ 2CN - + Ag+ [Ag (CN)2] - Điểm cuối chuẩn độ xuất hiện kết tủa do [Ag (CN)2] - + Ag+ 2AgCN Kiềm hoá dung dịch định phân có chứa CN - bằng vài gam NaHCO3 bột, sau đó thêm vài giọt NaCl làm tăng độ chỉ thị và chuẩn độ bằng bạc nitrat cho tới khi xuất hiện kết tủa không tan màu trắng đục. 1 ml dung dịch AgNO3 0,1N tương đương với 0,0054g HCN. III. NGUỒN GỐC SỰ TỒN ĐỌNG XYANUA GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG KHAI THÁC VÀNG Nước ta có trữ lượng vàng (Au) không lớn lại nằm rải rác trên nhiều địa phương. Vì vậy việc khai thác đang được nhiều cấp đảm nhiệm. Nhà nước quản lý các vùng quặng tập trung trữ lượng lớn như vùng Quảng Nam, Đà Nẵng (Bồng Miêu), Lâm Đồng. Cấp tỉnh quản lý khai thác những vùng mỏ nhỏ thuộc địa phương mình: Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng, Nghệ An,... Nhưng do cách quản lý tổ chức khai thác của ta chưa tốt nên nhiều địa phương để xảy ra sự khai thác, xử lý quặng vàng bừa bãi, trái phép gây lãng phí tài nguyên, huỷ hoại môi trường, làm mất cân bằng sinh thái. Ở đây ta đặc biệt lưu ý đến việc đổ bỏ bã thải, dịch thải còn chứa nhiều xyanua ra đất, nước gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Để tìm hiểu nguồn gốc tồn đọng xyanua ta hãy xem xét sơ lược công nghệ khai thác vàng: SƠ ĐỒ 1: SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ TIÊU CHUẨN KHAI QUÁT Hỗn hống tinh quặng Chủng bốc Thuỷ ngân Hg Hỗn hống Au Mẫu quặng Tinh quặng Tinh quặng màng Xái Dịch Theo sơ đồ trên, quặng vàng trước tiên được nghiền đập và phân cấp hạt qua sàng 0,1 mm, sau đưa sang tuyển trọng lực bằng nước để thu những hạt vàng lớn (nếu có). Tinh quặng thu được trong quá trình tuyển nổi nằm trên máng tuyển được thu lại và chuyển vào hỗn hống với Hg. Quặng tươi ở dạng bột ướt sau khi tuyển trọng lực được đưa vào bể hoà tách xyanua trong kiềm vôi có thiết bị cấp oxy cưỡng bức và thêm các phụ gia cần thiết. Sau thời gian hoà tan thích hợp, dung dịch chứa các phức xyanua Au, Ag được chuyển sang cột hoàn nguyên kim loại vàng, bạc. Hỗn hợp thu được đem phân kim để thu vàng tinh khiết và bạc tinh khiết. Theo sơ đồ tách vàng bằng xyanua trên, ta thấy nếu thực hiện nghiêm chỉnh theo chu trình kín, có xử lý xyanua sau khi thu hồi vàng thì không gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, thực tế tại các bãi đào vàng những người làm vàng tự do lại không thực hiện khâu xử lý xyanua dư thừa sau khi tách vàng ở trong bùn và nước lọc. Do thiếu ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường, do sợ tổn phí thêm khâu xử lý hoặc do thiếu hiểu biết khoa học nên sau khi thu hồi được vàng, người ta đổ bừa chất thải ra môi trường. Thực tế tại các bãi đào vàng người ta hoà tách bằng xyanua để lấy vàng rất cẩu thả. Vì vậy, lượng xyanua thải ra môi trường rất lớn. IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP TIÊU HUỶ CHẤT ĐỘC XYANUA Xyanua rất dễ bị phân huỷ thành những chất không độc bởi các tác nhân hoá học. Vì vậy, biện pháp xử lý hoá học chất độc xyanua là đơn giản, rẻ tiền và dễ thực hiện nhất. Tuy nhiên, tuỳ từng trường hợp cụ thể người ta vận dụng các phương pháp xử lý khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp xử lý: 1. Phương pháp oxy hoá: Xyanua dễ bị oxy hoá bởi các tác nhân oxy hoá thông thường như clo, hydropeoxyt, focmandehyt, permanganat, axit peoximonosunfuric (H2SO5), persunfat v.v... 1.1. Oxy hoá bằng khí clo, nước giaven hay clorua vôi. Tác nhân oxy hoá ở đây chính là hypocloril OCl -: NaCN + NaOCl NaOCN + NaCl 2NaCN + Ca(OCl)2 2NaOCN + CaCl2 2NaCN + Cl2 + 2NaOH 2NaOCN + 2NaCl + H2O Natri xianat (NaOCN) ít độc hơn nhiều và dễ phân huỷ tạo nên sản phẩm không độc.Thực hiện quy trình tiêu huỷ ở pH = 11-12. Ở pH = 5 - 8 xianat có thể bị oxy hoá tiếp: 2NaOCN + 3NaOCl + H2O 2NaHCO3 + N2 + 3NaCl 2NaOCN + 3Cl2 + 6NaOH 2NaHCO3 + N2 + 6NaCl + 2H2O Nhưng nếu 8 < pH < 10 sẽ xảy ra phản ứng phụ bất lợi: NaCN + NaOCl + H2O CNCl + 2NaOH (xyanua clorua dễ bay hơi và rất độc) và CNCl + 2NaOH + H2O NaOCN + NaCl + 2H2O Bởi vậy quá trình tiêu huỷ phải khống chế pH = 11,5 để không xảy ra phản ứng phụ sinh ra CNCl. Sau khi phân huỷ hết (CN - CNO-) có thể hạ thấp pH xuống 5-8 để phân huỷ triệt để CN- thành những sản phẩm không độc. Các tác nhân oxy hoá này phá huỷ CN - rất mạnh và triệt để nhưng kỹ thuật thực hiện tương đối ngặt nghèo. 1.2. Oxy hoá bằng ClO2 Clodioxyt được chế tạo tại chỗ bằng tác dụng của mối NaClO2 với Cl2 hay axit clohydric: 2NaClO2 + Cl2 2ClO2 + 2NaCl 5NaClO2 + 4HCl 4ClO2 + 5NaCl + 2H2O Oxyt clo oxy hoá được CN - tự do cũng như CN - trong phức xiano, ví dụ: [Zn (CN)4]2- , [Cd(CN)4 ]2- Việc oxy hoá phức chất xyano của Co và Ni khó hơn, phải dùng nhiều ClO2: 8-10kg ClO2 cho 1 kg CN -. Trong khi thực hiện oxy hoá CN - đơn cần ít hơn 1,2 kg ClO2/1kg CN - Nói chung việc oxy hoá CN - bằng tác nhân ClO phân tử hoặc dioxytclo phải thực hiện kỹ nghiêm ngặt để không gây độc hại cho những người thao tác thực hiện quy trình. 1.3. Oxy hoá bằng ozon Tác nhân này ít độc hại hơn clo, thực hiện đơn giản hơn và oxy hoá CN - triệt để thành chất không độc. CN - + O3 OCN - + O2 6OCN - + 8O3 6CO2 + 3N2 + 902 Tỷ lệ dùng: 4,6kg O3 cho 1kg CN - 1.4. Oxy hoá bằng hydroperoxyt (H2O2) Hydroperoxyt cũng là chất oxy hoá mãnh liệt CN - thành chất không độc phản ứng cần có xúc tác. Cu 2+ CN - + H2 O2 OCN - + H2O Xúc tác OCN - + 2H2 O2 CO2 + NH3 + OH - Tỷ lệ dùng 3,3 lít H2O2 35%/1kg CN - Việc dùng H2O2 hay O3 có thể oxy hoá được phức xyano của sắt rất bền và xyanua hữu cơ. 1.5. Oxy hoá bằng hydroperoxyt và natrihypoclorit H2O2 + NaOCl 2CN - + H2O2 + OCl - 2OCN - + Cl - + H2O Ở đây không đòi hỏi pH cao như khi dùng một mình muối hypoclorit, không phải thực hiện chế độ pH nghiêm ngặt để đề phòng sinh ra khí độc. Vì không cần thêm nhiều NaOH để điều chỉnh pH nên tiết kiệm được ~ 30% chi phí. 1.6. Oxy hoá bằng H2O2 + HCHO (focmandehyt) * Riêng H2O2: CN - + H2Oư2 OCN - + H2O * Riêng HCHO: CN - +H-C =O + H2O HO-CH2- C º N + OH- H (glucolonitril) [Zn(CN)4]2- + 4HCHO + 4H2O 4HO-CH2-C º N + 4OH- + Zn2+ * Hỗn hợp H2O2 + HCHO: OH- HO-CH2-C º N + H2O HO - CH2 - C - NH2 xúc tác O Dưới tác dụng của vi khuẩn, sản phẩm này phân huỷ thành muối glucolat HO-CH2 - COO- không độc hại. 1.7. Oxy hoá bằng KMnO4 xúc tác Cu2+ 3CN - + 2MnO4- + H2O 2MnO2 + 3OCN - + 20H- Tỷ lệ dùng cần 4,05 kg KMnO4/1kg CN -. Như vậy dùng tác nhân oxy hoá này khá đắt và để lại những sản phẩm chưa an toàn cho môi trường. 1.8. Oxy hoá bằng oxy không khí và than hoạt tính khi có CuSO4 xúc tác than hoạt tính 2CN - + O2 2OCN - Cu2+ OCN - H2O HCO3- + NH3 HCO3- + OH - CO3 2- + H2O 2Cu2+ + 2OH- + CO3 CuCO3. Cu(OH)2 Việc xuất hiện kết tủa cacbonnat bazơ cho thấy xianat bị thuỷ phân; có thể thêm Cu2+ để bổ sung chất xúc tác. 2. Phương pháp điện phân 2.1. Điện phân dung dịch chứa CN - Trong môi trường kiềm (bazơ) ở dương cực CN - được oxy hoá thành xianat: CN - + OH- OCN - + H2O+2e [Zn(CN)4]2- + 8OH - Zn2+ + 4OCN- + 4H2O + 8e Xianat được tạo thành bị phân huỷ oxy hoá: 2OCN - + 6OH- 2HCO3- + N2 + 3H2O + 8e Nếu dung dịch có nồng độ CN - quá thấp nên dùng H2SO5 hay H2S2O8 để oxy hoá. 2.2. Điện phân dung dịch chứa CN - có thêm NaCl (3-5%) Thực chất đây là trường hợp oxy hoá CN - bằng NaOCl vì trong dung dịch khi điện phân thì NaCl NaOCl, và: CN ‑ + OCl- OCN - + Cl - H2O + 2OCN - + 3ClO- 2CO2 + N2 + 3Cl - + 2OH- 3. Phương pháp tạo phức kết tủa Đây là phương pháp cổ điển nhưng có ưu điểm là chi phí thấp và dễ thực hiện. Tác nhân tạo phức kết tủa là muối sunphat sắt hai hoặc hỗn hợp sắt hai và sắt ba. Các phản ứng diễn tả như sau: Trong môi trường kiềm (bazơ) FeSO4 tác dụng với CN - Fe2+ + 2CN - Fe (CN)2 Fe (CN)2 + 4CN - [Fe(CN)6]4- [Fe(CN)ư6]4- + 2Fe2+ Fe2 [Fe(CN)6] Phản ứng tổng cộng: 3Fe2+ + 6CN - Fe2 [Fe(CN)6] Tỷ lệ dùng: 5,35 kg FeSO4 cho 1 kg CN - Thực tế trong dung tích có lẫn Fe3+ nên kết tủa có mầu xanh prusse hoặc khi dùng thêm muối Fe (SO4)3.H2SO4 ta thu được kết tủa xanh prusse. [Fe(CN)6]4 - + Fe3+ Fe[Fe(CN)6]-M+ V. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ TIÊU HUỶ VÀ TÁI SỬ DỤNG XYANUA Trong công nghệ tách vàng bằng phương pháp hoà tách xyanua, chất thải tồn tại dưới hại dạng chất lỏng và chất rắn (bã). 1. Chất thải lỏng Sau khi hoàn nguyên vàng, bạc, nước thải có chứa CN - tự do dư thừa và xyanua tồn tại trong các phức kim loại Zn(CN)42-, Cu(CN)42-.... Thực tế lượng CN - tự do còn rất nhiều vì quá trình hoà tách Au, Ag chỉ tiêu tốn khoảng 30% lượng CN - ban đầu đưa vào hoà tách. Vậy trong dung dịch thải lỏng còn tới 70% xyanua, nếu thải ra môi trường thì rất nguy hiểm. Có hai cách xử lý: tiêu huỷ hoặc tái sinh. 1.1. Tiêu huỷ CN - tồn đọng trong nước: Nước dịch thải của bể hoà tách vàng, bạc ở các vùng khai thác vàng. Nước dịch thải của các bể mạ kim loại bạc, vàng, đồng, kẽm. Các bước tiến hành: - Xác định tổng lượng CN - có trong thể tích nước cần xử lý: Dùng phương pháp chuẩn độ với nitrat bạc. Thực tế khi xử lý tại hiện trường người ta ít có điều kiện chuẩn độ nghiêm chỉnh. Để đơn giản chỉ cần mốt số dụng cụ sau: Một chiếc cốc thuỷ tinh dung tích 100ml có khắc dấu ấn định thể tích 20ml ở thành cốc. Một lọ đựng dung dịch nitrat bạc 0.1 M. Một công tơ hút. Lấy vào cốc 20ml dung dịch có chứa CN -, dùng công tơ hút lấy nitrat bạc và bơm nhỏ từng giọt vào cốc lắc đều cốc. Nhỏ giọt đến khi thấy xuất hiện kết tủa trong cốc, lắc không tan. Đếm tổng số giọt dung dịch AgNO3 đã tiêu tốn. Giả sử là n giọt thì lượng dung dịch AgNO3 tiêu tốn là 0,2 n ml (một giọt công tơ hút gần bằng 0,2 ml). - Tổng lượng CN - có trong khối nước cần xử lý tính theo công thức: PCN = 0.052 V.n (gram) Ở đây: V là thể tích khối nước cần xử lý tính bằng lít n số giọt AgNO3 0.1 M tiêu tốn cho phép chuẩn độ. Chú ý: Thể tích dung dịch lấy để chuẩn độ luôn là 20ml Ví dụ: n = 45 giọt, V = 100lit PCN = 0,052.100.45 = 234 g CN - - Tính lượng FeSO4.5H2O và Fe2 (SO4)3. H2SO4 theo công thức: PFeSO4 = PFe2(SO4)3 = 5,35.PCN = 0,28.V.n - Thao tác tiêu độc: Đổ lượng PFeSO4 xuống hố CN - khuấy đều dung dịch trong thời gian 15 phút. Đổ tiếp lượng PFe2(SO4)3 xuống dung dịch, khuấy kỹ 15 phút. Một khối tủa xanh xuất hiện là Fe[Fe(CN)6]M không độc, có thể thải được ra môi trường. SƠ ĐỒ TIÊU HUỶ NHƯ SAU: Khối dịch thải có chứa CN - V (lit) Chuẩn độ AgNO3 xác định CN - , n giọt 20 ml Khuấy 30 phút 1.2. Tái chế xyanua 1.2.1. Nguyên lý tái chế CN - + H+ HCN MCN + H+ HCN + M+ HCN + NaOH NaCN + H2O Khi đưa một axit mạnh vào dịch thải có chứa CN - tự do vào trong các phức kim loại thì axit xyanhydric được giải phóng. Khí HCN được hấp thụ bởi dung dịch kiềm NaOH chuyển thành dung dịch muối natrixyanua, dung dịch này chỉ cần bổ sung thêm một lượng nhỏ NaCN nữa là được dung dịch để lại tiếp tục đưa vào bể hoà tách Au, Ag. 1.2.2. Kỹ thuật tái chế Sự tái chế được thực hiện trong một hệ thống kín bằng nhựa PVC gồm hai tháp: tháp giải phóng HCN và tháp thụ HCN. (Sơ đồ 6) Những phần chưa kịp phản ứng ở buồng phản ứng tiếp tục tác dụng với nhau ở tháp 1. Để đuổi hết HCN ở tháp 1 sang tháp 2 ta dùng thêm máy khuấy hoặc nâng nhiệt độ tháp 1 lên 600C. HCN chuyển sang tháp 2 theo đường từ dưới tháp đồng thời dung dịch NaOH được tưới từ trên xuống. Để phản ứng xảy ra hoàn toàn (khử hết HCN) ta dùng bơm hồi lưu và trong tháp 2, bố trí các vách ngăn để tăng tiếp xúc HCN và NaOH. Sau khi hấp thụ hết HCN dung dịch NaCN được tháo ra, dịch này được bổ sung thêm lượng nhỏ NaCN mới để đạt được nồng độ NaCN 1% và lại chuyển vào bể hoà tan xái. Sơ đồ 6 Tháp 1 sau khi phản ứng chất thải tháo ra ở đáy tháp gồm: các muối Na2SO4, FeSO4, ZnSO4, CuSO4... và còn lại nồng độ CN -< 10-8 m/l. Hệ thống tái sinh NaCN đã qua ứng dụng thực tế tại các bãi đào đãi vàng đảm bảo tận thu tốt NaCn và đặc biệt không gây ô nhiễm môi trường bởi xyanua. Khả năng gia công chế tạo đáp ứng đầy đủ nhu cầu thực tế, phương tiện gọn nhẹ đảm bảo thuận tiện thao tác, lắp đặt bất kỳ hiện trường đào đãi vàng nào. Hiệu quả kinh tế rõ rệt, giá thành một hệ thống rất thấp có thể chịu đựng cho tất cả các chủ làm vàng tự do, hơn nữa lại thu hồi được xyanua tính ra lượng NaCn thu nạp lại sau 10 mẻ đủ chi phí cho vốn ban đầu mua hệ thống xử lý.
1695233506429.78.parquet/79217
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506429.78.parquet", "ppl": 389.6, "token_count": 29452, "url": "https://luatvietnam.vn/tai-nguyen/quyet-dinh-1971-1999-qd-bkhcnmt-bo-khoa-hoc-cong-nghe-va-moi-truong-10077-d1.html" }
Thử việc là khoảng thời gian để người lao động và người sử dụng lao động quyết định có nên ký hợp đồng lao động chính thức hay không. Và sắp tới, thời gian làm thử của không ít công việc sẽ dài hơn rất nhiều. Quy định mới về thời gian thử việc Theo Điều 25 Bộ luật Lao động năm 2019, thời gian thử việc do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận căn cứ vào tính chất và độ phức tạp của công việc. Tuy nhiên, cần lưu ý, chỉ được thử việc 01 lần đối với 01 công việc và bảo đảm: - Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp. - Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên. - Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ. - Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác. Với điều luật này có thể thấy, Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 đã bổ sung quy định về thời gian thử việc đối với người giữ vị trí quản lý doanh nghiệp (Bộ luật lao động 2012 không quy định vấn đề này). Điều đáng nói, thời gian thử việc của công việc này lên tới 06 tháng, dài hơn rất nhiều so với các công việc khác. Do đó, các doanh nghiệp cũng như người lao động cần chú ý khi Bộ luật chính thức được áp dụng. Quy định mới về thời gian thử việc từ 2021 (Ảnh minh họa) Doanh nghiệp phải thông báo kết quả thử việc Để đảm bảo tính khách quan, công bằng cũng như bảo vệ quyền lợi người lao động, Điều 27 Bộ luật Lao động mới đã chỉ rõ trách nhiệm của doanh nghiệp khi người lao động hết thời gian thử việc. Theo đó, khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động. Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao nếu có thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động nếu trước đó giao kết hợp đồng thử việc. Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc. Về quyền hủy bỏ thỏa thuận thử việc, cũng như hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 cho phép cả người lao động lẫn người sử dụng hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
1695233506429.78.parquet/120369
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506429.78.parquet", "ppl": 89.3, "token_count": 11389, "url": "https://luatvietnam.vn/lao-dong-tien-luong/thoi-gian-thu-viec-2021-562-24185-article.html" }
Câu hỏi: Xin hỏi LuatVietnam: Tôi có vay thế chấp của cô tôi số tiền là 500 triệu đồng để làm ăn (khi vay có ký giấy tờ đầy đủ). Khi tôi chưa trả hết nợ thì cô tôi chết. Cô tôi không có chồng con, bố mẹ cũng đã qua đời, hiện chỉ còn 2 người chị gái. Xin hỏi trường hợp này tôi có phải trả nợ nữa không? Trả nợ ai? Hiện sổ đỏ của tôi một người chị gái của cô tôi đang giữ và cố tình không trả lại cho tôi. Xin hỏi trường hợp này tôi phải làm sao? Xin cảm ơn! Trả lời: Căn cứ Điều 462 Bộ luật Dân sự 2015 (Sau đây gọi chung là BLDS): Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng vay tài sản, các bên có thể áp dụng biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự như: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản,…. Về thời hiệu của hợp đồng vay tài sản: Bộ luật Dân sự hiện hành không quy định về thời hiệu vay tài sản. Do vậy, chủ nợ hoặc những người thừa kế của chủ nợ có quyền đòi tài sản cho vay bất luận thời hạn vay đã quá bao lâu. Căn cứ khoản 1 Điều 466 BLDS quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau: 1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Đối chiếu với quy định pháp luật hiện hành nêu trên, bạn đương nhiên phải có nghĩa vụ trả nợ 500.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Năm trăm triệu đồng). Tuy nhiên, việc trả cho ai phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể như sau: Theo quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành về thừa kế, căn cứ Điều 609 BLDS có quy định như sau: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.” Như vậy, khi một người qua đời thì di sản của họ để lại sẽ được chia thừa kế theo di chúc hoặc chia thừa kế theo pháp luật. Do vậy, để xác định bạn có nghĩa vụ phải trả nợ cho ai cần xem xét người cho bạn vay (chủ nợ) có để lại di chúc hay không, di chúc đó có hợp pháp hay không. Trường hợp 1: Chủ nợ có để lại di chúc và được xác định là hợp pháp, bạn có nghĩa vụ trả cho người được chỉ định trong di chúc thụ hưởng số tiền mà chủ nợ cho bạn vay. Trường hợp 2: Chủ nợ không để lại di chúc hoặc có di chúc nhưng không hợp pháp thì bạn có nghĩa vụ trả cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất (cha, mẹ, vợ, chồng, con) của người chết. Nếu hàng thừa kế thứ nhất không còn ai thì bạn có nghĩa vụ trả cho những người thuộc hàng thừa kế thứ hai và tiếp đến là hàng thừa kế thứ ba theo quy định của pháp luật về thừa kế, nếu hàng thừa kế thứ hai cũng không còn ai. Trong trường hợp thân nhân của chủ nợ đến đòi bạn tiền, bạn có thể yêu cầu họ xuất trình: hợp đồng vay nợ (giấy xác nhận vay tiền); giấy tờ tùy thân (như căn cước công dân, sổ hộ khẩu, đăng ký kết hôn, giấy khai sinh); di chúc của chủ nợ (nếu có); văn bản khai nhận thừa kế lập tại cơ quan công chứng có thẩm quyền; văn bản cử đại diện nhận tiền (nếu có). Việc thanh toán tiền nên được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực để ràng buộc trách nhiệm pháp lý đối với người nhận tiền nếu sau này phát sinh bên thứ 3 có quyền đối với khoản tiền mà chủ nợ cho bạn vay. Sau khi hoàn trả hết số tiền còn nợ bạn có quyền lấy lại giấy tờ sử dụng để thế chấp của mình. Trong trường hợp đã hoàn trả hết số tiền còn nợ cho bên chủ nợ (người thừa kế theo di chúc hoặc pháp luật của chủ nợ) nhưng vẫn không được giao trả lại sổ đỏ, bạn hoàn toàn có quyền khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu họ trả lại sổ đỏ cho mình.
