text
stringlengths
201
359k
id
stringlengths
25
31
metadata
dict
Shisha là gì? Tại sao trong các quán bar, club hay pub chill, shisha lại được giới trẻ yêu thích như vậy? Bài viết này sẽ nói rõ cho bạn biết về thành phần, sự nguy hiểm và những quy định pháp luật của việc sử dụng, buôn bán shisha. Mục lục bài viết [Ẩn] 1. Shisha là gì? Có phải chất gây nghiện không? 1.1 Khái niệm 1.2 Shisha có gây nghiện không? 2. Việc sử dụng shisha có bị cấm tại Việt Nam không? 3. Hút shisha nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào? 3.1 Ung thư phổi 3.2 Tổn thương hệ thần kinh 3.3 Ngộ độc khi pha trộn shisha 1. Shisha là gì? Có phải chất gây nghiện không? 1.1 Khái niệm Shisha là một loại thuốc hút, có xuất xứ từ Ả Rập. Dù không phải thuốc lá truyền thống, nhưng shisha có nhiều đặc tính gây hại cao hơn thuốc lá thông thường. Shisha có bình đốt shisha hay còn gọi hookah là bộ phận không thể thiếu. Khi hút, khói được làm nóng phía trên chén sứ sẽ kéo xuống dưới qua ống lọc. Sau đó khói sẽ đi lên phía ống ra và được hút qua ống. Vì cấu tạo và cách hút này giống với thuốc lào Việt Nam nên được gọi với cái tên “thuốc là Ả Rập”. Cấu tạo của hookah (Ảnh minh hoạ) 1.2 Shisha có gây nghiện không? Giới trẻ ngày nay luôn nghĩ rằng hút shisha tốt hơn thuốc lá, thơm hơn và “sành điệu hơn”. Tuy nhiên, trong shisha có hàm lượng nicotine cao hơn thuốc lá 70%. Hơn nữa, một điếu shisha có thể hút được 40 phút và khoảng 200 lượt hút. Vì vậy, shisha sẽ gây nghiện nặng và tốc độ nghiện nhanh hơn thuốc lá. 2. Việc sử dụng shisha có bị cấm tại Việt Nam không? Thành phần của shisha cũng tương tự như thuốc lá. Do đó, tại Việt Nam chưa có quy định cụ thể nào về việc cấm kinh doanh shisha. Tuy nhiên, vào ngày 06/4/2021, Bộ Y tế đã ban hành Công văn 2483/BYT-KCB về việc tăng cường ngăn ngừa, kiểm tra sử dụng các sản phẩm thuốc lá mới, trong đó có shisha. Công văn nhấn mạnh tới việc tăng cường phổ biến, tuyên truyền về tác hại của hổ biến tác hại của việc sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha đến đông đảo người dân. Đồng thời, cơ quan chức năng có thẩm quyền cần tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp mua, bán, kinh doanh sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng, shisha, vì các sản phẩm này hiện là những sản phẩm là chưa được phép nhập khẩu, kinh doanh và lưu hành tại Việt Nam. Như vậy, dù chưa có quy định cấm sử dụng shisha tại Việt Nam, nhưng việc nhập khẩu, kinh doanh và lưu hành các sản phẩm này là chưa được phép tại nước ta. Cần tuân thủ quy định về sử dụng và kinh doanh shisha (Ảnh minh hoạ) 3. Hút shisha nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào? Khi tìm hiểu kỹ về shisha, Tổ chức Y tế thế giới và Hội Ung thư Hoa Kỳ cho biết: Một điếu shisha có thể hút đến 40 phút, trung bình khoảng 50 - 200 lượt hít vào. Mỗi lần hút tạo ra khoảng 0.15 - 0.5 lít khói. Trong gần một tiếng hút shisha, người đó có thể hít từ 100 - 200 lượng khói. Lượng khói này nhiều hơn khoảng 70% so với một điếu thuốc lá. Vì vậy, việc hút shisha độc hại hơn hút thuốc lá rất nhiều. Cũng từ đó người hút sẽ mắc rất nhiều bệnh. 3.1 Ung thư phổi Nhiều bạn trẻ lầm tưởng rằng, hút shisha không hề độc hại và còn dễ hút hơn thuốc lá. Thế nhưng, theo một báo cáo nghiên cứu vào năm 2005, người hút shisha có khả năng mắc bệnh ung thư phổi cao gấp 5 lần người không hút. 3.2 Tổn thương hệ thần kinh Đối với những người đi quán bar, club thì shisha giúp họ dễ phiêu hơn, phấn khích hơn. Nếu hút đủ nhiều, nicotine dần ngấm vào cơ thể sau những lần hút shisha, não bộ không còn tự chủ được. Hệ thần kinh bị mất kiểm soát và xuất hiện ảo giác, khi thiếu sẽ thèm sử dụng. 3.3 Ngộ độc khi pha trộn shisha Hầu như ít người sử dụng shisha nguyên bản, họ thường pha trộn thêm các loại soda, nước trái cây, sữa hay thậm chí là rượu. Nhưng không phải cơ thể của ai cũng có thể chịu được shisha pha trộn như vậy. Nếu người có phản ứng, ngộ độc sẽ có triệu chứng như sau: Tim đập nhanh, cảm giác bồn chồn, đổ mồ hôi, cảm thấy chóng mặt. Nếu không cấp cứu kịp thời cơ thể sẽ rơi vào tình trạng suy yếu, tay chân run rẩy, ói mửa kèm theo tiêu chảy.
1700679100739.50.parquet/198166
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100739.50.parquet", "ppl": 219.1, "token_count": 12989, "url": "https://luatvietnam.vn/linh-vuc-khac/shisha-la-gi-co-bi-cam-khong-883-95578-article.html" }
Trong nghiên cứu kinh tế, chúng ta thường gặp các khái niệm GDP, GNP trong việc đánh giá sự phát triển và tăng trưởng của một quốc gia. Vậy thì GNP là gì? GNP có khác biệt gì với GDP? Cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu về khái niệm GNP nhé. Mục lục bài viết [Ẩn] 1. GNP là gì? 1.1 Khái niệm 1.2 Ví dụ về GNP 2. Ý nghĩa của GNP đối với nền kinh tế 3. Phân loại các GNP 4. Các công thức tính GNP 4.1. Cách tính thứ nhất 4.2. Cách tính thứ hai 5. GNP và GDP khác nhau như thế nào? 6. Kết luận Hiển thị thêm 1. GNP là gì? 1.1 Khái niệm GNP là viết tắt của cụm từ Gross National Product, nghĩa là tổng sản phẩm quốc gia. Hiểu đơn giản thì đó là tổng giá trị của các dịch vụ, sản phẩm cuối cùng mà công dân (người mang quốc tịch) của một đất nước tạo ra ở trong lãnh thổ đất nước đó và cả giá trị của các dịch vụ, sản phẩm cuối cùng mà công dân đó tạo ra ở nước ngoài. Tổng sản phẩm để tính GNP không phải là sản phẩm trung gian trong sản xuất những sản phẩm khác mà phải là sản phẩm cuối cùng được tiêu thụ trực tiếp bởi người tiêu dùng. 1.2 Ví dụ về GNP Để dễ hình dung về khái niệm sản phẩm cuối cùng chúng ta hãy xem xét ví dụ sau: Một chiếc lốp xe đạp được bán cho công ty sản xuất xe đạp để sản xuất xe đạp, chiếc lốp xe đó là sản phẩm trung gian và chiếc xe đạp hoàn chỉnh được bán tới tay người tiêu dùng là sản phẩm cuối cùng. Cũng chiếc lốp xe đó nếu được bán tới tay người tiêu dùng để người đó về tự thay lốp cho chiếc xe đạp của mình thì đó là sản phẩm cuối cùng. Một ví dụ tiếp theo về phạm vi để tính GNP đó là thu nhập. Thu nhập cũng được tính vào GNP và được tính theo ai là người tạo ra thu nhập chứ không phải thu nhập được tạo ra ở đâu. Ví dụ một công dân Hàn Quốc đầu tư mở nhà máy sản xuất linh kiện điện tử tại Bắc Giang. Phần lợi nhuận ròng sau thuế từ hoạt động sản xuất của nhà máy sẽ được dùng để tính GNP của Hàn Quốc. Nhà máy đó thuê lao động Việt Nam vào làm việc thì phần tiền lương của người lao động Việt Nam được dùng để tính GNP của Việt Nam, còn phần tiền lương của quản lý người Hàn Quốc làm việc tại nhà máy được dùng để tính GNP của Hàn Quốc. GNP thường được tính trong một khoảng thời gian nhất định ví dụ như một năm tài chính. Một điểm cần lưu ý nữa là GNP chỉ tính những sản phẩm mới được sản xuất. Việc kinh doanh những sản phẩm được sản xuất trước đó (ví dụ hoạt động bán lại xe cũ) sẽ không được tính vào GNP của năm hiện tại. 2. Ý nghĩa của GNP đối với nền kinh tế Trong các nghiên cứu về kinh tế, chỉ số GNP cung cấp các thông tin quan trọng về hoạt động của công dân và sự phát triển sản xuất của quốc gia đó. Đo lường quy mô kinh tế: GNP thể hiện tổng giá trị của hàng hóa và dịch vụ được sản xuất của một quốc gia, giúp đánh giá khối lượng sản xuất và tăng trưởng kinh tế của đất nước đó. Đánh giá sự đóng góp của công dân: GNP phản ánh sự đóng góp của công dân và doanh nghiệp nào vào sản xuất ở trong và ngoài vùng lãnh thổ đất nước, thể hiện sự tương tác của công dân trong hoạt động kinh tế. Đo lường sức mạnh kinh tế: các quốc gia thường sử dụng GNP như một thước đo thể hiện sự khỏe mạnh của nền kinh tế. Mức độ tăng trưởng GNP sẽ cho thấy sự phát triển và năng lực kinh tế của một đất nước; giúp đất nước xác định vị thế kinh tế, khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Hoạch định chính sách kinh tế, tài khóa: GNP cung cấp cho chính phủ, các nhà quản trị thông tin như sự tăng trưởng, sự phân bố thu nhập, mức đầu tư và tiêu dùng để từ đó đưa ra các chính sách kinh tế tài khóa phù hợp với từng thời kỳ. Thể hiện sự phân phối thu nhập: GNP đường dùng để phân tích và đánh giá sự phân phối thu nhập trong một quốc gia. Từ đó, chính phủ có thể xác định mức độ chênh lệch thu nhập, nhận thức của người dân ở các khu vực. Thu hút đầu tư và thương mại quốc tế: GNP là một trong yếu tố để các nhà đầu từ và đối tác thương mại quốc tế ra quyết định đầu tư. Một nền kinh tế tăng trưởng ổn định có thể thu hút đầu tư và tạo điều kiện cho các hoạt động thương mại quốc tế.
1700679100739.50.parquet/199039
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100739.50.parquet", "ppl": 87.2, "token_count": 15651, "url": "https://luatvietnam.vn/linh-vuc-khac/gnp-la-gi-so-sanh-gnp-va-gdp-883-95579-article.html" }
Xin hỏi LuatVietnam: Tôi làm tại công ty cổ phần đầu tư và công nghệ và môi trường CEC từ tháng 12 năm 2021 đến giữa tháng 3 năm 2022 thì nghỉ ngang, không có quyết định thôi việc. Hiện tại tôi đã làm tại công ty mới và công ty yêu cầu nộp sổ để đóng bảo hiểm, nhưng qua kiểm tra tôi thấy công ty cũ chưa báo giảm BHXH và chưa chốt sổ cho tôi, trên VSSID vẫn đóng đến tháng 5/2022 mặc dù tôi đã liên hệ công ty cũ yêu cầu báo giảm BH nhưng công ty cố tình không thực hiện, sổ bảo hiểm tôi đang giữ, vậy cho hỏi tôi có thể tự huỷ luôn quá trình đóng BHXH tại công ty cũ để đóng mới được không, thủ tục ra sao? Xin cảm ơn! Trả lời: Theo như bạn trình bày, bạn đã nghỉ ngang ở công ty cũ, không có quyết định thôi việc. Tuy nhiên theo quy định pháp luật hiện hành, trường hợp chỉ cần hợp đồng lao động bị chấm dứt không phân biệt lý do thì công ty đều phải thực hiện chốt sổ bảo hiểm xã hội. Căn cứ quy định tại khoản 3, Điều 48 Bộ luật lao động 2019 có quy định về trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau: Điều 48. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động […] 3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây: a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động; b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả. Như vậy, khi hợp đồng lao động bị chấm dứt, người sử dụng lao động phải tiến hành hoàn tất các thủ tục liên quan đến BHXH và chốt sổ cho người lao động để người lao động có thể tiếp tục tham gia BHXH. Trong trường hợp bạn lựa chọn hủy quá trình tham gia BHXH tại công ty cũ để thực hiện việc chốt sổ, căn cứ mục 5, Công văn số 3663/BHXH-THU có quy định về thủ tục hủy sổ BHXH như sau: 5. Trường hợp NLĐ cam kết không thừa nhận quá trình tham gia BHXH, BHTN thì phải trình bày rõ trong Đơn đề nghị (mẫu D01-TS). Cán bộ xử lý nghiệp vụ khóa dữ liệu quá trình đóng BHXH, BHTN bằng phương án KB, KT và lập biên bản hủy sổ tại mục “Hủy có nhiều sổ”. Đơn đề nghị của NLĐ có phê duyệt của Ban Giám đốc BHXH quận, huyện hoặc Lãnh đạo phòng Thu BHXH Thành phố để thay thế cho sổ thu hồi. Trường hợp đặc biệt phải phục hồi lại quá trình đã khóa phương án KB, KT, thì chỉ được thực hiện khi có sự phê duyệt (nơi đã khóa dữ liệu trước đây) của Ban Giám đốc BHXH quận, huyện hoặc lãnh đạo phòng chức năng của Thành phố và đúng theo quy trình phục hồi số sổ đã hủy. Đối chiếu quy định nêu trên, bạn hoàn toàn có thể hủy quá trình đóng BHXH tại công ty cũ, để thực hiện quá trình đóng BHXH tại công ty mới. Tuy nhiên để hủy quá trình đóng BHXH bạn cần viết cam kết không thừa nhận quá trình tham gia. Việc hủy thời gian đóng BHXH ở công ty cũ sẽ khiến người lao động chịu nhiều thiệt thòi, ảnh hưởng đến các điều kiện hưởng chế độ BHXH. Trong trường hợp của bạn, để đảm bảo tối đa quyền lợi, bạn nên đề nghị công ty cũ chốt sổ BHXH cho khoảng thời gian đã đóng BHXH ở công ty cũ. Trường hợp công ty cũ không thực hiện thủ tục xác nhận thời gian đóng BHXH/ chốt sổ BHXH người lao động có thể làm đơn khiếu nại đến các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hiện hành.
1700679100739.50.parquet/203066
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100739.50.parquet", "ppl": 193.9, "token_count": 10366, "url": "https://luatvietnam.vn/luat-su-tu-van/da-nghi-viec-nhung-cong-ty-khong-bao-giam-lao-dong-phai-lam-sao-149246-faqs.html" }
Sau hơn 05 năm triển khai, chương trình OCOP đã được thực hiện rộng rãi và đạt được nhiều hiệu quả trên khắp các tỉnh thành trên đất nước. Vậy sản phẩm OCOP là gì? Làm thế nào để sản phẩm được chứng nhận là sản phẩm OCOP? Cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu về sản phẩm OCOP nhé. Mục lục bài viết [Ẩn] 1. Giới thiệu về chương trình OCOP 2. Sản phẩm OCOP là gì? 3. Các nhóm sản phẩm OCOP 4. Những tiêu chí để sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP là gì? 4.2. Tiêu chí công nhận sản phẩm OCOP 4.2. Phân hạng sản phẩm 5. Những đơn vị nào được thực hiện theo chương trình ocop? 6. Những lợi ích khi tham gia chương trình sản phẩm ocop 6.1. Lợi ích đối với doanh nghiệp 6.2. Lợi ích đối với người tiêu dùng 7. Kết luận Hiển thị thêm Sản phẩm OCOP là gì (Ảnh minh hoạ) 1. Giới thiệu về chương trình OCOP Chương trình OCOP hay còn gọi là Mỗi xã một sản phẩm (One commune one product) được Chính phủ phê duyệt triển khai thực hiện thông qua Quyết định 919/QĐ-Ttg năm 2018. OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực như nguồn lao động, văn hóa địa phương, trí tuệ, sự sáng tạo,... của địa phương. Từ đó, cải thiện đời sống người dân, xây dựng nông thôn mới thông qua các sản phẩm mang tính thương hiệu đặc trưng của từng địa phương, vùng miền. Việc triển khai chương trình OCOP phải đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của thị trường, giúp tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nhưng vẫn đảm bảo bảo tồn được cảnh quan, văn hóa truyền thống. Chương trình OCOP được triển khai trên địa bàn nông thôn cả nước và dự kiến triển khai đến hết năm 2025. Trường hợp khu vực đô thị có sản phẩm đạt tiêu chí thì các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ điều kiện thực tế để tổ chức thực hiện. 2. Sản phẩm OCOP là gì? Sản phẩm OCOP là sản phẩm, dịch vụ tham gia vào Chương trình OCOP Quốc gia. Cụ thể, theo Quyết định 919/QĐ-TTg thì sản phẩm OCOP là những sản phẩm hàng hóa và dịch vụ du lịch có nguồn gốc địa phương, có thương hiệu, mang đặc trưng về văn hóa, lợi thế của địa phương. Các sản phẩm OCOP sẽ được đánh giá, phân hạng theo 03 cấp: cấp huyện, cấp tỉnh và cấp trung ương. Sau khi đánh giá, sản phẩm sẽ được phân hạng từ 01 sao đến 05 sao và được cấp chứng nhận sản phẩm OCOP có giá trị trong vòng 36 tháng. 3. Các nhóm sản phẩm OCOP Căn cứ Quyết định 148/QĐ-TTg, sản phẩm OCOP được chia làm 6 nhóm chính sau: Nhóm thực phẩm: Nông sản, thủy sản tươi sống: các loại rau, củ, quả, hạt tươi; các loại thịt động vật/gia cầm, thủy hải sản, trứng, sữa tươi;... Nông sản, thủy sản sơ chế: gạo, ngũ cốc, hạt đã qua sơ chế, trà tươi… Nông sản, thủy sản chế biến: trà, cà phê, ca cao,... Các thực phẩm khác: gia vị, đồ ăn nhanh Nhóm đồ uống: Đồ uống có cồn: rượu, đồ uống có cồn khác Đồ uống không có cồn: nước thiên nhiên, nước khoáng, nước uống tinh khiết, đồ uống không có cồn khác Nhóm dược liệu và sản phẩm từ dược liệu: Thực phẩm chức năng, chế phẩm thuốc đông y/tây y Mỹ phẩm từ dược liệu Trang thiết bị, dụng cụ y tế Thảo dược khác Nhóm thủ công mỹ nghệ: Thủ công mỹ nghệ trang trí Thủ công mỹ nghệ gia dụng Vải, sản phẩm may mặc Nhóm sinh vật cảnh: Hoa cảnh Cây cảnh Động vật cảnh Nhóm sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng/du lịch sinh thái/ điểm du lịch Dịch vụ du lịch cộng đồng Dịch vụ du lịch sinh thái Điểm du lịch địa phương 4. Những tiêu chí để sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP là gì? 4.2. Tiêu chí công nhận sản phẩm OCOP Tiêu chí để một sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP được Chính phủ quy định rõ tại Quyết định 148/QĐ-TTg như sau: Tiêu chí để sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP (Ảnh minh hoạ) Phần A: Nhóm các tiêu chí đánh giá về sản phẩm và sức mạnh cộng đồng (40 điểm) Tổ chức sản xuất: phải sử dụng nguyên liệu và lao động địa phương; gia tăng giá trị sản phẩm theo hướng sản phẩm chế biến, chế biến sâu; mở rộng quy mô sản xuất và liên kết theo chuỗi giá trị; đảm bảo bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất. Phát triển sản phẩm: sản phẩm được phát triển dựa theo truyền thống địa phương Sức mạnh cộng đồng: khuyến khích sản xuất theo mô hình chung như hợp tác xã; khuyến khích sử dụng lao động địa phương; tổ chức kinh doanh hiệu quả và minh bạch Phần B: Nhóm tiêu chí đánh giá về khả năng tiếp thị (25 điểm) Tiếp thị: khuyến khích có kênh phân phối sản phẩm từ địa phương tới quốc tế; có chứng nhận quản lý chất lượng tiên tiến; các hoạt động quảng bá được tổ chức một cách chuyên nghiệp với tần suất thường xuyên để tăng hiệu quả quảng bá sản phẩm. Câu chuyện về sản phẩm: khuyến khích câu chuyện về sản phẩm hoàn chỉnh, trình bày bài bản, ấn tượng đặc sắc, mang sắc thái của địa phương Phần C: Nhóm tiêu chí đánh giá về chất lượng sản phẩm (35 điểm) Cảm quan, dinh dưỡng, tính độc đáo: đạt chuẩn chất lượng theo yêu cầu của từng loại sản phẩm Tiêu chuẩn sản phẩm: sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn và công bố theo quy định của pháp luật Khả năng xuất khẩu: khuyến khích các sản phẩm đạt chuẩn chất lượng quốc tế 4.2. Phân hạng sản phẩm Sản phẩm sau khi được đánh giá theo Bộ tiêu chí OCOP sẽ được phân thành 05 hạng: Hạng 5 sao(90-100 điểm): sản phẩm đặc trưng có tiêu chuẩn chất lượng cao, đạt điều kiện để xuất khẩu Hạng 4 sao (70-90 điểm): sản phẩm đặc trưng, đảm bảo yêu cầu chất lượng, có khả năng tiếp cận thị trường tốt, tiềm năng nâng cấp lên sản phẩm 5 sao Hạng 3 sao (50-70 điểm): sản phẩm đặc thù, có lượng tiêu thụ ổn định, tiềm năng nâng cấp lên sản phẩm 4 sao Hạng 2 sao (30-50 điểm): sản phẩm đang bắt đầu hình thành chất lượng cụ thể, có tiềm năng nâng cấp lên sản phẩm 3 sao Hạng 1 sao (1-30 điểm): sản phẩm sơ khai, chưa được đưa vào tiêu thụ rộng rãi, có tiềm năng nâng cấp lên sản phẩm 2 sao 5. Những đơn vị nào được thực hiện theo chương trình ocop? Hiện nay Chính phủ đang khuyến khích các đối tượng tham gia chương trình OCOP như: Hợp tác xã, tổ hợp tác Doanh nghiệp địa phương nhỏ và vừa Trang trại và hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh Riêng đối với nhóm sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch, chủ thể thì ngoài các đơn vị trên được thực hiện, các hội hay hiệp hội, Trung tâm điều hành hay các tổ chức tương đương cũng có thể triển khai thực hiện chương trình OCOP 6. Những lợi ích khi tham gia chương trình sản phẩm ocop 6.1. Lợi ích đối với doanh nghiệp Giúp doanh nghiệp nâng cao thương hiệu, quảng bá sản phẩm rộng rãi, thuận lợi tiếp cận hệ thống phân phối trong nước cũng như đẩy mạnh xuất khẩu ra quốc tế. Thu hút người tiêu dùng thêm tin tưởng, nâng cao giá thành, gia tăng doanh số, mang về lợi nhuận cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có cơ hội thu hút đầu tư, mở rộng sản xuất Là động lực để doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm để đảm bảo đạt và giữ vững các tiêu chí của sản phẩm OCOP Lợi ích khi tham gia chương trình sản phẩm ocop (Ảnh minh hoạ) 6.2. Lợi ích đối với người tiêu dùng Người dân có cơ hội biết, trải nghiệm và sử dụng sản phẩm đặc trưng của từng vùng miền trên khắp cả nước một cách dễ dàng thông qua các chương trình quảng bá sản phẩm OCOP Sản phẩm OCOP được đánh giá kỹ lưỡng, chuyên nghiệp qua các cấp, đảm bảo chất lượng trước khi tới tay người tiêu dùng nên người dân yên tâm sử dụng Giá cả phải chăng, tương xứng với chất lượng sản phẩm 7. Kết luận Thông qua bài viết này, tin rằng quý bạn đọc đã hiểu sản phẩm OCOP là gì và những tiêu chí để được công nhận là sản phẩm OCOP. Tính đến thời điểm hiện tại, trên toàn quốc đang có 9.850 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao trở lên, trong đó có 42 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao cấp quốc gia. Có thể nói chương trình OCOP đã thổi một làn gió mới cải thiện đời sống kinh tế vùng nông thôn, mỗi sản phẩm OCOP đã góp quảng bá hình ảnh văn hóa của từng vùng đất, con người Việt Nam giàu và đẹp. Trên đây là giải đáp về Sản phẩm OCOP là gì? Những tiêu chí để được công nhận sản phẩm OCOP. Mọi vấn đề còn vướng mắc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp.
1700679100739.50.parquet/217121
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100739.50.parquet", "ppl": 145.4, "token_count": 16571, "url": "https://luatvietnam.vn/linh-vuc-khac/san-pham-ocop-la-gi-883-95700-article.html" }
Xin hỏi LuatVietnam: Em là sinh viên năm nhất, em có đi thuê trọ được 1 tuần. Tối qua, lúc 10 giờ, em xuống mua đồ ăn thì bị chó nhà chủ nhà cắn. Chó chưa được tiêm phòng dại. Ngay sau đó, em được bạn cùng phòng đưa đi tiêm, hết 6 triệu đồng. Xin hỏi trường hợp này, em có thể yêu cầu chủ nhà bồi thường không? Mức bồi thường bao nhiêu là hợp lý? Nếu chủ nhà cố tình không bồi thường thì em phải làm sao? Xin cảm ơn! Trả lời: Có quyền yêu cầu chủ nhà bồi thường không? Căn cứ Điều 603 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về việc bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra như sau: Điều 603. Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra 1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác 2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại. Đối chiếu quy định pháp luật nêu trên, có thể thấy, nếu súc vật nhà chủ nhà gây thiệt hại tới sức khỏe, tính mạng của bạn, chủ nhà với vai trò là chủ sở hữu của con chó đã cắn bạn thì bạn có quyền yêu cầu họ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho mình. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp chủ sở hữu sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường, đó là trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại (là bạn) hoặc hoàn toàn do lỗi của bên thứ ba. Mức bồi thường thiệt hại: Căn cứ khoản 1, Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về nguyên tắc bồi thường như sau: Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại 1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Căn cứ Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm như sau: Điều 590. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm 1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm: a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại; c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại; d) Thiệt hại khác do luật quy định. 2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khoẻ của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. Căn cứ các quy định pháp luật nêu trên, bạn có thể yêu cầu chủ nhà bồi thường theo các chi phí tại khoản 1, Điều 590 Bộ luật Dân sự và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần. Mức bồi thường này sẽ do hai bên trực tiếp thỏa thuận. Trường hợp hai bên không tự thỏa thuận được với nhau về mức bồi thường thì theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, bạn có thể khởi kiện người chủ nhà đến tòa án nhân dân có thẩm quyền để được giải quyết.
1700679100739.50.parquet/233112
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100739.50.parquet", "ppl": 134.2, "token_count": 10936, "url": "https://luatvietnam.vn/luat-su-tu-van/bi-cho-nha-hang-xom-can-co-duoc-yeu-cau-boi-thuong-khong-149389-faqs.html" }
Xin hỏi LuatVietnam: Trong quá trình tham gia giao thông, tôi có vô tình va chạm vào cánh cửa của xe ô tô và có làm xước một ít. Tôi và chủ xe đã ra hãng kiểm tra thì thấy ngoài vết xước sơn do va chạm thì không có vấn đề gì khác. Tôi đã thanh toán đầy đủ chi phí sơn xe và hãng đã đem xe đi sơn lại. Mặc dù tôi đã đồng ý thanh toán số tiền nêu trên, nhưng chủ xe vẫn yêu cầu tôi viết giấy cam kết nếu trong vòng 2 tháng mà xe có bất kỳ vấn đề gì phát sinh do lỗi va chạm trước đó thì tôi phải chịu trách nhiệm. Vậy, luật sư cho tôi hỏi, trong trường hợp này tôi phải xử lý như thế nào, chủ phương tiện có quyền yêu cầu tôi ký cam kết trong tình huống nêu trên hay không? Xin cảm ơn! Trả lời: 1. Căn cứ pháp lý - Bộ luật Dân sự năm 2015 2. Nội dung tư vấn Bồi thường thiệt hại khi tham gia giao thông là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, các bên sẽ căn cứ vào thiệt hại xảy ra trên thực tế, lỗi của các bên vi phạm và sự kiện bất khả kháng để xác định mức độ, trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trường hợp phải bồi thường thiệt hại. Cụ thể, căn cứ Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau: Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại 1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác. 2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. 3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này. Tuy nhiên việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi thỏa mãn các điều kiện sau: + Có thiệt hại thực tế xảy ra. + Có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại. + Có lỗi của người có hành vi. Trừ trường hợp gây ô nhiễm môi trường hoặc lỗi do nguồn nguy hiểm cao độ (xe máy, ô tô bị mất phanh, hỏng hóc gây tai nạn....) thì chủ phương tiện không có lỗi vẫn phải bồi thường. + Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và hậu quả xảy ra. Trong trường hợp của bạn, nếu bạn có đủ căn cứ chứng minh (bạn có thể dựa vào kết quả kiểm tra của hãng xe mà bạn và chủ xe đem đến kiểm tra thiệt hại) để xác định thiệt hại xảy ra thực tế là xe ô tô bị bạn va chạm chỉ có thiệt hại bị có vết xước sơn và không có bất kỳ vấn đề xảy ra thiệt hại nào khác, bạn đã kịp thời bồi thường thiệt hại (trả tiền sơn lại xe và hãng đã mang đi sơn lại như ban đầu) thì bạn hoàn toàn không phải ký vào cam kết bồi thường thiệt hại. Bên chủ xe không có quyền yêu cầu bạn ký cam kết bồi thường thiệt hại, trong tình huống bạn đã khắc phục hậu quả kịp thời, bồi thường thiệt hại bạn gây ra. Ngoài ra, việc cam kết bồi thường thiệt hại chỉ đặt ra trong trường hợp thiệt hại xảy ra nghiêm trọng, chưa thể khắc phục ngay tại thời điểm hiện tại. Việc bên chủ xe yêu cầu bạn cam kết bồi thường thiệt hại đây chỉ được cho là đề xuất thỏa thuận dân sự đơn phương từ một phía của chủ xe, do đó bạn hoàn toàn có quyền lựa chọn việc không chấp nhận ký vào văn bản cam kết này.
1700679100739.50.parquet/236547
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100739.50.parquet", "ppl": 141.9, "token_count": 10446, "url": "https://luatvietnam.vn/luat-su-tu-van/cam-ket-boi-thuong-thiet-hai-duoc-dat-ra-trong-truong-hop-nao-149415-faqs.html" }
Đặt cọc là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Trong cuộc sống hằng ngày, việc đặt cọc bằng giấy viết tay diễn ra khá thường xuyên. Vậy giấy này có giá trị pháp lý không? Nếu xảy ra tranh chấp thì phải làm thế nào? Đặt cọc bằng giấy viết tay có hợp pháp không? Theo Điều 328 Bộ luật Dân sự hiện hành, đặt cọc là thỏa thuận về việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền/kim khí quý/đá quý/vật có giá trị để bảo đảm thực hiện hoặc giao kết hợp đồng trong một thời hạn theo thỏa thuận. Hiện, pháp luật không yêu cầu bắt buộc hợp đồng đặt cọc phải được thực hiện bằng hình thức nào. Do đó, các bên hoàn toàn có thể đặt cọc bằng lời nói, bằng hành động hoặc bằng văn bản (có thể sử dụng các phương tiện điện tử hoặc bằng giấy viết tay). Đồng thời, Bộ luật Dân sự cũng không yêu cầu hợp đồng đặt cọc bắt buộc phải được công chứng hoặc chứng thực. Luật Công chứng cũng không có hướng dẫn cụ thể về thủ tục công chứng hợp đồng đặt cọc. Do đó, có thể thấy, các bên hoàn toàn có quyền đặ cọc bằng giấy viết tay, miễn là những thỏa thuận về đặt cọc của các bên pháp đáp ứng các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nói chung tại Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015 như: - Các bên tham gia thỏa thuận trong hợp đồng đặt cọc có năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp luật dân sự phù hợp với thỏa thuận đặt cọc. - Các bên đặt cọc, bên nhận đặt cọc hoàn toàn tự nguyện. - Mục đích, nội dung của hợp đồng đặt cọc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Đặt cọc bằng giấy viết tay: Cần biết gì để không bị thiệt? (Ảnh minh họa) Làm sao lấy lại được tiền cọc khi dùng giấy viết tay? Mặc dù pháp luật không cấm hợp đồng đặt cọc bằng giấy viết tay nên nếu không đạt thành thỏa thuận (một trong hai bên không thực hiện hoặc giao kết hợp đồng) thì các bên có thể lấy lại tiền đặt cọc theo một trong ba cách là thương lượng, hòa giải hoặc khởi kiện ra Tòa. Bởi theo khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự, kết quả của hợp đồng đặt cọc sẽ gồm: - Các bên thỏa thuận được việc ký hợp đồng sau khi đặt cọc: Tài sản dùng để đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc các bên sẽ trừ đi khi thực hiện nghĩa vụ trả tiền. - Bên đặt cọc là đối tượng từ chối thực hiện, ký hợp đồng: Bên nhận đặt cọc sẽ được hưởng tài sản đặt cọc. - Bên từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng là bên nhận cọc: Bên nhận cọc phải trả cho bên đặt cọc tài sản được dùng để đặt cọc và một khoản tiền tương đương với tài sản đặt cọc. Lưu ý: Nếu các bên có thỏa thuận khác thì thực hiện theo thỏa thuận đó. Do đó, các bên có thể thực hiện một trong ba cách để lấy được tài sản đặt cọc: - Thương lượng: Các bên thương lượng về việc trả lại tài sản đặt cọc hoặc bồi thường thiệt hại… khi không đạt được mục đích đặt cọc. - Hòa giải: Nếu không thể thương lượng được, các bên có thể yêu cầu một bên thứ ba thực hiện thủ tục hòa giải để đi đến kết quả thỏa thuận được hoặc không. - Khởi kiện: Trong trường hợp các bên không thể thỏa thuận được với nhau, một trong các bên có thể thực hiện thủ tục khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về hợp đồng đặt cọc. Trong trường hợp đặt cọc bằng giấy viết tay nhưng hình thức, nội dung của giấy viết tay đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật thì vẫn được coi là một trong các bằng chứng để các bên khởi kiện ra Tòa. Khi đó, thủ tục khởi kiện mà các bên có thể thực hiện gồm: - Hồ sơ cần chuẩn bị: Hợp đồng đặt cọc bằng giấy viết tay Giấy tờ nhân thân của các bên (Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, hộ chiếu…) Giấy tờ khác về việc đặt cọc - Cách thức nộp hồ sơ: Người khởi kiện có thể nộp đơn khởi kiện ra Tòa án cấp huyện - nơi bên còn lại cư trú hoặc làm việc để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về hợp đồng đặt cọc bằng một trong các hình thức: Nộp trực tiếp tại địa chỉ trụ sở của Tòa án Nộp qua bưu điện đến địa chỉ của Tòa án Nộp online qua cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu Tòa án đó có cổng thông tin điện tử) Nếu hồ sơ đầy đủ, có đủ căn cứ để Tòa án tiếp nhận, giải quyết đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc, Tòa án sẽ ra thông báo thụ lý và giải quyết. Tùy vào từng vụ án khác nhau, thời gian Tòa án giải quyết có thể kéo dài từ 06-08 tháng. Trên đây là giải đáp các thông tin cần thiết liên quan đến đặt cọc bằng giấy viết tay. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được chuyên gia pháp lý của LuatVietnam giải đáp.
1700679100739.50.parquet/237434
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100739.50.parquet", "ppl": 164.8, "token_count": 13417, "url": "https://luatvietnam.vn/dan-su/dat-coc-bang-giay-viet-tay-568-95744-article.html" }
Xử lý tài sản vô chủ là một trong những chế định được nêu trong Bộ luật Dân sự. Câu hỏi đặt ra là làm cách nào để xử lý tài sản vô chủ đúng theo quy định của Luật? Cùng theo dõi hướng dẫn xử lý tại bài viết dưới đây. Tài sản vô chủ là gì? Trước hết, để biết cách xử lý tài sản vô chủ thì cần phải nắm được định nghĩa về tài sản vô chủ. Theo đó, tài sản vô chủ là loại tài sản mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu với tài sản đó. Định nghĩa này được nêu tại khoản 1 Điều 228 Bộ luật Dân sự hiện hành năm 2015. Trong đó, có các loại tài sản gồm bất động sản và động sản., là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Việc sở hữu tài sản được hiểu một người có quyền sở hữu với tài sản đó. Tức là, người này có quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt với tài sản đó. Khi một người từ bỏ quyền sở hữu cũng đồng nghĩa người này đã từ bỏ quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản đó và tài sản đó sẽ trở thành tài sản vô chủ. Để hiểu tài sản vô chủ một cách cụ thể, độc giả có thể tham khảo ví dụ dưới đây: Ông H do không muốn sử dụng chiếc áo khoác nữa nên đã mang chiếc áo khoác ném ở trước cổng nhà. Trong trường hợp này, chiếc áo khoác sẽ trở thành vật vô chủ. Cách xử lý tài sản vô chủ theo quy định của Bộ luật Dân sự (Ảnh minh họa) Có được coi tài sản vô chủ là tài sản của mình không? Có thể thấy, không phải mọi tài sản vô chủ đề có thể trở thành tài sản của mình mà để được trở thành tài sản của người nhặt được, người tìm thấy tài sản vô chủ thì phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Bộ luật Dân sự. Cụ thể, để xác định tài sản vô chủ có thể thuộc sở hữu của mình không, cần căn cứ vào Điều 228 Bộ luật Dân sự như sau: - Khi xác định chính xác tài sản đó là vô chủ Người phát hiện tài sản vô chủ hoặc đang quản lý tài sản này sẽ được sở hữu nếu tài sản vô chủ là động sản (quần áo, xe máy, xe đạp…) trừ trường hợp luật có quy định khác; Tài sản vô chủ sẽ thuộc về Nhà nước nếu là bất động sản. - Khi không xác định được ai là chủ sở hữu: Thông báo cho Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất. Giao nộp cho UBND cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất và được ghi lại trong biên bản nêu rõ các thông tin sau đây: Họ và tên, địa chỉ của người giao nộp tài sản; người nhận là ai, thông tin về tài sản gồm tình trạng, số lượng, khối lượng của tài sản giao nộp. Theo đó, hai cơ quan này sẽ phải thực hiện thủ tục thông báo công khai để chủ sở hữu tài sản đó biết mà nhận lại. Sau khi đã có kết quả xác định chủ sở hữu, UBND cấp xã hoặc công an cấp xã phải thông báo cho người phát hiện hoặc nhặt được tài sản biết về chủ sở hữu của tài sản này. Tuy nhiên, nếu sau một khoảng thời gian quy định mà vẫn không xác định được ai là chủ sở hữu tài sản thì người phát hiện tài sản có thể trở thành chủ sở hữu của tài sản đó nếu tài sản là động sản. Thời gian thông báo là sau 01 năm. Đây là trường hợp chiếm hữu có căn cứ pháp luật được quy định chi tiết tại điểm d khoản 1 Điều 165 Bộ luật Dân sự năm 2015. Đồng thời, nếu sau 05 năm thông báo công khai việc tài sản vô chủ là bất động sản mà vẫn không xác định được ai là chủ sở hữu của nó thì bất động sản đó sẽ thuộc về Nhà nước và người phát hiện bất động sản vô chủ sẽ được nhận một khoản tiền thưởng theo quy định tại Nghị định 29/2018/NĐ-CP. Cụ thể, theo Điều 30 Nghị định 29 nêu trên, mức chi thưởng trong trường hợp này như sau: - Nếu đã có tiêu chuẩn, định mức, chế độ: Thực hiện theo quy định đó. - Nếu chưa có: Cơ quan quyết định mức chi cụ thể. Trong trường hợp này cơ quan có thẩm quyền là UBND cấp tỉnh. Mức thưởng cho cá nhân phát hiện và giao nộp tài sản vô chủ khi ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp hoặc cung cấp thông tin chính xác về tài sản vô chủ. STT Giá trị tài sản vô chủ Tỷ lệ trích thưởng 1 Đến 10 triệu đồng 30% 2 Trên 10 - 100 triệu đồng 15% 3 Trên 100 triệu đồng - 01 tỷ đồng 7% 4 Trên 01 - 10 tỷ đồng 1% 5 Trên 10 tỷ đồng 0,5% Nếu phát hiện và cung cấp thông tin chính xác về tài sản vô chủ là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia: Mức tiền thưởng bằng 50% mức trên. Nếu phát hiện và cung cấp thông tin chính xác về tài sản vô chủ không phải là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia: Mức tiền thưởng bằng 30% mức trên.
1700679100739.50.parquet/261424
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100739.50.parquet", "ppl": 113.2, "token_count": 13514, "url": "https://luatvietnam.vn/dan-su/cach-xu-ly-tai-san-vo-chu-568-95657-article.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: Ngoại giao, Xuất nhập cảnh tải Công văn 176/BNG-LS Công văn 176/BNG-LS DOC (Bản Word) Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết BỘ NGOẠI GIAO ___________ Số: 176/BNG-LS V/v Nhật Bản thông báo quy định về cấp thị thực ngắn hạn nhiều lần cho công dân Việt Nam CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc __________________________ Hà Nội, ngày 16 tháng 01 năm 2007 Kính gửi: - Các bộ, các cơ quan ngang bộ, - Cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị, xã hội - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố - Trực thuộc trung ương Tại cuộc họp tư vấn lãnh sự lần 4 giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Nhật Bản vừa qua từ ngày 14-15/12/2006 tại Tokyo, phía Nhật Bản đã thông báo và chuyển cho phía ta quy định của Nhật Bản về đối tượng và điều kiện để được xét cấp thị thực lưu trú ngắn hạn có giá trị nhiều lần áp dụng cho công dân Việt Nam (thực hiện từ tháng 1/2005). Bộ Ngoại giao xin trân trọng thông báo để các Quý Cơ quan được biết và xin gửi kèm theo toàn văn thông báo của phía Nhật Bản về việc cấp thị thực lưu trú ngắn hạn có giá trị nhiều lần./.
1700679100745.32.parquet/111676
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100745.32.parquet", "ppl": 276.1, "token_count": 12535, "url": "https://luatvietnam.vn/ngoai-giao/cong-van-176-bng-ls-2007-quy-dinh-cua-nhat-ban-ve-cap-thi-thuc-ngan-han-cho-cong-dan-viet-nam-269419-d6.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng TÓM TẮT VĂN BẢN Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau! tải Nghị quyết 08/2007/QH12 Nghị quyết 08/2007/QH12 DOC (Bản Word) Nghị quyết 08/2007/QH12 PDF (Bản có dấu đỏ) LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam. Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết QUỐC HỘI __________ Số: 08/2007/QH12 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ____________________ Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2007 NGHỊ QUYẾT Về việc dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2008 ___________________________ QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10; Căn cứ Luật ngân sách nhà nước; Sau khi xem xét Báo cáo số 11/BC-CP ngày 18 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ trình Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2008; Báo cáo thẩm tra số 84/UBTCNS12 ngày 18 tháng 10 năm 2007 của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội. QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 2008, theo đó: - Tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước là 323.000 tỷ đồng (ba trăm hai mươi ba nghìn tỷ đồng), bằng 24,1% tổng sản phẩm trong nước (GDP); tính cả 9.080 tỷ đồng thu chuyển nguồn năm 2007 sang năm 2008 thì tổng số thu ngân sách nhà nước là 332.080 tỷ đồng (ba trăm ba mươi hai nghìn không trăm tám mươi tỷ đồng); - Tổng số chi cân đối ngân sách nhà nước là 398.980 tỷ đồng (ba trăm chín mươi tám nghìn chín trăm tám mươi tỷ đồng); - Mức bội chi ngân sách nhà nước là 66.900 tỷ đồng (sáu mươi sáu nghìn chín trăm tỷ đồng), bằng 5% tổng sản phẩm trong nước (GDP). (Kèm theo các Phụ lục số 1, 2, 3, 4 và 5). Điều 2. Tán thành các giải pháp thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2008 do Chính phủ trình và Ủy ban tài chính – Ngân sách kiến nghị trong Báo cáo thẩm tra và nhấn mạnh những giải pháp trọng tâm dưới đây: 1. Chính phủ khẩn trương tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2008 theo quy định của pháp luật. Tổ chức triển khai tốt Luật quản lý thuế, nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế, giảm tối đa số thuế nợ đọng, xử lý nghiêm các trường hợp trốn thuế, gian lận thuế. Chủ động thực hiện các cam kết quốc tế về thuế, đáp ứng tiến trình hội nhập. 2. Chính phủ chỉ đạo tổng kết 5 năm thực hiện Pháp lệnh phí và lệ phí, sửa đổi, bãi bỏ các khoản phí, lệ phí không còn phù hợp; chỉ đạo giảm hợp lý các khoản góp của nhân dân, trước hết là nông dân và đồng bào ở những vùng khó khăn; thực hiện đúng tinh thần tự nguyện, công khai, minh bạch, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả các khoản đóng góp của nhân dân. 3. Thực hiện nghiêm quy định của Luật ngân sách nhà nước; bố trí ngân sách tập trung, chống dàn trải gây lãng phí, thất thoát vốn; sử dụng ngân sách đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả. 4. Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp tạo nguồn để thực hiện cải cách chính sách tiền lương và chính sách đảm bảo xã hội. 5. Năm 2008 phát hành trái phiếu Chính phủ không quá 37.000 tỷ đồng, trong đó đầu tư các dự án, công trình giao thông và thủy lợi không quá 28.000 tỷ đồng, phần còn lại sử dụng để đầu tư xây dựng, nâng cấp bệnh viện tuyến huyện, tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hóa trường lớp học. Chính phủ xây dựng phương án bố trí vốn cụ thể cho các chương trình, dự án cho các mục tiêu trên, báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định trước khi thực hiện; chỉ đạo làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư, giải ngân vốn kịp thời, huy động vốn phù hợp với tiến độ triển khai các dự án. 6. Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, thể chế và chính sách, đặc biệt là về mặt tài chính; gắn liền với tăng cường công tác kiểm tra, giám sát bảo đảm thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản phát triển lành mạnh và ổn định. 7. Chính phủ chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương sử dụng một phần số thu tiền sử dụng đất để đẩy nhanh công tác đo đạc, lập cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai và Nghị quyết của Quốc hội. 8. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nhà nước cùng với đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn vốn để đầu tư cho lĩnh vực giáo dục – đào tạo – dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao và một số lĩnh vực khác đi đôi với nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ cho người dân. Cải cách mạnh mẽ hơn khu vực sự nghiệp công lập. Đổi mới phương thức quản lý tài chính, chi ngân sách trong lĩnh vực sự nghiệp, ngân sách nhà nước bảo đảm chi cho các đối tượng là người có công, người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và đối tượng chính sách khác, tạo điều kiện cho mọi người dân được tiếp cận các dịch vụ công, nhất là những dịch vụ thiết yếu; đồng thời tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận các dịch vụ công, nhất là những dịch vụ thiết yếu; đồng thời tạo điều kiện cho người dân có thu nhập khá được sử dụng các dịch vụ chất lượng cao. 9. Rà soát, khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống tham nhũng; triển khai đồng bộ các biện pháp thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đối với các đơn vị và lĩnh vực thụ hưởng ngân sách, chú trọng bốn lĩnh vực là đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý, sử dụng đất đai; quản lý thu, chi ngân sách và quản lý tài sản công; gắn với việc thanh tra thực thi chức trách công vụ đối với một số lĩnh vực mà dư luận và nhân dân quan tâm. 10. Trong quá trình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2008, Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương phấn đấu thu vượt nhiệm vụ được giao để bổ sung vốn đầu tư phát triển, dự phòng ngân sách các cấp. Riêng số thu về dầu thô vượt dự toán ngân sách Chính phủ được phép bổ sung dự phòng ngân sách Trung ương bảo đảm 3% tổng chi ngân sách Trung ương để xử lý những vấn đề đột xuất cấp bách phát sinh ngoài dự toán, kể cả việc bù lỗ dầu; số vượt thu còn lại báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội để xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 59 của Luật ngân sách nhà nước. Điều 3. Giám sát việc thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2008 Ủy ban thường vụ Quốc hội, Ủy ban Tài chính – Ngân sách, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban khác của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội giám sát việc thực hiện ngân sách nhà nước một cách thiết thực, hiệu quả trên các lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Tăng cường hoạt động của Kiểm toán nhà nước cả về diện và chiều sâu nhằm phát hiện kịp thời các sai phạm trong quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước, kịp thời kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoàn thiện cơ chế, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, tăng cường kỷ luật tài chính. Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 12 tháng 11 năm 2007./.
1700679100745.32.parquet/134930
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100745.32.parquet", "ppl": 95.6, "token_count": 20921, "url": "https://luatvietnam.vn/tai-chinh/nghi-quyet-08-2007-qh12-ve-viec-du-toan-ngan-sach-nha-nuoc-nam-2008-268964-d1.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: Hành chính tải Công văn 1844/TTCP-VP Công văn 1844/TTCP-VP DOC (Bản Word) Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết THANH TRA CHÍNH PHỦ __________ Số: 1844/TTCP-VP V/v: Triển khai thực hiện Đề án Đổi mới công tác tiếp công dân CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _____________ Hà Nội, ngày 29 tháng 6 năm 2010 Kính gửi: - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Ngày 14 tháng 6 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 858/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án đổi mới công tác tiếp công dân với mục tiêu kiện toàn về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan tiếp công dân nhằm tăng cường hiệu quả công tác tiếp công dân của các cơ quan nhà nước; nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm của Chủ tịch UBND các cấp và Thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước trong công tác tiếp dân; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, góp phần xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Để thực hiện Đề án trên, Thanh tra Chính phủ đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và nội dung của Đề án tiến hành xây dựng Kế hoạch triển khai, tổ chức thực hiện Đề án, đồng thời gửi Kế hoạch về Thanh tra Chính phủ trước ngày 30 tháng 7 năm 2010 để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.
1700679100745.32.parquet/136393
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100745.32.parquet", "ppl": 113.1, "token_count": 12240, "url": "https://luatvietnam.vn/hanh-chinh/cong-van-1844-ttcp-vp-269583-d6.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: Dân sự TÓM TẮT VĂN BẢN Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau! tải Luật 102-SL/L.004 Luật 102-SL/L.004 ZIP (Bản Word) LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam. Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết SẮC LỆNH LUẬT SỐ 102-SL/L-004 NGÀY 20-5-1957 QUY ĐỊNH QUYỀN LẬP HỘI CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ RA SẮC LỆNH : Nay ban bố luật quy định quyền lập hội đã được Quốc hội biểu quyết trong khoá họp thứ VI như sau: LUẬT QUY ĐỊNH QUYỀN LẬP HỘI Điều 1. Quyền lập hội của nhân dân được tôn trọng và bảo đảm. Lập hội phải có mục đích chính đáng, phù hợp với lợi ích nhân dân, có tác dụng đoàn kết nhân dân, để góp phần xây dựng chế độ dân chủ nhân dân của nước ta. Điều 2. Mọi người đều có quyền lập hội, trừ những người mất quyền công dân hoặc đang bị truy tố trước pháp luật. Mọi người có quyền tự do vào hội thành lập hợp pháp, và có quyền tự do ra hội. Không ai được xâm phạm quyền lập hội và quyền tự do vào hội, ra hội của người khác. Điều 3. Để bảo đảm việc lập hội có mục đích chính đáng, bảo vệ và củng cố chế độ dân chủ nhân dân, lập hội phải xin phép. Thể lệ lập hội sẽ do Chính phủ quy định. Điều 4. Những hội đã thành lập trước ngày ban hành luật này và đã hoạt động trong vùng tạm bị chiếm trong thời kỳ kháng chiến, nay muốn tiếp tục hoạt động, đều phải xin phép lại. Điều 5. Hội thành lập hợp pháp phải hoạt động theo đúng điều lệ của hội và theo đúng các luật lệ hiện hành, được phép thu hội phí của hội viên, mua bán đổi chác tài sản cần thiết cho sự hoạt động của hội và thưa kiện trước toà án. Những người chịu trách nhiệm chính của hội, tuỳ trường hợp, là những người sáng lập hay là những uỷ viên ban chấp hành của hội. Điều 6. Nếu vi phạm những điều 3, 4 và 5 trên đây thì tuỳ theo trường hợp nặng nhẹ, những người có trách nhiệm sẽ bị cảnh cáo hay là bị truy tố trước toà án, và hội có thể bị giải tán, tài sản của hội có thể bị tịch thu. Trường hợp bị truy tố trước toà án, những người có trách nhiệm sẽ bị phạt tiền từ mười vạn đồng (100.000 đ) đến năm mươi vạn đồng (500.000 đ) và phạt tù từ một tháng đến một năm, hoặc một trong hai hình phạt ấy. Trường hợp hội đã bị giải tán mà vẫn cứ tiếp tục hoạt động hoặc tổ chức lại một cách không hợp pháp, thì những người có trách nhiệm sẽ bị truy tố trước toà án và sẽ bị xử phạt tiền từ hai mươi vạn đồng (200.000 đ) đến một triệu đồng (1.000.000 đ) và phạt tù từ một tháng đến hai năm, hoặc một trong hai hình phạt ấy, hội sẽ bị giải tán, tài sản của hội sẽ bị tịch thu.
1700679100745.32.parquet/208548
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100745.32.parquet", "ppl": 285.5, "token_count": 13246, "url": "https://luatvietnam.vn/dan-su/luat-quyen-lap-hoi-1957-van-dang-ap-dung-year-928-d1.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 4542:1988 THUỐC TRỪ SÂU BASSA 50% - DẠNG NHŨ DẦU Insecticides Bassa-50% emulsifiable concentrate Tiêu chuẩn này áp dụng cho Bassa 50% dạng nhũ dầu chế biến từ butylphenylmetylcacbamat (BPMC) kỹ thuật, chất gây nhũ và dung môi thích hợp dùng làm thuốc trừ sâu trong nông nghiệp. 1. Yêu cầu kỹ thuật. 1.1. Thành phần của Bassa 50% dạng nhũ dầu gồm có: Butylphenylmetyl cacbamat (BPMC) kỹ thuật, chất gây nhũ và dung môi Tên hoá học của butylphenylmetylcacbamat là 2 - sec - butyl - phenyl - N - metyl cacbamat. Công thức phân tử: C12H17O2N Công thức cấu tạo: Khối lượng phân tử : 207,32 (theo khối lượng nguyên tử quốc tế năm 1970). 1.2. Bssa 50% dạng nhũ dầu phải có các chỉ tiêu đạt mức và yêu cầu quy định trong bảng Tên chỉ tiêu Mức và yêu cầu 1. Hàm lượng 2 - sec - butylphenyl - N - metyl - cacbamat, tính bằng % 50 ±2,5 2. Độ bền nhũ tương 2.1. Độ tự nhũ Tạo nhũ đều đặn, không có hạt lớn 2.2. Độ bền nhũ tương 5% trong nước cứng chuẩn: Sau 30 phút: Lớp kem trên mặt hoặc ở đáy ống đong, tính bằng ml, không lớn hơn ... Sau 60 phút, lớp kem trên mặt hoặc ở đáy ống đong, tính bằng ml, không lớn hơn ... 2 2.3. Độ tái nhũ Sau 24 giờ Sau 24 giờ 30 phút lớp kem trên mặt hoặc đáy ống đong, tính bằng ml, không lớn hơn... Tái nhũ hoàn toàn 4 3. Độ axit (theo H2 SO4) tính bằng %, khônh lớn hơn... 0,05 2. Phương pháp thử 2.1. Lấy mẫu. 2.1.1. Các định nghĩa, lược đồ và phương pháp lấy mẫu bassa 50% dạng nhũ dầu theo TCVN 1694 - 75 bảng 2 với hệ số chính xác a là 0,250. Khối lượng lô không quá 5 tấn. 2.1.2. Lấy ngẫu nhiên từ 50 ¸ 100 ml mỗi chai và lượng mẫu lấy ở mỗi chai phải bằng nhau. Trộn đều các mẫu lấy từ mỗi chai và chia làm hai phần để được mẫu trung bình thí nghiệm và mẫu lưu. Mẫu được cho vào bình thủy tinh khô sạch có nút đậy kín và trên bình có dán nhãn ghi rõ: Cơ quan lấy mẫu; Tên sản phẩm; Số hiệu lô hàng; Khối lượng lô hàng; Ngày lấy mẫu; Tên người lấy mẫu. Nếu mẫu thử không đạt tiêu chuẩn, cho phép lấy mẫu lần hai với khối lượng gấp đôi của chính lô hàng đó. Kết quả lần này là kết quả cuối cùng. 2.2. Thuốc thử dùng trong phép phân tích phải là loại tinh khiết để phân tích (TKPT). 2.3. Tất cả các phép xác định phải tiến hành song song với ít nhất là hai lượng cân mẫu thử. Sai lệnh cho phép giữa kết quả của hai phép xác định song song không được quá 2%. 2.4. Xác định hàm lượng 2-sec-butylphenyl-N-metylcacbamat. 2.4.1. Phương pháp sắc ký (phương pháp trọng tài) Xác định theo TCVN 4541-88, điều 2.4.1. Điều kiện phân tích: Nhiệt độ là : 170°C Nhiệt độ buồng tiêm mẫu : 220°C Lưu lượng khí mang nitơ : 60ml/phút Lưu lượng khí nén : 500 ml/phút Lưu lượng khí đốt hidrô : 50ml/phút Lượng mẫu bơm : 5 ml. 2.4.2. Phương pháp chuẩn độ 2.4.2.1. Nguyên tắc Phương pháp dựa trên sự thủy phân bằng kiềm để cho metylamin bay hơi. Hơi metylamin được hấp thụ và chuẩn độ bằng axit clohiđric. 2.4.2.2. Thuốc thử, dung dịch và dụng cụ axit clohiđric, dung dịch 0,1N; Bromocresol xanh, dung dịch 0,1% chuẩn bị như sau: Hoà tan 0,1g bromocresol xanh trong 100 ml etanola 96%. Kali hiđroxit, dung dịch 2N chuẩn bị như sau: Cân 112g kali hiđroxit cho vào bình định mức 1 lít. Thêm êtylen glycol cho đến 3/4 bình, sau đó thêm 50ml nước cất. Thêm êtylen glycol cho đến vạch mức. Lắc đều. axit boric, dung dịch 2% chuẩn bị như sau: Hoà tan 20g axit boric trong 1 lít nước cất. Đun nóng ở nhiệt độ 70°C trong vài phút, sau đó lắc đều, để nguội. Thêm 10ml bromocresol xanh và chuẩn độ dung dịch axit boric bằng axit clohiđric 0,1N đến khi màu của dung dịch chuyển từ xanh lam sang xanh lá cây. Trong trường hợp khi pha dung dịch, dung dịch đã có màu xanh lá cây thì không phải trung hoà nữa. Dụng cụ (xem hình vẽ): Bình cầu đáy tròn; Cột Vigơ; ống dẫn không khí; 2.4.2.3. Tiến hành xác định Cân khoảng 1g Bassa 50% - dạng nhũ dầu chính xác đến 0,0002g cho vào bình phản ứng với 50ml dung dịch kali hiđroxit 2N. Lắp cột Vigơ vào. Cho 150ml axit boric 2% vào bình hấp thu và nhúng đầu ra của ống dẫn khí vào dung dịch axit boric 2% nói trên. Đun nhẹ bình phản ứng cho đến khi dung dịch axit boric đổi màu từ xanh lá cây sang xanh lam. Tiếp tục đun trong 1 giờ. Ngừng đun. Chuyển dung dịch axit boric trong bình hấp thu vào bình nón dung tích 500ml. Tráng hệ thống bằng nước cất, cho nước rửa vào bình nón. Dùng dung dịch axit clohiđric 0,1% chuẩn độ dung dịch trong bình nón cho đến khi mầu của dung dịch chuyển từ xanh lam sang xanh lá cây.
1700679100873.6.parquet/18054
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100873.6.parquet", "ppl": 582.6, "token_count": 12312, "url": "https://luatvietnam.vn/nong-nghiep/tieu-chuan-viet-nam-tcvn-4542-1988-223369-d3.html" }
Đây là một trong những nội dung đáng lưu ý tại Luật Cư trú số 68/2020/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/7/2021. Theo đó, khoản 4 Điều 2 Luật Cư trú năm 2020 giải thích cơ quan đăng ký cư trú như sau: Cơ quan đăng ký cư trú là cơ quan quản lý cư trú trực tiếp thực hiện việc đăng ký cư trú của công dân, bao gồm Công an xã, phường, thị trấn; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã. Từ 01/7/2021, được đăng ký thường trú tại công an xã (Ảnh minh họa) Trong khi đó, theo khoản 1 Điều 21 Luật Cư trú năm 2006, khi làm thủ tục đăng ký thường trú, cơ quan công an có thẩm quyền thực hiện là: - Với thành phố trực thuộc Trung ương: Công an huyện, quận, thị xã. - Với tỉnh: Công an xã, thị trấn thuộc huyện, công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Như vậy, theo quy định này, từ ngày 01/7/2021, cơ quan đăng ký thường trú của công dân là công an xã, phường, thị trấn. Chỉ riêng ở các thành phố trực thuộc Trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã thì thẩm quyền thuộc về công an huyện, quận, thị xã, thành phố. Ngoài ra, theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật Cư trú 2020, cơ quan đăng ký cư trú cũng là cơ quan có thẩm quyền cập nhật thông tin của công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú.
1700679100873.6.parquet/18055
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100873.6.parquet", "ppl": 57.1, "token_count": 10090, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-van-ban-moi/thay-doi-co-quan-dang-ky-thuong-tru-186-30949-article.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe, COVID-19 tải Công văn 5006/SYT-NVY Công văn 5006/SYT-NVY DOC (Bản Word) Công văn 5006/SYT-NVY PDF LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam. Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH SỞ Y TẾ ------- Số: 5006/SYT-NVY V/v hướng dẫn công tác phòng, chống dịch trong giai đoạn hiện nay CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 7 năm 2021 KHẨN Kính gửi: - Bệnh viện công lập, ngoài công lập; - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố; - Trung tâm Y tế quận, huyện, thành phố Thủ Đức. - Phòng Y tế quận, huyện, thành phố Thủ Đức Truớc diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh COVID-19 trong giai đoạn hiện nay số lượng ca F0 vẫn còn tăng cao, chủ yếu trong các khu vực phong tỏa và bệnh nhân có triệu chứng đi khám và điều trị tại các cơ sở y tế. Do đó, để tăng hiệu quả điều trị, giảm tỷ lệ tử vong, cần phải tập trung vào công tác chăm sóc và điều trị các trường hợp F0, đặc biệt là những ca bệnh có triêu chứng, diễn biến nặng, có yếu tố nguy cơ tỷ lệ tử vong cao như người trên 65 tuổi, người có bệnh lý nền. Sở Y tế đề nghị Giám đốc các đơn vị y tế và các đơn vị có liên quan phối hợp thực hiện một số biện pháp phòng, chống dịch như sau: 1. Về phân tầng điều trị đáp ứng yêu cầu thực tiễn của Thành phố, các cơ sở và bệnh viện thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 được chia thành 5 tầng nhằm đáp ứng tình hình thực tế trên địa bàn Thành phố, theo đó: Tầng 1 là các cơ sở cách ly tập trung ở quận, huyện nhằm cho người F0 không có triệu chứng trên địa bàn, mục tiêu của tầng này là theo dõi, chăm sóc sức khỏe và điều trị dự phòng để hạn chế thấp nhất tỷ lệ người F0 chuyển sang có triệu chứng. Tầng 2 là các bệnh viện dã chiến có nhiệm vụ thu dung và điều trị các trường hợp F0 có triệu chứng nhẹ và bệnh nền ổn định, mục tiêu của tầng này là hạn chế thấp nhất tỷ lệ người bệnh chuyển sang triệu chứng nặng. Tầng 3 là các bệnh viện điều trị COVID-19 có nhiệm vụ chăm sóc và điều trị các trường hợp F0 có triệu chứng trung bình và nặng, mục tiêu tầng này là hạn chế thấp nhất tỷ lệ người bệnh chuyển sang mức độ nặng hơn và nguy kịch. Tâng 4 là các bệnh viện điều trị COVID-19 có kèm các bệnh lý nền hoặc bệnh lý nặng cần điều trị cấp cứu theo chuyên khoa, mục tiêu của tầng này là hạn chế thấp nhất tỷ lệ tỷ vong do các các bệnh lý nền hoặc bệnh lý đi kèm. Tầng 5 là các bệnh viện hồi sức COVID-19 với mục tiêu là hạn chế tỷ lệ tử vong ở các người bệnh nặng và nguy kịch. Để thực hiện các mục tiêu trên theo từng tầng, bên cạnh việc củng cố cơ sở hạ tầng, bổ sung trang thiết bị, nhân lực, là việc tập huấn và tuân thủ các các phác đồ điều trị, đặc biệt là cách sử dụng thuốc chuyên biệt trong điều trị COVID-19, thành thạo cấp cứu và hồi sức cơ bản, sử dụng các dụng cụ, trang thiết bị hỗ trợ hô hấp. 2. Hướng dẫn triển khai chăm sóc các trường hợp F0 tại nhà khi hội đủ các điều kiện theo quy định: thực hiện theo hướng dẫn của Sở Y tế, nhất là biết các dấu hiệu và triệu chứng trở nặng để được khám và điều trị kịp thời. 3. Triển khai hệ thống cấp cứu 115: Triển khai hệ thông cấp cứu 115 đến từng cơ sở chăm sóc và theo dõi sức khoẻ các trường hợp F0 tại địa bàn quận, huyện, các khu dân cư nhằm kịp thời vận chuyển đến các bệnh viện những bệnh nhân có dấu hiệu chuyển nặng để can thiệp điều trị sớm nhằm làm giảm tỷ lệ bệnh nhân chuyển nặng và tỷ lệ tử vong: - Tăng cường đội xe cấp cứu 115 với đủ ê kip cấp cứu và trang thiết bị y tế trong thời gian sắp tới: dự kiến tăng thêm 100 xe trong 02 tuần tới. - Tăng cường đội xe taxi (200 xe) chuyển đối thành xe vận chuyển bệnh nhân, có nhân viên y tế đi kèm và các trang thiết bị hồi sức cơ bản (bình oxy, mask thở, máy đo Sp02, kit xét nghiệm nhanh...) để hỗ trợ cho đội xe cấp cứu vận chuyển bệnh nhân kịp thời lên tuyến trên. 4. Điều phối nguồn nhân lực: Sắp xếp lại nguồn nhân lực y tế (thành phố và trung ương) để phân bố trên các lĩnh vực dự phòng và điều trị một cách hợp lý nhằm đảm bảo vận hành hiệu quả nguồn nhân lực y tế trong thời gian sắp tới. Tập trung nguồn nhân lực cho lĩnh vực điều trị để giảm tỷ lệ tử vong. Các nhân viên y tế và các sinh viên y khoa các năm cuối (Y5, Y6 ...) đang tham gia vào công tác lấy mẫu được điều chuyển về tăng cường tham gia công tác theo dõi sức khỏe và điều trị F0 ở khu cách ly và đội taxi cấp cứu 115. Công tác lấy mẫu sẽ do Đoàn thanh niên, các sinh viên tình nguyện của các trường chuyên ngành khác phối hợp với y tế địa phương thực hiện. Các sinh viên y khoa các năm cuối (Y5, Y6 ...) đang tham gia vào công tác tiêm vắc xin tại các quận, huyện được điều chuyển về tăng cường tham gia công tác theo dõi sức khỏe và điều trị F0 ở khu cách ly và đội taxi cấp cứu 115. Công tác tham gia hỗ trợ tiêm vắc xin sẽ do Đoàn thanh niên, các sinh viên tình nguyện của các trường chuyên ngành khác phối hợp với đơn vị y tế thực hiện. Các quận, huyện, thành phố Thủ Đức tổ chức sắp xếp, điều phối người dân đến tiêm chủng, đảm bảo công suất 200 người/đội tiêm/ngày, chậm nhất đến 31/8/2021 cơ bản hoàn thành tiêm cho các đối tượng tại cộng đồng trong đợt 5. Sau thời gian trên, Sở Y tế duy trì các điểm tiêm tại 312 trạm y tế và các bệnh viện, đơn vị y tế công lập và tư nhân (tiêm các đối tượng người trên 65 tuổi, người mắc bệnh nền) để tập trung nguồn nhân lực cho công tác điều trị. 5. Công tác lấy mẫu xét nghiệm: Xét nghiệm có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo hiệu quả. Phạm vi phong tỏa ở một quy mô phù hợp với năng lực quản lý của địa phương (đảm bảo thực hiện nghiêm vùng phong tỏa, cung cấp thực phẩm và nhu cầu thiết yếu cho người dân tại nơi lưu trú), số lượng và tần suất xét nghiệm phù hợp với năng lực lấy mẫu và công suất xét nghiệm. Đối với các trường hợp xét nghiệm kháng nguyên nhanh dương tính, có triệu chứng, thuộc nhóm nguy cơ cao, nhanh chóng thực hiện xét nghiệm RT-PCR mẫu đơn và chuyển đến khu cách ly tập trung F0 của quận, huyện (bố trí riêng một khu vực trong khi chờ kết quả xét nghiệm RT-PCR), đặc biệt lưu ý theo dõi kỹ để xử lý kịp thời những trường hợp chuyển nặng như người trên 65 tuổi, người có bệnh lý nền. Đối với các trường hợp xét nghiệm kháng nguyên nhanh dương tính, không có triệu chứng, không thuộc nhóm nguy cơ cao, tạm thời theo dõi, chăm sóc kỹ tại nhà trong khi chờ xét nghiệm RT-PCR. Các Trung tâm y tế quận, huyện điều tiết số lượng các ca F0 này để tránh quá tải các khu cách ly tập trung F0 ở quận, huyện, đảm bảo hiệu quả điều trị ở các tuyến. Trung tâm y tế phối hợp chặt chẽ với đội vận chuyển cấp cứu 115 để vận chuyến kịp thời, nhanh chóng những trường hợp có triệu chứng, diễn tiến nặng lên tuyến trên. 6. Công tác tổ chức, tập huấn về chuyên môn: Phòng Nghiệp vụ Y Sở Y tế phối hợp với Đại học Y Dược TP.HCM tổ chức tập huấn về hồi sức cấp cứu cho các bác sĩ để phục vụ tốt công tác điều trị ở các bệnh viện. Trung tâm cấp cứu 115 tổ chức huấn luyện các nhân viên y tế, các sinh viên y khoa năm cuối về công tác sơ cấp cứu để phục vụ công tác vận chuyển bệnh nhân đến các cơ sở y tế. Các trường Đại học thuộc khối ngành sức khỏe, các đơn vị y tế, Bộ phận truyền thông của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM phối hợp với các Hội nghề nghiệp Y Dược tổ chức tư vấn, phổ biến kiến thức tự theo dõi, chăm sóc sức khỏe tại nhà cho các trường hợp Fl, F0 theo hình thức online. Đề nghị các đơn vị ngành y tế nghiêm túc triển khai thực hiện. Nếu có khó khăn vướng mắc, phản ánh ngay về Sở Y tế để giải quyết./.
