id
stringlengths 1
8
| url
stringlengths 31
618
| title
stringlengths 1
250
| text
stringlengths 11
513k
|
---|---|---|---|
913876 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Altica%20ericeti | Altica ericeti | Altica ericeti là một loài bọ cánh cứng trong họ Chrysomelidae. Loài này được Allard miêu tả khoa học năm 1859.
Chú thích
Tham khảo
Altica |
909692 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Oedostethus%20mystax | Oedostethus mystax | Oedostethus mystax là một loài bọ cánh cứng trong họ Elateridae. Loài này được Gurjeva miêu tả khoa học năm 1971.
Chú thích
Tham khảo
Oedostethus |
506358 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Amorots-Succos | Amorots-Succos | Amorots-Succos () là một xã thuộc tỉnh Pyrénées-Atlantiques trong vùng Aquitaine ở tây nam nước Pháp. Xã này nằm ở khu vực có độ cao trung bình 104 mét trên mực nước biển.
Xã nằm trong tỉnh cũ Lower Navarre.
Tham khảo
INSEE
Liên kết ngoài
AMOROTZE-ZOKOTZE in the Bernardo Estornés Lasa - Auñamendi Encyclopedia (Euskomedia Fundazioa) (bằng tiếng Tây Ban Nha)
Xã của Pyrénées-Atlantiques
Nafarroa Beherea |
901772 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Alaus%20crassus | Alaus crassus | Alaus crassus là một loài bọ cánh cứng trong họ Elateridae. Loài này được Van Zwaluwenburg miêu tả khoa học năm 1963.
Chú thích
Tham khảo
Alaus |
108717 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Fran%C3%A7ois%20Mitterrand | François Mitterrand | François Maurice Adrien Marie Mitterrand (Phát âm tiếng Việt như là phờ-răng-xoa mít-tờ-răng; sinh ngày 16 tháng 10 năm 1916 – mất ngày 8 tháng 1 năm 1996) là Tổng thống Pháp và Đồng hoàng tử nước Andorra từ năm 1981 đến năm 1995, được bầu lên chức vụ này với tư cách là đại diện của Đảng Xã hội (PS). Lần đầu tiên được bầu cử vào chức vụ tổng thống trong cuộc bầu cử tổng thống tháng 5 năm 1981, ông đã trở thành tổng thống thuộc Đảng Xã hội đầu tiên của Đệ ngũ Cộng hòa Pháp và là nguyên thủ quốc gia cánh tả đầu tiên kể từ năm 1957. Ông đã được tái đắc cử năm 1988 và giữ nhiệm sở cho đến năm 1995, trước khi qua đời vì ung thư tuyến tiền liệt trong năm sau.
Trong mỗi nhiệm kỳ của mình, ông đã giải tán Quốc hội sau khi ông được bầu cử để có một đa số trong nhiệm kỳ 5 năm của mình, và mỗi lần sau đó đảng của ông lại thất bại trong những cuộc bầu cử lập pháp tiếp theo. Kết quả là ông đã bị buộc phải lập "sống chung" trong hai năm cuối của mỗi nhiệm kỳ với các nội các bảo thủ. Các nội các này đã được Jacques Chirac lãnh đạo từ năm 1986 đến năm 1988, và Édouard Balladur lãnh đạo từ năm 1993 đến năm 1995.
Đến năm 2007 ông đã giữ kỷ lục là tổng thống Pháp giữ nắm nhiệm sở lâu nhất (14 năm). Ông cũng là tổng thống già nhất của Đệ ngũ Cộng hòa Pháp, rời nhiệm sở lúc 78 tuổi. Ông mất ngày 8 tháng 1 năm 1996, ngay sau khi trở về từ một kỳ nghỉ Giáng Sinh ở Ai Cập.
Gia đình Mitterrand
Mitterrand sinh tại Jarnac, Charente, và được rửa tội với tên gọi François Maurice Adrien Marie Mitterrand. Gia đình ông nhiệt tâm theo Cơ đốc giáo La Mã và rất bảo thủ. Cha ông, Joseph Gilbert Félix, làm kỹ sư cho la Compagnie Paris Orléans, cha dượng của ông là một người làm dấm và sau này làm chủ tịch liên đoàn những người làm dấm (Fédération des syndicats de fabricants de vinaigre). Bà ngoại của Joseph là một phụ nữ quý tộc, hậu duệ của cả Fernando III của Castile và Jean de Brienne của Jerusalem. Mẹ Mitterrand là Marie Gabrielle Yvonne Lorrain, một cháu họ xa của Giáo hoàng John XXII. Ông có ba người anh em trai (Robert, Jacques và Philippe) và bốn chị em gái. Vợ ông, Danielle Mitterrand tên khi sinh Gouze, là người xã hội và đã tham gia nhiều phong trào cánh tả. Họ cưới ngày 24 tháng 10 năm 1944 và có ba con trai: Pascal (10 tháng 6 năm 1945 17 tháng 9 năm 1945), Jean-Christophe, sinh năm 1946, và Gilbert Mitterrand, sinh ngày 4 tháng 2 năm 1949. Ông cũng có một con gái Mazarine sinh năm 1974 với Anne Pingeot. Cháu trai của ông Frédéric Mitterrand là một nhà báo, hiện là "Bộ trưởng Văn hoá và Viễn thông" (và là một người ủng hộ Jacques Chirac, cựu tổng thống Pháp), và Roger Hanin anh rể của ông là một diễn viên nổi tiếng.
Theo tin của hãng thông tấn AFP, một chính trị gia trẻ tuổi người Thụy Điển (Hravn Forsne, 25 tuổi) đang ứng cử cho đảng bảo thủ vào Quốc hội, trong một cuộc phỏng vấn với một tờ báo địa phương cho biết mình là con trai của François Mitterrand, và có gặp ông ta 5, 6 lần. Mẹ ông, một đặc phái viên cho tờ báo „Aftonbladet" và cho đài truyền hình Thụy Điển ở Pháp, có thú nhận là có quan hệ tình dục nhiều năm với Mitterand, nhưng im lặng không cho biết ai là cha của con trai mình.
Tuổi trẻ
Mitterrand học tập từ năm 1925 đến năm 1934 tại collège Saint-Paul ở Angoulême, nơi ông trở thành một thành viên của JEC (Jeunesse étudiante chrétienne), tổ chức sinh viên của Action catholique. Tới Paris vào mùa thu năm 1934, sau đó ông vào École Libre des Sciences Politiques cho tới năm 1937, và nhận được bằng vào tháng 7 năm đó. Mitterrand trở thành thành viên của Volontaires nationaux (Người tình nguyện Quốc gia) trong vòng một năm, đây là một tổ chức liên quan tới liên đoàn cực hữu của François de la Rocque, Croix de Feu; liên đoàn vừa tham gia vào những cuộc bạo loạn ngày 6 tháng 2 năm 1934 dẫn tới sự sụp đổ của Cartel des Gauches (Liên minh cánh Tả) thứ hai.. Trái ngược với điều ông vẫn thường nói, ông không bao giờ tham gia vào Đảng Xã hội Pháp (PSF) là tổ chức kế tục Croix de Feu và có thể được coi là đảng đa số cánh hữu đầu tiên của Pháp. Tuy nhiên, ông có viết các bài báo trên tờ L'Echo de Paris, gần gũi với PSF. Ông tham gia vào các cuộc tuần hành bài ngoại chống lại "sự xâm lăng métèque" vào tháng 2 năm 1935 và sau đó vào những cuộc tuần hành phản đối giáo sư luật Gaston Jèze, người từng được chỉ định làm cố vấn pháp lý của Negus tại Ethiopia tháng 1 năm 1936. Khi việc ông tham gia vào các phong trào quốc gia đó bị tiết lộ trong thập niên 1990, ông đã coi những hành động đó là sự bồng bột tuổi trẻ. Mitterrand còn có một số mối quan hệ gia đình và cá nhân với các thành viên của Cagoule, một nhóm khủng bố cực hữu trong thập niên 1930. Theo một cách logic cho những ý tưởng quốc gia của ông khi ấy, ông đã lo âu trước chủ nghĩa bành trướng của Phát xít trong thời Anschluss.
Mitterrand sau đó đăng ký nghĩa vụ quân sự từ năm 1937 tới năm 1939 tại trung đoàn bộ binh thuộc địa số 23. Năm 1938, ông trở thành người bạn thân của Georges Dayan, một người Do Thái theo chủ nghĩa xã hội, và cũng là người được ông cứu giú khỏi những hành động quá khích của phong trào bảo hoàng quốc gia chống Do Thái Action française. Tình bạn của ông với Dayan khiến Mitterrand bắt đầu nghi ngờ các lý tưởng quốc gia của mình. Khi thôi học luật, ông được gửi tới giới tuyến Maginot vào tháng 9 năm 1939, với cấp bậc trung sĩ (trung sĩ bộ binh), gần Montmédy. Ông đính hôn với Marie-Louise Terrasse (nghệ sĩ Catherine Langeais tương lai) tháng 5 năm 1940 (nhưng bà huỷ bỏ nó năm 1942).
Thế chiến II
Những hoạt động của François Mitterrand trong Thế chiến II gây ra nhiều tranh cãi tại Pháp trong thập niên 1980 và 1990.
Mitterrand ở cuối thời hạn phục vụ quân sự khi chiến tranh bùng nổ. Ông chiến đấu như một trung sĩ bộ binh và bị thương và bị quân Đức bắt giữ ngày 14 tháng 6 năm 1940. Ông bị giam tại Stalag IXA gần Ziegenhain (ngày nay được gọi là Trutzhain, một làng gần Kassel ở Hesse). Mitterrand bắt đầu tham gia vào một tổ chứ xã hội cho các tù binh chiến tranh trong trại. Ông tuyên bố điều này, và sự ảnh hưởng của những người ông đã gặp ở đó, bắt đầu thay đổi các tư tưởng chính trị của ông, khiến ông nghiêng sang phe tả. Ông đã hai lần âm mưu vượt ngục không thành công vào tháng 3 và tháng 11 năm 1941 trước khi thoát được ngày 10 tháng 12 năm 1941, đi bộ quay trở lại Pháp. Tháng 12 năm 1941 ông về nhà ở khu vực không bị chiếm đóng do người Pháp quản lý. Với sự giúp đỡ từ một người bạn của mẹ ông, ông kiếm được công việc làm công chức hạng trung trong chính phủ Vichy, chịu trách nhiệm về các quyền lợi của tù binh chiến tranh. Đây là một sự việc rất không bình thường với một tù nhân đã bỏ trốn, và ông tuyên bố đã làm một điệp viên cho Các lực lượng Tự do Pháp.
Mitterrand làm việc từ tháng 1 tới tháng 4 năm 1942 cho Légion française des combattants et des volontaires de la révolution nationale (Quân đoàn chiến binh và tình nguyện Pháp cho cuộc cách mạng quốc gia) với tư cách một nhân viên dân sự theo hợp đồng tạm thời. Ông làm việc dưới quyền Favre de Thierrens, là một điệp viên cho tình báo Anh. Sau đó ông chuyển tới Commissariat au reclassement des prisonniers de guerre (Sở hướng nghiệp cho tù binh chiến trah). Trong giai đoạn này, Mitterrand biết được những hoạt động của Thierrens và có thể đã giúp đỡ trong chiến dịch đánh lạc hướng của ông. Cùng lúc ấy, ông xuất bản một bài viết chi tiết về thời gian là tù binh chiến tranh của mình trên tạp chí France, revue de l'État nouveau (tạp chí được xuất bản với mục đích tuyên truyền của Chế độ Vichy).
Mitterrand đã được gọi là một "Vichysto-résistant" (một cách thể hiện được sử dụng bởi nhà sử học Jean-Pierre Azéma để miêu tả những người ủng hộ Philippe Pétain trước năm 1943, nhưng sau này bị Chế độ Vichy loại bỏ).
Từ mùa xuân năm 1942, ông gặp các tù nhân chiến tranh bỏ trốn khác Jean Roussel, Max Varenne, và tiến sĩ Guy Fric, dưới ảnh hưởng của họ ông dần tham gia vào cuộc kháng chiến. Tháng 4, Mitterrand và Fric gây ra một vụ hỗn loạn lớn trong một cuộc tụ họp công cộng do người hợp tác Georges Claude tổ chức. Từ giữa năm 1942, ông gửi những giấy tờ giả tới các tù binh chiến tranh tại Đức và ngày 12 tháng 6 và 15 tháng 8 năm 1942, ông tham gia các cuộc gặp gỡ tại Château de Montmaur hình thành nên cơ sở cho mạng lưới kháng chiến tương lai của ông. Từ tháng 9, ông tiếp xúc với France libre, nhưng không thể hoà thuận với Michel Cailliau, cháu của Tướng Charles de Gaulle. Ngày 15 tháng 10 năm 1942, Mitterrand và Marcel Barrois (một thành viên của phong trào kháng chiến bị trục xuất năm 1944) gặp Maréchal Philippe Pétain cùng với các thành viên khác của Comité d'entraide aux prisonniers rapatriés de l'Allier (Nhóm trợ giúp hồi hương cho các tù binh chiến tranh tại Allier). Tới cuối năm 1942, Mitterrand gặp một người bạn cũ từ thời ông còn với "Cagoule" Pierre Guillain de Bénouville. Bénouville là một thành viên của các nhóm kháng chiến Combat và Noyautage des administrations publiques (NAP).
Cuối năm 1942, vùng không bị chiếm đóng bị người Đức chiếm. Mitterrand rời ban thư ký tháng 1 năm 1943, khi người lãnh đạo của ông Maurice Pinot, một vichysto-résistant khác, bị thay thế bởi cộng tác viên André Masson, nhưng ông vẫn chịu trách nhiệm về centres d'entraides. Mùa xuân năm 1943, cùng với Gabriel Jeantet, một thành viên của nội các Maréchal Pétain, và Simon Arbellot (cả hai đều là thành viên cũ của "la Cagoule"), Mitterrand được nhận Ordre de la francisque (danh hiệu danh dự của Chế độ Vichy). Tranh cãi nổ ra dữ dội tại Pháp về ý nghĩa của việc này. Khi quá khứ Vichy của Mitterrand được tiết lộ trong thập niên 1950, ban đầu ông bác bỏ việc đã nhận Francisque (một số nguồn nói ông được chỉ định để nhận giải thưởng, nhưng thực tế không bao giờ nhận nó bởi ông đã đi trốn trước khi buổi lễ diễn ra) Một số người nói ông đã bị ra lệnh phải nhận huy chương để che giấu công việc trong nhóm kháng chiến. Những người khác, như Pierre Moscovici và Jacques Attali vẫn hoài nghi về niềm tin thực sự của Mitterrand ở thời điểm đó, buộc tội ông đã có "một chân trong mỗi phe" cho tới khi chắc chắn ai sẽ là người chiến thắng, nêu ra tình bạn của Mitterrand với René Bousquet và những vòng hoa ông đã đặt trên mộ của Pétain như những dấu hiệu của thái độ nước đôi của ông.
Mitterrand dự định xây dựng một mạng lưới kháng chiến, chủ yếu gồm các cựu tù binh chiến tranh như mình. Tập hợp tù binh chiến tranh Quốc gia (Rassemblement national des prisonniers de guerre hay RNPG) đã liên kết với Tướng Henri Giraud, một cựu tù binh chiến tranh đã bỏ trốn khỏi nhà tù Đức và đi xuyên qua nước Đức để về với các lực lượng Đồng Minh. Giraud sau đó đã tranh chấp vai trò lãnh đạo Kháng chiến Pháp với Tướng Charles de Gaulle. Từ đầu năm 1943, Mitterrand bắt đầu tham gia vào việc lập ra một nhóm kháng chiến mạnh gọi là Organisation de résistance de l'armée (ORA). Ông thu thập tài chính cho mạng lưới RNPG của riêng mình, mà ông lập ra cùng Pinot vào tháng 2. Từ thời điểm đó trở về sau, Mitterrand là một thành viên của ORA . Tháng 3, Mitterrand gặp Henri Frenay, người khuyến khích phong trào kháng chiến Pháp ủng hộ Mitterrand thay vì Michel Cailliau, nhưng ngày 28 tháng 5 năm 1943, khi Mitterrand gặp gỡ với Philippe Dechartre, người theo phái de Gaulle, thường được coi là ngày ly khai của Mitterrand với Vichy.
Trong năm 1943, RNPG dần thay đổi hoạt động không còn chỉ cung cấp giấy tờ giả hay thu thập thông tin cho Pháp tự do. Pierre de Bénouville đã nói, " Mitterrand đã tạo ra một mạng lưới điệp viên thực sự tại các trại tù binh chiến tranh để cung cấp thông tin cho chúng tôi, thường là những thông tin có tính chất quyết định, về sự thực đang diễn ra phía sau biên giới nước Đức.". Ngày 10 tháng 7 Mitterrand và Piatzook (một du kích cộng sản) ngừng một cuộc tụ họp công khai tại Salle Wagram ở Paris. Cuộc gặp có dự tính cho phép những tù binh chiến tranh Pháp quay trở về nhà nếu họ được thay thế bởi những thanh niên Pháp bị buộc phải tới làm việc ở Đức" (trong tiếng Pháp điều này được gọi là "la relève"). Khi André Masson bắt đầu nói về "la trahison des gaullistes" (sự phản bội de Gaulle), Mitterrand đứng dậy trước thính giả và bác bỏ ông ta, nói rằng Masson không có quyền tuyên bố thay mặt các tù binh chiến tranh và gọi "la relève" là một trò bịp. Mitterrand thoát được không bị bắt giữ nhờ Piatzook đã yểm trợ cho ông chạy trốn..
Tháng 11 năm 1943 Sicherheitsdienst (SD) lục soát một căn hộ tại Vichy nơi họ hy vọng bắt giữ được François Morland, một thành viên kháng chiến..
"Morland" là tên vỏ bọc của Mitterrand. Ông cũng sử dụng các tên vỏ bọc khác như Purgon, Monnier, Laroche, đại uý François, Arnaud et Albre.
Người đàn ông bị bắt giữ là Pol Pilven, một thành viên kháng chiến đã sống sót qua cuộc chiến tranh trong một trại tập trung. Thời điểm đó Mitterrand đang ở Paris. Được những người bạn cảnh báo, ông bỏ trốn tới London trên chiếc máy bay Lysander ngày 15 tháng 11 năm 1943. Từ đó ông tới Algiers, nơi ông gặp gỡ Charles de Gaulle, người lúc ấy đã là một lãnh đạo đương nhiên của Pháp Tự do. Hai người không hợp tác cùng nhau. Mitterrand từ chối sáp nhập nhóm của ông với các phong trào tù binh chiến tranh khác nếu Cailliau sẽ là người lãnh đạo. Dưới ảnh hưởng của Henri Frenay, de Gaulle cuối cùng đồng ý sáp nhập mạng lưới của cháu mình và RNPG với Mitterrand là người lãnh đạo. Sau đó ông qua Anh về Pháp trên một chiếc tàu thủy. Tại Paris, ba nhóm kháng chiến của người tù binh chiến tranh (cộng sản, de Gaulle, RNPG) cuối cùng sáp nhập trở thành Phong trào Quốc gia của các Tù binh chiến tranh và Người bị trục xuất (Mouvement national des prisonniers de guerre et déportés hay MNPGD) và Mitterrand là người lãnh đạo. Trong hồi ký ông nói rằng ông đã bắt đầu tổ chức này khi vẫn đang làm việc chính thức cho Chế độ Vichy. Từ ngày 27 tháng 113 năm 1943 Mitterrand điều hành Bureau central de renseignements et d'action .. Tháng 12 năm 1943 Mitterrand ra lệnh xử tử Henri Marlin (người định ra lệnh tấn công vào "maquis") bởi Jacques Paris et Jean Munier người sau này bỏ trốn với cha của Mitterrand.
Sau một chuyến viếng thăm thứ hai tới London trong tháng 2 năm 1944 Mitterrand tham gia vào việc giải phóng Paris. Khi de Gaulle tiến vào Paris sau sự Liberation, ông được giới thiệu với nhiều người từng là một phần của chính phủ lâm thời. Trong số đó có Mitterrand, với tư cách tổng thư ký tù binh chiến tranh. Khi họ đối mặt, de Gaulle được cho là đã thì thầm: "Lại ông à!" Mitterrand bị bãi chức 2 tuần sau đó.
Tháng 10 năm 1944 Mitterrand và Jacques Foccart cùng đặt một kế hoạch giải phóng các tù binh chiến tranh và các trại tập trung. Nó được gọi là chiến dịch Viacarage và vào tháng 4 năm 1945 Mitterrand tháp tùng General Lewis như đại diện của Pháp giải phóng các trại tù binh tại Kaufering và Dachau theo lệnh của de Gaulle. Mitterrand đã may mắn tìm thấy người bạn và là thành viên trong mạng lưới của ông Robert Antelme đang bị sốt Rickettsia. Antelme được ra lệnh ở lại trong trại để ngăn ngừa bệnh lây truyền vì thế Mitterrand đã thu xếp để ông "bỏ trốn" và gửi ông về Pháp để điều trị.,.
Đệ tứ Cộng hoà
Sau cuộc thế chiến ông nhanh chóng quay lại với chính trị. Tại cuộc cuộc bầu cử lập pháp tháng 6 năm 1946, ông lãnh đạo phái Tập hợp những người Cộng hoà cánh Tả (Rassemblement des gauches républicaines hay RGR) ở ngoại ô phía tây Paris, nhưng không được bầu. RGR là một thực thể bầu cử gồm Đảng cấp tiến, Liên minh Kháng chiến Dân chủ Xã hội (Union démocratique et socialiste de la Résistance hay UDSR) trung dung và nhiều nhóm bảo thủ. Nó đối lập với chính sách của "liên minh ba đảng" (Cộng sản, Xã hội và Dân chủ Thiên chúa giáo).
Trong cuộc bầu cử lập pháp tháng 11 năm 1946, ông giành được một ghế đại biểu tại Nièvre département. Để được bầu, ông phải giành một ghế với cái giá là Đảng Cộng sản Pháp (PCF). Với tư cách lãnh đạo phái bầu cử RGR, ông thực hiện một chiến dịch tranh cử rất chống cộng. Sau đó ông trở thành một thành viên của đảng UDSR. Tháng 1 năm 1947, ông gia nhập nội các với chức vụ Bộ trưởng cựu chiến binh chiến tranh. Ông giữ nhiều chức vụ trong Đệ tứ cộng hoà với tư cách Đại biểu và Bộ trưởng (tổng cộng giữ 11 chức vụ bộ trưởng).
Tháng 5 năm 1948 Mitterrand tham gia, cùng với Konrad Adenauer, Winston Churchill, Harold Macmillan, Paul-Henri Spaak, Albert Coppé và Altiero Spinelli, vào Đại hội The Hague, khởi đầu cho Phong trào châu Âu.
Với tư cách Bộ trưởng Hải ngoại (1950-1951), ông phản đối sự lobby thuộc địa nhằm đề xuất một chương trình cải cách. Ông liên kết với phe tả khi từ chức khỏi nội các sau vụ bắt giữ vua Maroc (1953). Với tư cách lãnh đạo phái cấp tiến của UDSR, ông giữ chức lãnh đạo đảng năm 1953, thay thế nhân vật bảo thủ René Pleven.
Với tư cách Bộ trưởng Nội vụ trong nội các của Pierre Mendès-France (1954-1955), ông đối mặt với cuộc Chiến tranh độc lập Algeria. Ông tuyên bố: "Algeria là Pháp." Ông cũng bị nghi ngờ là người chỉ điểm của Đảng Cộng sản trong nội các. Lời đồn này lan ra bởi cựu quận trưởng cảnh sát Paris, người từng bị ông bãi chức. Những nghi ngờ bị bác bỏ bởi các cuộc điều tra sau đó.
UDSR gia nhập Mặt trận Cộng hoà, một liên minh trung tả, giành thắng lợi trong cuộc bầu cử lập pháp năm 1956. Với tư cách Bộ trưởng Tư pháp (1956-1957), ông cho phép kéo dài thiết quân luật trong cuộc xung đột Algieria. Không giống các bộ trưởng khác (gồm cả Mendès-France), những người chỉ trích chính sách hiếu chiến tại Algieria, ông vẫn ở trong nội các của Guy Mollet cho tới khi nó kết thúc.
Với tư cách Bộ trưởng Tư pháp ông là một đại diện chính thức của Pháp trong hôn lễ của Hoàng tử Monaco Rainier III và nữ diễn viên Grace Kelly.
Dưới thời Đệ tứ Cộng hoà ông là đại diện của thế hệ chính trị gia trẻ nhiều tham vọng. Ông xuất hiện như một ứng cử viên cho chức Thủ tướng trong tương lai.
Đệ ngũ cộng hoà và đối lập với Gaulle
Cuộc "vượt sa mạc"
Năm 1958, Mitterrand là một trong số ít ứng cử viên để Charles de Gaulle chỉ định làm lãnh đạo chính phủ, và cho kế hoạch của de Gaulle về một nền Đệ ngũ Cộng hoà. Ông đã thay đổi sự đối lập của mình trong hoàn cảnh de Gaulle quay trở lại: cuộc khủng hoảng tháng 5 năm 1958 và áp lực quân đội. Tháng 9 năm 1958, quyết định đối đầu với Charles de Gaulle, Mitterrand đưa ra một lời kêu gọi bỏ phiếu "phản đối" trong cuộc trưng cầu dân ý về hiến pháp, tuy nhiên nó vẫn được thông qua ngày 4 tháng 10 năm 1958. Liên minh thất bại gồm PCF và một số nhà chính trị cộng hoà cánh tả (như Mendès-France và Mitterrand).
Thái độ này có thể là một yếu tố khiến Mitterrand mất ghế trong cuộc bầu cử lập pháp năm 1958, bắt đầu một chiến dịch "vượt sa mạc" lâu dài (thuật ngữ này thường được áp dụng cho sự suy tàn ảnh hưởng của de Gaulle trong một giai đoạn tương tự). Quả thực, ở vòng hai cuộc bầu cử lập pháp, Mitterrand được những người Cộng sản ủng hộ tuy nhiên Nhóm Công nhân Quốc tế Pháp (SFIO) từ chối rút lui ứng cử viên của họ. Sự chia rẽ này khiến ứng cử viên phe phe de Gaulle được bầu. Một năm sau, ông trúng cử làm đại diện cho Nièvre trong Thượng viện, nơi ông là một phần của Nhóm Dân chủ cánh Tả. Cùng lúc ấy, ông không được chấp nhận vào bộ máy của Đảng Xã hội Thống nhất (Parti socialiste unifié, PSU) do Mendès-France, cựu đối thủ bên trong của Molletvà là cựu thành viên có tư tưởng cải cách của Đảng Cộng sản, lập ra. Các lãnh đạo PSU đưa ra quyết định của mình dựa trên việc ông không từ chức khỏi nội các của Mollet và quá khứ Vichy của ông.
Cũng trong năm ây, trên Đại lộ de l'Observatoire ở Paris, Mitterrand tuyên bố đã thoát khỏi những viên đạn ám sát bằng cách nấp phía sau một hàng rào, Vụ Observatory. Vụ việc khiến ông trở nên rất nổi tiếng, lần đầu khuyến khích những tham vọng chính trị của ông. Một số người chỉ trích ông tuyên bố rằng chính ông dựng lên vụ ám sát, dẫn tới một phản ứng dữ dội chống Mitterrand. Sau này ông nói rằng trước đó ông đã được đại biểu cánh hữu Pesquet cảnh báo rằng ông đang là mục tiêu của một đơn vị ám sát Algérie française và buộc tội Thủ tướng Michel Debré là người đứng sau. Trước khi biến mất, Pesquet tuyên bố rằng Mitterrand đã lập ra một nỗ lực giả về cuộc đời ông. Một vụ khởi tố đã được thực hiện chống lại Mitterrand nhưng sau đó nó đã bị huỷ bỏ.
Trong cuộc bầu cử năm 1962, ông giành lại ghế trong Quốc hội với sự ủng hộ của PCF và SFIO. Hoạt động trong cánh tả thống nhất ở Nièvre, ông ủng hộ việc tập hợp các lực lượng cánh tả ở mức độ quốc gia, gồm cả PCF, nhằm thách thức sự thống trị của phái de Gaulle. Hai năm sau, ông trở thành chủ tịch của Đại hội đồng Nièvre. Tuy những người đối lập với De Gaulle tự tổ chức thành các câu lạc bộ, ông thành lập nhóm riêng của mình, Hội nghị các định chế cộng hoà (Convention des institutions républicaines hay CIR). Ông tăng cường vị thế của mình như một người đối lập cánh tả với Charles de Gaulle bằng cách xuất bản Le Coup d'État permanent (Cuộc đảo chính thường trực, 1964), chỉ trích quyền lực cá nhân của de Gaulle, sự suy yếu của nghị viện và chính phủ, việc tổng thống có quyền tối cao với các công việc ngoại giao và quốc phòng, vân vân.
Cuộc bầu cử tổng thống năm 1965 và hậu quả
Năm 1965, Mitterrand là chính trị gia cánh tả đầu tiên coi cuộc bầu cử tổng thống theo phổ thông đầu phiếu là một cách thức để đánh bại lãnh đạo đối lập. Không phải là một thành viên của bất kỳ một đảng chính trị rõ ràng nào, tư cách ứng viên tổng thống của ông được mọi đảng cánh tả chấp nhận (Quốc tế Công nhân Pháp (SFIO), Đảng Cộng sản Pháp (PCF), Đảng Xã hội cấp tiến (PR) và Đảng Xã hội Thống nhất (PSU)). Ông chấm dứt cordon sanitaire của PCF mà đảng là một đối tượng từ năm 1947. Với lãnh đạo SFIO Guy Mollet, tư cách ứng cử viên tổng thống của Mitterrand đã ngăn cản được Gaston Defferre, đối thủ của ông trong SFIO, khỏi chạy đua chức tổng thống. Hơn nữa, Mitterrand là một nhân vật đơn độc nên ông không có vẻ là một mối đe doạ với các thành viên của các đảng cánh tả.
De Gaulle nghĩ mình sẽ giành thắng lợi từ vòng đầu tiên, nhưng Mitterrand nhận được 31.7% phiếu bầu, khiến De Gaulle không thể thắng lợi ngay. Ở vòng hai Mitterrand được cánh tả và các nhóm chống de Gaulle khác: Jean Monnet trung dung, bảo thủ ôn hoà Paul Reynaud và Jean-Louis Tixier-Vignancour, phái cực tả, những người bảo vệ Raoul Salan, một trong bốn vị tướng đã tổ chức cuộc nổi dậy Algiers năm 1961 trong cuộc Chiến tranh Algeria.
Mitterrand nhận được 44.8% phiếu ở vòng hai và de Gaulle, với đa số, được bầu thêm một nhiệm kỳ nữa, nhưng thất bại của ông được coi là một vinh dự, bởi không ai được cho là có thể đánh bại de Gaulle. Mitterrand lãnh đạo liên minh trung tả: Liên đoàn Dân chủ và Xã hội cánh Tả (Fédération de la gauche démocrate et socialiste hay FGDS). Nó gồm SFIO, những người cấp tiến và nhiều câu lạc bộ cộng hoà (như CIR của Mitterrand).
Trong cuộc bầu cử lập pháp tháng 3 năm 1967, hệ thống theo đó mọi ứng cử viên không vượt quá 10% phiếu ở vòng thứ nhất không được tham gia vào vòng hai tạo thuận lợi để phe ủng hộ de Gaulle đạt đa số, và chỉ phải đối mặt với một phe đối lập chia rẽ (PCF, FGDS và phái trung dung của Jacques Duhamel). Tuy vậy, các đảng cánh tả vẫn xoay xở để giành được 63 ghế nhiều hơn trước với tổng cộng 194 ghế. Những người Cộng sản vẫn là nhóm cánh tả lớn nhất với 22.5% số phiếu. Liên minh cầm quyền giành đa số nhưng bị giảm một ghế (247 ghế trong số 487).
Tại Paris, cánh Tả (FGDS, PSU, PCF) đạt được nhiều phiếu hơn trong vòng một hơn hai đảng cầm quyền (46% so với 42.6%) trong khi Dân chủ Trung dung của Duhamel có được 7% phiếu. Nhưng với 38% phiếu Liên minh vì nền Đệ ngũ Cộng hoà của de Gaullle vẫn là đảng cầm quyền ở Pháp.
Trong cuộc khủng hoảng chính phủ tháng 5 năm 1968, Mitterrand đã tổ chức một cuộc họp báo thông báo tư cách ứng cử viên của mình nếu một cuộc bầu cử tổng thống được tổ chức. Nhưng sau những cuộc tuần hành của phe de Gaulle trên Champs-Elysées, de Gaulle đã giải tán Quốc hội và thay vào đó kêu gọi một cuộc bầu cử lập pháp. Trong cuộc cuộc bầu cử này, cánh hữu giành đa số lớn nhất từ Khối Quốc gia năm 1919.