1695233506429.78.parquet/121679
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506429.78.parquet", "ppl": 181.1, "token_count": 10754, "url": "https://luatvietnam.vn/luat-su-tu-van/nguoi-cho-vay-chet-co-can-phai-tra-no-nua-khong-149047-faqs.html" }
Hóa đơn giấy sẽ dần dần được thay thế bằng hóa đơn điện tử theo quy định của Nghị định 119/2018/NĐ-CP. Nghị định này cũng quy định khá chi tiết về lộ trình bắt buộc thực hiện hóa đơn điện tử mà mọi cá nhân, hộ kinh doanh và doanh nghiệp cần biết. Lộ trình bắt buộc thực hiện hóa đơn điện tử (Ảnh minh họa) Từ ngày 01/11/2018 - hết 31/10/2020: - Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân kinh doanh đã thông báo phát hành hóa đơn đặt in, tự in hoặc mua của cơ quan thuế để sử dụng trước ngày 01/11/2018 thì tiếp tục sử dụng hóa đơn đó cho đến hết ngày 31/10/2020. - Trường hợp cơ quan thuế thông báo cơ sở kinh doanh chuyển đổi để áp dụng hóa đơn điện tử có mã nhưng cơ sở vẫn chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in, hoặc hóa đơn đã mua thì gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo mẫu (Tải mẫu tại đây) kèm theo tờ khai thuế giá trị gia tăng. - Trường hợp cơ sở kinh doanh mới thành lập trong khoảng thời gian này mà cơ quan thuế thông báo thực hiện áp dụng hóa đơn điện tử thì thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan thuế. Nếu chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin thì tiếp tục sử dụng hóa đơn đặt in, tự in hoặc đã mua của cơ quan thuế. Từ ngày 01/11/2020: Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải hoàn thành việc chuyển đổi sang sử dụng hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế. Cũng kể từ ngày 01/01/2020, các Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 04/2014/NĐ-CP hết hiệu lực thi hành.
1695233506429.78.parquet/137659
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506429.78.parquet", "ppl": 116.4, "token_count": 11410, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-phap-luat/lo-trinh-bat-buoc-thuc-hien-hoa-don-dien-tu-230-18300-article.html" }
Ngày 05/11/2010, Công ty INCOM đã tổ chức quay số ngẫu nhiên để chọn khách hàng trúng thưởng. Chị Đỗ Thị Thu Hương, CMTND số 111889390, công tác tại Dự án quan hệ Lao động Việt Nam - ILO tại Hà Nội (mã số dự thưởng 4662758860) là khách hàng đã may mắn trúng thưởng trong đợt quay số lần này. Chia sẻ tại lễ trao giải, chị Đỗ Thị Thu Hương, người may mắn đoạt giải thưởng là 1 chiếc Netbook bày tỏ niềm vui và bất ngờ khi nhận được giải thưởng này đồng thời chị cũng chia sẻ sự gắn bó tin tưởng đối với dịch vụ tìm kiếm văn bản luật với nhiều công cụ tra cứu hiệu quả, mang lại nhiều thuận lợi trong công việc hiện tại của chị. Tham gia sử dụng dịch vụ thuê bao tra cứu văn bản của LuatVietnam, ngoài cơ hội trở thành khách hàng may mắn trúng thưởng những phần quà hấp dẫn, bạn luôn được cung cấp dịch vụ tra cứu văn bản luật hiệu quả và chất lượng. Hãy tham gia đăng ký thuê bao ngay hôm nay để được phục vụ tốt nhất!
1695233506429.78.parquet/141248
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506429.78.parquet", "ppl": 202.3, "token_count": 11661, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-van-ban-moi/trao-giai-chuong-trinh-khuyen-mai-co-hoi-nhan-netbook-acer-aspire-one-sanh-dieu-186-5434-article.html" }
Xin hỏi LuatVietnam: Tôi có chồng quốc tịch Úc. Năm 2002 chúng tôi đăng kí kết hôn tại Việt Nam. Năm 2008 chúng tôi mua một mảnh đất ở quận Thủ Đức, đứng tên một mình tôi. Nay tôi muốn bán mảnh đất đó. Xin hỏi khi bán có cần chồng tôi đồng ý và ký tên không? Chồng tôi đang ở nước ngoài, nếu bắt buộc phải có ý kiến đồng ý của chồng mà chồng không thể về Việt Nam được thì phải làm sao? Xin cảm ơn! Trả lời: Trả lời: Theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014, trường hợp có vợ, chồng là người nước ngoài nhưng kết hôn ở Việt Nam thì chế độ tài sản áp dụng theo quy định Luật Hôn nhân và gia đình 2014 (sau đây gọi chung là LHNGĐ). Theo đó, căn cứ Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về tài sản riêng của vợ chồng như sau: Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng 1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. 2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này. Căn cứ Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau: Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng 1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. 2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng. 3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung. Căn cứ quy định pháp luật hiện hành, nếu vợ, chồng không có thỏa thuận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sau đây gọi chung là GCNQSDĐ) đứng tên một người thì trong GCNQSDĐ phải ghi tên cả vợ và chồng khi nhà, đất là tài sản chung của vợ chồng. Khi trên GCNQSDĐ chỉ có tên một người vợ hoặc chồng thì theo Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP, trong trường hợp tài sản do vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng thì được xác định như sau: Thứ nhất, nếu không có tranh chấp thì đó là tài sản chung của vợ chồng; Thứ hai, nếu có tranh chấp là tài sản riêng thì người có tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải chứng minh được tài sản này do được thừa kế riêng, được tặng riêng trong thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản này có được từ nguồn tài sản riêng quy định tại khoản 1, Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Trong trường hợp không chứng minh được tài sản đang có tranh chấp này là tài sản riêng thì theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng. Theo như bạn trình bày, bạn và chồng kết hôn với nhau từ năm 2002, đến năm 2008 cả hai cùng nhau mua mảnh đất ở quận Thủ Đức, thống nhất đứng tên của bạn. Do đó, dù đứng tên một mình bạn nhưng đây là tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân, do cả hai vợ chồng cùng nhau tạo ra. Chính vì vậy, đây có thể được coi là tài sản chung của cả hai vợ chồng. Căn cứ khoản 2, Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:
1695233506429.78.parquet/155668
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506429.78.parquet", "ppl": 101.3, "token_count": 12449, "url": "https://luatvietnam.vn/luat-su-tu-van/chong-la-nguoi-nuoc-ngoai-vo-ban-dat-co-can-chong-ki-ten-khong--149069-faqs.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 7871-2:2008 HẠT LÚA MÌ VÀ BỘT MÌ – HÀM LƯỢNG GLUTEN – PHẦN 2: XÁC ĐỊNH GLUTEN ƯỚT BẰNG PHƯƠNG PHÁP CƠ HỌC Wheat and wheat flour – Gluten content – Part 2: Determination of wet gluten by mechanical means Lời nói đầu TCVN 7871-2:2008 hoàn toàn tương đương với ISO 21415-2:2006; TCVN 7871-2:2008 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F1 Ngũ cốc và đậu đỗ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Bộ TCVN 7871:2008 (ISO 21415:2006) Hạt lúa mì và bột mì Hàm lượng gluten, bao gồm các phần sau đây: - TCVN 7871-1:2008 (ISO 21415-1:2006) Hạt lúa mì và bột mì – Hàm lượng gluten – Phần 1: Xác định gluten ướt bằng phương pháp thủ công; - TCVN 7871-2:2008 (ISO 21415-2:2006) Hạt lúa mì và bột mì – Hàm lượng gluten – Phần 2: Xác định gluten ướt bằng phương pháp cơ học; - TCVN 7871-3:2008 (ISO 21415-3:2006) Hạt lúa mì và bột mì – Hàm lượng gluten – Phần 3: Xác định gluten khô từ gluten ướt bằng phương pháp sấy - TCVN 7871-4:2008 (ISO 21415-4:2006) Hạt lúa mì và bột mì – Hàm lượng gluten – Phần 4: Xác định gluten khô từ gluten ướt bằng phương pháp sấy nhanh. Lời giới thiệu Các kỹ thuật thay thế quy định trong tiêu chuẩn này hoặc TCVN 7871-1:2008 (ISO 21415-1:2006) để tách gluten ướt (nghĩa là phương pháp rửa thủ công và rửa cơ học) thường không cho kết quả giống nhau. Để khôi phục hoàn toàn cấu trúc gluten cần phải để yên khối bột nhào. Khi lúa mì chứa hàm lượng gluten cao, kết quả thu được bằng phương pháp rửa thủ công thường cao hơn kết quả thu được bằng phương pháp rửa cơ học. Do đó, trong báo cáo thử nghiệm cần phải nêu rõ kỹ thuật đã dùng. HẠT LÚA MÌ VÀ BỘT MÌ – HÀM LƯỢNG GLUTEN – PHẦN 2: XÁC ĐỊNH GLUTEN ƯỚT BẰNG PHƯƠNG PHÁP CƠ HỌC Wheat and wheat flour – Gluten content – Part 2: Determination of wet gluten by mechanical means 1. Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hàm lượng gluten ướt của bột mì (Triticum aestivum L. và Triticum durum Desf.) bằng phương pháp cơ học. Phương pháp này có thể áp dụng trực tiếp cho bột mì. Phương pháp này cũng có thể áp dụng cho lõi hạt lúa mì dạng tấm và hạt lúa mì sau khi xay, nếu cỡ hạt đáp ứng được các yêu cầu nêu trong Bảng B.1. 2. Tài liệu viện dẫn Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi. ISO 712, Cereals and cereal products – Determination of moisture content – Routine reference method (Ngũ cốc và sản phẩm ngũ cốc – Xác định độ ẩm – Phương pháp chuẩn). 3. Thuật ngữ và định nghĩa Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau: 3.1. Gluten ướt (wet gluten) Khối dẻo đàn hồi, được tạo thành chủ yếu từ hai phần protein (gliadin và glutenin) ở dạng hoàn nguyên thu được bằng phương pháp quy định trong tiêu chuẩn này hoặc TCVN 7871-1 (ISO 21415-1). 3.2. Hạt lúa mì nghiền (ground wheat) Sản phẩm thu được bằng cách nghiền hạt lúa mì nguyên hạt, đáp ứng được các yêu cầu về cỡ hạt như trong Bảng B.1. 3.3. Lõi hạt lúa mì dạng tấm (semolina) Nội nhũ hạt lúa mì được nghiền thô. 3.4. Bột mì (flour) Nội nhũ hạt lúa mì được nghiền mịn có cỡ hạt nhỏ hơn 250 mm. 4. Nguyên tắc Chuẩn bị bột nhào từ mẫu bột mì hoặc lõi hạt lúa mì dạng tấm nghiền lại hoặc hạt lúa mì đã nghiền với dung dịch natri clorua, trong khoang chứa của thiết bị. Khối bột nhào với dung dịch natri clorua, sau đó dung dịch rửa được loại bỏ bằng máy ly tâm để tách gluten ướt. Cân phần cặn thu được. 5. Thuốc thử Thuốc thử được sử dụng phải là loại tinh khiết phân tích, nước được sử dụng phải là nước cất hoặc nước có độ tinh khiết tương đương, trừ khi có quy định khác 5.1. Dung dịch natri clorua, 20 g/l Hòa tan 200 g dung dịch natri clorua (NaCl) trong nước, sau đó pha loãng đến 10 l. Nhiệt độ của dung dịch sử dụng phải là 22 0C ± 2 0C. Chuẩn bị dung dịch mới trong ngày sử dụng. 5.2. Dung dịch iôt trong kali iodua (dung dịch Lugol) Hòa tan 2,54 g kali iodua (Kl) trong nước. Thêm 1,27 g iôt (I2) vào dung dịch này, sau khi hòa tan hoàn toàn, pha loãng bằng nước đến 100 ml. 6. Thiết bị, dụng cụ Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm thông thường, cụ thể như sau: 6.1. Thiết bị tự động để tách gluten1), đơn hoặc kép, bao gồm khoang rửa, khoang nhào (xem Hình A.1 và A.2) và thiết bị phân phối để tách gluten có kiểm soát bằng thiết bị điện tử. 6.1.1. Khoang rửa, các giá đỡ rây mạ crom có thể đổi lẫn và có rây làm bằng polyeste cỡ lỗ 88mm hoặc kim loại cỡ lỗ 80 mm và các rây polyamit cỡ lỗ 840 mm hoặc kim loại cỡ lỗ 800 mm. 6.1.2. Khoang nhào, cách giá đỡ rây mạ crom 0,7 mm ± 0,05 mm. Giá trị này cần phải được kiểm tra bằng cách sử dụng các đĩa kim loại được dập khuôn. 6.1.3. Dụng cụ chứa bằng chất dẻo, dung tích 10 l, có bình chứa dung dịch natri clorua (5.1) được gắn với thiết bị bằng ống chất dẻo. 6.1.4. Thiết bị phân phối, gồm có bơm nhu động để phân phối dung dịch natri clorua (5.1) để rửa gluten ở tốc độ dòng ổn định từ 50 ml/min đến 56 ml/min. Chi tiết đối với thiết bị và các hướng dẫn vận hành, người sử dụng tiêu chuẩn này cần tham khảo hướng dẫn sử dụng thiết bị. 6.2. Bộ phân phối có thể điều chỉnh, dùng cho dung dịch natri clorua, có thể phân phối từ 3 ml đến 10 ml với độ chính xác 0,1 ml. 6.3. Máy ly tâm, có tần số quay là 6 000 vòng/min + 5 vòng/min và tạo được gia tốc hướng tâm là 2 000 g, được gắn với các đĩa đục lỗ có đường kính lỗ là 500 mm. 6.4. Cân, có thể cân chính xác đến 0,01 g. 6.5. Dao trộn, bằng thép không gỉ. 6.6. Bình có mỏ, dung tích 500 ml (để thu nước rửa). 6.7. Kẹp kim loại. 6.8. Máy nghiền cỡ nhỏ, có thể nghiền sản phẩm đến độ mịn theo yêu cầu nêu trong Bảng B.1. 7. Lấy mẫu Mẫu được gửi tới phòng thử nghiệm phải là mẫu đại diện. Mẫu không được hư hỏng hoặc thay đổi trong quá trình vận chuyển hoặc bảo quản. Việc lấy mẫu không quy định trong tiêu chuẩn này. Nên lấy mẫu theo ISO 6644 hoặc TCVN 5451 (ISO 13690). 8. Chuẩn bị mẫu thử Đồng hóa mẫu và xác định độ ẩm theo ISO 712. Trước khi xác định hàm lượng gluten, dùng máy nghiền cỡ nhỏ (6.8) để nghiền hạt lúa mì và lõi hạt dạng tấm theo quy định trong Phụ lục B. Cần đặc biệt chú ý trong suốt quá trình nghiền và bảo quản để không làm thay đổi độ ẩm của mẫu. 9. Cách tiến hành 9.1. Yêu cầu chung Các thao tác chuẩn bị và rửa bột nhào được tiến hành liên tục bằng thiết bị tự động (6.1) và theo chỉ dẫn của nhà sản xuất thiết bị. 9.2. Phần mẫu thử Cân 10 g mẫu thử, chính xác đến 0,01 g và chuyển vào khoang rửa của thiết bị (6.1.1). Đảm bảo rằng khoang rửa được trang bị rây thích hợp đã được làm sạch và làm ẩm trước. Sử dụng rây bằng sợi polyeste nhỏ (cỡ lỗ 88 mm) hoặc rây bằng kim loại (cỡ lỗ 80 mm) cho mẫu thử bột mì và mẫu lõi hạt lúa mì dạng tấm đã nghiền. Khi kiểm tra lúa mì đã nghiền, dùng rây bằng polyamit cỡ lỗ 840 mm hoặc rây kim loại có cỡ lỗ 800 mm với vòng kẹp rây mạ crom có bánh răng cưa. Cỡ lỗ rây được sử dụng phải được nêu trong báo cáo thử nghiệm. Lắc nhẹ nhàng để dàn phẳng bột. 9.3. Chuẩn bị bột nhào Thêm 4,8 ml dung dịch natri clorua (5.1) vào mẫu thử sử dụng bộ phân phối có thể điều chỉnh được (6.2). Thổi trực tiếp dòng hơi của dung dịch muối vào thành của khoang mà không để đi qua rây. Lắc khoang rửa nhẹ nhàng sao cho dung dịch muối được dàn đều phía trên bột. Cần điều chỉnh lượng dung dịch muối sử dụng tùy thuộc vào hàm lượng gluten cao hay thấp hoặc mẫu ít gluten. Khi gặp khó khăn trong việc trộn khối bột nhào (khoang chứa phải ngập nước trong suốt quá trình rửa), thì lượng dung dịch muối được thêm vào phải giảm đi (tối thiểu là 4,2ml). Khi trộn quá mạnh, thì gluten tạo thành sẽ chắc lại, khi đó có thể tăng lượng dung dịch muối đến 5,2 ml. Thời gian cài đặt trước của nhà sản xuất là 20 s, nhưng có thể điều chỉnh, nếu cần. Khi điều chỉnh, xem hướng dẫn của nhà sản xuất. 9.4. Rửa bột nhào 9.4.1. Yêu cầu chung Trong quá trình rửa, quan sát độ trong của dòng chảy từ khoang rửa. Khối bột nhào được coi là đã rửa đủ khi dòng nước rửa đã trong. Kiểm tra bằng dung dịch Lugol (5.2) để xem lại nước rửa đã hết hẳn tinh bột chưa. 9.4.2. Đối với bột hay lõi hạt lúa mì dạng tấm nghiền lại Thời gian rửa do nhà sản xuất cài đặt là 5 min. Trong quá trình rửa, thường cần đến khoảng từ 250 ml đến 280 ml dung dịch NaCl. Dung dịch này sẽ được phân phối tự động bởi dung cụ đã được đặt ở tốc độ ổn định từ 50 ml/min đến 56 ml/min (tùy thuộc vào dụng cụ). 9.4.3. Đối với hạt lúa mì nghiền Sau khi rửa 2 min, ngừng thiết bị, tháo khoang rửa cùng với gluten đã rửa và chuyển hết sang một khoang rửa khác có rây thô (840 mm). Điều này có thể thực hiện được bằng cách đặt khoang rửa dưới dòng nước lạnh chảy nhẹ (mặt để hở với mặt để hở và rây mịn hướng lên trên). Đặt khoang rửa có rây thô, chứa gluten hình cầu được chuyển sang với trạng thái hoạt động và tiếp tục rửa trong khi việc khoang rửa còn lại đã kết thúc. 9.4.4. Trường hợp đặc biệt Nếu quá trình rửa tự động không đạt được yêu cầu rửa của bột nhào thì tiến hành một trong các thao tác sau: a) trong quá trình rửa bổ sung bằng tay thêm lượng dung dịch NaCl vào khoang rửa, hoặc b) chỉnh thiết bị để lặp lại quá trình rửa. 9.5. Loại phần nước thừa và cân gluten ướt Khi quá trình rửa đã kết thúc dùng kẹp kim loại (6.7) lấy gluten ướt khỏi khoang rửa. Bảo đảm không còn gluten sót lại trong khoang rửa. Chia gluten thành hai phần xấp xỉ bằng nhau và đặt các viên gluten này vào đĩa có đục lỗ trong máy ly tâm (6.3), ấn nhẹ xuống. Bật máy ly tâm để loại dung dịch thừa khỏi gluten (thời gian là 60 s). Dùng kẹp kim loại (6.7) lấy các miếng gluten và cân ngay khối lượng tổng số (m1), chính xác đến 0,01 g. CHÚ THÍCH Không cần chia gluten nếu trong máy ly tâm có sử dụng đối trọng. Nếu sử dụng dụng cụ kép sẽ tạo thành hai miếng gluten. Các miếng này cần được xử lý riêng rẽ trong các giai đoạn tiếp theo. 9.6. Số lần xác định Tiến hành hai lần xác định trên cùng mẫu thử. 10. Tính toán và biểu thị kết quả Hàm lượng gluten ướt (Gwct) biểu thị bằng phần trăm khối lượng của phần mẫu thử, được tính bằng công thức sau đây: Gwct = m1 x 10% Trong đó m1 là khối lượng của gluten ướt ( xem 9.5), tính bằng gam; Kết quả thu được là trung bình cộng của hai lần xác định trong trường hợp lặp lại (xem 11.2). Ghi kết quả đến một chữ số sau dấu phẩy. 11. Độ chụm 11.1. Phép thử liên phòng thử nghiệm Chi tiết của phép thử liên phòng thử nghiệm về độ chụm của phương pháp này được nêu trong Phụ lục C. Các giá trị thu được từ phép thử liên phòng thử nghiệm này có thể không áp dụng được cho các dải nồng độ và chất nền khác với các dải nồng độ và chất nền đã nêu. 11.2. Độ lặp lại Chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả thử độc lập, đơn lẻ thu được khi sử dụng cùng một phương pháp trên vật liệu thử giống hệt nhau trong cùng một phòng thử nghiệm, do cùng một người tiến hành, sử dụng cùng một thiết bị trong thời gian ngắn, không quá 5 % các trường hợp lớn hơn các giá trị sau đây: - đối với hạt lúa mì: r = 1,9 g/100g; - đối với bột mì: r = 1,0 g/100g; - đối với lúa mì cứng: r = 1,6 g/100g; - đối với lõi hạt lúa mì cứng dạng tấm: r = 1,6 g/100g; 11.3. Độ tái lập Chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả thử đơn lẻ thu được khi sử dụng cùng một phương pháp trên vật liệu thử giống hệt nhau trong các phòng thử nghiệm khác nhau, do những người khác nhau thực hiện, sử dụng các thiết bị khác nhau, không quá 5 % các trường hợp lớn hơn các giá trị sau đây: - đối với hạt lúa mì: R = 4,0 g/100g; - đối với bột mì: R = 2,4 g/100g; - đối với lúa mì cứng: R = 5,8 g/100g; - đối với lõi hạt lúa mì cứng dạng tấm: R = 10,1 g/100g; 12. Báo cáo thử nghiệm Báo cáo thử nghiệm phải ghi rõ: a) Tất cả các thông tin cần thiết để nhận biết mẫu; b) Phương pháp lấy mẫu đã sử dụng, nếu biết; c) Phương pháp thử đã sử dụng, viện dẫn tiêu chuẩn này, bao gồm các chi tiết của quá trình nghiền và mắt lưới của rây đã được sử dụng trong quá trình tách gluten; d) Mọi thao tác không quy định trong tiêu chuẩn này, hoặc được coi là tùy chọn, cùng với các chi tiết của sự cố bất kỳ có thể ảnh hưởng đến kết quả; e) Các kết quả thu được; f) Nếu đáp ứng được các yêu cầu về độ lặp lại thì nêu kết quả cuối cùng thu được. PHỤ LỤC A (quy định) KHOANG RỬA VÀ KHOANG NHÀO CỦA THIẾT BỊ TÁCH GLUTEN TỰ ĐỘNG VÀ MÁY LY TÂM Thiết bị được nêu trong Hình A.1 đến Hình A.2 trong [6]. Kích thước tính bằng milimet Chú giải 1 Khoang trộn/rửa. 2 Khoang nhào. Hình A.1 – Thiết bị tách gluten Kích thước tính bằng milimet Hình A.2 – Khoang nhào PHỤ LỤC B (quy định) CHUẨN BỊ BỘT NGHIỀN Như đã đề cập trong phần phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này phương pháp cũng có thể áp dụng được cho hạt lúa mì và lõi hạt lúa mì dạng tấm sau khi nghiền trong máy nghiền cỡ nhỏ (6.8). Cỡ hạt của mẫu nghiền có ảnh hướng đến sự hình thành gluten và quá trình rửa. Máy nghiền được sử dụng phải có khả năng nghiền sao để đáp ứng được các yêu cầu nêu trong Bảng B.1. Bảng B.1 – Lỗ rây và cỡ hạt của mẫu Lỗ rây µm Lượng mẫu lọt qua cỡ rây % 710 100 500 Từ 95 đến 100 Từ 210 đến 200 Nhỏ hơn hoặc bằng 80 Số liệu nêu trong Bảng B.1 được sử dụng để điều chỉnh máy nghiền. Quá trình nghiền phụ thuộc vào loại phép xác định. Cỡ hạt phải được kiểm tra thường xuyên, sử dụng mẫu nghiền đã được trộn đều và rây thử nghiệm thích hợp. Phương pháp nghiền để chuẩn bị mẫu nghiền từ hạt lúa mì hoặc lõi hạt dạng tấm ảnh hướng đến kết quả xác định gluten. Các loại máy nghiền khác nhau, tạo ra các phần mẫu nghiền khác nhau với các thành phần khác nhau, điều này dẫn đến sự hình thành gluten trong khối bột nhào và rửa gluten cũng khác nhau. Để thu được các kết quả tương đương cần sử dụng cùng một phương pháp chuẩn bị mẫu. Quá trình nghiền cùng với phần trăm gluten thu được phải được ghi lại. Mẫu đại diện của hạt lúa mì hoặc lõi hạt lúa mì dạng tấm phải được nghiền đến kích cỡ hạt đáp ứng được các yêu cầu nêu trong Bảng B.1. Cho hạt lúa mì hoặc lõi hạt lúa mì dạng tấm vào máy nghiền phải cẩn thận để tránh quá nhiệt và quá tải. Thời gian nghiền phải được tiếp tục trong khoảng từ 30 s đến 40 s sau khi mẫu cuối cùng đã được đưa vào máy nghiền. Các lượng nhỏ (đến 1%) hạt lúa mì hoặc lõi hạt lúa mì dạng tấm cần được lấy ra để nghiền.
