Question
stringlengths 0
11.9k
| Answer
stringlengths 0
26.8k
|
---|---|
Mẫu bản cam kết tự nguyện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo mới nhất 2024? | Mẫu bản cam kết tự nguyện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo mới nhất 2024 đang được áp dụng theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Nghị định 10/2015/NĐ-CP .
Dưới đây là mẫu bản cam kết tự nguyện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (Mẫu số 05):
Tải về mẫu bản cam kết tự nguyện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo:
Tại đây |
Hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo gồm giấy tờ gì? | Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 10/2015/NĐ-CP , thành phần hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo gồm có các giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định 10/2015/NĐ-CP .
- Bản cam kết tự nguyện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Nghị định 10/2015/NĐ-CP .
- Bản cam đoan của người đồng ý mang thai hộ là chưa mang thai hộ lần nào.
- Bản xác nhận tình trạng chưa có con chung của vợ chồng do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của vợ chồng nhờ mang thai hộ xác nhận.
- Bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm về việc người vợ có bệnh lý, nếu mang thai sẽ có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người mẹ, thai nhi và người mẹ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
- Bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đối với người mang thai hộ về khả năng mang thai, đáp ứng quy định đối với người nhận phôi tại khoản 4 Điều 5 Nghị định 10/2015/NĐ-CP và đã từng sinh con.
- Bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người mang thai hộ, người nhờ mang thai hộ tự mình chứng minh về mối quan hệ thân thích cùng hàng trên cơ sở các giấy tờ hộ tịch có liên quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các giấy tờ này.
- Bản xác nhận của chồng người mang thai hộ (trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng) về việc đồng ý cho mang thai hộ.
- Bản xác nhận nội dung tư vấn về y tế của bác sỹ sản khoa.
- Bản xác nhận nội dung tư vấn về tâm lý của người có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên.
- Bản xác nhận nội dung tư vấn về pháp luật của luật sư hoặc luật gia hoặc người trợ giúp pháp lý.
- Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ theo quy định tại Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định 10/2015/NĐ-CP . |
Người được nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải đáp ứng điều kiện gì? | Căn cứ theo khoản 3 Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau: Điều 95. Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo 1. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản. 2. Vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; b) Vợ chồng đang không có con chung; c) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý. 3. Người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ; b) Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần; c) Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ; d) Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng; đ) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý. 4. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không được trái với quy định của pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. 5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, người được nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải đáp ứng các điều kiện dưới đây:
- Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ.
- Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần.
- Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ.
- Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng.
- Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
Trân trọng! |
Dự kiến cha mẹ phải đăng ký thường trú cho trẻ em mới sinh trong vòng 60 ngày kể từ ngày được đăng ký khai sinh? | Căn cứ Điều 7 Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú quy định về đăng ký thường trú cho trẻ em mới sinh như sau: Điều 7. Đăng ký thường trú cho trẻ em mới sinh 1. Nơi thường trú của trẻ em mới sinh là nơi thường trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi thường trú khác nhau thì nơi thường trú của trẻ em mới sinh là nơi thường trú của cha hoặc mẹ mà trẻ em mới sinh thường xuyên chung sống; trường hợp không xác định được nơi thường xuyên chung sống thì nơi thường trú của trẻ em mới sinh là nơi do cha, mẹ thỏa thuận. 2. Trong thời hạn tối đa 60 ngày, kể từ ngày trẻ em được đăng ký khai sinh, cha, mẹ hoặc đại diện hộ gia đình, người giám hộ, người nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú cho trẻ em đó. Trường hợp không đủ điều kiện đăng ký thường trú phải thực hiện đăng ký tạm trú, khai báo thông tin về cư trú cho trẻ; Như vậy, Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú vừa được ban hành ngày 06/5/2024 đã bổ sung thêm các quy định về đăng ký thường trú cho trẻ em mới sinh.
Theo đó, dự kiến cha mẹ phải thực hiện đăng ký thường trú cho trẻ em mới sinh là trong vòng 60 ngày kể từ ngày trẻ em được đăng ký khai sinh.
Trường hợp mà cha mẹ hoặc đại diện hộ gia đình, người giám hộ, người nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em không đủ điều kiện đăng ký thường trú thì phải thực hiện đăng ký tạm trú, khai báo thông tin về cư trú cho trẻ em.
Lưu ý: Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú đang được lấy ý kiến từ ngày 06/5/2024 đến ngày 06/07/2024. |
Thời hạn đăng ký thường trú cho trẻ em mới sinh theo quy định hiện hành là khi nào? | Pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về thời hạn đăng ký thường trú cho trẻ em mới sinh. Do đó, có thể áp dụng quy định về đăng ký thường trú cho người không có nơi thường trú, nơi tạm trú.
Căn cứ Điều 19 Luật Cư trú 2020 quy định về đăng ký thường trú cho người không có nơi thường trú, nơi tạm trú như sau: Điều 19. Nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú 1. Nơi cư trú của người không có cả nơi thường trú và nơi tạm trú do không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú là nơi ở hiện tại của người đó; trường hợp không có địa điểm chỗ ở cụ thể thì nơi ở hiện tại được xác định là đơn vị hành chính cấp xã nơi người đó đang thực tế sinh sống, Người không có nơi thường trú, nơi tạm trú phải khai báo thông tin về cư trú với cơ quan đăng ký cư trú tại nơi ở hiện tại. ... 6. Trường hợp có thay đổi thông tin về cư trú thì công dân phải khai báo lại với cơ quan đăng ký cư trú để rà soát, điều chỉnh thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú; khi đủ điều kiện theo quy định của Luật này thì phải làm thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú. 7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, pháp luật hiên hành chỉ quy định khi có đủ điều kiện làm thủ tục đăng ký thường trú, cha mẹ phải tiến hành đăng ký thường trú cho trẻ em mới sinh chứ không có quy định cụ thể về thời hạn đăng ký. |
Nơi cư trú của trẻ em mới sinh được xác định như thế nào theo quy định hiện hành? | Căn cứ Điều 12 Luật Cư trú 2020 quy định về nơi cư trú của người chưa thành niên như sau: Điều 12. Nơi cư trú của người chưa thành niên 1. Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống; trường hợp không xác định được nơi thường xuyên chung sống thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi do cha, mẹ thỏa thuận; trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được thì nơi cư trú của người chưa thành niên do Tòa án quyết định. 2. Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác, với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.
Như vậy, nơi cư trú của trẻ mới sinh được xác định là nơi cư trú của cha mẹ. Trường hợp nơi cư trú của cha mẹ khác nhau thì xác định là nơi cư trú của cha hoặc mẹ đang nuôi dưỡng trẻ mới sinh.
Đối với các trường hợp không xác định được nơi đang nuôi dưỡng trẻ mới sinh thì nơi cư trú là nơi do cha, mẹ thỏa thuận, trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được thì nơi cư trú do Tòa án quyết định.
Trân trọng! |
Mẫu phiếu điều chỉnh thông tin căn cước công dân mới nhất 2024? | Căn cứ theo điểm d khoản 14 Điều 1 Thông tư 41/2019/TT-BCA có quy định như sau: Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2015/TT-BCA ngày 15 tháng 12 năm 2015 quy định về biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân, tàng thư căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư ... 14. Thay thế các biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 66/2015/TT-BCA cụ thể như sau: a) Tờ khai căn cước công dân (mẫu số CC01) ban hành kèm theo Thông tư số 66/2015/TT-BCA được thay thế bằng Tờ khai căn cước công dân (mẫu số CC01) ban hành kèm theo Thông tư này. b) Đề xuất phê duyệt hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân (mẫu số CC06) ban hành kèm theo Thông tư số 66/2015/TT-BCA được thay thế bằng Đề xuất phê duyệt hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân (mẫu số CC06) ban hành kèm theo Thông tư này. c) Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân (mẫu số CC07) ban hành kèm theo Thông tư số 66/2015/TT-BCA được thay thế bằng Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân (mẫu số CC07) ban hành kèm theo Thông tư này. d) Phiếu điều chỉnh thông tin căn cước công dân (mẫu số CC09) ban hành kèm theo Thông tư số 66/2015/TT-BCA được thay thế bằng Phiếu điều chỉnh thông tin căn cước công dân (mẫu số CC09) được ban hành kèm theo Thông tư này. ...
Theo đó, mẫu phiếu điều chỉnh thông tin căn cước công dân mới nhất 2024 được áp dụng theo mẫu số CC09 ban hành kèm theo Thông tư 41/2019/TT-BCA .Dưới đây là mẫu phiếu điều chỉnh thông tin căn cước công dân mới nhất 2024:
Tải về mẫu phiếu điều chỉnh thông tin căn cước công dân mới nhất 2024:
Tại đây |
Công dân cần điều chỉnh thông tin căn cước công dân khi nào? | Căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Thông tư 66/2015/TT-BCA có quy định như sau: Điều 15. Phiếu điều chỉnh thông tin căn cước công dân (CC09) 1. Mẫu CC09 do cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân lập khi công dân có thay đổi về nơi thường trú, hộ tịch và các loại thay đổi khác để điều chỉnh thông tin của công dân trong hồ sơ tàng thư căn cước công dân. Cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm chuyển Phiếu điều chỉnh thông tin căn cước công dân cho cơ quan quản lý tàng thư căn cước công dân Công an cấp tỉnh quản lý, khai thác. 2. Cách ghi thông tin: a) Từ mục 1 đến mục 3: ghi các thông tin của công dân theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này; b) Mục “Nội dung điều chỉnh thông tin”: ghi rõ ngày tháng năm công dân có thay đổi về nơi đăng ký thường trú hoặc những thay đổi khác (lưu ý: đối với nơi đăng ký thường trú mới ghi đầy đủ, chính xác theo Phiếu báo thay đổi về nhân khẩu, hộ khẩu; đối với những thay đổi khác ghi theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép thay đổi các thông tin của công dân); c) Mục “Ngày....tháng…….năm…….”: ghi rõ ngày, tháng, năm công dân ghi Phiếu điều chỉnh thông tin căn cước công dân; d) Mục “Phê duyệt của Thủ trưởng đơn vị”: Thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước công dân nơi điều chỉnh thông tin có trách nhiệm phê duyệt các thông tin được thu nhận trong Phiếu điều chỉnh thông tin căn cước công dân của công dân; đ) Mục “Người được điều chỉnh”: người được điều chỉnh thông tin căn cước công dân có trách nhiệm kiểm tra lại các thông tin đã được thu nhận trong Phiếu điều chỉnh thông tin căn cước công dân, sau đó ký, ghi rõ họ tên.
Như vậy, công dân cần điều chỉnh thông tin căn cước công dân khi có sự thay đổi về nơi thường trú, hộ tịch và những thay đổi khác. |
Công dân bị thu hồi thẻ Căn cước công dân trong trường hợp nào? | Căn cứ theo khoản 1 Điều 28 Luật Căn cước công dân 2014 quy định như sau: Điều 28. Thu hồi, tạm giữ thẻ Căn cước công dân 1. Thẻ Căn cước công dân bị thu hồi trong trường hợp công dân bị tước quốc tịch, thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam. 2. Thẻ Căn cước công dân bị tạm giữ trong trường hợp sau đây: a) Người đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; b) Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù. 3. Trong thời gian bị tạm giữ thẻ Căn cước công dân, công dân được cơ quan tạm giữ thẻ Căn cước công dân cho phép sử dụng thẻ Căn cước công dân của mình để thực hiện giao dịch theo quy định của pháp luật. Công dân được trả lại thẻ Căn cước công dân khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam, chấp hành xong án phạt tù, chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc. ...
Theo quy định này, công dân bị thu hồi thẻ Căn cước công dân trong các trường hợp dưới đây:
- Công dân bị tước quốc tịch.
- Công dân thôi quốc tịch Việt Nam.
- Công dân bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
Trân trọng! |
Mẫu giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam mới nhất 2024? | Mẫu giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam mới nhất 2024 đang được áp dụng theo mẫu TP/QT-2020-XNCQTVN ban hành kèm theo Thông tư 02 /2020/TT-BTP .
Dưới đây là mẫu giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam mới nhất 2024:
Tải về mẫu giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam mới nhất 2024: Tại đây |
Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam được xác định có quốc tịch Việt Nam dựa trên cơ sở nào? | Căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định như sau: Điều 14. Căn cứ xác định người có quốc tịch Việt Nam Người được xác định có quốc tịch Việt Nam, nếu có một trong những căn cứ sau đây: 1. Do sinh ra theo quy định tại các điều 15, 16 và 17 của Luật này; 2. Được nhập quốc tịch Việt Nam; 3. Được trở lại quốc tịch Việt Nam; 4. Theo quy định tại các điều 18, 35 và 37 của Luật này; 5. Theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Căn cứ theo Điều 15, Điều 16, Điều 17 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 , trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam được xác định có quốc tịch Việt Nam dựa trên các cơ sở dưới đây:
- Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam.
- Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai.
- Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài (nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con).
- Trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con.
- Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam.
- Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai. |
Ai có thẩm quyền tước quốc tịch Việt Nam đối với công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài? | Căn cứ theo khoản 1 Điều 32 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định như sau: Điều 32. Trình tự, thủ tục tước quốc tịch Việt Nam 1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày phát hiện hoặc nhận được đơn, thư tố cáo về hành vi quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm xác minh, nếu có đầy đủ căn cứ thì lập hồ sơ kiến nghị Chủ tịch nước tước quốc tịch Việt Nam của người có hành vi đó. Tòa án đã xét xử đối với bị cáo có hành vi quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật này lập hồ sơ kiến nghị Chủ tịch nước tước quốc tịch Việt Nam của người có hành vi đó. Chính phủ quy định cụ thể các giấy tờ trong hồ sơ kiến nghị tước quốc tịch Việt Nam. 2. Hồ sơ kiến nghị tước quốc tịch Việt Nam được gửi đến Bộ Tư pháp. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ kiến nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc của Tòa án, Bộ Tư pháp có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành khác có liên quan thẩm tra hồ sơ kiến nghị tước quốc tịch Việt Nam và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định. 3. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
Căn cứ theo Điều 31 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định như sau: Điều 31. Căn cứ tước quốc tịch Việt Nam 1. Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. Người đã nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 của Luật này dù cư trú ở trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam cũng có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thể bị tước quốc tịch Việt Nam nếu có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chủ tịch nước sẽ có thẩm quyền tước quốc tịch Việt Nam đối với công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài thực hiện các hành vi vi phạm trên.
Trân trọng! |
05 nhóm thông tin được thu thập vào cơ sở dữ liệu căn cước là gì? | Căn cứ theo Điều 15 Luật Căn cước 2023 có hiệu lực từ ngày 01/7/2024, có 05 nhóm thông tin được thu thập vào cơ sở dữ liệu căn cước cụ thể là:
- Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư:
+ Họ, chữ đệm và tên khai sinh.
+ Tên gọi khác.
+ Số định danh cá nhân.
+ Ngày, tháng, năm sinh.
+ Giới tính.
+ Nơi sinh.
+ Nơi đăng ký khai sinh.
+ Quê quán.
+ Dân tộc.
+ Tôn giáo.
+ Quốc tịch.
+ Nhóm máu.
+ Số chứng minh nhân dân 09 số.
+ Ngày, tháng, năm cấp, nơi cấp, thời hạn sử dụng của thẻ căn cước, thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân 12 số đã được cấp.
+ Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân, số chứng minh nhân dân 09 số, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng, con, người đại diện hợp pháp, người được đại diện.
+ Nơi thường trú.
+ Nơi tạm trú.
+ Nơi ở hiện tại.
+ Ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích.
+ Số thuê bao di động, địa chỉ thư điện tử.
- Thông tin nhân dạng.
- Thông tin sinh trắc học gồm: ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN, giọng nói.
- Nghề nghiệp, ngoại trừ lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Cơ yếu.
- Trạng thái của căn cước điện tử: khóa, mở khóa và các mức độ định danh điện tử.
Lưu ý: Đối với thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói chỉ được thu thập theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 16 Luật Căn cước 2023 . |
Công dân được cấp đổi thẻ căn cước trong trường hợp nào? | Căn cứ theo khoản 1 Điều 24 Luật Căn cước 2023 quy định như sau: Điều 24. Các trường hợp cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước 1. Các trường hợp cấp đổi thẻ căn cước bao gồm: a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này; b) Thay đổi, cải chính thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; c) Thay đổi nhân dạng; bổ sung thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay; xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật; d) Có sai sót về thông tin in trên thẻ căn cước; đ) Theo yêu cầu của người được cấp thẻ căn cước khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính; e) Xác lập lại số định danh cá nhân; g) Khi người được cấp thẻ căn cước có yêu cầu. 2. Các trường hợp cấp lại thẻ căn cước bao gồm: a) Bị mất thẻ căn cước hoặc thẻ căn cước bị hư hỏng không sử dụng được, trừ trường hợp quy định tại Điều 21 của Luật này; b) Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam.
Theo đó, công dân được cấp đổi thẻ căn cước trong các trường hợp dưới đây:
- Công dân đã được cấp thẻ căn cước thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ căn cước khi đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi.
- Thay đổi, cải chính thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh.
- Thay đổi nhân dạng; bổ sung thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay; xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật.
- Có sai sót về thông tin in trên thẻ căn cước.
- Theo yêu cầu của người được cấp thẻ căn cước khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính.
- Xác lập lại số định danh cá nhân.
- Khi người được cấp thẻ căn cước có yêu cầu. |
Khi nào công dân bị giữ thẻ căn cước? | Căn cứ theo khoản 2 Điều 29 Luật Căn cước 2023 quy định như sau: Điều 29. Thu hồi, giữ thẻ căn cước 1. Thẻ căn cước bị thu hồi trong trường hợp sau đây: a) Công dân bị tước quốc tịch Việt Nam, được thôi quốc tịch Việt Nam, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; b) Thẻ căn cước cấp sai quy định; c) Thẻ căn cước đã tẩy xóa, sửa chữa. 2. Thẻ căn cước bị giữ trong trường hợp sau đây: a) Người đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; người đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; b) Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù. ...
Như vậy, công dân bị giữ thẻ căn cước khi thuộc các trường hợp sau:
- Người đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng.
- Người đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
- Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù.
Trân trọng! |
Đề xuất hợp đồng thuê nhà phải được công chứng, chứng thực khi đăng ký cư trú? | Mới đây, Bộ Công an đã công bố dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú (thay thế Nghị định 62/2021/NĐ-CP ), trong đó có một số nội dung liên quan đến việc hướng dẫn đăng ký thường trú, tạm trú được quy định tại Luật Cư trú 2020 .
Xem toàn văn dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú: tại đây
Tại Điều 5 Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú quy định về giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp như sau: Điều 5. Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp 1. Công dân khi đăng ký thường trú cần chứng minh chỗ ở hợp pháp bằng một trong các loại giấy tờ, tài liệu sau: a) Giấy tờ, tài liệu chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc tài sản gắn liền với đất do cơ quan có thẩm quyền cấp; b) Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp công trình phải cấp giấy phép xây dựng); c) Hợp đồng mua, bán, nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; d) Hợp đồng mua nhà ở, hợp đồng mua nhà ở hình thành trong tương lai hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán; đ) Giấy tờ về mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở; e) Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình; g) Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật; h) Giấy tờ, tài liệu chứng minh giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà hoặc tài sản gắn liền với đất do cơ quan có thẩm quyền cấp đang thế chấp ngân hàng; giấy tờ mua bán viết tay, cam kết về việc không có tranh chấp; i) Giấy tờ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở và không thuộc địa điểm quy định tại Điều 23 Luật Cư trú nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên; k) Giấy tờ chứng minh về đăng ký, đăng kiểm phương tiện thuộc quyền sở hữu. Giấy xác nhận đăng ký nơi thường xuyên đậu, đỗ của phương tiện; l) Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp là văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ của cơ quan, tổ chức, cá nhân phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và có công chứng, chứng thực theo quy định của Luật Cư trú; ... Tại điểm k khoản 1 Điều 5 Nghị định 62/2021/NĐ-CP quy định về giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp như sau: Điều 5. Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp 1. Công dân khi đăng ký cư trú cần chứng minh chỗ ở hợp pháp bằng một trong các loại giấy tờ, tài liệu sau: ... k) Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp là văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ của cơ quan, tổ chức, cá nhân phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở; ...
Như vậy, Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú đã bổ sung yêu cầu hợp đồng thuê nhà phải được công chứng, chứng.
Theo đó Dự thảo đã nêu rõ, giấy tờ, tài liệu chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp là văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ của cơ quan, tổ chức, cá nhân phải phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và có công chứng, chứng thực theo quy định của Luật Cư trú 2020 . |
Điều kiện đăng ký tạm trú gồm những gì? | Theo quy định tại Điều 27 Luật Cư trú 2020 thì điều kiện đăng ký tạm trú như sau:
- Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.
- Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần
Lưu ý: Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 của Luật Cư trú 2020 . |
Các trường hợp nào bị xóa đăng ký tạm trú? | Theo quy định tại Điều 29 Luật Cư trú 2020 thì người thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ bị xóa đăng ký tạm trú:
- Chết; có quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết;- Đã có quyết định hủy bỏ đăng ký tạm trú quy định tại Điều 35 Luật Cư trú 2020 ;
- Vắng mặt liên tục tại nơi tạm trú từ 06 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác;
- Đã được cơ quan có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam;
- Đã được đăng ký thường trú tại chính nơi tạm trú;
- Người đã đăng ký tạm trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác;
- Người đã đăng ký tạm trú tại chỗ ở hợp pháp nhưng sau đó quyền sở hữu chỗ ở đó đã chuyển cho người khác, trừ trường hợp được chủ sở hữu mới đồng ý cho tiếp tục sinh sống tại chỗ ở đó;
- Người đăng ký tạm trú tại chỗ ở đã bị phá dỡ, tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tại phương tiện đã bị xóa đăng ký phương tiện theo quy định của pháp luật.
Trân trọng! |
Hợp đồng dịch vụ là gì? | Căn cứ Điều 513 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hợp đồng dịch vụ: Điều 513. Hợp đồng dịch vụ Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.
Theo quy định trên, hợp đồng dịch vụ là một thỏa thuận pháp lý giữa hai bên, trong đó một bên (bên cung ứng dịch vụ) cam kết cung cấp dịch vụ cho bên kia (bên sử dụng dịch vụ), và bên sử dụng dịch vụ đồng ý thanh toán cho dịch vụ đó.
Hợp đồng dịch vụ có thể được áp dụng cho nhiều loại dịch vụ khác nhau, bao gồm:
- Dịch vụ tư vấn: Luật sư, kế toán, tư vấn tài chính,...
- Dịch vụ kỹ thuật: Sửa chữa máy tính, thiết kế website, xây dựng,...
- Dịch vụ vệ sinh: Dọn dẹp nhà cửa, văn phòng,...
- Dịch vụ vận chuyển: Giao hàng hóa, vận chuyển hành khách,...
- Dịch vụ du lịch: Lữ hành, đặt chỗ khách sạn, vé máy bay,...
Hợp đồng dịch vụ có các nội dung chính sau:
- Thông tin về các bên: Tên, địa chỉ, thông tin liên lạc của bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ.
- Nội dung dịch vụ: Mô tả chi tiết các dịch vụ sẽ được cung cấp, bao gồm thời gian, địa điểm, phạm vi công việc, chất lượng dịch vụ, v.v.
- Giá cả: Giá dịch vụ, phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán.
- Trách nhiệm của các bên: Trách nhiệm của bên cung ứng dịch vụ trong việc cung cấp dịch vụ đúng thời hạn, chất lượng; trách nhiệm của bên sử dụng dịch vụ trong việc thanh toán đúng hạn, hợp tác với bên cung ứng dịch vụ.
- Thời hạn hợp đồng: Thời gian bắt đầu và kết thúc của hợp đồng.
- Điều khoản giải quyết tranh chấp: Quy định cách thức giải quyết tranh chấp giữa hai bên trong trường hợp xảy ra.
- Các điều khoản khác: Các điều khoản bổ sung khác mà hai bên thỏa thuận.
Như vậy, hợp đồng dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của cả hai bên. Hợp đồng giúp đảm bảo rằng bên cung ứng dịch vụ thực hiện đúng nghĩa vụ của mình và bên sử dụng dịch vụ thanh toán đầy đủ cho dịch vụ đã nhận được. |
Hợp đồng dịch vụ có phải đóng bảo hiểm xã hội không? | Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định đối tượng áp dụng: Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm: a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động; b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng; c) Cán bộ, công chức, viên chức; d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí; g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương; i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn. ...
Theo quy định trên, người lao động là người làm việc có hợp đồng lao động với tổ chức, doanh nghiệp thì tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tuy nhiên, hợp đồng dịch vụ không phải là hợp đồng lao động, do đó người cung ứng dịch vụ không được coi là người lao động và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.