Mitterrand bị buộc tội chịu trách nhiệm cho sự thất bại to lớn này và FGDS chia rẽ. Năm 1969, Mitterrand không thể tham gia chạy đua chức tổng thống: Guy Mollet từ chối trao cho ông sự ủng hộ của SFIO. Cánh tả bị loại ở vòng đầu, với ứng cử viên Xã hội Gaston Defferre chỉ giành 5.1% tổng số phiếu. Georges Pompidou đối mặt với Alain Poher phái trung dung trong cuộc ở vòng hai.
Lãnh đạo Đảng Xã hội
Sau thất bại của FGDS, Mitterrand quay sang Đảng Xã hội (Parti socialiste hay "PS"). Tháng 6 năm 1971, ở thời điểm Đại hội Epinay, CIR gia nhập với "PS", vốn đã thay thế SFIO năm 1969. Phe hành pháp của "PS" khi ấy bị thống trị bởi những người ủng hộ Guy Mollet. Họ đề xuất một cuộc "đối thoại lý tưởng" với những người Cộng sản. Với Mitterrand, một liên minh bầu cử là tối cần thiết để vươn tới quyền lực. Với dự án này, ông đã có được sự ủng hộ của toàn bộ các thành phần phản đối bên trong chống phe của Mollet và ông được bầu làm thư ký thứ nhất của "PS".
Tháng 6 năm 1972, Mitterrand ký Chương trình Chính phủ Chung với người cộng sản Georges Marchais và nhân vật Cánh Tả Cấp tiến Robert Fabre. Với chương trình này, ông lãnh đạo chiến dịch tranh cử năm 1973 của "Liên minh cánh Tả".
Tại cuộc bầu cử tổng thống năm 1974, Mitterrand nhận được 43.2% số phiếu ở vòng một, như ứng cử viên chung của cánh tả. Ở vòng sau, ông đối đầu với Valéry Giscard d'Estaing. Trong cuộc tranh luận trên TV, Giscard d'Estaing chỉ trích ông là "một người đàn ông của quá khứ", vì sự nghiệp chính trị dài của ông. Mitterrand bị đánh bại sít sao với tỷ lệ 49.19% và 50.81%.
Năm 1977, các đảng Cộng sản và Xã hội không thể nâng cấp Chương trình Chung, sau đó thua trong cuộc bầu cử lập pháp năm 1978. Tuy những người Xã hội đảm nhận vai trò lãnh đạo cánh tả, để lần đầu tiên có nhiều phiếu hơn nhữn người Cộng sản từ năm 1936, vai trò lãnh đạo của Mitterrand bị thách thức bởi một nhóm đối lập trong nội bộ, dẫn đầu là Michel Rocard, ông chỉ trích chương trình của PS là "cổ lỗ" và "không thực tế". Những cuộc điều tra cho thấy Rocard được ủng hộ hơn Mitterrand. Tuy nhiên, Mitterrand đã giành chiến thắng tại Đại hội Metz (1979) của đảng và Rocard rút lui tư cách ứng viên cho cuộc bầu cử tổng thống năm 1981.
Lần thứ ba là ứng cử viên tổng thống, Mitterrand không được PCF ủng hộ mà chỉ có PS. Ông đưa ra một hình ảnh làm vững lòng mọi người với khẩu hiệu "lực im lặng". Ông kêu gọi một "chính trị khác", dựa trên chương trình Xã hội 110 Đề xuất cho nước Pháp, và lên án hoạt động của tổng thống đương nhiệm. Hơn nữa, ông còn được lợi từ cuộc xung đột trong cánh hữu đa số. Ông giành được 25.85% phiếu bầu ở vòng một (so với 15% của ứng cử viên PCF Georges Marchais) sau đó đánh bại tổng thống Giscard d'Estaing ở vòng hai với, 51.76% phiếu. Ông trở thành chính trị gia đầu tiên của cánh tả được bầu làm Tổng thống Pháp theo phổ thông đầu phiếu.
Chức vụ tổng thống
Nhiệm kỳ đầu tiên
Tại cuộc bầu cử tổng thống năm 1981, Mitterrand trở thành Tổng thống xã hội đầu tiên của nền Đệ ngũ Cộng hoà, và chính phủ của ông là chính phủ cánh tả đầu tiên sau 23 năm. Ông chỉ định Pierre Mauroy làm thủ tướng và tổ chức một cuộc bầu cử lập pháp. Những người xã hội giành được đa số trong nghị viện và bốn thành viên cộng sản gia nhập nội các.
Sự khởi đầu nhiệm kỳ đầu tiên của ông được đánh dấu bởi một chính sách kinh tế cánh tả dựa trên 110 Đề xuất cho Pháp và Common Program năm 1972 giữa Đảng Xã hội, Đảng Cộng sản và Đảng Cấp tiến cánh Tả. Nó gồm nhiều kế hoạch quốc hữu hoá, tăng 10% lương tối thiểu (SMIC), làm việc 39 giờ mỗi tuần, 5 tuần nghỉ mỗi năm, việc tạo lập thuế đoàn kết trên tài sản, tăng phúc lợi xã hội, và mở rộng quyền được tư vấn và thông tin của công nhân về công việc của họ (thông qua Đạo luật Auroux). Mục tiêu là khuyến khích bùng nổ nhu cầu và vì thế là cả hoạt động kinh tế (Keynesianism). Tuy nhiên, thất nghiệp tiếp tục gia tăng và ba lần phá giá đồng franc diễn ra sau đó. Chính sách này ít nhiều đã chấm dứt vớisự chuyển hướng sang tự do năm 1983. Ưu tiên được dành cho cuộc chiến chống lạm phát để duy trì tính cạnh tranh trong Hệ thống Tiền tệ châu Âu.
Với sự chú trọng tới các chính sách văn hoá và xã hội, Mitterrand đã bãi bỏ hình phạt tử hình ngay khi lên nhậm chức (thông qua Đạo luật Badinter), cũng như "Đạo luật anti-casseurs" quy định việc quy trách nhiệm cho các hành động bạo lực trong các cuộc biểu tình. Ông cũng giải tán Cour de sûreté, một toà án cấp cao đặc biệt và thực hiện việc pháp chế hoá hàng loạt cho người nhập cư bất hợp pháp. Mitterrand đã thông qua những bộ luật phi tập trung đầu tiên (Đạo luật Defferre) và tự do hoá truyền thông, lập ra CSA cơ quan quản lý truyền thông, và cho phép đài truyền thanh tư nhân và kênh truyền hình tư nhân đầu tiên (Canal+), khiến lĩnh vực phát thanh truyền hình tư nhân phát triển. Năm 1983, Mitterrand trở thành một công dân danh dự của Belgrade.
Cánh Tả thua cuộc trong cuộc bầu cử đô thị năm 1983 và cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu năm 1984. Cùng lúc ấy Luật Savary hạn chế cung cấp tài chính cho các trường tư từ các cộng đồng địa phương, đã gây ra một cuộc khủng hoảng chính trị. Nó bị bãi bỏ và Mauroy từ chức vào tháng 7 năm 1984. Laurent Fabius kế vị. Những người cộng sản rời nội các.
Cùng chung sống (1986-1988)
Trước cuộc chiến dịch tranh cử cuộc bầu cử lập pháp năm 1986, đại diện tỷ lệ được thể chế hoá theo 110 Đề xuất. Tuy nhiên, nó không ngăn cản được chiến thắng của liên minh Tập hợp vì nền Cộng hoà/Liên minh Dân chủ Pháp (RPR/UDF). Mitterrand vì thế chỉ định lãnh đạo RPR Jacques Chirac làm thủ tướng. Giai đoạn chính phủ này, với một Tổng thống và một Thủ tướng thuộc hai liên minh khác nhau, là lần đầu tiên có một sự kết hợp như vậy diễn ra thời Đệ ngũ Cộng hoà, và được gọi là "Cùng tồn tại".
Chirac xử lý hầu hết các chính sách trong nước trong khi Mitterrand tập trung vào "lĩnh vực dành riêng" của ông: quan hệ nước ngoài và quốc phòng. Tuy nhiên, nhiều cuộc xung đột giữa hai người lãnh đạo nhánh hành pháp đã diễn ra. Trong đó Mitterrand từ chối ký các nghị định tự do hoá, buộc Chirac phải để nó được thông qua theo đường nghị viện. Hông ngầm ủng hộ các phong trào xã hội, đáng chú ý là cuộc nổi loạn của sinh viên chống cuộc cải cách trường đại học (Luật Devaquet) . Lợi dụng những khó khăn của nội các Chirac, danh tiếng của ông tăng lên.
Những cuộc điều tra cho thấy ông có lợi thế, ông đã thông báo tư cách ứng cử viên trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1988. Ông đề xuất một chương trình ôn hoà (hứa hẹn "không quốc hữu hoá cũng không tự do hoá") và ủng hộ một nước "Pháp thống nhất". Ông giành được 34% phiếu bầu ở vòng 1, sau đó chạy đua với Chirac ở vòng 2 và tái cử với 54% số phiếu. Mitterrand là Tổng thống đầu tiên 2 lần trúng cử qua phổ thông đầu phiếu.
Nhiệm kỳ thứ hai
Sau khi tái cử, ông chỉ định Michel Rocard làm thủ tướng, dù giữa họ không có quan hệ tốt. Rocard lãnh đạo phái ôn hoà của PS và ông là nhân vật nổi bật nhất trong các chính trị gia Xã hội. Mitterrand quyết định tổ chức một cuộc bầu cử lập pháp. PS giành được một đa số khá lớn trong nghị viện. Bốn chính trị gia trung hữu gia nhập nội các.
Nhiệm kỳ thứ hai của ông được ghi dấu bởi Thoả thuận Matignon về New Caledonia, việc thành lập Bù đắp Thu nhập Tối thiểu (RMI), đảm bảo một mức độ thu nhập tối thiểu cho những người bị tước đoạt bất kỳ hình thức thu nhập nào, việc tái lập thuế đoàn kết vào tài sản, đã từng bị xoá bỏ dưới thời chính phủ Chirac, việc thể chế thuế xã hội chung, cải cách Chính sách Nông nghiệp Chung, Đạo luật Gayssot năm 1990 về tuyên bố hận thù và bác bỏ Holocaust, Đạo luật Arpaillange về cung cấp tài chính cho các đảng chính trị, cải cách luật hình sự và Đạo luật Evin về những địa điểm hút thuốc nơi công cộng. Nhiều công trình kiến trúc lớn được tiếp tục, với việc xây dựng Kim tự tháp Louvre, Đường hầm eo biển Manche, Grande Arche tại La Défense, Bastille Opera, Bộ Tài chính tại Bercy, Thư viện Quốc gia Pháp.
Nhưng nhiệm kỳ thứ hai cũng được ghi dấu bởi sự đối lập bên trong PS và sự chia rẽ của nhóm Mitterrandist (tại Đại hội Rennes, nơi những người ủng hộ Laurent Fabius và Lionel Jospin xung đột mạnh mẽ với nhau giành quyền kiểm soát trong đảng), những vụ scandal về cung cấp tài chính cho đảng, scandal máu độc liên quan tới Laurent Fabius và các cựu bộ trưởng Georgina Dufoix và Emond Hervé, và vụ việc nghe trộm Elysée.
Bất bình với thất bại của Rocard trong việc thực hiện các chương trình xã hội, Mitterrand bãi chức Rocard năm 1991 và chỉ định Edith Cresson thay thế ông. Bà là người phụ nữ đầu tiên làm Thủ tướng Pháp, nhưng đã bị buộc phải từ chức sau thảm hoạ của cuộc bầu cử cấp vùng năm 1992. Người kế nhiệm bà Pierre Bérégovoy hứa hẹn chiến đấu chống nạn thất nghiệp và tham nhũng nhưng ông không thể ngăn được thất bại cay đắng của phái Tả trong cuộc bầu cử lập pháp năm 1993. Ông tự sát ngày 1 tháng 5 năm 1993.
Ngày 16 tháng 2 năm 1993, Tổng thống Mitterrand khai trương tại Fréjus một Đài kỷ niệm những cuộc chiến tranh Đông Dương.
Mitterrand chỉ định cựu Bộ trưởng Tài chính của đảng Tập hợp vì nền Cộng hoà Edouard Balladur làm Thủ tướng. Cuộc "chung sống" thứ hai ít bất đồng hơn, bởi hai người biết họ không phải là đối thủ của nhau trong cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo. Mitterrand bị suy yếu bởi bệnh ung the, vụ scandal về quá khứ của ông trong chế độ Vichy, và vụ tự sát của người bạn François de Grossouvre. Nhiệm kỳ thứ hai và cuối cùng của ông chấm dứt sau cuộc bầu cử tổng thống năm 1995 vào tháng 5 với thắng lợi của Jacques Chirac.
Mitterrand chết vì ung thư tuyến tiền liệt ngày 8 tháng 1 năm 1996 ở tuổi 79.
Chính sách đối ngoại
Quan hệ Đông-Tây
Mitterrand ủng hộ sự hợp tác chặt chẽ hơn của châu Âu và duy trì mối quan hệ đặc biệt của Pháp với các cựu thuộc địa, mà ông sợ rằng đang rơi vào "ảnh hưởng của Anh." Ông hướng tới sự duy trì quyền lực của Pháp tại châu Phi dẫn tới những tranh cãi liên quan tới vai trò của Pháp trong cuộc Diệt chủng Rwanda. Dù có những liên hệ với cánh tả của Mitterrand, trong thập niên 1980 nước Pháp ngày càng xa cách khỏi Liên Xô. Khi Mitterrand tới thăm Liên Xô vào tháng 11 năm 1988, truyền thông Xô viết tuyên bố ông đã 'bỏ qua một bên một thập kỷ rõ ràng uổng phí và sự mất mát của mối 'quan hệ đặc biệt' Pháp-Xô từ thời de Gaulle'.
Tuy nhiên, Mitterrand đã lo lắng về sự sụp đổ nhanh chóng của khối Xô viết. Ông phải đối sự thống nhất nước Đức, thậm chí đã nghĩ tới một liên minh quân sự với Nga để ngăn chặn nó, "được nguỵ trang như việc cùng sử dụng các quân đội để đương đầu với các thảm hoạ tự nhiên". Ông đã thực hiện một chuyến viếng thăm gây tranh cãi tới Đông Đức sau sự sụp đổ của Bức tường Berlin. Ông phản đối sự thay đổi công nhận với Croatia và Slovenia, mà ông cho rằng dẫn tới tình trạng bạo lực ở Nam Tư.
Pháp tham gia vào cuộc Chiến tranh vùng Vịnh (1990-1991) với liên quân Liên hiệp quốc.
Chính sách châu Âu
Những thành tựu chính của ông là trên bình diện quốc tế, đặc biệt trong Cộng đồng Kinh tế châu Âu. Ông ủng hộ việc mở rộng Cộng đồng để bao gồm Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha (hai nước gia nhập tháng 1 năm 1986). Tháng 2 năm 1986 ông giúp Đạo luật Một châu Âu đi vào thực hiện. Ông đã cộng tác tốt với Helmut Kohl và cải thiện đáng kể quan hệ Pháp-Đức. Họ đã cùng nhau đề xuất Hiệp ước Maastricht, được ký kết ngày 7 tháng 2 năm 1992. Hiệp ước được cuộc trưng cầu dân ý phê chuẩn và thông qua với chỉ hơn 51% số phiếu.
Bài diễn văn năm 1990 tại La Baule
Phản ứng trước một phong trào dân chủ tại châu Phi sau sự sụp đổ năm 1989 của Bức tường Berlin, ông đã có bài phát biểu La Baule nổi tiếng vào tháng 6 năm 1990 gắn viện trợ phát triển với các nỗ lực dân chủ từ các cựu thuộc địa của Pháp, và trong đó ông phản đối việc phá giá đồng CFA Franc. Chứng kiến một "làn gió phía Đông" thổi tại Liên Xô cũ và Đông Âu, ông nói rằng một "làn gió phía Nam" cũng đang thổi ở châu Phi, và rằng các lãnh đạo nhà nước phải đáp ứng những mong đợi và ước vọng của người dân bằng một sự "mở rộng dân chủ", gồm một hệ thống đại diện, bầu cử tự do, đa đảng phái, tự do báo chí, tư pháp độc lập, và xoá bỏ kiểm duyệt. Nhắc lại rằng Pháp là nước có nỗ lực cao nhất về viện trợ phát triển, ông thông báo rằng Các nước kém phát triển (LDCs) sẽ chỉ nhận được các khoản viện trợ (để ngăn cản sự gia tăng nhanh chóng của Nợ nần của Thế giới thứ Ba trong thập niên 1980, và hạn chế tỷ lệ lãi xuất ngay lập tức xuống 5% cho các nước đang chuyển tiếp (như, Côte d'Ivoire, Congo, Cameroon và Gabon). Trong một lời ám chỉ rõ ràng tới hệ thống ám muội được gọi là Françafrique, ông cũng chỉ trích chủ nghĩa can thiệp vào các vấn đề chủ quyền, mà theo ông chỉ là một hình thức khác của "chủ nghĩa thực dân." Tuy nhiên, theo Mitterrand, điều này không dẫn tới sự giảm chú ý của Paris tới các cựu thuộc địa, Mitterrand vì thế tiếp tục chính sách châu Phi mà de Gaulle đã bắt đầu từ năm 1960, sau sự thất bại của việc thành lập Cộng đồng Pháp năm 1958. Tổng thể, bài diễn văn La Baule của Mitterrand, đánh dấu sự chuyển biến trong chính sách của Pháp với các cựu thuộc địa, đã được so sánh với loi-cadre Defferre năm 1956 dẫn tới tính cảm chống thực dân. Tuy nhiên, các lãnh đạo châu Phi hầu hết phản ứng hờ hững. Omar Bongo, Tổng thống Gabon, tuyên bố rằng ông đã có "các sự kiện hỏi ý kiến ông ta;" Abdou Diouf, Tổng thống Senegal, nói rằng theo ông, giải pháp tốt nhất là một "chính phủ mạnh" và một "phe đối lập có thiện ý;" Tổng thống Chad, Hissène Habré (biệt hiệu "Pinochet châu Phi") tuyên bố rằng điều đó trái ngược với yêu cầu mà các nhà nước châu Phi cần đồng thời tiến hành dựa trên một "chính sách dân chủ" và "các chính sách kinh tế xã hội hạn chế chủ quyền của họ", (trong một sự ám chỉ rõ ràng tới "các chương trình sửa đổi cơ cấu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới." Hassan II, cựu quốc vương Morocco, đã nói rằng "châu Phi quá mở cửa với thế giới để không biết tới điều đang xảy ra ở đó", nhưng các quốc gia phương Tây phải "giúp các nền dân chủ non trẻ mở cửa, mà không đặt một con dao trên cổ họng nó, mà không có một sự chuyển tiếp sang chế độ đa đảng tàn bạo." Tóm lại, bài phát biểu La Baule đã được cho là một mặt "một trong những nền tảng đổi mới chính trị tại vùng châu Phi nói tiếng Pháp", và mặt khác "sự hợp tác với Pháp", điều này dù "không ăn nhập và mâu thuẫn, như bất kỳ một chính sách công cộng"
Phát hiện HIV
Tranh cãi xung quanh việc phát hiện Virus gây suy giảm miễn dịch trên người (HIV) lên cao sau khi nhà nghiên cứu Mỹ Robert Gallo và nhà khoa học người Pháp Luc Montagnier đều tuyên bố phát hiện ra nó. Hai nhà khoa học đặt cho virus những cái tên khác nhau. Vụ tranh cãi cuối cùng được dàn xếp bởi một thoả thuận (với sự giúp đỡ trung gian của Dr Jonas Salk) giữa Tổng thống Ronald Reagan và Mitterrand trao bằng công nhận tương đương cho cả hai và đội của họ.
Đồng hoàng tử Andorra
Ngày 2 tháng 2 năm 1993, trong vai trò đồng hoàng tử Andorra, Mitterrand và Joan Martí Alanis, là Giám mục Urgell và vì thế là đồng hoàng tử Andorra, đã ký một hiến pháp mới cho Andorra, sau này được một cuộc trưng cầu dân ý phê chuẩn tại công quốc.
Danh sách Thủ tướng trong thời kỳ cầm quyền của Mitterrand
Scandal và những tranh cãi về thời kỳ cầm quyền của Mitterrand
Bí mật y tế
Sau khi ông mất, một cuộc tranh cãi nổ ra khi cựu bác sĩ của ông, Dr Claude Gubler, viết một cuốn sách có tựa đề Le Grand Secret ("Bí mật lớn") nói rằng Mitterrand đã có những bản báo cáo sức khoẻ giả được công bố từ tháng 11 năm 1981, giấu kín bệnh ung thư. Gia đình Mitterrand sau đó đã truy tố Gubler và nhà xuất bản của ông vì vi phạm bí mật y khoa.
Pétain
Mitterrand bị tấn công năm 1992 khi mọi người phát hiện rằng ông đã sắp xếp việc đặt vòng hoa trên mộ Thống chế Philippe Pétain vào mỗi Ngày đình chiến từ năm 1987. Việc đặt vòng hoa đó không phải chưa từng có tiền lệ: các tổng thống Charles de Gaulle và Valéry Giscard d'Estaing đã đặt vòng hoa trên mộ Pétain để kỷ niệm lần thứ 50 và 60 ngày chấm dứt Thế chiến I. Pétain đã từng là người lãnh đạo các lực lượng vũ trang Pháp tại Trận Verdun trong Thế chiến I, nhờ thế ông được những người cùng thời tôn trọng. Tuy nhiên, sau này ông trở thành lãnh đạo chế độ Vichy Pháp sau khi Pháp bị Đức đánh bại trong Thế chiến II, hợp tác với Phát xít Đức và đưa các biện pháp bài Do Thái vào thực hiện.
Tương tự, Tổng thống Georges Pompidou đã đặt một vòng hoa vào năm 1973 khi di hài của Pétain được đưa về Ile d'Yeu sau khi bị đánh cắp. Nhưng việc kỷ niệm hàng năm của Mitterrand đánh dấu một sự thay đổi so với hành động của những người tiền nhiệm, và xúc phạm tới tình cảm ở một thời điểm khi nước Pháp đang xem xét lại vai trò của mình trong the Holocaust.
Urba
Cơ quan tư vấn Urba được thành lập năm 1971 bởi Đảng Xã hội để cố vấn cho các xã đang dưới quyền lãnh đạo của phe xã hội về các dự án cơ sở hạ tầng và dự án công cộng. Vụ việc Urba bị phát giác trước công chúng năm 1989 khi hai sĩ quan cảnh sát điều tra văn phòng cấp vùng tại Marseille của Urba phát hiện các văn bản chi tiết của các hợp đồng của tổ chức và việc phân chia số tiền thu được giữa đảng và các quan chức được bầu. Dù các biên bản chứng minh một mối liên hệ trực tiếp giữa Urba và hoạt động hối lộ, một sắc lệnh từ văn phòng của Mitterrand, chính ông cũng bị liệt kê là một người nhận tiền, đã ngăn cản việc điều tra thêm nữa. Chiến dịch tranh cử của Mitterrand năm 1988 được chỉ đạo bởi Henri Nallet, người sau đó trở thành Bộ trưởng Tư Pháp và vì thế chịu trách nhiệm việc điều tra ở tầm vóc quốc gia. Năm 1990 Mitterrand tuyên bố ân xá cho những người đang bị điều tra, vì thế chấm dứt vụ việc. Người phụ trách tài chính của Đảng Xã hội Henri Emmanuelli bị đem ra xét xử năm 1997 vì tham nhũng, và ông bị kết án hai năm tù treo.
Mazarine
Mitterrand có nhiều vụ rắc rối về gia đình ngoài hôn nhân, một trong số đó là với nhân tình Anne Pingeot; họ có một con gái, Mazarine. Mitterrand đã tìm cách giữ bí mật việc này, nó chỉ kết thúc vào tháng 11 năm 1994, khi sức khoẻ Mitterrand kém đi và việc sắp nghỉ hưu khiến ông không còn có được sự sợ hãi và nể phục của giới nhà báo Pháp. Tương tự, Mazarine, một sinh viên cao đẳng, đã đến tuổi thành niên và không còn được bảo vệ theo quyền trẻ em nữa.
Nghe trộm điện thoại
Từ năm 1982 tới năm 1986, Mitterrand đã thành lập một "đơn vị chống khủng bố" như một cơ quan của Tổng thống nền Cộng hoà. Nó được lập ra một cách khá bất thường, bởi những phi vụ chống khủng bố như vậy thường thuộc Cảnh sát Quốc gia và Gendarmerie, hoạt động dưới quyền Thủ tướng, và dưới sự giám sát của tư pháp. Đơn vị hầu hết được lấy từ các thành viên của các lực lượng trên, nhưng nó không thuộc sự chỉ huy và bảo vệ thông thường. 3000 cuộc hội thoại liên quan tới 150 người (7 vì các lý do được cho là có thể có nghi ngờ bởi các quy trình xét xử sau đó) đã được ghi lại từ tháng 1 năm 1983 tới tháng 3 năm 1986 bởi đơn vị chống khủng bố này tại Điện Elysée. Đáng chú ý nhất, có vẻ đơn vị này, theo các mệnh lệnh bất hợp pháp của tổng thống, đã thu các băng ghi âm với các nhà báo, chính trị gia và những người khác có thể là trở ngại với đời sống cá nhân của Mitterrand. Việc thu âm một cách bất hợp pháp bị phát hiện năm 1993 bởi tờ Libération; vụ án chống lại các thành viên của đơn vị được xét xử tháng 11 năm 2004.
Mất 20 năm để 'vụ việc' được đưa ra trước toà bởi vị quan toà chỉ đạo Jean-Paul Vallat đầu tiên bị cản trở bởi 'vụ việc' được coi là bí mật quốc phòng nhưng vào tháng 12 năm 1999 la Commission consultative du secret de la défense nationale đã giải mật một phần những hồ sơ liên quan. Vị thẩm phán đã kết thúc cuộc điều tra năm 2000, nhưng vẫn cần nhiều năm nữa trước khi nó được xét xử tại toà ngày 15 tháng 11 năm 2004 trước phòng số 16 của toà án trừng phạt Paris. 12 người bị kết tội "atteinte à la vie privée" (vi phạm quyền riêng tư) và một người vì tội bán các file máy tính. 7 người bị tuyên án treo và bị phạt, 4 người được tuyên vô tội.
'Vụ việc' cuối cùng chấm dứt trước Toà trừng phạt Paris với phán quyết của toà ngày 9 tháng 11 năm 2005. 7 thành viên của đơn vị chống khủng bố của tổng thống bị kết án và Mitterrand bị coi là "người thành lập và kiểm soát hầu hết chiến dịch.".
Phán quyết của toà cho thấy Mitterrand muốn giữ kín các chi tiết của đời sống cá nhân trước công chúng, như sự tồn tại của người con gái ngoài hôn nhân Mazarine Pingeot (với tác gia Jean-Edern Hallier, đang bị đe doạ tiết lộ), bệnh ung thư tuyến tiền liệt của ông được chẩn đoán năm 1981 và các chi tiết quá khứ của ông thời Chế độ Vichy vẫn chưa được công chúng biết tới. Toà án phán quyết rằng một số người đã bị nghe trộm điện thoại với các lý do "không rõ ràng", như người bạn của Carole Bouquet, một luật sư có gia đình ở Trung Đông, Edwy Plenel, một nhà báo của tờ le Monde người theo dõi câu chuyện Rainbow Warriorvà luật sư Antoine Comte. Toà tuyên bố rằng " Les faits avaient été commis sur ordre soit du président de la République, soit des ministres de la Défense successifs qui ont mis à la disposition de (Christian Prouteau) tous les moyens de l'État afin de les exécuter (những hành động đó được thực hiện theo lệnh từ Tổng thống Pháp hay từ các Bộ trưởng Quốc phòng những ngươờ đã cho phép Christian Prouteau tiếp cận không hạn chế với các thiết bị của nhà nước để ông ta có thể thực hiện mệnh lệnh)" Toà án nói rằng Mitterrand là người chủ mưu chính của vụ nghe trộm (l'inspirateur et le décideur de l'essentiel) và rằng ông đã ra lệnh một số vụ và làm ngơ một số vụ khác và rằng không một cuộc băng nào trong số 3000 cuộn băng do đơn vị này thu được thực hiện một cách hợp pháp.
Ngày 13 tháng 3 năm 2007 Toà phúc thẩm tại Paris phạt 1€ thiệt hại cho nữ diễn viên Carole Bouquet và 5000€ cho Trung tướng Jean-Michel Beau vì xâm phạm quyền riêng tư..
Vụ án được đưa ra trước Toà án Nhân quyền châu Âu, toà đưa ra tuyên án ngày 7 tháng 6 năm 2007 rằng các quyền tự do thể hiện của các nhà báo trong vụ này đã không được tôn trọng.
Năm 2008 nhà nước Pháp đã bị toà án ra lệnh bồi thường cho gia đình Jean-Edern Hallier.
Rwanda
Paris ủng hộ tổng thống Rwanda Juvénal Habyarimana, người bị ám sát ngày 6 tháng 4 năm 1994 khi đang ở trong một chiếc Dassault Falcon 50 được Mitterrand tặng ông. Thông qua các văn phòng của 'Cellule Africaine', một văn phòng tổng thống do con trai của Mitterrand, Jean-Christophe lãnh đạo, ông đã cung cấp hỗ trợ tài chính và quân sự cho chế độ Hutu đầu thập niên 1990. Với sự giúp đỡ của Pháp, quân đội Rwandan đã phát triển từ một lực lượng 9,000 người vào tháng 10 năm 1990 lên tới 28,000 người năm 1991. Pháp cũng hỗ trợ huấn luyện nhân viên, chuyên gia và một khối lượng lớn vũ khí và các hợp đồng vũ khí với Ai Cập và Nam Phi. Pháp cũng trang bị và huấn luyện đội Vệ binh Tổng thống của Habyrimana. Quân đội Pháp đã được triển khai theo Opération Turquoise, một chiến dịch quân sự được tiến hành theo sự uỷ nhiệm của Liên hợp quốc (UN) mandate. Chiến dịch hiện là chủ đề tranh cãi chính trị và lịch sử.
Vụ đánh bom Rainbow Warrior và vụ ám sát Fernando Pereira
Rainbow Warrior, một chiếc tàu của tổ chức Hoà bình xanh, đang ở New Zealand chuẩn bị phản đối cuộc thử nghiệm hạt nhân của Pháp ở Nam Thái Bình Dương thì một vụ nổ xảy ra đánh đắm nó. Nhiếp ảnh gia Fernando Pereira bị chết đuối trong cuộc hỗn loạn sau đó khi ông tìm cách cứu các thiết bị của mình. Chính phủ New Zealand đã gọi vụ đánh bom là cuộc tấn công khủng bố đầu tiên vào đất nước mình. Giữa năm 1985, Bộ trưởng Quốc phòng Charles Hernu buộc phải từ chức sau khi sự liên can của Pháp vào vụ tấn công chiếc Rainbow Warrior bị phát hiện.
Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 20 ngày chiếc tàu bị đánh đắm mọi người phát hiện ra rằng đích thân Mitterrand đã cho phép thực hiện vụ việc gây ra cái chết của Pereira. Đô đốc Pierre Lacoste, cựu lãnh đạo DGSE, đã có một tuyên bố nói rằng cái chết của Pereira tác động mạnh tới lương tâm ông. Cũng trong ngày kỷ niệm, Truyền hình New Zealand (TVNZ) đã tìm cách tiếp cận một đoạn video được thực hiện ở phiên xét xử đầu tiên khi điệp viên Pháp thú nhận dính líu, một cuộc chiến pháp lý mà họ đã giành phần thắng năm 2006.
Sự nghiệp chính trị
Tổng thống Cộng hoà Pháp: 1981-1995
Chức vụ chính phủ
Bộ trưởng nhà nước, bộ trưởng tư pháp: 1956-1957
Bộ trưởng nội vụ: 1954-1955
Bộ trưởng thuộc địa và lãnh thổ hải ngoại: 1950-1951
Bộ trưởng cựu chiến binh và nạn nhân chiến tranh: 1947-1948
Thư ký thông tin nhà nước: Tháng 7-9 năm 1948
Ủy quyền bầu cử
Thành viên Quốc hội Pháp cho Nièvre: 1946-1958 / 1962-1981
Thượng nghị sĩ Nièvre: 1959-1962 (Tái trúng cử thành viên Quốc hội Pháp năm 1962)
Thị trưởng Château-Chinon (Thành phố): 1959-1981
Thành viên hội đồng Nièvre: 1949-1964
Chủ tịch Hội đồng thành viên Nièvre: 1964-1981
Hoạt động chính trị
Thư ký thứ nhất (lãnh đạo) Đảng Xã hội (Pháp): 1971-1981
Tham khảo
Ghi chú
Liên kết ngoài
Louvre inauguration speech by Mitterrand
François Mitterrand Institute
French President Poll (01/2006)
"Mitterrand's Legacy" (1996) in The Nation
Source of quoted article |
673653 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Asterivora%20inspoliata | Asterivora inspoliata | Asterivora inspoliata là một loài bướm đêm thuộc họ Choreutidae. Nó được tìm thấy ở New Zealand.