1700679100873.6.parquet/26689
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100873.6.parquet", "ppl": 149.5, "token_count": 17827, "url": "https://luatvietnam.vn/y-te/cong-van-5006-syt-nvy-2021-tphcm-huong-dan-phong-chong-dich-giai-doan-hien-nay-206345-d2.html" }
Chiều ngày 18/03/2018, trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng đã xảy ra giữa xe chữa cháy và xe khách. Theo thông tin ban đầu, trên đường đi làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, chiếc xe chữa cháy của Phòng Cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy số 12 chạy ngược chiều trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ. Khi đến đoạn qua địa phận huyện Thường Tín, chiếc xe chữa cháy bất ngờ va chạm với một chiếc xe khách đi hướng ngược lại. Vụ tai nạn khiến nhiều người bị thương, giao thông ùn tắc nhiều giờ. Hiện trường vụ tai nạn (Ảnh: 24h.com.vn) Liên quan đến vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, thắc mắc chung của nhiều người là xe chữa cháy có được phép đi ngược chiều trên đường cao tốc không? Theo Điều 22 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ không bị hạn chế tốc độ, được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông. Điều này cũng quy định, loại xe này khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định. Căn cứ vào quy định nêu trên có thể thấy, xe chữa cháy được phép đi vào đường ngược chiều trên cao tốc khi đi làm nhiệm vụ. Các xe khác khi tham gia giao thông, nếu thấy có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên như xe chữa cháy phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường, không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên. Hiện trường vụ tai nạn (Ảnh: Đời sống Pháp luật) Ngoài quy định được nêu tại Luật Giao thông đường bộ năm 2008, quy định xe chữa cháy được phép đi ngược chiều trên cao tốc còn được đề cập đến tại Nghị định 46 của Chính phủ. Cụ thể, tại khoản 8 Điều 5 Nghị định 46 quy định: Phạt tiền từ 07 - 08 triệu đồng đối với người điều khiển xe ô tô, các loại xe tương tự xe ô tô đi ngược chiều trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định. Như vậy, theo quy định này, xe chữa cháy (thuộc nhóm các xe ưu tiên) đang đi làm nhiệm vụ được phép đi ngược chiều trên đường cao tốc. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn trong khi di chuyển, các xe được quyền ưu tiên bao gồm cả xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ, khi đi vào đường ngược chiều cần chủ động quan sát để đảm bảo an toàn cho bản thân và những phương tiện khác đang lưu thông cùng đường.
1700679100873.6.parquet/32811
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100873.6.parquet", "ppl": 118.6, "token_count": 11310, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-phap-luat/xe-chua-chay-co-duoc-di-nguoc-chieu-tren-cao-toc-230-15978-article.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: TÓM TẮT VĂN BẢN Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau! tải Thông tư 34-TC/CTN Thông tư 34-TC/CTN ZIP (Bản Word) LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam. Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết THÔNG TƯ SỐ 34-TC/CTN NGÀY 9-9-1989 HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ THU THUẾ ĐỐI VỚI NHỮNG HỘ KINH DOANH KHÔNG CÓ ĐỊA ĐIỂM CỐ ĐỊNH Hiện nay lợi dụng tình hình Nhà nước cho phép phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, hộ tư nhân, cá thể ra kinh doanh tự do ngày càng nhiều. Chủ yếu là kinh doanh thương nghiệp, ăn uống, không có giấy phép kinh doanh, không có địa điểm kinh doanh cố định và cố tình không nộp thuế cho Nhà nước. Tình hình đó dẫn đến vừa thất thu thuế, vừa không công bằng hợp lý so với những hộ kinh doanh cố định đã nộp thuế hàng tháng. Để việc quản lý thu thuế phù hợp với đặc điểm của những hộ kinh doanh không có địa điểm cố định (kinh doanh lưu động, hàng rong, buôn bán thời vụ...) tạo điều kiện chống thất thu thuế đạt kết quả tốt và căn cứ vào chính sách thuế công thương nghiệp hiện hành; Bộ Tài chính hướng dẫn nghiệp vụ, quản lý thu thuế đối với những hộ kinh doanh không có địa điểm cố định như sau: 1. Điều 33 của Điều lệ thuế Công thương nghiệp quy định những hộ kinh doanh không có địa điểm cố định (kinh doanh lưu động, hàng rong, buôn bán thời vụ...) đều có thể xếp vào đối tượng kinh doanh buôn chuyến và phải nộp thuế buôn chuyến (là hình thức thu gộp thuế doanh nghiệp và thuế lợi tức doanh nghiệp). Đối với những hộ buôn bán lưu động từng chuyến hàng thì thuế thu trên trị giá từng chuyến hàng, tính theo thời giá tại nơi thu thuế. Đối với những hộ khác, thuế thu từng ngày, tính trên trị giá hàng bán trong ngày. Các hộ kinh doanh không có địa điểm cố định phải nộp thuế môn bài theo biểu thuế đối với hộ tư nhân, cá thể. Theo quy định tại điều 44 của Điều lệ thuế Công thương nghiệp, những hộ kinh doanh không có giấy phép kinh doanh, không có thẻ môn bài, không khai báo nộp thuế thì ngoài việc phải nộp đủ mức thuế trên đây, còn bị phạt tiền bằng một lần số thuế đã tính. 2. Để việc thu thuế đạt kết quả, bảo đảm thi hành đúng chính sách, việc tổ chức thu thuế đối với những hộ kinh doanh không có địa điểm cố định phải thực hiện đúng những công việc chủ yếu dưới đây: a) Cán bộ được giao nhiệm vụ thu thuế ở từng địa bàn (phường, xã, chợ, đường phố...) phải thường xuyên nắm đầy đủ số hộ thực tế có kinh doanh. Những hộ có giấy phép kinh doanh, có địa điểm kinh doanh cố định thì nhất thiết phải đưa vào sổ bộ thuế và thu thuế hàng tháng bằng thông báo thuế. Chỉ những hộ kinh doanh nhỏ, bán chạy, không có địa điểm kinh doanh cố định mới áp dụng biện pháp thu thuế theo hướng dẫn tại văn bản này. Cán bộ thuế nắm tình hình cụ thể những hộ kinh doanh không có địa điểm cố định trên địa bàn mình quản lý, báo cáo phòng thuế và chính quyền phường, xã (hoặc ban quản lý chợ) để chỉ đạo phối hợp các lực lượng công an, quản lý thị trường tổ chức việc thu thuế. b) Việc thu thuế đối với những hộ này có nhiều khó khăn, phức tạp vì họ kinh doanh không có địa điểm cố định, không khai báo kết quả kinh doanh và lâu nay không chịu nộp thuế. Vì vậy, các phòng thuế cần báo cáo chính quyền địa phương để tổ chức thành các tổ thu thuế gồm có cán bộ thuế, công an, quản lý thị trường, ban quản lý chợ... thực hiện việc kiểm tra thu thuế theo các bước công việc sau: - Trước khi thu thuế cần phổ biến cho các đối tượng nộp thuế biết về yêu cầu động viên đóng góp công bằng hợp lý thu nhập của mọi người kinh doanh theo đúng chính sách của Nhà nước. Trên cơ sở đó mà tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của những hộ kinh doanh cố định đối với việc thu thuế vào những hộ kinh doanh lưu động. - Tổ thu thuế căn cứ vào thực tế kinh doanh của từng hộ (ngành hàng, mặt hàng, số lượng hàng, giá cả...) để xác định mức doanh thu tính thuế và áp dụng vào biểu thuế tính ra số thuế của từng hộ phải nộp. Phải công khai số hộ thu thuế, mức doanh thu, mức thuế của từng hộ để các hộ kinh doanh khác cùng biết và kiểm tra lẫn nhau. - Khi thu tiền thuế, cán bộ thuế phải viết biên lai thuế trước mặt người nộp thuế và có sự chứng kiến của tổ thu thuế. Sau khi thu tiền phải cấp biên lai cho người nộp và lưu giữ đầy đủ các bản lưu ở cuống biên lai. Thu tiền thuế thì cấp biên lai thuế buôn chuyến, thu tiền phạt thì cấp giấy thu tiền (ký hiệu 5-TP). - Cuối ngày, tổ thu thuế phải lập bản kê kết quả thu thuế trong ngày, thống kê rõ số hộ, số tiền thuế, số tiền phạt đã thu được đưa về chính quyền phường, xã xác nhận và báo cáo trưởng phòng thuế, đồng thời phải nộp ngay số tiền đã thu cho phòng thuế. c) Cùng với việc thu thuế, phải tuyền truyền giáo dục để những người kinh doanh hiểu về nghĩa vụ đóng thuế cho Nhà nước và chủ trương thu như vậy là nhằm đưa dần họ đi vào kinh doanh có trật tự, nề nếp và chấp hành đúng chính sách thuế của Nhà nước. Phải phổ biến cho từng hộ kinh doanh thấy rõ trách nhiệm của họ là: - Mỗi khi cán bộ thuế yêu cầu thì phải khai báo trung thực kết quả kinh doanh, cung cấp các tình hình liên quan đến việc xác định doanh thu và tính thuế. - Phải chấp hành việc nộp thuế theo mức thuế của tổ thuế đã tính. Nếu dây dưa trốn thuế có thể bị phạt đến 5 lần số thuế phải nộp, nếu có hành vi chống đối việc thu thuế có thể bị truy tố trước pháp luật. - Nộp thuế rồi thì phải lưu giữ biên lai thuế. Nếu kiểm tra không có biên lai thuế thì coi như chưa nộp thuế nên phải nộp thuế và nộp phạt. - Những hộ nào đã kinh doanh tương đối thường xuyên và sắp xếp được địa điểm kinh doanh ổn định thì phải đưa vào sổ bộ thuế và thu thuế hàng tháng bằng thông báo thuế. 3. Những người có công trong việc chống thất thu thuế hoặc giúp đỡ cơ quan thuế chống thất thu thuế đối với những hộ kinh doanh không có địa điểm cố định, ngoài việc được khen thưởng theo chế độ chung của Nhà nước còn được thưởng một số tiền bằng 5% đến 10% số tiền phạt thu được, tuỳ theo công lao đóng góp mỗi người. Trưởng phòng thuế quận, huyện căn cứ vào bảng kê kết quả số thu từng ngày của tổ thu thuế lập, có xác nhận của chính quyền phường, xã, sau khi kiểm tra, đối chiếu số tiền thực tế thu được với số tiền ghi trên bảng lưu ở cuối biên lai, danh sách số người tham gia thu thuế trong ngày, đề ra quyết định trích thưởng từ số tiền phạt thu được để trả cho người có công chống lậu thuế. Sau khi trích thưởng, số tiền phạt còn lại phải nộp vào Ngân sách Nhà nước (ghi vào khoản thu khác về thuế công thương nghiệp). Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các ngành, các địa phương kịp thời phản ảnh cho Bộ Tài chính biết để nghiên cứu hướng dẫn thêm.
1700679100873.6.parquet/36330
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100873.6.parquet", "ppl": 263.6, "token_count": 14372, "url": "https://luatvietnam.vn/linh-vuc-khac/thong-tu-34-tc-ctn-bo-tai-chinh-1942-d1.html" }
Ngày 01/4/2021 tới đây, mẫu thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) mới sẽ chính thức được cấp trên toàn quốc, thay thế cho mẫu thẻ BHYT cũ trước đây. Vậy người dân phải đến đâu để được đổi BHYT mẫu mới? Từ 01/4/2021, đổi thẻ BHYT mẫu mới cho đối tượng nào? Quyết định số 1666/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã ban hành mẫu thẻ BHYT mới với nhiều tiện ích so với mẫu thẻ cũ tại Quyết định số 1313/QĐ-BHXH như kích thước nhỏ gọn, ép plastic, mã số ngắn gọn, thêm nhiều thông tin hướng dẫn,… Vậy ai sẽ được đổi sang loại thẻ mới này? Căn cứ khoản 2 Điều 4 Quyết định 1666/QĐ-BHXH: 2. Trong thời gian chờ đổi thẻ BHYT theo quy định tại Quyết định này, thẻ BHYT đã cấp cho người tham gia BHYT còn thời hạn sử dụng thì tiếp tục được dùng để khám bệnh, chữa bệnh (KCB) BHYT. Từ quy định trên, có thể thấy, những người đang sở hữu thẻ BHYT mẫu cũ còn thời hạn sử dụng thì tiếp tục được dùng để đi KCB BHYT. Nói cách khác, nếu không có thẻ BHYT còn giá trị sử dụng, người tham gia BHYT sẽ được cấp mẫu thẻ BHYT mới tại Quyết định 1666. Kéo theo đó, thẻ BHYT mẫu mới sẽ được cấp cho các đối tượng thuộc một trong các trường hợp sau: - Cấp mới thẻ BHYT cho người tham gia; - Cấp lại thẻ BHYT cho người bị mất thẻ BHYT; - Cấp lại thẻ BHYT do bị rách, hỏng, thay đổi thông tin trên thẻ. Chú ý: Không phải tất cả thẻ BHYT được cấp từ ngày 01/4/2021 đều là mẫu thẻ mới. Bởi theo khoản 1 Điều 4 Quyết định 1666/QĐ-BHXH, tại các địa phương còn phôi thẻ BHYT theo mẫu cũ chưa sử dụng hết thì vẫn tiếp tục cấp mẫu thẻ BHYT cũ cho người tham gia BHYT. Xem thêm: 5 thay đổi của mẫu thẻ BHYT mới có lợi cho người dân Đổi thẻ bảo hiểm y tế ở đâu?(Ảnh minh họa) Đến đâu để đổi thẻ bảo hiểm y tế mẫu mới? Như đã phân tích, thẻ BHYT mẫu mới sẽ được cho cấp mới hoặc cấp lại (mất, rách, hỏng, thay đổi thông tin) cho người tham gia. Căn cứ Điều 31 Quyết định 595/QĐ-BHXH được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 505/QĐ-BHXH, tùy thuộc vào đối tượng tham gia BHYT mà nơi cấp mới, đổi thẻ BHYT sẽ là khác nhau. Cụ thể: - Người được tổ chức BHXH đóng BHYT: Đến Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp xã hoặc cho cơ quan BHXH tỉnh/huyện. + Riêng trường hợp người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp đổi thẻ BHYT phải đến cơ quan BHXH tỉnh/huyện. Ví dụ: Ông A là người lao động đang hưởng lương hưu, hiện nay ở phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Sắp tới ông A muốn đổi thẻ BHYT mẫu mới thì có thể đến UBND phường Dịch Vọng Hậu hoặc cơ quan BHXH quận Cầu Giấy để làm thủ tục đổi. - Người được ngân sách nhà nước đóng BHYT: Đến UBND xã. Ví dụ: Bà B là cựu chiến binh được ngân sách nhà nước đóng BHYT, hiện đang ở thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, tỉnh Hải Phòng. Từ 01/4/2021, bà B có thể đến UBND thị trấn Cát Bà để đổi thẻ BHYT mẫu mới. - Người đã hiến bộ phận cơ thể: Đến cơ quan BHXH tỉnh/huyện. - Người được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng BHYT: Đến Đại lý thu hoặc cho cơ quan BHXH tỉnh/huyện. Trong đó, người tham gia BHYT thuộc đối tượng này có thể đến Đại lý thu BHXH gần nhất hoặc cơ quan BHXH huyện/tỉnh nơi mình cư trú để được đổi thẻ. Để tra cứu thông địa chỉ Đại lý thu gần nhất, người dân có thể tra cứu tại đây. + Riêng học sinh, sinh viên đóng BHYT theo nhà trường: Nộp hồ sơ cho nhà trường để được đổi thẻ. - Người tham gia BHYT theo hộ gia đình: Đến Đại lý thu hoặc cho cơ quan BHXH tỉnh/huyện. - Người tham gia BHYT đóng tại doanh nghiệp: Nộp hồ sơ cho đơn vị sử dụng lao động để được đổi thẻ. Thủ tục đổi thẻ bảo hiểm y tế mẫu mới Căn cứ Quyết định 595/QĐ-BHXH được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 505/QĐ-BHXH, việc tham gia, đổi thẻ BHYT để được cấp mẫu thẻ BHYT mới được thực hiện như sau: Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ: - Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS); - Người hiến bộ phận cơ thể: Có thêm Giấy ra viện; - Trường hợp người tham gia được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: Bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có). Bước 2: Nộp hồ sơ và đóng tiền Địa điểm nộp hồ sơ: Người tham gia BHYT nộp hồ sơ tại các địa điểm được nêu ở mục trên: UBND cấp xã, cơ quan BHXH tỉnh/huyện, đơn vị sử dụng lao động, nhà trường. Đơn vị sử dụng lao động, UBND xã, Đại lý thu/nhà trường phải hoàn thiện hồ sơ và gửi cho cơ quan BHXH.
1700679100873.6.parquet/65353
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100873.6.parquet", "ppl": 246.5, "token_count": 14342, "url": "https://luatvietnam.vn/bao-hiem/doi-the-bao-hiem-y-te-o-dau-563-29388-article.html" }
Tôi muốn tố cáo người bị bắt buột cai nghiện và có tội về mua bán chất ma túy về gần 1 năm nay còn chơi lại và gay phiền phức cho mẹ con tôi. Tôi muốn tố cáo mà giấu mặt có được không ạ? Và người đó có đi tù không? Rất cần tư vấn ạ? Vì tôi bị họ gây nhiều ảnh hưởng? Trả lời: 1. Bảo vệ người tố giác tội phạm Điều 56 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định về người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố như sau: “1. Cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm; cơ quan, tổ chức đã báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố có quyền: a) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giữ bí mật việc tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của họ, người thân thích của họ khi bị đe dọa;” Như vậy, căn cứ quy định trên, khi bạn làm đơn tố giác tội phạm, bạn có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giữ bí mật về việc tố giác của bạn, ngoài ra bạn có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản và bạn và người thân thích của bạn khi bị đe dọa. 2. Thực hiện quyền tố giác tội phạm Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố “1. Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền. 2. Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng. 3. Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm. 4. Tố giác, tin báo về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản. 5. Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.” Theo quy định trên và thông tin bạn cung cấp, nếu bạn có căn cứ để chứng minh người bị bắt cai nghiện đó đã thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma túy theo Điều 251 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) thì bạn có quyền tố giác người đó lên cơ quan có thẩm quyền, và tùy vào mức độ của hành vi cơ quan chức năng sẽ xem xét xử lý vi phạm của đối tượng bị tố giác theo quy định pháp luật. Nếu bạn không có căn cứ thì bạn không nên tố giác vì nếu tố giác tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bạn có thể bị xử phát vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
1700679100873.6.parquet/67120
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100873.6.parquet", "ppl": 133.5, "token_count": 9645, "url": "https://luatvietnam.vn/luat-su-tu-van/co-nen-bi-mat-to-giac-toi-pham-khong-130708-faqs.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: TÓM TẮT VĂN BẢN Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau! tải Chỉ thị 105-CT Chỉ thị 105-CT DOC (Bản Word) LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam. Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết CHỈ THỊ CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 105-CT NGÀY 14-4-1988 VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THỐNG KÊ ĐỂ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ Thực hiện cơ chế quản lý mới càng đòi hỏi cấp bách phải có một hệ thống thông tin thống kê hoàn chỉnh với độ tin cậy cao và được cung cấp kịp thời. Trong thời gian qua tuy còn nhiều khó khăn, ngành thống kê đã cố gắng khắc phục, đặt được một số kết quả nhất định, nhưng nhìn chung, trước yêu cầu đổi mới, công tác thống kê đã bộc lộ nhiều nhược điểm như độ tin cậy của số liệu thống kê còn thấp, nhất là các chỉ tiêu giá trị tổng hợp; ở các đơn vị kinh tế cơ sở quốc doanh và tập thể việc vi phạm chế độ hạch toán và thống kê ngày càng nghiêm trọng như thu chi ngoài sổ sách, giả mạo chứng từ, báo cáo sai sự thật để đối phó với việc kiểm tra của các cơ quan chức năng. Đó là một sơ hở trong quản lý và đã gây tổn thất lớn về tài sản của nhân dân. Trách nhiệm trực tiếp về sự yếu kém của công tác hạch toán và thống kê thuộc về cơ quan thống kê ở các cấp, các ngành, nhưng mặt khác lãnh đạo các đơn vị kinh tế cơ sở chưa nghiêm chỉnh chấp hành chế độ hạch toán và thống kê của Nhà nước, thậm chí còn cố tình sửa đổi các báo cáo nhằm lợi ích cục bộ, lãnh đạo các cấp, các ngành chưa thật sự thực hiện việc kiểm tra đôn đốc và tạo điều kiện thuận lợi để bộ máy thống kê hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trước tình hình đó, để nâng cao chất lượng và hiệu quả của thông tin thống kê Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chỉ thị: 1. Tổng cục Thống kê phải sớm nghiên cứu triển khai công tác theo hướng Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương lần thứ III khoá VI đã chỉ rõ: "công tác thống kê phải được đổi mới cả về nội dung, phương pháp và tổ chức để đáp ứng yêu cầu thông tin kinh tế và phân tích kinh tế. áp dụng nhiều hình thức thu thập số liệu, nâng cao độ tin cậy của số liệu thống kê, xử lý nghiêm minh đối với các hiện tượng báo cáo sai sự thật. Phát triển mạnh các hình thức dịch vụ thông tin hoạt động theo phương thức hạch toán kinh tế". Trước mắt cần khẩn trương giải quyết những vấn đề sau đây: a) Căn cứ vào yêu cầu thông tin để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước của các cấp, các ngành, cần rà soát lại chế độ báo cáo và điều tra định kỳ áp dụng cho các ngành, các địa phương và đơn vị cơ sở, mạnh dạn tinh giản thông tin, đồng thời bổ sung vào chế độ báo cáo và điều tra thống kê những thông tin mới cần thiết cho việc nghiên cứu chất lượng, hiệu quả kinh tế, cơ cấu và nhịp độ phát triển của nền kinh tế quốc dân. b) Chủ động hoặc phối hợp với các ngành, các cấp liên quan thực hiện các cuộc điều tra chuyên đề, cải tiến nội dung và hình thức thông tin nhanh nhằm nghiên cứu sâu một số vấn đề mới, bức thiết về kinh tế, xã hội đang có những diễn biến phức tạp hiện nay trên các địa bàn và đơn vị trọng điểm. c) Tăng cường chỉ đạo về chuyên môn đối với các cơ quan thống kê của các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương và các Bộ, các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng nhằm thực hiện thống nhất nội dung và phương pháp thu thập thông tin và tính toán các chỉ tiêu kinh tế, xã hội trong phạm vi cả nước. Thường xuyên kiểm tra việc chấp hành chế độ hạch toán và báo cáo thống kê đối với các ngành, các địa phương và đơn vị cơ sở, trước hết là các đơn vị do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng trực tiếp giao kế hoạch. Phát hiện sự vi phạm chế độ hạch toán báo cáo thống kê và kiến nghị các Bộ, Uỷ ban Nhân dân kịp thời có biện pháp khắc phục; trường hợp nghiêm trọng thì báo cáo với Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng để xử lý. d) Về mặt tổ chức, cần khẩn trương bàn giao chu đáo các cơ quan thống kê ở địa phương theo tinh thần thông báo số 46 ngày 12 tháng 12 năm 1987 của Ban Bí thư và Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng. Khi bàn giao phải đặc biệt làm rõ chức năng, nhiệm vụ thống kê và nguyên tắc quản lý thống nhất của hệ thống thống kê trong cả nước. 2. Sau khi tiếp nhận quản lý cơ quan thống kê, Uỷ ban nhân dân các cấp cần nhanh chóng ổn định tổ chức và chỉ đạo chặt chẽ để việc thu thập và cung cấp thông tin cho cơ quan thống kế cấp trên theo chế độ hiện hành không bị gián đoạn. Khi sắp xếp tổ chức thống kê ở từng cấp phải quán triệt yêu cầu tinh giản, gọn nhẹ, có hiệu quả; cần chú ý bố trí những cán bộ đã được đào tạo, có trình độ nghiệp vụ đủ sức thực hiện kế hoạch thông tin theo hướng dẫn của Tổng cục Thống kê. Để ổn định cán bộ thống kê và tạo điều kiện cho việc chỉ đạo thống nhất về chuyên môn, nghiệp vụ từ Trung ương đến địa phương và đơn vị cơ sở, ở những huyện và những tỉnh đã sáp nhập cơ quan thống kê vào cơ quan kế hoạch phải thành lập riêng bộ phận chuyên trách công tác thống kê và hết sức tránh thuyên chuyển những cán bộ thống kê đã được đào tạo có hệ thống và có kinh nghiệm lâu năm trong nghề. 3. Các Bộ và các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng cần có biện pháp hoàn thiện hệ thống thông tin thống kê của ngành, tăng cường kiểm tra đôn đốc các đơn vị cơ sở, trước hết là các đơn vị trọng điểm chấp hành chế độ hạch toán và thống kê. Trên cơ sở phân tích xác định nhu cầu thông tin cần thiết để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, các Bộ và cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng cần phối hợp với Tổng cục Thống kê tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm và khẩn trương cải tiến chế độ báo cáo thống kê áp dụng cho các đơn vị cơ sở nhằm bảo đảm đủ thông tin cần thiết. Chất lượng của hệ thống thông tin kinh tế, xã hội trực tiếp phụ thuộc vào sự tổ chức thông tin của các ngành, các cấp. Do vậy, tăng cường thông tin thống kê kinh tế, xã hội đáp ứng yêu cầu đổi mới quản lý của Đảng và Nhà nước không chỉ là trách nhiệm của ngành thống kê, mà còn là nhiệm vụ chung của các Bộ, các ngành, Uỷ ban Nhân dân các cấp và các đơn vị cơ sở. Các Bộ, các ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh Chỉ thị này. Tổng cục Thống kê có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện và định kỳ báo cáo kết quả với Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
1700679100873.6.parquet/70329
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100873.6.parquet", "ppl": 112, "token_count": 14127, "url": "https://luatvietnam.vn/linh-vuc-khac/chi-thi-105-ct-chu-tich-hoi-dong-bo-truong-1652-d1.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Áp dụng: Đang cập nhật Tình trạng hiệu lực: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: TÓM TẮT VĂN BẢN Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau! tải Thông tư 20-TC/CĐKT Thông tư 20-TC/CĐKT ZIP (Bản Word) LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam. Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết THÔNG TƯ CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 20-TC/CĐKT NGÀY 12-3-1987 HƯỚNG DẪN VỀ CÔNG TÁC TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN ĐỐI VỚI CÁC BỘ, UỶ BAN NHÀ NƯỚC, TỔNG CỤC CÓ THAY ĐỔI VỀ MẶT TỔ CHỨC Thi hành Chỉ thị số 47-CT ngày 20-2-1987 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc bàn giao công việc đối với một số Bộ, Uỷ ban Nhà nước, Tổng cục có thay đổi về mặt tổ chức và nhân sự. Bộ Tài chính hướng dẫn dưới đây những công việc về tài chính, kế toán cần thiết phải làm trong các trường hợp giải thể, hợp nhất, sáp nhập hoặc tách một bộ phận từ bộ phận này sang bộ phận khác để mọi hoạt động của Bộ mới không bị gián đoạn, đồng thời tránh được mọi sơ hở gây thất thoát tài sản, tài chính, hồ sơ, giấy tờ... của Nhà nước. 1. Về nguyên tắc: - Quá trình chuyển giao, bàn giao, tiếp nhận tài sản, vốn, nguồn vốn giữa các đơn vị giải thể, hợp nhất với đơn vị mới phải tiến hành song song với quá trình hoàn thiện về mặt tổ chức. Bảo vệ an toàn tài sản, giữ vững kỷ cương nền nếp quản lý trong quá trình bàn giao. - Các Bộ, Tổng cục mới phải cử được người đại diện, có thẩm quyền (Vụ trưởng Vụ Tài chính, kế toán, Chánh văn phòng) chính thức nhận bàn giao từ các đơn vị giải thể và sáp nhập. Thủ trưởng, Vụ trưởng Vụ tài chính kế toán, Chánh Văn phòng của cơ quan được giải thể hoặc tách nhập vào cơ quan mới phải chịu trách nhiệm quản lý an toàn tài sản, vốn, kinh phí của cơ quan cho đến khi bàn giao xong, và chịu trách nhiệm về quyết toán vốn, kinh phí cho đến khi được Bộ Tài chính phê duyệt. Việc bàn giao phải theo nguyên trạng. Tuyệt đối nghiêm cấm việc phân chia, nhượng, bán, đổi chác, thanh lý, di chuyển, xáo trộn tài sản, tiền vốn hoặc giữ lại tài sản làm bất cứ một việc gì khác trong quá trình chuẩn bị bàn giao và thực hiện bàn giao. - Việc bàn giao phải tiến hành đúng thủ tục và chế độ giao nhận tài sản. Phải thành lập hội đồng giao nhận có đại diện của cả hai bên giao và nhận, có đại diện của Bộ tài chính. Phải tiến hành bàn giao đầy đủ từng loại tài sản, vật tư, tiền vốn. Có biên bản giao nhận và các hồ sơ cần thiết kèm theo. Sau khi hoàn thành việc bàn giao phải báo cáo bằng văn bản cho Bộ tài chính về tình hình, nội dung và kết quả bàn giao. 2. Những công việc cụ thể cần làm khi bàn giao: a) Đối với những cơ quan, đơn vị được giải thể hoặc hợp nhất, sáp nhập vào cơ quan (Bộ, Tổng cục) mới: - Lấy thời điểm chuyển giao (ghi trong quyết định) làm thời điểm khoá sổ kế toán, xác định số phải có về tài sản, vật tư, tiền vốn, kinh phí, công nợ. Cần phải hoàn chỉnh tất cả các hồ sơ, tài liệu kế toán cần thiết cho việc bàn giao, lập quyết toán vốn và kinh phí đến thời điểm bàn giao, làm căn cứ pháp lý cho việc chuyển giao. - Thực hiện kiểm kê số thực có của toàn bộ tài sản, vật tư, tiền vốn theo chế độ kiểm kê tài sản. Các quỹ tiền mặt của cơ quan đều phải được kiểm kê chặt chẽ, xác định chính xác số tồn quỹ. Tiến hành đối chiếu giữa số phải có theo sổ kế toán, thống kê và số thực có theo kết quả kiểm kê. Mọi khoản chênh lệch đều phải xác định rõ nguyên nhân và người chịu trách nhiệm. Căn cứ quyết định xử lý và giải quyết của Thủ trưởng cơ quan và Bộ Tài chính tiến hành điều chỉnh và phản ánh trên sổ kế toán theo chế độ hiện hành. Đối với những tài sản hư hỏng, kém phẩm chất chưa được giải quyết thì chuyển giao theo giá trị ghi trên sổ kế toán, cùng các biên bản, hồ sơ liên quan. Cơ quan nhận có trách nhiệm quản lý và giải quyết theo chế độ trách nhiệm, chế độ thanh xử lý tài sản hiện hành. Các khoản công nợ phải được đối chiếu, có xác nhận của chủ nợ, khách nợ. Những khoản công nợ chưa được xác nhận, còn đang tranh chấp, nợ khó đòi, tài sản thừa, thiếu chờ giải quyết... được liệt kê riêng: "tài sản phải được giải quyết sau bàn giao" kèm theo các tài liệu, chứng cứ cần thiết để cơ quan mới có căn cứ giải quyết theo chế độ Nhà nước đã quy định. Thủ trưởng bên giao và bên nhận phải phân định rõ ràng trách nhiệm giải quyết tiếp các vấn đề sau bàn giao. - Cơ quan được giải thể, sáp nhập vào cơ quan mới phải bàn giao cho cơ quan mới toàn bộ tài sản, tiền vốn của cơ quan và các đơn vị thuộc quyền quản lý. Bàn giao tài sản hiện có phải gắn liền với bàn giao nguồn vốn. Chứng từ, sổ kế toán và các tài liệu về tài chính, kế toán khác. Bộ máy tài chính - kế toán. b) Đối với những Bộ, Tổng cục được tiếp nhận sự sáp nhập, hợp nhất: Thành lập Ban tiếp nhận bàn giao do Thủ trưởng phụ trách có sự tham gia của Vụ trưởng Vụ tài chính, kế toán và Chánh Văn phòng. Ban tiếp nhận bàn giao là thành viên của Hội đồng giao nhận, có nhiệm vụ: - Tiếp nhận tài sản, vốn, hồ sơ, tài liệu; - Kiểm tra, đánh giá, xác định chất lượng loại tài sản. - Chỉ đạo và tổ chức việc mở sổ kế toán, thống kê mới để phản ánh theo dõi tài sản, tiền vốn và các loại nguồn vốn. - Cùng với bên giao phân định trách nhiệm của mỗi bên giải quyết các vấn đề cần xử lý sau bàn giao. Việc giao nhận do Hội đồng giao nhận thực hiện, sau khi các Bộ, Tổng cục, Uỷ ban Nhà nước đã chuẩn bị đầy đủ số liệu và chứng từ, sổ kế toán. Khi giao nhận phải tiến hành kiểm nhận tài sản chuyển giao đúng thủ tục; phải cân đo, đong, đếm và phải có biên bản giao nhận tài sản. Việc giao nhận phải tiến hành cụ thể về hiện vật, giá trị từng khâu vật tư, tài sản, vốn bằng tiền, kinh phí được cấp, hiện còn, thanh toán và công nợ. Từng bộ phận giao nhận phải lập biên bản giao nhận theo các nội dung đã giao, đã nhận. Số liệu giao nhận ở từng bộ phận được tổng hợp và đối chiếu với số liệu trên quyết toán. - Toàn bộ hồ sơ, tài liệu, sổ kế toán được giao nhận cùng với việc giao nhận tài sản, tài chính. Để đơn giản công việc và tạo điều kiện cho cả hai bên giao và nhận nắm chắc tình hình tài sản và có cơ sở để mở sổ kế toán theo dõi tiếp tục, có thể kết hợp việc giao, nhận với việc kiểm kê. Kiểm kê đến đâu, giao nhận đến đó, dùng chứng từ kiểm kê làm chứng từ giao nhận từng phần tài sản. Kiểm kê và giao nhận xong, hai bên lập biên bản giao nhận toàn bộ tài sản. Bộ Tài chính sẽ chỉ đạo và theo dõi việc bàn giao giữa các Bộ, Tổng cục. Trong quá trình giao, nhận có gì vướng mắc, đề nghị các Bộ, Tổng cục kịp thời báo cáo với Bộ tài chính để cùng nghiên cứu giải quyết.
1700679100873.6.parquet/76939
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100873.6.parquet", "ppl": 224, "token_count": 14519, "url": "https://luatvietnam.vn/linh-vuc-khac/thong-tu-20-tc-cdkt-bo-tai-chinh-1432-d1.html" }
Đầu tư chứng khoán là việc cá nhân, tổ chức mua các loại chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu của một công ty thông qua sàn chứng khoán. Vậy, có phải tất cả các công ty đều có thể phát hành chứng khoán? Điều kiện để công ty đó niêm yết sàn chứng khoán là gì? “Lên sàn” chứng khoán là gì? Để hiểu rõ khái niệm “lên sàn” chứng khoán, trước tiên cần phải phải hiểu sàn chứng khoán là gì? Khoản 1 Điều 42 Luật Chứng khoán 2019 quy định: “Điều 42. Tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán 1. Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con được tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán cho chứng khoán đủ điều kiện niêm yết; chứng khoán của doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chuyển đổi thành công ty cổ phần; chứng khoán của các doanh nghiệp khác chưa đủ điều kiện niêm yết; chứng khoán của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; chứng khoán phái sinh và các loại chứng khoán khác theo quy định của Chính phủ.” Theo quy định trên, sở giao dịch chứng khoán và các công ty con là đơn vị tổ chức các hoạt động giao dịch, mua bán chứng khoán, cung cấp các thông tin về thị trường chứng khoán. Vì vậy, Sở giao dịch chứng khoán và các công ty con hay được biết đến với tên gọi là “sàn giao dịch chứng khoán”. Như vậy sàn chứng khoán ở đây chính là sở giao dịch chứng khoán. Hiện nay có 02 sàn chứng khoán lớn là: - Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX); - Sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). Cũng theo như khoản 1 Điều 42 Luật Chứng khoán 2019, sàn giao dịch chứng khoán và công ty con tổ chức thị trường giao dịch cho chứng khoán đủ điều kiện niêm yết. Niêm yết chứng khoán là việc đưa các loại chứng khoán có đủ điều kiện niêm yết vào giao dịch trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán niêm yết. Hiểu đơn giản, công ty muốn chào bán chứng khoán ra công chúng thì phải được niêm yết trên các sàn giao dịch. Để được niêm yết trên các sàn giao dịch này thì công ty phải đáp ứng những điều kiện chào bán chứng khoán lần đầu ra công chứng theo quy định của Luật chứng khoán. Như vậy “lên sàn” chứng khoán là hình thức mà một công ty lần đầu phát hành chứng khoán ra công chúng sau khi được các sở giao dịch chứng khoán (sàn chứng khoán) cho phép và tổ chức giao dịch. Điều kiện để công ty "lên sàn" chứng khoán (Ảnh minh hoạ) Điều kiện để một công ty được lên sàn chứng khoán Như đã phân tích ở trên, lên sàn chứng khoán chính là việc chào bán chứng khoán lần đầu. Khoản 1 Điều 15 Luật Chứng khoán 2019 quy định điều kiện để chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng: - Mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán; - Hoạt động kinh doanh của 02 năm liên tục liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán; - Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu được Đại hội đồng cổ đông thông qua; - Tối thiểu là 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành phải được bán cho ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn; trường hợp vốn điều lệ của tổ chức phát hành từ 1.000 tỷ đồng trở lên, tỷ lệ tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành; - Cổ đông lớn trước thời điểm chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của tổ chức phát hành phải cam kết cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% vốn điều lệ của tổ chức phát hành tối thiểu là 01 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán; - Tổ chức phát hành không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích; - Có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng, trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán; - Có cam kết và phải thực hiện niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán; - Tổ chức phát hành phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu của đợt chào bán. Tuy nhiên, cũng cần nói thêm, đây là quy định chung đối với một công ty muốn lên sàn chứng khoán. Bên cạnh đó, mỗi sàn chứng khoán có thể có những điều kiện riêng và chặt chẽ hơn. Ví dụ: Sàn HOSE quy định vốn điều lệ của công ty thời điểm đăng ký chào bán là 120 tỷ, còn sàn HNX là 30 tỷ. Sàn HOSE còn yêu cầu công ty phải hoạt động ít nhất 02 năm dưới hình thức công ty cổ phần. Như vậy, để một công ty lên sàn chứng khoán thì phải đáp ứng những điều kiện rất chặt chẽ của luật chứng khoán và cả quy định riêng của từng sàn. Nếu có thắc mắc liên quan đến vấn đề này, độc giả vui lòng gọi tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.
1700679100873.6.parquet/90015
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100873.6.parquet", "ppl": 87.6, "token_count": 12885, "url": "https://luatvietnam.vn/doanh-nghiep/dieu-kien-niem-yet-san-chung-khoan-561-30252-article.html" }
Quyết định 137/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020" Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ Số công báo: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Số hiệu: 137/2006/QĐ-TTg Ngày đăng công báo: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Loại văn bản: Quyết định Người ký: Phạm Gia Khiêm Ngày ban hành: 14/06/2006 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật Áp dụng: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: Khoa học-Công nghệ, Chính sách TÓM TẮT VĂN BẢN * Phát triển công nghệ vũ trụ - Ngày 14/6/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 137/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt "Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020" với mục tiêu Việt Nam sẽ đạt trình độ trung bình khá trong khu vực về nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ. Theo chiến lược này, Việt Nam sẽ tự chế tạo các trạm mặt đất có giá cạnh tranh, thiết kế và chế tạo vệ tinh nhỏ quan sát trái đất, làm chủ được công nghệ và kỹ thuật tên lửa, đào tạo đội ngũ cán bộ trình độ cao, nâng cấp hạ tầng ban đầu thông qua việc chuẩn bị phương án và kế hoạch phóng vệ tinh viễn thông thứ hai đáp ứng nhu cầu khai thác dịch vụ viễn thông, phát thanh truyền hình trong nước. Các ứng dụng của công nghệ vũ trụ sẽ được đưa vào phục vụ rộng rãi và thường xuyên cho nhu cầu của các ngành sản xuất, dịch vụ, giáo dục, y tế. Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ cần được triển khai theo các quan điểm phục vụ thiết thực và hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, quản lý tài nguyên, giám sát môi trường và thiên tai cũng như nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc... Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Xem chi tiết Quyết định 137/2006/QĐ-TTg tại đây tải Quyết định 137/2006/QĐ-TTg Quyết định 137/2006/QĐ-TTg ZIP (Bản Word) LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam. Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 137/2006/QĐ-TTg NGÀY 14 THÁNG 6 NĂM 2006 VỀ VIỆC PHấ DUYỆT "CHIẾN LƯỢC NGHIấN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CễNG NGHỆ VŨ TRỤ ĐẾN NĂM 2020" THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chớnh phủ ngày 25 thỏng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Khoa học và Cụng nghệ ngày 22 thỏng 6 năm 2000; Căn cứ Chiến lược phỏt triển khoa học và cụng nghệ Việt Nam đến năm 2010; Xột đề nghị của Chủ tịch Viện Khoa học và Cụng nghệ Việt Nam, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phờ duyệt "Chiến lược nghiờn cứu và ứng dụng cụng nghệ vũ trụ Việt Nam đến năm 2020" kốm theo Quyết định này. Điều 2. Tổ chức thực hiện Chiến lược: Cỏc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chớnh phủ, Ủy ban nhõn dõn cỏc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cú trỏch nhiệm chủ trỡ, phối hợp với cỏc Bộ, ngành, địa phương cú liờn quan thực hiện cỏc nhiệm vụ cụ thể được giao trong Chiến lược, định kỳ hàng năm bỏo cỏo Thủ tướng Chớnh phủ. Điều 3. Quyết định này cú hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Cụng bỏo. Điều 4. Cỏc Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chớnh phủ, Chủ tịch Ủy ban nhõn dõn cỏc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trỏch nhiệm thi hành Quyết định này. KT. THỦ TƯỚNG PHể THỦ TƯỚNG Phạm Gia Khiờm đó ký CHIẾN LƯỢC NGHIấN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CễNG NGHỆ VŨ TRỤ ĐẾN NĂM 2020 (Ban hành kốm theo Quyết định số 137/2006/QĐ-TTg ngày 14 thỏng 6 năm 2006 của Thủ tướng Chớnh phủ) MỞ ĐẦU Cụng nghệ vũ trụ (CNVT) là một lĩnh vực cụng nghệ cao được hỡnh thành nhờ tớch hợp nhiều ngành cụng nghệ khỏc nhau nhằm tạo ra cỏc phương tiện như vệ tinh, tàu vũ trụ, tờn lửa, trạm mặt đất, v.v… để khỏm phỏ, chinh phục và sử dụng khoảng khụng vũ trụ phục vụ lợi ớch của con người. Thỏng 10 năm 1957, Liờn Xụ đó phúng thành cụng vệ tinh nhõn tạo đầu tiờn của thế giới. Bốn năm sau, vào thỏng 4 năm 1961, con tàu vũ trụ đầu tiờn do phi cụng vũ trụ người Nga Y. Gagarin điều khiển đó bay quanh trỏi đất. Thỏng 7 năm 1969, nhà du hành vũ trụ người Mỹ Neil Armstrong là người đầu tiờn đặt chõn lờn mặt trăng. Những sự kiện lịch sử này đó mở ra một kỷ nguyờn mới trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ của loài người. Qua gần 50 năm phỏt triển, ngày nay khoa học và cụng nghệ vũ trụ đó được ứng dụng hết sức rộng rói và cú hiệu quả thiết thực trong phỏt triển kinh tế, văn hoỏ, giỏo dục, y tế, an ninh, quốc phũng, … của hầu hết cỏc quốc gia tiờn tiến trờn thế giới, kể cả tại nhiều nước đang phỏt triển. Bước sang thế kỷ 21, một số nước đó đặt mục tiờu cao hơn: xõy dựng căn cứ trờn mặt trăng để khai thỏc và trung chuyển người lờn sao Hoả. Nhà nước ta đó sớm nhận thức được tầm quan trọng của lĩnh vực khoa học và cụng nghệ vũ trụ. Ngày 27 thỏng 12 năm 1979, Thủ tướng Chớnh phủ đó cú quyết định số 454/CP thành lập "Ủy ban Nghiờn cứu vũ trụ Việt Nam" và giao cho Ủy ban thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị nội dung khoa học cho "Chuyến bay vũ trụ Liờn Xụ - Việt Nam". Từ 23 đến 31 thỏng 7 năm 1980, chuyến bay hỗn hợp Xụ - Việt đó được thực hiện thành cụng. Phi cụng vũ trụ đầu tiờn của Việt Nam Phạm Tuõn đó cựng bay với nhà du hành vũ trụ Nga V.V Gorơbatcụ và thực hiện một số thớ nghiệm khoa học trong vũ trụ. Trong những năm qua, một số thành tựu của khoa học và cụng nghệ vũ trụ đó được triển khai ứng dụng ở nước ta, đặc biệt trong cỏc lĩnh vực thụng tin liờn lạc, khớ tượng thủy văn, viễn thỏm, định vị nhờ vệ tinh, ... Tuy nhiờn, do nhiều nguyờn nhõn chủ quan và khỏch quan, phạm vi và hiệu quả nghiờn cứu và ứng dụng CNVT ở nước ta cũn hạn chế, chưa tương xứng với nhu cầu phỏt triển kinh tế - xó hội hiện nay và trong tương lai của đất nước. Nhằm mục tiờu thỳc đẩy nghiờn cứu và ứng dụng CNVT, đưa CNVT phục vụ thiết thực và cú hiệu quả sự nghiệp cụng nghiệp hoỏ - hiện đại hoỏ và phỏt triển kinh tế - xó hội bền vững của đất nước, từ giữa năm 2002 Thủ tướng Chớnh phủ đó giao cho Viện Khoa học và Cụng nghệ Việt Nam chủ trỡ, phối hợp với Bộ Khoa học và Cụng nghệ và cỏc Bộ, ngành cú liờn quan xõy dựng đề ỏn "Chiến lược nghiờn cứu và ứng dụng cụng nghệ vũ trụ đến năm 2020". Ngày 31 thỏng 12 năm 2003, tại Quyết định số 272/2003/QĐ-TTg, Thủ tướng Chớnh phủ đó phờ duyệt "Chiến lược phỏt triển khoa học và cụng nghệ Việt Nam đến năm 2010" trong đú đó khẳng định CNVT là một trong cỏc hướng cụng nghệ trọng điểm. "Chiến lược nghiờn cứu và ứng dụng cụng nghệ vũ trụ đến năm 2020" nhằm xỏc định mục tiờu, nội dung và giải phỏp nghiờn cứu và ứng dụng CNVT đến năm 2020 phục vụ phỏt triển kinh tế - xó hội ở nước ta và phõn cụng thực hiện chiến lược giữa cỏc Bộ, ngành, địa phương. Nội dung của Chiến lược gồm 6 phần: I. Tỡnh hỡnh phỏt triển và ứng dụng CNVT trờn thế giới. II. Tỡnh hỡnh và nhu cầu nghiờn cứu và ứng dụng CNVT ở Việt Nam. III. Quan điểm chỉ đạo và mục tiờu của chiến lược. IV. Nhiệm vụ. V. Cỏc giải phỏp. VI. Tổ chức thực hiện. I. TèNH HèNH PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CNVT TRấN THẾ GIỚI 1. Cỏc xu thế chớnh phỏt triển và ứng dụng của CNVT a) Cụng nghệ vệ tinh ngày càng phỏt triển mạnh, được ứng dụng rộng rói và cú hiệu quả. Nhờ vệ tinh, ngày nay hàng tỷ người trờn cỏc chõu lục khỏc nhau cú thể liờn lạc với nhau hoặc cựng theo dừi tức thời những sự kiện trọng đại của thế giới thụng qua truyền hỡnh, phỏt thanh,…. Vệ tinh cũn tạo khả năng để người dõn ở những vựng sõu, vựng xa cú cơ hội học tập, chữa bệnh và thụng tin liờn lạc thuận tiện. Trong lĩnh vực vệ tinh viễn thụng, sẽ xuất hiện cỏc vệ tinh thụng tin liờn lạc hiệu năng cao với nhiều dịch vụ mới, đặc biệt giải quyết vấn đề thụng tin liờn lạc giữa cỏc vật thể đang cựng bay trong vũ trụ. Ảnh của vệ tinh viễn thỏm ngày càng được hoàn thiện theo hướng nõng cao độ phõn giải khụng gian, độ phõn giải phổ và giảm thời gian chụp lặp lại. Cỏc ảnh vệ tinh cú độ phõn giải cao và siờu cao (đến dưới 1m) trước đõy chỉ được dựng trong quõn sự nay đó được thương mại hoỏ và được sử dụng rộng rói vào nhiều mục đớch khỏc nhau. Cỏc vệ tinh nghiờn cứu trở thành phương tiện khụng thể thiếu được trong nghiờn cứu vật lý thiờn văn, vật lý khớ quyển và vật lý địa cầu. Hệ thống vệ tinh quan trắc trọng trường trỏi đất, quan trắc độ cao mực nước biển, nhiệt độ hoặc độ mặn của cỏc vựng biển đạt độ chớnh xỏc rất cao cho phộp xỏc định hoạt động thường ngày của bề mặt cỏc đại dương. Cỏc vệ tinh chuyờn dụng quan trắc trường vật lý trỏi đất và cỏc tham số khớ tượng ngày càng phỏt triển, tạo ra một cụng cụ mới phục vụ nghiờn cứu khoa học trỏi đất và nghiờn cứu biến đổi khớ hậu toàn cầu. Cụng nghệ định vị nhờ vệ tinh đó đạt được độ chớnh xỏc cao, thiết bị gọn nhẹ và đó được ỏp dụng vào nhiều lĩnh vực như xõy dựng lưới toạ độ trờn mặt đất, dẫn đường cho hàng hải, hàng khụng, giao thụng trờn bộ và cỏc loại vũ khớ cú điều khiển, quan trắc biến động vỏ trỏi đất, v.v…. Tại một số nước phỏt triển, thiết bị định vị nhờ vệ tinh được dựng rộng rói trong phương tiện giao thụng cỏ nhõn. Đặc biệt hiện nay, vệ tinh nhỏ được nhiều nước trờn thế giới quan tõm do giỏ thành thấp mà vẫn đảm bảo cỏc tớnh năng cần thiết. Xu thế hợp tỏc giữa cỏc nước trong việc chia sẻ thụng tin khai thỏc chựm vệ tinh nhỏ đang ngày càng trở nờn phổ biến. Làm chủ cụng nghệ vệ tinh nhỏ là một trong những con đường đi vào CNVT cú tớnh khả thi và phự hợp với cỏc nước đang phỏt triển. Những năm gần đõy nhiều nước đang phỏt triển đó lựa chọn cụng nghệ này để tiếp cận CNVT như Hàn Quốc, Malayxia, Thỏi Lan, Singapo, Indonesia, Algeria, Thổ Nhĩ Kỳ, Nigeria,... b) Sự tớch hợp cụng nghệ viễn thỏm, cụng nghệ hệ thụng tin địa lý và cụng nghệ định vị nhờ vệ tinh đó cho phộp số hoỏ cụng tỏc đo đạc bản đồ phục vụ cho việc xõy dựng cỏc hệ thống quan trắc mụi trường, cảnh bỏo sớm thảm họa thiờn nhiờn và quản lý sử dụng hiệu quả cỏc nguồn tài nguyờn. c) Việc thỏm hiểm cỏc hành tinh trong hệ Mặt Trời đạt được nhiều thành tựu mới quan trọng nhờ cỏc rụ bốt đó hạ cỏnh và hoạt động nhiều thỏng trờn sao Hoả để chụp ảnh và lấy mẫu đất đỏ, cỏc chuyến bay thỏm hiểm đến sao Thổ và sao Thuỷ. Kế hoạch khai phỏ mặt trăng và đưa người lờn sao Hoả đang được một số nước triển khai từng bước. d) Cụng nghệ vũ trụ phục vụ quõn sự bao gồm nhiều chủng loại vệ tinh như vệ tinh khớ tượng, vệ tinh do thỏm hỡnh ảnh, vệ tinh do thỏm tớn hiệu, vệ tinh thụng tin liờn lạc, vệ tinh định vị dẫn đường và cỏc vệ tinh hỗ trợ phũng thủ... đó trở thành một nhõn tố quan trọng khụng thể thiếu được để giành chiến thắng trong chiến tranh hiện đại. 2. Bài học kinh nghiệm về phỏt triển CNVT của một số nước Tiếp theo hai nước Nga, Mỹ, cỏc nước như Trung Quốc, Anh, Phỏp, Canada, Nhật và Ấn Độ đó sớm phỏt triển cụng nghệ vũ trụ và đó đạt nhiều thành tựu đỏng kể. Ngày nay, nhiều nước đang phỏt triển cũng đó thành cụng trong việc tiếp cận làm chủ và ứng dụng cú hiệu quả cỏc thành tựu của CNVT để phục vụ nhu cầu phỏt triển kinh tế, văn hoỏ và an ninh, quốc phũng của đất nước mỡnh. Từ kinh nghiệm thành cụng của cỏc nước, cú thể rỳt ra cỏc bài học kinh nghiệm bổ ớch cho Việt Nam. a) Bài học đầu tiờn, quan trọng nhất để đi đến thành cụng trong nghiờn cứu và ứng dụng vũ trụ là cần cú quyết tõm cao của cấp lónh đạo đất nước trong việc phỏt huy nội lực, kết hợp với học tập kinh nghiệm của cỏc nước để nghiờn cứu và phỏt triển CNVT. b) Bài học thành cụng thứ hai là đẩy mạnh hợp tỏc quốc tế, tiếp thu kinh nghiệm và cụng nghệ để phỏt triển cú hiệu quả, nhanh và bền vững. Hợp tỏc quốc tế trong lĩnh vực cụng nghệ vũ trụ được tổ chức dưới nhiều hỡnh thức: song phương, đa phương, khu vực, quốc tế. Cỏc nước thành viờn tham gia Cơ quan Vũ trụ chõu Âu (ESA) đang thực hiện dự ỏn hợp tỏc Galileo phục vụ cho việc định vị và dẫn đường là đối trọng với hệ thống định vị toàn cầu GPS của Mỹ. Dự ỏn hợp tỏc xõy dựng trạm vũ trụ quốc tế ISS được coi là dự ỏn phức tạp nhất và lớn nhất trong lịch sử phỏt triển cụng nghệ vũ trụ hiện đang được triển khai. c) Bài học thành cụng thứ ba của cỏc nước đi sau và cỏc nước đang phỏt triển là phải lựa chọn hướng đi đỳng và bước đi thớch hợp trong nghiờn cứu và ứng dụng CNVT. Khụng phải nước nào cũng đủ điều kiện để đi ngay vào cỏc lĩnh vực CNVT phức tạp và tốn kộm như cụng nghệ tờn lửa đẩy, tàu vũ trụ cú người lỏi hoặc cỏc trạm khụng gian,... Cỏc bước phỏt triển CNVT của Hàn Quốc, Malayxia, Thỏi Lan, Indonesia… là những kinh nghiệm quý cho phỏt triển và ứng dụng CNVT ở Việt Nam. Trong đú, việc đầu tư cơ sở hạ tầng CNVT, đầu tư tới mức cho nghiờn cứu và hợp tỏc quốc tế nhằm tiếp thu cụng nghệ tiờn tiến và tập trung xõy dựng cỏc trung tõm mạnh về cụng nghệ vũ trụ gồm cỏc viện nghiờn cứu và cỏc trường đại học là nội dung cú tớnh chất then chốt. II. TèNH HèNH NGHIấN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CNVT Ở VIỆT NAM 1. Tỡnh hỡnh nghiờn cứu khoa học và cụng nghệ vũ trụ Trong khoảng 30 năm vừa qua, nước ta đó cú những hoạt động nghiờn cứu bước đầu trong một số lĩnh vực khoa học và cụng nghệ vũ trụ. Đú là cỏc đề tài nghiờn cứu về vật lý vũ trụ và cụng nghệ vũ trụ trong Chương trỡnh khoa học của chuyến bay vũ trụ phối hợp Liờn Xụ - Việt Nam, thực hiện trong cỏc năm 1981 - 1982, và trong Chương trỡnh nghiờn cứu cấp nhà nước 48.07 "Ứng dụng thành tựu nghiờn cứu và sử dụng khoảng khụng vũ trụ", thực hiện trong giai đoạn 1981 - 1985. Cựng với cỏc kết quả về thực nghiệm, một số cụng trỡnh nghiờn cứu khoa học đó được cụng bố trờn cỏc tạp chớ khoa học kỹ thuật trong và ngoài nước hoặc bỏo cỏo tại hội nghị khoa học quốc tế. Trong những năm gần đõy, nhà nước đó đầu tư cho Viện Khoa học và Cụng nghệ Việt Nam, Trung tõm Khoa học kỹ thuật - Cụng nghệ Quõn sự, Đại học Bỏch khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội, v.v… nhiều phũng thớ nghiệm phục vụ nghiờn cứu khoa học cụng nghệ trong cỏc lĩnh vực liờn quan đến CNVT như điện tử - viễn thụng, cụng nghệ thụng tin, điều khiển tự động, cụng nghệ vật liệu, điện mặt trời. Cỏc phũng thớ nghiệm này sẽ là tiền đề tiếp nối cho việc xõy dựng cỏc phũng thớ nghiệm nghiờn cứu và ứng dụng CNVT trong thời gian tới. 2. Tỡnh hỡnh ứng dụng CNVT ở Việt Nam Nước ta đó sớm ứng dụng cỏc thành tựu của CNVT vào cỏc lĩnh vực khớ tượng - thủy văn, thụng tin liờn lạc, viễn thỏm và định vị nhờ vệ tinh. a) Khớ tượng - thủy văn Khớ tượng là ngành đầu tiờn ở nước ta đó được tiếp cận với việc ứng dụng thành tựu của CNVT vào cụng tỏc thực tiễn của ngành. Ngay từ những năm 70 của thế kỷ trước, tại Tổng cục Khớ tượng Thủy văn đó lắp đặt Trạm APT thu ảnh mõy vệ tinh mang nhón hiệu URAL do Liờn Xụ trang bị và đó sử dụng để thu cỏc ảnh mõy từ cỏc vệ tinh cú quỹ đạo cực như METEOR, TIROS, NOAA... Trạm này đó cung cấp hằng ngày cỏc ảnh chụp đen trắng phục vụ theo dừi cỏc trường mõy và sự chuyển động của cỏc mắt bóo. Trong giai đoạn 1986 - 1988, thụng qua Dự ỏn phỏt triển của Liờn hợp quốc VIE 80/051, Tổng cục Khớ tượng - Thủy văn đó được trang bị 3 Trạm thu ảnh mõy Vệ tinh địa tĩnh GMS đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chớ Minh. Tuy nhiờn cho tới thời gian này việc phõn tớch cỏc ảnh chụp của vệ tinh chủ yếu vẫn là bằng mắt. Năm 1997, Tổng cục Khớ tượng - Thủy văn đó được trang bị một Trạm thu ảnh vệ tinh cú độ phõn giải cao, cú thể thu được cỏc ảnh đa phổ từ vệ tinh GMS, NOAA. Cỏc ảnh loại này cú độ chớnh xỏc cao hơn nhiều so với cỏc ảnh trước đõy, đó gúp phần nõng cao chất lượng phỏt hiện, theo dừi và dự bỏo bóo và cỏc hiện tượng thời tiết nguy hiểm. Hiện nay, cỏc thụng tin vệ tinh đó được sử dụng như những tư liệu khụng thể thiếu được trong cụng tỏc dự bỏo khớ tượng - thủy văn hàng ngày và cú nghĩa đặc biệt quan trọng trong tỡnh huống thời tiết xấu hoặc nguy hiểm, khi hệ thống thụng tin liờn lạc thụng thường bị giỏn đoạn và số liệu quan trắc bằng cỏc phương phỏp thụng thường khụng chuyển được kịp thời về trung tõm dự bỏo. Gần đõy cỏc phương phỏp dự bỏo số trị, dựa trờn cỏc thụng tin vệ tinh và cỏc mụ hỡnh tớnh toỏn, xử lý song song được triển khai ỏp dụng, đó gúp phần rỳt ngắn thời gian và tăng độ chớnh xỏc dự bỏo. Viện Khoa học và Cụng nghệ Việt Nam cũng đó chế tạo và cung cấp cỏc trạm thu ảnh vệ tinh khớ tượng với giỏ rẻ so với giỏ nhập ngoại. Cỏc ứng dụng đó và đang triển khai trong lĩnh vực khớ tượng thuỷ văn ở nước ta, tuy mới là những kết quả bước đầu, đó tạo tiền đề tốt cho việc sử dụng thành tựu của CNVT phục vụ ngày càng hiệu quả hơn cỏc nhiệm vụ của ngành Khớ tượng - Thủy văn trong nước và tạo điều kiện để nước ta hội nhập vào cỏc nỗ lực quốc tế nhằm giải quyết cỏc vấn đề khớ tượng toàn cầu đang được thế giới đặc biệt quan tõm như suy giảm tầng ụzụn và xõy dựng hệ thống cảnh bỏo sớm cỏc thảm hoạ thiờn nhiờn như động đất, súng thần, bóo, lụt ... b) Thụng tin liờn lạc Từ năm 1980 đến nay, cỏc ngành bưu chớnh viễn thụng, phỏt thanh, truyền hỡnh, hàng hải đó lắp đặt và đưa vào khai thỏc nhiều trạm mặt đất như: trạm Hoa Sen (thụng tin qua hệ Intersputnik), trạm VISTA (thụng tin qua hệ Intelsat), mạng cỏc trạm VSAT, trạm truyền chương trỡnh số hoỏ qua vệ tinh và mạng TVRO, trạm Inmarsat ven biển. Năm 1996, Chớnh phủ giao cho Tổng cục Bưu điện lập bỏo cỏo tiền khả thi dự ỏn VINASAT - dự ỏn thuờ chế tạo và phúng vệ tinh viễn thụng riờng của Việt Nam. Năm 1998, bỏo cỏo tiền khả thi được thụng qua. Tổng cục Bưu điện làm thủ tục đăng ký với ITU và triển khai đàm phỏn về vị trớ quỹ đạo. Tổng cụng ty Bưu chớnh - Viễn thụng đó hoàn thành bỏo cỏo nghiờn cứu khả thi, đó được Chớnh phủ thụng qua và hiện nay đang triển khai, đến năm 2008 vệ tinh cú thể hoạt động được trờn quỹ đạo. Song song với việc triển khai dự ỏn VINASAT, trong những năm qua, ngành bưu chớnh viễn thụng cũng đó tiến hành cụng tỏc đào tạo, bằng nhiều hỡnh thức, đội ngũ cỏn bộ kỹ thuật cú đủ năng lực đảm nhận những cụng việc chuyờn mụn mà ở cỏc nước đang phỏt triển thường phải nhờ đến chuyờn gia tư vấn nước ngoài. c) Viễn thỏm Quan sỏt trỏi đất từ vũ trụ (gọi tắt là viễn thỏm) là một chuyờn ngành ứng dụng CNVT, chủ yếu dựa trờn việc thu, xử lý và sử dụng cỏc ảnh chụp trỏi đất từ vệ tinh. Viễn thỏm được đưa sớm vào Việt Nam từ những năm 70 của thế kỷ trước, mở đầu là việc cỏc ảnh chụp cỏc phần lónh thổ Việt Nam từ vệ tinh được sử dụng trong ngành lõm nghiệp và địa chất, sau đú đó mở rộng dần việc ứng dụng trong cỏc lĩnh vực khỏc như nụng nghiệp, giỏm sỏt mụi trường và thiờn tai, quy hoạch lónh thổ, nghiờn cứu khoa học v.v…Việc ứng dụng viễn thỏm được mở rộng cả về quy mụ lẫn chất lượng thụng qua Chương trỡnh nghiờn cứu cấp nhà nước giai đoạn 1981 - 1985 ''Ứng dụng thành tựu nghiờn cứu và sử dụng khoảng khụng vũ trụ'', mó số 48-07. Hiện nay số lượng cỏc cơ quan chuyờn về viễn thỏm tại cỏc Bộ, ngành, địa phương và tại cỏc Viện nghiờn cứu, cỏc trường đại học đó lờn tới vài chục đơn vị với hàng trăm cỏn bộ được đào tạo chớnh quy trong và ngoài nước. Viễn thỏm đó trở thành một cụng cụ được sử dụng tương đối phổ biến ở nước ta trong nghiờn cứu khoa học, trong một số lĩnh vực quản lý và sản xuất thuộc cỏc ngành đo đạc bản đồ, nụng nghiệp, thuỷ sản, tài nguyờn và mụi trường,.... Được Nhà nước đầu tư, nhiều đơn vị của Bộ Tài nguyờn và Mụi trường như Trung tõm Viễn thỏm, Viện Nghiờn cứu Địa chớnh, Viện Nghiờn cứu Địa chất và Khoỏng sản đó tiến hành nhiều đề tài liờn quan đến viễn thỏm nhằm nõng cao chất lượng và hiệu quả trong cụng tỏc điều tra cơ bản. Nhiều cụng trỡnh nghiờn cứu khoa học về ứng dụng viễn thỏm đó được thực hiện tại Viện Khoa học và Cụng nghệ Việt Nam và một số trường đại học trong cỏc lĩnh vực như hải dương học, sinh thỏi, khoa học trỏi đất, nghiờn cứu tài nguyờn thiờn nhiờn và quy hoạch phỏt triển,.... Từ nhiều năm nay chỳng ta đó thu thập được nhiều ảnh vệ tinh viễn thỏm từ nhiều nguồn khỏc nhau theo nhiều thời gian khỏc nhau. Tuy nhiờn cho đến nay chỳng ta mới chỉ cú được 2 bộ ảnh phủ kớn lónh thổ Việt Nam (chủ yếu là trờn đất liền), mỗi bộ ảnh lại khụng cựng thời gian, phải kộo dài trong nhiều năm đú là: trong dự ỏn VIE 78/011 (1978 - 1982) và dự ỏn VIE 83/004 (1984 - 1986) đó thu gom được 1 bộ ảnh vệ tinh LANDSAT phủ kớn lónh thổ Việt Nam kộo dài trong suốt những năm 70 của thế kỷ trước. Trong dự ỏn Viễn thỏm lập bản đồ của Tổng cục Địa chớnh 2000 - 2001 cũng đó thu gom được 1 bộ ảnh SPOT chụp phủ kớn lónh thổ Việt Nam, kộo dài trong cỏc năm 1995, 1997, 2000. Việc thiếu tư liệu viễn thỏm hoặc cú tư liệu nhưng khụng đồng bộ về thời gian và chủng loại đó hạn chế nhiều đến hiệu quả ứng dụng viễn thỏm trong thực tế. Để khắc phục tỡnh trạng này và thỳc đẩy việc sử dụng viễn thỏm trong quản lý tài nguyờn và mụi trường, năm 2004 Thủ tướng Chớnh phủ đó cho phộp Bộ Tài nguyờn và Mụi trường chủ trỡ thực hiện dự ỏn xõy dựng Trạm thu và Trung tõm xử lý ảnh vệ tinh, với tổng kinh phớ khoảng 20 triệu euro bằng nguồn vốn vay ODA. Khi dự ỏn này được hoàn thành, nguồn tư liệu ảnh viễn thỏm sẽ được cung cấp chủ động hơn. d) Định vị nhờ vệ tinh Định vị nhờ vệ tinh là một lĩnh vực ứng dụng quan trọng của cụng nghệ vũ trụ đang và sẽ phỏt triển mạnh, cú khả năng ứng dụng ngày càng rộng rói, đặc biệt trong lĩnh vực trắc địa, xỏc định toạ độ, điều khiển và quản lý giao thụng, .... Tại Việt Nam, cỏc cơ quan địa chớnh đó ứng dụng cụng nghệ định vị nhờ vệ tinh để thành lập lưới toạ độ quốc gia từ những năm 90 của thế kỷ trước. Cụng nghệ này đó được thực tế sản xuất tiếp nhận; lưới toạ độ quốc gia tại 3 khu vực địa hỡnh khú khăn nhất là Tõy Nguyờn, Sụng Bộ và Minh Hải và lưới toạ độ quốc gia cho nước bạn Lào đó được xõy dựng. Từ năm 1995 đến năm 2000, Tổng cục Địa chớnh đó xõy dựng lưới toạ độ GPS cấp ''0'', xõy dựng Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ quốc gia VN - 2000. Từ năm 2000, hệ thống 6 trạm định vị cố định tại Hải Phũng, Vũng Tầu, Điện Biờn, Hà Giang, Cao Bằng, Đà Nẵng đó được xõy dựng nhằm đảm bảo định vị và dẫn đường độ chớnh xỏc cao trờn toàn lónh thổ và vựng biển nước ta. Đến nay 5 trạm đó đi vào hoạt động phục vụ đo đạc biển, đo đạc địa hỡnh, phõn giới và cắm mốc biờn giới Việt - Trung, Việt - Lào. Cụng nghệ định vị nhờ vệ tinh cũng đó được ứng dụng trong quan trắc biến động vỏ trỏi đất, quản lý đỏnh bắt thủy sản xa bờ,... 3. Sự cần thiết, cấp bỏch của việc đẩy mạnh nghiờn cứu và ứng dụng CNVT Trong khoảng 30 năm vừa qua, lĩnh vực nghiờn cứu và ứng dụng CNVT đó cú một số đúng gúp thiết thực vào sự nghiệp phỏt triển kinh tế - xó hội theo hướng hiện đại húa, bảo đảm quốc phũng an ninh. Hiện nay, với xu thế toàn cầu húa và hội nhập mạnh mẽ, cựng với sự phỏt triển nhanh chúng và hiệu quả của cỏc lĩnh vực KHCN cú liờn quan như cụng nghệ thụng tin, cơ khớ, điện tử, cụng nghệ vật liệu, ... đó và đang tạo cỏc điều kiện rất thuận lợi cho việc đẩy mạnh nghiờn cứu và ứng dụng CNVT ở nước ta. Tuy nhiờn, do trỡnh độ phỏt triển kinh tế - xó hội của nước ta cũn thấp và nhận thức của cỏc cấp, cỏc ngành trong những năm qua về vai trũ của CNVT cũn chưa đầy đủ, nờn việc nghiờn cứu và ứng dụng CNVT ở nước ta cũn tản mạn, thiếu định hướng và sự phối hợp liờn ngành. Chỳng ta chưa cú chớnh sỏch quốc gia về nghiờn cứu và ứng dụng CNVT. Đầu tư của Nhà nước cho lĩnh vực này cũn ớt, lại thiếu tập trung, nờn hiệu quả chưa cao. Cho đến nay, hạ tầng CNVT của nước ta hầu như chưa cú gỡ đỏng kể, lực lượng cỏn bộ cũn quỏ ớt và bị phõn tỏn. Về mặt tổ chức, nước ta cũng chưa cú một cơ quan cấp quốc gia được chớnh thức giao nhiệm vụ phối hợp ứng dụng, nghiờn cứu phỏt triển CNVT vỡ vậy chưa đỏp ứng được nhu cầu của thực tiễn. Tỡnh hỡnh trờn nếu khụng sớm khắc phục sẽ dẫn đến nguy cơ ngày càng tụt hậu, ngay cả so với nhiều nước trong khu vực, khụng tận dụng được những tiềm năng, cơ hội phỏt triển và hiệu quả to lớn mà lĩnh vực CNVT cú thể mang lại nhằm gúp phần thỳc đẩy quỏ trỡnh cụng nghiệp húa, hiện đại húa, tăng cường sức mạnh phũng thủ của đất nước và hội nhập quốc tế. Để CNVT cú đúng gúp một cỏch cú hiệu quả nhất vào sự nghiệp phỏt triển và bảo vệ đất nước, đặc biệt trong tỡnh hỡnh thế giới và trong nước hiện nay, gúp phần thực hiện mục tiờu đưa nước ta đến năm 2020 về cơ bản thành một nước cụng nghiệp húa, việc xõy dựng và tổ chức thực hiện một cỏch cú hiệu quả Chiến lược nghiờn cứu và ứng dụng cụng nghệ vũ trụ đến năm 2020 là thực sự cần thiết và cấp bỏch. III. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO VÀ MỤC TIấU CỦA CHIẾN LƯỢC 1. Quan điểm chỉ đạo Nghiờn cứu và ứng dụng CNVT ở Việt Nam cần được triển khai theo cỏc quan điểm chỉ đạo sau: a) Phục vụ thiết thực và cú hiệu quả cỏc nhiệm vụ phỏt triển kinh tế - xó hội, quản lý tài nguyờn, giỏm sỏt mụi trường và thiờn tai cũng như nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc theo đỳng phương chõm kết hợp phỏt triển kinh tế - xó hội với nhiệm vụ an ninh - quốc phũng, gúp phần nõng cao vị thế quốc tế, tiềm lực khoa học cụng nghệ và sức mạnh của đất nước. b) Đi thẳng vào cụng nghệ hiện đại, đồng thời phải xuất phỏt từ yờu cầu thực tế, phự hợp với điều kiện kinh tế - xó hội của đất nước, phỏt huy tối đa tiềm lực trớ tuệ con người Việt Nam; bắt đầu từ việc tiếp nhận chuyển giao cụng nghệ, tiến tới cải tiến và làm chủ cụng nghệ. c) Mở rộng quan hệ quốc tế, đa dạng hoỏ, đa phương hoỏ nhưng cú lựa chọn trọng điểm nhằm thu hỳt đầu tư, xõy dựng đội ngũ cỏn bộ, tiếp thu cụng nghệ hiện đại để đẩy nhanh quỏ trỡnh ứng dụng và phỏt triển CNVT ở Việt Nam. d) Chớnh phủ quản lý, điều phối chung, tăng cường phối hợp liờn ngành và huy động nguồn lực của toàn xó hội trong việc ứng dụng CNVT, phấn đấu hoàn thành đỳng kế hoạch tiến độ, đảm bảo chất lượng từng nhiệm vụ cụ thể và toàn bộ chiến lược. 2. Mục tiờu Mục tiờu đến năm 2010: a) Hỡnh thành chớnh sỏch quốc gia và khung phỏp lý về nghiờn cứu, ứng dụng và hợp tỏc quốc tế trong lĩnh vực CNVT, cỏc chớnh sỏch bảo đảm nguồn nhõn lực, bảo đảm vốn đầu tư cho nghiờn cứu và ứng dụng CNVT; hỡnh thành cơ quan chỉ đạo quản lý, phối hợp hoạt động nghiờn cứu và ứng dụng CNVT ở cấp Trung ương; từng bước kiện toàn về mặt tổ chức, cơ sở vật chất và năng lực chuyờn mụn của hệ thống cỏc đơn vị nghiờn cứu, đào tạo và ứng dụng CNVT ở nước ta, trong đú xõy dựng mới một viện chuyờn ngành về KHCN vũ trụ. b) Xõy dựng hạ tầng ban đầu về CNVT bao gồm: Trạm thu và Trung tõm xử lý ảnh vệ tinh, hệ thống trạm định vị nhờ vệ tinh; phúng và đưa vào hoạt động, khai thỏc vệ tinh viễn thụng địa tĩnh VINASAT; tiếp nhận chuyển giao cụng nghệ vệ tinh nhỏ; hoàn thành thiết kế, chế tạo và phúng 1 vệ tinh nhỏ quan sỏt trỏi đất; hoàn thành xõy dựng và đưa vào hoạt động khai thỏc cỏc trạm điều khiển mặt đất tương ứng. c) Hỡnh thành và tổ chức thực hiện chương trỡnh KHCN độc lập về CNVT. Tổ chức đào tạo kỹ sư CNVT trong nước; hợp tỏc nghiờn cứu và đào tạo với cỏc nước cú ngành khoa học cụng nghệ vũ trụ phỏt triển để cú được một số chuyờn gia trỡnh độ cao, tự chế tạo được một số sản phẩm phần cứng (cỏc thiết bị của trạm thu) và phần mềm (phần mềm xử lý ảnh, phần mềm mó hoỏ, bảo mật thụng tin, phần mềm trợ giỳp thiết kế vệ tinh…). d) Đạt trỡnh độ trung bỡnh trong khu vực về cơ sở hạ tầng và nghiờn cứu và ứng dụng CNVT. Mục tiờu đến năm 2020: a) Làm chủ cụng nghệ chế tạo cỏc trạm mặt đất, tự chế tạo cỏc trạm mặt đất cú giỏ cạnh tranh; làm chủ cụng nghệ vệ tinh nhỏ, tự thiết kế và chế tạo vệ tinh nhỏ quan sỏt trỏi đất; làm chủ được cụng nghệ và kỹ thuật tờn lửa; đào tạo được đội ngũ cỏn bộ trỡnh độ cao, đỏp ứng nhu cầu ứng dụng và phỏt triển cụng nghệ vũ trụ ở Việt Nam, nõng cấp và phỏt huy hiệu quả cơ sở vật chất đó đầu tư trong giai đoạn trước. b) Nõng cấp hạ tầng ban đầu thụng qua việc chuẩn bị phương ỏn và kế hoạch phúng vệ tinh viễn thụng thứ hai đỏp ứng đủ nhu cầu khai thỏc dịch vụ viễn thụng, phỏt thanh truyền hỡnh trong nước. Chế tạo và phúng thờm một số vệ tinh nhỏ quan sỏt trỏi đất, thay thế một phần nhu cầu mua ảnh vệ tinh của nước ngoài; hoàn chỉnh hệ thống cỏc trạm định vị nhờ vệ tinh. c) Đưa cỏc ứng dụng của CNVT vào phục vụ rộng rói và thường xuyờn cho nhu cầu của cỏc ngành sản xuất, dịch vụ, giỏo dục, y tế,... Mở rộng và thương mại hoỏ cỏc sản phẩm ứng dụng CNVT. d) Đạt trỡnh độ trung bỡnh khỏ trong khu vực về nghiờn cứu và ứng dụng CNVT. IV. NHIỆM VỤ 1. Xõy dựng và hoàn thiện khung phỏp lý về nghiờn cứu và ứng dụng CNVT Nhiệm vụ này phải được cơ bản hoàn thành trong giai đoạn 2006 - 2010, với cỏc nội dung sau: a) Nghiờn cứu cỏc luật quốc tế và cỏc quy định sử dụng khoảng khụng vũ trụ để đảm bảo chủ quyền quốc gia. b) Xõy dựng và hoàn thiện cỏc văn bản phỏp quy chung của Nhà nước và của cỏc ngành, liờn quan đến việc nghiờn cứu và ứng dụng CNVT. c) Xõy dựng và hoàn thiện cỏc văn bản phỏp quy về lưu trữ, quản lý, khai thỏc và sử dụng ảnh vệ tinh và cỏc thụng tin dẫn suất như bản đồ, cơ sở dữ liệu. d) Xõy dựng và ban hành quy định về bảo mật liờn quan đến chương trỡnh nghiờn cứu và ứng dụng cụng nghệ vũ trụ Việt Nam. đ) Xõy dựng và ban hành cỏc tiờu chuẩn định dạng và định chuẩn trong việc ứng dụng và phỏt triển cụng nghệ vũ trụ, bảo đảm sự tương thớch trong nước và ra quốc tế. 2. Xõy dựng cơ sở hạ tầng cho CNVT Trong cỏc năm 2006 - 2010 thực hiện cỏc nhiệm vụ: a) Xõy dựng trạm thu và Trung tõm xử lý ảnh vệ tinh phục vụ chung cho cỏc ngành kinh tế quốc dõn và nghiờn cứu khoa học; trạm thu chuyờn dụng; nhận chuyển giao cụng nghệ thiết kế, chế tạo vệ tinh nhỏ quan sỏt trỏi đất; phúng một vệ tinh nhỏ quan sỏt trỏi đất. b) Triển khai dự ỏn VINASAT. c) Xõy dựng một phũng thớ nghiệm trọng điểm quốc gia về cụng nghệ vũ trụ. Trong cỏc năm 2011 - 2020 thực hiện cỏc nhiệm vụ: a) Xõy dựng thờm một số phũng thớ nghiệm đặt tại cỏc trường Đại học. Danh mục cỏc phũng thớ nghiệm này sẽ được bổ sung cụ thể hơn trờn cơ sở kết quả hoạt động giai đoạn 2006 - 2010. b) Tự chế tạo và thuờ phúng 2 vệ tinh nhỏ quan sỏt trỏi đất. 3. Nghiờn cứu khoa học và cụng nghệ vũ trụ Trong cỏc năm 2006 - 2010 xõy dựng và bắt đầu triển khai Chương trỡnh Khoa học Cụng nghệ độc lập về CNVT giai đoạn 2006 - 2010, do Viện Khoa học và Cụng nghệ Việt Nam chủ trỡ để tập hợp đội ngũ cỏn bộ khoa học trong và ngoài nước thực hiện cỏc nhiệm vụ chủ yếu của Chiến lược, bao gồm: a) Nghiờn cứu, chế tạo cỏc trạm mặt đất. b) Nghiờn cứu tiếp thu cụng nghệ vệ tinh nhỏ. c) Nghiờn cứu tiếp cận một số cụng nghệ cao như: cụng nghệ quan sỏt quang học độ phõn giải cao, cụng nghệ vệ tinh radar, cụng nghệ vệ tinh thụng tin tốc độ cao. d) Nghiờn cứu cơ bản chọn lọc liờn quan đến việc phỏt triển cụng nghệ vũ trụ. đ) Nghiờn cứu khớ cầu thả ở tầng bỡnh lưu phục vụ thụng tin liờn lạc và truyền hỡnh. e) Nghiờn cứu chế tạo một số thiết bị mặt đất và phần mềm. Trong cỏc năm 2011 - 2020 Chương trỡnh Khoa học Cụng nghệ độc lập về CNVT tập trung nghiờn cứu cỏc vấn đề sau: a) Cải tiến và tiến tới làm chủ việc chế tạo cỏc trạm mặt đất với giỏ cạnh tranh. b) Cải tiến và tiến tới làm chủ cụng nghệ vệ tinh nhỏ. c) Lựa chọn cụng nghệ chế tạo phương tiện phúng vệ tinh nhỏ lờn quỹ đạo thấp. d) Chế tạo một số thiết bị vũ trụ. 4. Ứng dụng CNVT Để CNVT được ứng dụng rộng rói và đem lại hiệu quả thiết thực, cỏc Bộ, ngành cú trỏch nhiệm căn cứ vào nhu cầu và điều kiện để xõy dựng và cụ thể hoỏ cỏc nhiệm vụ ứng dụng cụng nghệ vũ trụ của ngành mỡnh trờn cơ sở cỏc định hướng lớn như sau: Trong cỏc năm 2006 - 2010 việc ứng dụng cụng nghệ vũ trụ ở Việt Nam cần được đẩy mạnh cả về chiều rộng lẫn chiều sõu trong 4 lĩnh vực chớnh là thụng tin liờn lạc, khớ tượng thủy văn, viễn thỏm, định vị nhờ vệ tinh. Đến năm 2010, việc ứng dụng cụng nghệ vũ trụ phải trở thành quy trỡnh nghiệp vụ cú hiệu quả cao của cỏc ngành. Cụ thể: - Bưu chớnh - viễn thụng, phỏt thanh truyền hỡnh: phỏt triển mạnh cỏc dịch vụ nhằm khai thỏc triệt để vệ tinh VINASAT, phỏt triển cỏc hỡnh thức dạy học từ xa, khỏm bệnh từ xa, hội nghị từ xa, truyền hỡnh DTH. - Khớ tượng thủy văn, tài nguyờn mụi trường: nõng cao chất lượng dự bỏo sớm mưa bóo, lũ, lũ quột, trượt lở đất và cỏc loại thiờn tai khỏc. Đỏnh giỏ ảnh hưởng của biến đổi khớ hậu toàn cầu đến Việt Nam. Định kỳ đỏnh giỏ biến động sử dụng đất đai, xõy dựng cơ sở dữ liệu bản đồ chuyờn đề số hoỏ dựng chung cho nhiều cơ quan từ trung ương đến địa phương. - Nụng nghiệp, thuỷ sản, điều tra tài nguyờn: mở rộng ứng dụng viễn thỏm trong việc xõy dựng quy trỡnh dự bỏo sản lượng lỳa tại cỏc vựng trồng lỳa trọng điểm, dự bỏo ỳng lụt, khụ hạn, chỏy rừng; trong quy hoạch nuụi trồng thủy sản và đỏnh bắt cỏ đại dương; trong nghiờn cứu phỏt hiện tài nguyờn dầu khớ, nước ngầm, v.v… - Giao thụng vận tải, quốc phũng - an ninh: ngoài việc khai thỏc vệ tinh VINASAT, đẩy mạnh ứng dụng cụng nghệ định vị nhờ vệ tinh phục vụ dẫn đường trong giao thụng đường bộ, hàng khụng và hàng hải. Khuyến khớch cỏc tổ chức kinh tế tham gia đầu tư làm dịch vụ và ứng dụng cụng nghệ định vị và dẫn đường. Trong cỏc năm 2011 - 2020 đưa vào ứng dụng tại Việt Nam cỏc thành tựu mới của vệ tinh Internet thế hệ 2, vệ tinh quan sỏt trỏi đất độ phõn giải siờu cao, vệ tinh định vị cú độ chớnh xỏc cao, thiết bị mặt đất gọn nhẹ tớch hợp nhiều chức năng. V. CÁC GIẢI PHÁP 1. Nõng cao nhận thức và phỏt triển nguồn nhõn lực Phổ biến kiến thức về CNVT rộng rói trờn cỏc phương tiện thụng tin đại chỳng, đặc biệt cho học sinh, sinh viờn. Tổ chức biờn soạn chương trỡnh và giỏo trỡnh cho cỏc chuyờn ngành trong lĩnh vực CNVT ở bậc đại học và trờn đại học. Tổ chức thớ điểm để xõy dựng và vận hành cơ chế tuyển dụng, đào tạo, sử dụng người tài trong và ngoài nước gắn với nghiờn cứu và thị trường; sớm gửi đi đào tạo bằng nguồn ngõn sỏch tại cỏc nước phỏt triển về lĩnh vực CNVT nhằm đỏp ứng cỏc yờu cầu cấp bỏch trước mắt và phự hợp với mục tiờu đó nờu trong Chiến lược; cần cú kế hoạch cập nhật những tiến bộ mới và đào tạo lại, cử chuyờn gia Việt Nam tham gia cỏc chương trỡnh hợp tỏc với nước ngoài trong lĩnh vực CNVT. 2. Hợp tỏc quốc tế Tiếp tục tham gia cỏc hoạt động về CNVT do cỏc cơ quan Liờn hợp quốc như OOSA (Office for Outer Space Affairs), UN- ESCAP, UNESCO, v.v... và do ASEAN tổ chức; xem xột và ký kết dự ỏn hợp tỏc nghiờn cứu phỏt triển CNVT với một số nước cú điều kiện thuận lợi. Xõy dựng quan hệ đối tỏc với cỏc nước cú chung nhu cầu và lợi ớch, đặc biệt trong khu vực Đụng Nam Á và chõu Á - Thỏi Bỡnh Dương. Nghiờn cứu hỡnh thành cỏc hỡnh thức hợp tỏc song phương, đa phương trong việc xõy dựng và khai thỏc cỏc cơ sở hạ tầng (như trạm mặt đất, cỏc vệ tinh thụng tin liờn lạc và viễn thỏm) và chia sẻ cơ sở dữ liệu viễn thỏm, đặc biệt trong việc cảnh bỏo thiờn tai và quản lý mụi trường. Tạo điều kiện để người Việt Nam ở nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực CNVT tham gia cụng tỏc nghiờn cứu và đào tạo cỏn bộ chuyờn mụn trong nước.