1695233506429.78.parquet/159976
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506429.78.parquet", "ppl": 356.2, "token_count": 21608, "url": "https://luatvietnam.vn/thuc-pham/tieu-chuan-tcvn-7871-2-2008-xac-dinh-gluten-uot-trong-lua-mi-bot-mi-theo-co-hoc-169663-d3.html" }
Gần đây, rất nhiều người được yêu cầu cung cấp số định danh cá nhân khi đi làm thủ tục hành chính nhưng không biết đây là số gì, số định danh cá nhân có phải số Căn cước công dân hay không. Nếu có cùng thắc mắc này, hãy tham khảo bài viết để được giải thích cụ thể. Số định danh cá nhân có phải số Căn cước công dân? Số định danh là dãy số xác định nhân thân của mỗi công dân do Bộ Công an cấp. Theo Điều 12 Luật Căn cước công dân, số định danh cá nhân được xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư dùng để kết nối, chia sẻ, cập nhật, khai thác thông tin của công dân. Số định danh cá nhân do Bộ Công an thống nhất quản lý trên toàn quốc. Mỗi công dân được cấp một số định danh duy nhất từ khi sinh ra đến khi mất đi và không lặp lại ở người khác. Khi đủ tuổi làm Căn cước công dân, số thẻ Căn cước công dân được cấp chính là số định danh cá nhân. Điều 13 Nghị định số 137/2015/NĐ-CP quy định về cấu tạo của số định danh cá nhân như sau: Số định danh cá nhân là dãy số tự nhiên gồm 12 số, có cấu trúc gồm 6 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 6 số là khoảng số ngẫu nhiên. Trong đó, Thông tư 59/2021/TT-BCA hướng dẫn cụ thể: - Mã tỉnh, thành phố; mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh là các số từ 001 - 096 tương ứng với 63 tỉnh, thành phố trong cả nước: Tỉnh Mã Tỉnh Mã Tỉnh Mã Hà Nội 001 Thái Bình 034 Đắk Nông 067 Hà Giang 002 Hà Nam 035 Lâm Đồng 068 Cao Bằng 004 Nam Định 036 Bình Phước 070 Bắc Kạn 006 Ninh Bình 037 Tây Ninh 072 Tuyên Quang 008 Thanh Hóa 038 Bình Dương 074 Lào Cai 010 Nghệ An 040 Đồng Nai 075 Điện Biên 011 Hà Tĩnh 042 Bà Rịa - Vũng Tàu 077 Lai Châu 012 Quảng Bình 044 Hồ Chí Minh 079 Sơn La 014 Quảng Trị 045 Long An 080 Yên Bái 015 Thừa Thiên Huế 046 Tiền Giang 082 Hòa Bình 017 Đà Nẵng 048 Bến Tre 083 Thái Nguyên 019 Quảng Nam 049 Trà Vinh 084 Lạng Sơn 020 Quảng Ngãi 051 Vĩnh Long 086 Quảng Ninh 022 Bình Định 052 Đồng Tháp 087 Bắc Giang 024 Phú Yên 054 An Giang 089 Phú Thọ 025 Khánh Hòa 056 Kiên Giang 091 Vĩnh Phúc 026 Ninh Thuận 058 Cần Thơ 092 Bắc Ninh 027 Bình Thuận 060 Hậu Giang 093 Hải Dương 030 Kon Tum 062 Sóc Trăng 094 Hải Phòng 031 Gia Lai 064 Bạc Liêu 095 Hưng Yên 033 Đắk Lắk 066 Cà Mau 096 - Mã thế kỷ sinh, mã giới tính: Là số tương ứng với thể kỷ công dân được sinh ra và giới tính, trong đó: Thế kỷ 20 (sinh từ năm 1900 đến hết năm 1999): Nam 0, nữ 1; Thế kỷ 21 (sinh từ năm 2000 đến hết năm 2099): Nam 2, nữ 3; Thế kỷ 22 (sinh từ năm 2100 đến hết năm 2199): Nam 4, nữ 5; Thế kỷ 23 (sinh từ năm 2200 đến hết năm 2299): Nam 6, nữ 7; Thế kỷ 24 (sinh từ năm 2300 đến hết năm 2399): Nam 8, nữ 9. Số định danh cá nhân có phải số Căn cước công dân? (Ảnh minh họa) Chưa có Căn cước công dân thì tra số định danh cá nhân ở đâu? Từ năm 2016, số định danh cá nhân đã được triển khai cấp cho cho công dân ngay khi đăng ký khai sinh theo Điều 14 Luật Hộ tịch. Người dưới 14 tuổi chưa được cấp Căn cước công dân có thể thực hiện trực tiếp trên Giấy khai sinh của trẻ. Mã định danh cá nhân trên Giấy khai sinh (Ảnh minh họa) Trong trường hợp không tìm thấy số định danh cá nhân của trẻ trên giấy khai sinh, phụ huynh có thể liên hệ công an khu vực nơi đã đăng ký giấy khai sinh cho trẻ để được cung cấp. Khi đi lấy số định danh cá nhân cho con, phụ huynh cần mang theo sổ hộ khẩu và giấy khai sinh của con. Trường hợp trên Giấy khai sinh không có số định danh cá nhân nhưng đã được cấp Chứng minh nhân dân, bạn có thể tra cứu xem số định danh cá nhân của mình trên Cổng dịch vụ công quản lý cư trú theo các bước:
1695233506429.78.parquet/172883
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506429.78.parquet", "ppl": 328, "token_count": 13423, "url": "https://luatvietnam.vn/hanh-chinh/so-dinh-danh-ca-nhan-co-phai-so-can-cuoc-cong-dan-570-94314-article.html" }
Xin hỏi LuatVietnam: Công ty tôi có bạn nhân viên vừa phát hiện bị ung thư. Hiện tại, bạn ấy đã đi khám và có giấy nghỉ hưởng chế độ ốm đau dài ngày (từ ngày 01/3 – 15/4/2023). Tuy nhiên, trong thời gian điều trị ung thư thì ngày 8/4/2023 bạn ấy lại sinh non khi con mới được 20 tuần. Bạn nhân viên này lại chính là nhân sự của công ty về mảng BHXH cho nên khi bạn nghỉ công ty chưa báo giảm ốm đau vào tháng 3/2023 được, dẫn đến đầu tháng 4/2023 mới báo giảm thì công ty đang phải đóng thêm cho NLĐ tiền BHYT phát sinh. Xin hỏi, với trường hợp nêu trên thì bạn nhân sự có được hưởng cả chế độ ốm đau và thai sản không? Trả lời: Chế độ ốm đau là một trong những chế độ mà người tham gia bảo hiểm xã hội được hưởng khi bản thân hoặc con cái của họ bị ốm đau, bệnh tật. Chế độ thai sản là quyền lợi mà người lao động nữ mang thai, sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi được hưởng khi tham gia đủ thời gian bảo hiểm xã hội nhất định. Căn cứ khoản 1, Điều 25 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về điều kiện hưởng chế độ ốm đau như sau: Điều 25. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau 1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế. Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau. Căn cứ khoản 1, Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau: Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản 1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Lao động nữ mang thai; b) Lao động nữ sinh con; c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi; đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản; e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con. Bên cạnh đó, điều kiện hưởng chế độ thai sản của lao động nữ sinh con được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội và được hướng dẫn tại Điều 9 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH và khoản 5, Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH: Đối với người lao động nữ sinh con phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Đối với người lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
1695233506429.78.parquet/175174
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506429.78.parquet", "ppl": 186.9, "token_count": 10808, "url": "https://luatvietnam.vn/luat-su-tu-van/co-duoc-huong-dong-thoi-che-do-om-dau-va-thai-san-khong--149054-faqs.html" }
Đây là nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 20/CT-TTg ngày 08/6/2023 về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023 - 2025 và các năm tiếp theo. Theo Chỉ thị 20, bối cảnh nguồn cung ứng điện giai đoạn 2023 - 2025 và các năm tiếp theo sẽ gặp nhiều thách thức do tình trạng thủy văn diễn biến theo chiều hướng bất lợi bởi biến đổi khí hậu, nguồn năng lượng tái tạo vẫn còn hạn chế, nhu cầu điện vẫn tiếp tục tăng ở mức cao... Trong bối cảnh đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: - Các hộ gia đình thực hiện tiết kiệm điện: Sử dụng các thiết bị điện được dán nhãn năng lượng. Tắt các thiết bị điện khi ra khỏi phòng, cắt hẳn nguồn điện nếu không sử dụng các thiết bị điện. Chỉ sử dụng điều hòa nhiệt độ khi thật cần thiết và sử dụng ở chế độ, mức nhiệt độ phù hợp (chế độ làm lạnh từ 26 độ C trở lên). Ưu tiên mua sắm các phương tiện, thiết bị điện hiệu suất cao hoặc thiết bị điện có dán nhãn năng lượng đạt mức hiệu suất cao; hạn chế tối đa việc sử dụng bóng đèn sợi đốt. Khuyến khích lắp đặt và sử dụng hệ thống điện mặt trời trên mái nhà tự dùng cho nhu cầu sử dụng tại chỗ, hệ thống đun nước nóng từ năng lượng mặt trời... - Cơ quan, công sở thực hiện tiết kiệm điện: Phối hợp với công ty điện lực triển khai kế hoạch tiết kiệm điện cho đơn vị mình, đảm bảo hằng năm tối thiểu tiết kiệm 5,0% tổng điện năng tiêu thụ trong năm. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện hiệu quả nội quy về tiết kiệm điện, các quy định về sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa các trang thiết bị tiêu thụ điện tại cơ quan, đơn vị... - Các nhà hàng, khách sạn, cơ sở dịch vụ thương mại, tổ hợp văn phòng và tòa nhà chung cư tắt hoặc giảm tối thiểu 50% công suất chiếu sáng quảng cáo trang trí ngoài trời vào cao điểm buổi tối của hệ thống điện theo yêu cầu của công ty điện lực tại địa phương. - Các cơ sở kinh doanh thương mại và dịch vụ thực hiện: Xây dựng và tổ chức quy định nội bộ về sử dụng điện, quy tắc về sử dụng điện tiết kiệm, an toàn và hiệu quả. Khuyến khích sử dụng nguồn năng lượng tại chỗ bằng các nguồn năng lượng tái tạo, các thiết bị điện sử dụng năng lượng tái tạo... Yêu cầu người dân bật điều hoà trên 26 độ để tiết kiệm điện (Ảnh minh họa) Chỉ thị đặt ra mục tiêu, trong giai đoạn 2023 - 2025 và các năm tiếp theo, cả nước phải phấn đấu hằng năm tiết kiệm tối thiểu 2,0% tổng điện năng tiêu thụ. Đồng thời, giảm tổn thất điện năng trên toàn hệ thống điện dưới 6% vào năm 2025. Phấn đấu đến năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.
1695233506429.78.parquet/190022
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506429.78.parquet", "ppl": 91.2, "token_count": 11592, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-van-ban-moi/thu-tuong-yeu-cau-nguoi-dan-bat-dieu-hoa-tren-26-do-de-tiet-kiem-dien-186-94331-article.html" }
Xin hỏi LuatVietnam: Công ty tôi có ký hợp đồng lao động với với một người ở Đức nhưng người này làm việc từ xa (tức là không đến Việt Nam làm việc). Xin hỏi, công ty tôi có cần xin giấy phép lao động cho người này không? Đối tượng này có cần khai báo trong Báo cáo tình hình lao động định kỳ hay không? Trong trường hợp này có thể ký kết hợp đồng dịch vụ không hay vẫn sẽ ký hợp đồng lao động? Xin cảm ơn! Trả lời: Căn cứ Điều 2 của Bộ luật lao động 2019 quy định như sau: Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Người lao động, người học nghề, người tập nghề và người làm việc không có quan hệ lao động. 2. Người sử dụng lao động. 3. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. 4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động. Đối chiếu quy định nêu trên, việc doanh nghiệp thỏa thuận với người nước ngoài để thực hiện một công việc mà người này không đến làm việc tại Việt Nam thì không thuộc đối tượng áp dụng của Bộ luật lao động 2019. Vì vậy, người này không được coi là người lao động theo quy định của Bộ luật lao động Việt Nam hiện hành. Do đó, Công ty không bắt buộc phải làm giấy phép lao động cho người này và không cần phải khai báo trong báo cáo tình hình lao động định kỳ. Căn cứ Điều 513 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau: Điều 513. Hợp đồng dịch vụ Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ. Đối với trường hợp này, như đã phân tích, người làm việc ở Đức không được xem là người lao động theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam. Do đó, Công ty có thể ký kết hợp đồng dịch vụ theo sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự Việt Nam để giữa các bên có thể thực hiện các công việc nhằm thỏa mãn nhu cầu, lợi ích của nhau.