Chú thích
Tham khảo
Liên kết ngoài
Species of New Zealand Lepidoptera
Asterivora |
958519 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Limnophila%20kaieturana | Limnophila kaieturana | Limnophila kaieturana là một loài ruồi trong họ Limoniidae. Chúng phân bố ở vùng Tân nhiệt đới.
Liên kết ngoài
Tham khảo
Limnophila (chi ruồi)
Limoniidae ở vùng Neotropic |
819334 | https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%8D%20C%C3%A1%20m%E1%BA%AFt%20th%C3%B9ng | Họ Cá mắt thùng | Họ Cá mắt thùng (danh pháp khoa học: Opisthoproctidae) là một họ cá sống ở vùng biển sâu, trong khu vực ôn đới và nhiệt đới thuộc Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Tên khoa học của họ Opisthoproctidae có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp opisthe ("sau") và proktos ("hậu môn").
Loài cá này có cơ thể dài chừng 15 cm, đôi mắt hình ống của chúng có thể hấp thu được ánh sáng ở độ sâu lên tới 2.500m. Chúng có cái đầu trong suốt, mắt là hai khối cầu hình ống màu xanh lục nằm trên đỉnh đầu, bên trong khối chất lỏng trong suốt, đôi mắt hình ống có thể xoay tròn trong chiếc đầu trong suốt của mình, cho phép chúng có thể quan sát các hướng và kiếm mồi đôi mắt của cá cực kỳ nhạy sáng và chứa sắc tố màu xanh lục. Đây là một "vũ khí" vô cùng lợi hại giúp chúng có thể tồn tại dưới đáy biển sâu khi săn mồi và trốn kẻ thù.
Đôi mắt loài cá này còn có thể xoay được, cho phép chúng nhìn thẳng về phía trước hoặc nhìn lên phía trên để quan sát mọi thứ trên đỉnh đầu. Khi phát hiện ra con mồi, đôi mắt sẽ phát ra ánh sáng màu xanh lục, đồng thời cá đảo mắt lên và bơi đến mục tiêu để bắt. Cá mắt thùng ăn sứa và những con cá nhỏ. Sắc tố màu xanh trong mắt của chúng có thể lọc ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp từ mặt biển, giúp cá mắt thùng phát hiện sứa và những động vật khác bên trên đầu của nó. Khi phát hiện con mồi, cá mắt thùng sẽ xoay mắt về phía trước và bơi lên.
Phân loại
Họ này gồm 19 loài trong 8 chi.
Bathylychnops: 3 loài.
Dolichopteroides: 1 loài.
Dolichopteryx: 9 loài.
Ioichthys: 1 loài.
Macropinna: 1 loài.
Opisthoproctus: 2 loài.
Rhynchohyalus: 1 loài.
Winteria: 1 loài.
Đặc điểm
Các loài cá trong họ này nói chung là cá nhỏ, với chiều dài phổ biến từ 6–24 cm, trong đó Dolichopteryx minuscula ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương chỉ dài 6 cm, nhưng loài Bathylychnops exilis ở đông Đại Tây Dương dài tới 50 cm. Chúng thường có đôi mắt to hình ống lồi ra, được bao bọc trong một vòm mô mềm trong suốt. Các mắt này nói chung hướng lên trên, nhưng cũng có thể hướng về phía trước.
Hình thái của họ Opisthoproctidae dao động giữa 3 dạng chính: các chi Opisthoproctus và Macropinna có hình thể to mập, thân sâu; các chi Dolichopteryx và Bathylychnops có hình thể thanh mảnh và thon dài; các dạng trung gian hình thoi thuộc về các chi Rhynchohyalus và Winteria.
Mắt của cá trong họ này có thủy tinh thể lớn và võng mạc chứa rất nhiều tế bào que và mật độ rhodopsin (sắc tố "tím thị giác") lớn; nhưng không có tế bào nón. Để phục vụ tốt hơn cho thị giác của chúng, cá mắt thùng có đầu to, trong suốt hình vòm; điều này có lẽ là để mắt có thể thu được nhiều ánh sáng chiếu tới và có lẽ để bảo vệ đôi mắt nhạy cảm trước các tế bào châm (thích ti bào) của các loài thủy tức Siphonophorae, mà người ta cho rằng bị chúng trộm cướp thức ăn. Nó cũng có thể có vai trò như là một thủy tinh thể phụ (được điều chỉnh theo bản năng hay bằng các cơ bên), hoặc để khúc xạ ánh sáng với chiết suất rất gần với nước biển. Nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng Dolichopteryx longipes là loài động vật có xương sống duy nhất biết sử dụng các tinh thể phản xạ nhỏ xíu tương tự các tấm gương cũng như thủy tinh thể có trong mắt nó để tập trung hình ảnh.
Miệng không răng, nhỏ và ở chót, kết thúc ở cái mõm nhọn. Giống như các họ có quan hệ họ hàng gần (như Argentinidae), chúng có một cơ quan mang ngoài (epibranchial) phía sau cung mang thứ tư. Cơ quan này—tương tự như mề—bao gồm một túi thừa nhỏ trong đó các cào mang lồng vào và đan vào nhau phục vụ cho mục đích nghiền các loại thức ăn đã nuốt vào. Cơ thể phần lớn các loài có màu nâu sẫm, được che phủ bằng các vảy lớn, xếp đè lên nhau và có màu ánh bạc; nhưng không thấy có ở Dolichopteryx với cơ thể màu trắng trong suốt. Ở tất cả các loài một lượng thay đổi các tế bào hắc tố sẫm màu tô điểm cho mõm, mặt bụng và đường giữa.
Các loài thuộc Dolichopteryx, Opisthoproctus và Winteria có một loạt các cơ quan dạ quang; ở Dolichopteryx chúng nằm dọc theo phần bụng, còn ở Opisthoproctus thì chỉ là một cơ quan duy nhất dưới dạng túi trực tràng. Các cơ quan này phát ra ánh sáng yếu do sự hiện diện của các vi khuẩn lân quang sinh học cộng sinh; cụ thể là Photobacterium phosphoreum (họ Vibrionaceae). Bề mặt bụng của các loài Opisthoproctus có một đế phẳng và lồi ra; ở cá bụng gương (Opisthoproctus grimaldii) và cá mắt thùng Opisthoproctus soleatus thì cái đế này có thể có vai trò như một cái gương phản xạ, hướng ánh sáng phát ra xuống phía dưới. Các chủng của P. phosphoreum có trong 2 loài Opisthoproctusđã được cô lập và nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Bằng phân tích kỹ thuật RFLP (đa hình chiều dài đoạn cắt giới hạn), hai chủng này chỉ hơi khác nhau một chút.
Vây của tất các loài đều không có gai vây và khá nhỏ, tuy nhiên ở Dolichopteryx thì các vây ngực thuôn dài khá lớn và giống như cánh, với chiều dài lên tới nửa chiều dài thân, và dường như được dùng để duy trì vị trí trong cột nước. Ở tất cả các loài thì vây ức đều nằm thấp trên cơ thể, và ở một vài loài thì vây chậu nằm ở vị trí bụng-bên thay vì ở mặt bụng. Vài loài có vây béo ở mặt lưng hay mặt bụng, vây đuôi từ chẻ tới có khía. Vây hậu môn hoặc có hoặc bị suy giảm nhiều, và có thể không nhìn thấy ở bề ngoài; và nó là lộn ngược ở Opisthoproctus. Vây lưng có vị trí bắt đầu ở ngay phía trên hoặc hơi dịch về trước một chút so với vị trí của vây hậu môn ở bụng. Có một bướu có thể nhận thấy ở lưng, bắt đầu ngay phía sau đầu. Bong bóng không có ở phần lớn các loài, và đường bên không đứt đoạn. Số lượng tia xương màng mang hàm dưới (branchiostegal) là 2–4.
Vòng đời
Cá mắt thùng sinh sống ở độ sâu vừa phải, từ vùng biển khơi giữa tới vùng biển sâu, khoảng 400–2.500 m. Người ta cho rằng chúng sống đơn độc và không tham gia vào di cư theo chiều thẳng đứng mỗi ngày; thay vì thế chúng chỉ sống ở dộ sâu ngay phía dưới giới hạn chiếu xuyên xuống của ánh sáng mặt trời và sử dụng đôi mắt hình ống lồi ra hướng lên trên và nhạy cảm của mình—đã thích nghi cho thị giác hai mắt được tăng cường được trả giá bằng khiếm khuyết của thị giác bên—để thám sát vùng nước phía trên. Một lượng lớn tế bào que trong võng mạc mắt giúp chúng phân giải hình bóng các vật thể phía trên đầu trong ánh sáng mờ nhạt của môi trường xung quanh cũng như để phân biệt chính xác ánh sáng lân quang sinh học với ánh sáng tự nhiên từ môi trường, và thị giác hai mắt của chúng cho phép các loài cá này theo dõi và lao vào các động vật phiêu sinh nhỏ như thủy tức, động vật chân kiếm cũng như các loại động vật giáp xác biển khơi khác một cách chính xác. Sự phân bố của một số loài trùng khớp với các lớp đẳng mặn và đẳng nhiệt của đại dương; chẳng hạn, giới hạn phân bố trên của Opisthoproctus soleatus trùng với đường đẳng nhiệt 8 °C ở độ sâu 400-m.
Những gì ít ỏi mà người ta biết về sinh sản của cá mắt thùng chỉ ra rằng chúng là cá đẻ trứng biển khơi; nghĩa là trứng và tinh trùng được phóng ra hàng loạt ngay vào nước. Trứng được thụ tinh trôi nổi theo dòng nước; ấu trùng và cá bột trôi dạt theo dòng nước—có lẽ ở các độ sâu gần bề mặt hơn so với cá trưởng thành—và sau khi biến thái thành cá trưởng thành thì chúng chui xuống các độ sâu lớn hơn. Các loài Dolichopteryx đáng chú ý vì các đặc trưng duy trì nhi tính của chúng, kết quả của duy trì tính trạng ấu nhi (sự duy trì các đặc trưng của ấu trùng).
Các cơ quan lân quang sinh học của Dolichopteryx và Opisthoproctus, cùng với "đế" phản xạ của các loài chi sau, có thể có vai trò như lớp ngụy trang dưới dạng chống chiếu sáng. Chiến lược phòng tránh kẻ thù này bao gồm việc sử dụng ánh sáng từ bụng để phá vỡ hình bóng cá, sao cho chúng hòa lẫn với ánh sáng môi trường xung quanh khi nhìn từ phía dưới lên. Chống chiếu sáng cũng được ghi nhận ở một vài họ cá biển sâu khác không có quan hệ họ hàng gì với cá mắt thùng, bao gồm các họ Sternoptychidae, Giganturidae, Stylephoridae.
Hình ảnh
Chú thích
Tham khảo |
584497 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Pieris%20brassicae | Pieris brassicae | Pieris brassicae là một loài bướm trong họ Pieridae. Loài bướm này có địa bàn sinh sống khá rộng, từ châu Âu, Bắc Phi, châu Á băng qua Himalaya.
Môi trường sống của loài này bao gồm các không gian rộng, thoáng, cũng như các trang trại và vườn rau, vì nguồn thức ăn của chúng luôn sẵn có. Một số vị trí ưa thích bao gồm tường, hàng rào, thân cây và thường là các cây thức ăn của chúng.
Chú thích
Tham khảo
Pieris
Động vật được mô tả năm 1758 |
862377 | https://vi.wikipedia.org/wiki/22993%20Aferrari | 22993 Aferrari | 22993 Aferrari (1999 VX65) là một tiểu hành tinh vành đai chính được phát hiện ngày 4 tháng 11 năm 1999 bởi nhóm nghiên cứu tiểu hành tinh gần Trái Đất phòng thí nghiệm Lincoln ở Socorro.
Tham khảo
Liên kết ngoài
JPL Small-Body Database Browser ngày 22993 Aferrari
Tiểu hành tinh vành đai chính
Thiên thể phát hiện năm 1999 |
356177 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%E1%BA%A3i%20PFCS%20cho%20nam%20di%E1%BB%85n%20vi%C3%AAn%20ch%C3%ADnh%20xu%E1%BA%A5t%20s%E1%BA%AFc%20nh%E1%BA%A5t | Giải PFCS cho nam diễn viên chính xuất sắc nhất | Giải PFCS cho nam diễn viên chính xuất sắc nhất là một giải của Hội các nhà phê bình phim thành phố Phoenix (Hoa Kỳ) dành cho nam diễn viên đóng vai chính trong một phim, được bầu chọn là xuất sắc nhất. Giải này được lập từ năm 2000.
Các người đoạt giải
Thập niên 2000
Tham khảo
Giải thưởng PFCS |
683318 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Philedia | Philedia | Philedia là một chi bướm đêm thuộc họ Geometridae.
Chú thích
Tham khảo
Natural History Museum Lepidoptera genus database
Lithinini |
407074 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Tornitz | Tornitz | Tornitz là một đô thị thuộc huyện Salzland, bang Saxony-Anhalt, Đức.
Tham khảo |
406498 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Peckfitz | Peckfitz | Peckfitz là một đô thị thuộc huyện Altmarkkreis Salzwedel, bang Saxony-Anhalt, Đức.
Tham khảo
Xã và đô thị thuộc huyện Altmarkkreis Salzwedel |
721644 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Pterygia%20undulosa | Pterygia undulosa | Pterygia undulosa là một loài ốc biển, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển trong họ Mitridae, họ ốc méo miệng.
Miêu tả
Phân bố
Chú thích
Tham khảo
Pterygia |
895637 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Centris%20fasciata | Centris fasciata | Centris fasciata là một loài Hymenoptera trong họ Apidae. Loài này được Smith mô tả khoa học năm 1854.
Hình ảnh
Chú thích
Tham khảo
Centris
Động vật được mô tả năm 1854 |
949708 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Tipula%20spinerecta | Tipula spinerecta | Tipula spinerecta là một loài ruồi trong họ Ruồi hạc (Tipulidae). Chúng phân bố ở vùng sinh thái Nearctic.
Chú thích
Tham khảo
Chi Ruồi hạc |
884483 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Andrena%20obscuripennis | Andrena obscuripennis | Andrena obscuripennis là một loài Hymenoptera trong họ Andrenidae. Loài này được Smith mô tả khoa học năm 1853.
Chú thích
Tham khảo
O
Động vật được mô tả năm 1853 |
560947 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Emma%20Roberts | Emma Roberts | Emma Rose Roberts (sinh ngày 10 tháng 2 năm 1991) là nữ diễn viên, ca sĩ người Mỹ, và còn là nhạc sĩ kiêm cả nhà thiết kế thời trang. Roberts bắt đầu được biết đến với vai cô ca sĩ Addie trong loạt phim dài tập Nickelodeon Unfabulous và cùng lúc phát hành album đầu tay, chính là nhạc nền trong phim mang tên Unfabulous and More. Sau đó cô tiếp tục theo đuổi sự nghiệp ca hát với công việc hát nhạc phim Ice Princess và Aquamarine. Từ đây Emma chính thức chuyên tâm vào nghiệp diễn, với vai để đời trong phim Nancy Drew năm 2007 và lần đầu tiên tham gia lồng tiếng cho phim The Flight Before Christmas.
Tiểu sử
Roberts sinh ra tại Rhinebeck, quận Dutchess, New York. Cô là con gái của Eric Roberts và bạn gái Kelly Cunningham. Và chia tay không lâu sau khi Emma chào đời và sau đó đều có gia đình riêng. Emma sống với mẹ và cha dượng Kelly Nickels (từng là thành viên ban nhạc L.A. Guns). Emma là cháu gái của hai nữ diễn viên Julia Roberts và Lisa Roberts Gillan. Cô từng chia sẻ rằng: "Tôi sống cùng mẹ nhiều hơn và ít khi có dịp ở cạnh bố nhưng rất thân thiết với cô Julia" và thường xuyên được theo cô Julia đi đóng phim từ khi lên 5 tuổi.
Emma có hai em gái Morgan and Keaton Simons, và em gái cùng mẹ khác cha là Grace Nickels. Roberts theo học Trường nữ Archer ở hạt Brentwood tại Los Angeles, California trong năm lớp 7 và lớp 8 (2004 - 2005). Cô cũng chia sẻ về việc học của bản thân trong 1 buổi phỏng vấn năm 2007 rằng: "Tôi có 1 gia sư và chúng tôi có 3 tiếng để học ở trường mỗi ngày. Đó là cách mà tôi theo kịp được nghiệp diễn, sau đó nếu không phải học thì tôi lại tới trường quay hoặc làm việc khác."
Đời tư
Tháng 9 năm 2011, Roberts vào học tại Sarah Lawrence College. Tuy nhiên vào tháng 1 năm 2012, đại diện của Roberts thông báo cô sẽ tạm hoãn việc học đại học để tập trung vào sự nghiệp diễn xuất. Emma từng hẹn hò với Chord Overstreet trong vài tháng từ năm 2011 tới tháng 4 năm 2012. Cô đã từng yêu Evan Peters, hiện đã chia tay.
Danh sách phim
Phim
Truyền hình
Danh sách các đĩa đơn
Giải thưởng và Đề cử
Tham khảo
Liên kết ngoài
Trang chủ
Emma Roberts tại Allmovie
Emma Roberts tại Allmusic
Nữ ca sĩ Mỹ
Nữ ca sĩ nhạc pop Mỹ
Nữ diễn viên đến từ New York
Nữ diễn viên điện ảnh Mỹ
Nữ diễn viên Mỹ thế kỷ 21
Nữ diễn viên truyền hình Mỹ
Sinh năm 1991
Nữ diễn viên thiếu nhi Mỹ
Người Mỹ gốc Anh
Nhân vật còn sống
Ca sĩ thiếu nhi Mỹ
Người Mỹ gốc Đức
Người Mỹ gốc Ireland
Người Mỹ gốc Scotland
Nữ diễn viên lồng tiếng Mỹ
Nghệ sĩ của Columbia Records
Nữ ca sĩ thế kỷ 21
Ca sĩ nhạc pop Mỹ
Người Mỹ gốc Thụy Điển |
517986 | https://vi.wikipedia.org/wiki/D%C6%B0%C6%A1ng%20B%C6%B0u | Dương Bưu | Dương Bưu (chữ Hán: 楊彪; 141-225) là đại thần cuối thời Đông Hán, đầu thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Thân thế
Dương Bưu tự là Văn Tiên (文先), người Hoa Âm, Hoằng Nông. Ông nội ông là Dương Chấn, cha là Dương Tứ đều là đại thần có tiếng triều Đông Hán.
Làm quan thời loạn
Từ thời trẻ, Dương Bưu từng điều tra nhiều vụ án tham ô lớn nên có tiếng trong và ngoài triều đình. Cuối năm 189, ông thay Hoàng Uyển làm Tư đồ. Năm 191, ông được Đổng Trác phong làm Tư không kiêm quản lý công việc Thượng thư.
Đổng Trác thao túng triều đình nhà Hán, lấn át Hán Hiến Đế, các chư hầu do Viên Thiệu cầm đầu nổi dậy chống lại. Đổng Trác bại trận tính đường mang vua Hán bỏ kinh thành Lạc Dương chạy sang Trường An nên đặt ra những lời sấm truyền để bàn nên thiên đô. Dương Bưu trong số ít người phản đối mạnh mẽ ý định của Đổng Trác. Đổng Trác tức giận bèn mượn cớ có thiên tai xuất hiện làm điềm xấu, định cách chức ông, nhưng chưa thực hiện được.
Cuối cùng Đổng Trác thực hiện thiên đô vì không chống nổi chư hầu. Năm 192, Đổng Trác bị giết, bộ tướng là Lý Thôi và Quách Dĩ lại tiến vào Trường An nắm quyền. Sang năm 194 Lý và Quách trở mặt đánh nhau khiến nhiều người chết, kinh thành đổ nát. Lý Thôi giữ vua Hiến Đế. Hiến Đế sai Dương Bưu cùng hơn 10 đại thần sang doanh trại Quách Dĩ đề nghị hai bên nên giảng hòa không nên đổ máu. Quách Dĩ cho rằng Dương Bưu và các đại thần thiên vị cho Lý Thôi nên bắt giữ tất cả.
Sau nhờ có một người đồng liêu lâu năm khác của Lý và Quách là Trương Tế tới giảng hòa và đề nghị hai người để Hiến Đế đi nơi khác, Lý Thôi và Quách Dĩ mới thả Hiến Đế cùng các đại thần. Dương Bưu trong số những người đi theo Hán Hiến Đế chạy về phía đông.
Sau nhiều gian nan, qua An Ấp và Lạc Dương, giữa năm 196, vua Hiến Đế và triều đình được Tào Tháo đưa về Hứa Xương.
Ở ẩn
Tào Tháo nắm quyền lớn, cũng lấn át vua Hiến Đế để ra lệnh cho chư hầu, dần dần làm chủ trung nguyên.
Vợ Dương Bưu là em gái Viên Thuật. Viên Thuật lúc đó công khai xưng đế chống triều đình. Tào Tháo vốn không ưa Dương Bưu, bèn nhân đó lệnh bắt giam ông định giết. Nhưng nhờ có Khổng Dung can gián về đức độ của ông, Tào Tháo bèn thả ông. Biết nhà Hán sắp mất không thể cứu vãn được, Dương Bưu bèn cáo bệnh xin về ở ẩn. Con ông là Dương Tu phục vụ dưới trướng Tào Tháo.
Trong triều có đồng liêu của Dương Bưu là Kim Nhật Đê cũng có hai người con phục vụ đắc lực cho Tào Tháo rồi sống buông thả kiêu ngạo, Kim Nhật Đê bèn tự mình giết chết cả hai người con. Không lâu sau Dương Tu con ông bị Tào Tháo giết chết vì làm trái ý. Dương Bưu buồn và hận, thân thể gầy gò tiều tụy. Tào Tháo tìm đến hỏi dò:
Vì sao ông Dương gầy guộc thế?
Dương Bưu đáp:
Tôi cảm thấy xấu hổ vì không được sáng suốt thấy trước sự việc như ông Kim Mật Đê mà lại có tình thương của bò mẹ liếm cho con bê
Tào Tháo nghe xong rất lúng túng.
Năm 225, sau khi con Tào Tháo là Tào Phi cướp ngôi nhà Hán 5 năm, Dương Bưu qua đời, thọ 85 tuổi.
Trong Tam Quốc diễn nghĩa
Dương Bưu được mô tả đóng vai trò khá quan trọng trong việc giúp vua Hán Hiến Đế làm yếu 2 quyền thần Lý Thôi và Quách Dĩ. Tại hồi 13, ông đã nhận trách nhiệm với vua Hiến Đế dùng kế phản gián để chia rẽ Lý và Quách. Kế hoạch thành công, Lý và Quách nghi ngờ rồi trở mặt đánh lẫn nhau.
Xem thêm
Đổng Trác
Tào Tháo
Lý Thôi
Hán Hiến Đế
Dương Tu
Tham khảo
Chu Thiệu Hầu (2003), Tổng tập lược truyện các Tể tướng trong lịch sử Trung Quốc, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
Lê Đông Phương, (2007), Kể chuyện Tam Quốc, Nhà xuất bản Đà Nẵng
Chú thích
Sinh năm 141
Mất năm 225
Nhân vật chính trị Đông Hán
Người Thiểm Tây |
889597 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Dufourea%20latifemurinis | Dufourea latifemurinis | Dufourea latifemurinis là một loài Hymenoptera trong họ Halictidae. Loài này được Wu mô tả khoa học năm 1982.
Chú thích
Tham khảo
Dufourea
Động vật được mô tả năm 1982 |
234612 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Jens%20Christian%20Skou | Jens Christian Skou | Jens Christian Skou (8 tháng 10 năm 1918 - 28 tháng 5 năm 2018) là một nhà sinh lý học người Đan Mạch. Nhờ khám phá enzyme vận chuyển, bơm ion Na+,K+-ATPase mà ông được giải Nobel Hóa học năm 1997 cùng với Paul D. Boyer và John E. Walker (cho nghiên cứu của hai người về cơ chế enzyme đằng sau quá trình tổng hợp ATP).
Sự nghiệp
Jens Christian Skou sinh ngày 8 tháng 10 năm 1918 tại Lemvig, bắc bán đảo Jutland, thuộc Đan Mạch. Ông học ở Đại học Copenhagen, tốt nghiệp bác sĩ y khoa năm 1944. Năm 1954 Skou được cấp bằng tiến sĩ y khoa ở Đại học Aarhus. Năm 1963 Skou làm giáo sư môn sinh lý học tại trường này. Từ năm 1978 tới năm 1988 Skou chuyển sang làm giáo sư môn lý sinh cũng ở trường Đại học Aarhus.
Skou chuyên nghiên cứu khả năng của màng tế bào chuyên chở các chất vào trong hoặc ra khỏi tế bào. Ngay từ thập niên 1950 Skou đã quan tâm tìm kiếm enzyme trong màng tế bào thần kinh thực hiện việc phân giải Adenosine triphosphate (ATP). Skou chú ý tới một enzym chuyên chở các chất qua màng tế bào và do đó phân giải ATP. Skou gọi enzym này là bơm natri-kali (Na+/K+ -ATPase) vì nó vận chuyển các ion kali và natri và có vai trò duy trì điện thế cân bằng ở màng tế bào (resting potential hoặc membrane potential) và công bố công trình này vào năm 1957. Công trình này đã đem lại cho Skou giải Nobel Hóa học năm 1997 cùng với Paul D. Boyer (người Mỹ) và John E. Walker (người Anh).
Tham khảo
Liên kết ngoài
Nobelprize.org - Autobiography of Jens Christian Skou
Nobelprize.org - Jens C. Skou's Nobel Lecture on "The Identification of the Sodium-Potassium Pump"
Sinh năm 1918
Mất năm 2018
Nhà hóa sinh Đan Mạch
Người đoạt giải Nobel Hóa học
Người Đan Mạch đoạt giải Nobel
Nhà hóa học Đan Mạch |
869459 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Wormaldia%20hemsinensis | Wormaldia hemsinensis | Wormaldia hemsinensis là một loài Trichoptera trong họ Philopotamidae. Chúng phân bố ở miền Cổ bắc.
Tham khảo
Wormaldia |
317276 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Belmont-sur-Buttant | Belmont-sur-Buttant | Belmont-sur-Buttant là một xã, nằm ở tỉnh Vosges trong vùng Grand Est của Pháp. Xã này có diện tích 8,46 kilômét vuông, dân số năm 1999 là 256 người. Xã này nằm ở khu vực có độ cao trung bình 400 m trên mực nước biển.
Hành chính
|-
Biến động dân số
Tham khảo
Liên kết ngoài
Informations historiques
Belmont-sur-Buttant trên trang mạng của Viện địa lý quốc gia
Xã của Vosges |
207276 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Palani%20Chettipatti | Palani Chettipatti | Palani Chettipatti là một thị xã panchayat của quận Theni thuộc bang Tamil Nadu, Ấn Độ.
Nhân khẩu
Theo điều tra dân số năm 2001 của Ấn Độ, Palani Chettipatti có dân số 11.750 người. Phái nam chiếm 51% tổng số dân và phái nữ chiếm 49%. Palani Chettipatti có tỷ lệ 75% biết đọc biết viết, cao hơn tỷ lệ trung bình toàn quốc là 59,5%: tỷ lệ cho phái nam là 80%, và tỷ lệ cho phái nữ là 68%. Tại Palani Chettipatti, 12% dân số nhỏ hơn 6 tuổi.
Tham khảo
Thành phố thuộc bang Tamil Nadu |
414456 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Binningen%2C%20Cochem-Zell | Binningen, Cochem-Zell | Binningen là một đô thị thuộc huyện Cochem-Zell, bang Rheinland-Pfalz, Đức. Đô thị này có diện tích 6,7 ki-lô-mét vuông.
Tham khảo
Xã và đô thị ở huyện Cochem-Zell |
450483 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n%20%C4%90%C3%ACnh%20L%E1%BA%A1p | Nguyễn Đình Lạp | Nguyễn Đình Lạp (1913-1952) là một nhà văn Việt Nam.
Tiểu sử
Nguyễn Đình Lạp sinh ngày 19 tháng 9 năm 1913 tại phố Bạch Mai, thành phố Hà Nội. Ông xuất thân từ một gia đình có truyền thống yêu nước. Ông nội Nguyễn Đình Lạp là một thành viên của phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục. Chú ruột ông, Nguyễn Phong Sắc, từng là ủy viên trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. Nguyễn Đình Lạp bắt đầu viết báo từ năm 1933. Từ năm 1937, ông viết phóng sự cho nhiều tờ báo ở Hà Nội. Sau Cách mạng tháng Tám, ông tham gia đoàn văn nghệ Nam tiến, nhập ngũ, chiến đấu rồi được điều động làm công tác văn nghệ trong lòng Hà Nội tạm chiếm, sau đó sang Ty Công an Hà Nội.
Nguyễn Đình Lạp mất ngày 24 tháng 4 năm 1952 tại Thanh Hóa.
Đánh giá
Mặc dù mất sớm vào năm mới 39 tuổi, nhưng các tác phẩm của Nguyễn Đình Lạp có những đóng góp giá trị với nền văn học Việt Nam, đặc biệt là thể loại phóng sự văn học. Lê Thị Đức Hạnh, trong Ấn tượng Nguyễn Đình Lạp (tạp chí Văn nghệ số 40 ngày 2 tháng 10 năm 1993), viết:
Dù ghi là phóng sự hay điều tra thì với Nguyễn Đình Lạp cũng là sự lao động nghệ thuật công phu, nghiêm túc và đầy tâm huyết... Đọc phóng sự của Nguyễn Đình Lạp, không chỉ thấy được hiện tượng, hậu quả, tác hại của nó, mà nhiều khi còn thấy tác giả trực tiếp nêu lên nguyên nhân xã hội của hiện tượng... Có thể nói, không chỉ do cái nhìn sắc sảo mà Nguyễn Đình Lạp có được những thành công đáng kể, ở đây chủ yếu còn có tấm lòng của người cầm bút.
Tác phẩm
Thanh niên trụy lạc (phóng sự, 1937)
Chợ phiên đi tới đâu? (phóng sự, 1937)
Những vụ án tình (phóng sự, 1938)
Cường hào (phóng sự, 1938)
Ngoại ô (tiểu thuyết, 1941)
Ngõ hẻm (tiểu thuyết, 1943)
Tham khảo
Nhà văn Việt Nam thời Pháp thuộc
Nhà báo Việt Nam
Người Hà Nội
Sinh năm 1913
Mất năm 1952 |
108278 | https://vi.wikipedia.org/wiki/McDonnell%20Douglas%20F-15E%20Strike%20Eagle | McDonnell Douglas F-15E Strike Eagle | F-15E Strike Eagle (Đại bàng Tấn công) là kiểu máy bay tiêm kích tấn công của Hoa Kỳ hoạt động trong mọi thời tiết, được thiết kế để can thiệp tầm xa các mục tiêu mặt đất sâu trong lãnh thổ đối phương. Đây là biến thể của chiếc máy bay tiêm kích chiếm ưu thế trên không F-15 Eagle (Đại bàng), Strike Eagle chứng minh giá trị của nó trong chiến dịch Bão táp Sa mạc, thực hiện các phi vụ tấn công sâu vào các mục tiêu trọng yếu và yểm trợ các lực lượng Liên quân trên bộ. Có thể phân biệt F-15E Strike Eagle khác F-15 Eagle nhờ màu sơn ngụy trang đậm hơn và các thùng nhiên liệu phụ gắn lên thân máy bay.
Phát triển
Tháng 3-1981, Không quân Hoa Kỳ thông báo về chương trình Máy bay Tiêm kích Chiến thuật Nâng cao (ETF: Enhanced Tactical Fighter) nhằm thay thế cho kiểu F-111. Ý tưởng đưa ra một kiểu máy bay có khả năng can thiệp sâu trong lãnh thổ đối phương mà không cần hộ tống hay gây nhiễu (radar). General Dynamics đề xuất chiếc F-16XL, trong khi McDonnell Douglas đề nghị một biến thể của F-15 Eagle. Tháng 2-1984, Không quân trao gói thầu ETF cho F-15E Strike Eagle của McDonnell Douglas.