1700679100873.6.parquet/101483
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100873.6.parquet", "ppl": 781.1, "token_count": 47905, "url": "https://luatvietnam.vn/khoa-hoc/quyet-dinh-137-2006-qd-ttg-thu-tuong-chinh-phu-18791-d1.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Số hiệu: 222/TB-VPCP Ngày đăng công báo: Đang cập nhật Loại văn bản: Thông báo Người ký: Nguyễn Quốc Huy Ngày ban hành: 05/11/2007 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật Áp dụng: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: Chính sách tải Thông báo 222/TB-VPCP Thông báo 222/TB-VPCP DOC (Bản Word) Thông báo 222/TB-VPCP ZIP (Bản Word) Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> Số: 222/TB-VPCP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT <?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2007 THÔNG BÁO Kết luận của Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Điện Biên Trong hai ngày 16 và 17 tháng 10 năm 2007, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng - Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc đã đi kiểm tra tình hình thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2004 của Bộ Chính trị (Khoá IX) về Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2010 tại tỉnh Điện Biên. Cùng đi có lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải, Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng và Văn phòng Chính phủ. Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Điện Biên, sau khi nghe đồng chí Bí thư Tỉnh ủy báo cáo kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị và một số kiến nghị của Tỉnh, ý kiến của lãnh đạo Sở, Ban, ngành của Tỉnh của lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng đã kết luận như sau: I. Đánh giá chung: Sau hơn 3 năm thực hiện Nghị quyết số 37- NQ/TW của Bộ Chính trị, Đảng bộ, chính quyền, các đoàn thể quần chúng, lực lượng vũ trang và đồng bào các dân tộc tỉnh Điện Biên đã có nhiều cố gắng, triển khai thực hiện các nội dung của Nghị quyết, đã đạt được những kết quả quan trọng, làm chuyển biến tình hình kinh tế xã hội, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 10,5%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực (tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp), GDP bình quân đầu người tăng từ 3,8 triệu đồng/năm (năm 2004) lên 5,7 triệu đồng/năm (năm 2007); các lĩnh vực: văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội có nhiều tiến bộ; giữ vững ổn định chính trị, an ninh và trật tự, an toàn xã hội, đời sống đồng bào các dân tộc được nâng lên, phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc, truyền thống Điện Biên Phủ Anh hùng. Tuy nhiên, Điện Biên vẫn là một trong tỉnh nghèo, khó khăn chung của các tỉnh miền núi Tây Bắc, tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn chưa cao, chưa vững chắc; chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế; công tác di dân tái định cư công trình thủy lợi điện Sơn La thực hiện chậm; thu ngân sách trên địa bàn đạt thấp mới bảo đảm được 10% chi ngân sách địa phương; tỷ lệ hộ đói nghèo cao; tình hình dân di cư tự do, buôn bán, nghiện hút ma túy còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nhân tố gây mất ổn định về an ninh, chính trị và trật tự, an toàn xã hội.
1700679100873.6.parquet/113181
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100873.6.parquet", "ppl": 187, "token_count": 16917, "url": "https://luatvietnam.vn/chinh-sach/thong-bao-222-tb-vpcp-van-phong-chinh-phu-33553-d6.html" }
Hàng loạt chính sách mới trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội như: Cấm ngân hàng mua trái phiếu để cơ cấu nợ cho doanh nghiệp; Chế độ ưu tiên Luồng Xanh trong cấp C/O ưu đãi; Hỗ trợ liên kết trong sản xuất nông nghiệp đến 10 tỷ, Bỏ quy định trẻ dưới 5 tuổi không được học trường quốc tế… sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 08/2018. DOANH NGHIỆP Ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam Ngày 06/07/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, thay thế cho Quyết định 10/2007/QĐ-TTg. Danh mục Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam bao gồm 05 cấp: - Ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U; - Ngành cấp 2 gồm 88 ngành, mỗi ngành được mã hóa bằng hai số theo ngành cấp 1 tương ứng; - Ngành cấp 3 gồm 242 ngành, mỗi ngành được mã hóa bằng ba số theo ngành cấp 2 tương ứng; - Ngành cấp 4 gồm 486 ngành, mỗi ngành được mã hóa bằng bốn số theo ngành cấp 3 tương ứng; - Ngành cấp 5 gồm 734 ngành, mỗi ngành được mã hóa bằng năm số theo ngành cấp 4 tương ứng. Quyết định này cũng giải thích cụ thể về nội dung hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, trong đó có định nghĩa về hoạt động kinh tế và ngành kinh tế. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 20/08/2018. LAO ĐỘNG-TIỀN LƯƠNG-PHỤ CẤP Tăng mức trợ cấp cho người có công từ 1/7/2018 Ngày 12/07/2018, Chính phủ đã ra Nghị định 99/2018/NĐ-CP quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với Cách mạng. Theo đó, từ 01/07/2018, mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với Cách mạng là 1.515.000 đồng; thay cho mức 1.417.000 đồng trước đây. Như vậy, mức trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của 01 liệt sĩ là 1.515.000 đồng; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến là 1.270.000 đồng; bệnh binh được hưởng trợ cấp từ 1.581.000 - 3.859.000 đồng, tùy mức suy giảm khả năng lao động; riêng bệnh binh bị suy giảm từ 81% trở lên còn được hưởng thêm mức phụ cấp từ 760.000 - 1.515.000 đồng/tháng. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 27/08/2018. Điều chỉnh mức trợ cấp với cán bộ xã đã nghỉ việc Theo Thông tư 08/2018/TT-BNV của Bộ Nội vụ, từ 01/07/2018, điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng với cán bộ xã già yếu nghỉ việc. Cụ thể, mức trợ cấp hàng tháng từ 01/07/2018 của đối tượng nêu trên = Mức trợ cấp được hưởng tại thời điểm tháng 6/2018 x 1,0692. Như vậy, mức trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ nguyên là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã là 1.974.000 đồng/tháng; đối với Phó bí thư, Phó Chủ tịch, Thường trực Đảng ủy, Ủy viên thư ký UBND, Thư ký Hội đồng nhân dân xã, Xã đội trưởng, Trưởng công an xã: 1.910.000 đồng/tháng. Các chức danh còn lại được hưởng trợ cấp 1.768.000 đồng/tháng. Thông tư này ban hành ngày 28/06/2018, có hiệu lực từ ngày 15/08/2018. TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG-TÍN DỤNG Cấm ngân hàng mua trái phiếu để cơ cấu nợ cho doanh nghiệp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư 15/2018/TT-NHNN ngày 18/06/2018 sửa đổi, bổ sung Thông tư 22/2016/TT-NHNN quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua trái phiếu doanh nghiệp. Đáng chú ý, Thông tư quy định các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành để cơ cấu lại các khoản nợ của doanh nghiệp. Đồng thời, bãi bỏ quy định về các loại trái phiếu doanh nghiệp được mua. Cũng theo Thông tư này, quy định nội bộ về mua trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có thêm tối thiểu các nội dung sau: - Quy định kiểm soát nội bộ hoạt động mua trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là trái phiếu phát hành với mục đích thực hiện các dự án, dự án thuộc các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro…; - Quy định cụ thể về các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro và chính sách tín dụng đầu tư vào các lĩnh vực này. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 02/08/2018. XUẤT NHẬP KHẨU Chế độ ưu tiên Luồng Xanh trong cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa Thông tư 15/2018/TT-BCT về việc phân luồng trong quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi đã được Bộ Công Thương ban hành ngày 29/06/2018, có hiệu lực từ ngày 15/08/2018. Chế độ ưu tiên Luồng Xanh trong quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi áp dụng với thương nhân là doanh nghiệp xuất khẩu uy tín hoặc được Bộ Tài chính công nhận là doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan. Chế độ Luồng Xanh cũng được áp dụng đối với thương nhân đáp ứng các điều kiện sau đây: Không vi phạm quy định về xuất xứ trong 2 năm gần nhất trước thời điểm đề nghị xét duyệt chế độ Luồng Xanh; Có hệ thống lưu trữ hồ sơ (hồ sơ giấy và điện tử) đầy đủ đảm bảo chứng minh tính xác thực của C/O và xuất xứ hàng hóa trong thời hạn lưu trữ; Thực hiện quy trình khai báo C/O điện tử qua www.ecosys.gov.vn và có tần suất đề nghị cấp ít nhất 30 bộ C/O ưu đãi/năm. XÂY DỰNG Hà Nội: Thí điểm Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trong 2 năm Đây là thông tin từ Quyết định 26/2018/QĐ-TTg ngày 22/06/2018 của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã tại TP. Hà Nội. Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Đội Thanh tra xây dựng quận, huyện, thị xã thuộc Thanh tra Sở Xây dựng. Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực thi các quy định pháp luật trong lĩnh vực trật tự xây dựng đô thị. Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị được yêu cầu các chủ đầu tư xuất trình giấy phép xây dựng, các tài liệu liên quan đến việc xây dựng công trình; thực hiện nhiệm vụ thông báo, kiến nghị và gửi tài liệu có liên quan cho cơ quan điều tra, viện kiểm sát xem xét, khởi tố đối với người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý. Thời gian thí điểm là 24 tháng từ ngày 10/08/2018 - ngày Quyết định này có hiệu lực. THƯƠNG MẠI 3 điều kiện với thương nhân kinh doanh mua bán khí Theo Nghị định 87/2018/NĐ-CP về kinh doanh khí được Chính phủ ban hành ngày 15/06/2018, có hiệu lực từ ngày 01/08/2018, thương nhân kinh doanh mua bán khí phải đáp ứng các điều kiện sau: - Là thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật; - Có bồn chứa khí đáp ứng các quy định về an toàn hoặc có chai chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) đáp ứng đủ điều kiện lưu thông trên thị trường hoặc có hợp đồng thuê bồn, thuê chai LPG. - Đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định. Riêng thương nhân kinh doanh mua bán khí qua đường ống còn phải có đường ống vận chuyển khí và trạm cấp khí đáp ứng các điều kiện về an toàn, phòng cháy và chữa cháy. Đối với thương nhân kinh doanh mua bán khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), ngoài 03 điều kiện nêu trên, trạm cấp LNG và trạm nạp LNG vào phương tiện vận tải còn phải đáp ứng điều kiện về an toàn, phòng cháy và chữa cháy. TÀI NGUYÊN-MÔI TRƯỜNG Biểu phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường Ngày 25/06/2018, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 56/2018/TT-BTC quy định mức thu, chế độ, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường do cơ quan Trung ương thực hiện thẩm định. Biểu mức thu phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tùy mức vốn đầu tư. Cụ thể: - Với dự án công trình dân dụng: Từ 08 - 84 triệu đồng; - Với dự án hạ tầng kỹ thuật: Từ 8,6 - 86 triệu đồng; - Với dự án nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi: Từ 8,8 - 88 triệu đồng; - Với dự án giao thông: Từ 9,2 - 92 triệu đồng; - Với dự án công nghiệp: Từ 9,6 - 96 triệu đồng. - Với dự án xử lý chất thải và cải thiện môi trường và các dự án khác: Từ 6 - 61 triệu đồng. Tổ chức thu phí nộp 100% tiền phí thu được vào ngân sách Nhà nước. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 10/08/2018. Y TẾ-SỨC KHỎE Phải khai báo y tế khi đưa thi thể, hài cốt qua biên giới Ngày 25/06/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 89/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới. Nghị định này yêu cầu thi thể, hài cốt, mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người vận chuyển qua biên giới phải được khai báo y tế. Việc kiểm tra giấy tờ được thực hiện với tất cả các thi thể, hài cốt vận chuyển qua biên giới. Các giấy tờ kiểm tra gồm: Giấy khai báo y tế thi thể, hài cốt (kể cả tro cốt); Giấy xác nhận đã qua xử lý y tế của nơi xuất phát; Giấy phép nhập cảnh thi thể, hài cốt về Việt Nam; Giấy tờ chứng minh tử vong đối với thi thể, hài cốt. Thời gian hoàn thành việc kiểm tra này là không quá 15 phút/01 thi thể, hài cốt. Riêng việc kiểm tra thực tế đối với thi thể, hài cốt, thời gian hoàn thành là không quá 01 giờ kể từ khi nộp đủ giấy tờ. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 10/08/2018. GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO-DẠY NGHỀ Bỏ quy định trẻ dưới 5 tuổi không được học trường quốc tế Ngày 06/06/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, có hiệu lực từ ngày 01/08/2018. Nghị định này đã bỏ quy định học sinh Việt Nam dưới 05 tuổi không được học các chương trình đào tạo nước ngoài trước đây. Thay vào đó, Nghị định này chỉ yêu cầu số học sinh Việt Nam học chương trình giáo dục của nước ngoài phải thấp hơn 50% tổng số học sinh. Cũng theo Nghị định này, thời hạn hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài không quá 50 năm, tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhưng không dài hơn thời hạn thuê đất. Trong khi đó, thời hạn hoạt động của liên kết đào tạo, liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài không quá 05 năm, kể từ ngày phê duyệt và có thể được gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá 05 năm và không quá thời hạn thỏa thuận hoặc hợp đồng hợp tác giữa các bên liên kết. CÁN BỘ-CÔNG CHỨC-VIÊN CHỨC Từ 1/8, áp dụng tiêu chuẩn mới với viên chức ngành giáo dục nghề nghiệp Thông tư 03/2018/TT-BLĐTBXH ngày 15/06/2018 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp. Theo đó, viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp phải đảm bảo 04 tiêu chuẩn chung sau: - Tâm huyết với nghề, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hòa nhã với người học, đồng nghiệp... - Tận tụy với công việc, thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của cơ sở giáo dục nghề nghiệp của ngành. - Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí. - Có phẩm chất, đạo đức tốt; Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ; Có đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; Có lý lịch rõ ràng. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/08/2018. NÔNG NGHIỆP-LÂM NGHIỆP Phát hiện tôm bơm tạp chất phải lập biên bản tại chỗ Ngày 10/07/2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư 07/2018/TT-BNNPTNT quy định về kiểm tra tạp chất trong tôm và sản phẩm tôm. Thông tư chỉ rõ, trường hợp tổ chức kiểm tra theo Đoàn, khi phát hiện vi phạm về tạp chất hoặc kết quả kiểm tra tại chỗ kết luận lô tôm có tạp chất, Trưởng đoàn kiểm tra phải lập biên bản vi phạm hành chính theo thẩm quyền. Đồng thời, niêm phong tang vật phương tiện vi phạm hành chính. Bên cạnh đó, Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm báo cáo Thủ trưởng cơ quan kiểm tra để ban hành quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ khi niêm phong. Trường hợp kiểm tra viên được phân công kiểm tra độc lập, khi phát hiện vi phạm về tạp chất hoặc kết quả kiểm tra tại chỗ kết luận lô tôm có tập chất thì phải lập biên bản; báo cáo Thủ trưởng cơ quan kiểm tra để có biện pháp xử lý phù hợp. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 24/08/2018. Liên kết trong sản xuất nông nghiệp được hỗ trợ đến 10 tỷ Chính phủ đã ban hành Nghị định 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Theo Nghị định này, dự án liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp được hỗ trợ như sau: - Hỗ trợ 30% vốn đầu tư máy móc trang thiết bị; xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ liên kết (nhà xưởng, bến bãi …). Tổng mức hỗ trợ không quá 10 tỷ đồng. - Hỗ trợ 100% chi phí tư vấn xây dựng liên kết, tối đa không quá 300 triệu đồng. - Hỗ trợ 40% chi phí chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi. Để được hưởng ưu đãi, các bên liên kết phải đảm bảo một số điều kiện như: Phù hợp với quy hoạch; Có Giấy chứng nhận hoặc cam kết bảo đảm chất lương sản phẩm, an toàn thực phẩm; Thời gian liên kết tối thiểu 03 năm hoặc 05 năm. Nghị định này ban hành ngày 05/07/2018, có hiệu lực từ ngày 20/08/2018. TƯ PHÁP-HỘ TỊCH Tiêu chí xác định vụ việc trợ giúp pháp lý phức tạp Ngày 21/06/2018, Bộ Tư pháp đã ra Thông tư 09/2018/TT-BTP quy định Tiêu chí xác định vụ việc trợ giúp pháp lý phức tạp, điển hình. Trong đó, các tiêu chí chung để xác định vụ việc tham gia tố tụng như sau: - Thực hiện trợ giúp pháp lý trong vụ việc được dư luận quan tâm, nhiều cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương đưa tin; - Vụ việc mà quan điểm người thực hiện trợ giúp pháp lý khác với một trong các cơ quan tiến hành tố tụng và được chấp nhận theo hướng có lợi cho người được trợ giúp pháp lý tại bản án, quyết định tố tụng; - Trợ giúp pháp lý trong vụ việc có nhiều tài liệu, chứng cứ mâu thuẫn với nhau hoặc đánh giá chứng cứ, áp dụng pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng có nhiều ý kiến khác nhau hoặc vụ việc có liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau; - Trợ giúp pháp lý trong vụ việc có liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 21/08/2018. Được lựa chọn Trung tâm Đăng ký giao dịch bảo đảm Ngày 20/06/2018, Bộ Tư pháp đã hướng dẫn một số vấn đề về đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm, hợp đồng và trao đổi thông tin về đăng ký biện pháp bảo đảm tại các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp tại Thông tư 08/2018/TT-BTP. Cá nhân, pháp nhân có quyền lựa chọn một trong các Trung tâm Đăng ký để thực hiện việc đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm, hợp đồng theo quy định pháp luật. Trung tâm Đăng ký thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin theo yêu cầu của cá nhân, pháp nhân trong phạm vi cả nước, không phân biệt theo địa giới hành chính nơi Trung tâm đặt trụ sở. Thông tin về đăng ký biện pháp bảo đảm, về kê biên tài sản thi hành án được gửi theo một trong các phương thức sau: Trực tiếp; Qua đường bưu điện; Qua thư điện tử; Qua hệ thống đăng ký trực tuyến. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 04/08/2018. Ngoài ra, còn có quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương trực thuộc Bộ Nội vụ; Quy định về thu thập và báo cáo tiêu thụ nhiên liệu của tàu biển Việt Nam; Công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Thông tin và Truyền thông; Tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu… cũng sẽ có hiệu lực từ tháng 08/2018. Khách hàng của LuatVietnam có thể xem thêm Danh sách các văn bản có hiệu lực trong tháng 08/2018 tại đây.
1700679100873.6.parquet/129697
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100873.6.parquet", "ppl": 409.1, "token_count": 22839, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-van-ban-moi/nhieu-chinh-sach-moi-co-hieu-luc-tu-thang-8-2018-186-17128-article.html" }
Với sự ra đời của Nghị định 38/2022/NĐ-CP, việc trả lương cho người lao động đã qua đào tạo đang gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Vậy hiểu thế nào cho đúng về công việc đã qua đào tạo? Người làm công việc đã qua đào tạo có đương nhiên nhận lương cao hơn không? Công việc đã qua đào tạo là công việc như thế nào? Trước đó, Nghị định 90/2019/NĐ-CP (hết hiệu lực từ ngày 01/7/2022) đã hướng dẫn cụ thể về cách trả lương và các trường hợp người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề. Theo Điều 5 Nghị định 90/2019/NĐ-CP, có thể hiểu đơn giản, công việc đã qua đào tạo là những công việc đòi hỏi người lao động phải có bằng cấp hoặc được người sử dụng lao động đào tạo và công nhận, cụ thể bao gồm: - Lao động đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học chuyên nghiệp, bằng trung học nghề, bằng cao đẳng, chứng chỉ đại học đại cương, bằng đại học, bằng cử nhân, bằng cao học hoặc bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ theo Nghị định số 90-CP năm 1993. - Lao động đã được cấp bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp đào tạo nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng, đại học, bằng thạc sĩ, tiến sĩ; văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp; văn bằng giáo dục đại học và văn bằng, chứng chỉ giáo dục thường xuyên theo Luật Giáo dục 1998 và Luật Giáo dục 2005. - Lao động đã được cấp chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, cao đẳng nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề theo Luật Dạy nghề. - Lao động đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo Luật Việc làm. - Lao động đã được cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng; đào tạo thường xuyên và chương trình đào tạo nghề nghiệp khác theo Luật Giáo dục nghề nghiệp. - Lao động đã được cấp bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo của giáo dục đại học theo Luật Giáo dục đại học. - Lao động đã được cấp văn bằng, chứng chỉ của cơ sở đào tạo nước ngoài. - Lao động đã được doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được doanh nghiệp kiểm tra, bố trí cho làm công việc đòi hỏi qua đào tạo nghề. Bạn đọc có thể tìm đọc Thông tư 26/2020/TT-BLĐTBXH để xem danh mục các ngành, nghề đào tạo cấp IV trình độ trung cấp, cao đẳng. Hiện nay, Nghị định 90/2019/NĐ-CP đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Nghị định 38/2022/NĐ-CP nhưng Nghị định 38 lại không có nội dung nào hướng dẫn về vấn đề này. Do đó, để hiểu thế nào là công việc đã qua đào tạo, người lao động và doanh nghiệp có thể tham khảo quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP đã nêu ở trên. Người làm công việc đã qua đào tạo được trả lương cao hơn 7%? Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 90/2019/NĐ-CP, mức lương tối thiểu trả người lao động làm công việc đòi hỏi đã qua học nghề, đào tạo nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố. Tuy nhiên, Nghị định 90 đã chính thức bị thay thế bởi Nghị định 38/2022/NĐ-CP từ ngày 01/7/2022. Trong khi đó, Nghị định 38/2022/NĐ-CP lại không có nội dung nào ghi nhận việc phải trả lương cao hơn lương tối thiểu vùng cho người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề. Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 38/2022, mức lương tối thiểu vùng theo tháng chỉ là mức lương thấp nhất trả lương cho người lao động được trả lương theo tháng khi đã làm đủ thời giờ làm việc bình thường và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận. Nhằm hướng dẫn cụ thể hơn về việc áp dụng mức lương tối thiểu vùng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp cùng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành công văn số 2086/BLĐTBXH-TLĐLĐVN, với những nội dung đáng chú ý sau: - Yêu cầu doanh nghiệp rà soát lại các thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và các quy chế, quy định để điều chỉnh cho phù hợp; không được xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương của người lao động. - Tiếp tục thực hiện những thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác có lợi hơn cho người lao động, trừ các bên có thỏa thuận khác. - Nếu trước đó có thực hiện chế độ tiền lương trả cho người lao động làm công việc đã học nghề, đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% so thì tiếp tục thực hiện, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác. Như vậy, với các hợp đồng lao động đã thực hiện trước ngày 01/7/2022 mà có nội dung thỏa thuận về việc trả lương cao hơn ít nhất 7% thì người lao động sẽ đương nhiên được trả lương cao hơn 7% như đã cam kết. Còn với các hợp đồng lao động, thỏa thuận ký và thực hiện từ ngày 01/7/2022 thì không bắt buộc phải thỏa thuận trả lương cao hơn tối thiểu 7% so với lương tối thiểu vùng cho người làm công việc đòi hỏi đã qua đào tạo nhưng vẫn phải đảm bảo không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố. Trên đây là giải thích một số vướng mắc về công việc đã qua đào tạo và mức lương trả cho công việc này. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn chi tiết.
1700679100873.6.parquet/137010
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100873.6.parquet", "ppl": 80.3, "token_count": 14362, "url": "https://luatvietnam.vn/lao-dong-tien-luong/cong-viec-da-qua-dao-tao-7-562-91597-article.html" }
Phụ cấp phục vụ an ninh, quốc phòng là một trong những khoản thu nhập dành riêng cho người làm việc trong lực lượng vũ trang, cơ yếu. Tuy nhiên, không phải ai cũng được hưởng khoản phụ cấp này. Đối tượng hưởng phụ cấp phục vụ an ninh, quốc phòng Phụ cấp phục vụ an ninh, quốc phòng được quy định tại điểm đ khoản 8 Điều 6 Nghị định 204 năm 2004 của Chính phủ. Theo đó, loại phụ cấp này áp dụng với những đối tượng làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang và cơ yếu nhưng không thuộc diện xếp lương theo: - Bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân; - Bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân và chuyên môn kỹ thuật thuộc công an nhân dân. Cũng tại Điều 6 Nghị định 204 này, phụ cấp phục vụ an ninh, quốc phòng được tính theo 02 mức là: 30% và 50% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Đồng thời, theo hướng dẫn chi tiết tại khoản 4 Điều 7 Thông tư 07/2017/TT-BNV mức phụ cấp phục vụ an ninh, quốc phòng được quy định như sau: - Mức 50%: Công chức, viên chức kể cả những người làm việc theo chế độ hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, trực tiếp làm việc trong các đơn vị sản xuất tài liệu, sản xuất và lắp ráp máy mã, trang thiết bị kỹ thuật mật mã; - Mức 30%: Các đối tượng công chức, viên chức còn lại hưởng lương từ ngân sách Nhà nước làm việc trong tổ chức cơ yếu. Trong đó, các loại phụ cấp này được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Như vậy, có thể thấy, những người làm việc trong cơ quan, đơn vị công an, quân đội, cơ yếu nhưng không phải sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật của công an thì được hưởng phụ cấp phục vụ an ninh, quốc phòng. Ai được hưởng phụ cấp phục vụ an ninh, quốc phòng? (Ảnh minh họa) Đến 2021, giữ nguyên nhiều loại phụ cấp của lực lượng vũ trang Ngày 21/5/2018, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương. Trong đó có nhiều thay đổi mới về các khoản phụ cấp của lực lượng vũ trang (quân đội, công an, cơ yếu). Cụ thể, bên cạnh việc bãi bỏ hàng loạt phụ cấp và khoản chi ngoài lương, để tương quan tiền lương giữa các đối tượng công chức, viên chức, quân đội, công an và doanh nghiệp thì một số chính sách với người làm việc trong quân đội, công an được quy định như sau:
1700679100873.6.parquet/171576
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100873.6.parquet", "ppl": 89.2, "token_count": 12253, "url": "https://luatvietnam.vn/can-bo-cong-chuc/phu-cap-phuc-vu-an-ninh-quoc-phong-566-24926-article.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Số hiệu: 16/2021/QH15 Ngày đăng công báo: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Loại văn bản: Nghị quyết Người ký: Vương Đình Huệ Ngày ban hành: 27/07/2021 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật Áp dụng: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: Chính sách TÓM TẮT VĂN BẢN Đến năm 2025, GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.700-5.000 USD Ngày 27/7/2021, Quốc hội thông qua Nghị quyết 16/2021/QH15 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. Cụ thể, Quốc hội đặt ra các chỉ tiêu chủ yếu trong giai đoạn 2021-2025 như sau: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 5 năm khoảng 6,5 - 7%; GDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt khoảng 4.700 - 5.000 USD; Tuổi thọ trung bình khoảng 74,5 tuổi, trong đó thời gian sống khoẻ mạnh đạt tối thiểu 67 năm;… Bên cạnh đó, các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu gồm: Tập trung thực hiện mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, nhưng căn cứ vào tình hình thực tế và địa bàn cụ thể để lựa chọn ưu tiên, bảo đảm sức khỏe, tính mạng của Nhân dân và an sinh xã hội; Tăng cường huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực;… Nghị quyết có hiệu lực kể từ ngày 27/7/2021. Xem chi tiết Nghị quyết 16/2021/QH15 tại đây tải Nghị quyết 16/2021/QH15 Nghị quyết 16/2021/QH15 DOC (Bản Word) Nghị quyết 16/2021/QH15 PDF (Bản có dấu đỏ) LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam. Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết QUỐC HỘI _______ Nghị quyết số: 16/2021/QH15 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _______________________ NGHỊ QUYẾT Về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 – 2025 _______ QUỐC HỘI Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Trên cơ sở xem xét các Báo cáo của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan hữu quan và ý kiến đại biểu Quốc hội; QUYẾT NGHỊ: 1. Mục tiêu tổng quát Bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của đất nước; phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân của 5 năm 2016 - 2020, đến năm 2025 là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; thực hiện đồng bộ các giải pháp khắc phục có hiệu quả tác động của đại dịch Covid-19, nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế. Phát huy mạnh mẽ giá trị văn hoá, sức mạnh con người Việt Nam và sức sáng tạo của mỗi cá nhân. Từng bước xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; bảo đảm cuộc sống bình yên và hạnh phúc của Nhân dân, tinh thần xuyên suốt là “không để ai bị bỏ lại phía sau”. Trong quá trình phát triển đất nước, luôn quan tâm bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân. Chú trọng bảo vệ môi trường và ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. Tăng cường quốc phòng, an ninh; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đất nước. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. 2. Các chỉ tiêu chủ yếu 2.1. Các chỉ tiêu về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 5 năm khoảng 6,5 - 7%. GDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt khoảng 4.700 - 5.000 USD. Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt trên 25%; kinh tế số đạt khoảng 20% GDP. Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng đạt khoảng 45%. Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân trên 6,5%/năm. Tỷ lệ đô thị hóa khoảng 45%. Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 bình quân 3,7% GDP. 2.2. Các chỉ tiêu về xã hội: Tuổi thọ trung bình khoảng 74,5 tuổi, trong đó thời gian sống khỏe mạnh đạt tối thiểu 67 năm. Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội khoảng 25%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo là 70%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 28 - 30%. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%. Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) duy trì mức giảm 1 - 1,5%/năm. Có 10 bác sĩ và 30 giường bệnh trên 1 vạn dân. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 95% dân số. Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới tối thiểu 80%, trong đó có 10% đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. 2.3. Các chỉ tiêu về môi trường: Tỷ lệ sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh của dân cư thành thị là 95 - 100% và nông thôn là 93 - 95%. Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 90%. Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 92%. Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 100%. Tỷ lệ che phủ rừng không thấp hơn mức 42%. 3. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu 3.1. Tập trung thực hiện mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, nhưng căn cứ vào tình hình thực tế và địa bàn cụ thể để lựa chọn ưu tiên, bảo đảm sức khỏe, tính mạng của Nhân dân và an sinh xã hội Quyết liệt triển khai các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo phương châm bốn tại chỗ với tinh thần chủ động, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo; ứng dụng mạnh mẽ, hiệu quả công nghệ; khẩn trương triển khai chiến lược vắc-xin toàn diện, hiệu quả, tổ chức chương trình tiêm chủng vắc-xin Covid-19 cho Nhân dân, phấn đấu đạt miễn dịch cộng đồng vào cuối năm 2021, đầu năm 2022. Nghiên cứu, xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế khả thi, hiệu quả. 3.2. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, trước hết là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Kịp thời thể chế hóa các chủ trương, đường lối Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả xây dựng và thi hành pháp luật. Khẩn trương rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật không còn phù hợp, chồng chéo, chưa đầy đủ hoặc vướng mắc, nhất là về quy hoạch, đầu tư, kinh doanh, đất đai, tài chính, ngân sách, tài sản công, thuế... theo hướng vướng mắc ở cấp, ngành nào thì cấp, ngành đó chủ động, tích cực sửa đổi, hoàn thiện; nghiên cứu khẩn trương sửa đổi, thay thế các cơ chế, chính sách không còn phù hợp với thực tiễn để giải quyết những vấn đề tồn đọng gây thất thoát, lãng phí; trường hợp cần thiết ban hành một luật sửa nhiều luật hoặc nghị quyết thí điểm đối với những vấn đề mới phát sinh, chưa được quy định trong luật hoặc đã có nhưng có nhiều vướng mắc, bất cập, không còn phù hợp với thực tiễn. Đẩy nhanh xây dựng khung chính sách, pháp luật phát triển hạ tầng số tiến tới chuyển đổi số quốc gia. Xây dựng, thử nghiệm, hoàn thiện khung khổ pháp lý cho các mô hình kinh doanh mới ứng dụng công nghệ cao; mô hình kinh tế chia sẻ; giao dịch, quản lý các tài sản kỹ thuật số; đầu tư mạo hiểm; các phương thức thanh toán mới; hệ thống xác thực và định danh điện tử. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy định pháp luật đáp ứng yêu cầu theo cam kết quốc tế. Nâng cao chất lượng phân tích, dự báo, cảnh báo; hoàn thiện hệ thống thông tin, thống kê. Khẩn trương ban hành và triển khai thực hiện hệ thống quy hoạch quốc gia theo quy định của pháp luật. Đẩy mạnh hơn nữa phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm gắn với kiểm soát quyền lực và tăng cường phối hợp, kiểm tra, giám sát; tạo sự chủ động, linh hoạt, sáng tạo và nâng cao trách nhiệm của cấp dưới. Điều hành chính sách tài khóa chặt chẽ, chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp hài hoà giữa các chính sách nhằm kiểm soát lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do, mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất, nhập khẩu. Nâng cao năng lực phòng vệ thương mại phù hợp với các cam kết quốc tế. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, chống gian lận thương mại. Đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam; phát triển thương mại điện tử hài hòa với thương mại truyền thống. 3.3. Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; phát triển kinh tế số, xã hội số Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tăng cường nội lực, nâng cao khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế. Nhanh chóng phục hồi nền kinh tế trong những năm đầu nhiệm kỳ; bứt phá, phát triển đất nước trong những năm tiếp theo. Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá dựa trên nền tảng của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và những thành tựu công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Thực hiện Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động; tập trung phát triển sản phẩm quốc gia. Hình thành các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị trong nước và quốc tế, bảo đảm chất lượng, quy định về truy xuất nguồn gốc. Phát triển một số ngành công nghiệp nền tảng; ưu tiên công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ. Tập trung phát triển mạnh công nghiệp chế biến, chế tạo gắn với công nghệ thông minh; chú trọng phát triển công nghiệp xanh. Nâng cao năng lực thiết kế, thi công xây lắp, quản lý xây dựng theo hướng tiên tiến, hiện đại; phát triển các loại vật liệu xây dựng mới, thông minh, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường. Đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp; phát triển kinh tế nông thôn và nông nghiệp hiệu quả cao gắn với xây dựng nông thôn mới. Phát triển nông nghiệp hàng hoá tập trung quy mô lớn theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, sạch, sinh thái, hữu cơ, công nghệ cao, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Hỗ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã nông nghiệp và các tổ hợp tác. Phát triển thị trường, thúc đẩy tiêu thụ đối với các sản phẩm chủ lực, có tiềm năng. Đẩy mạnh phát triển và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ, ưu tiên những ngành có lợi thế, hàm lượng tri thức, công nghệ và giá trị gia tăng cao. Phát triển các loại hình dịch vụ mới, xây dựng hệ sinh thái dịch vụ trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, pháp lý, y tế, giáo dục - đào tạo, khoa học, công nghệ, viễn thông, công nghệ thông tin, logistics, vận tải, phân phối... Xây dựng và định vị thương hiệu du lịch quốc gia gắn với hình ảnh chủ đạo, độc đáo, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Thực hiện hiệu quả cơ cấu lại đầu tư công theo hướng kiên quyết khắc phục tình trạng dàn trải, manh mún, kéo dài; tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược, nhất là các ngành, lĩnh vực then chốt, các dự án lớn, quan trọng của quốc gia, kết nối vùng và liên vùng, tạo hiệu ứng lan tỏa, gia tăng động lực tăng trưởng. Đến năm 2025, hoàn tất việc sắp xếp lại khối doanh nghiệp nhà nước bảo đảm tiến độ, hiệu quả; xử lý dứt điểm những yếu kém, thất thoát của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Củng cố, phát triển một số tập đoàn kinh tế nhà nước có quy mô lớn, hoạt động hiệu quả, có khả năng cạnh tranh. Quyết liệt và hiệu quả hơn nữa trong cơ cấu lại các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu; phát triển thanh toán không dùng tiền mặt; nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán. 3.4. Tăng cường huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực Đổi mới cơ chế phân bổ nguồn lực đầu tư, ưu tiên thu hút các nguồn lực phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, các cực tăng trưởng, các đô thị lớn, các ngành mũi nhọn, các công trình trọng điểm quốc gia. Phấn đấu tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm bằng khoảng 32 - 34% GDP. Lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt các nguồn lực ngoài nhà nước, nhất là đối với đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng theo phương thức đối tác công tư. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các dự án đầu tư còn tồn đọng, kéo dài của mọi thành phần kinh tế để sớm đưa vào khai thác, sử dụng, tạo nguồn lực cho phát triển. Thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài theo hướng ưu tiên các dự án có công nghệ cao, không gây ô nhiễm môi trường, giá trị gia tăng cao, có mô hình quản trị hiện đại, có chuỗi cung ứng toàn cầu, có khả năng lan tỏa phát triển và kết nối chặt chẽ với khu vực kinh tế trong nước. Tăng cường liên kết giữa khu vực kinh tế trong nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Xây dựng chính sách khuyến khích, ưu đãi mang tính cạnh tranh quốc tế đối với các dự án lớn, quan trọng để thu hút được các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia đặt trụ sở và thành lập các trung tâm nghiên cứu - phát triển, đổi mới sáng tạo tại Việt Nam. 3.5. Đẩy mạnh xây dựng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại Đến năm 2025, cơ bản hoàn thành tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông; giai đoạn 1 Cảng hàng không quốc tế Long Thành; đối với một số tuyến đường ven biển cấp thiết từ Quảng Ninh đến Kiên Giang, Chính phủ rà soát, tính toán kỹ việc bố trí vốn đầu tư, có giải pháp phù hợp để bảo đảm tính khả thi và hiệu quả đầu tư. Tiếp tục xây dựng các cảng biển quan trọng theo quy hoạch; sớm đưa các tuyến đường sắt đô thị vào hoạt động; trình cấp có thẩm quyền chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao; tăng cường kết nối giữa các đô thị trong nước và khu vực; đầu tư kết cấu hạ tầng liên kết giữa vùng trung du và miền núi phía Bắc với vùng đồng bằng sông Hồng và Thủ đô Hà Nội; đầu tư, nâng cấp các tuyến giao thông kết nối các tỉnh Tây Nguyên với vùng Đông Nam Bộ, các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, phát triển hạ tầng giao thông kết nối vùng đồng bằng sông Cửu Long với vùng Đông Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh. Đẩy mạnh triển khai các dự án theo phương thức đối tác công tư, trước hết là các dự án theo hình thức xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) để phát triển hạ tầng chiến lược trên nguyên tắc hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người dân. Nâng cấp và hiện đại hoá kết cấu hạ tầng chiến lược, hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải miền Trung - Tây Nguyên. Xây dựng các công trình thủy lợi, hồ chứa nước trọng yếu ở vùng Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Quan tâm đầu tư thúc đẩy phát triển hạ tầng năng lượng, hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông. Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, khuyến khích phát triển lưới điện thông minh, năng lượng tái tạo và sự tham gia mạnh mẽ của khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Phấn đấu tỷ lệ tiêu hao năng lượng tính trên GDP bình quân giảm 1 - 1,5%/năm. 3.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ Cơ cấu lại và nâng cao chất lượng, hiệu quả thị trường lao động. Triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030; ứng dụng chuyển đổi số và công nghệ thông tin trong kết nối cung - cầu lao động. Vận hành có hiệu quả cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và nền tảng kết nối, chia sẻ quốc gia; hình thành, kết nối đồng bộ và thống nhất hệ thống trung tâm dữ liệu quốc gia, vùng và địa phương. Thực hiện chuyển đổi số quốc gia, chuyển đổi số trong doanh nghiệp Việt Nam. Cải cách tổng thể, đồng bộ chính sách tiền lương của người lao động theo hướng tuân thủ nguyên tắc lấy tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh là cơ sở để tăng lương. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực cả về quy mô và chất lượng, nhất là nhân lực chất lượng cao. Triển khai có hiệu quả hệ thống giáo dục quốc dân mới; đa dạng hoá phương thức đào tạo. Triển khai Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030; chuẩn bị nguồn nhân lực cho chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số. Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội, ưu tiên nguồn lực để khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo với các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh công nghệ mới thực sự là động lực chính của tăng trưởng kinh tế. Thúc đẩy phát triển mạnh mẽ khoa học xã hội, gắn kết chặt chẽ với khoa học tự nhiên và công nghệ. Tập trung phát triển nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng công nghệ lõi. Cơ cấu lại toàn diện hệ thống các cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ công lập. Tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp với các viện nghiên cứu, trường đại học, lấy doanh nghiệp làm trung tâm; thu hút và phát huy có hiệu quả sự tham gia của các nhà khoa học, chuyên gia giỏi là người nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài. Phát triển mạnh thị trường khoa học và công nghệ, đặc biệt là mạng lưới các tổ chức trung gian môi giới, thẩm định đánh giá chuyển giao công nghệ, hỗ trợ nghiên cứu giải mã, làm chủ công nghệ được chuyển giao. Tăng cường bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Đẩy nhanh thành lập các trung tâm khởi nghiệp sáng tạo quốc gia, trước mắt tại thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Duy trì xếp hạng về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) thuộc nhóm ba nước dẫn đầu ASEAN. 3.7. Thúc đẩy phát triển liên kết vùng, khu kinh tế và phát triển đô thị Nghiên cứu phân vùng phù hợp, nâng cao chất lượng quy hoạch vùng theo hướng tích hợp, đa ngành. Nghiên cứu, ban hành quy chế phối hợp; thúc đẩy mạnh mẽ phát triển liên kết vùng, nội vùng, liên vùng, có thể chế điều phối vùng, cơ chế, chính sách để phát huy vai trò động lực tăng trưởng của các vùng kinh tế trọng điểm, sớm tạo ra các vùng động lực mới, cực tăng trưởng mới. Đa dạng hóa, khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn lực phát triển đô thị và kinh tế đô thị, đổi mới tài chính đô thị. Phấn đấu có ít nhất ba đô thị thông minh tại ba vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam và miền Trung. Phát triển mạnh các đô thị vệ tinh của một số đô thị lớn, gắn kết phát triển đô thị và nông thôn; khu đô thị sinh thái ven biển, hình thành và phát triển các trung tâm kinh tế biển mạnh gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo. Lựa chọn một số địa điểm, đô thị có lợi thế đặc biệt để xây dựng trung tâm kinh tế, tài chính, có tính đột phá, có khả năng cạnh tranh quốc tế cao, kết nối với các trung tâm kinh tế lớn trong khu vực và thế giới. Hằng năm báo cáo Quốc hội đánh giá việc thực hiện thí điểm cơ chế đặc thù, chính quyền đô thị. 3.8. Phát huy giá trị văn hoá, sức mạnh con người Vệt Nam và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao đồi sống Nhân dân, bảo đảm gắn kết hài hoà giữa phát triển kinh tế với văn hóa, xã hội Không đánh đổi công bằng, tiến bộ xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Xây dựng, phát huy yếu tố văn hóa để thực sự là đột phá phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế. Từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hoá giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, miền; chênh lệch giàu nghèo; tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản; tiếp cận việc làm giữa các vùng, nhóm dân cư. Thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về dân số, tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng. Chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển. Đổi mới mạnh mẽ và toàn diện, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, sức khỏe cho người dân, bảo đảm an sinh xã hội; phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ hài lòng của người dân với dịch vụ y tế đạt trên 80%. Đẩy mạnh y tế dự phòng và nâng cao sức khỏe, phòng, chống bệnh lây nhiễm và không lây nhiễm, bảo đảm an toàn, an ninh y tế... Phát triển mạng lưới bệnh viện vệ tinh; quan tâm phát triển y tế cơ sở, y tế học đường. Khuyến khích hợp tác công tư, đầu tư tư nhân, cung cấp các dịch vụ khám, chữa bệnh theo yêu cầu; phát triển mô hình bác sỹ gia đình. Phát triển y học cổ truyền gắn với y học hiện đại. Thúc đẩy mạnh mẽ việc nghiên cứu sản xuất vắc-xin, thuốc chữa bệnh và trang thiết bị y tế. Thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân. Bảo đảm cân đối Quỹ bảo hiểm xã hội trong dài hạn. Phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội là 45%; tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp là 35%. Đẩy mạnh thực hiện chiến lược và các chính sách phát triển thanh niên. Triển khai hiệu quả Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030, Chương trình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021 - 2025. Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma túy, mại dâm. Đẩy mạnh phát triển thể dục, thể thao toàn dân, thể thao trong cộng đồng; tập trung phát triển thể thao thành tích cao, thể thao chuyên nghiệp. Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước; đổi mới và tăng cường thông tin truyền thông, truyền động lực, tạo cảm hứng cho Nhân dân và đồng thuận cao của xã hội. 3.9. Tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống, hạn chế tác động của thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu Thực hiện có hiệu quả các mục tiêu phát triển bền vững theo Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Bảo vệ, phát triển bền vững các hệ sinh thái tự nhiên, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học. Xây dựng lộ trình, cơ chế, chính sách, pháp luật để hình thành, vận hành mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế các-bon thấp, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Chủ động giám sát, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu. Bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước và ngăn chặn suy giảm tài nguyên nước, ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt là nguồn nước ngọt, nước ngầm. Chủ động phòng, chống, hạn chế tác động của triều cường, ngập lụt, sạt lở, xâm nhập mặn do nước biển dâng, nhất là đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, ven biển miền Trung; lũ ống, lũ quét, sạt lở núi ở khu vực trung du, miền núi. Nâng cao chất lượng đánh giá tác động môi trường. Tăng cường hợp tác quốc tế trong quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật, đấu tranh phòng, chống tội phạm về tài nguyên, môi trường. 3.10. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và năng lực kiến tạo phát triển; thực hiện cải cách tiền lương; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính đi đôi với tạo dựng môi trường đổi mới sáng tạo Xây dựng nền hành chính quốc gia hiện đại, chuyên nghiệp; xây dựng và thực hiện Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số. Tiếp tục cắt giảm thực chất thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh. Rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy; tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Tập trung nguồn lực để thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 01 tháng 7 năm 2022. Không sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư cho đầu tư xây dựng cơ bản và các mục đích khác, trừ trường hợp nghị quyết của Quốc hội cho phép. Chính phủ chịu trách nhiệm về việc các Bộ, cơ quan trung ương, các địa phương thực hiện đúng quy định trong các nghị quyết của Quốc hội về việc sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư cho các mục đích khác, bảo đảm đủ nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo đúng Nghị quyết 27-NQ/TW. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm thực thi công vụ gắn với kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực. Hoàn thiện quy định pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi và bảo vệ cán bộ đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; xử lý nghiêm các vụ án kinh tế, tham nhũng; nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng; ngăn chặn các hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà người dân và doanh nghiệp. Tập trung giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là những vụ việc phức tạp tồn đọng, kéo dài. 3.11. Phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ và giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước Xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; một số lực lượng, quân chủng, binh chủng tiến thẳng lên hiện đại; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh mạng. sẵn sàng ứng phó hiệu quả với các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống. Không để bị động, bất ngờ, không để hình thành các tổ chức chính trị đối lập; đấu tranh mạnh mẽ với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội. Tổ chức, triển khai đồng bộ, thống nhất việc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội gắn với xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững mạnh. Tăng cường bả o vệ, hỗ trợ hoạt động kinh tế biển, ngư dân bám biển, khai thác thủy sản hiệu quả. Tiếp tục xây dựng, phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh theo hướng lưỡng dụng, ngày càng hiện đại. 3.12. Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế Gắn kết chặt chẽ đối ngoại với quốc phòng, an ninh và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Thúc đẩy quan hệ với các đối tác, đặc biệt là đối tác quan trọng, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững, tăng cường đan xen lợi ích; xử lý linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả mối quan hệ với các nước lớn. Nâng tầm đối ngoại đa phương, thực hiện tốt các trọng trách quốc tế. Kết hợp chặt chẽ, hiệu quả công tác đối ngoại của Đảng với ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân. Phấn đấu cơ bản hoàn thành phân giới cắm mốc, giải quyết các vấn đề còn tồn đọng về biên giới, lãnh thổ, trong đó kiên trì thúc đẩy giải quyết các tranh chấp trên biển Đông bằng biện pháp hòa bình và trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. Thực hiện tốt công tác bảo hộ công dân, người Việt Nam ở nước ngoài. 4. Tổ chức thực hiện Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, xây dựng chương trình hành động của nhiệm kỳ, kế hoạch cụ thể cho từng năm, tổ chức thực hiện đạt hiệu quả Nghị quyết của Quốc hội; cuối năm 2023 báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện Nghị quyết giữa nhiệm kỳ. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội giám sát việc thực hiện Nghị quyết này. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội được thành lập theo quy định của pháp luật giám sát và động viên các tầng lớp Nhân dân thực hiện Nghị quyết này. Quốc hội kêu gọi đồng bào, chiến sỹ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài nêu cao tinh thần thi đua yêu nước, đoàn kết, phát huy nội lực, tận dụng thời cơ thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 đạt kết quả cao nhất.
1700679100873.6.parquet/251269
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100873.6.parquet", "ppl": 65.6, "token_count": 34978, "url": "https://luatvietnam.vn/chinh-sach/nghi-quyet-16-2021-qh15-207314-d1.html" }
Xin hỏi LuatVietnam: Công ty tôi có một số người lao động ngừng việc do phải đi cách ly tập trung, một số người lao động khác thuộc diện F1, F2 nên cách ly y tế tại nhà. Xin hỏi trường hợp trên công ty tôi có phải trả cho người lao động tiền lương ngừng việc không? Nếu công ty tôi cố tình không trả có bị xử phạt không? Mức xử phạt như thế nào? Xin cảm ơn! Trả lời: Theo quy định tại Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương ngừng việc như sau: “Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau: 1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động; 2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu; 3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc...” Như vậy, việc trả lương ngừng việc cho NLĐ sẽ được thực hiện như sau: - Người lao động được trả đủ tiền lương nếu phải ngừng việc để đi cách ly tập trung là do lỗi của Người sử dụng lao động. Nếu do lỗi của chính Người lao động dẫn đến việc buộc đi cách ly tập trung thì Người lao động sẽ không được nhận lương. - Đối với trường hợp Người lao động ngừng việc do phải đi cách ly tập trung theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thì tiền lương của Người lao động trong thời gian ngừng việc sẽ do thỏa thuận theo quy định sau: + Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu; + Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội vừa có công văn gửi Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp và Bảo hiểm xã hội Việt Nam xin ý kiến việc xem xét giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động phải cách ly y tế. Nhằm chia sẻ khó khăn, bảo đảm cuộc sống của người lao động và gia đình do người lao động bị cách ly y tế theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đề xuất xem xét, giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động phải cách ly y tế để phòng, chống dịch Covid-19. Trường hợp công ty cho công nhân ngừng việc mà không trả lương là hành vi vi phạm pháp luật, sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP như sau:
1695233505362.29.parquet/70898
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233505362.29.parquet", "ppl": 133.5, "token_count": 10650, "url": "https://luatvietnam.vn/luat-su-tu-van/cong-ty-khong-tra-tien-luong-ngung-viec-bi-xu-phat-nhu-the-nao-143283-faqs.html" }
Xin hỏi LuatVietnam: Con trai tôi năm nay 23 tuổi, cháu nặng 105kg, cao 1m70. Hiện tại địa phương đang gọi cháu đi khám nghĩa vụ quân sự. Xin hỏi trường hợp này cháu có đủ điều kiện nhập ngũ không? Xin cảm ơn! Trả lời: Căn cứ tại khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP về tiêu chí phân loại sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự như sau: "Điều 9. Phân loại sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự 1. Căn cứ phân loại sức khỏe Theo tiêu chuẩn sức khỏe tại Bảng số 1, Bảng số 2 và Bảng số 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này […]”. Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 140/2015/TT-BQP về tiêu chí tuyển quân tham gia nghĩa vụ quân sự như sau: "[…] 3. Tiêu chuẩn sức khoẻ: a) Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng về tiêu chuẩn sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự […]”. Như vậy, pháp luật hiện hành quy định chỉ tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 thực hiện nghĩa vụ quân sự. Đối với công dân sức khỏe loại 3 thì không tuyển công dân có tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị các mức độ), nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS. Việc chấm điểm về cân nặng khi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự sẽ căn cứ tại phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP. Theo hướng dẫn tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP thì chỉ số BMI của con trai bạn > 36. Theo quy định tại điểm a khoản 1 Mục IV của Phụ lục I nói trên thì con trai bạn không đủ điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự do có chỉ số BMI lớn hơn 30.