Hợp đồng dịch vụ là thỏa thuận giữa hai bên về việc cung cấp dịch vụ và thanh toán cho dịch vụ đó. Trong hợp đồng dịch vụ, người cung ứng dịch vụ tự chịu trách nhiệm về công việc của mình và không phụ thuộc vào tổ chức, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ. Do đó, người cung ứng dịch vụ không được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội như người lao động. |
Mẫu hợp đồng dịch vụ mới nhất năm 2024? | Dưới đây là mẫu hợp đồng dịch vụ mới nhất năm 2024:
Tải về mẫu hợp đồng dịch vụ mới nhất năm 2024 Tại đây
Trân trọng! |
Tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội là gì? | Tại Điều 21 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 có quy định như sau: Điều 21. Vị trí, vai trò của đại biểu Quốc hội 1. Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước; là người thay mặt Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội. 2. Đại biểu Quốc hội chịu trách nhiệm trước cử tri và trước Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình. 3. Đại biểu Quốc hội bình đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội. Như vậy, đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước; là người thay mặt Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội.Tại Điều 22 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020 có quy định về tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội như sau:- Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.- Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.- Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.- Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.- Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.- Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội. |
Bãi nhiệm đại biểu Quốc hội khi nào? | |
Trình tự bãi nhiệm đại biểu Quốc hội như thế nào? | Tại Điều 45 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 có quy định về trình tự bãi nhiệm đại biểu Quốc hội như sau: Bước 1 . Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bãi nhiệm đại biểu Quốc hội. Bước 2 . Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội có thể họp với các Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội để trao đổi về các vấn đề có liên quan. Bước 3 . Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội. Bước 4 . Quốc hội thảo luận. Trước khi Quốc hội thảo luận, đại biểu Quốc hội bị đề nghị bãi nhiệm có quyền phát biểu ý kiến. Bước 5 . Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu. Bước 6 . Quốc hội bãi nhiệm đại biểu Quốc hội bằng hình thức bỏ phiếu kín. Bước 7 . Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả kiểm phiếu, kết quả biểu quyết. Bước 8 . Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội dự thảo nghị quyết bãi nhiệm đại biểu Quốc hội. Bước 9 . Quốc hội thảo luận. Bước 10 . Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và chỉnh lý dự thảo nghị quyết. Bước 11 . Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.Trân trọng! |
Những tiện ích, dịch vụ công trực tuyến nào có trên ứng dụng VNeID? | Theo thống kê mới nhất của Bộ Công an, hiện ứng dụng VNeID đã cung cấp 8 tiện ích để phục vụ người dân, doanh nghiệp, xã hội. 23 tiện ích khác sẽ tiếp tục được cung cấp trong thời gian tới.
Hiện nay, tài khoản VNeID mức 1 có sẵn 9 dịch vụ tiện ích đã tích hợp thông tin, gồm:
- Tích hợp thông tin cá nhân từ Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư; Đăng nhập (SSO) và sử dụng các dịch vụ công trực tuyến; Thực hiện thông báo lưu trú; Phản ánh, kiến nghị về an ninh trật tự;
- Nhận thông báo giải quyết thủ tục hành chính dịch vụ công liên thông về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi; dịch vụ liên thông đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, trợ cấp mai táng, hỗ trợ chi phí mai táng; nhận cảnh báo hết hạn thẻ Căn cước công dân gắn chip;
- Thông báo chúc mừng sinh nhật; Cập nhật các thông tin, tin tức, cảnh báo thủ đoạn tội phạm; Chia sẻ dữ liệu công dân thông qua việc xuất trình thông tin được tích hợp trực tiếp trên VNeID; thông qua mã QR căn cước; thông qua mã QR định danh; Đổi số điện thoại trực tuyến; Xác thực khi đổi thiết bị đăng nhập.
Đối với tài khoản VNeID mức 2:
- Ngoài 9 dịch vụ tiện ích đã tích hợp thông tin như mức 1, ứng dụng tài khoản định danh quốc gia mức 2 còn cung cấp, đồng bộ hàng loạt tiện ích để người dân sử dụng thay cho các loại giấy tờ bản cứng, gồm:
- Thẻ căn cước công dân;
- Thẻ bảo hiểm y tế;
- Thông tin giấy đăng ký xe và giấy phép lái xe các loại;
- Bảo hiểm xã hội.
- Chủ tài khoản cũng có thể sử dụng VNeID mức 2 để khai báo những thông tin gồm: Thông tin cư trú (chủ hộ, thành viên khác trong hộ gia đình); Người phụ thuộc; Thông báo lưu trú.
Ngày 22/4 vừa qua, Hà Nội và Thừa Thiên Huế là hai địa phương đầu tiên trên cả nước triển khai thí điểm cấp lý lịch tư pháp trực tuyến trên VNeID mức 2. Thay vì phải đến trực tiếp tại các Sở Tư pháp như trước, người dân ngồi ở bất cứ đâu với điện thoại thông minh, kết nối Internet đều dễ dàng thực hiện được việc đăng ký cấp phiếu này.
Riêng đối với giấy phép lái xe các loại, vừa qua, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư 05/2024/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái có hiệu lực từ ngày 01/6/2024.
Trong đó, quy định mới nêu rõ, giấy phép lái xe bằng vật liệu PET hợp lệ là giấy phép lái xe do cơ quan có thẩm quyền cấp, có số phôi, ngày cấp, ngày hết hạn in trên giấy phép lái xe trùng với số phôi, ngày cấp, ngày hết hạn trong hệ thống thông tin quản lý giấy phép lái xe hoặc có thông tin giấy phép lái xe đã được xác thực trên VNeID.
Bắt đầu từ ngày 1/6, nếu giấy phép lái xe trên VNeID đã được phê duyệt (xác thực) thì được xem là hợp lệ. |
Trình tự đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 1 qua ứng dụng VNeID đối với công dân đã có thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử như thế nào? | Theo khoản 1 Điều 14 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định trình tự đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 1 qua ứng dụng VNeID đối với công dân đã có thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử như sau:
Bước 1: Công dân sử dụng thiết bị di động tải và cài đặt ứng dụng VNeID.
Bước 2: Công dân sử dụng ứng dụng VNeID để nhập thông tin về số định danh cá nhân và số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử;
Cung cấp các thông tin theo hướng dẫn trên ứng dụng VNeID;Thu nhận ảnh chân dung bằng thiết bị di động và gửi yêu cầu đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử tới cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử qua ứng dụng VNeID.
Bước 3: Cơ quan quản lý định danh điện tử thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNeID hoặc tin nhắn SMS hoặc địa chỉ thư điện tử. |
Trình tự đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2 như thế nào? | Theo khoản 2 Điều 14 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định trình tự đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2 như sau:
(1) Đối với công dân đã được cấp thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử:
Bước 1: Công dân đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân để làm thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử. Công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử, cung cấp thông tin về số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử và đề nghị bổ sung thông tin được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử.
Bước 2: Cán bộ tiếp nhận nhập thông tin công dân cung cấp vào hệ thống định danh và xác thực điện tử; chụp ảnh chân dung, thu nhận vân tay của công dân đến làm thủ tục để xác thực với Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và khẳng định sự đồng ý đăng ký tạo lập tài khoản định danh điện tử.
Bước 3: Cơ quan quản lý định danh điện tử thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNeID hoặc tin nhắn SMS hoặc địa chỉ thư điện tử.
(2) Trường hợp công dân chưa được cấp Căn cước công dân gắn chíp điện tử: Cơ quan Công an tiến hành cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cùng với cấp thẻ Căn cước công dân.
Trân trọng! |
Hướng dẫn chỉnh sửa thông tin cá nhân trên ứng dụng VNEID chi tiết, đơn giản 2024? | VNeID là ứng dụng trên thiết bị di động được phát triển bởi Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư của Bộ Công an Việt Nam.
VNeID được xây dựng với mục đích thay thế cho giấy tờ truyền thống. Ứng dụng này được xây dựng trên nền tảng cơ sở dữ liệu về định danh, dân cư và xác thực điện tử, cung cấp các tiện ích phát triển công dân số, chính phủ số, xã hội số.
Có thể tham khảo Cách chỉnh sửa thông tin cá nhân trên ứng dụng VNEID chi tiết, đơn giản 2024 như sau:
Bước 1: Để thực hiện được việc cập nhật lại thông tin cá nhân, thì trước tiên chúng ta sẽ mở ứng dụng VNEID trên điện thoại của mình lên.
Bước 2: Trong giao diện đăng nhập của ứng dụng, nhập số CCCD/CMND và mật khẩu tài khoản, rồi chạm vào nút Đăng nhập.
Bước 3: Tại trang của ứng dụng, nhấn vào biểu tượng tài khoản ở góc bên phải phía bên dưới màn hình.
Bước 4: Khi này ở mục Tài khoản của ứng dụng, hãy ấn vào mục Thông tin tài khoản.
Bước 5: Trên màn hình khi này sẽ hiển thị toàn bộ thông tin cá nhân của mình, kiểm tra và sửa lại những thông tin cá nhân bị sai.
Bước 6: Sau đó, đánh dấu tick vào ô “Tôi cam kết thông tin khai báo là đúng sự thật”, rồi nhấn vào nút Cập nhật.
Lưu ý: Để đảm bảo tính chính xác của thông tin, số CCCD, CMND do người dân khai báo chỉ được đổi 1 lần duy nhất. |
Thời hạn cấp tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng VneID tối đa là bao nhiêu ngày? | Tại Điều 17 Nghị định 59/2022/NĐ-CP có quy định thời hạn cấp tài khoản định danh điện tử như sau:
Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Công an có trách nhiệm giải quyết cấp tài khoản định danh điện tử trong thời hạn tối đa như sau:
Trường hợp 1: Cấp tài khoản định danh điện tử cho công dân Việt Nam
- Đối với trường hợp công dân Việt Nam đã có thẻ Căn cước công dân gắn chíp:
+ Không quá 01 ngày làm việc với trường hợp cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 1;
+ Không quá 03 ngày làm việc với trường hợp cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2.
- Đối với trường hợp công dân Việt Nam chưa có thẻ Căn cước công dân gắn chíp: Không quá 07 ngày làm việc.
Trường hợp 2: Cấp tài khoản định danh điện tử cho người nước ngoài
- Không quá 01 ngày làm việc với trường hợp cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 1;
- Không quá 03 ngày làm việc với trường hợp cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 đã có thông tin về ảnh chân dung, vân tay trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh;
- Không quá 07 ngày làm việc với trường hợp cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 nhưng chưa có thông tin về ảnh chân dung, vân tay trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh.
Trường hợp 3: Cấp tài khoản định danh điện tử cho tổ chức
- Không quá 01 ngày làm việc với trường hợp thông tin cần xác thực về tổ chức đã có trong cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
- Không quá 15 ngày với trường hợp thông tin cần xác thực về tổ chức không có trong cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành. |
Tài khoản định danh điện tử có bắt buộc không? | Căn cứ khoản 6 Điều 3 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định về tài khoản định danh điện tử như sau: Điều 3. Giải thích từ ngữ ... 6. “Tài khoản định danh điện tử” là tập hợp gồm tên đăng nhập, mật khẩu hoặc hình thức xác thực khác được tạo lập bởi cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử.
Bên cạnh đó, tại Điều 11 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định về đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử gồm có: Điều 11. Đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử 1. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên; đối với công dân Việt Nam là người chưa đủ 14 tuổi hoặc là người được giám hộ được đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ. 2. Người nước ngoài từ đủ 14 tuổi trở lên nhập cảnh vào Việt Nam; đối với người nước ngoài là người chưa đủ 14 tuổi hoặc là người được giám hộ được đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ. 3. Cơ quan, tổ chức được thành lập hoặc đăng ký hoạt động tại Việt Nam.
Như vậy, hiện nay, không có quy định nào bắt buộc người dân phải đăng ký, sử dụng tài khoản định danh trên VNeID.
Tuy nhiên gần đây, Công an cả nước đang thực hiện chính sách kêu gọi, khuyến khích người dân đăng ký tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng VNeID theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ tại Đề án phát triển định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia.