1695233506429.78.parquet/195885
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506429.78.parquet", "ppl": 87.3, "token_count": 9179, "url": "https://luatvietnam.vn/luat-su-tu-van/co-the-ky-hop-dong-lao-dong-lam-viec-tu-xa-voi-nguoi-nuoc-ngoai-khong--149089-faqs.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Số hiệu: 953/2000/QĐ-BGTVT Ngày đăng công báo: Đang cập nhật Loại văn bản: Quyết định Người ký: Lã Ngọc Khuê Ngày ban hành: 20/04/2000 Ngày hết hiệu lực: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Áp dụng: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: Giao thông TÓM TẮT VĂN BẢN Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau! tải Quyết định 953/2000/QĐ-BGTVT Quyết định 953/2000/QĐ-BGTVT ZIP (Bản Word) LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam. Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết QUYẾT ĐỊNH<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI SỐ 953/2000/QĐ-BGTVT NGÀY 20 THÁNG 4 NĂM 2000 VỀ VIỆC BAN HÀNH CƯỚC VẬN CHUYỂN, XẾP DỠ HÀNG SIÊU TRƯỜNG, SIÊU TRỌNG BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 22-3-1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý Nhà nước và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Giao thông vận tải; Căn cứ Quyết định số 137/HĐBT ngày 27 tháng 4 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về quản lý giá; Căn cứ ý kiến của Ban Vật giá Chính phủ tại (văn bản số 1320/BVGCP-CNTDV ngày 17 tháng 12 năm 1999); Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Vận tải, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường sông Việt Nam; QUYẾT ĐỊNH: Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định cước vận chuyển, xếp dỡ hàng siêu trường, siêu trọng bằng phương tiện đường bộ, đường sông". Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1653/QĐ-BGTVT ngày <?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />28-6-1997 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Điều 3: Ông (Bà) Chánh văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Vận tải, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường sông Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải (GTCC) và thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
1695233506429.78.parquet/197576
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506429.78.parquet", "ppl": 323.5, "token_count": 21731, "url": "https://luatvietnam.vn/giao-thong/quyet-dinh-953-2000-qd-bgtvt-bo-giao-thong-van-tai-20315-d1.html" }
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11614:2016 ISO 3260:2015 Bột giấy-Xác định mức tiêu thụ clo (mức độ khử loại lignin) Thuộc tính Nội dung Tiêu chuẩn liên quan Lược đồ Tải về Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN Lưu Theo dõi văn bản Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm. Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản. Báo lỗi Đang tải dữ liệu... Báo lỗi Gửi liên kết tới Email In tài liệu Chia sẻ: Chế độ xem: Sáng | Tối Thay đổi cỡ chữ: 17 Đang tải dữ liệu... Ghi chú Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11614:2016 Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11614:2016 ISO 3260:2015 Bột giấy-Xác định mức tiêu thụ clo (mức độ khử loại lignin) Số hiệu: TCVN 11614:2016 Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ Lĩnh vực: Công nghiệp Ngày ban hành: 30/12/2016 Hiệu lực: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Người ký: Tình trạng hiệu lực: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11614:2016 ISO 3260:2015 BỘT GIẤY - XÁC ĐỊNH MỨC TIÊU THỤ CLO (MỨC ĐỘ KHỬ LOẠI LIGNIN) Pulps - Determination of chlorine consumption (Degree of delignification) Lời nói đầu TCVN 11614:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 3260:2015 TCVN 11614:2016 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC6 Giấy và sản phẩm giấy biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Lời giới thiệu Phương pháp thử quy định trong tiêu chuẩn này được dùng để xác định mức độ khử loại lignin của bột giấy bằng cách đo mức tiêu thụ clo của bột giấy trong các điều kiện quy định liên quan đến việc xác định mức độ khử loại lignin của bột giấy bằng cách đo mức tiêu thụ kali mangan trong các điều kiện quy định được nêu trong TCVN 4361 (ISO 302), Bột giấy - Xác định trị số Kappa. Khác với phương pháp này, phương pháp xác định mức tiêu thụ clo có giá trị không hạn chế đối với các loại bột giấy thu được với hiệu suất dưới 60%. Thực nghiệm đã chỉ ra rằng có quan hệ tuyến tính giữa mức độ tiêu thụ clo và tổng hàm lượng lignin trong bột giấy. Mối quan hệ này không phụ thuộc vào phương pháp sử dụng trong sản xuất bột giấy. BỘT GIẤY - XÁC ĐỊNH MỨC TIÊU THỤ CLO (MỨC ĐỘ KHỬ LOẠI LIGNIN) Pulps - Determination of chlorine consumption (Degree of delignification) CẢNH BÁO - Phương pháp mô tả trong tiêu chuẩn này có sử dụng các hóa chất nguy hại. Phải có các biện pháp phòng ngừa thích hợp để đảm bảo sử dụng và thải bỏ các hóa chất này đúng cách. 1 Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định mức độ khử loại lignin của bột giấy bằng cách xác định mức tiêu thụ clo. Phương pháp này có thể áp dụng cho tất cả các loại bột giấy. 2 Tài liệu viện dẫn Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi. TCVN 4407 (ISO 638), Giấy, cáctông và bột giấy - Xác định hàm lượng chất khô - Phương pháp sấy khô. 3 Thuật ngữ và định nghĩa Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau: 3.1 Mức tiêu thụ clo của bột giấy (chlorine consumption of a pulp) Lượng clo hoạt tính mà bột giấy tiêu thụ trong các điều kiện quy định của tiêu chuẩn này.I CHÚ THÍCH 1 Mức tiêu thụ clo của bột giấy được biểu thị bằng phần trăm theo khối lượng. 4 Nguyên tắc Xử lý mẫu thử bột giấy trong 15 min ở nhiệt độ phòng 25 °C ± 1 °C với clo được tạo thành do quá trình axit hóa dung dịch natri hypoclorit. Lượng clo còn dư xác định được bằng phương pháp chuẩn độ iot phải lớn hơn 50% so với lượng đã cho vào (xem chú thích Điều 9). Mức tiêu thụ clo được hiệu chỉnh sao cho giá trị nhận được nằm trong khoảng nồng độ không đổi của clo có sẵn. 5 Thuốc thử 5.1 Natri hypoclorit (NaClO), dung dịch chứa khoảng 20 g clo hoạt tính trong một lít và tổng độ kiềm tương đương với pH 12,0 ± 0,5 khi được xác định bằng điện cực thủy tinh. 5.2 Axit clohydric, dung dịch 4 mol/l, pha chế bằng cách cho 100 ml axit clohydric (HCl), ρ = 1,19 g/ml vào 200 ml nước. 5.3 Kali iodua, dung dịch 1 mol/l, chứa 166 g kali iot (KI) trong một lít. 5.4 Natri thiosunphat, dung dịch thể tích chuẩn, c(Na2S2O3) = 0,2 mol/l. Nồng độ chính xác đến ± 0,000 4 mol/l. 5.5 Hồ tinh bột, dung dịch chỉ thị 2 g/l. 6 Thiết bị, dụng cụ Sử dụng các thiết bị, dụng cụ thông thường và 6.1 Thiết bị đánh tơi ướt tốc độ cao, ví dụ thiết bị khuấy trộn sử dụng trong nhà bếp hoặc thiết bị tương tự có thể đánh tơi hoàn toàn bột giấy với mức độ phá hủy xơ sợi thấp nhất. 6.2 Thiết bị xác định mức tiêu thụ clo, như trong Hình 1, gồm các phần sau 6.2.1 Bình tam giác thành dày (D), dung tích 750 ml có cổ nhám chuẩn (C). 6.2.2 Phễu chiết (E), dung tích 50 ml đến 100 ml, có cổ nhám chuẩn (B và C) và nút đậy thủy tinh (A). 6.3 Máy khuấy từ, có thể khuấy với đầu khuấy từ có chiều dài khoảng 40 mm. 6.4 Bể cách thủy, có khả năng duy trì ở nhiệt độ 25 °C ± 1 °C trong ít nhất 20 min và có giá đỡ bình. 6.5 Bơm chân không. 6.6 Đồng hồ bấm giây. 7 Chuẩn bị mẫu 7.1 Tấm bột giấy khô gió Xé 3 g đến 10 g tấm bột giấy thành các mảnh nhỏ. 7.2 Bột giấy ướt đã sàng chọn Tạo tấm bột giấy khô có khối lượng từ 3 g đến 10 g bằng cách lọc bột giấy ướt qua phễu Bunchner tránh làm mất xơ sợi. Để tấm bột giấy khô gió và xé thành các mảnh nhỏ. 7.3 Bột giấy ướt chưa sàng chọn Trong trường hợp mẫu thử là bột giấy ướt chưa sàng chọn mà trong sản xuất thông thường được sàng chọn trước khi tẩy trắng hoặc trước công đoạn xử lý khác thì phải loại bỏ bột sống ra khỏi mẫu bằng cách sàng. Phương pháp sàng phải được chọn sao cho có kết quả tương đương với kết quả thu được từ phương pháp sàng chọn trong sản xuất công nghiệp và phải nêu rõ trong báo cáo thử nghiệm. Sau đó, chuẩn bị bột giấy đã sàng chọn theo 7.2. Hình 1 - Thiết bị xác định mức tiêu thụ clo của bột giấy 8 Cách tiến hành 8.1 Mẫu thử Trước khi cân, điều hòa mẫu thử trong môi trường tiến hành cân với thời gian không ít hơn 20 min. Cân 500 mg ± 5 mg bột giấy dùng làm mẫu thử. Cùng lúc đó, cân riêng một mẫu thử để xác định hàm lượng chất khô theo TCVN 4407 (ISO 638). 8.2 Cách xác định Đánh tơi mẫu thử trong máy đánh tơi (6.1) với 250 ml nước ở 25 °C đến 26 °C cho đến khi không còn các búi xơ sợi. Chuyển mẫu thử đã đánh tơi vào bình phản ứng (6.2.1), sử dụng 135 ml nước để rửa máy đánh tơi. Đặt bình vào giá đỡ trong bể cách thủy (6.4) và bật máy khuấy (6.3). Lắp phễu chiết (6.2.2) với bình và hút chân không bình bằng bơm chân không (6.5). Đóng van phễu chiết, lấy nút đậy ra và cho 10 ml dung dịch axit clohydric (5.2) vào trong phễu. Mở van phễu cho axit đi xuống mà không để không khí đi vào và bắt đầu tính thời gian (6.6). Rửa kỹ phễu bằng 10 ml nước và lại cho xuống bình. Dùng pipet lấy 15,0 ml dung dịch natri hypoclorit (5.1) cho vào trong phễu và cho xuống bình sau đúng 2 min. Không tắt đồng hồ bấm giây trong giai đoạn này. Rửa phễu bằng 5 ml nước và lại cho xuống bình. Thêm 20 ml dung dịch kali iodua (5.3) vào phễu và cho xuống bình sau đúng 17 min tính từ khi cho dung dịch axit clohydric. Rửa phễu bằng 50 ml nước, cho xuống bình và lắc bình để hòa tan khí clo. Thêm 50 ml nước vào phễu và cho xuống bình; mở van phễu chiết và lấy phễu ra. Chuẩn độ bằng dung dịch natri thiosunphat (5.4), sử dụng dung dịch hồ tinh bột (5.5) là chất chỉ thị. Ghi lại lượng tiêu thụ là V1 theo ml. Thực hiện một phép thử mẫu trắng theo quy trình tương tự và ghi lại lượng tiêu thụ là V2 theo ml. Đối với các bột giấy có mức tiêu thụ clo thấp, sử dụng lượng natri hypoclorit (5.1) ít hơn và tăng tỷ lệ nước lên. Tiến hành thử mẫu trắng với lượng natri hypoclorit và nước tương tự. Để chuẩn độ, sử dụng dung dịch natri thiosunphat có nồng độ nhỏ hơn nồng độ như quy định trong 5.4. Tiến hành hai lần xác định. 9 Biểu thị kết quả 9.1 Tính lượng clo thêm vào, r, mà không bị tiêu thụ trong phép thử theo công thức (1) (1) Trong đó V1 là thể tích của dung dịch thiosunphat thể tích chuẩn (5.4) tiêu hao khi chuẩn độ mẫu thử, tính bằng mililit; V2 là thể tích của dung dịch natri thiosunphat thể tích chuẩn (5.4) tiêu hao khi chuẩn độ mẫu trắng, tính bằng mililit. Nếu r nhỏ hơn 0,5 thì lặp lại phép thử với phần mẫu thử nhỏ hơn. Nếu r lớn hơn 0,5, lấy hệ số hiệu chỉnh f từ Bảng 1.
1695233506429.78.parquet/230687
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506429.78.parquet", "ppl": 414.9, "token_count": 15588, "url": "https://luatvietnam.vn/cong-nghiep/tieu-chuan-viet-nam-tcvn-11614-2016-bo-khoa-hoc-va-cong-nghe-156005-d3.html" }
Lỗi đi sai làn đường và không tuân thủ vạch kẻ đường rất dễ bị nhầm với nhau. Do vậy việc nhận biết làn đường và vạch kẻ đường tương đối quan trọng khi tham gia giao thông. Làn đường là gì? Thế nào là đi sai làn đường? Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có đủ bề rộng cho xe chạy an toàn (theo khoản 3.22 Điều 3 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT). Mà phần đường xe chạy chính là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông qua lại. Một phần đường xe chạy có thể có một hoặc nhiều làn đường. Theo đó, đi sai làn đường là điều khiển phương tiện đi không đúng làn đường dành cho phương tiên đó trên đoạn đường được chia thành nhiều làn và phân biệt bằng vạch kẻ đường, mỗi làn chỉ dành cho một hoặc một số loại phương tiện nhất định. Hiện nay, phổ biến nhất là lỗi đi sai làn đường tại nơi có biển báo “Làn đường dành riêng cho từng loại xe” - biển R.412 (a, b, c, d, e, f, g, h) và “Biển gộp làn đường theo phương tiện” - biển R.415 . Biển làn đường dành riêng cho từng loại xe - R.412 (Ảnh minh họa) Người điều khiển phương tiện đi sai làn đường sẽ bị phạt theo các mức sau: Xe ô tô - Phạt tiền: 800.000 đồng - 1,2 triệu đồng; - Tước GPLX: 01 - 03 tháng Điểm c khoản 4, điểm b khoản 12 Điều 5 Nghị định 46 của Chính phủ Xe máy - Phạt tiền: 300.000 - 400.000 đồng; - Tước GPLX: 02 - 04 tháng (nếu gây tai nạn giao thông) Điểm g khoản 4, điểm c khoản 12 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP Vạch kẻ đường và lỗi đi sai vạch kẻ đường Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu, có thể dùng độc lập hoặc kết hợp với các loại biển báo, đèn tín hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng lưu thông xe. Có nhiều cách phân loại vạch kẻ đường như dựa vào vị trí sử dụng (vạch trên mặt bằng và vạch đứng); dựa vào hình dáng, kiểu (vạch kẻ liền và vạch kẻ đứt khúc)… Lỗi đi sai vạch kẻ đường hay chính xác là lỗi không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường. Lỗi này thường ở những nơi đường giao nhau có đặt biển báo hiệu “Hướng đi trên mỗi làn đường phải theo” kết hợp với vạch mũi tên chỉ hướng đi trên mặt đường. Biển R.411 - Hướng đi trên mỗi làn đường phải theo (Ảnh minh họa) Ví dụ: Theo biển báo và vạch kẻ đường, xe rẽ phải tại làn đi thẳng… đây chính là lỗi không chấp hành chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường. Mức phạt lỗi này đối với người điều khiển ô tô từ 100.000 - 200.000 đồng, với người điều khiển xe máy là từ 60.000 - 80.000 đồng.
1695233506429.78.parquet/240459
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506429.78.parquet", "ppl": 243.4, "token_count": 12554, "url": "https://luatvietnam.vn/hanh-chinh/lan-duong-va-vach-ke-duong-570-21523-article.html" }
Chó, mèo là những vật nuôi phổ biến trong các gia đình người Việt. Nhưng không phải ai cũng biết đến những quy định của pháp luật đối với loại vật nuôi này. Dưới đây là tổng hợp những quy định người nuôi chó, mèo cần biết: 1. Đăng ký việc nuôi chó với UBND cấp xã Người nuôi chó phải đăng ký việc nuôi chó với cấp trưởng thôn hoặc UBND cấp xã, đồng thời cam kết nuôi nhốt (hoặc xích), giữ chó trong khuôn viên của gia đình (theo Quyết định 193/QĐ-TTg). Hà Nội cũng ra Kế hoạch 30/KH-UBND yêu cầu người dân Thủ đô tuân thủ quy định nêu trên. 2. Tiêm vắc xin phòng bệnh Dại Theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT, chó, mèo là những vật nuôi thuộc đối tượng bắt buộc phải tiêm phòng vắc xin Dại. Chủ nuôi phải tự chi trả việc tiêm phòng vắc-xin Dại cho chó, mèo. Nếu chủ vật nuôi không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho chó, mèo thì có thể sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng - 800.000 đồng (căn cứ khoản a, Điều 2 Nghị định 90/2017/NĐ-CP).
1695233506429.78.parquet/244876
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506429.78.parquet", "ppl": 197.4, "token_count": 10786, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-phap-luat/neu-nuoi-cho-meo-day-la-nhung-quy-dinh-can-biet-230-16547-article.html" }
Câu hỏi: Xin hỏi LuatVietnam: Gia đình tôi xây dựng một căn nhà rộng 300m2 (nhà tôi xây dựng là nhà cấp 4) đã hoàn thành xong vào tháng 02/2015 ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên đất thổ cư gia đình có trong sổ đỏ là 200m2; còn lại là đất vườn. Đến tháng 11/2017 cán bộ xã đến kiểm tra thì thấy diện tích xây dựng nhà vượt quá diện tích thổ cư và lập biên bản yêu cầu tháo dỡ. Tháng 01/2018 các bộ xã kiểm tra lần nữa thì lập thêm một biên bản nữa và buộc gia đình tôi tháo dỡ phần công trình xây dựng vượt diện tích đất ở. Vậy gia đình tôi có bắt buộc phải tháo dỡ không? Nếu phải tháo dỡ thì có cách nào để xử lý trong trường hợp này để đảm bảo quyền lợi cho gia đình thôi hay không? Xin cảm ơn! Trả lời: Căn cứ khoản 1, Điều 6 Luật đất đai 2013 quy định như sau: Điều 6. Nguyên tắc sử dụng đất 1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất. …. Căn cứ khoản 1, Điều 170 Luật đất đai 2013 quy định như sau: Điều 170. Nghĩa vụ chung của người sử dụng đất 1. Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan. … Như vậy, việc gia đình xây dựng nhà ở trên phần diện tích đất vườn là trái quy định của pháp luật đất đai, do sử dụng đất không đúng mục đích sử dụng đất. Căn cứ điểm a, khoản 2 và khoản 4, Điều 11 của Nghị định số 91/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai như sau:
1695233506429.78.parquet/249495
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506429.78.parquet", "ppl": 163.2, "token_count": 11205, "url": "https://luatvietnam.vn/luat-su-tu-van/xay-dung-nha-vuot-qua-dien-tich-dat-o-trong-so-do--149096-faqs.html" }
Nếu chưa sử dụng dịch vụ thuê bao của LuatVietnam, để nhận được văn bản yêu cầu, Quý khách cần soạn tin theo cấu trúc: VB Sốvănbản gửi 6689 VD: Muốn xem nội dung Nghị định số 71/2010/NĐ-CP, soạn tin: VB 71/2010/ND-CP gửi 6689. Hiện chúng tôi đã có Danh sách văn bản mới tháng 05/2017, để nhận được danh sách này qua email, bạn cần soạn tin nhắn theo cấu trúc: VB DS 05/2017 Emailnhận gửi đến 6689. TÓM TẮT VĂN BẢN: Ü Doanh nghiệp: EVN THOÁI VỐN TOÀN BỘ TẠI 6 DOANH NGHIỆP Đề án tổng thể sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giai đoạn 2017 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 852/QĐ-TTg ngày 14/06/2017. Theo Đề án này, Công ty mẹ - EVN tiếp tục là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ với 18 đơn vị trực thuộc. EVN giữ trên 50% vốn điều lệ tại 02 doanh nghiệp và giữ dưới 50% vốn điều lệ tại 02 doanh nghiệp khác; đặc biệt, giữ 100% vốn điều lệ tại 06 doanh nghiệp, gồm có: Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia; Tổng công ty Điện lực miền Bắc; Tổng công ty Điện lực miền Trung; Tổng công ty Điện lực miền Nam; Tổng công ty Điện lực Hà Nội và Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh. Đáng chú ý, EVN sẽ thực hiện thoái vốn toàn bộ tại 06 doanh nghiệp, gồm: Công ty Tài chính cổ phần Điện lực; Công ty Cổ phần Cơ điện Thủ Đức; Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh - Công ty cổ phần; Công ty Cổ phần Phong điện Thuận Bình; Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng điện 3; Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng điện 4. Các ngành nghề kinh doanh chính của EVN được quy định tại Đề án này bao gồm: Sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh mua bán điện năng; Chỉ huy, điều hành hệ thống sản xuất, truyền tải, phân phối và phân bổ điện năng trong hệ thống điện quốc gia; Xuất nhập khẩu điện năng; Đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án điện; Quản lý, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, cải tạo, nâng cấp thiết bị điện, cơ khí, điều khiển, tự động hóa thuộc dây chuyền sản xuất, truyền tải và phân phối diện, công trình điện; Tư vấn quản lý dự án, tư vấn khảo sát thiết kế, tư vấn lập dự án đầu tư, tư vấn đấu thầu, lập dự toán, tư vấn thẩm tra và giám sát thi công công trình nguồn điện, các công trình đường dây và trạm biến áp… Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký. Ü Bảo hiểm: BỒI DƯỠNG CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ BHXH 3,9 TRIỆU ĐỒNG/THÁNG Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 72/2017/NĐ-CP ngày 13/06/2017 quy định về nội dung chi hoạt động của Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam (sau đây gọi là Hội đồng). Theo Nghị định này, từ ngày 01/08/2017, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng được hưởng mức bồi dưỡng 3,9 triệu đồng/tháng; với Ủy viên Hội đồng, mức bồi dưỡng là 3,25 triệu đồng/tháng. Các thành viên Hội đồng khi đi giám sát, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thu, chi, quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo phân công của Hội đồng được hưởng chế độ công tác phí theo quy định của pháp luật về chế độ công tác phí với cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. Tương tự, với các cuộc họp, hội nghị của Hội đồng, mức chi được thực hiện theo quy định về chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/08/2017. Ü Tài chính-Ngân hàng-Tín dụng: TĂNG HẠN MỨC BẢO HIỂM TIỀN GỬI LÊN 75 TRIỆU ĐỒNG Quyết định số 21/2017/QĐ-TTg về hạn mức trả tiền bảo hiểm đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 15/06/2017, có hiệu lực từ ngày 05/08/2017. Theo Quyết định này, số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một cá nhân tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tối đa là 75 triệu đồng. Trước đây, tại Nghị định số 109/2005/NĐ-CP ngày 24/08/2005, Chính phủ quy định hạn mức nêu trên là 50 triệu đồng. Sau hơn 10 năm áp dụng, hạn mức này đã không còn phù hợp với thực tiễn xã hội. Do đó, việc nâng hạn mức bảo hiểm tiền gửi là một sự điều chỉnh phù hợp, tạo sự tin tưởng, yên tâm với người gửi tiền. DOANH NGHIỆP SIÊU NHỎ ĐƯỢC VAY ĐẾN 50 TRIỆU TỪ DỰ ÁN TÀI CHÍNH VI MÔ Nội dung này được Thủ tướng Chính phủ nêu tại Quyết định số 20/2017/QĐ-TTg ngày 12/06/2017 quy định về hoạt động của chương trình, dự án tài chính vi mô của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ. Cụ thể, khách hàng tài chính vi mô vay vốn từ chương trình, dự án tài chính vi mô phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định; Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp và chỉ được vay tối đa không quá 50 triệu đồng; Việc vay vốn phải được đảm bảo bằng tiền gửi tiết kiệm bắt buộc và/hoặc bảo lãnh. Trong đó, khách hàng tài chính vi mô được giải thích là cá nhân thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ có mức sống trung bình, cá nhân có thu nhập thấp, doanh nghiệp siêu nhỏ. Cũng theo Quyết định, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ trong nước phải thực hiện chuyển đổi chương trình, dự án tài chính vi mô thành tổ chức tài chính vi mô nếu các chương trình, dự án này có tổng tài sản từ 75 tỷ đồng trở lên hoặc có tổng dư nợ cho vay đối với khách hàng tài chính vi mô từ 50 tỷ đồng trở lên hoặc tự nguyện chuyển đổi. Nếu thuộc các trường hợp phải chuyển đổi, chương trình, dự án tài chính vi mô hoạt động trước ngày 01/08/2017 phải thực hiện chuyển đổi trong thời hạn tối đa 02 năm, kể từ ngày 01/08/2017. Chương trình, dự án tài chính vi mô hoạt động sau ngày 01/08/2017 phải chuyển đổi trong thời hạn tối đa 02 năm, kể từ thời điểm báo cáo gần nhất về tình hình hoạt động. Trong tối đa 12 tháng sau thời hạn nêu trên, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ trong nước không thực hiện chuyển đổi chương trình, dự án tài chính vi mô thành các tổ chức tài chính vi mô phải chấm dứt hoạt động hoặc giảm quy mô hoạt động của các chương trình, dự án này. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01/08/2017. Ü Thương mại: BÃI BỎ ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT MÁY TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ CÓ THƯỞNG Ngày 02/06/2017, Bộ Tài chính đã ra Thông tư số 57/2017/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2014/TT-BTC ngày 17/01/2014 hướng dẫn một số điều quy định tại Nghị định số 86/2013/NĐ-CP ngày 29/07/2013 của Chính phủ về kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài. Nội dung nổi bật của Thông tư này là bãi bỏ quy định về điều kiện kỹ thuật máy trò chơi điện tử có thưởng. Trước đây, Thông tư số 11/2014/TT-BTC quy định những yêu cầu nghiêm ngặt về phần cứng, phần mềm và thiết bị ngoại vi của máy trò chơi điện tử có thưởng. Ngoài ra, Thông tư mới này cũng yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho xuyên toàn bộ hoạt động trong điểm kinh doanh 24/24h. Đặc biệt, hình ảnh camera tại các vị trí phải được lưu trữ đầy đủ trong thời hạn tối thiểu 30 ngày, kể từ ngày ghi hình. Trong trường hợp cần thiết, thời gian lưu trữ có thể kéo dài hơn theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền. Về phí cấp, cấp lại, điều chỉnh và gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài, Thông tư quy định mức phí là 150 triệu đồng với trường hợp cấp, gia hạn và 20 triệu đồng với trường hợp cấp lại, điều chỉnh. Các khoản phí này đều là khoản thu thuộc ngân sách Nhà nước. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 17/07/2017. Ü Tài nguyên-Môi trường: KHAI THÁC DỮ LIỆU TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG PHẢI TRẢ PHÍ Tại Nghị định số 73/2017/NĐ-CP ngày 14/06/2017 về thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường, Chính phủ quy định tổ chức, cá nhân khi khai thác thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường trên trang thông tin hoặc cổng thông tin điện tử phải đăng ký và được cấp quyền truy cập, khai thác thông tin, dữ liệu từ cơ quan cung cấp thông tin, dữ liệu; có trách nhiệm không làm lộ địa chỉ, mã khóa truy cập đã được cấp. Khi khai thác thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường, tổ chức và cá nhân phải trả kinh phí khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí. Ngoài ra, phải cam kết không được chuyển thông tin, dữ liệu cho bên thứ ba sử dụng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; Không được làm sai lệch thông tin, dữ liệu đã được cung cấp để sử dụng; Tuân thủ quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ; Được khiếu nại, tố cáo theo quy định khi bị vi phạm quyền khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu của mình; Được bồi thường khi bên cung cấp thông tin, dữ liệu cung cấp thông tin, dữ liệu không chính xác gây thiệt hại cho mình… Cũng tại Nghị định này, Chính phủ khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư cho việc thu nhận, tạo lập và cung cấp, chia sẻ thông tin, dữ liệu về tài nguyên và môi trường đúng quy định; khuyến khích cung cấp, hiến tặng thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường cho cơ quan Nhà nước góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia và phục vụ lợi ích chung của xã hội. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/08/2017. Ü Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề: GIÁO VIÊN TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC LÀM VIỆC 42 TUẦN/NĂM Đây là nội dung mới tại Thông tư số 15/2017/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cụ thể, thời gian làm việc của giáo viên trường dự bị đại học là 42 tuần, trong đó: 28 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục; 12 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, xây dựng tài liệu, nghiên cứu khoa học và một số hoạt động khác theo kế hoạch năm học; 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới và 01 tuần dành cho tổng kết năm học. Bên cạnh đó, Thông tư nêu rõ, định mức tiết dạy đối với giáo viên dự bị đại học là 12 tiết/tuần; Đối với giáo viên kiêm nhiệm công tác chuyên môn như giáo viên chủ nhiệm được giảm 03 tiết/tuần, giáo viên kiêm trưởng phòng chức năng được giảm 03 tiết/tuần, giáo viên kiêm phó phòng chức năng được giảm 01 tiết/tuần. Giáo viên dự bị đại học là nữ có con nhỏ từ 12 tháng tuổi trở xuống, giống như với giáo viên trung học phổ thông và trung học cơ sở, mỗi tuần được giảm 03 tiết. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/08/2017. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TRƯỜNG TRUNG CẤP, CAO ĐẲNG Ngày 08/06/2017, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 15/2017/TT-BLĐTBXH việc quy định tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp, trong đó đưa ra các tiêu chí kiểm định chất lượng trường trung cấp, cao đẳng. Cụ thể, các trường trung cấp và cao đẳng được đánh giá chất lượng qua 09 tiêu chí, gồm: Mục tiêu, sứ mạng, tổ chức và quản lý; Hoạt động đào tạo; Nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động; Chương trình, giáo trình; Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và thư viện; Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế; Quản lý tài chính; Dịch vụ người học; Giám sát, đánh giá chất lượng. Mỗi tiêu chí nêu trên có một mức điểm chuẩn nhất định. Trường được đánh giá là đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp khi đáp ứng được đủ 03 yêu cầu: Tổng số điểm đánh giá các tiêu chí kiểm định đạt từ 80 điểm trở lên; Điểm đánh giá của từng tiêu chí kiểm định đạt từ 60% điểm chuẩn trở lên; Điểm đánh giá của các tiêu chí về hoạt động đào tạo, nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động, chương trình, giáo trình, cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và thư viện đạt từ 80% điểm chuẩn trở lên. Trường không đáp ứng các yêu cầu trên được đánh giá là không đạt tiêu chuẩn. Thông tư có hiệu lực từ ngày 24/07/2017. Ü Khoa học-Công nghệ: TIẾP NHẬN THÔNG TIN SỰ CỐ BỨC XẠ, HẠT NHÂN 24/7 Theo Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp quốc gia, thông tin sự cố xảy ra trong lãnh thổ Việt Nam được tiếp nhận qua hệ thống tiếp nhận thông tin 24/7 đặt tại Bộ Khoa học và Công nghệ. Sau khi tiếp nhận thông tin sự cố, Bộ Khoa học Công nghệ sẽ lập tức xác minh tính chính xác của thông tin; Đánh giá tính chất, mức độ nghiêm trọng của sự cố, làm căn cứ đề xuất triển khai ứng phó sự cố cấp quốc gia và yêu cầu trợ giúp quốc tế; Trường hợp cần thiết triển khai ứng phó sự cố quốc gia hoặc yêu cầu trợ giúp quốc tế, báo cáo ngay Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn để quyết định. Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn quyết định triển khai ứng phó sự cố cấp quốc gia và báo cáo Thủ tướng quyết định các biện pháp ứng phó trong trường hợp vượt quá thẩm quyền. Hoạt động ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp quốc gia được chấm dứt và công bố chính thức cho công chúng khi đảm bảo: Tình trạng phóng xạ đã được kiểm soát và các dữ liệu đặc trưng cho tình trạng phóng xạ của sự cố đã được thu thập đầy đủ; Khả năng chiếu xạ hoặc gây nhiễm bẩn phóng xạ, khả năng phát triển của sự cố được đánh giá và khẳng định là ổn định; Đã có các giải pháp bảo đảm an toàn cho công chúng sau khi chấm dứt hoạt động ứng phó sự cố… Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ gây ra sự cố có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án khắc phục sự cố bên trong cơ sở; Thực hiện khắc phục hậu quả sự cố bên ngoài cơ sở theo chỉ đạo của UBND cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố; Chịu chi phí khắc phục hậu quả sự cố do cơ sở gây ra theo quy định của pháp luật. Kế hoạch này được Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số 884/QĐ-TTg, ban hành và có hiệu lực cùng ngày 16/06/2017. Ü Chính sách: KHÔNG DÙNG NGÂN SÁCH ĐỂ CƠ CẤU LẠI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Đây nội dung trong Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách Nhà nước, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững, ban hành kèm theo Nghị quyết số 51/NQ-CP ngày 19/06/2017. Theo đó, nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương về tài chính - ngân sách Nhà nước và nợ công, Chính phủ yêu cầu không sử dụng ngân sách Nhà nước để cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước, xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Nhà nước, cấp vốn điều lệ cho tổ chức tín dụng thương mại hoặc đóng góp cổ phần tại các tổ chức tài chính quốc tế. Các khoản vay mới chỉ thực hiện sau khi đã đánh giá đầy đủ tác động lên quy mô nợ công và khả năng trả nợ trong trung hạn. Đồng thời, từng bước cơ cấu lại chi ngân sách Nhà nước theo hướng tăng tỷ trọng chi đầu tư hợp lý, giảm tỷ trọng chi thường xuyên gắn với đổi mới mạnh mẽ khu vực dịch vụ hành chính sự nghiệp công lập… Đồng thời, hạn chế tối đa việc ứng trước dự toán, chuyển nguồn, điều chỉnh tổng mức đầu tư các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn vay; xử lý dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản và không để phát sinh nợ xây dựng cơ bản mới. Tăng cường công tác quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước, thực hiện nghiêm các chế tài xử lý vi phạm trong công tác quyết toán các dự án hoàn thành. Về bộ máy Nhà nước và nhân sự, Chính phủ vẫn kiên định với chủ trương đẩy mạnh tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đổi mới mạnh mẽ quy trình, phương thức tổ chức tuyển dụng, sử dụng, trả lương, đánh giá, đề bạt cán bộ; triển khai chế độ hợp đồng có thời hạn đối với viên chức Nhà nước; tăng cường trách nhiệm giải trình của người đứng đầu đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao… Ü Hành chính: VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CHỦ TRÌ TRIỂN KHAI CƠ CHẾ MỘT CỬA Nội dung này thể hiện tại Nghị quyết số 49/NQ-CP ngày 13/06/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều có liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính và cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại một số Nghị quyết của Chính phủ. Cụ thể, Văn phòng Chính phủ được giao trách nhiệm đẩy mạnh triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính Nhà nước, trong khi trước đây, nhiệm vụ này được giao cho Bộ Nội Vụ.
1695233506429.78.parquet/255767
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506429.78.parquet", "ppl": 98.3, "token_count": 29277, "url": "https://luatvietnam.vn/diem-tin-van-ban-moi/so-232017-836-ngay-20-06-2017-220-7504-article.html" }
Người phụ nữ đăng tải thông tin máy bay rơi “câu like”, tăng lượt người theo dõi để bán mỹ phẩm online có thể bị xử phạt hành chính đến 20 triệu đồng. Trong trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng còn có thể bị xử lý hình sự. Cách đây không lâu, trên mạng xã hội facebook, một tài khoản cá nhân đã đăng tải hình ảnh một chiếc máy bay dân dụng rơi trên cánh đồng, xung quanh có nhiều người kèm theo dòng miêu tả: “Mưa to quá máy bay rơi luôn…thật là kinh khủng… Nội Bài này”. Thông tin này sau đó được làn truyền rất nhanh, làm nhiều người lo lắng. Trước tình hình này, đại diện Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài đã lên tiếng khẳng định không hề có máy bay rơi và thông tin được đăng tải trên mạng xã hội hoàn toàn là bịa đặt. Chủ tài khoản facebook đăng thông tin này sau đó đã thừa nhận đăng hình ảnh máy bay rơi nhằm “câu like”, tạo sự chú ý, tăng lượt người theo dõi để phục vụ hoạt động buôn bán online của mình. Thông tin rơi máy bay được đăng tải lên mạng xã hội Việc đưa những thông tin không có thật lên mạng xã hội, đặc biệt là facebook để “câu like”, thu hút sự chú ý của dư luận là điều không phải hiếm. Trước đó, hàng loạt thông tin về việc bắt cóc trẻ em kèm hình ảnh, thậm chí là clip cũng được một số đối tượng đăng tải lên mạng, khiến dư luận vô cùng hoang mang. Các nhà chức trách sau đó cũng phải lên tiếng trấn an người dân và bác bỏ những thông tin thiếu căn cứ này. Tung tin đồn thất thiệt lên mạng để “câu like” tưởng chừng không gây hậu quả gì nhưng thực tế đây lại là hành vi nguy hiểm và trái pháp luật. Tùy theo tính chất, mục đích, hậu quả của vụ việc, người tung tin đồn có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự. Trong trường hợp tung tin máy bay rơi nêu trên, người tung tin có thể bị phạt hành chính đến 20.000.000 đồng. Điều 66 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện có quy định rất rõ về các mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin. Trong đó, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác. Về việc xử lý hình sự, tùy theo tính chất, mức độ nghiêm trọng của vụ việc, người tung tin đồn thất thiệt có thể bị xử lý hình sự về Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet. Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet được quy định tại Điều 226 của Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009. Trong đó có quy định người nào đưa lên máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet những thông tin trái với quy định của pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 88 (Tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam) và Điều 253 (Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy) của Bộ luật này, xâm phạm lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân, xâm phạm trật tự, an toàn xã hội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tiền từ 10-100 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Phạm tội có tổ chức, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng… thì bị phạt tù từ 02-07 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20-200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01-05 năm. Bịa đặt ra những thông tin không có thật rồi đăng tải lên mạng để lôi kéo sự chú ý, phục vụ mục đích của mình là một hành vi gây nguy hiểm, không chỉ gây thiệt hại cho đối tượng bị tung tin đồn mà còn ảnh hưởng đến an ninh trật tự và sự phát triển của xã hội. Do vậy, để hạn chế những tin đồn thất thiệt lan truyền, mỗi người cần có ý thức trong việc chọn lọc, kiểm chứng thông tin. Ngoài ra, xử lý mạnh tay những đối tượng tung tin đồn thất thiệt là việc làm cần thiết. Những điều, khoản, khung hình phạt trên chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn đọc có thể theo dõi thêm những quy định đã nêu trong bài viết tại các văn bản sau:
1695233506429.78.parquet/257097
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506429.78.parquet", "ppl": 3272, "token_count": 13518, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-van-ban-moi/tung-tin-may-bay-roi-de-cau-like-bi-phat-den-20-trieu-dong-186-7571-article.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: Chính sách TÓM TẮT VĂN BẢN Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau! tải Quyết định 02/1998/QĐ-TTg Quyết định 02/1998/QĐ-TTg ZIP (Bản Word) LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam. Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SÔ 02/1998/QĐ-TTG NGÀY 06 THÁNG 1 NĂM 1998 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI VÙNG ĐÔNG - BẮC GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010 THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992; Xét đề nghị của Chủ tịch Hội đồng thẩm định Nhà nước về các dự án đầu tư tại công văn số 3202 BKH/HĐTĐ ngày 31 tháng 5 năm 1997. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông - Bắc đến năm 2010 gồm 13 tỉnh: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh với những nội dung chính như sau: I. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU: 1. Phấn đấu nhịp độ tăng trưởng GDP cả giai đoạn từ nay đến năm 2010 đạt khoảng trên 10%/năm, trong đó thời kỳ từ nay đến năm 2000 khoảng 10% để đạt mục tiêu GDP/người năm 2000 bằng khoảng 1,6 lần so với năm 1994 và năm 2010 bằng khoảng 2,5 lần so với năm 2000. Đảm bảo hài hòa quan hệ giữa phát triển nhanh, hiệu quả và lâu bền, thực hiện cơ bản xóa đói trước năm 2000, giảm 30 - 40% hộ nghèo so với hiện nay. 2. Sau năm 2000 hầu hết các tỉnh phấn đấu tự cân đối thu chi ngân sách trên địa bàn; tăng tích lũy từ nội bộ nền kinh tế. Đến năm 2000 tỷ lệ tích lũy đầu tư từ nội bộ nền kinh tế đạt khoảng 12 - 13% GDP và đến năm 2010 đạt khoảng 18 - 20% GDP. 3. Giá trị xuất khẩu tăng với nhịp độ 22 - 23%/năm trong cả giai đoạn từ nay đến năm 2010. Giá trị xuất khẩu của vùng Đông - Bắc chiếm khoảng 4% so với cả nước vào năm 2010. 4. Năm 2010 cơ bản hoàn thành công tác định canh, định cư. 5. Nâng cao dân trí và thể lực của nhân dân; đảm bảo cuộc sống văn hóa, tinh thần ngày càng cao và lối sống ngày càng văn minh trong nhân dân. Giảm tối đa các bệnh dịch và các bệnh nguy hiểm như sốt rét, bướu cổ, trẻ em suy dinh dưỡng và các tệ nạn xã hội như mê tín, dị đoan, nghiện hút, tiêm chích ma túy, mại dâm... 6. Khôi phục và cải thiện môi trường; nâng tỷ lệ che phủ rừng trên diện tích tự nhiên từ 22,8% hiện nay lên 60% vào năm 2010 (tính cả cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả); bảo vệ cảnh quan và môi trường sinh thái, nhất là ở các đô thị lớn, các khu công nghiệp tập trung, các hải cảng, khu du lịch. 7. Phối hợp với các lực lượng của Trung ương giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Quốc gia trên đất liền và vùng biển, góp phần tạo ra sự ổn định cần thiết cho quá trình phát triển của vùng và cả nước. II. NHỮNG NHIỆM VỤ CHỦ YẾU VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI: 1. Về phát triển công nghiệp: - Phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng bình quân cả giai đoạn từ nay đến năm 2010 khoảng 14 - 15%/ năm. - Hình thành các ngành hoặc sản phẩm công nghiệp chủ lực, trong đó một số là mũi nhọn dựa trên các lợi thế về nguyên liệu và thị trường như: công nghiệp khai thác, tuyển quặng và tinh chế khoáng sản (than, sắt, kim loại mầu); công nghiệp vật liệu xây dựng; công nghiệp chế biến nông lâm, hải sản; công nghiệp luyện kim, chế tạo cơ khí; nhiệt điện và thủy điện vừa và nhỏ; công nghiệp phân bón, hóa chất; công nghiệp hàng tiêu dùng. - Cải tạo và mở rộng các khu công nghiệp hiện có, đồng thời từng bước cải tạo các điều kiện về cơ sở hạ tầng để hình thành một số khu công nghiệp mới. Phát triển công nghiệp phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường. - Duy trì và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt là sản xuất các sản phẩm mỹ nghệ có giá trị xuất khẩu cao. 2. Về phát triển nông nghiệp: - Phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng nông nghiệp cả thời kỳ 1996 - 2010 khoảng 4%. - Đổi mới cơ cấu nông nghiệp: chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa (giảm tỷ trọng cây lương thực, tăng tỷ trọng cây công nghiệp, cây ăn quả, rau thực phẩm); phát triển lương thực theo hướng thâm canh để giải quyết với mức cho phép nhu cầu tại chỗ. Phát triển mạnh các vùng cây tập trung tạo hàng hóa lớn. Chuyển đổi cơ cấu vật nuôi. Chú trọng phát triển các vùng cây đặc sản. - Đổi mới hệ giống và tạo đủ giống cây trồng, vật nuôi, đi đôi với việc áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, kể cả khâu sau thu hoạch. 3. Về phát triển lâm nghiệp: - Phát triển lâm nghiệp theo hướng xã hội hóa, thực hiện chức năng bảo vệ rừng đầu nguồn, trồng rừng mới và giữ gìn môi trường, sinh thái. - Đổi mới giống cây trồng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với nhu cầu của thị trường về lâm sản. - Xây dựng các vùng nguyên liệu giấy, gỗ trụ mỏ, quế, hồi ... 4. Các ngành dịch vụ: - Ngành Thương mại cần được phát triển mạnh để chuyển sang kinh tế hàng hóa. Đến năm 2000 GDP ngành Thương mại phấn đấu đạt tỷ trọng 9% so với tổng GDP và 21,6% so với GDP các ngành dịch vụ ..., năm 2010 đạt 13% so với tổng GDP và 26% so với GDP với các ngành dịch vụ. Đẩy mạnh xuất khẩu qua biên giới Trung Quốc. Coi trọng nhập thiết bị máy móc vật tư cho sản xuất. Phát triển mạnh hệ thống các trung tâm thương mại, các khu kinh tế cửa khẩu. Phát triển thương nghiệp vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo. Khuyến khích tối đa đối với các loại đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ để khắc phục khoảng cách đối với các vùng khác. - Du lịch: Phát triển mạnh du lịch để nâng tỷ trọng đóng góp của ngành vào GDP của vùng đạt 6% năm 2000 và 10% năm 2010. Phát triển mạnh du lịch biển, xây dựng một số khu, cụm du lịch, tuyến du lịch nội vùng, liên vùng và quốc tế. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho ngành du lịch đồng thời tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý ngành du lịch. - Phát triển các loại hình dịch vụ khác như vận tải quá cảnh, dịch vụ tài chính, ngân hàng, chuyển giao công nghệ, thông tin liên lạc ... - Đẩy mạnh phát triển các vùng cửa khẩu, tạo cơ sở nâng cao khả năng chuyển tải quá cảnh bằng đường sắt, đường bộ. 5. Về phát triển các lĩnh vực xã hội: - Giáo dục - đào tạo: Ưu tiên phát triển giáo dục, đào tạo ở vùng cao biên giới, hải đảo. Đa dạng hóa loại hình giáo dục nhằm thu hút ngày càng nhiều trẻ em đến tuổi đi học tới trường, lớp. - Y tế: tăng cường điều kiện vật chất cho các cơ sở y tế đảm bảo chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám và chữa bệnh có chất lượng, giảm hẳn tình trạng suy dinh dưỡng ở bà mẹ và trẻ em. Đến năm 2000 khống chế được bệnh sốt rét, thanh toán bệnh bướu cổ, bệnh đần độn và các hậu quả do thiếu iốt. Trước năm 2010 hoàn thành xóa xã trắng về cơ sở y tế. - Văn hóa thông tin - phát thanh truyền hình: thời kỳ từ nay đến năm 2000 phấn đấu các tỉnh trong vùng đều có trung tâm văn hóa hoặc trung tâm văn hóa - thể thao, có bảo tàng hoàn chỉnh, xây dựng đài phát thanh và truyền hình theo quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt. Coi trọng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc, thời kỳ 2001 - 2010 phấn đấu đáp ứng các nhu cầu nghe, nhìn của nhân dân trong vùng ở mức độ trung bình so với cả nước. 6. Phát triển kết cấu hạ tầng: Phát triển kết cấu hạ tầng then chốt phải được ưu tiên và đi trước một bước. Tập trung phát triển mạng lưới giao thông. Ngoài việc thực hiện chương trình giao thông năm 2000 của Bộ Giao thông vận tải, cần tiếp tục nâng cấp các Quốc lộ 2, Quốc lộ 3, Quốc lộ 1, Quốc lộ 70. Ngoài ra, trước năm 2005 khôi phục và nâng cấp các đường vành đai Quốc lộ 4, N1, N2 để tạo ra mạng lưới đường hoàn chỉnh cho cả vùng Đông - Bắc. Đến năm 2000 đạt 70% và năm 2010 đạt 90% số xã có điện. Từng bước xây dựng hệ thống thủy lợi cho sản xuất và hệ thống cấp nước cho các thành phố, thị xã, thị trấn, huyện lỵ, các khu công nghiệp, cấp nước sạch cho khu vực nông thôn, chú ý khu vực vùng cao đồng bào dân tộc. Phát triển mạng thông tin bưu chính - viễn thông đến năm 2000 phấn đấu đạt 75% và năm 2010 đạt 100% số xã có máy điện thoại. 