1695233505362.29.parquet/85549
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233505362.29.parquet", "ppl": 166.4, "token_count": 8689, "url": "https://luatvietnam.vn/luat-su-tu-van/beo-phi-co-phai-di-nghia-vu-quan-su-khong-148399-faqs.html" }
Xin hỏi LuatVietnam: Trong vụ án đánh bạc thì ngoài tiền thu được ở chiếu bạc thì tiền trong túi hay tiền ở nhà có được coi là tiền đánh bạc không? Cơ quan công an làm cách nào xác định được đó là tiền đánh bạc? Xin cảm ơn! Trả lời: Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì tội đánh bạc được quy định tại Điều 321. Để có căn cứ xử lý trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc thì cơ quan chức năng cần chứng minh giá trị tiền, hoặc hiện vật dùng để đánh bạc tại thời điểm. Tiền dùng để đánh bạc không chỉ là khoản tiền thu được trên chiếu bạc mà có thể bao gồm cả khoản tiền trong túi, trong người, trong tài khoản, trong nhà của những người có liên quan đến hành vi đánh bạc. Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP hướng dẫn Bộ luật Hình sự năm 1999 tuy đã hết hiệu lực thi hành nhưng hiện nay tinh thần của nội dung Nghị quyết này vẫn được áp dụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử với tội danh đánh bạc.
1695233505362.29.parquet/159699
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233505362.29.parquet", "ppl": 106.8, "token_count": 8987, "url": "https://luatvietnam.vn/luat-su-tu-van/tien-trong-tui-co-bi-coi-la-tien-danh-bac-140938-faqs.html" }
Xin hỏi LuatVietnam: Tôi đang muốn góp vốn vào công ty cổ phần của bạn tôi nhưng điều kiện kinh tế của tôi có hạn, tôi dự định góp vốn bằng tiền cộng với sức lao động, cụ thể là tôi sẽ làm việc tăng ca tại công ty và hiện nay tôi cũng đang viết phần mềm chăm sóc khách hàng, phần mềm này sau khi viết xong sẽ trở thành tài sản của công ty. Vậy cho tôi hỏi việc tôi góp vốn bằng sức lao động có hợp lệ theo quy định của luật không? Xin cảm ơn! Trả lời: Theo quy định tại Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về Tài sản góp vốn bao gồm các nội dung sau: “1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. 2. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.” Nếu theo quy định nêu trên thì không thể góp vốn bằng sức lao động mà chỉ khi người đó có sở hữu một công nghệ, bí quyết kỹ thuật nào đó thì mới có thể dùng nó để góp vốn. Và tài sản đó phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc các tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá và thể hiện bằng tiền Việt Nam đồng theo Khoản 1 Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2020. Tuy nhiên thực tế, các Công ty vẫn có thể cho phép thành viên góp vốn bằng sức lao động hoặc một công việc cụ thể nào đó. Đây là điều pháp luật không cấm và chỉ cần có sự đồng thuận của các thành viên sáng lập, thể hiện trong điều lệ công ty về việc góp vốn và các thành viên sẽ tự định giá tài sản số bằng tiền. Việc góp vốn như vậy bạn nên lập thành biển bản ghi nhận và việc chấp nhận hoặc định giá phải thực hiện đúng quy trình quyết định của loại hình doanh nghiệp để tránh xảy ra những tranh chấp sau này.
1695233505362.29.parquet/173339
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233505362.29.parquet", "ppl": 112, "token_count": 8956, "url": "https://luatvietnam.vn/luat-su-tu-van/gop-von-thanh-lap-doanh-nghiep-bang-suc-lao-dong-duoc-khong-141428-faqs.html" }
Xin hỏi LuatVietnam: Hiện tại tôi đang có một khoản tiền muốn góp vốn vào công ty hợp danh của bạn tôi để cùng kinh doanh. Xin hỏi tôi muốn trở thành thành viên hợp danh của công ty bạn tôi thì phải đáp ứng điều kiện gì? Thủ tục như thế nào? Xin cảm ơn! Trả lời: Điều kiện để trở thành thành viên hợp danh là bạn phải không thuộc những trường hợp bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 và không thuộc điểm a, điểm b khoản 3 Điều này: “Điều 17. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp 2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam: a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước; d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác; đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân; e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng. Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh; g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự. 3. Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây: a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; b) Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.” Theo quy định tại Điều 186 Luật Doanh nghiệp 2020: Việc tiếp nhận thêm thành viên hợp danh của công ty phải được Hội đồng thành viên chấp thuận. Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc thành viên hợp danh của công ty cần yêu cầu triệu tập cuộc họp Hội đồng thành viên để thảo luận và quyết định việc tiếp nhận thành viên hợp danh mới. (Căn cứ khoản 2 Điều 182 và khoản 1 Điều 183 Luật Doanh nghiệp 2020) Nếu Điều lệ công ty không quy định thì việc quyết định tiếp nhận thành viên hợp danh mới phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh tán thành. (Căn cứ khoản 3 Điều 182 Luật Doanh nghiệp 2020) Sau khi quyết định thông qua việc tiếp nhận thêm thành viên hợp danh mới, công ty sẽ thực hiện thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở theo hồ sơ, thủ tục hướng dẫn tại Điều 49 và Điều 51 Nghị định 01/2021/NĐ-CP. Căn cứ khoản 2 Điều 31 Luật Doanh nghiệp 2020: "Doanh nghiệp chịu trách nhiệm thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi." Ngoài ra, lưu ý quy định tại khoản 2 Điều 186 Luật Doanh nghiệp 2020: Thành viên hợp danh phải nộp đủ số vốn cam kết góp vào công ty trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được chấp thuận, trừ trường hợp Hội đồng thành viên quyết định thời hạn khác.
1695233505362.29.parquet/220228
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233505362.29.parquet", "ppl": 81.1, "token_count": 11062, "url": "https://luatvietnam.vn/luat-su-tu-van/dieu-kien-tro-thanh-thanh-vien-hop-danh-cua-cong-ty-hop-danh-142639-faqs.html" }
Câu hỏi: Xin chào luatvietnam: Tôi đang gặp một trường hợp khá rắc rối và kính mong nhận được sự tư vấn từ luatvietnam. Hiện nay tôi đang viết đơn xin xác nhận hoàn cảnh khó khăn tại địa phương nơi tôi đang sinh sống. Nhưng lại không đăng kí tạm trú và nơi đăng kí thường trú lại ở nơi khác. Vậy thì tôi có thể nhờ trưởng tổ dân phố nơi tôi đang sinh sống chứng kiến và xác nhận hoàn cảnh của tôi để ủy ban thị trấn đồng ý xác nhận trường hợp của tôi được không? Trả lời: Luật sư Đào Trung Kiên trả lời bạn như sau: Theo thông tin bạn cung cấp, chứng tôi chưa rõ mục đích bạn xin xác nhận hoàn cảnh khó khăn ở đây là gì, nên chúng tôi tư vấn như sau: Trường hợp bạn xin xác nhận hoàn cảnh khó khăn để hưởng các chính sách nhà nước áp dụng đối với trường hợp hộ nghèo, hộ cận nghèo: Căn cứ quy định tại Điều 2 Thông tư 17/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 thì Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền quyết định công nhận thuộc danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn qua việc điều tra, rà soát hằng năm ở cơ sở đáp ứng các tiêu chí về xác đinh hộ nghèo, hộ cận nghèo. Bên cạnh đó, Điều 5 Thông tư 17/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 14/2018/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 17/2016/TT-BLĐTBXH cũng quy định: Trường hợp hộ gia đình có phát sinh khó khăn đột xuất thì làm giấy đề nghị xét duyệt bổ sung hộ nghèo, hộ cận nghèo (theo Phụ lục số 1a ban hành kèm theo Thông tư này) nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận, xử lý. Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ chỉ đạo Ban giảm nghèo cấp xã lập danh sách các hộ gia đình có giấy đề nghị và tổ chức thẩm định; báo cáo kết quả thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh; niêm yết công khai danh sách tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã. Như vậy, căn cứ quy định pháp luật nêu trên, UBND xã có trách nhiệm lập danh sách các hộ nghèo và hộ cận nghèo hàng năm chứ người dân không có trách nhiệm phải xin xác nhận là hộ nghèo và hộ cận nghèo trừ trường hợp gia đình bạn không nằm trong danh sách mà gia đình bạn phát sinh khó khăn và thấy rằng hộ gia đình mình thuộc danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo thì lúc này gia đình bạn cần làm giấy đề nghị xét duyệt bổ sung hộ nghèo, hộ cận nghèo để được xét duyệt và việc làm giấy đề nghị xét duyệt bổ sung hộ nghèo, hộ cận nghèo này phải do UBND cấp xã nơi bạn cư trú tức nơi bạn đăng ký thường trú xác nhận. Qua đó, thấy rằng việc bạn xin xác nhận ở UBND xã nơi bạn đăng ký tạm trú là không có căn cứ bởi UBND xã nơi bạn tạm trú không có thẩm quyền xác nhận vấn đề này. Do đó, để giải quyết công việc của bạn hiệu quả đúng quy định pháp luật, bạn nên về nơi đăng ký thường trú để xin xác nhận vấn đề này.
1695233505362.29.parquet/244086
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233505362.29.parquet", "ppl": 174.3, "token_count": 9774, "url": "https://luatvietnam.vn/luat-su-tu-van/to-truong-to-dan-pho-co-tham-quyen-xac-nhan-ho-ngheo-hay-khong-128404-faqs.html" }
Câu hỏi: Nữ công chức vừa sinh con, nhưng qua thanh tra phát hiện người này đã vi phạm pháp luật về tham nhũng ứng với hình thức kỷ luật buộc thôi việc. Nhưng theo quy định phụ nữ mang thai và sinh con dưới 36 tháng tuổi thì không được buộc thôi việc. Vậy phải xử lý thế nào? Cơ quan có phải trả lương hàng tháng cho người này? Trả lời: Theo Điều 4 Nghị định 34/2011/NĐ-CP, chưa xem xét xử lý kỷ luật đối với các trường hợp sau: “1. Đang trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ theo chế độ, nghỉ việc riêng được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cho phép. 2. Đang trong thời gian điều trị có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền. 3. Công chức nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. 4. Đang bị tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật”. Như vậy, công chức nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chưa xem xét xử lý kỷ luật. Thời gian chưa xem xét xử lý kỷ luật công chức không tính vào thời hạn xử lý kỷ luật (khoản 5 Điều 2 Nghị định 34/2011/NĐ-CP). Theo đó, thời hạn xử lý kỷ luật tối đa là 02 tháng, kể từ ngày phát hiện công chức có hành vi vi phạm pháp luật cho đến ngày cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật. Trường hợp vụ việc có liên quan đến nhiều người, có tang vật, phương tiện cần giám định hoặc những tình tiết phức tạp khác thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kéo dài thời hạn xử lý kỷ luật nhưng tối đa không quá 04 tháng (khoản 2 Điều 80 Luật Cán bộ, công chức năm 2008). Do đó, phải đến khi công chức nữ qua thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi hội đồng kỷ luật mới xem xét hình thức kỷ luật. Trong thời gian đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, chưa xem xét xử lý kỷ luật thì người đó vẫn là công chức và vẫn được trả lương hàng tháng theo quy định.
1695233505362.29.parquet/245775
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233505362.29.parquet", "ppl": 80.4, "token_count": 8697, "url": "https://luatvietnam.vn/luat-su-tu-van/xu-ly-ky-luat-doi-voi-cong-chuc-dang-nuoi-con-duoi-12-thang-tuoi-128421-faqs.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: Chính sách TÓM TẮT VĂN BẢN Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau! tải Quyết định 1070/QĐ-TTg Quyết định 1070/QĐ-TTg ZIP (Bản Word) LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam. Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 1070/QĐ-TTG NGÀY 20 THÁNG 8 NĂM 2001 PHÊ DUYỆT DỰ ÁN KHẢ THI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÙNG RỪNG NGUYÊN LIỆU GIẤY KON TUM GIAI ĐOẠN 2000-2010 THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30/9/1992; Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 12 tháng 8 năm 1991; Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5 tháng 5 năm 2000 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng; Xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Công văn số 2969 BKH/VPTĐ ngày 9 tháng 5 năm 2001), Tổng công ty giấy Việt Nam (Công văn số 826/CV-HĐQT, ngày 14 tháng 6 năm 2001), Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum (Công văn số 683/UB-NL, ngày 11 tháng 6 năm 2001), về Dự án khả thi đầu tư xây dựng vùng rừng nguyên liệu giấy Kon Tum giai đoạn 2000-2010. QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Phê duyệt Dự án khả thi đầu tư xây dựng vùng rừng nguyên liệu giấy Kon Tum giai đoạn 2000-2010 gồm các nội dung chính sau đây: 1. Tên dự án: Dự án khả thi Xây dựng rừng nguyên liệu giấy Kon Tum giai đoạn 2000-2010. 2. Chủ đầu tư: Tổng công ty Giấy Việt Nam. 3. Địa điểm thực hiện dự án: 43 xã thuộc 6 huyện: Đăk Glei, Ngọc Hồi, Đăk Tô, Đăk Hà, Kon Plông và Sa Thầy tỉnh Kon Tum. 4. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2000 đến năm 2010. 5. Mục tiêu của Dự án Đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu ổn định lâu dài cho nhà máy sản xuất bột giấy Kon Tum hoạt động theo công suất thiết kế trong giai đoạn I sản xuất đạt 130.000 tấn bột giấy/năm, giai đoạn II sản xuất đạt 260.000 tấn bột giấy/năm. Cung cấp một phầm nhu cầu lâm sản tiêu dùng tại chỗ cho nhân dân trong vùng, giải quyết việc làm cho 22.000 lao động, tăng thu nhập cho đồng bào các dân tộc trong vùng, góp phần xoá đói giảm nghèo cho đồng bào và thực hiện công tác định canh định cư, củng cố và xây dựng cơ sở hạ tầng trong vùng dự án, nâng độ che phủ của rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum lên 67% vào năm 2005 và 72% vào năm 2010. 6. Quy mô Dự án - Quy hoạch quy mô diện tích rừng kinh doanh nguyên liệu giấy cho cả giai đoạn I và II là 163.914 ha trong đó rừng tự nhiên là 38.564 ha, rừng trồng 125.350 ha, bảo đảm diện tích rừng trồng, cung cấp đủ gỗ nguyên liệu cho nhà máy bột giấy Kon Tum hoạt động đạt công suất 260.000 tấn bột giấy/năm vào năm 2010. - Phê duyệt Dự án đầu tư trồng rừng quy mô giai đoạn I, bảo đảm có diện tích rừng trồng cung cấp gỗ nguyên liệu cho nhà máy bột giấy Kon Tum hoạt động đạt công suất 130.000 tấn bột giấy/năm là: + Tổng diện tích rừng trồng là: 64.104 ha Trong đó: a) Diện tích trồng rừng trên đất trống là: 24.958 ha. b) Diện tích rừng trồng trên đất rừng le khai thác trắng là: 36.155 ha. c) Diện tích rừng trồng thay thế diện tích rừng trồng hiện có sau khi khai thác là: 2.991 ha. + Tổng diện tích rừng nguyên liệu giấy cần bảo vệ và nuôi dưỡng là: 72.859 ha Trong đó: Rừng tự nhiên (tre, nứa, le, lồ ô): 38.564 ha. Rừng đã trồng: 34.295 ha - Xây dựng 4.100 km đường ranh cản lửa, 125m2 trạm quản lý bảo vệ rừng, 52 chòi canh lửa, 1 (một) vườn ươm cố định và 23 vườn tạm thời, 750 km đường vận chuyển kết hợp với dân sinh, 680 m2 phòng làm việc. - Các trang thiết bị cho dự án: 9 xe ô tô chuyên dùng, 13 xe máy, 10 bộ máy vi tính, 20 bộ máy điện thoại. 7. Tổng mức vốn đầu tư giai đoạn I (bảo đảm công suất nhà máy đạt 130.000 tấn bột giấy/năm) là 1.025.193,4 triệu đồng. Trong đó: - Vốn quản lý bảo vệ rừng: 6.903,9 triệu đồng - Vốn trồng rừng nguyên liệu: 808.214, 4 triệu đồng - Vốn nuôi dưỡng rừng nguyên liệu: 50.077,4 triệu đồng - Vốn xây dựng cơ sở hạ tầng: 55.370,9 triệu đồng - Vốn mua sắm trang thiết bị: 1.930,0 triệu đồng - Nghiên cứu khoa học: 9.225,0 triệu đồng - Chi phí chuẩn bị đầu tư: 46.586,1 triệu đồng - Chi phí dự phòng: 46.885,7 triệu đồng Tổng mức vốn đầu tư trên đây là mức trần, và sẽ được xác định chính thức sau khi có tổng dự toán được phê duyệt và kết quả đầu thầu được duyệt. 8. Nguồn vốn đầu tư dự kiến Vốn ngân sách nhà nước cấp: 65.861,3 triệu đồng - Vốn vay bằng nguồn vốn tín dụng ưu đãi: 959.332,1 triệu đồng. 9. Vốn đầu tư phân theo giai đoạn - Giai đoạn năm 2000: 40.595,6 triệu đồng - Giai đoạn 2001 - 2005: 643.399,2 triệu đồng Trong đó: Vốn ngân sách cấp: 47.536,2 triệu đồng Vốn vay: 595.863,0 triệu đồng - Giai đoạn 2006 - 2010: 341.198,6 triệu đồng Trong đó: Vốn ngân sách: 18.325,1 triệu đồng Vốn vay: 322.873,5 triệu đồng. Điều 2. Các quy định khác đối với Dự án 1. Dự án được sử dụng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước cấp để thực hiện những nội dung công việc sau đây: - Giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp vào mục đích trồng rừng nguyên liệu giấy, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội vùng dự án (đường giao thông, trạm xã, trường học), giao vốn ngân sách cho Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum tổ chức thực hiện các nội dung này. - Nghiên cứu khoa học, xây dựng vườn ươm cây giống công nghiệp theo công nghệ mô hom, giao vốn ngân sách cho Tổng công ty Giấy Việt Nam thực hiện. 2. Miễn thuế sử dụng đất 100% đối với chu kỳ đầu của các loại cây trồng nguyên liệu giấy. 3. Dự án được vay 100% vốn ưu đãi để trồng rừng theo chu kỳ kinh tế của cây trồng, mức lãi suất chu kỳ đầu bằng 50% mức lãi suất ưu đãi hiện hành, các chu kỳ tiếp theo được vay vốn ưu đãi theo quy định hiện hành để trồng rừng. Hàng năm, Dự án được ứng trước 30% vốn ngay sau khi được cấp có thẩm quyền giao kế hoạch để chuẩn bị đất, giống, vật tư kỹ thuật đảm bảo cho trồng rừng đúng thời vụ. Điều 3. Tổ chức thực hiện dự án 1. Tổng công ty Giấy Việt Nam tính toán hoàn chỉnh hồ sơ Dự án trên cơ sở các nội dung nêu tại mục 4, phần VII Công văn số 2969 BKH/VPTĐ (ngày 9 tháng 5 năm 2001) của Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai thực hiện dự án có hiệu quả; làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để xem xét các phương án huy động vốn, cân đối các nguồn vốn và chịu trách nhiệm vay vốn đầu tư, quản lý sử dụng và trả nợ các nguồn vốn vay theo đúng các quy định của Nhà nước. Trong thời gian đầu, Tổng công ty Giấy Việt Nam chỉ đạo Công ty nguyên liệu Giấy Đồng Nai tiến hành thực hiện Dự án, sau đó thành lập Công ty Dịch vụ trồng rừng nguyên liệu giấy và sản xuất kinh doanh bột giấy Kon Tum, trực thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam để tiếp tục thực hiện Dự án. Bảo đảm ngay từ đầu nhà máy sản xuất bột giấy gắn kết với vùng nguyên liệu, có trách nhiệm đầu tư phát triển vùng nguyên liệu ổn định, lâu dài và điều hoà lợi ích giữa người trồng rừng nguyên liệu và người sản xuất bột giấy. Tổng công ty Giấy Việt Nam có kế hoạch làm việc với các nước bạn Lào và Căm Pu Chia để mua bổ sung nguồn nguyên liệu cho nhà máy bột giấy hoạt động đủ công suất trong những năm đầu.
1695233506027.39.parquet/63804
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506027.39.parquet", "ppl": 175.6, "token_count": 15668, "url": "https://luatvietnam.vn/chinh-sach/quyet-dinh-1070-qd-ttg-thu-tuong-chinh-phu-12959-d1.html" }
Khi mua bán chung cư với cá nhân, các bên phải thực hiện thủ tục bắt buộc là công chứng hợp đồng. Vậy phí công chứng trong trường hợp này là bao nhiêu? Mục lục bài viết [Ẩn] 1. Trường hợp nào mua chung cư phải công chứng hợp đồng? 2. Mua chung cư hết bao nhiêu phí công chứng? 2.1 Phí công chứng 2.2 Thù lao công chứng 1. Trường hợp nào mua chung cư phải công chứng hợp đồng? Căn cứ khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở, nếu mua bán nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải công chứng, chứng thực trừ trường hợp sau đây chỉ cần công chứng theo thoả thuận và nhu cầu của các bên: - Mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước. - Mua bán nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư. Đồng thời, theo điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 02/2022/NĐ-CP, nếu bên chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai (chung cư chưa được bàn giao, chưa đưa vào sử dụng nhưng có thể đã có hợp đồng mua bán với chủ đầu tư…) mà là doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh bất động sản thì không phải công chứng trừ trường hợp các bên có nhu cầu. Do đó, căn cứ các quy định nêu trên, nếu mua bán chung cư giữa cá nhân với cá nhân hoặc giữa cá nhân với tổ chức (không đăng ký ngành nghề kinh doanh bất động sản) thì phải thực hiện công chứng hoặc chứng thực. Ngược lại, nếu bên chuyển nhượng nhà ở hình thành trong tương lai là doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh bất động sản thì có thể công chứng hoặc không tuỳ vào nhu cầu của các bên. Khi công chứng, các bên đến tổ chức hành nghề công chứng, nếu chứng thực thì các bên đến Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có chung cư để thực hiện thủ tục theo quy định của pháp luật. Xem thêm… 2. Mua chung cư hết bao nhiêu phí công chứng? Với các trường hợp phải công chứng, các bên chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, hồ sơ, tài liệu đến Văn phòng công chứng hoặc Phòng công chứng để thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng mua bán chung cư. Sau khi thực hiện đầy đủ các thủ tục khi công chứng hợp đồng mua bán chung cư gồm: - Các bên đã được Công chứng viên đọc dự thảo hợp đồng, giải thích các vấn đề còn thắc mắc với nội dung hợp đồng cũng như quyền, nghĩa vụ của các bên sau khi đã ký vào hợp đồng mua bán chung cư. - Công chứng viên kiểm tra, đối chiếu giấy tờ pháp lý (bản chính do các bên cung cấp về giấy tờ nhân thân và giấy tờ về tài sản là nhà chung cư). - Các bên được Công chứng viên hướng dẫn chi tiết cách ký, điểm chỉ vào từng trang của hợp đồng. - Công chứng viên ghi lời chứng, đóng dấu và trả bản hợp đồng đã có đầy đủ chữ ký của các bên, Công chứng viên cùng dấu của tổ chức hành nghề công chứng. Khi nhận bản chính hợp đồng, các bên phải thực hiện nghĩa vụ nộp phí và thù lao công chứng theo các mức sau đây: 2.1 Phí công chứng Vì đây là hợp đồng mua bán nên phí công chứng trong trường hợp này được xác định theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng. Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC, phí công chứng trong trường hợp này tính trên tổng giá trị tài sản như sau: STT Tổng giá trị Mức phí công chứng (đồng/trường hợp) 1 Dưới 50 triệu đồng 50 nghìn đồng 2 Từ 50 - 100 triệu đồng 100 nghìn đồng 3 Từ trên 100 triệu đồng - 01 tỷ đồng 0,1% tổng giá trị tài sản 4 Từ trên 01 - 03 tỷ đồng 01 triệu đồng + 0,06% của phần tổng giá trị tài sản vượt quá 01 tỷ đồng 5 Từ trên 03 - 05 tỷ đồng 2,2 triệu đồng + 0,05% của phần tổng giá trị tài sản vượt quá 03 tỷ đồng 6 Từ trên 05 - 10 tỷ đồng 3,2 triệu đồng + 0,04% của phần tổng giá trị tài sản vượt quá 05 tỷ đồng 7 Từ trên 10 - 100 tỷ đồng 5,2 triệu đồng + 0,03% của phần tổng giá trị tài sản vượt quá 10 tỷ đồng. 8 Trên 100 tỷ đồng 32,2 triệu đồng + 0,02% của phần tổng giá trị tài sản vượt quá 100 tỷ đồng nhưng tối đa chỉ là 70 triệu đồng/trường hợp Như vậy, phí công chứng tối thiểu là 50.000 đồng/trường hợp và tối đa là 70 triệu đồng/trường hợp. 2.2 Thù lao công chứng Ngoài phí công chứng thì các bên khi công chứng hợp đồng mua bán chung cư còn phải nộp thù lao công chứng. Mức thù lao cụ thể sẽ do các bên và tổ chức hành nghề công chứng thoả thuận nhưng không được vượt quá mức trần do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định (theo khoản 2 Điều 67 Luật Công chứng). Như vậy, thù lao công chứng của mỗi tổ chức hành nghề công chứng tại mỗi tỉnh, thành phố sẽ khác nhau. Trong đó, có thể kể đến thù lao công chứng tại:
1695233506027.39.parquet/81826
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506027.39.parquet", "ppl": 226, "token_count": 14080, "url": "https://luatvietnam.vn/hanh-chinh/phi-cong-chung-mua-chung-cu-570-89927-article.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Số hiệu: 4290/QĐ-BYT Ngày đăng công báo: Đang cập nhật Loại văn bản: Quyết định Người ký: Nguyễn Thị Xuyên Ngày ban hành: 15/10/2015 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật Áp dụng: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe TÓM TẮT VĂN BẢN Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau! tải Quyết định 4290/QĐ-BYT Quyết định 4290/QĐ-BYT ZIP (Bản Word) LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam. Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết BỘ Y TẾ ------- Số: 4290/QĐ-BYT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2015 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH HƯỚNG DẪN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG BỀ MẶT KHU PHẪU THUẬT ---------------- BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31/8/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Hướng dẫn vệ sinh môi trường bề mặt khu phẫu thuật. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016. Điều 3. Các Ông, Bà: Chánh văn phòng Bộ; Chánh thanh tra Bộ; Vụ trưởng, Cục trưởng các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng y tế các Bộ, ngành; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như trên; - Bộ trưởng (để b/c); - Các Thứ trưởng (để biết); - Cổng TTĐT Bộ Y tế, Website Cục Quản lý KCB; - Lưu: VT, KCB. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Thị Xuyên HƯỚNG DẪN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG BỀ MẶT KHU PHẪU THUẬT (Ban hành kèm theo Quyết định số 4290/QĐ-BYT ngày 15 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế) LỜI GIỚI THIỆU Nhiễm khuẩn vết mổ là nhiễm khuẩn mắc phải liên quan đến chăm sóc sức khỏe mà trong đó môi trường phòng mổ và khu phẫu thuật là một trong những yếu tố góp phần làm gia tăng nhiễm khuẩn vết mổ và là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở người bệnh được phẫu thuật. Tại Hoa Kỳ, nhiễm khuẩn vết mổ đứng hàng thứ 2 sau nhiễm khuẩn tiết niệu bệnh viện. Tỷ lệ người bệnh được phẫu thuật mắc nhiễm khuẩn vết mổ dao động từ 2% - 15% tùy theo loại phẫu thuật. Hằng năm, số người bệnh mắc nhiễm khuẩn vết mổ ước tính khoảng 2 triệu người, ở một số bệnh viện thuộc khu vực châu Á như Ấn Độ, Thái Lan cũng như tại một số nước châu Phi, nhiễm khuẩn vết mổ gặp ở 8,8% - 24% người bệnh sau phẫu thuật. Nhiễm khuẩn vết mổ để lại hậu quả nặng nề cho người bệnh do kéo dài thời gian nằm viện, tăng tỷ lệ tử vong và tăng chi phí điều trị. Một trong các biện pháp đã được xác định có hiệu quả cao trong phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ là bảo đảm vệ sinh môi trường khu vực phẫu thuật, trong đó việc duy trì tối ưu điều kiện vô khuẩn khu phẫu thuật như: nguồn nước, hệ thống thông khí chuẩn trong phòng mổ và vệ sinh các bề mặt khu phẫu thuật là giải pháp quan trọng góp phần làm giảm nhiễm khuẩn vết mổ. Công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện hiện vẫn còn là một trong những thách thức lớn đối với hệ thống y tế tại Việt Nam, trong đó kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện với phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ là một trong những nội dung quan trọng và cơ bản của chương trình an toàn người bệnh.. Bộ Y tế ban hành Tài liệu Hướng dẫn vệ sinh môi trường bề mặt khu phẫu thuật với mục đích thống nhất quy trình vệ sinh bề mặt buồng và khu phẫu thuật nhằm phòng ngừa, làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ, góp phần cải thiện chất lượng và hiệu quả điều trị người bệnh có phẫu thuật, thủ thuật.
1695233506027.39.parquet/155761
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506027.39.parquet", "ppl": 180.3, "token_count": 12690, "url": "https://luatvietnam.vn/y-te/quyet-dinh-4290-qd-byt-bo-y-te-99435-d1.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 1794 : 2009 GLYXERIN CÔNG NGHIỆP – PHƯƠNG PHÁP THỬ Industrial glycerin – Test methods Lời nói đầu TCVN 1794 : 2009 thay thế cho TCVN 1794 – 76 TCVN 1794 : 2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC47 Hóa học biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học Công nghệ công bố GLYXERIN CÔNG NGHIỆP – PHƯƠNG PHÁP THỬ Industrial glycerin – Test methods 1. Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử đối với các loại glyxerin công nghiệp được chưng cất từ glyxerin thô. 2. Tài liệu viện dẫn Các tài liệu sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi. TCVN 4851 : 1989 (ISO 3696 : 1987), Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử. TCVN 7764 (ISO 6353) (các phần), Thuốc thử dùng trong phân tích hóa học 3. Hóa chất, thuốc thử Các hóa chất, thuốc thử được sử dụng trong quá trình phân tích phải phù hợp với các yêu cầu quy định trong TCVN 7764 (ISO 6353), hoặc có cấp tinh khiết tương đương. Nước dùng trong quá trình phân tích theo TCVN 4851 : 1989 (ISO 3696 : 1987) hoặc có cấp tinh khiết tương đương (sau đây gọi là nước). 3.1. Chì monoxit (PbO). 3.2. Kali dicromat (K2Cr2O7) tinh thể. 3.3. Kali cromat (K2CrO4) tinh thể. 3.4. Axit sulfuric (H2SO4) đậm đặc (d = 1,23 và d = 1,84), dung dịch 10%. 3.5. Chì axetat [Pb(CH3COO)2], dung dịch 10%. 3.6. Axit clohydric (HCI), dung dịch 20%. 3.7. Axit clohydric (HCl), dung dịch 0,1 N. 3.8. Axit axetic (CH3COOH), dung dịch 10%, 1 N. 3.9. Kali iodua (KI), dung dịch 10%. 3.10. Natri hydroxit (NaOH), dung dịch 0,1 N; 0,3 N 3.11. Natri thiosulfat (Na2S2O3), dung dịch 0,1 N. 3.12. Bạc nitrat (AgNO3), dung dịch 0,1 N. 3.13. Thuốc thử I – dung dịch chì axetat bazơ, được chuẩn bị như sau: Cho 100g chì monoxit (3.1) vào trong bình cầu có chứa sẵn 1 lít dung dịch chì axetat 10% (3.5), lắp ống sinh hàn hồi lưu. Để bình cầu ngập trong bếp cách thủy và đun sôi trong 1 h. Lọc dung dịch đang nóng qua giấy lọc. Giữ phần dung dịch lọc thu được trong bình kín tránh cacbon dioxit xâm nhập vào. 3.14. Thuốc thử II – dung dịch kali dicromat (K2Cr2O7), được chuẩn bị như sau: Dùng nước hòa tan 75g kali dicromat (3.2) trong bình định mức dung tích 1 lít, thêm 150 mL dung dịch axit sulfuric (d = 1,84) (3,4) và pha loãng đến vạch mức, lắc đều. 315. Kali cromat dung dịch 5%, được chuẩn bị như sau: Cân 5g kali cromat (3.3), hòa tan vào 30 mL nước nóng, để nguội và thêm từ từ dung dịch bạc nitrat 0,1 N (3.12) vào cho đến khi tạo thành kết tủa đỏ sáng. Sau đó, lọc kết tủa và dùng nước pha loãng đến 100 mL. 316. Phenolphatalein, dung dịch 1% trong rượu etylic. 317. Hồ tinh bột, dung dịch 1% trong nước 4. Thiết bị, dụng cụ Các thiết bị, dụng cụ thông thường trong phòng thử nghiệm và các thiết bị, dụng cụ sau 4.1. Cân phân tích, có độ chính xác đến 0,0001 g. 4.2. Lò nung, có nhiệt độ nung đạt 1000 oC ± 50 oC 4.3. Tủ sấy. 4.4. Bể ổn nhiệt 4.5. Bình hút ẩm 4.6. Nhiệt kế chia độ từ 0 oC đến 150 oC. 4.7. Tỷ trọng kế. 4.8. Bình nón, dung tích các loại 4.9. Cốc thủy tinh, dung tích các loại 4.10. Bình định mức, dung tích các loại 4.11. Bếp điện, bếp cách thủy 5. Lấy mẫu 5.1. Mẫu được lấy từ 5% số bao bì của lô hàng glyxerin công nghiệp nhưng không được ít hơn bốn đơn vị. Tổng khối lượng mẫu lấy ở mỗi lô hàng không được nhỏ hơn 1000 g. 5.2. Dùng ống thủy tinh hình trụ dài khoảng 600 mm, đường kính trong 12 mm, có một đầu nhọn đường kính 4 mm để lấy mẫu. Hạ từ từ đầu nhọn ống theo chiều thẳng đứng đến đáy thùng – đối với thùng loại nhỏ; và đến giữa thùng – đối với thùng loại lớn. Sau đó dùng ngón tay cái bịt chặt phía trên ống và nhanh chóng rút ra. Rót glyxerin đã lấy vào lọ thủy tinh khô, sạch, có nút mài, tránh tạo bọt khí. 5.3. Gộp chung tất cả các phần mẫu đã lấy ở mỗi lô hàng vào lọ có nút mài, lắc đều. Sau đó chia làm hai phần bằng nhau, cho vào hai lọ thủy tinh có nút mài khác, đậy kín. Một mẫu dùng để phân tích, một mẫu để lưu. 5.4. Trên các lọ đựng mẫu phải có nhãn ghi: - Tên cơ sở sản xuất; - Tên và loại sản phẩm; - Số hiệu của lô hàng; - Khối lượng của lô hàng; - Thời gian và nơi lấy mẫu; 6. Phương pháp thử 6.1. Quy định chung Mỗi chỉ tiêu phân tích được tiến hành song song trên hai lượng cân của mẫu thử và một thí nghiệm trắng (bao gồm các lượng thuốc thử và cách tiến hành như trong tiêu chuẩn, nhưng không có mẫu thử) để hiệu chỉnh kết quả. Chênh lệch giữa hai kết quả xác định song song không được vượt quá giới hạn cho phép (được quy định riêng cho từng chỉ tiêu), nếu vượt giới hạn cho phép phải tiến hành phân tích lại. Kết quả cuối cùng là trung bình cộng của hai thử nghiệm song song, lấy chính xác đến hai chữ số có nghĩa sau dấu phẩy. 6.2. Xác định độ trong và màu sắc Rót khoảng 50 mL mẫu thử vào ống nghiệm khô, sạch. Dùng mắt để xác định độ trong và màu sắc dưới ánh sáng thường. 6.3. Xác định mùi Rót khoảng 50 mL mẫu vào cốc thủy tinh (4.9) dung tích 100 mL, đun từ từ trên bếp điện. Khi nhiệt độ đạt khoảng 95 oC đến 100 oC, lấy cốc ra và ngay sau đó tiến hành xác định mùi glyxein bằng cảm quan. 6.4. Xác định môi trường của glyxerin 6.4.1. Nguyên tắc Dùng axit hoặc bazơ chuẩn độ lượng bazơ hoặc axit trong glyxerin với chỉ thị phenolphtalein. 6.4.2. Cách tiến hành Dùng pipet lấy 50 mL mẫu cho vào bình nón (4.8) dung tích 250 mL, thêm 100 mL nước, 0,5 mL dung dịch phenolphtalein (3.16) và lắc đều. Nếu dung dịch sau khi thêm phenolphtalein không bị nhuộm màu, phải dùng dung dịch natri hydroxit 0,1 N (3.10) để chuẩn cho đến lúc xuất hiện màu hồng. Ngược lại, nếu dung dịch sau khi thêm phenolphtalein xuất hiện màu hồng, phải dùng dung dịch axit clohydric 0,1 N (3.7) để chuẩn cho đến lúc mất màu hồng. Ghi thể tích dung dịch axit hoặc bazơ đã tiêu tốn trong chuẩn độ (V). 6.4.3. Tính kết quả Môi trường của glyxerin được tính theo thể tích dung dịch axit hoặc bazơ tiêu tốn trong chuẩn độ (V). 6.5. Xác định hàm lượng glyxerin 6.5.1. Nguyên tắc Cho glyxerin tác dụng với 1 lượng dư chính xác dung dịch kali dicromat. Dùng dung dịch kali iodua 10% và dung dịch natri thiosulfat 0,1% để định lượng kali dicromat dư. Từ lượng kali dicromat tiêu tốn thực trong phản ứng tính ra lượng glyxerin. 6.5.2. Cách tiến hành Cân khoảng 2 g mẫu thử trong cốc nhỏ với độ chính xác đến 0,0002 g, thêm một ít nước và chuyển định lượng vào bình định mức (4.10) dung tích 250 mL. Nếu glyxerin có phản ứng kiềm, phải dùng dung dịch axit axetic 10% (3.8) để axit hóa và trung hòa kiềm theo chỉ thị phenolphtalein. Nếu dung dịch glyxerin có phản ứng axit, phải dùng dung dịch natri cacbonat (3.18) để trung hòa cho đến phản ứng bazơ yếu (nên thử trước để lúc trung hòa thực được chính xác). Sau đó, thêm từ từ từng giọt dung dịch axetat bazơ (3.13) vào dung dịch glyxerin, cho đến lúc nếu thêm tiếp sẽ không cho kết tủa nữa. Tiếp đó thêm nước đến vạch mức và lắc mạnh khoảng 10 min. Lọc dung dịch qua giấy lọc khô, đổ phần dung dịch lọc ban đầu (nếu bị đục) vào bình định mức. Dùng pipet lấy 25 mL dung dịch lọc chuyển vào cốc dung tích 250 mL, thêm vài giọt dung dịch axit sulfuric loãng (3.4) để kết tủa chì. Thêm 25 mL dung dịch kali dicromat (3.14) và 50 mL axit sulfuric (d = 1,23) (3.4) vào cốc, dùng kính đồng hồ đậy lại và đun trên bếp cách thủy (4.11) trong 2h. Sau đó làm nguội dung dịch và chuyển định lượng vào bình định mức (3.10) dung tích 500 mL, thêm nước đến vạch mức, lắc đều. Để xác định lượng kali dicromat dư, cho 20 mL dung dịch kali iodua (10% (3.9), 20 mL dung dịch axit clohydric 20% (3.6) vào một bình nón khác dung tích 500 mL. Sau đó, dùng pipet lấy 50 mL dung dịch đã bị oxy hóa ở trên cho vào hỗn hợp vừa điều chế, lắc đều. Sau khoảng 3 min đến 5 min, dùng nước pha loãng đến khoảng 300 mL và dùng dung dịch natri thiosulfat 0,1 N (3.11) chuẩn độ cho đến khi chỉ thị hồ tinh bột chuyển màu. Ghi thể tích dung dịch natri thiosulfat tiêu tốn trong chuẩn độ (V1). Tiến hành thí nghiệm trắng và ghi thể tích dung dịch natri thiosulfat tiêu tốn trong chuẩn độ (V). 6.4.3. Tính kết quả Hàm lượng glyxerin tinh khiết, tính bằng phần trăm thể tích theo công thức: X1 = 0,00065757(V – V1) x 100 x 100 m Trong đó 0,00065757 Là lượng glyxerin tương ứng với 1 mL dung dịch natri thiosulfat 0,1 N, tính bằng gam; V Là thể tích dung dịch natri thiosulfat 0,1N tiêu tốn trong chuẩn mẫu trắng, tính bằng mL; V1 Là thể tích dung dịch natri thiosulfat tiêu tốn trong chuẩn mẫu thử, tính bằng mL; m Là khối lượng glyxerin, tính bằng g. Chênh lệch giữa hai kết quả xác định song song không vượt quá 0,40%. 6.5. Xác định khối lượng riêng 6.5.1. Cách tiến hành Dùng hỗn hợp sunfo – cromic rửa sạch tỷ trọng kế, sau đó dùng nước để rửa và dùng rượu etylic để tráng, cuối cùng dùng ete etylic rửa lại. Sấy tỷ trọng kế trong tủ sấy đến khô. Sau đó lấy ra, để nguội đến nhiệt độ phòng và đem cân với độ chính xác đến 0,0002g. Đổ đầy nước vào tỷ trọng kế, giữ trong bể ổn nhiệt ở 20 oC trong nửa giờ và điều chỉnh sao cho mức nước trong tỷ trọng kế đúng với vạch mức. Sau khi tất cả nước trong tỷ trọng kế về 20 oC và điều chỉnh mực nước đến vạch, lấy tỷ trọng kế ra cân nhanh trên cân phân tích và ghi kết quả thu được (m1). Sau đó, đổ hết nước trong tỷ trọng kế ra. Dùng rượu và ete rửa như trên. Sấy tỷ trọng kế và nạp đầy glyxerin cần thử vào. Lặp lại quá trình thao tác trên để xác định khối lượng glyxerin (m) 6.5.2. Tính kết quả Khối lượng riêng của glyxerin so với nước (d20), tính theo công thức: d20 = m m1 trong đó m là khối lượng của glyxerin ở 20 oC trong tỷ trọng kế, tính bằng g; m1 là khối lượng của nước ở 20 oC trong tỷ trọng kế, tính bằng g; Chênh lệch giữa hai kết quả xác định song song không vượt quá 0,0008 g. 6.6. Xác định hàm lượng tro 6.6.1. Nguyên tắc Đốt và nung lượng cân trong lò nung ở nhiệt độ 850 oC ± 50 oC, làm nguội và cân khối lượng phần còn lại. 6.6.2. Cách tiến hành Cân khoảng 40 g mẫu, chính xác đến 0,0001 g, cho vào chén nung. Sau đó cẩn thận gia nhiệt trên bếp điện từ và từ từ để tránh sự bay hơi của hợp chất clorua và sự tạo thành sulfua. Sau khi glyxerin không còn bay hơi nữa, chuyển chén nung vào lò nung và nung lượng chứa trong chén ở nhiệt độ 850 oC ± 50 oC cho đến khi tro hóa hoàn toàn. Lấy chén ra, để nguội trong bình hút ẩm đến nhiệt độ phòng. Cân và lặp lại quá trình đến khối lượng không đổi. Chênh lệch khối lượng giữa các lần cân không vượt quá 0,0008 g được xem là đạt khối lượng không đổi. 6.6.3. Tính kết quả Hàm lượng tro (X2) tính bằng phần trăm theo công thức: X2 = m x 100 m1 Trong đó m Là khối lượng tro còn lại sau khi nung, tính bằng g m1 Là khối lượng mẫu được cân, tính bằng g 6.7. Xác định hàm lượng clorua 6.7.1. Cách tiến hành Cân khoảng 10 g mẫu cho vào bình nón, thêm 100 mL nước, lắc đều. Tiếp tục thêm 1 mL đến 2 mL chỉ thị kali cromat 5% (3.15). Sau đó dùng dung dịch bạc nitrat 0,1 N (3.12) chuẩn độ cho đến khi xuất hiện màu hồng nhạt. Trườn hợp nếu glyxerin có phản ứng kiềm tính, thì trước khi cho chỉ thị kali cromat phải trung hòa trước bằng dung dịch axit axetic 1 N với chỉ thị phenolphtalein.
1695233506027.39.parquet/157502
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506027.39.parquet", "ppl": 418.3, "token_count": 17503, "url": "https://luatvietnam.vn/cong-nghiep/tieu-chuan-viet-nam-tcvn-1794-2009-bo-khoa-hoc-va-cong-nghe-151599-d3.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 8421:2010 CÔNG TRÌNH THỦY LỢI – TẢI TRỌNG VÀ LỰC TÁC DỤNG LÊN CÔNG TRÌNH DO SÓNG VÀ TÀU Hydraulic Structures – Loads and actions of wind-induced and Ship-induced waves on structures 1. Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn này được áp dụng trong thiết kế xây dựng mới hoặc cải tạo các công trình thủy lợi trên sông và biển. Tiêu chuẩn quy định trị số tiêu chuẩn của tải trọng và tác động do sóng và tàu thuyền lên các công trình thủy lợi. Tải trong tính toán phải được xác định bằng tích của tải trọng tiêu chuẩn với hệ số vượt tải n, đề phòng trường hợp tải trọng có thể lệch về phía bất lợi so với trị số tiêu chuẩn của nó. Hệ số vượt tải phải lấy theo các yêu cầu nêu trong tiêu chuẩn hiện hành về “Công trình thủy lợi – các quy định chủ yếu về thiết kế”. Tải trọng do sóng lên các công trình thủy lợi, thủy điện cấp I và cả đối với công trình cấp II khi có luận chứng thích đáng, cũng như các yếu tố tính toán của sóng ở các vụng nước hở1 hoặc được ngăn chắn phải được xác định chính xác trên cơ sở các số liệu quan sát ngoài thực địa và các số liệu nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.
1695233506028.36.parquet/71694
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506028.36.parquet", "ppl": 369.4, "token_count": 14374, "url": "https://luatvietnam.vn/xay-dung/tieu-chuan-tcvn-8421-2010-tai-trong-luc-song-va-tau-tac-dung-len-cong-trinh-thuy-loi-164705-d3.html" }
Các quy định về bảo hiểm, tiền lương luôn là vấn đề được người lao động và doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Vậy trong tháng 10 tới, liệu có sự điều chỉnh nào diễn ra trong các lĩnh vực này không? Mục lục bài viết [Ẩn] 1. Doanh nghiệp không còn được miễn đóng quỹ bảo hiểm thất nghiệp 2. Quy định mới về xếp lương với một số công chức, viên chức 3. Giảng viên hướng sinh viên nghệ thuật tài năng được hưởng nhiều đãi ngộ 1. Doanh nghiệp không còn được miễn đóng quỹ bảo hiểm thất nghiệp Trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 116/NQ-CP năm 2021 về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Tại Mục II Phần nội dung chính sách, Chính phủ đã cho phép doanh nghiệp (không bao gồm các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên) đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp trước ngày 01/10/2021 được giảm mức đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp từ 1% xuống còn 0% trong thời gian 12 tháng. Nói cách khác, kể từ ngày 01/10/2021 đến hết ngày 30/9/2022, doanh nghiệp sẽ được miễn đóng quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Sang đến tháng 10/2022, chính sách hỗ trợ này sẽ hết hiệu lực. Theo đó, các doanh nghiệp trước đó được miễn đóng quỹ bảo hiểm thất nghiệp sẽ phải tiếp tục đóng vào quỹ này với tỷ lệ là 1% quỹ tiền lương của những người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm thất nghiệp. 2. Quy định mới về xếp lương với một số công chức, viên chức Trong tháng 10/2022, các Thông tư mới quy định về tiêu chuẩn và cách xếp lương một số vị trí công chức, chức danh viên chức cũng sẽ được đưa vào áp dụng. Lần lượt có thể kể đến Thông tư số 08/2022/TT-BNNPTNT, Thông tư số 13/2022/TT-BTTTT và Thông tư 07/2022/TT-BNV. Lương của công chức, viên chức quy định tại các Thông tư này được xác định như sau: Ngày có hiệu lực Văn bản Công chức, viên chức Hệ số lương Tiền lương 06/10/2022 Thông tư số 08/2022/TT-BNNPTNT Công chức kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật, kiểm soát đê điều Từ 1,86 đến 6,38 Từ 2.771.400 đồng đến 9.506.200 đồng Công chức kiểm lâm, kiểm ngư, thuyền viên kiểm ngư Từ 1,86 đến 6,78 Từ 2.771.400 đồng đến 10.102.200 đồng Ngày 10/10/2022 Thông tư số 13/2022/TT-BTTTT Viên chức biên tập viên, phóng viên, biên dịch viên, đạo diễn truyền hình Từ 2,34 đến 8,00 Từ 3.486.600 đồng đến 11.920.00 đồng Ngày 15/10/2022 Thông tư 07/2022/TT-BNV Viên chức lưu trữ Từ 1,86 đến 3,00 Từ 2.771.400 đồng đến 4.470.000 đồng Xem chi tiết chính sách tiền lương của công chức - viên chức từ tháng 10/2022 3. Giảng viên hướng sinh viên nghệ thuật tài năng được hưởng nhiều đãi ngộ Nhằm thực hiện hiệu quả Đề án đào tạo, bồi dưỡng tài năng trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật và thể dục thể thao, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 54/2022/TT-BTC quy định về việc quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước đối với việc thực hiện các mục tiêu của đề án này. Theo điểm c khoản 5 Điều 5 Thông tư 54, ngân sách nhà nước sẽ được dành một phần để chi thực hiện Đề án “Đào tạo tài năng trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật giai đoạn 2016 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”. Đáng chú ý phải kể việc chi thực hiện chính sách đãi ngộ đối với giảng viên, giáo viên, chuyên gia trong nước tham gia đào tạo tài năng. Những đãi ngộ gồm có:
1695233506028.36.parquet/85100
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506028.36.parquet", "ppl": 126.5, "token_count": 13552, "url": "https://luatvietnam.vn/bao-hiem/chinh-sach-bao-hiem-tien-luong-tu-thang-10-2022-563-91544-article.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: Xuất nhập khẩu , Hải quan tải Thông báo 5546/TCHQ-CNTT&TKHQ Thông báo 5546/TCHQ-CNTT&TKHQ ZIP (Bản Word) Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết THÔNG BÁO CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 5546/TCHQ-CNTT&TKHQ NGÀY 10 THÁNG 12 NĂM 2001 VỀ VIỆC NHỮNG Mà SỐ XNK CÓ THAY ĐỔI VÀ NHỮNG Mà SỐ XNK Đà ĐƯỢC THU HỒI Kính gửi: - Cục Hải quan các tỉnh, thành phố Thực hiện Thông tư số 07/2001/TT-TCHQ ngày 8/10/2001 của Tổng cục Hải quan về việc đăng ký, quản lý và sử dụng mã số XNK khi tiến hành hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. Từ ngày 31/8/2001 đến ngày 1/12/2001, Cục CNTT & Thống kê Hải quan đã nhận được thông báo về danh sách các thương nhân đổi tên, các thương nhân thay đổi mã số doanh nghiệp XNK và các thương nhân giải thể đã thu hồi giấy chứng nhận mã số XNK của Cục Hải quan các tỉnh, thành phố. Cục CNTT & Thống kê Hải quan đã tiến hành tập hợp toàn bộ mã số XNK đã thay đổi và mã số XNK đã thu hồi trên toàn quốc (có danh sách kèm theo). Cục CNTT & Thống kê Hải quan xin thông báo tới Hải quan các Tỉnh, Thành phố và các Vụ, Cục của Tổng cục biết để theo dõi.
1695233506028.36.parquet/110993
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506028.36.parquet", "ppl": 623.6, "token_count": 14907, "url": "https://luatvietnam.vn/xuat-nhap-khau/thong-bao-5546-tchq-cntttkhq-tong-cuc-hai-quan-12789-d6.html" }
Ủy ban nhân dân TP. HCM đã ban hành Kế hoạch 187/KH-UBND ngày 19/01/2022 về hỗ trợ đào tạo nghề với lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố. Theo Kế hoạch, người lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố được hỗ trợ 100% chi phí đào tạo nghề nhưng tối đa không quá 02 triệu đồng/người/khóa học (mỗi người hưởng chính sách hỗ trợ này 01 lần) khi có các điều kiện sau: - Được cử tham gia khóa đào tạo nghề trình độ sơ cấp hoạt dưới 03 tháng; - Về độ tuổi: Không quá 50 tuổi với nam và 45 tuổi đối với nữ (tính đến thời điểm sử dụng chính sách liên quan). Trường hợp chi phí đào tạo nghề do cơ sở đào tạo quy định cao hơn mức hỗ trợ và các chi phí phát sinh khác thì phần chi phí chênh lệch sẽ do doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng người lao động thỏa thuận đóng góp (có thể có sự hỗ trợ của tổ chức, cá nhân và các nguồn kinh phí hợp pháp khác). TP. HCM: NLĐ doanh nghiệp vừa và nhỏ được đào tạo nghề miễn phí (Ảnh minh họa) Kế hoạch này sẽ ưu tiên cho người lao động thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh và người lao động làm việc trong các doanh nghiệp do nữ làm chủ. Ngành nghề được hỗ trợ đào tạo sẽ do doanh nghiệp lựa chọn dựa trên ngành, nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp và trong danh mục ngành, nghề đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6199 để được hỗ trợ, tư vấn. để được hỗ trợ, tư vấn.
1695233506028.36.parquet/115850
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506028.36.parquet", "ppl": 108.8, "token_count": 10687, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-van-ban-moi/nld-doanh-nghiep-vua-va-nho-duoc-dao-tao-nghe-mien-phi-186-35317-article.html" }
Đối với tổ chức tín dụng có mức tăng trưởng tín dụng và/hoặc tỷ trọng dư nợ cho vay đối với lĩnh vực không khuyến khích vượt mức quy định, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc gấp 02 lần so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng VNĐ và các biện pháp hạn chế phạm vi hoạt động kinh doanh. Đây là một số yêu cầu của Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đối với các TCTD tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 13/02/2012 về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2012.
1695233506028.36.parquet/139352
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506028.36.parquet", "ppl": 65, "token_count": 11633, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-van-ban-moi/tang-ty-le-du-tru-bat-buoc-gap-2-lan-doi-voi-to-chuc-tin-dung-vi-pham-186-5911-article.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: TÓM TẮT VĂN BẢN Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau! tải Chỉ thị 62-CT Chỉ thị 62-CT ZIP (Bản Word) LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam. Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết CHỈ THỊ CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 62-CT NGÀY 12 THÁNG 2 NĂM 1985 VỀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN NGUỒN HÀNG XUẤT KHẨU VÀ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU TRONG THỜI KỲ 1986 - 1990. Thi hành Nghị quyết Đại hội lần thứ 5 và các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thực hiện các quyết định của Hội đồng Bộ trưởng về chính sách và biện pháp phát triển sản xuất hàng xuất khẩu và tăng cường công tác quản lý xuất nhập khẩu; trong những năm 1981-1984 công tác xuất khẩu bước đầu có chuyển biến; kim ngạch xuất khẩu năm 1984 tăng 80% so với năm 1980; tốc độ tăng xuất khẩu đã vượt hơn nhiều tốc độ tăng tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân, nhưng so với yêu cầu nhập khẩu còn thấp xa. Năm 1980, xuất khẩu mới đáp ứng được 30% nhập khẩu và năm 1983 đáp ứng được 50% nhập khẩu với mức rất hạn chế. Do kim ngạch xuất khẩu còn nhỏ bé, không đáp ứng được yêu cầu nhập khẩu, nhất là nhập khẩu từ thị trường tư bản chủ nghĩa; chúng ta buộc phải giảm nhập khẩu tới mức quá thấp, dẫn đến sản xuất của một số ngành giảm sút do thiếu nguyên liệu, vật tư, nguyên liệu, xăng dầu, phụ tùng máy móc... Nghị quyết của Bộ Chính trị về quan hệ kinh tế giữa nước ta với nước ngoài đã chỉ rõ: "Tạo một bước chuyển biến mạnh mẽ về xuất khẩu là vấn đề quan trọng hàng đầu. Cần tăng nhanh, tăng gấp nhiều lần kim ngạch xuất khẩu để vào cuối những năm 80 gần cân bằng được kim ngạch nhập khẩu hàng lẻ và trả một phần nợ đến hạn". Để thực hiện được một sự chuyển biến mạnh mẽ về xuất khẩu theo tinh thần của các Nghị quyết trên đây, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chỉ thị cho Uỷ ban kế hoạch Nhà nước, Bộ Ngoại thương và các Bộ, Tổng cục quản lý sản xuất có nhiệm vụ phối hợp với Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố xây dựng nguồn hàng xuất khẩu trong thời kỳ kế hoạch 5 năm 1986-1990 theo phương hướng và mục tiêu sau: I PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU 1. Phương hướng chung. Hàng xuất khẩu của ta phần quan trọng và chủ yếu vẫn là hàng nông, lâm ,thủy sản, một phần là hàng thủ công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp dùng nguyên liệu nông, lâm, thuỷ sản và thuộc kinh tế địa phương, tập thể và gia đình. Mặt hàng công nghiệp và khoáng sản chưa nhiều, vì năng lực sản xuất còn nhỏ bé, đòi hỏi vốn đầu tư xây dựng khá lớn và phải có thời gian xây dựng. Do đó, hướng chính để phát triển nguồn hàng xuất khẩu trong thời gian tới vẫn là các nông, lâm sản nhiệt đới và thuỷ sản (lúc đầu vừa nguyên dạng vừa qua chế biến, tiến dần lên phần lớn là qua chế biến sâu), một số khoáng sản, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng gia công, phấn đấu tăng dần sản phẩm công nghiệp, nhất là cơ khí.
1695233506028.36.parquet/179631
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506028.36.parquet", "ppl": 209.3, "token_count": 16462, "url": "https://luatvietnam.vn/linh-vuc-khac/chi-thi-62-ct-chu-tich-hoi-dong-bo-truong-7692-d1.html" }
Tham gia bảo hiểm y tế là sự lựa chọn thiết thực nhằm bảo đảm sức khỏe cũng như tài chính của bản thân và gia đình. Tuy nhiên, người tham gia bảo hiểm y tế hiện nay liệu đã biết chính xác mức đóng bảo hiểm y tế của mình? Bài viết dưới đây sẽ cập nhật mức đóng bảo hiểm y tế mới nhất theo quy định hiện hành. Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết mức đóng BHYT 2019 hiện nay như sau: a) Bằng 4,5% tiền lương tháng của đối tượng: + Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; + Người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền lương; + Cán bộ, công chức, viên chức. Các đối tượng nêu trên nếu có thêm một hoặc nhiều hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất. Cập nhật mức đóng bảo hiểm y tế mới nhất để được hưởng lợi (Ảnh minh họa) Lưu ý: - Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng thì không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế; - Người lao động trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm pháp luật hay không thì mức đóng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng. Khi có kết luận là không vi phạm, người lao động phải truy đóng bảo hiểm y tế trên số tiền lương được truy lĩnh. b) Bằng 4,5% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; c) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản đối với người đang trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con; d) Bằng 4,5% tiền trợ cấp thất nghiệp đối với người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp; đ) Bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với các đối tượng khác; e) Mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình: + Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; + Người thứ hai đóng bằng 70% mức đóng của người thứ nhất; + Người thứ ba đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất; + Người thứ tư đóng bằng 50% mức đóng của người thứ nhất; + Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất. Việc giảm trừ mức đóng này chỉ được thực hiện khi các thành viên tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính. Có thể thấy, mức đóng bảo hiểm y tế mới nhất hiện nay không thực sự là gánh nặng đối với người tham gia so với những lợi ích mà nó đem lại. Chính vì vậy, người dân nên chủ động, tích cực tham gia bảo hiểm y tế vì sức khỏe, hạnh phúc của chính bản thân mình và vì an sinh của toàn xã hội.
1695233506028.36.parquet/194412
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506028.36.parquet", "ppl": 168.8, "token_count": 12039, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-phap-luat/muc-dong-bao-hiem-y-te-moi-nhat-hien-nay-230-18860-article.html" }
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1790/QĐ-TTg ngày 23/10/2021 phê duyệt chương trình truyền thông về bình đẳng giới đến 2030. Theo đó, mục tiêu của Chương trình như sau: - Hằng năm, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân được truyền thông, phổ biến, cập nhật thông tin về pháp luật, chính sách về bình đẳng giới ít nhất 02 cuộc. - Đến năm 2025 đạt 100% bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch, triển khai hoạt động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới hằng năm. - Phấn đấu đến năm 2030, nhận thức về bình đẳng giới của các nhóm đối tượng trong cộng đồng tăng từ 10 - 15% so với năm 2025. - Phấn đấu đến năm 2025, đạt ít nhất 70% cơ quan truyền thông áp dụng thí điểm và đến năm 2030 đạt 90% cơ quan truyền thông chính thức áp dụng Bộ chỉ số về giới trong truyền thông. - Đến năm 2025 đạt 95% và đến năm 2030 đạt 100% các hương ước, quy ước của cộng đồng đã được thông qua không có sự phân biệt đối xử về giới. Chương trình Truyền thông về bình đẳng giới đến 2030 (Ảnh minh họa) Trong đó, giao Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đưa nội dung bình đẳng giới vào chương trình giảng dạy chính thức của hệ thống giáo dục nghề nghiệp, bồi dưỡng kiến thức giới, bình đẳng giới cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ nhà giáo và học viên trong các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, cho đội ngũ cán bộ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và cán bộ cơ quan quản lý lao động tại địa phương. Đồng thời, hướng dẫn, triển khai chiến dịch truyền thông cao điểm về bình đẳng giới trong Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới từ 15/11 đến ngày 15/12 hằng năm.
1695233506028.36.parquet/202840
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506028.36.parquet", "ppl": 65.5, "token_count": 10427, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-van-ban-moi/chuong-trinh-truyen-thong-ve-binh-dang-gioi-186-33656-article.html" }
Hiện nay, công trình xây dựng không phép xảy ra rất phổ biến. Vậy công trình xây dựng không có giấy phép sẽ buộc phải phá dỡ hay chỉ bị phạt tiền nhưng vẫn được phép tồn tại? Xây dựng không phép là gì? Theo quy định, trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, trừ trường hợp được miễn giấy phép xây dựng. Xem chi tiết tại: Danh sách 10 loại công trình được miễn giấy phép xây dựng. Trong đó, giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình (theo khoản 17 Luật Xây dựng năm 2014); Theo khoản 10 Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014, công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế.
1695233506028.36.parquet/221926
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506028.36.parquet", "ppl": 46.1, "token_count": 13184, "url": "https://luatvietnam.vn/dat-dai-nha-o/xay-dung-khong-phep-buoc-pha-do-567-22473-article.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe , COVID-19 tải Công văn 2601/VPCP-KGVX Công văn 2601/VPCP-KGVX DOC (Bản Word) Công văn 2601/VPCP-KGVX PDF Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ _____________ Số: 2601/VPCP-KGVX V/v: Thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg về phòng, chống dịch COVID-19 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _______________________ Hà Nội, ngày 03 tháng 4 năm 2020 Kính gửi: - Các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Ngày 31 tháng 3 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19. Các ngành, các cấp, các địa phương đã nghiêm túc triển khai theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng. Tuy nhiên, một số nội dung của Chỉ thị còn chưa được hiểu và thực hiện thống nhất. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu: 1. Thực hiện nghiêm việc cách ly xã hội theo đúng yêu cầu của Chỉ thị số 16/CT-TTg , bảo đảm giãn cách xã hội, giữ khoảng cách giữa người với người, cộng đồng với cộng đồng. Nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cộng đồng, yêu cầu người dân ở nhà, hạn chế tối đa ra ngoài, trừ các trường hợp thật sự cần thiết: a) Mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác; b) Các trường hợp khẩn cấp như: cấp cứu, khám chữa bệnh; thiên tai, hỏa hoạn,... c) Làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước, lực lượng vũ trang, cơ quan ngoại giao và tại các cơ sở nêu tại mục 2 văn bản này. Trường hợp ra khỏi nhà phải đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; không tập trung quá 2 người trở lên tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và phải giữ khoảng cách tối thiểu 2m. 2. Nhà máy, cơ sở sản xuất; công trình giao thông, xây dựng; cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu (như: lương thực, thực phẩm, dược phẩm; xăng, dầu; điện; nước; nhiên liệu,...); cơ sở giáo dục, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm...), chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, khám bệnh, chữa bệnh, tang lễ... được tiếp tục hoạt động. Người đứng đầu các cơ sở nêu trên chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn tuyệt đối và thực hiện đầy đủ các biện pháp chống dịch, trong đó có các biện pháp: a) Thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang, bố trí đầy đủ phương tiện, vật tư phòng, chống dịch theo quy định, khuyến cáo của cơ quan y tế; b) Yêu cầu người lao động khai báo y tế, tuân thủ các biện pháp hạn chế di chuyển, tiếp xúc, giao tiếp; c) Tạm dừng các hoạt động không cấp bách, giảm mức độ tập trung người lao động; d) Tổ chức, quản lý chặt chẽ việc đưa đón người lao động (nếu có) đến nơi làm việc bảo đảm ngăn ngừa rủi ro lây nhiễm dịch bệnh. Trường hợp không bảo đảm các yêu cầu nêu trên thì phải dừng hoạt động. Cơ quan y tế địa phương hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc phòng, chống dịch tại các cơ sở nêu trên. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định và công bố công khai loại hình cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình phải tạm đình chỉ hoạt động.