F-15E bay chuyến bay đầu tiên ngày 11 tháng 12-1986. Kiểu mẫu F-15E sản xuất đầu tiên được giao hàng cho Phi đoàn Huấn luyện Chiến thuật 405 tại Căn cứ Không quân Luke, Arizona, vào tháng 4-1988. "Strike Eagle" bắt đầu sẵn sàng chiến đấu vào tháng 10-1989 tại Căn cứ Không quân Seymour Johnson, Bắc Carolina với Phi đoàn Tiêm kích Chiến thuật 4. Các biến thể của F-15E cũng được sử dụng bởi Không lực Israel (F-15I), Không lực Hàn Quốc (F-15K), Không lực Ả-rập Xê-út (F-15S), và Không lực Singapore (F-15SG)
Trong khi hầu hết F-15C/D đang được thay thế bởi F-22 Raptor và F-35, chưa có kế hoạch thay thế F-15E. Những chiếc Strike Eagle còn mới hơn F-15 và được đánh giá có tuổi thọ gấp đôi, chúng được kỳ vọng sẽ tiếp tục hoạt động đến quá năm 2025. Không quân đang nghiên cứu một khái niệm "máy bay ném bom khu vực", bao gồm ý tưởng biến thể ném bom dựa trên F-22 Raptor gọi là FB-22, xem như tiếp tục kế thừa vai trò của Strike Eagle.
Thiết kế
Vai trò đặt ra cho F-15E làm cho nó thay đổi khá nhiều so với F-15, vốn được thiết kế để làm máy bay tiêm kích chiếm ưu thế trên không theo châm ngôn "không một cân nào cho đối đất". Dù sao khung máy bay cũng chứng tỏ là linh hoạt đủ để tạo ra một máy bay chiến đấu tấn công đầy tiềm năng. Dù được thiết kế để tấn công mặt đất, nó vẫn giữ lại nhiều tính năng đối không chết người của F-15, và có thể tự bảo vệ chống lại máy bay đối phương.
Nguyên mẫu F-15E là một sự cải tiến dựa trên phiên bản 2 chỗ ngồi F-15B, bao gồm những thay đổi đáng kể về cấu trúc và động cơ mạnh hơn. Ghế sau được trang bị cho Sĩ quan Hệ thống Vũ khí (WSO: weapon systems officer, phát âm tựa như "wizzo"), đôi khi còn gọi là "tên đàng sau" "guy in back" (GIB), để làm việc với những hệ thống radar mới. Sĩ quan WSO sử dụng nhiều màn hình để hiển thị thông tin từ radar, các hệ thống chiến tranh điện tử hay cảm biến hồng ngoại, theo dõi tình trạng máy bay và vũ khí, các mối đe dọa tiềm năng, chọn lựa mục tiêu, và sử dụng bản đồ điện tử di động để dẫn đường. Hai tay điều hiển được dùng để chọn các màn hình và chi tiết hóa thông tin về mực tiêu. Hiển thị có thể chuyển từ màn hình này sang màn hình khác, dùng một "menu" của các tùy chọn màn hình. Không như các kiểu máy bay 2 chỗ trước đó (như F-14 Tomcat và F-4 Phantom II), mà chỗ ngồi sau không có các điều khiển bay, ghế sau của F-15E được trang bị cần lái và cần ga nên sĩ quan WSO có thể chuyển qua lái nếu cần, dù với tầm nhìn hạn chế.
Để gia tăng tầm bay, F-15E được gắn thêm 2 thùng nhiên liệu thích ứng (CFT: conformal fuel tank) áp dưới thân, tạo ra ít lực cản hơn so với loại thùng đeo dưới cánh thông thường. Nó có thể chứa 2.800 L (750 U.S. gallons) nhiên liệu, và có 6 giá treo gắn vũ khí bố trí thành 2 hàng. Kiểu thùng tượng tự có thể gắn trên F-15C nhưng ban đầu F-15 ko bỏ được thùng xăng nhiên liệu về sau mới được cải tiến dần tuy nhiên việc đánh đổi tính năng bay cho tầm bay xa thường không có giá trị cho loại máy bay tiêm kích chiếm ưu thế trên không. Nên F-15 ko hề bị dính những khuyết điểm nhỏ này.
Hệ thống Chiến tranh Điện Tử Chiến thuật (TEWS:tactical electronic warfare system) của Strike Eagle tích hợp tất cả hô thống phòng vệ trên máy bay: radar tiếp nhận cảnh báo (RWR), radar gây nhiễu, radar, và bộ phóng pháo sáng được nối kết với TEWS nhằm cung cấp sự bảo vệ toàn diện chống lại sự phát hiện và theo dõi.
Một hệ thống dẫn đường quán tính dùng con quay laser liên tục theo dõi vị trí của máy bay và cung cấp thông tin đến máy tính trung tâm và các hệ thống khác, bao gồm bản đồ kỹ thuật số di động cho cả hai ghế lái.
Hệ thống radar APG-70 cho phép đội bay phát hiện các mục tiêu trên mặt đất từ khoảng cách xa. Một đặc điểm của hệ thống này là: sau khi quét 1 mục tiêu dưới đất, đội bay bắt chết bản đồ mặt đất rồi chuyển qua chế độ đối không để dò các nguy cơ trên không. Trong khi khai hỏa vũ khí đối không, phi công có thể phát hiện, ngắm và tiêu diệt mục tiêu trên không trong khi sĩ quan WSO xác định mục tiêu mặt đất.
Hệ thống LANTIRN (low-altitude navigation and targeting infrared for night: dẫn đường bay thấp, bay đêm và dò mục tiêu bằng hồng ngoại) cho phép máy bay bay ở cao độ thấp, bay đêm và bay trong mọi điều kiện thời tiết, tấn công mục tiêu mặt đất bằng nhiều loại vũ khí thông thường hay dẫn đường chính xác. Hệ thống LANTIRN cho phép F-15E tấn công chính xác cả ngày, đêm và trong mọi điều kiện thời tiết, bao gồm 2 cụm gắn bên ngoài máy bay:
Cụm dẫn đường chứa radar dò địa hình, cho phép phi công bay an toàn ở độ cao rất thấp khi tuân theo những chỉ dẫn hiện trên hệ thống hiển thị thông tin trước mặt. Hệ thống này còn có thể nối với hệ thống lái tự động để có thể tự động bay theo địa hình không cần lái.
Cụm dò tìm mục tiêu chứa bộ định vị laser và hệ thống dò có thể đánh dấu một mục tiêu đối phương cách xa đến 16 km (10 mi). Khi bắt đầu dò thấy, thông tin về mục tiêu được tự động chuyển cho tên lửa đối đất dẫn đường bằng hồng ngoại hay bom dẫn đường bằng laser. Vào ban đêm, hình ảnh video từ LANTIRN được chiếu lên hệ thống hiển thị thông tin trước mặt, cho một hình ảnh tương đương như nhìn được vào ban ngày.
Trong các phi vụ tấn công mặt đất, F-15E có thể mang hầu hết các vũ khí đang có của Không quân Hoa Kỳ. Nó cũng mang được tên lửa đối không AIM-9 Sidewinder, AIM-7 Sparrow và AIM-120 AMRAAM. Giống như F-15, Strike Eagle được trang bị pháo 20 mm General Electric M61A1 gắn trong.
Các phiên bản
F-15I dành cho Không lực Israel
Lịch sử
F-15I là phiên bản trang bị cho Không lực Israel nơi nó được gọi là Ra'am (רעם - "Thunder"). Đây là máy bay tấn công mặt đất 2 chỗ ngồi gắn 2 động cơ Pratt & Whitney F100-PW-229 dựa trên F-15E.
Sau chiến tranh Vùng Vịnh, trong đó các thành phố Israel bị tên lửa SCUD từ Iraq tấn công, chính quyền Israel quyết định họ cần trang bị máy bay tấn công tầm xa. Trong năm 1993, Israel công bố Thông báo Khảo sát thầu (RFI: Request for Information) cho mọi công ty hàng không quan tâm đến việc sản xuất cho Israel kiểu máy bay chiến đấu mới theo những tính năng của họ.
Để đáp ứng, Lockheed Martin đề nghị 1 phiên bản của F-16 Fighting Falcon và McDonnell Douglas đề nghị cả F/A-18 Hornet và F-15E. Vào ngày 27 tháng 1-1994, chính quyền Israel công bố họ định mua 21 chiếc F-15E. Những chiếc F-15E đặt mua được cải tiến theo yêu cầu của phía Israel, bao gồm việc tích hợp hệ thống hiển thị thông tin mũ bay (DASH: Display and Sight Helmet) và được đổi tên là F-15I.
Vào ngày 12 tháng 5-1994, chính phủ Mỹ cho phép bán tối đa 25 chiếc F-15I cho Israel, và đến tháng 11-1995 Israel đặt mua tiếp 4 chiếc F-15I cho đến giới hạn đặt ra bởi chính phủ Mỹ.
Khác biệt giữa F-15E và F-15I
F-15I Ra'am (Thunder) rất giống F-15E, nhưng có các hệ thống dẫn đường cải tiến theo những nhu cầu của Israel. Nhằm thuận tiện cho tấn công ban đêm, F-15I ban đầu được gắn Sharpshooter targeting pods thiết kế riêng cho F-16 của Israel. Sharpshooter pod có tính năng kém hơn các cụm LANTIRN trang bị trên F-15E; do đó đến khi Hoa Kỳ cho phép Israel mua hệ thống LANTIRN pods, họ đã tận dụng cơ hội. Thương vụ này hoàn chỉnh tính năng bay đêm của F-15I, với 30 bộ LANTIRN pods được giao hàng. Sau cải tiến này F-15I hầu như tương đương với F-15E. Khác biệt chủ yếu giữa F-15I và F-15E là F-15I không có hệ thống cảnh báo radar gắn sẵn. Phía Israel lắp đặt hệ thống chiến tranh điện tử của riêng họ cho F-15. Hệ thống điện tử thiếu sót của F-15I được thay bằng hệ thống chiến tranh điện tử tích hợp Elisra SPS-2110 của Israel. Một máy tính trung tâm và hệ thống GPS/INS gắn sẵn được nối kết. Tất cả các cảm biến của máy bay có thể liên kết với hệ thống DASH, cho phép cả hai thành viên đội bay có được một cơ chế bắt mục tiêu hiệu quả mà ngay cả F-15E cũng không có. Các hệ thống tiên tiến của Ra'am bao gồm radar APG-70 với khả năng lập bản đồ địa hình. Hình ảnh rõ nét do APG-70 cung cấp, bất chấp điều kiện địa hình và thời tiết, cho phép phát hiện mục tiêu những đối tượng khó tìm - như các đơn vị tên lửa, xe tăng và lô cốt - ngay cả trong những điều kiện bất lợi như sương mù, mưa to hay những đêm không trăng.
Các phi đội
F-15I được điều khiển bởi Phi đội IDF/AF 69 Hammers, trước đây sử dụng F-4 Phantom II. Phi vụ chiến đấu đầu tiên của F-15I thực hiện tại Liban vào ngày 11 tháng 1-1999. Máy bay có thể mang: tên lửa đối không AIM-9L, Rafael Python 4 và Rafael Python 5 dẫn đường bằng hồng ngoại; tên lửa đối không AIM-7 Sparrow và AIM-120 AMRAAM dẫn đường bằng radar. Python 4 có thể khai hỏa ở một góc 90°, cho phép phi công nhắm mục tiêu bằng hệ thống hiển thị mũ bay. Khi chiến đấu ngoài tầm nhìn (BVR: beyone visual range), nó có thể dùng tên lửa AIM-7 hay AIM-120.
Đến năm 1999, Israel công bố dự định mua thêm một số máy bay, và F-15I là một trong những đối tượng. Tuy nhiên, họ tuyên bố rằng sẽ hợp đồng mua F-16I, một phiên bản chuyên biệt hóa của Fighting Falcon.
F-15K dành cho Không lực Hàn Quốc
F-15K Slam Eagle (Hangul: F-15K 슬램이글) là một phiên bản nâng cao của F-15E dành cho Không quân Hàn Quốc (ROKAF).
Vào năm 2002, ROKAF đã quyết định chọn F-15K cho chương trình F-X sau cuộc cạnh tranh quyết liệt của 4 loại tiêm kích bao gồm: F-15K của Boeing và McDonnell Douglas (Mỹ), Rafale của Dassault Aviation (Pháp), Eurofighter Typhoon của Eurofighter GmbH (EU) và Sukhoi Su-35 của Sukhoi (Nga). Tổng cộng có 40 chiếc được đặt hàng và cho đến tháng 12 năm 2005, 4 chiếc đầu tiên được bàn giao cho ROKAF. Đến tháng 5 năm 2006, chính phủ Hàn Quốc đặt hàng bổ sung thêm 20 chiếc F-15K; bắt đầu bàn giao từ năm 2009, với đơn giá cho mỗi chiếc rơi vào khoảng 100 triệu đô la Mỹ.
F-15K được nâng cấp, trang bị một số tính năng tiên tiến mà F-15E không có; như hệ thống dò tìm và theo dõi hồng ngoại AAS-42 IRST, hệ thống dò mục tiêu gắn trên mũ bay (JHMCS: Joint Helmet Mounted Cueing System) và hệ thống radar tương phản pha tích cực (AESA: Active Electronically Scanned Array) AN/APG-63. Thêm vào đó, F-15K có thể phóng các vũ khí tiên tiến như tên lửa AGM-84K SLAM-ER ATA và AGM-84H Harpoon. Hai động cơ F110-GE-129 lực đẩy 131 kN (29.400 lbf) của hãng General Electric cũng được trang bị trên F-15K.
Vào ngày 7 tháng 6 năm 2006, một chiếc F-15K đã bị rơi ở vùng biển ngoài khơi thuộc thành phố Pohang, tỉnh Gyeongsang Bắc trong một phi vụ huấn luyện đánh chặn ban đêm khiến cả hai phi công cùng tử nạn. Không quân Hàn Quốc sau đó tiến hành một loạt các cuộc điều tra toàn diện, kết quả cuối cùng được công bố chính thức rằng tai nạn là do phi công đã rơi vào tình trạng mất tri thức do lực G (g-LOC) kéo dài 16 giây dẫn đến mất kiểm soát máy bay. Tuy nhiên, dư luận Hàn Quốc lại cho rằng đó là bịa đặt nhằm che đậy sự thật vì không những hộp đen máy bay không được tìm thấy mà F-15K còn được gắn thiết bị tự động giới hạn G (G Limited Control anti g-LOC device). Bên cạnh đó, cả hai phi công đều là những người lão luyện trong không lực và giả thuyết cả hai cùng bị mất tri thức tới 16 giây là điều khó có thể xảy ra (thời gian g-LOC thông thường là từ 2 đến 3 giây).
F-15S và F-15SA dành cho Không lực Ả-rập Xê-út
F-15S là một phiên bản của F-15E cung cấp cho Không lực Ả-rập Xê-út. Nó hầu như giống F-15E của Không quân Hoa Kỳ, và điểm khác biệt chính là khả năng hoạt động của radar AN/APG-70 ở chế độ khẩu độ tổng hợp: độ phân giải của F-15E tốt hơn 3 lần so với F-15S.
Vào tháng 11-2006, Bộ Quốc phòng Mỹ xem xét việc cung cấp động cơ GE F110-GE129 hoặc P&W F100-PW229 hoàn toàn mới hay tái chế cho 70 chiếc F-15S trong một hợp đồng trị giá đến 1,5 tỷ đô la Mỹ.
Sau đó, Ả-Rập Saudi đã chuyển sang đặt mua 84 chiếc F-15SA sản xuất mới, kèm theo đó là gần 70 bộ thiết bị để nâng cấp phi đội F-15S hiện có của họ lên chuẩn F-15SA. Ngày 30 tháng 4 năm 2013, chiếc F-15SA đầu tiên sản xuất cho quốc gia này đã được Boeing chính thức giới thiệu.
Một phần trọng tâm của gói nâng cấp này là việc trang bị thêm một giá treo vũ khí ở mỗi cánh chính, đã mở rộng khả năng chiến đấu của máy bay tiêm kích hạng nặng lên một tầm cao mới, lột xác thành một máy bay tiêm kích đa năng rất hiện đại "tất cả trong một”.
F-15SA có một số thay đổi quan trọng từ tiền thân của nó, là F-15E Strike Eagle, tăng uy lực khi thực hiện nhiệm vụ chế áp hệ thống phòng không đối phương (SEAD). Bao gồm:
- Hệ thống điều khiển bay điện tử (fly-by-wire) đầy đủ, radar quét mảng điện tử chủ động (AESA) AN/APG-63(V)3;
- Hệ thống tác chiến điện tử kỹ thuật số và hệ thống cảnh báo radar, cảnh báo tên lửa mới, buồng lái kính với màn hình hiển thị đa chức năng tinh thể lỏng và mũ bay tích hợp hiển thị thông số;
- Trang bị một hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại, được biết đến với tên là "Tiger Eyes", lắp ở giá treo phía dưới cửa hút khí bên trái. F-15SA cũng được trang bị động cơ F-110 GE-129, có lực đẩy lên đến 13,6 tấn mỗi động cơ.
Khi nói đến vũ khí, F-15SA có thể mang theo hầu hết các vũ khí có trong trang bị của Không quân Mỹ, cả vũ khí đối không, đối đất, diệt radar... gồm:
- Các vũ khí cho tấn công tầm xa (AGM-84K SLAM-ER), chế áp phòng không đối phương (SEAD) (AGM-88 HARM);
- Đánh chặn, chiếm ưu thế trên không (AIM-9X Sidewinder, AIM-120 AMRAAM);
- Bom tấn công trực tiếp chính xác (GBU-54B LaserJDAm và GBU-39 SDB).
Ngoài ra, F-15SA vẫn trang bị 1 pháo nòng xoay 20mm M61A2 Vulcan với 540 viên đạn. Giá treo vũ khí ở trung tâm thân F-15SA có thể mang một quả JDAM 990 kg, thùng nhiên liệu phụ hoặc thậm chí là một hệ thống radar khẩu độ tổng hợp trinh sát mặt đất có vỏ bọc. Nhờ tăng thêm giá treo cho 2 cánh chính và nâng cấp giá treo ở gần gốc cánh nên khi F-15SA trang bị vũ khí cho cấu hình không - đối - không, nó có thể mang không ít hơn 8 tên lửa AIM-120 AMRAAM và 8 tên lửa AIM-9X Sidewinder. Như vậy, phiên bản F-15SA có khả năng mang vũ khí đối không tăng gấp đôi so với F-15C hoặc F-15E.
Cũng lưu ý thêm rằng hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại tiên tiến lắp trên mũi máy bay, phía trước buồng lái cho phép F-15SA phát hiện và theo dõi máy bay đối phương trong im lặng trong khi vẫn duy trì cập nhật tình huống trên không liên tục. Hệ thống này kết hợp với radar AESA hiện đại, hệ thống cảnh báo radar tiên tiến và liên kết dữ liệu Link-16, tạo cho nó ưu thế nhất định trong không chiến.
F-15SG dành cho Không lực Singapore
F-15SG (ký hiệu cũ là F-15T) là một phiên bản của F-15E, đang được Không lực Singapore (RSAF) đặt hàng sau quá trình đánh giá kéo dài 7 năm bao gồm 5 kiểu máy bay khác. F-15SG được chọn vào ngày 6 tháng 9-2005 sau khi loại bỏ đối thủ cuối cùng là chiếc Dassault Rafale.
F-15SG có cấu hình tương tự chiếc F-15K bán cho Không lực Hàn Quốc, nhưng có bổ sung loại radar tương phản pha chủ động (AESA) APG-63(V)3 phát triển bởi Raytheon. Ảnh hưởng bởi sự phát triển máy bay F-35 của Lockheed Martin, RSAF chỉ đặt hàng 12 chiếc F-15K, với tùy chọn đặt thêm 8 để thay thế những chiếc A-4 Skyhawk. Đơn đặt hàng này là một phần của chương trình Thay thế Máy bay Chiến đấu mới trị giá khoảng 1 tỷ đô la Mỹ, và là vụ mua bán máy bay chiến đấu đắt tiền nhất của RSAF.
F-15SG sẽ được gắn 2 động cơ General Electric F110-GE-129 có lực đẩy 131 kN (29.400 lbf).
Vào ngày 22 tháng 8-2005, Cơ quan Hợp tác An Ninh Phòng Thủ Hoa Kỳ (DSCA) tường trình Quốc hội Mỹ về một Dự án Bán Vũ khí Nước ngoài (FMS) bao gồm vũ khí, tiếp liệu và huấn luyện trong trường hợp chiếc F-15 được phía Singapore lựa chọn. Vì việc mua F-15 đã được xác nhận, người ta đoán rằng Singapore sẽ tiếp tục mua gói gói vũ khí tiếp liệu kèm theo trị giá 741 triệu Đô la Mỹ nếu chọn tất cả.
Vũ khí trọn gói bao gồm:
200 tên lửa đối không tầm trung cao cấp AIM-120C (AMRAAM)
6 tên lửa đối không huấn luyện AMRAAM Captive Air Training (CAT)
50 bom MK-82 GBU-38 Joint Direct Attack Munitions (JDAM)
44 AN/AVS-9(V) Night Vision Goggles
24 Link 16 Multifunctional Information Distribution System/Low Volume Terminals (Fighter Data Link Terminals)
30 tên lửa đối đất AGM-154A-1 (JSOW) Joint Standoff Weapons với đầu nổ BLU-11
30 tên lửa đối đất AGM-154C (JSOW) Joint Standoff Weapons
200 tên lửa đối không AIM-9X SIDEWINDER
24 tên lửa đối không huấn luyện AIM-9X SIDEWINDER CAT và Dummy
Các quốc gia hiện đang sử dụng F-15
Không lực Isarael (Heyl ha'Avir) hiện đang sử dụng 25 máy bay F-15I "Ra'am".
Không lực Hàn Quốc đã nhận được 18 (kể cả một chiếc bị rơi) trong tổng cộng 40 chiếc F-15K "Slam Eagle" mà nước này đặt hàng.
Không lực Hoàng gia Ả-rập Xê-út sử dụng 70 chiếc F-15S.
Không lực Singapore đã đặt hàng 12 máy bay F-15SG, có thể sẽ mua thêm 8 chiếc nữa.
Không lực Hoa Kỳ đang sử dụng 224 máy bay F-15E.
Đặc điểm kỹ thuật (F-15E)
Đặc điểm chung
Đội bay: 2 người
Chiều dài: 19,44 m (63,8 ft)
Sải cánh: 13 m (42,8 ft)
Chiều cao: 5,6 m (18.5 ft)
Diện tích bề mặt cánh: 56,5 m² (608 ft²)
Kiểu cánh: NACA 64A006.6 root, NACA 64A203 tip
Trọng lượng không tải: 17.010 kg (37.500 lb)
Trọng lượng cất cánh lớn nhất: 36.450 kg (81.000 lb)
Nhiên liệu: 35.550 lb (3 thùng xăng ngoài và thùng vứt bỏ)
Động cơ: 2 x động cơ Pratt & Whitney F100-229 F135, lực đẩy 131 kN (29.000 lbf) mỗi động cơ,
Đặc tính bay
Tốc độ lớn nhất: 3.3 Mach (3.490 km/h; 2.170 mph)
Tầm bay tối đa: 3.900 km (2.100 nm; 2.400 mi)
Trần bay: 18.300 m (60.000 ft)
Tốc độ lên cao: 250 m/s(50.000 ft/min)
Vũ khí
Tải trọng vũ khí tối đa là 10,4 tấn, còn tải trọng chiến đấu thì thấp hơn, vào khoảng 7-8 tấn vũ khí (tải trọng chiến đấu là lượng vũ khí tối đa mà máy bay có thể mang theo mà vẫn có thể tác chiến hiệu quả, còn tải trọng tối đa là lượng vũ khí lớn nhất mà máy bay có thể mang theo khi cất cánh (nhưng không thể tác chiến hiệu quả do tầm bay bị rút xuống quá ngắn), vì vậy cùng 1 máy bay thì tải trọng tối đa luôn lớn hơn khá nhiều so với tải trọng tác chiến)
1 × pháo 20 mm (0.787 in) M61 Vulcan Gatling, 510 quả đạn kiểu M-56 hay PGU-28.
4 đế hoặc 6 đế (tùy phiên bản) trên cánh, 4 đế trên thân, 2 đế chóp cánh
AIM-7M Sparrow
AIM-9M Sidewinder
AIM-120 AMRAAM
AGM-65 Maverick
AGM-130
AGM-84 Harpoon
AGM-84K SLAM-ER
AGM-154 JSOW
AGM-158 JASSM
Bom:
Bom hạt nhân B61
Mark 82
Mark 84
CBU-87 CEM
CBU-89 Gator
CBU-97 SFW
CBU-103 CEM
CBU-104 Gator
CBU-105 SFW
GBU-10 Paveway II
GBU-12 Paveway II
GBU-15
GBU-24 Paveway III
GBU-27 Paveway III
GBU-28
GBU-31
GBU-39 Small Diameter Bomb
Tham khảo
Nội dung liên quan
Máy bay có cùng sự phát triển
F-15 Eagle
Máy bay có tính năng tương đương
Dassault Rafale
Panavia Tornado
Sukhoi Su-30
Sukhoi Su-35
Danh sách máy bay nối tiếp
F-11 - YF-12 - F-14 - F-15 - F-16 - YF-17 - F/A-18
Xem thêm
F-15 Eagle
Danh sách máy bay
Danh sách máy bay tiêm kích
Danh sách máy bay quân sự của Hoa Kỳ
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4
F-15E Strike Eagle
F-015E Strike Eagle
Máy bay tiêm kích Hoa Kỳ 1980–1989
Máy bay cường kích Hoa Kỳ 1980–1989
Máy bay trong Chiến tranh Vùng Vịnh
Máy bay chiến đấu
Máy bay quân sự
Máy bay tiêm kích
Máy bay cường kích
Máy bay hai động cơ phản lực
Máy bay cánh trên
de:McDonnell Douglas F-15#F-15E Strike Eagle |
269023 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Carbajo | Carbajo | Carbajo là một đô thị trong tỉnh Cáceres, Extremadura, Tây Ban Nha. Theo điều tra dân số 2006 (INE), đô thị này có dân số là 253 người.
Biến động dân số
Tham khảo
Đô thị ở Cáceres |
897275 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Lepidotrigona%20nitidiventris | Lepidotrigona nitidiventris | Lepidotrigona nitidiventris là một loài Hymenoptera trong họ Apidae. Loài này được Smith mô tả khoa học năm 1857.
Chú thích
Tham khảo
Lepidotrigona
Động vật được mô tả năm 1857 |
260925 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A0nh%20ph%E1%BB%91%20v%C6%B0%E1%BB%9Dn | Thành phố vườn | Khái niệm về Thành phố vườn được đưa ra lần đầu tiên từ năm 1898 bởi Ebenezer Howard người Anh. Howard đưa ra khái niệm này trong cuốn "Tomorrow: a Peaceful Path to Real Reform" (1898); sau đó được tái bản vào năm 1902 với tên mới là "Garden Cities of Tomorrow".
Các thành phố vườn là các thành phố được quy hoạch, xây dựng với các không gian xanh và vành đai xanh. Trong thành phố đó, các phân khu chức năng như khu dân cư, công nghiệp, nông nghiệp đều được xây dựng khá tách biệt.
Nguyên tắc xây dựng thành phố vườn
Kiểm soát sự bành trường đô thị và hạn chế việc tăng dân số lao động đô thị
Loại trừ nạn đầu cơ đất
Điều hòa các hoạt động sinh hoạt
Tổ chức không gian kiến trúc trong thành phố vườn
Hệ thống thành phố vườn của Howard bao gồm 6 thành phố vườn, mỗi thành phố có 32,000 dân, bao quanh một thành phố mẹ 58,000 dân. Diện tích mỗi thành phố vườn là 400ha, với 2000 ha vòng ngoài là khu cây xanh và đất dùng vào mục đích nông nghiệp. Mỗi thành phố vườn như thế được hình thành bởi một loạt các vòng tròn đồng tâm và được chia đều bởi các đại lộ lớn. Thường có 6 đại lộ, mỗi đại lộ rộng 36m, xuyên qua tâm thành phố, chia thành phố thành 6 phần đều nhau là các khu ở. Ở trung tâm, một không gian hình tròn khoảng 2.2ha dùng làm khuôn viên trồng hoa.
Các công trình công cộng được đặt quanh vườn hoa này: tòa thị chính, phòng hòa nhạc, hội trường, thư viện, bảo tàng...
Hình thức kiểu vòng tròn này sẽ phục vụ tiện lợi cho toàn thể cư dân đô thị, bán kính phục vụ là 550m. Giữa bán kính 550m này có một đại lộ cây xanh vòng tròn rộng 128m, là nơi đặt trường họa, chỗ vui chơi cho trẻ em, nhà thờ...
Một tuyến xe lửa được bố trí chạy vòng ngoài để chở hàng đến các nhà máy, tránh được hiện tượng xe tải chạy xuyên thành phố.
Câc chất thải hữu cơ được dùng vào nông nghiệp, không khí trong lành.
Vòng ngoài của thành phố đặt những nhà máy, xí nghiệp không độc hại.
Mỗi thanh phố vườn là một đơn vị tự trị, nối liền với thành phố mẹ bằng 6 đường xe lửa. Bản thân các Thành phố vườn cũng được nối liền với nhau bởi một tuyến xe lửa chạy vòng tròn.
Khi thành phố vườn đủ lớn như quy mô quy định ở trên, một thành phố vườn mới sẽ ra đời và cứ tiếp nối như vậy.
Ảnh hưởng của mô hình Thành phố vườn
Thành phố Vườn của Howard và những nỗ lực ban đầu đưa ý tưởng của ông vào thực tế đã ảnh hưởng nhiều mặt lên quy hoạch:
Nhiều khu đô thị do liên bang đầu tư được xây dựng (như Norris, Tennessee và Los Alamos, New Mexico) để phục vụ cho việc xây đập hay nhu cầu quân sự phản ảnh một số các nguyên tắc thiết kế của Howard.
Ý tưởng chuyển hướng phát triển đô thị sang các thành phố vệ tinh tự kiểm chế lại nổi lên ở Mỹ trong phong trào "các đô thị mới" những năm 1960 và 1970.
Vành đai xanh, toàn bộ hay một phần, tiếp tục trở thành mục tiêu và phương tiện quản lý tăng trưởng quan trọng trong nhiều khu phố.
Những khái niệm thiết kế như sự phân tác người đi bộ/phương tiện giao thông và các đơn vị ở để lại ảnh hưởng lên quy hoạch ngoại ô và các khu nghỉ mát.
Phát triển các đơn vị quy hoạch đa chức năng (Planned Unit Developments- PUDs) và Phát triển quy hoạch xoay quanh các nút thông công cộng (Transit-oriented developments-TODs)là các cách mới hơn triển khai những nguyên tắc thiết kế khu phố toàn diện mà Howard đã đúc kết.
Thành phố vườn của thế giới
Khái niệm và ý tưởng về các thành phố vườn được nhiệt liệt hoan nghênh ở Hoa Kỳ với hàng chục thành phố xây dựng theo mô hình này như Newport News, Virginia's Hilton Village; Pittsburgh's Chatham Village; Sunnyside, Queens; Radburn, New Jersey; Jackson Heights...
Người ta cũng có thể thấy các thành phố tương tự như ở New York; Forest Hills, NY và Baldwin Hills Village ở Los Angeles). Tại Canada, Argentina, Đức... đều có nhiều thành phố vườn.
Tại châu Á, thành phố vườn được biết đến khá muộn và Kuala Lumpur, Khu phố Đông (Thượng Hải)... chính là những thành phố đầu tiên thực hiện được ý tưởng này một cách khá hoàn chỉnh. Kuala Lumpur có được gương mặt đô thị hiện đại với đầy đủ sắc thái, tinh thần metropolis nhưng lại lưu giữ và tôn tạo được vẻ đẹp của thiên nhiên trong thành phố.
Sự phát triển của khái niệm thành phố vườn
Thành phố vườn là một khái niệm hay và đầy tính nhân văn. Từ khái niệm này, đã xuất hiện loại hình đô thị sinh thái, một loại khái niệm mới về đô thị gần gũi thiên nhiên và phổ biến khắp toàn cầu hiện nay.
Tham khảo
Đô thị sinh thái
Liên kết ngoài
Chú thích
Quy hoạch đô thị
Mô hình quy hoạch đô thị |
309158 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Muurla | Muurla | Muurla () là một đô thị của Phần Lan.
Vị trí ở tỉnh của Tây Phần Lan thuộc vùng Tây Nam Phần Lan. Đô thị này có dân số 1.455 (thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2004) và diện tích 83,16 km² trong đó có 3 km² là diện tích mặt nước. Mật độ dân số là 18,15 người trên mỗi km².
Dân đô thị này chỉ sử dụng tiếng Phần Lan
Tham khảo
Liên kết ngoài
http://www.muurla.fi - Trang mạng chính thức (bằng tiếng Phần Lan) |
378165 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Cabestany | Cabestany | Cabestany là một xã thuộc tỉnh Pyrénées-Orientales trong vùng Occitanie phía nam Pháp. Xã này nằm ở khu vực có độ cao trung bình 27 mét trên mực nước biển.