7. Về môi trường: Vấn đề môi trường phải được coi trọng song song với phát triển kinh tế - xã hội: phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, ưu tiên khu vực đầu nguồn, nơi có yêu cầu phòng hộ; chống ô nhiễm không khí, đất và nguồn nước, giữ gìn và bảo vệ nghiêm ngặt môi trường khu vực ven biển, các đô thị, các trung tâm khu công nghiệp và khu vực khai thác than Quảng Ninh cũng như các khu vực khai thác khoáng sản khác. 8. Về an ninh - quốc phòng: Củng cố, xây dựng phòng tuyến biên giới, bờ biển, hải đảo vững mạnh, thực hiện các Nghị quyết của Đảng về nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng - an ninh. Kết hợp với xây dựng kinh tế để thực hiện các nhiệm vụ chiến lược trên địa bàn vùng Đông - Bắc. III. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU: 1. Để thực hiện Quy hoạch phải có hệ thống biện pháp đồng bộ nhằm huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đông - Bắc. Phải thể hiện và cụ thể hóa các phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu của Quy hoạch trong các kế hoạch 5 năm, hàng năm trên địa bàn từng tỉnh thuộc vùng Đông Bắc bằng các chương trình phát triển và các dự án đầu tư cụ thể. Các khu vực cần được ưu tiên phát triển là: Hệ thống đô thị, các tuyến hành lang kinh tế, hành lang biên giới, nông thôn (đặc biệt khu vực nông thôn vùng núi cao và hải đảo). Đối với các tỉnh có biên giới Quốc gia, cần đẩy mạnh phát triển các khu vực cửa khẩu, xây dựng các cửa khẩu thành trung tâm giao lưu kinh tế và thương mại. Đồng thời cần quan tâm tới việc xây dựng cơ sở vật chất cho các đồn, trạm biên phòng để tạo điều kiện cho việc hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội khu vực biên giới. Cần nghiên cứu lồng ghép, phối hợp các chương trình mục tiêu đẩy mạnh phát triển các khu vực vùng cao, biên giới, các khu vực có khó khăn đặc biệt. Việc này cần phải được phối hợp chặt chẽ từ Trung ương đến các tỉnh để bảo đảm đồng bộ và tập trung, phát huy hiệu quả của các chương trình. 2. Cụ thể hóa các giải pháp về vốn, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ và môi trường, mở rộng thị trường bằng các cơ chế chính sách phù hợp với các đặc điểm của vùng và đặc điểm của từng tỉnh để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định nhằm thực hiện tốt những mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã nêu trong Quy hoạch. 3. Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cần rà soát kỹ hệ thống các chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông - Bắc, danh mục các dự án đầu tư và sắp xếp lại thứ tự ưu tiên cho hợp lý để đưa dần vào kế hoạch hàng năm của các tỉnh. Đối với các xã, huyện vùng cao biên giới, vừa là vùng núi có nhiều khó khăn, vừa là vùng trọng điểm an ninh, cần có kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cụ thể để có giải pháp tập trung cao độ để tạo bước đi trong giai đoạn trước mắt và chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo. Điều 2. Các Bộ, ngành ở Trung ương và ủy ban nhân dân các tỉnh vùng Đông - Bắc phải có kế hoạch cụ thể 5 năm, hàng năm để tổ chức chỉ đạo thực hiện các chương trình, dự án trong phạm vi chỉ đạo của Bộ, ngành và tỉnh mình theo các mục tiêu và định hướng phát triển đã nêu trong Quyết định phê duyệt Quy hoạch này. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh vùng Đông - Bắc có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành ở Trung ương trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình và các dự án đã đề ra. Điều 3. Trong quá trình thực hiện Quy hoạch phát triển vùng Đông - Bắc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kết hợp với các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh vùng Đông - Bắc tiến hành tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm để bổ sung điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với Quy hoạch chung của cả nước. Điều 4. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh thuộc vùng Đông - Bắc và các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
1695233506429.78.parquet/257777
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506429.78.parquet", "ppl": 95.6, "token_count": 19436, "url": "https://luatvietnam.vn/chinh-sach/quyet-dinh-02-1998-qd-ttg-thu-tuong-chinh-phu-5429-d1.html" }
Xin hỏi LuatVietnam: Công ty tôi là công ty sản xuất có quy mô trên 400 nhân sự, tính chất công việc phải liên tục cho nên người lao động sẽ không được nghỉ vào ngày Chủ nhật mà sẽ nghỉ vào một ngày trong tuần. Tuy nhiên, công ty tôi chưa tiến hành đăng ký nội quy lao động theo quy định và bây giờ người lao động đang có thắc mắc là làm việc vào chủ nhật thì tiền lương có được hưởng là 200% không? Xin cảm ơn! Trả lời: Căn cứ Điều 111 của Bộ luật lao động 2019 quy định: Điều 111. Nghỉ hằng tuần 1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày. 2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động. 3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp. Theo quy định pháp luật nêu trên, người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào một ngày xác định khác trong tuần không phải là Chủ nhật, nhưng người sử dụng lao động phải ghi vào nội quy lao động. Như vậy, trường hợp Công ty đã sắp xếp ngày nghỉ hàng tuần cho người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục mỗi tuần thay cho việc nghỉ vào ngày Chủ nhật là đã bảo đảm được quyền lợi của người lao động; đồng nghĩa với việc người lao động vẫn đảm bảo được quyền nghỉ hằng tuần. Do đó, Công ty không phải trả tiền lương làm thêm giờ. Tuy nhiên, việc Công ty chưa tiến hành việc đăng ký nội quy lao động là trái quy định của pháp luật lao động nghiêm trọng. Cụ thể, căn cứ Khoản 1 và 2 của Điều 119; Điều 121 của Bộ luật lao động 2019 quy định: Điều 119. Đăng ký nội quy lao động 1. Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải đăng ký nội quy lao động tại cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người sử dụng lao động đăng ký kinh doanh. 2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đăng ký nội quy lao động. [….] Điều 121. Hiệu lực của nội quy lao động Nội quy lao động có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 119 của Bộ luật này nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký nội quy lao động. Trường hợp người sử dụng lao động sử dụng dưới 10 người lao động ban hành nội quy lao động bằng văn bản thì hiệu lực do người sử dụng lao động quyết định trong nội quy lao động. Đối chiếu quy định nêu trên, việc Công ty sử dụng trên 400 nhân sự mà không thực hiện thủ tục đăng ký nội quy lao động là trái quy định của pháp luật và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với khung hình phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng theo quy định tại Điểm b, khoản 2, Điều 19 của Nghị định số 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
1695233506429.78.parquet/279777
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506429.78.parquet", "ppl": 121.4, "token_count": 10481, "url": "https://luatvietnam.vn/luat-su-tu-van/ngay-chu-nhat-di-lam-thi-se-tinh-luong-nhu-the-nao--149091-faqs.html" }
Xin hỏi LuatVietnam: Tôi có mua đất của nhà ông A vào thời điểm tháng 10/2017, số tiền mua đất là 350 triệu đồng. Hợp đồng mua bán có chứng thực tại UBND xã. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, tôi vẫn chưa làm thủ tục sang tên. Nay tôi phát hiện đất nhà ông A cấp cho hộ gia đình nhưng trên hợp đồng mua bán không có chữ kí của vợ ông A. Xin hỏi trường hợp này giao dịch dân sự có bị vô hiệu không? Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu, các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận thì số tiền phải hoàn trả là số tiền đã nhận trước đó (tức 350 triệu đồng) hay căn cứ vào thực tế tại thời điểm xét xử (theo giá thị trường vào thời điểm hiện tại đất có giá trị khoảng 3 tỷ đồng)? Xin cảm ơn! Trả lời: Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự - Điều 116 Bộ luật dân sự 2015 (Sau đây gọi chung là BLDS). Căn cứ Điều 122 BLDS có quy định về giao dịch dân sự vô hiệu như sau: Điều 122. Giao dịch dân sự vô hiệu Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác. Đối chiếu quy định tại Điều 117 BLDS quy định về điều kiện có hiệu lực của một giao dịch dân sự như sau: Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự 1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. 2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định. Theo đó, về hình thức chuyển nhượng quyền sử dụng đất căn cứ Điều 502 BLDS và Điều 167 Luật Đất đai 2013 có quy định Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản và phải được công chứng hoặc chứng thực. Như bạn trình bày, Hợp đồng mua bán giữa bạn và gia đình ông A đã có chứng thực tại UBND xã. Tuy nhiên thửa đất này là của hộ gia đình ông A, tại Hợp đồng mua bán lại chưa có chữ ký của vợ ông A. Căn cứ Điều 64 Luật Đất đai 2013 hướng dẫn tại khoản 5, Điều 14 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT có quy định đối với Hợp đồng giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình phải được người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự ký tên và chỉ được thực hiện việc ký tên này khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật. Đối chiếu quy định pháp luật nêu trên, có thể thấy, khi xác lập hợp đồng mua bán, chưa có văn bản đồng ý của các thành viên hộ gia đình được công chứng, chứng thực theo quy định thì Hợp đồng mua bán có thể bị vô hiệu về hình thức. Tuy nhiên, căn cứ khoản 1, Điều 129 BLDS có quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức như sau: Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây: 1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Từ quy định pháp luật nêu trên, nếu hợp đồng chưa đáp ứng điều kiện của pháp luật về mặt hình thức nhưng bạn đã trả đủ 350 triệu đồng hoặc đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ của mình trong giao dịch cho gia đình ông A thì giao dịch chuyển nhượng Quyền sử dụng đất giữa hai bên đủ điều kiện được công nhận hiệu lực. Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1, Điều 132 BLDS về thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu, với trường hợp Hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức chỉ có thời hiệu trong 02 năm kể từ ngày hợp đồng được xác lập. Theo như bạn trình bày, bạn và gia đình ông A đã ký Hợp đồng từ tháng 10/2017, đến nay đã gần 06 (sáu) năm, quá thời hiệu để yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu. Do đó, căn cứ khoản 2, Điều 132 BLDS: “Hết thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều này mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực” hợp đồng đã có hiệu lực theo pháp luật. Như vậy, giao dịch dân sự nêu trên giữa bạn và gia đình ông A đã có hiệu lực. Để bảo vệ quyền và lợi ích của mình, bạn có thể làm đơn đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền yêu cầu công nhận hiệu lực của giao dịch chuyển nhượng nêu trên.
1695233506429.78.parquet/284288
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506429.78.parquet", "ppl": 103.7, "token_count": 12685, "url": "https://luatvietnam.vn/luat-su-tu-van/trach-nhiem-phap-ly-khi-giao-dich-dan-su-vo-hieu-la-gi--149068-faqs.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12319-1:2018 BIA - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG NITƠ TỔNG SỐ - PHẦN 1: PHƯƠNG PHÁP KJELDAHL Beer -Determination of total nitrogen content - Part 1: Kjeldahl method Lời nói đầu TCVN 12319-1:2018 được xây dựng trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn của Hiệp hội Đồ uống châu Âu, EBC Method 9.9.1 (2000) Total nitrogen in beer: Kjeldahl method; TCVN 12319-1:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F9 Đồ uống biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố; Bộ tiêu chuẩn TCVN 12319-1:2018 Bia - Xác định hàm lượng nitơ tổng số gồm các phần: - TCVN 12319-1:2018, Phần 1: Phương pháp Kjeldahl; - TCVN 12319-2:2018, Phần 2: Phương pháp đốt cháy Dumas. BIA - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG NITƠ TỔNG SỐ - PHẦN 1: PHƯƠNG PHÁP KJELDAHL Beer -Determination of total nitrogen content - Part 1: Kjeldahl method 1 Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn này quy định phương pháp Kjeldahl để xác định hàm lượng nitơ tổng số của các loại bia. 2 Tài liệu viện dẫn Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có). TCVN 4851:1989 (ISO 3696:1987), Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử 3 Nguyên tắc Phân hủy các hợp chất nitơ có trong mẫu thử bằng axit sulfuric đặc nóng, có mặt chất xúc tác, để tạo thành amoni sulfat. Sản phẩm phân hủy được kiểm hóa bằng dung dịch natri hydroxit và amoniac giải phóng ra sẽ được chưng cất vào lượng dư dung dịch axit boric. Chuẩn độ amoniac bằng dung dịch axit chuẩn. 4 Thuốc thử và vật liệu thử Sử dụng thuốc thử tinh khiết phân tích và nước đạt loại 3 theo TCVN 4851:1989 (ISO 3696:1987), trừ khi có quy định khác. 4.1 Axit sulfuric, 98 % (khối lượng/thể tích), không chứa nitơ. 4.2 Dung dịch natri hydroxit Hòa tan 450 g natri hydroxit dạng viên hoặc dạng vẩy, trong 1 L nước. Dung dịch phải có tỉ trọng tương đối bằng hoặc lớn hơn 1,35. 4.3 Hỗn hợp chất xúc tác, gồm kali sulfat dạng bột, titan dioxit và đồng sulfat ngậm năm phân tử nước theo tỉ lệ tương ứng 1000 : 30 : 30 (phần khối lượng). Có thể sử dụng viên xúc tác bán sẵn có thành phần tương tự. 4.4 Chất chống tạo bọt, cacborundum dạng bột thô, kẽm dạng viên hoặc bi thủy tinh. 4.5 Dung dịch axit boric, 20 g/L. 4.6 Dung dịch axit chuẩn độ, axit clohydric 0,1 M hoặc axit sulfuric 0,05 M. 4.7 Chất chỉ thị bromocresol xanh Trộn dung dịch bromocresol xanh (3’3”,5’5”-tetrabromo-m-cresolsulfonephthalein) nồng độ 1 g/L trong etanol 95 % (thể tích) với dung dịch metyl đỏ (axit 2-[4 (dimethylamino)phenylazo] benzoic) nồng độ 1 g/L trong etanol 95 % (thể tích), với tỉ lệ thể tích 10 : 4. Chất chỉ thị này có màu hồng trong môi trường axit, màu xám tại điểm kết thúc chuẩn độ và màu xanh lam trong môi trường kiềm. 4.8 Sacarose, tinh khiết. 5 Thiết bị, dụng cụ Sử dụng các thiết bị, dụng cụ thông thường của phòng thử nghiệm và như sau: 5.1 Bộ phân hủy mẫu Kjeldahl. 5.2 Bình Kjeldahl, dung tích 500 ml. 5.3 Bộ chưng cất nitơ. 5.4 Bình nón, dung tích 250 ml (bình hứng) và 1 000 ml. 5.5 Ống đong, dung tích 25 ml và 250 ml. 5.6 Pipet, chia vạch đến 1 ml. 5.7 Buret, loại 25 ml hoặc 50 ml. 5.8 Thiết bị làm bay hơi nước. 5.9 Cân phân tích, có thể cân chính xác đến 0,1 mg. 6 Lấy mẫu Mẫu gửi đến phòng thử nghiệm phải đúng là mẫu đại diện. Mẫu không bị hư hỏng hoặc không bị thay đổi trong suốt quá trình vận chuyển hoặc bảo quản. Việc lấy mẫu không quy định trong tiêu chuẩn này. Nên lấy mẫu theo TCVN 5519 (ST SEV 5808)[1]. 7 Cách tiến hành 7.1 Chuẩn bị mẫu thử Ổn định mẫu thử ở nhiệt độ khoảng 20 °C. Khử khí cacbonic bằng cách chuyển mẫu thử vào bình nón dung tích 1 000 ml (5.4), ban đầu lắc nhẹ sau đó lắc mạnh hơn cho đến khi không còn bọt khí thoát ra. Tiến hành khử khí cẩn thận, không để thất thoát bọt bia vì bọt bia có thể giàu nitơ. 7.2 Phân hủy mẫu Dùng pipet lấy 20 ml phần mẫu thử đã khử khí (7.1), cho vào Bình Kjeldahl 500 ml (5.2). Thêm từ 2 ml đến 3 ml axit sulfuric 98 % (4.1). Nếu cần, thêm chất chống tạo bọt (4.4) để ngăn bọt trào ra. Cho hỗn hợp bay hơi nước đến gần khô với tốc độ tối thiểu. Thêm 20 ml axit sulfuric 98 % (4.1) và 10 g hỗn hợp chất xúc tác (4.3). Tiến hành phân hủy mẫu ở nhiệt độ thấp cho đến khi ngừng tạo bọt. Đun sôi hỗn hợp đến khi mất màu nâu, đun tiếp trong 30 min. Không để nguồn nhiệt tiếp xúc trực tiếp với bình ở phía trên mức chất lỏng và phải quan sát thấy hơi nước hồi lưu tại vùng thấp của cổ bình Kjeldahl. Để nguội dịch phân hủy. 7.3 Chưng cất Cẩn thận pha loãng dịch phân hủy (7.2) với 250 ml nước, thêm chất chống tạo bọt (4.4) và thêm từ từ khoảng 70 ml dung dịch natri hydroxit (4.2) để tạo thành hai lớp rõ rệt. Lắp bình Kjeldahl với ống bảo vệ và nối với ống sinh hàn của bộ chưng cất (5.3), chú ý không làm xáo trộn các lớp chất lỏng. Đầu ra của ống sinh hàn phải nhúng ngập vào dung dịch axit boric (4.5) đựng trong bình hứng 250 ml (5.4). Xoay mạnh bình Kjeldahl để trộn nhanh lượng chứa trong bình và gia nhiệt đủ. Bật sẵn thiết bị gia nhiệt trước khi nối bình để giảm thiểu nguy hiểm do chất lỏng chảy ngược trở lại qua ống sinh hàn. Ngay sau khi trộn, nên tháo bình chứa axit boric để làm khô đầu ra của bình sinh hàn và để cân bằng áp suất trong bình chưng cất (bình Kjeldahl). Chưng cất amoniac vào lượng dư axit boric nồng độ 20 g/lít (khoảng 25 ml), có chứa 0,5 ml chất chỉ thị (4.7). Thu lấy khoảng 180 ml dịch chưng cất và chuẩn độ amoniac bằng dung dịch axit chuẩn độ (4.6). Điểm kết thúc chuẩn độ đạt được khi dung dịch chuyển sang màu xám.
1695233506429.78.parquet/287595
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506429.78.parquet", "ppl": 477.6, "token_count": 14021, "url": "https://luatvietnam.vn/thuc-pham/tieu-chuan-quoc-gia-tcvn-12319-1-2018-bia-xac-dinh-ham-luong-nito-tong-so-181421-d3.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Áp dụng: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: Cơ cấu tổ chức , Doanh nghiệp TÓM TẮT VĂN BẢN Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau! tải Quyết định 83-TTg Quyết định 83-TTg ZIP (Bản Word) LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam. Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết QUYếT địNH CủA THủ TướNG CHíNH PHủ Số 83-TTG NGàY 4-3-1993 Về VIệC THàNH LậP BAN CHỉ đạO TRUNG ươNG đổI MớI DOANH NGHIệP. THủ TướNG CHíNH PHủ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992; Theo đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, để giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo công tác đổi mới doanh nghiệp, QUYếT địNH: Điều 1. Thành lập ban chỉ đạo trung ương đổi mới doanh nghiệp gồm các đồng chí sau: Trần Đức Lương Phó Thủ tướng Chính phủ: Trưởng ban - Phan Văn Tiệm, Bộ trưởng phụ trách một số công tác của Chính phủ: Phó trưởng ban thường trực - 1 Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Uỷ viên Thường trực - Đại diện lãnh đạo các cơ quan làm uỷ viên: + Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước + Các Bộ Tài chính, Lao động - Thương binh và xã hội, Công nghiệp nhẹ, Công nghiệp nặng , Thương mại, Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, Lâm nghiệp, Xây dựng, Giao thông vận tải, Thuỷ sản + Ngân hàng nhà nước. - Mời đại diện lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương đại diện lãnh đạo Tổng liên đoàn lao động Việt Nam tham gia uỷ viên. Điều 2. Giúp việc Ban Chỉ đạo Trung ương có một bộ phận thường trực đặt tại Văn phòng Chính phủ gồm một số chuyên gia có năng lực do Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương chọn trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Trường hợp cần thiết, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương có thể mời một số chuyên gia giỏi trong nước và ngoài nước có kinh nghiệm về cải cách và quản lý doanh nghiệp để tư vấn trong những chuyên đề cụ thể. Kinh phí mời các chuyên gia tư vấn sẽ do Bộ Tài chính trực tiếp giải quyết theo đề nghị của Trưởng ban Ban chỉ đạo Trung ương. Điều 3. Ban chỉ đạo Trung ương đổi mới doanh nghiệp có nhiệm vụ chủ yếu: 1. Nghiên cứu và xây dựng chương trình tổng thể dài hạn và từng năm trình Chính phủ về tiếp tục đổi mới tổ chức và quản lý doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Tổ chức chỉ đạo thực hiện các chương trình đổi mới doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, chủ yếu là doanh nghiệp Nhà nước, các đề án thí điểm trong từng ngành, từng vùng, sơ kết, tổng kết để đáp ứng rộng rãi. 2. Chỉ đạo việc chuẩn bị đúng yêu cầu về chất lượng và tiến bộ quy định đối với các văn bản pháp quy (dự luật, Pháp lệnh, Nghị định, Quyết định) về đổi mới tổ chức và quản lý doanh nghiệp, rà soát, hoàn chỉnh nội dung các văn bản này trước khi trình Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ. 3. Hướng dẫn và thực hiện các văn bản pháp quy đã ban hành về đổi mới doanh nghiệp: uốn nắn những lệch lạc trong quá trình thực hiện và kịp thời đề xuất chủ trương, biện pháp để Nhà nước hoàn chỉnh hệ thống luật pháp đối với việc quản lý doanh nghiệp. 4. Tổ chức sơ kết, tổng kết và báo cáo định kỳ hàng quý, hàng năm, báo cáo đột xuất về việc thực hiện công tác đổi mới doanh nghiệp trình Thủ tướng Chính phủ. Điều 4. Trưởng ban Ban chỉ đạo Trung ương định quy chế độ hoạt động của Ban để bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ. Điều 5. Để sự chỉ đạo được tiến hành sâu rộng và thống nhất cả nước, mỗi Bộ Quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có một Tiểu ban chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp do một Thứ trưởng hoặc một phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm Trưởng Tiểu ban. Tiểu ban ở các Bộ bao gồm các thành viên là Vụ trưởng (Vụ phó) các Vụ Kế hoạch, Tổ chức - Cán bộ, Tài vụ, một số Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp tiêu biểu, thành viên kiêm nhiệm và 2 - 3 chuyên gia giỏi làm thành viên chuyên trách. Tiểu ban ở tỉnh, thành phố gồm các đại diện lãnh đạo Uỷ ban Kế hoạch tỉnh, Thành phố, Sở Tài chính, Sở Công nghiệp, Sở Nông nghiệp, Sở Thương mại làm thành viên kiêm nhiệm và 2 - 3 thành viên là những chuyên gia có năng lực chuyên trách. Trên cơ sở chương trình, kế hoạch đổi mới chuyên nghiệp và sự hướng dẫn, chỉ đạo chung của ban chỉ đạo Trung ương, các Tiểu ban đổi mới doanh nghiệp ở các Bộ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng và Uỷ ban nhân dân Tỉnh, thành phố xây dựng và thực hiện các chương trình đổi mới doanh nghiệp ở ngành và địa phương. Điều 6. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ban hành. Các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và các đồng chí có tên trong Điều 1 nêu trên có trách nhiệm thi hành quyết định này.