1695233506028.36.parquet/228644
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506028.36.parquet", "ppl": 112.4, "token_count": 13465, "url": "https://luatvietnam.vn/y-te/cong-van-2601-vpcp-kgvx-huong-dan-chi-thi-16-ct-ttg-ve-cach-ly-toan-xa-hoi-182193-d6.html" }
Ở Việt Nam, trẻ em luôn là đối tượng được quan tâm và bảo vệ đặc biệt. Do đó, trẻ dưới 6 tuổi sẽ được cấp thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) miễn phí. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin về mức hưởng BHYT cho trẻ dưới 06 tuổi mà bố mẹ cần biết để bảo vệ lợi ích cho con mình. Mức hưởng BHYT của trẻ em dưới 6 tuổi năm 2021 Trẻ em dưới 06 tuổi được cấp thẻ BHYT miễn phí được đóng bằng nguồn ngân sách nhà nước (theo khoản 7 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP). Theo đó, trẻ em khi đi khám chữa bệnh được hưởng như sau: Mức hưởng khám chữa bệnh đúng tuyến Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, trẻ em dưới 6 tuổi được hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật. Mức hưởng khám chữa bệnh trái tuyến Trường hợp tự đưa trẻ em dưới 06 tuổi đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức sau: - Tại bệnh viện tuyến trung ương: 40% chi phí điều trị nội trú; - Tại bệnh viện tuyến tỉnh: 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước (trước đây là 60%); - Tại bệnh viện tuyến huyện: 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh. (Theo khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi bổ sung 2014) Với quy định này, trẻ dưới 6 tuổi khi tham gia khám chữa bệnh trái tuyến tỉnh và trung ương chỉ được quỹ BHYT chi trả khi điều trị nội trú. Nếu đi khám khám bệnh, điều trị ngoại trú ở tuyến tỉnh và trung ương thì sẽ phải tự chi trả toàn bộ chi phí khám chữa bệnh, Quỹ BHYT sẽ không hỗ trợ chi trả về trường hợp này. Xem thêm: Tin vui khi đi khám, chữa bệnh trái tuyến từ năm 2021 Mức hưởng BHYT khi cấp cứu Khoản 6 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP đã chỉ rõ: Trường hợp cấp cứu, người tham gia BHYT được đến khám, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám, chữa bệnh nào. Khi hết giai đoạn cấp cứu, người bệnh được cơ sở khám, chữa bệnh làm thủ tục chuyển đến khoa, phòng điều trị khác tại cùng cơ sở để tiếp tục theo dõi, điều trị hoặc chuyển tuyến đến cơ sở khám, chữa bệnh khác thì được xác định là khám, chữa bệnh đúng tuyến. Như vậy, nếu trẻ dưới 06 tuổi cần cấp cứu thì được đến khám, chữa bệnh ở bất kì cơ sở khám chữa bệnh nào và được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh và không giới hạn tỷ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật. Cha mẹ cần biết: Mức hưởng BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi (Ảnh minh họa) Trẻ dưới 6 tuổi không có thẻ BHYT có được khám chữa bệnh bảo hiểm? Theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP: - Khi đi khám, trẻ dưới 6 tuổi chỉ phải xuất trình thẻ BHYT; - Trường hợp trẻ chưa được cấp thẻ thì phải xuất trình bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh; - Trường hợp phải điều trị ngay sau sinh mà chưa có giấy chứng sinh thì trưởng cơ sở khám, chữa bệnh và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án. Do đó, không phân biệt trẻ em dưới 6 tuổi có hay không có thẻ BHYT thì cũng đều được hưởng chế độ khám chữa bệnh BHYT. Trường hợp chưa có thẻ BHYT, có thể xuất trình giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh để được hưởng bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh. Đặc biệt, nếu trẻ phải điều trị ngay sau sinh mà chưa có giấy chứng sinh thì phải có xác nhận của thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ ký vào hồ sơ bệnh án làm căn cứ để cơ quan bảo hiểm thanh toán chi phí khám chữa bệnh. Xem thêm: Trẻ dưới 6 tuổi không có thẻ BHYT có được khám chữa bệnh miễn phí? Để hưởng BHYT miễn phí cho trẻ dưới 6 tuổi, bố mẹ cần làm gì? Để hưởng thẻ BHYT miễn phí cho trẻ dưới 06 tuổi, bố mẹ cần làm hồ sơ cấp thẻ BHYT cho trẻ. Hiện nay, việc cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ được thực hiện đồng thời với thủ tục đăng ký khai sinh. Tại Điều 6 Thông tư liên tịch 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT, khi làm thủ tục liên thông cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 06 tuổi, cha mẹ cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ gồm:
1695233506028.36.parquet/231674
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506028.36.parquet", "ppl": 148.7, "token_count": 13709, "url": "https://luatvietnam.vn/bao-hiem/muc-huong-bhyt-cho-tre-duoi-6-tuoi-563-27967-article.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: Chính sách TÓM TẮT VĂN BẢN Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau! tải Quyết định 910/1997/QĐ-TTg Quyết định 910/1997/QĐ-TTg ZIP (Bản Word) LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam. Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 910/1997/QĐ-TTG NGÀY 24 THÁNG 10 NĂM 1997 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI VÙNG ĐÔNG NAM BỘ GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010 THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992; Căn cứ vào Dự án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ do Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư chuẩn bị; Xét đề nghị của Chủ tịch Hội Đồng thẩm định Nhà nước về các dự án đầu tư tại Công văn số 5834/HĐTĐ ngày 18 tháng 9 năm 1997, QUYẾT ĐỊNH Điều 1.- Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ gồm 9 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Lâm Đồng, Bình Thuận và Ninh Thuận) thời kỳ từ nay tới năm 2010 với nội dung sau: I- MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU: 1. Về kinh tế: - Phấn đấu GDP bình quân đầu người đạt 874 USD vào năm 2000; và đạt 2178 USD vào năm 2010. - Nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 12,93% từ nay đến năm 2000 và đạt 12,3% giai đoạn 2001-2010. - Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng bình quân hàng năm từ 29% đến 31% trong suốt giai đoạn từ nay đến năm 2010. - Tỷ lệ tích luỹ từ GDP phấn đấu đến năm 2000 đạt trên 24%, và đến năm 2010 đạt trên 27%. 2. Về xã hội: - Phấn đấu giảm mức sinh hàng năm để bảo đảm tỷ lệ tăng dân số bình quân đến năm 2000 là 2,3%; đến năm 2010 còn 1,6%. - Đảm bảo tốt các nhu cầu về điện, nước, khí đốt, đi lại, thông tin liên lạc, đáp ứng các điều kiện sống cho nhân dân ở các đô thị hạt nhân và dân cư vùng nông thôn có mức sống trên trung bình so với cả nước. Xây dựng gia đình văn hoá gắn với thôn bản, văn minh đô thị, xoá bỏ các tệ nạn xã hội. - Đa dạng hoá các hình thức đào tạo để nâng cao trình độ học vấn, nâng số lao động được đào tạo lên 25% vào năm 2000 và 50% vào năm 2010. Phấn đấu hoàn thành xoá nạn mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000. Phát triển y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng; đầu tư cho các trung tâm y học chữa trị các bệnh chuyên khoa hiểm nghèo cho nhân dân các tỉnh phía nam. - Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững. 3. Về an ninh quốc phòng: Giữ gìn kỷ cương, trật tự an toàn xã hội; giữ vững chủ quyền và an ninh quốc gia. Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ đất nước. II. NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU: 1. Về phát triển công nghiệp: Phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng công nghiệp giai đoạn từ nay tới năm 2000 đạt từ 14,7% -15%, từ năm 2001 tới năm 2010 đạt từ 13,3% - 13,5%. Phát triển các ngành công nghiệp: Khai thác dầu khí, điện, cơ khí, luyện kim, điện tử tin học, hoá chất, dệt - may, da giầy, giấy, nhựa, sành sứ, thuỷ tinh, chế biến lương thực, thực phẩm... Đầu tư thiết bị hiện đại cho các ngành có sản phẩm mũi nhọn mang lại hiệu quả cao, thúc đẩy xuất khẩu. Đầu tư cho các Khu công nghiệp và khu chế xuất nhằm tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trước mắt ưu tiên cho 2 khu chế xuất: Tân Thuận, Linh Trung và 26 khu công nghệp: Hiệp phước, khu kỹ thuật cao Thủ Đức, Cát Lái, Bắc Thủ Đức, Tân Phú Trung, Biên Hoà I, Biên Hoà II, Hố Nai, Sông Mây, Long Bình, Tuy Hạ, Gò Dầu, Mỹ Xuân - Phú Mỹ, Long Hương, Sóng Thần, Bình Đường, Bình Hoà, Thuận Giao, An Phú, Tân Định, Bầu Bèo, Hầm Tân, Phan Thiết, Tuy Phong, Bảo Lộc, La Ngà. 2. Về phát triển thương mại và các ngành dịch vụ: Phát triển thương mại và các ngành dịch vụ phải gắn với sự phát triển chung của ngành kinh tế nhằm thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế - xã hội của vùng. Chuyển dịch cơ cấu các ngành thương mại, dịch vụ, dịch vụ cảng, ngân hàng, tài chính, chuyển giao công nghệ. Phấn đấu nhịp độ tăng trưởng từ nay tới năm 2000 là 12,93% - 13,2%; và giai đoạn 2001-2010 đạt trên 12%. Phát triển xuất nhập khẩu, xây dựng một số trung tâm thương mại và siêu thị tạo ra môi trường thuận lợi cho việc trao đổi, phổ biến kiến thức và kinh nghiệm về kinh doanh và quản lý hiện đại. Nâng cao chất lượng và phát triển đa dạng các hình thức du lịch, hình thành các tuyến du lịch vùng và liên vùng. Thiết lập 2 trung tâm du lịch hiện đại là Đà Lạt và Vũng Tàu, tạo ra sự gắn kết giữa hai trung tâm này với thành phố Hồ Chí Minh. Phát huy thế mạnh của vùng, mở các tuyến du lịch với các nước trong khu vực và quốc tế. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng, gắn khai thác với tôn tạo, duy trì, bảo dưỡng và phát triển tài nguyên du lịch, giữ gìn truyền thống và bản sắc văn hoá dân tộc. 3. Về phát triển ngành nông, lâm, ngư nghệp: Phát triển ngành nông nghiệp tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá, phát huy thế mạnh nhằm đạt hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường; đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, thâm canh với trình độ cao và ổn định. Chú trọng phát triển các loại cây công nghiệp lâu năm như cao su, cà phê, chè, điều; cây ăn quả... Phát triển các sản phẩm nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Đồng thời phát triển chăn nuôi đáp ứng nhu cầu sản xuất và dân sinh. Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp thời kỳ từ nay tới năm 2000 là 4,5%, giai đoạn 2001-2010 là 4%. Lâm nghiệp: chú trọng công tác quản lý bảo vệ, khoanh nuôi và gìn giữ cả 3 loại: rừng tự nhiên, rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, nhất là rừng đầu nguồn. Đẩy mạnh trồng rừng vùng đất trống, đồi núi trọc, rừng ngập nước; tăng cường trồng cây phân tán dọc theo kênh mương, trục giao thông, tại vườn hộ gia đình. Thực hiện giao đất, giao và khoán rừng, khuyến khích tăng tỷ lệ che phủ. Ngư nghiệp: Đẩy mạnh việc nuôi trồng, ươm giống và khai thác, chế biến thuỷ sản. Phát huy tiềm năng về thuỷ sản trên cả 3 vùng sinh thái nước mặn, nước lợ và nước ngọt. Khuyến khích khai thác tiềm năng về biển khơi, đánh bắt thuỷ sản xa bờ. Tranh thủ sự giúp đỡ về vốn, kỹ thuật, đầu tư đổi mới công nghệ để tăng sản phẩm xuất khẩu. 4. Phát triển kết cấu cơ sở hạ tầng: Hoàn thiện và hiện đại hoá hệ thống cảng biển, đường bộ, đường sắt, sân bay theo quy hoạch nhằm thúc đẩy việc giao lưu hàng hoá, tạo thuận lợi cho vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng phát triển. Từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông công cộng ở các thành phố lớn. Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống cấp nước ở các đô thị, các khu công nghiệp, khu chế xuất, đảm bảo nhu cầu nước sạch cho sản xuất, kinh doanh và nhu cầu sinh hoạt của dân cư. Cải thiện điều kiện ăn, ở, sinh hoạt và vệ sinh môi trường đô thị và nông thôn. Hiện đại hoá thông tin liên lạc, xây dựng đồng bộ với mạng lưới thông tin quốc gia, hoà nhập với cộng đồng quốc tế và khu vực; đáp ứng nhu cầu thông tin cho sản xuất và đời sống. Về phát triển nguồn và mạng lưới điện: Đầu tư xây dựng một số công trình như nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ A, Phú Mỹ B, nhiệt điện chạy dầu FO tại Hiệp Đức, thuỷ điện Hàm Thuận - Đa Mi, Thác Mơ, Đại Ninh. Phấn đấu đến năm 2000 cung cấp được từ 10-11 tỷ KWh, và giai đoạn 2001-2010 đạt khoảng 35-36 tỷ KWh. Phát triển lưới điện phải được tiến hành đồng thời với phát triển nguồn điện nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng trong thời gian tới. Về chất thải: Cùng với việc phát triển sản xuất và nâng cao đời sống, việc xử lý nước thải, chất thải rắn và chất thải khí cần được giải quyết nghiêm túc nhằm chống ô nhiễm môi trường và giữ gìn cảnh quan. Về tổ chức không gian đô thị: Xây dựng các đô thị lớn, đồng thời tổ chức không gian phát triển khu vực nông thôn, vùng khó khăn để từng bước khắc phục tình trạng khác biệt giữa thành thị với nông thôn, vùng dân tộc ít người, vùng biên giới. Việc xây dựng các khu dân cư cần thực hiện theo đúng Quy hoạch, chú trọng các khu nghỉ dưỡng và giành không gian các khu vui chơi giải trí cho dân cư, đặc biệt là trẻ em. 5. Về văn hoá - giáo dục - y tế - xã hội: Đổi mới nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí và phát trển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nâng cao đời sống. Củng cố và phát triển các cơ sở y tế hiện có phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu, khám chữa bệnh; cải tạo và nâng cấp các bệnh viện hiện có, xây dựng một số trung tâm y học, các bệnh viện chuyên khoa tại đô thị thuộc vùng phục vụ nhu cầu chữa bệnh của nhân dân. Chấn chỉnh, nâng cấp các khu trung tâm khoa học, áp dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại làm động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của vùng và cả nước. Phát triển hình thức nghiên cứu thử nghiệm, trình diễn khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư trên địa bàn. Phát triển văn hoá, thông tin, truyền thanh, truyền hình, thể dục thể thao, đạt trình độ cao và hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực. Đào tạo bồi dưỡng nghệ sỹ, nghệ nhân, tạo điều kiện cho các loại hình nghệ thuật phát triển; chú trọng loại hình nghệ thuật dân tộc truyền thống. III- NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU: Để đảm bảo việc thực hiện Quy hoạch cần phải có một hệ thống các giải pháp đồng bộ nhằm huy động tiềm năng và nguồn lực trong và ngoài nước phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Trên địa bàn từng tỉnh, thành phố phải vận dụng sáng tạo các giải pháp và có các bước đi thích hợp thông qua các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, các chương trình phát triển, các dự án cụ thể. Về nguồn vốn, nguồn nhân lực, thị trường, khoa học và công nghệ phải được cụ thể bằng các cơ chế, chính sách phù hợp với đặc điểm của từng vùng và từng địa phương nhằm thực hiên các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đề ra trong Quy hoạch. Đầu tư đúng mức vào việc cái tạo các cơ sở sản xuất hiện có, trang bị công nghệ thích hợp, giãn các doanh nghiệp gây ô nhiễm xa các vùng dân cư. Tập trung xây dựng các khu công nghiệp có hiệu quả cao. Chú trọng phát triển ngành xây dựng để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống. Căn cứ vào Quy hoạch đã được phê duyệt, các địa phương trong vùng phải rà soát lại Quy hoạch tổng thể, các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội để bố trí thứ tự ưu tiên hợp lý, thông qua các kế hoạch hàng năm, các dự án thành phần. Trong quá trình thực hiện Quy hoạch Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành trung ương, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ cần theo dõi, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm và có những điều chỉnh, bổ sung kịp thời. Điều 2- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi thực hiện Quy hoạch một cách chặt chẽ, xây dựng kế hoạch 5 năm, hàng năm, các chương trình và dự án đầu tư phát triển phù hợp với Quy hoạch vùng. Các Bộ, ngành ở trung ương có trách nhiệm phối hợp, giúp đỡ các tỉnh, thành phố thuộc vùng Đông Nam Bộ trong quá trình rà soát, tổ chức thực hiên các chương trìng và dự án đã đề ra, đảm bảo sự thống nhất giữa Quy hoạch từng tỉnh, thành phố với Quy hoạch vùng và cả nước. Điều 3- Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc vùng Đông Nam Bộ và các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quết định này.
1695233506028.36.parquet/270854
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506028.36.parquet", "ppl": 96, "token_count": 18770, "url": "https://luatvietnam.vn/chinh-sach/quyet-dinh-910-1997-qd-ttg-thu-tuong-chinh-phu-5160-d1.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Số hiệu: 134/2001/QĐ-TTg Ngày đăng công báo: Đang cập nhật Loại văn bản: Quyết định Người ký: Phan Văn Khải Ngày ban hành: 10/09/2001 Ngày hết hiệu lực: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Áp dụng: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: Công nghiệp , Chính sách TÓM TẮT VĂN BẢN Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau! tải Quyết định 134/2001/QĐ-TTg Quyết định 134/2001/QĐ-TTg ZIP (Bản Word) LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam. Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết Quyết định của thủ tướng chính phủ Số 134/2001/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2001 Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thép đến năm 2010 thủ tướng chính phủ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992; Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2000 của Chính phủ quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng; Xét đề nghị của Bộ Công nghiệp (các công văn số 4694/CV-KHĐT ngày 11 tháng 12 năm 2000, số 2196/CV-KHĐT ngày 01 tháng 6 năm 2001) và Báo cáo thẩm định của Hội đồng Thẩm định Nhà nước về các dự án đầu tư (công văn số 7/TĐNN ngày 06 tháng 4 năm 2001),
1695233506028.36.parquet/281595
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506028.36.parquet", "ppl": 257.9, "token_count": 18661, "url": "https://luatvietnam.vn/cong-nghiep/quyet-dinh-134-2001-qd-ttg-thu-tuong-chinh-phu-12292-d1.html" }
Cơ quan ban hành: Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Chính phủ Vương quốc Ô-man Số công báo: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Số hiệu: 01/2005/LPQT Ngày đăng công báo: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Loại văn bản: Hiệp định Người ký: Đỗ Như Đính; Badr Bin Hamad Ngày ban hành: 13/05/2004 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật Áp dụng: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: Ngoại giao , Thương mại-Quảng cáo TÓM TẮT VĂN BẢN Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau! tải Hiệp định 01/2005/LPQT HD THUONG MAI GIUA VN VA VUONG QUOC OMAN DOC (Bản Word) LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam. Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết BỘ NGOẠI GIAO ****** Số: 01/2005/LPQT Hà Nội, ngày 13 tháng 05 năm 2004 Hiệp định thương mại giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ V­ương quốc Ô-man có hiệu lực từ ngày 18 tháng 10 năm 2004./. TL. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO KT. VỤ TRƯỞNG VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ PHÓ VỤ TRƯỞNG Nguyễn Hoàng Anh HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI GIỮA CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ VƯƠNG QUỐC Ô-MAN. Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ V­ương quốc Ô-man (sau đây được gọi là các "Bên ký kết"), Mong muốn mở rộng và phát triển quan hệ hợp tác kinh tế và thương mại giữa hai nước trên cơ sở cùng có lợi, đã thỏa thuận như­ sau: Điều 1. Các Bên ký kết sẽ áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết trong khuôn khổ pháp luật và những quy định của mỗi nước để thúc đẩy và tạo thuận lợi cho các quan hệ kinh tế và th­ương mại giữa hai nước. Điều 2. 1. Các Bên ký kết sẽ dành cho nhau chế độ đãi ngộ Tối huệ quốc trong lĩnh vực thuế quan cũng như­ các thủ tục hải quan liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai nước. 2. Các Bên ký kết sẽ dành cho nhau chế độ đãi ngộ không phân biệt đối xử với việc nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ lãnh thổ của Bên ký kết kia về ph­ương diện hạn chế số lượng và cấp giấy phép. 3. Những quy định ở khoản 1 và 2 của điều này sẽ không áp dụng đối với: a) Những ưu đãi mà một trong các Bên ký kết đã dành hoặc sẽ dành cho các nước láng giềng của mình để tạo thuận lợi cho biên mậu, b) Những ưu đãi có nguồn gốc từ các Hiệp định thành lập một Liên minh Quan thuế hoặc Khu vực Mậu dịch Tự do mà một trong các Bên ký kết hoặc sẽ là một bên tham gia, c) Những ưu đãi mà một trong các Bên ký kết đã dành hoặc sẽ dành cho bất cứ một nước đang phát triển nào theo các Hiệp định khu vực hoặc nhiều bên, . Điều 3. Tất cả mọi giao dịch hàng hóa và dịch vụ giữa hai nước được thực hiện theo thông lệ th­ương mại thông thường. Việc thanh toán hàng hóa và dịch vụ giữa hai nước sẽ được thực hiện bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. Điều 4. Nhằm phát triển hơn nữa quan hệ th­ương mại giữa hai nước, các Bên ký kết sẽ tạo thuận lợi, tới mức có thể, cho việc trao đổi thông tin và các đoàn th­ương mại và doanh nghiệp, tham gia các hội chợ th­ương mại được tổ chức ở mỗi nước và tổ chức các cuộc triển lãm th­ương mại của một nước ở lãnh thổ của nước bên kia, theo những điều kiện thỏa thuận giữa các cơ quan có thẩm quyền của hai nước. Điều 5. Các Bên ký kết sẽ miễn thuế quan, phù hợp với luật pháp và những quy định hiện hành ở mỗi nước, đối với việc xuất khẩu và nhập khẩu những hàng hóa dưới đây: a) Hàng mẫu và các vật liệu quảng cáo không có giá trị th­ương mại, b) Dụng cụ và những hàng hóa nhập khẩu cho mục đích lắp ráp hoặc sửa chữa, với điều kiện là những dụng cụ và hàng hóa đó phải được tái xuất, c) Những hàng hóa trư­ng bày tại hội chợ và triển lãm thường xuyên hoặc ngắn hạn, với điều kiện là hàng hóa đó phải được tái xuất, d) Những công cụ và thiết bị chuyên dùng không có sẵn ở địa ph­ương, dùng trong việc xây dựng các nhà máy và công trình công nghiệp khác do người xây dựng những công trình đó nhập khẩu, với điều kiện là những công cụ và thiết bị như­ vậy phải được tái xuất. Điều 6. Phù hợp với luật pháp và những quy định hiện hành ở mỗi nước, các Bên ký kết sẽ tạo thuận lợi cho việc quá cảnh của những hàng hóa không bị cấm mà: a) Xuất xứ từ lãnh thổ nước bên kia và đi đến nước thứ ba. b) Xuất xứ từ một nước thứ ba và đi đến lãnh thổ nước bên kia. Điều 7. Phù hợp với luật pháp và những quy định hiện hành ở mỗi nước, mỗi Bên ký kết sẽ cho phép thành lập những văn phòng th­ương mại của các pháp nhân của nước bên kia trên lãnh thổ nước mình. Điều 8. 1. Hiệp định này có hiệu lực kể từ ngày các Bên ký kết thông báo cho nhau biết mọi yêu cầu về pháp lý để Hiệp định có hiệu lực đã được hoàn tất. 2. Hiệp định này có hiệu lực trong thời hạn năm năm và sau đó sẽ được gia hạn cho một hoặc những khoảng thời hạn t­ương tự, trừ khi một trong các Bên thông báo cho Bên ký kết kia bằng văn bản, ít nhất là sáu tháng trước khi Hiệp định hết hiệu lực, ý định của mình muốn chấm dứt hiệu lực của Hiệp định này. Điều 9. Sau khi chấm dứt hiệu lực của Hiệp định này, những quy định của Hiệp định sẽ tiếp tục được áp dụng đối với các hợp đồng chưa được thực hiện xong vào ngày hết hạn của Hiệp định. Để làm bằng, những người ký tên dưới đây, được sự ủy quyền hợp thức của Chính phủ nước mình, đã ký Hiệp định này. Làm tại Hà Nội ngày 13 tháng 5 năm 2004 thành hai bản gốc bằng tiếng Việt, tiếng Ả rập và tiếng Anh, các văn bản có giá trị như­ nhau. Trong trường hợp có sự bất đồng, văn bản tiếng Anh sẽ có giá trị quyết định./.
1695233506029.42.parquet/19417
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506029.42.parquet", "ppl": 235.6, "token_count": 13650, "url": "https://luatvietnam.vn/thuong-mai/hiep-dinh-thuong-mai-giua-vn-va-vuong-quoc-o-man-20884-d1.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9566 : 2013 ISO 15034 : 1999 COMPOSITE – PREPREG – XÁC ĐỊNH LƯỢNG NHỰA TRÀO Composites – Prepregs – Determination of resin flow Lời nói đầu TCVN 9566 : 2013 hoàn toàn tương đương với ISO 15034 : 1999. TCVN 9566 : 2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC61/SC13 "Composite và sợi gia cường" biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. COMPOSITE – PREPREG – XÁC ĐỊNH LƯỢNG NHỰA TRÀO Composites – Prepregs – Determination of resin flow 1. Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn này quy định quy trình xác định lượng nhựa trào của prepreg được làm từ sợi gia cường liên tục có tẩm trước nhựa epoxy và/hoặc nhựa polyeste không no. 2. Tài liệu viện dẫn Các tài liệu viện dẫn là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi. TCVN 9563:2013 (ISO 9782:1993), Chất dẻo – Hợp chất đúc được gia cường và prepreg – Xác định hàm lượng chất bay hơi biểu kiến. ISO 291:1997 [1]), Plastics – Standard atmospheres for conditioning and testing (Chất dẻo – Môi trường chuẩn để điều hòa và thử).
1695233506029.42.parquet/58286
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506029.42.parquet", "ppl": 553.2, "token_count": 13224, "url": "https://luatvietnam.vn/cong-nghiep/tieu-chuan-tcvn-9566-2013-xac-dinh-ham-luong-nhua-trao-cua-prepreg-159524-d3.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Số hiệu: 28/2011/CT-UBND Ngày đăng công báo: Đang cập nhật Loại văn bản: Chỉ thị Người ký: Hứa Ngọc Thuận Ngày ban hành: 24/08/2011 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật Áp dụng: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề tải Chỉ thị 28/2011/CT-UBND Chỉ thị 28/2011/CT-UBND ZIP (Bản Word) LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam. Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------------------------- Số: 28/2011/CT-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------------------- Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 8 năm 2011 CHỈ THỊ VỀ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2011 - 2012 TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Thực hiện Chỉ thị số 3398/CT-BGDĐT ngày 12 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2011 - 2012; để tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được trong năm học 2010 - 2011; huy động sức mạnh tổng hợp các nguồn lực xã hội phục vụ cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo thành phố và nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần IX và Quyết định số 22/2011/QĐ-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX về Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2015. Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu Thủ trưởng các sở - ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện chủ động phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, các đoàn thể thành phố và các tổ chức xã hội tập trung thực hiện tốt những nhiệm vụ năm học 2011 - 2012, với những nội dung trọng tâm sau:
1695233506029.42.parquet/88207
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506029.42.parquet", "ppl": 658.2, "token_count": 17067, "url": "https://luatvietnam.vn/giao-duc/chi-thi-28-2011-ct-ubnd-uy-ban-nhan-dan-tp-hcm-64297-d2.html" }
Từ ngày 01/7/2019, mức lương cơ sở tăng lên 1,49 triệu đồng/tháng. Đây là thông tin nhiều cán bộ, công chức, viên chức đã biết. Tuy nhiên không nhiều người biết rằng, năm 2020 sắp tới là năm cuối cùng mức lương này còn tồn tại. Lưu ý: Bài viết này được đăng tải trước thời điểm Bộ Chính trị quyết định lùi thời điểm áp dụng chế độ tiền lương mới đến ngày 01/7/2022. Đồng thời, Quốc hội cũng quyết định chưa tăng lương cơ sở từ ngày 01/7/2020 do những tác động tiêu cực của Covid-19. Năm 2020, lương cơ sở tiếp tục tăng Hiện nay, mặc dù đã có dự thảo Nghị định quy định tăng lương tối thiểu vùng vào năm 2020 áp dụng với người lao động trong doanh nghiệp, tuy nhiên chưa có bất cứ thông tin nào về mức lương cơ sở áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức trong năm tới. Mặc dù vậy, theo lộ trình tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức được Bộ Chính trị đề ra tại Nghị quyết 27-NQ/TW, mức lương cơ sở năm 2020 sẽ tiếp tục tăng, đảm bảo không thấp hơn chỉ số giá tiêu dùng và phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tại Nghị quyết 107/NQ-CP về triển khai Nghị quyết 27 nêu trên, Chính phủ cũng giao Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ Tài chính trình Chính phủ điều chỉnh mức lương cơ sở áp dụng năm 2020. Theo đó có thể thấy rằng, tin vui với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang là trong năm tới, mức lương cơ sở vẫn sẽ “đến hẹn lại tăng”. Lương cơ sở năm 2020 sẽ tiếp tục tăng (Ảnh minh họa) Xóa bỏ mức lương cơ sở vào năm 2021 Từ năm 2021, dự kiến sẽ có nhiều thay đổi liên quan đến chính sách tiền lương theo chủ trương của Bộ Chính trị tại Nghị quyết 27-NQ/TW. Một trong những thay đổi quan trọng nhất chính là xóa bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương. Lương của cán bộ, công chức, viên chức không còn được tính như cách thức hiện tại là Lương cơ sở x Hệ số lương. Thay vào đó, sẽ xây dựng mức lương bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới. Có tất cả 05 bảng lương mới như sau:
1695233506029.42.parquet/111507
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506029.42.parquet", "ppl": 90.4, "token_count": 10834, "url": "https://luatvietnam.vn/can-bo-cong-chuc/cong-chuc-can-biet-nam-2020-la-nam-cuoi-cung-co-luong-co-so-566-21933-article.html" }
Theo Nghị định 24/2018/NĐ-CP ngày 27/02/2018 của Chính phủ về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lao động, giáo dục nghề nghiệp… người lao động có quyền khởi kiện vụ án theo thủ tục tố tụng dân sự hoặc thủ tục tố tụng hành chính. Người lao động có quyền khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự trong 03 trường hợp: Có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi của người sử dụng lao động; doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình; Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu; Đã hết thời hạn quy định mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết. Người lao động có quyền khởi kiện theo thủ tục tố tụng hành chính trong 02 trường hợp: Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai; Đã hết thời hạn mà khiếu nại lần hai không được giải quyết. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15/04/2018. BẢO HIỂM Chung cư, khách sạn phải mua bảo hiểm cháy, nổ Ngày 23/02/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 23/2018/NĐ-CP quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Nghị định này yêu cầu cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ như nhà chung cư, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ từ 05 tầng trở lên; nhà trẻ, trường mẫu giáo có từ 100 cháu trở lên; cửa hàng xăng dầu có từ 01 cột bơm trở lên… phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Đối tượng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là toàn bộ tài sản của cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, gồm: Nhà, công trình và các tài sản gắn liền với nhà,công trình; máy móc, thiết bị; Các loại hàng hóa, vật tư. Các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không phải bồi thường trong các trường hợp như: Động đất hoặc những biến động khác của thiên nhiên; Thiệt hại do biến cố về chính trị, an ninh và trật tự xã hội gây ra; Thiệt hại do hành động cố ý gây cháy, nổ của người được bảo hiểm; Thiệt hại đối với dữ liệu, phần mềm và các chương trình máy tính… Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15/04/2018. Chung cư, khách sạn phải mua bảo hiểm cháy, nổ TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG-TÍN DỤNG Tổ chức tài chính vi mô phải có phương án kinh doanh khả thi trong 3 năm đầu Đây là yêu cầu tại Thông tư 03/2018/TT-NHNN ngày 23/02/2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về cấp Giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính vi mô. Điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tài chính vi mô gồm: Có đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi trong 03 năm đầu hoạt động; Có vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định; Có người quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát đủ tiêu chuẩn, điều kiện; Có điều lệ phù hợp. Ngoài ra, tổ chức tài chính vi mô là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phải đảm bảo có ít nhất một thành viên sáng lập là tổ chức đã hoặc đang trực tiếp tham gia quản lý hoặc điều hành chương trình, dự án tài chính vi mô hoạt động an toàn, bền vững trong ít nhất 03 năm liên tiếp trước thời điểm nộp đơn đề nghị cấp Giấy phép. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/04/2018. Vàng được coi là một loại ngoại tệ Nội dung này được thể hiện tại Thông tư 22/2017/TT-NHNN ngày 29/12/017, sửa đổi, bổ sung Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định 479/2004/QĐ-NHNN và Chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định 16/2007/QĐ-NHNN. Cụ thể, vàng được coi là một loại ngoại tệ. Vàng tại tổ chức tín dụng được hạch toán tương tự như ngoại tệ, đơn vị là “chỉ” vàng 99,99% và hạch toán nghiệp vụ mua bán vàng thông qua hai tài khoản 4711 và 4712 để hạch toán tương tự như hạch toán mua bán ngoại tệ. Tỷ giá sử dụng để hạch toán các nghiệp vụ mua, bán ngoại tệ hoặc vàng là tỷ giá mua, bán thực tế tại thời điểm nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Bên cạnh đó, Thông tư này còn điều chỉnh tên của một số Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng, như: Tài khoản 20 - “Cho vay các tổ chức tín dụng khác” thành “Cấp tín dụng cho các tổ chức tín dụng khác”; Tài khoản 275 - “Cho vay khác” thành “Cấp tín dụng khác”… Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/04/2018. Ngân hàng giải ngân vốn vay bằng tiền mặt trong 2 trường hợp Ngày 29/12/2017, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư 21/2017/TT-NHNN quy định về phương thức giải ngân vốn cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. Tổ chức tín dụng cho vay được quyết định phương thức giải ngân vốn cho vay bằng tiền mặt trong 02 trường hợp, gồm: Khách hàng thanh toán cho bên thụ hưởng không có tài khoản thanh toán; Khách hàng là bên thụ hưởng không có tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, đã ứng vốn tự có để thanh toán, chi trả các chi phí thuộc chính phương án, dự án kinh doanh được tổ chức tín dụng cho vay… Cũng theo Thông tư, tổ chức tín dụng được xem xét quyết định giải ngân vốn cho vay bằng tiền mặt hoặc sử dụng dịch vụ thanh toán đối với: Khách hàng thanh toán, chi trả cho bên thụ hưởng có tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán với số tiền vay có giá trị không quá 100 triệu đồng; Khách hàng thanh toán, chi trả cho bên thụ hưởng là tổ chức sử dụng vốn Nhà nước được thanh toán bằng tiền mặt. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 02/04/2018. Ngân hàng giải ngân vốn vay bằng tiền mặt trong 2 trường hợp (Ảnh minh họa) XUẤT NHẬP KHẨU Cho phép mua lại ô tô của cơ quan, viên chức ngoại giao Ngày 01/03/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 10/2018/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 53/2013/QĐ-TTg về việc tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng đối với xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam. Theo đó, tại thời điểm chuyển nhượng, nếu năm sản xuất của ô tô quá 5 năm thì cơ quan ngoại giao, viên chức ngoại giao được chuyển nhượng xe cho đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao khác hoặc các đối tượng khác tại Việt Nam với điều kiện xe được cơ quan đăng kiểm xác nhận còn đủ tiêu chuẩn kỹ thuật để lưu hành. Trước đây, các xe này không được chuyển nhượng cho cơ quan, tổ chức, thương nhân, cá nhân tại Việt Nam; chỉ đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam mới được nhận chuyển nhượng; khi đối tượng này không có nhu cầu sử dụng xe hoặc khi kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam thì phải tái xuất khẩu hoặc tiêu hủy xe. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 20/04/2018. XÂY DỰNG Nhà thầu phải dừng thi công nếu phát hiện nguy cơ ô nhiễm Ngày 06/02/2018, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 02/2018/TT-BXD quy định về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình và chế độ báo cáo công tác bảo vệ môi trường ngành xây dựng. Theo đó, nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm thực hiện kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường và các quy định về bảo vệ môi trường trong quá trình thi công gói thầu; Bố trí nhân sự phụ trách về môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường để thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Kế hoạch môi trường của dự án. Bên cạnh đó, nhà thầu phải xây dựng và thực hiện nội quy, quy định về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình; Dừng thi công xây dựng công trình khi phát hiện nguy cơ xảy ra ô nhiễm, sự cố môi trường nghiêm trọng và có biện pháp khắc phục để đảm bảo tuân thủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường trước khi tiếp tục thi công… Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/04/2018. CHỨNG KHOÁN Công ty chứng khoán phải thuyết minh báo cáo tài chính Ngày 12/03/2018, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 23/2018/TT-BTC hướng dẫn kế toán chứng quyền có bảo đảm đối với công ty chứng khoán là tổ chức phát hành. Thông tư này yêu cầu công ty chứng khoán phải thuyết minh về các nội dung: Lãi, lỗ đánh giá lại chứng quyền của tổ chức phát hành; Lãi, lỗ đánh giá lại tài sản cơ sở từ hoạt động phòng ngừa rủi ro của tổ chức phát hành; Tổng số tiền gửi ký quỹ đảm bảo thanh toán tại ngân hàng lưu ký của tổ chức phát hành; Tổng số tiền nộp bổ sung cho mục đích phòng ngừa rủi ro do chênh lệch giữa vị thế phòng ngừa rủi ro lý thuyết và vị thế phòng ngừa rủi ro thực tế; Tổng số chứng khoán dùng cho hoạt động phòng ngừa rủi ro; Tổng số chứng quyền được phép phát hành; Tổng số chứng quyền đang phát hành. Một số tài khoản hạch toán nghiệp vụ kế toán liên quan đến chứng quyền bao gồm: Tài khoản 329 - Phải trả chứng quyền; Tài khoản 018 - Chứng quyền… Thông tư này có hiệu lực từ ngày 27/04/2018. GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO-DẠY NGHỀ Tuyển sinh 2018: Nhiều ngành trong quân đội được tuyển từ 2 thí sinh nữ Ngày 10/03/2018, Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư 24/2018/TT-BQP sửa đổi, bổ sung một số quy định và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong quân đội của Thông tư 17/2016/TT-BQP và Thông tư 42/2017/TT-BQP. Các ngành: Bác sĩ quân y tại Học viện Quân y và các ngành: Quan hệ quốc tế về quốc phòng, ngoại ngữ tại Học viện Khoa học quân sự; các ngành: Công nghệ thông tin, Điện tử viễn thông, Điện tử Y sinh, Khí tài quang, Địa tin học tại Học viện Kỹ thuật quân sự được giao chỉ tiêu tuyển thí sinh nữ, mỗi ngành được tuyển ít nhất 02 thí sinh. Học viện Biên phòng tuyển 45% thay vì 55% như trước đây với chỉ tiêu thí sinh có hộ khẩu thường trú ở phía Bắc (từ tỉnh Quảng Bình trở ra); thí sinh có hộ khẩu thường trú tại các tỉnh phía Nam được xác định đến từng quân khu: Quân khu 4 (tỉnh Quảng Trị và tỉnh Thừa Thiên Huế): 04 %, Quân khu 5: 11%, Quân khu 7: 14%, Quân khu 9: 16%... Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/04/2018. Tuyển sinh ĐH 2018: Điểm ưu tiên khu vực giảm một nửa Quy chế tuyển sinh đại học chính quy đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi ngày 01/03/2018 tại Thông tư 07/2018/TT-BGDĐT và có hiệu lực từ ngày 16/04/2018. Quy chế mới quy định về khung điểm ưu tiên theo đối tượng và khu vực như sau: Mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa hai nhóm đối tượng kế tiếp là 1,0 điểm; giữa hai khu vực kế tiếp là 0,25 điểm tương ứng với tổng điểm 03 bài thi/môn thi (trong tổ hợp môn xét tuyển) không nhân hệ số theo thang điểm 10. Trước đây, mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa hai khu vực kế tiếp là 0,5 điểm. Như vậy, điểm cộng ưu tiên khu vực cao nhất năm nay chỉ còn 0,75 điểm, thay vì 1,5 điểm như những năm trước. Bên cạnh đó, từ kỳ tuyển sinh năm nay, các trường đại học, cao đẳng được tự xác định điểm sàn. Riêng ngành đào tạo giáo viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào để các trường xây dựng phương án xét tuyển. Điểm ưu tiên khu vực giảm một nửa trong kì tuyển sinh năm nay (Ảnh minh họa) Tuyển sinh đại học phải căn cứ vào nhu cầu lao động Thông tư 06/2018/TT-BGDĐT quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên; trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 28/02/2018. Theo Thông tư này, có 03 tiêu chí để xác định chỉ tiêu tuyển sinh chính quy, gồm: Tiêu chí số sinh viên chính quy tính trên một giảng viên quy đổi theo từng khối ngành của cơ sở giáo dục; Tiêu chí diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo; Tiêu chí nhu cầu lao động của thị trường, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Các ngành đào tạo đại học chính quy đã được công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng được tự chủ xác định chỉ tiêu tuyển sinh theo cam kết về chất lượng đào tạo và nhu cầu xã hội đối với ngành đó, nhưng không vượt quá 120% chỉ tiêu đào tạo của năm trước liền kề. Các trường chưa được công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng không được tăng chỉ tiêu tuyển sinh so với năm trước liền kề. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/04/2018. Tuyển sinh lớp 6 bằng xét tuyển kết hợp đánh giá năng lực Ngày 28/02/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 05/2018/TT-BGDĐT sửa đổi Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 11/2014/TT-BGDĐT. Cụ thể, tuyển sinh trung học cơ sở theo phương thức xét tuyển. Trường hợp cơ sở giáo dục có số học sinh đăng ký vào học lớp 6 nhiều hơn chỉ tiêu tuyển sinh, Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện phương án tuyển sinh theo phương thức xét tuyển hoặc kết hợp xét tuyển với kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh. Đồng thời, các Sở Giáo dục và Đào tạo được quy định mức điểm cộng thêm cho từng nhóm đối tượng được cộng điểm ưu tiên với mức chênh lệch điểm cộng thêm giữa hai nhóm đối tượng được ưu tiên kế tiếp là 0,5 điểm tính theo thang điểm 10. Học sinh đạt giải cấp quốc gia và quốc tế về văn hóa; văn nghệ; thể dục thể thao; cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia sẽ được tuyển thẳng vào trung học phổ thông. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/04/2018. Thi THPT quốc gia 2018: Điểm thi được làm tròn đến 2 chữ số thập phân Tại Thông tư 04/2018/TT-BGDĐT ngày 28/02/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã sửa đổi Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 04/2017/TT-BGDĐT. Theo quy định mới, bài thi được chấm theo thang điểm 10; điểm lẻ của tổng điểm toàn bài được làm tròn đến 02 chữ số thập phân; trong khi trước đây quy định điểm thi được lấy đến 0,25 và không quy tròn điểm. Thông tư cũng quy định, thí sinh bị hủy kết quả thi và lập hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý nếu vi phạm một trong 05 lỗi: Giả mạo hồ sơ để hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích; Sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp; Để người khác dự thi thay, làm bài thay dưới mọi hình thức. Trước đây, nếu như mắc các lỗi trên, thí sinh sẽ bị tước quyền vào học ở các trường ngay trong năm đó và tước quyền tham dự kỳ thi trong hai năm tiếp theo. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/04/2018. SỞ HỮU TRÍ TUỆ Tin tức thời sự không được bảo hộ quyền tác giả Ngày 23/02/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Sở hữu trí tuệ và Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi về quyền tác giả và quyền liên quan, có hiệu lực từ ngày 10/04/2018. Theo đó, đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả bao gồm: Tin tức thời sự thuần túy và các văn bản hành chính. Trong đó, tin tức thời sự là các thông tin báo chí ngắn hàng ngày, chỉ mang tính chất đưa tin, không có tính sáng tạo; Văn bản hành chính bao gồm các văn bản của cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội… và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân. Cũng theo Nghị định này, trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình phải đáp ứng 02 điều kiện: Phần trích dẫn chỉ nhằm mục đích giới thiệu, bình luận hoặc làm sáng tỏ vấn đề được đề cập trong tác phẩm của mình; Phần trích dẫn không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được sử dụng để trích dẫn; phù hợp với tính chất, đặc điểm của loại hình tác phẩm được sử dụng để trích dẫn. THÔNG TIN-TRUYỀN THÔNG Mạng xã hội phải loại bỏ nội dung vi phạm trong 3 giờ Ngày 01/03/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 27/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. Cụ thể, trang thông tin điện tử tổng hợp phải có quy trình để xác định phạm vi nguồn thông tin, kiểm tra thông tin trước và sau khi đăng tải; Có cơ chế kiểm soát nguồn tin, đảm bảo thông tin tổng hợp đăng tải phải chính xác theo đúng thông tin nguồn; Có cơ chế phối hợp để có thể loại bỏ ngay nội dung vi phạm chậm nhất sau 03 giờ, từ khi tự phát hiện hoặc có yêu cầu. Đối với mạng xã hội, phải bảo đảm người sử dụng đồng ý thỏa thuận sử dụng dịch vụ bằng phương thức trực tuyến thì mới có thể sử dụng được các dịch vụ, tiện ích của mạng xã hội. Tương tự như trang thông tin điện tử, mạng xã hội cũng phải có cơ chế loại bỏ nội dung vi phạm chậm nhất sau 03 giờ, từ khi phát hiện hoặc có yêu cầu. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15/04/2018. AN NINH QUỐC GIA Luôn có từ 2 cảnh sát trên xe vận chuyển tiền, vàng, bảo vật Ngày 23/02/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 21/2018/NĐ-CP quy định về công tác bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt của Nhà nước do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang bảo vệ. Hàng đặc biệt khi vận chuyển phải được đóng gói, niêm phong, đặt trong các container hoặc thùng chứa hàng, khóa, kẹp chì và bảo quản an toàn. Đối với mỗi chuyến vận chuyển hàng đặc biệt trên đường bộ, phải có 02 xe hộ tống bảo vệ. Đồng thời, bảo đảm ít nhất 02 cán bộ, chiến sĩ cảnh sát thường xuyên làm nhiệm vụ trên mỗi xe chở hàng, xe hộ tống, toa xe đường sắt hoặc trên mỗi phương tiện vận tải đường thủy nội địa, đường hàng không. Hàng đặc biệt do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang bảo vệ vận chuyển gồm: Tiền mặt, giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước; Tài sản quý trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước; Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu Nhà nước. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 10/04/2018. Ngoài ra, còn có quy định về Nội quy trại giam trong quân đội; Sửa đổi quy định về thu phí thẩm định cấp giấy phép sản xuất rượu, thuốc lá; Cảnh sát cứu nạn, cứu hộ phải được bồi dưỡng ít nhất 200 giờ/năm; Chế độ, chính sách với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; Ban hành 24 biểu mẫu về tổ chức và hoạt động hòa giải thương mại… cũng sẽ có hiệu lực từ tháng 04/2018. Khách hàng của LuatVietnam có thể xem thêm Danh sách các văn bản có hiệu lực trong tháng 04/2018 tại đây.
1695233506029.42.parquet/130719
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506029.42.parquet", "ppl": 245, "token_count": 24822, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-van-ban-moi/nhieu-chinh-sach-moi-co-hieu-luc-tu-thang-04-2018-186-16072-article.html" }
Nhằm giảm tình trạng ùn tắc trên địa bàn thủ đô, đặc biệt là khu vực nội thành, vừa qua, Hà Nội đã đề xuất với Bộ Giao thông - Vận tải thu phí phương tiện vào khu vực ùn tắc. Thu phí để hạn chế số lượng xe đi vào Thực tế, đây không phải là đề xuất mới bởi trước đó, tại Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐND, Hội đồng nhân dân Thành phố đã yêu cầu lập Đề án thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn Thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường để hạn chế số lượng xe cơ giới đi vào. Tuy nhiên, dù Nghị quyết đã được ban hành gần 01 năm nhưng vẫn chưa được thực hiện, bởi hiện nay, theo Luật Phí và Lệ phí năm 2015 chưa quy định loại phí này. Do đó, Sở Giao thông Vận tải đã đề xuất lên Bộ Giao thông Vận tải để nghiên cứu trình Chính phủ và Quốc hội.
1695233506029.42.parquet/149169
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506029.42.parquet", "ppl": 79.9, "token_count": 10684, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-phap-luat/ha-noi-se-thu-phi-phuong-tien-vao-khu-vuc-un-tac-230-16676-article.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! tải Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12358:2018 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12358:2018 DOC (Bản Word) Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12358:2018 ASEAN STAN 39:2014 ME NGỌT QUẢ TƯƠI Sweet tamarind Lời nói đầu TCVN 12358:2018 hoàn toàn tương đương với ASEAN STAN 39:2014; TCVN 12358:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F10 Rau quả và sản phẩm rau quả biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. ME NGỌT QUẢ TƯƠI Sweet tamarind 1 Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn này áp dụng cho các giống me ngọt thương phẩm thuộc loài Tamarindus indica L, họ Caesalpiniaceae, được tiêu thụ dưới dạng quả tươi. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho me ngọt quả tươi dùng trong chế biến công nghiệp. 2 Yêu cầu về chất lượng 2.1 Yêu cầu tối thiểu Trong tất cả các hạng, tùy theo yêu cầu cụ thể cho từng hạng và dung sai cho phép, me ngọt quả tươi phải: - nguyên vẹn, có cuống không dài hơn 0,5 cm; - tươi; - đặc trưng cho giống; - sạch, hầu như không có bất kỳ tạp chất lạ nào nhìn thấy được bằng mắt thường; - lành lặn, không bị dập nát hoặc hư hỏng đến mức không phù hợp cho sử dụng; - hầu như không bị hư hỏng cơ học và/hoặc sinh lý học cũng như do nhiệt độ thấp và/hoặc nhiệt độ cao; - hầu như không chứa sinh vật gây hại ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài của sản phẩm; - không bị ẩm bất thường ngoài vỏ, trừ khi bị ngưng tụ nước do vừa đưa ra khỏi môi trường bảo quản lạnh; - không có bất kỳ mùi và/hoặc vị lạ nào; 2.1.1 Me ngọt quả tươi phải được thu hoạch khi đạt độ chín thích hợp, phù hợp với tiêu chí của giống, mùa vụ, vùng trồng và phải có độ axit chuẩn độ (TA) tối đa bằng 4 %. Độ chín và tình trạng của me ngọt quả tươi phải: - chịu được vận chuyển và bốc dỡ; và - đến nơi tiêu thụ với trạng thái tốt. 2.2 Phân hạng Me ngọt quả tươi được phân thành ba hạng như sau: 2.2.1 Hạng “đặc biệt” Me ngọt quả tươi thuộc hạng này phải có chất lượng cao nhất, không có các khuyết tật miễn là không ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài, chất lượng, sự duy trì chất lượng và cách trình bày sản phẩm trong bao bì. 2.2.2 Hạng I Me ngọt quả tươi thuộc hạng này phải có chất lượng tốt. Tuy nhiên cho phép có các khuyết tật sau miễn là không ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài, chất lượng, sự duy trì chất lượng và cách trình bày sản phẩm trong bao bì: - tương đối không đồng đều về hình dạng; - hơi khác nhau về màu sắc thông thường; - khuyết tật nhẹ trên vỏ quả. Tổng diện tích bị khuyết tật không vượt quá 5 % tổng diện tích bề mặt. 2.2.3 Hạng II Me ngọt quả tươi thuộc hạng này không đáp ứng được các yêu cầu trong các hạng cao hơn, nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu quy định trong 2.1. Có thể cho phép me ngọt quả tươi có các khuyết tật sau miễn là vẫn đảm bảo được các đặc tính cơ bản về chất lượng, sự duy trì chất lượng và cách trình bày của sản phẩm: - ít đồng đều về hình dạng; - hơi khác nhau về màu sắc thông thường; - khuyết tật trên vỏ quả. Tổng diện tích bị khuyết tật không vượt quá 10 % tổng diện tích bề mặt. 3 Yêu cầu về kích cỡ Kích cỡ được xác định theo số lượng hạt trên quả hoặc chiều dài của từng quả, phù hợp với Bảng 1 sau: Bảng 1 - Phân loại kích cỡ theo số lượng hạt trên quả hoặc chiều dài của từng quả Mã kích cỡ Số lượng hạt trên quả Chiều dàia), cm 1 lớn hơn 6 lớn hơn 10,0 2 từ 4 đến 6 lớn hơn 7 đến 10 3 từ 1 đến 3 từ 5 đến 7 a) Chỉ sử dụng đối với quả thẳng 4 Yêu cầu về dung sai Cho phép dung sai về chất lượng và kích cỡ quả trong mỗi bao gói sản phẩm (hoặc mỗi lô hàng sản phẩm ở dạng rời) không đáp ứng các yêu cầu của mỗi hạng quy định. 4.1 Dung sai về chất lượng 4.1.1 Hạng “đặc biệt” Cho phép 5% số lượng hoặc khối lượng me ngọt quả tươi không đáp ứng các yêu cầu của hạng “đặc biệt”, những phải đạt chất lượng hạng I hoặc nằm trong giới hạn dung sai cho phép của hạng đó. 4.1.3 Hạng II Cho phép 10 % số lượng hoặc khối lượng me ngọt quả tươi không đáp ứng các yêu cầu của hạng II cũng như các yêu cầu tối thiểu, trừ sản phẩm bị thối hoặc hư hỏng bất kỳ khác dẫn đến không thích hợp cho việc sử dụng. 4.2 Dung sai về kích cỡ Đối với tất cả các hạng, cho phép 10 % số lượng hoặc khối lượng từng quả tương ứng với cỡ trên và/hoặc cỡ dưới liền kề chỉ rõ trên bao gói. 5 Yêu cầu về cách trình bày sản phẩm 5.1 Độ đồng đều Lượng me ngọt quả tươi chứa trong mỗi bao gói (hoặc lô sản phẩm để rời) phải đồng đều và chỉ gồm các quả có cùng giống, xuất xứ và/hoặc hạng thương mại, chất lượng và kích cỡ. Phần quan sát được của sản phẩm có trong bao gói (hoặc trong lô sản phẩm để rời) phải đại diện cho toàn bộ bao gói. 5.2 Bao gói Me ngọt quả tươi phải được bao gói để bảo vệ sản phẩm một cách thích hợp. Vật liệu được sử dụng bên trong bao gói phải sạch và có chất lượng tốt để tránh được mọi nguy cơ hư hại bên trong hoặc bên ngoài sản phẩm. Cho phép sử dụng vật liệu giấy hoặc tem liên quan đến các yêu cầu thương mại miễn là việc in nhãn hoặc dán nhãn phải sử dụng mực in hoặc keo dán không độc. Me ngọt quả tươi cần được đóng gói trong mỗi bao bì phù hợp với TCVN 9770 (CAC/RCP 44) Quy phạm thực hành bao gói và vận chuyển rau, quả tươi.
1695233506029.42.parquet/192814
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506029.42.parquet", "ppl": 304.6, "token_count": 14301, "url": "https://luatvietnam.vn/thuc-pham/tieu-chuan-quoc-gia-tcvn-12358-2018-asean-stan-39-2014-me-ngot-qua-tuoi-181725-d3.html" }
Câu hỏi: Tôi có trường hợp về thừa kế chứng khoán muốn hỏi thông tin về cách tính thuế thu nhập cá nhân cho người nhận thừa kế như sau: Người mất là chồng, hàng thừa kế thứ nhất gồm vợ và 02 con; tài sản thừa kế là 20.000 cổ phiếu ACB. Tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân nên một nửa tài sản là của người vợ, còn một nửa chia đều cho các đồng thừa kế (là 03 mẹ con). Vậy, người vợ có phải đóng thuế cho một nửa tài sản của mình không hay chỉ phải đóng thuế cho phần tài sản mà mình nhận thừa kế ạ? Trả lời: Luật sư Đỗ Anh Tú trả lời bạn như sau: 1. Thu nhập chịu thuế Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân được quy định tại Khoản 9 Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 của Quốc hội, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân của Quốc hội, số 26/2012/QH13 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế của Quốc hội, số 71/2014/QH13, cụ thể như sau: “Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân gồm: … 9. Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng." Căn cứ vào quy định trên, người vợ sẽ phải đóng thuế cho phần thu nhập từ nhận thừa kế của chồng. 2. Xác định tài sản là di sản thừa kế từ đó xác định thu nhập từ nhận thừa kế của người vợ Theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình của Quốc hội, số 52/2014/QH13 thì tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất. Mặt khác, theo Điều 210 và Điều 213 Bộ luật Dân sự của Quốc hội, số 91/2015/QH13 quy định về sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng như sau: “Điều 210. Sở hữu chung hợp nhất 1. Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó, phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung. Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia. 2. Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung.” “Điều 213. Sở hữu chung của vợ chồng 1. Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia. 2. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. 3. Vợ chồng thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. 4. Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án. 5. Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng được áp dụng theo chế độ tài sản này.” Như vậy, căn cứ vào các quy định trên, loại trừ trường hợp người vợ có căn cứ chứng minh chứng khoán trên là tài sản riêng của mình, di sản thừa kế là 50% số cổ phiếu của người chồng đã mất. Bên cạnh đó, căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 651 Bộ luật Dân sự của Quốc hội, số 91/2015/QH13, những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau, do đó, phần tài sản là di sản của chồng mà vợ được hưởng là một nửa số 20.000 cổ phiếu ACB chia đều cho 03. Tài sản là di sản thừa kế của người vợ = 50% x 20.000 cổ phiếu ACB / 3 3. Cách tính thuế khi nhận thừa kế Căn cứ quy định tại Điều 23, 31 Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 của Quốc hội thì công thức tính thuế được quy định như sau: Công thức tính thuế: TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 10% Trong đó: Thu nhập tính thuế: Thu nhập tính thuế từ nhận thừa kế là phần giá trị tài sản nhận thừa kế vượt trên 10 triệu đồng mỗi lần nhận. Như vậy, người vợ sẽ phải đóng thuế cho phần thu nhập từ nhận thừa kế của chồng theo công thức trên.
1695233506029.42.parquet/201209
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506029.42.parquet", "ppl": 104.4, "token_count": 10336, "url": "https://luatvietnam.vn/luat-su-tu-van/tinh-thue-tncn-khi-thua-ke-chung-khoan-nhu-the-nao-128405-faqs.html" }
Hiện nay, mức giá điện, nước được quy định rất rõ ràng. Tuy nhiên trên thực tế, phần lớn người thuê nhà trọ vẫn phải chịu thiệt thòi vì chủ nhà “không biết” hoặc “không chịu” áp dụng các quy định này. Cập nhật mức giá điện nước thuê trọ mới nhất Bảng giá điện sinh hoạt Hiện nay, bảng giá bán lẻ điện sinh hoạt được áp dụng theo Quyết định 1062/QĐ-BCT ngày 04/5/2023 của Bộ Công Thương: Định mức sử dụng điện Giá bán lẻ điện (đồng/kWh) Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.728 Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.786 Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.074 Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.612 Bậc 5: Cho kWh từ 301 - 400 2.919 Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.015 Điều 10 Thông tư 16/2014/TT-BCT, sửa đổi bởi Thông tư 09/2023/TT-BCT quy định tại mỗi địa chỉ nhà cho thuê chỉ được ký 01 hợp đồng mua bán điện duy nhất. Do đó, chủ nhà cho thuê có trách nhiệm cung cấp thông tin cư trú của người thuê nhà để tính tiền điện: - Trường hợp cho hộ gia đình thuê: Mỗi hộ gia đình thuê nhà được tính một định mức. - Trường hợp cho sinh viên, người lao động thuê nhà (không phải là một hộ gia đình): + Hợp đồng thuê nhà từ 12 tháng trở lên và có đăng ký tạm trú, thường trú thì chủ nhà trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện hoặc đại diện bên thuê nhà ký hợp đồng mua bán điện (có cam kết thanh toán tiền điện của chủ nhà). + Thời hạn cho thuê nhà dưới 12 tháng: Nếu chủ nhà không kê khai được đủ số người sử dụng điện thì áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt của bậc 3: Từ 101 - 200 kWh cho toàn bộ sản lượng điện đo được tại công tơ. Nếu chủ nhà kê khai đầy đủ số người sử dụng điện thì được cấp định mức căn cứ vào thông tin cư trú tại địa điểm sử dụng điện: Cứ 04 người tính là một hộ sử dụng điện để tính số định mức áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt. Trên thực tế, phần lớn các nhà trọ tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh đều không kê khai được đầy đủ số lượng người sử dụng điện, cũng như ký hợp đồng thuê trên 12 tháng. Do đó, mức giá điện mà sinh viên, người lao động thuê trọ thường phải trả là 2.047 đồng/kWh (tính theo bậc 3). Trường hợp ký hợp đồng thuê nhà từ 12 tháng trở lên và có đăng ký tạm trú thì bên thuê trọ có thể trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện để được tính giá điện từ bậc thấp nhất. Bảng giá nước sạch sinh hoạt Tại Thông tư 44/2021/TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định khung giá bán nước sạch tối (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) như sau: STT Loại Giá tối thiểu (đồng/m3) Giá tối đa (đồng/m3) 1 Đô thị đặc biệt, đô thị loại 1 3.500 18.000 2 Đô thị loại 2, loại 3, loại 4, loại 5 3.000 15.000 3 Khu vực nông thôn 2.000 11.000 Căn cứ vào khung giá nước của Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ quyết định giá bán nước cho địa phương: - Thành phố Hà Nội: Giá bán nước sạch chưa có thuế giá trị gia tăng và phí bảo vệ môi trường áp dụng theo Quyết định 38/2013/QĐ-UBND như sau: 10 m3 đầu tiên: 5.973 đồng/m3 Từ trên 10 m3 đến 20 m3: 7.052 đồng/m3 Từ trên 20 m3 đến 30 m3: 8.669 đồng/m3 Trên 30 m3: 15.929 đồng/m3 - Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Giá nước sạch sinh hoạt chưa có thuế giá trị gia tăng và phí bảo vệ môi trường áp dụng theo Quyết định 25/2019/QĐ-UBND như sau: Đến 4m3/người/tháng: 6.700 đồng/m3 (riêng hộ nghèo và cận nghèo là 6.300 đồng/m3) Trên 4m3 đến 6m3/người/tháng: 12.900 đồng/m3 Trên 6m3/người/tháng: 14.400 đồng/m3 Chủ trọ thu tiền điện đắt hơn, hãy gọi ngay đường dây nóng Đến nay, đã có hơn 18.000 chủ nhà trọ tại Hà Nội và 67.000 chủ nhà trọ tại thành phố Hồ Chí Minh đã ký cam kết sẽ thu tiền điện đúng quy định. Nếu phát hiện chủ nhà trọ thu tiền điện sai quy định, sinh viên, người lao động có thể liên hệ đến: Hà Nội: Tổng đài chăm sóc khách hàng của EVNHANOI qua số điện thoại 19001288 hoặc Sở Công Thương qua số 024.22155571 và 024.22155527 Thành phố Hồ Chí Minh: Tổng đài chăm sóc khách hàng của EVNHCM 1900 545454 Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng lập biên bản kiểm tra, xác minh hành vi vi phạm của chủ nhà trọ để làm cơ sở xử phạt. Về mức phạt: Chủ trọ thu tiền điện của người thuê nhà cao hơn giá quy định sẽ bị phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp đã chiếm đoạt (căn cứ quy định tại khoản 7 Điều 12 Nghị định 134/2013/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 17/2022/NĐ-CP). Trên đây quy định về mức giá điện nước thuê trọ và các thông tin liên quan. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.
1695233506029.42.parquet/207285
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506029.42.parquet", "ppl": 223.7, "token_count": 13583, "url": "https://luatvietnam.vn/linh-vuc-khac/muc-gia-dien-nuoc-thue-tro-883-92158-article.html" }
Để cải thiện thu nhập, không ít công chức, viên chức hiện nay đã thử sức với một công việc làm thêm mới: Bán hàng online. Không cấm công chức bán hàng online Theo Điều 20 Luật Cán bộ, công chức 2008, cán bộ, công chức không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự theo quy định pháp luật hiện hành. Trong khi đó, theo Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Doanh nghiệp năm 2014, cán bộ, công chức không được thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam mà chỉ có thể thành lập hộ kinh doanh, góp vốn vào công ty cổ phần nhưng chỉ với tư cách là cổ đông… Đồng thời, tại Nghị định 40/2018/NĐ-CP, Chính phủ quy định cán bộ, công chức không được tham gia bán hàng đa cấp. Đối chiếu với các quy định nêu trên, có thể thấy pháp luật hiện hành không cấm cán bộ, công chức bán hàng trên mạng (bán hàng online) để nâng cao thu nhập. Không cấm cán bộ công chức bán hàng online (Ảnh minh họa) Tuyệt đối không bán hàng online trong giờ làm việc Sử dụng thời giờ làm việc để làm việc riêng là một trong những điều cấm đối với cán bộ, công chức, viên chức, theo Chỉ thị 26/CT-TTg năm 2016 của Chính phủ. Đặc biệt, tại Bộ Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc TP. Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 522/QĐ-UBND, UBND Thành phố cũng nhấn mạnh: Cán bộ, công chức, viên chức không quảng cáo, vận động, mời gọi đồng nghiệp và công dân mua, bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ có tính chất kinh doanh trong giờ làm việc. Như vậy, dù được phép bán hàng online để nâng cao thu nhập nhưng cán bộ, công chức tuyệt đối không được bán hàng online trong giờ làm việc, ảnh hưởng đến thời gian làm việc.
1695233506029.42.parquet/228766
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506029.42.parquet", "ppl": 66.9, "token_count": 10396, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-phap-luat/co-cam-can-bo-cong-chuc-ban-hang-online-230-16709-article.html" }
Cụ thể, mức lệ phí trước bạ áp dụng đối với ôtô chở người dưới 10 chỗ ngồi (kể cả lái xe) là từ 10 đến 20%; mức thu cụ thể sẽ do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương. Mức lệ phí trước bạ áp dụng đối với các trường hợp khác vẫn được giữ nguyên như quy định trước đây: Đối với nhà, đất vẫn là 0,5%; súng săn, súng thể thao, xe máy giữ ở mức 2% (xe máy ở các thành phố trực thuộc Trung ương vẫn là 5%); tàu thủy, sà lan, ca nô, tàu kéo, tàu đẩy, thuyền, du thuyền mức thu lệ phí trước bạ giữ nguyên là 1% … Mức thu lệ phí trước bạ quy định tại Nghị định này khống chế tối đa là 500 triệu đồng/1 tài sản, trừ ôtô chở người dưới 10 chỗ ngồi (kể cả lái xe), tàu bay, du thuyền. Giá tính lệ phí trước bạ được quy định thống nhất là giá do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành thay vì có nhiều cách xác định giá tính lệ phí trước bạ như quy định trước đây; điều này được đánh giá sẽ giúp gỡ rối cho cơ quan quản lý trong việc xác định giá tính lệ phí trước bạ. Cũng theo Nghị định này, ngoài các đối tượng như quy định trước đây thì tàu bay đã được bổ sung là đối tượng chịu lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; mức lệ phí trước bạ áp dụng đối với tàu bay là 1%. Như vậy, danh sách đối tượng chịu lệ phí trước bạ áp dụng từ ngày 01/09/2011 sẽ bao gồm 8 đối tượng.
1695233506029.42.parquet/253071
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506029.42.parquet", "ppl": 186.9, "token_count": 12457, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-van-ban-moi/le-phi-truoc-ba-oto-chinh-thuc-tang-den-toi-da-20-186-5665-article.html" }
Xin hỏi LuatVietnam: Công ty A muốn giao kết hợp đồng lao động với anh B có thời hạn 1 năm. Tuy nhiên, nội dung hợp đồng lao động chỉ quy định làm việc mỗi tháng làm việc không quá 14 ngày. Vậy, hợp đồng này có vi phạm pháp luật hay không? Trong trường hợp này, công ty A có phải đóng bảo hiểm xã hội cho anh B không ? Xin cảm ơn! Trả lời: Việc công ty A muốn giao kết hợp đồng lao động với anh B có thời hạn 1 năm thuộc loại hợp đồng xác định thời hạn. Hợp đồng lao động hiện vẫn đang được xây dựng trên nguyên tắc thỏa thuận giữa các bên. Pháp luật chỉ quy định một số điều phải có trong hợp đồng lao động tại Điều 21 Bộ luật Lao động năm 2019, trong đó có điều khoản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Hiện nay pháp luật lao động chỉ quy định về thời giờ làm việc tối đa theo ngày và theo tuần của người lao động. Vì vậy, việc công ty ký hợp đồng lao động chỉ quy định làm việc mỗi tháng không quá 14 ngày là không trái với quy định của pháp luật trong trường hợp công ty tuân thủ về thời giờ làm việc tối đa trong một ngày không quá 08 giờ và 1 tuần không quá 48 giờ. Mặc dù nội dung hợp đồng lao động chỉ quy định làm việc không quá 14 ngày/1 tháng. Tuy nhiên, công ty vẫn phải tuân thủ nguyên tắc trả lương không được thấp hơn mức lương tối thiểu. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia. Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn là một trong những đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội. Do đó, người sử dụng lao động (công ty A) phải có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho anh B (người lao động) trong doanh nghiệp của mình theo tỷ lệ luật định. Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
1695233506029.42.parquet/258763
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506029.42.parquet", "ppl": 103.7, "token_count": 8877, "url": "https://luatvietnam.vn/luat-su-tu-van/di-lam-nua-thang-co-duoc-dong-bao-hiem-xa-hoi-khong-137383-faqs.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8147:2009 EN 14078:2003 SẢN PHẨM DẦU MỎ DẠNG LỎNG - XÁC ĐỊNH ESTE METYL AXIT BÉO (FAME) TRONG PHẦN CẤT GIỮA - PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HỒNG NGOẠI Liquid petroleum products - Determination of fatty acid methyl esters (FAME) in middle distillates - Infrared spectroscopy method Lời nói đầu TCVN 8147 : 2009 hoàn toàn tương đương với EN 14078 : 2003. TCVN 8147 : 2009 do Tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC28/SC2 Sản phẩm dầu mỏ - Phương pháp thử biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. SẢN PHẨM DẦU MỎ DẠNG LỎNG - XÁC ĐỊNH ESTE METYL AXIT BÉO (FAME) TRONG PHẦN CẤT GIỮA - PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HỒNG NGOẠI Liquid petroleum products - Determination of fatty acid methyl esters (FAME) in middle distillates - Infrared spectroscopy method 1. Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hàm lượng este metyl axit béo (FAME) trong dải từ 1,7 % thể tích đến 22,7 % thể tích trong nhiên liệu điêzen hoặc nhiên liệu đốt dân dụng bằng phương pháp quang phổ hồng ngoại. Về nguyên tắc có thể áp dụng tiêu chuẩn này để xác định các hàm lượng khác của FAME ngoài phạm vi trên, tuy nhiên hiện nay không có sẵn các dữ liệu về độ chụm đối với các kết quả trong dải đo. Phương pháp này áp dụng cho các mẫu có chứa FAME phù hợp với TCVN 7717 hoặc EN 14213. Phương pháp chỉ cho kết quả định lượng tin cậy khi các mẫu không có lượng đáng kể của các thành phần khác gây cản trở, đặc biệt là este có các dải hấp thụ trong vùng phổ sử dụng để xác định hàm lượng FAME. Nếu có mặt các thành phần gây cản trở, phương pháp sẽ cho các kết quả có giá trị cao hơn. CHÚ THÍCH 1: Nếu có mặt các thành phần gây cản trở, thì trong các trường hợp có nghi ngờ hoặc tranh chấp cần ghi lại toàn bộ phổ hồng ngoại và so sánh chúng với phổ của các mẫu có hàm lượng FAME đã biết. CHÚ THÍCH 2: Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ “% thể tích” để biểu thị phần thể tích của nhiên liệu. CHÚ THÍCH 3: Chấp nhận khối lượng riêng không đổi của FAME bằng 880,0 kg/m3 để chuyển đổi g/L sang % thể tích. CẢNH BÁO - Việc sử dụng tiêu chuẩn này có thể liên quan đến các thao tác, thiết bị và các vật liệu có tính nguy hiểm. Tiêu chuẩn này không đề cập đến tất cả các vấn đề liên quan đến an toàn khi sử dụng. Người sử dụng tiêu chuẩn có trách nhiệm thiết lập các nguyên tắc về an toàn và bảo vệ sức khỏe cũng như khả năng áp dụng phù hợp với các giới hạn quy định trước khi đưa vào sử dụng. 2. Tài liệu viện dẫn Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có). TCVN 6022 (ISO 3171) Chất lỏng dầu mỏ - Lấy mẫu tự động trong đường ống. TCVN 6777 (ASTM D 4057) 1) Sản phẩm dầu mỏ - Phương pháp lấy mẫu thủ công. TCVN 7717 Nhiên liệu điêzen sinh học gốc (B100) - Yêu cầu kỹ thuật. EN 14213 Heating fuels - Fatty acid methyl esters (FAME) - Requirements and test methods [Nhiên liệu đốt - Este metyl axit béo (FAME) - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử]. EN 14214 Automative fuels - Fatty acid methyl esters (FAME) for diesel engines - Requirements and test methods [Nhiên liệu động cơ - Este metyl axit béo (FAME) dùng cho động cơ điêzen - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử]. 3. Nguyên tắc Ghi lại phổ hấp thụ hồng ngoại của phần mẫu thử đã pha loãng thích hợp với cyclohexan. Đo độ hấp thụ tại pic cực đại của dải hấp thụ điển hình đối với este ở khoảng 1745 cm-1 ± 5 cm-1. Sau đó tính hàm lượng FAME bằng hàm hiệu chuẩn tạo ra từ các dung dịch tiêu chuẩn đã biết hàm lượng FAME. 4. Thuốc thử và vật liệu 4.1. FAME để hiệu chuẩn FAME theo quy định trong EN 14214 hoặc EN 14213. 4.2. Cyclohexan, > 99,5 % thể tích 5. Thiết bị và dụng cụ 5.1. Thiết bị quang phổ hồng ngoại, loại tán sắc hoặc loại giao thoa, có khả năng vận hành trong dải số sóng từ 400 cm-1 đến 4000 cm-1 với hấp thụ tuyến tính trong dải hấp thụ từ 0,1 đến 1,1 đơn vị hấp thụ, và có độ phân giải tối thiểu là 4 cm-1. 5.2. Cuvet đo, làm bằng KBr hoặc NaCI hoặc CaF2, với độ dài quang học đã biết chính xác VÍ DỤ: Một dung dịch có nồng độ FAME là 3 g/L (0,34 % thể tích) sẽ cho độ hấp thụ khoảng 0,4 tại pic cực đại ở khoảng 1745 cm-1 khi sử dụng cuvet đo với độ dài quang học là 0,5 mm. 6. Lấy mẫu Nếu không có quy định khác, các mẫu thử sẽ được lấy theo TCVN 6022 (ISO 3171) hoặc TCVN 6777 (ASTM D 4057). 7. Cách tiến hành 7.1. Quy định chung Do tính nhớt của dung dịch FAME, nên việc rửa sạch cuvet đo là rất quan trọng. Cuvet đo được rửa sạch hoàn toàn bằng cách sục rửa nhiều lần với cyclohexan. Cuvet đo được coi là đủ sạch khi phổ IR ghi được của cuvet đo đã đổ đầy cyclohexan phù hợp hoàn toàn với phổ tiêu chuẩn của cyclohexan. 7.2. Hiệu chuẩn 7.2.1. Chuẩn bị dung dịch hiệu chuẩn Chuẩn bị một bộ ít nhất năm dung dịch hiệu chuẩn đã biết chính xác nồng độ FAME (4.1) trong cyclohexan (4.2) bằng cách cân FAME trong bình định mức thích hợp và đổ đầy clyclohexan đến vạch mức. Nồng độ FAME danh nghĩa cho bộ năm dung dịch hiệu chuẩn này sẽ được chọn sao cho độ hấp thụ tại pic cực đại ở khoảng 1 745 cm-1 nằm trong dải từ 0,1 đến 1,1 đơn vị hấp thụ. VÍ DỤ: Với cuvet đo có độ dài quang học danh nghĩa là 0,5 mm (xem thêm 5.2), các dung dịch hiệu chuẩn là: 1, 2, 4, 6 và 10 g/L. Điều quan trọng là phải sự dụng tất cả các cuvet đo giống nhau để hiệu chuẩn và đo. 7.2.2. Phép đo phổ Phép đo phổ được tiến hành như nhau cho các dung dịch hiệu chuẩn và cho các mẫu thử. Phần mẫu thử hoặc dung dịch hiệu chuẩn được đổ đầy vào cuvet đo và phổ IR sẽ được ghi đè lên phổ của cyclohexan (4.2). Sau đó đo độ hấp thụ tại pic cực đại ở khoảng 1745 cm-1, sử dụng đường nền từ 1670 cm-1 đến 1820 cm-1 (Hình 1). CHÚ THÍCH: Phải rất cẩn thận để thực hiện chính xác phép đo so với cyclohexan. Các dải hấp thụ IR của cyclohecxan phải được bù trực tiếp về mặt quang học (thiết bị tia kép), hoặc tính trừ đi (thiết bị tia đơn). CHÚ DẪN y Độ hấp thụ Hình 1 - Phổ đặc trưng cho FAME trong nhiên liệu điêzen pha loãng trong cyclohexan (chiều dài cuvet 0,5 mm, nồng độ 44 g/L sau khi pha loãng 1:10 thể tích) 7.2.3. Hàm hiệu chuẩn Sử dụng phép đo độ hấp thụ đối với bộ dung dịch hiệu chuẩn của FAME (xem 7.2.1), hàm hiệu chuẩn được tính bằng phép hồi quy tuyến tính hoặc bằng cách vẽ đồ thị, sử dụng độ hấp thụ A là biến phụ thuộc, và nồng độ q là biến độc lập. Hàm hiệu chuẩn đối với độ dài đường quang tiêu chuẩn của cuvet bằng 1 cm, được tính theo công thức sau: A/L = a* q + b trong đó A là độ hấp thụ đo được, tính bằng đơn vị của độ hấp thụ; L là chiều dài đường quang thực của cuvet sử dụng, tính bằng cm; q là nồng độ của FAME, tính bằng g/L; a là độ dốc của đường hồi quy; b là phần chắn y của đường hồi quy. CHÚ THÍCH: Nên lặp lại quy trình hiệu chuẩn khi hệ số tương quan (R2) đối với đường hồi quy dưới 0,99. 7.3. Phân tích định lượng 7.3.1. Chuẩn bị mẫu Phân tích các mẫu FAME có trong phần cất giữa sau khi đã pha loãng thích hợp với cyclohexan. Nếu độ hấp thụ đo được không nằm trong dải hấp thụ hiệu chuẩn, thì phải làm lại mẫu mới với tỷ lệ pha loãng phù hợp. Đối với các hàm lượng FAME dưới khoảng 100 g/L (11,4 % thể tích), tỷ lệ pha loãng ít nhất bằng 1:10 (thể tích). Đối với FAME có hàm lượng trên 100 g/L (11,4 % thể tích) và dưới 200 g/L (22,7 % thể tích), áp dụng tỷ lệ pha loãng ít nhất bằng 1:20 (thể tích). CHÚ THÍCH 1: Đối với FAME có hàm lượng trên 200 g/L (22,7 % thể tích), áp dụng tỷ lệ pha loãng đủ để đưa độ hấp thụ vào trong dải hấp thụ quy dịnh của việc hiệu chuẩn. CHÚ THÍCH 2: Các tỷ lệ pha loãng nêu trên là dựa trên cơ sở độ dài đường quang danh nghĩa của cuvet đo bằng 0,5 mm. 7.3.2. Phép đo phổ Phép đo phổ được thực hiện cho dung dịch thử theo 7.2.2. Quan trọng là phải đảm bảo rằng tất cả các cuvet đo và hiệu chuẩn là giống nhau. Vì việc làm sạch cuvet đo là rất quan trọng do vậy phải ghi lại phổ IR của cuvet chứa đầy cyclohexan giữa các lần đo mẫu để kiểm tra độ sạch của cuvet đối với từng mẫu (xem 7.1).