Trân trọng! |
Ban hành Nghị định 46 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp? | |
Căn cứ để tiến hành xác minh hành vi vi phạm hành chính xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là gì? | Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 99/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 17 Điều 1 Nghị định 46/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/7/2024 thì tiến hành xác minh hành vi vi phạm hành chính xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp khi có một trong các căn cứ sau:- Yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp. Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp bao gồm:+ Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp bị thiệt hại do hành vi xâm phạm bao gồm cả tổ chức được trao thẩm quyền quản lý chỉ dẫn địa lý được bảo hộ tại Việt Nam;+ Người có quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp bị thiệt hại do hành vi xâm phạm, nếu không bị chủ sở hữu công nghiệp hạn chế quyền yêu cầu xử lý xâm phạm.- Kết quả kiểm tra, thanh tra hành chính của cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm;- Kiến nghị của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp gây ra;- Thông tin được cung cấp bởi các cá nhân, tổ chức phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội, hành vi vi phạm liên quan đến hàng hóa, tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo. |
Có thể ủy quyền để yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp không? | Tại Điều 23 Nghị định 99/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 18 Điều 1 Nghị định 46/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/7/2024 quy định như sau: Điều 23. Ủy quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp 1. Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 22 của Nghị định này trực tiếp nộp đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp hoặc ủy quyền cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh, đại lý của mình hoặc đại diện sở hữu công nghiệp tại Việt Nam nộp đơn. ... Như vậy, chủ thể quyền sở hữu công nghiệp trực tiếp nộp đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp hoặc ủy quyền cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh, đại lý của mình hoặc đại diện sở hữu công nghiệp tại Việt Nam nộp đơn.Theo đó thì việc ủy quyền phải lập bằng văn bản dưới hình thức giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền.Văn bản ủy quyền phải có các nội dung chủ yếu sau:- Tên, địa chỉ đầy đủ của bên ủy quyền và bên được ủy quyền; Phạm vi ủy quyền;- Thời hạn ủy quyền;- Ngày lập văn bản ủy quyền;- Chữ ký, con dấu (nếu có) của bên ủy quyền;- Chữ ký, con dấu (nếu có) của bên nhận ủy quyền trong trường hợp là hợp đồng ủy quyền. Lưu ý: - Văn bản ủy quyền của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp của bên ủy quyền và con dấu xác nhận của bên ủy quyền, nếu có con dấu đăng ký hợp pháp.- Văn bản ủy quyền của tổ chức, cá nhân nước ngoài phải có xác nhận của công chứng hoặc chính quyền địa phương hoặc lãnh sự quán, hoặc hình thức khác được coi là hợp pháp theo quy định của pháp luật tại nơi lập văn bản ủy quyền.- Văn bản ủy quyền nộp kèm theo đơn yêu cầu xử lý xâm phạm phải là bản chính. Văn bản ủy quyền làm bằng tiếng nước ngoài thì phải nộp kèm theo bản dịch sang tiếng Việt có chứng thực của chính quyền địa phương hoặc có cam kết và xác nhận của đại diện sở hữu công nghiệp là bên nhận ủy quyền.- Trường hợp văn bản ủy quyền là bản sao của bản chính văn bản ủy quyền đã nộp trong hồ sơ trước đó cho cùng cơ quan xử lý xâm phạm thì cũng được coi là hợp lệ, với điều kiện người nộp đơn phải chỉ rõ số hồ sơ đã nộp và bản gốc văn bản ủy quyền được chỉ dẫn vẫn đang có hiệu lực và đúng nội dung ủy quyền.- Giấy ủy quyền có giá trị trong thủ tục xác lập quyền theo quy định tại Điều 107 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có ghi rõ nội dung ủy quyền bao gồm thủ tục thực thi, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam thì cũng có giá trị pháp lý thủ tục yêu cầu xử lý xâm phạm quyền theo quy định tại Nghị định này trong thủ tục yêu cầu xử lý xâm phạm quyền theo quy định tại Nghị định này.- Thời hạn ủy quyền được xác định theo thời hạn ghi trong văn bản ủy quyền. Trong trường hợp giấy ủy quyền không ghi rõ thời hạn thì thời hạn ủy quyền được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 107 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 .Trân trọng! |
Yêu cầu sử dụng một tài khoản là VNeID trong thực hiện thủ tục hành chính từ ngày 1/7/2024? | Ngày 20/05/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 16/CT-TTg năm 2024 về tiếp tục đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính tại các bộ, ngành, địa phương phục vụ người dân doanh nghiệp.
Tại điểm d Tiểu mục 1 Mục 2 Chỉ thị 16/CT-TTg năm 2024 có nêu như sau: II. VỀ CẢI CÁCH VIỆC THỰC HIỆN TTHC 1. Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ... d) Bảo đảm các điều kiện cần thiết để thực hiện chuyển đổi sang sử dụng VNeID là tài khoản duy nhất trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 theo Nghị định số 59/2022/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ. ... |
Đối tượng nào được cấp tài khoản định danh điện tử? | Tại Điều 11 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định về các đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử như sau: Điều 11. Đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử 1. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên; đối với công dân Việt Nam là người chưa đủ 14 tuổi hoặc là người được giám hộ được đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ. 2. Người nước ngoài từ đủ 14 tuổi trở lên nhập cảnh vào Việt Nam; đối với người nước ngoài là người chưa đủ 14 tuổi hoặc là người được giám hộ được đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ. 3. Cơ quan, tổ chức được thành lập hoặc đăng ký hoạt động tại Việt Nam. Như vậy, đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử gồm:- Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên; đối với công dân Việt Nam là người chưa đủ 14 tuổi hoặc là người được giám hộ được đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ.- Người nước ngoài từ đủ 14 tuổi trở lên nhập cảnh vào Việt Nam; đối với người nước ngoài là người chưa đủ 14 tuổi hoặc là người được giám hộ được đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ.- Cơ quan, tổ chức được thành lập hoặc đăng ký hoạt động tại Việt Nam. |
Trình tự đăng ký tài khoản định danh điện tử đối với công dân Việt Nam như thế nào? | Tại Điều 14 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử đối với công dân Việt Nam như sau:- Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 1 qua ứng dụng VNeID đối với công dân đã có thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử. Bước 1: Công dân sử dụng thiết bị di động tải và cài đặt ứng dụng VNeID. Bước 2: Công dân sử dụng ứng dụng VNeID để nhập thông tin về số định danh cá nhân và số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử; cung cấp các thông tin theo hướng dẫn trên ứng dụng VNeID; thu nhận ảnh chân dung bằng thiết bị di động và gửi yêu cầu đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử tới cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử qua ứng dụng VNeID. Bước 3: Cơ quan quản lý định danh điện tử thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNeID hoặc tin nhắn SMS hoặc địa chỉ thư điện tử.- Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2+ Đối với công dân đã được cấp thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử: Bước 1: Công dân đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân để làm thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử. Công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử, cung cấp thông tin về số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử và đề nghị bổ sung thông tin được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử. Bước 2 : Cán bộ tiếp nhận nhập thông tin công dân cung cấp vào hệ thống định danh và xác thực điện tử; chụp ảnh chân dung, thu nhận vân tay của công dân đến làm thủ tục để xác thực với Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và khẳng định sự đồng ý đăng ký tạo lập tài khoản định danh điện tử.Cơ quan quản lý định danh điện tử thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNeID hoặc tin nhắn SMS hoặc địa chỉ thư điện tử.- Cơ quan Công an tiến hành cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cùng với cấp thẻ Căn cước công dân với trường hợp công dân chưa được cấp Căn cước công dân gắn chíp điện tử.Trân trọng! |
Quyền liên quan là gì? Quyền liên quan là một trong những quyền sở hữu trí tuệ đúng không? | Căn cứ Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 và được bổ sung bởi điểm a, b, d khoản 1 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có nêu cụ thể như sau: Điều 4. Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. 2. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. 3. Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. ...
Theo đó, quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) được hiểu là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
Bên cạnh đó, quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
Như vậy, có thể thấy quyền liên quan đến quyền tác giả là một trong các quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật. |
Quyền liên quan phát sinh kể từ khi nào? | Căn cứ Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 quy định về căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ như sau: Điều 6. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ 1. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. 2. Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả. 3. Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập như sau: a) Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký. Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; ...
Như vậy, quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả. |
Thời hạn bảo hộ quyền liên quan được quy định như thế nào? | Căn cứ Điều 34 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về thời hạn bảo hộ quyền liên quan như sau: Điều 34. Thời hạn bảo hộ quyền liên quan 1. Quyền của người biểu diễn được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình. 2. Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm công bố hoặc năm mươi năm kể từ năm tiếp theo năm bản ghi âm, ghi hình được định hình nếu bản ghi âm, ghi hình chưa được công bố. 3. Quyền của tổ chức phát sóng được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm chương trình phát sóng được thực hiện. 4. Thời hạn bảo hộ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ các quyền liên quan.
Như vậy, thời hạn bảo hộ quyền liên quan được quy định như sau:
- Quyền của người biểu diễn được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình.
- Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm công bố hoặc năm mươi năm kể từ năm tiếp theo năm bản ghi âm, ghi hình được định hình nếu bản ghi âm, ghi hình chưa được công bố.
- Quyền của tổ chức phát sóng được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm chương trình phát sóng được thực hiện.
- Thời hạn bảo hộ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 34 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ các quyền liên quan.
Trân trọng! |
Tổng hợp những văn bản hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ đang phát sinh hiệu lực mới nhất 2024? | Luật Sở hữu trí tuệ mới nhất năm 2024 là Luật Sở hữu trí tuệ 2005 , những văn bản hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ đang phát sinh hiệu lực mới nhất 2024 gồm có:
- Thông tư 23/2023/TT-BKHCN hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và Nghị định 65/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ liên quan đến thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp và bảo đảm thông tin sở hữu công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- Nghị định 79/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng
- Nghị định 65/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ
- Thông tư 08/2023/TT-BVHTTDL quy định các mẫu trong hoạt động đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành
- Nghị định 17/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan
- Nghị định 126/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng nguyên tử
- Nghị định 154/2018/NĐ-CP sửa đổi quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và quy định về kiểm tra chuyên ngành
- Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan
- Nghị định 99/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp
- Nghị định 01/2012/NĐ-CP sửa đổi, thay thế, hủy bỏ quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Nghị định 119/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 105/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
- Nghị định 105/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ |
Giới hạn quyền sở hữu trí tuệ trong phạm vi nào? | Căn cứ Điều 7 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 và được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 , giới hạn quyền sở hữu trí tuệ trong phạm vi như sau:
- Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ chỉ được thực hiện quyền của mình trong phạm vi và thời hạn bảo hộ theo quy định.
- Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và không được vi phạm quy định khác của pháp luật có liên quan. Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không được ngăn chặn, cản trở việc phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca.
- Trong trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội quy định tại Luật này, Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp; việc giới hạn quyền đối với sáng chế thuộc bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.” |
Năm 2024, Cục Sở hữu trí tuệ có được quyền tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng về sở hữu trí tuệ hay không? | Căn cứ tại khoản 13 Điều 2 Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Cục Sở hữu trí tuệ trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành kèm theo Quyết định 2525/QĐ-BKHCN năm 2018 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn như sau: Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn ... 13. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cấp Giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo, bồi dưỡng về sở hữu trí tuệ; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho các cơ quan quản lý, tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. 14. Tư vấn về xác lập, bảo vệ, quản lý và phát triển giá trị quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật; hỗ trợ việc áp dụng và chuyển giao sáng chế nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất và kinh doanh. 15. Thực hiện hợp tác quốc tế về sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật; xây dựng, tham gia đàm phán để ký kết gia nhập và tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế chung về sở hữu trí tuệ; đề xuất xử lý các vấn đề tranh chấp quốc gia liên quan đến sở hữu trí tuệ. 16. Tổ chức và quản lý việc cung cấp các dịch vụ công trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp ...
Theo đó, Cục sở hữu trí tuệ có thẩm quyền tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cấp Giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo, bồi dưỡng về sở hữu trí tuệ; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho các cơ quan quản lý, tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
Như vậy, Cục Sở hữu trí tuệ có được quyền tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng về sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật.
Trân trọng! |
Hiện nay, có các loại hình cơ sở trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình nào? | Căn cứ Điều 35 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định về các loại hình cơ sở trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình như sau: Điều 35. Cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình 1. Cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện việc chăm sóc, tư vấn, bố trí nơi tạm lánh, hỗ trợ nhu cầu thiết yếu cho người bị bạo lực gia đình và trẻ em mà người bị bạo lực gia đình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng; giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình. 2. Cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm: a) Địa chỉ tin cậy; b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; c) Cơ sở trợ giúp xã hội; d) Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý; đ) Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình; e) Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình. Như vậy, hiện nay có 06 loại hình cơ sở trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình , bao gồm:
- Địa chỉ tin cậy;
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Cơ sở trợ giúp xã hội;
- Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;
- Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình;
- Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình. |
Các cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình thực hiện các hoạt động nào? | Căn cứ khoản 3 Điều 22 Nghị định 76/2023/NĐ-CP quy định về cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình như sau: Điều 22. Nội dung, phạm vi hoạt động của cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình 1. Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình là cơ sở do cá nhân, tổ chức tự nguyện đăng ký tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình. 2. Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. 3. Nội dung hoạt động của cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình gồm: a) Tham gia tuyên truyền, vận động phòng, chống bạo lực gia đình; b) Hỗ trợ nguồn lực thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình; c) Hỗ trợ người bị bạo lực gia đình ăn, mặc, đi lại và các chi phí sinh hoạt khác; d) Hỗ trợ đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho người bị bạo lực gia đình, người có hành vi bạo lực gia đình chưa có việc làm có nhu cầu được hỗ trợ. 4. Phạm vi hoạt động của cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình gồm: a) Cá nhân, tổ chức đăng ký hoạt động một hoặc nhiều nội dung quy định tại khoản 3 Điều này; b) Cá nhân, tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình cho đối tượng là người lao động, hội viên, đoàn viên, thành viên của mình.
Như vậy, các cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình thực hiện các hoạt động chính bao gồm:
- Tham gia tuyên truyền, vận động phòng chống bạo lực gia đình;
- Hỗ trợ nguồn lực thực hiện công tác phòng chống bạo lực gia đình;
- Hỗ trợ người bị bạo lực gia đình ăn, mặc, đi lại và các chi phí sinh hoạt khác;
- Hỗ trợ đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho người bị bạo lực gia đình, người có hành vi bạo lực gia đình chưa có việc làm có nhu cầu được hỗ trợ. |
Mẫu thông báo đăng ký nội dung, phạm vi hoạt động của cơ sở khác tham gia phòng chống bạo lực gia đình hiện hành năm 2024? | Cá nhân, tổ chức tham gia trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình phải gửi thông báo đăng ký nội dung, phạm vi hoạt động tới cơ quan chuyên môn về văn hóa, thể thao và du lịch của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở.