1695233506479.32.parquet/21152
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506479.32.parquet", "ppl": 149.1, "token_count": 13257, "url": "https://luatvietnam.vn/doanh-nghiep/quyet-dinh-83-ttg-thu-tuong-chinh-phu-2637-d1.html" }
Sáng 3/8, Bộ Y tế cho biết có 3.578 ca mắc Covid-19, trong đó có 3.563 ca trong nước, TP.HCM nhiều nhất với 1.998 ca. Sáng nay, Bộ Y tế công bố bổ sung 186 ca tử vong tại 10 tỉnh, thành. Thông tin các ca mắc COVID-19 mới: Tính từ 18h30 ngày 02/8 đến 6h ngày 03/8 trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 3.578 ca nhiễm mới, trong đó 15 ca nhập cảnh và 3.563 ca ghi nhận trong nước tại: TP. Hồ Chí Minh (1.998), Bình Dương (519), Long An (246); Tây Ninh (176), Đồng Nai (147), Vĩnh Long (72), Bình Thuận (72), Đà Nẵng (66), Bến Tre (62), Sóc Trăng (33), Cần Thơ (31), Đồng Tháp (31), An Giang (26), Phú Yên (20), Bình Định (18), Đắk Lắk (11), Đắk Nông (8 ), Nghệ An (5), Hà Tĩnh (4), Kiên Giang (3), Bạc Liêu (3), Phú Thọ (3), Sơn La (3), Hải Dương (2), Điện Biên (1), Quảng Trị (1), Thanh Hóa (1), Hà Nội (1) trong đó có 687 ca trong cộng đồng.
1695233506479.32.parquet/42825
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506479.32.parquet", "ppl": 276.4, "token_count": 12020, "url": "https://luatvietnam.vn/thong-bao-cua-bo-y-te-ve-covid-19/ca-nhiem-covid-19-sang-03-8-2021-692-31999-article.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Số hiệu: 132/TB-VPCP Ngày đăng công báo: Đang cập nhật Loại văn bản: Thông báo Người ký: Nguyễn Xuân Phúc Ngày ban hành: 21/05/2010 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật Áp dụng: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: Lĩnh vực khác tải Thông báo 132/TB-VPCP Thông báo 132/TB-VPCP PDF Thông báo 132/TB-VPCP ZIP (Bản Word) Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ ----------- Số: 132/TB-VPCP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --------------------- Hà Nội, ngày 21 tháng 05 năm 2010 THÔNG BÁO KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG TẠI BUỔI LÀM VIỆC VỚI LÃNH ĐẠO TỈNH HÒA BÌNH Trong 2 ngày 07 và ngày 08 tháng 5 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình. Cùng dự làm việc với Thủ tướng Chính phủ có đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và đại diện lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Công thương, Công an, Quốc phòng, Ban Chỉ đạo Tây Bắc và Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Sau khi nghe đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng năm 2009, quý I/2010; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ năm 2010 và một số đề nghị của Tỉnh, ý kiến của lãnh đạo các Bộ, cơ quan, Thủ tướng Chính phủ đã kết luận như sau: I. ĐÁNH GIÁ CHUNG Trong những năm qua mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế nhưng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã có nhiều nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, tập trung triển khai thực hiện thắng lợi các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, hoàn thành cơ bản các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh, đạt được kết quả đáng khích lệ: tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm (2006 - 2010) đạt 11,92%, nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch đề ra. Riêng năm 2009 là năm suy giảm kinh tế toàn cầu nhưng tăng trưởng kinh tế của Tỉnh đạt 10,95%, thu nhập bình quân đầu người 11,43 triệu đồng; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực gắn với xóa đói, giảm nghèo và phát triển bền vững; công tác dạy nghề được quan tâm, chú trọng; các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục và chăm sóc sức khỏe nhân dân có bước tiến bộ; đời sống nhân dân được cải thiện; tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, năm 2009 còn 17%; cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng tiếp tục được đẩy mạnh; hệ thống chính trị được củng cố và tăng cường; quốc phòng, an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Tuy nhiên, Hòa Bình vẫn là một tỉnh nghèo, tiềm lực kinh tế còn hạn chế, cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, tăng trưởng kinh tế chất lượng chưa cao, chưa bền vững; hạ tầng còn thấp kém; chất lượng nguồn nhân lực, nhất là lao động qua đào tạo còn ở mức thấp; tiềm năng đất đai, cơ sở vật chất kỹ thuật chưa được khai thác triệt để; một số ngành có lợi thế nhưng chưa được phát huy có hiệu quả; tỷ lệ hộ nghèo còn cao so với bình quân của cả nước… Trong thời gian tới, Tỉnh cần tiếp tục phát huy các thành tích đã đạt được trong các năm qua, khắc phục tồn tại, hạn chế, phát huy mọi thế mạnh, tiềm năng để sớm đưa tỉnh Hòa Bình phát triển nhanh và bền vững trong bối cảnh thuận lợi mới của đất nước.
1695233506479.32.parquet/44821
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506479.32.parquet", "ppl": 144.2, "token_count": 18208, "url": "https://luatvietnam.vn/linh-vuc-khac/thong-bao-132-tb-vpcp-van-phong-chinh-phu-52285-d6.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! tải Tiêu chuẩn ngành 28TCN 213:2004 Tiêu chuẩn ngành 28TCN 213:2004 DOC (Bản Word) Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết TIÊU CHUẨN NGÀNH 28TCN 213:2004 QUY TRÌNH KỸ THUẬT NUÔI THÂM CANH CÁ TRA The procedure for intensive grow-out of Ba sa catfish 1 Đối tượng và phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn này quy định trình tự, nội dung và những yêu cầu kỹ thuật để nuôi thâm canh cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878) trong ao và trong bè; áp dụng cho các cơ sở nuôi cá nước ngọt trong phạm vi cả nước. 2 Mùa vụ nuôi 2.1 Nuôi cá Tra trong ao Các địa phương thuộc Nam bộ có thể nuôi quanh năm. Các địa phương miền Bắc căn cứ vào thời tiết, nhiệt độ môi trường để xác định mùa vụ thích hợp với từng địa phương. Với cá giống nuôi lưu qua đông, phải tranh thủ nuôi sớm từ tháng 2 hoặc tháng 3 hàng năm. 2.2 Nuôi cá Tra trong bè Các địa phương từ Quảng Nam trở vào và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có thể nuôi quanh năm. Các địa phương miền Bắc có thể nuôi 1 vụ chính bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 4 và thu hoạch vào tháng 9 đến tháng 11 để tránh mùa đông. 3 Điều kiện áp dụng 3.1 Yêu cầu kỹ thuật đối với ao nuôi 3.1.1 Ao nuôi có diện tích từ 500 m2 trở lên; độ sâu nước khoảng 2 - 3 m; có cống để chủ động cấp, thoát nước dễ dàng. 3.1.2 Môi trường nước ao trong quá trình nuôi phải đảm bảo các chỉ tiêu sau: a. Nhiệt độ nước thích hợp từ 26 đến 300C. b. pH thích hợp: 7 - 8 c. Hàm lượng o­xy hoà tan lớn hơn 2 mg/lít. d. Chất lượng nguồn nước cấp cho ao để nuôi phải sạch, không bị ô nhiễm. 3.2 Yêu cầu kỹ thuật đối với bè nuôi 3.2.1 Vật tư để đóng bè có thể sử dụng các loại gỗ như: sao, vên vên, căm xe hoặc sử dụng composite để làm bè nuôi. 3.2.2 Kết cấu bè có dạng khối hộp chữ nhật, gồm: khung bè, mặt bè, hông bè, đầu bè, đáy bè, phần nổi và neo bè. Phao nâng bè có thể làm bằng thùng phuy, thùng gỗ, hộp sắt, thùng nhựa, ống PV. 3.2.3 Quy cách bè nuôi như quy định trong Bảng 1. Bảng 1 - KÍCH THƯỚC CÁC LOẠI BÈ NUÔI CÁ TRA Quy cách bè Loại bè Nhỏ Trung bình Lớn Rất lớn Chiều dài (m) 6 - 8 9 - 12 12 - 20 20 - 30 Chiều rộng (m) 3 - 5 4 - 9 6 - 9 10 - 12 Chiều cao (m) 2,5 - 3,5 3,0 - 3,5 4,0 - 4,5 4,6 - 5,2 Độ sâu mực nước bè (m) 2,0 2,0 - 2,5 3,5 - 4,0 3,8 - 5,0 3.2.4 Vị trí đặt bè Vị trí và cách đặt bè nuôi phải theo quy định của Tiêu chuẩn Ngành 28TCN176:2002 (Cơ sở nuôi cá Ba sa, cá Tra trong bè - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm). Ngoài ra, vị trí đặt bè phải đáp ứng các yêu cầu sau: 3.2.4.1 Bè được neo cố định tại khu vục đã được quy hoạch. Mặt bè phải cao hơn mực nước sông 0,3 - 0,5 m. Bè được đặt tránh nơi có luồng nước ngầm, bồi tụ, xói lở, nơi dòng nước có quá nhiều phù sa. 3.2.4.2 Nước sông nơi đặt bè không bị ảnh hưởng trực tiếp nước phèn, mặn và mực nước không bị thay đổi đột ngột. Nguồn nước lưu thông sạch, không ô nhiễm, xa các cống nước thải. 3.2.4.3 Các thông số, chất ô nhiễm và giới hạn cho phép trong nước sông nơi đặt bè phải theo đúng quy định của Tiêu chuẩn Ngành 28TCN176:2002 và quy định giá trị giới hạn cho phép về nồng độ các chất ô nhiễm trong nước biển vùng nuôi thủy sản ven bờ theo Thông tư số 01/2000/TT-BTS ngày 28/4/2000 của Bộ Thuỷ sản. 4 Nội dung quy trình nuôi cá Tra trong ao 4.1 Chuẩn bị ao nuôi 4.1.1 Tát cạn ao, diệt hết cá tạp, cá dữ, dọn sạch cỏ quanh mái bờ, lấp hết hang hốc, đắp sửa những chỗ bờ bị sạt lở. 4.1.2 Vét bớt bùn đáy, rải vôi bột đáy và mái bờ ao với lượng vôi khoảng 7 -10kg/100m2; phơi đáy ao từ 1 đến 2 ngày. 4.1.3 Cấp nước vào ao qua lưới chắn lọc để ngăn ngừa địch hại cho cá nuôi. Khi mức nước ao đến độ sâu theo quy định 2 - 3 m thì thả cá giống. 4.2 Thả cá giống 4.2.1 Chất lượng cá giống. Cá Tra giống để nuôi thương phẩm phải đạt yêu cầu chất lượng theo quy định của Tiêu chuẩn Ngành 28TCN170:2001 (Cá nước ngọt - Cá giống các loài: Tai tượng, Tra và Ba sa - Yêu cầu kỹ thuật). 4.2.2 Mật độ thả nuôi từ 15 đến 20 con/ m2. Cỡ cá giống thả nuôi 10 -14 cm. 4.3 Quản lý chăm sóc 4.3.1 Cho ăn 4.3.1.1 Loại thức ăn cho cá Có thể sử dung hai loại thức ăn sau đây để nuôi cá Tra: a. Thức ăn hỗn hợp tự chế biến (thức ăn tự chế biến) Thức ăn được phối chế từ các loại nguyên liệu chính là cá tạp, cám, tấm và một số nguyên liệu khác có ở địa phương. Thành phần nguyên liệu phối trộn theo quy định trong Phụ lục. Nguyên liệu được xay nhuyễn, trộn đều với cám rồi nấu chín. Sau đó, đưa nguyên liệu vào máy ép cắt thức ăn thành dạng sợi ngắn hoặc viên hoặc nắm thành cục nhỏ. b. Thức ăn hỗn hợp dạng viên chế biến công nghiệp (thức ăn công nghiệp) do các nhà máy sản xuất thức ăn cung cấp. Chất lượng thức ăn viên công nghiệp sử dụng cho các giai đoạn phát triển của cá Tra phải theo đúng quy định của Tiêu chuẩn Ngành 28 TCN 188:2004 (Thức ăn hỗn hợp dạng viên cho cá Tra và cá Ba sa). 4.3.1.2 Yêu cầu chất lượng thức ăn trong các giai đoạn nuôi Trong 2 tháng đầu nuôi, thức ăn phải đảm bảo có hàm lượng đạm 28%. Giai đoạn tiếp theo, hàm lượng đạm của thức ăn giảm xuống còn 25 - 26%. Trong 2 tháng cuối trước khi thu hoạch, hàm lượng đạm của thức ăn giảm xuống còn 20 - 22%. Yêu cầu quản lý, sử dụng các loại thức ăn đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn để nuôi cá Tra phải theo đúng quy định của Tiêu chuẩn Ngành 28TCN 176:2002. 4.3.1.3 Phương pháp cho ăn a. Mỗi ngày cho cá ăn 2 - 4 lần, sáng vào lúc 6 -10 giờ, chiều tối vào lúc 16 -18 giờ. Khẩu phần ăn với thức ăn công nghiệp là 2,0 - 2,5% khối lượng cá trong ao/ngày; với thức ăn tự chế biến là 5 - 7% khối lượng cá trong ao/ngày. b. Khi cho ăn, thức ăn phải được đưa xuống ao từ từ để toàn bộ số cá trong ao nuôi đều có thể ăn được; cá sử dụng hết lượng thức ăn không gây lãng phí và ô nhiễm môi trường. Thức ăn công nghiệp được rải xuống ao bằng tay. Thức ăn tự chế biến được nắm thành cục nhỏ hoặc dùng máy ép đùn thành dạng sợi đưa vào băng chuyền cho rơi từ từ xuống ao để cá ăn. 4.3.2 Quản lý ao nuôi 4.3.2.1 Hàng ngày phải chú ý theo dõi hoạt động của cá, mức độ sử dụng thức ăn, tình hình thời tiết để điều chỉnh lượng thức ăn cho hợp lý và đạt hiệu quả. 4.3.2.2 Thường xuyên kiểm tra quan sát ao để phát hiện và xử lý kịp thời các hiện tượng bất thường như ao bị rò rỉ nước, bờ sụt lở, đăng cống hư hỏng. 4.3.2.3 Khi thấy hiện tượng cá nổi đầu khác với bình thường, phải nhanh chóng xác định nguyên nhân để có biện pháp xử lý kịp thời; đồng thời cho nước mới vào ao và tạm thời ngừng cho cá ăn. 4.3.2.4 Thay nước cho ao nuôi hàng ngày, mỗi ngày khoảng 25 - 30% lượng nước ao. Có thể kết hợp sục khí cho ao nếu có điều kiện và sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý và giữ ổn định môi trường ao nuôi. Nước thải từ ao nuôi phải được xử lý trước khi thải ra môi trường. 4.3.2.5 Kiểm tra cá Mỗi tháng tiến hành kiểm tra cá 1 lần. Khi kiểm tra, bắt ngẫu nhiên khoảng 25 - 30 cá thể để xác định khối lượng, đánh giá sự tăng trưởng của cá và phát hiện tình trạng bệnh của cá trong ao nuôi để có biện pháp xử lý. 4.3.3 Phòng và trị bệnh cho cá 4.3.3.1 Trong khi nuôi, tiến hành khử trùng nước ao bằng cách dùng vôi bột hoà nước rồi tạt đều khắp mặt ao với liều lượng 1,5 - 2,0 kg/100 m3 nước ao. Có thể dùng chế phẩm vi sinh hoặc formalin xử lý và khử trùng nước ao nuôi để phòng bệnh cho cá. 4.3.3.2 Thường xuyên theo dõi, kiểm tra môi trường nước ao để đảm bảo giữ nguồn nước ao trong sạch. Nếu thấy môi trường xấu, cá kém ăn hoặc xuất hiện bệnh phải có biện pháp xử lý kịp thời. 4.3.3.3 Việc sử dụng thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật và hoá chất để phòng trị bệnh cho cá phải theo đúng những quy định của Bộ Thuỷ sản. Không sử dụng các loại thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật và hoá chất thuốc và hóa chất đã bị cấm sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản. 4.3.3.4 Khi sử dụng thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật và hoá chất để phòng trị bệnh cho cá phải lưu trữ hồ sơ về tình hình sử dụng. Hồ sơ phải ghi rõ ngày sử dụng, loại sử dụng; cách điều trị và kết quả điều trị. 4.4 Thu hoạch 4.4.1 Thời gian nuôi Sau thời gian nuôi 8 - 10 tháng, khi cá đã đạt chất lượng thương phẩm và tuỳ theo yêu cầu của thị trường có thể tiến hành thu hoạch toàn bộ cá nuôi trong ao. Nếu sử dụng thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật và hoá chất để phòng trị bệnh cho cá trong khi nuôi, thì phải sau ít nhất 4 tuần kể từ khi ngừng sử dụng mới được phép thu hoạch cá. 4.4.2 Cách thu hoạch Trước khi thu hoạch 2 - 3 ngày phải giảm lượng thức ăn cho cá, ngày cuối nên ngưng hẳn. Khi thu cá, dùng lưới bắt từ từ cho đến hết. Nên thu hoạch trong thời gian ngắn để tránh hao hụt và thất thoát làm giảm năng suất và sản lượng. Sau vụ thu hoạch phải tát cạn ao và làm công tác chuẩn bị cho vụ nuôi kế tiếp. 5 Nội dung quy trình nuôi cá Tra trong bè 5.1 Chuẩn bị bè nuôi 5.1.1 Trước khi thả cá phải tiến hành vệ sinh sạch sẽ bè nuôi. Tẩy trùng bè nuôi bằng formalin nồng độ 30 ppm. 5.1.2 Kiểm tra và tu sửa hệ thống dây neo, neo, phao và thay thế kịp thời các phần hoặc các chi tiết của bè bị hư hỏng. 5.2 Thả cá giống 5.2.1 Chất lượng giống nuôi Cá Tra giống để nuôi thương phẩm phải đạt yêu cầu chất lượng theo Tiêu chuẩn Ngành 28TCN 170:2001. 5.2.2 Mật độ thả từ 80 đến120 con/m3 bè. Cỡ cá thả nuôi trong bè là giống lớn có khối lượng 60 - 80 g/con. 5.2.3 Trước khi thả cá giống để nuôi phải tắm cho cá bằng nước muối (NaCl) có nồng độ từ 2 đến 3 % trong thời gian 10 - 15 phút để phòng bệnh ngoại ký sinh. 5.3 Quản lý chăm sóc bè nuôi cá 5.3.1 Cho cá ăn 5.3.1.1 Loại thức ăn tự chế biến và thức ăn công nghiệp sử dụng để nuôi cá trong bè; thành phần nguyên liệu và cách phối chế thức ăn tự chế biến như đối với cá nuôi trong ao theo quy định tại Điều 4.3.1.1 của Tiêu chuẩn này. 5.3.1.2 Yêu cầu chất lượng thức ăn Trong 2 tháng đầu nuôi, thức ăn phải đảm bảo có hàm lượng đạm 28%. Giai đoạn tiếp theo, hàm lượng đạm của thức ăn giảm xuống còn 25 - 26%. Trong 2 tháng cuối trước khi thu hoạch, hàm lượng đạm của thức ăn giảm xuống còn 20 - 22%.. Yêu cầu quản lý, sử dụng các loại thức ăn đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn để nuôi cá Tra phải theo đúng quy định của Tiêu chuẩn Ngành 28TCN 176:2002. 5.3.1.3 Phương pháp cho ăn a. Mỗi ngày cho ăn 2 - 3 lần. Khẩu phần ăn với thức ăn công nghiệp là 1,5 - 2,0% khối lượng cá trong 5.3.3.2 Trong quá trình nuôi, khi thấy nước đứng hoặc chảy yếu phải sử dụng quạt nước để tăng hàm lượng ô xy hoà tan trong nước. 5.3.3.3 Vào mùa lũ, có nhiều phù sa lắng đọng ở đáy bè, phải kịp thời dùng máy bơm nước thổi bùn ra khỏi bè. 5.3.3.4 Thường xuyên kiểm tra neo và dây neo. Hàng tuần phải lặn xuống nước kiểm tra quanh bè, quan sát lưới chắn, gỡ bỏ rác rưởi, cây cỏ bám vào bè làm giảm dòng chảy qua bè, vớt cá chết nếu có trong bè. 5.3.3.5 Khi nước sông bị nhiễm bẩn bởi chất thải sinh hoạt hoặc chất thải từ các nhà máy sản xuất công nghiệp hoặc hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt giới hạn cho phép phải kéo bè cá đến nơi có nguồn nước sạch. 5.3.3.6 Hàng ngày phải làm vệ sinh các khu vực sản xuất và sinh hoạt trên bè. Thiết bị, dụng cụ sản xuất phải thường xuyên được vệ sinh và khử trùng. Hàng tuần phải tiến hành tổng vệ sinh, không để ứ đọng chất thải, rác rưởi xung quanh bè nuôi. 5.4 Thu hoạch 5.4.1 Thời gian nuôi Sau thời gian nuôi 7 - 8 tháng, khi cá đã đạt chất lượng thương phẩm và tuỳ theo yêu cầu của thị trường có thể tiến hành thu hoạch cá nuôi. Nếu sử dụng thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật và hoá chất để phòng trị bệnh cho cá trong khi nuôi, thì phải sau ít nhất 4 tuần kể từ khi ngừng sử dụng mới được phép thu hoạch cá. Không được phép thu hoạch cá khi cơ quan kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản có lệnh cấm thu hoạch do các thông số về vệ sinh an toàn của môi trường nuôi đã vượt quá giới hạn.