1695233506029.42.parquet/300934
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506029.42.parquet", "ppl": 389.8, "token_count": 15339, "url": "https://luatvietnam.vn/cong-nghiep/tcvn-8147-2009-xac-dinh-este-metyl-axit-beo-trong-phan-cat-giua-dau-mo-166469-d3.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: TÓM TẮT VĂN BẢN Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau! tải Nghị định 112-HĐBT Nghị định 112-HĐBT ZIP (Bản Word) LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam. Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết NGHỊ ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 112-HĐBT NGÀY 29-8-1989 VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA TỔNG CỤC HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981; Căn cứ Nghị quyết số 75-NQ/QHK5 ngày 12-1-1976 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập Tổng cục hàng không dân dụng Việt Nam; Căn cứ kết luận của Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng trong phiên họp ngày 20 tháng 4 năm 1989 có đồng chí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tham gia đã nhất trí về việc chuyển ngành Hàng không dân dụng Vịêt Nam sang sản xuất kinh doanh phù hợp với chính sách đổi mới cơ chế quản lý trong các ngành kinh tế quốc dân; thành lập Tổng Công ty Hàng không Việt Nam là một đơn vị sản xuất kinh doanh hoạch toán kinh tế độc lập; Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hàng không dân dụng Việt nam, NGHỊ ĐỊNH: Điều 1. - Hàng không dân dụng là ngành kinh tế kỹ thuật của Nhà nước; Tổng cục Hàng không dân dụng là cơ quan trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng. Điều 2.- Tổng cục Hàng không dân dụng có các nhiệm vụ chủ yếu sau đây: 1. Trên cơ sở đường lối, chủ trương của Đảng Nhà nước, xây dựng chiến lược phát triển, phương hướng, mục tiêu và các cân đối lớn của kế hoạch dài hạn trung hạn, ngắn hạn của ngành Hàng không dân dụng Việt Nam. 2. Xây dựng các văn bản pháp quy, chế độ chính sách, luật lệ Hàng không, các định mức kinh tế - kỹ thuật, trình Nhà nước ban hành hoặc Tổng cục ban hành. 3. Tiến hành thanh tra, kiểm tra hướng dẫn và xử lý việc chấp hành chủ trương, pháp luật, chính sách của Nhà nước về hàng không dân dụng. Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trực tiếp đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh trong ngành theo quy định của Hội đồng Bộ trưởng. 4. Tổ chức hợp tác quốc tế theo sự phân công của Nhà nước, theo dõi chỉ đạo các đơn vị, các tổ chức trong ngành triển khai các quan hệ quốc tế trong hoạt động kinh doanh theo hiệp định, hợp đồng ký kết với nước ngoài; trình Hội đồng Bộ trưởng phê chuẩn và công bố việc tham gia, thừa nhận (hoặc không tham gia, không thừa nhận) các tổ chức, công ước quốc tế về hàng không dân dụng. 5. Tổ chức , điều hành và phối hợp với Bộ Quốc phòng về việc quản lý không phận và quản lý bay trong các hành lang và không phận được phân công. 6. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, quản lý kinh tế và chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên toàn ngành. 7. Tổ chức nghiên cứu khoa học kỹ thuật, phổ biến và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và sản xuất, góp phần nâng cao an toàn, chất lượng và hiệu quả. 8. Tổ chức dự bị động viên. Điều 3. - Tổ chức Bộ máy của Tổng cục Hàng không dân dụng bao gồm: 1. Cơ quan Tổng cục gồm một số bộ phận và chuyên viên, biên chế gọn nhẹ, giúp Tổng cục trưởng làm nhiệm vụ quản lý Nhà nước và theo dõi sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch và đầu tư - pháp chế quản lý bay và an toàn bay - hợp tác quốc tế - thanh tra kiểm tra và Văn phòng Tổng cục. 2. Các đơn vị sự nghiệp gồm Viện khoa học kỹ thuật Hàng không và Trường Hàng không Việt Nam. 3. Các đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc. Điều 4. - Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam có Tổng cục trưởng và các Phó Tổng cục trưởng giúp việc. Tổng cục trưởng Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam có trách nhiệm xây dựng điều lệ hoạt động của Tổng cục trình Hội đồng Bộ trưởng phê chuẩn. Điều 5. - Nghị định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành. Các văn bản trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ. Điều 6. - Tổng thư ký Hội đồng Bộ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng và Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
1695233506045.12.parquet/14310
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506045.12.parquet", "ppl": 111, "token_count": 11292, "url": "https://luatvietnam.vn/linh-vuc-khac/nghi-dinh-112-hdbt-hoi-dong-bo-truong-1934-d1.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! tải Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01-30:2010/BNNPTNT Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01-30:2010/BNNPTNT DOC (Bản Word) Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA QCVN 01-30:2010/BNNPTNT VỀ KHẢO NGHIỆM TRÊN ĐỒNG RUỘNG HIỆU LỰC CỦA CÁC THUỐC TRỪ SÂU ĐỤC THÂN HẠI LÚA National technical regulation on field trials of insecticides against Stem borers on rice Lời nói đầu QCVN 01-30 : 2010/BNNPTNT do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực của các thuốc trừ sâu đục thân hại lúa biên soạn, Cục Bảo vệ thực vật trình duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tại thông tư số 71/2010/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 12 năm 2010. I. QUY ĐỊNH CHUNG 1.1. Phạm vi áp dụng Quy chuẩn này qui định những nguyên tắc, nội dung và phương pháp chủ yếu để đánh giá hiệu lực trừ sâu đục thân hại lúa (Scirpophaga incertulas, Chilo suppressalis, Chilo auricilius, Chilo polychrysus, Sesamia inferens) của các thuốc trừ sâu trên đồng ruộng. 1.2. Cơ sở khảo nghiệm Khảo nghiệm phải được tiến hành tại các cơ sở có đủ điều kiện theo qui định hiện hành về khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 1.3. Điều kiện khảo nghiệm Khảo nghiệm được bố trí trên những ruộng lúa thường bị sâu đục thân gây hại, tại các thời gian có điều kiện thuận lợi cho sâu đục thân phát triển và ở các địa điểm đại diện cho các vùng sinh thái. Điều kiện trồng trọt (đất, phân bón, giống cây trồng, mật độ trồng) phải đồng đều trên toàn khu khảo nghiệm và phù hợp với tập quán canh tác tại địa phương. 1.4. Khảo nghiệm diện hẹp va diện rộng Các khảo nghiệm trên diện hẹp và diện rộng phải được tiến hành ở ít nhất 2 vùng sản xuất nông nghiệp (phía Bắc và phía Nam) đại diện cho khu vực sản xuất lúa. Nếu khảo nghiệm tiến hành cả diện hẹp và diện rộng thì phải tiến hành diện hẹp trước. Kết quả thu được từ những khảo nghiệm trên diện hẹp đạt yêu cầu thì thực hiện các khảo nghiệm trên diện rộng. II. PHƯƠNG PHÁP KHẢO NGHIỆM 2.1. Công thức khảo nghiệm Các công thức khảo nghiệm được chia thành 3 nhóm: - Nhóm 1: Công thức khảo nghiệm là công thức dùng các loại thuốc định khảo nghiệm ở những liều lượng khác nhau hoặc theo cách dùng khác nhau. - Nhóm 2: Công thức so sánh là công thức dùng một loại thuốc trừ sâu đã được đăng ký trong danh mục thuốc Bảo vệ thực vật (BVTV) được phép sử dụng ở Việt Nam và đang được dùng phổ biến, có hiệu quả ở địa phương để trừ sâu đục thân hại lúa. - Nhóm 3: Công thức đối chứng là công thức không dùng bất kỳ loại thuốc BVTV nào để phòng trừ sâu đục thân. Với khảo nghiệm là thuốc phun: công thức đối chứng được phun bằng nước lã. Khảo nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên đầy đủ hoặc theo các phương pháp khác đã được quy định trong thống kê sinh học. 2.2. Diện tích ô khảo nghiệm và số lần nhắc lại Khảo nghiệm diện hẹp: Diện tích của mỗi ô khảo nghiệm ít nhất là 30 m2, số lần nhắc lại là 3 - 4 lần. Khảo nghiệm diện rộng: Diện tích của mỗi ô khảo nghiệm ít nhất là 300 m2, không nhắc lại. Các ô khảo nghiệm phải có hình dạng vuông hay hình chữ nhật nhưng chiều dài phải không vượt quá 2 lần chiều rộng. Giữa các công thức khảo nghiệm phải có dải phân cách là 1 m. 2.3. Tiến hành phun, rải thuốc 2.3.1. Thuốc phải được phun, rải đều trên toàn ô khảo nghiệm 2.3.2. Lượng thuốc dùng Lượng thuốc dùng được tính bằng kg; lít chế phẩm hoặc gam hoạt chất trên đơn vị diện tích 1 ha. Với dạng thuốc thương phẩm pha với nước để phun: Lượng nước dùng phải theo hướng dẫn cụ thể đối với từng loại thuốc, phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa cũng như cách thức tác động của từng loại thuốc. Trong trường hợp không có khuyến cáo của các tổ chức cá nhân đăng ký về lượng nước thuốc, lượng nước thuốc thường dùng từ 400 - 600 lít/ ha. Chú ý: Khi sử dụng thuốc không để thuốc từ ô khảo nghiệm này tạt sang ô khảo nghiệm khác. Với dạng thuốc thương phẩm dùng để rắc, giữa các ô khảo nghiệm phải có bờ ngăn để tránh nước thuốc tràn từ ô khảo nghiệm này sang ô khảo nghiệm khác. 2.3.3. Sử dụng thuốc Trong thời gian khảo nghiệm không được dùng bất kỳ một loại thuốc trừ sâu nào khác trên khu khảo nghiệm (bao gồm cả các công thức và giải phân cách). Nếu khu khảo nghiệm bắt buộc phải sử dụng thuốc để trừ các đối tượng gây hại khác như: bệnh, cỏ dại và thuốc điều hoà sinh trưởng thì thuốc được dùng để trừ đối tượng này phải không làm ảnh hưởng đến thuốc cần khảo nghiệm, không làm ảnh hưởng đến đối tượng sâu đục thân và phải được phun rải đều trên tất cả các ô khảo nghiệm, kể cả ô đối chứng và phải được ghi chép lại. 2.3.4. Xử lý thuốc Khi sử dụng thuốc, phải dùng các công cụ phun, rải thuốc thích hợp đảm bảo yêu cầu của khảo nghiệm, ghi chép đầy đủ tình hình vận hành của công cụ rải thuốc. Trong khảo nghiệm có thể dùng bình bơm tay đeo vai hoặc bơm động cơ để phun. 2.3.5. Thời điểm và số lần xử lý thuốc - Thời điểm và số lần xử lý thuốc phải được thực hiện đúng theo hướng dẫn sử dụng của từng loại thuốc khảo nghiệm và phù hợp với mục đích khảo nghiệm. - Nếu không có khuyến cáo cụ thể thời điểm xử lý thuốc thì tuỳ theo mục đích khảo nghiệm, các đặc tính hoá học, phương thức tác động của thuốc và đặc điểm phát sinh của sâu hại mà xác định thời điểm và số lần xử lý thuốc cho thích hợp. Để đánh giá hiệu lực của một loại thuốc trừ sâu đục thân hại lúa thường được tiến hành khi mật độ ổ trứng khoảng 0,5 ổ/ m2 hoặc sau khi bướm rộ 5 - 7 ngày. Số lần và ngày xử lý cần được ghi lại. 2.4. Điều tra và thu thập số liệu 2.4.1. Điều tra, đánh giá tác động của thuốc đến nhện gié hại lúa 2.4.1.1. Chỉ tiêu, số điểm và phương pháp điều tra - Chỉ tiêu điều tra: + Tỷ lệ dảnh héo (nếu khảo nghiệm tiến hành vào thời kỳ lúa đẻ nhánh) hoặc tỷ lệ bông bạc (nếu khảo nghiệm tiến hành vào thời kỳ lúa trỗ). + Năng suất lúa (khi xử lý thời kỳ lúa trỗ). + Ảnh hưởng của thuốc với cây lúa ở 1, 3, 7 ngày sau phun. - Số điểm điều tra: + Mỗi ô chọn 5 điểm đối với khảo nghiệm diện hẹp, 10 điểm đối với khảo nghiệm diện rộng trên 2 đường chéo góc, mỗi điểm đếm toàn bộ số dảnh hoặc bông của 10 khóm (đối với lúa cấy) hay 1 khung có kích thước 40 x 50 cm (đối với lúa gieo thẳng). Các điểm này cách mép ô ít nhất 1 m. + Tỷ lệ dảnh héo hoặc bông bạc (TLH) được tính theo công thức: TLH (%)= Số dảnh héo (hoặc bông bạc) x 100 Tổng số dảnh (hoặc bông) điều tra - Năng suất lúa được tính bằng kg hoặc tấn thóc khô/ ha. Thóc khô là thóc có hàm lượng thuỷ phần 13%. + Với khảo nghiệm diện hẹp: Gặt mỗi ô 3 điểm ngẫu nhiên, mỗi điểm 1 m2 (1x1m). + Với khảo nghiệm diện rộng: Gặt lúa tại 5 điểm trên 2 đường chéo góc, mỗi điểm 9 m2 (3x3m). 2.4.1.2. Thời điểm điều tra Điều tra số dản héo ở 14, 21 ngày sau khi xử lý lần cuối (nếu thuốc được xử lý vào giai đoạn lúa đẻ nhánh) hoặc số bông bạc ở 10 trước thu hoạch (nếu thuốc được xử lý vào giai đoạn lúa trỗ). Tuy nhiên thời điểm và số lần điều tra có thể thay đổi tuỳ thuộc vào đặc tính của từng loại thuốc và tuỳ theo khuyến cáo của tổ chức, cá nhân đăng ký thuốc. 2.4.1.3. Xử lý số liệu Những số liệu thu được qua khảo nghiệm diện hẹp cần được xử lý bằng các số liệu thống kê thích hợp. Những kết luận của khảo nghiệm phải được viết ra từ các kết quả đã được xử lý bằng phương pháp thống kê đó. 2.4.2. Đánh giá tác động của thuốc đến cây trồng Cần đánh giá mọi ảnh hưởng tốt, xấu của thuốc (nếu có) đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa theo thang phân cấp (phụ lục 1). Phương pháp đánh giá: Những chỉ tiêu nào có thể đo đếm được cần được biểu thị bằng các số liệu cụ thể theo các phương pháp điều tra phù hợp. Các chỉ tiêu đánh giá được bằng mắt như độ cháy lá, quăn lá, sự thay đổi màu sắc lá phải được mô tả.
1695233506045.12.parquet/15623
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506045.12.parquet", "ppl": 309.7, "token_count": 17656, "url": "https://luatvietnam.vn/nong-nghiep/quy-chuan-qcvn-01-30-2010-bnnptnt-khao-nghiem-hieu-luc-thuoc-sau-duc-than-hai-lua-165812-d3.html" }
Ngoài những trường hợp cá biệt luôn tìm cách trốn tránh việc tham gia nghĩa vụ quân sự thì hiện nay vẫn có nhiều công dân mong muốn được nhập ngũ. Vậy Đơn xin nhập ngũ viết thế nào cho thuyết phục? Mẫu Đơn xin nhập ngũ https://cdn.luatvietnam.vn/uploaded/Others/2020/10/16/don-xin-nhap-ngu_1610113207.doc CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do - Hạnh phúc ------------------ ………., ngày ... tháng ... năm ….. ĐƠN XIN THAM GIA NGHĨA VỤ QUÂN SỰ TỰ NGUYỆN Kính gửi: Hội đồng nghĩa vụ quân sự…..… Tôi tên là:……………………………………………………………… Ngày, tháng, năm sinh:……………………………………………… Căn cước công dân/ Chứng minh nhân dân:............................... Ngày cấp: ...................................................... Nơi cấp:................ Hiện đang ở:………………………………………………………… Tình trạng sức khỏe:………………………………………………… Hoàn cảnh bản thân:………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… Tôi làm đơn này, kính mong Hội đồng nghĩa vụ quân sự quận/huyện…., Hội đồng nghĩa vụ quân sự phường/xã… xét duyệt cho tôi tham gia nghĩa vụ quân sự trong đợt tuyển quân sắp tới (vào ngày.... tháng ... năm ....). Tôi xin cam kết sẽ nghiêm chỉnh chấp hành những quy định của pháp luật cũng như của đơn vị trong suốt thời gian luyện tập. NGƯỜI LÀM ĐƠN (Ký, ghi rõ họ tên) Viết Đơn xin nhập ngũ thế nào cho thuyết phục? Khi làm Đơn xin nhập ngũ, công dân phải khai trung thực về tình hình sức khỏe, thông tin bản thân. Đồng thời, để tăng tính thuyết phục khi xin nhập ngũ, nên có lí do xin nhập ngũ thật sự chính đáng. Kính gửi: Hội đồng nghĩa vụ quân sự..........: Ghi tên địa phương nơi công dân sinh sống hoặc tên địa phương khác nơi có nguyện vọng tham gia nghĩa vụ quân sự. Tôi tên là: Ghi đầy đủ họ tên người làm đơn. Ngày tháng năm sinh: Ghi rõ ngày tháng năm sinh của người làm đơn. Hiện đang ở: Ghi địa chỉ cụ thể nơi người làm đơn đang sinh sống. Tình trạng sức khỏe: Điền dựa vào kết luận của bác sĩ trong giấy khám sức khỏe. Hoàn cảnh bản thân: Ghi rõ hoàn cảnh hiện tại của người làm đơn, đang học hay đi làm, hoàn cảnh gia đình như thế nào… Người làm đơn ghi ngày tháng năm, kí và ghi rõ họ tên. Mẫu Đơn xin nhập ngũ và cách viết thuyết phục nhất! (Ảnh minh họa) Có phải lúc nào xin nhập ngũ cũng được xét duyệt? Theo quy định tại Điều 31 Luật Nghĩa vụ quân sự, công dân được gọi nhập ngũ khi có đủ các tiêu chuẩn sau đây: - Lý lịch rõ ràng; - Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; - Đủ sức khoẻ phục vụ tại ngũ theo quy định; - Có trình độ văn hóa phù hợp. Như vậy, không phải lúc nào công dân xin tự nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự cũng được gọi nhập ngũ mà họ phải đáp ứng đầy đủ 04 tiêu chuẩn trên thì mới được xét duyện cho tham gia nhập ngũ. Theo hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP, tiêu chuẩn tuyển quân gồm các tiêu chí sau: Tuổi đời: - Công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; - Công dân nam được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo thì tuyển chọn và gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi. Tiêu chuẩn chính trị: - Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 50/2016/TTLT-BQP-BCA quy định tiêu chuẩn chính trị tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam; - Đối với các cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội; lực lượng Tiêu binh, Nghi lễ; lực lượng Vệ binh và Kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng. Tiêu chuẩn sức khỏe: - Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP; - Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS. Tiêu chuẩn văn hóa: - Tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên, lấy từ cao xuống thấp. Những địa phương có khó khăn không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định được tuyển chọn số công dân có trình độ văn hóa lớp 7; - Các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; đồng bào dân tộc thiểu số dưới 10.000 người thì được tuyển không quá 25% công dân có trình độ văn hóa cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên. Theo Điều 15 Luật Nghĩa vụ quân sự, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân cư trú tại địa phương. Như vậy, người có nhu cầu nhập ngũ tự nguyện thì nộp đơn cho Ban Chỉ huy quan sự cấp xã. Sau khi nhận đơn của bạn Ban chỉ huy quân sự sẽ xem xét và trả lời lại cho công dân. Nữ giới có được tham gia nghĩa vụ quân sự? Khoản 2 Điều 6 Luật Nghĩa vụ quân sự quy định: Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình nếu tự nguyện và Quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ. Như vậy, pháp luật không ngăn cản nữ giới tham gia nghĩa vụ quân sự, chỉ cần họ tự nguyện và Quân đội có nhu cầu. Hiện nay, ngành, nghề chuyên môn của công dân nữ phù hợp yêu cầu Quân đội nhân dân được quy định tại Điều 3 Nghị định 14/2016/NĐ-CP gồm: Tài chính; Kế toán; Luật: Luật kinh tế; Luật quốc tế; Máy tính và công nghệ thông tin… Bên cạnh đó, để được phục vụ tại ngũ, nữ giới phải đáp ứng các điều kiện về tuổi, sức khỏe, văn hóa, chính trị như đã trình bày ở trên. Nữ giới muốn xin tham gia nghĩa vụ quân sự cũng phải làm đơn gửi đến Ban chỉ huy quân sự cấp xã để được xét duyệt.
1695233506045.12.parquet/15966
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506045.12.parquet", "ppl": 44.1, "token_count": 13995, "url": "https://luatvietnam.vn/bieu-mau/mau-don-xin-nhap-ngu-571-27157-article.html" }
Hôm nay - ngày 16/9/2023, quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của cảnh sát đường thủy quy định tại Thông tư 36/2023/TT-BCA của Bộ Công an chính thức có hiệu lực. Theo đó, cán bộ cảnh sát đường thủy tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch chỉ được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp quy định tại Điều 8 như sau:
1695233506045.12.parquet/19631
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506045.12.parquet", "ppl": 73.5, "token_count": 10432, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-van-ban-moi/chinh-sach-moi-co-hieu-luc-16-9-2023-186-95571-article.html" }
Đây là một trong những thay đổi đáng chú ý về bảo hiểm bắt buộc của chủ xe cơ giới tại Nghị định 67/2023/NĐ-CP của Chính phủ. Trước đây, thời hạn ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm đối với xe máy tối thiểu là 01 năm và tối đa là 03 năm, đối với ô tô tối thiểu là 01 năm và thời hạn tối đa tương ứng với thời hạn kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường định kỳ. Tuy nhiên trên thực tế, chu kỳ đăng kiểm của xe ô tô thường khá ngắn, không phải xe ô tô nào cũng được mua bảo hiểm đến 03 năm. Theo quy định mới tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 67, bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe ô tô, xe máy đều có thời hạn tối thiểu là 01 năm và tối đa là 03 năm. Như vậy hiện nay, hầu hết ô tô đều có thể đăng ký mua bảo hiểm bắt buộc với thời hạn lên đến 03 năm. Riêng các trường hợp sau thì bảo hiểm có thời hạn dưới 01 năm: - Xe cơ giới nước ngoài tạm nhập, tái xuất có thời hạn tham gia giao thông tại Việt Nam d01 năm. - Xe cơ giới có niên hạn sử dụng nhỏ 01 năm theo quy định của pháp luật. - Xe cơ giới thuộc đối lượng đăng ký tạm thời theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an. Ô tô được mua bảo hiểm xe có thời hạn đến 03 năm (Ảnh minh họa) Trong thời hạn còn hiệu lực ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm, nếu có sự chuyển quyền sở hữu xe cơ giới, chủ xe cơ giới cũ có quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm hoàn phí bảo hiểm đã đóng cho bên mua bảo hiểm tương ứng với thời hạn còn lại của hợp đồng bảo hiểm kể từ thời điểm hợp đồng bảo hiểm chấm dứt.
1695233506045.12.parquet/38663
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506045.12.parquet", "ppl": 107.6, "token_count": 10615, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-van-ban-moi/o-to-duoc-mua-bao-hiem-xe-co-thoi-han-den-03-nam-186-95530-article.html" }
Các văn bản đáng chú ý liên quan đến công việc của người làm kế toán trong tuần từ 11 - 17/9/2023 đã được LuatVietnam cập nhật tại bản tin này. Sau đây là tổng hợp các văn bản mới cập nhật và văn bản có hiệu lực trong tuần từ 11 - 17/9/2023: STT Văn bản Tóm tắt Hiệu lực Thuế giá trị gia tăng 1 Công văn 3435/TCT-CS của Tổng cục Thuế về thuế giá trị gia tăng - Dịch vụ cho thuê tài chính thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT; - Đối với hàng hóa bán cho doanh nghiệp chế xuất (đã có văn bản xác nhận đủ điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan của cơ quan hải quan) được áp dụng thuế suất 0% nếu đáp ứng các điều kiện tại điểm a khoản 2 Điều 9 Thông tư số 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính. 09/8/2023 2 Công văn 65202/CTHN-TTHT của Cục Thuế Thành phố Hà Nội hướng dẫn thuế suất thuế giá trị gia tăng theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ. Thời điểm xác định thuế GTGT đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính. Trường hợp Công ty cung cấp dịch vụ (thuộc đối tượng giảm thuế GTGT theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP) nhưng sau ngày 31/12/2022 Công ty mới lập hóa đơn đối với doanh thu dịch vụ đã hoàn thành và phát sinh từ ngày 01/02/2022 đến 31/12/2022 thì thuộc trường hợp lập hóa đơn không đúng thời điểm, được áp dụng giảm thuế GTGT theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/1/2022 của Chính phủ và bị xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm. Trường hợp Công ty thực hiện lập hóa đơn điện tử , đã gửi cho người mua, sau đó phát hiện có sai sót về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế thì thực hiện theo quy định về xử lý hóa đơn có sai sót tại Khoản 2 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ. 08/9/2023 3 Công văn 65204/CTHN-TTHT của Cục Thuế Thành phố Hà Nội về việc hoàn thuế giá trị gia tăng đối với dự án ODA Thời điểm hoàn thuế GTGT của dự án là kể từ khi Văn kiện Dự án được phê duyệt, có hiệu lực và các chi phí thuộc dự án nhưng nằm ngoài Văn kiện Dự án không được hoàn thuế GTGT. 08/9/2023 4 Công văn 65210/CTHN-TTHT của Cục Thuế Thành phố Hà Nội về chính sách thuế giá trị gia tăng Trường hợp Đơn vị thực hiện kê khai và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ cung cấp dịch vụ cho khách hàng không thuộc đối tượng quy định tại Điều 4, Điều 9, Điều 10 thì áp dụng thuế suất thuế GTGT 10% theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 219/2013/TT-BTC. 08/9/2023 Thuế xuất, nhập khẩu 5 Công văn 3861/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan về việc kiến nghị về chính sách thuế mặt hàng đường nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan Trường hợp các Điều ước quốc tế khác ATIGA như Hiệp định Thương mại Việt Nam – Lào, Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc... không quy định về lượng hạn ngạch mà chỉ quy định về mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thì điều kiện để được hưởng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt là hàng hóa phải nằm trong số lượng hạn ngạch nhập khẩu hàng năm; phải có Giấy phép nhập khẩu theo HNTQ hoặc văn bản thông báo quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu do Bộ Công Thương cấp. 24/7/2023 Thuế thu nhập doanh nghiệp 6 Công văn 2879/TCT-CS của Tổng cục Thuế về việc ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp Trường hợp doanh nghiệp đang hưởng ưu đãi thuế TNDN hoặc đã hưởng hết ưu đãi về thuế TNDN theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật về thuế TNDN, được cấp giấy chứng nhận dự án ứng dụng công nghệ cao thì ưu đãi về thuế TNDN của doanh nghiệp được xác định bằng mức ưu đãi áp dụng cho dự án ứng dụng công nghệ cao quy định tại Khoản 7 và Khoản 8 Điều 1 Luật số 32/2013/QH13 và các văn bản hướng dẫn thi hành trừ đi thời gian Công ty đã hoặc đang được hưởng ưu đãi thuế TNDN trước đó (cả về thuế suất và thời gian miễn, giảm nếu có). Thời gian bắt đầu tính ưu đãi đối với dự án ứng dụng công nghệ cao (về thuế suất và thời gian miễn giảm thuế) thực hiện theo quy định tại Khoản 7 và Khoản 8 Điều 1 Luật số 32/2013/QH13. Trong cùng một thời gian, nếu doanh nghiệp được hưởng nhiều mức ưu đãi thuế khác nhau đối với cùng một khoản thu nhập thì doanh nghiệp được lựa chọn áp dụng mức ưu đãi thuế có lợi nhất. 12/7/2023 7 Công văn 65973/CTHN-TTHT của Cục Thuế Thành phố Hà Nội về việc kê khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp Trường hợp Công ty có nhà máy sản xuất điện khác địa bàn cấp tỉnh nơi có trụ sở chính (thực hiện hạch toán tập trung tại trụ sở chính) thì địa điểm nộp hồ sơ khai thuế là cơ quan thuế quản lý trực tiếp trụ sở chính theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Trường hợp Công ty có nhà máy thủy điện khác địa bàn cấp tỉnh nơi có trụ sở chính thuộc trường hợp được phân bổ thuế TNDN theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Thông tư số 80/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính thì Công ty thực hiện khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp đối với toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh theo mẫu số 03/TNDN, nộp phụ lục bảng phân bổ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho các địa phương nơi được hưởng nguồn thu đối với hoạt động sản xuất thủy điện theo mẫu số 03-8/TNDN và mẫu số 03-8B/TNDN ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư 80/2021/TT-BTC cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp; nộp số tiền phân bổ cho địa phương nơi có nhà máy thủy điện theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư số 80/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính.
1695233506045.12.parquet/53182
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506045.12.parquet", "ppl": 138.4, "token_count": 14301, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-van-ban-moi/ban-tin-danh-cho-ke-toan-tuan-tu-11-17-9-2023-186-95590-article.html" }
Như những người lao động khác, cán bộ, công chức xã cũng được hưởng chế độ nghỉ phép năm theo quy định của luật lao động. Cán bộ, công chức xã gồm những ai? Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 92/2009 được sửa đổi, bổ sung thì cán bộ, công chức cấp xã được quy định cụ thể như sau: Cán bộ xã, phường, thị trấn: - Là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội. - Gồm các chức danh: Bí thư, phó bí thư Đảng ủy; Chủ tịch, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Công chức xã, phường, thị trấn: - Là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước; - Gồm các chức danh: Trưởng Công an; Chỉ huy trưởng Quân sự; Văn phòng - thống kê; Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (với xã); Tài chính - kế toán; Tư pháp - hộ tịch; Văn hóa - xã hội. Như vậy, với những người đang giữ chức danh và làm việc tại các vị trí việc làm nêu trên thì được gọi là cán bộ, công chức cấp xã. Ngoài ra, cán bộ, công chức được luân chuyển, điều động, biệt phái về cấp xã cũng được coi là cán bộ, công chức cấp xã. Chế độ nghỉ phép năm của cán bộ công chức xã? (Ảnh minh họa) Cán bộ, công chức xã được hưởng chế độ nghỉ phép năm thế nào? Điều 13 Luật Cán bộ, công chức nêu rõ, cán bộ, công chức được nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do đó, cán bộ, công chức cấp xã cũng được hưởng chế độ nghỉ phép năm như những đối tượng cán bộ, công chức khác. Cụ thể theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Lao động hiện hành:
1695233506045.12.parquet/64874
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506045.12.parquet", "ppl": 75.6, "token_count": 12310, "url": "https://luatvietnam.vn/can-bo-cong-chuc/che-do-nghi-phep-nam-cua-can-bo-cong-chuc-xa-566-22651-article.html" }
Đây là nội dung mới đáng chú ý quy định tại Nghị định 67/2023/NĐ-CP ngày 06/9/2023 của Chính phủ về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Theo Điều 25, doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc trong các trường hợp sau:
1695233506045.12.parquet/76451
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506045.12.parquet", "ppl": 39, "token_count": 10575, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-van-ban-moi/10-truong-hop-khong-duoc-bao-hiem-chay-no-den-bu-186-95580-article.html" }
Nhiều khi sau ly hôn, vợ chồng mới nhận ra cuộc hôn nhân của mình là tốt đẹp và khi đó muốn quay lại với nhau. Vậy nếu muốn tái hôn thì các cặp đôi cần phải thực hiện thủ tục như thế nào? Tái hôn với người cũ - phải đăng ký kết hôn lại? Tái hôn không được pháp luật quy định mà chỉ là cách dùng trong đời sống hàng ngày. Có thể hiểu, tái hôn là việc cặp vợ chồng sau khi hoàn tất thủ tục ly hôn thì muốn quay lại với nhau, xác lập lại quan hệ hôn nhân. Theo đó, khoản 2 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 nêu rõ, khi đã ly hôn muốn quay lại với nhau thì bắt buộc phải làm thủ tục đăng ký kết hôn. Lúc này, để được coi là vợ chồng sau khi ly hôn thì hai người nam, nữ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện và thực hiện đầy đủ thủ tục theo quy định để được đăng ký kết hôn. Như vậy, nam, nữ sau khi ly hôn muốn quay lại với nhau cũng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: - Nam từ đủ 20 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên - Do hai bên hoàn toàn tự nguyện - Hai người không bị mất năng lực hành vi dân sự - Không thuộc các trường hợp bị cấm kết hôn như: Kết hôn giả, cưỡng ép, lừa dối kết hôn, … - Thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật tại cơ quan có thẩm quyền Thủ tục tái hôn với chồng cũ, vợ cũ không thể bỏ qua (Ảnh minh họa) Hướng dẫn cách tái hôn mới nhất 2019 Bởi tái hôn đồng nghĩa với đăng ký kết hôn từ đầu. Do đó, hai người nam nữ muốn tái hôn cần phải cùng có mặt tại Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi một trong hai người đăng ký kết hôn hoặc UBND cấp huyện nếu việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài. Lúc này, cần chuẩn bị các loại giấy tờ quy định tại Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP gồm: - Tờ khai đăng ký kết hôn (ban hành kèm Thông tư 15/2015/TT-BTP). - Một trong các loại giấy tờ nhân thân như chứng minh nhân dân, hộ chiếu, căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh - Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân - Quyết định hoặc bản án ly hôn của Tòa án. Sau khi chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ nêu trên, cặp đôi phải cùng có mặt tại UBND để làm thủ tục đăng ký kết hôn. Khi đầy đủ hồ sơ và nhận thấy đủ điều kiện, việc kết hôn sẽ được ghi vào Sổ hộ tịch cùng chữ ký của hai người nam, nữ. Sau đó, ngay trong ngày, UBND có thể trao Giấy chứng nhận kết hôn cho cặp đôi. Trường hợp cần phải xác minh lại điều kiện kết hôn của hai người thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc. Ngoài ra, đăng ký kết hôn thuộc trường hợp được miễn lệ phí theo quy định tại Điều 11 Luật Hộ tịch 2014. Cụ thể, khi công dân Việt Nam cư trú trong nước đăng ký kết hôn thì được miễn lệ phí đăng ký. Trên đây là quy định về thủ tục tái hôn với chồng cũ, vợ cũ. LuatVietnam liên tục cập nhật các quy định về hôn nhân gia đình tại đây.
1695233506045.12.parquet/77500
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506045.12.parquet", "ppl": 117.4, "token_count": 11645, "url": "https://luatvietnam.vn/dan-su/thu-tuc-tai-hon-568-20040-article.html" }
Chứng chi tiền gửi là một loại giấy tờ có giá tương tự sổ tiết kiệm, do ngân hàng phát hành để chứng nhận quyền sở hữu của khách hàng đối với một khoản tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng. Chứng chỉ tiền gửi là gì? Về mặt pháp lý, Điều 5 Thông tư 01/2021/TT-NHNN quy định, chứng chỉ tiền gửi là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành đối với người mua trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác. Hiểu một cách đơn giản, chứng chỉ tiền gửi là một loại giấy tờ có giá do ngân hàng phát hành để huy động vốn từ các tổ chức và cá nhân khác. Tương tự sổ tiết kiệm, ngân hàng phát hành chứng chỉ tiền gửi để chứng nhận quyền sở hữu của khách hàng đối với một khoản tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng. Chứng chỉ tiền gửi có ba loại chính là: Chứng chỉ tiền gửi ghi danh: Là giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ có ghi tên người sở hữu. Chứng chỉ tiền gửi vô danh: Là giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ không ghi tên người sở hữu. Chứng chỉ tiền gửi vô danh thuộc quyền sở hữu của người nắm giữ chứng chỉ tiền gửi. Chứng chỉ tiền gửi ghi sổ: Là loại chứng chỉ tiền gửi không thể chuyển nhượng, được bán theo mệnh giá và trả lãi vào ngày đáo hạn. Theo khoản 3 Điều 11 Thông tư 01, nội dung ghi trên chứng chỉ tiền gửi bao gồm: - Tên tổ chức phát hành; - Tên gọi chứng chỉ tiền gửi; - Ký hiệu, số sê-ri phát hành; - Chữ ký của người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành và các chữ ký khác do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định; - Mệnh giá, thời hạn, ngày phát hành, ngày đến hạn thanh toán; - Lãi suất, phương thức trả lãi, thời điểm trả lãi, địa điểm thanh toán gốc và lãi; - Họ tên, số Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực, địa chỉ của người mua (nếu người mua là cá nhân); tên tổ chức mua, số giấy phép thành lập hoặc mã số doanh nghiệp hoặc số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trong trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp), địa chỉ của tổ chức mua (nếu người mua là tổ chức); - Đối với kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi do công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính phát hành, ghi rõ người sở hữu chỉ được chuyển quyền sở hữu cho tổ chức; - Các nội dung khác của kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định. Điều kiện để mua chứng chỉ tiền gửi Để được mua chứng chỉ tiền gửi, thông thường phải đáp ứng các điều kiện sau: Người Việt Nam hoặc người nước ngoài đang sinh sống và làm việc hợp pháp tại Việt Nam; Đủ 18 tuổi trở lên; Có đầy đủ giấy tờ chứng minh nhân thân; Có giao dịch tại ngân hàng mua chứng chỉ tiền gửi. Ngoài các điều kiện trên, các ngân hàng có thể đặt ra các yêu cầu khác. Chứng chỉ tiền gửi là gì? (Ảnh minh họa) Ưu, nhược điểm của chứng chỉ tiền gửi Ưu điểm Cả gốc và lãi đều được bảo đảm trong toàn bộ thời gian gửi tiền như một hình thức gửi tiết kiệm, rủi ro thấp. Chứng chỉ tiền gửi thường có lãi suất cao hơn so với các tài khoản tiết kiệm thông thường có cùng kỳ hạn. Người mua có thể cầm cố, chuyển nhượng linh hoạt. Nhược điểm Người mua bắt buộc không được thanh toán trước hạn. Tính thanh khoản không cao. Lãi suất thấp nếu đầu tư dài hạn. So sánh chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm Chứng chỉ tiền gửi Sổ tiết kiệm Lãi suất Thường có lãi suất cao hơn và ổn định hơn, cũng tùy vào kỳ hạn dài hay trung hạn. Thường thấp hơn, tùy từng kỳ hạn và từng ngân hàng. Kỳ hạn Có kỳ hạn dài hơn, tùy từng ngân hàng và đợt phát hành. Thông thường gửi tiết kiệm có các kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng… Tính thanh khoản khách hàng mua chứng chỉ tiền gửi không được rút trước hạn, nếu có cũng phải chờ sau 1 nửa kỳ hạn (tùy ngân hàng), vậy nên tính thanh khoản sẽ kém hơn so với hình thức gửi tiết kiệm. Gửi tiết kiệm là kênh có tính thanh khoản cao, khách hàng có thể rút tiền khi đến hạn và cũng có thể rút trước hạn nhưng phải chịu lãi suất không kỳ hạn rất thấp. Trên đây là một số thông tin về chứng chỉ tiền gửi là gì? Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900 6192 để được hỗ trợ.
1695233506045.12.parquet/88228
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506045.12.parquet", "ppl": 137.9, "token_count": 13083, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-phap-luat/chung-chi-tien-gui-la-gi-230-32235-article.html" }
Rút bảo hiểm xã hội (BHXH) 01 lần luôn là vấn đề được người lao động quan tâm, nhất là khi có thông tin cho rằng dự thảo Luật sửa đổi đề xuất không được rút BHXH 01 lần từ năm 2025. Vậy, thực hư thông tin không được rút BHXH 01 lần từ 2025 thế nào? Thực hư thông tin không được rút BHXH 1 lần từ 2025 Tại dự án Luật BHXH sửa đổi mới đây nhất (dự kiến có hiệu lực từ 01/01/2025) đã có nhiều thay đổi liên quan đến quyền lợi hưởng BHXH của người lao động. So với quy định hiện hành và dự thảo trước đó, dự thảo lần này đã bổ sung phương án cho hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với 02 nhóm đối tượng. Khi thông tin này được đưa ra đã khiến không ít người lao động đang tham gia BHXH lo lắng từ năm 2025 trở đi sẽ không được rút BHXH một lần. Tuy nhiên, cần hiểu đúng về thông tin này như sau: - Đối với những người đã tham gia BHXH từ trước khi Luật BHXH sửa đổi có hiệu lực: Được lựa chọn giữa bảo lưu thời gian tham gia BHXH để hưởng hưu hoặc nhận BHXH một lần nếu có nhu cầu. - Đối với những người bắt đầu tham gia BHXH từ ngày Luật BHXH sửa đổi có hiệu lực: Không còn được rút BHXH một lần nếu không thuộc các trường hợp như đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ năm đóng để hưởng lương hưu; bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng… Như vậy, trường hợp đề xuất này được thông qua thì dự kiến cũng phải đến năm 2025 mới chính thức được áp dụng. Ngoài ra, người đã tham gia BHXH cũng không cần quá lo lắng bởi đối tượng này vẫn được lựa chọn rút BHXH một lần nếu có nhu cầu. Thực hư thông tin không được rút BHXH 01 lần từ 2025 (Ảnh minh họa) Cụ thể, dự thảo Luật đã đề xuất 02 phương án hưởng BHXH một lần như sau: * Phương án 1: Đề xuất 02 nhóm người lao động khác nhau hưởng BHXH một lần, cụ thể: - Nhóm 1: Đối với người lao động đã tham gia BHXH trước khi Luật BHXH sửa đổi có hiệu lực: Sau 12 tháng nghỉ việc, có nhu cầu thì được nhận BHXH một lần. - Nhóm 2: Đối với người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày Luật BHXH sửa đổi có hiệu lực thì không được nhận BHXH một lần, trừ các trường hợp: Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ năm đóng để hưởng lương hưu; Ra nước ngoài để định cư; Bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng theo quy định tại Điều 60 Luật BHXH hiện hành như: Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS… * Phương án 2: Đề xuất người được hưởng BHXH một lần thuộc trường hợp: - Sau 12 tháng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm mà có yêu cầu thì được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào Quỹ Hưu trí và tử tuất. - Thời gian đóng BHXH còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ BHXH. 2. Nhiều sửa đổi quan trọng khác liên quan đến BHXH Dự thảo sửa đổi nhiều nội dung quan trọng liên quan đến BHXH (Ảnh minh họa) Bên cạnh quy định về hưởng BHXH một lần, dự thảo Luật BHXH sửa đổi còn sửa đổi, bổ sung nhiều vấn đề quan trọng khác liên quan đến BHXH như: - Bổ sung 05 nhóm tham gia BHXH bắt buộc gồm: Chủ hộ kinh doanh (có đăng ký kinh doanh); Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn Nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương; người lao động làm việc không trọn thời gian (người lao động làm việc theo chế độ linh hoạt); Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố tương tự như đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; Trường hợp không giao kết hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên phù hợp với Bộ luật Lao động 2019. - Giảm thời gian đóng BHXH tối thiểu: Theo đó, dự thảo Luật BHXH sửa đổi đã sửa đổi theo hướng quy định người lao động khi đủ tuổi nghỉ hưu mà có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm trở lên thì được hưởng lương hưu hằng tháng. Hiện nay, căn cứ Điều 219 Bộ luật Lao động, người lao động muốn được hưởng lương hưu phải đóng bảo hiểm xã hội với số năm như sau: Người lao động làm cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách cấp xã: Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên. Người lao động khác: Đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm trở lên. Các thông tin nêu trên được lấy từ dự thảo Luật BHXH sửa đổi và chưa có hiệu lực áp dụng. LuatVietnam sẽ liên tục cập nhật những thông tin mới nhất liên quan đến Luật BHXH sửa đổi. Trên đây là giải đáp về Thực hư thông tin không được rút BHXH 01 lần từ 2025. Mọi vấn đề còn vướng mắc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp cụ thể.
1695233506045.12.parquet/128803
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506045.12.parquet", "ppl": 196.1, "token_count": 13462, "url": "https://luatvietnam.vn/du-thao/khong-duoc-rut-bhxh-1-lan-tu-01-01-2025-thuc-hu-the-nao-628-95376-article.html" }
Nội dung chính của hợp đồng ủy quyền gồm: Phạm vi ủy quyền, thời hạn ủy quyền, thù lao ủy quyền. Trong đó, thời hạn của hợp đồng ủy quyền là vấn đề có nhiều rủi ro pháp lý đi kèm. 3 trường hợp để xác định thời hạn ủy quyền Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận, hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền (Điều 563 Bộ luật Dân sự 2015). Theo đó, có 3 trường hợp để xác định thời hạn của hợp đồng ủy quyền. - Thứ nhất, theo thỏa thuận cụ thể giữa bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền; - Thứ hai, theo quy định cụ thể của pháp luật; - Thứ ba, thời hạn ủy quyền xác định rõ là 01 năm nếu không thuộc các trường hợp nêu trên. Như vậy, bên ủy quyền và bên được ủy quyền có thể tự do lựa chọn một khoảng thời gian phù hợp để làm thời hạn ủy quyền. Thời hạn của hợp đồng ủy quyền là bao lâu? (Ảnh minh họa) Lưu ý khi thỏa thuận thời hạn ủy quyền Không ít vụ án liên quan đến thời hạn ủy quyền đặc biệt là trong các vụ tranh chấp giữa ngân hàng và khách hàng. Theo thực tiễn xét xử, tòa án duy trì quan điểm phải xác định rõ mốc thời gian kết thúc hiệu lực của văn bản ủy quyền. Do vậy, khi thỏa thuận thời hạn của hợp đồng ủy quyền, các bên cần lưu ý thỏa thuận một ngày, tháng, năm cụ thể hoặc một số lượng ngày, tháng hoặc năm tính từ mốc ngày bắt đầu hiệu lực của hợp đồng ủy quyền. Bên cạnh đó, ngoài việc thỏa thuận thời hạn kết thúc ủy quyền, hợp đồng ủy quyền sẽ đương nhiên bị chấm dứt trong các trường hợp:
1695233506045.12.parquet/138201
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506045.12.parquet", "ppl": 167.8, "token_count": 11392, "url": "https://luatvietnam.vn/hanh-chinh/thoi-han-cua-hop-dong-uy-quyen-570-22162-article.html" }
Theo đó, tổ chức tín dụng ấn định lãi suất huy động vốn tối đa bằng USD của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác. Trong đó, phải đảm bảo lãi suất huy động vốn tối đa bằng USD của tổ chức là 1,0%/năm và của cá nhân là 3,0%/năm (thay vì quy định trước đây chỉ cho phép gửi USD với lãi suất tối đa là 1,0%/năm và không phân biệt tiền gửi của tổ chức hay cá nhân). Mức lãi suất tối đa nêu trên bao gồm cả khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức và áp dụng đối với phương thức trả lãi cuối kỳ; đối với các phương thức trả lãi khác, phải được quy đổi theo phương thức trả lãi cuối kỳ tương ứng với mức lãi suất huy động vốn tối đa. Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu tổ chức tín dụng có trách nhiệm niêm yết công khai lãi suất huy động vốn bằng USD tại các điểm huy động vốn theo quy định; nghiêm cấm tổ chức tín dụng thực hiện khuyến mại huy động vốn bằng tiền, lãi suất và các hình thức khác không đúng với quy định của pháp luật và Thông tư này. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13/04/2011; Thông tư số 03/2010/TT-NHNN ngày 10/02/2010 hết hiệu lực thi hành.
1695233506045.12.parquet/140521
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506045.12.parquet", "ppl": 97.2, "token_count": 11813, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-van-ban-moi/tu-13-04-tang-lai-suat-huy-dong-von-toi-da-bang-usd-len-30-nam-186-5582-article.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: TÓM TẮT VĂN BẢN Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau! tải Thông tư 4-LĐ/TT Thông tư 4-LĐ/TT ZIP (Bản Word) LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam. Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết THÔNG TƯ CỦA BỘ LAO ĐỘNG SỐ 4-LĐ/TT NGÀY 12-1-1987 HƯỚNG DẪN VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN TỰ CHỦ CỦA CÁC ĐƠN VỊ KINH TẾ CƠ SỞ VỀ TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG Thi hành Quyết định số 76-HĐBT ngày 26-6-1986 của Hội đồng Bộ trưởng, sau khi trao đổi thống nhất về những điểm có liên quan với Bộ Tài chính (công văn số 859-TC/CN ngày 2-12-1986) và Ngân hàng Nhà nước (công văn ngày 28-11-1986). Bộ Lao động hướng dẫn thực hiện quyền hạn và trách nhiệm của các đơn vị kinh tế cơ sở về tiền lương, tiền thưởng như sau: I. NGUYÊN TẮC CHUNG 1. Việc tổ chức thực hiện các chế độ tiền lương, phụ cấp và tiền thưởng ở đơn vị cơ sở phải quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động; tôn trọng tính thống nhất và tính kỷ luật trong việc chấp hành chính sách, chế độ tiền lương của Nhà nước; bảo đảm kết hợp hài hoà giữa lợi ích của Nhà nước, của xí nghiệp và của người lao động. 2. Gắn chặt việc trả lương, trả thưởng với kết quả lao động, hiệu quả sản xuất. Hướng sự quan tâm vật chất của tập thể và cá nhân người lao động vào việc tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tăng số lượng và chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sử dụng tốt công suất thiết bị, máy móc để hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất - kinh doanh. 3. Xí nghiệp bảo đảm trả lương, trả thưởng đủ và đúng kỳ cho người lao động, tạo điều kiện cho công nhân, viên chức ổn định đời sống để an tâm sản xuất và công tác. II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ 1. Trên cơ sở làm đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước (giao sản phẩm, nộp ngân sách...) theo các chỉ tiêu pháp lệnh, giám đốc xí nghiệp có quyền sử dụng các quỹ sau đây để trả lương và trả thưởng cho công nhân, viên chức: a) Quỹ tiền lương được xác định theo quy định tại Thông tư số 3-TT/ LB ngày 27-2-1986 và thông tư số 12-TT/LB ngày 6-10-1986 của Liên Bộ Lao động- Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước. b) Quỹ khen thưởng bao gồm: - Tiền thưởng được trích từ các nguồn lợi nhuận thu được theo quy định tại Quyết định số 76-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng và hướng dẫn tại các Thông tư số 11-TC/CNA ngày 27-7-1986, số 29-TC/GTBĐ ngày 26-9-1986 và Thông tư số 34-TC/TNVT ngày 25-10-1986 của Bộ Tài chính; - Tiền thưởng về phần giá trị làm lợi do xí nghiệp đã sử dụng tiết kiệm so với định mức được duyệt, định mức của Nhà nước, của ngành về vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, chi phí cố định, chi phí quản lý, phí lưu thông sau khi đã trả thưởng đúng chế độ cho những cá nhân và tập thể có công trong việc tiết kiệm; - Tiền thưởng hoàn thành vượt tiến độ trong xây dựng cơ bản; - Tiền thưởng khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu; - Tiền thưởng về phần giá trị làm lợi nhờ sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất và sáng chế sau khi đã trừ chi phí về nghiên cứu, thí nghiệm, chế thử... và trả thưởng đúng chế độ cho các tác giả sáng kiến cải tiến; - Tiền thưởng về phần giá trị làm lợi do áp dụng tiến bộ kỹ thuật; - Tiền thưởng sản phẩm được cơ quan có thẩm quyền cấp dấu chất lượng và tiền thưởng về phần giá trị làm lợi do tăng khối lượng sản phẩm chất lượng cao so với định mức hoặc kế hoạch được duyệt; - Tiền thưởng được nhận từ cơ quan cấp trên; - Tiền thưởng từ đơn vị bạn do thực hiện tốt hợp đồng kinh tế. c) Quỹ tiền lương và quỹ khen thưởng còn lại của thời kỳ trước. 2. Giám đốc xí nghiệp được quyền lựa chọn các hình thức trả lương (lương thời gian, lương sản phẩm) và các chế độ trả lương hiện hành thích hợp cho từng tập thể, hoặc cá nhân công nhân, viên chức trong xí nghiệp. Chú trọng áp dụng đúng đắn chế độ lương khoán (khoán gọn theo công đoạn, theo công trình hoặc hạng mục công trình, khoán đến nhóm và người lao động) , lương sản phẩm tập thể theo kết quả sản xuất cuối cùng, kết hợp khoán lương với khoán vật tư, chi phí sản xuất nói chung, kết hợp với hạch toán kinh tế của từng phân xưởng, tổ, đội. Đối với các phòng, ban của xí nghiệp, từng bước áp dụng việc giao khoán quỹ lương trên cơ sở định biên chặt chẽ, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, khối lượng và thời gian công việc phải hoàn thành của từng người, từng phòng, ban. Giám đốc xí nghiệp có quyền lựa chọn hoặc phân cấp cho các tập thể lao động tổ, đội, phòng, ban thảo luận và lựa chọn phương pháp chia lương thích hợp cho các thành viên căn cứ vào mức độ đóng góp của từng người đối với việc thực hiện nhiệm vụ kế hoạch được giao. Kết quả chia lương phải được công bố cho các tập thể lao động, tổ, đội, phòng, ban biết.
1695233506045.12.parquet/140849
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506045.12.parquet", "ppl": 221.2, "token_count": 17154, "url": "https://luatvietnam.vn/linh-vuc-khac/thong-tu-4-ld-tt-bo-lao-dong-1387-d1.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Số hiệu: 170/TB-VPCP Ngày đăng công báo: Đang cập nhật Loại văn bản: Thông báo Người ký: Văn Trọng Lý Ngày ban hành: 07/09/2007 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật Áp dụng: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: Chính sách tải Thông báo 170/TB-VPCP Thông báo 170/TB-VPCP ZIP (Bản Word) Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> Số: 170/TB-VPCP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 07 tháng 9 năm 2007 THÔNG BÁO Ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại buổi làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ngày 29 tháng 8 năm 2007, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cùng tham dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Chính phủ. Sau khi nghe Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo tóm tắt về tình hình nông nghiệp, nông thôn những năm qua, một số nhiệm vụ cấp bách năm 2008; ý kiến của các đồng chí lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và đại diện các Bộ, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải có ý kiến kết luận như sau: I. Về những kết quả đã đạt được: Ngay từ đầu năm 2007, tuy có nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, giá cả vật tư tăng cao, nhưng ngành nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục duy trì được tốc độ phát triển, nổi bật nhất là: cơ cấu nông nghiệp có bước chuyên dịch theo hướng đẩy mạnh sản xuất các loại nông sản hàng hóa có nhu cầu của thị trường, có giá trị và hiệu quả; kinh tế thuỷ sản chuyển biến tích cực trên cả hai hướng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản; giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản tiếp tục tăng; khoa học công nghệ mới được ứng dụng rộng rãi trong nông nghiệp; công nghiệp chế biến nông lâm sản có bước phát triển khá; quan hệ sản xuất tiếp tục được đổi mới; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được tiếp tục đầu tư phát triển, nhất là về thủy lợi; đời sống nông dân ở hầu hết các vùng nông thôn được cải thiện rõ rệt, thu nhập bình quân một nhân khẩu nông thôn tăng khá, tỷ lệ hộ nghèo đói ở nông thôn năm 2006 còn 25% theo tiêu chí mới, điều kiện ăn, ở, đi lại, học tập, khám chữa bệnh được cải thiện; bộ mặt nông thôn được khởi sắc rõ rệt, đời sống văn hóa tinh thần, trình độ dân trí được nâng lên. lI. Về một số tồn tại: - Việc chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn còn chậm, nhiều nơi còn lúng túng trước sự biến động của thị trường; bên cạnh đó, dịch bệnh, thiên tai, thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường, làm chậm tốc độ tăng trưởng của ngành. - Ngành nông nghiệp chưa thực sự tạo được những đột phá về công nghệ nên năng suất, chất lượng nhiều loại nông sản còn thấp, khả năng cạnh tranh yếu (mía đường, nhiều loại rau quả, sản phẩm chăn nuôi). Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang đặt ra hết sức bức xúc, nhất là tồn dư thuốc bảo vệ thực vật đối với sản phẩm trồng trọt, tồn dư kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi và thuỷ sản, ảnh hưởng trực tiếp dấn sức khoẻ con người và xuất khẩu. - Phát triển nuôi trồng thuỷ sản còn mang tính tự phát, có nguy cơ phá vỡ quy hoạch, làm ô nhiễm môi trường. Phương tiện đánh bắt xa bờ phát triển mạnh nhưng chưa được quản lý chặt chẽ, chưa đảm bảo an toàn tính mạng của ngư dân; mặt khác, dịch vụ hậu cần đánh bắt chưa đồng bộ nên hiệu quả khai thác thấp, trả nợ vốn vay cũng hết sức khó khăn. - Cơ sở hạ tầng ở nhiều vùng nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao cuộc sống của người dân, nhất là ở các vùng miên núi. - Quá trình đổi mới các hình thức sản xuất chuyển biến chậm, đa số hợp tác xã, doanh nghiệp nhà nước chưa làm tốt chức năng "bà đỡ" và tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế hộ phát triển; kinh tế tư nhân chưa hội tụ đủ các yếu tố phát triển. - Đời sống một bộ phận nông dân còn nhiều khó khăn, chênh lệch về thu nhập và mức sống giữa nông thôn và thành thị vẫn còn lớn; trong khi đó các khoản đóng góp của nông dân quá nhiều, hạn chế khả năng đầu tư phát triển sản xuất, cải thiện đời sống dân cư nông thôn. Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng chưa có giải pháp hữu hiệu để khắc phục. III. Về một số nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch 2008: Việc hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Thủy sản có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn nước ta, tạo thuận lợi để thực hiện có hiệu quả chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về đổi mới quản lý, đẩy mạnh sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra sức cạnh tranh, phát triển bền vững; mặt khác tăng cơ hội tạo nhiều công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nông, ngư dân, xóa đói, giảm nghèo, góp phần quan trọng ỏnn định kinh tế xã hội đất nước. Nhiệm vụ của Chính phủ khóa 12 (2007- 2011) rất nặng nề, thời gian chỉ còn 3 năm, phải tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo để hoàn thành những mục tiêu nhiệm vụ chính trị mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đề ra là: - Tốc độ phát triển sản xuất phải đạt mức tăng trưởng GDP từ 8% đến 10% năm; đảm bảo sự công bằng, tiến bộ xã hội. - Bảo đảm sự ổn định chính trị xã hội và an ninh quốc phòng vững chắc, nâng cao vị thế của Việt <?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Nam trên trường quốc tế. Do đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần phải sớm nhanh chóng ổn định về tổ chức bộ máy, bảo đảm sự điều hành, chỉ đạo sản xuất trên các lĩnh vực một cách liên tục và ổn định, nhằm hoàn thành xuất sắc mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch sản xuất các tháng còn lại của năm 2007; đồng thời chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất năm 2008 nhằm đạt và vượt các mục tiêu mà Đại hội Đảng toàn quốc đặt ra cho ngành nông nghiệp là: Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng về sản phẩm nông - lâm - thủy sản đạt 3,5% giá trị sản xuất nông - lâm thuỷ sản xuất khẩu đạt 4,5% - 4,8%. Năm 2008 là năm thứ 3 triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X và phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển ngành 5 năm 2006 - 2010, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như sau: 1. Chỉ đạo triển khai thực hiện các chương trình trọng điểm nhằm duy trì mục tiêu tăng trưởng nông, lâm, thuỷ sản bền vững: - Đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh. - Phát triển thủy sản theo hướng hiệu quả và bền vững, trong đó nuôi trồng thuỷ sản phải trở thành ngành sản xuất hàng hoá lớn cung cấp nguyên liệu cho chế biến, xuất khẩu. Khai thác nguồn lợi hải sản phải gắn với bảo vệ và tái tạo nguồn lợi, an toàn cho ngư dân. - Về lâm nghiệp, tiếp tục triển khai mạnh mẽ chủ trương xã hội hoá ngành lâm nghiệp, nâng cao năng lực quản lý bảo vệ rừng, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng; khuyến khích đầu tư trồng rừng sản xuất và lâm đặc sản, chế biến lâm sản. - Coi trọng phát triển thị trường, đặc biệt thị trường xuất khẩu, góp phần khuyến khích phát triển sản xuất. Mục tiêu năm 2008 xuất khẩu 13 tỷ USD, trong đó các mặt hàng nông sản 6,1 tỷ USD, lâm sản 2,5 tý USD, thuỷ sản 4 tỷ USD. - Đầu tư phát triển thuỷ lợi, hướng vào củng cố và phát triển thuỷ lợi đảm bảo an toàn công trình, cấp nước và tiêu thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh và các ngành kinh tế khác. Đảm bảo cấp nước, thoát nước chủ động phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. 2. Chỉ đạo thực hiện chương trình phát triển nông thôn: - Phát triển ngành nghề nông thôn, thực hiện Chương trình "Mỗi làng một nghề", có chính sách hỗ trợ khôi phục và phát triển các làng nghề, khuyến khích các hộ gia đình, tư nhân, hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đa dạng. Thực hiện xã hội hóa dịch vụ ở nông thôn, thu hút sự tham gia của mọi thành phần kinh tế để đảm bảo cung cấp các dịch vụ cho sản xuất và đời sống nông dân nông thôn, năm 2008 tạo ra sự tăng trưởng mạnh mẽ GDP trong nông thôn. - Tiếp tục đổi mới quan hệ sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể. nhất là hợp tác xã; tập trung triển khai mạnh Chương trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nông nghiệp, nông thôn. - Tiếp tục thực hiện xây dựng các mô hình thí điểm phát triển nông thôn mới cấp làng, thôn, bản ở một số địa phương. Triển khai thực hiện các biện pháp đặc biệt hỗ trợ các vùng nông thôn còn nhiều khó khăn để xóa đói, giảm nghèo. - Quy hoạch và điều chỉnh dân cư, ưu tiên bố trí dân cư cho vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai (sạt lở bờ sông, bờ biển, lũ quét,...), hải đảo, vùng xung yếu và rất xung yếu, vùng bảo vệ nghiêm ngặt của rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Thực hiện các dự án bố trí dân cư biên giới Việt - Trung; hạn chế dân di cư tự do và ổn định cho dân di cư đã đến trên địa bàn. 3. Triển khai thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủy lợi và công tác phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai: - Bảo vệ và sử dụng có hiệu quả, bền vững tài nguyên rừng. Triển khai tích cực công tác giao rừng, thuê đất rừng cho các hộ gia đình và cộng đồng địa phương với chính sách hưởng lợi phù hợp. Chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng, nâng cao năng lực kiểm lâm, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. - Rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch thuỷ lợi, hệ thống thuỷ nông nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; tổ chức điều tra nguồn lợi hải sản, xây dựng đề án khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. - Chỉ đạo thực hiện tốt công tác phòng, chống lụt, bão và giảm nhẹ thiên tai. Tổ chức kiểm tra công trình trước lũ, phát hiện và sữa chữa kịp thời những công trình hư hỏng, đảm bảo vận hành an toàn trong mùa mưa bão năm 2008. Có phương án quản lý và thông tin kịp thời cho các tầu thuyền ra khơi đánh cá để chủ động phòng, tránh bão, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. 4. Thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực và hội nhập kinh tế quốc tế: - Về khoa học công nghệ: Bộ cần tập trung nghiên cứu chọn tạo các giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất và chất lượng cao phù hợp với các vùng sinh thái, ứng dụng công nghệ sinh học; các biện pháp kỹ thuật thâm canh cây trồng, nuôi dưỡng gia súc, đảm bão chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm, hạ giá thành. Nghiên cứu và phát triển công nghệ sau thu hoạch. Trong ngành thuỷ sản, chú trọng công nghệ sản xuất các loài giống thuỷ sản có giá trị kinh tế để hình thành cơ cấu sản phẩm chủ lực gắn với bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản. Nâng cao hiệu qủa của hệ thống khuyến nông và các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, thông tin thị trường. - Thực hiện Chương trình khuyến khích phát triển doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và tiếp tục sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp thuộc Bộ. - Phát triển thuỷ lợi và cơ sở hạ tầng nông thôn. Trong năm 2008, tập trung đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình thuỷ lợi bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ODA. Đối với nguồn ngân sách trong nước, ưu tiên hoàn thành các công trình dở dang, đầu tư mới chủ yếu đề nâng cấp các công trình hiện có, trước hết đảm bảo an toàn hồ chứa; đầu tư các công trình thuỷ lợi phục vụ chuyển dịch cơ cấu sản xuất. Về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, tập trung ưu tiên cho các vùng miền núi, Tây Nguyên, biên giới, hải đảo và đồng bào dân tộc, các vùng thường bị thiên tai, hạn hán, thiếu nước. - Về hội nhập kinh tế quốc tế, tiếp tục đàm phán về thuế và phi thuế quan, SPS, xuất xứ, dịch vụ, xây dựng mậu dịch tự do với các nước; có giải pháp hữu hiệu đối phó với những vấn đề mới phát sinh khi gia nhập WTO và các rào cản thương mại, nhất là vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm. - Tiếp tục rà soát, xây dựng các cơ chế, chính sách, các văn bản pháp quy liên quan. Kết hợp với các Bộ, ngành và các Tổ chức quốc tế triển khai các lớp tập huấn, hội thảo phổ biến những cam kết của Việt Nam về lĩnh vực nông nghiệp. - Đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình Vệ sinh an toàn thực phẩm, trong đó: Triển khai thực hiện kế hoạch hành động quốc gia của Chính phủ về vệ sinh an toàn thực phẩm đến năm 2010; các biện pháp áp dụng GAP tại các vùng sản xuất trọng điểm, hướng dẫn và tập huấn kỹ thuật cho nông dân về sản xuất an toàn. Thực hiện thường xuyên và quyết liệt trong kiểm tra, kiểm soát kháng sinh hoá chất tồn dư trong nông sản thực phẩm; quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật; xây dựng và triển khai thực hiện chương trình kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y các cơ sở chăn nuôi, sản xuất thức ăn chăn nuôi, giết mổ, sơ chế sản phẩm động vật. 5. Nâng cao năng lực quản lý ngành. - Nhanh chóng kiện toàn tổ chức ngành và thực hiện việc phân cấp cho địa phương và các Cục chuyên ngành. Phối hợp với Bộ Nội vụ, sớm hoàn thành việc sắp xếp, ổn định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước ở Bộ và địa phương theo chỉ đạo của Chính phủ. - Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chương trình cải cách hành chính bao gồm hoàn thiện thể chế, đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho hiện tại và tương lai của ngành; đẩy mạnh tin học hóa trong quản lý của Bộ và của ngành. - Thực hiện nghiêm túc Luật phòng, chống tham nhũng và Luật thi hành tiết kiệm, chống lãng phí. 6. Tập trung thực hiện các dự án đầu tư đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng. - Tập trung chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các Dự án đầu tư trọng điểm của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, đặc biệt là các công trình thuỷ lợi Cửa Đạt (Thanh Hoá), Tả Trạch (Thừa Thiên Huế), các công trình tại các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, các công trình sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, phải đảm bảo triển khai thực hiện đúng tiến độ, chất lượng và chống thất thoát lãng phí. Với những nỗ lực lớn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, Chính phủ tin tưởng rằng việc hợp nhất Bộ Thuỷ sản với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tăng cường thêm sức mạnh để tiếp tục thúc đẩy sự phát triển đi lên của ngành trong những năm tới. Văn phòng Chính phủ xin thông báo để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan biết, thực hiện./.