Thông báo đăng ký nội dung, phạm vi hoạt động của cơ sở khác tham gia phòng, chống bạo lực gia đình lập theo Mẫu số 12 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 76/2023/NĐ-CP .
Tải về Mẫu thông báo đăng ký nội dung, phạm vi hoạt động của cơ sở khác tham gia phòng, chống bạo lực gia đình hiện hành năm 2024 tại đây .
Trân trọng! |
Ngày của Mẹ 2024 là ngày mấy? | Ngày của Mẹ hay còn gọi là Mother's day là ngày để tri ân những người mẹ trên khắp thế giới. Đây là dịp để mọi người bày tỏ lòng biết ơn và tình yêu thương đối với mẹ của mình thông qua các hoạt động ý nghĩa, tặng quà, hoặc dành thời gian bên nhau.
Ngày của Mẹ có nguồn gốc từ Hoa Kỳ vào đầu thế kỷ 20, và sự phát triển của nó có liên quan đến hai phụ nữ: Ann Reeves Jarvis và con gái bà, Anna Jarvis. Tuy nhiên, đến năm 1914 Ngày của Mẹ mới được chính thức công nhận bởi Tổng thống Woodrow Wilson và được xem là một ngày lễ diễn ra hàng năm tại Hoa Kỳ.
Ngày của Mẹ không có ngày cố định cụ thể mà thường được tổ chức vào ngày Chủ nhật của tuần thứ hai trong tháng 5 hằng năm. Do đó, năm 2024, Ngày của Mẹ là ngày 12 tháng 5 dương lịch.
Như vậy, Ngày của Mẹ 2024 rơi vào Chủ nhật, ngày 12 tháng 5 năm 2024 dương lịch, nhằm ngày 5 tháng 4 năm Giáp Thìn âm lịch. |
Xác định cha mẹ trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo như thế nào? | Căn cứ Điều 94 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về xác định cha mẹ trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo như sau: Điều 94. Xác định cha, mẹ trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra.
Như vậy, trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, kể từ thời điểm con được sinh ra thì cha mẹ của con được xác định là vợ chồng nhờ mang thai hộ. Đứa bé sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của hai người. |
Vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi đáp ứng các điều kiện nào? | Căn cứ khoản 2 Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện để vợ chồng được quyền nhờ người mang thai hộ như sau: Điều 95. Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo 1. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản. 2. Vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; b) Vợ chồng đang không có con chung; c) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý. 3. Người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ; b) Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần; c) Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ; d) Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng; đ) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý. 4. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không được trái với quy định của pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. 5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, vợ chồng được quyền nhờ người mang thai hộ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;
- Vợ chồng đang không có con chung;
- Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
Lưu ý: Việc mang thai hộ phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản, không được trái với quy định của pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
Trân trọng! |
Ngày Quốc tế Gia đình là ngày mấy? | Ngày 20/9/1993, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã quyết định lấy ngày 15/5 hàng năm để kỷ niệm Ngày Quốc tế Gia đình. Đây là dịp để nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến gia đình và các tiến trình xã hội, kinh tế và nhân khẩu học ảnh hưởng đến gia đình.
Ngày Quốc tế Gia đình - International Day of Families (tên viết tắt IDP) được tổ chức vào ngày 15/5 hàng năm nhằm tôn vinh và khẳng định tầm quan trọng của gia đình trong xây dựng cộng đồng và xã hội, nâng cao nhận thức về các vấn đề trong gia đình, kinh tế và nhân khẩu học. Gia đình luôn là một trong những yếu tố nòng cốt, có vai trò quan trọng với đời sống xã hội, góp phần đảm bảo sức khỏe, hạnh phúc, giáo dục với các thành viên.
Năm nay, ngày Quốc tế gia đình 15/5/2024 rơi vào thứ tư. |
Bạo lực gia đình là gì? | Tại khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 có quy định về bạo lực gia đình như sau: Điều 2. Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. ...
Như vậy, bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. |
Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong phòng chống bạo lực gia đình? | Tại Điều 5 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống bạo lực gia đình như sau:
- Hành vi bạo lực gia đình quy định tại Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 .
- Kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, cưỡng ép người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
- Sử dụng, truyền bá thông tin, tài liệu, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực gia đình.
- Trả thù, đe dọa trả thù người giúp đỡ người bị bạo lực gia đình, người phát hiện, báo tin, tố giác, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.
- Cản trở việc phát hiện, báo tin, tố giác, ngăn chặn và xử lý hành vi bạo lực gia đình.
- Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để thực hiện hành vi trái pháp luật.- Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình . |
Thành viên trong gia đình có trách nhiệm gì trong phòng chống bạo lực gia đình? | Tại Điều 11 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 có quy định về trách nhiệm của thành viên gia đình trong phòng, chống bạo lực gia đình như sau:
- Giáo dục, nhắc nhở thành viên gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình; yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình; tham gia chăm sóc người bị bạo lực gia đình.
- Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư trong phòng, chống bạo lực gia đình.
- Thực hiện các biện pháp trong phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 và quy định khác của pháp luật có liên quan. |
Người có hành vi bạo lực gia đình bị xử lý như thế nào? | Tại Điều 41 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định về xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình như sau: Điều 41. Xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình 1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. 2. Trường hợp người bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình là cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân thì người ra quyết định xử phạt có trách nhiệm thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó.
Như vậy, người có hành vi bạo lực gia đình tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà sẽ bị xử lý kỷ luật, bị phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trân trọng! |
Hợp đồng là gì? | Căn cứ tại Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về khái niệm hợp đồng như sau: Điều 385. Khái niệm hợp đồng Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Như vậy, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. |
Hậu quả của hợp đồng do người không có quyền đại diện ký như thế nào? | |
Người đại diện có quyền ký hợp đồng dựa trên căn cứ nào? | Căn cứ tại khoản 1 Điều 141 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về căn cứ xác lập, thực hiện giao dịch dân sự của người đại diện như sau" Điều 141. Phạm vi đại diện 1. Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây: a) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền; b) Điều lệ của pháp nhân; c) Nội dung ủy quyền; d) Quy định khác của pháp luật. 2. Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 3. Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 4. Người đại diện phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình. Như vậy, người đại diện có quyền ký hợp đồng dựa trên các căn cứ sau:- Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;- Điều lệ của pháp nhân;- Nội dung ủy quyền;người không có quyền đại diện- Quy định khác của pháp luật.Trân trọng! |
Quê quán trong giấy khai sinh được xác định theo quê quán của cha hay mẹ? | Căn cứ theo khoản 6, khoản 8 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 quy định như sau: Điều 4. Giải thích từ ngữ Trong Luật này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Cơ quan đăng ký hộ tịch là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện), Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện). 2. Cơ sở dữ liệu hộ tịch là tập hợp thông tin hộ tịch của cá nhân đã đăng ký và lưu giữ trong Sổ hộ tịch và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử. 3. Sổ hộ tịch là sổ giấy được lập và lưu giữ tại cơ quan đăng ký hộ tịch để xác nhận hoặc ghi các sự kiện hộ tịch quy định tại Điều 3 của Luật này. 4. Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử là cơ sở dữ liệu ngành, được lập trên cơ sở tin học hóa công tác đăng ký hộ tịch. 5. Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch gồm cơ quan đăng ký hộ tịch, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và cơ quan khác được giao thẩm quyền theo quy định của pháp luật. 6. Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này. 7. Giấy chứng nhận kết hôn là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho hai bên nam, nữ khi đăng ký kết hôn; nội dung Giấy chứng nhận kết hôn bao gồm các thông tin cơ bản quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này. 8. Quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh. ...
Theo đó, quê quán trong giấy khai sinh có thể được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ tùy vào thỏa thuận của cha, mẹ.
Trong trường hợp cha mẹ không thỏa thuận được thì quê quán sẽ được xác định theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh. |
Giấy khai sinh được thay đổi quê quán trong trường hợp nào? | Căn cứ theo Điều 26 Luật Hộ tịch 2014 quy định như sau: Điều 26. Phạm vi thay đổi hộ tịch 1. Thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự. 2. Thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký sau khi được nhận làm con nuôi theo quy định của Luật nuôi con nuôi.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định như sau: Điều 7. Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch 1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó. 2. Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.
Như vậy, việc thay đổi quê quán trong giấy khai sinh không thuộc phạm vi thay đổi hộ tịch.
Vậy nên, công dân chỉ được thay đổi quê quán trong giấy khai sinh trong trường hợp có đủ căn cứ xác định rằng có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch. |
Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký khai sinh hiện nay? | Căn cứ theo Điều 13 Luật Hộ tịch 2014 quy định như sau: Điều 13. Thẩm quyền đăng ký khai sinh Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh.
Căn cứ theo Điều 35 Luật Hộ tịch 2014 quy định như sau: Điều 35. Thẩm quyền đăng ký khai sinh Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em trong các trường hợp sau đây: 1. Trẻ em được sinh ra tại Việt Nam: a) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch; b) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; c) Có cha và mẹ là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; d) Có cha và mẹ là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch; 2. Trẻ em được sinh ra ở nước ngoài chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại Việt Nam: a) Có cha và mẹ là công dân Việt Nam; b) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam.
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai sinh hiện nay là:
(1) Ủy ban nhân dân cấp xã: thực hiện đăng ký khai sinh không có yếu tố nước ngoài.
(2) Ủy ban nhân dân cấp huyện: thực hiện đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài trong các trường hợp dưới đây:
- Trẻ em được sinh ra tại Việt Nam:
+ Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch.
+ Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài.
+ Có cha và mẹ là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài.
+ Có cha và mẹ là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch.
- Trẻ em được sinh ra ở nước ngoài chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại Việt Nam:
+ Có cha và mẹ là công dân Việt Nam.
+ Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam.
Trân trọng! |
Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là gì? | Tại khoản 3 Điều 150 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự như sau: Điều 150. Các loại thời hiệu 1. Thời hiệu hưởng quyền dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự. 2. Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì người có nghĩa vụ dân sự được miễn việc thực hiện nghĩa vụ. 3. Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện. 4. Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền yêu cầu. Như vậy, thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện. |
Thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là khi nào? | Tại khoản 1 Điều 154 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau: Điều 154. Bắt đầu thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự 1. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 2. Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được tính từ ngày phát sinh quyền yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Như vậy, thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự sẽ được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết về việc quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác |
Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là thời gian nào? | |
Không áp dụng thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự trong trường hợp nào? | Tại Điều 155 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về các trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện bao gồm:- Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản.- Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự 2015 , luật khác có liên quan quy định khác.- Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai 2013 .- Trường hợp khác do luật quy định.Trân trọng! |
Hướng dẫn tra cứu giao dịch bảo đảm online năm 2024 chi tiết, đầy đủ? | Hiện nay, khách hàng có thể tra cứu giao dịch bảo đảm online một cách nhanh chóng và tiện lợi thông qua Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp. Dưới đây là hướng dẫn tra cứu giao dịch bảo đảm online năm 2024 chi tiết, đầy đủ:
Bước 1: Truy cập Hệ thống đăng ký trực tuyến - Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm - Bộ Tư pháp theo đường link như sau:
https://dktructuyen.moj.gov.vn/
Bước 2: Chọn mục "Tra cứu thông tin" : Trên thanh menu chính của trang web, nhấp vào mục "Tra cứu thông tin" .
Bước 3: Lựa chọn phương thức tra cứu. Có hai phương thức tra cứu chính:- Tra cứu theo mã số SDCSDL: Nhập mã số SDCSDL (mã số đăng ký giao dịch bảo đảm ) vào ô tìm kiếm và nhấp vào nút "Tìm kiếm".
- Tra cứu theo thông tin bên bảo đảm: Chọn loại bên bảo đảm (bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm, bên bảo đảm phụ), nhập thông tin cần thiết (tên, số CMND/CCCD, mã số thuế...) vào các ô tương ứng và nhấp vào nút "Tìm kiếm".
Bước 4: Xem kết quả tra cứu
Hệ thống sẽ hiển thị danh sách các giao dịch bảo đảm phù hợp với tiêu chí tìm kiếm của bạn. Mỗi giao dịch sẽ bao gồm các thông tin sau:
- Số đăng ký.
- Loại giao dịch.
- Ngày đăng ký.
- Bên bảo đảm.
- Bên nhận bảo đảm.
- Tài sản bảo đảm.
- Mức bảo đảm.
- Tình trạng giao dịch.
Bạn có thể xem chi tiết thông tin của từng giao dịch bằng cách nhấp vào mã số giao dịch. |
Trường hợp nào phải thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm? | Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 99/2022/NĐ-CP , việc đăng ký biện pháp bảo đảm được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Đăng ký thế chấp tài sản, cầm cố tài sản, bảo lưu quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 , luật khác liên quan.
- Đăng ký theo thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm hoặc theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm, trừ cầm giữ tài sản.
- Đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ mà có nhiều bên cùng nhận bảo đảm hoặc trong trường hợp bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có thỏa thuận.