Master of Cabestany xuất phát ở vùng này, có một bảo tàng dành cho các tác phẩm của ông.
Tham khảo
INSEE
Xã của Pyrénées-Orientales |
403868 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Musweiler | Musweiler | Musweiler là một đô thị ở huyện Bernkastel-Wittlich, trong bang Rheinland-Pfalz, Đô thị Musweiler có diện tích 3,05 km², dân số thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2006 là 60 người.
Tham khảo
Xã và đô thị ở huyện Bernkastel-Wittlich |
587474 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Biclonuncaria | Biclonuncaria | Biclonuncaria là một chi bướm đêm thuộc họ Tortricidae.
Các loài
Biclonuncaria alota Razowski & Becker, 1993
Biclonuncaria cerucha Razowski & Becker, 1993
Biclonuncaria coniata Razowski & Becker, 1993
Biclonuncaria conica Razowski & Becker, 1993
Biclonuncaria dalbergiae Razowski & Becker, 1993
Biclonuncaria deutera Razowski & Becker, 1993
Biclonuncaria foeda Razowski & Becker, 1993
Biclonuncaria juanita Razowski & Becker, 1993
Biclonuncaria phaedroptera Razowski & Becker, 1993
Biclonuncaria residua Razowski & Becker, 1993
Biclonuncaria tetrica Razowski & Becker, 1993
Tham khảo
tortricidae.com
Polyorthini |
209111 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Khailar | Khailar | Khailar là một thị trấn thống kê (census town) của quận Jhansi thuộc bang Uttar Pradesh, Ấn Độ.
Địa lý
Khailar có vị trí Nó có độ cao trung bình là 317 mét (1040 feet).
Nhân khẩu
Theo điều tra dân số năm 2001 của Ấn Độ, Khailar có dân số 12.343 người. Phái nam chiếm 53% tổng số dân và phái nữ chiếm 47%. Khailar có tỷ lệ 71% biết đọc biết viết, cao hơn tỷ lệ trung bình toàn quốc là 59,5%: tỷ lệ cho phái nam là 78%, và tỷ lệ cho phái nữ là 63%. Tại Khailar, 12% dân số nhỏ hơn 6 tuổi.
Tham khảo
Thành phố thuộc bang Uttar Pradesh |
665482 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Neolamprologus%20mustax | Neolamprologus mustax | Neolamprologus mustax là một loài cá thuộc họ Cichlidae. Nó là loài đặc hữu của hồ Tanganyika nơi nó được tìm thấy ở Burundi, Cộng hòa Dân chủ Congo, Tanzania, và Zambia.
Tham khảo
Bigirimana, C. 2005. Neolamprologus mustax. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2007.
Neolamprologus |
720343 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Bothriembryon%20spenceri | Bothriembryon spenceri | Bothriembryon spenceri là một loài ốc nhiệt đới hô hấp trên cạn, là động vật thân mềm chân bụng có phổi sống trên cạn thuộc họ Orthalicidae. Đây là loài đặc hữu của Úc.
Chú thích
Tham khảo
Kessner, V. & Ponder, W.F. 1996. Bothriembryon spenceri. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 6 tháng 8 năm 2007.
Động vật chân bụng Úc
Bothriembryon |
802953 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Thingyan | Thingyan | Thingyan (( Saṅkran hoặc သဘင်အတးသၚ်္ကြန် Sabhaṅ ʼataḥ saṅkran), từ bắt nguồn từ tiếng Pali sankanta, nghĩa là sự di chuyển của mặt trời từ cung Song Ngư sang cung Dương Cưu) là Tết té nước năm mới của Myanmar, thường rơi vào giữa tháng tư (theo lịch Miến Điện cổ). Ngày lễ diễn ra trong 4 hoặc 5 ngày năm mới. Theo truyền thống, thời điểm diễn ra Tết được tính theo âm lịch Miến Điện nhưng ngày nay được cố định từ ngày từ 13 đến 16 tháng 4, trùng vào dịp lễ Phục Sinh của các nước phương Tây. Tết Thingyan là một ngày lễ quan trọng nhất trong các kỳ nghỉ lễ và là một phần của kỳ nghỉ hè sau một năm học. Té nước là một phần đặc trưng nhất của lễ hội này và thường diễn ra vào 4 ngày đầu tiên của kỳ lễ.
Thingyan tương tự như các lễ hội năm mới ở các nước theo Phật giáo Tiểu thừa như Tết Lào, Chol Chnam Thmay, Songkran, lễ té nước của người Lự ở Tây Song Bản Nạp, Trung Quốc, Bun Vốc Nặm của Người Lào (Việt Nam) và lễ hội Kin Pang Then của người Thái (Việt Nam).
Lịch sử
Nguồn gốc của Thingyan là một phiên bản khác của truyền thuyết đạo Hindu. Vua xứ Brahma, tên là Arsi bị thua cược với vua xứ Devas, Sakra. Được sự đồng thuận từ Arsi, Sakra đã chặt đầu Arsi và lắp một cái đầu voi lên cơ thể của Arsi, tạo thành một vị thần mới có tên Ganesha. Tuy nhiên đầu của Arsi có quyền năng lớn đến nỗi nếu đầu của Ngài bị ném xuống biển, nó sẽ làm cho biển cả bốc hơi hết. Nếu cái đầu đó bị ném lên mặt đất, nó sẽ thiêu đốt mặt đất. Nếu nó bị ném lên trời, bầu trời sẽ bốc cháy. Sakra, do đó, đã ra lệnh cho mỗi năm sẽ có một hoàng tử lần lượt bảo quản cái đầu của Arsi. Do vậy, năm mới là thời điểm đánh dấu việc chuyển giao cái đầu của Brahma.
Đêm giao thừa tết Thingyan
Ngày giao thừa Thingyan, ngày đầu tiên của kỳ lễ, gọi là a-kyo nei, là thời điểm bắt đầu của nhiều hoạt động tôn giáo. Các Phật tử được khuyên là nên tuân theo Bát giới, hơn là Ngũ giới cơ bản, gồm có việc ăn một bữa trước chính ngọ . Thingyan là thời điểm của ngày Bố Tát (hay Trai Giới), tương tự như ngày Sabbath (ngày Yên Nghỉ) của đạo Chúa. Của bố thí và các mâm lễ vật được dâng lên các nhà sư trong các nơi thờ tự, và một loại lễ vật gồm dừa non và thân dừa còn nguyên vẹn được kết thành vòng tròn và bó trong lá chuối xanh (nga pyaw pwè oun pwè) và các nhánh tha byay hoặc jambul (Syzygium cumini) đặt trước các di ảnh của đức Phật Thích Ca; di ảnh này sẽ được đổ nước thơm từ phía trên xuống trong nghi lễ tắm Phật. Thời xa xưa, các vua Miến Điện có tham dự một lễ gội đầu bằng nước tinh khiết lấy từ Gaungsay Kyun (nghĩa là đảo Gội Đầu), là phần đá nhỏ trồi lên mặt biển của một hòn đảo ở vịnh Martaban gần Mawlamyaing.
Trước khi trời tối, những cuộc vui thật sự bắt đầu với âm nhạc, hát múa, các trò hề và các trò bói toán mua vui khác. Ở mọi sảnh nhà hay sân khấu, các đồ gỗ, tre, giấy (được đặt tên lễ) rộn rã suốt đêm. Những mĩ nữ địa phương đã luyện tập hàng tuần hoặc hàng năm để tham gia vào các nhóm hát đồng ca, nhảy múa của các sự kiện lớn; các cô gái đều mặc váy áo đồng phục đầy màu sắc, đầu đội vòng hoa và gắn kim tuyến. Họ bôi lên mặt loại phấn thơm thanaka - một loại keo từ vỏ cây Murraya paniculata, có công dụng như là một loại kem chống nắng và se lỗ chân lông, và cài hoa giáng hương (tiếng Miến: padauk) vàng có mùi thơm ngọt ngào lên tóc. Hoa giáng hương (Pterocarpus macrocarpus) chỉ nở một ngày mỗi năm vào Tết Thingyan nên được gọi là "hoa Thingyan". Đám đông người trẩy hội đi bộ, xe đạp, xe máy hoặc ngồi trên các xe buýt, xe jeeps mui trần đi dạo quanh, một số còn tự sáng tác nhạc, còn hầu hết các phụ nữ đều bôithanaka và cài hoa giáng hương. Những chiếc thuyền trôi được thắp sáng và trang trí rạng rỡ, cũng được đặt tên lễ và chở một ban nhạc cùng nhiều chàng trai trẻ say đắm trong các điệu nhạc; tại các điểm dừng trên bờ, ở các mandat, họ sẽ đi vòng vòng, hát đối đáp những bài ca dành riêng cho lễ hội, trong đó có nhiều bài truyền thống của Tết Thingyan mà mọi người đều biết, cũng như là trình diễn than gyat (tương tự như đọc rap, nhưng có một người hát chính, và những người khác phụ họa với âm vực cao nhất của giọng để làm trò cười, hoặc châm biếm bất cứ điều gì sai trái trong xã hội ngày nay từ thời trang, chủ nghĩa tiêu dùng, lạm phát siêu mã, tội phạm, thuốc lắc, AIDS, tham nhũng, các chính trị gia thiếu năng lực...). Đây thật sự là thời gian để tự do thoải mái, một cái van an toàn để xả mọi căng thẳng hay những thứ không hài lòng vốn đã bị kiềm nén từ lâu. Đây cũng là thời điểm tập trung các tai nạn do lái xe khi say xỉn hoặc lái xe khinh suất ở các con đường đông đúc đầy những người trẩy hội với đủ mọi loại phương tiện giao thông, cũng như là những vụ say xỉn, cãi lộn mà các nhà chức trách phải chuẩn bị để đối phó. Tuy nhiên, nói chung là sự thân thiện, những lời chúc lành và những hội hè náo nhiệt vẫn lấn át tất cả.
Lễ hội nước
Ngày tiếp theo được gọi là a-kya nei là lúc mà Tết Thingyan thật sự bắt đầu; đó là lúc thần Thagya Min từ trên trời giáng xuống trần gian và lưu lại vài ngày. Sau một hiệu lệnh, một phát súng thần công (tiếng Miến: Thingyan a-hmyauk) được khai hỏa và mọi người đổ ra đường với các hũ nước và các nhánh tha byay; họ vừa cầu nguyện vừa đổ nước lên mặt đất. Một lời tiên tri cho năm mới (tiếng Miến: Thingyan sa) được đưa ra bởi các đạo sĩ Bà La Môn (tiếng Miến: ponna); lời tiên tri này dựa vào loài vật nào mà thần Thagya Min đang cưỡi để đi xuống hạ giới, cũng như dựa vào vật mà thần đang mang trong tay. Trẻ con được dạy rằng nếu chúng ngoan, thần Thagya Min sẽ viết tên chúng vào cuốn sách vàng; còn nếu chúng hư, tên chúng sẽ bị đưa vào cuốn sách chó.
Nghi lễ vẩy nước chính thức chưa bắt đầu cho đến khi mà ngày a-kya nei đến ở nhiều vùng trên đất nước, dù có những ngoại lệ cho nguyên tắc này. Theo truyền thống, lễ Thingyan gồm nghi lễ vẩy nước thơm từ một cái chén bạc với lá tha byay (Jambul), một nghi thức vẫn được thực hành phổ biến ở nhiều vùng quê. Những giọt nước được vẩy đi là ẩn dụ của việc rửa trôi những tội lỗi của mọi người trong năm qua. Ở những thành phố lớn như Yangon, các vòi tưới nước trong vườn, các ống dẫn nước lớn làm bằng tre, đồng, hoặc nhựa, các bơm nước và các dụng cụ phun nước khác được sử dụng bên cạnh các ly tách chỉ có thể hất nước ra nhẹ nhàng; ngay cả bóng nước và vòi rồng cứu hỏa cũng được mang ra dùng. Đây là thời điểm nóng nhất trong năm nên việc giội nước như thế này được nhiều người hưởng ứng. Mọi người đều tham gia một cách bình đẳng, trừ nhà sư và dĩ nhiên là phụ nữ đang mang thai. Vài chú bé chơi quá nhiệt tình bị các phụ nữ, vốn là những mục tiêu chính té nước chính của các chú, bắt lại và trở thành đối tượng chọc ghẹo, rồi còn bị bôi trét nhọ nồi lên mặt. Các thiếu nữ từ các mandat với hàng tá những vòi tưới nước cũng bị hàng trăm ga-lông nước của đám đông người trẩy hội giội vào người, khiến cho người này người khác cứ trôi trượt trong nước. Nhiều người đi hội mang theo khăn để ngăn các tia nước bắn vào tai và để tránh một cách tương đối việc bị dầm mình trong nước và bị ướt sũng với bộ đồ mỏng mùa hè. Những tên quậy còn dùng cả nước đá và các dụng cụ bắn nước tung tóe gây ra những tiếng la hét bất ngờ, theo sau là những tràng cười lớn của những "nạn nhân". Các buổi biểu diễn (tiếng Miến: pwè) với rối, dàn đồng ca, các nhóm nhảy múa, diễn kịch, ngôi sao điện ảnh ca nhạc, gồm cả các nhóm nhạc pop cũng rất phổ biến vào dịp lễ hội này.
Lễ hội nước ở nước Miến Điện hiện đại
Suốt lễ hội nước, Chính phủ Miến Điện giảm nhẹ các giới hạn về quyền tụ tập . Ở cố đô Yangon, Chính phủ cho phép đám đông được tụ họp trên đường Kadawgyi Pet và Kabaraye. Các đài phun nước, được gọi là pandal được lập ra hoặc mở rộng diện tích thành các sân khấu nhảy múa. Nhiều đại sảnh cũng được các nhà giàu và có thế lực cho mượn.
Ngày thứ ba được gọi là ngày a-kyat nei (ngày này có thể kéo dài 2 ngày vào một số năm). Ngày thứ tư là ngày a-tet nei, ngày mà thần Thagya Min trở lại thiên đường, là ngày cuối cùng của lễ hội nước. Vài người sẽ vẩy nước lên người khác vào cuối ngày rồi nói lời xin lỗi, đại loại như "thần Thagya Min bỏ quên ống nước của ngài và ngài sẽ quay lại lấy". Trong kỳ lễ dài này, có một truyền thống tôn vinh thời gian là bánh trôi mont lone yeibaw; đó là những viên xôi nếp, bên trong trộn đường cọ jaggery, được thả vào chảo nước đang sôi và ăn ngay khi nó nổi lên (cách ăn này là lý do cho tên của bánh). Cả nam lẫn nữ đều chung tay cùng nấu món này và tất cả đều được chào đón, tuy nhiên cần canh chừng không để những tên quậy phá lén bỏ vào vài trái ớt mắt chim bên trong bánh, thay vì đường cọ jaggery mà cười nhạo mọi người. Mont let saung là một loại bánh mát lành khác dùng để ăn chơi khác của tết Thingyan; đó là một nhúm bột nếp nướng vừng chan nước sirô làm từ đường cọ jaggery và nước dảo dừa. Ở các thành phố lớn như Yangon và Mandalay, người Rakhine cũng mừng lễ Thingyan với nghi thức riêng. Nước được xúc từ các thuyền lớn (tiếng Miến: laung hlei) rồi đổ vào người trẩy hội và người ta ăn món bún cá mohinga phiên bản Rakhine.
Ngày Tân Niên
Ngày tiếp theo là ngày Tân Niên (tiếng Miến: "hnit hsan ta yet nei"). Đây là thời điểm mọi người viếng thăm người lớn tuổi và quỳ lạy (tiếng Miến: gadaw hoặc shihko) để thể hiện lòng tôn kính cũng như là dâng nước đựng trong các nồi đất nung và xà phòng thơm. Người nhỏ tuổi sẽ gội đầu cho người lớn tuổi, theo cách thức truyền thống là với hạt và vỏ của cây keo Acacia rugata. Nhiều người soạn ra các kế hoạch, giải pháp cho năm mới, thường là những việc cần sửa chữa hay là các hành động đáng khen liên quan đến nghiệp của mỗi người (karma). Phóng sinh cá (nga hlut pwè) cũng là một truyền thống khác, những con cá bị mắc cạn nằm phơi mình dưới nắng nóng được cứu vớt, rồi được thả vào các nồi, các vại đất lớn trước khi được phóng sinh trở lại các sông hồ lớn với lời cầu nguyện và điều ước rằng "Ta giải thoát cho cá lần này, cá hãy giải thoát cho ta 10 lần sau nhé". Thingyan (a-hka dwin) cũng là thời điểm ưa thích để tổ chức lễ xuất gia cho các bé trai (tiếng Miến: shinbyu) theo nghi thức của pháo Phật giáo nguyên thủy (Thượng tọa bộ); các bé sẽ gia nhập giáo hội (sangha) trong một thời gian ngắn để thụ hưởng giáo lý nhà Phật- cụ thể là để học Pháp (Phật giáo (Dharma). Nghi lễ này tương tự như nghi lễ trưởng thành trong các tôn giáo khác.
Vào ngày Tân Niên, mọi người quyên góp thức ăn (tiếng Miến: studitha) ở nhiều nơi, đặc biệt là phát thức ăn miễn phí cho những người tham gia lễ hội năm mới.
Xem thêm
Tết Thái
Tết Lào
Tết Campuchia
Tết té nước
Chú thích
Lễ mừng năm mới
Văn hóa Myanmar
Ngày lễ và Ngày Hành động trong tháng Tư |
408157 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C3%B6stau | Tröstau | Tröstau là một đô thị trong huyện Wunsiedel bang Bayern thuộc nước Đức.
Tham khảo |
650006 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Pradatta | Pradatta | Pradatta là một chi bướm đêm thuộc họ Noctuidae, hiện tại nó được coi là đồng nghĩa của Heliothis.
Chú thích
Tham khảo
Natural History Museum Lepidoptera genus database
Heliothinae |
746506 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Oenopota%20hanazakiensis | Oenopota hanazakiensis | Oenopota hanazakiensis là một loài ốc biển, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển thuộc họ Conidae, họ ốc cối.
Miêu tả
Phân bố
Chú thích
Tham khảo
Oenopota
Động vật được mô tả năm 1958 |
673508 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Antheraea%20alleni | Antheraea alleni | Antheraea alleni là một loài bướm đêm thuộc họ Saturniidae. Nó được tìm thấy ở Borneo.
Sải cánh dài 45–52 mm đối với con đực và khoảng 55 mm đối với con cái.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Moths of Borneo
Antheraea |
296153 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Khon%20San%20%28huy%E1%BB%87n%29 | Khon San (huyện) | Khon San () là huyện (‘‘amphoe’’) cực bắc của Chaiyaphum Province, đông bắc Thái Lan.
Lịch sử
Thời kỳ đầu kỷ nguyên Rattanakosin cuối thế kỷ 18, Phumi đã đưa dân từ Mueang Nakhon Thai, thuộc Phitsanulok đến lập thị xã mới ở khu vực này. Ông Phumi là lãnh đảo thị xã và nộp cống vua Rama I. Vua đã bổ nhiệm ông là Muen Aram Kamhaeng và sau đó là Luang Phichit Songkhram, thống đốc đầu tiên của Khon San.
Dưới thời vua Rama V, thị xã này bị hạ xuống thành một tambon của Phu Khiao. Ngày 16 tháng 8 năm 1958, tambon này đã được tách khỏi Phu Khiao và thành một tiểu huyện (King Amphoe), lúc đó có ba tambon Khon San, Nun Khun và Thung Phra. Đơn vị này đã chính thức thành huyện ngày 10 tháng 12 năm 1959.
Địa lý
Các huyện giáp ranh (từ phía bắc theo chiều kim đồng hồ) là Phu Pha Man và Chum Phae của tỉnh Khon Kaen, Phu Khiao, Kaset Sombun và Nong Bua Daeng của tỉnh Chaiyaphum, và Mueang Phetchabun, Lom Sak và Nam Nao của tỉnh Phetchabun.
Hành chính
Huyện này được chia thành 8 phó huyện (tambon), các đơn vị này lại được chia thành 83 làng (muban). Khon San cũng là thị trấn duy nhất (thesaban tambon của huyện, nằm trên một số khu vực của tambon Khon San và Dong Bang. Ngoài ra có 8 tổ chức hành chính tambon (TAO).
Tham khảo
Liên kết ngoài
amphoe.com
Khon San |
791629 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Granigyra | Granigyra | Granigyra là một chi ốc biển, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển trong họ Turbinidae.
Các loài
Các loài trong chi Granigyra gồm có:
Granigyra arenosa Warén, 1993
Granigyra filosa (Dall, 1919)
Granigyra granulifera Warén, 1992
Granigyra inflata (Warén, 1992)
Granigyra limata (Dall, 1889)
Granigyra nipponica (Okutani, 1964)
Granigyra oblatogyra De Souza & Pimenta, 2002
Granigyra piona (Dall, 1919)
Granigyra pruinosa (Jeffreys, 1883)
Granigyra radiata Dall, 1927
Granigyra spinulosa Bush, 1897
Granigyra tenera (Jeffreys, 1883)
Granigyra typica Thiele, 1925
Species brought into synonymy
Granigyra monterosatoi (van Aartsen & Bogi, 1986): synonym of Rugulina monterosatoi (van Aartsen & Bogi, 1986)
Chú thích
Tham khảo
Thiele J. (1925). Gastropoden der Deutschen Tiefsee-Expedition. II Teil. Wissenschaftliche Ergebnisse der Deutschen Tiefsee-Expedition auf dem Dampfer "Valdivia" 1898-1899. 17(2): 35-382, pls 13-46
Gofas, S.; Le Renard, J.; Bouchet, P. (2001). Mollusca, in: Costello, M.J. et al. (Ed.) (2001). European register of marine species: a check-list of the marine species in Europe and a bibliography of guides to their identification. Collection Patrimoines Naturels, 50: pp. 180–213
Spencer, H.; Marshall. B. (2009). All Mollusca except Opisthobranchia. In: Gordon, D. (Ed.) (2009). New Zealand Inventory of Biodiversity. Volume One: Kingdom Animalia. 584 pp
Dall W.H. 1889. Reports on the results of dredging, under the supervision of Alexander Agassiz, in the Gulf of Mexico (1877-78) and in the Caribbean Sea (1879-80), by the U.S. Coast Survey Steamer "Blake", Lieut.-Commander C.D. Sigsbee, U.S.N., and Commander J.R. Bartlett, U.S.N., commanding. XXIX. Report on the Mollusca. Part 2, Gastropoda and Scaphopoda. Bulletin of the Museum of Comparative Zoölogy at Harvard College, 18: 1-492, pls. 10-40.
Kano, Y.; Chikyu, E.; Warén, A. (2009). Morphological, ecological and molecular characterization of the enigmatic planispiral snail genus Adeuomphalus (Vetigastropoda: Seguenzioidea. Journal of Molluscan Studies. 75(4): 397-418
Seguenzioidea |
886648 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Colletes%20araucariae | Colletes araucariae | Colletes araucariae là một loài Hymenoptera trong họ Colletidae. Loài này được Friese mô tả khoa học năm 1910.
Chú thích
Tham khảo
Colletes
Động vật được mô tả năm 1910 |
661764 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Pachyta%20armata | Pachyta armata | Pachyta armata là một loài bọ cánh cứng thuộc phân họ Lepturinae, trong họ Cerambycidae. Loài này phân bố ở Hoa Kỳ.
Chú thích
Tham khảo
A
Động vật được mô tả năm 1873 |
398314 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Gro%C3%9F%20Niendorf%2C%20Ludwigslust-Parchim | Groß Niendorf, Ludwigslust-Parchim | Groß Niendorf là một đô thị tại Ludwigslust-Parchim (trước thuộc huyện Parchim), bang Mecklenburg-Vorpommern, miền bắc nước Đức.
Tham khảo
Xã và đô thị ở huyện Ludwigslust-Parchim |
844722 | https://vi.wikipedia.org/wiki/6521%20Pina | 6521 Pina | 6521 Pina (1991 LC1) là một tiểu hành tinh vành đai chính được phát hiện ngày 15 tháng 6 năm 1991 bởi E. F. Helin ở Palomar.
Tham khảo
Liên kết ngoài
JPL Small-Body Database Browser ngày 6521 Pina
Tiểu hành tinh vành đai chính
Thiên thể phát hiện năm 1991 |
969322 | https://vi.wikipedia.org/wiki/An%20Khang%20%28x%C3%A3%29 | An Khang (xã) | An Khang là một xã thuộc thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang, Việt Nam.
Hành chính
Xã An Khang được chia thành 9 thôn: Bình Ca, Phúc Lộc B,Trường Thi B,
Chú thích
Tham khảo |
583111 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Deramas | Deramas | Deramas là một chi bướm ngày thuộc họ Lycaenidae. Most of the species are rare và endangered.
Hình ảnh
Tham khảo
Liên kết ngoài
Asahi Correctly determined photos of Deramas species from Philippines
TOL
Poritiini |
955645 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Geranomyia%20javanica | Geranomyia javanica | Geranomyia javanica là một loài ruồi trong họ Limoniidae. Chúng phân bố ở miền Ấn Độ - Mã Lai.
Liên kết ngoài
Tham khảo
Geranomyia
Limoniidae ở vùng Indomalaya |
252255 | https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%A2n%20bay%20qu%E1%BB%91c%20t%E1%BA%BF%20Bac%C4%83u | Sân bay quốc tế Bacău | Sân bay quốc tế Bacău là sân bay quan trọng thứ hai (về lượng khách) ở khu vực đông bắc România (vùng lịch sử Moldavia). Sân bay này phục vụ Bacău và Neamţ. Khu vực sân bay là nơi đặt cơ sở của Aerostar SA, một nhà máy sản xuất và bảo dường máy bay. Sân bay này cách trung tâm thành phố Bacău 10 km về phía tây nam.
Các hãng hàng không và các tuyến bay
Blue Air (Rome-Fiumicino)
Carpatair (Timişoara)
TAROM (Bucharest-Otopeni, Suceava)
Tham khảo
Liên kết ngoài
Sân bay quốc tế Bacău (trang mạng chính thức)
Google map
Sân bay Romania
Bacău |
14498 | https://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BA%ADt%20li%E1%BB%87u%20g%E1%BB%91m | Vật liệu gốm | Các vật liệu gốm đề cập tới trong bài này là các hóa chất chủ yếu ở dạng oxide, được sử dụng trong công nghiệp gốm sứ. Chúng có thể phân loại một cách tương đối thô thiển thành các phân nhóm sau:
Các chất trợ chảy: Là các hóa chất khi thêm vào thì có tác dụng chủ yếu là giảm nhiệt độ nóng chảy của men/thủy tinh.
Các chất tạo thủy tinh: Là các chất khi tham gia vào thành phần của men có tác dụng chủ yếu là tạo ra thủy tinh.
Các chất tạo màu: Là các hóa chất khi thêm vào có tác dụng chủ yếu là tạo ra các màu sắc hay các gam màu nhất định cho men/thủy tinh.
Các chất tạo độ mờ: Là các hóa chất khi thêm vào trong tinh có tác dụng chủ yếu là tạo ra các độ mờ nhất định cho các màu men/thủy tinh.
Các chất mất đi khi cháy: Là các chất khi bị nung ở nhiệt độ cao sẽ bị phân hủy và thoát ra ở dạng khí. Tuy nhiên, chúng có thể tham gia vào một số phản ứng hóa học phức tạp mà cơ cấu hoạt động còn chưa được tìm hiểu kỹ.
Các chất khác: Là phân nhóm chứa các chất có mặt trong men ở tỷ lệ phần trăm rất nhỏ (dạng dấu vết).
Tuy nhiên, sự phân loại này không hoàn toàn chính xác, do vai trò của một hóa chất nhất định còn phụ thuộc vào môi trường lò nung (oxy hóa, khử hay trung tính), vào sự có mặt của các hóa chất khác cũng như nhiệt độ nung v.v.
Chất trợ chảy
BeO
Phân tử khối: 25,011 đvC
Điểm nóng chảy: 2.650 °C
Tên gọi: beryli oxide
Nguồn: beryl
Oxide beryli là một oxide đặc biệt, do nó tồn tại ở dạng hầu như nguyên chất trong tự nhiên. Chúng dùng để chế tạo vật liệu gốm có độ dẫn nhiệt cao, đặc biệt với môi trường nhiệt độ thấp.
Bi2O3
Phân tử khối: 466 đvC
Điểm nóng chảy: 820 °C
Tên gọi: Oxide bismuth
Nguồn: Nitrat bismuth
Oxide bismuth được giải phóng từ sự đốt nóng của nitrat bismuth. Bismuth có thể thay thế hiệu quả cho chì, nó cũng tạo được độ bóng, độ chảy lỏng, hệ số khúc xạ, sức căng bề mặt, độ nhớt tương tự cho men. Bismuth nóng chảy thấp hơn chì do đó men còn có thể chảy lỏng hơn. Tuy nhiên, bismuth đắt hơn chì và trong một vài trường hợp men sẽ không có độ bóng như dùng chì oxide, ví dụ trường hợp in màu xanh côban hay màu đỏ sắt lên trên men. Bismuth cũng được sử dụng trong các men frit nung thấp và màu.
CdO
Phân tử khối: 128,41 đvC
Điểm nóng chảy: 1.426 °C
Tên gọi: Cadmi oxide
Nguồn: Cadmi sulfide, silicat cadmi
Oxide cadmi không hòa tan trong nước và dung dịch kiềm nhưng hòa tan trong môi trường acid và môi trường có muối amôni. Tự bản thân nó không tạo được màu cho men, tuy nhiên sử dụng cùng với oxide sêlen sẽ tạo ra màu đỏ; cùng với lưu huỳnh cho màu vàng.
K2O
Phân tử khối: 94,2 đvC
Hệ số giãn nở: 0,331
Điểm nóng chảy: 750 °C
Tên gọi: Kali oxide
Nguồn: fenspat kali, đá cornwall, nephelin syenit, frit
K2O cùng với Na2O và Li2O tạo thành nhóm oxide kiềm. K2O thường đi chung với Na2O trong khâu chuẩn bị nguyên liệu, chúng có tính chất hầu như giống nhau. Khi đi cùng, người ta gọi là KNaO. Là một oxide rất bền, oxide kali là một chất trợ chảy bổ trợ quan trọng trong các loại men nung cao. Độ giãn nở nhiệt cao góp phần làm cho men rạn nhưng không tệ như oxide natri. Men kiềm hầu như là men rạn. Nếu màu mong muốn của men phụ thuộc vào hàm lượng kiềm, để tránh rạn men chỉ còn cách điều chỉnh thân gạch.
Na2O
Phân tử khối: 62 đvC
Hệ số giãn nở: 0,387
Điểm nóng chảy: 800 °C
Tên gọi: Natri oxide
Nguồn: Fenspat, nephelin syenit, frit natri, sôđa
Natri oxide là một chất trợ chảy mạnh hơn kali một ít. Natri oxide thường được thêm vào qua sôđa. Độ giãn nở nhiệt cao dễ gây rạn men. Natri có thể bắt đầu hoá hơi ở nhiệt độ cao. Tạo màu mạnh với đồng, côban, sắt, tuy nhiên khả năng rạn men cao và men chảy quá loãng do sử dụng hàm lượng sôđa cao. Men kiềm cao và alumina thấp giúp cho màu đẹp nhất. Kiềm làm tăng khả năng hòa tan chì trong men.
KNaO
Phân tử khối: 78,1
Hệ số giãn nở: 0,359
Tên gọi: Oxide kali/natri
Nguồn: K2O và
Phân tử lượng và hệ số giãn nở là giá trị trung bình của hai oxide thành phần.
Li2O
Phân tử lượng: 29,8
Hệ số giãn nở: 0,068
Điểm nóng chảy: 1.000 °C
Tên gọi: Oxide lithi, lithia
Nguồn: Cacbonat lithi, fenspat lithi hay spodumen
Li2O là oxide trợ chảy mạnh nhất. Cùng với oxide bo và oxide natri, nó đóng vai trò của chất gây chảy. Chỉ cần sử dụng 1% sẽ cải thiện đáng kể độ bóng mặt men, 3% làm giảm nhiều điểm nóng chảy của men và giảm sức căng bề mặt của men nung chảy. Độ giãn nở nhiệt của nó thấp hơn của natri và kali nhiều do đó nó được dùng cho men cần độ giãn nở rất thấp. Ảnh hưởng đến các hiệu ứng kết cấu của mặt men.
Li2O làm tăng độ mờ của men. Li2O với oxide đồng có thể cho màu xanh lam. Li2O với oxide côban có thể cho màu hồng.