1695233506045.12.parquet/169241
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506045.12.parquet", "ppl": 97, "token_count": 21917, "url": "https://luatvietnam.vn/chinh-sach/thong-bao-170-tb-vpcp-van-phong-chinh-phu-32884-d6.html" }
Đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2023 theo Nghị quyết 144/NQ-CP của Chính phủ. Cụ thể, Bộ Nội vụ được Chính phủ giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn thiện dự thảo Báo cáo trình Quốc hội về lộ trình và phương án cải cách chính sách tiền lương, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước ngày 16/9/2023. Đồng thời, tiếp tục thực hiện việc phân cấp, phân quyền theo Nghị quyết số 04/NQ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ; phối hợp cơ quan, địa phương đẩy mạnh tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại theo vị trí việc làm và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Tiếp tục triển khai mạnh mẽ, thực chất việc thực hiện các Phong trào thi đua: "Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí", "Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023 - 2030". Hoàn thiện phương án cải cách tiền lương trước 16/9/2023 (Ảnh minh họa) Theo Nghị quyết, Chính phủ giao Bộ Tư pháp trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương tiếp tục rà soát, tháo gỡ các hạn chế, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật theo thẩm quyền, kịp thời báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với những vấn đề vượt thẩm quyền. Đôn đốc các bộ, cơ quan kịp thời ban hành hoặc trình ban hành các văn bản quy định chi tiết luật, nghị quyết, pháp lệnh nhằm khắc phục tình trạng chậm, nợ ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Chủ trì tổng hợp, rà soát các văn bản quy định chi tiết luật, nghị quyết, pháp lệnh còn nợ đọng đến nay, làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm và đề xuất giải pháp khắc phục triệt để, báo cáo Chính phủ tại Phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 9/2023. Nghiên cứu, hoàn thiện, tối ưu hóa Hệ thống đăng ký quản lý hộ tịch điện tử dùng chung, bảo đảm ký số Giấy khai sinh, Trích lục khai tử và bảo đảm hiệu quả trong thực hiện các thủ tục hành chính liên thông, khắc phục tình trạng hồ sơ chưa đồng bộ về hệ thống cho cán bộ tiếp nhận và xử lý hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính.
1695233506045.12.parquet/214756
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506045.12.parquet", "ppl": 95.8, "token_count": 10899, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-van-ban-moi/hoan-thien-lo-trinh-phuong-an-cai-cach-tien-luong-truoc-16-9-2023-186-95541-article.html" }
Mua hàng trả góp là một giao dịch diễn ra khá phổ biến. Khi người mua hàng trả góp đến kỳ hạn mà không trả tiền hoặc có hành vi trốn tránh nghĩa vụ trả tiền thì bị xử lý dân sự hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định. Trả góp là gì? Khoản 3 Điều 3 Thông tư 43/2016/TT-NHNN, quy định về cho vay trả góp: “Cho vay trả góp là hình thức cho vay tiêu dùng của công ty tài chính đối với khách hàng, theo đó công ty tài chính và khách hàng thỏa thuận trả nợ gốc và lãi tiền vay theo nhiều kỳ hạn”. Khoản 1 Điều 6 Thông tư 43/2016/TT-NHNN quy định điểm giới thiệu dịch vụ của công ty tài chính: “Công ty tài chính thực hiện cho vay tiêu dùng được mở điểm giới thiệu dịch vụ tại nơi cung ứng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng để giới thiệu các sản phẩm cho vay tiêu dùng, thu thập thông tin, nhu cầu vay vốn của khách hàng...”. Như vậy, việc mua hàng trả góp tại một cửa hàng là việc người mua ký kết một hợp đồng mua hàng trả góp với công ty tài chính có điểm giới thiệu dịch vụ tại cửa hàng đó. Khi mua hàng trả góp, người mua đã thiết lập hợp đồng mua hàng trả góp với công ty tài chính, trong đó quy định về nghĩa vụ phải trả tiền (gồm trả nợ gốc và lãi) theo nhiều kỳ hạn cho tới khi thanh toán xong. Thông thường các hợp đồng cho vay mua hàng trả góp quy định trả tiền định kỳ theo tháng. Nhiều mặt hàng cho phép người mua trả góp (Ảnh minh họa) Không thanh toán đúng hạn khi mua trả góp có thể bị xử lý hình sự Trách nhiệm dân sự: Theo Điều 440 Bộ luật Dân sự 2015, người mua hàng trả góp có nghĩa vụ thanh toán tiền theo thời hạn, địa điểm và mức tiền được quy định trong hợp đồng. Trường hợp bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền thì phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Khoản 357 Bộ luật Dân sự 2015 quy định trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền và Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất như sau: Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác; nếu không có thỏa thuận thì lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn (tức không quá 10%/năm của khoản tiền vay). Ngoài ra, người mua hàng trả góp có thể thỏa thuận với công ty tài chính về việc gia hạn thời hạn trả nợ, cam kết bồi hoàn tiền nợ và bồi thường chi phí chậm trả. Nếu người mua không trả tiền thì công ty tài chính có quyền khởi kiện tại Tòa án để yêu cầu người mua phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Trách nhiệm hình sự: Nếu người mua có thủ đoạn gian dối chiếm đoạt hàng hóa mua trả góp có giá trị từ 02 triệu đồng trở lên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) với mức phạt cải tạo không giam giữ 03 năm đến chung thân, tùy vào tính chất và mức độ vi phạm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
1695233506045.12.parquet/240508
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506045.12.parquet", "ppl": 107.5, "token_count": 11990, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-phap-luat/mua-tra-gop-khong-thanh-toan-dung-han-bi-xu-ly-the-nao-230-18225-article.html" }
Giỗ Tổ Hùng Vương là một ngày lễ truyền thống của nước ta nhằm tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng. Đây cũng là ngày nghỉ được người lao động rất quan tâm sau kì nghỉ Tết Nguyên đán. Vậy Giỗ Tổ Hùng Vương 2021 có gì đặc biệt? Giỗ Tổ Hùng Vương 2021 chỉ được nghỉ 1 ngày Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019 đã liệt kê cụ thể các ngày lễ, Tết người lao động được nghỉ làm hưởng nguyên lương tại Điều 112, trong đó có ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Cụ thể: 1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây: … e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch). Đồng thời, theo khoản 3 Điều 111 BLLĐ năm 2019, nếu ngày nghỉ lễ, Tết trùng với ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày làm việc kế tiếp. Tuy nhiên, lịch Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay rơi vào thứ Tư (ngày 21/4/2021). Do đó, năm nay, người lao động chỉ được nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày duy nhất mà không được nghỉ bù, hoán đổi ngày nghỉ hay nghỉ kèm ngày nghỉ cuối tuần. Xem thêm: Lịch nghỉ chi tiết các ngày lễ, Tết trong năm 2021 Lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 2021 (Ảnh minh họa) Giỗ Tổ Hùng Vương: Đi làm được tính lương gấp nhiều lần Theo Điều 112 BLLĐ năm 2019 đã dẫn chiếu ở trên, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người lao động được nghỉ làm hưởng nguyên lương. Tuy nhiên, do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động có thể đề nghị người lao động đi làm vào những ngày này nhưng phải được người lao động đồng ý. Khi đó, người lao động sẽ tính là làm thêm giờ và được trả lương theo điểm c khoản 1 Điều 98 BLLĐ năm 2019: 1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau: c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày. Như vậy, nếu đi làm ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người lao động sẽ được nhận 400% lương (đã bao gồm cả lương được trả cho ngày nghỉ này). Đặc biệt, nếu làm việc vào ban đêm của ngày lễ này, người lao động còn có thể nhận thêm lương làm việc vào ban đêm và lương làm thêm giờ của công việc bình thường, đồng thời được hưởng thêm 20% tiền lương của công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc đó (căn cứ khoản 3 Điều 98 BLLĐ năm 2019). Theo đó, nếu tính cả lương ngày nghỉ, người lao động làm việc vào ban đêm được hưởng ít nhất 490% lương của ngày làm việc bình thường. Như vậy, nếu đi làm ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người lao động có thể được nhận từ 04 đến gần 05 lần lương so với ngày làm việc bình thường. Xem thêm: Hướng dẫn cách tính lương làm thêm giờ từ năm 2021 Ép người lao động đi làm ngày Giỗ Tổ, bị phạt đến 25 triệu đồng Doanh nghiệp chỉ được sử dụng người lao động làm vào ngày lễ nếu được người đó đồng ý. Trường hợp buộc người lao động đi làm ngày này được coi là hành vi vi phạm pháp luật và bị xử phạt hành chính theo Nghị định 28/2020/NĐ-CP. Cụ thể, tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này quy định: 3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: … b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật Lao động. Theo đó, doanh nghiệp ép người lao động đi làm ngày Giỗ Tổ sẽ bị phạt đến 25 triệu đồng. So với quy định trước đây, mức phạt này đã được tăng gấp 20 lần, từ đó góp phần đảm bảo quyền được lựa chọn đi làm hay không của người lao động. Trên đây là thông tin về lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 2021 và những vấn đề liên quan. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900 .6192 để được hỗ trợ.
1695233506045.12.parquet/244731
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506045.12.parquet", "ppl": 129.8, "token_count": 12378, "url": "https://luatvietnam.vn/lao-dong-tien-luong/lich-nghi-gio-to-hung-vuong-2021-562-28736-article.html" }
Mặc dù việc tiêm nhầm vắc xin là rất hy hữu nhưng không phải chưa từng xảy ra. Mới đây, ngay tại TP. Hà Nội đã xảy ra vụ tiêm nhầm vắc xin Covid-19 cho trẻ từ 01-06 tháng tuổi. Vậy với trường hợp tiêm nhầm vắc xin, người tiêm phải chịu trách nhiệm gì? Người tiêm nhầm vắc xin Covid-19 phải chịu trách nhiệm gì? Theo khoản 6 Điều 11 Thông tư 34/2018/TT-BYT, khi thực hiện tiêm chủng, người tiêm phải kiểm tra vắc xin, dung môi, bơm tiêm, kim tiêm trước khi sử dụng; cho người tiêm hoặc cha, mẹ, người giám hộ của trẻ xem lọ vắc xin trước khi tiêm. Đặc biệt, điểm c khoản 6 Điều 11 Thông tư này nêu rõ: Thực hiện tiêm đúng đối tượng chỉ định tiêm chủng, đúng vắc xin, đúng liều, đúng đường dùng, đúng thời điểm Do đó, trước khi tiêm chủng, cán bộ y tế phải kiểm tra cẩn thận vắc xin, đối tượng được chỉ định tiêm, phải cho người nhà hoặc người tiêm xem loại vắc xin sẽ tiêm. Như vậy, khi tiêm nhầm vắc xin, đồng nghĩa là cán bộ y tế không thực hiện đúng hướng dẫn, quy trình tiêm chủng. Trong trường hợp này, cán bộ y tế có thể bị xử lý như sau: Bị xử lý kỷ luật Những người làm nhiệm vụ tiêm chủng thường đều là viên chức hoặc người lao động tại các bệnh viện, cơ sở khám, chữa bệnh… Do đó, khi tiêm nhầm vắc xin cho người khác thì có thể bị xử lý kỷ luật: - Nếu là người lao động: Theo khoản 2 Điều 118 Bộ luật Lao động, trong nội quy lao động phải có nội dung về các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động. Do đó, căn cứ vào nội quy lao động của cơ sở tiêm chủng, cán bộ y tế là người lao động tại đây có thể bị xử lý kỷ luật với hình thức cụ thể theo nội quy lao động. - Nếu là viên chức: Tại các cơ sở tiêm chủng công lập, nếu cán bộ y tế - người tiêm nhầm vắc xin là viên chức thì theo Nghị định số 112/2020/NĐ-CP, căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ… để xem xét, quyết định hình thức kỷ luật. Căn cứ Điều 16, 17, 18 và 19 của Nghị định 112/2020, viên chức có thể bị kỷ luật bằng một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc buộc thôi việc nếu không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp. Xử phạt hành chính Nếu sức khỏe của người tiêm chủng bình thường, không xảy ra ảnh hưởng gì thì theo điểm a khoản 4 Điều 9 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, cán bộ y tế không tiêm chủng đúng quy định, không bảo đảm an toàn trong khi tiêm chủng sẽ bị phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng. Ngoài ra, cán bộ y tế thực hiện tiêm chủng còn có thể bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 - 03 tháng; cơ sở tiêm chủng sẽ bị đình chỉ toàn bộ hoặc một phần hoạt động trong thời hạn từ 01 - 03 tháng. Chịu trách nhiệm hình sự Bên cạnh việc bị kỷ luật, bị phạt tiền thì người tiêm nhầm vắc xin còn có thể đối mặt với việc phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 128 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự năm 2017. Cụ thể, người nào có chức vụ, quyền hạn vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện/thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng - 05 năm - Làm chết người. - Gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe người khác với tỷ lệ tổn thương cơ sở 61% trở lên. - Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ sở từ 61% - 121%. Phạt tù từ 03 - 07 năm - Làm chết 02 người. - Gây thương tích/tổn hại cho sức khỏe 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 122-200%. Phạt tù từ 07 - 12 năm - Làm chết 03 người trở lên. - Gây thương tích/tổn hại cho sức khỏe 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể trên 201%. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề/công việc nhất định từ 01 - 05 năm. Như vậy, cán bộ y tế tiêm nhầm vắc xin Covid-19 nói riêng và vắc xin khác nói chung có thể bị kỷ luật, bị phạt tiền đến 10 triệu đồng hoặc bị phạt tù đến 12 năm tùy vào mức độ, tính chất, hậu quả… của việc tiêm nhầm. Tiêm nhầm vắc xin, người tiêm có được bồi thường không? Tiêm nhầm vắc xin Covid-19 Hiện nay, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, do đó, việc tiêm chủng vắc xin Covid-19 là một trong những hoạt động tiêm chủng mở rộng. Do đó, khi xảy ra tai biến, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người tiêm, khoản 6 Điều 30 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007 nêu rõ: Khi thực hiện tiêm chủng mở rộng, nếu xảy ra tai biến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc gây thiệt hại đến tính mạng của người được tiêm chủng, Nhà nước có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại. Trường hợp xác định được lỗi thuộc về tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, bảo quản vắc xin, sinh phẩm y tế hoặc người làm công tác tiêm chủng thì tổ chức, cá nhân này phải bồi hoàn cho Nhà nước theo quy định của pháp luật. Như vậy, theo phân tích ở trên, việc tiêm nhầm vắc xin Covid-19 trong trường hợp này là do lỗi của cán bộ y tế khi không thực hiện đầy đủ, đúng quy trình tiêm chủng nên cán bộ y tế phải bồi hoàn cho Nhà nước các chi phí đã bồi thường cho người tiêm chủng. Mức bồi hoàn của cán bộ y tế cho Nhà nước được quy định cụ thể tại Điều 16 Nghị định số 104/2016/NĐ-CP, gồm:
1695233506045.12.parquet/245406
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506045.12.parquet", "ppl": 124.8, "token_count": 14906, "url": "https://luatvietnam.vn/dan-su/nguoi-tiem-nham-vac-xin-phai-chiu-trach-nhiem-the-nao-568-33834-article.html" }
Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội thảo về chuẩn chính tả trong chương trình, sách giáo khoa mới. Tại Hội thảo này, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giao Vụ Giáo dục Trung học báo cáo, đề xuất với Chính phủ cho phép Bộ được ban hành Thông tư quy định mới về chính tả. Dự kiến đến tháng 05/2018, Thông tư về chính tả sẽ được ban hành. Tuy nhiên, Thứ trưởng cũng nhấn mạnh, không được chạy theo tiến độ mà quan trọng nhất vẫn là chất lượng, đảm bảo quy định mới phải dễ hiểu, dễ nhớ, dễ sử dụng. Trong quy định mới về chính tả, sẽ có các nội dung đáng chú ý về vị trí đặt dấu thanh, cách viết âm “i” sau các chữ k, h, l, m, s, t…. trong các âm tiết mở như “lý thuyết” hay “lí thuyết”; “tỉ lệ” hay “tỷ lệ”… Đồng thời, riêng với sách giáo khoa lớp 1, lớp 2 và lớp 3, vẫn sử dụng hình thức phiên âm, có gạch nối để nối các âm tiết, ví dụ: Mát-xcơ-va, Tô-ky-ô, Căm-pu-chia… Đến lớp 4, lớp 5, tên nguyên dạng được đặt bên cạnh tên phiên âm, ví dụ: Mát-xcơ-va (Moskva), Căm-pu-chia (Campuchia)… Sắp có Thông tư quy định mới về chính tả (Ảnh minh họa) Trước đây, quy định về chính tả tiếng Việt và thuật ngữ tiếng Việt được áp dụng theo Quyết định 240/QĐ của Bộ Giáo dục năm 1984, riêng cách viết hoa tên riêng trong sách giáo khoa được áp dụng theo Quyết định 07/2003/QĐ-BGDĐT… Tuy nhiên, đây đều là những văn bản đã được ban hành từ rất lâu, cách viết chính tả đến nay không còn thống nhất. Do đó, việc ban hành Thông tư quy định mới về chính tả để áp dụng thống nhất được cho là cần thiết; đặc biệt là khi Quốc hội đã yêu cầu xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa và khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông (Theo Nghị quyết 88/2014/QH13). Theo Nghị quyết 106/NQ-CP, Chính phủ quy định từ năm học 2019 - 2020 sẽ bắt đầu thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới với cấp tiểu học; từ năm học 2020 - 2021 với cấp trung học cơ sở và từ năm học 2021 - 2022 với cấp trung học phổ thông.
1695233506045.12.parquet/275444
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506045.12.parquet", "ppl": 79.8, "token_count": 11054, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-phap-luat/sap-co-thong-tu-quy-dinh-moi-ve-chinh-ta-230-15896-article.html" }
Đối với nhóm các ngành tài chính, tín dụng, Chương trình/hợp phần tín dụng thông qua các ngân hàng chính sách hoặc các tổ chức tài chính tín dụng khác để cho vay lại cho các đối tượng thuộc diện chính sách của Chính phủ hoặc theo thiết kế đặc thù của Chương trình/hợp phần tín dụng được Chính phủ quy định cũng được hưởng mức lãi suất ưu đãi khi vay lại nguồn vốn vay ODA của Chính phủ. Được biết, theo quy định tại Nghị định 78/2010/NĐ-CP về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ thì mức lãi suất ưu đãi này bằng 30% mức lãi suất cho vay bằng ngoại tệ hoặc Đồng Việt Nam tương ứng, nhưng không thấp hơn lãi suất vay nước ngoài. Các chương trình, dự án vay lại vốn ODA mà điều kiện cho vay lại đã được cấp có thẩm quyền xác định trước ngày có hiệu lực của Quyết định này thì tiếp tục áp dụng các điều kiện đã được phê duyệt. Trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung Danh mục.
1695233506045.12.parquet/275445
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506045.12.parquet", "ppl": 92.3, "token_count": 11932, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-van-ban-moi/danh-muc-12-nganh-duoc-vay-lai-oda-voi-lai-suat-uu-dai-186-5643-article.html" }
Hiệp định về chương trình hợp tác tài chính V (FCV-V) giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Tây Ban Nha (FCV-V) về các điều khoản, thủ tục và thỏa thuận chung về các dự án tài chính tại Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sử dụng vốn từ Chính phủ Tây Ban Nha cho mục đích quốc tế hóa (FIEM) Cơ quan ban hành: Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Chính phủ Vương quốc Tây Ban Nha Số công báo: Đang cập nhật Số hiệu: Không số Ngày đăng công báo: Đang cập nhật Loại văn bản: Hiệp định Người ký: Nguyễn Văn Hiếu; Maria Luisa Poncela Garcia Ngày ban hành: 24/05/2017 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật Áp dụng: Đang cập nhật Tình trạng hiệu lực: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng , Ngoại giao TÓM TẮT VĂN BẢN Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau! tải Hiệp định Không số Hiệp định Không số DOC (Bản Word) LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam. Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết HIỆP ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC TÀI CHÍNH V (FCV-V) GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ VƯƠNG QUỐC TÂY BAN NHA (FCV-V) VỀ CÁC ĐIỀU KHOẢN, THỦ TỤC VÀ THỎA THUẬN CHUNG VỀ CÁC DỰ ÁN TÀI CHÍNH TẠI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỬ DỤNG VỐN TỪ CHÍNH PHỦ TÂY BAN NHA CHO MỤC ĐÍCH QUỐC TẾ HÓA (FIEM) Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Tây Ban Nha Với mong muốn tăng cường tình hữu nghị và thiện chí giữa hai nước, Với mong muốn tăng cường sâu rộng hợp tác song phương và mối quan hệ kinh tế giữa hai nước, Nhằm duy trì điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các dự án có lợi ích song phương sau bốn Chương trình Hợp tác Tài chính đã xây dựng trong gần hai thập kỷ, Đã thỏa thuận như sau, 1. Định nghĩa Trong phạm vi Chương trình Hợp tác Tài chính V, a) “Việt Nam” là Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, b) “Tây Ban Nha” là Chính phủ Vương quốc Tây Ban Nha. c) "BKHĐT” là Bộ Kế hoạch và Đầu tư của Việt Nam. d) “BTC” là Bộ Tài chính của Việt Nam. e) FIEM là Quỹ Quốc tế hóa Tây Ban Nha (Spanish Fund for the Internationalization). f) “MEIC” là Bộ Kinh tế, Công nghiệp và Cạnh tranh của Tây Ban Nha. g) "SEC” là Ban Thư Ký Thương Mại thuộc MEIC. h) “ICO” là tên viết tắt của Instituto de Crédito Oficial (Cơ quan Tài chính Nhà nước Tây Ban Nha). i) “các bên” bao gồm Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Tây Ban Nha. 2. Giới thiệu ngắn về FIEM FIEM là là một tổ chức tài chính do Section quản lý, thông qua Tổng cục Đầu tư và Thương mại Quốc tế, với mục đích thúc đẩy quốc tế hóa các công ty của Tây Ban Nha thông qua việc cung cấp tài chính trung và dài hạn. Các khoản tài trợ ưu đãi hoàn lại được FIEM cung cấp dưới dạng tín dụng mềm cho các tổ chức công cộng không thường trú để hỗ trợ các hoạt động xuất khẩu hoặc các dự án chìa khóa trao tay do các công ty Tây Ban Nha thực hiện ở nước ngoài. Theo Thỏa thuận OECD về Tín dụng xuất khẩu được hỗ trợ chính thức (sau đây gọi là “Thỏa thuận OECD”), các khoản tài trợ ưu đãi có hoàn lại này đòi hỏi ba điều kiện cơ bản; nước nhận đủ điều kiện nhận viện trợ có ràng buộc (thu nhập ở mức trung bình-thấp hoặc thấp hơn theo Ngân hàng Thế giới), dự án phải không có khả năng thương mại và người mua công khai phải cung cấp bảo lãnh của chính phủ. 3. Ngân sách cam kết của Tây Ban Nha MEIC sẽ cung cấp cho BKHĐT tổng cộng 305 triệu euro cho các dự án do các công ty TBN thực hiện. Khoản ngân sách trên sẽ được phân phối như sau: 3.1 Tây Ban Nha cấp tín dụng cho Việt Nam tối đa 275 triệu euro theo các điều khoản ưu đãi để tài trợ cho các gói sau của Tuyến 5 thuộc Hệ thống Đường sắt Metro của Thành phố Hồ Chí Minh. • EP1: Cổ phiếu; Thiết bị trong bãi dồn; Thiết bị trong các nhà ga; Hệ thống điện trên cao. • EP2: Nguồn điện. • EP3: Đường ray, mối nối và ghi. • EP4: Hệ thống tín hiệu, thông tin và bán vé (Các hệ thống chung). • Dịch vụ tư vấn giám sát thiết kế cơ sở (Front End Engineering Design – FEED) • Dịch vụ tư vấn quản lý dự án 3.2 Tây Ban Nha cũng sẽ tài trợ tín dụng cho các dự án khác tối đa 30 triệu euro theo các điều khoản ưu đãi được ưu tiên theo thỏa thuận chung như được mô tả trong Phụ lục II. 3.3 Các cơ sở khác có thể tham gia các dự án đồng tài trợ hoặc các thành phần dự án được trao cho các công ty Tây Ban Nha thông qua đấu thầu được tài trợ bởi các tổ chức tài chính đa phương hoặc thông qua đấu thầu quốc tế do Việt Nam tài trợ. 4. Mục tiêu chung 4.1 Nhằm duy trì hợp tác tài chính giữa Việt Nam và Tây Ban Nha, Tây Ban Nha đã đồng ý cho phép FlEM tài trợ cho các dự án có đóng góp rõ ràng cho sự phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam, chủ yếu trong các lĩnh vực sau: a) Cơ sở hạ tầng kinh tế, liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến giao thông công cộng đường bộ và đường hàng không. b) Năng lượng và năng lượng tái tạo c) Viễn thông. d) Quản lý nước e) Xử lý chất thải rắn 4.2 Nhằm hỗ trợ quá trình quốc tế hóa các công ty Tây Ban Nha, tín dụng từ FIEM sẽ có ràng buộc và dùng để tài trợ cho toàn bộ hoặc một phần chi phí của các dự án được cả hai bên ưu tiên. Cụ thể: • Tối đa 100% hàng hóa và dịch vụ có xuất xứ Tây Ban Nha • Chi phí địa phương và hàng hóa và dịch vụ từ các nước thứ ba có thể chiếm tới 30% tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu. 5. Điều khoản tài chính 5.1 FlEM sẽ được cung cấp theo Thỏa thuận OECD. Mức độ ưu đãi của tín dụng FIEM là 35%. Theo Thỏa thuận OECD (Điều 40), tỷ lệ chiết khấu được sử dụng để tính mức độ ưu đãi của khoản vay theo một đơn vị tiền tệ nhất định, tức là Tỷ lệ chiết khấu khác (DDR), có thể thay đổi hàng năm vào ngày 15 tháng 1 và được tính như sau: - Trung bình của Tỷ lệ tham chiếu lãi suất thương mại của OECD (CIRR) cộng với một khoản bổ sung (margin) tùy thuộc vào thời hạn trả nợ. - Đối với tất cả các loại tiền tệ, giá trị trung bình của CIRR là trung bình của CIRR hàng tháng có hiệu lực trong khoảng thời gian sáu tháng từ ngày 15 tháng 8 của năm trước đến ngày 14 tháng 2 của năm hiện tại. Tỷ lệ bao gồm khoản bổ sung (margin), được làm tròn đến mười đơn vị gần nhất. 5.2 Các điều khoản tài chính cụ thể của từng loại tín dụng sẽ được MEC gửi cho bên Việt Nam hàng năm và được thông báo cho danh sách các dự án của mỗi năm. Một số ví dụ về các điều khoản tài chính cho các dự án trong năm 2016 được đính kèm trong Phụ lục I. 5.3 Các thỏa thuận tài chính liên quan đến tín dụng ưu đãi sẽ được thực hiện theo luật pháp của hai nước. Các thỏa thuận này sẽ do ICO và BTC đàm phán và ký kết, cả hai đóng vai trò đại diện và được trao quyền hợp pháp bởi chính phủ tương ứng của mình. 6. Nợ chính phủ 6.4 Mỗi loại tín dụng phải tuân thủ các quy tắc của Thỏa thuận OECD và các cam kết quốc tế và thể chế tương ứng của cả hai bên. Theo mô tả trong Quy trình dự án đính kèm trong Phụ lục II, trước khi mỗi khoản tín dụng được đệ trình lên Hội đồng Bộ trưởng Tây Ban Nha để phê duyệt lần cuối, BTC phải gửi thư xác nhận việc chấp nhận các điều kiện tài chính. Theo luật pháp và các quy định hiện hành của Việt Nam (bao gồm Luật Quản lý nợ công), bất kỳ hợp đồng tín dụng nào được BTC thực hiện thay mặt Chính phủ Việt Nam đều sẽ được coi là một khoản nợ công trực tiếp của Việt Nam và vì vậy là một ràng buộc và trách nhiệm trực tiếp đối với Chính phủ Việt Nam. 7. Các dự án được tài trợ FIEM sẽ không tài trợ cho các hoạt động liên quan đến xuất khẩu hàng hóa phục vụ quốc phòng, bán quân sự và cảnh sát cho quân đội, lực lượng cảnh sát và an ninh hoặc các dịch vụ chống khủng bố. FIEM không tài trợ các dự án liên quan đến một số dịch vụ xã hội cơ bản, như giáo dục, y tế và dinh dưỡng. 8. Quy tắc đấu thầu và hợp đồng thương mại 8.1 Hợp đồng thương mại được tài trợ dưới dạng tín dụng mềm theo khoản 3.1 và 3.2 của Chương trình hợp tác tài chính này phải dựa trên quy trình đấu thầu cạnh tranh giữa các nhà thầu Tây Ban Nha (tất cả các nhà thầu phải là người Tây Ban Nha theo pháp luật Tây Ban Nha) theo các thủ tục được thiết lập trong Phụ lục II. BKHĐT và MEIC có thể thỏa thuận về các trường hợp ngoại lệ trong thủ tục trao thầu cho các công ty Tây Ban Nha. 8.2. Đấu thầu hạn chế sẽ được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo luật pháp Việt Nam. Tuy nhiên, chính quyền Tây Ban Nha sẽ đảm bảo rằng quy trình trao thầu tuân thủ các nguyên tắc của hệ thống pháp luật Tây Ban Nha. 8.3. Hợp đồng thương mại được tài trợ dưới dạng tín dụng mềm theo khoản 3.3 phải tuân thủ các quy trình trong Phụ lục III. 9. Hỗ trợ kỹ thuật dự án Để thúc đẩy hợp tác song phương và hỗ trợ kỹ thuật cần thiết nhằm thực hiện thuận lợi dự án, một công ty nhà nước Tây Ban Nha, dưới sự giám sát của Section, có thể được ủy thác hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình đấu thầu, theo dõi và giám sát tình hình thực hiện và công tác hậu thẩm định dự án và nghiên cứu khả thi, nếu cần thiết. Sau khi tham khảo ý kiến ​​do với BKHĐT, MEIC sẽ xác định những nhiệm vụ cụ thể sẽ được thực hiện bởi công ty này trong từng dự án. Phí tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật của dự án sẽ do phía Tây Ban Nha chi trả. 10. Giám sát việc thực hiện Chương trình hợp tác tài chính và xem xét lại các dự án 10.1 Bất cứ khi nào một trong các bên thấy cần thiết, Các bên sẽ đánh giá tiến độ và thảo luận về định hướng cho các dự án được tài trợ theo Chương trình hợp tác tài chính này. Một Nhóm Công tác Tài chính song phương, bao gồm đại diện của cả hai nước, sẽ giám sát việc thực hiện Chương trình này, bao gồm việc đánh giá tiến độ, thỏa thuận về định hướng dự án và các vấn đề khác phát sinh. Nhóm sẽ họp ít nhất mỗi hai năm một lần. 10.2 Phía Tây Ban Nha sẽ kiểm tra thực tế dự án mỗi khi thấy cần thiết. Bên Việt Nam phải tạo điều kiện cho việc kiểm tra thực tế và sẽ cung cấp tất cả các thông tin liên quan về các dự án được kiểm tra. Tất cả các đơn vị quản lý dự án (PMU) hoặc cơ quan thực hiện dự án phải phân công một người quản lý dự án đảm nhận các nhiệm vụ theo dõi và liên lạc giữa đơn vị quản lý dự án, cơ quan có thẩm quyền của Tây Ban Nha và nhà cung cấp của Tây Ban Nha. 11. Đơn vị tiền tệ Đơn vị tiền tệ trong tất cả các tài liệu liên quan đến Chương trình hợp tác tài chính này, bao gồm các hợp đồng thương mại, phải là đồng euro. 12. Thuế quan Thuế đối với hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu vào Việt Nam sẽ không được tài trợ thông qua các cơ sở được thành lập theo Chương trình này. 13. Đánh giá MEIC có quyền ủy thác một cơ quan độc lập đánh giá dự án được thực hiện nhằm kiểm tra mức độ hoàn thành các mục tiêu của các hoạt động. BKHĐT và MEIC sẽ ra kết luận về chất lượng của dự án. 14. Giải quyết tranh chấp Mọi tranh chấp liên quan đến việc diễn giải hoặc thực hiện Chương trình hợp tác tài chính này sẽ được giải quyết thông qua thương lượng giữa các bên tham gia thỏa thuận này. 15. Hiệu lực, điều chỉnh và chấm dứt Chương trình hợp tác tài chính sẽ có hiệu lực vào ngày ký và có giá trị trong thời hạn bốn (4) năm. Một khi FCP-V bắt đầu có hiệu lực, FCP-IV sẽ ngay lập tức hết hiệu lực. Số ngân sách còn lại của FCP-IV, nếu có, sẽ được bổ sung vào các cơ sở vật chất hiện có đươc thành lập theo Điều 3.2, theo các điều kiện đặt ra trong Chương trình mới. Trong mọi trường hợp, các dự án hiện đang được thực hiện theo FCP-IV, và nếu đã tổ chức đấu thầu, sẽ được áp dụng các điều khoản tài chính của FCP-IV cho đến khi hết hạn hợp đồng. Một trong các bên có quyền kiến nghị các thay đổi. Các kiến nghị này phải được nộp cho bên còn lại bằng văn bản tiếng Anh. Các thay đổi sẽ có hiệu lực khi được hai bên ký kết. Việc chấp thuận của các thỏa thuận riêng lẻ phát sinh từ các thay đổi đó phải đáp ứng các yêu cầu theo pháp luật tương ứng của Việt Nam và Tây Ban Nha. Trong trường hợp ngân sách cam kết nêu trên không được sử dụng hết khi kết thúc thời hạn hiệu lực, các bên có thể kéo dài thời hạn hiệu lực của Chương trình Hợp tác tài chính hiện hành theo một thoả thuận chung bằng văn bản tiếng Anh. Một trong hai bên có quyền chấm dứt Chương trình hợp tác tài chính này bất cứ lúc nào bằng cách thông báo cho bên kia bằng văn bản tiếng Anh. Trong trường hợp này, Chương trình Hợp tác tài chính sẽ được chấm dứt vào ngày thứ chín mươi (90), kể từ ngày nhận được thông báo. Ký kết tại Madrid vào ngày 24 tháng 5 năm 2017 thành hai bản bằng tiếng Anh. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam Nguyen Van Hieu Bộ trưởng Thương Mại Vương quốc Tây Ban Nha Maria Luisa Poncela Garcia PHỤ LỤC I CÁC ĐIỀU KIỆN TÀI CHÍNH DỰ KIẾN Ví dụ 1: Thời gian trả nợ: 33 năm Thời gian ân hạn: 17 năm Đơn vị tiền tệ: euro Lãi suất: 0,2% Mức độ ưu đãi: 35,165% (DDR 2%) Ví dụ 2: Thời gian trả nợ: 35 năm Thời gian ân hạn: 15 năm Đơn vị tiền tệ: euro Lãi suất: 0,2% Mức độ ưu đãi: 35,037% (DDR 2%) Ví dụ 3: Thời gian trả nợ: 29 năm Thời gian ân hạn: 20 năm Đơn vị tiền tệ: euro Lãi suất: 0,10% Mức độ ưu đãi: 35,199% (DDR 1,9%) Các điều kiện này có hiệu lực đến 14 tháng 1 năm 2018. Từ ngày này, các điều kiện mới sẽ được gửi theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam theo tỷ lệ chiết khấu khác đang có hiệu lực. PHỤ LỤC II QUY TRÌNH DỰ ÁN THEO CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC TÀI CHÍNH V BƯỚC 1: Lựa chọn dự án Theo Điều.3.2, các dự án sẽ được ưu tiên theo thỏa thuận giữa các bên theo quy trình sau. BKHĐT sẽ chọn các dự án sẽ được tài trợ và đề xuất với SEC hàng năm hoặc đột xuất thông qua Văn phòng Kinh tế và Thương mại Tây Ban Nha. Dựa trên danh sách này và thông tin giữa SEC và BKHĐT, cả hai sẽ cùng lựa chọn các dự án ưu tiên để thực hiện. Sẽ không có dự án nào được ưu tiên nếu bên Việt Nam không cam kết tài trợ để đảm bảo tính bền vững của dự án sau thời hạn quy định trong hợp đồng. Khi được chọn và được SEC xác nhận đủ điều kiện nhận hỗ trợ từ FlEM, các dự án sẽ được đưa vào lộ trình của FIEM. SEC có quyền đề xuất các dự án được tài trợ và có ưu tiên đặc biệt cho các dự án được các quỹ đa phương đồng tài trợ. Khi một dự án đã được ưu tiên và chấp thuận từ hai bên, phía TBN sẽ thông báo đề xuất tài chính cho OECD. BƯỚC 2: Hỗ trợ kỹ thuật Khi cần thiết, một công ty nhà nước của Tây Ban Nha dưới sự giám sát của MEIC sẽ hỗ trợ kỹ thuật cho phía Việt Nam để chuẩn bị nghiên cứu khả thi và hồ sơ mời thầu theo luật pháp Việt Nam và Tây Ban Nha. BƯỚC 3: Quy trình đấu thầu và Chữ ký của hợp đồng thương mại Các dự án được tài trợ từ các khoản tín dụng ưu đãi của Tây Ban Nha phải sử dụng hàng hóa và dịch vụ của Tây Ban Nha. Do đó, tất cả các công ty Tây Ban Nha hợp pháp và đủ điều kiện đều được tham gia đấu thầu các dự án này. Một bản sao thông tin được công bố tại Việt Nam phải được gửi đến Văn phòng Kinh tế và Thương mại Tây Ban Nha tại Thành phố Hồ Chí Minh ít nhất 20 ngày trước ngày công bố đầu tiên trên báo địa phương. Việc công bố tại Tây Ban Nha sẽ diễn ra cùng thời điểm với bản tiếng Việt. Chính quyền Tây Ban Nha sẽ công bố thông tin tại Tây Ban Nha thông qua các dịch vụ thông tin điện tử của ICEX và www.comercio.es. Các nhà thầu sẽ phải nhận hồ sơ mời thầu miễn phí tại Tây Ban Nha. Các bên sẽ thông báo cho nhau về các công ty đã nhận hồ sơ mời thầu. Thời gian tối thiểu để nhận hồ sơ mời thầu là 25 ngày, và 45 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phát hành đến ngày hết hạn hạn nộp hồ sơ dự thầu. Cố vấn kinh tế và thương mại Tây Ban Nha tại thành phố Hồ Chí Minh sẽ được thông báo đầy đủ về các vấn đề phát sinh trong quá trình lựa chọn. Người đại diện Văn phòng Kinh tế và Thương mại Tây Ban Nha tại Thành phố Hồ Chí Minh phải tham dự lễ mở thầu và các phiên đấu thầu. BKHĐT sẽ quyết định trao thầu và thông báo kết quả cho MEIC; Sau đó MEIC sẽ xác nhận, cấp bảo lãnh và thông báo về sự tuân thủ theo các nguyên tắc pháp lý chung. Cơ quan điều hành Việt Nam và công ty Tây Ban Nha được trao thầu sau đó sẽ đàm phán và ký hợp đồng thương mại. BƯỚC 4: Thủ tục phê duyệt tín dụng MEC sẽ gửi văn kiện chính thức tới BTC của Việt Nam với các điều khoản và điều kiện tài chính cụ thể áp dụng cho dự án này. Sau khi nhận được xác nhận, hồ sơ tín dụng phải có phê duyệt của Ủy ban FIEM (một cơ quan đại học do SEC chủ trì). Tín dụng ưu đãi sau đó sẽ được đệ trình lên Hội đồng Bộ trưởng Tây Ban Nha để phê duyệt lần cuối. Sau khi được phê duyệt, ICO sẽ được chỉ định là đại diện tài chính của Vương quốc Tây Ban Nha cho khoản tín dụng đó và sẽ ký kết một Thỏa thuận tín dụng với BTC của Việt Nam. Có thế bắt đầu thực hiện dự án ngay sau khi Thỏa thuận tài chính đã được ký kết. Việc giải ngân phải tuân thủ luật pháp và quy định hiện hành của Việt Nam. Do đó, ICO sẽ giải ngân trực tiếp cho các nhà xuất khẩu theo các mốc thời gian trong hợp đồng thương mại sau khi nhận được yêu cầu giải ngân từ BTC.
1695233506320.28.parquet/111399
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506320.28.parquet", "ppl": 136.5, "token_count": 23013, "url": "https://luatvietnam.vn/ngoai-giao/hiep-dinh-chuong-trinh-hop-tac-tai-chinh-v-giua-viet-nam-va-tay-ban-nha-183601-d1.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: Ngoại giao , Văn hóa-Thể thao-Du lịch TÓM TẮT VĂN BẢN Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau! tải Hiệp định Không số Hiệp định Không số DOC (Bản Word) LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam. Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết HIỆP ĐỊNH VĂN HÓA GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA PA-NA-MA Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa pa-na-ma (sau đây gọi là “hai Bên”), Với mong muốn tăng cường quan hệ hữu nghị giữa hai đất nước và nhân dân hai nước, với mục đích thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau, thông qua văn hóa;
1695233506320.28.parquet/238702
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506320.28.parquet", "ppl": 703.7, "token_count": 12354, "url": "https://luatvietnam.vn/ngoai-giao/hiep-dinh-van-hoa-giua-viet-nam-va-pa-na-ma-183955-d1.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Số hiệu: 552/QĐ-TTg Ngày đăng công báo: Đang cập nhật Loại văn bản: Quyết định Người ký: Vũ Đức Đam Ngày ban hành: 21/04/2017 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật Áp dụng: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: Văn hóa-Thể thao-Du lịch TÓM TẮT VĂN BẢN Quy hoạch bảo tồn Khu di tích lịch sử Đền Hùng Ngày 21/04/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 552/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đến năm 2025. Quy hoạch Khu di tích lịch sử Đền Hùng bao gồm các xã, phường: Hy Cương, Chu Hóa và Vân Phú (Thành phố Việt Trì); Tiên Kiên (huyện Lâm Thao) và Phù Ninh (huyện Phù Ninh) với tổng diện tích 845ha. Theo Quy hoạch, sẽ tiếp tục bảo tồn nguyên trạng các di tích, hệ thống đường bậc, cây xanh cảnh quan và rừng nguyên sinh với các di tích Đền Thượng, Đền Trung, Đền Hạ, Đền Giếng, Lăng Vua Hùng, Chùa Thiên Quang, Bảo tháp, Nhà thờ Tổ, gác Chuông; di dời các hộ dân nằm trong khu vực núi Nghĩa Lĩnh, núi Trọc, núi Vặn và khu nhỏ lẻ nằm trong phạm vi quy hoạch; với khu vực đông dân cư sinh sống tập trung, tùy từng khu vực, sẽ giữ lại và xem xét để cấp xen, ghép cho các hộ tái định cư tại chỗ phải di dời trong khi triển khai các dự án nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống; bố trí một bãi đỗ xe ở cổng vào… Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Xem chi tiết Quyết định 552/QĐ-TTg tại đây tải Quyết định 552/QĐ-TTg Quyết định 552/QĐ-TTg PDF (Bản có dấu đỏ) Quyết định 552/QĐ-TTg ZIP (Bản Word) LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam. Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ------- Số: 552/QĐ-TTg CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Hà Nội, ngày 21 tháng 04 năm 2017 QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG, TỈNH PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2025 ---------------- THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009; Căn cứ Luật xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa; Căn cứ Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;
1695233506320.28.parquet/250110
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506320.28.parquet", "ppl": 191.3, "token_count": 29468, "url": "https://luatvietnam.vn/van-hoa/quyet-dinh-552-qd-ttg-thu-tuong-chinh-phu-113934-d1.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: Xuất nhập khẩu TÓM TẮT VĂN BẢN Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau! tải Thông tư 01/2001/TT-BTM Thông tư 01/2001/TT-BTM ZIP (Bản Word) LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam. Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết THÔNG TƯ CỦA BỘ THƯƠNG MẠI SỐ 01/2001/TT-BTM NÀY 05 THÁNG 01 NĂM 2001 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN ĐIỀU KHOẢN GIÁ TRONG HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ Căn cứ Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/07/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài; Căn cứ Điều 4, Quyết định số 1067/QĐ-TTg ngày 27/10/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ cà phê xuất khẩu niên vụ 2000-2001;
1695233506320.28.parquet/253244
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506320.28.parquet", "ppl": 392.9, "token_count": 14958, "url": "https://luatvietnam.vn/xuat-nhap-khau/thong-tu-01-2001-tt-btm-bo-thuong-mai-11380-d1.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9801-2:2015 ISO/IEC 27033-2:2012 CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - CÁC KỸ THUẬT AN TOÀN - AN TOÀN MẠNG - PHẦN 2: HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ VÀ TRIỂN KHAI AN TOÀN MẠNG Information technology - Security techniques - NetWork security - Part 2: Guidelines for the design and implementation of network security Lời nói đầu TCVN ISO/IEC 9801-2:2015 hoàn toàn tương đương với ISO/IEC 27033-2:2012. TCVN ISO/IEC 9801-2:2015 do Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp Máy tính Việt Nam biên soạn, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - CÁC KỸ THUẬT AN TOÀN - AN TOÀN MẠNG - PHẦN 2: HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ VÀ TRIỂN KHAI AN TOÀN MẠNG lnformation technology - Security techniques - Network security - Part 2: Guidelines for the design and implementation of network security 1. Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn này đưa ra hướng dẫn cho tổ chức về lập kế hoạch, thiết kế, triển khai và lập tài liệu an toàn mạng. 2. Tài liệu viện dẫn Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất (bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung). Bộ TCVN ISO/IEC 9696 (ISO/IEC 7498) (tất cả các phần) Công nghệ thông tin - Liên kết các hệ thống mở - Mô hình tham chiếu cơ bản; TCVN 11238:2015 (ISO/IEC 27000:2014), lnformation technology - Security techniques - lnformation security management systems - Overview and vocabulary (Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Hệ thống quản lý an toàn thông tin - Tổng quan và từ vựng); TCVN ISO/IEC 27001:2009 (ISO/IEC 27001:2005), Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Hệ thống quản lý an toàn thông tin - Các yêu cầu; TCVN ISO/IEC 27002:2011 (ISO/IEC 27002:2005), Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Quy tắc thực hành quản lý an toàn thông tin; TCVN 10295:2014 (ISO/IEC 27005:2011), Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Quản lý rủi ro an toàn thông tin; TCVN 9801-1:2014 (ISO/IEC 27033-1), Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an ninh - An ninh mạng - Phần 1: Tổng quan và khái niệm; TCVN 9801-3:2014 (ISO/IEC 27033-3:2010), Công nghệ thông tin - Kỹ thuật an toàn - An toàn mạng - Phần 3: Các kịch bản kết nối mạng tham chiếu - Nguy cơ, kỹ thuật thiết kế và các vấn đề kiểm soát. 3. Thuật ngữ và định nghĩa Tiêu chuẩn này sử dụng tất cả các thuật ngữ và định nghĩa được đưa ra trong TCVN 9696 (tất cả các phần), TCVN 11238:2015, TCVN ISO/IEC 27001, TCVN ISO/IEC 27002, TCVN 10295 và TCVN 9801-1. 4. Từ viết tắt Tiêu chuẩn này bao gồm tất cả từ viết tắt được sử dụng trong TCVN 9801-1 và một số từ viết tắt sau: IPS Intrusion Prevention System Hệ thống ngăn chặn xâm nhập POC Proof of Concept Bằng chứng của khái niệm RADIUS Remote Authentication Dial-ln User Service Dịch vụ người dùng quay số xác thực từ xa RAS Remote Access Service Dịch vụ truy cập từ xa SMS Simple Message Service Dịch vụ tin nhắn đơn giản SMTP Simple Mail Transfer Protocol Giao thức chuyển thư điện tử đơn giản TACACS Terminal Access Controller Access-Control System Hệ thống kiểm soát truy cập điều khiển truy cập thiết bị đầu cuối TFTP Trivial File Transfer Protocol Giao thức truyền tệp tin tầm thường TLS Transport Layer Security An toàn tầng giao vận 5. Cấu trúc tiêu chuẩn Cấu trúc của tiêu chuẩn này gồm các phần như sau: • Chuẩn bị thiết kế an toàn mạng (điều 6) - Giới thiệu (theo 6.1); - Xác định tài sản (theo 6.2); - Thu thập yêu cầu (theo 6.3); - Soát xét yêu cầu (theo 6.4); - Soát xét các thiết kế và triển khai hiện tại (theo 6.5). • Thiết kế an toàn mạng (điều 7) - Giới thiệu (theo 7.1); - Nguyên tắc thiết kế (theo 7.2); - Ký thiết kế (theo 7.3). • Triển khai (điều 8) - Giới thiệu (theo 8.1); - Tiêu chí lựa chọn thành phần mạng (theo 8.2); - Tiêu chí lựa chọn sản phẩm hoặc nhà cung cấp (theo 8.3); - Quản lý mạng (theo 8.4); - Ghi nhật ký, giám sát và ứng cứu sự cố (theo 8.5); - Lập tài liệu (theo 8.6); - Kế hoạch kiểm thử và tiến hành kiểm thử (theo 8.7); - Ký (theo 8.8) 6. Chuẩn bị thiết kế an toàn mạng 6.1. Giới thiệu Mục tiêu của an toàn mạng là cho phép các luồng thông tin mà giúp nâng cao các quy trình nghiệp vụ của tổ chức và ngăn chặn các luồng thông tin làm suy giảm quy trình nghiệp vụ của tổ chức. Việc chuẩn bị thiết kế và triển khai an toàn mạng bao gồm các giai đoạn sau: - Xác định tài sản (theo 6.2); - Thu thập các yêu cầu (theo 6.3); - Soát xét các yêu cầu (theo 6.4); - Đánh giá tùy chọn và ràng buộc kỹ thuật; - Đánh giá thiết kế và triển khai hiện tại. - Các giai đoạn này cần phải lập tài liệu sớm gồm tất cả đầu vào cho các bước thiết kế và triển khai tiếp theo. 6.2. Xác định tài sản Việc nhận biết tài sản là bước đầu tiên quan trọng để xác định rủi ro an toàn thông tin cho bất kỳ mạng nào. Tài sản cần được bảo vệ là những tài sản có thể làm suy giảm các quy trình nghiệp vụ của tổ chức khi chúng bị tiết lộ các điểm không phù hợp, bị sửa đổi hoặc không sẵn sàng. Tài sản bao gồm tài sản vật lý (máy chủ, bộ chuyển mạch, bộ định tuyến...) và tài sản lô-gic (thiết lập cấu hình, mã thực thi, dữ liệu...). Sổ đăng ký tài sản cần phải có sẵn như một phần của việc lập kế hoạch liên tục/ phân tích rủi ro phục hồi thảm họa. Những câu hỏi phải được trả lời gồm: - Loại thiết bị mạng và nhóm phương tiện riêng biệt nào cần được bảo vệ? - Loại hoạt động mạng riêng biệt nào cần được bảo vệ? - Tài sản thông tin và khả năng xử lý thông tin nào cần được bảo vệ? - Tài sản thông tin đặt ở đâu trong kiến trúc hệ thống thông tin? Các tài sản có thể nhận biết bao gồm các tài sản được yêu cầu để hỗ trợ quản lý an toàn, kiểm soát và lưu lượng người dùng và các tính năng được yêu cầu cho các chức năng của hạ tầng, dịch vụ và ứng dụng mạng. Tài sản bao gồm thiết bị như máy chủ, bộ định tuyến, tường lửa, thiết bị giao diện (nội bộ và bên ngoài), thông tin được lưu trữ/xử lý và giao thức được sử dụng. Việc bảo vệ những tài sản hạ tầng chỉ là một phần mục tiêu thiết kế an toàn mạng. Mục tiêu cơ bản là bảo vệ các tài sản nghiệp vụ như là quy trình thông tin và nghiệp vụ. 6.3. Thu thập các yêu cầu 6.3.1. Yêu cầu về pháp lý và quy định Các yêu cầu về pháp lý và quy định về vị trí và chức năng của mạng phải thu thập và soát xét để đảm bảo rằng các yêu cầu này được đáp ứng trong thiết kế mạng. Phải quan tâm đặc biệt đến những nơi mà luồng thông tin vượt quá phạm vi quyền hạn và giới hạn quy định. Trong trường hợp này, yêu cầu về phạm vi quyền hạn và giới hạn quy định phải được ghi lại. 6.3.2. Yêu cầu nghiệp vụ Quy trình nghiệp vụ và kiểu phân loại dữ liệu của tổ chức xác định yêu cầu truy cập của tổ chức đó. Mạng phải được cấu hình cho phép những người dùng được cấp quyền phù hợp mới được truy cập đi và đến tài sản thông tin và ngăn chặn tất cả các truy cập khác. Việc truy cập thông tin thường sẽ liên quan đến dịch vụ trên cổng mở (ví dụ HTTP trên giao thức TCP cổng 80) của máy chủ cụ thể (ví dụ www.example.org tại địa chỉ IP 10.11.12.13) hoặc nhóm máy chủ riêng biệt (ví dụ mạng con 172.128.97.64/24) hoặc cổng giao tiếp trên các thiết bị mạng riêng biệt (như cổng giao tiếp với địa chỉ MAC 10:00:00:01:02:03). Tổ chức sẽ cần phải xác định dịch vụ mà mình cung cấp cho tổ chức khác, dịch vụ do tổ chức khác cung cấp và các dịch vụ cung cấp trong nội bộ. 6.3.3. Yêu cầu hiệu năng Lưu lượng dữ liệu được yêu cầu để cho phép cấu hình đường truyền thông, máy chủ, thiết bị cổng an toàn /tường lửa được lập tài liệu sao cho việc triển khai dịch vụ ở mức độ tốt có thể được cung cấp phù hợp với mong muốn của người dùng đúng với cấu hình và không gây ra chi phí không cần thiết liên quan. Thông tin cần phải được thu thập như tốc độ của mọi liên kết truyền thông hiện tại, cấu hình/khả năng của bộ định tuyến tại vị trí bất kỳ nào đó của bên thứ ba, số lượng người dùng sẽ được cho phép truy cập trên mỗi liên kết (lượng truy cập đồng thời và lượng người dùng được truy cập), thời gian kết nối người dùng nhỏ nhất, trung bình, lớn nhất đã yêu cầu, nhận biết người dùng nào có quyền truy cập sẽ truy cập qua liên kết, số lượng trang web kết nối cần có, số lần truy cập cơ sở dữ liệu cần có, tốc độ tăng trưởng dự kiến trong khoảng thời gian một năm và ba/năm năm tới, cho dù một cửa sổ đăng nhập được yêu cầu. Có thể sử dụng lý thuyết bảng (hàng đợi) trong viễn thông để xác định số lượng các cổng, các kênh được yêu cầu, đặc biệt qua các liên kết quay số. Yêu cầu hiệu năng này cần soát xét, truy vấn được giải quyết và tiêu chí về hiệu năng yêu cầu phải phù hợp với thỏa thuận chính thức về kiến trúc kỹ thuật và kiến trúc an toàn kỹ thuật liên quan. 6.4. Soát xét các yêu cầu Việc soát xét các khả năng hiện tại và mọi thay đổi về kiến trúc mạng kỹ thuật đã lên kế hoạch cần phải được thực hiện và so sánh với kiến trúc an toàn kỹ thuật đang được phát triển để đưa ra các điểm không hợp lý. Bất kỳ điểm nào không hợp lý phải được soát xét và điều chỉnh theo kiến trúc phù hợp. Thông tin được thu thập trong khi soát xét phải bao gồm tối thiểu có những thông tin sau: - Nhận biết loại kết nối mạng được sử dụng; - Xác định những rủi ro an toàn; - Phát triển danh sách kiến trúc an toàn kỹ thuật và biện pháp kiểm soát an toàn cần có; - Các giao thức mạng được sử dụng; - Các ứng dụng mạng được sử dụng theo những khía cạnh khác nhau của mạng. Thông tin được thu thập phải về bối cảnh khả năng mạng. Thông tin chi tiết phải là những thông tin về kiến trúc mạng liên quan và phải được soát xét nhằm cung cấp hiểu biết và bối cảnh cần thiết cho từng bước xử lý tiếp theo. Bằng cách làm rõ những khía cạnh này sớm nhất có thể, quy trình nhận biết các tiêu chí xác định yêu cầu an toàn liên quan, nhận biết khu vực kiểm soát và soát xét các tùy chọn về kiến trúc an toàn kỹ thuật và quyết định kiến trúc được chấp nhận sẽ trở nên hiệu quả hơn và thực sự sẽ có được một giải pháp an toàn khả thi hơn. Ví dụ nếu tại một vị trí chỉ có duy nhất một kênh cho tất cả các kết nối mạng được thiết lập qua đó, thì thậm chí nếu có một biện pháp kiểm soát an toàn phải có các kênh khác nhau cho các kết nối vì vậy ngay cả khi một kiểm soát an toàn có thể có kênh khác nhau cho kết nối không cần thiết, không dựa trên vị trí đã chọn. Các biện pháp kiểm soát khác có thể được xác định sau đó để tìm ra cách tốt nhất để bảo vệ các kết nối mạng. Việc xem xét khía cạnh kiến trúc mạng và ứng dụng ở giai đoạn đầu cần dành thời gian cho những kiến trúc để soát xét và có thể được sửa đổi nếu giải pháp an toàn có thể được chấp nhận lại không thể đạt được trong kiến trúc hiện tại. 6.5. Soát xét những thiết kế và triển khai hiện tại Việc soát xét những biện pháp kiểm soát an toàn hiện tại phải được tiến hành cân nhắc theo những kết quả từ việc đánh giá rủi ro an toàn và việc soát xét quản lý (chi tiết về quản lý rủi ro có thể được tìm thấy trong TCVN 10295. Kết quả đánh giá rủi ro an toàn có thể chỉ ra biện pháp kiểm soát an toàn cần có tương xứng với những mối đe dọa đã đánh giá. Việc phân tích cần được hoàn thành dựa vào kiến trúc an toàn mạng hiện tại để xác định những điểm nào chưa được giải quyết trong kiến trúc an toàn mạng hiện tại. Kiến trúc an toàn mạng phải bao gồm các biện pháp kiểm soát an toàn đã có và mọi biện pháp kiểm soát an toàn mới hoặc còn lỗi. 7. Thiết kế an toàn mạng 7.1. Giới thiệu Kiến trúc an toàn mạng hiện tại dùng để giới hạn lưu lượng đi qua giữa các vùng mạng tin cậy khác nhau. Ranh giới dễ thấy nhất giữa các vùng mạng an toàn là giao diện giữa mạng bên trong của tổ chức và mạng bên ngoài. Tổ chức có quy mô mạng cỡ nào cũng cần có ranh giới giữa các vùng mạng an toàn nội bộ mà chúng được nhận biết và kiểm soát. Kiến trúc an toàn mạng bao gồm mô tả giao diện giữa mạng bên trong tổ chức/cộng đồng và mạng bên ngoài. Tham khảo yêu cầu được đề cập xem 6.4 ở trên và xác định cách bảo vệ tổ chức khỏi mối đe dọa và điểm yếu thông thường đã được mô tả trong TCVN 9801-1. Hướng dẫn tổng quát về thiết kế thực tiễn tốt nhất được cung cấp theo 7.2 bên dưới và hướng dẫn về các khía cạnh kiến trúc an toàn mạng liên quan tới các kỹ thuật mạng cụ thể để giải quyết các yêu cầu hiện tại và trong tương lai gần sẽ được cung cấp trong tiêu chuẩn ISO/IEC 27033-4 và các phần tiếp theo. Hướng dẫn về các kịch bản cụ thể có thể cho một tổ chức sẽ được đề cập trong tiêu chuẩn TCVN 9801-3. Giả thuyết kỹ thuật được đưa ra trong khi thu thập yêu cầu đều phải được lập tài liệu, ví dụ: • chỉ kết nối IP được ủy quyền mới được cho phép (tường lửa thường chỉ hỗ trợ truyền thông IP và nếu bất kì giao thức nào khác được cho phép thì cũng rất khó để quản lý kết nối đó); • nếu các giao thức được yêu cầu không phải là giao thức Internet (IP) thì chúng phải được giải quyết bằng các kiến trúc an toàn bên ngoài hoặc bởi giao thức đường hầm. Kiến trúc mạng sẽ bao gồm các dịch vụ thông thường, như các dịch vụ dưới đây nhưng không hạn chế số lượng dịch vụ: • nhận dạng và xác thực (mật khẩu, thẻ bài, thẻ thông minh, chứng chỉ, RAS/RADIUS/TACACS+); • biện pháp kiểm soát truy cập lô-gic (đăng nhập một lần, kiểm soát truy cập dựa theo vai trò, cơ sở dữ liệu tin cậy, kiểm soát ứng dụng, tường lửa, thiết bị proxy, v.v...); • lập tài khoản và đánh giá an toàn (nhật ký đánh giá, phương tiện phân tích nhật ký đánh giá, phương tiện phát hiện xâm nhập, thiết bị ghi một lần đọc nhiều lần (WORM),...); • bảo đảm rằng thiết bị lưu trữ được xóa sạch/phá hủy an toàn (chứng minh phương tiện “làm sạch”); • kiểm thử an toàn (quét các điểm yếu, ‘nghe lén’ mạng, kiểm thử xâm nhập, v.v…); • môi trường phát triển an toàn (tách biệt môi trường phát triển và môi trường kiểm thử, không cần bộ biên dịch, v.v...); • kiểm soát thay đổi phần mềm (phần mềm quản lý cấu hình, kiểm soát phiên bản, v.v...); • phân phối phần mềm an toàn (chữ ký số, SSL, an toàn tầng giao vận (TLS) (RFC 5246), v.v...); • bảo trì an toàn và sẵn sàng (phương tiện sao lưu phục hồi tốt, khả năng phục hồi nhanh, phân cụm, kho dữ liệu, truyền thông đa dạng, v.v…); • an toàn truyền dẫn (sử dụng mã hóa trong quá trình truyền tải, công nghệ trải phổ, mạng cục bộ không dây (WLAN), VPNs/extranet). 7.2. Nguyên tắc thiết kế 7.2.1. Giới thiệu Vùng rủi ro thông thường có liên quan tới kiến trúc an toàn mạng là lỗi thiết kế do thiết kế kém và/hoặc thiếu sự cân nhắc thích hợp trong lập kế hoạch duy trì nghiệp vụ liên tục hoặc thiết kế không tương ứng với mức độ đe dọa hiện tại hoặc được mong đợi. Thành phần cơ bản cần thiết để phát triển kiến trúc an toàn mạng bao gồm tất cả các kiểm soát an toàn đã nhận biết cùng yêu cầu nghiệp vụ. Hầu hết các thành phần này đều có thể được giải quyết bởi các thực hành tối ưu nhất của thiết kế an toàn mạng nói chung. Tiêu chuẩn ISO/IEC 27033-4 và các phần tiếp theo đề cập đến thiết kế và triển khai chi tiết một vài khía cạnh của thực hành tối ưu nhất kiến trúc an toàn kỹ thuật mạng. Hướng dẫn chi tiết bổ sung về triển khai thực hành tối ưu nhất có thể có trong các tiêu chuẩn khác. Các điều sau đây cung cấp hướng dẫn chung khi thực hành thiết kế tối ưu nhất phải tuân theo khi xem xét một kiến trúc an toàn mạng. 7.2.2. Bảo vệ theo chiều sâu Tổ chức cần nhìn nhận việc an toàn không chỉ theo một cách nhìn mà phải tiếp cận theo phân lớp rộng. An toàn phải toàn diện xuyên suốt qua tất cả các phân lớp mạng. Việc chấp nhận phương pháp tiếp cận theo phân lớp được coi như là sự bảo vệ theo chiều sâu. Các thành phần an toàn là sự kết hợp giữa chính sách, thiết kế, quản lý và công nghệ. Mỗi tổ chức cần xác định nhu cầu và thiết kế bảo vệ theo chiều sâu dựa trên những nhu cầu đó. Nhiều thiết bị di động có khả năng kết nối USB và mạng, cũng như kết nối không dây. Các thiết bị này có thể được kết nối vào mạng nội bộ hoặc các hệ thống theo một kiểu đặc biệt, việc kết nối này có thể được thực hiện với kết nối không dây mở và không an toàn của thiết bị, các thiết bị này có thể hoạt động như một điểm truy cập không dây trên mạng nội bộ, bỏ qua kiểm soát vành đai. Các chính sách nghiêm ngặt phải được thiết lập để hạn chế kết nối không an toàn từ các thiết bị di động vào mạng và nên quét thường xuyên các kênh truyền không dây để phát hiện ra các điểm truy cập giả mạo. Mọi điểm truy cập không dây đều phải đặt trong vùng DMZ. Điểm truy cập không dây thuộc mạng nội bộ đều phải hạn chế các thiết lập kết nối: an toàn cao nhất (có thể dùng WPA2) và lọc địa chỉ MAC để hạn chế thiết bị có thể kết nối tới những điểm truy cập được cho phép. TCVN 9801-3 cung cấp chi tiết về mối đe dọa mà công nghệ truyền thông di động hiện đang đối mặt và các biện pháp kiểm soát liên quan. Nguyên tắc bảo vệ theo chiều sâu đưa ra cách sử dụng nhiều biện pháp kiểm soát an toàn hoặc nhiều kỹ thuật an toàn để giúp giảm nhẹ rủi ro của từng thành phần bảo vệ đang bị xâm phạm hoặc phá vỡ. Ví dụ phần mềm diệt virus nên được cài đặt trên từng trạm làm việc riêng lẻ mặc dù đã có sẵn bảo vệ virus bên trong tường lửa và máy chủ ở trong cùng môi trường. Các sản phẩm bảo mật khác nhau từ nhiều nhà cung cấp có thể được triển khai để phòng thủ theo các hướng khác nhau bên trong mạng, giúp cho sự phòng thủ ngăn ngừa bất kỳ tình trạng thiếu kém nào dẫn đến hư hại lớn hơn; cũng được coi là tiếp cận phân lớp. Hình 1 cho thấy cách thức an toàn vành đai, đến an toàn cho hạ tầng, an toàn cho máy chủ, sau đó là an toàn cho ứng dụng và cuối cùng là cho dữ liệu. Tất cả các lớp trên là để bảo vệ cho dữ liệu. Hình 1 - Bảo vệ theo chiều sâu Các giải pháp an toàn dựa trên phương pháp tiếp cận phân lớp là mềm dẻo và dễ mở rộng. Giải pháp trên đáp ứng được những nhu cầu an toàn của tổ chức. 7.2.3. Vùng mạng Phân vùng mạng sử dụng khái niệm trong đó tài nguyên hệ thống có mức nhạy cảm khác nhau (ví dụ có sự khác biệt giữa giá trị chịu đựng rủi ro và độ nhạy cảm với mối đe dọa) phải được đặt tại những vùng an toàn khác nhau. Điều này tạo ra cách để các hệ thống chỉ sẵn sàng cho dữ liệu cần thiết để tiến hành các nhiệm vụ (ví dụ chỉ máy chủ cung cấp dịch vụ Internet được đăng ký trong hệ thống tên miền công cộng) cho từng vùng cụ thể. Phương tiện cơ bản để giữ lưu lượng mạng truyền đến nơi mong muốn và hạn chế truyền đến nơi không mong muốn là thiết bị cổng an toàn: thiết bị tường lửa chuyên dụng, các chức năng tường lửa trong thiết bị IPS và danh sách kiểm soát truy cập trong bộ định tuyến và bộ chuyển mạch mạng. Với việc bố trí và cấu hình thích hợp, các thiết bị cổng an toàn sẽ giúp tạo ra kiến trúc an toàn, chia hạ tầng mạng thành các vùng an toàn và kiểm soát truyền thông giữa chúng. Thông tin thêm về cách bố trí và cấu hình thiết bị cổng an toàn có thể có trong ISO/IEC 27033-4. Nguyên tắc phân vùng miêu tả quy tắc thiết kế an toàn mạng dưới đây: - Mạng có các mức độ nhạy cảm khác nhau phải được đặt trong các vùng an toàn khác nhau: - Hệ thống thiết bị và máy tính cung cấp dịch vụ cho mạng bên ngoài (ví dụ Internet) phải được đặt ở những vùng (DMZ) khác với hệ thống các thiết bị và máy tính trong vùng mạng nội bộ. - Tài sản chiến lược phải được đặt trong vùng an toàn chuyên dụng. - Hệ thống thiết bị và máy tính có mức độ tin cậy thấp như máy chủ truy cập từ xa và các điểm truy cập mạng không dây phải được đặt trong vùng an toàn chuyên dụng. - Các kiểu mạng khác nhau phải được đặt trong các vùng an toàn tách biệt. - Trạm làm việc phải được đặt trong vùng an toàn khác so với các máy chủ. - Mạng và hệ thống quản lý an toàn phải được đặt trong các vùng an toàn chuyên dụng. - Hệ thống đang trong giai đoạn phát triển phải được đặt ở các vùng khác với các hệ thống sản xuất. 7.2.4. Thiết kế khả năng phục hồi Thiết kế an toàn mạng phải kết hợp nhiều lớp dự phòng để loại bỏ các điểm lỗi đơn và tối đa tính sẵn sàng của hạ tầng mạng. Điều này bao gồm việc sử dụng các giao diện dự phòng, mô đun sao lưu, thiết bị dự phòng và đường dự phòng theo mô hình. Ngoài ra, thiết kế cũng sử dụng một tập lớn các tính năng để làm cho mạng có khả năng phục hồi nhanh hơn sau tấn công và lỗi mạng. 7.2.5. Kịch bản Môi trường mạng đang được soát xét có thể thường được đặc trưng bởi một hoặc nhiều kịch bản mạng cụ thể và một hoặc nhiều chủ đề “công nghệ” liên quan đến các mối đe dọa đã được xác định, xem xét về thiết kế và các vấn đề về kiểm soát. Các thông tin này rất hữu ích khi soát xét các tùy chọn kiến trúc/thiết kế an toàn kỹ thuật và lựa chọn và lập tài liệu về thiết kế/kiến trúc an toàn kỹ thuật được ưu tiên và kiểm soát an toàn liên quan. TCVN 9801-3 tham chiếu đến các kịch bản này và với mỗi kịch bản lại cung cấp hướng dẫn chi tiết về các mối đe dọa tới an toàn và các kỹ thuật thiết kế an toàn và kiểm soát cần thiết để đối phó với các mối đe dọa đó. 7.2.6. Khung và mô hình Lịch sử một thành phần của hệ thống an toàn bao gồm việc lựa chọn, sử dụng hoặc phát triển khung hoặc mô hình an toàn. Mô hình an toàn được sử dụng để miêu tả các thực thể (các đối tượng bị chi phối bởi chính sách an toàn của tổ chức) và xác định các quy tắc truy cập cần thiết để khởi tạo chính sách. Mô hình an toàn điển hình thường tập trung vào một trong hai đặc tính hoặc là tính bí mật thông qua các kiểm soát truy cập hoặc là tính toàn vẹn thông tin, trong đó một số được xác định chính thức và một số khác thì xác định không chính thức. Khung an toàn điển hình cung cấp cho tổ chức cách thức hình thành phác thảo chung về việc tạo nên một hệ thống bảo mật. Một ví dụ về khung là ITU-T X8.05. Đây là một khung tổng quát của chuỗi khung ITU-T X.800 về khuyến nghị phù hợp với việc cung cấp an toàn mạng theo kiểu liên kết đầu cuối đến đầu cuối. Với mục đích này, X.805 định nghĩa các khía cạnh an toàn có chứa công cụ, công nghệ, tiêu chuẩn, quy định, thủ tục, v.v.. của vùng hoặc các khía cạnh an toàn. X.805 chỉ ra rằng cơ chế an toàn dự phòng có thể tránh được bằng cách xác định khả năng an toàn trong lớp mà chính lớp đó bảo vệ một lớp khác, (ở đây được sử dụng trong bối cảnh của X.805) do đó làm giảm tổng chi phí của giải pháp an toàn, X.805 là một khung an toàn chung và không cung cấp đặc tả kỹ thuật cho bất kỳ thành phần hoặc hệ thống thông tin cụ thể nào. Thay vào đó định nghĩa nguyên tắc an toàn và khả năng an toàn với mục tiêu tạo thuận lợi cho an toàn mạng theo kiểu liên kết đầu cuối đến đầu cuối. Phụ lục C đưa ra một ví dụ về cách thức mà ITU-T X.805 có thể được áp dụng với sự hỗ trợ của các biện pháp kiểm soát trong tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 27001. 