- Đăng ký thay đổi nội dung đã được đăng ký; xóa đăng ký nội dung đã được đăng ký đối với trường hợp đăng ký thế chấp tài sản, cầm cố tài sản, bảo lưu quyền sở hữu; đăng ký theo thỏa thuận hoặc đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm. |
Đăng ký biện pháp bảo đảm đáp ứng nguyên tắc nào? | Theo quy định Điều 5 Nghị định 99/2022/NĐ-CP , việc đăng ký biện pháp bảo đảm phải đáp ứng các nguyên tắc như sau:
- Người yêu cầu đăng ký phải kê khai trung thực và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin kê khai.
- Cơ quan đăng ký phải thực hiện đúng thẩm quyền, nhiệm vụ, căn cứ, thủ tục và thời hạn; không làm phát sinh thủ tục khác với quy định của Nghị định 99/2022/NĐ-CP ; không yêu cầu nộp thêm bất cứ giấy tờ nào hoặc không yêu cầu kê khai thêm bất cứ thông tin nào mà Nghị định này không quy định trong hồ sơ đăng ký; không yêu cầu sửa lại tên hợp đồng bảo đảm, nội dung thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm. Cơ quan đăng ký phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong trường hợp vi phạm nguyên tắc này.- Cơ quan đăng ký không phải chịu trách nhiệm như sau:
+ Cơ quan đăng ký không phải chịu trách nhiệm về tên hợp đồng bảo đảm, nội dung thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm;
+ Không phải chịu trách nhiệm về thực hiện đăng ký, hủy đăng ký, khôi phục việc đăng ký đã bị hủy theo nội dung bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền, của người có thẩm quyền;
+ Không phải chịu trách nhiệm về việc đã đăng ký đối với tài sản bảo đảm là tài sản có tranh chấp hoặc tài sản thi hành án dân sự nhưng trước hoặc tại thời điểm ghi, cập nhật nội dung đăng ký vào Sổ đăng ký hoặc vào Cơ sở dữ liệu, cơ quan đăng ký không nhận được văn bản thụ lý hoặc văn bản chứng minh việc cơ quan có thẩm quyền thụ lý giải quyết tranh chấp hoặc giải quyết thi hành án dân sự.
- Việc đăng ký đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; quyền sử dụng khu vực biển, tài sản gắn liền với khu vực biển hoặc đối với tàu bay, tàu biển phải đảm bảo nội dung được kê khai và các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký phù hợp với thông tin trên Giấy chứng nhận, thông tin được lưu giữ tại cơ quan đăng ký, trừ trường hợp tài sản được quy định tại khoản 5 Điều này, khoản 1, khoản 3 Điều 36 và Điều 37 Nghị định 99/2022/NĐ-CP .
- Trường hợp đăng ký để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người khác hoặc đồng thời để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm và của người khác thì bên bảo đảm phải là người có quyền sử dụng đất, quyền sử dụng khu vực biển hoặc là chủ sở hữu tài sản được dùng để bảo đảm, trừ trường hợp bảo lưu quyền sở hữu.Việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ quy định tại khoản này là do bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm tự chịu trách nhiệm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm hoặc theo quy định của pháp luật về dân sự.
Trường hợp sau đây cơ quan đăng ký thực hiện việc đăng ký trên cơ sở thông tin được kê khai trên Phiếu yêu cầu đăng ký. Người yêu cầu đăng ký phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, tính chính xác của thông tin được kê khai trên Phiếu yêu cầu đăng ký:+ Tài sản hình thành trong tương lai;+ Tài sản gắn liền với đất mà pháp luật không quy định phải đăng ký quyền sở hữu và cũng chưa được đăng ký quyền sở hữu theo yêu cầu;+ Tài sản là cây hằng năm, công trình tạm; động sản không phải là tàu bay, tàu biển, chứng khoán đã đăng ký tập trung hoặc trường hợp đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm .
- Thông tin về biện pháp bảo đảm đã được đăng ký được cung cấp theo yêu cầu hoặc theo quy định của pháp luật.
Trân trọng! |
Thế chấp sổ đỏ vay vốn tại ngân hàng cần giấy tờ gì? | Tại Điều 9 Thông tư 39/2016/TT-NHNN có quy định về hồ sơ đề nghị vay vốn như sau: Điều 9. Hồ sơ đề nghị vay vốn Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng phải gửi cho tổ chức tín dụng các tài liệu chứng minh đủ điều kiện vay vốn theo quy định tại Điều 7 Thông tư này và các tài liệu khác do tổ chức tín dụng hướng dẫn. Như vậy, khi thế chấp sổ đỏ vay vốn tại ngân hàng cần chuẩn bị các tài liệu chứng minh đủ điều kiện vay vốn:
- Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
- Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp.
- Có phương án sử dụng vốn khả thi.
- Có khả năng tài chính để trả nợ.
Ngoài ra, cá nhân còn phải chuẩn bị các tài liệu khác do tổ chức tín dụng hướng dẫn. |
Có được thế chấp sổ đỏ vay vốn tại ngân hàng để trả nợ khoản vay nước ngoài không? | Tại Điều 8 Thông tư 39/2016/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 06/2023/TT-NHNN và một số khoản bị ngưng hiệu lực thi hành bởi Điều 1 Thông tư 10/2023/TT-NHNN có quy định những nhu cầu vốn không được cho vay như sau: Điều 8. Những nhu cầu vốn không được cho vay Tổ chức tín dụng không được cho vay đối với các nhu cầu vốn: 1. Để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư. 2. Để thanh toán các chi phí, đáp ứng các nhu cầu tài chính của hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư và các giao dịch, hành vi khác mà pháp luật cấm. 3. Để mua, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư. 4. Để mua vàng miếng. 5. Để trả nợ khoản cấp tín dụng tại chính tổ chức tín dụng cho vay, trừ trường hợp cho vay để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật. 6. Để trả nợ khoản vay nước ngoài (không bao gồm khoản vay nước ngoài dưới hình thức mua bán hàng hóa trả chậm), khoản cấp tín dụng tại tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: a) Thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ; b) Là khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ. 7. Để gửi tiền.
Như vậy, tổ chức tín dụng sẽ không được cho vay đối với nhu cầu vay vốn để trả nợ khoản vay nước ngoài (không bao gồm khoản vay nước ngoài dưới hình thức mua bán hàng hóa trả chậm).
Tóm lại, thế chấp sổ đỏ vay vốn tại ngân hàng để trả nợ khoản vay nước ngoài là không được phép, trừ trường hợp cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
- Thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ;
- Là khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ. |
Hiện nay có những loại cho vay nào? | Tại Điều 10 Thông tư 39/2016/TT-NHNN có quy định về loại cho vay bao gồm:
- Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay tối đa 01 (một) năm.
- Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 01 (một) năm và tối đa 05 (năm) năm.
- Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 05 (năm) năm.
Trân trọng! |
Bài tiến lên là gì? | Tiến lên là một cách chơi bài từ phương Tây truyền sang Việt Nam, thường được chơi bởi hai đến bốn người.
Trò chơi sử dụng bộ bài Tây tiêu chuẩn (gồm 52 lá bài). Độ mạnh của các quân bài phụ thuộc trước tiên vào số, nếu 2 quân bài cùng số thì sẽ so sánh theo chất (ngoại trừ trường hợp quân bài 2). Xếp hạng "độ mạnh" giảm dần theo số và chất như sau:
2 (heo) > A (át) > K (già) > Q (đầm) > J (bồi) > 10 > 9 > 8 > 7 > 6 > 5 > 4 > 3.
♥ (cơ) > ♦ (rô) > ♣ (chuồn) > ♠ (bích).
Ví dụ:
lá ♥2 (heo cơ) là lá bài lớn nhất trong trò chơi
lá ♠3 (ba bích) là lá bài nhỏ nhất trong trò chơi
lá ♣3 (mười chuồn) lớn hơn lá ♠3 (mười bích). |
Trường hợp nào đánh bài tiến lên trái phép lần đầu bị truy cứu trách nhiệm hình sự? | Theo quy định Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 120 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội đánh bạc cụ thể như sau: Tội đánh bạc 1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Có tính chất chuyên nghiệp; b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên; c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; d) Tái phạm nguy hiểm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Như vậy, đối với hành vi đánh bài tiến lên ăn tiền lần đầu từ giá trị 5.000.000 đến 50.000.000 hoặc dưới 5.000.000 nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc hoặc đã bị kết án về tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc và chưa được xóa án tích thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Trường hợp phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, tái phạm nguy hiểm, tiền đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên thì bị phạt tù từ 03 đến 07 năm. |
Đánh bài tiến lên trái phép bị phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền? | Căn cứ theo Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về việc xử lý hành vi đánh bạc trái phép như sau: Hành vi đánh bạc trái phép 1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề. 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá , đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật; b) Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép; c) Cá cược trái phép trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí hoặc các hoạt động khác. ... 6. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1; khoản 2; các điểm a và b khoản 3; các điểm b, c và d khoản 4 và khoản 5 Điều này; b) Đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này; c) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này. 7. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; khoản 2; các điểm a và b khoản 3; các điểm b, c và d khoản 4 và khoản 5 Điều này.
Như vậy, đối với hành vi đánh bài tiến lên trái phép sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng tùy vào mức độ nghiêm trọng của vụ việc.
Lưu ý: Mức phạt hành vi vi phạm này là mức phạt được áp dụng đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP ).
Trân trọng! |
Hồ sơ xóa đăng ký giao dịch bảo đảm xe ô tô có giấy tờ nào? | Căn cứ theo Quyết định 2546/QĐ-BTP năm 2022 , hồ sơ xóa đăng ký giao dịch bảo đảm xe ô tô có các giấy tờ sau đây:
[1] Phiếu yêu cầu theo Mẫu số 03d tại Phụ lục (01 bản chính) ban hành kèm Nghị định 99/2022/NĐ-CP .
[2] Văn bản có nội dung thể hiện việc bên nhận bảo đảm đồng ý xóa đăng ký hoặc xác nhận về việc hợp đồng bảo đảm đã chấm dứt, đã được thanh lý hoặc xác nhận về việc giải chấp trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là bên bảo đảm và trên Phiếu yêu cầu không có chữ ký, con dấu (nếu có) của bên nhận bảo đảm;
[3] Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá đã có hiệu lực pháp luật hoặc Văn bản xác nhận kết quả thi hành án trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên hoặc người mua tài sản bảo đảm trong xử lý tài sản theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
[4] Hợp đồng hoặc văn bản khác không thuộc điểm b khoản 3 Điều 46 Nghị định 99/2022/NĐ-CP đã có hiệu lực pháp luật chứng minh về việc chuyển giao hợp pháp tài sản bảo đảm trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là người nhận chuyển giao hợp pháp tài sản bảo đảm;
[5] Văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc giải thể pháp nhân trong trường hợp xóa đăng ký quy định tại điểm l khoản 1 Điều 20 Nghị định 99/2022/NĐ-CP .
*Lưu ý: Các tài liệu [2], [3], [4] và [5] có thể nộp bản 01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực |
Thủ tục xóa đăng ký giao dịch bảo đảm xe ô tô năm 2024 như thế nào? | Hiện nay theo thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 2546/QĐ-BTP năm 2022 , việc xóa đăng ký giao dịch bảo đảm xe ô tô năm 2024 được thực hiện theo như hướng dẫn sau: Bước 1: Nộp hồ sơ đến Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản - Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp theo các hình thức sau:
- Qua hệ thống đăng ký trực tuyến.
- Nộp bản giấy trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.
- Qua thư điện tử: Cách thức nộp hồ sơ đăng ký qua thư điện tử đối với trường hợp đăng ký thuộc thẩm quyền của Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản quy định tại Điều 44 Nghị định 99/2022/NĐ-CP được áp dụng đối với người đã được cấp tài khoản đăng ký trực tuyến. Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ: Trong ngày làm việc nhận được hồ sơ hợp lệ; nếu thời điểm nhận hồ sơ sau 15 giờ cùng ngày thì có thể hoàn thành việc đăng ký trong ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp cơ quan đăng ký có lý do chính đáng phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký thì thời hạn giải quyết hồ sơ không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Thời gian không tính vào thời hạn giải quyết hồ sơ bao gồm: Thời gian xảy ra sự kiện thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, sự cố hệ thống đăng ký trực tuyến, hỏng mạng lưới điện, mạng internet hoặc xảy ra sự kiện bất khả kháng khác theo văn bản hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền dẫn đến cơ quan đăng ký không thể thực hiện được việc đăng ký theo thủ tục và thời hạn quy định tại Nghị định 99/2022/NĐ-CP .