MgO
Phân tử lượng: 40,3
Hệ số giãn nở: 0,026
Điểm nóng chảy: 2.800 °C
Tên gọi: Oxide magnesi, Magnesisia
Nguồn: bột tan, đôlômit, cacbonat magnesi
Cùng với SrO, BaO và CaO tạo thành nhóm oxide kiềm thổ. Oxide ziricon và oxide magnesi là hai oxide có nhiệt độ nóng chảy cao nhất. Tuy nhiên, MgO dễ dàng tạo pha eutecti với các oxide khác và nóng chảy ở nhiệt độ rất thấp. Độ giãn nở nhiệt thấp và khả năng chống rạn men là hai đặc tính quan trọng của oxide magnesi. Trong men nung nhiệt độ cao, nó là một oxide trợ chảy (bắt đầu hoạt động từ 1.170 °C) tạo ra men chảy lỏng có độ sệt cao, sức căng bề mặt lớn, mờ đục và xỉn. Cũng như CaO, tác động làm chảy men của nó gia tăng rất nhanh khi nhiệt độ càng cao. MgO không nên dùng cho men có màu sáng. Nó cũng có thể tác hại đến một số màu của men lót. MgO dùng làm chất bổ trợ bề mặt để tạo mặt men xỉn.
MoO3
Phân tử lượng: 143,94
Hệ số giãn nở: 0,094
Điểm nóng chảy: 795 °C
Tên gọi: Oxide môlipđen
PO4
Phân tử lượng: 94,969
Tên gọi: Oxide phosphor
Nguồn: tro xương
PbO
Phân tử lượng: 223,2
Hệ số giãn nở: 0,083
Điểm nóng chảy: 888 °C
Tên gọi: Oxide chì (II)
Nguồn: frit chì, oxide chì
Phản ứng dễ dàng với silica để tạo thành silicat chì nóng chảy ở nhiệt độ thấp, độ bóng cao. Oxide chì (II) có thể cho các đặc trưng bề mặt và màu sắc lạ thường. Men chì còn có khả năng chống mẻ cạnh cao. Cacbonat chì, nguồn cung cấp oxide chì tốt nhất, tồn tại hầu như ở dạng nguyên chất và độ hạt rất mịn. Nó giúp hình thành và duy trì tốt thể huyền phù ở men chưa nung cũng như giúp men nóng chảy ở nhiệt độ thấp. Độ giãn nở nhiệt thấp, dùng kết hợp với oxide bo để cải thiện hiện tượng rạn men và khả năng bị ăn mòn hóa học. Oxide chì (II) cũng làm loãng men nung chảy. Vấn đề của chì là tính độc hại, mất độ bóng khi nung ở nhiệt độ cao, mờ sau một thời gian dài sử dụng và độ chống mài mòn kém. Nếu cho nhiều chì quá mức cho phép thì người sử dụng lâu ngày sẽ bị ảnh hướng đến trí não...
ZnO
Phân tử lượng: 81,4
Hệ số giãn nở: 0,094
Điểm nóng chảy: 1.800 °C
Tên gọi: Oxide kẽm
Nguồn: Oxide kẽm
ZnO bắt đầu chức năng trợ chảy ở khoảng 1.000 °C. Tuy nhiên, ZnO dễ dàng bị khử thành kẽm kim loại do khí CO và H2 trong môi trường nung khử của lò ga (hay lò điện có độ thông hơi kém). Kẽm kim loại nguyên chất lại nóng chảy ở 419 °C, sôi và hoá hơi ở 907 °C. ZnO có độ giãn nở nhiệt thấp có thể dùng thay cho các chất trợ chảy có độ giãn nở nhiệt cao để ngăn chặn rạn men. Hàm lượng sử dụng trung bình và cao, ZnO cho mặt men xỉn và bị kết tinh. Phản ứng của oxide kẽm trên các màu khá phức tạp. Nó có thể có các hiệu ứng có ích hoặc có hại với các màu xanh lam, nâu, xanh lục, hồng và được khuyên không nên dùng với đồng, sắt hay crôm. Với hàm lượng cao, ZnO có thể là chất làm mờ (trắng đục).
FeO
Phân tử lượng: 71,85
Điểm nóng chảy: 1.370 °C
Tên gọi: Oxide sắt (II), oxide sắt đen
Nguồn: Oxide sắt đen
Trong môi trường khử, Fe2O3 dễ dàng bị khử thành FeO theo phản ứng sau ở 900 °C:
Fe2O3 + CO = 2FeO + CO2
Phản ứng trên xảy ra dễ dàng nếu đất sét chứa nhiều các tạp chất hữu cơ. Khi sắt ba đã bị khử thành sắt hai trong men thì rất khó oxy hóa trở lại.
FeO là một oxide trợ chảy mạnh, có thể thay thế cho oxide chì hay oxide calci. Hầu hết các loại men sẽ có độ hoà tan sắt hai khi nung chảy cao hơn khi ở trạng thái rắn, do đó sẽ có oxide sắt kết tinh trong men khi làm nguội, môi trường oxy hóa hay khử.
Chất tạo thủy tinh
SiO2 tự do
Phân tử lượng: 60,1
Hệ số giãn nở: 0,035
Điểm nóng chảy: 1.710 °C
P2O5
Phân tử lượng: 141,9
Điểm nóng chảy: 580 °C
Tên gọi: Pentoxide phosphor
Nguồn: Tro xương, tro gỗ, tro củi
P2O5 là một chất tạo thủy tinh như oxide bo và silica. Thủy tinh phosphor có khuynh hướng tạo vệt xanh xám trong men, nó không tham gia vào chuỗi silica nhưng tồn tại như một thể keo tách biệt trong mạng silicat. P2O5 có thể dùng làm chất biến đổi bề mặt, nó có thể tạo các hiệu ứng đa dạng và lốm đốm cho men (đặc biệt với men nung thấp) khi được sử dụng với hàm lượng thấp (tối đa 2%). Tro xương là nguồn cung cấp.
Chất tạo màu
CeO2
Phân tử lượng: 172
Điểm nóng chảy 2.400 °C
Tên gọi: Oxide xeri, Oxide xeri (IV)
Dùng cho thủy tinh quang học vì có tính chất bảo vệ khỏi tia cực tím. Kết hợp với titan cho màu vàng. Dùng làm chất làm mờ trong trường hợp cần một số hiệu quả đặc biệt trong ngành gạch men.
Cu2O
Phân tử lượng: 143
Điểm nóng chảy: 1.235 °C
Tên gọi: Oxide đồng (I)
Nguồn: Oxide đồng đỏ. Xem thêm: Oxide đồng (II)
Môi trường nung khử sẽ chuyển CuO (màu đen) thành Cu2O màu đỏ sáng:
2CuO + CO = Cu2O + CO2
Muốn có màu đỏ sáng, người ta chỉ cần dùng một lượng rất nhỏ oxide đồng (I) (0,5%). Nếu hàm lượng đồng cao hơn, có thể dẫn đến xuất hiện các hạt đồng kim loại nhỏ li ti trong men chảy tạo thành màu đỏ sang de-boeuf. Nếu có bo trong men khử đồng đỏ người ta sẽ có màu tím. Trong men đồng đỏ sử dụng nhiều nguyên liệu fenspat, thêm oxide bari tạo ra màu từ xanh Thổ đến lam thẫm, tùy theo hàm lượng oxide đồng. Flo khi được sử dụng với oxide đồng cho màu lục ánh lam.
CuO
Phân tử lượng: 79,54
Điểm nóng chảy: 1.148 °C
Tên gọi: Oxide đồng (II)
Nguồn: Oxide đồng đen
Trong môi trường oxy hóa bình thường, CuO không bị khử thành Cu2O và nó tạo màu xanh lục trong suốt cho men. Có thể tạo màu tím cho men nếu trong men có một ít oxide đồng tạo màu xanh lục (CuO) và một ít oxide đồng đỏ (Cu2O). Hiệu quả này thường có được nếu men có hàm lượng CaO (vôi sống) cao hay nếu quá trình nung trong giai đoạn đầu là môi trường oxy hóa và các giai đoạn sau đó là môi trường trung tính. Sắc màu xanh lục có thể thay đổi tùy theo tốc độ nung. Màu đẹp nhất khi nung nhanh. Sắc xanh còn tùy thuộc vào sự hiện diện của các oxide khác (ví dụ: chì hàm lượng cao sẽ cho màu lục sẫm hơn, các oxide kiềm thổ hay bo hàm lượng cao sẽ kéo về phía sắc xanh lam). Oxide đồng là một chất trợ chảy khá mạnh. Nó làm tăng độ chảy loãng của men nung và tăng khả năng tạo vân rạn do hệ số giãn nở nhiệt cao. Kết hợp với oxide titan có thể tạo ra các hiệu quả "tạo vết bẩn" và "lốm đốm" rất đẹp. CuO kết hợp với thiếc hay ziricon cho màu xanh Thổ hay lục-lam trong men kiềm thổ (hàm lượng KNaO cao) và alumina thấp. Nên sử dụng frit pha sẵn nếu muốn có màu này, tuy nhiên men loại này thường bị rạn. CuO trong men (bari/kẽm/natri) cho màu xanh lam. K2O có thể làm cho men có CuO ngả sắc vàng.
Fe2O3
Phân tử lượng: 159,69
Hệ số giãn nở: 0,125
Điểm nóng chảy: 1.565 °C
Tên gọi: Oxide sắt (III), oxide sắt đỏ, gỉ sắt
Nguồn: Oxide sắt, đất sét có vết nâu đỏ...
Các hợp chất sắt là các chất tạo màu phổ biến nhất trong ngành gốm. Sắt có thể biểu hiện khác biệt tùy thuộc môi trường lò, nhiệt độ nung, thời gian nung và tùy theo thành phần hóa học của men. Do đó có thể nói nó là một trong những nguyên liệu lý thú nhất. Về mặt hoá học, oxide sắt (III) cũng thuộc nhóm lưỡng tính như alumina. Fe2O3 không phải là một oxide trợ chảy, nó là một chất chống chảy. Trong môi trường nung khử, Fe2O3 dễ dàng bị khử (do cacbon hay các hợp chất lưu huỳnh trong nguyên liệu và môi trường lò) thành FeO và trở thành chất trợ chảy. Nếu muốn giữ được oxide sắt (III), từ 700 °C – 900 °C, môi trường nung phải là oxy hóa. Oxide sắt (III) là dạng phổ biến nhất của oxide sắt tự nhiên. Trong môi trường nung oxy hóa, nó vẫn là Fe2O3 và cho màu men từ hổ phách đến vàng nếu hàm lượng tối đa trong men là 4% (rõ rệt hơn nếu men có oxide chì (II) và vôi), cho men màu da rám nắng (nâu vàng) nếu hàm lượng khoảng 6% và cho màu nâu nếu hàm lượng oxide sắt (III) cao hơn. Màu đỏ của oxide sắt ba có thể biến đổi trên một khoảng rộng trong khoảng nhiệt độ nung thấp. Nếu nung thấp thì có màu cam sáng. Nhiệt độ tăng màu sẽ chuyển sang đỏ sáng rồi đỏ sậm và cuối cùng là nâu. Chuyển biến từ đỏ sang nâu xảy ra đột ngột trên một khoảng nhiệt độ hẹp, cần lưu ý.
Hầu hết các loại men sẽ có độ hòa tan sắt ba khi nung chảy cao hơn khi ở trạng thái rắn, do đó sẽ có oxide sắt kết tinh trong men khi làm nguội, môi trường oxy hóa hay khử. Men có hàm lượng chất trợ chảy cao, điểm nóng chảy thấp sẽ hoà tan được nhiều sắt hơn.
Kẽm làm xấu màu của sắt.
Titan và rutil (dioxide titan) với sắt có thể tạo hiệu quả đốm hay vệt màu rất đẹp.
Trong men khử có oxide sắt ba, men sẽ có màu từ xanh Thổ đến lục nhạt (khi men có hàm lượng sôđa cao, có oxide bo).
Trong men chứa calcia, oxide sắt ba có khuynh hướng cho màu vàng. Trong men kiềm cho màu từ vàng rơm đến nâu vàng.
Men chì nung thấp, men kali và natri có màu đỏ khi thêm oxide sắt ba (không có sự hiện diện của bari).
Fe3O4
Oxide sắt từ: có thể là hỗn hợp của Fe2O3 và FeO. Kết quả của phản ứng chuyển đổi không hoàn toàn hay có thể là dạng khoáng vật kết tinh tự nhiên, cho màu nâu. Dạng sau dùng để tạo đốm nâu li ti trong men.
Thêm Fe2O3 vào men giúp giảm rạn men (nếu hàm lượng sử dụng dưới 2%).
InO3
Phân tử lượng: 277,64
MnO
Phân tử lượng: 70,9
Hệ số giãn nở: 0,05
Điểm nóng chảy: 1.650 °C
Tên gọi: Oxide mangan (II)
Nguồn: Dioxide mangan
Trên 1.080 °C, MnO2 chuyển thành MnO (MnO chỉ tồn tại ở nhiệt độ trên 1.080 °C) – MnO là một oxide trợ chảy dễ dàng kết hợp với silica cho màu tím nếu trong men không có alumina và cho màu nâu nếu có alumina. Màu nâu mangan khác và đẹp hơn màu nâu sắt.
Hàm lượng nhỏ MnO dễ dàng hoà tan trong hầu hết các loại men, tuy nhiên trên 5% thì MnO bắt đầu kết tủa (tốc độ nguội, độ chảy lỏng của men sẽ ảnh hưởng đến sự kết tủa). Nếu hàm lượng rất cao (20%), sẽ có bề mặt kim loại.
MnO không bị biến đổi trong môi trường khử, tuy nhiên tốt nhất vẫn nên dùng nó trong môi trường oxy hóa và men nung trên 1.200 °C.
Trong men nung dưới 1.080 °C, oxide mangan cho màu nâu cà phê khi có mặt thiếc, cho màu nâu xỉn khi có chì và hàm lượng thấp kiềm.
MnO2
Phân tử lượng: 86,9
Hệ số giãn nở: 0,05
Điểm nóng chảy: 1.080 °C
Tên gọi: Dioxide mangan, Oxide mangan (IV)
Nguồn: Dioxide mangan
MnO2 có thể cho màu tím trong men kiềm cao (KNaO) và alumina thấp, có mặt oxide côban càng tốt (nên dùng loại frit có thành phần này).
Các vết màu với thành phần 8 sắt, 4 mangan và 0,5 côban cho màu đen tuyền.
NiO
Phân tử lượng: 74,7
Điểm nóng chảy: 1.453 °C
Tên gọi: Oxide niken (II)
Nguồn: Oxide niken
Thường không dùng với men nung thấp do điểm nóng chảy của bột oxide niken (II) cao. Men đã xỉn sẽ bị khô nếu thêm oxide niken (II).
Oxide niken (II) thường dùng để cải thiện và "làm mềm" màu của các oxide kim loại khác do đó chỉ sử dụng với lượng nhỏ.
Oxide niken (II) với oxide thiếc cho màu xanh thép. Nếu hàm lượng thiếc cao thì có thể có màu xanh oải hương. Oxide niken (II) và oxide calci cho màu nâu vàng. Oxide niken (II) với oxide bari cho màu nâu.
Oxide niken (II) trong men chì cho màu xám. Oxide niken (II) có thể cho màu hồng trong men kali cao. Oxide niken (II) cho màu vàng trong men lithi. Oxide niken (II) với hàm lượng cao MgO cho màu xanh lục, tốt hơn nếu có mặt kẽm.
PrO2
Phân tử lượng: 172,9
Tên gọi: Oxide praseodymi (IV)
Nguồn: Vết màu
Được sử dụng cùng với ziricon trong các loại vết tạo màu vàng chanh. Màu vàng có thể thay đổi theo thành phần hóa học của men. Men PrO2 có thể dễ dàng bị sai màu khi bị nhiễm các oxide màu khác.
PrO2 có thể dùng trong môi trường nung khử, nhiệt độ cao. Cũng độc hại nhưng ít nguy hiểm hơn vanadi hay antimon.
Se
Phân tử lượng: 111,2
Điểm nóng chảy: 217 °C
Tên gọi: Seleni
Nguồn: Selenide natri, selenide bari
Nguyên tố bán kim loại cùng nhóm lưu huỳnh. Dùng với côban sẽ là một chất khử màu tốt cho thủy tinh, do nó tạo màu hồng sẽ trung hoà màu xanh lục của sắt và thủy tinh sẽ trong suốt không màu. Dùng với cadmi cho men màu đỏ (nung thấp). Có mặt chì làm tăng màu.
Cho thủy tinh màu hoa hồng hay hồng ngọc (ruby). Dùng trong một vài loại vết màu đặc biệt.
U3O8
Phân tử lượng: 842
Điểm nóng chảy: 2.176 °C
Tên gọi: Oxide urani
Nguồn: Oxide urani
Có thể coi là hỗn hợp của UO2x2UO3. Dùng làm chất tạo màu, hàm lượng sử dụng có thể đến 15%, có thể cho màu vàng, đỏ và cam. Ví dụ oxide urani cho màu đỏ trong men silicat chì với alumina thấp và không có oxide bo, có mặt kẽm càng tốt. Dù dạng oxide được xem là không nguy hiểm về mặt phóng xạ, việc sử dụng urani nói chung là nên hạn chế.
V2O5
Phân tử lượng: 181,9
Điểm nóng chảy: 690 °C
Tên gọi: Pentoxide vanadi
Nguồn: Oxide vanadi
Vanadi là một oxide kim loại có tính acid, cho màu vàng nếu hàm lượng sử dụng khoảng đến 10%. Màu của nó yếu, tuy nhiên có thể cũng có khi dùng kết hợp với thiếc và oxide ziricon. Màu vàng vanadi bền hơn màu vàng antimon ở nhiệt độ cao. Màu vanadi rực rỡ và ấn tượng nhất trong men chì. Pentoxide vanadi cũng là một chất trợ chảy mạnh. Ngoài dạng V2O5 chúng ta còn có thể có V2O3.
Chất tạo độ mờ
Sb2O3
Phân tử lượng: 291,6
Điểm nóng chảy: 630 °C
Tên gọi: Oxide antimon (III)
Nguồn: Oxide antimon, sulfide antimon
Oxide antimon (III) được dùng làm chất tạo độ mờ trong men nung thấp, tuy nhiên nó dễ bị mất tính năng làm mờ do là chất dễ bị khử, vì vậy trong men cần phải có một tác nhân oxy hóa như KNO3 để đảm bảo hiện tượng này không xảy ra. Không dùng được cho men nung trên cone 1 do bị hoá hơi. Có thể cho men ngả màu vàng Naples nếu có sự hiện diện của chì (tạo kết tủa antimonat chì màu vàng).
SnO2
Phân tử lượng: 150,7
Hệ số giãn nở: 0,02
Điểm nóng chảy: 1.127 °C
Tên gọi: Oxide thiếc (IV), Oxide stannic
Nguồn: Bột oxide thiếc
Dạng oxide cao nhất của thiếc kim loại. Oxide thiếc (IV) rất trắng, tỷ trọng thấp. Thiếc kim loại nóng chảy ở nhiệt độ rất thấp nhưng oxide thiếc (IV) chỉ nóng chảy ở 1.127 °C.
SnO2 chủ yếu được sử dụng làm chất làm mờ (hàm lượng sử dụng từ 5-15%) cho mọi loại men. Oxide thiếc là một chất làm mờ hữu hiệu để chuyển men trong thành trắng đục (trắng mềm sắc xanh nếu so sánh với các màu trắng tinh thô của ziricon). Lượng sử dụng tùy thuộc thành phần men và nhiệt độ nung. Tính năng làm mờ của oxide thiếc có được là do các hạt oxide thiếc nhỏ phân tán và nằm lơ lửng trong men nung. Ở nhiệt độ cao hơn, các hạt oxide thiếc bắt đầu bị chảy, hòa tan và sẽ mất khả năng làm mờ.
Cũng như oxide ziricon, lượng oxide thiếc cao trong men nung thấp sẽ làm cho men khó chảy, làm quánh men chảy và tăng khả năng bị lỗ châm kim và gai ốc. Sử dụng oxide thiếc sẽ có màu trắng mềm hơn sử dụng chất tạo mờ gốc ziricon (rất thông dụng và rẻ hơn oxide thiếc nhiều).
Một điều phải hết sức lưu ý là oxide thiếc dễ dàng phản ứng với crôm (chỉ cần lượng rất nhỏ) tạo ra màu hồng. Nếu trong lò chỉ có một ít hơi crôm từ các loại men khác, màu trắng của oxide thiếc sẽ không còn.
Các chất tạo mờ khác còn có oxide ziricon (cho màu trắng thủy tinh thô hơn), phôtphát calci (bị vấn đề ngả màu sang xám), oxide xeri (chỉ dùng ở nhiệt độ thấp), oxide antimon (có vấn đề nếu men có chì – men ngả vàng) và dioxide titan (mất màu nếu có oxide sắt).
TiO2
Phân tử lượng: 79,9
Hệ số giãn nở: 0,144
Điểm nóng chảy: 1.830 °C
Tên gọi: Dioxide titan, Titania
Nguồn: Dioxide titan, rutil
Dioxide titan là một oxide đa dụng do có thể làm chất làm mờ, tạo đốm và kết tinh. Hàm lượng dưới 0,1% được dùng để biến đổi màu men có sẵn từ các oxide kim loại khác như Cr, Mn, Fe, Co, Ni, Cu. Dioxide titan có thể tự tạo thủy tinh nhưng nó lại không có độ hòa tan cao trong silica nóng chảy. Hàm lượng thấp hơn 1%, dioxide titan hòa tan hoàn toàn trong men chảy (chưa thể làm chất làm mờ). Hàm lượng hơi cao hơn một chút, nó sẽ cho một vệt màu trắng ánh lam trong men trong suốt (còn tùy thuộc hàm lượng alumina). Trên 2%, nó bắt đầu thay đổi mạnh bề mặt và độ đục của men do hình thành các hạt tinh thể phân tán lơ lửng trong men. Trong khoảng từ 2-6%, nó sẽ tạo các đốm trên mặt men. Từ 10-15%, nó cho bờ mặt men mờ đục và xỉn nếu men không bị quá lửa. Dioxide titan là một oxide "đói" oxy và dễ dàng bị oxy hóa từ dạng bị khử của nó khi có cơ hội.
Dioxide titan được dùng trong một số loại frit chì để giảm sự thẩm thấu. Men chứa dioxide titan có thể thay đổi màu nhẹ dưới tác động của ánh sáng và cũng có thể thay đổi màu do tác động của nhiệt.
TiO2 được xem là oxide trơ trong men. Tuy nhiên trên giản đồ Al2O3 - TiO2, dioxide titan và oxide nhôm tạo cùng pha eutecti ở 80% Al2O3 và 1705 °C cho thấy TiO2 có phản ứng với oxide nhôm, oxide quan trọng thứ nhì trong ngành gốm.
ZrO
Phân tử lượng: 107,2
Hệ số giãn nở: 0,02
Tên gọi: Oxide ziriconi (II), Zirconia
Nguồn: Các chất làm mờ ziricon, silicat ziriconi
ZrO có thể tạo các mẫu gồm những vùng đậm nhạt xen kẽ trên mặt men (chất biến đổi bề mặt). Cần phải sử dụng hàm lượng cao (khoảng 15%).
ziricon được sử dụng trong các vết để ổn định độ màu.
ZrO2
Phân tử lượng: 123,2
Hệ số giãn nở: 0,02
Điểm nóng chảy: 2.700 °C
Tên gọi: Dioxide ziriconi, oxide ziriconi (IV)
Nguồn: Các chất làm mờ ziricon, silicat ziriconi
Nó được dùng làm chất làm mờ trong men, tương tự như oxide thiếc. Tuy nhiên, oxide thiếc có thể nói là hiệu quả gấp đôi về mặt tạo độ mờ. Men bo hay kiềm cao, men alumina và silica thấp có thể không được làm mờ tốt lắm.
LOI (Chất mất đi khi cháy)
Viết tắt của từ tiếng Anh Loss on Ignition
C
Tên gọi: Cacbon
Nguồn: đất sét viên
CO2
Tên gọi: Dioxide cacbon
CO2 tạo ra khi cacbon trong thành phần nguyên liệu cháy trong lúc nung. CO2 thường được tạo ra khi khí CO trong buồng đốt (tạo ra trong môi trường nung khử hay oxy hóa không hoàn toàn) gặp các hợp chất mà nó có thể dễ dàng lấy đi một nguyên tử oxy để tạo thành CO2.
H2O
Nguồn: đất sét, các khoáng chất ngậm nước (hiđrat hóa)
F
Phân tử lượng: 19
Tên gọi: Flo
Flo thoát ra khi nung một số nguyên liệu như đá Cornwall hay flospat, hơi của nó rất độc hại, do đó phải nêu riêng để lưu ý, không nên gộp chung vào LOI.
Các chất khác
Các nguyên tố dấu vết (hay vi lượng)
Dùng nhóm các nguyên tố dấu vết trong bảng phân tích nhưng xem như trọng lượng bằng 0 trong tính toán công thức men.
Y2O3
Phân tử lượng: 225,8
Điểm nóng chảy: 2.585 °C
Tên gọi: Oxide ytri
Dùng trong chế tạo gốm sứ dẫn điện, vật liệu chịu lửa, ngành thủy tinh và trong các vết màu. Có thể cho men màu vàng.
Men phát màu
Men phát màu (colored glaze) là loại men mà trong thành phần có các oxide hoặc muối kim loại màu khi nung nóng chảy tạo nên những hiệu ứng sắc màu vô cùng phong phú. Như vậy các oxide và muối kim loại màu là nhân tố chính làm nên màu men. Quy trình nung đốt cũng là một nhân tố rất quan trọng quyết định đến sắc màu và hiệu ứng của men. Với các dòng men quý thì chỉ một sự thay đổi nhỏ trong khâu nung đốt cũng có thể làm cho sắc màu men biến đổi hoàn toàn. Mỗi nghệ nhân gốm sứ thường tự tìm tòi cho mình công thức pha chế, phương pháp nung đốt riêng được xem như bí quyết nghề nghiệp để có được những sắc màu mong đợi ấy. Sắc màu càng độc đáo kết hợp với hiệu ứng càng thú vị thì men càng quý, sản phẩm càng giá trị và đẳng cấp của người nghệ nhân gốm sứ càng được ghi nhận. Men ngọc Celadon, men đỏ máu bò, men kết tinh... chính là ví dụ tiêu biểu về những dòng men phát màu quý giá.
Tham khảo |
700076 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Trimerotropis%20infantilis | Trimerotropis infantilis | Trimerotropis infantilis là một loài côn trùng thuộc họ Acrididae. Đây là loài đặc hữu của Hoa Kỳ.
Chú thích
Tham khảo
Rentz, D.C.F. 1996. Trimerotropis infantilis. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 10 tháng 8 năm 2007.
Động vật Mỹ
I
Côn trùng Bắc Mỹ
Động vật được mô tả năm 1984 |
703136 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Amoria%20hunteri | Amoria hunteri | Amoria hunteri là một loài ốc biển, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển trong họ Volutidae, họ ốc dừa.
Miêu tả
Phân bố
Chú thích
Tham khảo
[[Thể loại:Amoria
Amoria |
662964 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Lepuropetalon%20spathulatum | Lepuropetalon spathulatum | Lepuropetalon là một chi thực vật hạt kín thuộc họ Celastraceae như họ này được định nghĩa trong phân loại năm 2009 của Angiosperm Phylogeny Group. Trước khi công bố hệ thống APG III năm 2009 thì Lepuropetalon đã từng được đặt cùng Parnassia trong họ Parnassiaceae, hiện nay thường được coi là một phần tách ra của họ Celastraceae, hay trong họ riêng của chính nó là Lepuropetalaceae (Engl.) Nakai. Chi Lepuropetalon chỉ có 1 loài với danh pháp Lepuropetalon spathulatum. Nó là loài cây một năm nảy mầm trong mùa đông, khu vực phổ biến nhất là miền đông Texas và miền tây Louisiana. Nó cũng có lác đác về phía nam tới México và về phía đông tới vùng bình nguyên duyên hải Đại Tây Dương và vịnh Mexico, cũng như hiếm thấy từ cao nguyên Piedmont tới Bắc Carolina. Nó có sự phân bố đứt đoạn vì ngoài các khu vực đã nói trên đây ra thì nó cũng có tại Uruguay và miền trung Chile.
Đây là một trong những loài thực vật hạt kín nhỏ bé nhất trên đất liền và một số người thì cho rằng nó là nhỏ nhất. Do rất dễ bị bỏ qua nên có lẽ nó phổ biến hơn rất nhiều so với những gì mà các ghi chép đã chỉ ra. Nó được tìm thấy trong các khu vực ẩm ướt, thường là trong đất cát hay đất có nguồn gốc từ granit. Nó là phổ biến dọc theo các rìa của các vùng trũng có đất trên đỉnh các ngọn núi đá. Nó cũng thường có trong các nghĩa trang và các vùng đất phát quang phục vụ cho các đường truyền tải điện. Do nó là phổ biến trong các môi trường sống được con người duy trì nhưng không canh tác tích cực, nên hiện nay có lẽ nó phổ biến hơn so với nó có trong hoang dã.
Tại Hoa Kỳ và México, hạt của nó nảy mầm trong tháng 1. Người ta cho rằng điều này là phản ứng với thời gian ban ngày đang dần dài ra, nhưng vẫn chưa có thực nghiệm nào chứng minh điều này. Loài này ra hoa vào tháng 3 và đầu tháng 4. Hạt thuần thục rất nhanh sau đó. Rất ít cây còn sống sót khi vào cuối tháng 4.
Miêu tả
Lepuropetalon spathulatum là cây một năm, rất nhỏ bé và nảy mầm mùa đông. Trong điều kiện phù hợp nó hình thành một búi hình bán cầu cao và rộng tới 2 cm, ít khi lớn hơn. Nó chỉ bao gồm một bông hoa nhỏ phía trên một vài chiếc lá nhỏ xíu, toàn bộ cây không cao quá 5 mm và bề ngang không quá 5 mm. Thân, lá và hoa có điểm rõ nét bằng các túi biểu bì chứa tanin, có xu hướng sắp xếp thành hàng. Chúng có màu nâu vàng hay hơi đỏ. Thân khá dày và hơi xiên góc. Các lá mọc so le hay gần đối, không cuống, dài, và rộng ra ở chóp giống như cái thìa.
Hoa lưỡng tính, mọc đơn độc tại đỉnh, ngay phía trên các lá và thường hướng lên phía trên. Chúng là khá lớn khi so với toàn bộ cây, có đường kính 2 tới 3 mm. Đài hoa gồm 5 lá đài rộng, thường không cân đối, hợp sinh tại phần dưới để tạo ra chén hoa bao quanh nửa dưới của bầu nhụy và dày lên dọc theo các khe nứt của nó để tạo ra 5 gân. Các lá đài bền vượt qua cả thời gian quả đã thuần thục.
Các cánh hoa dạng vảy, màu trắng và vừa đủ thấy được, nằm trên vành chén hoa giữa các lá đài hoặc đôi khi không có. Chúng nhanh chết đi nhưng không rụng mà vẫn còn lại cùng với các lá đài.
Năm nhị hoa ngắn và mọc đối các lá đài. Ban đầu chúng quay vào trong để rắc phấn hoa lên nhụy. Sau đó chúng quay ra ngoài do sự giãn nở của bầu nhụy. Các bao phấn màu vàng, thẳng, có dạng gần hình cầu. Năm nhị lép mọc đối các cánh hoa và giãn nở ra ở đỉnh.
Bộ nhụy 1 ngăn và bao gồm 3 lá noãn hợp sinh. Noãn nhiều và gắn vào gần các mép của lá noãn. Ba đầu nhụy tách biệt hay ban đầu hợp sinh tại gốc rồi sau đó tách ra cùng với sự phát triển của bầu nhụy. Các đầu nhụy là chỗ nối, nghĩa là nó là khu vực tiếp nhận phấn hoa mở rộng xuống phía dưới dọc theo các khe nứt nơi các lá noãn hợp lại.
Quả là dạng quả nang chứa nhiều hạt hình trụ, dài 0,15 tới 0,2 mm, màu hơi đỏ khi chưa thuần thục và gần như đen khi chín.
Lịch sử
Lepuropetalon spathulatum xuất hiện trong các tài liệu thực vật học từ năm 1813 với sự công bố tác phẩm Catalogus Plantarum Americae Septentrionalis (Danh lục thực vật Bắc Mỹ) của Henry Muhlenberg. Muhlenberg đặt tên cho loài cay này là Pyxidanthera spatulata, nhưng hiện nay người ta biết rằng Lepuropetalon không có quan hệ họ hàng với Pyxidanthera, với chi thứ hai này là thành viên của họ Diapensiaceae trong bộ Ericales. Tên gọi của Muhlenberg trong bất kỳ trường hợp nào đều coi là nomen nudum do miêu tả của ông không thể dùng dược để nhận dạng loài cây này. Thông tin của Muhlenberg về loài cây này và có lẽ cả một vài mẫu vật chắc chắn đến từ bạn kiêm thông tín viên của ông là Stephen Elliott ở Nam Carolina. Các phần của các tập mẫu cây do Elliott và Muhlenberg tạo ra vẫn còn được bảo quản, nhưng các mẫu vật của Lepuropetalon thì đã mất trong cả hai bộ sưu tập này.