1695233506479.32.parquet/117702
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506479.32.parquet", "ppl": 284.8, "token_count": 17998, "url": "https://luatvietnam.vn/nong-nghiep/tieu-chuan-nganh-28tcn-213-2004-quy-trinh-ky-thuat-nuoi-tham-canh-ca-tra-191970-d3.html" }
Nếu chưa sử dụng dịch vụ thuê bao của LuatVietnam, để nhận được văn bản yêu cầu, Quý khách cần soạn tin theo cấu trúc: VB Sốvănbản gửi 6689 VD: Muốn xem nội dung Nghị định số 71/2010/NĐ-CP, soạn tin: VB 71/2010/ND-CP gửi 6689. Hiện chúng tôi đã có Danh sách văn bản mới tháng 02/2011, để nhận được danh sách này qua email, bạn cần soạn tin nhắn theo cấu trúc: VB DS02/2011 Emailnhận gửi đến 6689. TÓM TẮT VĂN BẢN: 0 GIỜ 01/7/2011, TỔNG KIỂM KÊ TÀI SẢN HÀNG LOẠT DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ngày 10/3/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 352/QĐ-TTg về việc thí điểm kiểm kê và đánh giá lại tài sản và vốn của một số doanh nghiệp do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ tại thời điểm 0 giờ ngày 01/7/2011. Doanh nghiệp thực hiện thí điểm kiểm kê, đánh giá tài sản và vốn theo Quyết định này là doanh nghiệp thuộc các tập đoàn, tổng công ty do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và có ngành nghề kinh doanh chính phù hợp với ngành nghề kinh doanh chính của tập đoàn, tổng công ty do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ; giá trị tổng tài sản lớn và hầu hết phản ánh trên sổ kế toán không còn phù hợp với giá thị trường tại thời điểm kiểm kê, đánh giá lại. Thủ tướng giao các Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định danh sách các doanh nghiệp do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ để thực hiện thí điểm kiểm kê và đánh giá lại tài sản và vốn tại thời điểm 0 giờ ngày 01/7/2011. Các tập đoàn, tổng công ty căn cứ vào các quy định nêu trên để xác định danh sách doanh nghiệp thực hiện kiểm kê, đánh giá lại và gửi các Bộ quản lý ngành (đối với doanh nghiệp Trung ương) hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với doanh nghiệp địa phương) để các cơ quan này xem xét, quyết định. Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn biểu mẫu, nguyên tắc chung và hướng dẫn xử lý kết quả đối với việc thí điểm kiểm kê, đánh giá lại tài sản và vốn của doanh nghiệp; tổ chức phân tích, đánh giá và tổng kết, báo cáo Thủ tướng để xem xét quyết định việc Tổng kiểm kê và đánh giá lại tài sản và vốn của tất cả các doanh nghiệp do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ… Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. NGÀNH THUẾ, HẢI QUAN THƯỞNG KHÔNG QUÁ 3 THÁNG TIỀN LƯƠNG Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 16/2011/QĐ-TTg ngày 10/3/2011 về việc thực hiện cơ chế quản lý tài chính và biên chế đối với Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan giai đoạn 2011-2015 nhằm thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước đối với các khoản thu ngân sách nhà nước; công khai, dân chủ và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Theo đó, kinh phí hoạt động của Tổng cục Thuế và của Tổng cục Hải quan được phân bổ hàng năm theo mức ổn định là 1,9% trên dự toán thu ngân sách nhà nước hàng năm được giao. Ngoài ra, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan còn được sử dụng các nguồn kinh phí nhà nước giao để thực hiện các đề tài, dự án, chương trình mục tiêu quốc gia; phí và lệ phí được phép để lại theo quy định của cơ quan có thẩm quyền và các nguồn kinh phí hợp pháp khác. Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan có trách nhiệm tự trang trải các khoản chi tăng thêm theo chính sách, chế độ mới do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo chủ trương và yêu cầu thay đổi chính sách hiện hành; phải đảm bảo chi đầu tư xây dựng tối thiểu 10%, chi mua sắm, hiện đại hóa trang thiết bị tối thiểu 25% và chi hoạt động thường xuyên tối đa 65% trên tổng dự toán chi được giao. Mức chi tiền lương, tiền công đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động bình quân toàn ngành không vượt quá 1,8 lần so với chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức do Nhà nước quy định; mức chi khen thưởng, phúc lợi trong hệ thống Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan tối đa không quá 03 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập thực tế thực hiện trong năm. Đối với khoản kinh phí hoạt động được giao trước năm 2010 còn dư chưa sử dụng, thanh toán được tiếp tục sử dụng cho nhiệm vụ chuyên môn, chi đầu tư xây dựng và chi mua sắm tài sản hiện đại hóa trang thiết bị… Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/4/2011 và được áp dụng cho năm ngân sách từ 2011-2015; bãi bỏ quy định tại các Quyết định số 63/2009/QĐ-TTg và số 64/2009/QĐ-TTg ngày 20/4/2009 về việc ban hành cơ chế quản lý tài chính và biên chế đối với ngành Hải quan, Thuế năm 2009 và 2010. ĐƯỢC PHÉP MUA TRỰC TIẾP GẠO DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC Ngày 09/3/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 15/2011/QĐ-TTg về việc mua lương thực dự trữ nhà nước hàng năm. Theo đó, gạo dự trữ nhà nước sẽ được mua theo 04 phương thức là: Đấu thầu rộng rãi; Chỉ định thầu; Phương thức mua trực tiếp; Chào hàng cạnh tranh. Trong đó đáng chú ý là phương thức mua trực tiếp trước đây không được áp dụng đối với hàng dự trữ là gạo thì kể từ ngày 25/4/2011 được áp dụng phương thức mua trực tiếp khi hợp đồng đối với gói thầu có nội dung tương tự được ký trước đó không quá 06 tháng. Đối với thóc dự trữ nhà nước thì áp dụng phương thức mua chào hàng cạnh tranh hoặc mua trực tiếp, rộng rãi của mọi đối tượng; phương thức chỉ định thầu chỉ được áp dụng đối với trường hợp mua bù số lượng thóc sau khi đã xuất cấp để đáp ứng yêu cầu cứu trợ, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh. Cũng trong Quyết định này, Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định giá giới hạn tối đa để tổ chức mua lương thực dự trữ nhà nước làm căn cứ để Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước quyết định giá mua cụ thể theo từng thời điểm và từng địa bàn. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/4/2011 và tạm thời được áp dụng đến hết ngày 31/12/2012. BỔ SUNG GẦN 60 TỶ MUA BÙ GIỐNG CÂY TRỒNG DỰ TRỮ QUỐC GIA Ngày 09/3/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 348/QĐ-TTg về việc bổ sung vốn nhập bù hạt giống cây trồng dự trữ quốc gia theo đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính. Theo đó, Thủ tướng quyết định bổ sung 59,13 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2011 cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để mua đủ 2.800 tấn hạt giống lúa, 200 tấn hạt giống ngô, 110 tấn hạt giống rau đưa vào dự trữ quốc gia. Việc quản lý và sử dụng số kinh phí nêu trên thực hiện theo quy định hiện hành. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. CẤM NGÂN HÀNG THU PHÍ CHO VAY SAI QUY ĐỊNH Ngày 10/3/2011, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 05/2011/TT-NHNN, quy định về thu phí cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Theo đó, tổ chức tín dụng không được thu các loại phí cho vay đối với khách hàng trừ các khoản phí sau đây: Phí trả trong trường hợp khách hàng trả nợ trước hạn mức tín dụng dự phòng; Phí thu xếp để thực hiện ký hợp đồng tài trợ theo phương thức cho vay hợp vốn giữa tổ chức tín dụng tham gia cho vay hợp vốn với khách hàng và Các loại phí được quy định cụ thể tại các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến cho vay. Cũng trong Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố tiến hành kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thu phí liên quan đến khoản cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng; áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền đối với các trường hợp vi phạm. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/3/2011. RÚT TIỀN GỬI TRƯỚC HẠN CHỈ ĐƯỢC NHẬN MỨC LÃI SUẤT THẤP NHẤT Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 04/2011/TT-NHNN ngày 10/3/2011, quy định áp dụng lãi suất trong trường hợp tổ chức, cá nhân rút tiền gửi trước hạn tại tổ chức tín dụng. Theo đó, tổ chức tín dụng được phép áp dụng lãi suất tối đa bằng mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp nhất của tổ chức tín dụng (tại thời điểm tổ chức, cá nhân rút tiền gửi trước hạn) theo từng đồng tiền trong trường hợp tổ chức, cá nhân rút tiền gửi trước hạn. Các loại tiền gửi rút trước hạn áp dụng quy định này bao gồm: gửi tiết kiệm có kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác của tổ chức (trừ tổ chức tín dụng), cá nhân. Tổ chức tín dụng có trách nhiệm niêm yết công khai lãi suất áp dụng trong trường hợp tổ chức, cá nhân rút tiền trước hạn tại các địa điểm huy động vốn. Đối với các thỏa thuận lãi suất tiền gửi trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, các bên tiếp tục thực hiện theo thỏa thuận đã cam kết cho đến hạn trả; hoặc thỏa thuận thực hiện theo quy định. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/3/2011, quy định về lãi suất tại khoản 4 Điều 1 Quyết định số 47/2006/QĐ-NHNN ngày 25/9/2006 và các quy định khác trái với Thông tư này hết hiệu lực thi hành. KHÔNG PHẢI TRẢ LÃI KHOẢN VAY GIẢM TỔN THẤT SAU THU HOẠCH NÔNG SẢN Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư số 03/2011/TT-NHNN ngày 08/3/2011, hướng dẫn chi tiết việc thực hiện chính sách cho vay đối với tổ chức, cá nhân nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản. Theo đó, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) là tổ chức tín dụng được giao thực hiện chính sách cho vay hỗ trợ lãi suất, cho vay theo lãi suất tín dụng đầu tư phát triển nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch nông sản, thủy sản. Đối tượng được vay hỗ trợ lãi suất là tổ chức, cá nhân hoạt động hợp pháp ở Việt Nam, bao gồm: Hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân có địa chỉ cư trú hợp pháp và được UBND cấp xã xác nhận là trực tiếp sản xuất và phục vụ sản xuất; Các doanh nghiệp có ký và thực hiện hợp đồng tiêu thụ nông sản và dịch vụ cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp với nông dân. Để được Ngân hàng NN&PTNT thẩm định và cho vay hỗ trợ lãi suất thì khách hàng phải có dự án, phương án đầu tư máy móc, thiết bị nhằm giảm tổn thất hiệu quả, khả thi. Các máy móc, thiết bị trong danh mục quy định phải đảm bảo có giá trị sản xuất trong nước trên 60%. Các khoản vay được hỗ trợ 100% lãi suất trong 02 năm đầu, từ năm thứ 03 trở đi được hỗ trợ 50% lãi suất vay. Việc hỗ trợ lãi suất chỉ áp dụng đối với các khoản vay trả nợ trước hoặc trong hạn, không áp dụng đối với các khoản vay đã quá thời hạn trả nợ theo hợp đồng tín dụng. s Cũng theo Thông tư này, các doanh nghiệp đầu tư xây dựng kho dự trữ 4 triệu tấn lúa, ngô, kho lạnh bảo quản thủy sản, rau quả và tạm trữ cà phê được vay vốn theo lãi suất tín dụng đầu tư phát triển để giảm tổn thất sau thu hoạch. Mức lãi suất do khách hàng và Ngân hàng NN&PTNT tự thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng… Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/5/2011. LÃI SUẤT TÁI CẤP VỐN TĂNG LÊN 12% Ngày 08/3/2011, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Quyết định số 379/QĐ-NHNN về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng. Theo đó, các mức lãi suất này đồng loạt tăng lên 12%/năm để thay cho mức lãi suất trước đây là 11% và 7%/năm (lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng là 11%/năm; lãi suất tái chiết khấu là 7%/năm). Với việc tăng mạnh các mức lãi suất này, NHNN đang ngày càng siết chặt việc bơm tiền cho các ngân hàng thương mại, giảm lượng tiền trong lưu thông, góp phần thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/3/2011; Quyết định số 271/QĐ-NHNN ngày 17/02/2011 và quy định lãi suất tái chiết khấu tại Quyết định số 2620/QĐ-NHNN ngày 05/11/2010 hết hiệu lực thi hành. CẤP CHỨNG CHỈ KIẾN THỨC GIAO THÔNG CHO NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN XE MÁY CHUYÊN DÙNG Ngày 07/03/2011, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư số 06/2011/TT-BGTVT quy định bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ. Theo quy định, xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông đường bộ bao gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp di chuyển trên đường bộ. Để được tham gia bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông, yêu cầu người học là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam phải đủ 18 tuổi trở lên. Hồ sơ dự học bao gồm: Đơn đề nghị dự học bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ theo mẫu quy định; Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu (bản photocopy); 03 ảnh màu kích thước 2x3cm chụp không quá 06 tháng, kiểu chứng minh nhân dân. Người học nộp 01 bộ hồ sơ tại cơ sở được phép bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ. Sau khi hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ và đạt yêu cầu, người học được cấp chứng chỉ. Chứng chỉ có giá trị không thời hạn và được sử dụng trong phạm vi cả nước. Khi tham gia giao thông đường bộ, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải có đủ các loại giấy tờ như: Đăng ký xe; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; Bằng hoặc Chứng chỉ nghề điều khiển xe máy chuyên dùng do cơ sở đào tạo nghề cấp và Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ hoặc Giấy phép lái xe ô tô. Trường hợp người có Chứng chỉ bị hỏng, bị mất có tên trong hồ sơ lưu trữ tại nơi cấp Chứng chỉ sẽ được cấp lại theo số hiệu Chứng chỉ đã cấp. Người có Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ sẽ bị thu hồi khi có hành vi gian dối, giả mạo giấy tờ theo quy định tại Thông tư này. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 21/04/2011 và thay thế Thông tư số 09/2009/TT-BGTVT ngày 24/06/2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. NĂM 2011, KHÔNG KHỞI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH, DỰ ÁN MỚI Để thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-BXD ngày 04/3/2011. Trong đó, Bộ Xây dựng yêu cầu các đơn vị hành chính, sự nghiệp thuộc Bộ phải tiết kiệm trong chi tiêu hành chính; chống thất thu; giảm tối đa chi phí hội nghị, hội thảo, tổng kết, sơ kết, đi công tác trong và ngoài nước, chi phí tiếp khách, chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu. Tạm dừng việc mua mới xe ô tô, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc bằng ngân sách nhà nước; việc sử dụng xe ô tô phải đúng mục đích, đúng đối tượng, cá nhân không được sử dụng xe ô tô của công vào việc riêng.
1695233506479.32.parquet/130476
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506479.32.parquet", "ppl": 114.7, "token_count": 23092, "url": "https://luatvietnam.vn/diem-tin-van-ban-moi/so-112011-520-ngay-15-03-2011-220-5559-article.html" }
Xin hỏi Luatvietnam: Ngày 1/1/2020, công ty tôi có ký hợp đồng lao động với anh Nguyễn Văn A với thời hạn hợp đồng không xác định thời hạn. Ngày 24/6/2022, anh A do có thực hiện hành vi đánh bạc ở nhà riêng nên bị tòa án tuyên 2 năm án treo. Vậy trong trường hợp này, công ty tôi có quyền chấm dứt hợp đồng với anh A để tuyển người mới vào không? Xin cảm ơn! Trả lời: Chào bạn, với câu hỏi của bạn, chúng tôi có ý kiến tư vấn như sau: Căn cứ khoản 4 Điều 34 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động: “4. Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” Đồng thời, theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động năm 2019 về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động, người sử dụng lao động chỉ được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp sau: Thứ nhất, người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở; Thứ hai, người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục. Thứ ba, do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc; Thứ tư, người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động; Thứ năm, người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; Thứ sáu, người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên; Thứ bảy, Người lao động cung cấp không trung thực thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động. Theo thông tin bạn cung cấp, anh Nguyễn Văn A đang chấp hành án nhưng được hưởng án treo nên không thuộc trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động được quy định tại khoản 4 Điều 34 Bộ luật Lao động 2019. Đồng thời, anh A cũng không thuộc các trường hợp mà người sử dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019. Do đó, công ty bạn không có quyền chấm dứt hợp đồng lao động với anh A, trừ trường hợp hai bên thỏa thuận được với nhau về việc chấp dứt hợp đồng lao động.
1695233506479.32.parquet/168556
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506479.32.parquet", "ppl": 80, "token_count": 10659, "url": "https://luatvietnam.vn/luat-su-tu-van/co-duoc-phep-cham-dut-hop-dong-lao-dong-voi-nguoi-bi-ket-an-tu-treo-khong-147551-faqs.html" }
Trong một số trường hợp, khi không còn khả năng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), người lao động sẽ có nhu cầu hưởng BHXH một lần. Vậy, cách lấy tiền BHXH một lần hiện nay như thế nào? Hồ sơ hưởng BHXH một lần Người lao động có nhu cầu nhận tiền BHXH một lần, nếu thuộc một trong các trường hợp được hưởng thì chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn sau đây. Căn cứ Mục 4 phần 2 Danh sách đề nghị điều chỉnh số đã được giải quyết ban hành kèm theo Quyết định số 166/QĐ-BHXH, hồ sơ đề nghị hưởng BHXH một lần có sự khác nhau giữa người lao động Việt Nam và người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Cụ thể như sau: Với người lao động Việt Nam - Sổ BHXH. - Bản chính Đơn đề nghị (Mẫu số 14-HSB). - Đối với người ra nước ngoài định cư phải nộp thêm bản sao được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây: Bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam. Hộ chiếu do nước ngoài cấp. Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài. Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp. - Trường hợp mắc những bệnh nguy hiểm đến tính mạng: Ung thư, xơ gan cổ chướng, phong… thì có thêm bản chính trích sao/tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện tình trạng không tự phục vụ được. Nếu bị mắc các bệnh khác thì thay bằng bản chính Biên bản giám định mức suy giảm từ 81% khả năng lao động trở lên của Hội đồng giám định y khoa thể hiện tình trạng không tự phục vụ được. - Trường hợp thanh toán phí giám định y khoa: Có thêm bản chính hóa đơn, chứng từ thu phí giám định kèm theo bản chính bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện giám định y khoa. - Với sĩ quan, quân nhân, chiến sĩ quân đội: Bản chính Bản khai cá nhân về thời gian, địa bàn phục vụ trong Quân đội có hưởng phụ cấp khu vực (Mẫu số 04B-HBKV) nếu có, mà sổ BHXH không thể hiện đầy đủ thông tin làm căn cứ tính phụ cấp khu vực. Với người lao động là công dân nước ngoài - Bản chính Đơn đề nghị (Mẫu số 14-HSB). - Với người mắc những bệnh nguy hiểm đến tính mạng: Có thêm bản chính trích sao/tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện tình trạng không tự phục vụ được. Nếu bị mắc các bệnh khác thì thay bằng bản chính Biên bản giám định mức suy giảm từ 81% khả năng lao động trở lên của Hội đồng giám định y khoa thể hiện tình trạng không tự phục vụ được. - Với người thanh toán phí giám định y khoa: Có thêm bản chính hóa đơn, chứng từ thu phí giám định kèm theo bản chính bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện giám định y khoa. Cách lấy tiền BHXH 1 lần nhanh chóng (Ảnh minh họa) Hướng dẫn thủ tục nhận tiền BHXH một lần Cũng theo quy định tại Quyết định 166/QĐ-BHXH, sau khi chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như trên, người lao động thực hiện thủ tục sau đây. Bước 1: Nộp hồ sơ Người lao động nộp hồ sơ tại cơ quan BHXH huyện hoặc tỉnh nơi cư trú bằng hình thức: - Qua giao dịch điện tử (kèm hồ sơ giấy hoặc không kèm hồ sơ giấy). - Qua dịch vụ bưu chính công ích. - Trực tiếp tại cơ quan BHXH. Lưu ý: Trường hợp giao dịch điện tử người lao động đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện tử đến Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN. Trường hợp chưa chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử thì gửi hồ sơ giấy cho cơ quan BHXH qua dịch vụ bưu chính công ích. Bước 2: Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ - Khi nhận được đầy đủ hồ sơ từ người lao động, cơ quan BHXH thực hiện đối chiếu với bản chính nếu thành phần hồ sơ là bản sao không có chứng thực và trả lại bản chính cho người lao động. - Thời hạn giải quyết: Tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan BHXH tỉnh/huyện giải quyết và trả kết quả giải quyết cho người lao động (khoản 4 Điều 110 Luật BHXH 2014). Bước 3: Nhận kết quả giải quyết hưởng BHXH một lần Người lao động sẽ nhận được các giấy tờ sau đây: - Quyết định về việc hưởng BHXH một lần (Mẫu số 07B-HSB); - Bản quá trình đóng BHXH (Mẫu số 04-HSB); Người lao động nhận tiền trợ cấp qua các hình thức: - Nhận bằng tiền mặt tại cơ quan BHXH hoặc bưu điện. - Nhận thông qua tài khoản ngân hàng của người lao động. Tóm lại, để nhận tiền BHXH một lần, người lao động cần chuẩn bị đầy đủ 01 bộ hồ sơ như trên và nộp đến cơ quan BHXH. Trong quá trình làm hồ sơ, thủ tục cho đến khi nhận được tiền trợ cấp, người lao động không mất bất kỳ khoản lệ phí nào. Trên đây là cách nhận tiền BHXH 1 lần nhanh chóng, đơn giản nhất. Nếu còn vấn đề thắc mắc, bạn đọc liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ.
1695233506479.32.parquet/169568
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506479.32.parquet", "ppl": 205.1, "token_count": 13532, "url": "https://luatvietnam.vn/bao-hiem/cach-lay-tien-bhxh-1-lan-563-27904-article.html" }