Ngoài ra, khách hàng có thể tra cứu giao dịch bảo đảm tại Hệ thống đăng ký trực tuyến - Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm - Bộ Tư pháp để theo dõi tình trạng giao dịch bảo đảm như thế nào |
Hợp đồng bảo đảm bằng xe ô tô có hiệu lực từ thời điểm nào? | Căn cứ theo Điều 22 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về hiệu lực của hợp đồng bảo đảm như sau: Điều 22. Hiệu lực của hợp đồng bảo đảm 1. Hợp đồng bảo đảm được công chứng, chứng thực theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan hoặc theo yêu cầu thì có hiệu lực từ thời điểm được công chứng, chứng thực. 2. Hợp đồng bảo đảm không thuộc khoản 1 Điều này có hiệu lực từ thời điểm do các bên thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận thì có hiệu lực từ thời điểm hợp đồng được giao kết. 3. Trường hợp tài sản bảo đảm được rút bớt theo thỏa thuận thì phần nội dung hợp đồng bảo đảm liên quan đến tài sản được rút bớt không còn hiệu lực; tài sản bảo đảm được bổ sung hoặc thay thế thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo đảm liên quan đến tài sản này thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan. 4. Biện pháp bảo đảm chưa phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba không làm thay đổi hoặc không làm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng bảo đảm.
Như vậy, hợp đồng bảo đảm bằng xe ô tô được công chứng, chứng thực theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì sẽ có hiệu lực từ thời điểm được công chứng, chứng thực.
Trường hợp không công chứng thì có iệu lực từ thời điểm do các bên thỏa thuận. Nếu không có thỏa thuận thì có hiệu lực từ thời điểm hợp đồng được giao kết.
Trân trọng! |
Ly hôn là gì? | Theo khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 định nghĩa về việc ly hôn như sau: Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: … Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. …
Ngoài ra, theo Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc thuận tình ly hôn như sau: Điều 55. Thuận tình ly hôn Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
Đồng thời, tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy định về việc ly hôn theo yêu cầu của một bên, cụ thể: Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên 1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. 2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn. 3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
Từ những quy định trên, có thể thấy ly hôn có 2 trường hợp là thuận tình ly hôn và ly hôn theo yêu cầu của một bên.
Như vậy, ly hôn được hiểu là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Ly hôn có hai trường hợp là thuận tình ly hôn và ly hôn theo yêu cầu của một bên. |
Trong trường hợp một bên vắng mặt thì Tòa án có giải quyết ly hôn không? | Trường hợp 1: Thuận tình ly hôn:
Căn cứ theo Điều 397 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về việc hòa giải và công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn như sau: Điều 397. Hòa giải và công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn 1. Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, trước khi tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ, khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán có thể tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em về hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn và nguyện vọng của vợ, chồng, con có liên quan đến vụ án. 2. Thẩm phán phải tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ; giải thích về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha, mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình, về trách nhiệm cấp dưỡng và các vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình. 3. Trường hợp sau khi hòa giải, vợ, chồng đoàn tụ thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu của họ. ...
Theo đó, để công nhận thuận tình ly hôn thì bắt buộc thẩm phán phải tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ, nếu muốn hòa giải thì phải có sự có mặt của hai bên. Bởi vậy, nếu thuận tình ly hôn thì bắt buộc phải có mặt của cả hai người.
Như vậy, nếu một bên vắng mặt thì Tòa án không giải quyết ly hôn trong trường hợp thuận tình ly hôn.
Trường hợp 2: Ly hôn theo yêu cầu của một bên
Căn cứ Điều 361 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định về phạm vi áp dụng: Điều 361. Phạm vi áp dụng ... Những quy định của Phần này được áp dụng để giải quyết việc dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27, các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29, các khoản 1, 2, 3 và 6 Điều 31, các khoản 1, 2 và 5 Điều 33 của Bộ luật này. Trường hợp Phần này không quy định thì áp dụng những quy định khác của Bộ luật này để giải quyết việc dân sự.
Mặt khác, tại Điều 228 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 cũng quy định về xét xử trong trường hợp đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự vắng mặt tại phiên tòa như sau:
Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án trong các trường hợp sau đây:
- Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người đại diện của họ vắng mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt.
- Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa.
- Các trường hợp quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 , cụ thể:
+ Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt;
Nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:
+ Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;
+ Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;
+ Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định của pháp luật;
+ Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ
Như vậy, từ những quy định trên có thể hiểu, trong trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên nếu một bên vắng mặt mà có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành giải quyết ly hôn. |
Trình tự, thủ tục ly hôn như thế nào? | Theo đó, trình tự, thủ tục ly hôn khi vắng mặt đương sự sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
- Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);
- Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực);
- Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung (nếu có tài sản chung, bản sao có chứng thực).
Bước 2: Nộp hồ sơ
Tòa án nơi có thẩm quyền giải quyết sẽ là nơi bị đơn cư trú, làm việc (theo Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 ).
Do đó, người yêu cầu có thể nộp đơn ly hôn qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Tòa án nơi bị đơn cư trú.
Bước 3: Tòa án xem xét và giải quyết
Sau khi nhận được yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ xem xét đơn và thụ lý vụ án nếu hồ sơ hợp lệ. Ngược lại, Tòa án phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do vì sao từ chối.
Sau khi ra quyết định thụ lý thì Tòa án sẽ tiến hành hòa giải. Nếu bị đơn cố tình vắng mặt khi Tòa án triệu tập hợp lệ thì sẽ bị coi là không hòa giải thành theo quy định tại Điều 207 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 .
Khi đó, Tòa án sẽ ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung.
Bước 4: Ra bản án ly hôn
Nếu xét thấy đủ điều kiện để giải quyết ly hôn thì Tòa án sẽ ra bản án chấm dứt quan hệ hôn nhân của hai vợ chồng.
Trân trọng! |
Lệ phí đăng ký kết hôn 2024 là bao nhiêu? | Tại Điều 11 Luật Hộ tịch 2014 có quy định về lệ phí hộ tịch như sau: Điều 11. Lệ phí hộ tịch 1. Miễn lệ phí đăng ký hộ tịch trong những trường hợp sau: a) Đăng ký hộ tịch cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật; b) Đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn, giám hộ, kết hôn của công dân Việt Nam cư trú ở trong nước. 2. Cá nhân yêu cầu đăng ký sự kiện hộ tịch khác ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch phải nộp lệ phí. Bộ Tài chính quy định chi tiết thẩm quyền thu, mức thu, nộp, chế độ quản lý và sử dụng lệ phí hộ tịch.
Tại Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC có quy định về danh mục các khoản lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh như sau: Điều 3. Danh mục các khoản lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh 1. Lệ phí đăng ký cư trú (đối với hoạt động do cơ quan địa phương thực hiện). 2. Lệ phí cấp chứng minh nhân dân (đối với hoạt động do cơ quan địa phương thực hiện). 3. Lệ phí hộ tịch. 4. Lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam (đối với cấp phép do cơ quan địa phương thực hiện). 5. Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất. 6. Lệ phí cấp giấy phép xây dựng. 7. Lệ phí đăng ký kinh doanh.
Như vậy, lệ phí đăng ký kết hôn 2024 được quy định như sau:
- Trường hợp đăng ký kết hôn của công dân Việt Nam cư trú ở trong nước: Miễn phí
- Trường hợp đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài: Tùy thuộc vào từng tỉnh thành sẽ do Hội đồng nhân dân từng tỉnh quy định.Ví dụ: Tại Nghị quyết 06/2020/NQ-HĐND của UBND Hà Nội có quy định mức lệ phí đăng ký kết hôn tại UBND cấp huyện ở Hà Nội là 1.000.000VNĐ/việc.
Tại Phụ lục 1B ban hành kèm theo Nghị quyết 124/2016/NQ-HĐND của UBND TP HCM có quy định mức lệ phí đăng ký kết hôn tại UBND cấp huyện là 1.000.000VNĐ/việc. |
Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam có cần nộp giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân? | Tại Điều 38 Luật Hộ tịch 2014 có quy định về thủ tục đăng ký kết hôn như sau: Điều 38. Thủ tục đăng ký kết hôn 1. Hai bên nam, nữ nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải nộp thêm giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân, bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu. 2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, công chức làm công tác hộ tịch có trách nhiệm xác minh, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết. 3. Khi đăng ký kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân, công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nam, nữ, nếu các bên tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ. 4. Chính phủ quy định bổ sung giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn, việc phỏng vấn, xác minh mục đích kết hôn khi giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn; thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam để kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên.
Như vậy, thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài ngoài việc phải nộp các giấy tờ theo quy định thì còn phải nộp giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài.
Trường hợp không có thì phải thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó. |
Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài không ghi thời hạn sử dụng thì được xác định có hiệu lực bao nhiêu tháng? | Tại Điều 30 Nghị định 123/2015/NĐ-CP có quy định hồ sơ đăng ký kết hôn như sau: Điều 30. Hồ sơ đăng ký kết hôn 1. Hồ sơ đăng ký kết hôn được lập theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây: a) Hai bên nam, nữ có thể khai chung vào một Tờ khai đăng ký kết hôn; b) Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài là giấy do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp còn giá trị sử dụng xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng; trường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó. Nếu giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài không ghi thời hạn sử dụng thì giấy tờ này và giấy xác nhận của tổ chức y tế theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch chỉ có giá trị 6 tháng, kể từ ngày cấp. 2. Trường hợp người nước ngoài không có hộ chiếu để xuất trình theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này thì có thể xuất trình giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú. 3. Ngoài giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu bên kết hôn là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì còn phải nộp bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 của Nghị định này; nếu là công chức, viên chức hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang thì phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó.
Như vậy, giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài không ghi thời hạn sử dụng thì được xác định có hiệu lực trong vòng 6 tháng kể từ ngày cấp.
Trân trọng! |
Kiểu dáng công nghiệp là gì? | Tại khoản 13 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 , được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có quy định về kiểu dáng công nghiệp như sau: Điều 4. Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: ... 13. Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoặc bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp, được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này và nhìn thấy được trong quá trình khai thác công dụng của sản phẩm hoặc sản phẩm phức hợp. ... Tại Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 , được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 có quy định về đối tượng quyền sở hữu trí tuệ như sau: Điều 3. Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ 1. Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá. 2. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý. 3. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch. Như vậy, kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoặc bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp, được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này và nhìn thấy được trong quá trình khai thác công dụng của sản phẩm hoặc sản phẩm phức hợp.Kiểu dáng công nghiệp là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp. |
Quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp được xác lập khi nào? | Tại điểm a khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 có quy định như sau: Điều 6. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ 1. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. 2. Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả. 3. Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập như sau: a) Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký. Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; ... Như vậy, quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp chỉ được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005 hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. |
Không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp gồm những đối tượng nào? | |
Như thế nào là tính mới của kiểu dáng công nghiệp? | Tại Điều 65 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quy định về tính mới của kiểu dáng công nghiệp như sau:- Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên.Cụ thể:- Hai kiểu dáng công nghiệp không được coi là khác biệt đáng kể với nhau nếu chỉ khác biệt về những đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết, ghi nhớ và không thể dùng để phân biệt tổng thể hai kiểu dáng công nghiệp đó.- Kiểu dáng công nghiệp được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về kiểu dáng công nghiệp đó.- Kiểu dáng công nghiệp không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:+ Kiểu dáng công nghiệp bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 ;+ Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 công bố dưới dạng báo cáo khoa học;+ Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.Trân trọng! |
Mẫu Hợp đồng góp vốn mua đất chuẩn pháp lý mới nhất 2024? | Hợp đồng góp vốn mua bán đất cũng được hiểu là sự thỏa thuận của các bên về việc góp tiền, hoặc các tài sản khác để đầu tư, mua một diện tích đất nào đó. Hợp đồng sau khi được ký kết và có hiệu lực sẽ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên, khi đó các bên phải thực hiện theo đúng những gì đã thỏa thuận.
Hiện pháp luật không quy định thống nhất mẫu Hợp đồng góp vốn mua đất, do đó các bên có thể tự thỏa thuận các điều khoản để lập hợp đồng. Trong đó, cần đảm bảo có các nội dung sau:
- Thông tin chi tiết của các bên gồm: Họ tên, địa chỉ, số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân,...