Năm 1817, Stephen Elliott công bố một cuốn sách nhỏ sau đó được gộp lại vào năm 1821 để trở thành quyển I của tác phẩm mà sau này người ta còn nhớ tới ông là A Sketch of the Botany of South Carolina and Georgia. Trong cuốn sách này, ông đề cập tới Pyxidanthera spatulata, nhưng đặt phần định danh loài là cách phát âm thông thường hơn trong tiếng La tinh là "spathulatum". Tuy nhiên, ông đã rời khỏi phân loại của Muhlenberg bằng cách đặt loài cây này trong chi riêng của chính nó, được ông gọi là Lepuropetalon.
Elliott đưa ra miêu tả rất ngắn gọn bằng tiếng La tinh, được ông dịch như sau: "Calyx 5 parted. Petals 5, resembling scales, inserted into the calyx. Capsule free near the summit, 1 celled, 1 valved." ("Đài hoa 5 phần. Cánh hoa 5, giống như vảy, gài vào đài hoa. Quả nang tự do gần đỉnh, 1 ngăn, 1 mảnh vỏ."). Sau đó ông cung cấp miêu tả chi tiết cho loài này và đề cập rằng nó được William Baldwin thu thập.
Elliott không viết phần từ nguyên cho tên gọi, và các tác giả sau này có các kiến giải khác nhau về nó. Tất cả đều đồng ý rằng tên gọi có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp và rằng "petalon" trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là "cánh hoa hay lá". Tuy nhiên, một số tác giả cho rằng phần thứ nhất có nguồn gốc từ lepyron, "vỏ, vỏ bao", muốn nói tới sự bao gồm các cánh hoa bên trong đài hoa trong khi các tác giả khác cho rằng nó có nguồn gốc từ lepro, nghĩa là "vảy", và muốn nói tới các cánh hoa giống như vảy.
Năm 1833, William Jackson Hooker tại Anh đã miêu tả Lepuropetalon từ vật liệu mà một nhà sưu tập ở Chile gửi tới cho ông. Vào cùng khoảng thời gian đó, John Torrey tại New York cũng nhận được một số vật liệu từ Louisiana. John Torrey và Asa Gray đã viết về Lepuropetalon vào năm 1840. Alvan Wentworth Chapman viết về nó vào các năm 1860, 1884, 1897 trong 3 ấn bản của Flora of the Southern United States.
Lepuropetalon đã được đề cập trong một vài công bố khác trong thế kỷ 19 và thế kỷ 20, nhưng người ta vẫn chỉ biết rất ít về nó và nó hiếm khi được thu thập cho các tập mẫu cây. Trước năm 1970 chỉ khoảng 90 bộ sưu tập đã biết là có nó. Trong thập niên 1970, sự quan tâm tới Lepuropetalon đã tăng lên và vào năm 1987, khi Ward và Gholson viết về nó thì đã có 263 bộ sưu tập chứa nó. Ward và Gholson cung cấp một bản đồ chi tiết về sự phân bố của nó tại Hoa Kỳ.
Các mối quan hệ
Trong thế kỷ 19 và 20, Lepuropetalon được các tác giả khác nhau đặt trong các họ khác nhau, nhưng thông thường là cùng Parnassia trong họ Saxifragaceae hay tách ra cùng Parnassia để tạo thành họ Parnassiaceae. Năm 1993, một nghiên cứu phát sinh chủng loài của họ Saxifragaceae được công bố, dựa trên các trình tự DNA của gen lạp lục rbcL. Nghiên cứu này thấy rằng Saxifragaceae sensu lato là đa ngành với Lepuropetalon, Parnassia, và một vài chi khác không liên quan tới phần lõi của họ này. Họ Saxifragaceae hiện tại được định nghĩa lại hẹp hơn nhiều so với chính nó trong năm 1993, và hiện nay chỉ bao gồm khoảng trên 30 chi.
Khi Lepuropetalon và chi chị em của nó Parnassia bị loại ra khỏi bộ Saxifragales, chúng được đặt trong bộ Celastrales. So sánh trình tự DNA rất lớn đầu tiên cho thực vật hạt kín đã bao gồm cả hai chi này và dựa vào rbcL. Cây phát sinh chủng loài do nghiên cứu này tạo ra đã đặt Lepuropetalon và Parnassia cùng nhau, nhưng chỉ có 4 thành viên của bộ Celastrales được lấy mẫu và các tác giả đã không thể tính toán hỗ trợ thống kê cho các nhánh của chúng.
Năm 2000, một nghiên cứu phát sinh chủng loài dựa trên rbcL cho thực vật hai lá mầm thật sự một lần nữa lại đặt Lepuropetalon và Parnassia cùng nhau, nhưng chỉ với hỗ trợ thống kê yếu.
Năm 2001, trong một nghiên cứu sử dụng nhiều DNA hơn, Lepuropetalon một lần nữa lại được gộp cùng Parnassia, nhưng với hỗ trợ thống kê mạnh hơn (98% tự trợ). Điều này đã được khẳng định vào năm 2006 trong nghiên cứu đầu tiên với sự lấy mẫu của tất cả các nhánh chính trong bộ Celastrales.
Ghi chú
Lepuropetalon |
686195 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Bulbophyllum%20candidum | Bulbophyllum candidum | Bulbophyllum candidum là một loài phong lan thuộc chi Bulbophyllum.
Chú thích
Tham khảo
The Bulbophyllum-Checklist
The internet Orchid species Photo Encyclopedia
C |
586745 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ernocornutia | Ernocornutia | Ernocornutia là một chi bướm đêm thuộc họ Tortricidae.
Các loài
Ernocornutia capronata Razowski, 1988
Ernocornutia carycodes (Meyrick, 1926)
Ernocornutia catopta Razowski, 1988
Ernocornutia gualaceoana Razowski & Wojtusiak, 2006
Ernocornutia limona Razowski & Wojtusiak, 2006
Tham khảo
tortricidae.com
Euliini |
832073 | https://vi.wikipedia.org/wiki/1108%20Demeter | 1108 Demeter | 1108 Demeter là một tiểu hành tinh vành đai chính quay quanh Mặt Trời. Nó được phát hiện bởi Karl Reinmuth ở Heidelberg, Đức ngày 31 tháng 5 năm 1929. Tên ban đầu của nó là 1929 KA. Nó được đặt theo tên the Greek goddess of fruitful soil và agriculture.
Tham khảo
Tiểu hành tinh vành đai chính
Được phát hiện bởi Karl Wilhelm Reinmuth
Thiên thể phát hiện năm 1929 |
969630 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Agabus%20browni | Agabus browni | Agabus browni là một loài bọ cánh cứng trong họ Bọ nước. Loài này được Kamiya miêu tả khoa học năm 1934.
Chú thích
Tham khảo
Bọ nước
Agabus |
930437 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Sphenoraia%20bengalensis | Sphenoraia bengalensis | Sphenoraia bengalensis là một loài bọ cánh cứng trong họ Chrysomelidae. Loài này được Laboissiere miêu tả khoa học năm 1940.
Chú thích
Tham khảo
Sphenoraia |
469549 | https://vi.wikipedia.org/wiki/G%C3%B6ssendorf | Gössendorf | Gössendorf là một đô thị thuộc huyện Graz-Umgebung bang Steiermark, nước Áo. Đô thị có diện tích 7,21 km², dân số thời điểm cuối năm 2012 là 3722 người.
Tham khảo |
925127 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Luperus%20revelierei | Luperus revelierei | Luperus revelierei là một loài bọ cánh cứng trong họ Chrysomelidae. Loài này được Perris miêu tả khoa học năm 1864.
Chú thích
Tham khảo
Luperus |
283652 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Vigneux-Hocquet | Vigneux-Hocquet | Vigneux-Hocquet là một xã ở tỉnh Aisne, vùng Hauts-de-France thuộc miền bắc nước Pháp.
Xem thêm
Xã của tỉnh Aisne
Tham khảo
Vigneuxhocquet |
280690 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Tromello | Tromello | Tromello là một đô thị ở tỉnh Pavia trong vùng Lombardia của Ý, có cự ly khoảng 35 km về phía tây nam của Milan và khoảng 25 km về phía tây của Pavia. Tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2004, đô thị này có dân số 3.561 người và diện tích là 35,2 km².
Tromello giáp các đô thị sau: Alagna, Borgo San Siro, Cergnago, Gambolò, Garlasco, Mortara, Ottobiano, San Giorgio di Lomellina, Valeggio.
Biến động dân số
Tham khảo
Đô thị tỉnh Pavia
Thành phố và thị trấn ở Lombardia |
84022 | https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%ACnh%20kh%C3%BAc%201954%E2%80%931975 | Tình khúc 1954–1975 | Tình khúc 1954 – 1975 hay tình ca 1954 – 1975 là một dòng nhạc thuộc tân nhạc Việt Nam. Đây là khái niệm không thật chính xác để chỉ một số các ca khúc trữ tình được sáng tác tại miền Nam Việt Nam trong khoảng thời gian từ 1954 đến 1975. Các bài hát thuộc "dòng" này thường theo điệu Slow Rock, Slow Ballad, Boston, nhạc đậm chất Tây phương, nhẹ nhàng êm dịu đến buồn, nặng tính tự sự cá nhân.
Những nhạc sĩ tiêu biểu cho dòng nhạc này có thể kể đến Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên, Lê Uyên Phương, Vũ Thành An, Từ Công Phụng... với các ca khúc Trả lại em yêu, Áo lụa Hà Đông, Niệm khúc cuối, các bài "Không tên", Bây giờ tháng mấy, Dạ khúc cho tình nhân, Vũng lầy của chúng ta,... Một số sáng tác của Anh Bằng, Lam Phương, Song Ngọc, Y Vân, Hoàng Trọng, Nguyễn Văn Đông, Tuấn Khanh,... cũng hay xếp trong nhóm này.
Khác với nhạc vàng (cách hiểu phổ thông) là thường ít nhiều có chất dân ca hay lời dễ hiểu hơn, dòng tình khúc này lời thường trau chuốt hơn, nhạc phương Tây, tuy nhiên đều thuộc dòng nhạc nhẹ / đại chúng với các đặc trưng như thường ngắn, cấu trúc, giai điệu đơn giản, hay hát với các nhạc cụ của ban nhạc nhẹ. Nó tiếp nối dòng nhạc tiền chiến tuy nhiên rất hiếm các bài hát có tính chất của nhạc cổ điển.
Bối cảnh ra đời
Sau trận Điện Biên Phủ, Hiệp định Genève được ký kết, tạm thời chia đôi Việt Nam thành hai vùng tập trung quân sự tại vĩ tuyến 17. Tại miền Nam Việt Nam, nền tân nhạc được phát triển tự do và đa dạng. Một số nhạc sĩ từ miền Bắc di cư vào miền Nam. Họ cùng với các nhạc sĩ ở miền Nam hoặc từ miền Bắc vào trước đó đã viết các ca khúc thuộc nhiều thể loại, khác biệt với dòng nhạc đỏ duy nhất ở miền Bắc.
Những nhạc sĩ Cung Tiến, Phạm Đình Chương... với các ca khúc trữ tình lãng mạn như Hương xưa, Thu vàng, Nguyệt cầm, Hoài cảm, Mộng dưới hoa,... thường được xếp vào dòng "nhạc tiền chiến"
Những nhạc sĩ như Trần Thiện Thanh, Hoàng Thi Thơ, Lam Phương, Trúc Phương... với những ca khúc với giai điệu nhẹ nhàng, đơn giản thường được gọi là "nhạc vàng"
Những bài hát thuộc các phong trào thanh niên, sinh viên (Phong trào Du ca Việt Nam,...) hoặc những bài ca sinh hoạt cộng đồng của những tổ chức thanh niên như Hướng đạo, Thiếu nhi Thánh thể, Gia đình Phật tử, các tổ chức tôn giáo
Những bài nhạc phản đối chiến tranh thường được gọi là "nhạc phản chiến". Tiêu biểu là dòng nhạc phản chiến của Phạm Duy hay nhạc da vàng của Trịnh Công Sơn
Nhạc tiết điệu nhanh và lạ, lời ca dễ hiểu gọi là "nhạc trẻ", với các nhạc sĩ Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang...
Nhạc tình tự dân tộc, ngợi ca quê hương.
Nhạc "hùng ca" hoặc nhạc phục vụ chiến tranh (tâm lý chiến)
Một thế hệ nhạc sĩ mới Ngô Thụy Miên, Lê Uyên Phương, Vũ Thành An, Từ Công Phụng... viết những ca khúc khác với nhạc tiền chiến và cũng không giống nhạc vàng, và khác những loại trên. Khi nói đến những ca khúc này, không có một thuật ngữ thật sự chính xác và phổ biến. Để phân biệt với các dòng nhạc khác, chúng được gọi là "tình khúc 1954–1975"
Tuy chỉ có 20 năm, nhưng thời kỳ này tại miền Nam đã hình thành một số lượng nhạc khổng lồ, trong đó có nhiều bài nhạc nổi tiếng, được yêu thích và lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Tình khúc 1954 – 1975 và nhạc vàng
Các tình khúc 1954 – 1975 và nhạc vàng đều được viết chủ yếu tại miền Nam trong khoảng thời gian từ 1954 đến 1975, vì vậy hai khái niệm này không rạch ròi và nhiều khi bị dùng lẫn lộn.
Các ca khúc nhạc vàng thường được viết với giai điệu đơn giản và lời ca bình dân, phổ thông, phần lớn là bài hát theo thể điệu bolero. Còn các tình khúc 1954–1975 với lời ca lãng mạn mang tính văn học và gần với nhạc tiền chiến hơn, cung điệu cũng trau chuốt hơn, khác nhạc tiền chiến là thường ít chậm hơn, hay thể hiện tâm trạng cá nhân ít có không gian cụ thể và có tính hiện đại hơn, nhưng cũng xa rời nhạc cổ điển hơn so với nhạc tiền chiến. Nhiều bài hát của Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng, Phạm Đình Chương được phổ từ các bài thơ nổi tiếng của Nguyên Sa, Thanh Tâm Tuyền, Du Tử Lê... Nhạc vàng với những chủ đề tình yêu, lính, quê hương thường được coi là dành cho tầng lớp bình dân, còn tình ca 1954–1975 là dòng nhạc được giới thanh niên, sinh viên yêu thích. Có một số nhạc sĩ sáng tác cả hai loại nhạc, phần lớn là họ sáng tác các ca khúc nhạc vàng tình khúc nhưng cũng có những ca khúc được xếp vào tình khúc như Khánh Băng, Y Vân, Nguyễn Văn Đông, Phạm Thế Mỹ, Nguyễn Vũ, Song Ngọc, Lam Phương, Anh Bằng... Thực tế sự phân chia này là không hoàn toàn phản ánh hết các xu hướng sáng tác khi đó, mà chỉ là phân chia "sang" hay "sến" trong mảng tình ca, dù có khi ở cả hai mảng đều có các bài hát đều nói đến sự chia ly, thất tình, trách oán. Một số bài có khi hay được xếp vào dòng tiền chiến, như Áo lụa Hà Đông, Nỗi lòng người đi, Mùa thu không trở lại,...
Các nhạc sĩ tiêu biểu
Phạm Duy
Trịnh Công Sơn
Ngô Thụy Miên
Vũ Thành An
Từ Công Phụng
Lê Uyên Phương
Phạm Đình Chương
Cung Tiến
Trước 1975 tại miền Nam
Một lớp nhạc sĩ trẻ hơn xuất hiện với các bản tình ca mới. Khác với dòng nhạc tiền chiến thường mượn cảnh mùa thu, mưa... để nói lên tình cảm của mình, những nhạc sĩ này có cách thể hiện trực tiếp hơn như Vũ Thành An với các Bài không tên, Lê Uyên Phương với các ca khúc trĩu nặng khắc khoải của tuổi trẻ.
Năm 1965, Vũ Thành An viết ca khúc đầu tay "Tình khúc thứ nhất", phổ thơ Nguyễn Đình Toàn. Ngay từ ca khúc đầu tiên này, Vũ Thành An được nổi danh. Tiếp sau đó, ông viết một loạt Bài không tên được đánh số cùng một vài ca khúc có tên như "Em đến thăm anh đêm 30". Những nhạc phẩm của Vũ Thành An được yêu thích rộng rãi ở miền Nam khi đó, thường xuyên được nghe thấy trong các quán cà phê, trên sóng đài phát thanh, trong các băng nhạc.
Ngô Thụy Miên bắt đầu với "Chiều nay không có em" được viết năm 1963, nhưng đến với công chúng vào năm 1965. Tiếp theo, ông phổ nhạc cho một số bài thơ của thi sỹ Nguyên Sa và giành được thành công rực rỡ. Các ca khúc "Niệm khúc cuối", "Mắt biếc", "Áo lụa Hà Đông", "Dấu tình sầu", "Bản tình cuối" đã ghi dấu ấn của Ngô Thụy Miên trong thời kỳ đó. Năm 1974, Ngô Thụy Miên thực hiện băng nhạc đầu tay "Tình ca Ngô Thụy Miên" gồm 17 tình khúc đã được viết trong khoảng thời gian 1965 tới 1972. Với sự góp mặt của các ca sĩ danh tiếng Khánh Ly, Duy Trác, Thái Thanh, Lệ Thu, Thanh Lan... và nhạc sĩ hòa âm Văn Phụng, cuốn băng tạo được thành công rực rỡ.
Từ Đà Lạt, đôi nghệ sĩ Lê Uyên và Phương xuất hiện mang đến cho tân nhạc những sắc thái mới với các ca khúc khắc khoải, nồng nàn. Bắt đầu từ nhạc phẩm đâu tay "Buồn đến bao giờ" viết năm 1960 tại Pleiku, Lê Uyên Phương với những "Bài ca hạnh ngộ", "Còn nắng trên đồi", "Dạ khúc cho tình nhân", "Lời gọi chân mây", "Vũng lầy của chúng ta", "Uống nước bên bờ suối",... được giới trẻ nồng nhiệt đón nhận.
Một gương mặt nổi danh nữa của dòng nhạc này là nhạc sĩ Từ Công Phụng. Khởi sự từ ca khúc đầu tay "Bây giờ tháng mấy", các nhạc phẩm tiếp theo của Từ Công Phụng đều mang không khi man mác như "Lời cuối", "Trên ngọn tình sầu", "Mùa xuân trên đỉnh bình yên", "Giọt lệ cho ngàn sau", "Mắt lệ cho người"... Đặc biệt sau 1975 ở hải ngoại, các ca khúc của Từ Công Phụng còn được biết đến nhiều hơn qua giọng ca Tuấn Ngọc trình bày rất thành công.
Một số nhạc sĩ khác cũng viết các tình khúc nổi tiếng rát được ưa chuộng vào thời gian này như Hoàng Nguyên với "Ai lên xứ hoa đào", "Cho người tình lỡ", Quốc Dũng với "Đường xưa", "Cơn gió thoảng", Nguyễn Ánh 9 với "Không", "Buồn ơi xin chào mi", Văn Phụng với "Yêu", "Tình", "Suối tóc", "Tôi đi giữa hoàng hôn"; Khánh Băng với "Sầu đông", "Vọng ngày xanh"; Y Vân với "Buồn", "Ngăn cách", "Ảo ảnh", "Những bước chân âm thầm"; Anh Bằng với "Nỗi lòng người đi"; Nguyễn Hiền với "Mái tóc dạ hương"; Đan Thọ với "Chiều tím"; Minh Kỳ với "Người em năm cũ"; Nguyễn Văn Đông với "Hải ngoại thương ca"; Phạm Trọng Cầu, học ở Paris, cũng đã viết "Mùa thu không trở lại"... Nổi bật nhất là Trịnh Công Sơn với hàng loạt tình ca muôn thuở như: "Tình nhớ", "Tình xa", "Phôi pha", "Diễm xưa"...
Phạm Đình Chương cũng có "Nửa hồn thương đau" phổ từ thơ Thanh Tâm Tuyền rất nổi tiếng, hay là "Người đi qua đời tôi" phổ thơ Trần Dạ Từ, "Đôi mắt người Sơn Tây" phổ thơ Quang Dũng. Lê Trọng Nguyễn nổi danh với "Chiều bên giáo đường", "Lá rơi bên thềm" và đặc biệt "Nắng chiều", ca khúc còn được biết đến ở Hồng Kông, Đài Loan và Nhật Bản. Tuấn Khanh nổi danh với "Hoa xoan bên thềm cũ", "Chiếc lá cuối cùng". Hoàng Trọng thành công với các bài hát theo điệu tango "Ngỡ ngàng", "Lạnh lùng", "Tiễn bước sang ngang", đặc biệt bài "Ngàn thu áo tím" luôn được công chúng trước nay ưa thích.
Nhưng người sáng tác mạnh mẽ nhất trong giai đoạn này là nhạc sĩ Phạm Duy, thuộc thế hệ tiền bối. Nhạc của ông được yêu thích và phổ biến rất rộng rãi, có nhiều thể loại như Tình ca trai gái, tình ca một mình, tâm ca, đạo ca,... Nhiều bài hát nổi tiếng một thời như "Mùa thu chết", "Giết người trong mộng", "Trả lại em yêu", "Nghìn trùng xa cách", "Nha Trang ngày về", hay những bài phổ thơ Nguyễn Tất Nhiên, Phạm Thiên Thư như "Ngày xưa Hoàng Thị", "Đưa em tìm động hoa vàng", "Thà như giọt mưa"... Trịnh Công Sơn trong một bài phỏng vấn sau này ghi nhận rằng "Phạm Duy bàng bạc trong đời sống âm nhạc miền Nam".
Sau 1975
Tại hải ngoại
Sau sự sụp đổ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa năm 1975, cũng như dòng nhạc vàng, tình khúc 1954 – 1975 đều bị cấm lưu hành tại Việt Nam. Nhưng những ca khúc này cũng với nhạc tiền chiến và nhạc vàng trở thành dòng nhạc chủ đạo của người Việt tại hải ngoại. Một số các nhạc sĩ sang định cư ở nước ngoài vẫn tiếp tục sáng tác và có những ca khúc thành công như "Nghìn năm vẫn chưa quên" của Phạm Duy, "Đêm nhớ trăng Sài Gòn" của Phạm Đình Chương, "Riêng một góc trời" của Ngô Thụy Miên, cùng "Mười năm yêu em" và "Tưởng niệm" của Trầm Tử Thiêng, "Nỗi niềm" của Tuấn Khanh. Một số ca khúc của các nhạc sĩ nổi bật sau này tại hải ngoại như "Tháng sáu trời mưa" của Hoàng Thanh Tâm, "Mười năm tình cũ" của Trần Quảng Nam, "Em về có nào hay" của Hoàng Trọng Thụy, "Dòng sông kỷ niệm", "Cơn mưa hạ", "Em đã quên một dòng sông", "Khi ta rời xa nhau" của Trúc Hồ, "Phiến đá sầu", "Mình ơi" của Diệu Hương, "Dĩ vãng" và "Quên đi tình yêu cũ" của Trịnh Nam Sơn, "Đường xa ướt mưa", "Như đã dấu yêu", "Và con tim đã vui trở lại", của Đức Huy, "Em ngủ trong một mùa đông", "Ta muốn cùng em say" của Đăng Khánh,.......
Ngoài những ca sĩ thành danh ở Sài Gòn trước 1975 như Khánh Ly, Lệ Thu, Sĩ Phú, Tuấn Ngọc, Duy Quang,... tình khúc 1954–1975 tiếp tục được các ca sĩ trẻ của hải ngoại như Ngọc Lan, Duy Quang, Ý Lan, Vũ Khanh, Khánh Hà, Trần Thái Hòa, Nguyên Khang, Thanh Hà, Ngọc Hạ, Thiên Kim,... trình bày.
Tại Việt Nam
Tình khúc 1954–1975 và nhạc vàng không được lưu hành tại Việt Nam, cho tới khoảng cuối thập niên 1980, đầu thập niên 1990 mới dần dần được phép hát trở lại.
Gần đây nhiều ca sĩ trẻ như Quang Dũng, Hồ Ngọc Hà, Đức Tuấn... đã ghi âm nhiều ca khúc thuộc dòng nhạc này và cùng với sự trở về của các ca sĩ hải ngoại Tuấn Ngọc, Elvis Phương, Duy Quang, tình khúc 1954–1975 đã được giới trẻ hiện nay yêu thích. Nhiều đêm nhạc Ngô Thụy Miên, Vũ Thành An, Lê Trọng Nguyễn.. được các phòng trà tại Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.
Nhận định
Tham khảo
Jason Gibbs: Rock Hà Nội và Rumba Cửu Long – Câu chuyện âm nhạc Việt Nam. Bản dịch sang tiếng Việt của Nguyễn Trương Quý. (Nhà xuất bản Tri Thức, Hà Nội, 2008)
Chú thích
Tân nhạc Việt Nam
Định dạng phát thanh |
702413 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Fusolatirus%20luteus | Fusolatirus luteus | Fusolatirus luteus là một loài ốc biển, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển trong họ Fasciolariidae.
Miêu tả
Phân bố
Chú thích
Tham khảo
Fusolatirus |
862084 | https://vi.wikipedia.org/wiki/21958%20Tripuraneni | 21958 Tripuraneni | 21958 Tripuraneni (1999 VU185) là một tiểu hành tinh vành đai chính được phát hiện ngày 15 tháng 11 năm 1999 bởi nhóm nghiên cứu tiểu hành tinh gần Trái Đất phòng thí nghiệm Lincoln ở Socorro.
Tham khảo
Liên kết ngoài
JPL Small-Body Database Browser ngày 21958 Tripuraneni
Tiểu hành tinh vành đai chính
Thiên thể phát hiện năm 1999 |
960454 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ormosia%20takeuchii | Ormosia takeuchii | Ormosia takeuchii là một loài ruồi trong họ Limoniidae. Chúng phân bố ở miền Cổ bắc.
Liên kết ngoài
Tham khảo
Ormosia (chi ruồi)
Limoniidae ở vùng Palearctic |
908908 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Melanotus%20summus | Melanotus summus | Melanotus summus là một loài bọ cánh cứng trong họ Elateridae. Loài này được Platia & Schimmel miêu tả khoa học năm 2001.
Chú thích
Tham khảo
Melanotus |
272520 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%9Abeda | Úbeda | Úbeda là một đô thị trong tỉnh Jaén, Tây Ban Nha. Dân số khoảng 36.000 người năm 2003.
Thành phố kết nghĩa
Chiclana de la Frontera, Tây Ban Nha
Lège-Cap-Ferret, Pháp.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Virtual Guide to Úbeda (municipal council website)
Renaissance Monumental Ensembles of Úbeda and Baeza (UN World Heritage website)
Histories of Úbeda in Spanish
- Porloscerrosdeubeda.es Web of leisure and tourism of Úbeda and province
Đô thị ở Jaén
Di sản thế giới tại Tây Ban Nha |
918127 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Cryptocephalus%20ayvazi | Cryptocephalus ayvazi | Cryptocephalus ayvazi là một loài bọ cánh cứng trong họ Chrysomelidae. Loài này được Gok & Sassi miêu tả khoa học năm 2002.
Chú thích
Tham khảo
A |
645120 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Coenotephria%20salicata | Coenotephria salicata | Coenotephria salicata là một loài bướm đêm thuộc họ Geometridae. Nó được tìm thấy ở hầu hết châu Âu.
Sải cánh dài 29–31 mm. Con trưởng thành bay từ tháng 5 đến tháng 7, và thỉnh thoảng một lần nữa vào mùa thu ở thế hệ thứ hai.
Ấu trùng ăn loài Galium.
Phụ loài
Coenotephria salicata latentaria (Curtis, 1830)
Coenotephria salicata probaria (Herrich-Schaffer, 1856)
Coenotephria salicata salicata
Hình ảnh
Tham khảo
Liên kết ngoài
Fauna Europaea
UKmoths
Coenotephria
Côn trùng châu Âu
Động vật được mô tả năm 1775 |
895505 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Braunsapis%20lateralis | Braunsapis lateralis | Braunsapis lateralis là một loài Hymenoptera trong họ Apidae. Loài này được Reyes mô tả khoa học năm 1991.
Chú thích
Tham khảo
Braunsapis
Động vật được mô tả năm 1991 |
399685 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Hennweiler | Hennweiler | Hennweiler là một đô thị thuộc huyện Bad Kreuznach trong bang Rheinland-Pfalz, phía tây nước Đức. Đô thị Hennweiler có diện tích 14,11 km², dân số thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2006 là 1316 người.
Tham khảo
Xã của bang Rheinland-Pfalz
Xã và đô thị ở huyện Bad Kreuznach |
83338 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%E1%BA%A3i%20thu%E1%BA%ADt%20k%C3%BD%20s%E1%BB%91 | Giải thuật ký số | Giải thuật ký số (Digital Signature Algorithm, viết tắt DSA) là chuẩn của chính phủ Mỹ hoặc FIPS cho các chữ ký số. Giải thuật này được đề nghị bởi Viện các tiêu chuẩn và công nghệ quốc gia (NIST) vào tháng 8/1991 để sử dụng trong chuẩn chữ ký số (DSS), được chỉ ra trong FIPS 186 ,
được chấp nhận năm 1993. Một sửa đổi nhỏ được đưa ra năm 1996 trong FIPS 186-1 , chuẩn được mở rộng hơn năm 2000, được xem như FIPS 186-2
Tạo khoá
Chọn số nguyên tố 160 bit q.
Chọn một số nguyên tố L bit p, sao cho p=qz+1 với số nguyên z nào đó, 512 ≤ L ≤ 1024, L chia hết cho 64.
Chú ý: Trong FIPS-186-2 , giả sử L luôn bằng 1024.
Chọn h, với 1 < h < p - 1 sao cho g = hz mod p > 1. (z = (p-1) / q.)
Chọn x ngẫu nhiên, thoả mãn 0 < x < q.
Tính giá trị y = gx mod p.
Khoá công khai là (p, q, g, y). Khoá riêng là x.
Chú ý (p, q, g) có thể dùng chung bởi nhiều người dùng trong hệ thống, nếu muốn.
FIPS 186-3 sử dụng SHA-224/256/384/512 như hàm băm, q với kích thước 224, 256, 384, và
512 bit, L nhận giá trị 2048, 3072, 7680, và 15360 tương ứng.
Có các giải thuật hiệu quả để tính toán các biểu thức mũ và lấy phần dư khi chia cho số nguyên
tố lớn hz mod p và gx mod p.
Hầu hết các số h đều thoả mãn yêu cầu, vì vậy giá trị 2 thông thường được sử dụng.
Ký
Tạo một số ngẫu nhiên với mỗi thông điệp, giá trị k thỏa mãn 0 < k < q
Tính r = (gk mod p) mod q
Tính s = (k−1(SHA-1(m) + x*r)) mod q, ở đây SHA-1(m) là hàm băm mã hoá SHA-1 áp dụng cho thông điệp m
Tính toán lại chữ ký trong trường hợp không chắc chắn khi r=0 hoặc s=0
Chữ ký là (r,s)
Giải thuật Euclid mở rộng có thể được sử dụng để tính toán biểu thức k−1 mod q.
Xác nhận
Loại bỏ chữ ký nếu hoặc 0< r <q hoặc 0< s <q không thỏa mãn.
Tính w = (s)−1 mod q
Tính u1 = (SHA-1(m)*w) mod q
Tính u2 = (r*w) mod q
Tính v = ((gu1*yu2) mod p) mod q
Chữ ký là có hiệu lực nếu v = r
DSA tương tự với Lược đồ ký số ElGamal.
Sự đúng đắn của giải thuật
Lược đồ ký số là đúng đắn có ý nghĩa khi người xác nhận luôn chấp nhận các chữ ký thật. Điều này có thể được chỉ ra như sau:
Từ g = hz mod p suy ra
gq ≡ hqz ≡ hp-1 ≡ 1 (mod p) bởi định lý Fermat nhỏ. Bởi vì g>1 và q là số nguyên tố suy ra g có bậc q.
Người ký tính
Như vậy
Bởi vì g có bậc q chúng ta có
Cuối cùng, tính đúng đắn của DSA suy ra từ
Xem thêm
Giải thuật ký số đường cong elip
Tham khảo
Liên kết ngoài
FIPS-186, Ấn bản đầu tiên của đặc tả kỹ thuật DSA chính thức.
FIPS-186, change notice No.1, thông báo thay đổi đầu tiên đối với bản đặc tả kỹ thuật đầu tiên.
FIPS-186-1, sửa đổi đầu tiên đối với bản đặc tả kỹ thuật DSA.
FIPS-186-2 , thay đổi lần 2 đối với bản đặc tả kỹ thuật (bao gồm từ thông báo thay đổi đầu tiên cho đến sự thay đổi này).