7.3. Ký thiết kế Bản thiết kế an toàn mạng hoàn chỉnh phải được ký bởi những nhà quản lý ở mức độ phù hợp. 8. Triển khai 8.1. Giới thiệu Triển khai an toàn mạng nên phải dựa trên cơ sở thiết kế an toàn mạng đã được mô tả trong điều 7 Triển khai an toàn mạng bao gồm: Phân đoạn và phân chia mạng • Tiêu chí lựa chọn thành phần mạng (theo 8.2); • Tiêu chí lựa chọn sản phẩm hoặc nhà cung cấp (theo 8.3); • Quản lý mạng (theo 8.4); • Ghi nhật ký, giám sát và ứng cứu sự cố (theo 8.5); • Lập tài liệu (theo 8.6); • Kế hoạch kiểm thử và tiến hành kiểm thử (theo 8.7); • Ký (theo 8.8) 8.2. Tiêu chí lựa chọn thành phần mạng Mọi thiết kế mạng an toàn đều có sự kết hợp của các thành phần phổ biến có thể được sử dụng. Các thành phần được sử dụng theo một kiểu kết hợp để tạo ra thiết kế an toàn mạng kỹ thuật. Phần còn lại của Điều 8 và ISO/IEC 27003-3 và các phần tiếp theo sẽ tập trung vào thông tin chi tiết về kỹ thuật của một vài thành phần được liệt kê dưới đây. Những thành phần này sẽ được sử dụng trong một vài kết hợp để tham khảo yêu cầu an toàn theo 6.4. Một số thành phần này có thể bao gồm: • Phân đoạn và phân chia mạng; • Hệ thống quản lý an toàn (ví dụ giám sát và quản lý cấu hình); • Công nghệ an toàn cơ bản như quản lý định danh, mật mã v.v..; • Thiết bị kiểm soát gắn vào mạng; • Kỹ thuật giảm thiểu mối đe dọa; • Thiết bị ngoại vi; • Bộ lọc mạng như tường lửa và các thiết bị truy cập từ xa dịch vụ kiểm tra nội dung; • Hệ thống phát hiện xâm nhập/hệ thống ngăn chặn xâm nhập; • Bảo vệ điểm cuối; • Bộ định tuyến và bộ chuyển mạch; • Kết nối với mạng bên ngoài 8.3. Tiêu chí lựa chọn sản phẩm hoặc nhà cung cấp Việc lựa chọn sản phẩm không được thực hiện một cách độc lập, mà phải thực hiện như một quy trình lặp liên quan đến thiết kế của kiến trúc an toàn mạng. Sau đây là một số ví dụ về tiêu chí để lựa chọn sản phẩm: - phù hợp về kỹ thuật và ưu điểm của sản phẩm; - Hiệu năng; - hỗ trợ giao thức; - khả năng phục hồi; - tính nhất quán; - tính mở rộng; - phương tiện quản lý mạng; - khả năng đánh giá; - tính tuân thủ; - tài liệu kỹ thuật; - bảo trì; - phương tiện chuẩn đoán từ xa; - an toàn logic; - đảm bảo khả năng an toàn thông qua các lược đồ ví dụ đánh giá theo TCVN 8709 (hoặc tương đương); - “đặc tính” của nhà cung cấp (năng lực, kinh nghiệm thực tiễn, cam kết về chất lượng, thương hiệu, quy mô, năng lực tổng thể bao gồm các sản phẩm đang được xem xét, sự ổn định về tổ chức/tài chính, tài liệu tham khảo, phương tiện đào tạo); - thời gian phân phối; - chi phí; 8.4. Quản lý mạng Quản lý mạng đề cập tới hoạt động, phương pháp, thủ tục và công cụ gắn liền với hoạt động vận hành, quản trị, duy trì và dự phòng của hệ thống mạng: • Thỏa thuận vận hành giữ cho mạng (và dịch vụ của nhà cung cấp mạng) bật và thông liên tục. Nó bao gồm giám sát mạng để phát hiện các vấn đề nổi bật sớm nhất có thể, tốt nhất là trước khi người dùng bị ảnh hưởng; • Thỏa thuận quản trị giữ theo dõi các tài nguyên trong mạng và cách thức phân bổ tài nguyên. Điều này bao gồm tất cả hoạt động quản lý cần thiết để giữ cho mạng trong tầm kiểm soát; • Sự duy trì liên quan đến việc thực hiện sửa chữa, nâng cấp - ví dụ, khi thiết bị phải được thay thế, khi bộ định tuyến cần bản vá cho hệ điều hành, khi bộ chuyển mạch mới được thêm vào mạng. Sự duy trì cũng bao gồm biện pháp khắc phục và ngăn chặn để mạng được quản lý chạy tốt hơn, như hiệu chỉnh tham số cấu hình thiết bị. Cấu hình thiếu của mạng liên quan đến thành phần, cả cố ý hoặc vô ý, đều gây ra các rủi ro đáng kể, không chỉ đối với tính sẵn sàng, mà còn liên quan tới tính bí mật và tính toàn vẹn. Do đó các biện pháp kiểm soát để giải quyết rủi ro là cần thiết. Các biện pháp kiểm soát có thể được phân loại thành các biện pháp kiểm soát bên trong tổ chức hoặc biện pháp kiểm soát kỹ thuật. Biện pháp kiểm soát của tổ chức có thể bao gồm quyền quản trị thích hợp của cá nhân, nguyên tắc vận hành ví dụ nguyên tắc bốn mắt, phân tách phù hợp nhiệm vụ như thủ tục và chính sách để tránh mật khẩu yếu hoặc mặc định. Kiểm soát vận hành có thể bao gồm cấu hình và kiểm soát phiên bản để giải quyết lỗi cấu hình tiềm ẩn hoặc thay đổi trong cấu hình của thiết bị. Các biện pháp kỹ thuật bao gồm việc sử dụng công cụ và giao diện quản trị với các biện pháp ủy quyền và xác thực phù hợp nhằm đảm bảo chất lượng và tính bí mật. Quản lý kỹ thuật được yêu cầu cho một số thành phần của mạng. Thiết bị cổng an toàn có thể được quản lý nội bộ hoặc từ xa, nhưng việc quản lý từ xa phải sử dụng công cụ đảm bảo mạnh hoặc xác thực hai chiều hoặc công nghệ tối thiểu phải tránh dùng mật khẩu yếu hoặc mặc định và có thể cung cấp chức năng toàn vẹn và bí mật bất cứ khi nào có thể. Ví dụ sử dụng đường hầm VPN có mã hóa được cấu hình với mức độ thích hợp hoặc mô phỏng đầu cuối SSH. Máy chủ cũng phải được quản lý nội bộ hoặc từ xa. Khi những máy chủ hỗ trợ thông tin nhạy cảm quản lý từ xa phải sử dụng công cụ mà đảm bảo mạnh hoặc xác thực hai yếu tố hoặc công nghệ tối thiểu phải tránh được mật khẩu yếu hoặc mặc định và cung cấp chức năng toàn vẹn và bí mật thích hợp bất cứ khi nào có thể. Các thành phần hạ tầng như bộ chuyển mạch và bộ định tuyến phải được quản lý nội bộ từ cổng điều khiển, khoảng cách rất gần từ một trạm quản lý trung tâm, sử dụng chương trình mô phỏng thiết bị đầu cuối để làm việc trực tuyến trên một máy tính từ xa hoặc từ hệ thống quản lý phân tán. Tuy nhiên, điều này cho thấy giao thức này không an toàn trừ khi chúng được cấu hình với một phương pháp có thể mã hóa hoàn toàn kết nối. Một ví dụ kết nối từ xa an toàn với mã hóa hoàn toàn và bao gồm phương pháp truyền tập tin an toàn là SSH. Hơn nữa, truy cập tới thành phần của hạ tầng phải được kiểm soát bởi máy chủ xác thực. Mạng được thuê ngoài từ nhà cung cấp thường có hệ thống quản lý riêng của nhà mạng. Tuy nhiên, chúng cần phải được quản lý từ trạm quản lý trung tâm sử dụng phương pháp quản lý từ xa an toàn. Phương pháp quản lý từ xa phải bao gồm mã hóa và xác thực sử dụng mật mã khóa công khai. Ví dụ phương pháp bảo mật có thể được sử dụng là, Telnet và TFTP thông qua đường hầm VPN, hoặc SSH, phương pháp được kiểm soát bởi máy chủ xác thực. Nhiều tổ chức sử dụng bẫy giao thức quản lý mạng đơn giản (SNMP) lý để giám sát trực tiếp các mạng. Có những rủi ro đáng kể đối với SNMP phiên bản 1 và phiên bản 2 có thể yếu hoặc không an toàn. Do đó nếu tổ chức quyết định sử dụng SNMP thì phải sử dụng phiên bản 3 với đầy đủ kiểm soát an toàn. 8.5. Ghi nhật ký, giám sát và phản hồi sự cố Máy chủ đánh giá phải được cấu hình với tất các hệ thống thiết bị cổng an toàn, được đặt trong vùng DMZ để an toàn từ mạng bên trong lẫn mạng bên ngoài cũng như bất kỳ thiết bị liên quan nào đến an toàn khác được đặt ở bên trong hoặc bên ngoài vùng DMZ. Máy chủ đánh giá không nên là bộ phận của vùng mạng nội bộ và chỉ được truy cập trực tiếp bởi cán bộ kỹ thuật có thẩm quyền trong hệ thống cổng/tường lửa an toàn. Tuy nhiên, quyền ghi sẽ cần thiết để nhật ký đánh giá được phép tải lên bằng giao thức an toàn (ví dụ giao thức sao chép an toàn (SCP)) từ thành phần hạ tầng, máy chủ, tường lửa. Tất cả tường lửa và nhật ký kiểm tra liên quan phải trực tiếp gửi tới máy chủ đánh giá này để cán bộ kỹ thuật kiểm tra sau đó, với phần mềm phân tích đánh giá được cung cấp để cho phép rà soát tệp tin nhật ký đánh giá. Quản lý an toàn thông tin bao gồm việc tập hợp và chuẩn hóa thông tin tập hợp được để đưa ra quyết định dựa trên những thông tin đó. Thông tin thu thập có thể bao gồm nhật ký của hệ thống, thông tin SNMP, cảnh báo IDS/IPS và thông tin luồng. Nếu có thể, máy chủ đánh giá và hoặc hệ thống phát hiện/ngăn chặn xâm nhập (IDS/IPS) phải được cấu hình để cảnh báo cho cán bộ kỹ thuật có thẩm quyền thông qua thư điện tử, tin nhắn SMS, hoặc cả hai theo mức độ ưu tiên của bất kỳ hoạt động bất thường nào được phát hiện. Bất kỳ hoạt động bất thường nào được phát hiện là có thể gây ra một cuộc tấn công thử, nhân viên an toàn được giao trách nhiệm phải thực hiện các thủ tục ứng cứu sự cố theo mức độ ưu tiên của cảnh báo. Quản lý sự cố an toàn thông tin được miêu tả chi tiết hơn trong tiêu chuẩn ISO/IEC 27035. 8.6. Lập tài liệu Tài liệu kiến trúc an toàn mạng là một tài liệu an toàn kỹ thuật quan trọng và, như đã nêu ở trên, nên tương ứng với kết quả đánh giá rủi ro an toàn liên quan và kết quả rà soát của ban quản lý rủi ro, chính sách an toàn thông tin và mạng của tổ chức và chính sách an toàn khác liên quan. Bất kì tài liệu quan trọng nào trong số tài liệu này phải kiểm soát được sự thay đổi. Ví dụ mẫu được đưa ra trong Phụ lục B.1. Cần tham khảo việc lập tài liệu kiến trúc kỹ thuật có liên quan và tài liệu an toàn kỹ thuật khác. Tài liệu liên quan quan trọng bao gồm: - Tài liệu về các yêu cầu an toàn thông tin cho tất cả thành phần mạng được quản lý (như là cổng, tường lửa, bộ định tuyến ...). Yêu cầu này cũng bao gồm các yêu cầu an toàn chức năng như yêu cầu dựa trên luật của tường lửa - xem ví dụ mẫu tại Phụ lục B.2; - Tài liệu về các yêu cầu đối với phần mềm phân tích nhật ký đánh giá; - Báo cáo phân tích sản phẩm. 8.7. Kế hoạch kiểm thử và tiến hành kiểm thử Tài liệu chiến lược kiểm thử an toàn phải được phát triển để mô tả phương pháp kiểm thử nhằm chứng minh kiến trúc an toàn kỹ thuật mạng. Tài liệu này cần tập trung vào cách thức kiểm thử các kiểm soát an toàn kỹ thuật quan trọng để xác minh rằng các yêu cầu đã xác định đều được đáp ứng và các chính sách đều được triển khai theo thiết kế. Để xác minh quan điểm này, kiểm thử hệ thống và tiến hành việc kiểm thử dựa trên danh sách kiểm tra. Tài liệu chiến lược kiểm thử phải bao gồm các phạm vi, ví dụ: - cơ chế nhận biết và xác thực; - khả năng phục hồi của thiết kế; - cơ chế cấp phép; - sự triển khai các kiểm soát chính sách; - xác minh hệ điều hành mạnh; - xác minh giải pháp nhật ký đánh giá. Chiến lược kiểm thử phải bao gồm cà đơn vị và việc kiểm thử tính khả dụng để đảm bảo sự phù hợp với thiết kế. Trước khi tiến hành kiểm thử hệ thống, phải chuẩn bị một kế hoạch kiểm thử. Kế hoạch kiểm thử phải bao gồm dữ liệu kiểm thử cùng với các kịch bản kiểm thử với chứng cứ. Kế hoạch kiểm thử cũng phải bao gồm điều khoản kiểm thử thích hợp. Dữ liệu kiểm thử phải được chuẩn bị cẩn thận để cho phép xem xét năng lực kiểm soát an toàn kỹ thuật. 8.8. Ký Tài liệu triển khai an toàn mạng hoàn chỉnh phải được ký bởi những người quản lý ở các cấp độ thích hợp. Phụ lục A (Tham khảo) Tham chiếu giữa các biện pháp liên quan đến an toàn mạng trong TCVN ISO/IEC 27001:2009; TCVN ISO/IEC 27002:2011 và ISO/IEC 27033-2:2012 TCVN ISO/IEC 27001:2009/ TCVN ISO/IEC 27002:2011 ISO/IEC 27033-2:2012 10.6.1 - Kiểm soát mạng Mạng phải được quản lý và kiểm soát bằng cách thích hợp, để được bảo vệ khỏi mối đe dọa và duy trì an toàn cho hệ thống và ứng dụng đang sử dụng trong mạng, bao gồm cả thông tin chuyển tiếp. Xem lại phần dưới đây TCVN ISO/IEC 27001/27002 xem 10.6.1 IG a) tới e) 10.6.1 IG a) Trách nhiệm vận hành mạng cần phải tách riêng khỏi sự vận hành máy tính sao cho thích hợp. 8.4. Quản trị mạng 10.6.1 IG d) Giám sát và tạo nhật ký phải được áp dụng một cách thích hợp cho phép ghi lại hành động an toàn có liên quan. 8.5. Giám sát và ghi nhật ký 10.6.1 IG e) Hoạt động quản trị phải được phối hợp chặt chẽ để tối ưu hóa dịch vụ của tổ chức và đảm bảo rằng biện pháp kiểm soát được áp dụng thống nhất trên cơ sở hạ tầng xử lý thông tin 8.4. Quản trị mạng 10.6.2 - Tính an toàn của dịch vụ mạng Tính năng an toàn, mức độ dịch vụ và yêu cầu quản lý của tất cả dịch vụ mạng phải được xác định trong bất kỳ thỏa thuận dịch vụ mạng nào, cho dù dịch vụ là tự cung cấp hay được thuê khoán bên ngoài. 6.3. Thu thập yêu cầu 6.4. Yêu cầu rà soát 10.8.1. Thủ tục và chính sách trao đổi thông tin Sự thay đổi chính thức về chính sách, thủ tục và biện pháp kiểm soát phải bảo đảm rằng sự thay đổi của thông tin được bảo vệ thông qua việc sử dụng tất cả kiểu phương tiện truyền thông. 8.5. Lập tài liệu 11.4.1. Chính sách sử dụng dịch vụ mạng Người dùng chỉ có quyền truy cập tới các dịch vụ mà họ đã được cấp quyền cụ thể để sử dụng. 8.4. Quản trị mạng 11.4.2. Xác thực người dùng cho kết nối bên ngoài Phương thức xác thực thích hợp phải được sử dụng để kiểm soát truy cập từ những người dùng từ xa. 8.4. Quản trị mạng Phụ lục B (Tham khảo) Ví dụ về các mẫu tài liệu B.1. Ví dụ về mẫu tài liệu cấu trúc an toàn mạng B.1.1. Giới thiệu Bao gồm các phần như: • mục đích/đối tượng/phạm vi; • giả thuyết, cả kỹ thuật và phương diện khác; • trạng thái tài liệu; • cấu trúc tài liệu. B.1.2. Yêu cầu liên quan đến nghiệp vụ Bao gồm các phần như: • giới thiệu; • bối cảnh; • mạng lưới và dịch vụ IT khác. B.1.3. Cấu trúc kỹ thuật Bao gồm các phần như: • giới thiệu; • tổng quan về kỹ thuật; - khái quát; - tên miền chính 1; - tên miền chính 2; - tên miền chính 3; - v.v.. - máy chủ; - máy trạm; - bản ghi nhật ký; - quản lý; - kiểm soát xác thực và truy cập; - phạm vi dịch vụ và tính phục hồi. • vị trí hệ thống; • thành phần hệ thống; • kết nối; • thành phần 1; - tổng quan, - cấu hình, - bản ghi nhật ký, - quản lý, • thành phần 2; - tổng quan; - cấu hình; - bản ghi nhật ký; - quản lý. • thành phần 3; - tổng quan; - cấu hình; - bản ghi nhật ký; - quản lý. • thành phần ‘x’; • quản lý máy chủ; - giới thiệu; - giám sát các dịch vụ; - quản lý hệ thống mở rộng (XSA); - quản lý an toàn doanh nghiệp (ESM); - bất kỳ quản lý nào khác. • tường lửa; - giới thiệu; - tổng quan; - cấu hình tường lửa dự phòng; - tiêu chí thiết kế và cấu hình; - luật cơ bản. • quản lý tường lửa; - cấu hình; - cảnh báo tường lửa; - truy cập từ xa. • bản ghi nhật ký; • hệ thống dự phòng, - giới thiệu; - tường lửa; - máy chủ; - ứng dụng; • truyền thông mạng; - mạng nội bộ ví dụ VLAN, WLAN; - bộ định tuyến; - bộ chuyển mạch; - dải IP. • trách nhiệm quản trị; - máy chủ; - tường lửa; - cơ sở hạ tầng; - quản lý ứng dụng. B.1.4. Dịch vụ mạng Bao gồm các phần như: • giới thiệu; • dịch vụ ở vị trí x; • dịch vụ ở vị trí y; Phải đưa ra danh sách tất cả dịch vụ mạng theo vị trí, bao gồm: • dịch vụ KiloStream; • dịch vụ MegaStream; • dịch vụ chuyển tiếp khung; • Công nghệ chuyển mạch ATM • IP clear/chuyển mạch nhãn đa giao thức (MPLS); • dịch vụ băng thông rộng; • wifi/wimax; • dịch vụ kết nối LAN; • Mạng thông tin di động toàn cầu (GSM); • ISDN tốc độ cơ bản (lên đến 30/64 Kbps kênh phân phối trên 1 MegaStream); • giao diện tốc độ cơ bản (BRI) mạng số tích hợp dịch vụ (ISDN), (các kênh 2 x 64 Kbps); • đường trao đổi trực tiếp tín hiệu tương tự (DELs); • dịch vụ mạng Intranet/Extranet; • Nhà cung cấp dịch vụ mạng Internet (ISP). với tất cả các đường truyền và dịch vụ được bao gồm. Nếu danh sách được mở rộng thì danh sách này phải được mô tả trong phụ lục với tham chiếu từ phần chính của tài liệu. B.1.5. Bố trí vật lý/phần cứng Bao gồm các phần như: • giới thiệu; • vị trí. Phải có danh sách tất cả các phần cứng, với kế hoạch mặt bằng và vị trí bố trí tủ, bao gồm cả phạm vi, ví dụ, các máy chủ, bộ định tuyến, bộ chuyển mạch, tường lửa và trang thiết bị truyền thông khác. Tất cả phần cứng phải được dán nhãn, phải lên kế hoạch dán nhãn hoặc ít nhất là có tham chiếu. Bảng B.1 cho ví dụ bảng danh sách phần cứng. Mỗi kiểu phần cứng phải có 1 bảng - ví dụ bảng phạm vi các thành phần máy chủ.
1695233506320.28.parquet/279099
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506320.28.parquet", "ppl": 149.4, "token_count": 51173, "url": "https://luatvietnam.vn/khoa-hoc/tieu-chuan-viet-nam-tcvn-9801-2-2015-bo-khoa-hoc-va-cong-nghe-156740-d3.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: Thương mại-Quảng cáo TÓM TẮT VĂN BẢN Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau! tải Quyết định 1506/1999/QĐ-BTM Quyết định 1506/1999/QĐ-BTM ZIP (Bản Word) LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam. Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI SỐ 1506/1999/QĐ-BTM NGÀY 21 THÁNG 12 NĂM 1999 VỀ VIỆC THÀNH LẬP BAN CHỈ ĐẠO TRUNG ƯƠNG CHỐNG HÀNG GIẢ BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI - Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30/9/1992; - Căn cứ Nghị định số 95/CP ngày 04/12/1993 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thương mại; - Căn cứ Chỉ thị số 31/1999/CT/TTg ngày 27/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả; - Căn cứ đề nghị của Ông Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ; Sau khi đã thống nhất với các Bộ Công an, Tài chính, Công nghiệp, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học Công nghệ Môi trường, Thuỷ sản, Văn hoá - Thông tin, Tổng cục Hải quan, Bộ Tư lệnh Biên phòng, Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiên dùng Việt Nam. QUYẾT ĐỊNH Điều 1: Nay thành lập Ban chỉ đạo Trung ương để tổ chức và chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg ngày 27/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 31-TW) gồm các Ông, Bà sau đây: 1- Ông Hồ Huấn Nghiêm - Thứ trưởng Bộ Thương mại - Trưởng ban 2- Ông Nguyễn Cảnh Bào - Uỷ viên Ban chống tham nhũng, chống buôn lậu của Chính phủ - Phó trưởng ban. 3- Ông Trần Văn Tá - Thứ trưởng Bộ Tài chính - Uỷ viên. 4- Ông Lê Thế Tiệm - Thứ trưởng Bộ Công an - Uỷ viên. 5- Ông Lê Huy Côn - Thứ trưởng Bộ Công nghiệp - Uỷ viên. 6- Ông Lê Văn Truyền - Thứ trưởng Bộ Y tế - Uỷ viên. 7- Ông Nguyễn Thiện Luân - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Uỷ viên. 8- Ông Bùi Mạnh Hải - Thứ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường - Uỷ viên. 9- Bà Nguyễn Thị Hồng Minh - Thứ trưởng Bộ Thuỷ sản - Uỷ viên. 10- Ông Nguyên Ngọc Túc - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan-Uỷ viên. 11- Ông Hoàng Mạnh Tuấn - Chủ tịch Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam - Uỷ viên. 12. Ông Lê Thế Bảo - Cục Trưởng Cục Quản lý thị trường - Bộ Thương mại - Phụ trách bộ phận thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo 31-TW. Điều 2: Ban Chỉ đạo 31-TW có nhiệm vụ và quyền hạn: 2.1. Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành chức năng và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện tốt công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả theo Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg ngày 27/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ. 2.2. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và tổ chức phối hợp giữa các Bộ, ngành chức năng thực hiện Chỉ thị 31/1999/CT-TTg ngày 27/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ; kiến nghị Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp và hướng giải quyết. Xử lý các vụ sản xuất và buôn bán hàng giả trọng điểm hoặc vượt quá thẩm quyền của các Bộ, ngành, địa phương hoặc các vụ việc mà các Bộ, ngành địa phương có ý kiến khác nhau. 2.3. Tổng hợp tình hình, đánh giá kết quả thực hiện của các Bộ, ngành, địa phương để báo cáo và kiến nghị các chủ trương giải pháp hoặc sửa đổi bổ sung, soạn thảo mới các văn bản quy phạm pháp luật về chống sản xuất và buôn bán hàng giả với Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành. Điều 3: Ban Chỉ đạo 31-TW có bộ phận thường trực đặt tại Bộ Thương mại. Cán bộ của bộ phận giúp việc tại cơ quan Thường trực do các Bộ, ngành tham gia Ban cử ra. Chế độ làm việc của bộ phận giúp việc do Trưởng ban quyết định. Trường hợp cần thiết Ban chỉ đạo 31-TW có thể thành lập các Tổ công tác đặc biệt để kiểm tra giúp Thủ tướng Chính phủ giải quyết một số công việc cụ thể để chống sản xuất và buôn bán hàng giả. Trưởng Ban quy định quy chế hoạt động của Ban sau khi thống nhất với các thành viên trong Ban nhằm đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ. Các Uỷ viên của Ban hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm. Ban được sử dụng con dấu của Bộ Thương mại. Kinh phí hoạt động của Ban do Bộ Tài chính giải quyết theo đề nghị của Trưởng ban và sau khi được sự đồng ý của Bộ Tài chính .
1695233506320.28.parquet/287857
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506320.28.parquet", "ppl": 152.6, "token_count": 12452, "url": "https://luatvietnam.vn/thuong-mai/quyet-dinh-1506-1999-qd-btm-bo-thuong-mai-10162-d1.html" }
Chính sách về công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường (SMS: 17408 - Không gửi qua fax) - Ngày 6/10/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 179/2004/QĐ-TTg về việc phê duyệt chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Quyết định nêu rõ mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược, các bước triển khai, các giải pháp chủ yếu, các chương trình, dự án trọng điểm. Mục tiêu từ nay đến năm 2015: tin học hóa hệ thống quản lý hành chính nhà nước về tài nguyên và môi trường phù hợp với tiêu chuẩn Chính phủ điện tử của Việt Nam, nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý tài nguyên và môi trường; cải cách thủ tục hành chính đối với hệ thống đăng ký, cấp phép về khai thác, sử dụng tài nguyên và chất lượng môi trường; tạo điều kiện để tổ chức và người dân tiếp cận thuận lợi các thông tin về tài nguyên và môi trường. Thiết bị, công nghệ phục vụ công tác điều tra, khảo sát, quan trắc, đo đạc được chuyển từng bước sang hệ công nghệ số... Đến năm 2010, từ 50% tới 100% thiết bị trong điều tra, khảo sát, quan trắc, đo đạc được chuyển sang công nghệ số. Tùy theo nhu cầu cụ thể của từng lĩnh vực thuộc ngành; đến năm 2015 nâng lên từ 70% tới 100% và đến 2020 hoàn thành toàn bộ quá trình chuyển đổi công nghệ thu nhận dữ liệu... Ưu đãi đối với đảo Phú Quốc (SMS: 17404 - Không gửi qua fax) - Theo Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ban hành ngày 5/10/2004 về việc phê duyệt "Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020", Thủ tướng Chính phủ quyết định: sẽ ưu tiên cho phát triển kinh tế-xã hội bền vững gắn với giữ gìn cảnh quan và môi trường sinh thái; tập trung xây dựng đảo Phú Quốc thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, giao thương quốc tế lớn, hiện đại của vùng ĐBSCL, phía tây nam đất nước và từng bước hình thành một trung tâm du lịch, giao thương mang tầm cỡ khu vực, quốc tế; tập trung ưu tiên phát triển mạnh du lịch và từng bước tiếp tục phát triển du lịch với chất lượng cao theo quy hoạch... Đến năm 2010, phấn đấu hàng năm thu hút 300 - 350 ngàn khách du lịch; đến năm 2020, hoàn thành về cơ bản xây dựng đảo thành trung tâm du lịch và du lịch sinh thái biển phát triển ở trình độ cao, hàng năm thu hút khoảng 2-3 triệu lượt khách du lịch. Từ nay đến năm 2010, hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển; các quy hoạch xây dựng thành phố Phú Quốc; giai đoạn 2011-2020 xây dựng xong những hạng mục quan trọng của thành phố... Cho phép Phú Quốc được áp dụng các cơ chế, chính sách ưu đãi cao nhất mà Nhà nước ta ban hành về đầu tư nước ngoài, đầu tư trong nước, đầu tư cho khu công nghiệp, khu chế xuất; cho các khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế thương mại tự do, khu kinh tế mở... Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Phát triển ngành công nghiệp ôtô (SMS: 17407 - Không gửi qua fax) - Ngày 5/10/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 177/2004/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020. Theo đó, đến năm 2010 là xây dựng và phát triển ngành công nghiệp ôtô trở thành một ngành quan trọng của đất nước, có khả năng đáp ứng ở mức cao nhất nhu cầu thị trường trong nước và tham gia vào thị trường khu vực và thế giới. Trong đó, có các mục tiêu cụ thể như: về các loại xe thông dụng (xe tải, xe khách, xe con), thì đáp ứng khoảng 40-50% nhu cầu trong nước và đạt tỉ lệ nội địa hóa đến 40% vào năm 2005; đáp ứng trên 80% nhu cầu trong nước và đạt tỉ lệ nội địa hóa 60% vào năm 2010. Đối với xe chuyên dụng, thì đáp ứng 30% nhu cầu trong nước và nội địa hóa 40% (năm 2005); đáp ứng 60% nhu cầu trong nước và đạt tỉ lệ sản xuất trong nước 60% vào năm 2010. Đối với xe cao cấp thì phấn đấu đạt tỉ lệ sản xuất trong nước từ 40-50% vào năm 2010; các loại xe tải, xe khách cao cấp thì phấn đấu đạt tỉ lệ sản xuất trong nước từ 35-40% vào năm 2010... Còn về động cơ, hộp số và phụ tùng, thì lựa chọn để tập trung phát triển 1 số loại động cơ hộp số, bộ truyền động và phụ tùng với số lượng lớn phục vụ lắp ráp ô tô trong nước và xuất khẩu... Để đạt được mục tiêu đặt ra trong chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, các giải pháp chính sách cho ngành công nghiệp ôtô cần phải được xem xét một cách toàn diện, nếu không sẽ lập lại các kết quả như thời gian qua. Vấn đề trước tiên là phải có một quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ôtô ổn định, mang tính dài hạn để các nhà đầu tư yên tâm đầu tư vốn... Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Chiến lược phát triển ngành điện (SMS: 17403 - Không gửi qua fax) - Ngày 5/10/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 176/2004/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Điện Việt Nam giai đoạn 2004 - 2010, định hướng đến 2020, có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Chiến lược này nhằm mục tiêu đến năm 2005 đạt sản lượng 53 tỷ kWh, đưa 90% điện về nông thôn; năm 2010 đạt khoảng 88-93 tỷ kWh vàphấn đấu 100% nông thôn có điện... Định hướng đến 2020 sẽ xúc tiến nghiên cứu, xây dựng thủy điện Sơn La, phương án sử dụng năng lượng nguyên tử; đồng bộ hóa, hiện đại hóa mạng lưới phân phối điện quốc gia; đa dạng hóa phương thức đầu tư và kinh doanh điện. Khu vực nông thôn, miền núi được hưởng chính sách thích hợp về sử dụng điện... Phát triển ngành Điện bao gồm phát triển nguồn điện, lưới điện, điện nông thôn và miền núi, tài chính và huy động vốn, khoa học và công nghệ, viễn thông và công nghệ thông tin, cơ khí điện, tư vấn xây dựng điện, xây lắp điện, nhân lực, thị trường... Chiến lược cũng nêu rõ 5 giải pháp phát triển ngành điện Việt Nam gồm giải pháp về tổ chức và cơ chế đầu tư phát triển, tài chính và huy động vốn, khoa học-công nghệ, nguồn nhân lực...   BỘ TÀI CHÍNH Vốn ứng trước cho các dự án đầu tư xây dựng (SMS: 200222) - Ngày 13/10/2004, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 96/2004/TT-BTC hướng dẫn quản lý, thanh toán, thu hồi và quyết toán vốn ứng trước dự toán ngân sách năm sau cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Theo đó, Thời hạn thanh toán vốn ứng trước được thống nhất với thời hạn thanh toán vốn đầu tư của kế hoạch năm sau. Trường hợp các Bộ được ứng trước dự toán không bố trí hoặc bố trí không đủ trong dự toán ngân sách để hoàn ứng theo đúng quy định, Bộ Tài chính thu hồi số vốn đã ứng bằng cách trừ vào dự toán chi đầu tư được giao của Bộ và có văn bản thông báo cho Bộ đó biết để phối hợp thực hiện. Vốn ứng trước cho dự toán năm nào được quyết toán vào niên độ ngân sách của năm đó; không quyết toán vào niên độ có phát sinh vốn ứng trước. Trong một số trường hợp cụ thể, theo quyết định của cấp có thẩm quyền, vốn ứng trước được xác định thu hồi theo định kỳ thì: số vốn thu hồi hàng năm bằng dự toán chi đầu tư được giao cho dự án. Số vốn ứng trước được quyết toán vào niên độ ngân sách hàng năm bằng dự toán chi đầu tư được giao cho dự án. Số vốn đã thanh toán nhưng chưa bố trí dự toán để thu hồi được chuyển sang năm sau quyết toán cho phù hợp với kế hoạch thu hồi vốn.
1695233506329.15.parquet/4169
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506329.15.parquet", "ppl": 86.4, "token_count": 15379, "url": "https://luatvietnam.vn/diem-tin-van-ban-moi/so-402004-193-ngay-15-10-2004-220-3647-article.html" }
Đây là một trong những nội dung được nêu tại Kế hoạch 43/KH-UBND ngày 10/02/2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phục hồi, phát triển hoạt động du lịch Thủ đô Hà Nội thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 năm 2022 - 2023. Cụ thể, nhận thấy cần thiết phải xây dựng các phương án, kế hoạch phục hồi cụ thể đối với ngành Du lịch sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, trước mắt trong năm 2022 - 2023, Thành phố sẽ phục hồi, thu hút thị trường khách du lịch nội địa, mở cửa đón khách du lịch quốc tế theo lộ trình như sau:
1695233506329.15.parquet/17475
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506329.15.parquet", "ppl": 73, "token_count": 10789, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-van-ban-moi/ha-noi-du-kien-khoi-phuc-tat-ca-hoat-dong-du-lich-tu-quy-iii-2022-186-35355-article.html" }
Quyết định 322/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị viêm đường hô hấp cấp tính do chủng vi rút Corona mới (2019-nCoV) Cơ quan ban hành: Bộ Y tế Số công báo: Đang cập nhật Số hiệu: 322/QĐ-BYT Ngày đăng công báo: Đang cập nhật Loại văn bản: Quyết định Người ký: Nguyễn Trường Sơn Ngày ban hành: 06/02/2020 Ngày hết hiệu lực: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Áp dụng: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe , COVID-19 TÓM TẮT VĂN BẢN Hầu hết người nhiễm Corona tự hồi phục sau 01 tuần Ngày 06/02/2020, Bộ Y tế ra Quyết định 322/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị viêm đường hô hấp cấp tính do chủng vi rút Corona mới (2019-nCoV). Theo đó, hầu hết người nhiễm Corona chỉ sốt nhẹ, ho, mệt mỏi, không bị viêm phổi và thường tự hồi phục sau 01 tuần. Một số trường hợp bị viêm phổi, viêm phổi nặng, diễn tiến tới suy hô cấp, sốc nhiễm trùng, rối loạn thăng bằng kiềm-toan, suy chức năng cơ quan dẫn đến tử vong. Thời gian có diễn biến nặng thường khoảng sau 7-8 ngày từ khi có triệu chứng ban đầu. Các trường hợp tử vong thường xảy ra nhiều hơn đối với người cao tuổi, suy giảm miễn dịch và mắc các bệnh mạn tính kèm theo. Thời gian ủ bệnh từ khi có phơi nhiễm với căn nguyên đến khi có triệu chứng đầu tiên từ 2-14 ngày, trung bình là từ 5-7 ngày. Người bệnh thường gặp một số triệu chứng lâm sàng như sốt, ho khan, mệt mỏi, đau cơ. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể bị đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, ho có đờm, nôn và tiêu chảy. Viêm đường hô hấp cấp do chủng vi rút Corona mới được biểu hiện qua một số thể lâm sàng như viêm đường hô hấp trên, viêm phổi nhẹ, viêm phổi nặng, hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký. Từ ngày 25/3/2020, Quyết định này bị hết hiệu lực bởi Quyết định 1344/QĐ-BYT. Xem chi tiết Quyết định 322/QĐ-BYT tại đây tải Quyết định 322/QĐ-BYT Quyết định 322/QĐ-BYT DOC (Bản Word) Quyết định 322/QĐ-BYT PDF (Bản có dấu đỏ) LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam. Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết BỘ Y TẾ ------- Số: 322/QĐ-BYT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Hà Nội, ngày 06 tháng 02 năm 2020 QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị viêm đường hô hấp cấp tính do chủng vi rút Corona mới (2019-nCoV) ----------- BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế; Xét biên bản họp ngày 31/01/2020 của Hội đồng chuyên môn cập nhật, sửa đổi bổ sung Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị viêm đường hô hấp cấp tính do chủng vi rút Corona mới (2019-nCoV); Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị viêm đường hô hấp cấp tính do chủng vi rút 2019-nCoV, thay thế hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm phổi cấp do chủng vi rút Corona mới (nCoV) ban hành kèm theo Quyết định số 125/QĐ-BYT ngày 16/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành. Điều 3. Các ông, bà: Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Chánh Văn phòng Bộ; Chánh Thanh tra Bộ; các Vụ trưởng, Cục trưởng của Bộ Y tế; Giám đốc các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng y tế các Bộ, ngành; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - PTT Vũ Đức Đam (để báo cáo); - VPCP, Ban Tuyên giáo; - Phó trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia PCD; - T/viên Ban chỉ đạo Quốc gia PCD; - Các Thứ trưởng (để biết); - Cổng TTĐT Bộ Y Tế, Trang TTĐT Cục QLKCB; - Lưu: VT, KCB. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Trường Sơn BỘ Y TẾ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- HƯỚNG DẪN Chẩn đoán và điều trị viêm đường hô hấp cấp tính do chủng vi rút Corona mới (2019-nCoV) (Ban hành kèm theo Quyết định số 322/QĐ-BYT ngày 06 tháng 2 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế) -------------- I. ĐẠI CƯƠNG Vi rút Corona (CoV) là một họ virút có khả năng lây truyền từ động vật sang người và gây bệnh cho người từ cảm lạnh thông thường đến các tình trạng bệnh nặng, đe dọa tính mạng của người bệnh như Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS-CoV) năm 2002 và Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS-CoV) năm 2012. Từ tháng 12 năm 2019, một chủng vi rút corona mới (2019-nCoV) đã được xác định là căn nguyên gây dịch nhiễm trùng hô hấp cấp tính tại thành phố Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc), sau đó lan rộng ra toàn Trung Quốc và nhiều quốc gia trên thế giới, Chủng 2019-nCoV ngoài khả năng lây truyền từ động vật sang người, còn có khả năng lây trực tiếp từ người sang người qua giọt bắn đường hô hấp khi tiếp xúc gần. Người nhiễm 2019-nCoV có biểu hiện lâm sàng đa dạng: từ nhiễm không có triệu chứng, giống như cảm cúm thông thường, tới những biểu hiện bệnh lý nặng như viêm phổi nặng, suy hô hấp, sốc nhiễm trùng, suy chức năng đa cơ quan và tử vong, đặc biệt ở những người cao tuổi, người có bệnh mạn tính hay suy giảm miễn dịch. Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh 2019-nCoV nên chủ yếu là điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng. Các biện pháp phòng bệnh chính là phát hiện sớm và cách ly ca bệnh.
1695233506329.15.parquet/50501
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506329.15.parquet", "ppl": 137.3, "token_count": 37923, "url": "https://luatvietnam.vn/y-te/quyet-dinh-322-qd-byt-huong-dan-chan-doan-dieu-tri-viem-duong-ho-hap-cap-tinh-180369-d1.html" }
Tại Quyết định số 219/QĐ-TTg ngày 13/02/2018, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 05 năm 2016 - 2020 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Trong giai đoạn này, EVN đảm bảo kinh doanh có lãi với chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu từ 3% trở lên; tỷ lệ tự đầu tư lớn hơn 30%; tập trung mọi nỗ lực, huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 720.576 tỷ đồng. Bên cạnh đó, EVN đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động cao hơn tốc độ tăng tiền lương. Tăng năng suất lao động bình quân hàng năm đến 10%. Sản lượng điện thương phẩm đạt bình quân 2,5 triệu kWh/cán bộ, công nhân viên đến năm 2020. EVN sẽ thực hiện một trong các nhiệm vụ chính được giao là sắp xếp, tái cơ cấu các đơn vị thành viên của Tập đoàn theo đề án tổng thể sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp thuộc EVN giai đoạn 2017 - 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đi đôi với phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký. BAN HÀNH ĐIỀU LỆ TẬP ĐOÀN HÓA CHẤT VIỆT NAM Ngày 05/02/2018, Chính phủ đã ban hành kèm theo Nghị định số 20/2018/NĐ-CP Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam. Tập đoàn Hóa chất Việt Nam có tên viết tắt là Vinachem, trụ sở chính đặt tại số 1A Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội, thuộc loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Ngành, nghề kinh doanh chính của Vinachem là sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất phân bón và hóa chất; công nghiệp chế biến cao su; sản xuất và kinh doanh hóa chất cơ bản, hóa chất tiêu dùng, hóa dược, hóa dầu; Tư vấn thiết kế công nghiệp hóa chất; xuất, nhập khẩu vật tư, thiết bị hóa chất; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành hóa chất… Nghị định này có hiệu lực từ ngày ký. Ü Thuế-Phí-Lệ phí: THÍ ĐIỂM KHAI, NỘP LỆ PHÍ TRƯỚC BẠ QUA MẠNG VỚI Ô TÔ, XE MÁY Tại Thông tư số 05/2018/TT-BTC ngày 22/01/2018, Bộ Tài chính đã có hướng dẫn cụ thể về việc thí điểm khai, nộp lệ phí trước bạ điện tử đối với ô tô, xe máy tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Trước tiên, với việc khai lệ phí trước bạ, tổ chức, cá nhân có ô tô, xe máy chưa qua sử dụng (không bao gồm ô tô, xe máy được thừa kế, quà tặng) thực hiện nộp hồ sơ khai lệ phí trước bạ tại Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế; Khai thông tin Số giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường hoặc Số giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại và các thông tin tại Tờ khai lệ phí trước bạ. Cổng thông tin điện tử sẽ tự sinh mã hồ sơ. Trường hợp khai lệ phí trước bạ tại Chi cục Thuế nơi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng xe, cơ quan thuế tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và nhập đầy đủ thông tin khai vào hệ thống quản lý của Tổng cục Thuế. Hệ thống này sẽ tự sinh mã hồ sơ. Việc nộp lệ phí trước bạ được thực hiện theo hình thức điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán hoặc qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế; Nộp tại quầy giao dịch của cơ quan Kho bạc Nhà nước; Nộp tại quầy giao dịch của ngân hàng (bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản). Thông tư này có hiệu lực từ ngày 16/03/2018 đến hết ngày 31/12/2019. Ü Tài chính-Ngân hàng-Tín dụng: TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ CÓ THỜI HẠN HOẠT ĐỘNG TỐI ĐA 50 NĂM Theo Thông tư 03/2018/TT-NHNN ngày 23/02/2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về cấp Giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính vi mô, thời hạn hoạt động của tổ chức tài chính vi mô được ghi trong Giấy phép và tối đa không quá 50 năm. Sau khi được cấp Giấy phép, tổ chức tài chính vi mô phải đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; đồng thời, phải khai trương hoạt động trong 12 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép. Quá 12 tháng kể từ ngày cấp Giấy phép, tổ chức tài chính vi mô không khai trương hoạt động thì Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép. Trong quá trình hoạt động, tổ chức tài chính vi mô chỉ được thực hiện cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng tài chính vi mô và khách hàng khác để sử dụng vào các hoạt động tạo thu nhập và cải thiện điều kiện sống. Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tài chính vi mô đối với một khách hàng tài chính vi mô không được vượt quá 50 triệu đồng; đối với khách hàng khác không quá 100 triệu đồng. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/04/2018. LÙI THỜI HẠN CHUYỂN ĐỔI TÀI KHOẢN THANH TOÁN Ngày 12/02/2018, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư 02/2018/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 32/2016/TT-NHNN hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Theo Thông tư mới, trước ngày 01/03/2019, hoàn thành việc chuyển đổi tài khoản thanh toán của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân sang tài khoản thanh toán của cá nhân hoặc tài khoản thanh toán của pháp nhân hoặc tài khoản thanh toán chung hoặc đóng tài khoản nếu khách có yêu cầu (Trước đây, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu phải thực hiện việc chuyển đổi trước ngày 01/03/2018). Trước ngày 01/06/2018, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thông báo cho khách hàng biết về việc thực hiện chuyển đổi hình thức tài khoản thanh toán. Đáng chú ý, Thông tư này đã không còn yêu cầu ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đóng tài khoản đối với những tài khoản thanh toán của khách hàng là hộ gia đình tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân chưa hoàn thành việc chuyển đổi. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 12/02/2018. Ü Giao thông: ĐẾN 2020, CÁC HÃNG HÀNG KHÔNG VẬN CHUYỂN 64 TRIỆU HÀNH KHÁCH Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định 236/QĐ-TTg ngày 23/02/2018. Với mục tiêu đưa thị trường vận tải hàng không Việt Nam đứng trong nhóm 04 quốc gia hàng đầu ASEAN về sản lượng vận chuyển, Quy hoạch này đề ra chỉ tiêu đến năm 2020, các hãng hàng không Việt Nam đạt sản lượng vận chuyển khoảng 64 triệu hành khách và đến năm 2030, con số này tăng lên 131 triệu hành khách… Về quy hoạch phát triển mạng cảng hàng không, đến năm 2020, sẽ khai thác hệ thống 23 cảng hàng không, gồm 13 cảng hàng không quốc nội và 10 cảng hàng không quốc tế, trong đó Cảng hàng không Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất và Cam Ranh là cửa ngõ quốc tế. Về quy hoạch mạng đường bay quốc tế, sẽ tăng tần suất, tăng điểm khai thác, tăng cường khai thác nối chuyến, kết hợp khai thác giữa các điểm ở Việt Nam với các điểm trong các mạng đường bay khu vực Đông Nam Á, Đông Bắc Á… Với mạng đường bay nội địa, mở mới các đường bay liên vùng, đặc biệt là các đường bay liên vùng không trung chuyển qua các cảng hàng không tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh; nghiên cứu mở các đường bay ra vùng biển đảo của Việt Nam… Quyết này có hiệu lực từ ngày ký. Ü Khoa học-Công nghệ: CHỨC NĂNG, CƠ CẤU CỦA HỌC VIỆN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (sau đây gọi là Học viện) được Quyết định 08/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định là cơ sở nghiên cứu khoa học công lập, trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, thực hiện chức năng nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ về khoa học, công nghệ… Đáng chú ý, Học viện còn là nơi hỗ trợ phát triển ý tưởng sáng tạo và khởi nghiệp; Triển khai, hỗ trợ hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo và phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; Xây dựng, khai thác, quản lý các khu làm việc chung, các khu chế tác chung; Liên kết, hợp tác với các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo… Học viện có các đơn vị trực thuộc như: Ban Quản lý khoa học và đào tạo; Viện Chiến lược và Chính sách khoa học và công nghệ; Viện Nghiên cứu phát triển công nghệ tiên tiến; Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng quản lý khoa học và Công nghệ… Học viện được lãnh đạo bởi Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc. Quyết định này được ban hành ngày 23/02/2018, có hiệu lực từ ngày 10/04/2018. Ü Tư pháp-Hộ tịch: TRÚNG TUYỂN CÔNG CHỨC KHÔNG CÒN PHẢI NỘP PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Phương án đơn giản hóa đối với nhóm thủ tục hành chính, quy định liên quan đến lý lịch tư pháp và yêu cầu nộp bản sao giấy tờ có công chứng, chứng thực tại Quyết định 199/QĐ-TTg ngày 09/02/2018. Trong đó, thủ tục thi tuyển công chức, xét tuyển công chức sẽ được quy định theo hướng người trúng tuyển không phải nộp Phiếu Lý lịch tư pháp mà cơ quan tuyển dụng sẽ phải đề nghị Sở Tư pháp cấp Phiếu này. Với thủ tục chuyển trường đối với học sinh trung học phổ thông và học sinh trung học cơ sở; Xin học lại tại trường khác đối với học sinh trung học, trong hồ sơ không còn phải nộp bản công chứng Bằng tốt nghiệp cấp học dưới. Cũng theo Phương án này, thời hạn cấp Phiếu Lý lịch tư pháp được rút ngắn từ 10 ngày xuống còn 07 ngày làm việc trong trường hợp người được cấp Phiếu chỉ cư trú tại 01 nơi duy nhất; Rút ngắn từ 15 ngày xuống còn 10 ngày trong trường hợp người được cấp Phiếu đã cư trú ở nhiều nơi; Rút ngắn từ 10 ngày xuống còn 01 ngày làm việc trong trường hợp người được cấp Phiếu chưa đủ 14 tuổi. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký. Ü Chính sách: CÔNG CHỨC KHÔNG ĐƯỢC TỔ CHỨC CƯỚI HỎI, TANG LỄ PHÔ TRƯƠNG Hiện nay việc tổ chức việc cưới, việc tang vẫn còn những hạn chế như tổ chức lãng phí, vụ lợi; ăn uống linh đình, mời nhiều khách; đốt nhiều vàng mã, khóc thuê, xây dựng lăng mộ phô trương; nhiều cán bộ, công chức còn dự tiệc cưới trong giờ hành chính… Trước tình trạng này, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị 05/CT-TTg về đẩy mạnh việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang. Trong đó, Thủ tướng chỉ đạo xây dựng và nhân rộng các mô hình tổ chức cưới hỏi, tang lễ văn minh, tiết kiệm. Các gia đình Đảng viên, công chức, viên chức gương mẫu thực hiện, gắn với việc ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái đạo đức, lối sống. Khuyến khích các địa phương hỗ trợ kinh phí cho việc hỏa táng… Đồng thời, quán triệt đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức chấp hành kỷ luật, kỷ cương, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống phô trương, hình thức; không lạm dụng công quỹ, phương tiện tài sản công phục vụ mục đích cá nhân. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm hướng dẫn những nghi thức phù hợp nhằm thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang; đề xuất các giải pháp ngăn chặn, đẩy lùi các hủ tục; tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng những mô hình tổ chức việc cưới, việc tang văn minh, tiến bộ; Xây dựng tiêu chí gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa, trong đó có nội dung về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang. Ü Nông nghiệp-Lâm nghiệp: HỖ TRỢ ĐẾN 8 TỶ ĐỒNG ĐÓNG MỚI TÀU CÁ KHAI THÁC XA BỜ Theo Nghị định số 17/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản: Nhà nước hỗ trợ 35% giá trị đầu tư đóng mới nhưng không quá 6,7 tỷ đồng/tàu cho chủ tàu đóng mới và sở hữu tàu khai thác hải sản xa bờ hoặc tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ có tổng công suất máy chính từ 800CV đến dưới 1.000CV. Đóng mới tàu cá có công suất máy chính từ 1.000CV trở lên được hỗ trợ không quá 8 tỷ đồng/tàu.
1695233506329.15.parquet/59323
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506329.15.parquet", "ppl": 327.1, "token_count": 22400, "url": "https://luatvietnam.vn/diem-tin-van-ban-moi/ban-tin-van-ban-moi-so-082018-220-15815-article.html" }
Xin hỏi LuatVietnam: Thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông tính từ ngày lập biên bản hay từ ngày có quyết định xử phạt hay ngày vi phạm? Lãi chậm nộp phạt sẽ tính từ ngày nào ạ? Xin cảm ơn! Trả lời: Thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông được quy định tại khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành, cụ thể như sau: “Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó. Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp trong quá trình giải quyết khiếu nại, khởi kiện nếu xét thấy việc thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính bị khiếu nại, khởi kiện sẽ gây hậu quả khó khắc phục thì người giải quyết khiếu nại, khởi kiện phải ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định đó theo quy định của pháp luật.. Việc khiếu nại, khởi kiện được giải quyết theo quy định của pháp luật” Như vậy, thời hạn nộp vi phạm giao thông là 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trừ trường hợp quyết định xử phạt có thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn của quyết định. Hiện nay, nếu quá thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, tổ chức, cá nhân không nộp phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Đồng thời, căn cứ Thông tư 153/2013/TT-BTC sửa đổi bổ sung tại điểm a khoản 4 Điều 1 Thông tư số 105/2014/TT-BTC, cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
1695233506329.15.parquet/59701
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506329.15.parquet", "ppl": 124, "token_count": 10050, "url": "https://luatvietnam.vn/luat-su-tu-van/thoi-han-nop-phat-vi-pham-giao-thong-tinh-tu-ngay-nao-140051-faqs.html" }
Có không ít người bị mất Chứng minh nhân dân (CMND) hoặc CMND hết hạn, lúc này có thể dùng giấy tờ khác thay thế khi đăng ký kết hôn được không? Điều kiện đăng ký kết hôn Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Theo đó, nam, nữ kết hôn với nhau phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện: - Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; - Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; - Không bị mất năng lực hành vi dân sự; - Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn: + Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; + Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; + Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; + Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi 03 đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng, mẹ kế với con riêng. Theo đó, nam, nữ phải tuân thủ các điều kiện kết hôn nêu trên và thực hiện đúng thủ tục đăng ký kết hôn. Những loại giấy tờ thay thế CMND khi đăng ký kết hôn (Ảnh minh họa) Giấy tờ thay thế CMND khi đăng ký kết hôn Việc kết hôn là một trong những sự kiện hộ tịch bên cạnh việc khai sinh; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc… Người yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, CMND, thẻ Căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân (khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2015) Do đó, người yêu cầu đăng ký kết hôn nếu không có CMND có thể sử dụng một trong các giấy tờ sau để thay thế:
1695233506329.15.parquet/76593
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506329.15.parquet", "ppl": 158.1, "token_count": 11522, "url": "https://luatvietnam.vn/hanh-chinh/giay-to-thay-the-cmnd-khi-dang-ky-ket-hon-570-23096-article.html" }
Các cá nhân, tổ chức muốn góp vốn vào doanh nghiệp có thể sử dụng quyền sở hữu trí tuệ mà mình đang sở hữu để góp vốn vào doanh nghiệp không là thắc mắc của khá nhiều người. Cùng theo dõi bài viết sau để có được câu trả lời. Có thể góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ không? Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập (khoản 14 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020). Đối chiếu với khoản 1 Điều 34 Luật này, tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản nêu trên mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật. Mà quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng (khoản 1 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi 2009). Theo đó, quyền sở hữu trí tuệ là một loại tài sản và có thể được dùng để góp vốn, tuy nhiên cần phải đảm bảo đáp ứng một số điều kiện: - Quyền sở hữu trí tuệ phải có Giấy tờ xác nhận quyền sở hữu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; - Quyền sở hữu trí tuệ phải do chủ sở hữu (người đứng tên trên văn bằng bảo hộ hoặc người được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy tờ xác nhận quyền sở hữu trí tuệ) góp vốn. Góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ có được không? (Ảnh minh họa) Trình tự thủ tục góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ Việc góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện theo các bước sau đây: Bước 1: Định giá tài sản Theo khoản 1 Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2020, Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam. Do đó, quyền sở hữu trí tuệ phải được định giá và thể hiện thành Đồng Việt Nam. Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận. Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế. Bước 2: Lập hợp đồng góp vốn Trong hợp đồng góp vốn, cần phải thể hiện được đầy đủ các nội dung cơ bản của việc góp vốn như: Bên góp vốn, Bên nhận góp vốn (tên, địa chỉ, …); Quyền sở hữu trí tuệ cụ thể ( Chủ giấy chứng nhận/ chủ bằng độc quyền,…; số đơn; ngày nộp đơn; quyết định cấp; thời hạn bảo hộ,…); giá trị quyền sở hữu trí tuệ; thời hạn góp vốn; mục đích góp vốn; đăng ký góp vốn và nộp lệ phí; cam đoan của các bên,… Bước 3: Chuyển quyền sở hữu trí tuệ sang cho doanh nghiệp Theo quy định của Luật doanh nghiệp, tài sản quyền sở hữu trí tuệ phải chuyển quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp. Do đó, các cá nhân tổ chức chuyển quyền sở hữu chí tuệ thông qua việc thay đổi chủ sở hữu đối với quyền sở hữu trí tuệ đó tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Căn cứ Điều 86, 87, 138, 192 Luật sở hữu trí tuệ 2005 thì sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng khi chuyển giao quyền sở hữu phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản. Do đó, các cá nhân tổ chức muốn chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp thì cần phải thực hiện chuyển giao quyền sở hữu dưới hình thức hợp đồng lập bằng văn bản. Nói tóm lại, cá nhân, tổ chức có thể góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ (nếu đáp ứng các điều kiện đã nêu). Trường hợp có vướng mắc, bạn đọc liên hệ: 1900 6192 để được hỗ trợ.
1695233506329.15.parquet/81045
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506329.15.parquet", "ppl": 95.3, "token_count": 13325, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-phap-luat/co-duoc-gop-von-bang-quyen-so-huu-tri-tue-khong-230-32021-article.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8309-6:2010 ISO 12625-6:2005 GIẤY TISSUE VÀ SẢN PHẨM TISSUE – PHẦN 6: XÁC ĐỊNH ĐỊNH LƯỢNG Tissue paper and tissue products – Part 6: Determination of grammage Lời nói đầu TCVN 8309-6 : 2010 hoàn toàn tương đương với ISO 12625-6: 2005. TCVN 8309-6 : 2010 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 6 Giấy và sản phẩm giấy biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Bộ TCVN 8309 (ISO 12625), Giấy tissue và sản phẩm tissue, gồm các phần sau: - TCVN 8309-4 : 2010 (ISO 12625-4 : 2005), Phần 4: Xác định độ bền kéo, độ giãn dài khi đứt và năng lượng kéo hấp thụ; - TCVN 8309-5 : 2010 (ISO 12625-5 : 2005), Phần 5: Xác định độ bền kéo ướt; - TCVN 8309-6 : 2010 (ISO 12625-6 : 2005), Phần 6: Xác định định lượng; - TCVN 8309-8 : 2010 (ISO 12625-8 : 2006), Phần 8: Xác định thời gian hấp thụ nước và khả năng hấp thụ nước theo phương pháp giỏ ngâm; - TCVN 8309-9 : 2010 (ISO 12625-9 : 2005), Phần 9: Xảc định độ chịu bục bi tròn. Bộ tiêu chuẩn ISO 12625 còn các phần sau: - ISO 12625-1: 2005, Tissue paper and tissue products - Part 1: General guidance on terms; - ISO 12625-3 : 2005, Tissue paper and tissue products - Part 3: Determination of thickness, bulking thickness and apparent bulk density; - ISO 12625-7 : 2007, Tissue paper and tissue products - Part 7: Determination of optical properties. GIẤY TISSUE VÀ SẢN PHẨM TISSUE – PHẦN 6: XÁC ĐỊNH ĐỊNH LƯỢNG Tissue paper and tissue products – Part 6: Determination of grammage 1. Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định định lượng của giấy tissue và sản phẩm tissue. Định lượng có thể được xác định bằng cách cân khối lượng của một mẫu thử hoặc các mẫu thử của giấy tissue hoặc sản phẩm tissue được cắt theo kích thước xác định, hoặc bằng cách xác định khối lượng và diện tích của số lượng xác định đơn vị sản phẩm tissue thành phẩm. Việc phát hiện các tạp chất trong giấy tissue và sản phẩm tissue phải áp dụng theo ISO 15755. Để xác định hàm lượng ẩm trong giấy tissue và sản phẩm tissue phải áp dụng theo TCVN 1867 (ISO 287). 2. Tài liệu viện dẫn Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có). TCVN 3649 : 2007 (ISO 186), Giấy và cáctông - Lấy mẫu để xác định chất lượng trung bình. TCVN 6725 : 2007 (ISO 187), Giấy, cáctông và bột giắy - Môi trường chuẩn để điều hoà và thử nghiệm, quy trình kiểm tra môi trường và điều hoà mẫu. TCVN 1270: 2008 (ISO 536), Giấy và cáctông - Xác định định lượng. 3. Thuật ngữ và định nghĩa Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau. 3.1. Định lượng (grammage) g Khối lượng của một đơn vị diện tích giấy tissue hoặc sản phẩm tissue được xác định theo qui trình trong tiêu chuẩn này. CHÚ THÍCH: Định lượng được biểu thị bằng gam trên mét vuông (g/m2) theo TCVN 1270 : 2008 (ISO 536). 4. Nguyên tắc Xác định khối lượng và diện tích của một mẫu thử hoặc các mẫu thử của giấy tissue hoặc sản phẩm tissue và định lượng được tính bằng khối lượng trên một đơn vị diện tích của các mẫu thử đã lấy. Đối với sản phẩm giấy thành phẩm, định lượng cũng được tính từ khối lượng và diện tích của một số lượng xác định các sản phẩm tissue thành phẩm. 5. Thiết bị, dụng cụ 5.1. Dao cắt, theo TCVN 1270 : 2008 (ISO 536). 5.2. Cân, có độ chính xác đén 0,001 g. 5.3. Thước đo chiều dài: thước bằng thép, thước hiện số điện tử, máy quét hoặc dụng cụ khác có thể đo chiều dài chính xác tối thiểu đến 0,5 mm. 6. Điều hoà Điều hòa mẫu thử trước khi thử trong môi trường chuẩn ở nhiệt độ (23 ± 1) oC và độ ẩm tương đối (50 ± 2) % theo TCVN 6725 : 2007 (ISO 187). Mẫu thử phải được giữ trong môi trường chuẩn trong suốt thời gian thử. 7. Chuẩn bị mẫu thử 7.1. Quy định chung Mău thử phải được lấy theo TCVN 3649: 2007 (ISO 186). Điều hoà mẫu theo yêu cầu trong Điều 6. Tiến hành điều hoà trước khi chuẩn bị mẫu thử 7.2. Cắt mẫu thử Mẫu thử phải được cắt theo kích thước quy định trong TCVN 1270: 2008 (ISO 536) với độ chính xác ít nhất là 1 % của giá trị thực. Khi cắt mẫu giấy tissue hoặc sản phẩm tissue thành các mẫu thử, tờ mẫu hoặc một tập các tờ mẫu có thể được đặt vào giữa hai tờ giấy để đỡ, ví dụ như giấy văn phòng, để khi cắt mẫu thử cố được kích thước chính xác như quy định và các cạnh thẳng và nhẵn. 7.2.1. Kích thước mẫu thử Vì giấy tissue và sản phẩm tissue có kích thước rất khác nhau, nên chỉ có thể đưa ra hướng dẫn chung về kích thước của mẫu thử hoặc các mẫu thử. Diện tích của mỗi mẫu thử phải ít nhất là 100 cm2. 7.2.2. Số lượng mẫu thử Vì giấy tissue và sản phẩm tissue có kích thước rất khác nhau, nên chỉ có thể đưa ra hướng dẫn chung về số lượng mẫu thử cần phải lấy. Số lượng tối thiểu mẫu thử phải là mười. Khối lượng của diện tích tối thiểu 1 000 cm2 phải được xác định và các diện tích lớn hơn thích hợp sẽ được hiểu là phù hợp với tiêu chuẩn này. 7.2.3. Lấy sản phẩm giấy tissue thành phẩm làm mẫu thử Khi mẫu thử là các sản phẩm giấy thành phẩm (ví dụ như giấy khăn lau, khăn giấy) thì phải lấy ít nhất mười tờ giấy thành phẩm. Mười mẫu thử hoặc nhiều hơn (tờ giấy thành phẩm) được lấy ngẫu nhiên sao cho đại diện cho biến thiên về kích thước và khối lượng của sản phẩm thành phần có trong mẫu. Trong bất kỳ trường hợp nào, không thử các đơn vị thành phẩm là sản phẩm liên tục, trừ trường hợp mẫu có giới hạn về số lượng. 8. Cách tiến hành 8.1. Xác định khối lượng của các mẫu thử 8.1.1. Đặt cân (5.2) trên một bề mặt bằng và không bị rung trong môi trường điều hòa theo TCVN 6726 : 2007 (ISO 187) (xem Điều 6). Xác định tổng khối lượng của các mẫu thử đã lấy theo 7.2, chính xác tới 0,001 g. 8.2. Xác định diện tích của các mẫu thử 8.2.1. Khi các mẫu thử được cắt theo kích thước quy định như miêu tả trong 7.2, xác định tổng diện tích của các mẫu thử bằng cách nhân diện tích của dao cắt (5.1) được sử dụng với tổng số lượng mẫu thử đã lấy để thử (7.2.2). 8.2.2. Khi xác định định lượng của sản phẩm giấy thành phẩm, tổng diện tích sẽ được xác định với độ chính xác nhỏ hơn 1 % bằng cách sử dụng thước đo chiều dài (5.3). Khi đo các mẫu thử phải được đặt phẳng và không được kéo căng. Nếu sử dụng thiết bị quét để đo, độ phủ của chùm tia quét thông thường phải đủ để phủ hết mẫu thử trên một mặt phẳng. Cũng như vậy, đặt thước đo bằng thép có chiều dài đủ để đo kích thước mẫu thử. Khi sử dụng thước hiện số điện tử, mẫu thử phải được đặt phẳng trên một tấm phẳng bằng chất dẻo dày khoảng 4 mm, có kích thước lớn hơn mẫu thử, hoặc trên một dụng cụ khác tương tự. Sau khi đo tất cả các mẫu thử, cộng các giá trị để xác định diện tich tổng cộng của các mẫu thử đã lấy.
1695233506329.15.parquet/201895
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-40/raw/1695233506329.15.parquet", "ppl": 257.4, "token_count": 14294, "url": "https://luatvietnam.vn/y-te/tieu-chuan-tcvn-8309-6-2010-xac-dinh-dinh-luong-giay-tissue-164873-d3.html" }