- Tài sản góp vốn;
- Phương thức, thời hạn thanh toán;
- Mục đích góp vốn mua đất;
- Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp dồng;
- Phương thức giải quyết trong trường hợp xảy ra tranh chấp;
- Phân chịu lợi nhuận và rủi ro trong hợp đồng góp vốn mua đất
Có thể tham khảo Mẫu Hợp đồng góp vốn mua đất chuẩn pháp lý mới nhất 2024 như sau:
Tải Mẫu Hợp đồng góp vốn mua đất chuẩn pháp lý mới nhất 2024
Tại đây |
Năm 2024, việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất chấm dứt trong các trường hợp nào? | Căn cứ khoản 3 Điều 80 Nghị định 43/2014/NĐ-CP , các trường hợp sau đây sẽ chấm dứt việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất , cụ thể: Điều 80. Trình tự, thủ tục xóa đăng ký cho thuê, cho thuê lại, góp vốn quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất ... 3. Việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất chấm dứt trong các trường hợp sau đây: a) Hết thời hạn góp vốn bằng quyền sử dụng đất; b) Một bên hoặc các bên đề nghị theo thỏa thuận trong hợp đồng góp vốn; c) Bị thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai; d) Bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc doanh nghiệp liên doanh bị tuyên bố phá sản, giải thể; đ) Cá nhân tham gia hợp đồng góp vốn chết; bị tuyên bố là đã chết; bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; bị cấm hoạt động trong lĩnh vực hợp tác kinh doanh mà hợp đồng góp vốn phải do cá nhân đó thực hiện; e) Pháp nhân tham gia hợp đồng góp vốn bị chấm dứt hoạt động mà hợp đồng góp vốn phải do pháp nhân đó thực hiện. ... Như vậy, năm 2024, việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất chấm dứt trong các trường hợp như sau:
- Hết thời hạn góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
- Một bên hoặc các bên đề nghị theo thỏa thuận trong hợp đồng góp vốn;
- Bị thu hồi đất;
- Bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc doanh nghiệp liên doanh bị tuyên bố phá sản, giải thể;
- Cá nhân tham gia hợp đồng góp vốn chết; bị tuyên bố là đã chết; bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; bị cấm hoạt động trong lĩnh vực hợp tác kinh doanh mà hợp đồng góp vốn phải do cá nhân đó thực hiện;
- Pháp nhân tham gia hợp đồng góp vốn bị chấm dứt hoạt động mà hợp đồng góp vốn phải do pháp nhân đó thực hiện. |
Việc xử lý quyền sử dụng đất khi chấm dứt việc góp vốn được quy định như thế nào? | Căn cứ khoản 4 Điều 80 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 52 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP việc xử lý quyền sử dụng đất khi chấm dứt việc góp vốn được quy định như sau:
- Trường hợp hết thời hạn góp vốn hoặc do thỏa thuận của các bên về chấm dứt việc góp vốn thì bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất được tiếp tục sử dụng đất đó trong thời hạn còn lại.
Trường hợp người sử dụng đất góp vốn bằng quyền sử dụng đất và sau đó nhà đầu tư làm thủ tục đăng ký hoặc xin phép chuyển mục đích sử dụng đất thì khi hết thời hạn góp vốn, quyền và nghĩa vụ có liên quan giữa bên góp vốn và bên nhận góp vốn thực hiện theo thỏa thuận của các bên theo quy định của pháp luật; trường hợp thời hạn sử dụng đất đã hết và bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất không còn nhu cầu tiếp tục sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất.
- Trường hợp chấm dứt việc góp vốn theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền do vi phạm pháp luật về đất đai thì Nhà nước thu hồi đất đó;
- Trường hợp bên nhận góp vốn hoặc bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tổ chức bị phá sản thì quyền sử dụng đất đã góp vốn được xử lý theo quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án nhân dân.
Người nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quyết định của Tòa án nhân dân thì được tiếp tục sử dụng đất đúng mục đích đã được xác định trong thời hạn sử dụng đất còn lại và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Trường hợp không có người nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thì Nhà nước thu hồi đất và tài sản đó;
- Trường hợp cá nhân tham gia hợp đồng góp vốn chết thì quyền sử dụng đất đã góp vốn được để thừa kế theo quy định của pháp luật về dân sự;
- Trường hợp cá nhân tham gia hợp đồng góp vốn bị tuyên bố là đã chết, đã chết hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự;
- Trường hợp doanh nghiệp liên doanh giải thể hoặc bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tổ chức giải thể thì quyền sử dụng đất đã góp vốn được xử lý theo thỏa thuận giữa các bên phù hợp với quy định pháp luật.
Trân trọng! |
Cầm cố Căn cước công dân để vay tiền mặt nhanh có vi phạm pháp luật không? | Theo Điều 7 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau: Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm ... 7. Làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung thẻ Căn cước công dân; chiếm đoạt, sử dụng trái phép thẻ Căn cước công dân của người khác; thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, cầm cố, nhận cầm cố, hủy hoại thẻ Căn cước công dân; sử dụng thẻ Căn cước công dân giả. ....
Theo đó, hành vi cầm cố Căn cước công dân để vay tiền mặt nhanh là vi phạm pháp luật. |
Cầm cố Căn cước công dân để vay tiền mặt nhanh bị xử phạt hành chính như thế nào? | Theo điểm c khoản 4 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau: Điều 10. Vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân ... 4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: ... c) Thế chấp, cầm cố, nhận cầm cố Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân; ... 5. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm b và c khoản 2, điểm a khoản 3 và các điểm a, b, c và d khoản 4 Điều này. 6. Biện pháp khắc phục hậu quả: ... b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 4 Điều này.
Theo đó, người cầm cố Căn cước công dân để vay tiền mặt nhanh với mức phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Đây là mức xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP ).
Ngoài ra, còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. |
Thẻ Căn cước công dân bị tạm giữ trong trường hợp nào? | Căn cứ quy định khoản 2 Điều 28 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về thu hồi, tạm giữ thẻ Căn cước công dân như sau: Điều 28. Thu hồi, tạm giữ thẻ Căn cước công dân 1. Thẻ Căn cước công dân bị thu hồi trong trường hợp công dân bị tước quốc tịch, thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam. 2. Thẻ Căn cước công dân bị tạm giữ trong trường hợp sau đây: a) Người đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; b) Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù. 3. Trong thời gian bị tạm giữ thẻ Căn cước công dân, công dân được cơ quan tạm giữ thẻ Căn cước công dân cho phép sử dụng thẻ Căn cước công dân của mình để thực hiện giao dịch theo quy định của pháp luật. Công dân được trả lại thẻ Căn cước công dân khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam, chấp hành xong án phạt tù, chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc. 4. Thẩm quyền thu hồi, tạm giữ thẻ Căn cước công dân: a) Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền thu hồi thẻ Căn cước công dân trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này; b) Cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có thẩm quyền tạm giữ thẻ Căn cước công dân trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, theo quy định thì thẻ Căn cước công dân bị tạm giữ trong trường hợp sau đây:
- Người đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù.
Trân trọng! |
Ai có nghĩa vụ cập nhật thông tin lý lịch tư pháp bổ sung vào Lý lịch tư pháp điện tử? | Căn cứ tại Điều 16 Thông tư 06/2013/TT-BTP quy định về cập nhật thông tin lý lịch tư pháp bổ sung vào Lý lịch tư pháp điện tử cụ thể như sau: Điều 16. Cập nhật thông tin lý lịch tư pháp bổ sung vào Lý lịch tư pháp điện tử 1. Người làm công tác lý lịch tư pháp thực hiện cập nhật thông tin lý lịch tư pháp bổ sung vào Lý lịch tư pháp điện tử đã được tạo lập trong cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp. 2. Việc cập nhật thông tin lý lịch tư pháp bổ sung vào Lý lịch tư pháp điện tử được thực hiện theo quy định tại Điều 13 Thông tư này. 3. Thông tin lý lịch tư pháp bổ sung được cập nhật vào Lý lịch tư pháp điện tử phải bảo đảm các tiêu chuẩn của dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Thông tư này. ... Như vậy, người làm công tác lý lịch tư pháp có trách nhiệm thực hiện cập nhật thông tin lý lịch tư pháp bổ sung vào Lý lịch tư pháp điện tử đã được tạo lập trong cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp. |
Dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử bảo đảm các tiêu chuẩn thế nào? | Căn cứ theo Điều 15 Thông tư 06/2013/TT-BTP có quy định như sau: Điều 15. Tạo lập dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử .... 3. Dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử bảo đảm các tiêu chuẩn sau đây: a) Nội dung, cấu trúc và kiểu thông tin của dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử phải phù hợp với nội dung các biểu mẫu theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp, Thông tư số 13/2011/TT-BTP , Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP và các văn bản khác quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Lý lịch tư pháp; b) Dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử phải thống nhất, phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về công nghệ thông tin; c) Dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử phải bảo đảm được truy cập và kết xuất để thuận tiện trong việc liên kết, tích hợp, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp với các cơ sở dữ liệu khác có liên quan. 4. Dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử được tạo lập tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp bằng phần mềm chuyên dụng và được tập hợp, sắp xếp theo nguyên tắc cá thể hóa người có Lý lịch tư pháp.
Theo đó thì dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử bảo đảm các tiêu chuẩn sau đây:
- Nội dung, cấu trúc và kiểu thông tin của dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử phải phù hợp với nội dung các biểu mẫu theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp 2009 , Thông tư 13/2011/TT-BTP , Thông tư liên tịch 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP và các văn bản khác quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Lý lịch tư pháp;
- Dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử phải thống nhất, phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về công nghệ thông tin;
- Dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử phải bảo đảm được truy cập và kết xuất để thuận tiện trong việc liên kết, tích hợp, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp với các cơ sở dữ liệu khác có liên quan. |
Năm 2024, cá nhân cần làm phiếu lý lịch tư pháp ở đâu? | Để biết cá nhân cần làm phiếu lý lịch tư pháp ở đâu căn cứ tại Điều 44 Luật Lý lịch tư pháp 2009 có quy định cụ thể: Điều 44. Thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp 1. Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây: a) Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú; b) Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam. 2. Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây: a) Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước; b) Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài; c) Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam. 3. Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Giám đốc Sở Tư pháp hoặc người được ủy quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp và chịu trách nhiệm về nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp. Trong trường hợp cần thiết, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có trách nhiệm xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích khi cấp Phiếu lý lịch tư pháp. 4. Việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp phải được ghi vào sổ cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
Như vậy, các cơ quan sau sẽ có thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp cho cá nhân tùy theo đối tượng yêu cầu là:
[1] Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia đối với các đối tượng sau:
- Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;
- Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.
[2] Sở Tư pháp đối với các đối tượng sau:
- Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;
- Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;
- Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.
Trân trọng! |
Người nước ngoài có bất động sản tại Việt Nam mất thì chia thừa kế theo pháp luật nước nào? | Tại Điều 680 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về chia thừa kế như sau: Điều 680. Thừa kế 1. Thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết. 2. Việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
Như vậy, người nước ngoài có bất động sản tại Việt Nam mất thì chia thừa kế theo pháp luật nước nơi có bất động sản đó nghĩa là sẽ chia thừa kế theo pháp luật Việt Nam. |
Không có tên trong di chúc vẫn được hưởng thừa kế bao nhiêu suất? | Tại Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc như sau: Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc 1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó: a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; b) Con thành niên mà không có khả năng lao động. 2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.
Như vậy, nếu con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên mà không có khả năng lao động không có tên trong di chúc thì vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật. |
Hiện nay có mấy hàng thừa kế theo pháp luật? | Tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định hiện nay 03 hàng thừa kế theo pháp luật là:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. |
Thời điểm có hiệu lực của di chúc là khi nào? | Tại Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định hiệu lực của di chúc như sau: Điều 643. Hiệu lực của di chúc 1. Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế. 2. Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây: a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; b) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực. 3. Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực. 4. Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực. 5. Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.
Như vậy, thời điểm có hiệu lực của di chúc là thời điểm mở thừa kế.
Trân trọng! |
Đơn ly hôn có nộp hộ được không? | Tại Điều 397 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định về hòa giải và công nhận thuận tình ly hôn , thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn như sau: Hòa giải và công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn 1. Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, trước khi tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ, khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán có thể tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em về hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn và nguyện vọng của vợ, chồng, con có liên quan đến vụ án. 2. Thẩm phán phải tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ; giải thích về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha, mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình, về trách nhiệm cấp dưỡng và các vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình. 3. Trường hợp sau khi hòa giải, vợ, chồng đoàn tụ thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu của họ. ....
Tại khoản 4 Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định về người đại diện như sau: Người đại diện ... 4. Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự. Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình thì họ là người đại diện.
Như vậy, hiện hành pháp luật không có quy định về việc không được nhờ người khác nộp hộ đơn ly hôn. Do đó đơn ly hôn vẫn có thể nộp hộ. Tuy nhiên đối với việc làm thủ tục ly hôn dù thuận tình ly hôn hay đơn phương ly hôn thì đều phải làm thủ tục hòa giải tại Tòa án và không được ủy quyền cho người khác thay mặt tham gia tố tụng. |
Ai phải chịu tiền án phí khi đơn phương ly hôn? | Tại khoản 4 Điều 147 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định về nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm như sau: Nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm 1. Đương sự phải chịu án phí sơ thẩm nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí sơ thẩm. 2. Trường hợp các đương sự không tự xác định được phần tài sản của mình trong khối tài sản chung và có yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản chung đó thì mỗi đương sự phải chịu án phí sơ thẩm tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được hưởng. 3. Trước khi mở phiên tòa, Tòa án tiến hành hòa giải; nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì họ chỉ phải chịu 50% mức án phí sơ thẩm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. 4. Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải chịu án phí sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm. 5. Trong vụ án có đương sự được miễn án phí sơ thẩm thì đương sự khác vẫn phải nộp án phí sơ thẩm mà mình phải chịu theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này. 6. Trường hợp vụ án bị tạm đình chỉ giải quyết thì nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm được quyết định khi vụ án được tiếp tục giải quyết theo quy định tại Điều này.
Như vậy, nguyên đơn sẽ là người chịu án phí sơ thẩm khi đơn phương lý hôn. |