Các khuyến cáo đối với quản lý khóa -- Phần 1: Tổng quát, Ấn bản đặc biệt 800-57 của NIST, trang 62–63
Hệ mã với khoá bất đối xứng |
907378 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Lacon%20kapleri | Lacon kapleri | Lacon kapleri là một loài bọ cánh cứng trong họ Elateridae. Loài này được Platia & Schimmel miêu tả khoa học năm 1994.
Chú thích
Tham khảo
Lacon |
953482 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Dicranomyia%20empelia | Dicranomyia empelia | Dicranomyia empelia là một loài ruồi trong họ Limoniidae. Chúng phân bố ở vùng Tân nhiệt đới.
Liên kết ngoài
Tham khảo
Dicranomyia
Limoniidae ở vùng Neotropic |
897332 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Martinapis%20luteicornis | Martinapis luteicornis | Martinapis luteicornis là một loài Hymenoptera trong họ Apidae. Loài này được Cockerell mô tả khoa học năm 1896.
Chú thích
Tham khảo
Martinapis
Động vật được mô tả năm 1896 |
720355 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Boucardicus%20fortistriatus | Boucardicus fortistriatus | Boucardicus fortistriatus là một loài ốc đất liền thuộc họ Cyclophoridae.
Đây là loài đặc hữu của Madagascar, với môi trường sống là rừng khô nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới.
Tham khảo
Boucardicus |
521368 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Tabaille-Usquain | Tabaille-Usquain | Tabaille-Usquain là một xã thuộc tỉnh Pyrénées-Atlantiques trong vùng Nouvelle-Aquitaine miền tây nam nước Pháp.
Xem thêm
Xã của tỉnh Pyrénées-Atlantiques
Tham khảo
INSEE
Xã của Pyrénées-Atlantiques |
721275 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Prunum%20labiatum | Prunum labiatum | Prunum labiatum là một loài ốc biển, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển trong họ Marginellidae, họ ốc mép.
Miêu tả
Phân bố
Chú thích
Tham khảo
Prunum |
628087 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Aegiale%20hesperiaris | Aegiale hesperiaris | Sâu Maguey (danh pháp khoa học: Aegiale hesperiaris) () là một trong những biến thể của sâu bướm ăn được, là loài ăn maguey và Agave tequilana. Sâu Maguey đỏ có tên gọi địa phương là chilocuiles, chinicuiles hay tecoles, và là ấu trùng của bướm đêm Hypopta agavis. Chúng ăn ruột và rễ cây maguey. Sâu Maguey trắng, có tên gọi địa phương là meocuiles, là sâu bướm của một loài bướm ngày có tên thông dụng là "bướm nhảy khổng lồ tequila," Aegiale hesperiaris.
Chúng phân bố ở các vùng miền trung México và sinh sống trên lá cây Agave tequilana, Family Agavaceae.
Chú thích
Tham khảo
Hình ảnh về Aegiale hesperiaris
H
Ẩm thực México
H
A
Côn trùng México
Động vật được mô tả năm 1856 |
484634 | https://vi.wikipedia.org/wiki/516%20Amherstia | 516 Amherstia | 516 Amherstia là một tiểu hành tinh lớn ở vành đai chính, có đường kính ước tính là 73 km. Nó được xếp loại tiểu hành tinh kiểu M. Nó di chuyển theo quỹ đạo giữa Sao Mộc và Sao Hỏa với thời gian quay vòng là 4,39 năm.
Tiểu hành tinh này do Raymond Smith Dugan phát hiện ngày 20.9.1903 ở Heidelberg, và được đặt theo tên Amherst College, trường đại học mà ông theo học. Đây là tiểu hành tinh thứ 8 do ông phát hiện.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Orbital simulation from JPL (Java) / Ephemeris.
Tiểu hành tinh vành đai chính
Tiểu hành tinh kiểu M (Tholen)
Thiên thể phát hiện năm 1903 |
952959 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Cheilotrichia%20tytthos | Cheilotrichia tytthos | Cheilotrichia tytthos là một loài ruồi trong họ Limoniidae. Chúng phân bố ở miền Ấn Độ - Mã Lai.
Tham khảo
Cheilotrichia
Limoniidae ở vùng Indomalaya |
786340 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Extreme%20Rules%20%282011%29 | Extreme Rules (2011) | Extreme Rules là 1 pay-per-view (PPV) tổ chức bởi WWE ngày 1 tháng 5 năm 2011 tại St. Pete Times Forum, Tampa, Florida. Đây là Extreme Rules thứ ba diễn ra.
Kết quả
<small> Tổng quản lý của Smackdown, Teddy Long bổ sung nó như 1 trận đấu trong sự kiện.
Kharma đánh dấu sử ra mắt của cô bằng cách tấn công Michelle McCool sau trận đấu.
Lumberjacks có các đô vật gồm: The Corre (Justin Gabriel và Heath Slater), Evan Bourne, Trent Barreta, Tyler Reks, The Usos, Santino Marella, Primo, Yoshi Tatsu, Vladimir Kozlov, David Hart Smith, và các NXT Redemption Rookies (Byron Saxton, Conor O'Brian, Darren Young, Jacob Novak, Lucky Cannon, và Titus O'Neil).
Liên kết ngoài
Liên kết ngoài
Official Extreme Rules website
es:WWE Extreme Rules#2011
Đấu vật chuyên nghiệp
Sự kiện đấu vật chuyên nghiệp |
448633 | https://vi.wikipedia.org/wiki/La%20Giettaz | La Giettaz | La Giettaz là một xã thuộc tỉnh Savoie trong vùng Rhône-Alpes ở đông nam nước Pháp. Xã này nằm ở khu vực có độ cao từ 1002-2611 mét trên mực nước biển.
Tham khảo
INSEE
Xã của Savoie |
908205 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Megathous%20pici | Megathous pici | Megathous pici là một loài bọ cánh cứng trong họ Elateridae. Loài này được Buysson miêu tả khoa học năm 1898.
Chú thích
Tham khảo
Megathous |
467163 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i%20h%E1%BB%99i%20Th%E1%BB%83%20thao%20%C4%90%C3%B4ng%20%C3%81%202005 | Đại hội Thể thao Đông Á 2005 | Đại hội Thể thao Đông Á lần 4 là một sự kiện thể thao dành riêng cho khu vực Đông Á được tổ chức tại Ma Cao, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tử ngày 29 tháng 10 đến ngày 06 tháng 11 năm 2005. Đây là kì đại hội đầu tiên vắng mặt đội tuyển Kazakhstan, sau khi họ gia nhập Ủy ban Olympic châu Âu.
Môn thi đấu
Đại hội năm 2005 có tổng cộng 18 môn thi đấu.
Thể thao dưới nước
Bơi lội (40)
Bơi phối hợp (2)
Lặn (10)
Điền kinh (45)
Bóng rổ (2)
Bowling (12)
Khiêu vũ thể thao (10)
Đua thuyền rồng (?)
Bóng đá (1)
Thể dục dụng cụ
Quay xà, nhảy ngựa gỗ (?)
múa lụa... (?)
Khúc côn cầu (2)
Karate (?)
Đua thuyền (8)
Bắn súng (15)
Quần vợt bóng mềm (6)
Taekwondo (8)
Quần vợt (5)
Cử tạ (15)
Đô vật (?)
Wushu
Taolu (12)
Sanshou (7)
Bảng tổng sắp huy chương
Tham khảo
Liên kết ngoài
Website chính thức: Bản lưu tại Wayback Machine
Thể thao châu Á năm 2005
Thể thao Ma Cao năm 2005
Giải đấu thể thao quốc tế tổ chức bởi Ma Cao
Sự kiện thể thao đa môn ở Trung Quốc
Sự kiện thể thao đa môn ở Ma Cao
2005 |
260835 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Castell%27Azzara | Castell'Azzara | Castell'Azzara là một đô thị ở tỉnh Grosseto thuộc vùng Tuscany, nằm ở vị trí cách khoảng 120 km về phía đông nam của Florence và khoảng 50 km về phía đông của Grosseto. Tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2004, đô thị này có dân số 1.733 người và diện tích là 64,8 km².
Castell'Azzara giáp các đô thị sau: Piancastagnaio, Proceno, Santa Fiora, Semproniano, Sorano.
Các địa điểm nổi bật
Rocca Aldobrandesca (lâu đài).
Nhà thờ San Nicola.
Nhà thờ Madonna del Rosario.
Villa Sforzesca, được Sforza xây vào cuối thế kỷ 16.
Biến động dân số
Tham khảo
Liên kết ngoài
www.comune.castellazzara.gr.it/
Associazione Pro Loco Castell'Azzara
Tỉnh Grosseto |
561225 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%ADn%20Hinds%2C%20Mississippi | Quận Hinds, Mississippi | Quận Hinds là một quận thuộc tiểu bang Mississippi, Hoa Kỳ.
Quận này được đặt tên theo Thomas Hinds. Theo điều tra dân số của Cục điều tra dân số Hoa Kỳ năm 2010, quận có dân số 245.285 người. Quận lỵ đóng ở Jackson và Raymond.
Địa lý
Theo Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, quận có diện tích , trong đó có (0,93%) là diện tích mặt nước.
Các xa lộ chính
Interstate 55
Interstate 20
Interstate 220
U.S. Highway 49
U.S. Highway 80
Mississippi Highway 18
Mississippi Highway 22
Mississippi Highway 27
Natchez Trace Parkway
US 51
Quận giáp ranh
Quận Madison (đông bắc)
Quận Rankin (đông)
Quận Copiah (nam)
Quận Claiborne (tây nam)
Quận Warren (tây)
Quận Yazoo (tây bắc)
Thông tin nhân khẩu
Tham khảo
Quận của Mississippi |
333923 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Verfeil%2C%20Tarn-et-Garonne | Verfeil, Tarn-et-Garonne | Verfeil là một làng và xã ở tỉnh Tarn-et-Garonne trong vùng Tarn-et-Garonne, Pháp.
Xem thêm
Xã của tỉnh Tarn-et-Garonne
Tham khảo
Xã của Tarn-et-Garonne |
291831 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Orci%C3%A8res%20%28t%E1%BB%95ng%29 | Orcières (tổng) | Tổng Orcières là một tổng của Pháp nằm ở tỉnh Hautes-Alpes trong vùng Provence-Alpes-Côte d'Azur.
Địa lý
Tổng này được tổ chức xung quanh Orcières thuộc quận Gap. Độ cao thay đổi từ 1 077 m (Saint-Jean-Saint-Nicolas) đến 3 439 m (Champoléon) với độ cao trung bình 1 314 m.
Hành chính
Các đơn vị cấp dưới
Le canton d'Orcières gồm 3 xã với dân số là 1 704 người (điều tra năm 1999, dân số không tính trùng)
|-
| Champoléon || align="right" | 113 || align="right" | 05260 || align="right" | 05032
|-
| Orcières || align="right" | 810 || align="right" | 05170 || align="right" | 05096
|-
| Saint-Jean-Saint-Nicolas || align="right" | 781 || align="right" | 05260 || align="right" | 05145
|}
Biến động dân số
Xem thêm
Hautes-Alpes
Quận của Hautes-Alpes
Tổng của Hautes-Alpes
Xã của Hautes-Alpes
Danh sách các tổng ủy viên hội đồng Hautes-Alpes
Tham khảo
Liên kết ngoài
Le canton d'Orcières trên trang mạng của Insee
plan du canton d'Orcières sur Mapquest
Localisation du canton d'Orcières trên một bưu thiếp của Pháp
Orcières |
745490 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Naudedrillia%20mitromorpha | Naudedrillia mitromorpha | Naudedrillia mitromorpha là một loài ốc biển, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển trong họ Turridae.
Miêu tả
Phân bố
Chú thích
Tham khảo
Naudedrillia
Động vật đặc hữu Nam Phi |
548300 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Rinorea%20brachythrix | Rinorea brachythrix | Rinorea brachythrix là một loài thực vật thuộc họ Violaceae. Đây là loài đặc hữu của Panama.
Chú thích
Tham khảo
World Conservation Monitoring Centre 1998. Rinorea brachythrix. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 23 tháng 8 năm 2007.
Thực vật Panama
Rinorea
Thực vật dễ tổn thương |
902967 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Athous%20delmastroi | Athous delmastroi | Athous delmastroi là một loài bọ cánh cứng trong họ Elateridae. Loài này được Platia & Gudenzi miêu tả khoa học năm 1998.
Chú thích
Tham khảo
Athous |
453890 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20s%C3%A1ch%20%C4%91%C4%A9a%20%C4%91%C6%A1n%20qu%C3%A1n%20qu%C3%A2n%20Hot%20100%20n%C4%83m%201981%20%28M%E1%BB%B9%29 | Danh sách đĩa đơn quán quân Hot 100 năm 1981 (Mỹ) | Billboard Hot 100, công bố hàng tuần bởi tạp chí Billboard, là bảng xếp hạng các đĩa đơn thành công nhất tại thị trường âm nhạc Hoa Kỳ. Các số liệu cho việc xếp hạng được Nielsen SoundScan tổng hợp chung dựa trên doanh số đĩa thường và nhạc số và tần suất phát trên sóng phát thanh.
Lịch sử xếp hạng
Xem thêm
Danh sách đĩa đơn quán quân (Mỹ)
Tham khảo
1981 |
117252 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Sanyo | Sanyo | , viết tắt là SANYO, là một công ty điện tử Nhật Bản và trước đây là thành viên của Fortune Global 500, trụ sở chính đặt tại Moriguchi, tỉnh Osaka, Nhật Bản. Sanyo có hơn 230 công ty con và liên kết, và được thành lập bởi Toshio Iue vào năm 1947.
Vào ngày 21 tháng 12 năm 2009, Panasonic hoàn tất việc mua lại 50.2% cổ phần của Sanyo với giá 400 tỷ yen (tương đương 4.5 tỷ đô la), biến Sanyo trở thành một công ty con của Panasonic. Vào tháng 4 năm 2011, Sanyo trở thành một công ty con hoàn toàn thuộc sở hữu của Panasonic, với tài sản được tích hợp vào danh mục của công ty mẹ.
Lịch sử
Khởi đầu
Sanyo được thành lập khi Toshio Iue, em rể của Konosuke Matsushita và cũng là cựu nhân viên của Matsushita, được cho mượn một nhà máy của Matsushita không sử dụng vào năm 1947 và sử dụng nó để sản xuất đèn phát điện cho xe đạp. Sanyo được thành lập vào năm 1949; vào năm 1952, họ sản xuất ra radio nhựa đầu tiên của Nhật Bản và vào năm 1954, máy giặt loại pulsator đầu tiên của Nhật Bản. Tên của công ty có nghĩa là ba đại dương trong tiếng Nhật, thể hiện ý định của người sáng lập bán sản phẩm của họ trên toàn cầu, vượt qua đại dương Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, và Ấn Độ Dương.
Sanyo tại Mỹ
Vào năm 1969, Howard Ladd trở thành Phó Chủ tịch điều hành và Giám đốc điều hành của Sanyo Corporation. Ladd giới thiệu thương hiệu Sanyo vào Hoa Kỳ vào năm 1970. Ý định bán sản phẩm Sanyo trên toàn cầu đã được thực hiện vào giữa những năm 1970 sau khi Sanyo giới thiệu thiết bị âm thanh gia đình, đài stereo ô tô và các thiết bị điện tử tiêu dùng khác vào thị trường Bắc Mỹ. Công ty đã triển khai một chiến dịch quảng cáo truyền hình nặng nề.
Ladd đã thương lượng mua nhà sản xuất thiết bị âm thanh Fisher Electronics bởi Sanyo vào tháng 5 năm 1975. Dưới sự lãnh đạo của Ladd, Tập đoàn Fisher dưới Sanyo đã phát triển thành một nhà lãnh đạo hàng triệu đô la trong ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng. Tập đoàn Fisher mới, sinh lời, đã chuyển trụ sở từ New York đến Los Angeles của Ladd. Ladd đã được bổ nhiệm làm Chủ tịch và CEO của Tập đoàn Sanyo / Fisher kết hợp vào năm 1977 và giữ chức vụ này cho đến năm 1987.
Tại Sanyo, Ladd đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thiết bị âm thanh Quadraphonic sound cho thị trường Mỹ, sản xuất thiết bị âm thanh 4 kênh theo định dạng SQ và Matrix. Ông nói rằng "chúng tôi sản xuất mọi loại thiết bị âm thanh tứ phát vì đây là ngành kinh doanh chúng tôi... để người tiêu dùng mua loại phần mềm mà họ ưa thích và chúng tôi sẽ cung cấp phần cứng để phát nó".
Sanyo đã ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể trong thời kỳ của Ladd vào những năm 1970; doanh số bán hàng hàng năm tăng từ 71,4 triệu đô la () vào năm 1972 lên 855 triệu đô la () vào năm 1978.
Sau khi trình diễn một dòng sản phẩm bán chạy khá chậm trong định dạng video V-Cord của riêng mình, Sanyo đã chuyển sang định dạng băng video Betamax của Sony vào khoảng năm 1977 với thành công ban đầu, bao gồm các mẫu SuperBeta và Beta Hi-Fi. Từ khoảng năm 1984 trở đi, Sanyo hoàn toàn chuyển sang sản xuất định dạng VHS.
Năm 1976, Sanyo mở rộng hiện diện ở Bắc Mỹ bằng việc mua công ty truyền hình Warwick Electronics của Whirlpool Corporation, công ty chế tạo truyền hình cho Sears.
Năm 1986, công ty liên kết của Sanyo tại Hoa Kỳ sáp nhập với Fisher để trở thành Sanyo Fisher (U.S.A.) Corporation (sau đổi tên thành Sanyo Fisher Company). Các cuộc sáp nhập đã làm cho toàn bộ tổ chức trở nên hiệu quả hơn, nhưng cũng dẫn đến việc ra đi của một số cố vấn chủ chốt, bao gồm Ladd, người đã đưa tên Sanyo vào Hoa Kỳ vào đầu những năm 1970.
Năm 1982, Sanyo bắt đầu bán loạt máy tính CP/M MBC-1000. Năm 1983, họ giới thiệu máy tính cá nhân MBC-550, là một trong những máy tính cá nhân IBM PC compatible có giá thấp nhất vào thời điểm đó, nhưng do thiếu sự tương thích đầy đủ, Sanyo đã rời khỏi thị trường và không tung ra các mô hình tiếp theo.
Văn hóa doanh nghiệp trong những năm 1990
Một bài viết về "Phong cách Sanyo" viết vào năm 1992 mô tả cách Sanyo sử dụng quy trình xã hội hóa mở rộng đối với nhân viên mới, để họ có thể thích nghi với văn hóa doanh nghiệp của Sanyo. Nhân viên mới sẽ tham gia khóa học kéo dài năm tháng, trong đó họ cùng nhau ăn và ngủ tại chỗ ở. Họ được học tất cả mọi thứ từ yêu cầu công việc cơ bản đến kỳ vọng của công ty đối với tôi sắc cá nhân và cách ăn mặc phù hợp khi gặp đồng nghiệp và cấp trên.
Về mặt công nghệ, Sanyo đã có mối quan hệ tốt với Sony, hỗ trợ định dạng video Betamax từ khi mới ra đời cho đến giữa những năm 1980 (máy ghi video bán chạy nhất tại Anh vào năm 1983 là Sanyo VTC5000), trong khi đồng thời sản xuất định dạng video VHS cho thương hiệu Fisher trong những năm đầu tiên của thập kỷ 1980, và sau đó trở thành người ủng hộ đầu tiên của định dạng máy quay Video8 cực kỳ thành công. Gần đây hơn, Sanyo đã quyết định không hỗ trợ định dạng của Sony, đĩa Blu-ray Disc, và thay vào đó ủng hộ định dạng của Toshiba, đĩa HD DVD. Tuy nhiên, điều này đã không thành công khi đĩa Blu-ray của Sony đã chiến thắng.
Tại Bắc Mỹ, Sanyo đã chế tạo các điện thoại di động CDMA độc quyền cho thương hiệu Sprint ở Hoa Kỳ và cho Bell Mobility ở Canada.
Mua lại
Trận động đất Chūetsu năm 2004 gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà máy bán dẫn của Sanyo, dẫn đến tổn thất tài chính lớn trong năm đó. Kết quả tài chính của năm 2005 ghi nhận một khoản lỗ ròng là 205 tỷ yen. Cùng năm đó, công ty công bố kế hoạch cơ cấu gọi là Dự án Sanyo Evolution, đưa ra tầm nhìn doanh nghiệp mới để biến công ty trở thành một công ty môi trường, đầu tư vào các sản phẩm mạnh như pin sạc, điện mặt trời, điều hòa không khí, pin ô tô lai và các sản phẩm điện tử tiêu dùng quan trọng như máy ảnh Xacti, máy chiếu và điện thoại di động.
Sau khi thông báo đạt được doanh thu từ hoạt động tích cực là 2,6 tỷ yen, Sanyo đã cho thấy dấu hiệu phục hồi. Sanyo vẫn là nhà sản xuất pin sạc số một trên thế giới. Những đổi mới sản phẩm gần đây trong lĩnh vực này bao gồm pin NiMH tự xả thấp Eneloop, loại pin NiMH "lai" có thể sử dụng trực tiếp từ gói pin mà không cần chu kỳ sạc ban đầu và giữ điện trong thời gian dài hơn so với thiết kế pin NiMH tiêu chuẩn. Dòng sản phẩm Eneloop cạnh tranh với các sản phẩm tương tự như dòng "Hybrid Rechargeable" của Rayovac.
Vào ngày 24 tháng 11 năm 2006, Sanyo thông báo về khoản lỗ nặng nề và cắt giảm việc làm.
Tomoyo Nonaka, cựu người dẫn chương trình của NHK, được bổ nhiệm làm chủ tịch công ty, nhưng từ chức vào tháng 3 năm 2007. Tổng giám đốc Toshimasa Iue cũng từ chức vào tháng 4 cùng năm; Seiichiro Sano được bổ nhiệm làm người đứng đầu công ty từ tháng 4 năm 2007.
Vào tháng 10 năm 2007, Sanyo hủy bán mảng kinh doanh bán dẫn trị giá 110 tỷ yen, đổ lỗi cho cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu và nêu rõ sau khi khám phá các lựa chọn khác, công ty đã quyết định giữ lại mảng kinh doanh và phát triển nó như một phần trong danh mục.
Năm 2008, phân nhánh điện thoại di động của Sanyo đã được mua lại bởi Kyocera.
Ngày 2 tháng 11 năm 2008, Sanyo và Panasonic thông báo họ đã đồng ý về những điểm chính của thỏa thuận mua lại được đề xuất, biến Sanyo trở thành công ty con của Panasonic. Họ trở thành công ty con của Panasonic vào ngày 21 tháng 12 năm 2009.
Năm 2010, Sanyo đã bán mảng hoạt động bán dẫn của mình cho ON Semiconductor.
Vào ngày 29 tháng 7 năm 2010, Panasonic đã đạt được thỏa thuận mua lại số cổ phần còn lại của Panasonic Electric Works và cổ phần của Sanyo với giá 9,4 tỷ đô la.
Đến tháng 3 năm 2012, công ty mẹ Panasonic dự định chấm dứt thương hiệu Sanyo, tuy nhiên nó vẫn sẽ được giữ trên một số sản phẩm nơi thương hiệu Sanyo vẫn giữ giá trị đối với người tiêu dùng. Trong cùng tháng, đơn vị Đông Nam Á của Sanyo, chịu trách nhiệm sản xuất các thiết bị điện gia dụng tiêu dùng trong khu vực, đã được thông báo sẽ chính thức được mua lại bởi Haier.
Vào tháng 8 năm 2013, Whirlpool Corporation đã mua lại 51% cổ phần của công ty Trung Quốc Hefei Royalstar Sanyo, một liên doanh năm 2000 giữa Sanyo của Nhật Bản và công ty đầu tư của chính phủ Trung Quốc Hefei, với giá 552 triệu đô la.
Năng lượng
Tấm pin mặt trời và nhà máy sản xuất
Tấm pin mặt trời HIT (Heterojunction với Lớp mỏng Tế bào) của Sanyo được tạo thành từ một wafer silic của tinh thể mỏng duy nhất được bao quanh bởi các lớp silic không tinh thể siêu mỏng.
Sanyo Energy đã mở nhà máy lắp ráp mô-đun pin mặt trời của mình tại Hungary và Mexico vào năm 2004, và vào năm 2006 đã sản xuất các mô-đun pin mặt trời trị giá 213 triệu đô la. Năm 2007, Sanyo hoàn thành một đơn vị mới tại nhà máy mô-đun pin mặt trời của mình tại Hungary, dự kiến sẽ tăng gấp ba lần công suất hàng năm lên 720.000 đơn vị vào năm 2008.
Kế hoạch mở rộng sản xuất dựa trên nhu cầu ngày càng cao cho các sản phẩm của Sanyo Hungary, các thị trường hàng đầu của họ là Đức, Ý, Tây Ban Nha và các nước Scandinavia. Nhà máy tại Dorog, ngoài Budapest, trở thành nhà máy sản xuất mô-đun pin mặt trời lớn nhất của Sanyo trên toàn cầu. Đức, Ý, Tây Ban Nha và các nước Scandinavia. Nhà máy tại Dorog, ngoài Budapest, sẽ là nhà máy lớn nhất của Sanyo Electric sản xuất mô-đun pin mặt trời trên toàn thế giới.
Vào cuối tháng 9 năm 2008, Sanyo thông báo quyết định xây dựng một nhà máy sản xuất ingot và wafer pin mặt trời (những khối xây dựng cho tế bào pin mặt trời silic) tại Inagi, Nhật Bản. Nhà máy bắt đầu hoạt động vào tháng 10 năm 2009 và dự kiến đạt công suất sản xuất đầy đủ 70 megawatt (MW) wafer mặt trời mỗi năm vào tháng 4 năm 2010. Sanyo và Nippon Oil quyết định thành lập công ty liên doanh, có tên là Sanyo Eneos Solar Co., Ltd., để sản xuất và bán các tấm pin mặt trời mỏng. Công ty liên doanh mới bắt đầu sản xuất và bán hàng ở quy mô ban đầu 80 MW, đồng thời tăng dần công suất sản xuất. Đối với dự án liên doanh này, Sanyo sử dụng công nghệ tế bào pin mặt trời của mình, dựa trên công nghệ thu được thông qua việc phát triển tế bào pin mặt trời HIT.
Sanyo cũng chịu trách nhiệm xây dựng Solar Ark.
Pin sạc lại
Sanyo đã tiên phong trong việc sản xuất pin niken cadmium vào năm 1964, pin niken kim loại hydrua (NiMh) vào năm 1990, pin lithium-ion vào năm 1994 và pin lithium polymer vào năm 1999. Năm 2000, công ty đã mua lại kinh doanh NiMh của Toshiba, bao gồm nhà máy Takasaki. Kể từ khi Panasonic mua lại Sanyo, quyền sở hữu của nhà máy Takasaki đã được chuyển cho Công ty FDK.
Pin xe điện
Sanyo cung cấp pin NiMh cho các hãng Honda, Ford, Volkswagen và PSA Peugeot Citroen. Công ty đang phát triển pin NiMH cho xe hơi hybrid với nhóm Volkswagen, trong khi pin lithium-ion của họ cho xe hybrid plug-in cũng được lắp đặt trên các xe của Suzuki.
Sanyo dự định tăng sản xuất hàng tháng của pin NiMh cho xe hybrid từ 1 triệu đơn vị lên tới 2,5 triệu vào cuối năm tài chính 2005.
Sanyo Ấn Độ
Truyền hình
Panasonic đã tái giới thiệu thương hiệu Sanyo tại Ấn Độ, với việc ra mắt dòng sản phẩm TV LED Sanyo vào ngày 8 tháng 8 năm 2016. Vào ngày 11 tháng 7 năm 2017, Sanyo ra mắt dòng TV thông minh của mình trong ngày Amazon Prime Day. Vào tháng 8 năm 2017, Sanyo giới thiệu dòng TV LED NXT độc quyền trên Flipkart. Vào tháng 12 năm 2017, Sanyo giới thiệu dòng TV thông minh 4K đầu tiên tại Ấn Độ.
Vào tháng 9 năm 2019, Sanyo giới thiệu dòng TV sử dụng hệ điều hành Android TV được gọi là dòng Sanyo Kaizen Series.
Máy lạnh
Sanyo đã hợp tác với Energy Efficiency Services Limited để phát triển máy lạnh inverter 1.5 tấn có hệ số hiệu suất năng lượng mùa ấn định Ấn Độ (ISEER) là 5.2. Việc phân phối các máy lạnh này bắt đầu vào tháng 9 năm 2017.
Vào ngày 4 tháng 4 năm 2019, Sanyo ra mắt dòng máy lạnh mới độc quyền trên Amazon.
Sanyo TV Hoa Kỳ
Mặc dù được thành lập tại Nhật Bản, Sanyo đã bán TV tại Hoa Kỳ trong hơn 50 năm; Sanyo TV Hoa Kỳ có trụ sở chính tại San Diego, California và có các cơ sở sản xuất tại Tijuana, Mexico.
Nhiều dòng sản phẩm TV của Sanyo đều hỗ trợ khả năng tương thích MHL cùng với nhãn hiệu sẵn sàng cho Roku thông qua cổng HDMI, điều này có nghĩa là TV tương thích với thanh truyền hình MHL của Roku. Đôi khi, thanh truyền hình này được tặng kèm mua TV, chẳng hạn như dòng Sanyo FVF5044, thanh truyền hình này cho phép truyền phát video và các chức năng trực tuyến khác như một giải pháp tiết kiệm cho một số loại TV thông minh; remote gốc của TV có thể duyệt web trên dịch vụ này. Nhiều mẫu còn có cổng USB cho phép chia sẻ hình ảnh trực tiếp từ thanh truyền hình mà không cần bất kỳ phần mềm/nâng cấp bổ sung nào.
Kỷ nguyên Funai
Vào tháng 10 năm 2014, Panasonic thông báo rằng họ dự định chuyển giao đơn vị TV Sanyo cho Funai trên thị trường Hoa Kỳ và nhận lại các khoản tiền bản quyền hàng năm. Funai là một nhà cung cấp lớn cho Walmart và cung cấp các TV Philips và Emerson cho chuỗi bán lẻ này. Consumer Reports nhận xét vào năm 2018 rằng các TV Sanyo "dường như xuất hiện chủ yếu trong cửa hàng Walmart, gần như là một nhãn hiệu riêng của nhà bán lẻ."
Các thành tựu phá kỷ lục
Sanyo cũng nổi tiếng với lĩnh vực quản lý nhiệt độ, công ty con Sanyo Denki sản xuất quạt DC tốc độ cao, lưu lượng không khí lớn và áp suất tĩnh cao được bán dưới thương hiệu "San Ace", một dòng sản phẩm chủ yếu dành cho thị trường doanh nghiệp. Đến tháng 10 năm 2020, Sanyo Denki nắm giữ kỷ lục thế giới về tốc độ quay và áp suất tĩnh của nhiều kích thước và mẫu mã khác nhau. Một số kỷ lục đáng chú ý bao gồm:
Một quạt 12V 31,2W có đường kính 40 milimét (1,6 inch) được ra mắt vào tháng 5 năm 2020, với tốc độ quay 38.000 RPM và áp suất tĩnh là 2,3 kilopascal (0,33 psi).
Một quạt đối lưu 12V 37,2W có đường kính 40 milimét (1,6 inch) được ra mắt vào tháng 8 năm 2020, với tốc độ quay 36.200 RPM (ở hướng vào) và 32.000 RPM (ở hướng ra) trong hai hướng đối diện, tạo ra áp suất tĩnh là 2,4 kilopascal (0,35 psi).
Một quạt 12V 57,6W có đường kính 80 milimét (3,1 inch) có thể quay ở tốc độ 18.300 RPM và cung cấp áp suất tĩnh là 1,6 kilopascal (0,23 psi).
Tài trợ
Sanyo là nhà tài trợ chính của đội bóng Penrith Panthers tại National Rugby League ở Úc từ năm 2000 đến năm 2012. Trong Formula One, công ty đã tài trợ cho đội Benetton từ năm 1989 đến năm 1995, đội Williams từ năm 1995 đến năm 1997 và đội Stewart Grand Prix từ năm 1997 đến năm 1999. Trong bóng đá, họ đã tài trợ cho câu lạc bộ Club Atlético River Plate ở Argentina từ năm 1992 đến năm 1995 và câu lạc bộ Coritiba Foot Ball Club ở Brazil từ năm 1995 đến năm 1999.
Chú thích
Công ty điện tử Nhật Bản
Công ty thành lập năm 1947
Công ty sản xuất điện thoại di động
Công ty công nghệ hiển thị
Panasonic
Công ty năng lượng Mặt Trời
Công ty năng lượng Mặt Trời Nhật Bản |
924994 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Luperodes%20tantalus | Luperodes tantalus | Luperodes tantalus là một loài bọ cánh cứng trong họ Chrysomelidae. Loài này được Weise miêu tả khoa học năm 1923.
Chú thích
Tham khảo
Luperodes |